Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Bộ Tộc Bị Lãng Quên | Thổ Dân Sống Biệt Lập Trong Rừng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng lo - và có lo cũng không được!

"Mẹ ơi, Thế chiến III liệu sẽ ra sao..."
Tất cả chỉ vì vài nước muốn lật đổ một ông Tổng thống kia hả mẹ? "Đôi lúc chuyện bé xé ra to, con người ta mất kiên nhẫn và mất định hướng, chỉ cần một sự kiện châm ngòi thế là mọi thứ biến thành một mớ hỗn độn".

"Tại sao người ta lại đánh nhau ở Syria hả mẹ"? Ảnh: Reuters

Mẹ ơi, kể lại cho con nghe đi, Thế chiến I từ đâu mà ra hả mẹ?
Con yêu, mẹ nói rồi mà, chuyện xưa lắm rồi. Một thế kỉ chứ có phải ít đâu.
Đi mà, mẹ.
Phức tạp lắm con ạ. Con có thật sự muốn nghe không?

Có ạ.
Chuyện buồn lắm. Thế giới khi đó được tổ chức theo một trật tự nhất định, và cái trật tự đó bị phá vỡ, với cái giá phải trả là hàng triệu mạng người.
Ôi trời. Thế trật tự thế giới khi đó ra sao ạ?
Ngày xưa thế giới là tập hợp những đế quốc, họ kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn, với nhiều kiểu người khác nhau, và một số trong đó muốn có quyền tự quản, thay vì bị chi phối bởi một ông quốc vương ở xa lắc xa lơ.
Vâng.
Đế quốc Áo-Hung là một trong số đó. Họ có rất nhiều cung điện nguy nga tại thủ đô Vienna, nơi người ta đến nhảy múa ở các dạ hội sang trọng. Họ kiểm soát một khu vực lạc hậu của châu Âu bấy giờ, gọi là Balkan. Nhưng người dân ở đây không thích cách cai trị này.
Một ngày nọ, năm 1914, thái tử Áo-Hung và phu nhân đã bị ám sát tại một thành phố Balkan mang tên Sarajevo. Hung thủ là một người Serbia muốn đòi lại sự tự do cho những người Slav phía nam khỏi ách thống trị của đế quốc.
Hình ảnh Thái tử Áo-Hung và phu nhân ngay trước lúc bị ám sát. Ảnh tư liệu: WikiMedia
Hình ảnh Thái tử Áo-Hung và phu nhân ngay trước lúc bị ám sát. Ảnh tư liệu: WikiMedia
Chuyện cũng lớn thật. Rồi sao nữa hả mẹ?
Đế quốc kia tức giận lắm, họ bắt Serbia phải phục tùng hàng loạt mệnh lệnh nếu không sẽ gây chiến. Quốc vương ở Vienna tự tin lắm, vì ông ta có một anh bạn thân, một thế lực mới nổi tên là Đức.
Serbia cũng có một anh bạn tốt tên là Nga, cũng to lắm. Nhưng Serbia cứ lúng túng chần chừ, cũng như con mỗi khi phải làm bài tập về nhà vậy, thế là Áo-Hung đem quân sang đánh.
Rồi sao nữa ạ?
Thế rồi Đức tuyên chiến với Nga. Nga lại có anh bạn tên Pháp, anh này rõ ràng cũng chăng ưa gì Đức. Thế là Đức tấn công Pháp, thông qua một anh tên Bỉ. Điều này lại kéo một anh tên Anh vào. Anh cũng lại tuyên chiến với Đức.
Một đế quốc khác, đang trong thời kì suy tàn, là Ottoman, rốt cục cũng tham chiến cùng phe Đức và Áo-Hung. Phe Anh-Pháp cũng chào đón sự xuất hiện của Mỹ, một thế lực mới nổi.
Sau vài năm chiến tranh, 16 triệu người đã thiệt mạng. Kết quả là đế quốc Áo-Hung, Đức, Ottoman và Nga sụp đổ.
Tất cả chỉ vì một cặp đôi bị ám sát? Lạ ghê mẹ nhỉ.
Đôi lúc chuyện bé xé ra to, con người ta mất kiên nhẫn và mất định hướng, chỉ cần một sự kiện châm ngòi thế là mọi thứ biến thành một mớ hỗn độn con ạ.
Mẹ ơi, chuyện này chắc không xảy ra lần nữa đâu nhỉ?
Không đâu con ạ.
Bây giờ thế giới có còn đế quốc nào nữa không mẹ?
Một số người vẫn gọi Mỹ là đế quốc dù họ không có vua. Mỹ là quốc gia hùng mạnh nhất trên trái đất này, với quân đội đóng trên khắp thế giới và rất nhiều nước phụ thuộc vào họ, nương nhờ sự bảo vệ của họ. Nhưng Mỹ đang yếu đi con ạ.
Mẹ ơi, thế giới bây giờ có giống với lúc nãy mẹ nói không, cái chuyện mà trật tự thế giới đang từ thế này chuyển sang thế kia, và rất nhiều người phải bỏ mạng đó mẹ?
Không hẳn thế, con yêu ạ. Ý con nói người ta bỏ mạng ở đâu?
Ở Syria đó mẹ. Mẹ ơi, nước Syria này là sao ạ?
Đây là một nước nhỏ với sự pha trộn của nhiều sắc tộc và tôn giáo, nó xuất hiện sau khi Đế chế Ottoman do quá suy yếu mà sụp đổ.
Tại sao người ta lại đánh nhau ở Syria hả mẹ?
Phức tạp lắm con ạ. Con có thật sự muốn nghe không?
Có ạ.
Ở Syria, một nhóm người nước này thấy Tổng thống của họ cư xử giống như một quốc vương độc tài nên đã nổi dậy chống lại ông ta. Ông ta bắn trả lại họ.
Mỹ, Anh, và Pháp, cùng nhiều nước khác nữa, không thích điều đó. Họ nói họ ủng hộ phe nổi dậy, nhưng không hẳn.
Ủng hộ những không hẳn là sao hả mẹ?
Vì như mẹ nói đấy, Mỹ đang yếu đi.
Vâng, rồi sao nữa ạ?
Ông Tổng thống kia có một người bạn vừa to vừa khỏe tên Nga, và một người bạn khác cũng to khỏe không kém là Iran. Cả hai đều ủng hộ ông ta.
Vậy ông ta thắng hả mẹ?
Không hẳn. Phần đông trong số những người muốn loại bỏ ông Tổng thống này là người Hồi giáo dòng Sunni. Họ được một nước có tên Saudi Arabia ủng hộ, nước này đa số là người Sunni. Họ lại ghét Iran, và từng hậu thuẫn những phần tử cực đoan người Sunni.
Lại có anh Thổ Nhĩ Kỳ, hậu duệ của Đế chế Ottoman, cũng ghét ông Tổng thống Syria kia, và cũng ủng hộ phe nổi dậy. Nhưng anh Thổ Nhĩ Kỳ này còn ghét một nhóm người khác hơn cả ông Tổng thống kia, đó là người Kurd.
Họ ghét người Kurd đến nỗi phải lén lút hậu thuẫn những phần tử cực đoan người Sunni, những kẻ chuyên đi chặt đầu và thậm chí bắn giết người dân ở các thành phố phương Tây, chỉ để mượn tay tiêu diệt người Kurd.
Mẹ ơi, khó hiểu quá.
Syria cũng bị chia ra làm nhiều mảnh, như Đế chế Ottoman khi xưa vậy. Bây giờ anh Nga đang dội bom kẻ thù của ông Tổng thống kia, anh Mỹ thì đánh bom những kẻ chặt đầu, anh Pháp cũng làm như anh Mỹ.
Anh Thổ Nhĩ Kỳ lại bắn rơi máy bay của anh Nga. Anh Nga tức lắm. Người Kurd thì muốn sở hữu lãnh thổ mà họ nghĩ đáng ra phải thuộc về mình từ 100 năm trước. Anh Saudi Arabia thì lúc nào cũng chực chiến với anh Iran.
Nhưng chiến sự căng thẳng nhất ở Syria, nơi hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng.
Tất cả chỉ vì vài nước muốn lật đổ một ông Tổng thống kia hả mẹ?
Đôi lúc chuyện bé xé ra to, chỉ cần một sự kiện châm ngòi thế là mọi thứ biến thành một mớ hỗn độn con ạ.
Mẹ ơi, vậy Thế chiến III liệu sẽ ra sao?
Đừng lo, con yêu, mọi thứ nay khác rồi.
Thật không mẹ?
Thật chứ. Chúng ta có sự sống, có tự do, có mưu cầu hạnh phúc. Chúc mừng Ngày Lễ Tạ ơn, con yêu.

theo Trí Thức Trẻ

http://soha.vn/quoc-te/me-oi-the-chien-iii-lieu-se-ra-sao-p10030r20151127040017233.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đưa tin lửng lơ thế này? Tàu nào, kẻ giết người nước nào sao không nói rõ? Có bố thằng tây mới hiểu!

Báo Lao động: CẬP NHẬT VỀ VỤ BẮN CHẾT NGƯ DÂN Ở TRƯỜNG SA

Hai ngư dân Quảng Ngãi gặp nạn ở Trường Sa, một người bị bắn chết
Linh Phạm
19h50 ngày 29/11/2015
.
 
Vợ ngư dân tử nạn ngất xỉu khi nghe tin dữ. Ảnh: L.P

Chiều 29.11, ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi cho biết, một ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết ở Trường Sa.

Tối cùng ngày, ông Nguyễn Thanh Nam-Trưởng đài Icom Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn xác nhận: Chiều tối 26.11, tàu do thuyền trưởng Bùi Văn Cu (xã Bình Châu) làm chủ đang đánh bắt ở vùng biển Trường Sa, trên tàu có 14 ngư dân. Khi bị tấn công, 12 ngư dân đang chia ra 2 canô hành nghề lặn biển, thuyền trưởng và Bùi Văn Cu và ngư dân Trương Đình Bảy(SN 1970, thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) ở trên tàu lo hậu cần.


"Khi chỉ còn 2 ngư dân trên tàu, người trên tàu cá dân sự nước ngoài đến mang theo can xin nước, nhưng sau đó bất ngờ tấn công. Lúc này có 2 tàu, 1 tàu áp sát, 1 tàu vòng ngoài, mỗi tàu có 4 người và đều trang bị súng. Trong lúc giằng co, anh Bảy bị bắn chết, còn thuyền trưởng Cu may mắn thoát", ông Nam cho biết.

Tối cùng ngày, PV Lao Động đến nhà anh Trương Đình Bảy ở thôn An Hải. Rất đông người đến nhà chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình ngư dân tử nạn. Các ngư dân cho biết, anh Bảy và con trai cùng đi bạn cho tàu anh Cu, xuất bến từ 21.11.

Khi nghe tin dữ ngoài khơi báo về, chị Mai Thị Long (SN 1972), vợ anh Bảy đã ngất xỉu và được nhân viên y tế địa phương sơ cứu. Tối 29.11, dù rất đông chị em tới động viên, an ủi, chị Long vẫn nằm bất động và không nói nổi một lời nào.

"Trước giờ anh Bảy chưa gặp nạn ngoài biển bao giờ. Gia đình anh Bảy khó khăn vì anh chỉ đi bạn(đi làm thuê-PV), trong 3 con, có 1 cháu đang học lớp 12, con trai thứ hai của anh chị cũng đang trên con tàu gặp nạn", một người hàng xóm cho biết.

Theo ông Nguyễn Thanh Nam, sau sự kiện giàn khoan năm 2014, năm 2015 xã Bình Châu có gần 20 lượt tàu bị nước ngoài tấn công, một số tàu thuyền bị tấn công nhiều lần. Mặc dù vậy ngư dân chỉ bị cướp tài sản, đánh trọng thương.

"Đây là trường hợp bị bắn chết đầu tiên trong vòng mười mấy năm nay", ông Nam cho biết.

Sau khi bị tấn công, tàu của ông Bùi Văn Cu đã chạy về đảo Đá Nam, huyện đảo Trường Sa khai báo. Dự kiến trong vòng 2-3 ngày tới, tàu sẽ về bờ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang




 Tin mới:
“Nga đã triển khai lực lượng mặt đất ở Syria, 2 binh sĩ hy sinh”

(GDVN) - Ít nhất có 2 binh sĩ Nga đã bị hy sinh ở Syria. Họ thuộc lực lượng tinh nhuệ của Tổng cục Tình báo Nga, đó chính là lữ đoàn 22 lực lượng đặc nhiệm...
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 29 tháng 11 dẫn tờ “Der Spiegel” Đức ngày 27 tháng 11 đưa tin, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin phủ nhận, nhưng Điện Kremlin cũng đã mở rộng viện trợ quân sự cho chính quyền Bashar Assad. Căn cứ vào nguồn tin, hiện nay, Nga đã triển khai lực lượng mặt đất.
Nga không kích mục tiêu khủng bố ở Syria
Theo bài báo, ít nhất có 2 binh sĩ Nga đã bị hy sinh trong chiến đấu ở Syria. Họ thuộc lực lượng tinh nhuệ của Tổng cục Tình báo Nga, đó chính là lữ đoàn 22 lực lượng đặc nhiệm – Tổng cục Tình báo, đóng ở Rostov-na-Donu. Ngày 12 tháng 11 cũng đã tổ chức tang lễ ở đó. Nhưng, báo chí Nga bị cấm đề cập đến việc thiệt mạng của hai binh sĩ này.
Nga thông qua không kích ủng hộ chính quyền Bashar Assad, nhưng cũng thông qua điều động binh sĩ và đại pháo, chẳng hạn, máy bay vận tải quân dụng IL và máy bay trực thăng Mi-24 cỡ lớn của Nga vận chuyển binh sĩ của Bashar Assad tới khu vực chiến sự.
Ngoài ra, Moscow rõ ràng còn thông qua lựu pháo MSTA-B của lữ đoàn pháo binh 120 Nga để tăng cường sức chiến đấu của Syria. Lữ đoàn này vốn đóng ở Siberia.
Ngày 27 tháng 11, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, có thể cân nhắc cho binh sĩ chính quyền Bashar Assad tham gia cuộc chiến tấn công IS. Ông nói với một đài truyền hình rằng, tấn công các phần tử cực đoan “có hai loại biện pháp: ném bom và lực lượng mặt đất”.
Laurent Fabius cho rằng, Pháp không thể triển khai lực lượng mặt đất, nhưng quân tự do Syria và quân Ả rập phái Sunni đảm nhiệm, hơn nữa “tại sao không thể do quân chính phủ đảm nhiệm?”. Đến nay, các nước phương Tây luôn loại trừ khả năng hợp tác với Bashar Assad.
Quân chính phủ Syria
Tờ “Thế giới” Tây Ban Nha ngày 27 tháng 11 dẫn báo Đức cho biết, hiện đã có lực lượng mặt đất Nga kề vai chiến đấu với quân đội của Tổng thống Bashar Assad ở Syria.
Tháng 10 năm nay, các đoạn hình ảnh video về nhân viên chiến đấu của Nga sử dụng tiếng Nga đã gây suy đoán và bài báo của Đức có thể xác nhận thông tin  này.
Bài báo còn đăng hình ảnh vệ tinh về căn cứ không quân Nga ở Lattakia, Syria, cho rằng Quân đội Nga đã có ít nhất 2 binh sĩ thiệt mạng.
Từ khi nổ ra xung đột ở Syria đến nay, Nga luôn là người bảo vệ chính của Chính phủ Syria. Ngày 27 tháng 11, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã xác nhận sự bảo hộ này của Nga đối với Syria. Ông cho biết, Nga sẽ tiếp tục ủng hộ hết mình cho Bashar Assad trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ngoài không quân và lực lượng pháo binh, hiện nay, Nga còn điều lực lượng mặt đất đến hỗ trợ cho chính quyền Bashar Assad. Theo suy đoán, những lực lượng mặt đất này có thể được máy bay vận tải quân dụng IL vận chuyển đến Syria.
Sau đó, họ và các binh sĩ của quân đội chính quyền Bashar được máy bay trực thăng vận chuyển tới các chiến trường khác nhau. Đồng thời, Nga cũng đã cung cấp lựu pháo MSTA-B cho Syria để hỗ trợ chính quyền Bashar.
Xe chở dầu ở Syria
Trang mạng BBC Anh ngày 28 tháng 11 cho biết, thông qua triển khai một chiếc tàu tuần dương ở lân cận bờ biển Syria, đồng thời triển khai hệ thống tên lửa phòng không mới ở căn cứ Syria, Moscow đã tăng cường các biện pháp phòng không cho căn cứ ở lãnh thổ Syria.
Tàu tuần dương Moscow triển khai ở bờ biển Syria, hệ thống tên lửa hạm đối không tầm xa của tàu này sẽ cung cấp bảo vệ cho máy bay chiến đấu Nga.
Sau khi máy bay chiến đấu Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Moscow phủ nhận máy bay chiến đấu của họ xâm phạm 17 giây vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ và phủ nhận Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần phát ra cảnh cáo đối với máy bay chiến đấu Nga.
Sĩ quan chỉ huy cấp cao Quân đội Nga cho biết, trước khi máy bay chiến đấu Nga bị mai phục bắn rơi, máy bay chiến đấu F-16 Thổ Nhĩ Kỳ từng theo dõi máy bay chiến đấu Nga hơn 1 giờ.
Đồng thời, hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga đã được vận chuyển đến căn cứ Quân đội Nga ở Syria, đã hoàn thành triển khai, ở đó cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chỉ 50 km.
Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở Syria
Từ ngày 30 tháng 9 trở đi, máy bay chiến đấu Nga đã cất cánh từ căn cứ này, thực hiện nhiệm vụ không kích kẻ thù của Tổng thống Syria Bashar Assad.
Thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ kiên trì cho rằng, chỉ khi Bashar Assad ra đi, cuộc xung đột ở Syria mới có thể có phương án giải quyết chính trị.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều cho rằng, đang hết sức nỗ lực tấn công tổ chức cực đoan “Nhà nước Hồi giáo” (IS) – một tổ chức khủng bố đang tàn phá Syria.
Tuy nhiên, dư luận đang tìm hiểu những gì đằng sau tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin – ông cho rằng: Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 Nga chẳng khác nào “đồng lõa” với khủng bố. Những hình ảnh từ chiến trường Syria cho thấy, các đoàn xe chở dầu của IS đã chạy về hướng Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 28 tháng 11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã tìm cách bác bỏ việc Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ giao dịch dầu mỏ với IS. Ông Erdogan cho rằng, Nga là kẻ nói dối và vu khống. Ông nói rằng, nếu Nga chứng minh được Thổ Nhĩ Kỳ đang mua dầu của IS thì ông sẽ từ chức.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Đông Bình
Nguồn: Giaoduc
________________

Tổng kết thất bại của Liên xô ở Afghanistan

Con số chính thức về quân số và thương vong của Liên Xô

Từ ngày 25 tháng 12 năm 1979 tới 15 tháng 2 năm 1989 tổng cộng 620.000 binh sĩ đã phục vụ trong các lực lượng tại Afghanistan (dù trong từng thời điểm chỉ có từ 80.000-104.000 người tại Afghanistan). Có 525.000 lính trong quân đội, 90.000 lính biên phòng và các đơn vị nhỏ của KGB, 5.000 người thuộc các đội MVD (Bộ nội vụ) và cảnh sát và 21.000 nhân viên khác hoạt động cùng quân đội Liên Xô trong thời gian đó với tư cách nhân viên cổ cồn trắng và phục vụ các công việc chân tay khác.
Tổng cộng số thiệt hại nhân mạng trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, quân biên phòng và các lực lượng bộ nội vụ là 14.453 người. Quân đội Liên Xô, các đơn vị thuộc tổng hành dinh mất 13.833 người, các đơn vị nhỏ của KGB 572 người, các đơn vị MVD mất 28 người và các bộ, sở khác mất 20 người. Trong giai đoạn này 417 quân nhân đã mất tích trong khi làm nhiệm vụ hoặc bị bắt làm tù binh; 119 người sau này đã được trả tự do, trong số đó 97 người quay trở về nước, 22 người đi ra nước ngoài.
Có 469.685 người ốm và bị thương, trong số đó 53.753 người hay 11,44%, bị thương tật hay chấn động tâm lý và 415.932 người (88,56%) bị ốm. Một tỷ lệ rất cao những trường hợp bị thương sau này sẽ bị ốm. Nguyên nhân của nó là khí hậu địa phương và các điều kiện y tế không đảm bảo, tới mức bệnh dịch lan tràn nhanh chóng trong quân đội. Có 115.308 trường hợp nhiễm bệnh viêm gan, 31.080 người bị sốt thương hàn và 140.665 người bị những bệnh dịch khác. Trong số 11.654 người giải ngũ sau khi bị thương, bệnh tật hay bị bệnh nghiêm trọng, có 92%, hay 10.751 người đã bị tàn tật[29].
Thiệt hại vật chất gồm:
Theo: Wiki
_______________

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luật mới và cơ hội làm ăn.


Lang Anh
10 giờ · Đã chỉnh sửa ·
Ngày 28/11/2015, chế độ Việt Nam thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu chống tham nhũng đến cùng bằng việc bỏ án tử hình đối với tội tham ô, nếu đối tượng phạm tội bồi thường 3/4 số tiền đã chiếm đoạt của nhà nước. Nổi trội ở đây là tinh thần đấu tranh chống tham nhũng đến cùng, thể hiện quyết tâm đem mồi nhử để thu hồi tiền thất thoát cho nhà nước. Nó cũng thể hiện tinh thần nhân đạo bác ái của chế độ với những đồng chí tốt của mình. Một đỉnh cao mới trong số các đỉnh cao ưu việt của nền chính trị xã hội chủ nghĩa. Biện pháp con cá và mồi câu này quả là kỳ diệu, nó không đòi hỏi việc cần phải thiết lập các cơ chế giám sát phức tạp, việc phải đào tạo lựa chọn con người để ngăn ngừa tham nhũng xảy ra, cái mà bọn tư bản giãy chết phải mất nhiều thập niên tốn công xây đắp.
Bộ luật mới ngay lập tức tác động mạnh đến số phận nước nhà. Nhiều đồng chí tốt giữ cương vị cao trong các tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổ chức tài chính quốc gia đang nghiên cứu rất kỹ điều khoản luật mới này. Một số đồng chí có gọi điện hỏi anh, phải mần răng để khai thác quy định mới cho thật tốt. Bài toán ở đây khá đơn giản, với các đồng chí cận tuổi hưu, vùng vẫy cũng đã chán, ăn hút cũng đã nhiều, cần có hoàn cảnh sống chay tịnh kiêng khem để chữa bệnh Gut, tiểu đường hay sinh lý yếu, đồng chí lớn thì cứ đút túi đại khoảng 1000 tỷ, dấu thật kỹ, khi lộ thì đem 750 tỷ ra khắc phục hậu quả, còn lại 250 tỷ chắc cũng đủ lo cho bu cháu với mấy thằng cu, đem số lẻ tiếp tế hàng ngày thì các đồng chí cũng sống thọ thêm được 20,30 năm, án chung thân quan hệ quản giáo tốt thì cũng chỉ độ 10-12 năm là ra sau đặc xá. Nếu cứ nhìn vào vinashin với số tiền công khai thất thoát (không phải con số thực) lên tới 86.000 tỷ, nếu cứ đúng tỷ lệ 75% khắc phục hậu quả thì các đồng chí vẫn còn đến 21500 tỷ để chia nhau.
Quy định mới của luật, quả là một đỉnh cao mới trong các chính sách của chế độ ta. Tô điểm thêm cho tính sáng tạo của một trong những sự tồn tại dị dạng hiếm hoi còn sót lại trên thế giới.
Một phần của bức tranh "Đêm trước ngày tận thế", nó sinh ra những thứ không ai có thể gọi thành lời.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao Stalin?


Putin đang vật vã chèo chống nước Nga giữa cơn bão tố chiến tranh, cấm vận và bạn bè (tưởng là) đâm thọc sau lưng. Lối hành xử của Mỹ, Nato, Thổ Nhĩ Kỳ khiến người ta càng cảm nhận sâu sắc đâu là thực tại của các mối quan hệ đồng minh, tính bền vững của các hiệp ước và đâu là phần khuất của tảng đá ngầm dưới bọt sóng biển.
Cũng vào thời điểm này, Trung Quốc thách thức mọi điều ước quốc tế và ngày một hung hăng. Tin gần nhất là tàu quân sự Trung Quốc áp sát và chĩa súng đe dọa tàu vận tải Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Hoàng Sa giờ đã là vùng biển cấm với Việt Nam. Và miếng bánh hão đại cục mà Tập Cận Bình dí cho đám lãnh đạo Việt Nam đang ngày qua ngày biến nốt Trường Sa thành vùng biển cấm.
Quay cuồng trong sóng gió, giữa nạn nội xâm độc tài tham nhũng ngày một thối nát, là mối đe dọa ngoại xâm cháy sát lông mày, người Việt Nam vật vã tìm một lối đi. Thù ngoài giặc trong, có lẽ đây là một thời kỳ lịch sử sóng gió nhất của Việt Nam. Nhưng cũng chính thời khắc này, người Việt cần xiết chặt tay nhau, tìm lối ra giữa màn đêm đen tối, để chứng minh với thế giới về khả năng sinh tồn của một dân tộc kiên cường, như chúng ta vẫn luôn là trong suốt chiều dài cha ông lập quốc.
Đoạn trên anh viết theo văn phong Churchil, làm tài liệu demo cho các lãnh đạo Việt Nam trong bài phát ngôn nhậm chức sau kỳ đại hội vào đầu năm tới. Còn đây là nội dung muốn bàn.
Hãy đọc thật kỹ phần tư liệu lịch sử này (trích đoạn một bài dịch trên trang nghiên cứu quốc tế) để hiểu đâu là bản chất chi phối các hiệp ước và các mối quan hệ quốc tế, để ý thức được cái gì thực sự là thứ sẽ giúp người Việt Nam tìm thấy lối ra. Một kết luận phụ rút ra, cũng để nhiều bạn hiểu cái gì khiến những cá nhân khác nhau đi vào lịch sử. Ở đây là Stalin, một bạo chúa hung tàn, nhưng đồng thời, tất nhiên, một con người kiệt xuất:
Tưởng Kinh Quốc bí mật gặp Stalin, cố gắng đấu lý
Hôm sau Tống Tử Văn gửi điện cho Tưởng Giới Thạch, báo cáo tình hình hội đàm và đề nghị Tưởng xem xét mấy phương án như sau:
Thứ nhất, Trung Quốc ký hiệp định liên minh với Liên Xô, cho phép Liên Xô đóng quân tại Mông Cổ; thứ hai, để Ngoại Mông Cổ thực hiện “tự trị cao độ”; thứ ba, Ngoại Mông Cổ có quyền tự chủ về quân sự, nội chính và ngoại giao, nhưng không có tính chất là một nước cộng hòa liên bang Xô Viết.
Người Mỹ rất quan tâm tới cuộc đàm phán Trung Quốc-Liên Xô. Tổng thống Truman bảo Bộ trưởng Ngoại giao Byrnes chuyển tới Chính phủ Trung Quốc ý kiến như sau: “Chưa thảo luận cách giải thích về địa vị của Ngoại Mông Cổ trong hiệp định Yalta; Chính phủ Mỹ cho rằng tuy về pháp lý thì chủ quyền Ngoại Mông Cổ vẫn thuộc Trung Quốc, nhưng trên thực tế chủ quyền ấy chưa được hành xử.”
Tống Tử Văn nắm lấy lời văn “phải duy trì hiện trạng của Ngoại Mông Cổ” trong hiệp định Yalta để đấu lý. Ông kiên trì nói hiện trạng đó tức là chủ quyền của Ngoại Mông Cổ vẫn thuộc về Trung Quốc. Còn Stalin thì nói rõ Liên Xô yêu cầu Trung Quốc thừa nhận Ngoại Mông Cổ độc lập. Hai cách nói này tuy diễn tả cùng một sự thật nhưng ảnh hưởng thì lại khác nhau xa.
Dĩ nhiên Tưởng Giới Thạch hiểu rõ sự hơn thiệt trong đó. Thấy trên bàn đàm phán đã tạm thời bất đồng, Tưởng Giới Thạch bèn điện cho Tưởng Kinh Quốc, bảo Quốc lấy danh nghĩa cá nhân gặp riêng Stalin.
Tưởng Kinh Quốc nhớ lại:
Khi gặp nhau tại nhà riêng của Stalin, lúc đó tôi có nói: “Người Trung Quốc chúng tôi kiên trì kháng chiến chống Nhật là để thu hồi lãnh thổ đã bị mất. Hiện giờ Nhật còn chưa thua mà [chúng tôi] đã cắt nhượng một vùng đất rộng như Ngoại Mông Cổ thì cuộc kháng chiến của chúng tôi còn có ý nghĩa gì? Quốc dân Trung Quốc nhất định sẽ chửi chúng tôi là đồ bán nước.”
Vì đã là chỗ gặp riêng nên Stalin cũng bớt dùng các lời lẽ ngoại giao mà nói thẳng thừng với Tưởng Kinh Quốc: “Ông nói rất có lý, nhưng có điều ông cần biết rằng hôm nay không phải là tôi cầu xin ông mà là ông đến xin tôi giúp. Nếu các ông có đủ sức đánh bại người Nhật thì dĩ nhiên tôi sẽ không nói gì. Nhưng các ông không đủ sức thì những lời vừa rồi ông nói là vô ích.”
Tưởng Kinh Quốc nói: “Ngài chẳng cần lo ngại Ngoại Mông Cổ đe dọa sự an toàn của Liên Xô. Sau khi Nhật thua trận, nước Nhật sẽ không còn ngoi dậy được nữa. Chỉ Trung Quốc mới có thể tấn công Liên Xô từ Ngoại Mông Cổ, nhưng bây giờ hai nước chúng ta có thể liên minh với nhau, Trung Quốc bảo đảm ít nhất hữu hảo với Liên Xô trong ba chục năm. Ngài cũng biết đấy, cứ cho là Trung Quốc muốn đánh Liên Xô thì cũng chẳng có sức mà đánh.”
Stalin lắc đầu: “Ông nhầm rồi. Thứ nhất, cứ cho là Nhật thua thì dân tộc ấy cũng không bị tiêu diệt. Nếu người Mỹ tiếp quản nước Nhật thì không quá 5 năm sau Nhật sẽ bò dậy.”
Tưởng Kinh Quốc nói xen vào: “Nếu Liên Xô tiếp quản nước Nhật thì sao?”
“Tôi tiếp quản ấy à, cũng chẳng qua lui lại thêm 5 năm thôi.” Stalin nói tiếp: “Thứ hai, hiện nay Trung Quốc không đủ sức đánh chúng tôi, nhưng chỉ cần Trung Quốc thống nhất thì các ông sẽ tiến nhanh hơn bất cứ nước nào. ÔNG NÓI LIÊN MINH VỚI NHAU, BÂY GIỜ VÌ TÔI KHÔNG COI ÔNG LÀ NHÀ NGOẠI GIAO NÊN TÔI NÓI THẬT VỚI ÔNG NHÉ: HIỆP ƯỚC LÀ THỨ KHÔNG ĐÁNG TIN ĐÂU".
Tưởng Kinh Quốc không biết nói gì nữa.
Stalin nói tiếp: “Còn có nguyên nhân thứ ba, cứ cho là Nhật và Trung Quốc không đủ sức qua Ngoại Mông Cổ đánh Liên Xô, điều đó không có nghĩa là không có những lực lượng khác tấn công Liên Xô.”
“Mỹ chăng?” Tưởng Kinh Quốc hỏi.
“Dĩ nhiên rồi.” Stalin nói không chút do dự.
Tưởng Kinh Quốc nghĩ bụng, ông vừa mới ký hiệp định Yalta với người Mỹ xong, được hời lớn như thế[4] mà ông còn coi người Mỹ là kẻ địch. Trung Quốc trong mắt ông lại càng là đối thủ tiềm tàng. Với tâm trạng như thế, thật sự chẳng còn lý lẽ gì để nói nữa.
Trong mẩu tư liệu lịch sử trên, Stalin thể hiện cái nhìn sâu sắc về bản chất thứ chi phối quan hệ giữa các quốc gia, tính bền vững của các hiệp ước. Và cái nhìn của Stalin về Nhật Bản, ngay ở thời khắc đất nước ấy sắp chiến bại, là một cái nhìn vượt thời đại.
Để sinh tồn trong thế giới này, cuối cùng, chỉ có quyền lợi quốc gia là thứ vững bền hơn tất thảy. Lùi dù chỉ một chút lợi ích quốc gia để đổi lấy những thứ viển vông, cũng đồng nghĩa với việc đẩy tương lai đất nước dần xuống đáy vực thẳm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Cách khuyếch trương khéo của điện ảnh TQ:

Liệu có ai ngờ rằng Đường Tăng lại xuất hiện rất "ngọt" trong các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng?

Mới đây, một thành viên của trang weibo đến từ Trung Quốc đã ra tay “xào nấu” lại các tác phẩm điện ảnh nổi tiếng và đưa vào đó một nhân vật huyền thoại: Đường Huyền Trang trong tác phẩm Tây Du Ký - người đàn ông đã khiến bao nhiêu yêu quái khốn đốn. Hãy cùng xem qua những bức ảnh cực kì hài hước này:
chet-cuoi-khi-duong-tang-lan-san-showbiz_df257df534-2374a
Đường Tăng là Dị nhân với khả năng đặc biệt: giúp người ăn thịt mình trở nên trường sinh bất tử
chet-cuoi-khi-duong-tang-lan-san-showbiz_bf18961e72-19367
No Chân Kinh for old men

chet-cuoi-khi-duong-tang-lan-san-showbiz_f2f21ff7fe-8cfa6
Trùm mới của phần tiếp theo, dẫn Bond vào động yêu quái

chet-cuoi-khi-duong-tang-lan-san-showbiz_86dfac0868-e7a96
Bố Già makes an offer Đường Tăng can't refuse
chet-cuoi-khi-duong-tang-lan-san-showbiz_cba86717ec-18aa8
"Ngộ Cơ à quay đầu lại là bờ, hãy nghe lời Dơi thí chủ đây"
chet-cuoi-khi-duong-tang-lan-san-showbiz_e209e8f9f1-dd755
"Bần tăng lấy kinh chứ không mua nô lệ!"
chet-cuoi-khi-duong-tang-lan-san-showbiz_a90824f72e-8a3c4
“Tăng đưa em theo với
Cầm tay em và dẫn lối…”
 
Theo
 Hiếu Chấy / Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang