Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để ra tay? TS TRẦN CÔNG TRỤC


(GDVN) - Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa...

LTS: Xung quanh hành động bất ngờ của Hải quân Mỹ phái chiến hạm tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, Hoàng Sa ngày 30/1, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã gửi đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
The Wall Street Journal ngày 30/1 đưa tin, hôm qua Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo, cùng ngày Hải quân Hoa Kỳ đã phái chiến hạm tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ 1974 đến nay).
Động thái này bất ngờ là vì lâu nay Mỹ chỉ tiến hành các hoạt động tương tự ở khu vực quần đảo Trường Sa, nơi tranh chấp phức tạp với 5 nước 6 bên yêu sách, trong đó Trung Quốc đang quân sự hóa nhanh chóng khu vực này bằng việc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, cản trở tự do hàng không hàng hải trong khu vực. Chưa bao giờ Mỹ có hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Hoàng Sa.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Theo tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, hoạt động của tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG 54) di chuyển bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vẫn nhắm mục tiêu thể hiện quyết tâm của Mỹ bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Sự kiện này tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với Biển Đông? Với tư cách là một bên liên quan trực tiếp, Việt Nam có bị tác động ảnh hưởng gì từ sự kiện này?
Hoa Kỳ đánh đồng quan điểm của Việt Nam với Trung Quốc và Đài Loan về tự do hàng hải ở Hoàng Sa là một sự hiểu lầm đáng tiếc
Lầu Năm Góc tuyên bố, hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur nhằm thách thức các nỗ lực của cả ba bên tranh chấp, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do xung quanh các thực thể địa lý mà họ yêu sách chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước khi đi qua không gây hại trong phạm vi 12 hải lý lãnh hải của các thực thể ở Biển Đông.
Đầu tiên cần phải lưu ý rằng, mục tiêu, đối tượng mà Mỹ muốn thách thức trong các hoạt động tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý một số thực thể ở Trường Sa và bây giờ là Hoàng Sa chỉ nhằm bác bỏ các "đòi hỏi quá mức" của các bên, mà cụ thể và điển hình nhất là Trung Quốc, đối với các vùng biển hiệu lực của các thực thể này, chứ không đề cập đến yếu tố CHỦ QUYỀN của các thực thể đó thuộc về quốc gia nào.
Câu hỏi đặt ra là, vậy yêu sách của Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đối với các vùng biển hiệu lực xung quanh các thực thể ở Hoàng Sa khác nhau như thế nào? Cái nào phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Hoa Kỳ đang cố gắng bảo vệ? Cái nào chống lại UNCLOS? Trả lời được những câu hỏi này sẽ tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.
Tàu khu trục USS Curtis Wilbur, ảnh: Military.com.
Thứ nhất, đối với Việt Nam, Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định rõ trong Điều 12 - Chế độ pháp lý của lãnh hải:
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Còn Phần 3, Điều 21 UNCLOS về luật pháp và các quy định của quốc gia ven biển liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải:
1. Các quốc gia ven biển có thể THÔNG QUA CÁC LUẬT VÀ QUY ĐỊNH, phù hợp với các quy định của Công ước này và các quy định khác của pháp luật quốc tế, liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải, đối với tất cả hay bất kỳ những điều sau đây: (....)
3. Các quốc gia ven biển có trách nhiệm cung cấp cho công chúng tất cả các luật và quy định đó.
4. Tàu nước ngoài thực hiện quyền đi qua vô hại qua lãnh hải phải tuân thủ tất cả các luật và quy định và các quy định quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.
Như vậy có thể thấy rõ, Luật Biển Việt Nam không hề mâu thuẫn với UNCLOS, không hạn chế quyền đi qua vô hại của tàu nước ngoài trong lãnh hải 12 hải lý của mình bằng việc buộc các tàu này phải XIN PHÉP. 
Về việc tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, điều này không những góp phần hỗ trợ các hoạt động đi qua vô hại trong lãnh hải Việt Nam của tàu nước ngoài được diễn ra thuận lợi và đúng luật, mặt khác còn bảo lưu quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam như Khoản 1 Điều 21 Phần 3 UNCLOS đã nêu. 
Trung Quốc thì ngược lại, họ đòi tàu nước ngoài khi đi qua 12 hải lý lãnh hải mà họ yêu sách (vô lý, phi pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa) phải XIN PHÉP nước này.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/1 dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu thuyền quân sự nước ngoài muốn đi qua vô hại trong lãnh hải 12 hải lý (mà Trung Quốc yêu sách), phải được chính phủ Trung Quốc PHÊ CHUẨN.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Rõ ràng đó là sự vi phạm trắng trợn Khoản 1 Điều 24 Phần 3 UNCLOS. Nội dung này quy định, các quốc gia ven biển không được áp đặt các yêu cầu đối với tàu nước ngoài mà trên thực tế nhằm từ chối hoặc làm suy yếu quyền đi qua vô hại.
Bởi vậy, thiết nghĩ Lầu Năm Góc không nên đánh đồng Việt Nam vào một nhóm với Trung Quốc, Đài Loan trong vấn đề quyền tự do hàng hải ở Hoàng Sa, Trường Sa để có hành động phản đối.
Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời Việt Nam cũng là thành viên UNCLOS, tuân thủ đầy đủ quy định của Công ước, bao gồm việc bảo đảm quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trung Quốc thì đang làm ngược lại.
Tại sao Mỹ lại chọn Hoàng Sa để "ra tay"?
Như đã nói ở phần trên, Hoa Kỳ chỉ thách thức các "đòi hỏi quá đáng", yêu sách làm phương hại đến quyền tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông chứ không đứng về bên nào khi nói đến CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Biển Đông, cụ thể là 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Trường Sa là nơi 5 nước 6 bên có yêu sách. Quần đảo này lại án ngữ tuyến đường hàng hải huyết mạch toàn cầu và là nơi Trung Quốc đang quân sự hóa mạnh mẽ, đe dọa nghiêm trọng tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông thì Mỹ can thiệp là điều dễ hiểu.
Còn Hoàng Sa dưới góc nhìn của Mỹ là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, không liên quan nhiều đến hoạt động hàng không, hàng hải, tại sao Mỹ lại lựa chọn làm đối tượng để thực hiện việc bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông lúc này?
Cá nhân tôi cho rằng, sở dĩ Hoa Kỳ chọn đảo Tri Tôn, Hoàng Sa để tiến hành tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải lúc này, ngoài khả năng có thể Mỹ đã phát hiện thấy Trung Quốc đang có động thái nào đó về mặt quân sự ở Hoàng Sa, Washington còn có mục đích phá vỡ mưu đồ của Trung Quốc hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.
Tạm gác lại câu chuyện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỉ riêng việc ứng dụng và giải thích UNCLOS đối với 2 quần đảo này, Trung Quốc đã bộc lộ những mưu đồ nguy hiểm nhằm độc chiếm Biển Đông về mặt pháp lý.
Ngày 15/6/1996, Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS và ban hành quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.
Nước này tuyên bố xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa bằng phương pháp vạch đường cơ sở thẳng chỉ áp dụng cho các quốc gia quần đảo, để nối liền 28 điểm nhô ra nhất của các đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc Hoàng Sa.
Hình minh họa đường cơ sở Trung Quốc tự vẽ ở Hoàng Sa bằng cách "vận dụng" vô lý phương pháp xác định đường cơ sở thẳng, áp dụng cho quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS do học giả Song Phan, Sydney, Úc đồ họa.
Bắc Kinh có thể đang nhăm nhe công bố đường cơ sở lãnh hải đối với quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough với cùng một thủ đoạn tương tự. Nếu điều này xảy ra mà không vấp phải sự ngăn cản nào, Trung Quốc có thể hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.
Vấn đề ở đây là, cả Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough không phải quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS, chúng không có một đời sống kinh tế riêng, do đó không thể áp dụng quy chế xác định đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải như các quốc gia quần đảo. 
Cả Hoàng Sa, Trường Sa hay bất kỳ thực thể riêng biệt nào trong 2 quần đảo này và Scarborough đều không đủ điều kiện hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS vì chúng không có đời sống kinh tế riêng.
Tuy nhiên Trung Quốc lại đang tìm cách bẻ cong UNCLOS để đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough là những đối tượng họ yêu sách. Chỉ cần từ 3 điểm này, Trung Quốc vạch bán kính 200 hải lý là gần hết Biển Đông, bằng cách này Trung Quốc hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.
Để ngăn chặn và phá tan âm mưu này, Hoa Kỳ không chỉ cho tàu, máy bay tuần tra ở Xu Bi, Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, mà nay còn bắt đầu tuần tra ở Tri Tôn, Hoàng Sa.
Tất nhiên có thể giữa các nước lớn họ có những tính toán khác nữa, đặc biệt là khi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt trong khu vực và trên Biển Đông.
Trung Quốc có thể vin cớ các hoạt động này của Hoa Kỳ để đẩy nhanh quá trình quân sự hóa ở Biển Đông. Nhưng dù Mỹ tuần tra hay không thì Trung Quốc vẫn sẽ cứ làm tới. Bằng chứng là 3 đường băng quân sự và 7 đảo nhân tạo khổng lồ họ mới bồi đắp ở Trường Sa hay việc điều chiến đấu cơ ra Phú Lâm, Hoàng Sa và nối dài đường băng quân sự...
Vấn đề chủ quyền và UNCLOS
Qua việc Mỹ cho tàu tuần tra bên trong 12 hải lý ở Tri Tôn, Hoàng Sa, một lần nữa chúng ta với tư cách một bên liên quan trực tiếp có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cần nhận thức rõ ràng, tách bạch giữa vấn đề CHỦ QUYỀN với vấn đề áp dụng và giải thích UNCLOS ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter gần đây cũng đã giải thích rõ hoạt động tuần tra của tàu USS Lassen bên trong phạm vi 12 hải lý đá Xu Bi, Trường Sa, Khánh Hòa ngày 27/10 năm ngoái trong một bức thư trả lời thắc mắc của Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain.
Một số quan điểm cho rằng các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông nhằm "thách thức yêu sách CHỦ QUYỀN" của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này cần phải được hiểu chính xác là, Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough chứ không phải vấn đề CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
Bởi nếu chúng ta nhầm lẫn điều này, vô hình chung chúng ta đang tiếp tay, tiếp sức cho Trung Quốc trong việc tung hỏa mù với dư luận, đánh tráo các khái niệm pháp lý để Bắc Kinh trục lợi phi pháp.
Mặc dù chính quyền và các quan chức Mỹ rất công khai, minh bạch và nhất quán lập trường không thiên vị bên nào trong các bên yêu sách CHỦ QUYỀN ở Biển Đông, nhưng Mỹ kiên quyết chống lại các "đòi hỏi quá mức", yêu sách bành trướng trong việc áp dụng, giải thích UNCLOS gây cản trở tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông.
Còn Trung Quốc thì vẫn cứ cố tình hiểu sai và tuyên truyền sai.
Người Mỹ chưa bao giờ nói "các đảo ở Biển Đông" thuộc về quốc gia nào như Trung Quốc đang tuyên truyền. Họ chỉ quan tâm các thực thể này có hiệu lực pháp lý đến đâu. Không thể đòi 12 hải lý lãnh hải cho các bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Càng không thể đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho bất kỳ thực thể nào ở Hoàng Sa, Trường Sa hay Scarborough. 
Đó là lý do tại sao ông Mã Anh Cửu vội vã ra đảo Ba Bình, Trường Sa lấy một ít rau trái, nước ngọt về để thanh minh rằng đảo này có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.
Tòa Trọng tài Thường trực PCA tới đây sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng giải thích sai UNCLOS, trong đó có nội dung các thực thể ở Trường Sa không phải là một "Island" để hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.
Câu chuyện về chủ quyền chúng ta phải đấu tranh theo một hệ thống pháp lý riêng, không phải việc áp dụng và giải thích UNCLOS. Tách bạch rõ hai điều này, chúng ta mới có thể đấu tranh hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp ở Biển Đông, không bị rơi vào những cái bẫy pháp lý đối phương đang cố tình giăng ra.
Thiết nghĩ chỉ có như vậy, chúng ta mới tận dụng tối đa được vai trò, ảnh hưởng của các cường quốc bao gồm Hoa Kỳ trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, ngăn chặn mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội: Thả cả thùng cá chép phóng sinh xuống sông Hồng


 - Từ sáng sớm 31/1 (tức 22 tháng Chạp), người dân Thủ đô nườm nượp ra phố mua sắm vật dụng cúng lễ ông Công ông Táo. Đến trưa, các sông, hồ ở Hà Nội tấp nập người đổ ra thả cá phóng sinh.
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Từ sáng sớm người dân đã đổ ra đường sắm lễ ông Công ông Táo. Ảnh: Ngọc Lan
 thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Nhiều cụ bà vừa mua hàng vừa trò chuyện. Ảnh: Ngọc Lan
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Người dân mua đồ lễ trên phố Hàng Mã. Ảnh: Trần Thường
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Cá chép là đồ cúng không thể thiếu trong ngày lễ 23 tháng Chạp. Ảnh: Trần Thường
 thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Đến trưa 31/1, người dân bắt đầu đổ ra sông Hồng thả tro bát hương và vàng mã. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Chen chúc trên cầu Chương Dương. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Nhiều người cẩn thận xuống sát bờ song Hồng đoạn dưới chân cầu Long Biên thả cá chép. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Nhóm thanh niên thả nguyên một thùng cá chép từ trên cầu Long Biên xuống sông Hồng. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Thả cá chép ở hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa). Ảnh: Phạm Hải 
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
 Người đàn ông này thả 1 con cá chép nhưng là cá chép to nặng hơn 1kg. Ảnh: Phạm Hải
thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo

Nhiều nhà cúng ông Táo sớm 1 ngày. Ảnh: Phạm Hải

thả cá chép, 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo
Nhóm bạn trẻ tình nguyện thu gom rác và tuyên truyền bảo vệ môi trường trên cầu Long Biên. Ảnh: Phạm Hải
Phạm Hải
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/287556/ha-no-i-tha-ca-thu-ng-ca-che-p-pho-ng-sinh-xuo-ng-song-ho-ng.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vua chúa Việt khi lên ngôi đã ‘tuyên thệ’ những điều gì?


Thời xưa các vua khi lên ngôi thường ban chiếu hoặc lệnh thể hiện các đường lối chính trị mà mình sẽ áp dụng.
Tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại núi Bân, Huế - nơi ông lên ngôi năm 1789.Lý Thánh Tông không muốn dân bị oan sai
Năm 1055, năm đầu tiên sau khi lên ngôi, vua Lý Thánh Tông đã ban những chiếu chỉ thể hiện đường lối cai trị nhân đức của mình, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc xét án và các tội nhân. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: Mùa đông, tháng 10, rét lắm, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết ngay gian, mà ăn không no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai lần phát cơm”.
Thương người tù tội nên nhà vua muốn các quan khi xét án nên khoan giảm hình phạt. "Sử ký toàn thư" chép: Mùa hạ, tháng 4 (năm 1066), vua ngự điện Thiên Khác xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa bảo ngục lại rằng: “Ta yêu con ta, cũng như lòng ta làm cha mẹ dân, nhân dân không biết mà mắc vào hình pháp, ta rất lấy làm thương. Từ năm nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ, đều nhất loạt khoan giảm”.
Đáng nói hơn, nhà vua còn cấp thêm bổng lộc cho các quan lại coi việc hình ngục để họ không nghèo đói mà sinh ra ăn hối lộ làm oan sai cho dân. Điều này trong Sử ký toàn thư, sử thần Ngô Sĩ Liên có ghi nhận: “Thánh Tông lo rằng tù giam trong ngục, hoặc có kẻ không có tội, nhân đói rét mà đến chết, thì cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi cho sống; lo rằng quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo nhận tiền đút lót, thì cấp thêm bổng và thức ăn, đề nhà được giàu đủ; lo rằng nhân dân thiếu ăn thi xuống chiếu khuyến nông; lo rằng năm sau đại hạn đói kém thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng đều là thành thực”.
Lê Thái Tổ chủ trương nhân đạo và thượng tôn pháp luật
Lê Thái Tổ là vị vua khai sáng cơ nghiệp nhà Lê. Ông đã mệt nhọc dãi nắng dầm mưa 10 năm mới đuổi được giặc Minh để giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1428, sau khi quân Minh rút hết về nước, Lê Lợi lên ngôi vua đã sai Nguyễn Trãi viết "Bình Ngô Đại Cáo" để bố cáo cho thiên hạ biết. Bản bố cáo này có thể coi là một bản tuyên ngôn độc lập, cũng có thể coi là một lời tuyên bố về đường lối chính trị của vua Lê Thái Tổ.
Ngay mở đầu bài cáo đã nói đến tư tưởng của nhà vua là “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Sau đó, tư tưởng nhân nghĩa lại được nâng lên ở câu “lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo”.
Đường lối chí nhân của Lê Thái Tổ được thể hiện ra ở ngay trong việc ông đã tha cho toàn bộ quân tướng nhà Minh khi chúng đâu hàng. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Tháng 12, ngày 12 (năm 1427) Vương Thông nước Minh sai quân bộ qua sông Lô đi trước, quân thủy theo sau. Bấy giờ tướng sĩ và người nước ta rất oán người Minh giết hại cha con họ hàng, rủ nhau khuyên vua giết cả. Vua dụ rằng: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, mà không thích giết người là bản tâm của người nhân. Vả lại người ta đã hàng rồi mà giết thì việc bất tường không gì lo bằng. Để thỏa lòng giận trong một buổi mà mang tiếng giết người đầu hàng mãi muôn năm, chi bằng tha mạng cho ức vạn người mà tuyệt mối chiến tranh sau này, sử xanh ghi chép, tiếng thơm muôn đời há chẳng lớn sao!”.
Bên cạnh đó, Lê Thái Tổ cũng là vị vua ngay từ đầu đã chủ trương chú trọng luật pháp để trị nước. "Sử ký toàn thư" chép rằng ngay trong tháng 1/1428, khi còn chưa làm lễ đăng quang ngôi vua, Lê Thái Tổ đã hạ lệnh ho các quan tư không, tư đồ, tư mã, thiếu úy, hành khiển bàn định luật lệ trị quân và dân, cho người làm tướng biết mà trị quân, người làm quan ở các lộ biết mà trị dân, để răn dạy cho quân dân đều biết là có phép, phàm các công việc đều có người phụ trách.
Lệnh của Thái Tổ nói rõ: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, người mà không có phép để trị thì loan. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật, để dạy các quan, dưới đến nhân dân, cho biết thế nào là thiện ác, điêu thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp”.
Quang Trung chú trọng đoàn kết dân tộc và cải cách giáo dục
Khác với Lý Thánh Tông lên ngôi trong buổi hòa bình và Lê Thái Tổ lên ngôi sau buổi dẹp loạn, Nguyễn Huệ đăng quang giữa lúc thù trong giặc ngoài đang căng thẳng. Ngày 22/11/1789, ông lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung khi gần 30 vạn quân Thanh đã kéo tới Thăng Long. Quyết định lên ngôi, Quang Trung muốn có danh chính ngôn thuận để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.
Trong bản chiếu lên ngôi, vua Quang Trung nói rõ chí hướng: “… mấy năm gần dây, Nam Bắc gây việc binh đao, nhân dân rơi vào chốn bùn than. Trẫm là người áo vải ở Tây Sơn, không có một thước đất, vốn không có chí làm vua, chỉ vì lòng người chán ngán đời loạn, mong mỏi được vua hiền để cứu đời yên dân, vì vậy trẫm tập hợp nghĩa binh, mặc áo tơi đi xe cỏ để mở mang núi rừng…”
Sau các phần nói về thế sự, vua Quang Trung nói thẳng vào các vấn đề mà nhà vua phải giải quyết và phương hướng giải quyết. Trước hết vua tuyên bố các khoản thuế trong nước ông thu một nửa chỉ trừ các nơi bị nạn binh hỏa thì các quan đến nơi xét thấy đúng mới miễn. Đúng ra các vua khi đăng quang thường miễn thuế và đại xá thiên hạ nhưng lúc này đang đối mặt với mấy chục vạn quân Thanh nếu không thu thuế của dân thì triều đình không có lương thực nuôi quân đánh giặc.
Thứ hai, lúc này còn nhiều quan lại cũng như dân chúng của nhà Lê cũ, phải làm sao để tranh thủ sự ủng hộ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất sự chống phá của họ. Để giải quyết việc này, vua Quang Trung tuyên bố: “Bầy tôi và nhân dân cựu triều hoặc bị vạ lây đã phải kết tội nặng, trừ tội đại nghịch bất đạo, còn thì đều cho đại xá… quan viên văn võ cựu triều, hoặc vì tòng vong trốn tránh, cho phép được về nguyên quán, người nào không muốn ra làm quan cũng cho tùy tiện”.
Những tuyên bố trong chiếu đăng quang này nói chung cũng chỉ là một giải pháp trước mắt. Nhưng ít ngày sau, khi gặp gỡ các nhân sĩ trí thức, vua Quang Trung đã bộc lộ hoài bão rất sâu xa về vấn đề xây dựng đất nước sau khi thắng giặc.
Sách La Sơn phu tử của tác giả Lê Trọng Hoàn cho biết khi Quang Trung hành quân ra đến Nghệ An có dừng lại tuyển mộ thêm lính và tổ chức duyệt binh lớn. Một ngày trước khi duyệt binh, vua đã gặp Nguyễn Thiếp để tham khảo ý kiến. Vua nói: “Quân địch đông quân ta ít. Phu tử tinh thông lý số, xin bảo cho quả nhân cách đánh thắng quân giặc”.
Nguyễn Thiếp nói đại khái rằng địch tuy đông nhưng đường xa mỏi mệt lại không rõ binh lực của ta cũng như địa hình địa vật trong khi ta biết rõ địch và dũng khí có thừa. Ta lại rút hết về Tam Điệp khiến giặc kiêu ngạo. Nhằm lúc chúng không đề phòng hoàng thượng dùng binh thần tốc, đánh cho chúng không kịp trở tay. Nếu thế hoàng thượng đi ra chuyến này, không quá 10 ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Nhà vua nghe xong rất mừng nói: “Phu tử nói phải! chuyến này quả nhân sẽ đánh cho quân nhà Thanh không còn mảnh giáp. Sau thắng lợi, đất nước yên bình, quả nhân sẽ mời phu tử làm thầy dạy học. Có nghĩa là phu tử sẽ giúp triều đình chấn hưng học vấn trong nước. Vua quan không học thì không biết trị nước. Dân chúng không học thì không biết bổn phận làm dân, không hiểu kỷ cương nhà nước. Cho nên đạo học phải được coi trọng”.
Sau này khi đã thắng giặc, vua Quang Trung đã bắt tay ngay vào việc cải cách giáo dục và mời Nguyễn Thiếp ra giúp nhưng tiếc rằng vua mất sớm nên sự nghiệp này dở dang.
Ba vị vua nói trên chỉ là một vài điển hình về các đường lối trị quốc an dân của cha ông ta. Tuy rằng mỗi thời mỗi khác nhưng các câu chuyện lịch sử này cũng cho chúng ta nhiều điều đáng để suy ngẫm.
Theo KIẾN THỨC
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Dù có phải đốt lửa vào chân cho ấm chúng ta cũng làm//

Nguyễn Xuan Thủy 
LỜI KÊU GỌI CHỐNG RÉT TỪ GẦM BÀN..
Hỡi toàn thể đồng bào miền Bắc!
Giặc rét đang hoành hành trên tất cả các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là 9 tỉnh có băng tuyết. Chúng ta cần phải có hành động quyết liệt. Chúng ta hãy nắm lấy tay, không, nắm lấy găng tay nhau để cùng vượt qua cơn đại họa, đại hạn, à quên, đại hàn này.
Dù có phải đốt lửa vào chân cho ấm chúng ta cũng làm chứ nhất quyết không thể cam tâm chịu chết rét như trâu bò đang ngả rạ.
Dù có bị đóng trong băng tuyết thì chúng ta cũng phải tự phá băng mà chui ra chứ không chờ thời tiết ấm lên rã đông cho chúng ta và khi ấy chúng ta sẽ được lôi ra để khâm liệm.
Chúng ta thà tiệt dục để vượt qua băng giá chứ quyết không để bị kẻ gian quyến rũ dụ dỗ chúng ta cởi quần áo làm cái chuyện mà có thể chưa xong chúng ta đã chết vì cảm lạnh.
Chúng ta thà không tắm một tuần, một tháng hay một năm chứ nhất định không để tắm xong phải hô hấp nhân tạo, cạo gió, hay bấm huyệt hoặc bị bỏng nước sôi trong khi tắm.
Thưa toàn thể đồng bào!
Chúng ta cần phải chiến thắng con mụ giặc rét! Thậm chí chúng ta cần phải thắng một cách bất khuất kiên cường, dùng thời trang để phang thời tiết chứ nhất địnhbkhông để thời tiết giết thời trang.
Chăn bông chúng ta có thể biến tấu thành áo khoác. Mũ bảo hiểm chúng ta có thể đội đi ngủ thay mũ giữ nhiệt. Chúng ta cũng có thể kết hợp miếng lót nồi làm bịt tai và ngược lại, lấy chăn mỏng cuốn quanh làm tạp dề mỗi khi nấu bếp. Ai bị cúm nặng có thể dùng khăn tắm mà hỉ mũi. Ai chịu lạnh kém hãy dán 3 miếng giữ nhiệt vào 3 vị trí tương ứng để bảo tồn ba vòng 1 - 2 - 3.
Các quý anh mỗi ngày nên uống 1/4 liều viagra để mỗi khi đi tiểu phải "mổ moi" móc của quý ra khỏi 4 lớp quần thuận lợi hơn. Các quý cô nên tham khảo việc đặt ống dẫn lưu để tránh mỗi lần giải quyết nỗi buồn phải "mổ phanh" tím tái bờ mông ngà ngọc.
Hỡi bà con!
Chúng ta rứt khoát phải vượt qua tình thế hiểm nghèo vài chục cân treo sợi tuyết này.
Đã rứt khoát phải rứt khoát hơn nữa.
Đã quyết liệt phải quyết liệt hơn nữa.
Chúng ta phải làm sao để trong và sau đợt đại hàn này nơi thưa vắng nhất là bệnh viện, chỗ thất nghiệp là những kẻ làm dịch vụ tang lễ, những tên đào huyệt ngồi ngáp ngắn ngáp dài và những đứa đóng quan tài nằm không buồn đuổi ruồi trên mép.
Chúng ta đã chiến thắng rất nhiều thù trong giặc ngoài, nay còn con giặc rét này chúng ta cố mà chiến thắng nốt.
Mong đồng bào phát huy trí tuệ tập thể, sức mạnh cộng đồng, vận dụng trăm phương nghìn kế, không để cái khó bó cái khôn cùng nhau chiến thắng.
Bà con cũng cần lưu ý, con mụ giặc rét này nó rất là nham hiểm, biến hóa khôn lường. Nó đang bị kích động bởi thằng cha El Nino và sự xúi bẩy của con mẹ La nina, nên hoành hành khắp hang cùng ngõ hẻm. Bà con nên tỉnh táo nhận diện chân dung giặc rét để tìm phương án đối phó hợp lí, tránh nghe theo luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch tuyên truyền để làm các việc bất lợi như bỏ làm nằm trong chăn lông cừu quá 24 tiếng một ngày, đóng kín các cửa phòng mang bếp than vào quạt hay rủ nhau chui vào náu trong túi sưởi.
Mong bà con chiến thắng và hi vọng đấu tranh này là trận cuối cùng.
Chào thân ái và quyết đấu!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGHỀ CỦA NÓ LÀ CHỬI, NGHỀ CỦA MÌNH LÀ VIẾT



Đến bây giờ vẫn còn nhiều lời xúc xiểm cay độc dành cho Nguyễn Huy Thiệp, việc đó chỉ chứng tỏ một điều: ông là một nhà văn lớn. Thậm chí có người còn viết cả một chương sách dài chỉ để công kích và chửi rủa ông, để khinh bỉ hết lời. Nhưng tôi đã nói về sự khinh bỉ rằng cái gì càng có giá trị thì càng bị khinh bỉ, thậm chí là khinh bỉ cực nhiều. Đã có lần tôi hỏi Nguyễn Huy Thiệp về chuyện này, ông bảo. Mặc kệ nó ông à, nghề của mình là viết, nghề của nó là chửi, nước sông không phạm nước giếng, hai thằng đều làm tiền mà thôi!
Nghề của mình là viết, nghề của nó là chửi, nước sông không phạm nước giếng, hai thằng đều làm tiền mà thôi!
Nhưng quả thực Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít các nhà văn có tác phẩm có thể đọc lại nhiều lần. Những tác phẩm vừa vừa đọc lần thứ hai đã thấy chán ngắt, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có cái mê dụ, dẫn dắt người ta đọc đi đọc nhiều lần vẫn thấy có những hấp dẫn, sinh động. Mặc dù tôi cũng thấy rằng văn của ông cũng là một thứ rất khinh bỉ và ác và thậm chí nó tàn nhẫn như một cái máy quay phim. Nhưng tàn nhẫn, khinh khỉnh cũng có cái giá trị của nó, vì rất ít người có khả năng thản nhiên nói về nó như thế và bên dưới ấy là một bề lặng thẳm sâu mà không dễ gì người ta đã nhận ra.


Phần nhận xét hiển thị trên trang