Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Đi vay để trả nợ công: Bất hợp lý!


Bài và ảnh: Phan Anh

NLĐO - Nhiều đại biểu cho rằng dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) cho phép dùng vốn vay mới để trả nợ cũ là một bước lùi, nhất là trong bối cảnh nợ công tăng cao
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (QH) Phùng Quốc Hiển đã báo cáo trước QH về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) vào sáng 2-6. Nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng luật đã mở ra cơ chế cho chủ thể đi vay tràn lan là bất hợp lý.
Dẫn dụ khoản 3, điều 7 của dự luật, ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) đánh giá đây là một bước lùi của luật, nên chăng quay lại quy định cũ là chỉ vay để chi đầu tư phát triển chứ không được trả nợ gốc đáo hạn.

“Một nền kinh tế vĩ mô không thể ổn định vững chắc khi thu không đủ chi. Nếu thu không đủ chi, chỉ trông chờ đi vay thì sao ổn định được nền kinh tế. QH không nên thông qua điều này như dự thảo luật đề xuất” - ông Khanh kiến nghị.
ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) cho rằng với tình trạng nợ công hiện nay cao mà cứ đến hạn trả nợ gốc lại đi vay mới thì sẽ rất khó khăn. Theo bà Huệ, tới thời gian trả nợ mà phải vay để trả thì Chính phủ phải báo cáo với QH, UBND phải báo cáo HĐND. Quy định như vậy mới bảo đảm việc vay và quản lý bội chi ngân sách được chặt chẽ.
ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) phân tích mục đích vay nhằm đầu tư phát triển, tạo thu nhập tăng thêm. Khi đi vay, phải tính toán nguồn vay đó có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội. Chính khoản lời này mới dùng để trả nợ.
Ông Mạo nhìn nhận quy định như vậy là che lấp sự yếu kém trong sử dụng vốn vay trước đây. Đáng sợ hơn, dự luật tạo tiền đề cho chủ thể đi vay ít bị áp lực và ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay, dẫn đến việc đi vay tùy tiện, tràn lan, ngân sách nợ nần triền miên.
Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết việc công khai ngân sách nhà nước là biện pháp rất quan trọng tạo sự minh bạch trong quản lý tài chính kinh tế và sử dụng ngân sách nhà nước. Do đó, dự thảo luật đã quy định về nội dung, hình thức, thời hạn công khai ngân sách khá cụ thể. Nhưng theo nhiều ĐB, quy định như thế vẫn chưa đầy đủ, chưa thực chất là công khai ngân sách.
ĐB Khúc Thị Duyền (Thái Bình) nêu dự thảo luật còn chưa quy định cụ thể về đối tượng chịu trách nhiệm công khai. “Chúng tôi thấy chưa thể hiện rõ việc công khai các nguồn quỹ thu từ ngân sách nhà nước cũng như sự đóng góp của nhân dân thể hiện trong luật. Vì thế, trong luật phải quy định bắt buộc về công khai từ khâu dự toán cho đến chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. Các nguồn quỹ có nguồn ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân thì phải công khai” - bà Duyền nhấn mạnh.
Còn ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) nêu con số năm 2013, chi ngân sách vượt hơn 110.000 tỉ đồng. Nguyên nhân chi vượt dự toán do cơ chế chính sách vẫn cho phép ứng trước dự toán năm sau. Hơn nữa, quản lý điều hành ngân sách kém làm tăng chi. Do đó, luật cần rà soát lại các khoản chi, hạn chế về diện, quy định về trần chi; đồng thời thể chế hóa trách nhiệm của người đứng đầu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi các nhà văn tự biếm họa chân dung


image
Hai nhà văn Ngô Thị Kim Cúc (trái) và Dạ Ngân thuộc số chín người mà Hội Nhà văn Việt Nam yêu cầu 'gạch tên'
Sáng ngày 5/5/2015, Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực TP. HCM chuẩn bị cho đại hội (đại biểu) lần thứ 9 đã khai mạc, chương trình làm việc là 1 ngày.

Nhưng chỉ những người trong ban tổ chức mới được phát tờ chương trình, hội viên chỉ có tập tài liệu 31 trang, gồm: báo cáo nhiệm kỳ 2010- 2015, báo cáo sửa đổi điều lệ, và bản kiểm điểm của ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2010- 2015.

Khu vực TP. HCM có 155 (hay 156?) hội viên, nhưng chỉ 90 người có mặt. Hầu như những người không có mặt đều không có văn bản chính thức về sự vắng mặt của mình.

image
Mọi việc diễn ra khá lủng củng dù chỉ có tính thủ tục. Rất rõ việc ban tổ chức không chuẩn bị kỹ trong nhiều chuyện, ngay cả số lượng hội viên. Hội viên cũ thì không còn lạ chuyện này, còn hội viên mới hẳn đang tò mò xem điều gì sẽ xảy ra trong một “đại hội khu vực” của những người cầm bút.

Trọng điểm là việc bầu để cử những “nhà văn đại biểu” đi dự đại hội lần thứ 9 tại Hà Nội tháng 7 tới.

Sau khi đã tốn nhiều thì giờ để xác định có nên hay không việc bầu những người không có mặt làm đại biểu.

image
Vào lúc phiếu bầu cử đã được phát, và đã xác định sẽ gạch tên những người không được cử, trưởng ban tổ chức Lê Quang Trang cầm micro thông báo: trong danh sách của Văn Đoàn Độc Lập có 26 người là hội viên Hội Nhà văn VN, trong đó có chín người ở TP. HCM, sau đó đọc tên 9 hội viên, gồm: Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, Phạm Đình Trọng, Hiền Phương và Ngô Thị Kim Cúc. Chỉ thông báo tên mà không cần giải thích, trưởng ban tổ chức mặc nhiên yêu cầu gạch tên những nhà văn này để không thể có mặt trong đại hội nhà văn sắp tới.

image
Là người duy nhất trong số chín người bị đề nghị gạch tên có mặt, tôi rất tiếc không thể tiếp tục vào buổi chiều để theo dõi tiếp sự việc (do có công việc), nhưng nhiều hơn một nhà văn đã đến nói riêng với tôi: “Hội sai rồi. Sao lại tự thi hành án với những người chưa bị kết án”.

image
nhà văn Ngô Thị Kim Cúc 
Tôi nghĩ có thể không chỉ một nhà văn nhìn sự việc theo cách ấy. Vấn đề là họ có nói ra hay không, và họ có làm theo yêu cầu của ban tổ chức hay không . Tôi cũng không biết kết quả bầu bán thế nào, nhưng với tôi, mọi chuyện đã quá rõ.

Trong khi các nội dung điều lệ liên quan đến Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập hãy còn ở dạng dự thảo, chưa đưa ra đại hội và chưa trở thành điều lệ chính thức, thì lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đã cho phép mình vi phạm điều lệ Hội, tự ý loại các đồng nghiệp cầm bút, coi thường tất cả hội viên còn lại.

image
Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1983, tôi đã tràn trề cảm xúc với “đại hội đổi mới” của nhà văn, đại hội lần thứ 4, năm 1989. Những ngày đó, Hà Nội thực sự như ngày hội. Người dân vốn ít khi quan tâm tới hoạt động của giới cầm bút bỗng vui mừng săn đón từng nhà văn trên đường phố. Trong đại hội, nhiều người dân, trong đó có những trí thức khoa bảng, đã mang tới những tâm thư, những thỉnh cầu, đề nghị các nhà văn hãy vì dân mà làm điều đó. Đi thăm thú trong thành phố, các bác xích lô thường hỏi thăm có phải nhà văn đang dự đại hội hay không, và khi nghe trả lời “phải” thì họ nhất quyết không lấy tiền.

Lòng dân thật đáng quý hơn vàng, nhưng quả thật người dân còn chưa hiểu hết cái khó của nhà văn. Nhà văn chỉ có trang giấy và cây bút. Họ có thể rót hết tâm huyết lên trang giấy nhưng người quyết định số phận xã hội không phải là nhà văn. Và đại hội nhà văn đổi mới đó đã phải kéo dài thêm mấy ngày, với việc tổng bí thư đến gặp và trò chuyện, phủ dụ các nhà văn trước khi bế mạc.

image
Những đại hội sau đó tôi đều có dự, có vài đại hội cũng bùng nổ với những tham luận/tranh luận nảy lửa. Và những nội dung, không khí từng kỳ đại hội luôn phản ảnh một thực tế cuộc sống: xã hội có còn trông chờ vào nhà văn hay không, và nhà văn đang “đối xử” với nhau thế nào.

Khi phục hồi hội tịch cho một số nhà văn đã bị xử lý trong vụ án Nhân Văn Giai phẩm, lãnh đạo Hội Nhà văn tin rằng mình đã làm được điều rất tốt đẹp cho những đồng nghiệp cầm bút.

http://baomai.blogspot.com/
Còn khi cố loại trừ những đồng nghiệp đương thời của mình, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đương nhiệm đang chọn chỗ đứng nào? Thời điểm hiện tại đã là năm 2015 của thế kỷ 21, hơn 60 năm sau thập niên 1950 của thế kỷ trước, của vụ án Nhân Văn.

Những thông tin bổ sung có thể làm rõ hơn ý nghĩa/độ chuẩn xác những việc làm của lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam:
Nhà thơ Ý Nhi, có tên trong danh sách bị gạch tên, thực ra đã làm đơn xin rút khỏi Hội Nhà văn VN từ tháng 1/2002.

Nhà văn Dạ Ngân đã rút khỏi Ban Vận động Văn đoàn Độc lập từ 14/12/2014.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã rút khỏi Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập từ 26/6/2014, đồng thời cũng rút tên khỏi tất cả các Hội mà anh tham gia, trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân Khấu, Hội Điện Ảnh Việt Nam.




Ngô Thị Kim Cúc
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Obama đặt Tập Cận Bình lên lưng cọp


Trong cuộc họp báo ở Washington ngày 22/5/2015, Trợ lý Ngoại Trưởng phụ trách Đông Nam Á – TBD ông Daniel Russel cảnh báo Bắc Kinh đừng nên thách thức Hải quân Mỹ ở Biển Đông:
“Không ai có suy nghĩ bình thường lại dám thử cản trở hoạt động của Hải quân Mỹ. Đó không phải là một bước đi đúng đắn,” ông khẳng định. “Các chuyến bay tuần thám của Hải quân Mỹ ở Biển Đông là phù hợp, bởi nó diễn ra trong không phận quốc tế, Mỹ sẽ tìm cách duy trì khả năng thực hiện quyền tự do lưu thông trên biển và trên không của mọi quốc gia”.

Cùng ngày, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đăng bài xã luận nói rằng, những hành động “khiêu khích” của Mỹ không ngăn chận được kế hoạch xây đảo của TC ở Truờng Sa:
“TC cần chuẩn bị tăng cường hành động đối phó theo mức độ khiêu khích từ Mỹ. Washington nên nhớ rằng, sức mạnh tàu chiến và chiến đấu cơ của họ ít có khả năng giành chiến thắng trước sự khôn ngoan từ hàng thế kỷ của TC”.

Bắc Kinh đừng quên rằng, hoạt động bồi đấp phi pháp của Trung Cộng ở quần đảo Trường Sa, không chỉ gây phản đối từ các bên liên quan mà còn gây quan ngại cho cả những quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông.

image
Trong bài bình luận trên báo The Age, Bonnie S. Glaser tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy (Úc) cảnh báo những hành động của TC ở Biển Đông đang gây bất ổn cho an ninh khu vực và trong một số trường hợp vi phạm Công Ước LHQ về Luật biển. Bà Glaser nhận định:
“Cho đến nay, những phản ứng của Cộng Đồng Quốc Tế vẫn không ngăn được việc Bắc Kinh dùng vũ lực đối với các nước láng giềng”. Để ngăn chận tình trạng nầy, bà cho rằng: “Úc cần phối hợp với Mỹ thực hiện chiến lược gây áp lực nhằm thay đổi những toan tính và hành vi của Bắc Kinh”.
Chuyên gia Glasser còn nhấn mạnh cần phải có “phản ứng toàn cầu” để buộc Bắc Kinh hành xử theo luật pháp và chuẩn mực quốc tế.”

image
Ngày 18/5/2015, ông Peter Jennings – người đứng đầu cố vấn của Chính phủ Australia Tony Abbott – về sách trắng đã đề xuất Australia điều động chiến đấu cơ và tàu quân sự tới Biển Đông nhằm ngăn chận nguy cơ TC kiểm soát tuyến đường biển vô cùng quan trọng của thế giới. Bước kế tiếp, khẳng định quan điểm của chúng ta là điều tàu chiến và chiến đấu cơ tới vùng trời và vùng biển ở Biển Đông. Nói nghiêm túc thì chúng ta sẽ phải làm điều nầy.

Tập Cận Bình với bản chất kiêu căng, ngạo mạn đã lên tới tột đỉnh không dễ gì chịu xuống thang ở Biển Đông; mặc dù, biết rằng Hải quân TC chưa đủ khả năng đối đầu và tranh thắng với Nhật Bản, Ấn Độ hoặc Australia đừng nói chi 3 nước nầy liên minh với Mỹ thì tham vọng muốn làm bá chủ Châu Á-TBD là hoàn toàn bất khả thi.

Bắc Kinh chưa học thuộc bài học của Tôn Tử: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Tập Cận Bình đã hiểu được bao nhiêu sức mạnh quân sự của Nhật Bản? Khoan nói tới sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Nhật Bản có 5 loại vũ khí sát thương lợi hại để đối đầu với TC:

image
Tàu chở trực thăng IZUMO, lượng giãn nước tiêu chuẩn gần 20.000 tấn, có thể chở 470 thủy thủ và 14 chiếc trực thăng, có thể chở 12 chiến đấu cơ F-35B cất cánh thẳng đứng.

image
Tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu tiên tiến nhất thế giới. Hiện nay, Nhật Bản sở hữu 8 chiếc tàu ngầm loại nầy, có thể trở thành mối đe dọa, khắc tinh của Hải quân TC.

image
Tàu khu trục lớp Atago là tàu khu trục có năng lực tác chiến mạnh nhất của Nhật Bản, có lượng giãn nước tối đa gần 10.000 tấn.

image
Máy bay V-22 Osprey có năng lực rất lớn, không vận chiến thuật. Một chiếc Osprey có thể vận chuyển binh sĩ lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đến đảo Senkaku trong vòng nửa tiếng mà không cần tiếp dầu trên không. Nó còn có thể cất cánh, hạ cánh trên các tàu chiến của Nhật Bản như tàu khu trục.

image
Máy bay chiến đấu F-35 được trang bị các tên lửa đối không AIM9X, AIM120C, bom dẫn đường vệ tinh JDAM, bom dẫn đường laser GBU12.

image
Ngoài ra, dự kiến trong mùa Hè nầy, chiến đấu cơ tàng hình rất được chờ đợi F-3 do Nhật Bản tự thiết kế và chế tạo chứ không phải là sản phẩm nhái như Tàu Cộng và nó sẽ được xuất xưởng đưa ra bay thử ngiệm, đánh dấu bước đột phá của nước nầy về công nghệ tàng hình và động cơ công suất cao.
Máy bay có trọng lượng nhẹ và sẵn sàng tác chiến đa nhiệm và đa năng.
Hai nước Nhật Bản và Mỹ được cho là đã đạt được đồng thuận về vấn đề tuần tra và giám sát chung ở Biển Đông.

image
Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng BQP Mỹ Ashton Carter và người đồng cấp Nhật Bản Gen Nakatani vào ngày 8/4/2015. Chính phủ Nhật Bản cho biết, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và lực lượng vũ trang Mỹ nhắm đến việc bảo đảm sự ổn định của các tuyến đường biển quan trọng đối với hoạt động nhập cảng dầu thô của Nhật Bản.
Động thái nầy được cho là nhằm mục tiêu gây sức ép buộc TC từ bỏ lập trường gây hấn của nước nầy trong khu vực.

Bên cạnh đó, Tokyo cũng yêu cầu Washington nêu rõ trong bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng Nhật – Mỹ rằng, các lực lượng Mỹ sẽ bảo vệ các hòn đảo xa nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản trong trường hợp các đảo nầy bị tấn công.

image
Trong khi đó, phát biểu tại Jakarta, Đại tướng Moeldoko, Tư lệnh Quân ĐộiIndonesia, ngày 20/4/2015 đưa ra nhận định:
“Hoà bình và ổn định trên Biển Đông đã có những thay đổi đáng kể. Các nước đều khẳng định rằng, Trung Cộng là một mối đe dọa chung đối với các nước láng giềng. Chính vì vậy, Châu Á cần một sự cân bằng quyền lực mới,”

Tướng Moeldoko nói thêm:
“Khu vực Biển Đông đang ngày một căng thẳng, nhất là khi TC đẩy mạnh tiến độ xây dựng“trường thành cát” tại các bãi đá trên Biển Đông. Trước những động thái của Bắc KinhIndonesia đã lên kế hoạch nâng cấp lực lượng quân sự của mình ở Natuna và Tanjung Datu ở phiá Nam Biển Đông…”

Rõ ràng, Bắc Kinh đang bị thế giới bao vây và cô lập.

image
Nhưng, với bản chất kiêu căng ngạo mạn, Tập Cận Bình vẫn cứng giọng vì đã lỡ cỡi lên lưng cọp, tiến thoái lưỡng nan…nếu nhượng bộ Hoa Kỳ thì còn đâu là danh tiếng của một siêu cường? Còn xuống lưng cọp vì tiêu tan hết uy tín làm sao đủ tư cách lãnh đạo Đảng CSTC?

Bắc Kinh đang lâm vào tình trạng bị bao vây và cô lập, Tập Cận Bình chỉ trông cậy vào việc thành lập liên minh với Nga để chống lại Hoa Kỳ và đồng minh. Nhưng, Putin là con cáo già không dễ gì bị Tập Cận Bình dụ dỗ, lôi kéo vào trận đồ chống Mỹ ở Biển Đông.

Tập Cận Bình thừa biết biết rằng, lực lượng vũ trang QĐNDTC chỉ là con cọp giấy:
“Theo báo cáo của Hou Minjun, Chỉ huy trưởng của một đơn vị thiết giáp thuộc tập đoàn quân “số 27” của Quân đội Trung Cộng chua xót tiết lộ, đơn vị của Hou Mijun đã mất hơn một nửa lực lượng chưa kịp tham chiến trong một cuộc tập trận kéo dài 9 ngày ở khu vực Nội Mông. Theo đó, trong cuộc tập trận mang tên Bắc Kiếm 1405 diễn ra vào năm 2013, chỉ trong 48 giờ đầu tiên, tiểu đoàn tăng thiết giáp đã mất 40 xe tăng do gặp phải các “sự cố” kỹ thuật và hầu như không thể hoạt động được. Chỉ có 15 chiếc trong số đó có thể sửa chữa và tiếp tục cuộc hành quân kéo dài hơn 230 km tiến tới mục tiêu”.

Theo The National Interest của Mỹ đưa tin, một quan chức cấp cao Không quân Mỹ cho rằng, nếu máy bay chiến đấu tàng hình F-22 gặp phải mối đe dọa “không đối không” tỉ lệ sát thương của F-22 đối với máy bay chiến đấu J-11 hàng nhái của không quân TC là 30 so với 1 (30:1)

BẮC KINH CÓ DÁM ĐỐI ĐẦU VỚI MỸ Ở BIỂN ĐÔNG ?

http://baomai.blogspot.com/
Trước sự việc, không thể thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo với TC, đã khiến các  quốc gia Đông Nam Á xích lại gần với Hoa Kỳ. Như vậy có thể thấy rằng, việc Bắc Kinh hành động hung hăng ngang ngược, nhằm độc chiếm Biển Đông giống như hành động “tự lấy dây thắt họng mình”.

Bắc Kinh đã khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới đồng loạt lên tiếng chỉ trích và các nước nhỏ bị họ bắt nạt, chèn ép thì trở nên gắn bó với với Mỹ chống lại lại ý đồ bành trướng bá quyền của họ ở Biển Đông.

Washington cũng có nhiều hành động khác nhằm cô lập Bắc Kinh. Mới đây, các chỉ huy quân sự của 20 quốc gia Châu Á – TBD đã được Mỹ mời tham dự một hội nghị về an ninh Châu Á tại Hawaii, nhưng Bắc Kinh không được mời.

image
Đây là lần đầu tiên một hội nghị chuyên đề các lãnh đạo lực lượng PACOM, được tổ chức nhằm mục đích đặt nền tảng cho việc Hoa Kỳ liên kết các chiến dịch đổ bộ với các quốc gia khác. Đây chỉ là một cuộc diễn tập quân sự, song nó cho thấy sự hợp tác và điều hợp giữa các lực lượng đổ bộ Châu Á – TBD.
Cho dù Bắc Kinh có hung hăng ngang ngược tới đâu, cũng chỉ dám bắt nạt, hù dọa, chèn ép các nước nhỏ. Nhưng, còn lâu mới dám đối đầu với thách thức của Mỹ ở Biển Đông.

image
Bằng chứng là ngày 21/5/2015, kênh CNN đã phát đi đoạn video quay từ máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ trên vùng trời phía trên đảo nhân tạo, mà TC xây dựng trái phép.
Video có đoạn TC yêu cầu máy bay Mỹ phải rời khu vực nói trên. TC đã dùng sóng thông báo: “Đây là hải quân Trung Cộng…các người hãy đi đi…để tránh hiểu lầm”. Phi công Mỹ đã trả lời: “Đây là không phận Quốc tế”.

Rõ ràng, đây là hành động khiêu khích của Hải quân Mỹ muốn tạo cớ để trừng phạt Bắc Kinh vì hành động xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.

Với vị thế hàng đầu về sức mạnh quân sự, Mỹ cương quyết không để Bắc Kinh bắt nạt các nước nhỏ và biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ.

Washington sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh và sắp tới đây, Mỹ sẽ điều động thêm tàu chiến và chiến đấu cơ tới khu vực TC đang bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

image
Hình ảnh vệ tinh chụp Bãi Đá Chữ Thập đang được Trung Cộng xây đắp
Đây là hành động thách thức cần thiết để Bắc Kinh hiểu rõ quyết tâm củaWashington đối với an ninh khu vực nầy. Chỉ cần Hải quân Trung Cộng khai hỏa trước, bắn trúng một chiến hạm hoặc chiến đấu cơ nào của Hoa Kỳ là sẽ bị trả đũa khốc liệt.

Hải quân Hoa Kỳ chỉ cần điều động chiếc tàu ngầm tên lửa USS Michigan lớp Ohio có khả năng xoá sổ các đảo nhân tạo trong chớp mắt và đồng loạt mở các cuộc tấn công vào những tử huyệt của Trung Cộng là đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử và hệ thống đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong.Nó sẽ trở thành mục tiêu cố định vô phương bảo vệ, thành phố Thượng Hải sẽ chìm trong biển lửa và việc phong tỏa eo biển Malacca sẽ được khẩn trương tiến hành…

http://baomai.blogspot.com/
Muốn giết một con rồng thì trước hết phải đập đầu và đập gẫy cột sống là nó sẽ bị tê liệt ngay, hết phương vùng vẫy !

KẾT LUẬN

Thái độ ngang ngược hung hăng, kiêu căng ngạo mạn của những người lãnh đạo Bắc Kinh đã giúp cho Hoa Kỳ nhanh chóng phục hồi uy tín và ảnh huởng của Hoa Kỳ tại Châu Á-TBD nhờ vào đường lối ôn hoà, bình đẳng, tôn trọng và bênh vực lợi ích của các nước nhỏ.

TT Obama đã khôn khéo khai thác sự kiêu căng, tự phụ và ngạo mạn của Tập Cận Bình lên đến tột đỉnh, bất chấp luật pháp quốc tế để đặt họ Tập vào thế cỡi lưng cọp.

Nó đã giúp cho Hoa Kỳ liên minh được Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và các quốc gia Đông Nam Á trong chiến lược bao vây và cô lập Bắc Kinh.

Ngũ Giác Đài đang xem xét điều động phi cơ chiến đấu, tàu chiến đến thẳng khu vực Bắc Kinh đang tiếp tục xây dựng cải tạo các đảo nhân tạo, một động thái thách thức “tuyên bố đòi chủ quyền” ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông.

image
Tờ báo Wall Street Journal cho biết, Bộ trưởng BQP Mỹ Ashton Carter đang nghiên cứu khả năng, Hoa Kỳ cần bao nhiêu chiến đấu cơ, máy bay do thám và tàu chiến Hải quân Mỹ đưa đến thẳng khu vực nằm trong vòng 12 hải lý từ các bãi đá, bãi cạn nơi mà Bắc Kinh đang tăng tốc xây dựng để thực hiện ý đồ “đòi chủ quyền của mình” tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Giới chức Mỹ cho biết, Toà Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài có những động thái cho thấy, cả hai cơ quan tối cao nầy đang tình toán thực hiện những bước đi chắc chắn để đưa ra thông điệp với Bắc Kinh rằng, việc tăng tốc xây dựng các đảo nhân tạo của họ phải chấm dứt ngay lập tức, vì nơi nầy thuộc vùng biển và vùng trời của Quốc tế.

Chúng ta hãy chờ xem phản ứng của Bắc Kinh có dám đối đầu bằng vũ lực với Mỹ, Nhật, Ấn, Australia hay không?

Theo tôi dự đoán, bản chất của bọn Tàu Khựa là “xỏ lá” chỉ dám bắt nạt, chèn ép các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines, Indonesia còn như đụng phải địch thủ hùng mạnh như Hoa Kỳ thì sẽ cuốn gói chạy dài…



NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nồng hậu đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Việt Nam phát tín hiệu cứng rắn đến TQ

(An Ninh Quốc Phòng) - Đích thân các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam hôm qua đã đón tiếp long trọng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong khi vấp phải phản ứng thách thức từ nước láng giềng Trung Quốc ở biển Đông.

Các bức ảnh chụp quan chức Việt Nam tiếp đón ông Ashton Carter cho thấy sự nồng hậu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng như của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Theo báo chí trong nước, tại cuộc gặp hôm 1/6, ông Nguyễn Phú Trọng đã “khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ với Mỹ, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước”.
Trong khi đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang thì nói rằng “hai bên đã khép lại quá khứ và hướng tới tương lai thể hiện bằng việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, đặc biệt quan trọng là trao đổi cấp cao diễn ra thường xuyên hơn”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam
“Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tới Việt Nam sau khi có những phát biểu rất cứng rắn, vạch trần những việc làm phi pháp của Trung Quốc tại diễn đàn Shangri-La. Không phải chỉ ông Carter mà Ngoại trưởng Kerry và Thượng nghị sĩ McCain đều cho biết thái độ của chính quyền Mỹ cũng như Thượng viện, Hạ viện Mỹ là rất rõ ràng, minh bạch, lên án hành động ngang trái, vi phạm luật pháp quốc tế, ỷ nước lớn, ức hiếp nước nhỏ.” – Giáo sư Tương Lai.
Giáo sư Tương Lai, nhà quan sát quan hệ Việt – Mỹ, cho rằng việc chính quyền Hà Nội nồng ấm đón tiếp phái đoàn quốc phòng Mỹ “là một chuyển biến đáng mừng”, nhất là trong khi Bắc Kinh ráo riết tiến hành những hoạt động xây đảo nhân tạo qui mô lớn trên biển Đông. Ông nói:
“Rõ ràng là Việt Nam có một nhu cầu hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tới Việt Nam sau khi có những phát biểu rất cứng rắn, vạch trần những việc làm phi pháp của Trung Quốc tại diễn đàn Shangri-La. Không phải chỉ ông Ashton Carter mà Ngoại trưởng John Kerry và Thượng nghị sĩ John McCain đều cho biết thái độ của chính quyền Mỹ cũng như Thượng viện, Hạ viện Mỹ là rất rõ ràng, minh bạch, lên án hành động ngang trái, vi phạm luật pháp quốc tế, ỷ nước lớn, ức hiếp nước nhỏ và Mỹ có trách nhiệm trong quá trình xoay trục sang châu Á”.
Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ năm của một vị Bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Carter đã ký với nước chủ nhà “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ”.
Trong tuyên bố 5 điểm này, đáng chú ý có nội dung nói rằng “hai bên tăng cường trao đổi đoàn, đối thoại ở các cấp nhất là các đoàn cấp cao của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, quân đội hai nước”.
Ngoài ra, Hà Nội và Washington sẽ “hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, luật pháp của mỗi bên”.
Theo tuyên bố này, Mỹ sẽ “chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, đào tạo nhân viên cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển của Việt Nam, cũng như hỗ trợ cho Việt Nam một số trang bị cho lực lượng thực thi luật pháp trên biển”.
Hai bên ký kết Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ Quốc phòng Việt - Mỹ
Hai bên ký kết Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ Quốc phòng Việt – Mỹ
“Việt Nam muốn đánh một tín hiệu cho Trung Quốc rằng Trung Quốc phải chấm dứt những hành động ngang ngược, vi phạm luật pháp quốc tế và đừng áp đặt chính sách của Trung Quốc lên đất nước Việt Nam. Việc Tổng thống Obama sẵn sàng đón ông Nguyễn Phú Trọng là một lời cảnh báo cho Trung Quốc là phải rút lại hành vi ngang ngược trên biển Đông.” – Giáo sư Tương Lai nhận định.
Về thông điệp mà các động thái xích gần tới Mỹ của Việt Nam sẽ phát đi tới Trung Quốc, giáo sư Tương Lai nhận định:
“Dựa vào những sự việc đang diễn ra, nhất là qua trả lời phỏng vấn của ông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thì Việt Nam muốn đánh một tín hiệu cho Trung Quốc rằng Trung Quốc phải chấm dứt những hành động ngang ngược, vi phạm luật pháp quốc tế và đừng áp đặt chính sách của Trung Quốc lên Việt Nam. Việc Tổng thống Obama sẵn sàng đón ông Nguyễn Phú Trọng là một lời cảnh báo cho Trung Quốc là phải rút lại hành vi ngang ngược trên biển Đông và rút bớt những áp lực đang tác động tới Việt Nam.”
Tuyên bố trên được ký trong bối cảnh Trung Quốc đã thẳng thắn bác bỏ những sự chỉ trích của Mỹ về những hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Phát biểu hồi cuối tuần tại diễn đàn an ninh ở Singapore, Thượng tướng Hải quân Trung Quốc Tôn Kiến Quốc nói rằng những việc làm đó của nước ông là “hợp pháp, hợp tình và hợp lý”.
Hôm 1/6, khi được hỏi phản ứng của Bắc Kinh về chuyến thăm Việt Nam của ông Ashton Carter cũng như các thỏa thuận ký giữa Hà Nội và Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc “đã nhiều lần lặp lại quan điểm rõ ràng về vấn đề biển Đông”.
Bà Hoa nói thêm rằng Bắc Kinh “hy vọng các bên liên quan nên có những hành động đóng góp vào việc thúc đẩy lòng tin chung giữa các quốc gia trong khu vực cũng như hòa bình và ổn định khu vực”.
(Theo VOA)

VĂN HỌC ĐỔI MỚI HAY LÀ SỰ THỨC TỈNH NỬA VỜI CỦA MỘT LỚP NHÀ VĂN


Tổng quan về hội thảo thì đọc ở đây.


Ảnh ngó Fb


Từ đây trở xuống thì lấy nguyên về từ vanviet.


---


Tham luận tại hội thảo “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Thực trạng và triển vọng”, do Viện Văn học tổ chức, Hà Nội, 28/5/2015
Lại Nguyên Ân
Đối với đời sống văn học những năm 1986-1995 mà ngày nay thường được gọi là “văn học đổi mới”, tôi vừa là người trong cuộc, vừa là người quan sát. Tôi cũng đã công bố ít nhiều tư liệu và suy nghĩ riêng về văn học những năm này, − đó là bộ sưu tập tư liệu “Đời sống văn nghệ thời đầu đổi mới”, thực hiện năm 2006 cùng nhà giáo-nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình, và cuốn “Trong thoáng xuân Hà Nội” (e-book, 2014, Nxb. Hội Nhà Văn & Cty sách Phương Nam), nhưng đó hoặc là một sưu tập mới chỉ đưa một phần lên mạng, hoặc chỉ là sách điện tử, hẳn chưa có nhiều người tìm đọc.
Tại hội thảo này, tôi xin nêu một số hồi ức và suy nghĩ.
Về mặt phân kỳ, người ta có thể khuôn “văn học đổi mới” trong giới hạn mấy năm cao trào 1986-1990, thậm chí ngắn hơn, chỉ từ sự kiện cuộc gặp mặt của Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ (6 và 7/10/1987) đến sự kiện Đại hội IV Hội nhà văn VN (28/10 – 1/11/1989), hoặc có thể kéo dài đến sự kiện báo “Công an Tp.HCM” triển khai một đợt phê phán kịch liệt đối với tiểu thuyết “Thân phận tình yêu” (tức “Nỗi buồn chiến tranh”) của Bảo Ninh (tháng 8 – tháng 11/1995), – sự kiện có thể xem như nỗ lực dập tắt hoàn toàn xu hướng đổi mới. Nhưng, cũng có thể ước lệ là toàn bộ 15 năm cuối cùng của thế kỷ XX (1986-2000) đều thuộc thời kỳ “văn học đổi mới”.
Về lực lượng văn học, đặc điểm khá nổi bật của thời kỳ này, theo tôi, là sự thức tỉnh bước đầu – một sự thức tỉnh mà tôi gọi là “nửa vời” – của một thế hệ nhà văn, từ chỗ là một “đội ngũ” dường như “thống nhất” trong cả một thời gian dài trước đó, đến chỗ nảy sinh sự khác biệt, dẫn tới những xung đột, chia rẽ, ly khai giữa họ.
Nói lực lượng nhà văn trước thời đổi mới dường như là một “đội ngũ thống nhất” – là có những tiền đề lịch sử.
Đó hầu hết là gồm những nhà văn được tập hợp trong Hội văn nghệ Việt Nam (từ 1948), Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (từ 1957), Hội nhà văn Việt Nam (từ 1957),… Sự tập hợp lực lượng này là nỗ lực của Đảng CSVN, nhằm tạo ra một lực lượng nhà văn thống nhất về tư tưởng và tổ chức, phục vụ sự nghiệp của Đảng. Để đứng vào hàng ngũ hội đoàn này, những nhà văn từng có những thành tựu văn học từ trước 1945 (hoặc trước 30/4/1975 ở miền Nam) phải tự gột bỏ một loạt quan điểm xã hội và nghệ thuật trước đó mình từng có, thậm chí phủ định một số thành tựu trước đó của mình, còn những nhà văn bước vào văn học trong thời gian của chế độ này thì cũng phải gạt bỏ hoặc được cảnh báo đừng mắc phải những quan điểm xã hội và nghệ thuật mà đảng cầm quyền không chấp nhận, không dung thứ. Để tạo ra sự thống nhất đó, Đảng và cán bộ đảng lãnh đạo các hội văn nghệ đã tiến hành hàng loạt những cuộc chỉnh huấn, những cuộc đấu tranh tư tưởng, mà nổi bật là cuộc đấu tranh chống Nhân văn – Giai phẩm (1956-58) và các cuộc học tập chính trị được tiến hành hầu như thường xuyên hằng năm.
Chính những nội dung đổi mới mà Đảng CSVN nêu ra (tại ĐH VI của Đảng) như “đổi mới tư duy”, “nhìn thẳng vào sự thật” – đã khích lệ giới nhà văn thay đổi cách nhìn cách viết: nhìn thẳng vào xã hội của mình, văn học của mình, mạnh dạn nói lên sự thật về xã hội, về tình trạng văn học, văn hóa, từ đây nêu lên yêu cầu phải thay đổi.
Sự kiện Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gặp gỡ trên 100 văn nghệ sĩ cho thấy: chính Đảng CSVN đã kêu gọi nhà văn tự đổi mới mình, đổi mới văn học, và đồng thời kêu gọi nhà văn lên tiếng ủng hộ công cuộc đổi mới vừa mở ra của Đảng. Trong những năm 1986-1988, Ban Văn hóa – văn nghệ của Trung ương Đảng đo Trần Độ là Trưởng ban, đã đóng vai trò đại bản doanh của phong trào đổi mới trong văn hóa văn nghệ.
Có thể tóm tắt sự chuyển biến của giới nhà văn (và văn nghệ sĩ nói chung) thời kỳ đổi mới được thể hiện ở một số phương diện sau.
Một là những phát biểu mang tính chính luận hưởng ứng chủ trương đổi mới của ĐCSVN và nêu yêu cầu đổi mới toàn diện, từ kinh tế xã hội đến văn hóa.
Hai là những sáng tác, trước hết là văn xuôi tự sự (ký, tiểu thuyết, truyện ngắn) theo các xu hướng tìm tòi khác nhau, hoặc “hiện thực tố cáo” (từ các bút ký như Cái đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc, đến những tiểu thuyết như Thời xa vắng của Lê Lựu, Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, v.v.), hoặc các kiểu phúng dụ (Thiên sứ của Phạm Thị Hoài), giả truyền thuyết (một số truyện ngắn, truyện vừa Nguyễn Huy Thiệp), hoặc pha trộn tả thực với “dòng ý thức” (Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh), v.v.
Ba là những thảo luận, tranh luận về các vấn đề lý luận văn nghệ.
Có khá nhiều vấn đề được đề cập, từ chính trị và văn nghệ đến văn nghệ với hiện thực, “phương pháp” hiện thực xã hội chủ nghĩa, v.v.
Các vấn đề ấy hầu như đều đã được đề cập trong suốt quá trình thành hình và tồn tại các hội đoàn văn nghệ do Đảng tổ chức như hội Văn hóa cứu quốc (1943-1948), Hội Văn nghệ VN (từ 1948), Hội nhà văn VN (từ 1957), trước hết là vấn đề văn nghệ và chính trị, đến thời “văn học đổi mới” này lại được đem ra luận bàn. Không ít ý kiến muốn giữ nguyên những nội hàm đã định hình trong thời bao cấp, nhưng cũng có rất nhiều ý kiến mới và mạnh mẽ, trong đó vấn đề “văn nghệ – chính trị” được những người cấp tiến đưa dần ra khỏi “mê lộ” để thấy đó chỉ là vấn đề quan hệ giữa người làm văn nghệ với nhà cầm quyền, với những phạm vi được khuyến khích và những chế tài về kiểm duyệt, cấm đoán nhất định ở mỗi thời đoạn cụ thể; và việc này là độc lập với tự do sáng tác của nhà văn.
Chính là trong không khí của cao trào đổi mới, ý niệm “tự do sáng tác” đã ít nhiều lấy lại được hàm nghĩa thực, dần dần khôi phục lại dãy khái niệm tương liên mật thiết: “tự do sáng tác” – “tự do tư tưởng” – “tự do ngôn luận”; phía quản lý cũng không dám sỗ sàng phủ nhận nữa, chỉ nhấn vào sự song hành: “tự do sáng tác đi đôi với trách nhiệm công dân”.
Khi đề cập trở lại vấn đề văn học với hiện thực, nhiều người đã dám nói ra sự ngờ vực ngấm ngầm lâu nay của họ đối với cái gọi là “phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa”: nó là gì? có hay không “phương pháp sáng tác”? Không lập tức giải đáp được những câu hỏi tương tự, nhưng dần dà người ta hiểu rằng trong thực chất, “hiện thực xã hội chủ nghĩa” cũng chỉ là một trong những phương thức gắn bó, ràng buộc nhà văn vào cơ chế văn nghệ, cơ chế ý thức hệ do Đảng chỉ đạo.
Như đã biết, thời gian của cao trào “đổi mới” trong văn nghệ là rất ngắn. Sau cuộc gặp mặt của Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ (6 và 7/10/1987), tinh thần “nhìn thẳng sự thật”, nói thẳng nói thật bộc lộ mạnh mẽ bằng các phát ngôn chính luận, bằng một số sáng tác đăng trên tuần báo “Văn nghệ”.
Nhưng người ta đã sớm tạo ra sự xung đột ngay trong giới nhà văn, coi những người cộng tác chặt chẽ với báo “Văn nghệ” là nhóm đổi mới cực đoan, đối lập với số đông còn lại, đồng thời người ta hỗ trợ hình thành một lực lượng phản công lại các phát ngôn và các tác phẩm mang tính cấp tiến kể trên. Xung đột ấy được nuôi cho lớn dần, trở thành xung đột ngay trong ban chấp hành Hội nhà văn, dẫn đến việc Ban chấp hành rút (thực chất là cách chức) Nguyên Ngọc khỏi tòa soạn báo “Văn nghệ” (đầu tháng 12/1988) thay bằng một ban điều hành gồm nhiều thành viên, dẫn dắt tờ báo theo hướng giảm liều lượng, giảm mức độ cấp tiến, thậm chí dần dần đi ngược lại xu hướng đổi mới ban đầu trong các nội dung đăng tải trên tờ “Văn nghệ”.
Ở cấp cao hơn, người ta đưa Trần Độ rời khỏi vị trí Trưởng ban văn hóa-văn nghệ trung ương, ngừng hoạt động của Ban văn hóa-văn nghệ trung ương, rồi sau đó sáp nhập ban này vào Ban tuyên giáo trung ương, tiếp đó đổi tên Ban tuyên giáo trung ương thành Ban tư tưởng văn hóa trung ương, với những nhân sự khác hẳn ở vị trí lãnh đạo.
Động thái này, ở một phương diện khác, còn liên quan đến việc định hình một mô hình đổi mới Việt Nam, mang tính chỉnh sửa so với ban đầu; đó là chỉ đổi mới các mặt kinh tế-xã hội (công nhận 5 thành phần kinh tế, chấp nhận mở cửa với kinh tế bên ngoài…) nhưng giữ nguyên xu hướng chính trị, văn hóa, quản lý xã hội như thời trước đổi mới, và kiên quyết cự tuyệt các đề xuất đa nguyên chính trị. Mô hình này càng rõ nét hơn từ sau năm 1990, sau khi Đảng và nhà nước Việt Nam tái lập quan hệ với Đảng và Nhà nước Trung Quốc, dần dần tiếp nhận mô hình Trung Quốc.
Nếu đặt trong quỹ đạo đời sống văn nghệ đã định hình từ những năm 1960 ở miền Bắc, thì một loạt những biểu hiện cấp tiến trong đời sống văn nghệ mấy năm cao trào đổi mới sẽ có thể bị xem như một trong số các “vụ” (như vụ Nhân văn, vụ “nghị quyết 9”, vụ “đề dẫn” và “phải đạo”…), nghĩa là sẽ có những tổng kết, nêu ra những lỗi lầm, nhất là những lỗi nặng nhất, kèm theo những xử phạt cụ thể.
Song, khác với những gì có thể xảy ra theo quỹ đạo cũ, thì với một vài xử lý kể trên (mà tập trung ở việc cách chức Nguyên Ngọc), phong trào đổi mới trong văn nghệ chỉ bị “hạ nhiệt” chứ không bị dập tắt; và ở quy mô xã hội-kinh tế, thì đổi mới vẫn đang được tiếp tục.
Đối với lực lượng văn nghệ đã ở trong “đội ngũ thống nhất” kể trên, cao trào đổi mới đã khiến “đội ngũ thống nhất” này mau chóng bị tách làm đôi, tạo thành hai cực, với số đông ở giữa. Một số không ít hướng theo những người cấp tiến (tự nhận là “phái vui tươi” tại đại hội nhà văn IV). Một số khá đông vẫn ứng xử như thể trước sau chưa có biến động gì, vẫn hoạt động trong các hoạt động do hội tổ chức. Một số tương đối ít thì năng nổ tham gia những hoạt động được gọi là “bảo vệ nguyên tắc” tức những giáo điều cũ. Đó là chưa nói tới việc mạng internet đi vào đời sống, can dự và làm thay đổi các quy trình viết và lưu chuyển bản thảo tác phẩm, khiến lực lượng nhà văn bị “thanh lọc” thêm một lần nữa, kể từ cuối những năm 1990s.
Ở nhan đề bài này tôi hình dung văn học đổi mới như sự thức tỉnh nửa vời của một lớp nhà văn. Chỉ của “một lớp nhà văn” thôi, chỉ những nhà văn được tập hợp trong “đội ngũ thống nhất” mà thôi.
Sao lại nói là thức tỉnh và thức tỉnh nửa vời?
Đây rõ ràng là một sự thức tỉnh.
Một lớp người đã được Đảng tập hợp thành “đội ngũ thống nhất”, sau bốn chục năm, lại được Đảng hô gọi “đổi mới”, thay đổi, nhất là “đổi mới tư duy”, “nhìn thẳng sự thật”, “nói đúng sự thật”… Họ đã tự thay đổi, nhìn sâu vào đời sống, nhìn ra và nói lên nhiều loại “sự thật” khác nhau; họ trở nên khác nhau cả trong cách nhìn cuộc sống lẫn cách thể hiện văn chương nghệ thuật.
Sau những năm cao trào đổi mới, nhiều vấn đề không còn được đưa ra “quán triệt” như xưa nữa. “Tính đảng” không còn được đưa ra như nguyên tắc để truy cứu mỗi nhà văn nữa. “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” cũng không còn được dùng để chất vấn “định hướng nghệ thuật” của nhà văn nữa. Vẫn có một vùng cấm gồm một số phạm vi bị coi là nhạy cảm, không được đụng bút tới, và giới lãnh đạo mỗi thời kỳ vẫn muốn cài cắm thêm những nội hàm “định hướng” nhất định. Song, về không ít đề tài hoặc trong vùng cấm hoặc bị coi là nhạy cảm – người ta vẫn có thể đem ra tranh luận mỗi khi ai đó đụng bút tới và gặp phải những phản đối từ những người khác.
Vậy là từ phía tự mình đổi mới, thay đổi, lẫn từ phía lãnh đạo gỡ bớt mức độ trói buộc, kể từ thời đổi mới, 1986 trở đi, các nhà văn trong “đội ngũ thống nhất” đã được thức tỉnh và đã thức tỉnh.
Từ chỗ đứng trong “đội ngũ thống nhất” cũ, từ nay mỗi người phải tìm ra và làm ra sự khác biệt của mình. Từ sau đổi mới, văn học ngày càng được tính bằng những tên tuổi và tác phẩm cụ thể, không phải bằng thành tựu chung chung của một “đội ngũ thống nhất”.
Nhưng sao lại nói là thức tỉnh nửa vời?
Thiết nghĩ, không phải ai cũng muốn và nhất là cũng có thể thoát ra khỏi nếp sống và viết như đã quen trong “đội ngũ thống nhất” cũ. Việc không ít người rốt cuộc hoặc vẫn tiếp tục kiểu “viết để phục vụ” rồi buông bút, chấm dứt đời văn, – chứng tỏ điều đó.
Tuy nhiên, tôi nghĩ nhiều đến một trong những khiếm khuyết đáng nói nhất, ấy là, ngay những người cấp tiến trong giới nhà văn, vào hồi cao trào đổi mới, đã thúc đẩy gỡ bỏ không ít tiêu chí trói buộc (tính đảng, văn nghệ phục vụ chính trị, hiện thực xã hội chủ nghĩa), đã thúc đẩy nhà văn viết để tố cáo những sự thật phi nhân bản, phản xã hội, v.v. Song chính họ lại không tính đến cách đứng chỗ đứng của mình và của mỗi người viết văn trong những tương quan cuộc sống sẽ đổi thay do kết quả “đổi mới”; ngược lại, vẫn ngây thơ tin rằng dường như vẫn cứ đứng trong cái “đội ngũ thống nhất” cũ mà hành động là ổn rồi!
Họ đã được Đảng hô hào cùng “đổi mới”, được Đảng gỡ bỏ cho ít nhiều những ràng buộc, trói buộc quá đáng, lỗi thời; nhưng họ đã quên tính đến một thứ khế ước, công ước rất thiết yếu cho sự hành nghề trong tương lai. Khi không còn (và cũng không cần) “đội ngũ thống nhất” nữa, sẽ cần những định chế mang tính toàn dân, toàn xã hội như thế nào đó về việc hành nghề văn chương nghệ thuật, cần những định chế mang tính toàn dân, toàn xã hội về việc lập hội, cần những quy chế nhà nước về việc tài trợ cho sự nghiệp văn học nghệ thuật.
Cho đến hiện tại, xét trên mặt bằng các chế định luật pháp, các cơ quan nhà nước đã có đủ công cụ để quản lý những gì cần quản lý đối với những người viết văn: đó là luật báo chí, luật xuất bản. Hiện nay, người viết ra tác phẩm văn học chỉ có thể công bố trên báo, tạp chí, hoặc in sách; và tất cả đã có luật báo chí và luật xuất bản điều chỉnh. Không nhất thiết phải buộc từng người viết văn là thành viên những hội đoàn văn nghệ được chỉ định thì nhà nước mới quản lý được.
Hệ thống các hội đoàn văn học nghệ thuật trung ương và địa phương đang tự chứng tỏ là những định chế gắn với quá khứ nhiều hơn là hiện tại. Trong thời trước đổi mới, ở nước ta cũng như các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, các hội đoàn nghề nghiệp, trong đó có hội đoàn của các giới văn nghệ sĩ, đều được tổ chức thành một kiểu cơ quan tương đương cơ quan nhà nước, các nhân sự đứng đầu các hội đó được hưởng các quyền lợi như cán bộ trung, cao cấp. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển văn nghệ, biến sự tranh đua về tài năng thành những đấu đá về lợi ích giữa các quan chức.
Tình trạng đáng buồn là sau ba chục năm, hệ thống các hội đoàn văn học nghệ thuật hầu như vẫn giữ nguyên trạng như trước ngày diễn ra công cuộc đổi mới. Nó vẫn mang hai thuộc tính cố hữu: tính chất độc quyền, và tính chất nhà nước hóa. Mỗi ngành chỉ được phép có một hội, đó là biểu hiện tính độc quyền. Các hội vẫn hoạt động gần như những cơ quan nhà nước, được cấp vốn từ ngân sách – tức tiền thuế của dân; đó là biểu hiện tính chất nhà nước hóa.
Trong khung cảnh hiện tại, hệ thống các hội đoàn văn học nghệ thuật đó không khác gì hệ thống các tập đoàn doanh nghiệp độc quyền nhà nước, ít sinh lãi, dễ tham nhũng, đang được nhà nước gấp rút chuyển sang cổ phần hóa để đỡ tiêu tốn vốn ngân sách, đỡ gây quá tải cho kinh tế quốc dân.
Hệ thống các hội đoàn văn học nghệ thuật, theo tôi, hiện đang là di sản cũ kỹ nhất của cơ chế bao cấp xưa kia mà công cuộc đổi mới còn chưa kịp thanh lý. Đây là di chứng cho thấy tính chất nửa vời của cuộc đổi mới văn nghệ, là di chứng về sự thức tỉnh nửa vời của một lớp người viết trên thực tế vẫn chưa tự mình giải thoát mình ra khỏi “đội ngũ thống nhất” cũ, không hiểu rằng thực ra “đội ngũ” ấy đã vỡ thành nhiều mảnh và đã biến dạng.
Hà Nội, 28/5/2015
LẠI NGUYÊN ÂN
Phần nhận xét hiển thị trên trang