Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Anh đọc, tôi nghe dù khúc ấy buồn!


Bài hát: Chút Niềm U Uất - Minh Thư..Ta buồn đời bởi ta nhỏ bé .cứ lang thang trên mảnh đất khô cằn.Chẳng vui nổi bởi xung quanh ta sỏi đá .vạn vật hững hờ ...mờ nhạt sắc mầu..Ta giận đời không...
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có thể cải số, cải mệnh được không?


Hôm nọ tôi gặp một người quen bị bạo bệnh. Bà bảo tôi, "cháu ơi, bác sĩ có thể chữa được bệnh nhưng không thể chữa được mệnh".
Vậy con người có thể cải được số mệnh không?


Trong triều đại nhà Tống, có hai anh em sinh đôi tên là Cao Hiếu Tiêu, và Cao Hiếu Tích, cả hai giống nhau cả về hành vi, trí tuệ và sự thông minh. Năm 16 tuổi, họ cùng đỗ Tú tài. Cùng năm đó, họ lập gia đình, bố mẹ của họ bảo họ mặc quần áo và giày khác nhau để vợ của họ có thể nhận ra.
Một ngày họ gặp Đạo nhân Trần Hy Di, người sau khi nhìn tướng mạo của cả hai, và nói: “Cả hai người đều rất tuấn tú, sống mũi thẳng, môi có sắc hồng. Tai trắng mà có đường viền đỏ, khí thanh thần triệt, đều sẽ đậu vòng trong. Hơn nữa, cả hai đều có hào quang trong mắt, sẽ rất thành công trong kỳ thi!”.
Khi kỳ thi đến vào mùa thu, cả hai đến kinh đô để dự thi và ở với một người họ hàng thân thuộc. Hàng xóm là một quả phụ đẹp. Cao Hiếu Tiêu dốc lòng học tập, không động tư tình.

Tuy nhiên, Cao Hiếu Tích đã không kiềm lòng, đã tán tỉnh và tư thông với người quả phụ. Sau đó bị người ta phát giác, nói cho dòng họ của người quả phụ. Người quả phụ sợ tội, đã trầm mình xuống sông tự sát.

Sau kỳ thi, cả hai đến thăm Đạo nhân một lần nữa. Khi Đạo nhân Trần Hy Di nhìn thấy họ, ông khá sốc và nói:“Đã có một sự thay đổi lớn trong tướng mạo. Một đã trở nên thậm chí tốt hơn và một trở nên rất xấu. Hiếu Tiêu có hào quang màu tía trên lông mày, và mắt thì sáng như sao. Cậu sẽ chắc chắn đỗ cao. Lông mày của Hiếu Tích cũng đã thay đổi. Mắt anh ta phù lên, chóp mũi đỏ và tối tăm. Thần sắc đã tiêu tan và biến mất. Sự thay đổi này phải là do đạo đức bị tuột dốc. Cậu sẽ không chỉ trượt kỳ thi, mà còn có dấu hiệu sẽ chết yểu”.

Sau đó kết quả kỳ thi được công bố, quả thật Cao Hiếu Tích bị rớt, rồi chết trong thất vọng.

Cao Hiếu Tiêu làm một đại quan và có thanh danh hiển hách, con và cháu của ông cũng có tài năng, phẩm giá.

Khi ông tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi, Đạo nhân Trần Hy Di cũng đến chúc mừng. Trong bàn tiệc ông nói,“Thật là khá dễ dàng để xem tướng cho một người bình thường, tuy nhiên sẽ không dễ biết kết quả được. Bởi vì vận mệnh được quyết định bởi thiên thượng, trong khi đó tướng mạo được quyết định bởi những việc mà người ấy làm.

Nếu một người có thể thuận theo các nguyên lý của thiên thượng và sống hài hòa với xã hội, thì người đó sẽ chắc chắn thịnh vượng. Thiên thượng rất phân minh công bằng, vận mệnh có thể xuống dốc vì làm việc xấu, và người ta có thể chuộc lỗi bằng cách làm điều tốt. Sự thăng hoa trong tâm tính của một người có thể thể hiện qua gương mặt, và không điều gì có thể tránh khỏi con mắt của người khác. Đó là tại sao chúng ta nói rằng không có cánh cửa của vận may hay vận rủi, bởi vì nó đến và đi căn cứ theo đức hạnh của người ấy”.


Theo Huệ Minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

18+ Vì sao lại gọi CON chim và CÁI lờ?


Các mẹ ạ! Lần này tôi nói đến một vấn đề thật đơn giản nhưng tôi cam đoan 90% các mẹ không biết.
(Xin nói trước luôn là chuyện này có yếu tố tế nhị mang tính dâm dê, đề nghị những bạn nào đi học có điểm phẩy Giáo Dục Công Dân trên 8 đừng vào... Tuy nhiên cũng nói luôn đây là chuyện nghiêm túc về ngôn ngữ - và là ngôn ngữ Dân Gian dân tộc - hoàn toàn ko bậy, mong các bạn đừng vội phán xét)
Thế này nhé! Ngôn ngữ Việt Nam rất chi là phức tạp - và các mẹ nên tự hào là chúng ta đang nói một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất Hành tinh.
Tôi biết được bởi vì tôi có thằng bạn người nước ngoài sống ở Hà Nội, nó đang học tiếng Việt để cưa gái. Nó nói tiếng Việt 3 năm nên tương đối thõi rồi, nhưng vẫn luôn bất ngờ về ngôn ngữ Việt.
Một hôm nó hỏi tôi:
- Này mày , tại sao cái bộ phận sinh dục của con trai lại gọi là "CON" "con Chim" "con cặ.." Mà cái của con gái lại gọi là "CÁI bướm..." "Cái L..." Thế chia từ dựa trên nguyên tắc gì?
Tôi trả lời:
- Dân tộc tao thông minh lắm! Bọn chúng mày đéo biết đâu. Thế này nhé: Tại sao lại gọi là CÁI hồ - mà lại gọi là CON sông? Hồ khác Sông thế nào?
- Chỉ biết là Hồ thì đứng yên, còn sông thì chuyển động? Nó trả lời.
- Đúng! CÁI là gọi những thứ đứng yên, còn Con gọi những thứ di chuyển - tôi trả lời.
- Ah. Thoản nào gọi là CÁI nhà, cái bàn, cái tủ... và gọi động vật là CON chó, con mèo... Nó rú lên như tìm ra được cái gì đó thú vị...
Đoạn nó lại hỏi:
- Thế sao gọi là CON ĐƯỜNG.
- Vì ở Việt Nam bọn tao con đường suốt ngày bị đào lên, làm đi làm lại, đéo bao giờ nằm yên thân được..
Sau đó nó lại rú lên tiếp:
- Ah! Hoá ra gọi là Con Chim là vì thường khi "hoạt động" thì cái đấy phải vận động, còn Cái Bướm thì là do nằm 1 chỗ.
- Đúng ! Chưa hết đâu! Thậm chí ngôn ngữ của bọn tao cái danh từ còn chỉ ra được độ to nhỏ nữa mới hiểm. Ví dụ riêng 1 cái của nợ của mày thì tiếng Việt bọn tao mỗi lứa tuổi lại có 1 cái tên gọi khác nhau, mà gọi lên là thấy ngay được độ to nhỏ và độ... phởn:
+ Thời bé mới đẻ : Dé (mới mọc, ngây thơ...)
+ Nhớn lên một tí: Cu (hạt đã tròn tròn...)
+ Đủ lông đủ cánh: Chim (đã hình thành, đủ bộ phận)
+ Lớn lên một tí: Dái (nghe đã thấy phởn phởn rồi...)
+ Khi trưởng thành: Buồi (nghe thấy to to, vững vững, xệ xệ)
+ Khi về già, quá mỏi mệt và chỉ còn tác dụng đi tè: Cặc (người ta hay gọi là cái Cặc khô là vì thế!) nghe đã thấy khô khô ỉu ỉu... chỉ muốn ngắt ra vứt mẹ ra ngoài nắng phơi...
Cái của con gái cũng thế! Tôi cũng phải cho nó phân loại bởi 5 từ chỉ các mức độ cái đấy của chị em..( Nhưng thôi vì lịch sự ko nói ở đây)...
---
Nhờ tôi nói thế, nó đã phải thừa nhận là Tiếng Việt của chúng ta thú vị hơn tiếng Anh của nó.
Và nó đang đi tìm hiểu thêm tại sao người ta lại gọi là "Củ Cặc"
Các mẹ giải thích hộ cái?
- Tôi thì nghĩ là gọi là "Củ" là do nó có Rễ chùm, và do nó có hạt giống "củ lạc"...
... Tôi yêu tiếng Việt !!!
(Chúc tuần mới vui vẻ!)


Nguồn: Hiếu Chí Trần/ Hieu Orion.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thấy đỏ tưởng chín chỉ có thể gọi đúng tên là : Sai lầm!

TRỞ LẠI CÂU CHUYỆN KÊNH ĐÀO Kra

Vài tháng trước đây tôi đã đăng lại bài " Kênh đào Kra và chính trường Việt nam". Bài này mô tả sơ lược về dự án kênh đào này, những ảnh hưởng to lớn của nó đối với khu vực ĐNA và rộng hơn. Đặc biệt với VN, nếu dự án này được thực hiện, sẽ tạo ra những điều kiện vô vùng to lớn cho sự phát triển của đất nước. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của sự kiện này, chính trường VN đã có những động thái thích ứng.

   Đến nay, dự án kênh đào Kra đã có những diễn biến mới rất quan trọng. Xin mời đọc bài dưới đây.     

Trung Quốc muốn đào kênh xuyên Thái Lan để tránh Mỹ ở eo biển Malacca


media            Lộ trình kênh đào Kra dự kiến.Wikipedia

Trong những tháng gần đây, dự án đào một con kênh nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông xuyên ngang bán đảo phía nam của Thái Lan đã xuất hiện trở lại. Kênh đào Kra, như tên gọi của dự án này, sẽ giúp cho tàu buôn từ Ấn Độ Dương muốn lên vùng Đông Bắc Á không phải đi vòng qua eo biển Malacca ngoài khơi bờ biển phía nam của Malaysia. Các công ty Trung Quốc, được chính quyền Bắc Kinh chống lưng, là thành phần đang cố gắng thúc đẩy dự án này.
 
Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh một sự xích lại gần nhau rõ nét giữa Trung Quốc và Thái Lan kể từ khi xẩy ra cuộc đảo chính đưa giới tướng lĩnh lên cầm quyền ở Bangkok vào tháng Năm năm 2014, ý đồ đào kênh xẻ ngang miền Nam Thái Lan, ngoài mục tiêu kinh tế, còn đậm nét động cơ chính trị. Từ Bangkok, Thông tín viên RFI tại Thái Lan Arnaud Dubus cho biết thêm một số thông tin về dự án đào con kênh xuyên miền Nam Thái Lan đang được Trung Quốc thúc đẩy.

RFI: Arnaud, đầu tiên anh có thể phác họa những nét chính về dự án kênh đào Kra?
Arnaud DubusDự án kênh đào Kra đã có từ nhiều thế kỷ nay. Ngay từ thời vương quốc Ayuthaya, ý tưởng đào một con kênh xẻ ngang bán đảo nam Thái Lan tránh khỏi phải đi vòng qua eo biển Malacca đã từng được thảo luận. Cách đây 10 năm, các công ty Trung Quốc đã từng nghiên cứu kỹ vấn đề này, nhưng không đưa ra được một kết quả cụ thể nào.
Ý tưởng đơn giản. Đào một con kênh dài chừng 100km đi ngang qua eo đất Kra cho phép rút ngắn được khoảng 48 giờ so với hành trình bình thường là các thương thuyền hay tàu dầu phải đi qua eo biển Malacca. Một vài nghiên cứu cho thấy điều đó cho phép tiết kiệm mỗi năm khoảng 50 tỷ đô-la, nhưng trên thực tế mọi thứ không rõ ràng lắm, vì nhiều nghiên cứu khác đặt vấn đề khả năng sinh lợi của dự án.
Ngược lại, có điều chắc chắn là eo biển Malacca đã quá tải, và mặt khác, các hoạt động hải tặc ngoài khơi eo biển cũng khá nhiều. Như vậy, kênh đào Kra giảm bớt gánh nặng cho eo biển. Nhưng nhất là, sự hiện diện của một eo biển xuyên qua vùng cực nam Thái Lan sẽ là một con đường thay thế cho lộ trình ban đầu qua eo biển Malacca. Do đó, Trung Quốc quan tâm rất nhiều đến điều này, do bởi các căng thẳng mạnh mẽ giữa quốc gia này với nhiều nước Đông Nam Á liên quan đến các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng đồng thời cũng do sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực. Trong trường hợp eo biển Malacca phải bị đóng do căng thẳng gia tăng, kênh đào Kra sẽ là mạch giao thông sống còn cho việc vận chuyển dầu khí nhập khẩu về Trung Quốc.

RFI: Dự án mới đây đã được khơi dậy lại. Như vậy vụ việc đã đi đến đâu?
Arnaud Dubus: Trong bối cảnh Trung Quốc và Thái Lan xích lại gần nhau kể từ sau vụ đảo chính hồi năm rồi, rất nhiều dự án hạ tầng về giao thông do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận tại Thái Lan, nhất là các tuyến đường sắt mới Bắc-Nam. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc ngay từ đầu năm đã khởi động lại dự án kênh Kra với tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi kéo dài trong một năm. Theo quan điểm của Bắc KInh, dự án nằm trong khuôn khổ khái niệm « Con đường tơ lụa hàng hải » do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng.
Lộ trình được dự trù trong dự án ày sẽ đi qua vùng xa nhất ở phía nam bán đảo Thái Lan ngang tầm với thành phố Songkhla. Điều quan trọng cần lưu ý là lộ trình được vẽ rất gần với vùng mà phe nổi dậy ly khai Hồi giáo Mã Lai đang hoành hành tại miền nam Thái Lan. Một điều chắc chắn là một khi công trình được bắt đầu tại vùng này,  vấn đề an ninh sẽ được đặt ra trong khi xây dựng và sau khi kết thúc công trình. Chúng ta hãy nhớ là trong vòng 10 năm, cuộc nổi dậy của phe ly khai đã gây ra cái chết cho hơn 6000 người.

RFI: Nếu được thực hiện , dự án có thể sẽ có những hậu quả nào có thể có cho các quốc gia Đông Nam Á khác?
Arnaud Dubus: Cho dù sẽ phải đầu tư khoảng 20 tỷ đô-la vào dự án, Thái Lan đương nhiên sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất trong khối ASEAN. Không chỉ là do quyền sử dụng kênh đào mà Thái Lan sẽ được hưởng, mà còn do tác động kích thích tăng trưởng kinh tế mà dự án này sẽ đem lại ngay từ lúc khởi động công trình. Hơn nữa, Thái Lan còn dự tính mở các đặc khu kinh tế và các khu công nghiệp ngay chính lối vào và lối ra con kênh, đặt trọng tâm vào công nghiệp dầu khí.
Một quốc gia khác cũng được hưởng lợi đó là Miến Điện, vì hiện nay nước này, cho tới nay, để xuất khẩu hàng hoá, buộc phải đi một đường vòng dài xuống phía nam qua eo biển Malacca, trong khi Miến Điện lại nằm rất rất gần với kênh Kra. Ngược lại, có thể Malaysia, Singapore và ngay cả Indonesia sẽ bị mất quyền lợi, nếu kênh Kra được hình thành, bởi vì lưu thông hàng hải trên vùng lãnh hải của họ chắc chắn sẽ bị giảm xuống.
Một quốc gia hưởng lợi lớn khác nữa có lẽ sẽ là Trung Quốc. Nước này sẽ có nhiều đường vận chuyển nhiên liệu thuộc quyền sử dụng của họ. Cho nên các tập đoàn Trung Quốc rất quan tâm đến dự án. Nhưng Thái Lan cũng đã nhận thấy là với các dự án đường sắt, việc xích lại gần với Bắc Kinh về mặt kinh tế cũng có những bất lợi. Bởi những khoản tín dụng do các ngân hàng Trung Quốc tài trợ cho các dự án đường sắt tại Thái Lan có lãi suất là 4%/ năm, cao hơn lãi suất chung của các quốc gia như Nhật Bản dành cho những dự án tương tự. Đó là chưa kể đại bộ phận nhân công tại các công trường có chủ đầu tư Trung Quốc tại Thái Lan sẽ là người Trung Quốc. Chính vì vậy mà Bangkok đã từ chối vay tiền của Trung Quốc cho các dự án đường sắt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Ngu nhất quả đất" đã đủ buồn rùi! Anh không cần cái gì "nhất" nữa đâu!

​Nước vừa thoát nghèo, mơ xây tháp cao nhất thế giới


PHƯƠNG NGUYỄN
TT - Tuổi Trẻ nhận được thư của một bạn đọc tên Phương Nguyễn, nhận là người đang công tác trong lĩnh vực truyền hình, nêu ra một số vấn đề xoay quanh dự án VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới.

Tuổi Trẻ xin đăng nội dung lá thư này.

Có một sự kiện được rất nhiều người công tác trong lĩnh vực truyền hình bàn tán cũng như không ít người quan tâm hỏi han, đó là dự án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới của Đài truyền hình VN (VTV).

Ngày 10-3, tại khách sạn Hilton - Hà Nội đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng tháp truyền hình VN, với sự tham gia của đại diện VTV, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty cổ phần Tập đoàn BRG.

Phát biểu tại sự kiện này, ông Trần Bình Minh cho biết độ cao của tháp truyền hình VN sẽ là 636m, cao nhất thế giới.

Ông Trần Bình Minh chia sẻ: “Đó là mơ ước của VTV, mơ ước của không biết bao nhiêu thế hệ những người làm việc tại VTV”.

Trong những ngày qua, tôi đã cất công tìm hiểu từ các nguồn tư liệu thì được biết tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay là Tokyo Skytree (Nhật Bản) với chiều cao 634m, còn tháp truyền hình VN theo dự án có chiều cao 636m.

Mặc dù chủ đầu tư của tháp truyền hình Tokyo Skytree là Đài truyền hình NHK nổi tiếng hợp tác với năm đài khác, nhưng người ta khẳng định rằng công trình này là biểu tượng của Tokyo chứ không phải phục vụ cho truyền hình.

Nếu ngày xưa, khi truyền hình còn truyền tín hiệu analog thì chiều cao của tháp đóng vai trò quan trọng, chứ ngày nay truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì chiều cao của tháp là vô nghĩa.

Như vậy, với lộ trình đến năm 2020 truyền hình VN sẽ chấm dứt hoàn toàn việc phát analog, thì tháp truyền hình VN cao nhất thế giới cũng sẽ như Tokyo Skytree (Nhật), tháp truyền hình Quảng Châu, Minh châu phương Đông - Thượng Hải (Trung Quốc) - các tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay mang ý nghĩa biểu tượng là chính.

Và chúng ta hãy xem Nhật và Trung Quốc xây dựng biểu tượng khi nào? Tháp Tokyo Skytree khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2012; tháp Minh châu phương Đông xây vào đầu thập niên 1990 (cao 468m); tháp truyền hình Quảng Châu (cao 600m) xây năm 2005, hoàn thành năm 2009.

Nghĩa là khi xây dựng những tháp truyền hình mang ý nghĩa biểu tượng này, Nhật và Trung Quốc đều là cường quốc hàng đầu thế giới. Chỉ riêng chúng ta là mơ mộng đến tháp truyền hình cao nhất thế giới khi mới vừa thoát nghèo!

Đi sau những tháp truyền hình vĩ đại này là câu chuyện làm thế nào để khai thác hiệu quả, chứ không phải để nó biến thành “cục nợ”. Chúng ta hãy xem nhiều tòa cao ốc hiện nay ở VN phải thuê mướn các nhà quản lý nước ngoài, và nhiều nơi méo mặt vì chưa hiệu quả.

Chúng ta được thiên nhiên ban tặng những kỳ quan như Hạ Long, hệ thống hang động Phong Nha hàng đầu thế giới, cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ... nhưng vẫn chưa khai thác tốt nhất cho du lịch. Với thực trạng như vậy mà mơ dùng tháp truyền hình cao nhất thế giới để kinh doanh, thu hút khách nước ngoài thì có quá viển vông chăng?

Rất nhiều người dân như chúng tôi thấy rằng VN chúng ta mắc cái bệnh ưa thích “nhất thế giới”. Có điều những cái “nhất thế giới” ấy chẳng giúp VN thành rồng.

Chúng tôi chỉ sợ rằng tô hủ tiếu lớn nhất thế giới, chiếc nón lá lớn nhất thế giới... chẳng gây thiệt hại gì đáng kể, chứ tháp truyền hình lớn nhất thế giới thì phải chi vào đấy cả tỉ USD (kinh phí xây dựng tháp Tokyo Skytree là 820 triệu USD), không cẩn thận lại thêm nợ.

Còn nếu muốn “nhất thế giới”, tôi mong VTV đặt ra các dự án sau: đài truyền hình có nhiều chương trình hay nhất và mang tính giáo dục cao nhất thế giới, sáng tạo nhất thế giới (chứ không phải bỏ tiền tỉ đi mua bản quyền game show của thế giới), phục vụ người dân tốt nhất thế giới...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Hay. Đúng là ĐMCM!

CHỮ VỚI CHẢ NGHĨA


      Câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử cho đến nay vẫn gây nhiều thắc mắc. Không thỏa mãn với cách giải thích trong sách giáo khoa, nhiều nhà văn, nhà thơ tự đi tìm câu trả lời riêng.
       Nhiều người, trong đó có cả các nhà nghiên cứu, cho rằng đó là câu thơ tả một “cô thiếu nữ thôn Vĩ ” đang e ấp, thẹn thùng nhìn khách phương xa qua kẽ lá. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 xuất bản năm 2007 cũng chú thích mặt chữ điền theo nhân tướng học, “là loại tướng mạo ứng với đức tính thật thà trung hậu”.
       Theo hướng này, rất đông các thày cô giáo cho rằng đó là khuôn mặt của bà Hoàng Cúc, người mà Hàn Mặc Tử yêu tha thiết và lúc đó đang ở thôn Vĩ Dạ…
         Ấy thế là tôi vào Google gõ từ khóa “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”, ra mấy trăm nghìn kết quả, hầu hết đều bảo “mặt người con gái Huế, phúc hậu”. (Chỗ này quý vị tự kiểm chứng). Trong rất nhiều (Vô thiên lủng) các bài viết trong đó có cả của các Giáo sư, Phó Giáo sư… các nhà văn, nhà thơ và cả nhà dột hay nhà mồ gì đó. Các giả thiết mà các ngài nêu ra đéo thuyết phục.
        Hôm trước đọc bài của “Nhà Văn Ngọc Rớt” Định Pot lại theo nhẽ sưu tầm nhưng thấy ngại. Thế rồi ngồi với ông bạn người Huế (Nguyên là sỹ quan tâm lý chiến) Lẩn thẩn thế nào lại nói đến chuyện này, ông bảo ngu, ngu đến thế là cùng và Ông người Huế nói các giáo hãy dỏng tai lên mà nghe, hãy cúi đầu mà đọc. Hiểu theo cách hiểu của Nhà Văn Ngọc Rớt là đúng nhất. Rớt thông cảm anh biên lại bài của Rớt cho nó theo mạch của anh nha. Anh cũng bỏ luôn cái câu hỏi của Rớt “MẶT CHỮ ĐIỀN LÀ CÁI MẶT GÌ?”
         Chỉ có bọn nhìn mặt trời mà không chói lóa, mới nói con gái mặt chữ điền là đẹp. Người con gái với gương mặt chữ điền chưa bao giờ và mãi không bao giờ là gương mặt đẹp. Ai nói ca sĩ Phi Nhung đẹp, tôi chết liền. Vậy thì tại sao thi sĩ Hàn Mặc Tử lại rung động với “mặt chữ điền”? GAY à. Mê trai đẹp à? Xin thưa, ấy là vì ta hiểu lầm mẹ nó đi, “diễn” sai cha nó thơ của ông.
       Thơ Mới (1930-1945) rất ý nhị khi tả về người trong cảnh. Một bài thơ tả cảnh thì con người chỉ thấp thoáng, là cái “tình” của nhà thơ trước cảnh ấy, và thường đặt ở cuối bài. Bài “Đây thôn Vỹ Dạ” trong tập “Thơ điên” của Hàn Mặc Tử không ngoại lệ: khổ đầu tả cây, lá, nắng; khổ 2 tả gió, trăng, thuyền, nói chung là thuần cảnh; khổ thứ 3 mới thấp thoáng con người (mờ nhân ảnh… ai biết tình ai…).
       Nếu bảo “mặt chữ điền” là mặt người con gái, hóa ra lại chỏi với “mờ nhân ảnh” ở cuối bài à? Mặt người (chữ điền) đã lồ lộ ra, lù lù ra, cụ thể đến thế thì “mờ nhân ảnh” cái ... Cái nỗi gì nữa?
       Một cao thủ thơ như Hàn thi sĩ mà đang mở đầu bài thơ 3 khổ bằng việc tả cây, lá, nắng, bỗng rẽ ngang, tương ngay vào một cái mặt người thì vô duyên quá!. Cả trăm bài bình giảng, trong đó nhiều bài đưa cả vào sách giáo khoa đều bảo “mặt chữ điền là mặt người con gái Huế”. Xin thưa, chẳng phải mặt người nào cả. Đây là khổ thơ thuần túy tả cảnh.
        “Mặt chữ điền” là mặt chữ điền trên bức bình phong trước ngôi nhà Huế. Hay còn gọi là chấn môn trước cửa nhà. Quả thật theo phong thủy, kiến trúc xưa thường xây bức chấn môn chắn trước cửa ra vào, cách khoảng 5-7 mét. Tấm chắn này có khi được trang trí hoa lá, hổ phù, có khi đắp nổi nguyên hình một con hổ. Đơn giản hơn, có khi chỉ đắp nổi một hình chữ phúc. Trên bức bình phong ấy có chữ phúc(福). Chữ phúc được cấu tạo theo phép “hội ý”, thuộc bộ kỳ () nằm bên trái (chữ thuộc về thần, về tâm linh) Trong đó chữ chữ nhất (), chữ khẩu (), chữ điền (田). Người ta cầu nguyện mong ước phúc đáo gia, nhà có Phúc. Hai bên chấn môn thường trồng thêm hai bụi trúc, phía sau có hòn non bộ…” Cành trúc nghiêng lá xuống bức bình phong, che ngang mặt chữ điền, há chẳng là một cảnh nên thơ sao?
BÌNH PHONG CỦA NVNR

         Và vì thế,

   “Sao anh không về chơi thôn Vỹ
     Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
     Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
     Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
 Là một khổ thơ thuần túy tả cảnh thôn Vỹ Dạ với vườn, nhà, nắng, cành trúc nghiêng xuống bức bình phong.
          Khổ lắm!Thưa nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà dột và cả nhà mồ nữa... Rằng thì là...Chả có mặt người con gái nào tự dưng xuất hiện sỗ sàng ngay từ khổ thơ đầu cả.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÔI BIẾT ĐÂU ĐẤY!


       -   Một Bloger nói: “Mình thấy có trang web có những bài thơ, những câu thơ thật kì tài, chẳng niêm luật mẹ gì mà cũng thành thơ, lại còn bị khen hay". Sau một hồi anh đóng blog. Chẳng hiểu anh ra đi đột ngột thế là do đâu. Những lời anh than vãn cứ ám ảnh tôi mãi. Cái sự đóng cửa, đốt nhà hay tự dưng ra đi tức tưởi, có gì đó như oan khuất lắm. Đến thơ còn chẳng đâu vào đâu huống chi những chuyện phiếm luận. Chuyện nghe chẳng ra gì các cụ nhỉ!
       -   Ở đâu đó, không nhất thiết phải nói rõ địa chỉ, có thể  ở Tiền Giang, hay đâu đó Bắc Giang. Một cặp vợ chồng cai sữa cho con, họ dùng đủ mọi cách mà vẫn không được. 
           Bố cháu bảo bôi mực vào cho nó thấy đen, bẩn nó sợ. "Nó vẫn bú". 
           Đã thế bôi cứt gà vào cho mày kinh, "cũng chẳng ngăn được nó". 
           Bố cháu bảo thế thì bôi ớt vào. Nó cứ bú, nhưng cay thằng bé 2 tuổi khóc ngằn ngặt. 
          Tức mình bố cháu lấy băng keo cuốn quanh ngực mẹ cháu (bây giờ không thấy nữa, mày bú vào đâu?) Nó lấy tay giằng xé một lúc rồi vẫn bú như thường.
          Ma xui quỷ khiến thế nào, anh chồng có tối kiến, thử bôi thuốc trừ sâu vì nghĩ đơn giản, thuốc phun vào lúa thì con sâu không dám cắn lúa, trẻ con cũng vậy ta bôi thuốc sâu vào vú chắc nó không dám bú.
         Ai ngờ bôi buổi sáng  chiều đi làm về thì thấy thằng cha hàng xóm lăn đùng ra chết.
         Trong không khí rung chuyển vì kèn trống tang thương ấy; đúng là “Tiếng oan dậy đất án ngờ lòa mây”. Người ta cứ hỏi thăm sao ông này đột ngột chết khi đang trai tráng…Thủ phạm chỉ có mỗi câu:
- Tôi biết đâu đấy!
        Hình như cả hai chuyện (Bạn bloger đọc thơ và cai sữa bằng thuốc sâu) rất vô lý. Nhưng lại có lý chỗ nó có tác dụng giống nhau của thuốc và thơ. Hihi!
        - Tôi biết đâu đấy!


Phần nhận xét hiển thị trên trang