Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Ăn phải nhai, nói phải nghĩ, mình đồng ý với NQV là cần chọn chữ chuẩn, tránh mập mờ. Như "Đề nghị", "Đàm phán" ba chi khơ vớ vẩn!


NGHĨ GÌ VIẾT ĐÓ
+Phải nói với nhau một câu cho vuông thế này, đối với chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam là không chối cãi, không thể dùng chữ "đàm phán", dứt khoát như thế, nếu Trung Quốc cố cãi, cố chiếm thì ta kiện, chủ quyền của ta, nó xâm, nó hớt, nó cướp, nó giành, trắng trợn, hung hăng, vô nhân đạo như thế thì đàm phán đéo gì, không dùng từ đàm phán, mà đuổi, đuổi bằng truyền thông, bằng ngoại giao, bằng hành động, không đàm phán vì đàm phán chỉ dùng trong trường hợp có tranh chấp, ở đây không có chuyện tranh chấp, nhà tôi, anh lẻn vào, chui vào, mò vào thì tôi tống cổ anh đi, mình tôi không đủ sức tống cổ anh thì tôi nhờ quốc tế cùng hợp sức đuổi anh ra. Dứt khoát như thế, chữ dùng cũng thể hiện quan điểm, khí phách và lòng tự trọng của dân tộc, phải dùng chữ đúng.

+Cũng không dùng chữ "tranh chấp" khi nói tới chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa-Trường Sa. Ta đã có đủ chứng cứ lịch sử về chủ quyền, đó là của ta, không có tranh chấp tranh chiếc gì chỗ này, biển đảo của tôi anh liếm sang, thò sang, nhúng sang, vồ sang, với sang, cắn sang thì tôi tống cổ anh ra, đạp, xô, kéo, chà mặt anh ra, tranh chấp cặc gì.
+Bắt đầu từ giờ, luyện giọng lại để nói cho đúng với thực trạng quan hệ hai nước, với mưu đồ nham hiểm có truyền thống như Trung Quốc, quên ngay chữ "bạn" với lại "đông chí anh em", quên quên quên, mà chỉ là quan hệ bình thường, làm ăn bình thường thôi, lúc này mà vẫn cố nâng niu những chữ ấy thì chính Trung Quốc sẽ cười thầm, sẽ khinh thường, sẽ nhờn. Quên. Một chính quyền như Trung Quốc khiến cả thế giới quay lưng, phẫn nộ, chửi mắng thì còn gì nữa để ta phải dùng những chữ vô hồn, vô nghĩa, vô lý ấy chứ. Quên.
+Lúc này nếu ta không tiếp tục cương quyết, không rắn, không thống nhất thái độ với Trung Quốc thì không những làm lòng dân trong nước bất an, mà sẽ gây thất vọng với nhiều quốc gia vốn đã và đang ủng hộ chúng ta. Như một cuộc tình quá nhiều sóng gió, tới lúc này là ly hôn, ly hôn, ly hôn. Rứa thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng ta không “đề nghị”, phải “yêu cầu” và “bắt buộc” Trung Quốc rút giàn khoan

Nhà văn Đình Kính

bo-truong-ThanhLời dẫn của nhà văn Nguyễn Quang Lập:  Sau khi đọc bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La , trên Fb người thở dài kẻ văng tục. Đây là ý kiến chính thức đầu tiên mà Quê Choa vừa nhận được. Nhà văn Đình Kính là một người lính biển, suốt đời gắn bó với biển, từng sống và chiến đấu trên những con tàu không số vượt biển vào Nam. Có lẽ vì thế ông quá đau khi thấy Biển đã mất, đang mất và không chừng sẽ mất nếu  cứ tiếp tục ” trao đổi với bạn” để ” đề nghị”. Than ôi!
Đọc bài phát biểu của người đứng đầu Quân đội nhân dân Việt Nam, một đất nước độc lập, có chủ quyền, tự hào với ngàn năm văn hiến tại hội nghi đối thoại Shangri-La ở Singapore trưa 31 tháng 5 năm 2014, không những không vui, mà buồn !
… Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. (ViêtNamNet- 31-4-2014).
Thưa Bộ trưởng, không phải là “đôi khi” mà đó là máu bành trướng và thôn tính biển Đông mang tính chiến lược lâu dài, mà bất cứ hành động nào đối với Việt Nam hàng thập niên qua đều nằm trong ý đồ đó của họ. Chỉ cần điểm lại mấy sự kiện lớn, không tính các sự việc lặt vặt, từ 1974 đến 2015 này, đã có bao nhiêu “đôi khi”?
Và dùng chữ đôi khi cũng có những va chạm, là đánh đồng kẻ ăn cướp với chủ nhà đấy. Việt Nam đâu va chạm với Trung Quốc. Họ cố tình kéo quân vào Biển của ta đấy chứ. Và với sự kiện kéo dàn khoan 981 rồi đặt hạ vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam còn gọi là va chạm nữa không?
Người đứng đầu Quân đội Việt Nam nói tiếp: Chúng tôi đề nghị TQ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới…. (ViêtNamNet- 31-4-2014).
Kẻ cướp nó kéo cả một cái giàn khoan to như cái Hàng không mẫu hạm, với trên dưới trăm tầu hộ tống bảo về, rồi đặt chình ình trong sân nhà mình vậy mà chủ nhà lại chỉ đề nghị nó rút đi, nghe có buồn không? Đề nghị, có nghĩa là nó không có lỗi xâm lược; đề nghị có nghĩa là nó muốn rút hay không rút, tùy nó. Tại Sao không yêu cầu nó rút, không bắt buộc nó rút, mà lại đề nghị? .( Rất hy vọng rằng báo chí đã dẫn sai, để dân khỏi buồn!).
Khi kéo giàn khoan vào Biển Đông, Việt Nam có trên dưới 20 cuộc thương thảo với Trung Quốc, nhưng hoặc họ hờ hững, chiếu lệ, hoặc cả vú lấp miệng em, cãi bay, thậm chí ta muốn gặp ở cấp cao hơn, họ từ chối, trong khi đó họ đón những người lãnh đạo Căm pu Chia và Ma lai rất trọng thể. Hãy hiểu bản chất của Trung Quốc để mà không hy vọng!
Nhân dân Việt Nam không đề nghị, nhân dân Việt Nam yêu cầu và bắt buộc Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan 981 và tàu hộ tống ra khỏi thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế việt Nam!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Nhác xem mặt biển rầu rầu - Nhìn về cố quốc một mầu tang thương.."


Đại gia Việt, người lâm bệnh, kẻ lâm nguy
- Một lớp doanh nhân Việt rút đi sau những biến động trong vài năm gần đây. Người thì vỡ nợ, suy sụp, người thì vướng vòng lao lý, tù tội. Rồi hàng loạt các đại gia bất ngờ lâm bệnh khiến DN bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
đại-gia, doanh-nhân, bệnh-tật, sa-cơ, những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhânNguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Ngân-hàng-ACB, Diệu-Hiền, Bianfishco, Geleximco, Vũ-Văn-Tiền, Nam-Cương
Đại gia Diệu Hiền bị ung thư và phải ra nước ngoài chữa trị
Lãnh đạo đổ bệnh
Vụ án Nguyễn Đức Kiên hay bầu Kiên đang được mở xét xử sơ thẩm với bị can Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB - tiếp tục không có mặt do bệnh tật. Đây là một trong những vụ án liên quan tới kinh tế lớn nhất trong hàng chục năm qua và nó gắn liền với 2 cái tên rất nổi tiếng là ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên ông Trần Xuân Giá - Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư.

Trước đó, hồi giữa tháng 9/2012, giới đầu tư xôn xao khi nghe tin ông Trần Xuân Giá từ nhiệm chức vụ chủ tịch vì lý do sức khỏe với căn bệnh ung thư và đã trải qua một cuộc đại phẫu vào đầu năm. Thông tin này ảnh hưởng tới tâm lý của giới đầu tư sau khi họ đã phải trải qua đợt cuồng phong chứng khoán giảm giá mất hàng tỷ USD hồi cuối tháng 8/2012 khi bầu Kiên bị bắt.
Đây có lẽ là điều dễ hiểu bởi, các NĐT rất sợ hãi mỗi khi nghe thông tin người đứng đầu của các DN vướng vào bệnh tật bởi nó đồng nghĩa với việc người cầm lái không thể sát sao với DN hoặc cũng có thể có những ảnh hưởng khác tới DN. Trong vài năm gần đây, giới đầu tư chứng kiến khá nhiều doanh nhân tài giỏi dính vào bệnh tật, suy sụp.
Gương mặt nổi bật nhất có lẽ là ông Đặng Thành Tâm, ông chủ nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hồi tháng 10 năm trước nữa, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, đại gia này xuất hiện với vẻ tiều tụy, da đen xạm, mặt hốc hác, tóc rối bù, râu ria lởm chởm ...
Ông Tâm trở lại Quốc hội sau khi đã xin phép nghỉ họp cả kỳ để dưỡng bệnh ở nước ngoài mà theo ông là do chịu nhiều áp lực ...
Giới đầu tư cũng từng biết đến nhiều trường hợp đại gia mang bệnh như bà Diệu Hiền, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) bị ung thư và phải ra nước ngoài chữa trị; hay ông Vũ Văn Tiền chủ tịch Geleximco đã từng phải dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi do bệnh tật; ông Lâm Ngọc Khuân bỏ mất ra nước ngoài chữa bệnh; ông chủ của Nam Cường lâm trọng bệnh...
Doanh nghiệp lao đao
Một điểm chung dễ thấy ở các DN sau khi lãnh đạo bị bệnh là sự sa sút đi trông thấy trong hoạt động.
Tham gia vào ACB với tư cách thành viên HĐQT độc lập và không nắm giữ lượng lớn cổ phần nhưng có lẽ không phải vì vậy mà vai trò chủ tịch, vai trò định hướng của ông Giá bị suy giảm. Cùng với các lãnh đạo khác, ông Giá đã đưa ACB vào tốp các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam về nhiều mặt, từ quy mô cho tới chất lượng...
Tuy nhiên, sau những biến cố "bầu Kiên" cùng với sự rút lui của ông Giá và cả dàn lãnh đạo cao cấp, ACB đã trải qua một năm 2013 tái cơ cấu khá đau xót. Quý IV/2013, ACB lỗ hơn 290 tỷ, tiếp tục thua lỗ vì vàng và ngoại hối. Tính chung cả năm, ngoại hối và vàng vẫn thua lỗ.
đại-gia, doanh-nhân, bệnh-tật, sa-cơ, những-người-giàu-nhất, thị-trường-chứng-khoán, đai-gia, doanh-nhânNguyễn-Đức-Kiên, bầu-Kiên, Đặng-Thành-Tâm, Đặng-Văn-Thành, Sacombank, Ngân-hàng-ACB, Diệu-Hiền, Bianfishco, Geleximco, Vũ-Văn-Tiền, Nam-Cương
Điểm chung dễ thấy ở các DN sau khi lãnh đạo bị bệnh là sự sa sút đi trông thấy trong hoạt động.
Bianfishco còn bi đát hơn sau khi bà Diệu Hiền đi chữa bệnh. Vụ vỡ nợ khủng lên tới cả nghìn tỷ đồng đã khiến DN đứng trước bờ phá sản. Bianfishco giờ đây gần như đã hoàn thành tái cấu trúc, đón nhận chủ mới. Vợ chồng bà Diệu Hiền đã có những bước đi mới, những dự án khác.
Còn với ông Đặng Thành Tâm, thời gian ông lao đao với áp lực, với bệnh tật thì các DN của ông cũng rơi vào tình trạng bi đát. Những khoản nợ lên tới cả nửa triệu đô-la trong khi trong một thời gian dài không vay được NH đã vùi dập các DN cũng như cổ phiếu của ông.
Cho tới quý I/2014, cho dù đã hồi phục khá nhiều, nhưng Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) - một DN trụ cột của ông Tâm vẫn lãi khá ít, gần 8 tỷ đồng so với quy mô vốn gần 4.000 tỷ đồng; còn SaigonTel vẫn trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, cổ phiếu ở mức 3.500 đồng. Từng ở vị trí đứng đầu trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam, sự sụt giảm giá các cổ phiếu đã khiến ông Tâm giờ đã rớt ra khỏi tốp 10.
Ông Lam Ngọc Khuân "ra đi" chữa bệnh ở nước ngoài cũng bỏ lại một Thủy sản Phương Nam - một DN có tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả trên trường quốc tế - nợ nần đầm đìa, tổng nợ 7 NH lên tới 1.600 tỷ đồng.
Gần đây, tên tuổi của một DN BĐS nổi tiếng ở khu vực miền Bắc cũng đã suy giảm khá nhiều sau khi ông chủ, người sáng lập ra DN này qua đời vì trọng bệnh. Một mặt do sự trầm lắng của thị trường BĐS nói chung nhưng nhiều người cho rằng một phần do DN mất đi một lãnh đạo xuất sắc.
Có thể thấy, ở một số đơn vị, sự phát triển của DN là nhờ vào cả một cỗ máy, một cỗ máy có quy trình quản trị, quy trình hoạt động được xây dựng truyền từ đời lãnh đạo này qua lãnh đạo khác. Tuy nhiên, ở nhiều DN khác, vai trò của người lãnh đạo rất lớn, mỗi một sự thay đổi về sức khỏe của họ đều làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các DN này. Tất nhiên, nhiều doanh nhân mang bệnh là do áp lực vô hình đã khiến tinh thần và sức khỏe của họ suy sụp. Tham vọng đã là động lực đưa nhiều người lên đỉnh cao mới nhưng đó cũng là áp lực khiến cho nhiều doanh nhận gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống và sức khỏe.
Mạnh Hà
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xôn xao xóm lá tin về:


FB Nguyễn Tấn Thành

Thấy gì với Đại tướng Phùng Quang Thanh trong khủng hoảng giàn khoan 981.

Thấy ông ta là một vị tướng hiếm có, không những trong lịch sử VN mà còn cả Thế giới.

Trong quân sự làm sao cho quân địch chủ quan khinh địch là rất khó. Trong lịch sử các cuộc chiến chống trả sự xâm lăng của Trung Hoa thì các lần đại bại của quân giặc đều do khinh địch bởi các tướng của ta vừa đánh vừa thua, làm cho giặc chủ quan và tiến sâu, để rồi hậu cần không theo kịp, rồi cuối cùng nhận đòn phản công sấm sét.

Kiếm một tướng dũng mãnh, mưu trí thì dể. Nhưng kiếm một tướng giao đánh 10 trận thua cả 10 để dụ giặc là khó.

Nhưng Đất nước ta hiện nay thật may mắn có một đại tướng Phùng Quang Thanh. Không cần phải đánh để thua, chỉ cần Đại tướng nói là quân giặc nghe sẽ chủ quan khinh địch ngay. Bởi không chỉ tướng mạo mà lời nói của Đại tướng hiếm có!
***

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Việt thật hồn nhiên, chả biết vui gì chứ?

Chôm được trên faybook:
Ảnh của AnhTrai VuiTính.

Ảnh của Lâm Tử Tế.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy dành những gì tốt nhất cho họ!

Thiếu gì thì thiếu, không nên thiếu những thiết bị tối thiểu. Một máy quay Camera thời bây giờ không quá khó, kể cả loại dùng ban ngày, ban đêm, trên cạn, dưới nước cũng có luôn! Nhưng vì sao lại thiếu? Có cần đặt câu hỏi về chuyện này không?
Hãy dành cho những người con dũng cảm đang đối mặt hiểm nguy từng ngày những thứ tốt nhất. Những con tàu vỏ thép bền vững và đủ mạnh để họ làm nhiệm vụ khó khăn, gian nan không thể nói hết này. Nếu không mọi lời nói chỉ là suông, thiếu trách nhiệm nếu thực tâm giữ chủ quyền biển đảo!



Nói chuyện với anh Nguyễn Hữu Chiến cán bộ kiểm ngư chi đội 3 thấy thật vui và xúc động.
- Thiếu thốn thì thiếu nhiều lắm, nhất là chỗ ngủ bởi tàu chật quá ...cười xòa !
- Chuyện cơm nước sinh hoạt anh em cũng được quan tâm đầy đủ nói chung các anh yên tâm không thiếu thốn gì đâu.
- Cái cần nhất lúc này là ống nhòm ban đêm và giá có được máy quay loại tốt có thể quay các sự dịch chuyển tốc độ cao để lưu giữ những bằng chứng về những hành vi xâm phạm của trung quốc thì tốt biết mấy. Bữa nó đâm tàu chìm tàu cá anh em chỉ đứng nhìn bất lực vì không có đủ thiệt bị để ghi lại những hành vi điên cuồng ấy...lại cười.
Còn về việc ủng hộ gia đình cán bộ, chiến sĩ kiểm ngư thì tùy các bác chứ bọn em định nghĩa khó khăn còn khó hơn là tìm...bỏ lửng ...cười nữa.
Đấy chỉ có những trái tim chứa đựng tình yêu Tổ quốc mãnh liệt bên trong những con người giản dị ấy mới thấy hết được sức mạnh của người Việt Nam.
Mong đoạn trao đổi ngắn ngủi này tới những người bạn để các bạn có thể hiểu được cái thiếu ấy cho chương trình sắp tới.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiếc mặt nạ "trỗi dậy hòa bình" đã rơi 31/05/2014 22:27 (GMT + 7) TTO - Tuyên bố “trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược” của ông Tập Cận Bình ngày 15-5 ngày càng trở nên lố bịch khi thế giới tiếp tục chứng kiến những gì giới lãnh đạo Trung Quốc làm đang đi ngược hoàn toàn những gì họ nói.


Không chỉ qua bài phát biểu với Hiệp hội Hữu nghị nhân dân với nước ngoài tại thủ đô Bắc Kinh hôm đó mà trên nhiều diễn đàn quốc tế, Trung Quốc đã nhiều lần trấn an cộng đồng thế giới rằng họ đang theo đuổi sự “trỗi dậy hòa bình”, hàm ý sự phát triển của nước này sẽ không đe dọa đến hòa bình và an ninh của nước khác. Nhưng, nếu đúng vậy thì giới chức lãnh đạo của Mỹ, Úc, Nhật, EU,…đã không phải thay nhau lên tiếng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, chấm dứt khiêu khích và xuống thang căng thẳng ở Biển Đông.
Giờ đây, điều Trung Quốc luôn mong muốn – giữ tranh chấp lãnh thổ trên biển với Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ song phương – đã không thể tiếp tục như thế nữa.
Khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam cũng như chà đạp lên hàng loạt thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Khi triển khai hàng loạt tàu dân sự, quân sự quanh giàn khoan ấy – và đặc biệt khi dùng vũ lực với các tàu dân sự và ngư dân Việt Nam – họ đã vi phạm đến lợi ích của tất cả các nước còn lại: đó là quyền tự do hàng hải. Chiếc mặt nạ đã rơi: trên Biển Đông, sự trỗi dậy của Trung Quốc chẳng hề mang tính hòa bình. Ngược lại, nó đang đe dọa an ninh khu vực, an toàn và tự do hàng hải trong khi phần lớn dòng thương mại quốc tế đi qua vùng biển này. Không chỉ những nước ở gần Trung Quốc mà tất cả những ai có đường hàng hải qua đây, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và xa hơn nữa là Canada, Mỹ,…đều bị tác động trực tiếp.
Nhìn lại, trước khi giàn khoan Hải Dương 981 xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc vẫn khá tốt đẹp bất chấp hàng loạt những hành động đơn phương, lấn chiếm Biển Đông trong nhiều năm của Trung Quốc.
“Ít nhất thì mối quan hệ đó cũng ở mức độ còn kiểm soát được” – TS. Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao (Học viện Ngoại giao Việt Nam) đánh giá.
Việc đưa giàn khoan vào Biển Đông cũng như hành vi kèm theo của Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ bức tranh, thay đổi hoàn toàn nhận thức của người dân Việt Nam về người láng giềng 16 chữ và 4 tốt ấy, vẫn theo nhận xét của TS. Tuấn.
Điều nguy hiểm hơn là Trung Quốc chẳng nề hà gì dư luận quốc tế và phản ứng từ lãnh đạo các cường quốc khác. Họ thậm chí phớt lờ việc thảo luận, trao đổi  – cách hành xử tối thiểu trong quan hệ quốc tế.
Trước khi xảy ra sự việc này, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập nhiều kênh liên lạc và trao đổi thông tin ở các cấp khác nhau. Trên thực tế, trong một tháng qua, phía Việt Nam đã cố gắng khai thác mọi kênh giao tiếp để đối thoại với Trung Quốc nhằm xử lý căng thẳng, nhưng tất cả đề xuất và biện pháp đều bị phía Trung Quốc khước từ.
Thậm chí, cách đây hơn hai năm, hai nước còn thiết lập một đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao với mục đích xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh trên biển. Từ khi căng thẳng bùng phát trên Biển Đông đến nay, đường dây nóng này chưa một lần đổ chuông. “Một số người đã nhận xét rằng, đường dây nóng giờ đã thành đường dây chết” – ông Tuấn nói.
“Trung Quốc đang xói mòn tính tin cậy của mình cũng như tổn hại đến danh tiếng họ trên thế giới.” - TS. Sally Wood, một học giả Úc, đã nhận định như vậy. Có lẽ,  đã đến lúc cộng đồng thế giới phải đặt Trung Quốc vào đúng vị trí để nhìn nhận sự trỗi dậy của nước này. Đó là một kẻ bắt nạt to xác và dối trá. Không hơn. Không kém.
H.GIANG - VÂN ĐỖ

Phần nhận xét hiển thị trên trang