Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Truyền Thông Nhà Nước Trung Quốc: Sẽ Có Thế Chiến 3! | Trung Quốc Không ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VIỄN TƯỢNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI


Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm
Phải chăng thế giới, 1 lần nữa lại đứng trước viễn tượng 1 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và toàn diện. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, mà hậu quả của nó vẫn còn và vẫn chưa phai mờ trong ký ức người dân, thì một số những biến cố kinh tế quan trọng đến từ Trung Cộng, rồi ảnh hưởng tới thế giới, làm cho 1 số người bi quan nghĩ rằng thế giới lại đứng trước viễn tượng 1 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và toàn diện.
Một số người khác lạc quan, cho rằng những hậu quả của kinh tế Trung Cộng không đủ sức mạnh để lay chuyển kinh tế thế giới . Chúng ta hãy bình tâm suy xét vấn đề để đưa ra những kết luận hợp tình hợp lý hơn.

I) Quan điểm của những người bi quan:

Những người này cho rằng , dù muốn hay không Trung Cộng vẫn là cường quốc kinh tế đứng nhì trên thế giới với tổng sản lượng là 11.212 tỉ đôla, chỉ sau Hoa Kỳ là 18.125 tỉ đôla ( theo bản tường trình của FMI tháng 8/2015) nền kinh tế thứ nhì này trước kia tăng trưởng ở mức độ 2 con số (12 hay13%), nay chỉ còn tăng trưởng ở mức độ 1 con số ( 6.8%).

Sự suy trầm của kinh tế TC tất nhiên có những hậu quả đến kinh tế thế giới nhất là đối với những nước nhỏ .

Từ ngày Trung Cộng nổ bong bóng địa ốc vào năm 2014 , làm cho ngành địa ốc TC gần như phá sản . Ngành địa ốc và ngành xuất cảng là 2 yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế Trng Cộng phát triển. Cho tới nay nước này đứng hàng đầu thế giới về nhập cảng những vật liệu xây cất, như đồng, chì, thép, sắt, quặng v.v chiếm từ 20 tới 40% số lượng trên thế giới, phần lớn đến từ những nước Úc, Phi Châu hay Nam Mỹ .

Riêng về ngành xuất cảng thì 3 tháng vừa qua 5,6,7 năm 2015 so với cùng 3 tháng năm 2014, xuất cảng TC đã giảm 8,3%, nặng nề nhất là nước Nhật Bản 13% , thứ nhì là đối với Âu Châu 12%, sau mới tới HK 1.8% .

Thị trường chứng khoán , sau khi bị nổ bong bóng về địa ốc, để che mắt dân và che mắt quốc tế , một phần chính phủ bơm tiền vào những hãng bề ngoài là tư doanh , nhưng thực sự là quốc doanh , 1 phần khác, qua bộ máy tuyên truyền, khuyến khích dân mua cổ phiếu ,và lập ra những cơ quan tài chính giúp đỡ dân vay tiền và thế chấp 1 cách dễ dàng, để mua cổ phiếu. Chính vì lẽ đó mà thị trường chứng khoán TC ở 2 thị trường chính là ở Thẩm Quyến và Thượng Hải, từ năm 2014 tới giữa tháng 6 năm 2015, đã tăng 150%.Tuy nhiên vì có tính cách giả tạo, do bàn tay nhà nước đứng đằng sau, thị trường này đã không đứng vững và đã tụt xuống 30%, vào cuối tháng 6, có lúc mất tới 3,500 tỉ đôla, tương đương với tổng sản lượng của nước Đức , một nước kinh tế đứng thứ 4 trên thế giới.

Gần đây nữa, TC lại phá giá đồng nhân dân tệ liên tiếp trong 3 ngày 11/12/13 tháng 8 ,với tỉ số 4,6%.

Từ những sự kiện kinh tế trên những người bi quan cho rằng đó là nguyên nhân thứ nhất dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lại.

Nguyên do thứ 2 là sự xụt giá dầu hỏa. Trong khuôn khổ bài này ,chúng ta không thể đi vào chi tiết,nhưng đại thể, thì giá dầu hỏa đã đi từ 120 tới 130 /1 thùng, xuống còn 60/50/40 đôla 1 thùng. Ở đây chúng ta không nói đến những nguyên nhân chính trị quân sự, mà chúng ta chỉ nói đến nguyên do kinh tế, đó là số cung nhiều hơn số cầu .Theo dự đoán của cơ quan năng lượng quốc tế AIE, thì vào năm 2015 số cung là 98,6 triệu thùng 1 ngày, trong khi đó số cầu chỉ là 93.3 triệu thùng 1 ngày ,thặng dư là 5.3 triệu thùng ,vào năm 2016 số cung là 99.7, số cầu là 94.5thặng dư là 5.2 triệu thùng 1 ngày và cứ như thế cho mãi tới năm 2020 số cũng sẽ là 103.2 triệu thùng 1 ngày số cầu là 99.1 triệu thùng, thặng dư là 4.1 triệu thùng 1 ngày .

Với giá dầu hỏa bị xuống giá hơn hay gần ½ như vậy, thì tổng sản lượng của những quốc gia sống vì xuất cảng dầu hỏa như Nga Sô và những nước Trung Đông cùng 1 số những nước Nam Mỹ như Soudan ,Nigeria ,Algeria, Venezuala …, tất nhiên tổng sản lượng của những nước này cũng sẽ giảm rất mạnh, và từ đó liên quan đến khả năng mua bán trên thị trường quốc tế .

Đó là lý do thứ 2 khiến những người bi quan cho rằng viễn tượng 1 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang lên cao.

Nguyên do thứ 3 đến ngay từ những nước Tây Phương trong đó có khối Âu Châu và ngay cả Hoa Kỳ .

Theo bản tiên đoán của Qũy tiền tệ Thế giới vào tháng tư năm 2015 ( IMF World Economic Outlook (WEO), April 2015) được báo cáo trong tháng 8/2015, thì khối Âu Châu, mà 2 nước chính là Đức và Pháp, Đức với tổng sản lượng là 3413,5 tỉ $ so với 2 năm trước thì tổng sản lượng của Đức đã sút giảm, vào năm 2013 tổng sản lượng của Đức là 3731,4 tỉ $ , năm 2014 là 3859,5 tỉ $ . Nước Pháp cũng vậy , năm 2013 là 2807,3 $ ,năm 2014 là 2846,9 tỉ $,nhưng vào năm 2015 chỉ còn là 2469,5 tỉ $.

Kinh tế Đức đã vững mạnh trở lại, tỉ số thất nghiệp chỉ còn là 6%, gần như bao nhiêu chục năm nay cán cân ngoại thương của Đức luôn luôn thặng dư, trung bình mỗi năm khoảng 200 tỉ $, trong khi đó thì kinh tế nước Pháp bị suy trầm từ lâu ,cán cân ngoại thương thường bị thất thâu, nạn thấp nghiệp lên tới 10% riêng đối với giới trẻ dưới 25 tuổi thì tỉ số thất nghiệp lên tới 20%.

Đó là 1 nguyên do nữa khiến cho người ta bi quan về tương lai kinh tế thế giới .

Riêng đối với Hoa Kỳ, người ta phải công nhận rằng sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, kinh tế nước này đã phục hồi, với tỉ số thất nghiệp là 5,5%, ngành địa ốc và ngành xe hơi đã hoạt động trở lại .Thêm vào đó, HK với phương pháp khai thác dầu khí đá phiến (Fracking) đã trở thành quốc gia sản xuất dầu hỏa đứng đầu thế giới, với khoảng 12 triệu thùng 1 ngày. Tuy nhiên kinh tế Hoa Kỳ chưa hoàn toàn vững mạnh, chỉ có thể nói là kinh tế HK, sau khi bị khủng hoảng thì hiện nay đang trong tình trạng phục hồi chứ chưa khỏe hẳn, và nếu không khéo thì rất có thể suy thoái trở lại.

Thật vậy, với con số chỉ dấu thất nghiệp tốt là 5,5%, nhưng thị trường lao động của HK chỉ nghiêng về những ngành nghề tạm bợ và bán thời (part time), sức sản xuất kém, trong khi đó kinh tế HK là nước có nền kinh tế ở mức độ kỹ thuật cao , thì số thất nghiệp của ngành này vẫn không thuyên giảm.

Thêm vào đó cán cân ngoại thương của HK gần như bị thất thâu mỗi năm gần tới 1.000 tỉ $, riêng đối với Á Châu năm 2015 vừa qua HK xuất cảng sang Á Châu là 500 tỉ $, nhưng nhập cảng 1,000 tỉ $, thất thâu là 500 tỉ $; đối với Âu Châu, HK xuất cảng là hơn 300 tỉ $, nhưng nhập cảng hơn 400 tỉ $ , thất thâu là 100 tỉ $ ;cũng vậy đối với 2 nước gần nhất của HK là Canada và Mexico, HK xuất cảng sang 2 nước này là hơn 500 tỉ $,nhưng nhập cảng là hơn 600 tỉ $, ngay đối với những nước Phi Châu nhỏ bé, HK nhập cảng là 67 tỉ, trong khi đó xuất cảng sang Phi Châu là 33 tỉ $, thất thâu vào là 34 tỉ $.

Đó cũng là 1 nguyên nhân nữa làm cho những người bi quan cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lai sẽ xẩy ra.

II) Quan điểm của những người lạc quan:

Những người lạc quan cho rằng kinh tế các nước Tây Phương là kinh tế tự do , tư nhân, theo luật cung và cầu ,có thể tự sửa sai, vì vậy để dẫn đến 1 cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng năm 2008 và cuộc khủng hoảng 1929 /1930, thì không phải dễ.

Các nước Tây Phương đã ý thức rằng sở dĩ có cuộc khủng hoảng 2008, tất nhiên có nhiều nguyên do, tuy nhiên 1 trong những nguyên do chính, đó là các chính phủ và các dân tộc tiêu xài quá sức của mình .Ngày hôm nay, bắt đầu bằng HK, chính phủ nước này đã tìm cách giảm ngân sách quốc gia, bắt đầu bằng ngân sách quốc phòng, đi từ 777 tỉ $ trước kia, nay chỉ còn 577 tỉ $. Đồng thời chính phủ cũng ra những luật lệ để hạn chế những sự vay mượn của người dân, để không bị lâm vào cảnh vay rồi không có tiền trả .

Một cách tổng quát đó là những phương pháp chính để sửa chữa cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 .Tuy nhiên người ta cũng khôg quên chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương, nhằm vực dậy kinh tế. Theo như trong phần trên thì Kinh tế HK có thể nói là đang trong tình trạng phục hồi chứ chưa khỏe hẳn, và nếu không khéo thì rất có thể suy thoái trở lại. Theo thông báo của bộ thương mại Hoa kỳ thì tổng sản lượng HK vào tháng 4-6/2015 đã tăng 3,7% thay vì dự đoán là 2,3%. Đồng thời đầu tư cũng tăng 3,2%, xuất cảng tăng 5,2%, nhập cảng tăng 2,8% so với cùng thời gian năm 2014 ( ARD 27.08.15 ).

Riêng đối với Âu Châu, bắt chước HK , Âu Châu cũng tìm cách giảm ngân sách nhà nước , chính phủ không được quyền chi tiêu quá 3% ngân sách đã quyết định, luật lệ này đã từ từ được các nước Âu châu áp dụng, và đã thành công .Riêng nước Đức trong tương lai vấn đề 3% không còn nữa vì ngân sách nước Đức đã thặng dư 0,3 % vào năm 2014 và trong 6 tháng đầu năm 2015 ngân sách nước Đức cũng đã thặng dư được 21,1 tỉ Euro. Về nước Pháp chỉ tiêu 3% sẽ đạt được vào năm 2016 hay 2017.

Nói 1 cách tổng quát, qua dự đoán cuả Bản công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế như trên đã nói, thì kinh tế Âu Châu sẽ khựng lại vào năm 2015, nhưng trên thực tế kinh tế Đức, Pháp, Anh và các quốc gia khác vẫn phát triển. Theo thống kê mới nhất của Statista, cổng thông tin trực tuyến của Đức, tổng hợp trên nhiều nguồn thì kinh tế Đức sẽ tăng 1,1% vào năm 2015, Pháp tăng 0,7%, Anh tăng 2,7%; và nhất là các nước Đông Âu tỉ số tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt được con số trên 2%, đưa toàn Âu châu tăng trưởng với tỉ số 1,5% (Das Statistik-PortalStatistiken und Studien aus über 18.000 Quellen/

http://de.statista.com/statistik/daten/studie/159507/umfrage/prognose-zur-entwicklung-des-bip-in-den-laendern-der-eurozone/ ).

Với những con số trên, thì người ta có thể nói kinh tế Ấu Châu đã từ từ phục hồi.

Bởi lẽ đó, quan niệm của những người bi quan, chỉ dựa vào sự suy trầm của kinh tế TC, mà suy đoán ra rằng sẽ có 1 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong tương lai , điều này là hơi quá đáng .

Tuy nhiên 1 câu hỏi được đặt ra, đó là với sự suy trầm này, liệu kinh tế TC có sụp đổ hay không ?

Nhìn vào quá khứ để rút tỉa kinh nghiệm.

Hãy lấy trường hợp Nhật Bản làm thí dụ:

Trong thời kỳ cuối thập niên 80 và giữa thập niên 90 , kinh tế Nhật bản cũng phát triển rất mạnh với 2 con số, làm cho nhiều người tiên đoán rằng Nhật Bản sẽ giành ngôi vị kinh tế hàng đầu trên thế giới với HK .Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Thái Lan năm 1997, rồi lây sang Mã Lai , Nhật Bản làm cho kinh tế Nhật suy trầm cho tới hôm nay: bằng cớ đó là vào năm 2013 kinh tế Nhật tăng trưởng với con số 1.6% , nhưng vào năm 2014 lại tụt xuống với con số là -0.1% , nhưng với năm 2015 thì lại lên với con số 1.0% .Từ năm 1997 đến nay người ta không nói đến việc Nhật Bản tranh giành ngôi bá chủ kinh tế với HK .

Trở về với TC thì kinh tế TC cũng đang suy trầm từ mức độ tăng trưởng với 2 con số, xuống còn 1 con số như tăng trưởng vào năm 2015 theo bản tường trình của Quỹ tiền tệ quốc tế vừa qua là 6,8% và trong tương lai theo dự đoán của nhiều nhà kinh tế thì chỉ còn là 5 hay 4 hoặc 3% mà thôi.

Từ đó người ta cũng có thể đưa đến kết luận rằng để tranh giành ngôi bá chủ kinh tế với HK, cũng là 1 việc làm rất khó khăn, đối với Trung cộng, chứ không dễ dàng như 1 số người lầm tưởng.

Trở về viễn tượng một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện và toàn cầu sau cuộc khủng hoảng 2008, chỉ dựa vào sự suy trầm của kinh tế Trung cộng, hay vào sự tụt dốc của thị trường chứng khoán vào những ngày 20, 21 hay 24 vừa qua, ngay cả thị trường New York cũng tụt giá, những dữ kiện này chỉ mới là những nguyên do tất yếu, chưa có nguyên do đủ để cho rằng nó nhất định xẩy ra như thế nào? . Nhưng đây lại là thời điểm mà Trung cộng muốn tự cứu, phải định lại vị thế của chính mình, từ bỏ mộng bành trướng và những giấc mơ viễn vông.

Paris ngày 28/08/2015


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiền giả tràn lan thị trường VN và cách nhận biết

Thông tin của bác Le Đăng Doanh: Từ lâu, ngay sau khi tiền polymer của Việt Nam xuất hiện, Trung Quốc đã tung tiền giả vào Việt Nam. Phía Việt Nam đề nghị kiểm soát và chấm dứt nhưng TQ không làm gì cả. Phái ta đã chỉ rõ địa chỉ nhà máy in tiền giả ở dưới tầng hầm ở Quảng Châu, nói rõ nếu in tiền mệnh giá thấp dưới 200.000 VND thì nhà in sẽ lỗ nhưng chỉ giảm một thời gian ngắn, nay lai trở lại. Cùng với việc phá giá đồng NDT của Trung Quốc, đòn phá hoại này là rất nghiêm trọng, ta phải ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Tiền giả tràn lan thị trường Việt Nam và cách nhận biết
Vntinnhanh.vn - Trong 6 tháng đầu năm nay, số lượng tiền giả bị tịch thu qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã tăng trên 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy lượng tiền giả trôi nổi lưu thông trong cuộc sống thường ngày là rất lớn. Đây thực sự là vấn nạn khiến doanh nghiệp và cả người tiêu dùng đau đầu, nhất là khi tội phạm tiền giả ngày càng có nhiều hình thức tinh vi để chế tạo. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể nhận biết tiền giả?
Khi mua, bán qua tay ở chợ, cửa hàng hay cả siêu thị, không thể có những chiếc máy đếm tiền với chức năng báo động tiền giả cận kề. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá lo lắng, bởi thực chất, tiền giả có thể dễ dàng được nhận biết bằng tay và mắt thường nếu để ý kỹ.
7 cách để phân biệt tiền 500 ngàn giả và thật:
Cách 1: Vuốt tờ tiền
Tiền 500 ngàn thật có các yếu tố in lõm. Nếu dùng tay vuốt nhẹ, người cầm tiền thật sẽ thấy cảm giác nhám và hình nổi của nét in, còn với tiền giả tờ tiền rất trơn và phẳng.
Cách 2: Soi tờ tiền
Tiền 500 ngàn có một số yếu tố được in bóng chìm, in hình khớp khít. Những hình chìm này chỉ soi tờ tiền dưới nguồn sáng mới thấy được. Ở tiền giả có một số loại cũng thấy yếu tố này nhưng không sắc sảo rõ nét như tiền thật, hình khớp khít (những chi tiết, chữ, hoa văn được in 2 mặt tờ tiền, mỗi mặt in nửa hình, khi soi dưới nguồn sáng sẽ thấy hoa văn 2 nửa trên 2 mặt khớp lại với nhau) không chuẩn như tiền thật.
Cách 3: Soi tiền dưới đèn tia cực tím
Mệnh giá của tờ tiền 500 ngàn in trong vùng hình chữ nhật bằng mực không màu, khi soi dưới đèn cực tím sẽ thấy vùng chữ nhật này phát quang và thấy rõ mệnh giá. Ở tiền giả, vùng chữ nhật này phát quang yếu, hoặc không soi đèn cực tím cũng thấy rõ vùng chữ nhật này vì tiền giả in thủ công bằng mực màu.
Một chi tiết khác nằm ở số seri. Khi soi đèn tia cực tím sẽ thấy dòng seri dọc màu đỏ phát quang màu cam, dòng seri ngang màu đen phát quang màu xanh dương. Với tiền giả thì số seri không phát quang hoặc phát quang yếu và không giống màu ở tiền thật.
Cách 4: Dùng kính lúp
Tiền thật có những chữ như "VN" hay "NHNNVN" và số mệnh giá được in siêu nhỏ, lặp đi lặp lại trong một vùng, dùng kính lúp sẽ thấy rõ các kí tự này. Tiền giả thường không có các chữ in siêu nhỏ này.
Cách 5: Ngửi tờ tiền
Tiền polymer VND có mùi polymer đặc trưng. Ở tiền giả, mùi tiền rất hôi như mùi nhựa, mùi bao nilon. Yếu tố này thường giúp cho nhân viên ngân hàng phát hiện tiền giả trong một thép tiền mà không cần phải kiểm từng tờ, chỉ cần giũ nhẹ xấp tiền ngang mũi là biết được ngay.
Cách 6: Nghiêng qua nghiêng lại tờ tiền
Ở tiền thật có một số hoa văn khi nghiêng qua nghiêng lại sẽ thấy hoa văn đổi màu. Tiền giả thì không đổi màu hoặc màu không như tiền thật. Trên tờ tiền có một dãy băng dọc màu vàng ánh kim, trên đó có in số mệnh giá, khi nghiêng qua nghiêng lại ta thấy dãy băng này lấp lánh rất đẹp. Tiền giả thì không có yếu tố này, hoặc có thì không lấp lánh mà in chết một màu.
Cách 7: Cửa sổ
Trên tờ tiền có 2 cửa sổ trong suốt, 1 lớn 1 nhỏ được in ở 2 góc tờ tiền. Trên cửa sổ lớn có in nổi mệnh giá. Tiền giả đôi khi cũng có yếu tố này nhưng nét dập không sắc sảo, hoặc tờ tiền được bấm lỗ và dán lớp nhựa rời làm cửa sổ, dùng tay gỡ miếng nhựa trong suốt này ra được dễ dàng.
Cửa sổ nhỏ có in hoa văn ẩn, yếu tố này chưa có tờ tiền giả nào làm được. Chỉ cần đặt sát cửa sổ nhỏ vào mắt, hướng mắt nhìn tới nguồn sáng nhỏ màu đỏ mạnh hơn ánh sáng xung quanh, ta sẽ thấy hiện ra 1 bông hoa sáng rực rỡ nhiều màu sắc rất đẹp như ánh hào quang. Đây là cách kiểm tra dễ thấy nhất và dễ phân biệt nhất.
Cách 8: Xem số seri:
Tiền giả thường có rất nhiều tờ trùng số seri. Điều này không bao giờ xảy ra ở tiền thật, vì mỗi tờ có một số seri khác nhau.
Linh Đặng
http://vntinnhanh.vn/tien/can-biet-tien-gia-tran-lan-thi-truong-viet-nam-va-cach-nhan-biet-63305


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hóa ra Singapore đã Xây xong CNXH, Việt nam còn đang "định hướng"?

Thu nhập người Việt kém Singapore 27 lần, Malaysia 5 lần

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin tại Hội thảo Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 – 2035, ngày 28/8.
Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, với mức tăng bình quân trong 15 năm qua đạt 6,9%/năm nhưng quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực.
 Thu nhập người Việt Nam kém Singapore 27 lần, Malaysia 5 lần - Ảnh minh họa
Tuy nhiên so với một số nước trong khu vực, mức GDP hơn 186 tỷ USD đạt được năm 2014 vẫn còn nhỏ và có chiều hướng chậm lại.
Cụ thể, GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam, Thái Lan gấp 2 lần, Malaysia gấp 1,8 lần, Singapore gấp 1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần.
Bên cạnh đó, dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và nguy cơ bị nới rộng.
Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD, đến năm 2014 tăng lên 2.052 USD.
Đáng lưu ý, với mức bình quân này, thu nhập người Việt Nam chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.
Theo tính toán, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ bằng 3/5 của Indonesia, 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/14 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn so với một số nước trong khu vực, chiếm tới 38,3%, trong khi tỷ lệ này ở Philippines là 31,1%.
Về vấn đề năng lực cạnh tranh, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cũng cho biết, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index – GCI) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân dịp khai giảng năm học mới kể câu chuyện của bộ trưởng bộ giáo dục NVH:


Bí mật của vị Bộ trưởng gần 30 năm ‘ngoài Đảng’

 - Trong các kỷ vật của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, vẫn còn lá đơn xin vào Đảng cùng bản lý lịch tự thuật úa màu thời gian.
Danh phận ở ngoài Đảng của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, nhà giáo dục, nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa lớn của VN, vị Bộ trưởng Giáo dục trong 28 năm 350 ngày, từng là điều bí ẩn lạ lùng.
Đóng góp quan trọng của tầng lớp trí thức trong cuộc Cách mạng tháng 8/1945, trong đó có Nguyễn Văn Huyên từng tham gia “Nhóm bốn người đánh điện” đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh, có thể khiến bất cứ ai giở lại sử liệu đều phải đặt câu hỏi về điều bí ẩn này.
Thành phần đặc biệt
Con trai út của ông, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhắc lại một giai đoạn lịch sử quan trọng trong đời hoạt động cách mạng của cha.
Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, Nguyễn Văn Huy, cách mạng tháng Tám, trí  thức, giáo dục
Phòng trưng bày tư liệu về GS.TS Nguyễn Văn Huyên thời kỳ 1945 - 1975 tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
Năm 1960, khi đó tròn 30 năm thành lập Đảng Lao động VN, Đảng có chủ trương kết nạp “lớp đảng viên 6 tháng Giêng", Đảng ủy Bộ Giáo dục muốn giới thiệu GS Huyên vào Đảng. Giữa lúc đất nước đang bị chia cắt thành 2 miền, công cuộc đấu tranh thống nhất còn khó khăn, trong một động thái cân nhắc thận trọng, Đảng ủy Bộ Giáo dục đem quyết định hỏi ý kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
Trong một bữa trưa mời riêng Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Bác Hồ thẳng thắn gợi ý: "Chú ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn". Nhìn lại việc này, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đánh giá quyết định của Cụ Hồ có ý nghĩa rất quan trọng.
“Đất nước chia cắt hai miền, rất cần người trong Đảng, ngoài Đảng, các đảng phái khác cùng tham gia chính quyền để thành một mặt trận thống nhất, đoàn kết cả nước”, phân tích của ông Huy.
Và mãi gần đây, ông Huy và một số ít người mới được biết vào thời điểm đó, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết 10 về việc này. Trong đó có quyết định không kết nạp một số trí thức cao cấp không thuộc đảng phái nào, để "ở ngoài có lợi hơn".
Mang danh phận ở ngoài Đảng nhưng mọi sinh hoạt của Đảng, chi bộ, Đảng ủy Bộ,  Đảng Đoàn, ông đều được mời tham dự. Đại hội Đảng toàn quốc ông là đại biểu mời. Có nghĩa ông chẳng khác nào đảng viên của Đảng, chỉ khác biệt không đóng đảng phí và tham gia biểu quyết. Chính do sự “bí ẩn” này, nhiều năm về sau các con của ông dù đi bộ đội, phấn đấu nhiều năm nhưng chưa thể vào Đảng.
“Vì họ thấy trong gia đình tôi không có ai là đảng viên, thành phần giai cấp lại rất đặc biệt”, ông Huy lý giải.
Nhưng đó cũng không phải chuyện bất biến. Năm 1972, ông Huy công tác tại Ủy ban Khoa học xã hội VN. Khi cân nhắc quyết định kết nạp ông vào Đảng, tổ chức đã cẩn thận đến Bộ Giáo dục hỏi rõ chuyện “Bộ trưởng ngoài Đảng” của cha ông và được giải thích rõ việc này.
Hai chị gái của ông sau đó cũng lần lượt trở thành đảng viên Đảng Cộng sản VN.
Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, Nguyễn Văn Huy, cách mạng tháng Tám, trí  thức, giáo dục
Lý lịch tự khai và đơn xin vào Đảng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên
Hiện lá đơn xin vào Đảng và bản lý lịch tự thuật của GS Nguyễn Văn Huyên vẫn được lưu giữ cẩn thận tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên do chính ông Huy lập ra.
Lá thư từ Fontainebleau
Trở lại lịch sử. Năm 1935, trở về từ Pháp sau nhiều năm dùi mài kinh sử từ cấp cử nhân đến tiến sĩ, Nguyễn Văn Huyên bắt đầu sự nghiệp là một anh giáo ở trường Bưởi, rồi làm nghiên cứu khoa học, giáo dục.
Ông dấn thân vào con đường chính trị với hoạt động của Hội truyền bá quốc ngữ - tổ chức do Đảng Cộng sản Đông Dương sáng lập, từ năm 1938, cùng với Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai…
Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, Nguyễn Văn Huy, cách mạng tháng Tám, trí  thức, giáo dục
GS.TS Nguyễn Văn Huyên (người thắt cà vạt đen ở giữa) cùng với các trí thức trẻ người Việt học tại Pháp năm 1928
Trong cuộc mít tinh ngày 23/8/1945 của trí thức và sinh viên ở VN học xá Hà Nội  (nay là Đại học Bách khoa), Nguyễn Văn Huyên đã kêu gọi sinh viên ủng hộ Việt Minh.
Ông cùng Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường, đại diện trí thức ba miền gửi điện đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh. “Nhóm bốn người đánh điện” đã tạo nên một sự kiện lịch sử của cuộc cách mạng.
Tháng 12/1945, Chính phủ lâm thời quyết định thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) nhằm soạn thảo các đề án kiến thiết quốc gia. Nguyễn Văn Huyên cùng hơn 40 bộ trưởng, thứ trưởng, nhân sỹ, trí thức trở thành ủy viên ủy ban này.
Cho đến tháng 9/1946 ở Pháp, sự trải nghiệm cách mạng đã mang đầy những cảm xúc trưởng thành hơn với nhân sĩ trí thức yêu nước. Kể từ sau hội nghị Đà Lạt với vai trò cố vấn, Nguyễn Văn Huyên trở lại Pháp trên cương vị thành viên đoàn đại biểu VN Dân chủ Cộng hòa đàm phán tại hội nghị Fontainebleau. Từ Fontainebleau, ông viết thư cho vợ, bà Vi Kim Ngọc.
Thư viết: “Đây là dịp để Huyên thay mặt cả nhà mà đền nợ nước. Huyên cũng như bao nhiêu anh em sinh trưởng ở một nước nô lệ từ ngày hiểu biết tới nay ngoài 20 năm thở vắn than dài, cố sức sửa mình để thoát khỏi vòng áp chế... Ngọc ạ, lúc này mà chúng ta không tự hy sinh một chút riêng thì còn lúc nào nữa nhỉ? Ngọc hiểu biết lắm nên Huyên mới nhảy vào vòng mà gỡ mối tơ vương. 20 năm lăn lộn sách đèn, một chục năm phiêu lưu chân giời góc bể mới có dịp giơ thẳng cánh tay”.
Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, Nguyễn Văn Huy, cách mạng tháng Tám, trí  thức, giáo dục
Con trai út, PGS.TS Nguyễn Văn Huy giới thiệu về các công trình nghiên cứu khoa học của Bộ trưởng Huyên trong những năm 1930
Bức cũng thư nhắc lại sự ra đời của người con trai út Nguyễn Văn Huy vào những ngày cận kề Cách mạng Tháng 8 (3/8/1945) như một luồng ánh sáng mới bắt đầu.
“Huy ra đời trong thời buổi tuy cái nguy đầy rẫy nhưng ánh sáng huy hoàng đã bắt đầu bao phủ cả một góc trời Nam. Chúng ta muốn ánh sáng ấy đầy hạnh phúc và hòa bình trong thế hệ tương lai này nên gọi chú Huy là Văn Huy. Bố là Văn Huyên một ánh sáng nhẹ nhàng, mẹ là Kim Ngọc một vật quý không vết, con Văn Huy phải tiến một bước dài trong các nguồn hạnh phúc của các chị lớn”, thư gửi từ Paris.
Bài và ảnh: Thu Hằng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Lần đầu tiên, sự tụt hậu được công bố một cách chính thức bởi cơ quan của Chính phủ - đó là Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Việt Nam và những “tụt hậu” vài chục năm so với khu vực

07:08 30/08/2015

BizLIVE - 
Lần đầu tiên, sự tụt hậu được công bố một cách chính thức bởi cơ quan của Chính phủ - đó là Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Việt Nam và những “tụt hậu” vài chục năm so với khu vực
Ảnh minh họa.
Nguy cơ Việt Nam đang tụt hậu trở thành chủ đề nóng tại hội thảo về “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-3035” do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức tại Hà Nội mới đây.
Tuy nhiên, phát biểu đáng chú ý của TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại hội thảo lại cho rằng: Không nên nói nguy cơ tụt hậu vì chúng ta đã tụt hậu rồi.Thậm chí một số lĩnh vực tụt hậu xa. Phải tuyên bố rằng vấn để tụt hậu là rất gay gắt và đặt trong bối cảnh hội nhập thì nó sẽ còn nguy hiểm cỡ nào”.
Thực tế, khi điểm lại báo cáo của Tổng cục Thống kê về thực trạng kinh tế  - xã hội Việt Nam vừa được công bố có thể thấy, Việt Nam đang với thụt lùi so với các nước trong khu vực tới cả vài chục năm về thu nhập bình quân đầu người, năng suất lao động...
Ở nhiều chỉ số kinh tế - xã hội khác, Việt Nam cũng xếp hạng rất thấp so với các nước trong khu vực như chỉ số năng lực cạnh trạnh nền kinh tế; giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu, chỉ số giáo dục, việc làm...
Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với Hàn quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm, Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm.
Theo tính toán, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ bằng 3/5 của Indonesia, 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/4 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines, và đến năm 2069 mới bắt kịp của Thái Lan.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2014 theo giá hiện hành đạt 74,7 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.530 USD/lao động), tăng 4,9% so với năm 2013; bình quân giai đoạn 2005-2014 tăng 3,7%/năm. 
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam những năm qua đã cải thiện đáng kể, khoảng cách tương đối so với các nước ASEAN được thu hẹp dần.
Tuy nhiên, khoảng cách tuyệt đối tính bằng chênh lệch giữa năng suất lao động của Việt Nam với hầu hết các nước ASEAN lại đang gia tăng. Chênh lệch giữa NSLĐ của Singapore và Việt Nam tăng từ 62.052 USD năm 1994 lên 92.632 USD năm 2013; tương tự, so với Malaysia, chênh lệch tăng từ 21.142 USD lên 30.311 USD...
 Xếp hạng về môi trường kinh doanh, Việt Nam hiện giữ vị trí thứ 99/189 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây cũng là vị trí thấp nhất của Việt Nam kể từ 2006 (Năm 2006 xếp thứ 104).
So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng sau Singapore (vị trí số 1), Malaysia (6), Hàn Quốc (7), Thái Lan (18)...
  
Cũng theo cơ quan thống kê, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn thấp so với các nước trong khu vực.
Tổng chi quốc gia cho nghiên cứu phát triển cũng ở mức thấp so với khu vực và thế giới. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển/GDP của Việt Nam năm 2011 là 0,21%, tương đương tỷ lệ của Thái Lan năm 2007, cao hơn Indonesia (0,15%) và Philippines (0,11%), nhưng chỉ = 1/3 của Malaysia (0,7%) và thấp xa so với Hàn Quốc (3,4%).
Tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng nhập khẩu các thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả. Trong giai đoạn 2000 - 2012, hệ số đổi mới của Việt Nam không có thay đổi trong 18 nước châu Á (15/18 nước).
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới về kinh tế trí thức cho thấy, chỉ số giáo dục của Việt Nam năm 2012 là 2.99, xếp thứ 133 thế giới, thấp hơn mức bình quân 5.26 của khu vực. Trong khi đó, Hàn Quốc là 9.09; Malaysia là 5.22...
  
Về lực lượng lao động, mặc dù dồi dào song chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng lao động khu vực này tuy có giảm từ 71,3% năm 1995 xuống 46,3% năm 2014, nhưng chỉ tương đương của Thái Lan năm 1995; Philippines và Indonesia đầu thập niên 90...
Xét về góc độ vị thế việc làm, lao động Việt Nam chủ yếu là làm các công việc gia đình hoặc tự làm (bếp bênh, không ổn định, thu nhập thấp) chiếm tới 62,7% tổng số việc làm. Trong khi đó, ở Malaysia con số này chỉ vào 21%, Philippines (39%), Indonesia (36%)...
MẠNH NGUYỄN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn có tắt WiFi trước khi ngủ?


Dường như ít người trong chúng ta để ý đến tác hại của sóng wifi, vậy sóng wifi có hại đến mức độ nào.
Ảnh internet
Ảnh internet
Không ít người trong chúng ta có thói quen bật mạng Wi-Fi không dây suốt trong 24h, nó rất thuận tiện cho việc sử dụng điện thoại di động hay máy tính.<Ă--m-->
Thậm chí ngay cả khi đi ngủ, nhiều người vẫn bật điện thoại đặt cạnh gối, dường như chúng ta đều không thể tách rời Internet tất cả mọi lúc. Nhưng bạn có biết không? Wi-Fi đã trở thành một sát thủ vô hình đe dọa đến sức khỏe tính mạng chúng ta!
Theo tờ “Daily Mail” báo cáo rằng, 5 nữ sinh trung học người Đan Mạch, đã nghi ngờ về tác động của những chiếc điện thoại không dây truy cập Internet của mình có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ. Do đó họ đã sử dụng sự tăng trưởng của thực vật để nghiên cứu tầm ảnh hưởng của Wi-fi.
Họ làm một thử nghiệm, đặt cải xoong và những hạt đậu thuộc một trong 6 loại bổ dưỡng tốt cho máu bên trong 2 căn phòng khác biệt, một căn phòng sẽ được bật thiết bị Wi-fi cả ngày, căn phòng còn lại thì không có tín hiệu Wi-fi.
Cây trồng bị chết chỉ trong vòng hai tuần, thủ phạm lại chính là Wi-Fi (Ảnh chụp)
Cây trồng bị chết chỉ trong vòng hai tuần, thủ phạm lại chính là Wi-Fi (Ảnh chụp)
Sau 12 ngày quan sát đã phát hiện sự khác biệt trong sự phát triển của hạt giống trong 2 căn phòng đều có một sự thay đổi lớn. Phòng không có tín hiệu Wi-Fi, hạt đậu đã có sự nảy mầm và tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tại phòng có tín hiệu Wi-Fi, cải xoong và hạt đậu không chỉ không phát triển, mà còn thực sự đã chết.
Nghiên cứu này cho thấy bức xạ Wi-Fi chỉ trong vòng hai tuần có thể khiến cho cây chết đi, do đó, nó cũng nhắc nhở chúng ta khi đi ngủ, tốt nhất hãy nên tắt tính năng Wi-Fi trên máy tính hoặc điện thoại, để các thiết bị nghỉ ngơi, đồng thời cũng giúp giữ gìn sức khỏe cho chính mình!
Biên dịch: Thu Hằng

Phần nhận xét hiển thị trên trang