Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Án văn chương cũng có ba bảy đường


(Lại Nguyên Ân)

Hình chỉ mang tính minh họa
Tôi còn nhớ cái ấn tượng cách đây trên hai chục năm, ở sân thư viện lần đầu tiên được bạn bè chỉ cho thấy tận mắt một trong những người mà nay được kể vào hàng những nhà văn từng chịu một trong các án văn chương. Khuôn mặt như nhăn nhúm xệch xạc, tóc râu lởm chởm, áo quần nhàu nát, dáng đi vẹo vọ… Cái dáng hình kẻ chịu nạn ấy, tôi đang muốn coi như tiêu biểu của một loại số phận thì ít lâu sau lại được thấy một hình ảnh khác. Một người cũng trong số phận ấy, nhưng có dáng vẻ như là vô lo, quần soọc xe đua tới thư viện, nhanh nhảu vừa hỏi mượn sách báo, tìm tra từ điển, vừa ghé tai chọc đùa hết người quen này đến người quen khác, nhởn nhơ như chẳng có chuyện “chịu án” chi cả, mặc dù đến lúc ấy ít ra ông vẫn phải tuân thủ một hình phạt: không được phép đăng bài, ký tên trên báo chí…

Thì ra, cách chịu án văn chương không phải chỉ có một.

Có thể giới luật học sẽ bảo giới văn nghệ là hàm hồ: có phải tất cả các sự việc các anh gọi là án, là vụ, đều là án, đều có án thực thụ cả đâu? Vâng, xét trên thủ tục thì có lẽ là thế. Nhưng cả giới đều gọi là vụ, là án, chắc cũng có căn cứ gì đó. Đây là án văn chương kia mà.

Thử điểm sơ sơ một ít án văn gần xa, thấy lắm cái lạ. Người đang sống, đang viết, dính án đã đành. Người chết từ lâu có khi cũng còn mắc vạ. Người vào sâu ở lâu trong giới trong nghề, sinh vì nghề tử vì nghề, bị án đã đành; lại thấy những người chỉ dính líu xa xa, hoặc chỉ đáo qua nghề viết gọi là, có khi cũng can án. Có những án đáng là án, nghĩa là vào thời như thế mà viết như thế, bị án là phải. Lại có những án chả đáng án bao nhiêu: cuốn sách “gây án” tưởng là nọc độc chết người thật, nay in lại đọc lại, thấy nhạt nhẽo vô hại đến không ngờ!

Dẫu sao án vẫn là án, đã dính là phải chịu. Sự “chịu” ấy là sự có thật. Giới viết văn vốn mang tiếng là độc đáo, khác người, nên chi trong cách chịu án cũng mỗi người một vẻ. Có ông giận dỗi, quày quả, kéo vợ con gồng gánh về núi: chả đến nỗi quyết “hái rau vi” đâu, vẫn “ăn gạo nhà Chu” thôi, nhưng là cho nó xa hẳn đi, khuất mặt hẳn đi một dạo, rồi trong cảnh  núi đồi quê kiểng vắng vẻ lại cắm cúi viết, cho ra bộ tam bộ tứ dày cộp. Dẫu con cái có thể ngầm oán thán vì vô tình bị “lưu đày” theo cha, bản thân nhà văn hẳn vẫn thấy hả.

Người khác không thế: họ chọn cách gượng cười chịu án, nhưng vẫn bám hội đoàn, bám cơ quan, chịu khó đi thực tế tự cải tạo, rồi ra khe khẽ trở lại văn đàn: nhờ cậy các quan hệ riêng vẫn có thể đăng bài in sách, đến một lúc nào đó thì xem như đã được xóa án, trong khi vô khối người cùng số phận vẫn còn chịu án dài dài.

Trở lại văn đàn! − Ít ai không mong thế, nhưng nào có dễ dàng! Cửa văn gài kỹ, có người lẩn qua cửa sân khấu, cửa điện ảnh, cửa dịch thuật… Ngày thường khó lọt cửa, may ra ngày lễ đỡ hơn: có lúc toan “tái xuất giang hồ” nhân một mùa đề tài thời sự, nếu sau đó bị phát giác, lại trở về nơi im lặng, cũng cam! Chả biết nên coi văn chương là nghề hay là nghiệp: ít thấy ai bị án treo bút lại thực sự bỏ bút, thôi viết, dù viết ra đấy mà chưa biết đến bao giờ mới được đăng.

Án, dẫu theo nghĩa đen (luật pháp) hay nghĩa rộng (luật lệ), bao giờ cũng là một thứ hình phạt. Chả hình phạt nào dễ chịu, kể cả trong các trò chơi. Song le, trong vô số án văn được biết, cũng đã thấy có những người viết nổi lên được hình như là nhờ một lần dính án. Hóa ra trong án còn có cả duyên cả phúc, nào phải chỉ có tội nợ với tai hoạ! Một cuốn sách, một bài báo với mấy câu chữ, mấy ý tứ phạm huý, tác giả liền bị phê tới tấp, bị phê mà cấm được cãi. Thế đích thị là dính án rồi. Anh cảm thấy dường như các tòa soạn nhất loạt xa lánh anh, ít nhiều bạn bè người quen tỏ ra tránh mặt anh, trong lúc anh như đang mắc hội chứng cấm khẩu nhân tạo thì thỉnh thoảng trên đài báo lại thấy những lời đang nhằm vào chỗ anh phạm húy mà chì chiết, đay nghiến, rủa sả…

Thế nhưng cõi đời hóa ra còn rộng hơn anh tưởng: chốn đình trung anh đã là con hư, là con hủi, thì ngoài phố ngoài làng không biết chừng anh lại thành người khả ái, thậm chí người hùng! Được đón rước, đãi đằng, cái ấy khỏi nói. Đáng nói là nghịch lý này: vì dính án mà anh như có giá, thậm chí cao lên đến mấy giá! Rồi ra, vận hạn qua đi, nếu biết tận dụng, anh có thể trở nên thời danh, thành mặt hàng “chiêu khách” của vài tờ báo, thành diễn giả “chủ bài” cho một vài hội thảo… Cố nhiên, người được cái duyên hoán cải này phải ở trường hợp án nhẹ, án nghĩa rộng, lại cũng phải là án mới, tương đối gần đây, bởi càng gần về đây những án vô hình đã kém thiêng, còn các án do cố chấp và quy kết thì đã thành đầu đề đàm tiếu cho thiên hạ…

Nhưng, ngay những người bị án nặng, án nghĩa đen, có tuyên phạt hẳn hoi, có khi cũng nhờ dính án mà thành tựu được một cái gì.

Nghe đồn rằng văn hào Solzhenitsyn, thời mới xuất hiện, đã suýt ăn giải lớn (giải Lenin). Người ta bảo nếu trúng giải, có thể đời ông sẽ rẽ theo ngả ôn hòa hơn. Là đoán thế thôi, vì giải đã hụt thật, sau đó ông lại dính án, bị trục xuất. Văn nghiệp ông tiếp tục hướng quyết liệt đã chọn. Đoạt giải Nobel văn chương (1972) rồi, ông vẫn quyết liệt như thế.

Ông  Havel, từng là nhà viết kịch và từng ngồi tù, gần đây được hỏi bây giờ có viết kịch nữa không thì ông bảo khó lắm: khó viết không phải vì quá bận trong công việc của một đương kim tổng thống, mà hình như vì… không thể tạo điều kiện mỗi tuần vào tù ngồi vài buổi để có thể cảm thấy nhu cầu viết!

Chưa thấy những mẫu tương tự nhưng ở ta dẫu sao cũng thấy có người, do bị án treo bút suốt vài chục năm nên có điều kiện (!) đọc rộng, nghĩ kỹ, viết được những trang văn đằm hơn, kỹ hơn, gan ruột hơn, có khi dám thể nghiệm một hướng viết khác, dẫu chưa đo được kết quả, bởi còn chưa được trình làng.

Nữ sĩ Anna Akhmatova (1889-1966) từng qua mươi năm bị treo bút, bị lăng mạ, nhưng còn kịp được khôi phục, được in, được ngợi ca ngay lúc sinh thời. Được hỏi cảm tưởng về hai đoạn nhục vinh đã trải, bà bảo: cũng như nhau cả thôi hai thứ ấy − cay đắng và vinh quang.

Nhưng phải an nhiên tự tại lắm thì mới cảm nhận chuyện vinh nhục dẫu sao  cũng chỉ là các quan hệ bên ngoài. Thói thường người ta, lúc chịu hình phạt thì giãy giụa thở than, thậm chí van lơn thề thốt, lúc vinh quang thì ngất nghểu cao ngạo, xem ra đắc ý với sự tôn vinh của xung quanh lắm lắm. Trò đời, sự mãn nguyện của người này làm gai mắt kẻ khác. Nên chi người ngoài cuộc chúng ta dễ có tâm lý này: với bậc tài danh đang lâm nạn thì thương cảm, trân trọng, nhưng lúc ông ta đắc thế thì hãy đứng xa xa: thêm một kẻ vỗ tay nào có khó gì!

Có thời, bao người trong giới viết từng thở phào bởi thấy mình “ngoại phạm” sau mỗi sự cố. Nay, thời gian qua đi, chả biết có ai âm thầm tiếc rẻ: giá như hồi ấy, mình cũng bị hơi hơi dính líu?

Phàm đã cầm bút, ai chả mong gây được phản xạ, nhẹ cũng được, mạnh càng tốt. Ai dám bảo các phản xạ từ các phía lại không hàm chứa khả năng nổ thành vụ án văn chương?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Mặt trăng bị tiểu hành tinh hành hạ ra sao?

(Kienthuc.net.vn) - Video là lời lý giải chân thực nhất về những tác động kinh hoàng khi một tiểu hành tinh khổng lồ va vào Mặt trăng.
Thông qua quan sát quá trình va chạm của tiểu hành tinh khổng lồ tới Mặt trăng, chúng ta có thể nắm rõ hơn về các va chạm diễn ra trong hệ Mặt trời. Bề mặt Mặt trăng đầy các hố trũng, là kết quả do đá vũ trụ va chạm vào. Các khối đá vũ trụ đó hầu hết đều là các mảnh vỡ từ sao chổi và các hành tinh nhỏ. Các khối đá va chạm vào bề mặt Mặt trăng với tốc độ cực nhanh, mạnh (khoảng 10 ngàn dặm mỗi giờ). Các khối đá càng lớn thì tác động của va chạm càng khốc liệt.
 Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất.
Các hố trũng trên bề mặt Mặt trăng đều hình thành do tác động va chạm mạnh, nhưng không giống như Trái đất, bề mặt Mặt trăng không có lớp khí quyển bảo vệ nên ngay cả khi các khối đá nhỏ va chạm phải thì nó cũng tạo nên các hố trũng nhỏ. Các luồng khí nóng bốc ra từ các vụ va chạm trên Mặt trăng sẽ thành tia sáng lóe lên khi được quan sát từ Trái đất.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện “một quầng sáng sáng nhất và kéo dài nhất” có thể thấy được ngay cả từ Trái đất do va chạm ở trên vùng Mare Nubium của Mặt trăng. Vụ va chạm để lại quầng sáng với độ sáng tương đương như sao Bắc Đẩu và ánh sáng sau vụ va chạm kéo dài tám giây. Các nhà khoa học tin rằng vụ va chạm đã tạo nên hố khổng lồ trên bề mặt sao Hỏa, với đường kính vào khoảng 40m. Di chuyển với tốc độ hơn 61.000 km/h, thiên thạch này đã va vào vùng Mare Nubium của Mặt trăng với lực tương đương 15 tấn thuốc nổ TNT.
Theo các nhà nghiên cứu, những hình ảnh va chạm từ Mặt trăng này có thể giúp ích khoa học để phân tích tác động của nó lên Trái đất, và tác động của va chạm nếu xuất hiện trên Trái đất có thể lớn hơn so với những nghiên cứu trước đó.
theo iO9

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tịn được không?:

Trái Đất sẽ bị hủy diệt vào tuần tới?

(Kienthuc.net.vn) - Một tiểu hành tinh khổng lồ sẽ tiến đến hủy diệt Trái đất vào tuần tới, nhà truyền giáo Pat Robertson cho biết.
“Đừng lên kế hoạch gì lâu dài, bởi vì tuần tới Trái đất sẽ bị hủy diệt bởi một tiểu hành tinh khổng lồ” là dự đoán ảm đạm được nhà truyền giáo cao cấp của đạo Tin Lành ở Mỹ, Pat Robertson, thông báo trên chương trình truyền hình cá nhân của ông này.
Pat Robertson nói rằng Chúa Giêsu đã tiên báo đại họa này cho mình và kêu gọi các tín đồ mua cuốn sách "The End of the Age" (sự kết thúc của thời đại) do mình viết để tìm hiểu thêm.
 Tiểu hành tinh có hủy diệt Trái đất?
Pat Robertson nói: “Tôi đã viết một cuốn sách, nội dung là về một tiểu hành tinh va vào Trái đất. Đó cũng là nội dung lời tiên tri của Chúa Giêsu gửi đến con người, các vùng biển sẽ nổi sóng, bầu trời tối đen, Mặt trăng và Mặt trời không có ánh sáng…”.
Tại một cuộc họp tại Bảo tàng Museum of Flight ở Seattle tuần trước, ba phi hành gia gồm Tiến sĩ Ed Lu, phi hành gia Tom Jones và phi hành gia Bill Anders đã trình bày dữ liệu chứng minh các quy luật tấn công khó tin của các tiểu hành tinh. Dữ liệu cho thấy kể từ năm 2000 có tổng cộng 26 vụ nổ tương đương vụ nổ hạt nhân đã xảy ra trên Trái đất là kết quả tác động của tiểu hành tinh. Năng lượng bùng nổ của các vụ nổ dao động trong khoảng 1-600 kiloton. Một trong những vụ nổ đáng chú ý nhất là cuộc tấn công thiên thạch ở Chelyabinsk, Nga vào năm 2013 làm bị thương hơn 1.200 người.
Tuy nhiên, trái với lời tuyên bố của nhà truyền giáo, các nhà thiên văn không có động tĩnh gì, không có bất kỳ cảnh báo hủy diệt thế giới nào được thông tin, giới khoa học vẫn tin rằng Trái đất không thể bị tấn công bởi các tiểu hành tinh.

Lưu Thoa (theo IBT)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà thơ hay người máy? (Lê Vĩnh Tài )

Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con.
(Bùi Giáng)

Tôi nhìn mình trong gương, đôi mắt đã nói dối tôi, rằng nhà thơ chỉ là một gã hơi say và hay lên cơn mộng mị. Nhưng cũng đôi mắt, hình như đã nói sự thật. Nó cho tôi biết cánh tay màu hồng nhạt của tôi đã được thay thế bằng cánh tay của ai đó, màu xám, lắp vào cơ thể tôi bằng những con bu-lông thép. Máy bơm ô-xy và hệ thống lọc máu cho phép tôi tiếp tục thở và bài tiết. Ngay cả khi chính tôi chạm vào thân thể mình, giờ đây đã hoá kim loại, tôi vẫn không cảm thấy gì. Không có gì. Kim loại lạnh ngắt như xác chết làm tôi hơi sợ. Tôi ghét sự mất mát và nỗi buồn. Dây điện thay thế mạch máu của tôi, nó chỉ xanh đỏ loè loẹt nhưng không có nhịp đập cho tôi biết tôi đang sống.
Tôi đã chết?
Hoặc chỉ là một phần con người của tôi đã biến mất, thay thế bằng một cỗ máy nào đó, nhưng biết làm thơ?
Tôi nắm chặt các ngón tay lại với nhau để tạo thành một bàn tay sắt, cảm thấy tiếng rin rít của kim loại chạm vào nhau trong lòng bàn tay. Tôi làm sao còn có thể nghe hay chạm vào sự mềm mại của mưa khi nó liếm vào ô kính cửa sổ? Có vẻ như tôi đang ở trong tù, không còn thấy được thế giới bên ngoài. Đây là những gì? Tôi sẽ như thế nào? Linh hồn của tôi bị khoá trong một nhà tù lùng nhùng dây nhợ, rối tung lên trong chương trình mã hoá, với một mạng lưới các sợi kim loại và những ống thép.
Họ đã làm cho tôi chết, phải không?
Sự tức giận sôi sục trong tôi như chảo dầu nóng. Tôi đập vỡ gương soi mặt trong phòng tắm. “Bạn chỉ là bước tiếp theo trong quá trình tiến hoá của chúng tôi, như loài vượn ngày xưa giờ biến thành vẹt.” Họ thì thầm trong tĩnh lặng. Rồi chính họ khen tôi: “Bạn đại diện cho tương lai của nhân loại.”
Tương lai nhân loại? Tôi bật cười. Nếu vậy thì tương lai nhân loại sẽ về đâu khi tôi không còn là một con người. Tôi là một con vẹt, một thử nghiệm. “A,” tôi hét lên. “Đây là một phép lạ khoa học?”
Phép lạ? Ừ, phải rồi.
Tôi nhìn lại mình, như tất cả các lần phê và tự phê, mấy trò kiểm điểm đầy ra trong cuộc đời tôi. Tôi thấy các dữ liệu của tôi đã được chương trình tự động “nâng cấp” mà không cần hỏi ý kiến tôi. Tôi in các dữ liệu của mình ra giấy, phòng khi chương trình bị virus. Nó đầy đủ các chi tiết như: xương của tôi cấu tạo như thế nào, tim đập ra sao, phổi sẽ thở bao nhiêu lần trong một phút, cả tỷ lệ chất xơ khi bài tiết. Và quan trọng nhất, thần kinh của tôi phải được cài đặt trong đầu tôi, chứ nếu nhầm chỗ kiểu như trái tim không để lên đầu mà đại tràng chui lên đầu thì tôi hoá thành loài tôm giật lùi, phọt cứt lung tung không còn làm công hay vẹt nữa thì chết. Tôi còn đọc kỹ việc sửa đổi các cơ bắp của cơ thể, phòng khi cần có đủ sức tranh ăn hay đánh nhau.
Tôi có thực sự còn gọi là một con người?
Nhưng sẽ như thế nào, khi mọi thứ vẫn lưu trữ trong đầu tôi. Những cảm xúc, kỷ niệm... được pha trộn, thay thế, lộn xộn với những thứ xanh xanh đỏ đỏ dây nhợ nhân tạo? Làm thế nào tôi biết chắc ký ức của tôi là của tôi?
“Đó là tấm gương soi cho bạn, đẫm máu và khá đắt tiền,” họ nói với tôi, ra vẻ đau khổ. Đẫm máu? Thông điệp “đẫm máu” này tôi nghe quen tai lắm rồi. Lời nói của tôi giờ đã thành một thứ âm thanh được lưu lại và phát tự động. Ví dụ như khi tức giận, khi vui sướng, khi rên rỉ... nó đã được chỉnh theo cường độ của dòng điện có ổn áp. Tôi thử gào lên, được. Tôi thử khóc, hình như vẫn còn, tôi vẫn có thể khóc được. Họ giải thích chương trình cho phép tôi kêu gào hay khóc, phòng khi tôi đói quá mà họ không để ý. Thế là tôi khóc ngon lành. Tôi hỏi họ: “Tại sao các anh lại phá vỡ tôi?” Họ cười: “Đó, bạn đã tự xác nhận, bạn là một người máy đội lốt nhà thơ, như mấy thứ luận văn chính trị đội lốt văn chương đang đầy ra trong thời buổi này.”
“Bạn có chết mất xác cũng không sao, nói gì đến chuyện phá vỡ hay bóp méo vo tròn. Chúng tôi còn tạo ra nhà ngoại cảm, nhà sư, nhà giáo... suốt ngày quay cuồng như múa rối chạy bằng pin, nói gì đến mấy thằng làm thơ vô tích sự như bạn.” Họ mỉm cười.
“Chàng đừng nghĩ đó là tai nạn. Em không thấy có gì thay đổi,” vợ tôi nói với tôi. “Chàng vẫn là con người. Dù chàng là ai, chàng cũng cần ngủ với em và phụ với em nuôi con.”
Tôi được nàng định nghĩa và được mọi người công nhận như tập hợp các bộ phận của cơ thể, như một bài giải phẫu mà sinh viên năm thứ nhất đã thuộc lòng. Nhưng có điều các em sinh viên không biết là tôi có thể được lắp pin và thay pin mới, tuỳ khi nào họ muốn. Sợ nhất là mỗi khi tôi đau đớn và khóc, họ tưởng tôi đói lại thay pin như kiểu người ta nhét bánh đúc cho vịt, làm cổ họng tôi hơi nghẹn ngào. Không sao, họ giải thích, bạn chỉ cần ít nước lã, đó là thứ rất rẻ nên luôn miễn phí.
Điều trớ trêu là cái trí tuệ nhân tạo của người máy lại giúp cho tôi làm thơ khá nhanh. Tôi viết về những quả đồi trọc thành cánh rừng thơ mộng, những dòng sông cạn kiệt thành thủy điện ấm nóng, những đứa bé đi mẫu giáo nhúng đầu vào thùng nước vẫn cười, những thạc sĩ văn chương thật ra là những tên phản động... Có khi tôi còn viết những bài thơ định nghĩa về một con người, tha hồ cao thượng dũng cảm trí tuệ nhân văn thông minh có râu rụng lông đầu trọc yêu nước đảo ơi đất ơi nước ơi anh ơi em ơi dân ơi... gì tôi cũng vẽ ra, đủ hết. Đến lúc này vợ tôi bắt đầu sợ. Nàng nghĩ miếng ăn có gì đâu mà tôi phát điên như vậy, cứ tự tạo rahuyền thoại sợ hãi hay tôn giáo cơm cháo làm gì, lỡ phạm phòng phạm huý gì thì chết đứng, lấy ai phụ nàng nuôi con. Tôi còn thích ví thơ của “bạn tôi” với mấy ông bà Nobel nhân loại vẫn đầy ra trong sách, tha hồ đọc vào thấy lạnh buốt hay sôi bỏng, nhức xương hay chỏng gọng chỏng mông còn quá hơn đứng đường. Vợ tôi khóc và nàng xin họ đo lại chỉ số IQ cho tôi. Nhưng họ cười, vì họ biết thừa sức mạnh của người máy họ tạo ra.
“Người máy,” vợ tôi khóc, “chàng là gã ăn mày thì có.”
Nhưng dĩ nhiên tôi từ chối tước vị đó. Nó không nằm trong danh hiệu thi đua khen thưởng hàng năm họ vẫn bình bầu và xét cho tôi. Bằng khen, giấy khen của tôi nhiều đến mức vợ tôi phải treo lên hành lang hay phòng tắm mới đủ chỗ.
Một lần tôi chở vợ tôi về nhà ngoại ăn giỗ. Tôi bị một gã tâm thần tông thẳng vào người. Tôi biết chắc gã là kẻ tâm thần, vì chẳng ai dại gì dính vào người máy như tôi. Nhưng vụ tai nạn làm tôi biết đau trở lại, thậm chí trong cơn đau đớn tôi cảm thấy hình như trí nhớ bị giảm. Cảm giác đau đốt cháy tôi như a-xít ăn mòn kim loại. Họ lập tức đi tìm tôi khi thấy mất tín hiệu. Nhưng lúc này cái thứ mà họ phải tìm kiếm lại là một con người. Không phải là một khối kim loại dây nhợ xanh đỏ mà là một cục thịt đã bị mất hai cánh tay, một chân và một nửa khuôn mặt. Tôi muốn chết. Nhưng vợ tôi nói tôi vẫn có thể sống. Đó là một phép lạ mà nàng nói có lẽ là do Tạo Hoá.
Nàng cười: “Chàng biết không, đôi khi Phật, Chúa bây giờ cũng chỉ là câu chuyện hài hước.”
Không còn là khối kim loại nên cơ thể tôi bắt đầu bốc mùi, tôi vào phòng tắm. Một nửa còn lại của cơ thể tôi là thịt da nên vẫn cảm thấy cái lạnh buốt khi vòi sen chảy xuống. Tôi thử nhổ nước miếng. Thành công. Tôi ói. Thành công. Tôi đái. Thành công. Nhìn xung quanh, tôi thấy vô số người đang ngồi trên vỉa hè ẩm ướt và bẩn thỉu. Có xác chuột chết. Mọi người đang nói về những cánh đồng bị thu hồi, nói về ly trà đá vỉa hè ở đây giá bằng 2 ký thóc ở quê. Người lạc quan thì nói sắp tới đây ăn cám cả lũ. Người bi quan thì nói cám cũng không đủ mà ăn. Có lẽ khi không còn nhận được sự hỗ trợ về âm thanh, tôi mới nghe thấy tiếng la, tiếng kêu... Tôi lắng nghe mọi người nói chuyện. Tôi nghe tiếng quát tháo của một ông nào đó khi ông muốn bẻ tay một người đang ngồi ngơ ngác ở vỉa hè. Không còn sự hỗ trợ về ánh sáng, tôi nhìn thấy ông đội cái mũ rất lạ, hình như đầu của ông có hai cái sừng, vui và lạ mắt. Một con chó, có lẽ đói, sủa vào giấc mơ. Có hai người và một con thỏ nhấp nhô trong căn nhà phía bên kia đường. Hình như họ hơi mệt và le lưỡi thở. Tôi nhìn, nghe tất cả. Tôi còn biết khi ông có sừng dắt người ta về, ông còn kêu người ta viết đơn xin tự tử nữa. Nhiều thứ tôi chưa bao giờ nghe nên tôi thấy rất hay.
“Tai nạn thật khủng khiếp, nhưng chàng còn sống,” vợ tôi nói. Nàng dừng lại, như thể nàng cần một hơi thở tự nhiên bằng phổi của chính nàng.
“Không tồn tại,” tôi kêu lên. “Tại sao họ cứ thích mọi thứ không tồn tại như vậy nhỉ?” Cả tiếng chó sủa và giấc mơ? Nhấp nhô và thở? Mưa hay vợ tôi khóc? Tôi không biết, nhưng tôi cảm thấy những giọt nước trôi trên thịt da tôi. Tôi thử búng ngón tay của mình. Nó kêu lên những tiếng lóc chóc. Những giọt nước mắt trượt xuống mỏng manh và nhẹ, ấm nóng lăn qua ngón tay tôi. Ngón tay tôi đang tách phần kim loại từ thịt da tôi, như bây giờ tôi mới biết cách tách đôi nàng.
Vợ tôi nói: “Họ thì có thể, nhưng em biết chàng sẽ không bao giờ kiếm ăn khốn nạn như vậy.”


Phần nhận xét hiển thị trên trang

tuyến tàu hỏa leo núi lần đầu tiên tại Việt Nam


(Dân trí) - Sáng 26/4, tuyến tàu hỏa leo núi lần đầu tiên tại Việt Nam đã được khai trương tại khu du lịch Bà Nà Hills. Đây là một loại hình vận chuyển hết sức ấn tượng với sức chứa 80 người/cabin, đạt vận tốc 5m/s, công suất vận hành 1.600 khách/h.

Tuyến tàu hỏa leo núi này sẽ giúp du khách dễ dàng di chuyển qua các thắng cảnh ở Bà Nà như chùa Linh Ứng, vườn hoa Le Jardin, khu biệt thự cổ trên tuyến đường qua các nhà ga được thiết kế sang trọng, hiện đại theo lối kiến trúc Châu Âu.
 
Những du khách đầu tiên đi tàu hỏa leo núi
Những du khách đầu tiên đi tàu hỏa leo núi
 
Khi du khách đến Bà Nà, hầu như ai cũng có thể tham quan phong cảnh thiên nhiên núi rừng trên “đường lên tiên cảnh” một cách dễ dàng nhất với tàu hỏa leo núi. Dù là người cao tuổi, trẻ em hay những người vì bất cứ lí do gì mà không thể đi bộ, leo núi nhưng với hệ thống tàu hỏa leo núi, du khách vẫn có thể được ngắm cảnh hay di chuyển qua các địa điểm một cách êm ái và thoải mái, không hề tốn sức và cực kì an toàn.
 
Tàu hỏa leo dốc núi nhưng chạy rất êm
Tàu hỏa leo dốc núi nhưng chạy rất êm
 
Tàu hỏa leo núi đã góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập các loại hình vận chuyển độc đáo phục vụ du khách tại Bà Nà. Ngoài những yếu tố trên Tàu hỏa leo núi còn dễ dàng chinh phục cả những du khách khó tính nhất bởi tàu hỏa leo núi có thể vận hành tốt trong bất kì điều kiện thời tiết nào. 
 
Tàu hỏa đi qua nhiều quả núi cao hai bên
Tàu hỏa đi qua nhiều quả núi cao hai bên
 
Nhân dịp khai trương, khu du lịch Bà Nà Hills dành ưu đãi đặc biệt cho quý khách với giá vé khứ hồi đi tàu hỏa leo núi là 50.000đồng/1 lượt khứ hồi. Với giá vé này, quý khách sẽ được thă\am quan cả khu vực Lễ hội hoa Bà Nà Hills độc đáo lần đầu tiên được tổ chức tại Le Jardin D’amour Bà Nà. Không gian hoa được thiết kế theo phong cách Châu Âu độc đáo với những khu vườn ngập tràn sắc hoa: Vườn Uyên Ương dành cho những cặp đôi lãng mạn, vườn địa đàng, vườn bí ẩn… 
Tàu hỏa đi qua nhiều thung lũng rất ấn tượng
Tàu hỏa đi qua nhiều thung lũng rất ấn tượng

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng – ông Văn Hữu Chiến đánh giá cao những nỗ lực của Bà Nà Hills sau 5 năm đi vào hoạt động và liên tục đưa các sản phẩm mới, độc đáo vào khai thác nên thu hút lượng du khách ngày càng đông đảo. Đây cũng là một cách quảng bá du lịch Đà Nẵng trên trường quốc tế.
 
Công Bính
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân đọc Chảy qua bóng tối – Đỗ Phấn – NXB Trẻ

Lê Minh Hà
index
Đỗ Phấn
 Xem nào: lão vào đời hơn mình chính xác là sáu năm. Nhiều nhặn gì. Trong khi mình nhuộm tóc hòng trẻ ra thì lão để râu hơi dài, hoàn toàn tự tin với tuổi. Tình thật, chòm râu ấy chỉ làm cho gương mặt lão qua ảnh có phần trẻ thơ vì cái vẻ tròn tròn phúng phính.
Nhưng túm lại mình không định tụng vẻ kháu lão của lão. Đằng nào thì cũng đã gặp bao giờ đâu. Mà có thể cả đời cũng chẳng bao giờ tìm gặp. Phải nói tới lão là vì chữ của lão buộc mình phải soi lại mình. Tôi ơi là tôi ơi.
Hiếm khi mình viết cụ thể về một cuốn sách nào vừa mới đọc hoặc viết về ai mà mình chưa tường tận từng trang. Muốn thấy nhau đường trường. Với cha này, hầu như mình chỉ mới đọc được những bài viết vặt. Lần đầu đọc tiểu thuyết. Choáng.
Vẫn biết dân vẽ mà nhảy qua viết thì làm khó cho dân viết lắm. Mình thích đọc dân vẽ chính ở cái chỗ bị làm khó này. Họ mà đã định tả cái gì thì thật là! Góc cạnh ra góc cạnh, có mềm có cứng, có dày có mỏng, ra cong ra thẳng, bất động và bất định. Mà đến cái đoạn mô tả màu sắc thì thầy chữ Tô Hoài tiếng vậy vẫn chưa đủ kiệm lời ra ý ngay như một tay họa sĩ đâu.
Thế nhưng tay họa sĩ này lại không thèm mô tả ấn tượng thị giác, không thèm khoe chiêu. Đời sống qua bàn tay lão (viết hay mổ máy?) được lắng lọc trong bóng tối của một người mù dở, mờ mịt mà kĩ càng. Đấy không phải là âm nhạc, nhưng đúng là nghệ thuật của thính giác, cảm cuộc đời này qua tai. Cơn mưa xóm liều nghèo mạt bên bờ sông Cái mỗi ngày một còm cõi không phải là màu mây nặng hay màn nước giăng trắng đất trắng trời mà là tiếng vỏ chai cọc cạch va vào mặt tườngtiếng những chiếc lốp xe cũ ngắc ngứ giữa hai bờ rãnh bị nước dồi vào sục soặc kêu như người chết sặc. Nếp đời nghèo mà bình yên, vẫn có chút gì sang cả của lão mù – đứa con rơi của phố hiện hình qua một dòng sông bồi hồi sóng mọn, qua việc dòng sông đột ngột biến mất trước sự trỗi dậy hung hãn của tiếng loa phường, giống cuộc cãi vã không bình thường của hai kẻ dở người, nói đi nói lại chỉ nhõn một câu mà lỗ tai bất lực chối từ. Sinh lực của đàn bà được cảm nhận không phải qua 1. dáng 2. da 3. nét mà qua mùi, qua vồng ngực, qua ẩn hiện của mấy rẻ xương sườn, và những tầng sâu óc ách nóng. Cái con người mù dở, đi phải dùng mũi dép dò đường ấy chuyển động chậm và đều trong thành phố, chỉ thế mà hiểu hết trong sự biết mà không biết của mình. Giăng lưới bắt chim mà lại biết phải thả chim. Biết cái luật bất thành văn có hiệu lực suốt mấy chục năm qua với dân thường: sống nhờ bị phạt, những người không bị phạt kém may hơn nhiều. Biết con chim trống chỉ hót hay khi đơn độc một mình, cũng như rất hiếm khi nam ca sĩ ngồi hát cho vợ nghe. Nhân vật ấy không cần đến khái niệm đẹp của những gì có thể nhìn thấy, chỉ tin cậy đôi tai và hai lỗ mũi, và mấy đầu ngón tay lần sờ, đến một ngày gọi thợ xây một ngôi nhà to chẳng giống ai, ít nhất cũng không giống một cái bánh ga tô bằng bê tôngloè loẹt diêm dúa, vì lão chẳng cần nhìn, mà chỉ cần có một chỗ cao cao ngóng về hướng dòng sông hòng mong thanh lọc những âm thanh mới của một thành phố đang phình tướng ra mà tìm lại nhịp thường yên bình và yêu thương.
 Mỗi một người viết xứng đáng là tác giả đều là tất cả các nhân vật của họ. Quen với nhân vật mù dở này, có cảm giác tất cả những gì lão lắng được đều là những cảnh những người được lọc qua con mắt của một kẻ ưa ngắm, biết ngắm, nhưng giờ đây chỉ muốn nhắm mắt tự gọi hồn về. Nhân vật lão mù tham dự hết mình vào thực tại, điềm đạm, hóm một cách không tự giác, từng lúc biết phát huy ưu thế mù lòa trước quan chức hay chốn công đường, rất đường hoàng đáng trọng với lối xóm, với những người dưới đáy, lại cũng biết mình mới là người làm ơn của những kẻ đang làm ơn cho mình, tỉ như những đứa trẻ đang trong kì thực tập làm người tốt đưa người tàn tật qua đường – những đứa trẻ không hiểu vì sao lại cần học trước bài học ngày mai ở lớp.
 Giả dụ tay họa sĩ này cứ kể thế thôi là đã đủ để người đọc lụy vì sự từng trải, tinh tế, hóm hỉnh, vì cái lòng nhân với người. Đọc, chẳng có gì giống, mà cứ từng lúc phải phơi lại kí ức văn học hiện thực phê phán một thời khứa vào trí nhớ, mà cụ thể là những trang văn viết về những phố nghèo, những ngõ ngách ngoại ô của những … vân vân… Ngẫm, để rồi thấy vẫn là cái tình người với người ở những con người thiếu hụt về thể chất, về tri thức và cả về nhân cách: một lão mù sống nhờ vào những tiếng chim, một lão thuyền chài nửa đời nửa đoạn ngật ngưỡng với đời trên cạn, ngậm ngùi tưởng đã là bờ, một cô ca ve gốc gác là sơn nữ giờ chai mặt với phố phường, mà vẫn biết thương người chung cảnh, hậu thuẫn cho họ tiến bước trong sự nghiệp ca ve một cách cực kì trong sáng. Nhưng ở các bậc tiền bối ta mới thấy một đời sống được kể lại trong chiều xuôi đổ của thời gian. Ở tác phẩm này của tay họa sĩ này, thời gian bị xóc, hất ra từng khúc một, không hoàn toàn theo tuyến tính. Ngộ nhất là thực tại kể như thật lại hóa ra là thực tại bịa của TÔI nhân vật. Tôi cứ viết thế, tôi cứ viết thế. TÔI xưng xưng tuyên bố, kèm theo một chữ nhưngNhưng lão… nhưng cô… lại bảo… Và sau đó, dường như thực tại thật mới thò ra. Cái kiểu TÔI bền bỉ cáo mình vi phạm quyền tồn tại thật của sự thực là cái MỚI mà các tác giả văn học hiện thực phê phán khúc dưới ngực trên bụng thế kỉ trước không thể tới được. Kĩ thuật này là bằng chứng của một ý thức triệt để khác về người kể chuyện, về không gian, thời gian, con người và nó là hệ quả của ý thức về một thực trạng mới – gốc của mọi quẫy đạp trong nghệ thuật nói chung, trong từng nghệ sĩ nói riêng.
 Cuốn tiểu thuyết có hai phần. Nghiền phần một, hết nhíu mày lại phải tủm tỉm một mình. Hay. Nhưng ngạc nhiên: đọc báo, thấy bảo cha họa sĩ viết cuốn này là người Hà Nội chăm phần chăm, ít nhất cũng theo nghĩa sinh ra lớn lên cùng với phố. Mà hình như lại còn phố cổ. Thế nhưng kề cà với những nhân vật của lão – những kẻ chẳng còn gì để mất kể cả cái xiềng, lại dễ tưởng lão cũng sống quanh quẩn trong cái xóm Bến nằm ven phố, và cái lão am tường là đời sống bụi bặm ở những xóm Liều với những kẻ cùng mạt, giữa một sông nước đất lá gió chim phập phồng trong veo.
Thế nhưng lão đúng là người của phố thật. Lâu lắm mới gặp một giọng văn Hà Nội vậy. Cái đất ấy kì diệu lắm. Nó làm cho người ta yêu. Nhưng có tình yêu của người quê khác về đây, vật vã ở đây, đạt nguyện ở đây. Lại có cái tình của kẻ sinh ra lớn lên giữa lòng phố, dù có dọc ngang nơi nọ nơi kia bao nhiêu chăng nữa vẫn chỉ họ cảm được ra hồn phố, mênh mang, lãng đãng, không thể nào gọi tên trong suốt bốn mùa.
Lão mù mà cực thính vốn là đứa con của phố bị thời buổi tống ra rìa. Nhưng kí ức về cách nấu ăn và ăn mà người mẹ phố phường kể lại là cái phân biệt lão với dân xóm liều từ tứ xứ tụ về có lẽ còn sâu sắc hơn cả chuyện lão khác người ở đôi mắt không thấy gì. Lão sống nhờ phố, thuộc phố, bám chặt vào phố theo nghĩa đen. Để rồi một ngày không khổ nữa vì bỗng dưng giàu xổi nhờ những trò ma bùn của đám quan chức vặt, có đất, có nhà, có tiền thì bỗng thấy mình cô độc, lạc lõng. Cũng như gần hết cư dân xóm Bến của lão. Chiến thành bại, nằm một đống. Hoạt tê liệt phải quay về với sông nước. Nhàn chưa bao giờ xinh đẹp nay không còn nhã nữa. Cái nét nhã mờ mờ do thật thà ấy vẫn lẩn khuất nơi cô ngay cả khi vô cùng tội nghiệp vì ngờ nghệch với cả những ham thú của mình lúc mới lớn biến mất khi xóm Bến tiêu. Thằng cu Nghĩa đáng thương và đáng yêu khi còn bé thành một người lớn bất nghĩa. Tiên cô tưởng chỉ biết lụy độc chữ tình này thành kẻ lọc lõi lụy tiền. Thuận, thời buổi nào cũng thuận cũng thảo thì đã khổ càng thêm khổ vì ngày ngày nghe người phát dại lên cơn chửi. Những cô bò lạc ngày xưa có cái phần đáng cảm thông nay hoàn toàn vô cảm, trơ trẽn và nanh nọc. Con gái phố phường nhà gia giáo sát cánh cùng những tay anh chị, trở thành một kiểu tẩu tẩu đời nay. Khắc chạm số phận của những con người ấy, TÔI đẩy bi kịch thời buổi tới đỉnh, khi cho nhân vậtcải chính, chống lại người kể chuyện là mình. Hiện thực hiện ra vì thế không bẹp, mà phân rõ thành hai cấp độ song song tồn tại, hiện thực thực nghiệt ngã hơn hiện thực hư cấu nhiều. (Cứ như là đi ngược quy luật khái quát mà các nhà lí luận hay chỉ bảo người viết phải…) Bi kịch thời buổi ấy hội hết trong nhân vật lão mù, đứa con không được nhòm nhỏ tới của thành phố, sống bên, sống cùng với đủ thứ tầm thường của một tập hợp những cá thể đàn ông đàn bà (đúng chữ của cha họa sĩ đấy, chưa hề thấy y thêm chữ người) mà bản thể dần tự triệt tiêu. Nhưng lão rất không bình thường, không bình thường trong cách nhất định không cam chịu làm người vô ích và vô nghĩa, tự kiếm cơm chẳng cần quái gì một hội một đoàn nào, cũng đi chơi gái đều đặn như ai, lại còn chơi khoẻ, biết hết những trò ma giáo của đám lại thời nay, tham gia vào đó chẳng chịu thiệt, cuối cùng và trên hết, ở lão có cái thần thái của người phố. Cái lịch lãm xa cách với mấy cô ca ve, cách mở lòng giúp nhau, cách cảm về thời buổi mình sống đâu hẳn là kiểu cách người mù. Người phố đấy. Vì đằng sau đó là một ý thức cá nhân sâu sắc không thể nảy sinh sau lũy tre làng, nơi người ta bắt buộc phải cộng sinh ngay trong cái lúc chỉ muốn hầm hè. Niệm ý của lão mù vừa nhẫn nhục, (làm sao khác được), vừa nhức nhối trước thực tại đang sống mà chỉ muốn li khai hoặc buộc phải li khai. Li khai với những tiếng động cơ giới át tiếng dòng sông bồi hồi sóng mọn, át tiếng chim cao thanh, li khai với cái mùi bụi bặm, với những con đường ngày xưa quen chân theo tai nhưng giờ sôi sục xe người, đầy những hố những rãnh. Con người đó không sống trong bóng tối mà là chảy qua nó. Hay là cả một thời đại đã chảy qua tâm hồn ông. Chiến tranh hoá ra với ông lại quá yên bình. Hoà bình giống như là loạn lạc. Ông thuộc về một thế hệ bị thời buổi cưỡng ép phải đành đoạn rời phố ra ở liều nơi bến bãi, để rồi lại bị tống cổ. Lần này gục. Hoàn toàn.
 Mình đọc. Mình đọc. Và nhớ câu cậu chàng Lê Anh Hoài từng bần thần tuyên bố:thời này vẫn rất cần văn học hiện thực phê phán. Mình hiểu là Hoài muốn nhấn mạnh sự cần thiết phải có tinh thần phê phán hiện thực của chữ nghĩa đời nay. Thì đây. Mình nghĩ đây là một văn học hiện thực phê phán F2. Thật. Khi tới cái đoạn lão mù bỏ nhà bỏ đất bỏ tất cả những ràng níu ra sông tự trầm, có cảm giác ông Chí Phèo về. Cũng vậy, con người khổ lụy ấy tự xoá dấu vết, nhận cái tên Sông, chẳng hàm nghĩa dài rộng mênh mang hùng tráng gì mà chỉ là nhắc một lần chết hụt, gợi tới nơi hoài thai một cuộc đời mới còn hơn cả buồn. Con người khuyết tật từng tự sống hết sức đàng hoàng nay chấp nhận cái đời ngồi vót tăm tre vô nghĩa lí mà xã hội vô cảm dành cho người mù như một thứ ân huệ – kiểu sống một thời ông đã cười khẩy quay lưng. Là gì nếu không phải là tự hủy. Ông Chí Phèo ơi, đời hậu bối của ông còn thảm hơn ông.
 Chảy qua bóng tối cùng ông lão mù là cả những người sáng, như TÔI, là cả một thành phố vẫn được tiếng là nơi tụ hội khí thiêng sông núi, giống nòi. Cuốn sách, do đó không chỉ là tiếng nói về tâm trạng xã hội. Mà, là tiên cảm về tương lai mờ mịt của quá trình đô thị hóa khiên cưỡng, nơi nông dân vội vã tự biến mình thành thị dân bằng tâm lí hơn thua làng xã và bằng thứ thị hiếu đáng sợ, muốn giống hệt nhau và muốn hơn nhau ở cái chỗ giống này, ví như xây một cái nhà, phải thò ra, phải chòi lên, phải loè loẹt diêm dúa hơn nhà thằng bên cạnh. Trong nghĩa đó, Hà Nội mở rộng không to ra, mà bé lại theo sự co mình của cả một lớp người với một lối sống rất riêng. Một lối sống không loanh quanh, chậm rãi, đầy suy lắng.
 Thời nào thì tác phẩm cũng chẳng nhiều bằng đầu sách. Đây là một tác phẩm. Là thứ văn chương hay từng chữ, không thể đọc như kiểu tiếp nhận thông tin. Ở trong đó vắng bặt cái nết lắm mồm loè đời của vô khối nhà văn. Cũng chẳng có kiểu tỉa tót. Nhưng nếu không thấm được cái lịch lãng đãng của nhiều thời, nếu không từng trải, hay thiếu cái cẩn trọng mà mọi loại hình nghệ thuật đều đòi hỏi cửu vạn của nó thì không ra được câu chữ này đâu. Cứ thử đọc ngẫu nhiên một dòng nào đó mà xem. Đây: nỗi mong ngóng người đi (cho khuất mắt) còn khắc khoải hơn cả nỗi ngóng người về. Ngoa ngoắt đến thế thì thôi. Nhưng cũng là trải đời lắm lắm. À quên, lại buộc phải nhớ rằng người viết là họa sĩ. Dân vẽ mà chuyển sang viết thì… Nói rồi đấy. Chỉ nội một chuyện dục tính thôi nhá. Các qúy vị viết trẻ hay già ưa đeo bám đề tài sex rất nên đọc cha này. Lão viết chuyện thịt da cực bạo, thẳng tưng, mà không thô thô bẩn bẩn, không tội nghiệp ta đây đang vì đủ các thứ quyền. Có những tiểu đoạn đẹp lạ lùng. Có lẽ, cuối cùng vẫn là chuyện vốn lịch lãm dư giả chảy qua chữ. Nhục cảm cuối cùng vừa là ham thú tồn sinh, vừa là cách thế để con người thấu cho nhau những nguồn cơn không nói khi chúng ta quay trở lại che giấu, như một phản xạ có điều kiện, cái phần con trong người mình. Thật chẳng dễ gì viết thế. Nên mình toàn lờ toẹt cái đề tài có vẻ đang thúc cái dục của vô khối nghệ sĩ này.
 Mình không nghĩ ngay lập tức tất cả sẽ thích đọc cha họa sĩ này. Nhưng đến một lúc, khi đã tích cóp được trước là kinh nghiệm ở đời, sau là ít nhiều khả năng thông cảm để mà trầm tĩnh lại – cái gốc để có riêng một kinh nghiệm nghệ thuật – thì khó cưỡng.
Biết vậy, mà lúc nào cũng phải thừa nhận hấp lực của một kẻ nào đó đối với mình, ức không chịu được.
Lão thầy vẽ ấy in vèo vèo gần chục cuốn rồi đấy. Mình biết dĩ nhiên mình sẽ tìm lão đọc nữa. Ức không chịu được. Và đã thế, thề, mình sẽ bỏ lão, không viết thêm gì nữa đâu.
 Bài đã đăng ở Diễn đàn Paris

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng đặc biệt khó bán của nhà văn:



KEM CHỐNG NHỤCMấy bữa trước, nghe tin thủ tướng Hàn Quốc từ chức, mình dự là các bác nhà mình sẽ rất nhột, bèn nhập mấy container loại kem này về bán. Mình tin các bác sẽ xếp hàng mua. Ai dè bán suốt mấy ngày nay, không được hũ nào, nhà mình sắp phá sản! Nhưng trước khi phá sản, phải điều tra nguyên nhân tại sao mình thất bại, bèn đem hũ này tới gõ cửa nhà một bác, xưa nay bị dân tình chửi rất dữ, tính biếu bác một hũ. Bác cười khà khà: Anh có biết nhục bao giờ đâu, mà cần thoa, chú mày phá sản là phải!
Phần nhận xét hiển thị trên trang