Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Đừng để những người khác phải đau khổ!


KT Biển
KS Doãn Mạnh Dũng

Khi thực hiện đại hội Đảng cộng sản, dù cấp nào những người cộng sản đều đứng nghiêm hát bài Quốc tế ca. Đó là bài hát với lời và nhạc tràn đầy xúc cảm như sóng dậy, triều dâng. Chính bài hát này đã làm nên Xô Việt Nghệ Tĩnh.
“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cơ khổ bần hàn, sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành toàn nô lệ vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình. Đấu tranh này là trận cuối cùng kết đoàn lại để ngày mai L’Internationale sẽ là xã hội tương lai. Đấu tranh này là trận cuối cùng kết đoàn lại để ngày mai L’Internationle sẽ là xã hội tương lai.”
Đây là bài thơ của Eugène Pottier (1816–1887) sáng tác năm 1870 góp phần hình thành phong trào Công xã Paris ngày 18/3/1871. Bài thơ được Pierre Degeyter (1848–1932) phổ nhạc năm 1888.
Bài Quốc tế ca thấm đậm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” do Marx (1818-1883) và Ănggen công bố năm 1848, khi đó Marx mới 30 tuổi.
Lời đầu tiên trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” Phần I viết:
“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau”.
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời trong thời kỳ tiền tư bản. Khi đó thành quả lao động dựa vào hai yếu tố cơ bản là cường độ cơ bắp và thời gian lao động trong ngày.
Theo giáo trình “Lịch sử các học thuyết kinh tế” NXBGD – 1999 viết:
“Công lao to lớn của Marx là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, đây là hòn đá tảng của chủ nghĩa Marx. Marx là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến”. (Trang 120)
Theo Marx, công thức giá trị hàng hóa gồm có: 
G = c+ v + m (Trang 48)
Trong đó:
G: Là Giá trị sản phẩm
c: Chi phi máy móc và vật tư là cố định
v: Lao động trả cho người công nhân.
m: Giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm được
Với công thức trên, vì Marx cho “c” là cố định, nên Marx tin rằng nhà tư bản giàu có là nhờ bóc lột người công nhân nên mâu thuẩn giữa nhà tư bản và công nhân là mâu thuẩn đối kháng và giai cấp công nhân sẽ là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.
Nhận thức của Marx hình thành từ các cảm xúc trực tiếp khi quan sát các đại công trường thời Tiền tư bản.
Tiếp nhận tư duy trên, Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) đã đưa ra khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rể”, sau đó là Cải cách ruộng đất 1954 và Cải tạo công thương 1975.
Phải chăng “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”?
Con người là sinh vật có trí tuệ. Trong quá trình khai thác thiên nhiên để tồn tại, nhờ có trí tuệ con người hiểu rằng muốn tồn tại, con người phải gắn kết trong cộng đồng xã hội. Do đó lịch sử tiến hóa của loài người gồm lịch sử chinh phục thiên nhiên và lịch sử gắn kết con người với nhau. Bản năng tìm kiếm sự sinh tồn là bản năng chính của con người. Bản năng đó không chỉ ở việc tìm kiếm, tích lũy vật chất hay duy trì nòi giống để tồn tại mà còn ở sự mong muốn bất tử của con người.
Để sản xuất ra của cải vật chất, con người phải sử dụng Lao động giản đơn và Lao đông trí tuệ để tác động lên tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra thực phẩm, nhà ở, áo quần, thuốc men, phương tiện giao thông…
Trong Công thức giá trị hàng hóa của Marx, ta thấy “c” là một biến vì trong “c” không chỉ có Lao động giản đơn mà còn có Lao động trí tuệ và Tài nguyên thiên nhiên. Theo sự tiến hóa của loài người, Lao động trí tuệ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong giá trị sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ.
Ví dụ, trong chiếc máy hơi nước có tài nguyên thiên nhiên là quặng sắt và than, có tài nguyên trí tuệ là kỹ thuật luyện sắt thép và sự phát minh ra máy hơi nước. Hai vị trí khác trên trái đất có tài nguyên thiên nhiên khác nhau, hai con người khác nhau có năng lực trí tuệ khác nhau. Vì tài nguyên trí tuệ mang tỷ lệ ngày càng lớn trong sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nên mâu thuẩn giữa nhà tư bản và công nhân không phải là mâu thuẩn đối kháng, miển rằng nhà tư bản phải tăng cường sử dụng công nghệ mới. Để duy trì lợi ích của mình, nhà tư bản buộc phải chăm lo cuộc sống và nâng cao tay nghề của người công nhân. Vì vậy không thể có chuyện giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta hôm nay đang chứng kiến những tỷ phú như Bill Gate, Zuckerberg… có siêu lợi nhuận nhờ Lao động trí tuệ và làm từ thiện. Những hình ảnh đó là ngoài sự tưởng tượng của thời Marx.
Lịch sử xã hội loài người là lịch sử xa dần con vật, loài người có xu hướng ngày càng yêu quý nhau hơn, khoan dung hơn và gắn bó với nhau trong xã hội không chỉ bằng pháp luật mà cả bằng đạo đức và lương tâm của một con người văn minh.
Với Marx, hạnh phúc là đấu tranh. Sau khi “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” thì sẽ làm gì để xã hội phát triển ổn định và bền vững. Xã hội Việt Nam hôm nay ai là nô lệ phải vùng lên? 
Trước khi Marx được sinh ra đời, nhà triết học Đức Immanuel Kant (1724-1804) lại đưa ra quan điểm: “Ta hãy tìm hạnh phúc cho kẻ khác, nhưng cho chính ta, thì hãy tìm sự hòan thiện, dù nó đem lại cho ta hạnh phúc hay đau khổ”.
Rõ ràng tư duy của Immanuel Kant cao thượng hơn, giúp xã hội loài người gắn bó nhau hơn, giúp con người ngày càng hòan thiện hơn về trí tuệ để chinh phục thiên nhiên.
Trong tự nhiên, chiếc kim của La bàn từ luôn chỉ về hướng Bắc. Nhưng khi gần đến cực Bắc thì kim la bàn chỉ hổn lọan. Chiếc máy bay của hảng First Air của Canada đã gặp tại nạn gần Bắc cực cách đây vài năm vì phi công quên không điều chỉnh lại kim la bàn khi hạ cánh tự động.
Phải chăng trong quy luật xã hội cũng vậy? Quá trình tiến hóa đến đích hạnh phúc của con người lại cần sự điều chỉnh với những nhận thức mới của loài người.
Vì bản tính mong muốn bất tử của con người, nên loài người khi yêu nhau vẩn cần sự tỉnh táo để nhận ra những kẻ như Herostratos – kẻ đốt đền – để được bất tử. Mọi chủ thuyết, mọi khuynh hướng của xã hội chỉ thật sự có ý nghĩa với loài người khi biết quý trọng tính mạng và nhân phẩm của con người, biết giúp người dân sống hạnh phúc hơn, văn minh hơn bằng một xã hội tự do trong trật tự.
Ngược lại, những giải pháp áp đặt với con người vì lợi ích của một nhóm người chỉ là sự gieo gió để tự gặt những cơn bão trong tương lai.
Xin phép lấy lời chị Mai Sinh làm lời kết. Chị Mai Sinh người Hải Dương, lớn lên trên đất Hà Nội là bạn học với tôi cùng lớp 10 H – trường Phổ thông III B , Hà Nội niên khóa 1964-1965. Khi biết tôi đang nghiên cứu các dự án cảng biển nên nhắc tôi khi họp lớp:
– Bạn cần hết sức cân nhắc các dự án của bạn, đừng để những người khác phải đau khổ vì sai lầm của chính mình!
Tôi thật hạnh phúc vì có những người bạn tốt như chị Mai Sinh. Văn hóa Hà Nội xưa đã dạy tôi những điều tuyệt vời mà thế hệ con hay cháu tôi khó mà có được. Cám ơn các thầy cô và các bạn học của tôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vực thẳm tài chính chờ đón kinh tế Trung Quốc trong năm 2016


Phạm Duy Hiển


NHÀN ĐÀM 


…khi nhu cầu tài chính của Trung Quốc trong năm 2016 được dự báo là cao nhất trong hàng chục năm qua, thì hẳn cái bao dự trữ ngoại tệ này sẽ bị bào mòn đáng kể…


Năm 2015 là năm Trung Quốc phải đối mặt với nhiều biến cố kinh tế nhất. Tuy nhiên, đây có lẽ vẫn chưa phải là năm tệ nhất với Trung Quốc nếu như nhìn vào tương lai ảm đạm của nước này trong năm 2016. Một chuỗi các thách thức lớn chưa từng có đang chờ đón kinh tế Trung Quốc, mà trong đó thách thức lớn nhất là một vực thẳm tài chính sâu hun hút.

Thời điểm giữa tháng 11.2015 vừa qua là thời điểm đánh dấu tròn ba năm cầm quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào giữa tháng 11.2012.

Nó đồng thời cũng đánh dấu cho sự kết thúc cho năm 2015, năm cuối cùng trong kế hoạch kinh tế 5 năm của Trung Quốc (2011-2015). Nhưng, thời điểm mà nhiều quan chức Trung Quốc gọi là "song hỷ lâm môn" đó lại không hề đáng để vui mừng chút nào.

Năm 2015 có lẽ là năm Trung Quốc phải đối mặt với nhiều biến cố kinh tế nhất trong rất nhiều năm trở lại đây, và có lẽ đây cũng sẽ là năm kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng chậm nhất, dự kiến chưa đến 7%. Tuy nhiên, năm 2015 có lẽ vẫn chưa phải là năm tệ nhất với Trung Quốc nếu như nhìn vào tương lai ảm đạm của nước này trong năm 2016. Một chuỗi các thách thức lớn chưa từng có đang chờ đón kinh tế Trung Quốc, mà trong đó thách thức lớn nhất là một vực thẳm tài chính sâu hun hút.

Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ thế giới phải thừa nhận rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất nước này kể từ sau Đặng Tiểu Bình. Nhưng nếu hỏi rằng ông Tập có phải là một người may mắn hay không, thì câu trả lời là : chưa chắc. Ông Tập lên nắm quyền đúng vào thời điểm không mấy dễ chịu. Xét trên khía cạnh kinh tế, đó là thời điểm Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại sau khoảng ba mươi năm phát triển với tốc độ rất cao, và đang có nhu cầu thúc bách là cần đổi mới mô hình tăng trưởng vốn là một việc cực kỳ khó khăn.

So về may mắn, thì người tiền nhiệm của ông Tập là Hồ Cẩm Đào may mắn hơn nhiều, khi thời gian ông này cầm quyền là khoảng thời gian tươi đẹp cuối cùng của nền kinh tế trước khi tăng trưởng chậm lại. Chính vì thế, những vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc cứ dần dần tích tụ lại, để rồi bùng nổ vào đúng thời gian ông Tập nắm quyền. Chúng ta có thể điểm qua những thách thức chủ đạo với kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 để thấy rõ điều đó.

Thứ nhất là những bất ổn tiền tệ. Đồng USD tăng giá sau khi cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất hồi giữa tháng 12.2015 được xem là cú sốc lớn nhất với hệ thống tài chính tiền tệ Trung Quốc trong năm 2016. Nó sẽ tác động trực tiếp đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, tăng áp lực giảm phát, ảnh hưởng xấu đến thu nhập của các doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, nó cũng tăng sức nặng của gánh nợ công trên vai các doanh nghiệp Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, nợ nước ngoài sắp đáo hạn của các doanh nghiệp nước này là khoảng trên 1,1 ngàn tỉ USD, và đồng USD tăng giá có thể khiến số nợ này tăng lên đáng kể.

Đồng USD tăng giá cũng đang đẩy mạnh thêm xu hướng chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi Trung Quốc. Xu hướng này đang ngày càng gia tăng trong vài năm gần đây theo cấp số nhân. Vào ba tháng cuối năm 2014, khoảng 91 tỉ USD bị rút khỏi thị trường Trung Quốc ; ba tháng sau đó tức ba tháng đầu năm 2015, con số này tăng lên gần 210 tỉ USD ; còn ở thời điểm hiện tại khi năm 2015 sắp trôi qua, thì có tới hơn 500 tỉ USD bị rút ra khỏi Trung Quốc trong bốn tháng cuối năm. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài bị rút khỏi Trung Quốc trong năm 2015 có lẽ lên tới cả ngàn tỉ USD chứ không ít. Và có trời mới biết được với việc đồng USD tăng giá, con số này trong năm 2016 sẽ tăng lên bao nhiêu.

Trong bối cảnh khó khăn đó thì bản thân nội tại nền kinh tế Trung Quốc cũng có không ít quả bom tài chính. Lớn nhất là thị trường bất động sản khổng lồ đang ế ẩm. Theo ước tính có khoảng 50 triệu căn hộ đang bị bỏ không tại nước này, và nó đang đóng băng một lượng tiền khổng lồ.

Chỉ tính riêng các khoản vay liên quan đến bất động sản tại bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc đã lên tới 364 tỉ USD. Trong bối cảnh dòng tiền rút ra khỏi Trung Quốc đang tăng chóng mặt, thì sức ép phải khai thông bế tắc thị trường bất động sản lại càng tăng lên. Vấn đề thị trường bất động sản đóng băng nghiêm trọng đến mức Chính phủ Trung Quốc đã phải đặt nó lên hàng đầu trong số các vấn đề cần giải quyết trong năm 2016, khi thị trường bất động sản được dự báo sẽ là quả bom thứ hai sau quả bom nổ ở thị trường chứng khoán hồi tháng 8 vừa qua.

Một quả bom khác cũng lớn không kém là hệ thống ngân hàng. Cho đến giờ, kênh cung cấp tín dụng lớn nhất ở Trung Quốc vẫn là hệ thống ngân hàng, từ các doanh nghiệp nhà nước cho đến doanh nghiệp tư nhân đều vay vốn từ các ngân hàng, một phần khác là từ nguồn vốn vay nước ngoài. Điều này tăng lên sau khi một kênh huy động tín dụng khác là thị trường chứng khoán sụp đổ hồi tháng 8.

Nhưng giờ đây áp lực lên hệ thống ngân hàng Trung Quốc mới thực sự lớn, khi nợ nần của các doanh nghiệp đang gia tăng do tỷ giá và kinh tế tăng trưởng chậm, nó đang làm giảm thanh khoản và sức ép dòng tiền thì tăng lên trông thấy. Nếu không được xử lý tốt, Trung Quốc có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính giống nước Mỹ năm 2007, khi hệ thống ngân hàng sụp đổ.

Như ta đã thấy, phần lớn các thách thức chủ đạo của kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 sắp tới là liên quan đến lĩnh vực tài chính. Chưa bao giờ sức ép tài chính lại dữ dội và đến vào cùng một thời điểm như thế vào năm 2016. Để giúp các doanh nghiệp đang cần tiền trả nợ nước ngoài sắp đáo hạn, để giúp bù đắp những lỗ hổng trên thị trường do việc các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn đầu tư, để giúp khai thông thị trường bất động sản đang đóng băng, và để giúp hệ thống ngân hàng trong vấn đề thanh khoản, chỉ có một giải pháp duy nhất là chính phủ Trung Quốc phải bơm tiền để cứu vãn tình hình và dĩ nhiên là bằng USD.

Áp lực tài chính tổng hợp này đang không khác gì một vực thẳm sâu hun hút, đe dọa bào mòn hệ thống bảo hiểm của Trung Quốc vốn là quỹ dự trữ ngoại tệ của nước này. Chỉ tính riêng trong việc bù đắp những tổn thất do đồng USD tăng giá, Trung Quốc dự kiến sẽ phải chi 100 tỉ USD mỗi tháng để giải quyết tình hình.

Đó là chưa kể đến nguồn tiền cần thiết để khai thông thị trường bất động sản và giúp hệ thống ngân hàng tăng mức đề kháng. Cùng với đó là mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ Trung Quốc đặt ra trong 5 năm từ 2016 đến 2020 ở mức 6,5% mỗi năm. Để làm được điều đó Trung Quốc sẽ vẫn phải tăng cường đầu tư cả ở thị trường nội địa lẫn đầu tư ra nước ngoài, đồng nghĩa với việc lại cần một khoản chi phí khổng lồ nữa.

Và vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là quỹ dự trữ ngoại tệ của nước này không phải là cái bao không đáy. Nó đã sụt xuống chỉ còn 3.500 tỉ USD sau khi chính phủ Trung Quốc bơm 500 tỉ USD ra cứu thị trường chứng khoán hồi tháng 8. Việc dòng vốn đầu tư nước ngoài rút ồ ạt khỏi Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến quỹ dự trữ, khi một phần trong quỹ dự trữ là dòng tiền nóng đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu.

Và khi mà nhu cầu tài chính của Trung Quốc trong năm 2016 được dự báo là cao nhất trong hàng chục năm qua, thì hẳn cái bao dự trữ ngoại tệ này sẽ bị bào mòn đáng kể. Còn nếu như chính phủ Trung Quốc không muốn mạo hiểm dùng quá nhiều từ quỹ dự trữ, thì họ sẽ phải chấp nhận những thiệt hại kinh tế cũng không hẳn là nhỏ trong năm 2016.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mới nhỏ tì ti!

Hết độc quyền

Nhiều người không để ý, 2 năm nay không ai quan tâm đến việc xuất bản lịch (lịch tờ và lịch bloc), giá cả rẻ, hàng hóa đa dạng, thuận mua vừa bán. Đơn giản là đã theo đúng quy luật kinh tế thị trường, cứ anh nào làm ra hàng tốt, rẻ, đẹp thì có khách. 

2 năm nay không còn chuyện nhà nước thò tay can thiệp, độc quyền, hiệp hội xuất bản này nọ gồm các nhà xuất bản móc ngoặc nhau, chia bôi thị phần, định đoạt giá cả, giành nhau miếng ăn quá đám cường hào ngày xưa. 

Công đầu cho sự tử tế ấy chính là NXB ĐH Tổng hợp TP.HCM (sau là NXB ĐH quốc gia), dám xé rào, cưỡng lại quy định phát xít, cứ làm theo cơ chế thị trường.

Điều đó cũng chứng minh, nhà nước này cứ can thiệp vào chỗ nào là chỗ ấy khốn nạn, lên bờ xuống ruộng, nhân dân chả được lợi gì. 
Nhà báo Hoàng Tư Giang nhắn với tôi rằng "Nhà nước rút đến đâu, cái tốt tràn đến đấy, anh ạ".

1.1.2016
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Viết cho một người biết nhưng không quen nhân đọc toành hoành cuối năm!


Hết Xẩm vào lại Cuội ra..
Khổ thân con ếch... nằm mà tối thui
Kẻ này tới
Người kia lui
Nghĩa tình đến bước dập vùi lẫn nhau..
Ngoài đường, xó bếp lao xao
Bàn đi tính lại chỗ cao ai ngồi?
Chung bầy - ai cũng vậy thôi!
Vẫn là kẻ chúa
người tôi
vẫn là!
Đớn hèn chịu cảnh điêu xa..
Nguy nga là chỗ người ta hơn mình!
Tu bao nhiêu kiếp chưa lành!
Kiếp này đã thế..
thôi đành lại tu!
Chả tội gì phải "tâm tư"
Chả tội gì phải "ưu tư" sự đời
Rửa tay gác kiếm 
rong chơi..
Ngày đông tháng giá..
sự đời ngẫm xem!!??

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc và các nước khác trong khu vực phải tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.


Trang mạng News.com của Australia tường thuật rằng Đô Đốc Scott Swift đưa ra lời cảnh báo đó hôm qua trước một cử toạ gồm các giới chức hải quân cấp cao đến từ hơn 10 quốc gia để tham dự Hội chợ Thái Bình Dương năm 2015 tại Sydney. Đô đốc Swift cảnh cáo rằng những ‘điểm bất đồng có khả năng gây xung đột’ trên biển và lập trường ‘lấy sức mạnh để giành lý về phần mình’– ám chỉ Trung Quốc, có thể dẫn tới xung đột toàn diện tại Biển Đông, một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất của thế giới hiện nay.
Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói: “Nếu chúng ta không sẵn sàng cam kết sẽ giải quyết những bất đồng một cách hoà bình, sử dụng các công cụ dựa trên hệ thống pháp trị đã phục vụ thế giới bấy lâu nay…thì kể như chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận khả năng các giải pháp áp đặt để giải quyết bất đồng giữa các nước trên biển.”
Đô Đốc Scott Swift, người được trang mạng News.com.au miêu tả là ‘giới chức hải quân quyền lực nhất trên trái đất’, hiện có dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông khoảng 250,000 thuỷ thủ và binh sĩ thuỷ quân lục chiến, 2.000 máy bay, 200 tàu và 43 tàu ngầm hạt nhân.
Trong những lời chỉ trích được coi là nhắm trực tiếp tới Trung Quốc và các hoạt động xây đảo nhân tạo cũng như ý đồ của Bắc Kinh muốn thiết lập những khu cấm bay ở Biển Đông, Đô Đốc Scott Swift tuyên bố “tự do hàng hải không thể bị cản trở hoặc xâm phạm”.
Ông nói: “Tự do hàng hải phải được duy trì bất chấp những tranh chấp chủ quyền biển đảo, bất chấp những vụ tranh chấp này kéo dài bao lâu và bất chấp các đảo này là do thiên nhiên tạo ra hay bàn tay con người tạo ra.”
Đô đốc Swift cảnh giác rằng lập ra một hệ thống dựa trên ‘lấy sức mạnh để dành lý về phần mình’ là con đường nào ngắn nhất để phá huỷ nền móng trên đó khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã xây dựng và phát triển các xã hội thịnh vượng trong bao nhiêu năm qua.
Tư lệnh Swift nói ông tin rằng một số nước coi tự do trên biển là những gì có thể lấy về làm của riêng, và do đó có ý định hạn chế quyền tự do hàng hải trên vùng biển mà họ cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Hãng tin Reuters dẫn lới Đô Đốc Scott Swift nói: "Một số các quốc gia tiếp tục đưa ra những cảnh báo vô giá trị, những đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên các vùng biển quốc tế, hoàn toàn không phù hợp với Công ước quốc tế về Luật Biển”.
Tư lệnh Quân đội Úc, Tướng Angus Campbell mô tả tình hình Biển Đông là vô cùng phức tạp, ông kêu gọi tất cả các bên liên quan hãy tiếp tục đối thoại.
Phó Đô Đốc Tim Barrett, Tư Lệnh Hải quân Úc, thì nói rằng cần phải chống đối giải pháp dùng vũ lực quân sự để trấn áp nước khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ khẳng định “hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ kiên quyết duy trì cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải”.
Lên tiếng hôm nay tại Hội nghị Seapower, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne nói rằng căng thẳng đang tăng cao trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Bà khẳng định: “Australia sẽ tiếp tục mạnh mẽ chống đối các hành động trấn áp, hiếu chiến để củng cố đòi hỏi chủ quyền của bất cứ nước nào muốn đơn phương thay đổi hiện trạng trong Biển Đông”.
Bà Payne tuyên bố quan hệ liên minh với Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là nền móng của nền an ninh Australia, giữa lúc thế giới đang trở nên bất ổn hơn từ nay cho tới năm 2035.
Theo News.com au, Reuters, Business Insider

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Nhiều bức chân dung, nom thấy tướng địa ngục, súc sinh... hiện lên rõ mồn một.

MỘT CHÚT VỀ THỨC THỨ 8
Nhiều người tin vào sự tồn tại của thức thứ 8 (tàng thức, a lại da thức). Nhưng thường "chấp" vào 2 sai lầm.
Thứ nhất, cho rằng mỗi người đều có thức thứ 8 (a lại da thức) riêng biệt. Sự chấp này chẳng khác gì chấp vào "ngã" (tiểu ngã) cả. Và bởi vì chân lý "ngã" là Không, nên không có a lại da thức riêng biệt đối với mỗi chúng sinh.
Thứ hai, cho rằng a lại da thức là cái "thức" chung của tất cả chúng sinh. Quan điểm này dẫn tới thuyết "đại ngã" của ngoại đạo. Thực tế cũng là 1 hình thức chấp vào "ngã". Vì vậy cũng không có một a lại da thức chung cho tất cả chúng sinh.
Thực ra thì a lại da thức là không phải chung, cũng không phải riêng. Đây là luận điểm "bất nhất, bất dị" (không phải một, cũng không phải khác) của Trung đạo. Con người ta thường quen tư duy theo các cực đối lập (nhị nguyên), nên rất khó "chứng" được điều này.
Ví như trong một căn phòng có nhiều ngọn đèn cùng bật sáng, thì bất kì 1 điểm sáng nào trong căn phòng ấy cũng không của riêng ngọn đèn nào, song cũng không nằm ngoài ánh sáng của từng ngọn đèn riêng biệt.
Kinh điển đại thừa rất sâu xa khi nói về thức thứ 8, đã dùng nhiều tên gọi để chỉ nó. Đều là thức thứ 8 cả, song đối với tất cả chúng sinh thì gọi là a lại da thức, đối với 1 kiếp người cụ thể, với tư cách căn mệnh thì gọi là a đà na thức, với tư cách quả báo trong luân hồi thì gọi là dị thục thức, ra khỏi luân hồi thì gọi là vô cấu thức... Tổng cộng có gần... 30 tên gọi.
Thức thứ 8 tàng chứa mọi hành động (nghiệp) của mỗi mỗi chúng sinh từ vô lượng kiếp về trước, đến vô lượng kiếp về sau. Tại đâu mà nó có "dung lượng" lớn như thế? Tại nó là "Không", nên nó vô cùng. Cũng như một căn phòng không bao giờ từ chối ánh sáng chiếu vào bởi lý do đã "chật" ánh sáng cả.
Bởi thức thứ 8 không phải là chung, nên "nghiệp" không ai giống ai. Và bởi nó không phải là riêng, nên không ai thoát được "nghiệp quả", cho dù có "bí mật" đến đâu.
Nhân mùa tranh đoạt, nghĩ đến sự dối trá, tham tàn, đểu giả... đã và đang được phơi bày mà rùng mình. Nhiều bức chân dung, nom thấy tướng địa ngục, súc sinh... hiện lên rõ mồn một.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc: Thiếu vắng niềm tin và sự tử tế.



Gary Feuerberg
Phạm Nguyên Trường dịch


He Huaihong (bên trái), Giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh và Cheng Li, Cheng Li, giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings đang thảo luận về sự suy đồi và thức tỉnh về mặt đạo ở Trung Quốc, Brookings, ngày 6 tháng 11(ảnh của Gary Feuerberg)

Trong cuốn sách do Brookings Press mới xuất bản gần đây, một vị giáo sư Trung Quốc, ông He Huaihong đề xuất một nền đạo đức xã hội mới cho cái xã hội mà nhiều nhà quan sát, cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc, cho là đang ở trong tình trạng khủng hoảng về mặt đạo đức.

Nhà sử học, đạo đức học, phê bình xã hội, và người bảo vệ không khoan nhượng Nho giáo, giáo sư He đưa ra khuôn khổ trí tuệ nhằm định hướng hành vi của người dân và khôi phục lại nền đạo đức xã hội để Trung Quốc có thể giành được vị trí của mình trong cộng đồng các quốc gia khác mà không phải xấu hổ. Giáo sư He nói tại Viện Brookings vào ngày 06 tháng 11, nhân dịp xuất bản cuốn sách mới của mình: “Đạo đức xã hội ở nước Trung Quốc đang thay đổi: Suy đồi đạo đức hay sự thức tỉnh về đạo đức?”

He Huaihong là giáo sư triết học tại Đại học Bắc Kinh. Cuốn sách gồm 19 bài tiểu luận, trừ hai bài, đều được viết trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2013.

“Hiện nay, trong xã hội Trung Quốc, chúng tôi gặp vấn đề khá nghiêm trọng về mặt đạo đức. Những vấn đề chính là chúng tôi thiếu niềm tin và chúng tôi thiếu tử tế”, He nói như thế, đấy là qua lời người dịch tiếng Anh.

Đặc biệt là niềm tin của nhân dân đối với các nhà lãnh đạo chính trị. “Dù chính phủ có nói gì thì dân chúng cũng không tin. Ngay cả khi họ nói sự thật thì người dân vẫn không tin”. Các đảng viên và quan chức nhà nước cũng nghi ngờ, ông nói.

“Hiện nay, ở Trung Quốc, chủ đề về suy đồi đạo đức và thiếu niềm tin không còn là những chủ đề nhạy cảm và chắc chắn không phải điều cấm kỵ về mặt chính trị nữa”, Cheng Li, giám đốc Trung tâm Trung Quốc mang tên L. Thornton John ở Brookings, người giới thiệu giáo sư He nói như thế.

Trong phần giới thiệu cuốn sách, Li đưa ra một danh sách dài những hiện tượng chứng tỏ đang có những vấn đề đạo đức nghiêm trọng: “Gian lận thương mại, gian lận thuế, lừa dối tài chính, những dự án kỹ thuật kém chất lượng và nguy hiểm, sản phẩm giả, sữa nhiễm độc, bánh mì độc, thuốc độc, và sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp trong giáo viên, bác sĩ, luật sư, các nhà sư Phật giáo, và đặc biệt là các quan chức chính phủ”.

Giáo sư He viết rằng, tham nhũng là không chỉ giới hạn trong những quan chức cao cấp nhất. Ngay cả “trưởng thôn, thị trưởng, các nhà quản lý ngân hàng địa phương có thể có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm triệu nhân dân tệ tiền hối lộ. Một trưởng văn phòng huyện có thể sở hữu hàng chục ngôi nhà”.

Giáo sư He đặc biệt lo lắng về việc xã hội Trung Quốc đang mất dần sự tử tế. Trong buổi nói chuyện, ông có nói rằng nếu người ta nhìn thấy một người già ngã, rất nhiều người sẽ không dám đỡ dậy vì sợ bị tống tiền. Họ có thể sẽ phải trả tiền viện phí. Trong cuốn sách, ông đã dẫn ra một trường hợp có thể làm người ta choáng váng: một bé gái 2 tuổi bị hai ô tô cán lên người, hàng chục người đi qua mà không ai giúp đỡ.

“Nhiều vụ tai nạn với xe chở trẻ con lớp mẫu giáo; khi xe tải đâm vào, người qua đường không những không cứu nạn nhân mà nhảy vào hôi của”, ông viết trong bài tiểu luận thứ tám. “Trong xã hội Trung Quốc, đang xảy ra khủng hoảng đạo đức”.

“Sự thờ ơ đối với tha nhân… đang lan tràn, không quan tâm tới đời sống của con người, không quan tâm tới tục lệ xã hội và luật pháp”, He viết.

Cách mạng Văn hóa

Giáo sư He chỉ ra nhiều nguồn gốc có tính lịch sử làm cho đạo đức suy đồi, nhưng chủ yếu là Cách mạng Văn hóa (1966-1976), khi đất nước rơi vào tình trạng suy đồi đạo đức tồi tệ nhất. Chiến dịch “tiêu diệt bốn cái cũ” - tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, và thói quen cũ – trên thực tế là tiêu diệt đạo đức truyền thống.

“Nhiều cuốn sách lịch sử, nhiều hiện vật và địa điểm lịch sử bị phá hủy. Mộ của một số nhân vật lịch sử được nhân dân kính trọng bị đập phá và thậm chí đôi khi hài cốt của họ còn bị đào lên. ... Trẻ con được lệnh phải báo cáo về gia đình của mình và đôi khi thậm chí còn tham gia đánh đập người thân trong gia đình. ... Chính trị hoàn toàn thay thế đạo đức. Tiêu chí duy nhất để đánh giá về đạo đức là lòng trung thành với lãnh tụ Mao Trạch Đông”.

Thành phần chủ chốt của Cách mạng Văn hóa là Hồng vệ binh, đỉnh điểm là trong hai năm đầu tiên 1966-1968, lúc đó “đất nước thực ra là đã lâm vào tình trạng hỗn loạn”. Hoạt động của chúng chỉ giảm từ tháng bảy năm 1968, đấy là lúc Mao đưa hầu hết Hồng vệ binh về các vùng nông thôn. He trở thành Hồng vệ binh khi vừa tròn 12 tuổi và đã chứng kiến hoạt động và bạo lực quá mức của tổ chức này. Ông nói rằng đã tìm cách lảng tránh và đóng vai quan sát viên là chính.

Đặc điểm quan trọng nhất của Hồng vệ binh là “xu hướng bạo lực”. Một trong những khẩu hiệu yêu thích của nó là: “Khủng bố đỏ muôn năm!” Trong cuốn sách, He đã dẫn ra một trường hợp khi trở thành người sợ hãi “bạo lực bừa bãi”.

“Đạo đức đứng sau chính trị”, ông nói. Từ sau sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh và kháng chiến chống Nhật, các giá trị được mượn từ Liên Xô và Stalin, “Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ các giá trị truyền thống và cổ xưa của mình”.

Trong vụ Hồng vệ binh, ông cho rằng chỉ một mình Mao có lỗi và đã bỏ qua vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng những lời chỉ trích Đảng Cộng sản, tuy không được nói rõ, lại nằm ngay bên dưới bề mặt. Ông nhắc đến 100 năm hỗn loạn trước khi áp dụng nền kinh tế thị trường trong 30 năm vừa qua, mà theo ông đã để lại một di sản đáng ngờ. Những lời kêu gọi về bình đẳng của thế kỷ trước phải được đưa vào nền đạo đức sẽ được tái thiết, ông nói, nhưng “lý thuyết cực đoan về đấu tranh giai cấp và triết lý về xung đột không phải là di sản mà chúng ta phải chấp nhận (trang 77)”, He viết như thế, mà đấy chính học thuyết cơ bản của Cộng sản.

Tuy không gọi tên Đảng cộng sản Trung Quốc, He cho rằng hệ tư tưởng cũ sinh ra từ lý thuyết về cách mạng, chứ không phải là lý thuyết về quản trị. “Nó bắt đầu như là món hàng nhập khẩu từ nước ngoài, và ban đầu đã chú tâm vào cuộc tấn công vào truyền thống văn hóa của Trung Quốc”. He nói rằng ngay cả những lý tưởng chính trị gần đây, ví dụ như “xã hội hài hòa” cũng “luôn luôn là ý thức hệ và mâu thuẫn với thực tế của đời sống của người Trung Quốc”.

He nói rằng người Trung Quốc vừa mới thoát ra khỏi “thời kỳ quá độ đầy rối loạn” và mặc dù hiện nay đương là thời bình, “chúng ta phải thường xuyên cảnh giác nhằm chống lại sự trở về tình trạng hỗn loạn”. Vì vậy, cần phải xây dựng ngay một kiểu xã hội mới và “bước đầu tiên trong quá trình đó là tạo dựng nền tảng luân lý vững chắc”, ông viết.

Phê Khổng

Giáo sư He viết rằng “linh hồn” văn hóa truyền thống đã bị đánh bật gốc rễ, đấy là trong giai đoạn sau của Cách mạng văn hóa, khi những người cầm bút, từng tin tưởng Khổng giáo bắt đầu tham gia phê phán Khổng Tử.

“Trong nhân dân, Khổng Tử, Khổng giáo, những nghi thức của Nho giáo và đạo đức Nho giáo trở thành những từ ngữ rủa xả. Hiện nay [2013] vẫn còn cảm nhận được ảnh hưởng của việc phê Khổng và không được đánh giá thấp những tác hại mà nó gây ra đối với đạo đức xã hội”.

Không chỉ sự cuồng tín và bạo lực của Hồng vệ binh, sự thiếu giáo dục của cả một thế hệ trong Cách mạng Văn hóa, mà đạo đức truyền thống cũng bị ảnh hưởng trong suốt 30 năm, trước khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ. “Đạo đức lại bị kinh tế và kinh tế thị trường chôn vùi một lần nữa”, giáo sư He nói. “Đó là lý do chính làm cho chúng tôi gặp phải những vấn đề đạo đức như hiện nay”, ông nói ở Brookings.

Khuôn khổ mới của đạo đức xã hội

Giáo sư He cố gắng kết hợp nền đạo đức cũ, từng được sử dụng trong suốt 3.000 năm, với thời hiện đại. Ông dẫn người đọc bài tiểu luận đầu tiên, “Những nguyên tắc mới: Hướng tới khuôn khổ mới của đạo đức xã hội ở Trung Quốc”, thông qua một khóa học ngắn về Nho giáo.

Khởi đầu là Mạnh Tử, học trò nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của Khổng Tử. Mạnh Tử tin vào lòng tốt bẩm sinh của con người. “Mọi người đều có lòng từ bi”, He trích dẫn lời của Mạnh Tử.

Giáo sư He coi những “tính tốt không đổi” từ thời cổ đại và chỉ ra rằng những đức tính đó có thể được áp dụng cho thời kỳ hiện đại: nhân, nghĩa, lễ, trí, và tín. Năm đức đó vẫn còn giá trị, chỉ cần giải thích theo lối mới mà thôi, ông viết.

Ví dụ, lòng nhân có thể được coi là nguồn gốc của toàn bộ đạo đức. Khi lòng từ bi bị những yếu tố bên ngoài làm suy giảm thì nó không còn là động cơ cho hành vi nữa, như được thể hiện trong ở sự vô tâm trong những thí dụ được nói tới bên trên. Lễ là tỏ ra lịch sự. “Tự kiềm chế là một điều kiện tiên quyết cho lễ”, và cũng có nghĩa là hạn chế những ham muốn của chúng ta, đặc biệt là ham muốn vật chất của chúng ta, He nói. Trí là về công nhận những điều đúng đắn và có “ý trí và trí tuệ là để đánh giá về mặt đạo đức ... trí còn để tìm ra sự cân bằng và tìm trung đạo”.

Một trong những tư tưởng của Nho giáo là “chính danh”. Giáo sư He nói rằng ý thức hệ chính trị không phù hợp với thực tế xã hội. “Ở đâu cũng đầy những lời xáo rỗng”, ông viết. Niềm tin trong xã hội, đặc biệt là giữa chính quyền và nhân dân, đã không còn, tạo ra khủng hoảng lòng tin. Giáo sư He nói rằng người Trung Quốc “đang thường xuyên gặp phải sự giả dối; chúng ta đang quen với nó”.

Ví dụ, chính quyền gọi các “quan chức” là “đầy tớ của nhân dân”, tạo ra sự bất tương thích giữa danh và thực. Các quan chức sử dụng quyền hạn một cách vô trách nhiệm và phi đạo đức, dẫn tới “sự tức giận và lòng hận thù chưa từng có đối với các quan chức đó”. Cách chữa trị: “Hãy để các quan chức là quan chức” và sửa lại tên gọi, một cách chính thức.

Nền đạo đức mới khác đạo đức cũ ở điểm quan trọng. Quan hệ cũ giữa kẻ cai trị và người bị trị có nghĩa là đưa ra những hướng dẫn cho người bị trị và người bị trị có trách nhiệm trước kẻ cai trị. Hiện nay, ngược lại, người cai trị phải làm tròn bổn phận của mình trước những người có địa vị thấp và chịu trách nhiệm trước các “công dân”. Các chính khách “phải coi nhân dân là ông chủ cao nhất của mình”, He viết. He coi đây là sự thay đổi lớn nhất giữa nền đạo đức cũ và mới. Ông nghĩ rằng với tình hình hiện nay ở Trung Quốc, trở thành chế độ dân chủ và pháp quyền là con đường khó khăn và lâu dài, nhưng đó là hướng đi của lịch sử Trung Quốc.

Nguồn http://www.theepochtimes.com/n3/1899732-confucian-scholar-confronts-the-lack-of-trust-and-

Phần nhận xét hiển thị trên trang