Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Bước ngoặt diễn ngôn và sự đổi thay hệ hình nghiên cứu văn học


54219194e5d062d14f69aa5d0e5841c8Mộng Long – Bản phác thảo về lí thuyết diễn ngôn của GS Trần Đình Sử: tất cả hiện thực, lịch sử đều được con người tri nhận như là sản phẩm của diễn ngôn; và xem văn học tồn tại như một diễn ngôn đã làm thay đổi nhận thức về văn học. Văn học là sản phẩm kiến tạo bởi con người nhưng nó cũng cầm tù con người bởi thứ văn hóa, ý thức hệ mà nó tạo ra. Những tư tưởng giải phóng bằng cách đi tìm cái khác đều có thể quy kết thành “chống phá”, “phản động”.
Mặc dù tri thức này đã quen thuộc đối với phương Tây gần một thế kỉ, nhưng vẫn còn rất xa lạ đối với đa số giới nghiên cứu, phê bình ở Việt Nam. 
Những kẻ mang đầu óc nô dịch có đọc đi đọc lại trăm lần cũng không hiểu nổi, cho nên sau khi đọc xong sẽ hét toáng lên: có dịch, có dịch và đòi kiểm dịch để quay về cố thủ với cái lô cốt trung tâm tự cho là tuyệt hảo.

———————————–

Bước ngoặt diễn ngôn và sự đổi thay hệ hình nghiên cứu văn học

 Trần Đình Sử
1. Bước ngoặt diễn ngôn và sự đổi thay quan niệm về bản thể luận
“Diễn ngôn” là thuật ngữ mới của lí luận phương Tây, có tính liên ngành, đa nghĩa, và đang đóng vai trò nổi bật hiện nay trong ngữ học và khoa học nhân văn.
Ở học thuật phương Tây diễn ngôn trước hết là khái niệm của ngữ học. Khoa ngữ học đã trải qua ba hệ hình: phát sinh học (lịch sử, tiến hóa), phân loại học (điều tra, kiểm kê hoặc cấu trúc hệ thống), chức năng-giao tiếp luận. Hệ hình thứ ba tạo ra “bước ngoặt ngữ học” (the Linguistic Turn) được manh nha từ nhiều nhà triết học, được đề xuất từ các năm 1964, 1967 bởi Bergman (Áo), Richard Rorty (Mĩ). Hệ hình ngữ học bao trùm triết học, khoa học nhân văn, kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa cấu trúc, kí hiệu học, tự sự học, hậu cấu trúc, giải cấu trúc, làm thay đổi diện mạo các khoa học nhân văn hiện đại. Thực chất của bước ngoặt đó là phân biệt nghiên cứu các sự thực và nghiên cứu ngôn ngữ biểu đạt chúng, từ các sự thật chuyển vào nghiên cứu cấu trúc, ý nghĩa của ngôn ngữ, qua đó tư duy lại về cách hiểu của con người với tư cách chủ thể, và nhận thức lại cách nhận thức chân lí, khắc phục các ý thức siêu hình. Trong cuộc chuyển hướng này ngôn ngữ đã được bản thể hóa, là phương thức tồn tại của con người, không còn giản đơn là phương tiện biểu đạt nữa. Với Husserl ngôn ngữ là nền tảng của tính liên chủ thể của thế giới sống. Với Heidegger ngôn ngữ là ngôi nhà của tồn tại, con người là một tồn tại mang tính ngôn ngữ. Với Gadamer sự dung hợp tầm nhìn nảy sinh trong sự hiểu là thành tựu của ngôn ngữ. Với Foucault diễn ngôn cùng với các tập quán và thực tiễn xã hội đã tạo ra các sản phẩm như tính dục, điên…dẫn đến quan niệm hiện thực, lịch sử như là sản phẩm của diễn ngôn, chứ không phải ngược lại, hiện thực là nguyên nhân của diễn ngôn. Dĩ nhiên Foucault không phủ nhận thực tại khách quan, nhưng thực tại ấy chỉ sau khi được tái tạo thành diễn ngôn mới trở thành ý thức con người, đến lượt mình, con người lại hành xử với thế giới như nội dung diễn ngôn, mà không như thực tại vốn có. Do vậy, phát hiện của ông mở ra một không gian mới cho nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học nhân văn. Đến “bước ngoặt diễn ngôn” (discursive turn) được đề xuất bởi các nhà ngữ học Harré, Flick năm 1995[1], diễn ngôn đang trở thành cơ sở phương pháp luận của các khoa học nhân văn. Trước đây từ nguyên lí phản ánh luận người ta chỉ thấy quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội theo quan hệ nhân quả, mà chưa thấy vai trò trung giới của kí hiệu, ngôn ngữ, diễn ngôn. Lí luận Mác xít nhấn mạnh đến thực tiễn kinh tế xã hội, đấu tranh giai cấp, nhưng chưa tính đến thực tiễn văn hóa, giao tiếp. Diễn ngôn giống với các con số. Con số không tồn tại trong thực tại, nhưng do con người tạo ra và xây dựng nên cả một thế giới toán học phản ánh các quy luật của thế giới mà ta có thể nhận ra bằng các chữ số, chỉ số.[2] Từ ngữ và cú pháp cũng không tồn tại sẵn trong thực tại, nó do con người tạo ra, nhưng từ hoạt động giao tiếp diễn ngôn đã tạo ra một không gian riêng cho tư duy con người.
Kết quả của bước ngoặt diễn ngôn là ngôn ngữ, diễn ngôn trở thành nhân vật chính của hoạt động xã hội, nhân văn và khoa học nhân văn, là nơi phát sinh các tư tưởng, là giới hạn của đời sống tinh thần mà con người không thể vượt qua: không có một tư tưởng nào về thế giới có thể lửng lơ bên ngoài ngôn ngữ. Nếu trước đây người ta hiểu khoa học xã hội là khoa học về xã hội và tâm lí, thì nay đó là các khoa học lấy diễn ngôn làm đối tượng và diễn ngôn học làm nền tảng phương pháp luận[3]. Nhà ngữ học Nga Macarov đã xác lập cơ sở bản thể luận mới trên cơ sở diễn ngôn như sau.
Bảng so sánh hai bản thể luận:
Bản thể luậnGiới hạn hóaBản chấtCác quan hệ
     Cơ học (Newton)Không gian và thời gianVật thể và sự kiệnQuyết định luận nhân quả
 Diễn ngônCác thông báo của con người, các thế giới xã hộiCác hành vi lời nói, diễn ngônSự phụ thuộc xác suất,các quy tắc và chuân mực đối thoại

Theo sơ đồ này những gì trước đây hình dung là khách thể vật thể thì nay được xem như các thông báo, các hành vi nói và các quy tắc nói năng tạo nên. Diễn ngôn trở thành không gian con người, không gian xã hội, tâm lí, tức là trường giao tiếp xã hội (Harré). Sơ đồ trên cho thấy, bản thể luận Newton chưa tính dến vai trò của diễn ngôn, trong khi nó chỉ là sản phẩm của một loại diễn ngôn. Không gian, thời gian, sự kiện, vật thể đều do các thông báo, mô tả, quyết định luận nhân quả cũng là một loại quy tắc diễn ngôn. Thế giới khách quan vẫn tồn tại ngoài con người, là đối tượng của nhận thức, nhưng chúng chỉ được biết đến thông qua diễn ngôn.
Từ đó có thể nhận thức diễn ngôn trong mấy bình diện sau đây.
Một là, nếu trước đây theo quan điểm của Saussure[4], ngôn ngữ được nghiên cứu “trong bản thân nó, vì chính nó”, người ta chỉ nghiên cứu câu, từ ngữ, thì trong thực tiễn giao tiếp người ta phải sử dụng các đoạn lời, văn bản lớn hơn câu, do đó ngôn ngữ đã trở thành diễn ngôn. Diễn ngôn không chỉ phụ thuộc vào các quy tắc của ngôn ngữ, mà còn phụ thuộc các quy tắc, chuẩn mực, cấm đoán ngoài ngôn ngữ. Các quy tắc ngoài ngôn ngữ do các nhân tố ý thức hệ, tri thức và quyền lực quy định. Do vậy diễn ngôn là một hiện tượng văn hóa, xã hội, ý thức hệ. Điều này thống nhất với quan niệm mác xít về tính giai cấp, tính thượng tầng kiến trúc của mọi hình thái ý thức.
Thứ hai, diễn ngôn theo cách hiểu trên không còn chỉ là phương tiện biểu đạt, giao tiếp, mà còn là phương thức tồn tại của con người. Con người tồn tại trong diễn ngôn, tư duy về bản thân và thế giới qua diễn ngôn, liên kết quan hệ với nhau bằng diễn ngôn, hoạt động theo chỉ dẫn của diễn ngôn. Diễn ngôn tạo ra thế giới hiện thực, tạo ra nhân loại, dân tộc tạo ra cái tôi và các quan hệ nhân sinh của con người. Diễn ngôn là thế giới của các thường thức mà con người cần để tồn tại. Nó là phương thức đào tạo, tập nhiễm, hun đúc con người và đồng thời cũng là ngục tù giam hãm con người. Với ý nghĩa đó diễn ngôn là phương diện của bản thể luận. Diễn ngôn hàng ngày của mọi người, trên các phương tiện thông tin đại chúng là diễn ngôn hợp pháp, hợp thức. Nói khác đi bị coi là thiếu giáo dục, hoặc không bình thường.
Thứ ba, do đó mọi sáng tạo ngôn từ đều là sáng tạo diễn ngôn: diễn ngôn chính trị, diễn ngôn triết học, diễn ngôn khoa học, diễn ngôn lịch sử, diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn kinh tế, diễn ngôn quân sự, diễn ngôn y học, diễn ngôn văn học, diễn ngôn phê bình…Chúng hợp thành một phổ hệ diễn ngôn đa dạng, liên kết nhau của nhân loại, trong đó mối loại hình diễn ngôn có quy tắc, chuẩn mực riêng, thực hiện các chức năng riêng.
Thứ tư, với ý nghĩa đó, nghiên cứu diễn ngôn không còn đơn giản là khám phá một công cụ giao tiếp mà đã là đối tượng của khoa học xã hội và nhân văn, của nghiên cứu văn hóa. Diễn ngôn là một thực tại đã biết. Nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu các cơ chế xã hội, tâm lí, quyền lực, ý thức hệ, lịch sử, văn hóa chìm ẩn đằng sau diễn ngôn.
Thứ năm, Nghiên cứu diễn ngôn bắt buộc phải xuyên qua văn bản, vì diễn ngôn thể hiện trong văn bản, văn bản là điều kiện tồn tại của diễn ngôn, nhưng không đồng nhất với nghiên cứu văn bản, bởi vì mục đích nghiên cứu diễn ngôn là phát hiện cái xã hội, hệ thống tri thức, hệ thống quyền lực như là siêu ngôn ngữ của diễn ngôn. Diễn ngôn là yếu tố siêu văn bản. Nghiên cứu diễn ngôn cũng không phải là nghiên cứu chủ đề, đề tài bởi đó là đối tượng của diễn ngôn. Nghiên cứu diễn ngôn cũng không phải chỉ đi tìm tác giả, chủ đích tác giả theo quan niệm truyền thống, bởi vì diễn ngôn là sản phẩm của liên chủ thể.
Ý nghĩa của bước ngoặt diễn ngôn này trước hết là ở chỗ, nó vượt qua sự đối lập nhị nguyên chủ thể và khách thể của tri thức luận.
2. Khái niệm diễn ngôn văn học hay văn học như một diễn ngôn
Bản chất văn học là diễn ngôn về dời sống. Là một loại diễn ngôn, văn học mang tính chất chung của diễn ngôn nói chung, nhưng có nét đặc thù. Cái chung đó là diễn ngôn văn học mang tính ý thức hệ; là phương thức tồn tồn tại của con người, kiến tạo nên bản thân hiện thực; có quy tắc, cơ chế, chức năng riêng; nghiên cứu diễn ngôn văn học là nghiên cứu con người, xã hội, văn hóa. Vói tính chất của diễn ngôn ta có thể khẳng định rằng nghệ thuật nào cũng mang tính ý thức hệ, cái gọi là “nghệ thuật thuần túy” hay “nghệ thuật vị nghệ thuật” chỉ là những diễn ngôn, là câu chuyện không có thật. Tính đặc thù của diễn ngôn văn học là một vấn đề phức tạp. Đã có nhiều công trình lí luận văn học khẳng dịnh đặc trưng của diễn ngôn văn học, như “tính văn học”, “tính hư cấu”, các biện pháp tu từ”, “hình tượng”, nhưng theo các ông J. Culler, Tz. Todorov, T. Eagleton, A. Campagnon[5] thì đặc trưng ấy rất mong manh, bởi vì người ta tìm thấy tính văn học trong các văn bản phi văn học, tìm thấy hình tượng phụ nữ trong các hồ sơ bệnh án tâm thần của S. Freud, tìm thấy hư cấu trong lịch sử, thi ca. Thêm nữa, khái niệm “văn học” ở chấu Âu (litterature người Nhật dịch là văn học, Trung Quốc và Việt Nam dùng theo khoảng hơn một trăm năm nay[6]) mới có trong khoảng hai trăm năm trở lại, trong khi văn học đã có hàng nghìn năm, mà trong thời cổ đại và trung đại giữa văn học nghệ thuật với các văn học khác chưa có sự phân biệt rạch ròi. Vì thế, đặc trưng diễn ngôn văn học xét từ nội hàm dến ngoại diên chỉ là câu chuyện tương đối. Văn học la tập hợp những tác phẩm được coi là văn học. Theo J.Culler thì nên hiểu tác phẩm văn hoc như là một diễn ngôn, có đặc điểm là nếu thoát li ngữ cảnh thì tự nó sẽ trở thành ngữ cảnh, và tuy không có đặc trưng, nhưng nó có các thuộc tính có giá trị phân biệt trên nét lớn. Ông nêu ra năm thuộc tính như :1. Ngôn ngữ nổi bật do sử dụng các thủ pháp lạ hóa, các phép tu từ; 2. Ngôn ngữ sử dụng tổng hợp mọi thuộc tính, mọi quan hệ từ ngữ âm đến chữ viết để tạo nên hiệu quả; 3. Văn học là hư cấu. 4. Văn học là đối tượng thẩm mĩ; 5. Văn học là một kiến tạo văn bản tự nó khúc xạ, tự nó tạo nghĩa. Các thuộc tính nói trên đã được nghiên cứu rất nhiều từ nhiều góc độ. Ví dụ tính nổi bật đã được các trường phái hình thức Nga, trường phái phê bình mới Anh, Mĩ, trường phái ngữ học Praha nghiên cứu kĩ lưỡng. Thuộc tính thẩm mĩ cũng như tính hư cấu, thuộc tính tự sinh nghĩa đã được nghiên cứu từ nhiều phương diện. Tuy nhiên các nghiên cứu trên vẫn thiên về tiếp cận tĩnh tại, chưa tính đến tính hoạt động thực tiễn lịch sử của diễn ngôn.
Từ câu chuyện đặc thù diễn ngôn văn học chúng ta hiểu thêm, lí luận văn học, phê bình văn học cũng đều là các diễn ngôn về văn học. Nó cũng do tri thức, ý thức hệ và quyền lực quy định. Tính lịch sử là nội dung khoa học của chúng.
Khái niệm thực tiễn diễn ngôn có thể được hiểu từ khái niệm tu từ học cổ đại của Aristote. Thông thường người ta hiểu tu từ là cách nói cho hay, cho đẹp, có người gọi là “mĩ từ pháp”, như một thứ phụ gia, nhưng hiểu thể là không đúng, thực chất tu từ khác hẳn. Câu đầu tiên trong Tu từ học của Aristote là “Tu từ học là vật đối ứng của thuật biện luận (dialectic)”, nó dạy cho con người biết thuyết phục người khác trong mọi trường hợp, như trách cứ, lên án kẻ khác, biện hộ cho mình, đề cao lẽ phải, chân lí. Chân lí đây không phải là sự thật mà là tính chất thuyết phục, hợp lí của ý kiến, có khả năng mang đến lợi ích hay thiệt hại cho quốc gia, thành bang, hay từng cá nhân. Như vậy có một lẽ phải, chân lí tồn tại trong các diễn ngôn. Aristote nói: Các sự vật chân thực và chính nghĩa vốn phải thắng các sự vật tà ác, giả dối, nếu do biện luận bất lực mà bị thua thì các vị cao minh có thể dùng tu từ học để khẳng định chính nghĩa. Ông phân loại các diễn thuyết, phân tích các biện pháp chứng minh (bằng các sự thật có sẵn, bằng niềm tin, bằng tình cảm, bằng logic), ông nói đến tâm lí, tính cách người nghe, nói đến kĩ xảo biện luận và vận dụng từ ngữ. Ở đây nổi lên vấn đề chiến lược chiến thuật thuyết phục cùng các biện pháp đánh vào lòng người để giành phần thắng. Khái niệm thực tiễn diễn ngôn của Foucault “discursive practice” cũng có nghĩa là thực tiến suy luận, diễn giải, cũng có nghĩa là các sự kiện nói trong thực tế. “Sự kiện đời sống của diễn ngôn, tức là bản chất đích thực của nó, bao giờ cũng phát triển trên đường biên của hai ý thức, hai chủ thể.”[7] Nhưng không phải diễn ngôn của tác giả như tu từ học cổ điển mà là diễn ngôn của liên chủ thể tạo thành niềm tin xã hội. Chính các loại trực giác, suy luận tạo cho ta quan niệm về thế giới và sự thật, mà đó là thực chất của tu từ học. Ta có thể nói, thực tiễn diễn ngôn là thực tiễn tu từ học. Tz. Todorov trong bài Kí hiệu học văn học xác nhận đặc trưng văn học là tu từ học, tức là những điều mà nhà ngữ học không nghiên cứu[8].
Tu từ học hay diễn ngôn văn học khác với tu từ học diễn thuyết của Aristote ở chỗ nó thuyết phục người đọc tin vào cái thế giới sáng tạo hư cấu của nhà văn. Thế giới nghệ thuật tự nó là một sự thật diễn ngôn, không phụ thuộc vào sự thật bên ngoài diễn ngôn. Từ tin đến yêu, cảm, thể nghiệm. Có khi không tin mà vẫn chấp nhận, đón nhận một cách thích thú. Diễn thuyết có sự hiện diện của tác giả và người nghe, trong diễn ngôn (văn bản) văn học hai yếu tố đó văng mặt trực tiếp. Theo phân tich của nhà ngữ văn Nga B. O. Korman, trong mối phát ngôn thực tế đều hiện diện ba yếu tố: tác giả lời nói, chủ thể lời nói, ý thức lời nói, thì trong văn học yếu tố tác giả vắng mặt, chỉ hiện diện hệ thống chủ thể (người kể chuyện, nhân vật trữ tình, nhân vật hành động) và các ý thức xã hội[9]. Tác giả “im lặng” (Macherey), chỉ hiện diện gián tiếp qua tác giả hàm ẩn, mặt nạ hay hình tượng tác giả.[10] So với quan niệm của Foucault diễn ngôn ứng với thế giới đã biết, nhưng diễn ngôn văn học là sự đột phá của vô thức xã hội tạo thành diễn ngôn mới. Cái gọi là độc đáo trong văn học chính là vượt qua một giới hạn, tạo thành sự kiện tinh thần. Culler kháy lại với Eagleton, người chỉ khẳng định bản chất ý thức hệ của văn học, rằng trong văn học có những yếu tố bất kham làm thay đổi, lật đổ ý thức hệ xã hội. Tất nhiên, đó là một ý thức hệ khác lật đổ ý thức hệ cũ. Nó đối thoại một cách âm thầm, dai dẳng và đến khi nào đó ý thức cũ sẽ biến đổi. Có thể nói bên cạnh các văn học minh họa ý thức hệ xã hội, có diễn ngôn văn học thường xuyên đối thoại với diễn ngôn xã hội.
3. Những vấn đề mới của nghiên cứu văn học
3.1. Từ tính chân thật nhận thức chuyển sang tính chân thực diễn ngôn
Trước ta thường nói văn học phản ánh cái hiện thực ở bên ngoài nó. Hiện thực trong văn học chỉ là cái được biểu đạt, không phải đối tượng của phản ánh. Với lí thuyết diễn ngôn ta hiểu thêm, diễn ngôn văn học kiến tạo hiện thực. Văn học là diễn ngôn về hiện thực, thể hiện quan niệm về hiện thực. Do đó tính chân thực của văn học theo cái nghĩa phù hợp với thực tế bên ngoài cũng chỉ là một thứ diễn ngôn, một huyền thoại, không tự chứng minh được. Tính chân thực đây là tính chân thực của tu từ, nghĩa là tính hợp lí, hợp pháp, hợp tình hợp cảnh, hợp logichs có khả năng thuyết phục tức khác người tiếp nhận. Trong văn học dĩ nhiên dù dưới hình thức nào cũng có hình bóng của các hiện tượng hiện thực và nhà văn tạo dựng hình bóng đó để làm nên tính thuyết phục, và để bày tỏ thái độ đối với hiện thực đó. Các hiện tượng làm liên tưởng đến hiện thực ấy chỉ là một phần của tính chân thực của văn học. Vì sao vây? Đó là cái hiện thực ngoài con nguời xuất hiện với tư cách là một văn bản, mà mọi biểu hiện của nó đã trở thành hệ thống kí hiệu đối với mỗi nền văn hóa. Văn hoc phản ánh hiện thực tức là phản ánh bằng ngôn ngữ của hiện thực. Cái tính chân thực mà ta nói chỉ là tính chân thực của ngôn ngữ hiện thực. Còn nội dung phản ánh là ý nghĩa của hiện thực mà con người lĩnh hội được. Sai lầm trước đây là đập nhập ngôn ngữ của hiện thức với bản thân hiện thực, coi ngôn ngữ hiện thực (kí hiệu hiện thực, hiện thực kí hiệu hóa trong không gian văn hóa) là đối tượng phản ánh. Đó là dung tục. Tính chân thực còn có thể xét ở phương điện chủ thể, nói thật hay nói dối, tình cảm trong thơ văn thật hay giả. J. Culler còn xét tính chân thực ở phía người đọc. Sự trần thuật miêu tả phù hợp, có sức thuyết phục với cảm nhận của người đọc được xem là chân thực. Trong sách Thi pháp học cấu trúc ông nghiên cứu tu từ tiểu thuyết, phân biệt năm bình diện của tính chân thực.
a. Tính chân thật của chất liệu. Nếu văn bản sử dụng các sự thật, quan điểm mà ai cũng biết thì người đọc sẽ tin là thực. Đó là diễn ngôn không cần chứng minh. Ai cũng biết con người có thân thể, biết suy nghĩ, có tình cảm , biết yêu, ghét, vui đùa, chim biết bay, cá biết lội…Các chuyện đó không gây hoài nghi. Sự thật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử chỉ là tính chân thạt của chất liệu, không phải nội dung của tiểu thuyểt.
b. Tính chân thực về văn hóa. Sử dụng các chất liệu về phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ hội, ca hát…cũng tạo nên tính chân thực.
c. Tính chân thực của thể loại. Mỗi thể loại văn học có kiểu chân thực của nó. Tính chân hật của sử thi khác tính chân thật của tiểu thuyết hiệp sĩ, tính chân thật của tiểu thuyết lãng mạn khác với tiểu thuyết hiện thực và chủ nghĩa hiện đại.
d. Tính chân thực của sự kiện. Đây là bổ sung của bình diện ba, khi nhà văn dùng nhật kí, hình thức thư tín, dùng ngôi thứ nhất để kể chuyện…cốt để che tính hư cấu.
e. Tính chân thực của sự bóp méo, mỉa mai. Thủ pháp này cốt xé bỏ bộ mặt trịnh trọng, nghiêm trang, càng khiến cho người đọc cảm thấy chân thực.
Quan niệm của Culler chính là điều mà tôi vừa nói ở trên. Tính chân thực là chiến lược thuyết phục người đọc của văn học, là hiệu quả của tổ chức diễn ngôn trong khi người đọc tin rằng văn học phản ánh hiện thực như thật..[11] Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chỉ là sự vận dụng chiến lược trần thuật của chủ nghĩa hiện thực để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, tất nhiên cộng thêm với tìm tòi nghệ thuật thuyên truyền. Khái niệm phương pháp sáng tác chỉ là các giói hạn của ý thức hệ thuần túy.
Nhưng khi con người biết rằng văn học là hư cấu, không thật người ta sử dụng chiến lược diễn ngôn khác. Đó là công khai sự phi lí trong miêu tả nghệ thuật. Nhà nghiên cứu G. Langoski (Hoa Kỳ) liệt kê các đặc điểm của chủ nghĩa siêu thực được biểu hiện trong tiểu thuyết Mỹ Latinh như sau: 1. Tinh thần nổi loạn chống lại những quy tắc của tiểu thuyết truyền thống; 2. Sự tìm kiếm cái kỳ diệu do việc đi sâu vào lĩnh vực của cái vô thức; 3. Tính ẩn dụ nổi bật và tính hình tượng đi kèm theo sự rối rắm về cú pháp; 4. Sự sùng bái tính phi lý và hài hước cay độc, tính biểu tượng, tính phi logic; 5.Lối tự sự biến hiện thực thành phi hiện thực; 6. Những thủ pháp tu từ đặc biệt, như hồi cố, lối dựng cảnh của điện ảnh…; 7. Việc sử dụng thời gian phi tuyến…[12]
3.2. Từ thi pháp học chuyển sang tu từ học hiện đại
Từ thời cổ đại người ta phân biệt thi pháp học với tu từ học. Thi pháp học nghiên cứu kiến tạo của tác phẩm nghệ thuật, tu từ học nghiên cứu kiến tạo tác phẩm phi nghệ thuật[13]. Nhưng cả hai lĩnh vực đều là kiến tạo ngôn từ, kiến tạo diễn ngôn, cho nên từ trong bản chất chúng đã có liên hệ sâu sắc. Mặc dù áp lực truyền thống vẫn duy trì hai bộ môn khoa học ấy cho đến đầu thế kỉ XX, nhưng trong thực tế thi pháp học và tu từ học và phong cách học vẫn thâm nhập vào nhau. M. Poliakov đã nhận xét đặc điểm nổi bật của thi pháp học thế kỉ XX là sự sáp nhập của phong cách học vào thi pháp học[14]. Xét trong thực tế ta sẽ thấy quá trình đó đã diến ra như thế nào. Thi pháp học lịch sử của A. Veselovski có ba chương, thì hai chương nghiên cứu các phạm ttrù của tu từ học: song hành và tính ngữ nghệ thuật. Các nhà hình thức Nga từ Shklovski, Aykhenbaum, Girmunski, V. Vinogradov trong các công trình thi pháp học đều xem nghệ thuật như là thủ pháp, là lạ hóa, thì phần lớn các thủ pháp lạ hóa ấy là phép tu từ. Các nhà phê bình mới Anh Mĩ nghiên cứu văn bản văn học, đối tượng của họ cũng là các phép tu từ, như Irony, ẩn dụ, các thủ pháp tạo tính đa nghĩa, trương lực của từ ngữ. Họ là những người đầu tiên dùng thuật ngữ diễn ngôn thơ, diễn ngôn văn xuôi. Chủ nghĩa cấu trúc với lí thuyết tự sự học nghiên cứu các yếu tố của diễn ngôn trần thuật. Trong cuốn Các khái niệm cơ bản của thi pháp học (1946) của Emil Staiger (Thuỵ sĩ) tác giả lại nghiên cứu phong cách của các loại hình tự sự, trữ tình, kịch, như là các kiểu diễn ngôn. Nhan đề thi pháp, mà ruột là phong cách. Đủ thấy phong cách là nội dung của thi pháp. Khi G. Genette đặt tên sách về tự sự học của mình là Figures (I, II, III ) là ông đã có ý thức làm sống dậy tu từ học cổ đại. Với tinh thần mới. M. Bakhtin nghiên cứu thi pháp Dostoievski chủ yếu là nghiên cứu cấu trúc diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết của nhà văn với nhiều hình thức phong phú cả ở bình diện lịch sử lẫn bình diện kiến tạo, tức là nghiên cứu tu từ của tiểu thuyết phức điệu.
Phong cách học có một lịch sử ngắn ngủi và phong phú. Ngắn ngủi vì nó xuất hiện từ thế kỉ XIX mà đến nhứng năm 50, với các công trình Triết học của tu từ học của A. Richards (1950), Vấn đề thể loại lời nói của M.Bakhtin (1952), Tu từ học và triết học (1952), Tu từ học mới (1958) của Chaim Perelman[15]nó gần như đã bị cáo chung. Mặc dù phong cách học văn học vẫn phát triển mạnh mẽ, có nhiều tên tuổi nổi tiếng như Giraud, Riffater, Leo Spitze, Burau, cho đến năm 1969 trong số đặc biệt của tạp chí Langue Francaise M. Arrivé mới tuyên bố phong cách học đang đi đến tiêu vong[16]. Mặc dù sau đó vẫn còn có các công trình phong cách học tiếp tục, song buổi hoàng hôn của nó đã định. Sở dĩ thế là vì khái niệm phong cách chưa xác định, các nhà phong cách học mãi đi tìm sự khác biệt, sự lệch chuẩn, sự lựa chọn, nhưng phải chăng các cái ấy chính là phong cách? Một nội hàm như thế là quá hẹp so với nội hàm cuỷa tu từ học, và như thế thì không đủ để giải thích bản sắc độc đáo của phong cách. Thay thế vào đó, theo V. Tiupa, “một tu từ học mới như là khoa học mới về các sự kiện và quá trình giao tiếp trỗi dậy trên đống đổ nát của tu từ học cổ điển”[17]. Nhà khoa học Nga này xem thi pháp học là bộ phận của Tân tu từ học (Newrhetoric), bởi vì tu từ học diễn ngôn là bao quát nhất, còn thi pháp học chỉ giới hạn trong ngôn từ nghệ thuật[18]. Theo chúng tôi, diễn ngôn học đã lật ngược quan hệ giữa thi pháp học và tu từ học truyền thống. Các nguyên tắc của thi pháp học được nhìn từ phía tu từ học mới: các phép lạ hóa, kết cấu truyện kể, điểm nhìn, thời gian, không gian nghệ thuật, hình tượng con người, tu từ học thân thể. Thi pháp học tu từ học vẫn là thi pháp học, không đồng nhất với tu từ học nói chung, bởi nó là bộ môn tập trung nghiên cứu văn học nghệ thuật, song nghiên cứu từ góc độ diễn ngôn.
Thi pháp học của chúng tôi, mặc dù hơn ba mươi năm trước chưa có ý thức rõ rệt, song đã đi theo hướng thi pháp học diễn ngôn, tất cả các nghiên cứu đều dựa vào sự kiện ngôn ngữ và tính quan niệm của hình thưc diễn ngôn. Trong các công trình của tôi khi tôi nói về không gian trong Truyện Kiều thì đó là diễn ngôn không gian ở Truyện Kiều. Khi tôi nói về thời gian trong thơ Thiền thì đó chính là diễn ngôn thời gian trong thơ thiền, còn nói về con người trong thơ Tố Hữu thì thực tế, tôi đã nói về diễn ngôn con người trong thơ Tố Hữu. Có thể nói tôi đã nghiên cứu diễn ngôn từ góc độ thi pháp học trong tất cả các công trình của mình.
3.4. Thể loại văn học như là hệ thống các diễn ngôn văn học
Thê loại văn học trong các giáo trình lí luận văn học thường được miêu tả như là các quy phạm bất biến, không đúng với thực tế luôn luôn biến đổi của diễn ngôn. Từ góc độ diễn ngôn thể loại văn học được gọi là văn loại hay loại văn, nghĩa là trước hết là các kiến tạo diễn ngôn khác nhau, mà văn học chỉ là tên gọi tập hợp của vô vàn loại văn khác nhau ấy. Thể loại bắt nguồn từ các thể loại lời nói[19], bắt đầu từ chưa quy phạm đến chỗ quy phạm hóa, rồi từ quy phạm hóa phá vỡ các quy phạm, kiến tạo lại. Vì thế thể loại là nơi giao thoa giữa lịch sử xã hội và lịch sử ngôn ngữ. Không có chữ quốc ngữ thì không có các thể loại văn xuôi và thơ mới. Thể loại là sự phân hóa về hình thái học ngôn ngữ, văn vần, văn xuôi. Thơ văn cũng có nhiều thể thức và không cố định. Các quy tắc đảm bảo sự sinh sản của các diễn ngôn thể loại, nhưng cũng trói buộc nó. Trong lịch sử các loại văn tục dần được quy phạm hóa, còn các thể loại cao cả dần dần bị đào thải. Ví du tiểu thuyết vốn là tục được phát triển, còn phú, bi ca vốn tao nhã, trang nghiêm trói buộc sức sống nhà văn mà dần dần bị đào thải. Bản thân cái gọi là tục hay nhã cũng chỉ là một kiểu diễn ngôn. Có loại chỉ sông trong thời của nó, sang thời khác thì không có sức sống, ngược lại có loại có tính trường tồn, nhất là các loại gần với thực tại nhân sinh. Thể loại luôn được kiến tạo và luôn bị phá vỡ, kiến tạo lại. Đồng thới các thể loại là giao nhau, tạp giao kết thành tính liên thể loại.
3.3. Lịch sử văn học như là quá trình đổi thay hình thái điễn ngôn
Văn học là diễn ngôn, từ quan điểm này có thể nhận thấy lịch sử văn học là quá trình thay thế các hình thái diễn ngôn. Văn học trung đại, theo quan điểm của nhà nghiên cứu Nga, là nghệ thuật sử dụng các từ có sẵn. Các nhà thơ Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, đến Nguyễn Khuyến, dù tài năng bậc thầy, vẫn nằm trong giới hạn văn học sáng tạo bằng các từ, các công thức có sẵn. Tất nhiên mức độ tài năng, cá tính có thể đem lại các sắc thái khác biệt, nhưng tính chất chung là không thay đổi. Giai đoạn này ứng với văn học truyền thống phương Tây. Phải đến thế kỉ XVIII, khi ý thức cá nhân trỗi dậy, đổi thay ý thức chân lí, xuất hiện hình thái diễn ngôn thẩm mĩ lấy cá tính làm trung tâm mới xuất hiện hình thái tu từ mới. Nhà văn lúc này mới đi tim ngôn từ mới phù hợp với cảm xúc mới và sáng tạo nên các dòng văn học lãng mạn, cảm thương, chủ nhĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa hiện đại. Văn học Việt Nam từ những năm 30 – 1945 ứng với giai đoạn này.
Bước sang giai đoạn văn học cách mạng, hiện thực xã hội chủ nghĩa, từ năm 1945 cho đến 1986 văn học Việt Nam lấy tuyên truyền, giáo dục làm mục đích, sáng tác theo các chỉ dẫn phép tắc nghiêm ngặt, hạn chế tự do sáng tạo, nhà văn lại sáng tác theo những công thức định sẵn, trên thực tế là trở lại với hình thái tu từ có sẵn như thời trước hình thái thẩm mĩ tự do[20]. Đó là lí do vì sao sáng tác rập khuôn, nhiều khuôn sáo, công thức, ít đa dạng, thiếu sinh khí. Đây là giai đoạn văn học mà diễn ngôn nhà văn bị soi xét kĩ lưỡng nhất. Chỉ một biểu hiện nhỏ như trong tập truyện ngắn Sương tan của nhà văn Hoàng Tiến cũng bị chỉ trích là “đồi trụy”.
Nguyễn Minh Châu cựa quậy đổi thay diễn ngôn, nhưng phải đến sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái văn học Việt Nam mới tạo ra một diễn ngôn khác với diễn ngôn chính thống một thời.
Còn có thể nói đến các trào lưu văn học như là các hình thái diễn ngôn trong lịch sử văn học.
Tóm lại khái niệm điễn ngôn văn học, hay văn học như là diễn ngôn đem lại một cái nhìn mới, bước ngoặt mới đối với lí luận văn học nói chung và lịch sử, phê bình văn học nói riêng. Từ đây lí luận văn học sẽ là một diễn ngôn khác về văn học so với các bộ lí luận văn học đã có. Trong bài này do điều kiện thời gian hạn chế chúng tôi chưa thể viết kĩ, chỉ phác qua mấy khía cạnh để tham khảo. Mong có dịp đi sâu hơn vào từng vấn đề.
Hà Nội, ngày 8 tháng năm 2013, chỉnh lại, 3 – 2014.
—————-
[1] Theo Makarov.Nguyên lí lí thuyết diễn ngôn, M., 2006.
[2] M. Makarov, Tài liệu đã dẫn, mục 1.1.1. Bước ngoặt diễn ngôn và bản thể luận mới.
[3] M. Makarov, Tài liệu đã dẫn.
[4] Ngày nay nhiều nhà ngữ học cho rằng tư tưởng Saussure rộng hơn học thuyết Saussure được lưu hành, có người quan tâm một dạng nghiên cứu khác của Saussure là Ngôn ngữ học lời nói.
[5] Xem các sách của các tác giả này: Bàn về khái niệm văn học của Todorrov, Dẫn luận rất ngắn về lí luận văn học của Culler, Bản mệnh của lí thuyết của A. Compagnon, Chủ nghĩa mác và phê bình văn học của T. Eagleton.
[6] Xem bài Từ Hán việt gốc Nhật trong tiếng Việt của Trần Đình Sử.
[7] M. Bakhtin. Mĩ học sáng tạo diễn ngôn, nxb. Nghệ thuật, M., 1979, tr.. 285.
[8] In trong cuốn Kí hiệu học, nxb. Khoa học, M., 1983.
[9] Korman B. O. Phân tích thơ ca Necrasov, M., 1972.
[10] Xem các công trình của các tác giả W. Booth , V. V. Vinogradov., M. M. Bakhtin.
[11] J. Culler. Thi pháp học cấu trúc, nxb. Khoa học xã hội, Bắc Kinh, 1991.
[12] Theo Nguyễn Văn Dân. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với văn học thế giới vào Việt Nam, Văn học nước ngoài, số 8 – 2012
[13] Tomashevski. Lí luận văn học. Thi pháp học. viết năm 1925, in lại 2003.
[14] Poliakov M. Cái giá của sự tiên tri và nổi loạn. M., 1975.
[15] Trích theo tài liệu của V. Tiupa.
[16] Lịch sử các thi pháp học, chương Phong cách học. Bản dịch trung văn tập 2.
[17] V. Tiupa. Phân tích văn bản nghệ thuật, Phân tích diễn ngôn. Academia, M., 2000, tr. 273. Quan niệm của Tiupa hơi sớm, không phù hợp thực tế.
[18] V. Tiupa. Trần thuật học như là phân tích học diễn ngôn tự sự, Tver, 2001.
[19] M. Bakhtin. Các thể loại lời nói. Mĩ học sáng tạo ngôn từ (diễn ngôn), M., nxb. Nghệ thuật, 1979.
[20] Phần này tham khảo sách Quá trình văn học trong ngữ cảnh văn hóa lịch sử của E. Chernoivanenco, viết năm 1996. ở Ucraina.
Nguồn:


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Họ âm mưu làm cách mạng văn hóa chăng?


500_thumb_VKCG-300x150Chu Mộng Long – Câu chuyện bí mật lập Hội đồng bác bỏ luận văn Nhã Thuyên, thêm chuyện công khai sửa chữ trong Truyện Kiều, cùng với hàng loạt những hoạt động văn hóa những năm gần đây đã chứng minh một thứ tư duy văn hóa “hầm bà lằn” của những học giả “danh tiếng” Việt Nam.
Với tư cách những kẻ nhân danh tiếng nói chính thống – trung tâm, họ bác bỏ luận văn Nhã Thuyên vì đối tượng nghiên cứu là cái bên lề, nhưng cũng từ địa vị chính thống – trung tâm này, họ lại chủ trương bác bỏ những từ ngữ hàn lâm của đại thi hào Nguyễn Du, tùy tiện sửa chữ của Nguyễn Du cho thật dung tục để đưa kiệt tác của đại thi hào dân tộc ra bên lề dân gian.
Thế là sao?
Điều này có khác gì các hoạt động văn hóa – khoa học kì dị khác, cũng nảy sinh từ sự nhân danh chính thống – trung tâm. Một mặt, họ chủ trương kiên định Chủ nghĩa duy vật của Marx, nhưng mặt khác lại đề cao ngành Ma học, tôn vinh các nhà ngoại cảm và khuếch trương hoạt động duy tâm đồng bóng trong các lễ hội quốc gia.
Thế là sao?
Sách của Nhà xuất bản Văn Hóa – Thông tin, thì không thể nói là không chính thống!
Chẳng nhẽ nhóm Mở Miệng và Nhã Thuyên đã làm lung lay tận gốc cái lô cốt trung tâm, đẩy cái gọi là chính thống phải chạy loanh quanh bên lề???
Mà hình như… cái sự ‘hầm bà lằn” ấy có vẻ hậu hiện đại đấy?
Riêng cái món sửa hơn cả nghìn chữ trong kiệt tác Truyện Kiều để cho áng văn chương bất hủ kia bình dân hơn, đại chúng hơn, hiện đại hơn đã phản ánh đầy đủ não trạng ‘hầm bà lằn” của một nhóm những người mang danh nguyên khí của quốc gia.
Nhìn những câu chữ họ sửa chữa trong văn bản New Truyện Kiều của họ đủ thấy họ đã đái vào di sản văn hóa của dân tộc, như Andres đã đái vào Chúa.
Thực ra, người to gan đầu tiên dám sửa chữ khi bình Truyện Kiều là Xuân Diệu. Trong tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, khi bình Nguyễn Du, Xuân Diệu đòi sửa chữ “chen” thành “ben”: Rừng thu rỗ biếc ben hồng, vì ông cho rằng “chen” mang nghĩa xen lẫn không hay bằng “ben”, màu xanh bị “lang ben”; đòi sửa chữ “trĩu” thành “chíu”: Giọt sương chíu nặng cành xuân la đà, vì ông cho rằng “chíu” cũng là “trĩu” nhưng nhẹ hơn, tinh tế hơn.
Nhưng Xuân Diệu làm cái việc đó hoàn toàn nằm trong hệ thống tư biện của ông, không ảnh hưởng gì đến nguyên tác. Cái lí của ông là cho đến giờ không tìm thấy văn bản chữ Nôm của chính Nguyễn Du, hiện đang tồn tại nhiều dị bản chép lại, nên giữa chen với bentrĩu với chíu gần âm, với chữ Nôm đọc cách nào cũng được, quan trọng là chọn âm theo ông cho là hay. Tất nhiên ông quên rằng, chữ Nôm không chỉ biểu âm mà còn biểu ý chứ không thể tùy tiện.
Khi viết Truyện Kiều, ông quan Nguyễn Du đã từ bỏ địa vị trung tâm của nền văn chương Hán học, mượn lục bát để hướng ra bên lề cùng dân gian nhưng câu chữ vẫn lưu luyến với trung tâm – chính thống để né tránh sự trừng phạt, nếu có bị vua đánh trăm roi thì cũng đã chết rồi. Xem ra nhóm Kiều học mới này đang âm mưu làm một cuộc cách mạng văn hóa triệt để bắt đầu bằng việc Việt hóa, bình dân hóa, đại chúng hóa, hiện đại hóa 100% kiệt tác có một không hai của dân tộc. Cuộc cách mạng ấy phản ánh sâu sắc cái đuôi giấu kín lâu nay trong trình độ học thức của các giáo sư Việt Nam. Họ đang tư duy rằng, việc sửa chữa như thế không làm thay đổi nội dung của Truyện Kiều, vì lâu nay họ chủ trương bình Kiều, dạy Kiều chỉ với các nội dung: 1) Tố cáo chế độ phong kiến buôn thịt bán người, 2) Cất tiếng kêu thương cho thân phận phụ nữ dưới chế độ phong kiến thối nát.
“Chính trị đội lốt văn chương” là thế đó, các giáo sư đáng kính ạ!
Trình độ văn chương của họ chỉ có thế, họ tư duy chữa văn như thế, tôi không nghĩ họ “vô đạo” mà “phải đạo”, vì họ tư duy  vừa rất hậu hiện đại vừa kiên định lập trường cách mạng vô sản!
Tôi nghe bọn con nít tuổi teen có câu ranh ngôn: Ngu mà tỏ ra nguy hiểm, nghe chừng hậu hiện đại hơn mọi thứ hậu đậu, à quên, hậu hiện đại mà các giáo sư chính thống đang làm!
———————-

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sẽ là CNVCSCN:


TUONG LAI
 
Thomas Frey không phải là nhà tiên tri. Ông là nhà dự báo khoa học, chuyên gia nổi tiếng của Viện DaVinci (DaVinci Institute), Boulder, Colorado (Hoa Kỳ). Mặc dù các dự báo khoa học thường sai lệch ít nhiều về thời điểm và mặc dù những điều tiên đoán dưới đây chủ yếu liên quan đến các quốc gia công nghiệp, nhưng những xu thế phát triển mà chúng chỉ ra thì luôn cho ta một sự định hướng quan trọng cho tương lai.
 
Dưới đây là những dự báo mà Thomas Frey đưa ra vào tháng 12 năm 2013 cho năm 2030.
1. Hơn 80% những lần viếng thăm của bác sỹ gia đình sẽ được thay thế bằng việc tự khám (dùng máy khám bệnh cá nhân).
2. Hơn 90% các nhà hàng sẽ sử dụng “máy in 3D” để làm đồ ăn. (Tức là đầu bếp sẽ đưa thực phẩm vào máy, nhập yêu cầu vào computer, và máy tính sẽ điều khiển máy nấu để cho ra thứ đồ ăn như ý – NTS)
3. Hơn 10% các giao dịch tài chính toàn cầu sẽ thực hiện bằng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự.
4. Một số lượng lớn các đường cao tốc dành cho xe không người lái sẽ được thiết kế và thi công.
5. Một công ty của Trung Quốc sẽ trở thành công ty đầu tiên phát triển công nghiệp du lịch vũ trụ với một khách sạn trên vũ trụ.
6. Công ty Internet lớn nhất thế giới sẽ là một công ty mà hiện giờ chưa có tên tuổi.
7. Trên 20% các tòa nhà lớn sẽ được xây theo kiểu “in ra”.
8. Trên 2 tỉ việc làm hiện nay sẽ biến mất để giải phóng năng lực làm việc cho các ngành nghề mới.
9. Sẽ xuất hiện một nhóm người mới chống sinh sản vô tính, chống việc tạo ra những “người vô hồn”.
10. Sẽ có một thành phố lấy toàn bộ nước sinh hoạt trực tiếp từ bầu khí quyển.
11. Các tôn giáo trên thế giới sẽ hồi sinh với số lượng các tổ chức nhiều hơn 50% so với hiện nay.
12. Hơn 50% các trường đại học hiện nay sẽ bị giải thể, nhường chỗ cho nền công nghiệp đào tạo mới.
13. Sẽ hình thành những “vi đại học” (micro colleges) với thời gian đào tạo không quá 6 tháng. (Từ “college” hay bị người Việt ta dịch là “cao đẳng” và hiểu là thấp hơn đại học – NTS)
14. Các nhà khoa học sẽ tạo ra một loại máy giao tiếp giúp vài loài động vật, trong đó có con người, có thể “nói chuyện” được với loài khác.
15. Con người sẽ lần đầu tiên chặn được bão tố.
16. Dòng điện không dây sẽ được dùng để thắp sáng những bóng đèn vô hình lơ lửng trong phòng.
17. Sẽ xuất hiện công nghệ kiểm soát lực hấp dẫn, giảm sức nặng của các đồ vật khoảng 50%.
18. Dân chúng sẽ được coi như tầng dưới của chính phủ (tức là dân chủ thực sự được mở rộng).
19. Lực lượng cảnh sát sẽ được thay thế ít nhất 50% bởi máy móc tự động.
20. Trên 90% các thư viện sẽ cung cấp dịch vụ cơ bản như một mô hình kinh doanh.
21. Các vụ cháy rừng sẽ giảm còn dưới 5% so với hiện nay, do sử dụng các máy bay không người lái có màn hình hồng ngoại.
22. Trên 30% các thành phố ở Mỹ sẽ vận hành các hệ thống điện bằng vi mạch.
23. Sẽ có nhiều cuộc bầu cử toàn cầu mẫu mực để lập ra những cơ quan quyền lực, buộc lãnh đạo các nước phải lưu tâm thực thi luật lệ.
24. Các loại dược phẩm truyền thống sẽ được thay thế bằng thuốc điều chế riêng cho cá nhân ngay khi cần.
25. Một cặp đầu tiên trong số các động vật sinh sản hữu tính đã tuyệt chủng sẽ được làm sống lại.
26. Sẽ xuất hiện một loại thời trang có khả năng biến đổi được tạo ra từ rất nhiều những cơ cấu bay tự động cực nhỏ.
27. Cần sa sẽ được hợp pháp hóa trong cả 50 bang của Hoa Kỳ và 50% các quốc gia trên thế giới.
28. Truyền hình cáp sẽ không còn.
29. Một số công ty kinh doanh sẽ tính giá thành sản phẩm bằng một loại “hối đoái tổng hợp”.
30. Thế hệ máy dò tìm mới phủ sóng khắp hành tinh, trong đó có dò tìm tung tích tội phạm, sẽ được đưa vào sử dụng.
31. Lập trình vi tính sẽ được xem là kỹ năng quan trọng nhất đối với hơn 20% các loại nghề.
32. Con người sẽ tiến hành đưa các máy quan sát vào tận tâm của Trái Đất.
33. Một dạng giao thông – vận tải bằng đường ống, được khởi xướng bởi Hyperloop và ET3, sẽ là một dự án lớn nhất thế giới được hiện thực hóa.
NGUYỄN TRẦN SÂM dịch và giới thiệu
(theo futuristspeaker.com)
CHÚ THÍCH: Hyperloop và ET3 (Evacuated Tube Transport Technologies) là hai dự án quốc tế về giao thông đường ống.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lang thang chữ: Nỗi oan

TP - Chữ nghĩa của người viết một đằng nhưng nhiều khi sang đến người đọc lại đi một nẻo.

Khoảng năm 2012 lan truyền tấm ảnh chụp cái khẩu hiệu đặt bên đường một huyện ở tỉnh Thái Bình. Hai dòng chữ được kẻ rất vuông vắn chững chạc:
Gia đình có hai con vợ
chồng hạnh phúc
Tuyên truyền cho kế hoạch hóa gia đình, khuyên người ta mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có hai con thì đời sống sẽ tốt đẹp. Cái chữ vợ nếu được ngắt ra, đặt xuống hàng dưới thì ý nghĩa rõ ràng quá, bình thường quá, không độc đáo.
Cũng là kiểu không ngắt câu thì có thể hiểu sang cách khác, có một dẫn chứng đã thành kinh điển: Lực lượng vũ trang tiến vào đồn địch chết ngổn ngang. Lực lượng vũ trang chết ngổn ngang, hay địch chết ngổn ngang?
Minh họa: Kim Duẩn
Một câu nữa: Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ bị bắn vào đầu tháng 1/2011. Người viết có lẽ muốn cho câu của mình đa nghĩa. Người đọc có thể hiểu rằng ông nghị bị bắn vào đầu, mà cũng có thể ông ta bị bắn vào đâu đó trên người, nhưng thời gian bị bắn là đầu tháng 1/2011. Tương tự, hãy đọc thêm một câu nữa: Ông sếp của tôi mất đầu năm 2013.
Chuyện bị bắn vào đầu và mất đầu làm ta nhớ đến một ví dụ cũng đã thành kinh điển: Anh thương binh mang trên người hai vết thương, một vết ở đùi, một vết ở Củ Chi.
Cái vùng đất Củ Chi lẫy lừng ấy đã mang giúp anh một vết thương, vậy thì chính xác ra, anh chỉ bị một vết thương thôi, đâu phải hai. Người viết xem ra cũng chẳng quan tâm đến tính đồng bộ, tính phân loại. Một vết ở đùi và một vết ở tay, có lẽ cũng như rứa, như một vết ở Củ Chi và một vết ở Buôn Mê Thuột.
Lại nói đến tính chính xác của con số, một câu thơ chẳng nhất thiết phải quan tâm đến số học. Nhưng có lúc nó không quan tâm thì lại làm ta buồn cười: Chúng bay chỉ một đường ra / Một là tiêu diệt, hai là tù binh. Vừa mới nói là chỉ có một đường, thế mà lại mở ngay cho quân địch con đường thứ hai. Nhưng mà cứ muốn bảo vệ cho tác giả: bị tiêu diệt tức là chết, chết chắc, vậy thì khả năng chết coi như không tính đến. Chúng bay đúng là chỉ còn một con đường, ấy là làm tù binh.
Văn sơ ý nhiều khi dẫn đến vô ý. Một nhà thơ nữ viết: Chỉ có cô hở ra thì cậu ấy mới biết. Trước mặt tôi, bác Tô Hoài bật cười nhẹ, rồi lấy bút thêm vào giữa chữ cô và chữ hở ra một chữ: nói. Chỉ có cô nói hở ra thì cậu ấy mới biết. Đúng là vô ý, phụ nữ mà lại hở ra để cho đàn ông biết, người đọc nào mà chẳng hiểu cô ấy hở ra là hở cái gì.
Toàn những điều tế nhị nhưng không phải lúc nào người viết cũng kiểm soát được chữ nghĩa của mình. Một người viết đặt câu: Anh nhìn thấy hai người. Cô gái đi ngoài mái tóc buông chấm mông. Trời ơi, làm sao mà anh lại chọn đúng lúc ấy để nhìn thấy cô gái, khi cô đang đi vệ sinh. Không phải, anh chỉ muốn nói là trong hai cô, cô đi bên ngoài, đi phía ngoài, có mái tóc dài. Vậy thôi, thế mà cũng làm cho người đọc sững lại một tí.
Và đây là một nhà văn xuôi miêu tả cảnh chàng và nàng gặp nhau trên một chuyến tàu, họ chuyện trò vui vẻ: Trong khoang tàu, chàng và nàng ở trong cái màn tối mờ mờ. Vừa mới qua vài cuộc chuyện trò, đã chui ngay vào màn rồi sao? Đọc cả truyện thì thấy không phải, họ vẫn ai ở đâu ngồi nguyên đấy, không đi quá xa.
Thì ra tác giả muốn miêu tả họ ngồi trong bóng tối mờ mờ, nhưng lại dùng chữ màn có thể gây hiểu nhầm. Không khí trong sáng của truyện bị phá vỡ chỉ vì một chữ màn này. May không phải cái thời chuyện trai gái chui vào màn bị coi là tội hủ hóa bất chính. Oan. Oan cho nhân vật. Oan cho không khí tác phẩm lẽ ra đã khác.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luật Mỹ cấm công dân Trung Quốc vào tòa nhà của NASA


image
Giới chức NASA từ chối đơn tham gia của các nhà khoa học mang quốc tịch Trung Quốc, với lý do luật Mỹ cấm người đến từ nước này đặt chân đến các cơ sở của NASA, nhằm ngăn chặn hoạt động gián điệp.

Trước đó, cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) lấy lý do an ninh quốc gia, cấm nhân viên nghiên cứu khoa học quốc tịch Trung Quốc tham gia hội thảo học thuật. Đồng nghiệp giới nghiên cứu đã bày tỏ không hài lòng với "hành vi kỳ thị" này.

image
Trung tâm nghiên cứu Ames, California, Mỹ (ARC) sẽ tổ chức hội nghị học thuật vào tháng 11 tới, quy tụ nhiều nhà thiên văn học hàng đầu thế giới trong nỗ lực săn tìm các hành tinh xa xôi và những vùng không gian có thể có sự sống.

Hội nghị có nhân viên nghiên cứu quốc tịch Trung Quốc được mời tham gia. Chuyên gia chương trình Kepler là Mark Messersmith lại gửi bưu phẩm, bày tỏ từ chối.

image
Trụ sở Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ
Thư viết: "Điều không may là... Luật Liên bang thông qua tháng 3/2012 cấm chúng tôi mời bất cứ công dân nào của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến tham gia hội nghị của Cục hàng không vũ trụ quốc gia. Có người đã làm việc tại các viện nghiên cứu khác ở Mỹ, nhưng gần đây, do vấn đề an ninh, Quốc hội Mỹ đã có hành động, nhóm người này cũng sẽ bị hạn chế tương tự".

Chủ tịch Ủy ban ngân sách Hạ viện, nghị sĩ Quốc hội Mỹ Frank Wolf phát động chiến dịch quy mô lớn, cấm nhân viên nghiên cứu khoa học nước ngoài xâm nhập cơ sở của NASA để chống lại các hoạt động gián điệp. NASA chịu sự quản lý của Ủy ban Ngân sách.

image
Bộ luật do Quốc hội Mỹ thông qua quy định, cấm NASA chi tiền tiến hành hợp tác dưới bất cứ hình thức nào với Trung Quốc; thậm chí cấm công dân Trung Quốc tới tòa nhà của NASA.

Rất nhiều nhà khoa học Mỹ bày tỏ giận dữ về lệnh cấm, cho rằng các sinh viên và nhà khoa học quốc tịch Trung Quốc trong phòng thí nghiệp của họ bị kỳ thị. Thậm chí có người đã lấy danh nghĩa cá nhân rút khỏi hội thảo để bày tỏ phản đối. Có nhà khoa học cho rằng, do bị ảnh hưởng, họ có khả năng sẽ không thể hợp tác với đồng nghiệp Trung Quốc, cũng không thể tuyển dụng sinh viên Trung Quốc.

image
Giáo sư thiên văn học Jeoff Marcy đến từ phân hiệu Berkeley, Đại học California là ứng cử viên sáng giá của giải Nobel. Ông phê phán lệnh cấm "rất đáng xấu hổ, hoàn toàn không đạo đức". Trong lá thư của nhà tổ chức hội nghị, Marcy viết: "Bình tĩnh mà nói, tôi không thể tham gia một hội nghị mang tính kỳ thị như vậy.

Lệnh cấm trên ngày càng có thêm nhiều người quyết định tẩy chay hội nghị, trong đó có ông Geoffrey Marcy, người được đề cử giải Nobel nhờ công trình nghiên cứu tiên phong về các hành tinh ngoài hệ Mặt trời.

FBI bắt ‘gián điệp’ Trung Quốc tại NASA

Trước đó sự kiện “gián điệp Trung Quốc” làm xôn xao dư luận ở Mỹ, một công dân Trung Quốc làm ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã bị nhân viên của FBI bắt tại sân bay quốc tế Washington Dulles ngày 16/3. Anh này bị cáo buộc là đã đưa ra lời khai giả cho các nhân viên chấp pháp của Mỹ.

Lệnh triệu tập của tòa án Mỹ cho thấy, công dân Trung Quốc bị bắt tên là Jiang Bo (31 tuổi), người Thành Đô, sống tại thành phố Norfolk thuộc bang Virginia. Jiang.

Đã từng làm việc ở Trung tâm nghiên cứu Langley (LARC) của NASA theo dạng hợp đồng. Trung tâm này đặt ở ngoại ô Washington. Theo những thông tin trên mạng xã hội Linkedin, Jiang Bo từng là nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu hàng không quốc gia Mỹ (NIA), từng học tập trại trường Đại học khoa học công nghệ điện tử Trung Quốc và Đại học Old Dominion của Mỹ.

image
Jiang Bo bị nhân viên của FBI bắt tại sân bay quốc tế Washington
Ông Frank Wolf - nghị sĩ của Đảng cộng hòa Mỹ cho biết, ngày 13/3, Cục điều tra liên bang Mỹ đã lập án điều tra hành vi “âm mưu vi phạm Luật quản lý xuất khẩu vũ khí”; Ngày 15/3 FBI được biết đột nhiên Jiang Bo mua vé máy bay một chiều chuẩn bị bay về Trung Quốc; Ngày 16/3, Jiang Bo đã bị các nhân viên của FBI chặn ở sân bay quốc tế Washington Dulles và bị FBI lục soát đồ đạc mang theo.

Sau khi kiểm tra, FBI phát hiện ra Jiang Bo đã giấu một số đồ điện tử, bao gồm một chiếc máy tính xách tay nữa, một ổ cứng cũ và một thẻ điện thoại di động.

Ông Frank Wolf cho biết thêm, lệnh bắt giữ còn nói rằng nhân viên FBI biết trước đó Jiang Bo đã từng mang máy tính vốn dùng để làm việc cho NASA về Trung Quốc, họ cho rằng trong chiếc máy tính này có nhiều thông tin bí mật. Ông Frank Wolf cho biết, Jiang Bo có liên quan đến một tổ chức bị chính phủ Mỹ coi là “có vấn đề đáng phải theo dõi”.

Trung Quốc chỉ trích NASA không cho người TQ dự một hội nghị

image

Trung Quốc chỉ trích cơ quan không gian NASA Hoa Kỳ đã loại trừ các học giả Trung Quốc không cho họ tham dự một hội nghị khoa học tại một cơ sở của NASA ở California vào tháng 11.

Lên tiếng tại Bắc Kinh hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Xuân Doanh tố cáo NASA là có “hành vi kỳ thị.” Bà nói Trung Quốc tin là “không nên chính trị hóa” các hoạt động học thuật hay khảo cứu khoa học.

image
Một tổ chức các học giả mở hội nghị này đưa ra tuyên bố hôm thứ Ba, nói rằng họ miễn cưỡng khước từ việc nghi danh của sáu người Trung Quốc bởi vì NASA có chính sách tạm ngưng chấp nhận những người này.

Những người tổ chức Hội nghị Khoa học Kepler lần thứ nhì nói trong tháng Ba, NASA đã cấm công dân của Trung Quốc và nhiều quốc gia khác thăm các cơ sở của họ, vì những e ngại về an ninh. 

NASA áp dụng lệnh cấm này dựa trên một đạo luật của Hoa Kỳ được Hạ Viện thông qua hồi tháng Ba và được Tổng thống Obama chấp thuận.

Những người tổ chức hội nghị nói họ mới chỉ được biết lệnh cấm của  NASA hồi cuối tháng Chín, và nếu biết sớm hơn, họ đã di chuyển hội nghị này ra khỏi cơ sở của NASA ở California. Họ gọi những lập luận pháp lý hậu thuẫn cho hành động của NASA là “đáng trách.”

image
Một số khoa học gia Hoa Kỳ nói họ sẽ tẩy chay hội nghị này để phản đối việc loại trừ các nhà khoa học Trung Quốc. Dân biểu thuộc Đảng Dân Chủ Mike Honda nói với đài VOA rằng ngăn không cho người ta đóng góp trong một hội nghị khoa học không phải là ý tưởng hay.

Trong lúc này, NASA không có bình luận nào về vấn đề gây tranh cãi vừa kể, vì văn phòng báo chí của họ đóng cửa khi chính phủ liên bang phải đóng cửa một phần.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ mong bà ấy sai:

Nhà tiên tri Vanga dự đoán về thảm họa năm 2014
Megafun - Năm 2014, cả thế giới đối mặt với những căn bệnh mới khó chữa, nhân loại dần đối mặt với thảm họa tuyệt chủng là lời tiên tri khủng khiếp từ bà Vanga.  "Nga sẽ một lần nữa trở thành đế chế vĩ đại, chỗ dựa tinh thần cho toàn thế giới. Tuy nhiên phải đợi rất lâu khi con số 8 xuất hiện và có những ký kết về Trái Đất." Và trên thực tế, nếu nước Nga trở thàn cường quốc lớn mạnh và tham gia nhóm G7 đến biến nó thành G8 thì họ sẽ có tác động tới tiến trình chiến tranh và hòa bình thế giới.

Bà Vanga - nhà tiên tri người Bulgaria.
Nhà tiên tri lừng danh Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời mình ở vùng làng quê hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Năm lên 12 tuổi, bà Vanga mất đi thị lực sau khi bị cuốn bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát.

Vanga làm bạn với bóng tối từ đó và đưa ra lời tiên tri đầu tiên vào năm bà 16 tuổi để tìm lại bầy cừu bị mất trộm bằng cách mô tả chính xác về cái sân nơi bọn trộm cất giấu đàn gia súc.

Tuy nhiên, khả năng tiên tri của Vanga chỉ thực sự đạt đến độ chín năm 30 tuổi. Nhiều người tìm đến bà để xin những lời tiên tri. Trong đó có cả trùm phát xít Adolf Hitler. Hắn từng ghé thăm nhà Vanga và rời đi với gương mặt nặng trĩu. Khả năng phi thường của bà Vanga liên quan đến sự hiện diện của những sinh vật vô hình không rõ nguồn gốc cho bà thông tin về con người - từ khi họ sinh ra đến lúc họ chết đi.


Vanga còn có khả năng giao tiếp với những người đã chết cách đây hàng trăm năm. Thậm chí theo bà tiết lộ người ngoài hành tinh vẫn đang sống trên trái đất từ hàng trăm năm rồi. Họ đến từ những hành tinh mà ở đó dùng thứ ngôn ngữ Vamfirm.

Không có nhiều người tin vào tiên đoán của những nhà tiên tri. Tuy nhiên, người ta không thể làm ngơ khi những tiên đoán đó thành hiện thực tới 70%. Trong đó, có 4 tiên đoán nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của bà.

1. Tàu ngầm Krusk

Đúng 20 năm trước khi thảm kịch xảy ra, vào năm 1980, Vanga đã tiên tri rằng: "Cuối thế kỷ này, vào tháng 8/1999 hoặc 2000, Kursk sẽ chìm dưới nước, và cả thế giới sẽ than khóc vì nó." Ngày đó, không một ai quan tâm đến lời tiên tri buồn cười này. Nhưng rồi người ta mới biết rằng Kursk bà nói không phải là về thành phố mang tên Kursk. Con tàu ngầm nguyên tử của Nga được đặt tên theo thành phố này đã gặp sự cố khủng khiếp và mãi mãi chìm dưới đáy đại dương. Cả thế giới đều luyến tiếc và rơi lệ cho những nạn nhân mắc kẹt trong tai nạn này.

2. Sự bùng nổ của chiến tranh

Nhà tiên tri dự đoán trong năm 2008, sẽ diễn ra nhiều cuộc xung đột trong tiểu lục địa Ấn Độ (gồm Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng), trong thế giới của những người Hindu. Sau đó cuộc mưu sát 4 nhà lãnh đạo chính phủ cố gắng vào bốn người đứng đầu chính phủ sẽ trở thành một trong những nguyên nhân bùng nổ Thế chiến III vào năm 2010.

3. Tiên đoán về vụ khủng bố tháp đôi ngày 11/9/2001

Lời tiên đoán năm 1989: “Đáng sợ! Đáng sợ! Những anh em sinh đôi của Mỹ sẽ ngã xuống sau khi bị những con chim sắt tấn công. Những con sói sẽ gầm rú trong lùm cây và máu của những người vô tội sẽ chảy” dường như đã được ứng nghiệm với sự kiện tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (New York) đổ sập bởi vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.

Tháp đôi cũng có nghĩa khác là “sinh đôi” (Twins) hay còn gọi là anh em. Những kẻ khủng bố đã khống chế toàn bộ hành khách trên máy bay - “những con chim sắt” - và lao vào tòa tháp. Lùm cây trong tiếng Anh có nghĩa là “bush” nên ở đây có thể cũng ám chỉ đến tên của vị Tổng thống đương nhiệm của G. Bush.

4. Sự hồi sinh của nước Nga

Năm 1988 khi tiên tri về nước Nga, bà Vanga vẽ một vòng tròn lớn trong lòng bàn tay và nói: "Nga sẽ một lần nữa trở thành đế chế vĩ đại, chỗ dựa tinh thần cho toàn thế giới. Tuy nhiên phải đợi rất lâu khi con số 8 xuất hiện và có những ký kết về Trái Đất." Và trên thực tế, nếu nước Nga trở thàn cường quốc lớn mạnh và tham gia nhóm G7 đến biến nó thành G8 thì họ sẽ có tác động tới tiến trình chiến tranh và hòa bình thế giới.

Các lời tiên đoán về nhân loại trong hàng ngàn năm sau:

Về một số diễn biến đặc biệt năm 2014

Mới chỉ đầu năm năm 2014, Mỹ - quốc gia đã từng công bố thanh toán dịch sởi từ năm 2000 - đã ghi nhận 26 trường hợp mắc sởi. Philippines đã ghi nhận hơn 3.700 ca mắc sởi, trong đó hơn 20 người đã tử vong. Tại Việt Nam, dịch sởi bùng phát dữ dội với hơn 8.000 ca mắc và hơn 120 trường hợp tử vong do sởi và biến chứng.

Trong một diễn biến khác, khi cuộc chiến ở Syria trở nên căng thẳng, đã có nhiều cáo buộc chỉ ra rằng Syria đã dùng vũ khí hóa học tại thủ đô Damascus. Quốc gia này cũng đang tàng trữ một lượng vũ khí hóa học lớn có khả năng hủy diệt trái đất.

Năm 2014 - Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học.

Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống.

Năm 2018 - Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển sẽ trở thành kẻ bóc lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.

Năm 2023 - Quỹ đạo Trái đất thay đổi.

Năm 2025 - Xuất hiện một bộ phận nhỏ người di cư đến Châu Âu.

Năm 2028 - Loài người sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới, kiểm soát được các phản ứng nhiệt hạch và nạn đói dần dần được khắc phục. Cũng trong thời gian này, con tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên sẽ đổ bộ lên sao Kim.

Năm 2033 - Băng ở các vùng cực sẽ tan chảy. Mực nước ở Thái Bình Dương sẽ dâng cao.

Năm 2043 - Nền kinh tế thế giới phát triển rất phồn thịnh. Người Hồi giáo sẽ cai trị toàn bộ lãnh thổ Châu Âu.

Năm 2046 - Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể người điều có thể được tiến hành cấy ghép. Việc thay thế các cơ quan trong cơ thể sẽ trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu nhất.

Năm 2066 - Trong lúc tấn công thành Roma của người hồi giáo, Mỹ sẽ lợi dụng một loại hình vũ khí mới - vũ khí thời tiết. Trong thời gian này, trời trở lạnh đột ngột.


Các nhân viên trong trang phục bảo hộ diễn tập tại khu vực tiêu hủy vũ khí hóa học ở Đức ngày 30/10/2013. (Nguồn: AFP/TTXVN.)

Năm 2076 - Xã hội không giai cấp hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản hình thành.

Năm 2084 - Loài người Sẽ khôi phục lại thiên nhiên.

Năm 2088 - Xuất hiện một căn bệnh lạ “lão hóa chỉ trong vài giây"

Năm 2097 - Căn bệnh lão hóa khủng khiếp này sẽ lan tràn trên toàn cầu.

Năm 2100 - Loài người sẽ tạo ra những mặt trời nhân tạo chiếu sáng phần tối của quả đất.

Năm 2111 - Con người sẽ trở nên kiệt sức.

Năm 2123 - sẽ xảy ra các cuộc chiến tranh giữa những nước nhỏ.

Năm 2125 - Tại Hung-ga-ri, người ta sẽ nhận được những tín hiệu lạ từ vũ trụ. Cùng thời gian này, loài người lại một lần nữa tưởng nhớ về nữ tiên tri Vanga.

Năm 2130 - Nhiều vùng đất sẽ bị ngập trong nước.

Năm 2164 - Con người sẽ biến thành một loài động vật kinh dị (nửa người, nửa thú)

Năm 2167 - Xuất hiện tôn giáo mới.

Ngày tận thế

Năm 2170 - Xảy ra một đợt hạn hán kéo dài trên Trái đất.

Năm 2187 - Hai miệng núi lửa lớn nhất thế giới sẽ ngừng quá trình phun trào nham thạch.

Năm 2195 - Những quốc gia dọc bờ biển sẽ trở nên khá giả cả về năng lượng lẫn lương thực.

Năm 2196 - Người Châu Á và Châu Âu sẽ sinh sống trà trộn nhau

Năm 2201 - Quá trình phản ứng nhiệt hạch trên Mặt trời sẽ chấm dứt và bắt đầu thời kỳ nguội lạnh.

Năm 2221 - Trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, loài người sẽ có cuộc chạm trán rùng rợn.

Năm 2256 - Tàu vũ trụ mang một căn bệnh khủng khiếp về Trái đất.

Năm 2262 - Quỹ đạo của các hành tinh dần bị thay đổi. Cũng thời gian này, sao Chổi sẽ đe dọa đến sự sống còn của sao Hỏa.

Năm 2271 - Các hằng số vật lý lại một lần nữa bị thay đổi.

Năm 2273 - Xảy ra sự xáo trộn giữa các chủng tộc da màu: da vàng, da trắng và da đen. Tiếp đó sẽ xuất hiện các chủng tộc mới.

Năm 2279 - Loài người sẽ lấy năng lượng từ khoảng chân không hoặc từ những lỗ đen.

Năm 2288 - Xuất hiện những cuộc va chạm với người ngoài hành tinh.

Năm 2291 - Mặt trời trở nên nguội lạnh và sau đó lại bùng cháy trở lại.

Năm 2296 - Mặt trời hoạt động mạnh hơn, lực hút vũ trụ bị thay đổi làm cho các trạm vũ trụ và vệ tinh rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất phương hướng.

Năm 2299 - Tại Pháp xuất hiện một Đảng mới chống lại người theo Đạo hồi.

Năm 2302 - Phát hiện quy luật và bí mật mới của vũ trụ.

Năm 2304 - Khám phá bí mật Mặt trăng

Năm 2341 - Xuất hiện một thiên thể vô cùng nguy hiểm tiến gần Trái đất.

Năm 2354 - Một trong những mặt trời nhân tạo bị hỏng, kết quả dẫn tới đợt hạn hán kéo dài.

Năm 2371 - Xảy ra nạn đói lớn.

Năm 2378 - Các bộ tộc mới nhanh chóng được hình thành.

Năm 2480 - Hai mặt trời nhân tạo va vào nhau, Trái đất bị rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Năm 3005 - Xuất hiện các “cuộc chiến” mới trên sao Hỏa, quỹ đạo của các hành tinh bị rối loạn.

Năm 3010 - Sao chổi sẽ va vào Mặt trăng, quanh Trái đất lúc này xuất hiện một vành đai toàn đá và bụi.

Năm 3797 - Đây là thời kỳ kết thúc sự sống trên Trái đất. Thời gian này cũng là cơ sở để loài người bắt đầu cuộc sống mới trên một “hệ Mặt trời” khác. Cuối cùng cũng kết thúc.

Theo Edaily
Phần nhận xét hiển thị trên trang