Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Chỉ là vài viên gạch thui mừ..Xa tượng chán!


(NLĐO) – Sau 1 tuần diễn ra lễ khánh thành, phần gạch trước mặt tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng bị vỡ, bong tróc.

Sáng 31-3, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam (chủ đầu tư dự án), đã cho công nhân sửa lại nền gạch bị vỡ tại công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).
Có mặt tại đây, chúng tôi ghi nhận có hơn 15 công nhân đang tháo những viên gạch bị bong tróc để thay vào những viên gạch mới.
Theo chủ đầu tư, vị trí vỡ nằm ở khe nhiệt dễ bị co giãn, do làm sân khấu khiến gạch bị vỡ chứ không phải do chất lượng công trình kém!
Theo chủ đầu tư, vị trí vỡ nằm ở khe nhiệt dễ bị co giãn, do làm sân khấu khiến gạch bị vỡ chứ không phải do chất lượng công trình kém!
Tiếng máy cắt gạch rền vang giữa bầu trời nắng gắt. Trong khi đó, nhiều du khách đến tham quan tỏ ra ngạc nhiên vì theo thông tin họ biết thì công trình đã khánh thành, không hiểu sao vẫn có nhiều công nhân làm việc.
Những công nhân làm việc ở đây cho biết việc sửa chữa sẽ được hoàn thành ngay trong ngày 31-3.
Trước đó, trong buổi họp báo thường kỳ do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức vào chiều 30-3, trả lời báo chí, ông Nguyễn Như Công, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam - thừa nhận thực tế có việc gạch bị vỡ, bong tróc tại hồ nước gắn kết với khối tượng đài. 2 vị trí bị vỡ, bong tróc nằm ở 2 khe nhiệt.
Gạch bị bong tróc một đường dài phía dưới chân tượng đài
Gạch bị bong tróc một đường dài phía dưới chân tượng đài
Ông Công giải thích, theo thiết kế, đây là một hồ nước có hình bán nguyệt gắn kết với chân tượng đài. Vào ngày tổ chức lễ khánh thànhban tổ chứcđã tiến hành hút nước để làm sân khấu. Trong quá trình làm, xe chở vật liệu chạy vào cũng như do lượng người quá đông đã gây co giãn ở khe nhiệt dẫn đến việc gạch bị bong tróc, chứ không phải do chất lượng công trình kém. “Sau khi sửa lại, công trình sẽ đẹp như cũ mà không gây phản cảm!” – ông Công khẳng định.
 Nhiều công nhân sửa gạch bị vỡ trong sáng 31-3
Nhiều công nhân sửa gạch bị vỡ trong sáng 31-3
Ông Công cũng cho biết thêm, mặc dù đã làm lễ khánh thành nhưng hiện tại công trình vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, phải đến tháng 7-2015 mới chính thức được bàn giao.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Campuchia hoãn xây dự án đập thuỷ điện lớn do Trung Quốc tài trợ





© Flickr.com/melenama/cc-by-sa 3.0


Campuchia vừa quyết định hoãn xây dự án đập thuỷ điện khổng lồ ở Tây Nam nước này tới năm 2018. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen. Các nhà quan sát cho rằng, nhờ quyết định này người đứng đầu chính phủ tránh khỏi chỉ trích từ phe đối lập, những người không hài lòng với việc thiếu kiểm tra nghiêm trọng về quá trình thực hiện các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Campuchia.


Tuyên bố của ông Hun Sen có thể được gọi là bất ngờ hoàn toàn, bởi trước đó ông đã tích cực ủng hộ dự án xây dựng nhà máy thủy điện. Chính phủ Campuchia đã ký một thỏa thuận xây con đập khổng lồ với công ty quốc doanh Sinohydro của Trung Quốc . Theo kế hoạch, công ty này phải xây dựng nhà máy thủy điện công suất 108 MW, đầu tư khoảng 400 triệu USD.
Đã có vẻ dự án sẽ được thực hiện đúng hạn định vì có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, và trên thực tế được coi là lá cờ đầu trong sự hợp tác Trung Quốc - Campuchia. Mới gần đây, Thủ tướng Campuchia thậm chí đe dọa sẽ sử dụng tên lửa chống lại phe đối lập nếu họ cố gắng ngăn chặn các quan chức chính phủ và kỹ sư Trung Quốc tiếp cận khu vực xây dựng con đập. Một vài ngày trước, nhà hoạt động Tây Ban Nha Alex Gonzalez-Davidson, người tích cực phản đối dự án của Trung Quốc, đã bị trục xuất khỏi Campuchia. Khi đó, ông Hun Sen đã tuyên bố, sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề chủ quyền - phát triển kinh tế của đất nước - là không thể chấp nhấn được. Tuy nhiên, dự án của Trung Quốc đã gây tranh cãi kịch liệt. Kết quả là, ông Hun Sen, lãnh đạo đất nước từ năm 1985, phải tìm kiếm cơ hội để thỏa hiệp.
Quyết định hoãn xây đập thủy điện sẽ có hiệu lực đến năm nào, hiện nay khó nói. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc sẽ sử dụng các kênh ngoại giao để nối lại các công việc xây dựng. Ở đây nói không chỉ về việc tăng cường ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tại quốc gia láng giềng, mà còn về tính toán kinh tế.

Trong khi nhịp độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, Trung Quốc chủ trương "mở rộng ra ngoài" bằng cách thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài, bao gồm cả tại các nước Đông Nam Á. Giáo sư của Trường Kinh tế Cao cấp Nga Yevgeny Kanayev nhận xét rằng, không phải lúc nào lợi ích của Trung Quốc trùng hợp với lợi ích của các quốc gia này. Không loại trừ khả năng, những quốc gia khác cũng sẽ vấp phải những mâu thuẫn như ở Campuchia. Giáo sư Kanayev cho biết: “Trung Quốc đang tích cực đầu tư vào sự phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên, cái bẫy chiến lược cho các nước này là Trung Quốc sẽ ngày càng gắn chúng với các khu vực của mình - Vân Nam và Quảng Tây. Trong khi đó, mức độ nội địa hóa sẽ rất thấp, bởi vì các công ty Trung Quốc sử dụng công nghệ, thiết bị và lao động của nước mình. Ngoài ra, sau khi nhận được sự ủng hộ chính trị, các công ty Trung Quốc có thể bỏ qua sự phản đối của các nhà môi trường. Tất nhiên, thái độ như vậy không phục vụ lợi ích lâu dài của các nước tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc”.

Chắc là, trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải tính toán cẩn thận hơn tất cả các rủi ro liên quan với các dự án đầu tư lớn. Kinh nghiệm cho thấy rằng, ngay cả các nước như Campuchia với kiều chế độ độc tài, cũng không thể bảo đảm "bật đèn xanh" cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Để "cuộc tấn công kinh tế" thành công, Trung Quốc nên thực hiện các công việc ngoại giao tinh tế hơn, sử dụng yếu tố "sức mạnh mềm", nên làm việc không chỉ với chính phủ, mà còn với các tổ chức xã hội dân sự.
Đọc tiếp: http://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2015_03_03/283168541/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Quan chức, công chức ngoại tỉnh mua nhà ở Hà Nội rất nhiều”


Nguyễn Lê
Infonet - Lãnh đạo một đơn vị bất động sản tiết lộ, lượng quan chức, công chức ngoại tỉnh mua nhà ở Hà Nội rất nhiều nên đây là lượng khách hàng tiềm năng lớn…

Phân khúc nào đang được khách hàng quan tâm nhiều nhất trên thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay? Đối tượng khách hàng nào mới xuất hiện trên thị trường và liệu thị trường có xảy ra “cơn sốt” khi đối tượng đầu cơ lại “tái xuất”?...  Để làm rõ những vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản EZ Việt Nam.

Theo nhiều nhận định của các chuyên gia thì thị trường nhà đất đang có sự phục hồi mạnh mẽ. Vậy phân khúc nào đang được nhiều khách hàng quan tâm nhất, thưa ông?

Giai đoạn vừa qua, các phân khúc trên thị trường BĐS đều có sự phục hồi mạnh mẽ, nhất là phân khúc trung cấp thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng.

Nhà đầu tư hầu như bỏ qua phân khúc cao cấp thời gian qua, chủ đầu tư tập trung vào phân khúc trung bình để giải đáp “cơn khát” của thị trường về nhà ở.

Khi thị trường phục hồi, tầng lớp trung lưu cũng sẽ gia tăng nhiều, nguồn cầu về nhà ở trên dưới 2 tỷ đồng là rất lớn. Với những khách hàng đã có tầm 1 tỷ đồng thì hoàn toàn có thể vay vốn ngân hàng để mua nhà với giá trên dưới 2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, phân khúc cao cấp cũng đã bắt đầu có sự quan tâm của khách hàng vì phân khúc này không còn nhiều ở Hà Nội khi quỹ đất hạn chế. Đơn cử, chúng tôi đang thực hiện dự án Hồng Không Tower ở Đê La Thành thì chỉ trong vòng 1 tuần đầu mở bán chúng tôi đã bán hết số lượng căn đưa ra thị trường với mức giá trên dưới 40 triệu đồng.

Đây là mức độ quan tâm thị trường khiến chúng tôi cũng rất ngạc nhiên vì phân khúc đó chỉ đáp ứng được một bộ phận khách hàng với tỷ lệ không lớn nhưng do lượng cung không có nhiều nên nó vẫn đáp ứng được sự quan tâm của các đối tượng đầu cơ và đối tượng mua để ở.

Bên cạnh những người mua với nhu cầu ở thực thì đã có đối tượng đầu cơ tham gia vào thị trường, theo ông đây có phải là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS?

Khi có nhà đầu tư tham gia vào thị trường, đó là tín hiệu vui vì trên thị trường đã hình thành thêm thị trường cấp 2 thay vì chỉ thuần túy có thị trường cấp 1 như thời gian vừa qua.

Nghĩa là, thị trường đã có sự mua đi bán lại, có kỳ vọng tăng giá, lượng khách hàng đầu cơ tham gia thị trường sẽ tạo cho thị trường có bức tranh tổng thể tươi sáng hơn, tính thanh khoản sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng sẽ mạnh dạn đưa ra những gói kích cầu, đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu thị trường, kéo theo một loạt các vấn đề khác về kinh tế phục hồi như ngân hàng, các nhà sản xuất vật liệu xây dựng, đơn vị xây lắp…

Ông có thể tiết lộ đối tượng khách hàng tiềm năng cho thị trường thời gian tới là thế nào?

Những đối tượng có thu nhập ổn định ở ngoại tỉnh, lượng quan chức, công chức mua nhà ở Hà Nội rất nhiều.

Từ phó chủ tịch huyện hoặc trưởng phòng một Sở trở lên là mua được nhà ở Hà Nội. Lượng khách hàng này tương đối lớn vì họ có nhu cầu về nhà ở và lại có khả năng tài chính.

Tôi cho rằng, đây sẽ là lượng khách hàng tiềm năng lớn vì họ đều có con học ở Hà Nội nên sẽ có nhu cầu mua nhà để cho con ở ổn định hoặc mua nhà để tích trữ.

Phân khúc mà đối tượng khách hàng này quan tâm là phân khúc nhà ở với giá trên dưới 2 tỷ đồng, chứ họ không mua nhà ở phân khúc trung bình hay nhà thu nhập thấp. Cũng có một số đối tượng khác quan tâm đến nhà cao cấp hơn.

Thị trường đã phục hồi, không chỉ có đối tượng mua để ở mà còn có thêm đối tượng đầu cơ, đầu tư tham gia. Vậy, theo ông có dự báo thế nào về thị trường thời gian tới đây, gần nhất là quý 2? Và liệu thị trường có thể xảy ra kịch bản “sốt nóng” như thời kỳ 2007 – 2008?

Tôi cho rằng, trong quý 2 thị trường vẫn sẽ đi ngang, không có nhiều thay đổi so với quý 1. Chu kỳ hàng năm thị trường chỉ tốt trong những tháng đầu năm, còn những tháng giữa năm thường trầm, còn đến cuối năm này và đến đầu năm 2016, thị trường sẽ tốt hơn thời điểm hiện tại.

Còn việc sốt nóng như giai đoạn 2007 – 2008 theo tôi rất khó xảy ra, lý do là có sự điều chỉnh lớn của cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh đó các chủ đầu tư cũng như các thành phần tham gia thị trường BĐS đều được cảnh giác hơn, họ đều lường trước được những rủi ro. Thay vì làm ào ào như trước thì nay họ đều có tính toán cẩn thận, đều có phân tích dự đoán thị trường, phân tích lượng cầu hiện tại và tương lai để làm sao khi đưa sản phẩm ra để họ có thể tiêu thụ được.

Ngoài ra, Luật kinh doanh BĐS mới ra đời có quy định việc ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư thông qua việc bán nhà phải có ngân hàng bảo lãnh, khi đó dòng tiền để thực hiện dự án đều do ngân hàng kiểm soát, ngân hàng đều không muốn có sự rủi ro về vốn nên sẽ kiểm soát rất chặt. Khi đưa sản phẩm mới ra thị trường đều có đánh giá tổng quát của chủ đầu tư, ngân hàng và các đơn vị tư vấn để làm sao tính thanh khoản tốt nhất và an toàn cho các khoản đầu tư.

Xin cảm ơn ông!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì chuyện thế thời khó và ít người dám nói!

Chúng ta thích nói chuyện 'trên trời'...


Mạnh Kim (Người Đô thị)
VNN - Chúng ta hay nói vô số vấn đề to tát hoành tráng nhưng đôi khi “kệ đi” những chuyện “rất vặt”, vốn được mặc định là chuẩn mực văn hóa, vốn có thể giúp làm nên tư cách con người.

Đang chạy xe, tôi thấy túi áo khoác một người bên cạnh lòi ra xấp tiền. Tôi báo anh ta biết. Đương sự đút tay sâu vào túi rồi rồ ga vọt mất. Lại gặp người khác lái xe mà chân chống quên gạt, báo cho biết, cũng không nói gì. Lại bị một người húc vào đuôi xe tại ngã tư, không nghe xin lỗi. Lại bị một cô đứng chờ ngã tư đèn đỏ cắn bọc bánh rồi phun mẩu giấy bay trúng mặt mình, chẳng nghe nói chi…

Chúng ta thích nói chuyện “trên trời” nhưng chuyện “dưới đất” thường ít khi để ý. Giờ thì mấy chuyện này, một cách mặc nhiên, đã trở thành chuyện nhỏ như con thỏ.

Nhà tôi thích mời bạn đến chơi. Bày chút thức ăn, uống tí bia (không nhậu), lai rai dăm chuyện. Lần nào họ đến, các bạn tôi (một nhạc sĩ tên tuổi thuộc hàng khủng long, một luật sư tên tuổi thuộc hàng cá voi, một bác sĩ tên tuổi thuộc hàng cá nhà táng, một cây bút tên tuổi thuộc hàng cá mập…) cũng luôn chào vợ tôi, nhỏ tuổi hơn họ nhiều, bằng “chị”. Nghe lịch sự quá! Cách xưng hô này lâu rồi mới nghe lại. Hồi trước bạn bố đến chơi, họ đều chào mẹ tôi như vậy. “Ngày xưa” là như thế: khách của chồng luôn gọi vợ bạn mình là “chị”, bạn (trai) của vợ luôn gọi chồng bạn mình là “anh”, bất kể khoảng cách tuổi tác. Giờ thì có vẻ người ta thích “thân mật”, gọi vợ bạn là “em” ngọt xớt hay gọi chồng bạn là “em” ngọt lịm. Lớn tuổi hơn, gọi vậy có gì không đúng? Có lẽ họ nghĩ vậy. Xưng hô sao cho đúng phép lịch sự dần rồi cũng trở thành chuyện nhỏ như con thỏ.

Một số cô bạn của tôi không chỉ đẹp. Họ giỏi dã man! Toàn dân Tây học. Nói tiếng Anh như gió. Làm công ty nước ngoài, họ “đi Tây” như đi chợ. Nếu không phải làm công ty nước ngoài thì cũng có nhà hàng riêng. Không có nhà hàng riêng thì cũng có sự nghiệp làm báo lâu đời. Có người một thân lập nghiệp dựng nên cơ đồ. Đàn bà dễ có mấy tay! Vậy mà khi nói chuyện với tôi, họ cứ “dạ”; trả lời một tin nhắn, họ luôn “dạ”; rủ họ đi uống café, họ “dạ, để em xem...”. Hay quá! Phải ở “level” giao tiếp xã hội như thế nào họ mới “dạ” chứ không phải “OK”! Chuyện này, với nhiều người, có thể nhỏ như con thỏ, nhưng với tôi thì đó là những con thỏ tôi luôn muốn… hôn!

Chuyện vụn giao tiếp. Chẳng phải nghị sự gì to tát. Nhưng giao tiếp và hành vi giao tiếp ngày càng ít được để ý. Cầm một món quà, kệ đi. Đụng phải cái ghế có người đang ngồi, kệ đi. Cô phục vụ mang ra bình trà, kệ đi. Trả lại một vật mượn, kệ đi… Chúng ta hay nói vô số vấn đề to tát hoành tráng nhưng đôi khi chúng ta thường “kệ đi” những chuyện “rất vặt”, vốn được mặc định là chuẩn mực văn hóa, vốn có thể giúp làm nên tư cách con người. Mà nói thế thôi, “kệ đi”, cho khỏe, há!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Anh đọc, tôi nghe dù khúc ấy buồn!


Bài hát: Chút Niềm U Uất - Minh Thư..Ta buồn đời bởi ta nhỏ bé .cứ lang thang trên mảnh đất khô cằn.Chẳng vui nổi bởi xung quanh ta sỏi đá .vạn vật hững hờ ...mờ nhạt sắc mầu..Ta giận đời không...
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có thể cải số, cải mệnh được không?


Hôm nọ tôi gặp một người quen bị bạo bệnh. Bà bảo tôi, "cháu ơi, bác sĩ có thể chữa được bệnh nhưng không thể chữa được mệnh".
Vậy con người có thể cải được số mệnh không?


Trong triều đại nhà Tống, có hai anh em sinh đôi tên là Cao Hiếu Tiêu, và Cao Hiếu Tích, cả hai giống nhau cả về hành vi, trí tuệ và sự thông minh. Năm 16 tuổi, họ cùng đỗ Tú tài. Cùng năm đó, họ lập gia đình, bố mẹ của họ bảo họ mặc quần áo và giày khác nhau để vợ của họ có thể nhận ra.
Một ngày họ gặp Đạo nhân Trần Hy Di, người sau khi nhìn tướng mạo của cả hai, và nói: “Cả hai người đều rất tuấn tú, sống mũi thẳng, môi có sắc hồng. Tai trắng mà có đường viền đỏ, khí thanh thần triệt, đều sẽ đậu vòng trong. Hơn nữa, cả hai đều có hào quang trong mắt, sẽ rất thành công trong kỳ thi!”.
Khi kỳ thi đến vào mùa thu, cả hai đến kinh đô để dự thi và ở với một người họ hàng thân thuộc. Hàng xóm là một quả phụ đẹp. Cao Hiếu Tiêu dốc lòng học tập, không động tư tình.

Tuy nhiên, Cao Hiếu Tích đã không kiềm lòng, đã tán tỉnh và tư thông với người quả phụ. Sau đó bị người ta phát giác, nói cho dòng họ của người quả phụ. Người quả phụ sợ tội, đã trầm mình xuống sông tự sát.

Sau kỳ thi, cả hai đến thăm Đạo nhân một lần nữa. Khi Đạo nhân Trần Hy Di nhìn thấy họ, ông khá sốc và nói:“Đã có một sự thay đổi lớn trong tướng mạo. Một đã trở nên thậm chí tốt hơn và một trở nên rất xấu. Hiếu Tiêu có hào quang màu tía trên lông mày, và mắt thì sáng như sao. Cậu sẽ chắc chắn đỗ cao. Lông mày của Hiếu Tích cũng đã thay đổi. Mắt anh ta phù lên, chóp mũi đỏ và tối tăm. Thần sắc đã tiêu tan và biến mất. Sự thay đổi này phải là do đạo đức bị tuột dốc. Cậu sẽ không chỉ trượt kỳ thi, mà còn có dấu hiệu sẽ chết yểu”.

Sau đó kết quả kỳ thi được công bố, quả thật Cao Hiếu Tích bị rớt, rồi chết trong thất vọng.

Cao Hiếu Tiêu làm một đại quan và có thanh danh hiển hách, con và cháu của ông cũng có tài năng, phẩm giá.

Khi ông tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi, Đạo nhân Trần Hy Di cũng đến chúc mừng. Trong bàn tiệc ông nói,“Thật là khá dễ dàng để xem tướng cho một người bình thường, tuy nhiên sẽ không dễ biết kết quả được. Bởi vì vận mệnh được quyết định bởi thiên thượng, trong khi đó tướng mạo được quyết định bởi những việc mà người ấy làm.

Nếu một người có thể thuận theo các nguyên lý của thiên thượng và sống hài hòa với xã hội, thì người đó sẽ chắc chắn thịnh vượng. Thiên thượng rất phân minh công bằng, vận mệnh có thể xuống dốc vì làm việc xấu, và người ta có thể chuộc lỗi bằng cách làm điều tốt. Sự thăng hoa trong tâm tính của một người có thể thể hiện qua gương mặt, và không điều gì có thể tránh khỏi con mắt của người khác. Đó là tại sao chúng ta nói rằng không có cánh cửa của vận may hay vận rủi, bởi vì nó đến và đi căn cứ theo đức hạnh của người ấy”.


Theo Huệ Minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

18+ Vì sao lại gọi CON chim và CÁI lờ?


Các mẹ ạ! Lần này tôi nói đến một vấn đề thật đơn giản nhưng tôi cam đoan 90% các mẹ không biết.
(Xin nói trước luôn là chuyện này có yếu tố tế nhị mang tính dâm dê, đề nghị những bạn nào đi học có điểm phẩy Giáo Dục Công Dân trên 8 đừng vào... Tuy nhiên cũng nói luôn đây là chuyện nghiêm túc về ngôn ngữ - và là ngôn ngữ Dân Gian dân tộc - hoàn toàn ko bậy, mong các bạn đừng vội phán xét)
Thế này nhé! Ngôn ngữ Việt Nam rất chi là phức tạp - và các mẹ nên tự hào là chúng ta đang nói một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất Hành tinh.
Tôi biết được bởi vì tôi có thằng bạn người nước ngoài sống ở Hà Nội, nó đang học tiếng Việt để cưa gái. Nó nói tiếng Việt 3 năm nên tương đối thõi rồi, nhưng vẫn luôn bất ngờ về ngôn ngữ Việt.
Một hôm nó hỏi tôi:
- Này mày , tại sao cái bộ phận sinh dục của con trai lại gọi là "CON" "con Chim" "con cặ.." Mà cái của con gái lại gọi là "CÁI bướm..." "Cái L..." Thế chia từ dựa trên nguyên tắc gì?
Tôi trả lời:
- Dân tộc tao thông minh lắm! Bọn chúng mày đéo biết đâu. Thế này nhé: Tại sao lại gọi là CÁI hồ - mà lại gọi là CON sông? Hồ khác Sông thế nào?
- Chỉ biết là Hồ thì đứng yên, còn sông thì chuyển động? Nó trả lời.
- Đúng! CÁI là gọi những thứ đứng yên, còn Con gọi những thứ di chuyển - tôi trả lời.
- Ah. Thoản nào gọi là CÁI nhà, cái bàn, cái tủ... và gọi động vật là CON chó, con mèo... Nó rú lên như tìm ra được cái gì đó thú vị...
Đoạn nó lại hỏi:
- Thế sao gọi là CON ĐƯỜNG.
- Vì ở Việt Nam bọn tao con đường suốt ngày bị đào lên, làm đi làm lại, đéo bao giờ nằm yên thân được..
Sau đó nó lại rú lên tiếp:
- Ah! Hoá ra gọi là Con Chim là vì thường khi "hoạt động" thì cái đấy phải vận động, còn Cái Bướm thì là do nằm 1 chỗ.
- Đúng ! Chưa hết đâu! Thậm chí ngôn ngữ của bọn tao cái danh từ còn chỉ ra được độ to nhỏ nữa mới hiểm. Ví dụ riêng 1 cái của nợ của mày thì tiếng Việt bọn tao mỗi lứa tuổi lại có 1 cái tên gọi khác nhau, mà gọi lên là thấy ngay được độ to nhỏ và độ... phởn:
+ Thời bé mới đẻ : Dé (mới mọc, ngây thơ...)
+ Nhớn lên một tí: Cu (hạt đã tròn tròn...)
+ Đủ lông đủ cánh: Chim (đã hình thành, đủ bộ phận)
+ Lớn lên một tí: Dái (nghe đã thấy phởn phởn rồi...)
+ Khi trưởng thành: Buồi (nghe thấy to to, vững vững, xệ xệ)
+ Khi về già, quá mỏi mệt và chỉ còn tác dụng đi tè: Cặc (người ta hay gọi là cái Cặc khô là vì thế!) nghe đã thấy khô khô ỉu ỉu... chỉ muốn ngắt ra vứt mẹ ra ngoài nắng phơi...
Cái của con gái cũng thế! Tôi cũng phải cho nó phân loại bởi 5 từ chỉ các mức độ cái đấy của chị em..( Nhưng thôi vì lịch sự ko nói ở đây)...
---
Nhờ tôi nói thế, nó đã phải thừa nhận là Tiếng Việt của chúng ta thú vị hơn tiếng Anh của nó.
Và nó đang đi tìm hiểu thêm tại sao người ta lại gọi là "Củ Cặc"
Các mẹ giải thích hộ cái?
- Tôi thì nghĩ là gọi là "Củ" là do nó có Rễ chùm, và do nó có hạt giống "củ lạc"...
... Tôi yêu tiếng Việt !!!
(Chúc tuần mới vui vẻ!)


Nguồn: Hiếu Chí Trần/ Hieu Orion.
Phần nhận xét hiển thị trên trang