Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

bỗng dưng bị chửi

Việt Nguyễn

Giáo sư được cả thế giới biết đến bỗng dưng bị chửi 1
GS Việt Hưng thất vọng với những gì phải chứng kiến sau buổi sáng 28/7.
Nghe chửi vẫn bình thản
Hôm 17/5, PV Báo GĐ&XH chứng kiến GS.TSKH, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hữu Việt Hưng nhận giải cao nhất của Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2014 lần đầu tiên được Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. GS Việt Hưng, từng được Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Ba, được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân trao danh hiệu cao quý với công trình toán học “Các đồng cấu giữa các đại số Dickson – Mùi xem như các Moodun trên đại số Steenrod”. Công trình dài 40 trang đăng trên tạp chí toán học hàng đầu thế giới – Mathematische Annalen. Người lên trao vào tay ông bó hoa tươi thắm là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Lúc đó, phía dưới là hàng trăm các nhà khoa học, tri thức trẻ, nhìn ông và những giáo sư, tiến sĩ hàng đầu của đất nước với ánh mắt nể trọng. Giới khoa học trong nước không ai không biết đến ông. Tên tuổi ông gắn liền với những cuốn sách Toán nổi tiếng như “Đại số Đại cương”, “Đại số Tuyến tính” – được xem là thuộc số những giáo trình tốt nhất Việt Nam. Ông còn là Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ quốc tế của Hội Toán học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), Ủy viên Hội đồng khoa học ngành Toán của Quỹ NAFOSTED…
Thế nhưng, hôm 28/7, PV Báo GĐ&XH gặp lại ông trước cổng nhà riêng tại số 23 ngách 72/125 Quan Nhân (phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội). Trước mặt nhà ông là một dự án “treo” suốt từ 10 năm trước, nay mới được chủ đầu tư “rục rịch” triển khai. Con ngõ rộng qua nhà ông và 11 căn nhà khác đang bị dựng một tấm rào sắt giữa lối đi. Người dân ùa ra phản đối kịch liệt. Quan chức cấp phường, công an, dân phòng và cả người của chủ đầu tư dự án… có mặt đủ cả, dù đây không phải buổi cưỡng chế.
Lúc này, ông đang bị một người đàn ông không rõ từ đâu tới chửi bới thậm tệ bằng những ngôn ngữ thô tục nhất có thể. Nguyên do là những người có mặt tại đó quay lại những hình ảnh bất thường của những người lạ mặt không rõ được ai “nhờ” đến. Những người bị quay lại cứ nghĩ do ông nên mới có chuyện người đàn ông lạ mặt chửi bới, lăng mạ ông vô lối. Dĩ nhiên, vị giáo sư không nói gì mà loay hoay tìm gặp một người thực sự có trách nhiệm ở hiện trường, loay hoay lo cho một người học trò vừa bị đám người lạ mặt quật ngã, hành hung. Những học trò tới giúp ông đều là tiến sĩ giảng dạy ở các trường đại học trong nước, có người dạy ở nước ngoài.
Không khí căng thẳng và lộn xộn. Trái với hình ảnh comple, cà vạt lên bục nhận hoa hơn 2 tháng trước, hôm nay ông nhễ nhại trong chiếc áo phông xám, đứng cùng với vài người dân. Nhưng ông vẫn giữ được khuôn mặt bình thản, kể cả khi bị chửi rủa bằng những ngôn từ bẩn thỉu.
Bất ngờ bị “quây rào sắt”?!
Giáo sư được cả thế giới biết đến bỗng dưng bị chửi 2
Hàng rào mới” của dự án dí sát nhà dân, chiếm gần hết đường dân sinh. Ảnh: Việt Nguyễn
Dự án “treo” cả chục năm nói trên đã từng được Báo GĐ&XH đề cập trong bài viết “Giáo sư Toán tố cách “chữa” cao ốc siêu mỏng” hồi tháng 6/2012. Và từ đó đến giờ, ô đất 4.6 đường Lê Văn Lương trước nhà GS Việt Hưng và nhiều hộ dân ở ngách 72/125 vẫn um tùm cỏ mọc, vẫn những tấm rào đã rách nát, vài cỗ máy phía trong công trường chỏng chơ, hoen rỉ. Điều khác biệt là, ngày 28/7 năm nay, chủ đầu tư được “hỗ trợ” để dịch tấm rào sắt bảo vệ công trường ấy ra giữa lối đi của các hộ dân. Và như đã thông tin từ 2 năm trước, chuyện ranh giới dự án với khu dân cư đã gây bức xúc lớn khi người dân bỗng nhiên mất lối đi, mất cả nhiều mét đất sổ đỏ khi “bỗng nhiên” công trình được phê duyệt từ 7,5 tầng vọt lên 16 tầng!
Trả lời PV Báo GĐ&XH, ông Hoàng Trung Thành – Chủ tịch UBND phường Nhân Chính có mặt tại hiện trường thừa nhận: “Đây không phải buổi cưỡng chế. Chính quyền được nhờ hỗ trợ để tránh tình trạng người dân mất trật tự an ninh xã hội”. Và để “hỗ trợ” đắc lực cho buổi không phải cưỡng chế đó, chính quyền phường này đã huy động rất nhiều công an, dân phòng, dù người dân không có biểu hiện gì bất thường ngoài việc đòi làm việc với đại diện chính quyền hoặc chủ đầu tư mà không được. Trong khi đó, một số đối tượng lạ mặt không rõ từ đâu đến liên tục xen ngang câu chuyện, thậm chí chửi bới, đe dọa một số người dân và bản thân vị giáo sư Toán học. Có kẻ lạ mặt lăm lăm máy ảnh chĩa về người dân và luôn miệng lớn tiếng dù không có vai trò gì ở hiện trường.
GS Việt Hưng và một số người lớn tuổi cố lảng tránh đám người lạ để tìm được ông Hoàng Trung Thành. Tuy nhiên, ông Chủ tịch phường Nhân Chính từ chối trả lời và đề nghị ra trụ sở làm việc. Trong khi đó, GS Việt Hưng cho biết, đến tối 27/7 ông mới nhận được thông báo qua điện thoại về việc chủ đầu tư sẽ đến quây hàng rào tôn sắt vào 9h sáng 28/7, còn các hộ dân đều không có thông báo gì, dù bằng văn bản hay điện thoại.
Ngôi nhà vị giáo sư ở, nếu bị giải phóng mặt bằng, sẽ mất một phần của mảng sân phía trước. Do đó, ông và các hộ dân không đặt nặng chuyện bồi thường. Điều họ lo sợ là dự án sẽ nuốt gọn đường dân sinh và đe dọa an toàn khi họ phải ở sát sạt một công trình xây dựng cao tới 16 tầng.
Tại sao một công trình ban đầu chỉ được phê duyệt cao 7,5 tầng, sau đó lại được điều chỉnh lên 16 tầng khiến “khoảng lùi xây dựng” phải thay đổi, lấn vào đất của dân? Tại sao một dự án tới 10 năm vẫn cỏ mọc um tùm mà UBND TP Hà Nội vẫn không “hỏi thăm”? …
Báo GĐ&XH sẽ tiếp tục thông tin những vấn đề này.
“Ở tuổi của tôi, với những gì tôi có, với danh dự của một nhà khoa học và các mối quan hệ, những chuyện này thật không đáng. Nhưng chúng ta không thể bàng quan với những chuyện bất thường, với cái sai của người khác(…). Toàn bộ người dân liên quan đến dự án đều không chấp nhận việc bị thu hồi đất để người ta “chữa cháy” cho chuyện công trình từ 7,5 tầng cao lên 16 tầng. Chúng tôi sẽ cân nhắc một vụ kiện hành chính”
GS TSKH nguyễn Hữu Việt Hưng
————————
Nguồn: GĐ.net.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TAHITIAN DANCE




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Làm sao khiến thế giới 'phải lòng' VN

Tôi thích câu này: "Nhà văn không được phép nghĩ rằng vì những người nào đó không biết chữ thì ta sẽ đem đến cho họ loại văn chương của những người không biết chữ. Chúng ta chỉ được phép mang đến cho tất cả họ, dù họ là bất cứ ai, bất cứ tầng lớp nào, một thứ văn chương duy nhất: đó là thứ văn chương lộng lẫy và cao cả nhất".
Làm sao khiến thế giới 'phải lòng' VN
 "Chúng ta đang loay hoay trên một kho nguyên liệu khổng lồ và đầy số phận mà chưa làm được gì xứng đáng. Trong khi có dân tộc, họ đứng trên sa mạc, để kiếm một giọt nước cũng khó. Nhưng chỉ cần một giọt nước hiện thực đó thôi, họ đã tạo nên những tác phẩm kỳ vĩ", nhà văn Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Nhà văn, sáng tạo, cảm hứng, Nguyễn Quang Thiều
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Mạc Ngôn và sự chạnh lòng của nhà văn Việt
Khi mà Mạc Ngôn giành được giải Nobel văn học, có người nói đó là hiển nhiên, vì đất nước Trung Quốc rộng lớn hơn ta, nền văn hoá của họ rực rỡ hơn ta, dân họ cũng đông hơn dân ta. Liệu việc chúng ta có thể lấy lý do đó để giải thích cho việc chúng ta vẫn là những người thua kém? Mạc Ngôn không phải người đầu tiên đem lại sự chạnh lòng cho dân tộc chúng ta. 

Có những dân tộc bé hơn dân tộc chúng ta, lịch sử có vẻ "mờ nhạt" hơn chúng ta, dân số của họ cũng ít hơn chúng ta, số lượng nhà in và số lượng cửa hàng sách ít hơn chúng ta...thế mà họ đã mang đến cho thế giới những giá trị thật lớn lao. Như Ireland chẳng hạn: một dân tộc đơn giản với ba, bốn triệu người chủ yếu bằng nông nghiệp, nhưng họ vẫn có những cái tên vĩ đại như James Joyce, Samual Becket, Seamus Heaney... Chỉ có 4 triệu dân, nhưng họ đã có 4 giải Nobel văn học.
Hay Na Uy, nơi sinh ra những nhà văn nghệ sỹ vĩ đại như Edvard Grieg, Henrik Ibsen... Các nhà văn Na-uy nói với tôi : 5 năm phát xít Đức chiếm đóng Na Uy - 5 năm đó đã khắc vào sông núi, khắc vào con người Na Uy một lịch sử đau đớn không thể quên được. Đó là nguồn chất liệu vô giá của họ, là kho vàng mà họ vẫn khai thác.
Cuộc chiến tranh chống Mỹ của chúng ta dài và tàn khốc nhất thế kỷ 20. Chúng ta phải tiếp tục viết về tư cách của một dân tộc và số phận của con người trong lịch sử khốc liệt ấy. Chúng ta có tất cả. Nhưng chúng ta đang loay hoay trên một kho nguyên liệu khổng lồ và đầy số phận mà chưa làm được gì xứng đáng. Trong khi có dân tộc, họ đứng trên sa mạc, để kiếm một giọt nước cũng khó. Nhưng chỉ cần một giọt nước hiện thực đó thôi, họ đã tạo nên những tác phẩm kỳ vĩ. Chúng ta có cả một hồ nước đầy, nhưng nước vẫn chỉ là nước mà thôi.
Dân tộc Colombia, một dân tộc đau khổ với chiến tranh, với nghèo đói, với ma tuý, với bạo lực... nhưng dân tộc đó vẫn vươn lên, với những ngày thơ mà ở đó, tôi thực sự bàng hoàng vì tình yêu thi ca, yêu cái đẹp của họ. Colombia có một Marquez khiến họ tự hào. Rất nhiều nhà văn của VN ngày ngày thở dài mong có một cái làng Macondo: nghĩa là có một hiện thực để làm nên một tác phẩm như Trăm Năm Cô Đơn.
Và tôi đã phải nói với họ, trong sự buồn bã, giận dữ và bất lực rằng : tất cả các làng quê VN đều có thể là một làng Macondo với hiện thực đầy kỳ kiệu, lớn lao, đầy nhân tính, đầy số phận... nhưng chúng ta chỉ thiếu duy nhất một thứ: chúng ta không có một Marquez cho làng mình.
Hơn nữa, phải thẳng thắn rằng các quốc gia mà chúng ta vừa nói ở trên hơn hẳn chúng ta về khả năng định hướng và sự đầu tư đúng đắn cho nền văn học của đất nước họ. James Joyce viết ra tác phẩm Ulysses, một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của loài người. Đó là một tác phẩm khó vô cùng để có thể dịch. Thế nhưng tôi đã gặp một nhà văn TQ và tôi đã giật mình khi ông ta nói ông ta chuẩn bị sang Ai Len sống, học tập và nghiên cứu nhà văn James Joyce và Ulysses. Ông được phân công và đầu tư 10 năm để làm sao trong 10 năm phải chuyển được tác phẩm kia một cách hay nhất cho người TQ đọc.
Đầu tiên, tác phẩm đó vào, không phải những người công nhân, nông dân, mà phải tầng lớp rất cao của xã hội mới có thể đọc được nó, hiểu được nó. Và dần dần, họ khai mở cho những tầng lớp khác. Truyện Kiều của Việt Nam cũng như thế. Đừng nghĩ rằng ngay từ đầu, truyện Kiều sinh ra đã dành cho những người bình dân. Những người đầu tiên có thể đọc được Kiều là những bậc trí giả.
Cách đây hơn 20 năm, Fidel Castro đã thành lập ra trường điện ảnh Mỹ - La Tinh. Ông đã mời một số những người vĩ đại nhất của Châu Mỹ - La Tinh để giảng dạy, trong đó có Garcia Marquez. Quan điểm của Nhà nước Cu Ba là hãy mời những vĩ nhân đến đó, để những tri thức Cu Ba được khai mở, được giao lưu. Và từ đó, sự khai mở đó lan dần, lan dần ra cả xã hội Cu Ba.
Nếu không có một nền văn học nghệ thuật uyên bác, nghệ thuật cao, tư tưởng lớn thì chúng ta không thể tạo ra được những nhà văn có đủ phẩm chất để tạo nên những tác phẩm lớn.
Nhà văn không có quyền mặc định người đọc
Tôi có thể hiểu ý ông là chúng ta chưa có một nền văn học nghệ thuật uyên bác? Và đó là một chướng ngại vật cản trở sự phát triển của văn học?
Có lần, tôi đã nói với các nhà quản lý lĩnh vực văn học nghệ thuật: một trong những điều mà tôi cho là quan trọng nhất đối với sự phát triển của văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung là lâu nay chúng ta đã nghiêng về một nền văn học nghệ thuật phong trào chứ không phải một nền văn học nghệ thuật chuyên nghiệp.
Chúng ta phải thật bình tĩnh nhìn nhận vấn đề này. Chúng ta đã làm phong trào quá lâu và quá nhiều: làm phong trào về điện ảnh, về sân khấu, về văn chương. Cái "phong trào" tác động từ nhiều phía vào cảm hứng và tư duy về nghệ thuật của con người. Một đứa bé bắt đầu có nhận thức thì cái nó tiếp nhận hầu như chỉ là nghệ thuật phong trào chứ không phải những giá trị kinh viện, uyên bác, học thuật.
Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chính mỗi công dân Việt Nam lớn lên, trong đó có những người sẽ cầm bút và tiếp tục viết một loại văn chương phong trào như thế. Đó là điều mà tất cả những ai liên quan và quan tâm đến văn học nghệ thuật nước nhà phải suy ngẫm một cách thấu đáo.  Nếu chúng ta chỉ làm phong trào, chúng ta sẽ chỉ có một kết quả phong trào.
Nhà văn không được phép nghĩ rằng vì những người nào đó không biết chữ thì ta sẽ đem đến cho họ loại văn chương của những người không biết chữ. Chúng ta chỉ được phép mang đến cho tất cả họ, dù họ là bất cứ ai, bất cứ tầng lớp nào, một thứ văn chương duy nhất: đó là thứ văn chương lộng lẫy và cao cả nhất.
Những người nông dân dù mù chữ vẫn khao khát được hướng đến văn chương đích thực. Họ như những cánh đồng sẵn sàng đón nhận những mầm cây đẹp nhất cho tâm hồn họ. Và sứ mệnh của các nhà văn là người mang hạt giống  tốt nhất đến cho cánh đồng đó. Chúng ta không được quyền mặc định cánh đồng đó chỉ được gieo loại giống thứ cấp như văn học loại 2. Nghĩ như vậy là một sai lầm trầm trọng, và chúng ta đang mắc sai lầm đó.
Vậy những người lãnh đạo Hội nhà văn như ông đã làm gì để thay đổi?
Không chỉ mấy ông bà trong Ban chấp hành HNV làm được điều đó mà phải là tất cả các nhà văn phải tìm cách để chống lại xu hướng phong trào hóa nền văn học nghệ thuật này. Và nếu chỉ  có một mình HNV, thì HNV sẽ trở thành một ốc đảo  trước tất cả những phong trào cuồn cuộn quanh họ. HNV thực hiện trao giải thưởng hàng năm, tiến hành hội thảo, trao đổi văn hóa, tạo ra diễn đàn như tạp chí VH nước ngoài, tạp chí Nhà văn mà bây giờ là tạp chí Nhà văn & Tác phẩm, tạp chí thơ, báo Văn Nghệ, Văn nghệ Trẻ.
Đó là cách để từng bước chuyên nghiệp hoá văn chương VN. Nhưng với cách thức mà chúng ta vẫn tư duy lâu nay, tính phong trào vẫn lan tràn trong nhiều hoạt động văn học nghệ thuật. HNV không hoàn toàn chống lại được cái chủ nghĩa phong trào đó. Nói cách khác, chủ nghĩa phong trào đang trở thành một cái gì đó không thể cưỡng nổi trong xã hội.
Thế giới biết đến VN với những cuộc chiến tranh vệ quốc. Nhưng đã đến lúc, chúng ta phải giới thiệu với thế giới về một Việt Nam với những góc nhìn khác. Mà sức ảnh hưởng của văn học trong việc này là vô cùng to lớn. Giống như ta có thể yêu một đội bóng và rồi yêu một quốc gia nào đó.
Qua một tác phẩm văn học, ta cũng có thể khiến một người nào đó "phải lòng" Việt Nam. Colombia đã từng vận động đăng cai WC rất nhiều lần. Nhưng sau khi Marquez đạt giải Nobel văn học với "Trăm năm cô đơn", Tổng thống Colombia đã nói: "Chúng ta không cần phải đăng cai WC nữa. Chúng ta đã có một Marquez. Thế là đủ để thế giới biết về Colombia". Tôi cũng mơ, một ngày chúng ta có thể làm được điều đó, để bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tự hào về một nhà văn Việt  Nam nào đó như người Colombia tự hào về Marquez!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khó gọi tên!


VietTuSaiGon's blog
Thỉnh thoảng, trên các phương tiện thông tin trong nước lại đưa những “hình ảnh đẹp” chẳng hạn như một quan chức nhường chỗ ngồi cho cụ già trên xe bus, một cảnh sát giao thông đỡ một cụ già lên xe gắn máy, một nhóm cảnh sát giao thông đưa một sĩ tử về phòng và đãi cơm trưa, một cảnh sát giao thông quét dọn đường phố… Nôm na là thế, và điều này được xem là hành vi đẹp, hành động mẫu mực. Mới đọc thấy cảm động thực sự, đọc lâu, ngẫm lại cũng thấy cảm động. Nhưng nếu ngẫm kĩ, không khỏi thất vọng tràn trề về cái xã hội mình đang sống, thất vọng là điều đương nhiên!

Thử nghĩ, tất cả những hành động trên đây có gì là cao đẹp hoặc mẫu mực? Đó chỉ là hành vi rất thường nhật và đã là con người có suy nghĩ, có lương tri, không có ai là không hành động như thế cả. Điều này, trong một xã hội không cần phải tiến bộ cho mấy, người ta vẫn có thể xem là chuyện thường ngày, chẳng có gì phải đáng bàn luận mà cũng chẳng có gì để tôn vinh cả!

Thế nhưng với Việt Nam, đó là hành động cao cả, cao quí, mẫu mực gì gì đó. Vì sao người ta lại đi tôn vinh những thứ rất thường tình như thế? Có hai câu trả lời: Khi xã hội quá hiếm sự tử tế thì một sự tử tế rất nhỏ cũng trở thành điểm sáng và; Xã hội đang ở vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng về nhân tính, báo chí trở thành trò hề.

Ở vấn đề xã hội quá hiếm sự tử tế, có lẽ không cần bàn nhiều, khi mà người ta có quá nhiều bất an và nỗi lo mỗi khi đối diện với nhân viên công lực, và con người cảm thấy rắc rối, căm phẫn mỗi khi đến cơ quan nhà nước. Bù vào, khi nói về nhân viên nhà nước, dù sao chăng nữa cũng là cán bộ, cũng là chuẩn mực, đặc biệt là các ngành nhà giáo, công an, tòa án và y tế, người ta lại nói về những nơi không tử tế, thiếu hẳn tình người và lương tri.

Nói đến nhà giáo, người ta hay nghĩ đến những ông thầy la cà quán nhậu, ăn bẩn của học sinh, ép học sinh vào con đường trụy lạc, nô lệ tình dục cho các quan, nói đến công an, người ta nghĩ đến một đội ngũ bạo lực và tàn nhẫn, vô tâm, nói đến bác sĩ, người ta nghĩ ngay đến những cái máy chém, nói đến tòa án, người ta nghĩ ngay đến những con bù nhìn bị giật dây… Chính vì thế, xã hội trở nên thiếu hụt sự tử tế hơn bao giờ hết, mỗi một hành vi nhỏ, tưởng chừng chẳng có gì để bàn lại trở thành hành vi mẫu mực, đáng kính trong cái xã hội này.

Ở khía cạnh báo chí trong nước trở thành trò hề, có thể nói rằng không có một cách nhìn nào chính xác hơn cho báo chí trong nước một khi mọi tổng biên tập của mọi tờ báo đều là kẻ quì lụy và bưng bô cho ông tổng biên tập lớn nhất là đảng Cộng sản Việt Nam. Chính bởi sự quản lý, giám sát quá chặt chẽ, những phóng viên, nhà báo trực thuộc nhà nước bắt buộc phải là một kẻ bồi bút tung hô chế độ để kiếm sống, nhân phẩm và lòng tự trọng của giới cầm bút nhà nước trở thành thứ hàng xa xỉ, không hợp mốt và đi ngược cơ chế. Mỗi nhà báo chỉ còn một con đường duy nhất là ca ngợi, nịnh bợ chế độ. Những ai không làm thế sẽ là một Phạm Chí Dũng hoặc một Trương Duy Nhất, Huy Đức thứ hai…

Và một khi phải sống và làm việc trong môi trường ngợi ca, tung hê như thế, những cây bút nhà nước không có, tuyệt nhiên không có cơ hội phản biện với cái xấu, hoàn toàn không được phép lên án cái xấu nếu như cái xấu ấy có gốc rễ từ đảng Cộng sản. Họ phải bằng mọi giá tìm tòi, vạch từng chân tơ kẽ tóc của chế độ để tìm nốt ruồi son. Và mỗi hành động, dù rất bình thường (nếu không nói là tầm thường, thường tình) cũng có thể được thổi phồng thành hiện tượng tiêu biểu và được ca ngợi tít tận mây xanh. Thậm chí, kẻ cầm bút ca ngợi cảm thấy tự hào vì mình đã nêu được một gương tiêu biểu cho xã hội, ngành nghề.

Thử hỏi, một cái xã hội mà mọi nơi, mọi chỗ đều có tham nhũng, mãi lộ và rút ruột thì một vài người tốt ấy có thật tình là tốt hay không? Cái hình ảnh anh công an giao thông quét gương vỡ tại thành phố Hà Nội, người ta quên bình luận rằng trước đó, một vụi va chạm xe đáng kể đã xãy ra bởi chiếc xe chạy trước phanh quá gấp khi bị cảnh sát giao thông thổi, khiến chiếc xe chạy sau đâm sầm vào và vỡ tan tành mặt kính. Lúc đó, cảnh sát giao thông đã xử lý nhanh cho hai xe tiếp tục chạy và đứng ra quét gương vỡ.

Vậy, nếu xét về bản chất của hành vi quét gương kia, đã thật sự tốt hay không mà báo chí cứ ca ngợi như thế? Và phóng viên chụp hình, đưa tin kia có quá vội vàng khi đưa tin? Câu trả lời là phóng viên kia có thể biết mọi chuyện, có thể nhìn thấy nguyên nhân, nhưng anh/chị ta đã xuất sắc trong việc tự biên tập sự việc theo hướng đảng, anh đã bỏ khác đoạn trước, lấy một đoạn duy nhất có hình ảnh cảnh sát giao thông quét đường để làm gương tiêu biểu. Trong trạng huống này, anh cảnh sát giao thông là kẻ giảo hoạt còn tay phóng viên chỉ là kẻ xu phụ, léo hánh. Nhưng dẫu sao, vẫn cám ơn anh/chị ta vì đã đưa ra một hình ảnh không đến nỗi tệ. Chỉ có điều đưa xong rồi lại tung hê thì quá ư sống sượng và tầm thường!

Và đến đây, gương mặt thật của sự tử tế nhà nước đã quá rõ, tìm đỏ con mắt cũng chỉ thấy những trò tung hứng, trò hề của một nền báo chí phục vụ chế độ. Kẻ diễn kịch, kẻ ghi hình và tung hê. Mọi trò hề cứ như thế diễn ra mỗi ngày và nhân dân lúc nào cũng bị bọn họ làm cho há hốc, kinh ngạc. Một xã hội như thế gọi là gì?!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng Lương: Dù TBT Lê Duẩn đã dự kiến, tôi vẫn chưa tin TQ đánh

(Soha.vn) - Tướng Lê Mã Lương nói: “Lần giở lịch sử, thấy những cuộc xung đột của Trung Quốc với các nước láng giềng thì không có gì ngạc nhiên khi cuộc chiến năm 1979 xảy ra”. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có dự kiến: “Trong thời gian sắp tới, Trung Quốc có thể sẽ phát động một cuộc chiến tranh trong phạm vi và không gian lớn. Có thể chúng ta phải đụng với 1 – 1,5 triệu quân của Trung Quốc. Các tỉnh biên giới phải hết sức cảnh giác và sẵn sàng cho cuộc chiến đấu”.
Lời tòa soạn: Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vào tháng 2/1979 do Trung Quốc phát động xâm lược Việt Nam đã qua đi được 35 năm. Dù Trung Quốc đã rút quân vào đầu tháng 3/1979 nhưng những hy sinh mất mát của người Việt Nam chỉ kết thúc thực sự vào năm 1989, sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Để giúp bạn đọc có những góc nhìn đầy đủ hơn về cuộc chiến bảo vệ từng tấc đất biên cương của quân và dân Việt Nam cũng như bản chất của hành động gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” từ Đặng Tiểu Bình, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Chiến tranh biên giới phía Bắc.
Là người từng lăn lộn, chiến đấu tại những nơi ác liệt nhất ở biên giới phía Bắc trong 8 năm, Thiếu tướng Lê Mã Lương vẫn còn nhớ như in những ký ức về cuộc chiến tàn khốc này. Chúng tôi tìm đến vị tướng nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù” để nghe ông kể về những năm tháng không thể nào quên trong cuộc đời người lính ở cuộc chiến tranh khốc liệt ấy.

Tướng Lê Mã Lương cho hay: “Kể từ sau khi chiến tranh kết thúc, năm nào tôi cũng có các chuyến đi đến một số tỉnh biên giới phía Bắc với những công việc khác nhau. Nhìn sự phát triển của các địa phương nơi địa đầu của Tổ quốc như ngày nay, mấy ai có thể tưởng tượng được những nơi đó đã từng phải chịu sự tàn phá của cuộc chiến khốc liệt năm 1979 do Trung Quốc phát động với ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Thiếu tướng Lê Mã Lương (Ảnh: Tuấn Nam)

Ông bồi hồi nhớ lại: “Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, tháng 8/1975, Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 304 cùng với một số đơn vị khác rời Sài Gòn lên Tây Nguyên để tiêu diệt Fulro. Suốt từ 8/1975 cho đến 6/1976, chúng tôi lăn lộn trên vùng Tây Nguyên và đã thực hiện được nhiệm vụ rất vẻ vang là làm tan rã toàn bộ lực lượng Fulro – lực lượng có ý đồ tách vùng Tây Nguyên của Việt Nam ra thành một nhà nước độc lập.

Toàn cảnh mặt trận biên giới Vị Xuyên 1984 - 1989
Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường phòng thủ biên giới

Với bài học luôn cảnh giác, khi chiến tranh biên giới ở phía Tây Nam nổ ra, các lực lượng của chúng ta lại bước vào một cuộc chiến mới với tâm thế rất đàng hoàng, đĩnh đạc vì yêu cầu của nước bạn, giúp bạn trên tinh thần giúp bạn như giúp chính mình. Vì vậy chúng ta đã hết sức vô tư cam kết với bạn và cùng với bạn tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Pol – Pốt mà đứng đằng sau họ là đội ngũ cố vấn của Trung Quốc. Trung Quốc đã trang bị và có những đảm bảo về hậu cần giúp cho quân đội Khmer – đỏ chống lại quân tình nguyện và quân cách mạng Campuchia.

Chúng ta đã có thêm một bài học và linh tính có một sự manh nha nào đó về một cuộc chiến với người bạn lớn, nước láng giềng lớn đã từng kề vai sát cánh với chúng ta trong sự nghiệp chống kẻ thù chung. Những người bạn đó đã giúp cho kẻ thù chống phá sự bình yên vừa hé mở đối với Việt Nam. Sau hành động này của Trung Quốc ở biên giới Tây Nam, một lần nữa hiện thực lại cho thấy để có một nền hòa bình, chúng ta cũng phải trả những giá rất đắt. Chính vì vậy khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, có nhiều người bất ngờ nhưng xâu chuỗi lại những hành động của Trung Quốc thì lại không có gì là bất ngờ.

Tôi chỉ có ngạc nhiên là một nước XHCN lại phát động một chiến chống lại một nước XHCN khác vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ 21 năm? Sao lại có hành động của Trung Quốc ở Campuchia? Sao Trung Quốc lại phát động cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam như vậy?”

Tháng 8/1975, tôi bước vào cuộc chiến đấu mới. Đến tháng 7/1976, tôi rời khỏi miền Nam lên đường ra Bắc đi học. Tháng 8/1976 – 8/1978, tôi kết thúc một khóa học cơ bản ở Học viện Chính trị quân sự ở Hà Đông.

Sau khóa đào tạo cán bộ trung, cao cấp của quân đội, tôi được cử ở lại làm giáo viên khoa Công tác Đảng, công tác Chính trị. Chỉ một thời gian ngắn, tôi cũng như nhiều sỹ quan khác nghe phong thanh về quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chúng tôi bắt đầu có linh cảm sớm muộn gì rồi chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ xảy ra. Và với mật độ căng thẳng giữa 2 nước ngày càng tăng tại thời điểm đó thì sẽ dẫn đến căng thẳng ở biên giới giữa hai nước. Sau đó, chúng tôi được nghe quán triệt tinh thần của Nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đánh giá về Mỹ và Trung Quốc. Lúc đầu, một số anh em ngạc nhiên tại sao lại đánh giá Trung Quốc như thế. Nhưng khi trao đổi và lần giở những trang lịch sử thì thấy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ đến một trang đen tối và Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam bất kỳ lúc nào.

Lần giở lịch sử thì có thể thấy quan hệ giữa các nước XHCN và đặc biệt là giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Năm 1962, Trung Quốc đã có một cuộc xung đột ở biên giới với Ấn Độ; Năm 1969, Trung Quốc lại có xung đột biên giới với Liên Xô gây ra sự ngạc nhiên cho rất nhiều người. Sự ngạc nhiên đó xuất phát từ những vấn đề như Chủ nghĩa Xét lại, Chủ nghĩa Sovanh… đã không thể được dung hòa, buộc dẫn đến cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”.



Sau năm 1969, đầu năm 1972, sau một cuộc ngoại giao "bóng bàn", đã có một cuộc tiếp xúc giữa Nixon và Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Từ đó hé ra một điều: Trung Quốc đứng trên lưng Việt Nam bán đứng Việt Nam, lấy Việt Nam ra để mặc cả với Mỹ. Hội nghị Paris năm 1972 cũng có những bế tắc mà chính từ bế tắc đó mà Mỹ tìm đến Trung Quốc. Trung Quốc đã có những thỏa thuận đối với Mỹ tại Hội nghị Thượng Hải. Một thông báo chung giữa Mỹ và Trung Quốc đã được đưa ra.

Tháng 12/1972, Việt Nam đã phải bước vào một cuộc chiến đấu mà sau này chúng ta gọi đó là trận “Điện Biên Phủ trên không” trong 12 ngày đêm. Khi đó, một trung tướng của Mỹ có nói sẽ cho Việt Nam quay trở lại thời kỳ đồ đá. Nhưng thực tế, Việt Nam không bị quay trở lại thời kỳ đồ đá mà còn đánh sập hiện tượng “pháo đài bay” - lực lượng chiến lược của không quân Mỹ buộc Mỹ phải xuống thang và bước vào ký Hiệp định Paris.

Thông qua đó, chúng ta thấy được Trung Quốc từ khi lập nước năm 1949 đến 1973 và cho đến 1979, trải qua mấy chục năm, quan hệ với Việt Nam lúc mặn nồng, lúc tẻ nhạt, lúc coi Việt Nam như kẻ thù. Nhưng với Việt Nam, thực tế, Việt Nam chưa bao giờ coi Trung Quốc là kẻ thù. Chỉ khi Trung Quốc phát động chiến tranh thì Việt Nam mới coi tập đoàn lãnh đạo Trung Quốc khi đó là kẻ thù trực tiếp.

Dưới góc độ nào đó, Trung Quốc đã có những sự giúp đỡ cả sức và của với Việt Nam chống Mỹ và chống Pháp trước đó. Ngược lại, Việt Nam đã giúp cách mạng Trung Quốc rất nhiều nhất là giai đoạn 1950 – 1952, dọc theo vùng biên giới khi Cách mạng Trung Quốc có những khó khăn. Trước năm 1949, chúng ta cũng đã giúp cách mạng Trung Quốc. Nhiều cán bộ, chiến sỹ Việt Nam đã tham gia vào quân giải phóng Trung Quốc và nhiều người đã hy sinh. Về mặt giúp đỡ, Việt Nam cũng giúp Trung Quốc. Lịch sử rất công bằng”, tướng Lê Mã Lương nhớ lại.

Video tướng Lê Mã Lương nhớ lại chiến dịch Biên giới 1979: Xem trong trang gốc

Vị tướng này kể tiếp: “Quay trở lại thời điểm cuối năm 1978, khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị như vậy, nhiều người đã ngạc nhiên. Tháng 10/1978, Tổng cục Chính trị lấy một số cán bộ trẻ có kinh nghiệm chiến đấu ở miền Nam, được học cơ bản để đi một số quân khu, quân đoàn để phổ biến tinh thần của Nghị quyết của Bộ Chính trị đánh giá về tình hình thế giới, Mỹ và Trung Quốc cùng nguy cơ một cuộc chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc. Tôi được tham gia vào cuộc đi này.

Tôi đưa 500 học viên của các trường: Trường Sỹ quan Chính trị, Trường Sỹ quan Lục quân, Trường Sỹ quan Quân Y (nay là Học viện Quân Y) đến các đơn vị ở biên giới phía Bắc thuộc phạm vi của quân khu 2. Lực lượng chủ yếu của 500 học viên ấy đi về Sư đoàn 316 với nhiệm vụ giúp Sư đoàn này bằng khả năng chuyên môn của mình. Đồng thời đây cũng là chuyến đi thực tế của các học viên trước khi về đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu. Trong chuyến đi dài 3 tháng ấy (từ tháng 10 đến tháng 12/1978), các học viên đã lăn lộn ở các đơn vị biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh cho đến Hà Giang. Các học viên đã giúp các đơn vị nhiều mặt, kể cả về mặt huấn luyện lẫn phổ biến tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị để thông qua đó những người chiến sỹ ở chốt - những người sẽ trực tiếp đối đầu với quân đội Trung Quốc khi Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam - xác định được kẻ thù mới, an tâm thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ cao cả: Bảo vệ biên giới của Tổ quốc.

Kết thúc chuyến đi đó, trong một báo cáo gửi Học viện Chính trị và gửi Tổng cục Chính trị, tôi có nhấn một điểm rằng: Các đơn vị ở biên giới phía Bắc thể hiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu rất cao, thể hiện tinh thần đoàn kết cao. Tình cán – binh được thể hiện ra trong quá trình huấn luyện, trong sẵn sàng chiến đấu, trong công tác đảm bảo hậu cần tại chỗ. Đó là nét lớn nhất và rõ nhất của những người chiến sỹ ở vùng biên giới. Dù đã kết thúc chuyến đi thực tế và rút về nhưng trong sâu thẳm suy nghĩ, tôi cho rằng không có lý nào mà Trung Quốc lại đánh Việt Nam mặc dù Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có dự kiến: “Trong thời gian sắp tới, Trung Quốc có thể sẽ phát động một cuộc chiến tranh trong phạm vi và không gian lớn. Có thể chúng ta phải đụng với 1 – 1,5 triệu quân của Trung Quốc. Các tỉnh biên giới phải hết sức cảnh giác và sẵn sàng cho cuộc chiến đấu”.

(còn nữa)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo dục phương Tây có phải lựa chọn hoàn hảo?

Sau khi về nước, chị Nguyễn Thu Thảo làm Trưởng đại diện của Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam. Năm 2011, Thảo là người Việt đầu tiên tham gia chương trinh đào tạo toàn cầu của Tổ chức Rotary về Hòa giải và Gìn giữ Hòa bình, tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan, kéo dài bốn tháng. Năm 2013, Thảo là người Việt trẻ nhất trong số năm người Việt đầu tiên được mời tham gia Chương trình Lãnh đạo mang tên Tổng thống Eisenhower, kéo dài bảy tuần tại Hoa Kỳ.
Nguyễn Thu Thảo (giữa) và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông David Shear (phải) trong lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Ảnh nhân vật cung cấp
Thảo hiện sinh sống tại Úc cùng chồng Tiến sỹ Patrick Griffiths và hai con. Ngoài nghiên cứu chuyên môn về tác động của bom mìn vật nổ về đói nghèo ở Việt Nam, Thảo tiếp tục làm cố vấn cho Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam, tích cực đóng góp vào chương trình Fulbright và chương trình Lãnh đạo Eisenhower tại Việt Nam.

Thảo chia sẻ những trải nghiệm và quan điểm về phát triển giáo dục tại Việt Nam.

Không thay đổi, VN sẽ tiếp tục 'tị nạn giáo dục'


Cụm từ "tị nạn giáo dục" đã được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, cùng với làn sóng du học ở các nước tiên tiến. Là người may mắn được trải nghiệm học và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, chị nhìn nhận thế nào về xu hướng này?

Tôi không phải là nhà giáo dục, nên sự chia sẻ quan điểm chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Trong 15 năm làm việc cho các tổ chức của Hoa Kỳ, tôi cũng có dịp tham gia vào quá trình phỏng vấn chọn sinh viên đầu vào của một trong những trường tư thục cấp III nội trú hàng đầu của Hoa Kỳ và là thành viên của Hội đồng tuyển sinh cho học bổng thạc sỹ của Chương trình Fulbright năm 2013 và Hội đồng tuyển sinh của Chương trình Lãnh đạo Eisenhower năm 2014.

Tôi có hai con nhỏ hiện đang học cấp I và cấp II, đã từng học ở trường công Việt Nam và trường tư Singapore, và hai năm nay chuyển sang học ở trường công ở Úc.

Nhờ đó, tôi có cơ hội quan sát các hệ thống giáo dục khác nhau.

Hệ thống giáo dục phương Tây phát triển trên cơ sở gọi là "Đối thoại So-crat" bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, cách đây hơn 2000 năm, bởi nhà triết học So-crat. Vào năm 399 trước công nguyên (cách đây 2,515 năm), sau khi bị phán xử bởi hội đồng thẩm phán gồm 500 người, So-crat bị nhận án tử hình bởi 280 phiếu ủng hộ và 220 phiếu chống, vì tội tổ chức dạy học cho người dân rằng hãy tin vào lý trí của mỗi cá nhân, thay vì tin vào chính quyền hay những lời Chúa dạy. So-crat bị hành xử bằng cách uống một ly nước độc trước mặt những học sinh và bạn bè của mình.

Nhưng những gì So-crat đạt được là khởi đầu phương pháp dạy học mà tất cả các trường đại học tốt nhất trên thế giới đều áp dụng từ đó đến nay. Đó là dạy học sinh, sinh viên cách suy nghĩ độc lập, lập luận logic, trao đổi cởi mở, và tự tin với những nhận định của cá nhân trong quá trình suy nghĩ, lập luận để bảo vệ ý kiến cá nhân của mình. Các phương pháp luận khoa học phát triển ở thế kỷ 16, 17 cũng bắt nguồn từ truyền thống giàu tính lịch sử này, tập trung vào quá trình lập luận, trao đổi cởi mở để tìm ra câu trả lời.

Hệ thống giáo dục của VN cần phát triển cùng xu hướng của thời đại, của thế giới, nếu chúng ta muốn cạnh tranh với những nền giáo dục tinh túy nhất.

Quá trình học và dạy học tốt không nên đánh giá bằng khả năng nhắc lại những gì thầy cô giảng tại lớp. Thay vào đó, điều cốt lõi là học sinh, SV cần phải phát triển khả năng đặt câu hỏi với giảng viên.

Việc đi học của trẻ, và sau này là của SV, là một cả quá trình phát triển trí tuệ và trưởng thành kéo dài. Nếu hệ thống giáo dục trong nước không đáp ứng nhu cầu này của các bậc phụ huynh, thì tình trạng 'tị nạn giáo dục' sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới.


Nguyễn Thu Thảo tham gia Hội đồng Phỏng vấn của Việt Nam cho Chương trinh Lãnh đạo Eisenhower, tháng 6 năm 2014. Ảnh nhân vật cung cấp

Phương Tây có hoàn hảo?

Từng được học cả ở Úc, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam, chị có thể đưa ra vài so sánh về những hệ thống giáo dục này: quan điểm, phương pháp, cách tiếp cận và mục tiêu giáo dục? Có những vấn đề nào khiến chị chú ý, và những thay đổi nào, hoặc lối mòn nào tồn tại trong suốt mấy chục năm qua?

Chúng ta có thể đơn giản hóa vấn đề phức tạp này thành hay hệ thống giáo dục: Việt Nam >< phương Tây. Thời gian học một kỳ ở Thái Lan cho thấy, hệ thống giáo dục của Thái Lan đã học hỏi rất nhiều điều tốt đẹp của hệ thống giáo dục phương Tây để nâng cao chất lượng giáo dục của Thái Lan.

Sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục của Úc (thuộc khối Thịnh vượng chung) và hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ không đáng kể so với sự khác nhau rất lớn giữa giáo dục phương Tây (gồm cả Úc và Mỹ, cùng bị ảnh hưởng nhiều từ hệ thống giáo dục của Anh vì lý do lịch sử và văn hóa) và giáo dục của Việt Nam.

Tôi không nghĩ rằng: hệ thống giáo dục của phương Tây là hoàn hảo, và hệ thống giáo dục của VN cần phải áp dụng hệ thống giáo dục của phương Tây thì mới có thể giảm thiểu nạn 'tị nạn giáo dục' và đóng góp cho quá trình phát triển của đất nước, cho theo kịp các nước phương Tây.

Cả hai hệ thống đều có những điểm mạnh và điểm yếu. VD: hệ thống giáo dục ở những trường hàng đầu của Mỹ càng làm cho tình trạng phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Chỉ có 15% sinh viên của những trường hàng đầu của Mỹ là xuất thân từ các gia đình thuộc nửa thu nhập thấp... Còn ở Việt Nam, tính độc lập nghiên cứu khoa học của sinh viên vô cùng yếu.

Nếu học hỏi nhau thì cả hai hệ thống giáo dục đều trở nên tốt hơn hiện tại.

Những điểm chính cần điều chỉnh. Những người làm giáo dục Việt Nam có thể học hỏi được gì từ các nền giáo dục tiên tiến?

Trong khuôn khổ bài phỏng vấn này, tôi xin tập trung vào việc làm thế nào để giáo dục của VN được tốt hơn bằng cách tiếp thu kinh nghiệm giáo dục của phương Tây.

Thứ nhất, Giáo dục của phương Tây lấy học sinh làm trọng tâm. Giáo dục của Việt Nam lấy giáo viên làm trọng tâm. Điểm này, Việt Nam cần thay đổi và không nên đi ngược lại với xu thế của thế giới. 
Điều này cần thay đổi trước tiên.

Vì lấy giáo viên làm trọng tâm, học sinh/sinh viên tiếp thu kiến thức chủ yếu từ giáo viên, và tập trung vào việc học vẹt, hoặc nhắc lại những gì thầy cô dạy trong bài kiểm tra giữa/cuối kỳ. Đáng ra, học sinh cần phải học kỹ năng suy nghĩ phê phán (critical thinking), đọc sách, tham khảo các bài báo khoa học mới xuất bản, và kỹ năng tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề.

Khi học ở Úc hay ở Mỹ, thời gian học trên lớp giữa thầy và trò chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thời gian học tổng thể của học sinh. VD: một môn học có ba tiếng/một tuần học trên lớp với thầy thì sinh viên phải đọc khoảng 200 trang tài liệu ở thư viện hoặc ở nhà để chuẩn bị cho ba tiếng đó trên lớp với thầy, và tham gia tranh luận với các bạn cùng lớp.

Vì giáo viên là nguồn cung cấp thông tin chính cho học sinh/sinh viên, thay vì tập trung vào phương pháp luận, câu trả lời cho một vấn đề đưa ra được phân định rạch ròi: đúng và sai, và sinh viên được khuyến khích học thuộc lòng câu trả lời đúng.

Khi lấy học sinh, sinh viên làm trọng tâm trong giảng dạy thì điểm của sinh viên được đánh giá theo khả năng lập luận và giải quyết vấn đề, chứ không theo khả năng nhắc lại câu trả lời đúng mà giáo viên đã dạy. Còn nhớ, khi tôi học phổ thông, một lần tôi làm toán đúng, cô giáo làm sai, nhưng tôi bị điểm kém vì đáp án của tôi khác với đáp án của cô giáo. Bố tôi là giáo viên toán dạy giỏi, nên bố tôi biết và khẳng định là tôi làm đúng. Nhưng vì cô giáo là bạn bố, nên bố không muốn tôi thắc mắc về việc này, và chấp nhận bị điểm kém cho lần đó.

Thứ hai, khuyến khích sự độc lập và chịu trách nhiệm của trẻ. Nền giáo dục của VN chịu ảnh hưởng nhiều của Đạo Khổng, đem lại cho các thế hệ trẻ của chúng ta nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, như: kính trên nhường dưới, tôn trọng thầy cô giáo, tinh thần ham học cao ngay cả khi điều kiện trường lớp còn rất hạn chế như ở các tỉnh miền núi Hà Giang, và vùng Tây Nguyên. Các bạn trẻ được bố mẹ dành cho những điều kiện học hành tốt nhất có thể, ngay cả khi gia đình còn nhiều ưu tiên khác.

VD: Khi con tôi học ở VN, năm năm liền (2007-2012), tôi đã bỏ ½ thu nhập hàng tháng của mình chỉ để lo các chi phí về học hành cho hai con.

Ưu tiên về việc học của hai con được đặt cao hơn những ưu tiên khác của gia đình, như làm nhà, hay tích lũy lâu dài. Và đó không phải là một ngoại lệ đối với nhiều gia đình Việt Nam.

Ở Úc, giống nhiều gia đình người Úc khác, chồng tôi xác định khi hai con vào đại học thì các cháu sẽ phải tự vay tiền của nhà nước để đi học, chứ bố mẹ không còn sẵn sàng bỏ ra ½ thu nhập hàng tháng để chi trả việc học cho các con.

Thứ ba, tôn trọng tính chất cá nhân của học sinh. Cho dù có những phẩm chất như nói trên, nhưng một số quy tắc, thói quen bắt nguồn từ Đạo Khổng lại là cản trở lớn cho nền giáo dục hiện đại của Việt Nam. Học sinh, sinh viên không được dạy và khuyến khích tranh luận với thầy cô giáo, không được dạy cách suy nghĩ lập luận độc lập, ít tính đến các khả năng khác, ít đưa ra cách giải quyết vấn đề khác.

Nói một cách hình ảnh là học sinh được dạy rằng: chỉ có một con đường để đi từ A đến B và đó chính là đường thẳng. Học sinh ít được khuyến khích tìm hiểu liệu còn có cách nào khác để đi từ A đến B.

VD: con trai tôi là người thuận tay trái. Tại sao ở Việt Nam, cháu bị ép viết tay phải, với lý do rằng viết tay trái chữ xấu? Nếu điều quan trọng là cháu viết gì, và chữ cháu có đọc được hay không, thì việc cháu viết bằng tay phải hay tay trái có quan trọng gì? Chỉ vì chữ đẹp hay xấu, hệ thống giáo dục Việt Nam sẵn sàng ép những trẻ thuận tay trái chuyển sang viết tay phải, mà không quan tâm đến việc tay phải - tay trái có liên quan trực tiếp đến bán cầu não phải - trái của trẻ.

Do phát triển tính cá nhân của học sinh, sinh viên không phải là một ưu tiên, học sinh được dạy tuân theo khuôn mẫu của xã hội, của lề thói đã có từ nhiều đời nay, dù có những điểm không còn phù hợp với xã hội mới.

Khi trách nhiệm cá nhân không có điều kiện phát triển, vì tính cá nhân bị coi là ích kỷ, thì làm sao chúng ta có thể có được một xã hội vận hành hiệu quả nhất có thể trong điều kiện hạn chế hiện có?

(Còn nữa)

Hoàng Hường
(Tuần Việt Nam)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Về chuyện ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ

Nguyễn Khắc Mai/bx
Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ cả tuần nay, trong nước và ngoài nước đã có nhiều bài viết, đưa tin bình luận, phỏng đoán… Tôi chúc chuyến đi của ông đạt kết quả như dự tính.

Một nguồn tin đáng tin cậy bảo với tôi, ông ấy quan nhỏ nhưng chức to, tôi bảo ngược lại là quan chỉ là cấp Thành phố, nhưng chức lại là UV bộ chính trị, lại được coi là ứng cử viên TBT sắp tới. 

Nghe nói phía VN đã báo tin cho Mỹ như vậy. Người ta bảo có tính toán ở cấp cao (tất nhiên) để lóp bi, đánh bóng cho ông Nghị. Người ta còn bảo với tôi ông Nghị được giao sang Mỹ để cảm ơn Mỹ đã rất ủng hộ Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Nhưng ông lại im re khi phía Mỹ đề cập đến Biển Đông. Nguồn tin bảo đấy là “tắc tích” , chiến thuật giấu mình.Tôi nghĩ thế là Việt cộng đã quen thói đi đêm rồi. Họ đang đi đêm gì với Mỹ. Làm sao giấu được Tàu China.


Điều cần suy nghĩ là sau Hiến pháp 2013 (có hiệu lực từ 1-1-2014) thì cái tinh thần Nhà nước Pháp quyền, mà được tuyên truyền, nhấn mạnh, thì tính chất pháp lý của những hoạt động của cán bộ cao cấp của đảng nhân danh nhà nước để ban với thiên hạ những điều mà ông Nghị đã phát ngôn với chính giới Mỹ đều phải được coi là không hợp pháp. Trong khi đã có một Hiến pháp mới nhưng phương thức hành xử của đảng “vũ như cẩn” là thất sách. Nó sẽ là không chính danh. Chúng ta đang làm hạ thấp uy tín của bộ máy nhà nước. Điều này không thể chấp nhận. Chỉ nên coi chuyến đi của ông Nghị như kiểu cậu Trang Tác Đống của Tàu mấy chục năm trước, nếu có cái gọi là bắn tín hiệu gì đó của VN. Người Mỹ có thực dụng thì cũng chỉ nên coi ông Nghị như một Trang Tác Đống thôi.

 Còn phía Việt Nam thì phải đàng hoàng tử tế hơn. Đừng để người dân hôm nay có hiểu biết nhiều hơn cả những người cầm quyền trong đảng, chê trách việc hạ thấp uy tín của nhà nước. Người xưa có câu Tể tướng hồi hưu bái huyện quan. Ông tể tướng về hưu là đã ra ngoài chính quyền rồi, cũng phải kính cẩn đối với ông quan huyện. Ở đây lại cho một người chỉ có cương vị đảng, chức danh chính giới chỉ là anh nghị sĩ đi làm việc thay cho Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Nếu việc xảy ra thời Thành Đô, thì cũng hiểu được, bấy giờ Hiến pháp chưa đề cao tinh thần nhà nước pháp quyền. Người ta giơ tay biểu quyết Hiến pháp mới nhưng hiểu nó và tôn trọng nó, tìm mọi cách để thực thi nó thì lú lẫn. Tại sao cứ tiếp tục không tôn trọng Dân tộc mình.


Phần nhận xét hiển thị trên trang