Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Thời gian qua, dư luận trên các trang mạng xã hội có nhiều ý kiến phản ứng việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết. Tôi cho rằng sự bức xúc đó là sự chính đáng và dễ hiểu, vì sự cố này liên quan đến sự an lành của đất nước, liên quan đến đời sống người dân, đặc biệt là đời sống của hàng vạn ngư dân ven biển tại 4 tỉnh miền Trung.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn vẫn nói: 
"Có thế lực chống phá lợi dụng tình trạng cá chết để công kích.."

VTC

Thứ năm, 30/06/2016, 22:06 PM

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã lý giải vì sao đến thời điểm này mới công bố nguyên nhân cá chết. 

Tại cuộc họp báo Chính phủ chuyên đề diễn ra chiều 30/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã lý giải vì sao đến thời điểm này mới công bố nguyên nhân cá chết và khẳng định không có chuyện ngăn cản báo chí đưa tin về sự việc này. 
Việc chính thức công bố nguyên nhân, chủ thể cũng như các biện pháp xử lý xung quanh việc cá chết chứng tỏ Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương công khai minh bạch diễn biến và các biện pháp xử lý sự cố môi trường nghiêm trọng này. 
 
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Tôi xin nhắc lại, ngay từ đầu, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tích cực, quyết liệt chỉ đạo. Thủ tướng, các Phó thủ tướng đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và tổ chức hàng chục cuộc họp về vấn đề này, yêu cầu điều tra nhanh chóng, xác định nguyên nhân và thủ phạm gây ra nguyên nhân, đánh giá thiệt hại kinh tế, xã hội, môi trường, kịp thời có biện pháp hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật các tổ chức cá nhân sai phạm, bất kể họ là ai.

Tại sao tìm ra nguyên nhân nhưng chậm công bố. Chúng ta biết, công bố nguyên nhân là để giải quyết kịp thời hậu quả, công bố thủ phạm là để xử lý sai phạm, điều tra nguyên nhân và điều tra thủ phạm là hai quá trình điều tra khác nhau và công bố vào các thời điểm khác nhau.

Điều tra nguyên nhân được tiến hành bởi các nhà khoa học, đối tượng là các dữ kiện. Điều tra tìm thủ phạm được tiến hành bởi các cơ quan điều tra phối hợp với các nhà khoa học, đối tượng là con người nên phức tạp hơn nhiều. Như tôi đã nói tại cuộc họp báo lần trước, việc công bố ai là kẻ gây ra sự cố nghiêm trọng này cần có quá trình điều tra để xác định chứng cứ, quá trình điều tra có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các nhà khoa học và các địa phương.

Tôi xin nhấn mạnh, kết quả điều tra là khách quan, chỉ dựa trên chứng cứ, hoàn toàn loại trừ mọi sự can thiệp làm chậm quá trình điều tra và làm sai lệch kết quả từ bất cứ khâu nào của quá trình điều tra. Các cơ quan tham gia điều tra đã nỗ lực rất lớn, làm hết năng lực và trách nhiệm của mình. 


Thời gian qua, dư luận trên các trang mạng xã hội có nhiều ý kiến phản ứng việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết. Tôi cho rằng sự bức xúc đó là sự chính đáng và dễ hiểu, vì sự cố này liên quan đến sự an lành của đất nước, liên quan đến đời sống người dân, đặc biệt là đời sống của hàng vạn ngư dân ven biển tại 4 tỉnh miền Trung.

Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá, sự suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi cho quá trình điều tra. Tôi cần nói thẳng rằng, có thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, thậm chí kích động gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân.

Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc chính đáng của đông đảo người dân nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá Đảng, Nhà nước.

Đến giờ này, có thể khẳng định việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra sự cố môi trường này là kịp thời.

Thực tế chúng ta thấy, sau khi sự cố môi trường xảy ra, báo chí trong và ngoài nước đã đưa rất nhiều, báo chí Việt Nam đã thông tin nhiều chiều về tình trạng cá chết với tần suất dày đặc.

Đảng và Nhà nước không hề có chủ trương che giấu thông tin, không chỉ người dân cần biết sự thật mà Đảng và Nhà nước cũng cần biết sự thật, nên yêu cầu tất cả các bộ ngành, địa phương phải vào cuộc.

Tuy nhiên, sau một thời gian, đối với báo chí trong nước, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi có đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng Luật Báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin suy diễn, quy chụp để chờ kết luận điều tra. Việc này là cần thiết để tránh những thông tin suy diễn làm trở ngại quá trình điều tra, tác động đến quá trình điều tra. Trong một sự cố nghiêm trọng và phức tạp như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm, sự điều tra của báo chí không thể thay thế được điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học.

Nhìn chung, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã thông tin kịp thời về sự cố này, đã có sự hậu thuẫn đáng ghi nhận của các cơ quan điều tra nhanh chóng xác định nguyên nhân và thủ phạm gây ra sự cố môi trường này.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, nếu chúng ta cung cấp hết thông tin cho báo chí, thì chúng tôi không còn gì là bảo bối để đấu tranh, tìm ra nguyên nhân nữa. 
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin nóng:

Hàng chục khẩu súng và lựu đạn giấu trên xe khách

15 súng AK, 2 khẩu B40, 20 quả lựu đạn... đóng gói cẩn thận được nhà chức trách tìm thấy trong cốp của xe khách chạy tuyến Bắc - Nam.

Khoảng 3h ngày 30/6, tổ cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Quảng Nam) chốt chặn tại quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Tam Kỳ phát hiện xe khách có dấu hiệu nghi vấn nên dừng kiểm tra.
Trên chiếc xe giường nằm chạy tuyến Bắc – Nam, ở khu vực cốp, cảnh sát phát hiện 3 bao tải và 5 thùng gỗ được đóng gói cẩn thận, bên trong chứa vũ khí quân dụng. Lô hàng gồm: 15 khẩu AK được tháo kim hỏa, 2 khẩu B40, 2 khẩu B41 và 20 quả lựu đạn.
Tài xế Nghĩa khai nhận hàng từ Hà Nội, không có giấy tờ. Tang vật cùng tài xế xe khách sau đó bị cảnh sát giao thông tạm giữ, bàn giao Phòng An ninh điều tra (PA92, Công an tỉnh Quảng Nam).
“Số vũ khí trên bị coi là được vận chuyển trái phép vì không có giấy tờ hợp lệ, không lệnh vận chuyển, phiếu xuất kho, không có người áp tải…”, đại tá Dương Tấn Bộ (Trưởng phòng PA92) nói và cho hay xét thấy vấn đề liên quan quân đội nên đơn vị đã bàn giao Cơ quan điều tra Quân khu V thụ lý.
Theo quy định, tất cả số vũ khí này khi vận chuyển phải có lệnh, có người áp ải, vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Xe khách không có chức năng vận chuyển hàng hóa đặc thù này.
Tiến Hùng
VnExpress logo

Oánh miếng dưới, cao thủ nhề!

Putin đang nắm 'vận mệnh chính trị' của Hillary?

Các cơ quan tình báo Mỹ được cho là đang theo dõi sát sao các trang blog Nga để xem tin tặc Moscow có "chôm" được một loạt email quan trọng của Hillary Clinton từ máy chủ cá nhân của bà và đưa lên mạng hay không.

Theo báo Washington Post, một quan chức tình báo Mỹ tiết lộ phía Mỹ đang theo dõi sát sao tình hình. Trong khi đó, một thành viên Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Nga là một trong ít nhất 3 nước có thể đã có trong tay nội dung đầy đủ chứa trong máy chủ mà cựu Ngoại trưởng Mỹ sử dụng, thông qua các hoạt động tin tặc. Hai nước còn lại là Trung Quốc và Israel.
Hillary, Putin, email, hacker, tin tặc, tình báo, thông tin mật, bê bối, Mỹ, Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AP)
Tình báo Nga bị nghi đã thâm nhập vào hệ thống chứa các thông tin chính trị nhạy cảm của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Tuần trước, có tin xuất hiện cho rằng mạng lưới máy tính của Quỹ Bill, Hillary và Chelsea Clinton cũng bị chọc thủng, và thủ phạm là các hacker Nga.
Tình báo Nga được đánh giá là một trong những sức mạnh có năng lực nhất trên thế giới về do thám mạng và chiến tranh mạng. Các hoạt động thu thập thông tin tình báo của họ tại Mỹ hiện nay được đánh giá ở cấp độ ngang ngửa với thời Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - một cựu sĩ quan tình báo KGB - sẽ là người có quyền ra lệnh công bố email của bà Clinton nếu Moscow có trong tay hàng nghìn bức email cá nhân của bà.
Động cơ có thể khiến người Nga công khai toàn bộ số email này là muốn hạ uy tín của Bộ Tư pháp Mỹ trong cuộc điều tra của FBI về bê bối thư điện tử của bà Hillary.
Cuộc điều tra này, theo các nguồn FBI, đã được mở rộng để xem liệu máy chủ có được sử dụng sai để thúc đẩy tài sản của Quỹ Clinton hay không. Một số ý kiến than phiền nhiều bộ phận của Bộ Tư pháp Mỹ đã bị chính trị hóa để ủng hộ nghị trình tự do của chính quyền Obama.
Theo Washington Post, Tổng thống Nga có thể đang tính toán xem liệu việc tung ra các thông tin mật trong email có thể được sử dụng để chống lại bà Clinton, nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Một lựa chọn khác, ông Putin có thể dùng lợi thế này để "mặc cả" nếu bà Clinton giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Thanh Hảo
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tỉ phú Trump “tuyên chiến” với Trung Quốc


Tỉ phú Donald Trump hôm 28-6 tuyên bố sẽ xé bỏ các thỏa thuận thương mại quốc tế và bắt đầu một cuộc tấn công không ngừng chống lại các thủ đoạn kinh tế của nền kinh tế số 2 thế giới.

Tuyên bố trên được cho là động thái định hình chiến dịch cạnh tranh với bà Hillary Clinton của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Phát biểu tại Tây Pennsylvania, vị đại gia bất động sản đang tìm đường “sang trang” chiến dịch tranh cử sau nhiều tuần rối loạn, bằng cách quay lại với con át chủ bài về đối phó kinh tế với Trung Quốc vốn giúp ông ghi điểm từ đầu chiến dịch tranh cử.
Ông Trump đe dọa sẽ rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và cam kết sẽ liệt Trung Quốc vào dạng thao túng tiền tệ, đồng thời áp đặt thuế quan phủ đầu đối với hàng hóa của nước này.
Bên cạnh đó, vị ứng viên nắm chắc suất đại diện cho đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng cũng kịch liệt công kích việc bà Clinton từng ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – hiệp định thương mại tự do do chính quyền của Tổng thống Barack Obama đàm phán. Ông Trump đã lớn tiếng thách thức nữ cựu ngoại trưởng cam kết làm mất hiệu lực toàn bộ hiệp định này. Viện dẫn việc bà Clinton cũng từng ủng hộ những hiệp định thương mại tự do như NAFTA trong quá khứ, ông Trump nhấn nhá: “Bà ấy sẽ lại phản bội quý vị”.
Trong khi đó, tại cuộc vận động tranh cử tiếp đó ở phía đông bang Ohio, tỉ phú Trump tiếp tục công kích TPP với những lời lẽ gay gắt hơn, ông nói rằng TPP là “một vụ cưỡng hiếp đối với nước Mỹ”.
Theo New York Times, nếu trở thành tổng thống, ông Trump sẽ nắm trong tay những quyền lực đáng kể để hiện thực hóa kết hoạch tăng rào cản thương mại của mình. Bài phát biểu nói trên của vị tỉ phú một lần nữa khẳng định ông cực kỳ quyết liệt với kế hoạch đó khi ông khẳng định sẽ rút nước Mỹ khỏi NAFTA nếu Mexico và Canada không đồng ý đàm phán lại.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ có vị tổng thống nào có quyền đảo ngược toàn cầu hóa . Theo luật hiện hành, nếu là tổng thống, ông Trump chỉ có thể áp đặt thuế quan đối với những mặt hàng nhập khẩu cụ thể. Tác động rõ ràng nhất của việc này là chuyển sản xuất tới những quốc gia chi phí thấp khác.
Theo Đỗ Quyên
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không riêng phái "diều hâu" đâu, cả phái "quạ khoang"; phái "tuyệt cú mèo"// vưn vưn nữa đấy các pác ạ!

Cuộc chiến Biển Đông: Phái diều hâu Trung Quốc đòi chiếm thêm đảo, nuốt hết biển

VietTimes -- Giới này cho rằng Trung Quốc không chỉ nên hiện diện trên cả 7 hòn đảo nhân tạo Trung Quốc mới bồi  lấp phi pháp (như đá Chữ Thập, đá Subi, đá Vành Khăn…) như một sự đã rồi với thế giới bên ngoài, mà còn nên mở rộng phạm vi lãnh thổ và hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Đặng Thị Phương Thảo - /
Hải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trận gây căng thẳng khu vựcHải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trận gây căng thẳng khu vực
Khi phán quyết từ tòa án quốc tế đặc biệt về vụ khiếu nại về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông dần trở nên rõ ràng hơn thì những căng thẳng trong khu vực cũng được đẩy lên cao trào. Một vấn đề quan trọng là không quốc gia nào liên quan đến những căng thẳng này có một cái nhìn rõ nét về ý đồ của Trung Quốc trên Biển Đông (kể cả Trung Quốc).
Theo Foreign Policy, đó là bởi có ba luồng ý kiến khác nhau đang tranh đấu để chiếm ưu thế trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc. Xem xét cuộc tranh đấu trong nội bộ Trung Quốc sẽ giúp giải thích cho sự thiếu hụt biện pháp truyền thông hiệu quả và sự mất lòng tin chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong cuộc chiến tranh giành chủ quyền lãnh thổ.
Các lãnh đạo Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập Cận Bình đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị, các quan chức quân sự như Đô đốc Tôn Kiến Quốc - phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đều lặp lại những câu nói quen thuộc đại loại như “các hòn đảo trên Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc”, nào là “hành động của Trung Quốc hoàn toàn hợp pháp nhằm bảo vệ chủ quyền của mình”.
Foreign Policy nhìn nhận, Trung Quốc cũng luôn rêu rao sẽ không theo đuổi chính sách bành trướng dựa trên những tuyên bố lãnh thổ và những căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo mới xây dựng phi pháp, biện bạch rằng chúng chỉ nhằm phục vụ cho mục đích phòng thủ. Tuy nhiên một số nước ASEAN cho rằng lời giải thích này của Bắc Kinh không thỏa đáng, họ luôn cảm thấy bị đe dọa bởi việc xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc, do đó họ muốn Mỹ kiềm chế  tham vọng của Trung Quốc. Một vài quan chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang quân sự hóa khu vực này, thậm chí muốn làm“bá chủ khu vực”.
Nhưng trên thực tế, chính Trung Quốc cũng chưa chắc đã biết rõ họ muốn đạt được những gì ở Biển Đông. Nói chung, có ba trường phái tư tưởng giữa các nhà phân tích Trung Quốc về các chính sách tối ưu đối với khu vực này, tạm gọi ba luồng tư tưởng đó là thực tế, cứng rắn và ôn hòa. Các ẩn phẩm học thuật, các bài viết trên các phương tiện thông tin và các ý kiến trên mạng của Trung Quốc đều cung cấp cái nhìn thoáng qua về ba quan điểm khác biệt này. Từ năm ngoái, tác giả bài viết trên  Foreign Policy đã nói chuyện với rất nhiều học giả Trung Quốc, các quan chức chính phủ và những người dân thường. Ba trường phái kể trên đại diện cho rất nhiều các quan điểm của người dân Trung Quốc, cho dù họ không chắc đã hiểu đầy đủ về tất cả các luồng ý kiến.
Do sự căng thẳng đang được đẩy lên cao trào, các nhà phân tích Trung Quốc đang phải chịu áp lực về việc phản ánh các quan điểm mơ hồ của chính phủ và những lời chỉ trích nặng nề hiếm khi được công bố. Điều này giải thích tại sao thế giới thường không biết đến những cuộc tranh luận trong nội bộ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, những cuộc chiến nội bộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nhận định các hướng đi của chính sách Trung Quốc trong tương lai.

Trung Quốc ngang nhiên cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập, thách thức dư luận quốc tế, gây căng thẳng khu vực
Giới theo quan điểm thực tế Trung Quốc tin rằng các nguyên tắc cơ bản của chính sách Biển Đông của Trung Quốc hiện tại hoàn toàn đúng đắn và không cần chỉnh sửa gì thêm. Họ nhận thức được cái giá phải trả về mặt ngoại giao và danh tiếng nhưng có xu hướng coi nhẹ chúng vì họ coi trọng vật chất và sức mạnh quốc gia hơn là hình ảnh bên ngoài. Niềm tin của họ dựa trên sự hiểu biết sống sượng về chính trị quốc tế: đề cao sức mạnh vật chất – chứ không phải những nhân tố phù du như tiếng tăm, hình ảnh hay luật pháp quốc tế - mới là nhân tố quyết định trong chính trị quốc tế.
Do đó họ cho rằng thời thế đang ủng hộ Trung Quốc, miễn là Trung Quốc có thể quản lý sự trỗi dậy của minh. Trường phái quan điểm chính trị hiện thực này đang thống trị trong việc ra các quyết sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Giới chính trị thực tế cho rằng họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất ở khu vực Biển Đông.
Nhưng họ cũng không chắc chắn về việc họ sẽ làm gì với những đảo nhân tạo mới được xây dựng phi pháp. Trung Quốc có nên thúc đẩy một giai đoạn quân sự hóa mới, thông qua việc triển khai các hệ thống vũ khí tấn công hay các thiết bị phòng thủ hiện nay đã thực sự đủ để thay đổi nguyên trạng Giới thực tế muốn thể hiện sức mạnh trên Biển Đông, cho dù không chắc liệu bao nhiêu sức mạnh mới là đủ.
Trung Quốc đã triển khai tên lửa phòng không HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Việc Trung Quốc triển khai tên lửa và chiến đấu cơ ra các đảo ở Biển Đông khiến tình hình khu vực nóng lên
Tàu đệm khí của hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trân ở Biển Đông
Trường phái thứ hai – những người có quan điểm cứng rắn lại đưa ra những câu trả lời đầy tính cảnh báo cho những câu hỏi mà giới thực dụng chưa trả lời được. Họ cho rằng Trung Quốc không chỉ nên hiện diện trên cả 7 hòn đảo nhân tạo Trung Quốc mới bồi  lấp phi pháp (như đá Chữ Thập, đá Subi, đá Vành Khăn…) như một sự đã rồi với thế giới bên ngoài, mà còn nên mở rộng phạm vi lãnh thổ và hoạt động quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Sự bành trướng này có thể bao gồm việc xây dựng các hòn đảo thành các căn cứ quân sự nhỏ, chiếm một số (nếu không phải là tất cả) những hòn đảo đang thuộc quyền kiểm soát của nước khác, hoặc biến bản đồ  (được chính quyền Tưởng Giới Thạch tự vẽ ra, công bố năm 1947 và hiện nay đang được sử dụng như là cơ sở pháp lí cho những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông) trở thành đường ranh giới lãnh thổ, và như vậy yêu sách chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
(còn nữa)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguy cơ mất tự do bay trên Biển Đông đã hiện hữu!

Tướng Lê Mã Lương: Nguy cơ mất tự do bay trên Biển Đông đã hiện hữu!

Vị tướng từng kinh qua trận mạc và có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử khoa học quân sự đã thẳng thắn như vậy khi trả lời phóng viên Báo điện tử PetroTimes về hàng loạt động thái gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua.

Tình hình Biển Đông thời gian qua đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Điều này một lần nữa làm dấy lên quan ngại của nhiều nước trước những bước đi đầy phiêu lưu của Trung Quốc để hiện thực hóa tham vọng lưỡi bò phi pháp này.
Trong đó, hành vi bồi lấp các đảo nhân tạo, quân sự hóa với việc đưa máy bay chiến đấu J – 11, hệ thống tên lửa HQ – 9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khiến cho những cam kết trước đó của Trung Quốc với các bên liên quan đang dần bị “cuốn theo chiều gió”.
Để hiểu rõ hơn bản chất của tình hình hiện nay, PV Báo điện tử PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
tuong le ma luong nguy co mat tu do bay tren bien dong da hien huu
Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương – Nguyên Giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. (Ảnh Thảo Phượng).
PetroTimes: Thưa Thiếu tướng, ông có bình luận gì về chuyến thị sát của tướng Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy TƯ Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hôm 15/4 vừa qua?
Tướng Lê Mã Lương: Phải thấy rằng, bản chất bành trướng của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông là xuyên suốt nhiều năm nay rồi. Mỗi bước đi của nước này càng thể hiện tính hiếu chiến, hung hăng và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn cả kinh tế, ngoại giao và quân sự để áp đặt các yêu sách chủ quyền phi lý của họ trước các nước láng giềng có cùng yêu sách.
Sự việc tướng Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy TƯ đã có chuyến đi trái phép ra Trường Sa trùng với thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter có chuyến công du Châu Á và đến thăm Philippines giám sát cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines, thăm cụm tác chiến tàu sân bay John C. Stennis đang đồn trú trên Biển Đông.
Đây được hiểu là hành động dằn mặt mà Bắc Kinh muốn gửi đến khối các nước G7. Vì trước đó, khối này đã ra tuyên bố lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Đồng thời, đó cũng là hành vi thách thức Mỹ.
tuong le ma luong nguy co mat tu do bay tren bien dong da hien huu
Hình ảnh ông Ashton Carter – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát cùng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin trên hàng không mẫu hạm John C. Stennis ở Biển Đông. (Ảnh: Defence.gov).
PetroTimes: Theo ông việc máy bay quân sự Y – 8 của Trung Quốc công khai hạ cánh phi pháp xuống đá Chữ Thập hôm 17/4 sẽ báo hiệu những nguy cơ tồi tệ nào có thể diễn ra trên Biển Đông trong thời gian tới?
Tướng Lê Mã Lương: Nguy cơ nhãn tiền về một kịch bản Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Biển Đông, đe dọa an toàn và tự do bay qua vùng biển này đối với Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Chỉ trong vòng hơn 1 năm, Trung Quốc cấp tập xây dựng đảo nhân tạo, bố trí lực lượng quân đồn trú cùng với số lượng lớn vũ khí, khẩu đội tên lửa đất đối không HQ – 9 ra đảo Phú Lâm, hàng chục chiếc máy bay quân sự, chiến lược J -11 ra Trường Sa. Liên tục tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, cộng với hành vi cản trở, đe dọa tàu cá của các nước đánh bắt trong ngư trường truyền thống đang là những hành động vô cùng nguy hiểm mà Bắc Kinh đang cố tình thực hiện.
Trước đây tôi cũng đã dự đoán trước sau gì Trung Quốc cũng sẽ đưa máy bay quân sự ra Trường Sa neo đậu ở các đường băng quân sự mà họ xây dựng trên các thực thể đảo nhân tạo. Sự xuất hiện của chiếc máy bay vận tải quân sự Y – 8 tại đá Chữ Thập hôm 17/4 đã minh chứng đó là sự thật.
Sâu xa hơn, hành vi lần này của Trung Quốc thể hiện một bước đệm để nước này tiến gần hơn tới việc thành lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ngay trên Biển Đông. Đặc biệt, thời điểm tháng 5 và tháng 6 sẽ là cơ hội tốt, khi đó là thời gian Tòa quốc tế ra phán quyết về vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc mà Philippines khởi xướng.
Rõ ràng, nếu ADIZ thực hiện thì Việt Nam sẽ bị “cắt” đường ra biển và tự do đi lại trên Biển Đông. Điều tồi tệ sẽ này yêu cầu chúng ta có các bước đi mạnh mẽ hơn, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
tuong le ma luong nguy co mat tu do bay tren bien dong da hien huu
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bố trí tên lửa phòng không, lắp đặt rada quan sát và các công trình khác trên một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông (Ảnh: CSIS).
PetroTimes:  Theo ông, trước các nguy cơ tiềm ẩn đó, Việt Nam cần có các bước đi cần thiết gì?
Tướng Lê Mã Lương: Thời gian qua, bất chấp phản ứng của dư luận Quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực hiện những việc làm phi pháp. Phản ứng của chúng ta trước các hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo mà Trung Quốc tiến hành, theo tôi là rõ ràng, và cần tiếp tục duy trì nhưng ở mức độ mạnh mẽ hơn.
Giờ đây, Trung Quốc dần hoàn thành việc cải tạo xong các bãi đá ngầm ở Trường Sa mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam từ năm 1988 trở lại đây. Rồi liên tục có các bước quân sự hóa như xây dựng đường băng, đưa máy bay chiến đấu, pháo phòng không, tên lửa ra Biển Đông nhằm từng bước kiểm soát cửa ngõ ra biển của Việt Nam và đe dọa tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.
Chúng ta là bên có chính nghĩa trong tay, tư liệu lịch sử và chứng cứ pháp lý cũng rất đầy đủ. Vì vậy theo tôi, cần đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục pháp lý để đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.
PetroTimes:  Có ý kiến cho rằng, Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào một bên thứ 3 nào đó trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ông nhận định sao về việc này?
Tướng Lê Mã Lương: Chúng ta là một nước yêu chuộng hòa bình và luôn muốn sống trong hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới, Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ.
Nhưng với thực tế hiện nay, Trung Quốc đã công khai mưu đồ độc chiếm Biển Đông và thách thức toàn bộ các nước trong khu vực để thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ ra biển, Việt Nam cần có sự đánh giá và nhìn nhận vấn đề thật toàn diện và thận trọng.
Khi vấn đề này có sự tham gia ngày càng tích cực và sâu hơn của các bên liên quan như Mỹ, Úc, Nhật Bản hay Ấn Độ thì chúng ta cũng cần áp dụng linh hoạt đường lối ngoại giao đa phương. Sử dụng các biện pháp đấu tranh pháp lý cần thiết chứ không phải chỉ phụ thuộc vào một bên thứ ba nào đó. Bởi lợi ích của các bên là khác nhau.
Tôi xin nói thêm, trong tư duy quân sự của Việt Nam, chưa bao giờ có từ “run sợ”. Bất cứ kẻ thù nào xâm phạm đến bờ cõi này thì đều bị đánh bại. Việt Nam sẽ luôn bảo vệ hòa bình, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ bằng chính nghĩa!
PV: Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câng câng, trục lợi ra mặt..Khỏi cần nghe ông ta nói gì!

Hun Sen một tuần 3 lần lên tiếng về Biển Đông

Ngày 28/6, tại Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cảnh báo những người đồng cấp của ông trong khối ASEAN chớ can thiệp vào các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Phú Lộc - /
Ông HunsenÔng Hunsen
Lời phát biểu của ông được đưa ra tại một buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, và trước khi một tòa quốc tế có thể ra phán quyết vào tuần sau về vụ khiếu nại của Philippines đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Campuchia không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông song những năm gần đây đã trở nên thân thiết hơn với Trung Quốc rất nhiều. Philippines đã kiện ra tòa trọng tài ở La Haye vào năm 2013 sau khi các tàu hải quân của Trung Quốc tiến vào bãi cạn Scarborough có tranh chấp rồi không rời đi. Dự kiến phán quyết của tòa sẽ được đưa ra ngày 7/7 tới. Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết.
Ông Hun Sen đã phát biểu về vấn đề Biển Đông vào hôm 28/6 như sau: “Đảng CPP không ủng hộ - đúng hơn là chống lại - bất cứ tuyên bố nào của ASEAN ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Các nỗ lực của một số nước ngoài khu vực nhằm huy động lực lượng chống lại Trung Quốc sẽ đem lại những tác động tiêu cực đến ASEAN và hòa bình trong khu vực”. Đây là lần thứ 3 trong vòng 1 tuần thủ tướng Campuchia và đảng CPP cầm quyền nêu ra vân đề Biển Đông.
Campuchia gần đây đối mặt với những chỉ trích nặng nề vì thân Trung Quốc. Một số nước ASEAN đã chỉ trích nước này sau khi Campuchia phối hợp với một số nước khác rút lại các tuyên bố của ASEAN phê phán Trung Quốc về những hành động của họ trên biển sau một hội nghị giữa ASEAN và Trung Quốc mới đây cũng như tại một hội nghị của ASEAN ở Phnom Penh hồi năm 2012.
Theo Jakartaglobe, Cambodiadaily
Phần nhận xét hiển thị trên trang