Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

"Trung Quốc có thể làm những điều ghê tởm trước khi Mỹ can thiệp"


Font size: Decrease font Enlarge font
Tiến sĩ Richard Bitzinger.

Bloomberg ngày 30/5 cho biết, trong chuyến công du Bắc Kinh vào tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã được người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết, Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ, không thỏa hiệp trong tranh chấp với Nhật Bản và Philippines.

Đứng bên cạnh Hagel trong buổi họp báo, Thường Vạn Toàn lên giọng khẳng định, quân đội Trung Quốc có thể sẵn sàng chiến đấu ngay khi có lệnh, đánh bất kỳ trận nào và sẽ giành chiến thắng. Thái Bình Dương "đủ lớn" cho cả Mỹ và Trung Quốc.
 
Hôm qua, Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiếp tục lên tiếng "thúc giục Mỹ có thái độ khách quan và công bằng, thận trọng trong lời nói và hành động, tránh kích động một số nước". Phát biểu trịch thượng này của Bắc Kinh được đưa ra ngay trước Đối thoại Shangri-la 2014 và trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông sau vụ giàn khoan 981.
 
Chính sách bành trướng lãnh thổ của giới lãnh đạo Bắc Kinh dưới thời Tập Cận Bình đối với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đang thử thách các cam kết của Hoa Kỳ. Các quan chức Mỹ sẽ phải chịu áp lực đáng kể để làm rõ việc Mỹ sẽ thực hiện cam kết của mình thư thế nào để ngăn Trung Quốc thay đổi hiện trạng, Daniel Sneider, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái BÌnh Dương Shorenstein cho biết.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kêu gọi Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc trong việc yêu cầu họ rút giàn khoan 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
 
 
Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua tiếp tục thách thức Mỹ và "một số nước" trong khu vực.
 
Đối thoại Shangri-la năm nay dự kiến Mỹ sẽ tiếp tục trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực. Nhưng phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày hôm qua tại học viện Quân sự Mỹ ở West Point, New York đã khiến châu Á nghi ngại.
 
"Kể từ Chiến tranh Thế giới II, một số sai lầm tốn kém nhất của chúng tôi không đến từ sự kiềm chế mà đến từ việc chúng tôi sẵn sàng lao vào các cuộc phiêu lưu quân sự", Obama khẳng định, không phải tất cả vấn đề đều có một giải pháp quân sự.
 
Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Chính sách quốc tế Lowy ở Sydney cho hay, phát biểu của Tổng thống Mỹ sẽ tạo ra các tín hiệu hỗn hợp đối với các nước châu Á về những gì thực sự tạo nên lợi ích cốt lõi của Washington trong khu vực, không dễ để xóa bỏ mối nghi ngại của châu Á về cam kết của Mỹ.
 
Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp phụ trách khu vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế từ Washington cho biết, bà hy vọng trong khi tham dự đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ xem xét một số chính sách và hành động cụ thể của Mỹ.
 
"Trong những năm gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã không chỉ trích gay gắt Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la, nhưng năm nay có thể sẽ khác", Bonnie Glaser cho biết.
 
"Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ làm điều gì đó ghê tởm trước khi Mỹ có hành động quân sự. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ phải cố gắng nhiều để chơi đẹp, để nói về an ninh chung và những thứ như thế" tại Đối thoại Shangri-la, Richard Bitzinger, thành viên cao cấp Trường S. Rajaratnam, Singapore cho biết.
 
"Mỹ cần phải tăng cường bảo đảm các cam kết gần đây của Tổng thống Obama với đồng minh ở châu Á. Nhưng sẽ mất nhiều hơn là những bài phát biểu trong việc quản lý các mối lo ngại ở châu Á về sự sẵn sàng của Mỹ chấp nhận rủi ro trong việc hỗ trợ đồng minh và đối tác của mình", Medcalf từ Viện Lowy bình luận.
 
Theo Đất Việt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bùn đỏ vùi chết công nhân Nhà máy Alumin ở Tân Rai


Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vừa khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi anh Lê Trí Đức, 34 tuổi, trú tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.

Bể lắng quặng đuôi tại nhà máy bô xít Tân Rai.
Bể lắng quặng đuôi tại nhà máy Alumin Tân Rai. 
 
Trưa 28/5, nhóm công nhân dùng vòi bơm áp lực cao để xúc rửa bồn số 3 (đường kính 20m, cao 28m) ở phân xưởng lắng rửa bùn đỏ của Nhà máy Alumin thuộc dự án Bauxit nhôm Tân Rai. Khi anh Đức dùng vòi xịt vào thành bồn thì bị bùn đỏ rơi xuống vùi lấp.

Anh Nguyễn Thanh Trúc (28 tuổi, quê quán Quảng Nam) liền bới bùn đỏ để lôi đồng nghiệp ra. Tuy nhiên anh Đức đã tử vong, còn anh Trúc bị bỏng nặng phải vào bệnh viện cấp cứu.


Theo Kim Anh 
Tiền Phong



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời đại nào thơ ca nấy, cũng như "Rau nào sâu ấy" Có gì lạ đâu?

Vũ Quần Phương và nỗi buồn người làm thơ


“Sự phát triển của văn chương nói chung, thơ ca nói riêng thời gian gần đây có những điều rất bất thường…” - nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định
Nhắc đến nhà thơ Vũ Quần Phương, người yêu thơ sẽ nhớ ngay những vần thơ giản dị nhưng triết lý, có chiều sâu suy tưởng của ông. Áo đỏ là một trong những bài thơ rất đặc biệt của Vũ Quần Phương mà nhiều người đọc đã thuộc vanh vách.
Không còn háo hức như xưa
Nhà thơ bồi hồi chia sẻ về kỷ niệm ra đời tác phẩm này, năm 1973, khi Hà Nội vừa trải qua 12 ngày đêm khói lửa. Trong thời chiến, nhiều người dân đều mặc áo màu xanh công nhân hoặc màu cỏ úa, nữ thì thêm màu xanh da trời, màu lòng tôm, màu da bò... bỗng ở giữa phố Khâm Thiên xuất hiện một cô gái mặc áo đỏ, cái sắc đỏ rực rỡ một góc phố khiến ai cũng phải chú ý, ngoái nhìn. Áo đỏ em đi giữa phố đông/Cây xanh như cũng ánh theo hồng/Em đi lửa cháy trong bao mắt/ Anh đứng thành tro em biết không…  Bài thơ chỉ có 4 câu, có phải vì nó ngắn nên dễ thuộc hay còn vì ý nghĩa sâu sắc của màu đỏ mạnh mẽ ấy đã lan tỏa mãi theo thời gian. Màu áo đỏ như dấu hiệu đầu tiên của đời sống yên bình, như một khát khao về cuộc sống hòa bình và no đủ.
nhà thơ vũ quần phương
Nhà thơ Vũ Quần Phương
Ở tuổi 70, nhà thơ Vũ Quần Phương chưa một lần thấy mệt mỏi hay xuống dốc tinh thần; hễ nhắc chuyện thơ ca, trong đôi mắt tinh tường của ông lại ánh lên ngọn lửa đam mê. Có điều, ở ông bây giờ không còn vui vẻ và háo hức như thuở xưa, người  đọc thơ ông sẽ dễ dàng cảm nhận được nét buồn nhè nhẹ len vào từng câu chữ trong những tập thơ mới của ông với toàn những Quên chữ, quên câu (năm 2000), Giấy mênh mông trắng (2003), Chỗ ấy sóng (2008)…
“Ngộ độc” thơ
Nhà thơ thở dài kể về tình trạng người làm thơ bây giờ rất đông, thường là đến tuổi về hưu quay ra làm văn chương, đặc biệt là làm thơ. Chưa bao giờ các CLB thơ phát triển rầm rộ như hiện nay: Thơ Facebook, hội thơ lục bát, hội thơ thất ngôn tứ tuyệt… Điều rất buồn cười là tiêu chuẩn của các “hội” này là yêu thơ chứ chưa cần phải viết được những bài thơ hay, cho nên rất nhiều thành phần có thể tham gia và đóng góp cho các CLB này hoạt động. Tất nhiên, không phủ nhận rằng hình thức CLB như thế cũng có thể góp phần kích thích sự phát triển của thơ và biết đâu, nhờ quan tâm đến thú chơi thơ cũng tao nhã sẽ khiến cho người ta sống kỹ hơn, sống tử tế hơn.
Thế nhưng, “Số lượng các CLB thơ phát triển nhiều như hiện tại, tôi thấy đây là hiện tượng bất thường, lo nhiều hơn mừng. Mỗi năm, trên cả nước có tới cả ngàn tập thơ được xuất bản, tôi được tặng nhiều lắm, đọc xong cuốn nào, tôi phải lấy sổ ghi, khi tác giả hỏi đến còn biết giở sổ ra mà thưa. Tập dở rất nhiều, lấn át và che khuất tập hay” - nhà thơ Vũ Quần Phương nói.
“Tình trạng ranh giới giữa thơ chuyên nghiệp và thơ nghiệp dư ngày càng không rõ nét. Rất đông các tác giả nghiệp dư nhưng cũng dùng những thao tác chuyên nghiệp để xuất bản và phát hành: trình bày ấn tượng, in sang trọng, quảng cáo giới thiệu rầm rộ… Người đọc chọn sách không thể căn cứ vào nhà xuất bản vì đã lâu rồi không hề có sự phân chia lĩnh vực nào. Nghe theo nhà phê bình thì người phê bình thật sự rất ít viết, bạn bè viết để giới thiệu giúp nhau thì lại không chuẩn mực. Hơn nữa, quá nhiều những người ban đầu chỉ định chơi thơ thôi nhưng sau khi in và giới thiệu một số tập thơ, lại nhất định xin gia nhập Hội Nhà văn” - nhà thơ ưu tư.
Mua danh nhà thơ
Là một trong những nhân vật chủ chốt nhiều năm làm trưởng Hội đồng thơ Hội Nhà văn, nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết năm nào hội này cũng có tới gần ngàn lá đơn xin gia nhập khiến cho hội đồng vô cùng vất vả trong việc xét duyệt.
“Sự hăng hái đó đã trở thành một áp lực rất lớn đối với chúng tôi” - nhà thơ Vũ Quần Phương than thở. Ông cũng thẳng thắn phê phán hiện tượng mua danh: “Thậm chí, thời buổi dư bạc thừa tiền, rất nhiều người cần thêm cái danh. Thế nên, họ tấn công ghê lắm. Họ mời mọc nhiều nơi làm hội thảo thơ cho mình, thuê khách sạn hạng sang, thuê người đến dự, thuê viết tham luận và phát biểu… Rồi sau vài cuộc như thế là họ gửi đơn xin vào Hội Nhà văn. Nhiều người đưa đơn rồi chỉ nhăm nhăm mang quà cáp, “đi cửa sau” tới nhà các thành viên hội đồng xét duyệt, hy vọng được vào hội. Đáng sợ hơn là trong số đó, nhiều người có rất ít hy vọng làm được thơ. Còn có cả những tờ đơn viết sai chính tả: “Đơn xin ra nhập hội” nữa”.
Ông kể thời ông vào hội giản dị lắm, cứ gửi tác phẩm rồi hội đồng đọc xong thông báo với ban chấp hành, họ gửi thư mời các tác giả có triển vọng làm đơn vào hội. Mọi chuyện diễn ra rất âm thầm, chẳng ai biết, hội cũng chẳng đăng báo tên những hội viên mới.
“Đối với xã hội, thực sự tôi chả hiểu háo hức vào Hội Nhà văn và in ấn, xuất bản nhiều tập thơ như thế để làm gì?” - nhà thơ lại thở dài. “Và khổ nỗi, đa phần toàn là những tác phẩm chất lượng kém, phải đọc chúng, đối với cá nhân mình tôi không phiền nhưng với xã hội thì tôi nghĩ chắc chắn sẽ làm người đọc bị nhiễu loạn các hệ thống giá trị và làm thẩm mỹ về thơ bị biến dạng” - ông phân tích.
Tác giả nhiều bài thơ để đời
Nhà thơ Vũ Quần Phương nguyên là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội; nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn chương Việt Nam bằng tiếng Pháp. Ông nổi danh với những bài thơ được xếp hạng trong 100 bài thơ hay thế kỷ XX, như: Đợi, Áo đỏ, Chiều, Trước biển… Các tập sách đã xuất bản: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Những điều cùng đến (1983), Vầng trăng trong xe bò (1988), Đợi (1988), Vết thời gian (1996) - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Quên chữ, quên câu (năm 2000), Giấy mênh mông trắng (2003), Chỗ ấy sóng (2008).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TQ là bậc thầy đổi trắng thay đen!

Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam rồi lu loa rằng tàu của ta tự lật. Không dừng ở đó, nước này còn giở mọi thủ đoạn “bẫy” tàu Việt Nam.

Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, những hành vi của phía tàu Trung Quốc càng ngày nguy hiểm hơn. Trung Quốc đáng được mệnh danh là bậc thầy trong thủ đoạn dàn dựng đổi trắng thay đen. Giới chức nước này còn có những phát ngôn bịa đặt và vu cáo trắng trợn nước ta.
Đâm chìm rồi nói tàu Việt Nam tự lật
Mới đây, báo Tin tức Bắc Kinh đã đăng tin bịa đặt rằng, tàu Việt Nam đã tự lật sau khi cố đâm vào giàn khoan Hải Dương 981. Tờ báo này còn ngang ngược viết rằng: “Trung Quốc cảnh báo Việt Nam phải dừng gây rối ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động”. Báo Thanh Niên Trung Quốc dẫn một nhận định lật lọng của Vụ phó Vụ Biên giới hải đảo – Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương khi ông này cho rằng, tuy Việt Nam “khiêu khích” nhưng Trung Quốc sẽ giữ bình tĩnh và kiểm soát. Tờ báo này còn bịa đặt cáo buộc ngược rằng, Việt Nam đã phớt lờ mọi cảnh báo và cản trở hoạt động của giàn khoan của Trung Quốc hoạt động ở biển Đông.
Trên thực tế, cả dư luận trong nước và quốc tế đều biết, 16 giờ ngày 26/5/2014, tàu cá ĐNa 90152 TS do thuyền trưởng Đặng Văn Nhân cùng 9 ngư dân đang đánh bắt hải sản hợp pháp tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị tàu số hiệu 11209 của Trung Quốc truy đuổi, đâm chìm. May mắn, các ngư dân đã được cứu sống nhưng toàn bộ con tàu bao gồm cả tài sản, ngư lưới cụ và hải sản đánh bắt trị giá trên 5 tỷ đồng đã bị chìm.
Ông Phan Thanh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần ứng phó sự cố tràn dầu và dịch vụ hàng hải Bảo Duy (Đà Nẵng) đã đập tan những bịa đặt của phía Trung Quốc trên báo điện tử Infonet như sau: “Tàu ĐNa 90152 chỉ là tàu đánh cá công suất 450CV nên tổng trọng tải chỉ 50 tấn (gồm sức nặng tự thân của con tàu là 20 tấn và sức chở tối đa 30 tấn). Như báo chí phản ánh, các tàu vỏ sắt của Trung Quốc quấy nhiễu, ngăn cản tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981 cũng như uy hiếp các tàu cá của ta đều có trọng tải 200 – 400 tấn. Nghĩa là tàu ĐNa 90152 nhỏ hơn tàu Trung Quốc 4 – 6 lần. Vậy làm sao tàu này dám đâm vào tàu vỏ sắt đó?”.
Đại tá Trần Văn Dũng, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 nói với báo Tiền Phong: “Cả thế giới này không ai như Trung Quốc, đâm chìm tàu rồi bỏ mặc, xem thường mạng sống của ngư dân. Đây là hành động vô nhân đạo và rất tàn nhẫn”.
Phát ngôn viên Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu 11209 (đâm chìm tàu ĐNa 90152) là tàu cá của ngư dân TP Đông Phương, tỉnh Hải Nam. Tuy nhiên, ông Trần Văn Lĩnh, quyền Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng hoàn toàn bác bỏ luận điệu này và khẳng định “đó là tàu sắt Trung Quốc giả dạng tàu cá chứ hoàn toàn không phải tàu cá của ngư dân nước này”. Theo thông tin trên báo điện tử Infonet.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam hôm 28/5. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ vu cáo Việt Nam, bóp méo sự thật
Đại sứ Trung Quốc Thôi Khải Miên đã bóp méo sự thật và trơ trẽn vu cáo Việt Nam dùng tàu vũ trang đâm vào tàu dân sự, tàu chấp pháp của Bắc Kinh. Ông này nói giàn khoan Hải Dương 981 được đặt trong vùng biển cách Hoàng Sa 17 hải lý, trong khi cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý. Dựa vào điều này, ông Thôi cho rằng Trung Quốc có quyền đặt giàn khoan mà không vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển UNCLOS 1982 mà Bắc Kinh cũng đã ký kết. Đại sứ Trung Quốc còn vô lý nói với truyền thông Mỹ đây là “vùng biển không có tranh chấp”, “Trung Quốc chỉ có duy nhất một giàn khoan ở Biển Đông”.
Trước những lập luận sai trái trên, Trung tá Đặng Hồng Quân, phòng Tuyên huấn, Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định với báo giới trong nước: “Chưa bao giờ có chuyện tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc dùng các tàu hải giám, hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm, va, húc tàu Việt Nam với tốc độ cao, gây nhiều hư hỏng cho tàu cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam”.
Tiến sĩ, luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển, vạch mặt luận điểm tráo trở của Trung Quốc như sau: “Trung Quốc tiếp tục giở trò đánh tráo khái niệm. Đây hoàn toàn không phải vấn đề tranh chấp, bởi nó rõ ràng nằm trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam được cả thế giới công nhận. Dưới góc độ pháp lý, Trung Quốc không bao giờ dám đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế, bởi họ không có trong tay bằng chứng nào, ngoài việc lu loa về chủ quyền”. Đài truyền hình VTV đưa tin.
Hôm 28/5, trả lời trên CNN, đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã bác bỏ những luận điệu sai trái của phía Trung Quốc. Theo đó, tại buổi phỏng vấn, bà Amanpour dẫn lời ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ tuần trước cho rằng, nước này có duy nhất một giàn khoan, trong khi Việt Nam có hơn 30 giàn. Đại sứ Việt Nam phản bác: “Trung Quốc đang tìm cách tạo ra thực tế mới, thay đổi nguyên trạng, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp và điều này là không thể chấp nhận được. Về việc khai thác dầu khí, chúng tôi đã làm nhiều thập kỷ qua, nhưng nó nằm trong vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không phải trong vùng biển tranh chấp. Nhiều công ty nước ngoài đang hợp tác làm ăn với Việt Nam để khai thác dầu khí. Bà có tin họ sẽ làm điều đó nếu họ nghĩ nó nằm trong khu vực tranh chấp hay không?”.
Tàu Kiểm ngư 761 đang hoạt động trong khu vực gần giàn khoan của TQ. (Ảnh: Infonet)
Tự phun vòi rồng để dàn dựng vu cáo bị tàu Việt Nam phun
Theo thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam, hôm 29/5, chúng ta phát hiện một hiện tượng lạ, đó là tàu hải cảnh Trung Quốc và một tàu khác của nước này khi chạy song song gần giàn khoan Hải Dương 981 đã liên tiếp phun nước vào nhau. Các lực lượng của Việt Nam đang xác minh mục đích hành động này của phía Trung Quốc.
Chuẩn đô đốc, thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam, bình luận trên báo Tuổi Trẻ về hành động đáng ngờ trên của Trung Quốc: “Sự kiện hai tàu Trung Quốc tự phun nước vào nhau cũng đáng chú ý. Rất có thể họ đang thử áp lực nước của loại vòi rồng mới, bơm nước, súng phun nước kiểu mới, hoặc hệ thống chống phun nước mới được lắp đặt. Cũng có thể, họ đang tạo nên hiện tượng giả để đánh lừa sự phán đoán của các tàu chấp pháp Việt Nam”.
Ngoài ra, lực lượng của ta phát hiện, trên vị trí phun nước của tàu hải cảnh 31101 của tàu Trung Quốc, có lắp thêm đường ống và vòi màu đen.
Tính đến sáng 30/5, vẫn có hơn 100 tàu Trung Quốc tại khu vực mà nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Giở mọi thủ đoạn để tạo bằng chứng vu cáo với quốc tế
Báo giới trong nước cũng đưa tin nhiều về những “cái bẫy” mà Trung Quốc tạo ra hòng tạo chứng cứ giả, tù đó vu cáo với quốc tế. Có thể kể đến việc nước này cho tàu lao với tốc độ cao sượt qua mũi tàu của ta, nếu tàu Việt Nam không phản ứng nhanh và lùi kịp sẽ đâm phải. Trong tình huống đó, phía tàu Trung Quốc luôn có sẵn người ghi hình ở trên tàu. Chỉ cần chúng ta sập bẫy này là chúng sẽ ghi hình và “la làng”, làm thay đổi bản chất sự việc.
Trung Quốc còn dùng tàu cá bám sát tàu kiểm ngư Việt Nam nhằm thả lưới và các vật dụng khác gây cản trở cho tàu của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam. Đồng thời cho tàu cá đi sát tàu Kiểm ngư Việt Nam nhằm tạo ra những cú đâm va để thu bằng chứng vu cáo với quốc tế tàu Kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc – báo điện tử Vietnam Plus viết.
Về những động thái trên, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhận định, việc tàu Trung Quốc tắt đèn, thả trôi, vây ép, cắt mặt… rõ ràng nhằm mục đích để tàu Việt Nam đâm vào, tạo chứng cứ giả. Đây là các hành động vi phạm quy định an toàn hàng hải một cách rất nghiêm trọng, có thể coi là những hành động thiếu suy nghĩ, liều lĩnh khiêu khích của những người đang tức tối đến mất trí.

(Theo Tri Thức)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay 30.5 sẽ ra một tuyên bố xem Tokyo là đối trọng của Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biển Đông và Hoa Đông, như việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam...

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Ông Abe dự kiến sẽ có bài phát biểu chính tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Khu vực, hay còn gọi là Đối thoại Shangri-la. Cuộc gặp thượng đỉnh này được tổ chức tại Singapore, với sự tham gia của đại diện quốc phòng đến từ các nước trong khu vực.
Đây là lần đầu tiên một thủ tướng Nhật Bản phát biểu tại hội nghị.
Theo Sankei, ông Abe sẽ tuyên bố rằng Nhật Bản và Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác an ninh với các quốc gia ASEAN.
“Trong bài phát biểu tại Shangri-la, ông Abe sẽ công bố dự định của Tokyo muốn đóng một vai trò tích cực hơn tại châu Á, với liên minh Mỹ-Nhật làm nền tảng”, theo ông Koichi Nakano, giáo sư chinh trị đại học Sophia (Nhật Bản).
Mặc dù sẽ không chỉ đích danh Trung Quốc là thủ phạm gây căng thẳng trong khu vực, ông Abe sẽ kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế trong bài phát biểu tại Shangri-la. Ông Abe cũng sẽ kêu gọi mở “những cuộc đối thoại mang tính xây dựng” để hạ nhiệt căng thẳng gần đây giữa Tokyo và một số nước ASEAN với Bắc Kinh, theo chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga.
Ngoài ra, Thủ tướng Abe cũng sẽ trình bày về lý do ông vận động bãi bỏ những hạn chế về việc Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài, vốn được áp đặt từ sau Thế chiến thứ hai.
Theo nhận định, bài phát biểu tại Shangri-la sẽ là một thông điệp đối với các nước trong khu vực, cho thấy Tokyo sẵn sàng vào cuộc với tư cách một đối tác quân sự hùng mạnh, sẵn sàng thay thế vai trò của Bắc Kinh.
Trước đó, ông Abe cũng đã có sự ủng hộ bằng cả hành động và lời nói đối với Việt Nam và Philippines – hai nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh. Thậm chí trong bài phỏng vấn hôm 27.5, ông Abe đã chỉ đích danh hành động đơn phương đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 của Bắc Kinh đã gây căn thẳng trong khu vực.
Theo giới chuyên gia, sự ủng hộ ngày càng tăng của Nhật Bản cộng với thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc có thể sẽ khiến các quốc gia trong khu vực ngả về phía Tokyo, bất chấp những nghi ngại còn tồn đọng từ sau Thế chiến thứ hai.
“Các quốc gia ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc sẽ ủng hộ ông Abe – Malcolm Cook, chuyên gia Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nhận định – Với vị thế của mình, Nhật Bản có thể chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ hơn khối ASEAN”
Bài phát biểu của ông Abe, người chưa hề đến thăm Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức, hứa hẹn sẽ làm “dậy sóng” hội nghị Shangri-la, khi Trung Quốc cũng đang gia tăng những nỗ lực đối phó với Tokyo.
“Sẽ ít có khả năng đại diện của hai nước [Trung Quốc và Nhật Bản] bắt tay nhau tại sự kiện này, vì Bắc Kinh thấy việc đó là không phù hợp,” Hoàn cầu Thời báo viết.
Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đã lớn tiếng dọa rằng ông Abe sẽ “nếm mùi ‘nắm đấm thép’ tại Đối thoại Shangri-la”, ám chỉ đến việc Bắc Kinh đã cử một đoàn ngoại giao đông đảo đến Shangri-la, dẫn đầu bởi cựu thứ trưởng ngoại giao Phó Oánh.
“Trung Quốc đang muốn tăng cường sự hiện diện ngoại giao của mình tại Shangri-la do lo ngại việc Thủ tướng Abe được mời đến dự hội nghị”, chuyên gia Cook nhận định.
Xuân Tùng (Một thế giới)

Thư Giãn ( LTH - ĐVH ST )


THÔI CON THUA BỐ
Chưa lúc nào mình cảm thấy tự hào về người Việt Nam như lúc này.
- Con trai nói : Bố ạ nếu trung quốc cố tình leo thang con và các bạn ở lớp sẵn sàng cầm súng lên đường bảo vệ quê hương.
- Bố tin vào lòng yêu nước của con nhưng việc lúc này phải tập trung vào học tốt, đấy cũng là con và các bạn đang tham gia bảo vệ đất nước đấy, còn đến khi mọi chuyện không còn kìm chế được dẫn đến xung đột thì cả bố và con chắc chắn sẽ cầm súng thôi.
- Học thì vẫn học chứ bố, nhưng nghe và đọc tin tức thấy uất ức không chịu nổi bố ạ. Ma sao con thấy bố xem tin tức cứ tỉnh bơ như xem phim vậy hả bố?
- À...à đấy chính là bản lĩnh của người Việt Nam đấy con ạ. Giờ bố tức quá mà chửi thì chỉ có cả nhà nghe chứ trung quốc nó có nghe đâu..hay bố chửi nó con nhé?
- Thôi con thua bố !

CHÍNH TRỊ LÀ GÌ ?

Một cậu bé hỏi bố, nhờ ông giải thích cho nó hiểu “chính trị” nghĩa là gì?

Ông bố ngẫm nghĩ và nói:

– Biết giải thích ngắn gọn thế nào cho con dễ hiểu!


Con hãy nhìn vào gia đình mình đây: Bố là người kiếm tiền mang về nhà, vậy bố là nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là chính quyền. Bố mẹ chăm lo đến phúc lợi của con, cho con hạnh phúc & bình yên nên con là nhân dân. Chị giúp việc nhà ta là giai cấp lao động, còn cậu em đang quấn tã của con sẽ là tương lai đất nước. Con đã hiểu chưa?”

Cậu bé vẫn còn ngờ ngợ chưa hiểu lắm nhưng không nói gì.

Đến tối cậu đi vào giường nằm và suy nghĩ về những điều bố nói. Giữa khuya, nghe thấy tiếng em bé khóc, cậu trở dậy đi đến nôi em bé thấy em đang ị đùn, sang phòng ngủ của bố mẹ thấy mẹ đang ngủ say, đến phòng cô giúp việc thì cửa khóa, nhòm qua lỗ khóa thấy bố đang ở đó.

Sáng hôm sau cậu bé nói với bố :

– Bố a, bây giờ con đã hiểu thế nào là chính trị rồi!

– Hoan hô con trai, – ông bố khen ngợi - nói cho bố nghe xem con hiểu gì về chính trị.



– Vâng, trong khi nhà tư bản đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động thì chính quyền lại ngủ say không biết gì, nhân dân hoàn toàn không được đếm xỉa đến và tương lai thì ngập trong đống phân!

*******************
1 CLIP HOẠT HÌNH HÀI HƯỚC:



 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một bài để tham khảo (TA -TÀU)

NỀU KHÔNG TẤN CÔNG VIỆT NAM

TRUNG QUỐC SẼ SỤP ĐỔ

                                                                                    Vũ Trọng Khải
Bà Holly Morrow, một chuyên viên nghiên cứu Biển Đông của trường ĐH/ Havard đưa ra nhận định :
Cái giá về ngoại giao mà TQ phải trả về những gì đang làm là quá cao, vì thế, những gì mà TQ mong muốn phải CAO HƠN những lợi ích của an ninh năng lượng đem lại cho TQ.”


Nhận định của Bà Holly Morrow như trên về hành động của Trung Quốc (TQ) khi cắm dàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, là, một nhận định đáng để suy ngẫm nhiều nhất so với những lời nhận định khác của các chuyên viên quốc tế nghiên cứu tình hình Biển Đông  qua sự kiện HD 981.

Thường các nhà nghiên cứu những biến chuyển chính trị, quân sự hay ngay cả kinh tế, luôn bỏ lửng như nhận định trên đây của Bà Morrow, họ không xác định một cách rõ ràng, như trong nhận định này, Bà Morrow cũng không nêu rõ cái “TQ mong muốn cao hơn” đó là gì khi TQ chấp nhận những chỉ trích của Quốc Tế.

Việc bỏ lửng, không xác định như vậy, không có nghĩa là Bà Morrow hay các vị khác không có câu trả lời chính xác cho nhận định của họ, như trong trường hợp này  “mong muốn cao hơn đó của TQ là gì”, có lẽ, người ta muốn chính những người trong cuộc phải tìm ra lời giải đáp để có thái độ hành xử tương ứng!

Là người Việt Nam, chính là người trong cuộc trước vận mệnh đất nước, không thể không suy nghĩ về nhận định của Bà Morrow để tìm hiểu hành động của TQ trong những ngày qua sẽ dẫn đến những hệ lụy nào cho Tổ Quốc và Dân Tộc, khi TQ quyết tâm đánh đổi những bất lợi ngọai giao để lấy được cái gì đó khi chọn VN là đối tượng gây hấn vào thời điểm này.

Nhìn về nội tình TQ hiện nay,
1/ Ai cũng thấy, đó là một đất nước đang có quá nhiều bất ổn cả về chính trị lẫn kinh tế, có thể dẫn đến sự xụp đổ của chế độ!

Cũng như ở VN, nguyên nhân của nó là THAM NHŨNG.

Các dân tộc bị TQ đô hộ như Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng đang có những cuộc chống đối, đòi quyền độc lập, mạnh nhất là Tân Cương đã chấp nhận thực hiện những vụ khủng bố ngay tại Bắc Kinh trong vài tháng qua.

Ngay chính dân Trung Quốc cũng có những cuộc đình công đòi công bằng xã hội, đòi quyền sống của công nhân dẫn đến bạo động chống lại lực lượng an ninh công sản, thậm chí có những cảnh sát chấn áp bạo động đã bị thiệt mạng.
Hệ thống công quyền của TQ cũng như của VN, đã tham nhũng đến nỗi không còn giấy mực nào tả cho hết, chính chế độ độc tài này đã tạo nên một xã hội quá chênh lệch giữa ngưới giầu và người nghèo, bất ổn phát sinh từ đó, chính giới cầm quyền gây nên bất ổn xã hội, nhưng họ đổ tội này lên đầu người dân!!!

2/ Tình hình kinh tế sa sút nặng khi thế giới cáo giác hành vi mất đạo đức trong việc sản xuất hàng hóa độc hại cho người tiêu dung, cả thế giới đang tẩy chay hàng hóa mang nhãn hiệu “MADE IN CHINA”.

3/ Một số công ty lớn của Hoa Kỳ như Apple đã rút nguồn vốn và những trang thiết bị về chính quốc hoặc đầu tư vào các quốc gia khác như Ấn Độ hoặc Đông Âu.

4/ Nhật và Nam Hàn cũng đã có hành động tương tự và đang lên kế hoạch di chuyển nguồn vốn ra khỏi TQ, điển hình mới đây, khoảng đầu tuần lễ thứ hai của tháng 5/2014 hãng Samsung của Nam Hàn tuyên bố rút đầu tư từ TQ qua Việt Nam.

Với tình hình đó, người ta khó có thể tiên đoán số công nhân bị thất nghiệp tại TQ là bao nhiêu?

Ảnh hưởng giây chuyền của kinh tế, càng làm số nhân công thất nghiệp gia tăng gấp bội, chắc cũng phải hàng trăm triệu người thất nghiệp.
Một gánh nặng oằn đôi vai đảng Cộng sản Trung Quốc!
Liệu lãnh đạo TQ có thể gánh nổi hay không?

Lãnh đạo TQ phải tìm phương cách vãn hồi bạo lọan nội địa của công nhân, dẹp tan sự vùng dậy của các dân tộc bị trị đòi độc lập, giữ ổn định nền kinh tế, vì chính quyền lợi thống trị của đảng cộng sản hơn là nguyện vọng của người dân.

GÂY CHIẾN TRANH GIỚI HẠN VỚI VIỆT NAM

- Để giải quyết những vấn đề đó, TQ phải tấn công Việt Nam để có lý do chấn áp bạo động trong nội địa!

- Tạo một tình hình căng thẳng, bất ổn cho Việt Nam để các nhà tư bản không giám hoặc tạm thời đình hoãn chuyển vốn đầu tư từ TQ qua Việt Nam.

Để thực hiện kế sách cứu chế độ, TQ đã thẳng tay với đàn em là CSVN.

Giàn khoan HD 981 là một chiếc đinh đóng vào cột xương sống đảng CSVN, nhưng TQ không ngờ đã làm náo lọan ổn định tại Biển Đông, đã là lý do để thành viên Asean đoàn kết hơn, để Hoa Kỳ và CSVN sẽ bàn thảo kế hoạch hợp tác tòan diện!!!

Đối với an ninh của Tổ Quốc Việt Nam, giàn khoan HD 981 không dẫn đến nguy cơ mất nước khi có chiến tranh với TQ, như việc đảng CSVN nhượng phần biên giới địa đầu cực bắc Việt Nam cho TQ,
Đây là một vùng đồi núi hiểm trở, đó chính là những công sự phòng thủ thiên nhiên trời ban cho Dân Tộc Việt Nam để giữ nước, để ngăn cản bước chân xâm lăng của giặc phương bắc từ ngàn xưa….
CSVN đã nhượng phần đất này cho TQ, và giờ đây, TQ đặt những dàn đại pháo  rót vào các tỉnh địa đầu của VN như ta đặt chính xác những quân cờ vào vị trí của nó trên bàn cờ, không cần “đề lô”!!!

Việc phân định lại ranh giới nội địa giữa hai nước, kẻ nào ngu kẻ nấy chịu, chả ảnh hưởng gì đến quốc tế ….

Nhưng… giàn khoan HD 981 không như vậy, nó nằm trên tuyến đường an ninh hàng hải quốc tế, do đó quốc tế đã có những động thái nhất tề lên án TQ xâm lăng Việt Nam, hành động lên án đó rõ ràng không vì an ninh của Việt Nam, mà vì quyền lợi của những ai có liên quan, thế thôi!

Từ hành động chuyển giàn khoan HD 981 đến ngoài khơi VN tạo bất ổn khu vực, mục đích của TQ chỉ để tự cứu nguy cơ sụp đổ chế độ mà thôi.

Có lẽ chưa chắc ăn,
Chính TQ, qua bàn tay của những tên tình báo TQ và tay chân thân tín cài cắm trong đảng CSVN, TQ cho tiến hành vụ bạo động tại Bình Dương.
Là người VN, hẳn mọi người đều biết bản tính hiếu hòa của dân tộc mình, người công nhân chân chính VN không thể có hành động bạo động, đốt phá các hãng xưởng, nơi mà họ, trong lúc này, mong có công ăn việc làm hơn bao giờ hết.
Các hãng xưởng đầu tư của Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản cũng bị đập phá mạnh mẽ, tan hoang (?)….. thế là chả có chủ đầu tư nào của các quốc gia này rút nguồn vốn từ TQ về Việt Nam khi VN đang có những bất ổn xã hội như vậy!
Coi như TQ đã thắng một keo là cầm chân tư bản nước ngoài lưu lại TQ, để tránh khủng hoảng chính trị tạo nên bởi số nhân công thất nghiệp.

TQ sẽ không gây chiến tranh với Việt Nam trên Biển Đông, trong bài
“Cộng Sản Tàu Cá Nằm Trên Thớt”.          
Người viết đã  trình bầy, TQ chỉ là một anh du kích biển!
TQ không bao giờ mở mặt trận lớn trên Biển Đông với thành viên Asean và Hoa Đông với Nhật Bản… vì như vậy, TQ sẽ đơn thương chống trả một lực lượng hùng hậu của cả thế giới, không riêng gì Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ coi tự do hàng hải trên Biển Đông và Hoa Đông là “quyền lợi thiết thực của Hoa Kỳ”.

Cũng chính vì lý do đó, TQ cũng không khai chiến với VN trên Biển Đông, vì an ninh hàng hải trên Biển Đông là quyền lợi chung của Thế Giới, sẽ có nhiều tay nhúng vào can thiệp, bất lợi về phía TQ. Dùng vòi phun nước chỉ là trò chơi của lũ trẻ, bên nào không kiềm chế được, nổ sung trước sẽ mất chính nghĩa, mà không chừng, có khi cả hai đều không mang đạn trên tầu ra chung quanh dàn khoan HD 981 cũng nên!!!

TQ sẽ khai chiến với Việt Nam lần này cũng như năm 1979, không mở rộng ngoài vài tỉnh vùng biên giới, hoặc đôi khi chỉ pháo kích lẻ tẻ để giới quan sát có ảo tưởng tình hình VN đang bất ổn!!!

TQ cũng không xua quân vào Hà Nội, nhưng thời gian gây chiến sẽ kéo dài cho đến khi ổn định xong nội bộ, khi đó TQ sẽ kéo quân về với những lời tuyên bố ba hoa như người ta có thể dự đoán kiểu như : “Sẽ cho VN một bài học thứ ba!” nhân đó cũng là cơ hội thử một số vũ khí mới, tập dượt tinh thần và khả năng tác chiến của quân đội Tàu. Và may ra cũng có lợi, như sau trận năm 1979, đảng CSVN nhu nhược lại nhượng tí đất nào chăng, ai biết được?

Chỉ như thế thôi, vì TQ cần mua thời gian dẹp tan nội loạn, cứu kinh tế Tàu, củng cố ngôi vị của đảng Cộng sản Tàu được ngày nào, hay ngày đó.

Tình huống bạo loạn nội bộ TQ là màn kịch cuối trong kế họach của Hoa Kỳ, không gây chiến tranh với TQ, nhưng gây bất ổn xuất phát từ kính tế để xé nước tàu làm nhiều mảnh, người ta dự đoán, những mảnh đó sẽ tương ứng với 6 ngôn ngữ chính của Tàu!!!

Công lao đầu tư của Hoa Kỳ và các quốc gia tư bản chỉ nhằm mục đích, kéo nông thôn về thành thị để cung ứng nhu cầu công nhân trong kế hoạch đầu tư của HK và khối tư bản.
Về thành thị, là công nhân, người nông dân Tàu không còn chịu cảnh lưng đội trời, mặt gằm đất, để đổi mỗi ngày được vài miếng bánh bao không nhân với nước lã rồi lại tiếp tục thêm một ngày làm kiếp trâu ngựa cho đảng Cộng sản Tàu.

Mấy chục năm qua, đa số người dân Tàu đã quên cảnh bánh bao không nhân, thay vào đó là Hamburger và Coca Cola….

Nay Hoa Kỳ và khối tư bản tước đi những món ăn “khoái khẩu” đó, chắc hẳn dân Tàu không cam chịu trở về với cảnh cũ, nhà xưa, trên bàn vài miếng bánh bao không nhân đến ruồi cũng không thèm bu lại.
Trong tình huống đó, người ta có thể hình dung ra nội tình nước Tàu như thế nào.

Hợp tác chặt chẽ với các thành viên Asean.
Liên kết chặt chẽ với Philippine.
Nhận viện trợ của Nhật.
Hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ
Đó chính là cơ hội để VN thoát khỏi sự khống chế bởi bàn tay TQ.

Muốn cho nước Tàu sớm đi đến giai đọan kết thúc của nó, Hoa Kỳ đã thúc đẩy để cho ra đời cuốn “Death By China” làm cả thế giới rùng mình.

Sydney, ngày 28/5/2014.
 
Vũ Trọng Khải
Blogge Lê Tiến Hoàn

Phần nhận xét hiển thị trên trang