Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Đập thủy điện chặn dòng sông Cửu Long của Trung Quốc, thủ phạm gây xâm nhập mặn ?


Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn thế nào


Xem thêm:

Mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên dòng chảy bị thiếu hụt, mực nước sông Me Kong xuống thấp nhất 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn cùng kỳ gần 2 tháng, làm chết hàng trăm nghìn ha lúa.
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn thế nàoTiến Thành - Phạm Hương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ xem ảnh Trung Quốc chụp từ vệ tinh cũng đủ khiến bạn rùng mình


Trung Quốc, khủng khiếp, Bài chọn lọc,
Trong tấm ảnh có thể thấy ở phía phía Bắc của bản đồ Trung Quốc, phần lãnh thổ nước Nga vẫn là một mảng xanh mơn mởn, nhưng trong phạm vi bản đồ Trung Quốc thì toàn là màu vàng (màu của sa mạc).
Nguyên do vì đâu mà Trung Quốc lại trở lên như vậy?
Trung Quốc, khủng khiếp, Bài chọn lọc,
Có lẽ ô nhiễm ở Trung Quốc đã đạt mức … tận thế.
Theo điều tra, diện tích sa mạc hóa của Trung Quốc hiện nay đã lên đến 1,74 triệu km² ( gấp 5 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam), chiếm 18,2 % diện tích quốc gia, mà mỗi năm diện tích đất bị sa mạc hóa đều tăng thêm 3.436 km² (diện tích này tương đương với Thủ đô Hà Nội).
Trong  60 năm gần đây, môi trường ở Trung Quốc đã trải qua 3 lần bị phá hoại:
Lần thứ nhất là trong thời kỳ Đại nhảy vọt, lần thứ 2 là trong thời kỳ Hợp tác xã Nông nghiệp, lần thứ 3 là sau khi Cải cách mở cửa“.
Trung Quốc, khủng khiếp, Bài chọn lọc,
Bão cát kinh hoàng xảy ra hằng năm ở thủ đô Bắc Kinh, nguyên nhân do quá trình sa mạc hóa tăng nhanh
Chính sách phá rừng bán gỗ mà hiện nay Trung Quốc đang thực hiện cùng với vận động “đô thị hóa“, có thể nói là lần phá hoại môi trường thứ 4.
Chính là vì môi trường ở Trung Quốc phải chịu 3 lần phá hoại trong 60 năm trở lại đây, nên đất thổ nhưỡng nước này chịu ảnh hưởng nặng nề.
Theo letu.life
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Sáng tạo lịch sử" đôi khi cần thiết ("Vì lợi ích cách mạng")! Không nhất thiết nó thực có hay không.. Dù sao chuyện quá cũ rồi, chả nên nhắc lại nữa hỉ?

Sử học Việt : không có Lê Văn Tám, cũng chẳng có Nguyễn Văn Bé (bài Mạch Quang Thắng)

Về Nguyễn Văn Bé thì có thể xem những entry cũ trên blog này, ví dụ ở đây, và ở đây.

Dưới là bài của học giả Mạch Quang Thắng. Về tác giả này, có một bài đã công bố năm 2009, ở đây.

Trong bài mới (tháng 2/2016), ông Thắng có viết:


"Lê Văn Tám làm đuốc sống vào đốt cháy kho xăng địch ở Nhà Bè thời kháng Pháp đấy! Ai cũng biết, nếu thực chứng thì chuyện đó sai lè lè, chẳng có Lê Văn Tám Lê Văn Chín gì cả. Nếu có thực chứng thì tẩm xăng vào mà đốt thì cùng lắm người bị đốt chỉ có chạy được mấy bước là gục quỵ ngay chứ không chạy nổi mấy chục mét mà vào tới kho xăng!
Cũng tương tự như vậy.
Chẳng có Nguyễn Văn Bé gì đâu. Không có chuyện đầu độc ở Phú Lợi. Không có chuyện tay không quật ngã máy bay lên thẳng UH1 của Mỹ. Không có chuyện chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém đi chém giết (thực tế chỉ giết 01 người mà thôi). Vân vân. Nhiều sự kiện không có thật cứ viết vào sử. Không có chứng cớ!"


Toàn văn ở dưới.

---




  •   MẠCH QUANG THẮNG
  • Thứ hai, 29 Tháng 2 2016 19:19
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Thực chứng là phương pháp dùng cho nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử.
Ngay cả khoa học hình sự gì đó mà người ta cũng hay dùng đến phương pháp này.
Trong lịch sử Việt Nam chống xâm lược, có cuộc hành quân của Tây Sơn Quang Trung từ Phú Xuân ra bắc để tiêu diệt 290.000 quân Thanh. Người ta gọi đó là "hành quân thần tốc".
Nghe nói là để cho hành quân liên tục, không một phút nghỉ ngơi, và cũng để cho "thần tốc", quân Quang Trung mới cho thay phiên nhau cứ 2 lính khiêng võng 1 lính.
Làm như vậy thì ai cũng được ngủ nghỉ.
Và do vậy mới có hành quân liên tục được, mới "thần tốc" được, mới phá tan quân xâm lược Thanh, giải phóng thành Thăng Long ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 trước khi hạ cây nêu 2 ngày ("vượt mức kế hoạch" mà Quang Trung đã tuyên bố tại Tam Điệp - Ninh Bình là tiến vào giải phóng thành Thăng Long vào ngày hạ cây nêu - ngày 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu).
Chuyện trên đây không biết thực hư ra sao.
Và để thử nghiệm xem, thời hiện đại, bộ đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã "diễn lại" phương pháp hành quân đó.
Nhưng, kết quả là nếu cứ 2 người thay phiên nhau khiêng võng 1 người thì hành quân rất chậm chạp, rất khó khăn, chứ không có "thần tốc" cái chi chi cả.
Đó là mình nghe vậy. Cũng không biết có chuyện đó thật hay không. Nếu có thì mình không rõ khi áp dụng làm lại cách hành quân như thế thì có phải là áp dụng phương pháp thực chứng không.
Phương pháp thực chứng quan trọng lắm. Nhưng cũng còn tùy điều kiện. Nghĩa là có điều kiện thì áp dụng tốt, không có điều kiện thì không thể áp dụng được.
Cuộc tọa đàm khoa học diễn ra chiều 26-2-2016 tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) với chủ đề ẤN GỖ "SẮC MỆNH CHI BẢO" PHÁT HIỆN TRONG ĐỢT KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG NĂM 2012 - 2014 do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức dấy lên nhiều ý kiến khác nhau.
Trong hàng loạt ý kiến như vậy, mình thấy có ý kiến rất đáng chú ý liên quan tới phương pháp thực chứng là: Tại sao bàn về chiếc ấn gỗ (hay mẩu gỗ) khắc chữ "Sắc mệnh chi bảo" mà lại không thấy đưa hiện vật ra cho người tham dự trông thấy?
Nghe nói đến thời gian cuối của cuộc tọa đàm khoa học này, người ta mới "rinh" cái hiện vật đó đến cuộc tọa đàm. Để kết luận hiện vật đó có phải là "ẤN" hay không, và nếu nó là ấn thì có phải là "ẤN ĐỜI TRẦN" hay không thì còn cả một quãng thời gian dài, mà chưa chắc đã kết luận thỏa đáng, chưa chắc đã làm cho mọi người tâm phục khẩu phục, vì chứng cớ chưa thật rõ.
Điều này nói rằng, phương pháp thực chứng quan trọng lắm đối với nghiên cứu khoa học lịch sử. Khi chưa có thực chứng, chưa có gì là chắc chắn thì chớ có kết luận gì cả.
Hãy đợi đấy!
Lầm lẫn, sai lệch cứ như chơi!
Lê Văn Tám làm đuốc sống vào đốt cháy kho xăng địch ở Nhà Bè thời kháng Pháp đấy! Ai cũng biết, nếu thực chứng thì chuyện đó sai lè lè, chẳng có Lê Văn Tám Lê Văn Chín gì cả. Nếu có thực chứng thì tẩm xăng vào mà đốt thì cùng lắm người bị đốt chỉ có chạy được mấy bước là gục quỵ ngay chứ không chạy nổi mấy chục mét mà vào tới kho xăng!
Cũng tương tự như vậy.
Chẳng có Nguyễn Văn Bé gì đâu. Không có chuyện đầu độc ở Phú Lợi. Không có chuyện tay không quật ngã máy bay lên thẳng UH1 của Mỹ. Không có chuyện chính quyền Ngô Đình Diệm lê máy chém đi chém giết (thực tế chỉ giết 01 người mà thôi). Vân vân. Nhiều sự kiện không có thật cứ viết vào sử. Không có chứng cớ!
Trong khoa học lịch sử, làm sao mà mà tái hiện trong những trang viết những việc của ngày xửa ngày xưa? Không nói những việc xa lắc xa lơ, mà ngay cả những sự kiện mới 30 - 40 năm nay thôi mà người thì bảo thế này, người thì bảo thế kia, chẳng ai nhất trí được với ai.
Có những việc đâu có áp dụng phương pháp thực chứng được. Vì thế mới phải dựa vào phương pháp đa ngành hay liên ngành.
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng khoái phương pháp đa ngành, liên ngành lắm. Ổng "chơi" với nhiều nhà khoa học ở rất nhiều ngành và chuyên ngành khác nhau, quảng giao, nhưng rốt cuộc là ổng học bạn để dùng cho cho việc SỬ của ổng.
Nghiên cứu lịch sử mà chỉ có dựa vào tài liệu thành văn thì chết ngắc.
Thời Hùng Vương gì đó, xứ mình làm gì có tài liệu thành văn. Do vậy, phải đi vòng qua tài liệu thành văn của nước khác, tài liệu của đời sau viết, tài liệu của dân tộc học/nhân học, tài liệu khảo cổ học, tài liệu văn hóa văn nghệ dân gian, v.v.Nghĩa là cần nhiều, vô thiên lủng các tài liệu khác để kiểm chứng nó, hiểu đúng nó.
Thế cho nên, đọc một số cuốn sử, do người viết chưa dựa vào nhiều nguồn tài liệu, mình thấy lịch sử gì mà cứ nhuốm màu truyền thuyết. Nhuốm màu đó là do người viết chuộng truyền thuyết, chỉ dựa vào truyền thuyết mà thôi.
Trong nghiên cứu lịch sử hiện đại cũng vậy. Đã không áp dụng phương pháp thực chứng thì chớ, rất nhiều người nghiên cứu (cứ tạm gọi là "nhà khoa học" đi) lại cứ "viết dựa". Mình dùng hai chữ "viết dựa" cho lịch sự, chứ thực ra đó là ăn cắp, là đạo, là thuổng, là chôm của người khác. Bệnh này là bệnh của lười biếng, là được chăng hay chớ. Có khi bệnh này lại đẻ ra từ những "miệng nhà quan" rồi bắt người khác phải công nhận.
Họ không dựa vào tài liệu gốc. Cũng chẳng dựa vào tài liệu cơ bản (tuy không phải là gốc nhưng đáng tin cậy hơn), lại dựa vào tài liệu mà người ta đã biên soạn rồi. Thành thử thuổng, chép cả cái sai của người ta thành của mình.
Cái sai chồng lên cái sai. Ngày này qua ngày khác. Năm này qua năm khác. Thế kỷ này qua thế kỷ khác.
Thế rồi thành chân lý!
Mình có thể dẫn ra ti tỉ trường hợp về vấn đề này.
Nếu không kiểm chứng gì sất, nếu không thực chứng thì cứ viết bừa thôi. Rõ nữa là trong các sách giáo trình, giáo khoa lịch sử. Cứ chép lẫn nhau thôi. Một số tác giả còn chua câu ở lời mở đầu là kế thừa công trình này, công trình nọ. Trong phần kê "Tài liệu tham khảo" thì có ghi là tài liệu, sách của người này, người nọ. Nhưng kỳ thực, đó cũng là chép lại thôi.
Cái sai, cái hời hợt được/bị tán phát theo cấp số nhân.
Tệ hại nhất là đã đọng lại trong đầu của nhiều thế hệ học trò những tri thức ất ơ đó. Thẩm định hời hợt một hiện vật, một di tích gì đó rồi kết luận cứ như đinh đóng cột rồi hằng năm tổ chức lễ hội, khấn vái, "phát ấn", diễn ra "cướp có văn hóa", dẫn khách du lịch đi tùm lum.
Tháng 2, sau Tết Bính Thân (2016), mình nhận được yêu cầu của Tổng Biên tập một tạp chí sử học về việc thẩm định bản thảo bài viết của một nhà khoa học gửi tới đăng tạp chí. Bài viết này nêu ra ý kiến ("nhận thức") trên cơ sở của một bản hồi ký.
Mình cảm thấy khó chịu.
Trước hết, hồi ký là dạng tài liệu không đáng tin cậy. Hồi học ở trường, bọn mình đã được quý thầy cô dạy như thế rồi. Vậy, khi sử dụng hồi ký, phải kết hợp với nhiều tài liệu khác để đối chiếu, kiểm tra, xác minh rồi mới có thể kết luận được.
Hai là, hồi ký mà nhà khoa học này dựa vào để "nhận thức" không phải là bản gốc, nó được đăng qua một tạp chí khác. Độ tin cậy như thế lại càng xa vời. Hồi ký bản gốc còn "chưa ăn ai", huống hồ đây lại là bản hồi ký đã qua tay người khác.
Mắc lỗi ngay từ khâu phương pháp. Ý kiến của mình gửi đến ông Tổng Biên tập tạp chí đó là cứ cho đăng, nhưng phải có lời của Ban Biên tập. Đăng để người đọc biết rõ cái phương pháp của nhà khoa học đó đã sử dụng như thế nào. Không biết tạp chí đó có đăng không.
Tác phẩm sử học nào được viết dựa trên cơ sở tài liệu xác đáng thì rất đáng tin cậy. Tài liệu gốc là số 1. Rồi các sự kiện, các nhận định có điều kiện thì nên được miêu tả, nhận định trên cơ sở thực chứng. Viết thế mới có sức thuyết phục. Chứ mình thấy, ngành sử là hay chép lại lẫn nhau nhiều nhất.
 
Viết tại Hà Nội, ngày 29-2-2016

 http://vanhoanghean.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/thuc-chung-hay-la-nganh-su-la-hay-chep-lai-lan-nhau-nhieu-nhat
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

CÂU CHUYỆN THỨ HAI VỀ ÔNG MEM BỜN



Truyện ngắn của HG

Hắn đang ở nhà hàng Cá Heo, nơi thời xưa là cửa hàng bán cung cấp cho cán bộ trung cao. Thời ấy cũng chẳng có gì nhiều, chỉ một vài thứ hàng tiêu dùng thiết yếu, người ta bán ba hàng, bảy dãy chẳng có người mua ngoài phố bây giờ. Nhưng lúc đó cực kỳ quý hiếm. Mấy hộp sữa, vài cân đường, tút thuốc lá “Thủ đô”, dăm mét vải.. Hầu hết là hàng tầm tầm, không mấy giá trị so với bây giờ. Nhưng rất thưa thớt người ra vào bởi vì vào được đấy phải là ông gỉ ông gì, người thường có ngang qua đấy chỉ ghé mắt nhìn qua khe cửa, thèm thuồng rồi vội rảo bước. Họ không có phận ở đấy. Phải các ông bà có bìa ưu tiên loại A,B, C trở lên. Nghe nói họ còn có nguồn không chính thức khác. Thành ra hàng “tiêu chuẩn”, mua người ta vẫn cho người đi mua, nhưng hầu hết đều không dùng đến, hầu hết lại có mặt ngoài “chợ giời”.
Hắn biết, nhưng chả quan tâm lắm đến chuyện này. Ừ thì trên rừng có ba mươi sáu thứ chim, xã hội loài người cũng nhiều đấng, bậc khác nhau. Có con ăn trái chín, thơm tho nơi cành cao, có con nhặt nhạnh tí vụn, quả chát nơi khe rãnh.. cũng là chuyện thường. Nghĩ ngợi gì nhiều cho đau đầu. Tuổi trẻ là phải biết nhìn cuộc đời rộng lớn bằng con mắt bao dung, đại đởn, để ý ba cái lẻ tẻ ấy làm gì?

Thực ra cái cửa hàng cũ chỉ còn vị trí trong ký ức hắn. Bây giờ nó đã được dọn đi ngôi nhà hai tầng quét vôi vàng cũ kỹ có từ thời đô hộ. Thay vào đó là ngôi nhà năm từng, cửa kính cửa chớp sáng choang, những lối đi điệu bộ làm bằng vật liệu hiếm nhập từ nước ngoài. Một phép lạ nào đó đã biến tài sản công cộng trở thành của tư nhân. Hắn chỉ chưa biết người chủ thật sự của nó là ai.
Thế giới của hắn là một thế giới lạ lùng. Ngay những cái đơn giản nhìn thấy bằng mắt thường cũng trở thành khó hiểu. Kiểu như người ta bảo “Thấy vậy mà không phải vậy”. Tay nhà thơ đi cùng hắn cho rằng hắn trên rừng về, có nhẽ chả biết chỗ này là chỗ nào, định miễn phí cho hắn mấy câu giải thích. Hắn im lặng ngồi nghe, không tỏ ra biểu lộ gì. Bạn hắn lại càng hào hứng:
- Hôm nào tụ bạ anh em tôi cũng chọn chỗ này. Đồ ăn uống ngon mà lại không quá đắt. Thích cái chỗ này trung tâm thành phố, nhưng lại thoáng đãng, nhìn quay ra hồ. Có hôm thấy cả cụ rùa thích chí nổi lên mặt nước. Nó không bị cảnh xô bồ bụi bặm như ở chỗ khác..Nhưng buổi gặp mặt hôm nay là bởi nữ tác giả này – tay ấy chỉ cô nàng có mái tóc ngang vai, đôi mắt thân thiện ngồi trước mặt hắn.
Nàng đang hí húi ghi  tặng  sách. Tập thơ có bìa mầu hồng, mấy chiếc lá xanh ở bìa thứ nhất, nét chữ đoan trang, lại đẹp. Hẳn là hắn sẽ có thêm một cuốn.
Tự dưng hắn cảm thấy áy náy. Không phải hắn cảm thấy ngại ngần, lúng túng trước người đẹp, tác giả tập thơ. Mà hắn ngại vì lẽ khác. Thường thì khi nhận sách người được tặng vui vẻ cảm ơn, nói về sẽ chú ý đọc.. Nhưng thực ra cuốn sách sẽ yên phận nằm ở một góc tủ nào đó. Tác giả của nó sẽ chẳng mấy khi biết được người được tặng nghĩ gì và cảm thấy thế nào?
Hắn không phải hạng người đó. Bất kể ai tặng sách, hắn cũng đọc cẩn thận, có khi còn dùng bút đánh dấu từng đoạn thích hay không thích. Nếu không gửi thư điện tử thì hắn cũng gọi điện cho tác giả nói về nhận xét của mình với tác phẩm. Nhưng lâu nay hắn quá bận, thời cuộc lại có nhiều điều khiến người ta không thể không chú ý ( Dù phần nhiều chả để làm gì, vì bất lực ). Vừa phải lo sống, lo, lo thêm “Phê bình.. tiểu luận” nữa thì thật quá sức. Hắn cảm thấy mình có lỗi trước thịnh tình mà các tác giả dành cho. Nhất là tác giả nữ như nàng đang ngồi trước mặt hắn đây. Sách thì chưa đọc, nhưng hắn cảm thấy thơ nàng không đén nỗi dở. Người ta bảo: “ Trông mặt mà bắt hình dong”. Con người lịch duyệt, kiều diễm này thơ hẳn là sẽ hay.
Đang lan man chuyện nọ rọ chuyện kia, chợt có điện thoại. Màn hình hiện số ông Mem Bờn, anh họ hắn:
- Chú đang ở đâu?
- Dạ.. Em đang ở nhà Hàng Cá Heo. Anh đã ra Hà Nội rồi à? Tranh thủ đến đây một lúc được không, có bạn ở đây biết anh đấy?
- Mình đang ở Hà Nội. Rất tiếc là không đến chỗ các bạn được. À mà chú nói nhà hàng “Cá heo” là nhà hàng quái quỷ ở chỗ nào nhỉ?
- Thì cửa hàng “Quốc tế” bờ hồ ngày trước đó. Chắc anh đi lâu rồi nên không biết.
- Hỏi vậy thôi, chứ ngay bây giờ mình phải vào Sài Gòn có tí việc, không tới được đâu. Anh em gặp nhau khi khác..À mà này cái ổ rắc lai và dây nạp điện thoại chú xem trong cốp xe xem anh có để đấy không? Cất hộ khi nào ra anh lấy nha!
Thì ra ông ấy gọi tới là vì chuyện này. Cái ông chàng một thời sính thơ ca và tính khí hơi đoảng giờ lại tự nhiên lẩn thẩn, kỹ tính thế nhi?  Một cái rắc nạp điện chỉ vài ngàn bạc mua chỗ nào chẳng được mà sao nghe ông ấy có vẻ lo lắng quan trọng thế? Hay ông ấy nghĩ tình hình ở Việt Nam vẫn như hồi ông ấy chưa ra nước ngoài, cái gì cũng hiếm, sợ không mua được?
Con người ta khi đứng tuổi có khi lại hay quá cẩn thận. Có thể ông ấy không ngoại lệ, hắn nghĩ vậy. Nhưng có nhẽ không hẳn thế. Ngay lúc gặp nhau ở quê, hắn đã thấy ông ấy có nét kỳ kỳ thế nào khó giải thích. Cái cảm giác ấy cứ ám ảnh hắn mà hắn chịu không thể nghĩ ra. Nó là cái gì vậy ta?



(Còn nữa )
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gặp Nguyễn Đình Toán ở Lộc Vàng


Quán Lộc Vàng trên phố Trích Sài. Ảnh: HM
Quán Lộc Vàng trên phố Trích Sài. Ảnh: HM
Trong đời thợ ảnh kiêng nhất là chụp chân dung. Nếu ảnh đẹp là do mẫu đẹp, nếu xấu chắc chắn do thằng cha thợ ảnh. Chưa kể chụp xong, mất tiền phim, bỏ tiền rửa, mang đến cho người ta, không may ảnh xấu bị bĩu môi, ảnh đẹp đút túi và ít người nghĩ phải trả tiền mà không biết người chụp ảnh cũng phải ăn. Chả hiểu sao anh Nguyễn Đình Toán lại chọn cái nghề khốn khổ ấy.

Số là lần về Hà Nội năm 2009, trong một cuộc gặp các bloggers Hà Nội do anh Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Quang Lập tổ chức đón Thanh Chung New York, mình được ăn ké. Thấy mình giơ cái máy Canon kỹ thuật số chụp lung tung, dùng chế độ Auto, một anh đầu bạc với nụ cười hiền thân thiện hỏi muốn xem.
Anh xoay xoay mấy cái vòng trên thân máy, chẳng hiểu chỉnh cái gì, thế mà ảnh lên đẹp mỹ mãn, chân dung các bạn dự bữa trong Ba Mẫu Quán hiện lên thật có hồn. Mình thử chụp chính anh, chất lượng khác hẳn với chế độ Auto. Mãi sau này mới hiểu là do chỉnh ISO, ống kính mở rộng, hẹp, toàn những thứ khó hơn IT của mình.
Anh Tạo bảo, Hiệu Minh đang ngồi cạnh nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán, người giữ kho ảnh lớn nhất Việt Nam về chân dung của các văn nghệ sỹ, trong đó có Hoàng Cầm và Văn Cao. Những bức ảnh đẹp nhất về tác giả của Quốc ca do anh Toán chụp. Lúc đó mình cũng không thể mường tượng hết những gì anh Tạo nói.
Bẵng đi 6 năm, vừa rồi có bạn từ Sài Gòn ra chơi cứ nằng nặc đòi đến quán Lộc Vàng nghe…nhạc vàng. Nghe nói chủ quán tên là Lộc (Nguyễn Văn Lộc) vì hát nhạc vàng mà phải đi tù tới 8 năm. Bây giờ anh mở quán café có tên là Lộc Vàng ngay trên đường Trích Sài ven hồ Tây, cách nhà Cua Times có vài ngõ.
Quán có ca nhạc vào thứ 2, 5 và 7, do vài ca sỹ do yêu quí dòng nhạc tiền chiến mà biểu diễn, và chính chủ quán hát phục vụ khách uống cafe. Dù đã ngoài 70 nhưng giọng anh Lộc vẫn khỏe, trầm ấm và tròn lời, nghe cũng thích.
NAG Nguyễn Đình Toán. Ảnh: HM
NAG Nguyễn Đình Toán (2009). Ảnh: HM lần đầu chụp chân dung chọn luôn ông có nghề :)
Ngồi nghe nhạc thấy một cái đầu bạc quen quen, trông giống anh Toán thuở nào. Thấy anh giơ máy chụp các góc, quay sang chụp cả khán giả bằng một cái máy cổ lỗ. Hai hôm sau quay lại vẫn thấy bác thợ ảnh cần mẫn, mình nghĩ bụng, ông này chụp gì mà lắm thế. Thấy lần thứ ba, không thể kìm được, mình tiến lại gần và làm quen, hóa ra anh Nguyễn Đình Toán thật.
Anh bảo Hiệu Minh dạo này trông béo hơn, anh vẫn đọc blog, facebook, xem ảnh kiểu hổ lốn trên hang Cua. Vui quá trời, hóa ra blog của mình vẫn được một nghệ sỹ đọc và theo dõi.
Hỏi sao anh ra Lộc Vàng nhiều thế. Anh bảo, anh và anh Lộc là bạn học. Khi anh Lộc ra tù, hai người gặp lại nhau. Vụ án Toán Xồm (Phan Thắng Toán) khá nổi tiếng năm 1971 vì nhóm này đã dám hát nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong, Ngô Thụy Miên…
Anh Toán Xồm ra tù không nơi nương tựa, phải sống lay lắt trên phố Tô Hiến Thành. Ngày 23-4-1994, anh Lộc đưa anh Toán nhiếp ảnh ra đó thăm bạn. Nhân thể máy có phim, anh Toán chụp anh Toán Xồm vài pô, trong đó có cảnh anh Lộc đang châm điếu thuốc cho anh Toán Xồm đang nằm trên hè phố.
Một tuần sau, khi quay lại tìm, anh Toán Xồm đã chết trên chiếc chiếu manh, người ta đã chôn như một người vô gia cư. Những bức ảnh về Toán Xồm đã đi vào lịch sử của nhạc vàng.
Anh Lộc và anh Toán Xồm trên phố Tô Hiến Thành. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Anh Lộc và anh Toán Xồm trên phố Tô Hiến Thành. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Quán Lộc Vàng mở đã 6 năm nay, nhưng vì chất nghệ sỹ của anh Lộc, quan tâm được hát nhiều hơn là bán đồ giải khát hay café, khách đến ít, kinh doanh lỗ nhiều. Phần đông là khách lớn tuổi muốn quay về thời xưa, cánh trẻ ít hơn. Bạn bè nghệ sỹ cũng thương mà tới. Quán tồi tàn nằm ngay cạnh đường, xe pháo đi lại, không hợp cho việc nghe nhạc. Nhạc vàng cần một phòng cỡ Nhà hát Lớn mới nghe thấu được nhưng giai điệu đẹp tình tứ sống mãi với thời gian.
Tối thứ Năm (9-7-2015), mình buồn lại ra Lộc Vàng làm ly café và nghe nhạc thì gặp nhóm các nhà văn về dự đại hội nhà văn tại Hà Nội. Thấy cả Nguyễn Ngọc Tư cười rất tươi, chả hiểu chị biết mình là ai, nhưng bảo tôi chụp nhé, chị cười và cho chụp luôn. Các anh chị tới đây vì ca sỹ hát, có người còn đưa tiền giúp anh Lộc, người lên tặng hoa kèm tiền cho các ca sỹ.
Anh Toán cố gắng đi lại động viên anh Lộc, ghi lại bằng ảnh các thời khắc của ca sỹ Lộc Vàng mà theo anh, giọng ca sẽ bớt đi âm hưởng trầm ấm theo thời gian. Lần nào có biểu diễn anh Toán cũng đến chụp vài pô, một sự cần mẫn hiếm có của người cầm máy.
Khi chia tay, anh Toán có nói, ngày mai (10-7-2015) là kỷ niệm 20 năm ngày mất của Văn Cao, người được anh đưa vào ống kính nhiều nhất. Anh kể thời Văn Cao còn sống, anh thường đến nhà Văn Cao chơi. Người nghệ sỹ già ngồi với ly rượu và điếu thuốc trên tay, im lặng. Anh chụp rất nhiều thành kho ảnh Văn Cao.
Văn Cao 10-1993. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Văn Cao 10-1993. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Có một đặc điểm, anh chưa chụp được một khoảnh khắc nào Văn Cao cười thật sự. Không thể hiểu nổi tác giả của Quốc ca nổi tiếng vang lên trầm hùng mỗi sáng mà chẳng có nét mặt vui trên ảnh để lại cho thế gian.
Hai năm trước, anh Toán có một triển lãm 27 bức ảnh về Văn Cao gây được tiếng vang lớn trong giới nghệ sỹ. Xem 25 phút video clip (link dưới đây), mới hiểu mình đang đứng dưới một cây đại thụ trong làng ảnh mà không hề biết.
Về nhà khá muộn, tôi cố viết vài dòng về một người cầm ống kính ghi lại khoảnh khắc của những người nghệ sỹ mà số phận họ gắn với sự long đong của đất nước đầy máu và nước mắt. Cũng bởi người quản lý văn hóa không đủ tầm văn hóa, mà nghệ sỹ thì không nên quản lý chút nào. Thiếu tự do sáng tạo đừng mong đất nước có những tác phẩm để đời.
Người hát nhạc vàng Toán Xồm chết đau đớn trên phố, không người thân thiết. Hoàng Cầm đã đi xa sau bao nỗi truân chuyên với đời. Văn Cao đã về với “Chốn Thiên Thai nơi ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian…” không còn trên trái đất này đã hai thập kỷ. Lộc Vàng đang hát thì tuổi đã ngoài 70. Còn bao nghệ sỹ khác có trong ống kính của nhà nhiếp ảnh chuyên về chân dung như một duyên phận mà cuộc đời đã dành cho anh.
Viết mấy dòng này muốn cảm ơn Nguyễn Đình Toán vì sự tình cờ 6 năm trước, khoảnh khắc ngắn ngủi đã giúp người viết bài này đọc được ảnh, và mấy năm gần đây bỗng yêu ống kính tròn một cách lạ lùng.
HM. 10-7-2015
Để hiểu thêm về anh Nguyễn Đình Toán và ảnh về Văn Cao bạn đọc xem video clip sau kiếm trên YouTube.
Vài ảnh khâc
Anh Lộc và anh Toán. Ảnh: HM
Anh Lộc và anh Toán. Ảnh: HM
Chủ quán Lộc Vàng. Ảnh: HM
Chủ quán Lộc Vàng. Ảnh: HM
Biểu diễn nhạc vàng trong Lộc Vàng. Ảnh: HM
Biểu diễn nhạc vàng trong Lộc Vàng. Ảnh: HM
Nhóm văn nghệ sỹ tới ủng hộ Lộc Vàng. Ảnh: NĐ Toán.
Nhóm văn nghệ sỹ tới ủng hộ Lộc Vàng. Ảnh: NĐ Toán.
Cua Times tập chụp chân dung
Cua Times tập chụp chân dung “Cành đồng bất tận”. Ảnh: HM
Cua Times và các nghệ sỹ Lộc Vàng và NĐ Toán. Ảnh:  chụp tự động từ máy của anh Toán
Cua Times và các nghệ sỹ Lộc Vàng và NĐ Toán. Ảnh: chụp tự động từ máy của anh Toán
Quán Lộc Vàng nằm ven hồ Tây. Ảnh: HM
Quán Lộc Vàng nằm ven hồ Tây. Ảnh: HM
Đọc thêm. Những người “hâm” thời @
Hồi mình ở Đồng Xa (Mai Dịch – Hà Nội) hay nghe đĩa CD của cô Ánh Tuyết mà anh bạn hàng xóm gọi là cô Tuyết xúc cát, hình như làm ở công ty xúc cát sông Hồng. Tuy nhiên, chỉ có chị là hát Văn Cao được tác giả ưng ý. Đường link này có các bài của chị Ánh Tuyết hát nhạc Văn Cao.
http://mp3.zing.vn/album/Ca-Khuc-Van-Cao-Anh-Tuyet/ZWZ9AFCI.html?st=6
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước Việt Nam ta hình gì ?


Lâu nay chúng ta vẫn gọi nước ta hình chữ S. Cách gọi đó xuất phát từ tâm thế co thủ trên đất liền.

Xuân Diệu nói : “Tổ Quốc ta như một con tàu/Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau…”. Tuy văn hoa bay bổng, nhưng không thoát khỏi tâm thế trên.

Bởi sự thật thì cái diện tích hình chữ S chỉ bằng chưa tới 1/3 diện tích đất nước Việt Nam. Biên giới Tổ Quốc còn bao trùm tới 30% biển Đông nữa. Cha ông ta gọi nơi ta sống “Đất Nước”, là đã chỉ rõ nước mình gồm có đất và nước. Đất ta có 331.689 km2. Biển ta có hơn 1 triệu km2, trên đó có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, dĩ nhiên là có Hoàng Sa và Trường Sa. Phía trên đất và nước còn vùng trời. Phía dưới đất và nước còn có lòng đất. Và còn hơn thế nữa…

Ngày 12-5-1977, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 12-11-1982, ViệtNam ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam. Ngày 23-6-1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Ngày 17-6-2003, nước ta ban hành Luật Biên giới quốc gia, trong đó xác định rõ biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.

Theo luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, ngoài lãnh thổ trên đất liền và trên đảo, nước ta còn có :
Vùng Nội thủy : Là vùng nằm ở phía trong đường cơ sở. (Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ xác định và công bố). Việt Nam thực hiệnchủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ vùng nội thủy như chủ quyền trên lãnh thổ đất liền.
Lãnh hải : Là vùng biển rộng 12 hải lý (1 hải lý =1,852 km) tính từ đường cơ sở. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Tuy nhiên, trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của các nước ven biển.
Vùng tiếp giáp : Là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải tiếp liền với lãnh hải của Việt Nam, rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải, hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Trong vùng tiếp giáp, Việt Nam có quyền quy định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, y tế, thậm chí cả an ninh, xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.
Vùng đặc quyền kinh tế : Là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (hoặc 188 hải lý tính từ ranh giới ngoài lãnh hải, 176 hải lý tính từ ranh giới ngoài vùng tiếp giáp). Trong vùng biển này, Việt nam có chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt những công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
Thềm lục địa : Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
(Giữa Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa có khác biệt : Thềm lục địa là vùng đáy biển mở rộng ra ngoài lãnh hải, còn Vùng đặc quyền kinh tế là một định chế riêng biệt áp dụng cho cột nước phía trên đáy biển).
Ngoài lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đất liền,các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam cũng có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tương tự. Như vậy là Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta đương nhiên cũng có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Vùng trời : Có biến giới là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển kéo lên không trung.
Lòng đất : Có biên giới là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển kéo xuống lòng đất.
Đất nước Việt Nam đầy đủ phải là như vậy, sao cứ gọi nó là hình chữ S ? Nên bỏ ngay việc gọi đất nước này mang hình chữ S đi. Điều này không phải là việc bắt lý bắt lẽ, mà là để thay đổi, để mở rộng một tâm thế. Người Việt Nam làm chủ đất nước là làm chủ một không gian sinh tồn rộng lớn đó. Người Việt Nam bảo vệ đất nước không chỉ là bảo vệ “từng tấc đất” mà còn bảo vệ từng tấc biển, từng tấc trời, từng mẩu tài nguyên trên thềm lục địa xa ngoài biển khơi.
Và theo đó, giành lại và bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa cũng không chỉ là giành lại những hòn đảo mắt thường nhìn thấy mà còn phải giành lại và bảo vệ lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, lòng đất và vùng trời của Hoàng Sa, Trường Sa nữa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không được quên ngày này, không được quên những người này


Danh sách những anh hùng liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược (1)
Danh sách những anh hùng liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược (2)
Danh sách những anh hùng liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược (3)

Đó là 29 anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược. Có thể còn nhiều hơn. Và còn rất nhiều, rất nhiều các liệt sĩ ngã xuống trên biên giới phía Bắc. Và còn rất nhiều, rất nhiều liệt sĩ ngã xuống trên biên giới Tây Nam. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Trường Sa. Và còn các liệt sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 nữa...

Có thể gác lại quá khứ, hướng tới tương lai gì đó, nhưng không bao giờ được quên ngày này, không được quên những người này, không bao giờ được quên xương máu.


TỔ QUỐC
Thanh Thảo
vệt nắng mỏng trước sân mái gà cục tác
con tôi ngủ trong nôi văng vẳng tiếng còi tàu
bữa cơm gia đình tôi trộn bắp trộn sắn bảy mươi phần trăm
mùa xuân những cơn bão hung hãn bất ngờ ập tới

trầm tĩnh như rừng kia như biển kia
Tổ Quốc tôi đứng lên trước bầy xâm lăng phương bắc
những dãy núi cong cánh cung những nỏ thần khủng khiếp
lại tung hàng loạt mũi tên xuyên ngực quân thù

ải Nam Quan ngọn khói xưa Nguyễn Trãi nuốt nước mắt quay về
mười năm nằm gai nếm mật
hẽm Chi Lăng lầm lì sông Kỳ Cùng bốc cháy
pháo đã giăng từ ngàn vạn điểm cao

quân di chuyển những dòng sông chảy ngược
mây uy nghi Yên Tử thuở nào
còn in dáng Trần Nhân Tông mắt dõi về phương bắc
tính nước cờ ung dung trên cao

sông Kỳ Cùng những tảng đá lên hơi
đùa với mặt trời trong nước
tôi chỉ đến tắm một lần nhưng đó là Tổ Quốc
chảy lặng thầm suốt cuộc đời tôi

những câu lượn câu sli đêm chợ Kỳ Lừa
chén rượu nồng thơm sắc màu thổ cẩm
vó ngựa gõ dòn lâng lâng sương khuya

khẩu súng chống tăng ghì chặt vào vai
anh xạ thủ H’Mông mười tám tuổi
khi lũ giặc đang điên cuồng lao tới
một chấm nhỏ trên bản đồ một chấm nhỏ thiêng liêng

phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất
phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ Quốc

quả đạn rời nòng trong chớp mắt
xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa
anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt
gương mặt dịu lành như Tổ Quốc chúng ta

2-1979

Phần nhận xét hiển thị trên trang