Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Văn Việt


Chúc mừng Văn Việt, mong mọi sự tốt lành! Dưới đây là xã luận của Văn Việt, có thể coi đây là tuyên ngôn của trang web văn chương này.

Bạn đọc, bạn viết thân mến!

Thế là Văn Việt, trang web văn chương của Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, đã chào đời.

Như tuyên bố của Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Văn Việt ra đời “với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.” Slogan Văn Việt đã chỉ rõ: Vì một nền văn học Việt Nam đích thực, đó là mục tiêu của Văn Việt, ngoài ra không có mục tiêu nào khác. Năm 1987 trên báo Tuổi trẻ nhà thơ Nguyễn Duy đã nói: “Văn hóa cao và rộng hơn chính trị. Văn học không phải là cái đuôi chính trị, nhà văn không phải là cái đuôi của nhà chính trị. Nếu văn học là cái đuôi của chính trị thì ở thái cực nào cũng tầm thường như nhau.” Nhà văn luôn cần có trách nhiệm cao đối với mọi vấn đề của cuộc sống, không có bất cứ điều gì liên quan đến con người là xa lạ đối với chúng ta, nhưng chúng ta không dùng văn chương để hoạt động chính trị, không biến văn chương thành công cụ của chính trị, “dù ở thái cực nào”. Văn Việt quyết mãi đi theo ý hướng đó.

Kể từ đây Văn Việt xin được làm bạn đường với bạn đọc, bạn viết tiếng Việt cả trong và ngoài nước. Văn Việt sẵn sàng đón nhận tác phẩm của tất cả mọi người với tiêu chí trước tiên và trên hết: văn chương phải hay. Nếu như trên Văn Việt còn có những trang văn không hay, đó là do Văn Việt còn yếu kém chứ không phải tiêu chí văn chương của Văn Việt thay đổi.

Dẫu còn rất lâu chúng ta mới vươn tới tầm cao của văn chương nhân loại, nhưng văn chương Việt Nam là một bộ phận không rời của văn chương nhân loại, vì thế chúng ta không thể đi chệch hoặc đi ngược với văn chương nhân loại: văn học vì con người.

Đường còn rất xa, còn lắm chông gai, nhưng Văn Việt quyết đi tới. Rất mong bạn đọc, bạn viết sát cánh bên Văn Việt để hướng đến một nền văn học Việt Nam đích thực, ước mong chung của chúng ta.

Văn Việt


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lời khuyên vụ Nhã Thuyên: bớt cãi cọ, hãy kiện cáo!

Cho đến hôm nay thì đã khá đủ dữ liệu để mạnh dạn có vài lời góp ý như tựa đề bài viết. Đó là về vụ việc cả một hệ thống “lý luận văn học nghệ thuật”, “tuyên giáo”, với những tờ báo nghe tên đã nổi da gà, như Thanh tra (với cả một loạt bài của một tác giả nghe tên lạ hoắc), được huy động với kha khá các bậc cha, ông, bà (có một là U90), để chỉ đạo và mở chiến dịch tấn công một “đứa cháu gái” 26 tuổi tên là Đỗ Thị Thoan, tức Nhà văn Nhã Thuyên.

Lực lượng bảo vệ cho cô cũng không kém hùng hậu. Tuy họ không có chức quyền, tiền bạc rủng rẻng, nhưng lại sắc bén về lý luận, công khai danh tính, nhất là nhiệt huyết có thừa, …
Đã có bài viết rất hay của Lê Tuấn Huy đề cập tới tính pháp lý của vụ xử lý này. Đã có động thái dường như đề phòng bị kiện cáo, đồng thời muốn “rút êm” vụ việc đầy khuất tất và sơ hở về pháp lý, rất có thể tai vạ, tai tiếng cho đảng qua việc mời “bị hại” lên để làm việc và trao các bản quyết định.
Không có điều kiện tóm lược toàn bộ vụ việc (thay vào đó là xin dẫn một số bài viết dưới đây), chỉ xin đi thẳng vào ý kiến đóng góp liên quan pháp lý.
Trong vụ này, phía “bị hại” và những người bảo vệ cho họ có 4 thành phần có thể “kiện cáo” (khởi kiện hoặc/và tố cáo):
1. Bị hại Nhã Thuyên có thể kiện về việc Quyết định không công nhận luận văn thạc sĩ, Quyết định thu hồi bằng thạc sĩ của mình và Quyết định cấp bằng cho mình.
2. GS Nguyễn Thị Bình có thể kiện về quyết định hành chính buộc mình nghỉ hưu non.
3. Những thành viên Hội đồng chấm luận văn cho Nhã Thuyên (“lần 1″), trong đó có cả GS Nguyễn Thị Bình, có thể kiện về việc tổ chức “tái chấm” của Hội đồng “lần 2″ và những quyết định của nhóm này và cơ quan liên quan.
4. Những người ủng hộ Nhã Thuyên có thể gửi đơn tố cáo những hành động vi phạm pháp luật của một số cơ quan, cá nhân đã vi phạm pháp luật qua một số hành động được đề cập ở trên.
Muốn thực hiện được thuận lợi những cuộc “kiện” và “cáo” nói trên, cần trước hết tìm một, hai luật sư có kinh nghiệm trong luật hành chính, dân sự, đồng thời tập hợp đầy đủ các bằng chứng cần thiết (ví như các văn bản quyết định nêu trên, mà Nhã Thuyên đã từ chối nhận và chưa có được bản sao).
Vẫn biết rằng đi kiện.. vẫn như “Con kiến kiện củ khoai”, nhưng … may thay, nay không phải như thời Nhân văn Giai phẩm nữa rồi. Đó cũng là điều mà các nhà “lý luận văn học nghệ thuật” và tuyên giáo cần ý thức rõ. Sự ra đời mới đây của Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam là một minh chứng hùng hồn. Đồng thời, việc các nhà văn, giới trí thức sẽ hành xử ra sao, làm những gì trước những toan tính tái diễn những “Nhân văn Giai phẩm” thời đại Internet này, có chỉ dùng “văn” hay phải cả “lý” nữa, cũng là một vấn đề đáng phải bàn nhiều.
-
Mời tham khảo:
- Chu Giang: Tiểu luận của Nhã Thuyên (Văn nghệ TPHCM, 13/6/2013).
- Tuyên Hóa: Một “góc nhìn” phản văn hóa và phi chính trị (Quân đội ND, 07/07/2013).
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện: Từ một công trình ngụy khoa học, lệch lạc về tư tưởng học thuật… (Hà Nội mới, 25/7/2013).
- Nguyễn Hưng Quốc: Vụ án Nhã Thuyên (VOA, 31/7/2013).
- Viên Linh: Bùi Chát và Nhóm Mở Miệng (Người Việt, 26/3/2014).
- Lê Tuấn Huy: Từ vụ tước bằng của Thạc sỹ Đỗ Thị Thoan (pro&contra, 25/3/2014).
- Nhã Thuyên: Giấy mời và buổi làm việc sáng 27 tháng Ba (Văn Việt, 28/3/2014).
- Ngô Văn Giá: Luận văn, phê bình luận văn và… (Tễu, 29/3/2014).
- Nguyễn Văn Tuấn: Qua sự việc Nhã Thuyên nghĩ về tự do học thuật (Boxitvn, 30/3/2014).
Hồ sơ bảo vệ luận văn 2010 (Blog Nhã Thuyên, 30/3/2014).


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN DẠY VÀ HỌC VĂN


Bài đọc liên quan:

Tôi còn nhớ, năm 2001, khi con tôi vào lớp 6, lớp mà trẻ bắt đầu chuyển từ tư duy chân thật sang tư duy phân tích. Cô giáo dạy văn cho đề tả cây chuối vườn nhà em. Tôi và vợ kêu trời, vì ở Sài Gòn làm sao có đất mà làm vườn, và có cây chuối cho con tôi biết mà tả?

Tháng sau, cô giáo một lần nữa thách đố cả gia đình tôi bằng cho đề bài văn, tả con heo mà em yêu thích trong đàn heo nhà em. Tôi phải gặp cô giáo và trình bày, và sau đó con tôi không còn bị những bài văn như thế này hành hạ nữa. Vì cả 2 lần, tôi phải đưa con tôi lên Long An - đoạn đường hơn 50km - đến nhà ba mẹ của một bác sỹ cùng khoa để con tôi xem đàn heo, xem cây chuối, thì con tôi mới biết nó như thế nào mà mô tả.

Bài văn đã viết đúng với tư duy lứa tuổi và có óc tưởng tượng phong phú của một học sinh rất thông minh, phải đáng được điểm cao.

Hôm nay đọc trên mạng - không biết thực giả thế nào - có bài văn cô giáo ra đề cũng học sinh lớp 6: "Em hãy tả hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc là Bác Hồ Chí Minh". Tôi thấy tội cho cô giáo và cả học sinh bây giờ. Vì dù ba mẹ các cháu có dư tiền, thừa gia tài đưa cháu đến lăng, và bảo tàng của Hồ Chí Minh về, thì các cháu cũng không thể tả được cụ Hồ một cách đúng nhất.

Nhưng cách cho điểm bài văn của học sinh thời tôi học - nền Đệ Nhị Cộng Hòa - là cho theo điểm văn phạm, điểm chính tả, điểm của tư duy và diễn đạt tư duy theo bậc học. Như tôi đã viết trên báo ngày 11/4/2010 về 3 bước tư duy của học sinh phổ thông như sau:

Những nhà giáo dục và tâm lý thế giới đã đúc kết: Lứa tuổi cấp một là lứa tuổi mà trí não trẻ chỉ tư duy một bước: ghi nhận, học hỏi hay còn gọi là tư duy chân thật; lứa tuổi cấp hai là tư duy hai bước hay còn gọi là tư duy phân tích: ghi nhận và phân tích đúng sai; lứa tuổi cấp ba: tư duy phản biện (còn gọi là tư duy tới hạn, hay tư duy nhiều bước): ghi nhận, phân tích đúng sai và đưa ra giải pháp để giải quyết những sự kiện. Nếu nắm và hiểu được một cách rõ ràng như thế, thiết nghĩ biện pháp giáo dục cho các trẻ không còn khó khăn khi gia đình, nhà trường và xã hội luôn quan tâm và chăm sóc trẻ trong từng giai đoạn phát triển tư duy và hành động.

Một cháu lớp 6, bắt tả về cụ Hồ mà cháu chưa bao giờ thấy mặt, tiếp xúc thì ngay cả thần đồng cũng phải bó tay. Nhưng đọc qua bài văn thì ngay cả cô giáo cũng phải thán phục bằng lời phê rất đúng, nhưng cô giáo không dám cho điểm cao. Mặc dù, những gì cháu tả về cụ Hồ như cháu biết và cháu hiểu là rất đúng với tư duy lứa tuổi - chân thật và tưởng tượng có phân tích.

Đọc bài văn, đọc lời phê cô giáo và xem điểm cháu bị cho thấp, nhớ lại chuyện con tôi học văn năm 2001, mà phải đau lòng. Vì thực sự bài văn đã viết đúng với tư duy lứa tuổi và có óc tưởng tượng phong phú của một học sinh rất thông minh, phải đáng được điểm cao. Với cách ra đề và cho điểm như thế này thì làm sao phát huy tài năng của trẻ?


Asia Clinic, 17h19' ngày thứ Năm, 27/3/2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hạn chế 'con ông cháu cha' trong lịch sử

Kinh thành Huế

Quan chế trong truyền thống có nhiều điều đáng học hỏi, theo một nhà nghiên cứu.
Tìm kiếm, tuyển chọn, bồi dưỡng đúng được người có tài, đức để ra làm quan phò dân, giúp nước, luôn là một ưu tiên trong lịch sử truyền thống Việt Nam, theo nhà nghiên cứu văn hóa từ Việt Nam.
Tệ nạn lạm dụng quan hệ quyền lực 'con ông cháu cha' gây lũng đoạn hệ thống nhà nước, giúp tư lợi cá nhân, trên thực tế đã luôn được nhiều triều đại trong quá khứ của Việt Nam tìm cách hạn chế, như ở thời kỳ của Triều đình nhà Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân.
Hôm 30/3/2014, nhà nghiên cứu điểm lại một số quan chế trong quá khứ từ hình thức 'tập ấm' cho tới 'hậu bổ' sau này ở cuối thời Nguyễn, để chỉ ra những gì mà theo ông Việt Nam hiện nay có thể tham khảo.
Theo ông Xuân, không phải cứ được một xuất xứ thuận lợi nào đó về mặt quan quyền từ gia đình, dòng họ, mà một người nào đó theo dạng vẫn được gọi là 'con ông cháu cha' có thể dễ dàng ra làm quan khi thiếu các phẩm chất được yêu cầu, kỳ vọng.
Ông Xuân nói: “Không phải có chuyện do tập ấm mà các con ông quan lớn ra làm quan, cái đó trong Triều Nguyễn không có, không có cái đó,
“Còn trường hợp con mà giỏi, thi cử đậu, đạt, thì họ ra làm quan thì chuyện đó bình thường, không phải vì do tập ấm mà họ ra làm quan. Còn mấy ông phò mã, con của Vua cũng không có ra làm quan, phần lớn họ được lương hưởng, không có ra làm quan."
So sánh với chế độ tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm quan chức cao cấp lớp kế cận ngày nay, nhà nghiên cứu nói:
“Bây giờ Việt Nam cũng có chế độ đưa mấy con mấy ông lớn vô để kế nghiệp mình, để xây dựng, đào tạo lên để kế nghiệp mình, thì cái đó giữa cái này và cái thời xưa Triều Nguyễn thì hoàn toàn khác nhau, chứ không có giống nhau.”

'Phải đi chỗ khác'

Theo nhà nghiên cứu, riêng trong Triều Nguyễn (1802-1945), trong phần lớn thời gian, nhiều quy định nghiêm ngặt đã được áp dụng để kiểm soát, ngăn cấm việc lợi dụng quan hệ cá nhân, huyết thống, thân thuộc để các nhóm cầm quyền thao túng quyền lực.
Ông Xuân nói: “Anh làm quan, anh không được đứng đầu tỉnh của anh, ở huyện của anh, mà anh phải đi chỗ khác,
“Thứ hai là anh tới chỗ đó anh làm mà có một người bà con nội ngoại của anh rồi, thì nếu người đó không quan trọng thì đổi người đó đi và anh được làm quan,
“Còn nếu người đó quan trọng không thay đổi được thì anh phải đi chỗ khác, chứ anh không được về địa phương đó."
"Bây giờ Việt Nam cũng có chế độ đưa mấy con mấy ông lớn vô để kế nghiệp mình, để xây dựng, đào tạo lên để kế nghiệp mình, thì cái đó giữa cái này và cái thời xưa Triều Nguyễn thì hoàn toàn khác nhau, chứ không có giống nhau"
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân
Nhà nghiên cứu còn cho hay có những quy định mà Vua cũng phải tuân thủ.
Ông nói: “Đó là những cấm kỵ, hay là họ ngoại, họ ngoại của Vua, con cháu họ hàng của mấy bà vợ, không được ra làm quan, không được làm quan,
“Và cái đó ghi rất rõ ở trên Văn Thánh, là một cái bia ghi rõ là họ ngoại không được làm quan,
“Thí dụ con cháu bà Từ Dũ giỏi cỡ mấy, không ai được làm quan, cho tiền rồi về nhà ở nhà thôi, chứ không ra làm quan,
“Tập ấm là lương và vinh dự thôi, chứ không hoàn toàn tập ấp là ra làm quan.”

'Đổi chác quyền lực'

Theo nhà nghiên cứu, Triều Nguyễn cũng đã có những quy định nghiêm nhằm răn đe, nghiêm cấm việc quan lại đổi chác quyền lực với nhau, chẳng hạn như người này nhờ người khác giúp đỡ, bao bọc quyền lực, tạo điều kiện biệt đãi cho con cháu mình được làm quan ở nơi người quen của mình.
Và ngược lại, để đổi lại, quan chức nhờ vả đó sẽ bao bọc, biệt đãi con cái của quan chức khác để con cháu hai bên cùng được làm quan lại ở các vị trí, vị thế cao trọng, với điều kiện thuận lợi, dễ dàng.
Ông Xuân nói:
“Cái đó Triều Đình không biết thì thôi, chứ Triều Đình biết là chết, nói chung là rất sòng phẳng, không có cái chuyện đổi chác lẫn nhau, không có cái đó, hồi xưa không có cái đó,
“Nhưng vào cuối Triều Nguyễn, không còn có (mạnh) nữa, thì cũng có thể xảy ra một vài trường hợp họ hàng, chứ không có nhiều đâu,
“Triều Đình biết là coi như kỷ luật ngay lập tức, đuổi anh về liền, là cách chức anh liền lập tức chứ không có chuyện gia đình trị, hay họ hàng, con ông cháu cha như bây giờ là không có, hoàn toàn không có.”

'Phễu lọc khoa cử'

Theo nhà nghiên cứu, chế độ khoa cử ngặt nghèo cũng giúp bảo đảm người chân tài, thực học, có đạo đức và các phẩm chất theo yêu cầu có thể được tuyển vào bồi dưỡng, học tập để sau ra làm quan, trong khi những ai dù là 'con ông, cháu cha' nhưng không có tài, đức, cũng có thể bị gạt ra ngoài.
"Nặng là người giới thiệu có thể mất chức, chứ không phải là anh giới thiệu lên thì muốn làm gì thì làm. Bây giờ người ta kết nạp Đảng có hai người giới thiệu Đảng, sau cái anh Đảng viên này anh làm tào lao, mà hai người giới thiệu lại không có trách nhiệm gì cả"
Nguyễn Đắc Xuân
Năm 1911, trong thời Pháp thuộc, người Pháp đã mở rộng hệ thống trường đào tạo giới chức hành chính ở Việt Nam tới Huế, về Trường hậu bổ, ông Nguyễn Đắc Xuân bình luận:
“Trường hậu bổ là anh đã học hành rồi, anh đã đỗ đạt rồi, nhưng anh không trực tiếp ra làm quan được, mà anh phải học. Anh học hành chánh, anh học đạo đức, anh học về nguyên tắc làm quan...
“Rồi sau anh đi ra làm quan, anh không phải từ Hậu Bổ ra đi làm quan liền đâu, mà anh phải về thực tập ở những nơi mà người ta sẽ cử anh tới. Cho nên anh phải thực tập mấy năm đó, một thời gian ngắn hay dài rồi anh mới được bổ, anh mới được chính thức ra làm quan, chứ không được ra làm quan."
Về việc tiến cử quan lại, theo nhà nghiên cứu, có những quy định mà tới nhà Vua cũng phải tuân thủ.
Ông Xuân nói: “Theo tôi cho đến thời gian độc lập của Triều Nguyễn, có hai loại là ông Vua cũng không có quyền cử người, mà nó phải qua khoa cử. Anh thi đỗ rồi, anh ra, người ta chọn anh, rồi anh mới ra làm quan,
“Cái thứ hai những người tài ở các địa phương, rồi địa phương đó đưa từ xã lên huyện, rồi lên tỉnh, rồi Triều đình mới biết giỏi, thì kêu vào thử lại.”

'Phải chịu trách nhiệm'


Triều đình phong kiến cũng có quy định nghiêm ngặt nhằm nâng cao chất lượng của việc tiến cử quan lại, mà theo ông Xuân, trong trường hợp người nào tiến cử quan lại sai, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ông Xuân nói: "Anh làm quan, anh giới thiệu một người ra làm quan, sau đó người đó tỏ ra là quan lại không tốt, thì người giới thiệu phải chịu trách nhiệm,
“Nặng là người giới thiệu có thể mất chức, chứ không phải là anh giới thiệu lên thì muốn làm gì thì làm,
“Bây giờ người ta kết nạp Đảng có hai người giới thiệu Đảng, sau cái anh Đảng viên này anh làm tào lao, mà hai người giới thiệu lại không có trách nhiệm gì cả,
“Cũng như bây giờ một ông (Ủy viên) Trung ương giới thiệu một ông Trung ương, ông Trung ương sau tham nhũng này kia, mà người giới thiệu ông lên Trung ương không có trách nhiệm,
“Hoàn toàn bây giờ người ta không có hiểu những cái hay của Triều Nguyễn ngày xưa, hiện nay không có thực hiện bất cứ một thứ gì cả,
“Mà bởi vậy Triều Nguyễn khó khăn vô cùng, nó nghèo nàn, nó bị Trung Quốc, nó bị các nước, đặc biệt là Pháp (áp lực), mà vẫn giữ cho được 143 năm là vì nó nhờ luật lệ rất nghiêm, mà nghiêm nhất là trong vấn đề dùng người.”

'Luân chuyển ngày nay'

"Tôi nghiên cứu Triều Nguyễn, anh không đời nào được làm đứng đầu, làm quan chức trong tỉnh của anh, mà anh phải đi tỉnh khác. Ngay cả tôn thất ngày xưa ở Huế không được làm Phủ Doãn Thừa Thiên, mà phải ra Thanh Hóa hoặc là các tỉnh khác, chứ không được ở Thừa Thiên Huế"
Nguyễn Đắc Xuân
Gần đây, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đợt một luân chuyển cán bộ cao cấp, kế cận, với 44 quan chức thế hệ trẻ được cử về các địa phương, ban ngành khác nhau ở nhiều tỉnh ngành tham gia lãnh đạo.
Trong số này, khoảng trên 50% được giới thiệu là nằm trong diện sẽ trở thành các Ủy viên Trung ương Đảng từ nhiệm kỳ 2016-2021 và nắm các chức vụ cao cấp trong chính quyền từ Đại hội Đảng lần thứ 12, dự kiến tổ chức trong năm năm 2016.
Bình luận về điều này, ông Nguyễn Đắc Xuân nói: “Tôi nghiên cứu Triều Nguyễn, anh không đời nào được làm đứng đầu, làm quan chức trong tỉnh của anh, mà anh phải đi tỉnh khác,
“Ngay cả tôn thất ngày xưa ở Huế không được làm Phủ Doãn Thừa Thiên, mà phải ra Thanh Hóa hoặc là các tỉnh khác, chứ không được ở Thừa Thiên Huế. Toàn bộ Triều Nguyễn không có một người tôn thất nào ở tại Thừa Thiên Huế, đứng đầu Thừa Thiên Huế hết,
“Cho nên chuyện này là một ‎ý kiến, một chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì cái đó tôi chưa hiểu hiệu quả sẽ như thế nào.
"Tôi chưa biết là nó hay, hay nó dở, nên tôi chưa dám nói, nhưng mà triều Nguyễn thì họ cấm việc đó," nhà nghiên cứu nói 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bản không chồng bên quốc lộ 7A


Vào bản Huồi Mác (xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) một ngày thời tiết âm u, không khí bản làng cũng âm u như những mảng mây đen kịt trên bầu trời. Cả bản làng im lìm, hiu hắt đến mức nghe thấy cả tiếng bước chân đi, con đường đất ngoằn nghoèo, trồi lên trụt xuống, không có lấy một bóng người. Trong những vách nhà lụp xụp, có những ánh mắt đang lén lút dõi theo tôi, e dè, cảnh giác.
Những ngôi nhà không có… “trụ cột”
“Cơn lốc” ma tuý càn quét qua bản Huồi Mác bên quốc lộ 7A thời điểm năm 2000-2005, cho đến nay tàn dư của nó vẫn còn âm ỷ, gieo xuống đầu không ai khác ngoài những người phụ nữ, những đứa trẻ tội nghiệp. 


Huồi Mác là bản nghèo nhất của xã Lạng Khê nhưng đặc biệt hơn, giờ nó còn được nhắc đến với cái tên “bản không có đàn ông”. Những người đàn ông tôi tìm thấy trong bản làng nghèo đói, hun hút này là những cụ già tóc đã bạc, những đứa trẻ chân đất mặt mũi lem luốc và một vài người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS.

Chị Vi Thị Mai - Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Lạng Khê - cho biết: “Bản Huồi Mác có 116 hộ với 505 khẩu, trong đó có tới 13 chủ hộ là nữ, những hộ còn lại, đa số đàn ông đi làm ăn xa mấy năm liền không trở về. Trong những ngôi nhà sàn xập xệ ấy từ lâu đã vắng bóng người đàn ông.

Huồi Mác, Khe Thơi trước đây là điểm tập trung của các đầu nậu buôn bán ma tuý. Số người nghiện trước đã rời đi nơi khác, số còn lại thì chết. Phụ nữ trong bản Huồi Mác làm được đồng nào đều lo cho chồng chích thuốc. Sau khi người chồng chết, cuộc sống của vợ, con họ trở nên nheo nhóc, cũng có người vực dậy xây đắp lại từ đầu”.

Chồng của chị Vi Thị Liên (38 tuổi) đi theo bạn bè làm ăn rồi bị lôi kéo, nghiện ngập nhưng mãi đến 2 năm sau, thấy chồng ốm yếu, chị Liên mới biết. Năm 2004, chồng chị mất, để lại cho chị bố mẹ già yếu, 2 đứa con nhỏ và căn nhà sàn chưa hoàn thiện.

Trong nước mắt, chị Liên nhớ lại: “Hồi chồng nghiện ma tuý, có cái gì trong nhà, từ cái áo, cái quần, anh cũng mang đi bán hết lấy tiền mua thuốc. Lúc chồng chết, con út mới chỉ 2 tuổi rưỡi, con đầu 3 tuổi. Sống để mà nuôi con. Mới đó đã gần chục năm, con lớn hết rồi”.

Cảnh chị Lô Thị Thanh (35 tuổi), nhà kế bên, chẳng khá khẩm hơn. Chị đang ngồi thu lu trong một góc nhà khi tôi bước vào. Chị Thanh làm vợ Điện vẻn vẹn được 4 năm thì chồng mất. vì ma tuý, nhưng khổ nỗi là những người dân thật thà nơi bản làng heo hút này không ai muốn tin: “Thằng Điện hiền lành lắm mà vẫn mắc nghiện”.

Năm 2000, anh Điện lấy vợ, rồi chỉ biết làm ăn, biết lo cho gia đình. Thế nhưng bị bạn bè lôi kéo, anh Điện nghiện từ hồi thanh niên mà chị Thanh cũng không biết. Năm 2007, anh trai của Điện là Vi Văn Tam cũng qua đời. Bà mẹ già khốn khổ 70 tuổi mất chồng, mất con, mất đi những người đàn ông.

Anh em, cán bộ xã thương xót dựng cho 3 cái bóng dáng nhỏ bé, liêu xiêu căn nhà mới, thay căn nhà sàn đã cũ. Trong căn nhà ấy, có 3 con người lầm lũi sống. Đứa con trai 4 tuổi của chị luôn hỏi: “Tại sao bố chết?”, chị Thanh buộc phải nói thật cho con vì biết rằng chị không thể giấu nổi khi con lớn lên.
Cả bản làng không hề có ruộng, chỉ trồng sắn, đầu năm trồng, cuối năm thu hoạch. Thời gian chờ đợi sắn lớn, họ đi làm thuê, từ cuốc cỏ, trồng sắn thuê đến chặt nứa, chặt củi đem bán... Chị Thanh bảo: “Một lần bán sắn được vài, ba triệu. Hết sắn thì đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy. Hết việc, hết gạo thì đi vay, đi mua nợ”.

Ở Huồi Mác, những người phụ nữ vùng cao của dải đất miền Trung gió Lào thổi này, ai cũng đen nhẻm, lùi lũi, đen bóng nhẫy, khi cười lộ rõ hàm răng trắng muốt nhưng sao nét mặt vẫn cứ buồn rười rượi. Cái đen đúa của nước da hay cái đen đủi của số phận đã che lấp đi nụ cười trên những khuôn mặt khắc khổ ấy cũng chẳng ai rõ.


Chị Lô Thị Thắm (33 tuổi) có chồng chết vì nghiện ngập ma tuý. Không chịu được khổ, Thắm bỏ lại đứa con, bỏ xứ đi Trung Quốc. Còn chị Vi Thị Liên (26 tuổi) bỏ lại đứa con trai 4 tháng tuổi cho bà nội là bà Lô Thị Tâm (71 tuổi) nuôi rồi đi lấy chồng ở huyện Yên Thành (Nghệ An) sau khi chồng là anh Lô Văn Tỵ (31 tuổi) chết. Thương cháu, bà Tâm hằng ngày đi chặt củi về bán lấy tiền, bà cháu nương tựa vào nhau sống qua những ngày đen tối.

Sau cuộc càn quét kinh hoàng của ma tuý, có chị gồng mình nuôi gia đình chồng và mấy đứa con ăn học; có chị không chịu được sự đày đoạ của số phận bỏ xứ mà đi, đau đớn hơn có chị “được” chồng để lại cho “cái chết ấn định thời gian”…

Lỡ khổ phải chịu đã đành, có người phụ nữ vì yêu vẫn cố lao vào lại là câu chuyện kỳ lạ ở Huồi Mác. Anh V.V.M (42 tuổi) có vợ chết, anh M cũng đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Biết là vậy, nhưng chị L.T.K (ở bản Khe Thơi, 40 tuổi) vẫn kiên quyết lấy. Do không biết cách phòng chống, chị K cũng lây bệnh từ chồng.

Bố mẹ K hết lời khuyên ngăn con gái, nhưng chị K một mực: “Con lấy chồng hôm nay, ngày mai chết con cũng lấy”. Thế rồi y như lời chị K, ngày mai không chết ngay, nhưng rồi chị sẽ chết. Mỗi tháng một đợt, 2 vợ chồng cơm đùm cơm nắm đón xe lên thị trấn Diễn Châu (Nghệ An) lấy thuốc ARV (thứ thuốc điều trị HIV).

Chị V.T. M (27 tuổi) từ lúc chồng là anh L.V.H (29 tuổi) phát bệnh đã phải vay ngân hàng 10 triệu để lo cho cuộc sống. Trong ngôi nhà tranh gió thốc bốn bề, chị M. đầm đìa nước mắt mà rằng: “Mần” (làm) sắn, “mần” (làm) thuê răng mà đủ. Vay ngân hàng rồi, chưa trả được thì phải đi vay hàng xóm bát gạo”.

Chị M lấy chồng năm 16 tuổi, có được 2 đứa con. Trong căn nhà tranh rách nát, trời mưa thì “trong cũng như ngoài”, có một người đàn ông cao lêu nghêu ra vào vật vờ như cái bóng đang chờ ngày thần chết gọi đi và một người phụ nữ gầy guộc, đen sạm, hai trũng mắt sâu hoắm không ngớt tiếng thở dài não ruột.

Hơn một năm nay, anh H không còn khả năng làm việc. Số tiền vay ngân hàng từ năm 2010 cũng chưa trả. Cả bản cũng chẳng khá hơn gia đình anh H, chị M. nên không dám đi vay nữa. Hết tiền, hết gạo, hai vợ chồng và 2 đứa con nheo nhóc chịu khó… nhịn đói.

Hệ luỵ từ “ma tuý quét”

Chị Lê Thị Hà - Hội phó Hội phụ nữ xã Lạng Khê - cho biết: “Bản Huồi Mác chẳng có mấy đàn ông, chủ yếu là phụ nữ. Đàn ông người chết vì ma tuý, người còn sống thì đi làm ăn xa mất tăm hoặc chờ chết. Mọi công việc đáng ra là của người đàn ông thì người phụ nữ phải một mình gánh vác hết thảy.


Thời điểm 2000-2005, liên tục có người chết vì ma tuý. Có nhà có tới 2 anh em chết vì nghiện. Hôm nay anh chết, ngày mai em chết. Nó như một bệnh dịch khiến ai cũng hoang mang. Lúc đó tôi mới phụ trách công việc của hội, cứ 3 ngày lại có 1 người chết”.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, cơn sốt đào vàng, buôn gỗ lậu bùng phát ở các huyện miền núi dọc quốc lộ 7, trong đó nổi bật ở hai xã Lạng Khê, Châu Khê (huyện miền núi Con Cuông, Nghệ An). Hàng chục thanh niên trai tráng của bản làng bỏ học vào rừng, gồng thân mình dưới những bưởng vàng, mẻ gỗ.

Rồi những đồng tiền kiếm được, họ đốt vào ma tuý, mại dâm. “Cơn bão” vàng đi qua cũng là lúc Lạng Khê phải đối mặt với “cơn lốc” ma túy HIV/AIDS. Có một thực tế mà những người vợ, người mẹ của những cái chết trắng kia đều thừa nhận, rằng đàn ông ở những xã bản này rất siêng năng.

Họ không lười nhác chỉ biết ở nhà rồi bê tha, hút chích mà họ hút chích vì “công việc”. Công việc đào vàng nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm khiến họ tìm đến ma tuý mới đủ sức chống chịu. Hay những khi xa vợ con, họ có tụ tập nhậu nhẹt với bạn bè làm ăn thì bị rủ rê, lôi kéo hay “thách thức” nhau hút chích.

Anh Ngân Đình Phòng - Trưởng Công an xã Lạng Khê - cho biết: Thời điểm năm 2000 trở về trước, số con nghiện ma tuý trên địa bàn rất nhiều. Thanh niên kéo nhau sang Lào làm ăn. Tình hình ở xã vì thế cũng phức tạp do các đối tượng ở Lào tìm đến thôn bản khá nhiều.

Tính từ 2005 đến nay, cả xã có hơn 20 người chết vì ma tuý, tập trung chủ yếu ở Huồi Mác và Khe Thơi. Có nhà được 3 anh em trai thì cả 3 đều chết hoặc 2 đứa đã chết còn 1 đứa thì đang nghiện. Cứ 2-3 ngày lại chết một người, mọi người trong địa bàn có con nghiện ai cũng hoảng hốt, lo lắng.

Có thời điểm khi bà con trong bản nấu cơm lên không được ăn. Hồi đó gỗ lạt quản lý chưa chặt chẽ, tạo cơ hội cho bọn buôn lậu hoạt động. Và cũng chính những kẻ buôn lậu, nghiện ngập kéo đến ăn hết. Chúng trốn ở trong rừng, đến dở cơm thì chúng kéo ra cướp cơm của bà con rồi ngang nhiên ăn.

Sau đợt cao điểm cả công an xã kết hợp với dân bản truy quét, các con nghiện đến thời kỳ chết dần thì những kẻ còn lại mới biết sợ, không dám phá phách. Theo số liệu từ trung tâm cai nghiện báo về, hiện tại trên địa bàn Lạng Khê có 12 người bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 8 người đang điều trị ở Trung tâm cai nghiện tự nguyện huyện Diễn Châu (Nghệ An)”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vốn FDI vào Việt Nam giảm 50%, cảnh báo thành hiện thực?

(Doanh nghiệp) - Quý I, cả nước ước thu hút hơn 3,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giảm 50% so với năm ngoái. Cụ thể, trong khi quý I/2013, cả nước thu hút được 2 tỷ USD từ dự án Samsung tại Thái Nguyên, 2,8 tỷ USD từ dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng vốn. Cùng kỳ năm nay, dự án lớn nhất chỉ là 225 triệu USD của nhà đầu tư Canada, hoặc việc tăng vốn đầu tư thêm 210 triệu USD của Nhật Bản cho dự án sản xuất, lắp ráp linh kiện tại Bình Dương.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết, nguyên nhân khiến vốn FDI đăng ký mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do vắng các dự án lớn. Cục Đầu tư nước ngoài cũng thống kê, có 252 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD và 82 dự án tăng vốn, đạt gần 1,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, giải ngân vốn FDI quý đầu năm sáng sủa hơn khi có 2,85 tỷ USD đã được rót cho các dự án, tăng hơn 5% so với cùng kỳ.

Vừa qua, báo cáo của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho thấy, năm 2013, trong số các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được khảo sát có đến 54% doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào Trung Quốc, Thái Lan, đặc biệt là Campuchia và Lào... thay vì con số 32% như thời điểm năm 2011, năm 2012.

Đặc biệt, các nhà đầu tư nước người được khảo sát cũng xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng với Campuchia và Lào, trong khi tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật Việt Nam bị đánh giá là hơn 2 nước này.

Ông Trần Hữu Huỳnh - nguyên Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lý giải thêm: “Chúng ta cũng có quá nhiều quy định, quy định càng nhiều, độ tự do kinh doanh và vấn đề thực thi quy định càng kém.

Mong muốn của chúng ta là có nhiều quy định để tuân thủ pháp luật nhưng thực chất họ không hài lòng vì để thực thi quy định đó sẽ mất nhiều thời gian thực hiện, mất nhiều chi phí, nhân lực để thực hiện và quan trọng là càng nhiều quy định càng tạo điều kiện cho tham nhũng khi giám sát không tốt. Đây là mối quan hệ hữu cơ giữa tham nhũng và số lượng quy định và dịch vụ thực hiện quy định".

Trả lời câu hỏi liệu Campuchia và Lào có thể "vượt mặt" Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài hay không, nếu có thời gian có thể là bao lâu, ông Trần Hữu Huỳnh cho biết, việc này còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác như chất lượng nhân lực, mức độ quy mô của nền kinh tế Việt Nam, quy mô sản xuất trong một số lĩnh vực...

"Cảnh báo đây cho thấy môi trường không tốt, anh đã từng cải thiện nhưng vẫn không tốt nhất là trong cạnh tranh nhưng không có nghĩa là ngay ngày mai các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chuyển đi hết mà còn các yếu tố khác nhưng vẫn là sự báo động", ông Huỳnh nói.

TS Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết, hiện nay gánh nặng quy định là những điều đáng chú ý đòi hỏi Việt Nam cải thiện các chỉ tiêu này nếu không Campuchia, Lào sẽ vươn xa hơn và Việt Nam sẽ phải trả giá.

"Rất có thể thời gian tới đây họ sẽ chuyển sang đầu tư Lào, Campuchia và điều này đang diễn ra rồi do giá đất ở Campuchia, Lào thấp hơn và thủ tục đỡ phiền hà hơn nhiều so với Việt Nam. Việt Nam cần có sự cải thiện nghiêm túc", TS Lê Đăng Doanh cảnh báo.

Hà Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cảnh ăn chơi tới bến trong biệt thự nhà Hà Tăng

Thế này thì chẳng trách phong trào gái việt thích lấy Tây, thích lấy các đại gia đang rầm rộ ở Việt Nam. Đất nước nghèo; trai việt vừa nghèo vừa ham làm việc để phát triển đất nước, không nghĩ tới ăn chơi thì gái Việt chê là phải (?). Gái thời nay quá nhiều cô chỉ nghĩ đến tiền và thích khoe tiền.


Cảnh ăn chơi tới bến trong biệt thự nhà Hà Tăng
Căn biệt thự của gia đình chồng Tăng Thanh Hà từng được rất nhiều người tò mò bởi độ nguy nga tráng lệ và giá trị vô cùng lớn với những thiết kế mang phong cách Châu Âu.
Căn biệt thự cũng là nơi để Louis Nguyễn tiếp đãi những người bạn của mình trong giới doanh nhân. Loạt hình ảnh chúng tôi có được dưới đây ghi lại khoảnh khắc buổi tiệc vô cùng ấm cúng của Tăng Thanh Hà và chồng bên cạnh những người bạn. Từ tiệc bên hồ bơi với những món nướng BBQ, cho tới việc những người bạn cùng tham gia các môn thể thao như tennis, bóng rổ... ngay trong khuôn viên của căn biệt thự.

Những người bạn của chồng Tăng Thanh Hà cũng tỏ ra vô cùng ấn tượng với những chi tiết sang trọng của căn biệt thự, họ cũng chụp lại khoảnh khắc đẹp của căn biệt thự và chia sẻ trên trang cá nhân của mình.

Tăng Thanh Hà và chồng cùng bạn bè và các anh, em trong gia đình tham gia buổi bơi ngay tại hồ riêng ở biệt thự với view thoáng đãng, nhìn thẳng ra bên sông


Bữa tiệc BBQ ngay tại hồ bơi trong khuôn viên biệt thự




Bạn bè cùng tham gia các môn thể thao ngay trong khu biệt thự

Những hình ảnh nguy nga tráng lệ của căn biệt thự nhà chồng Tăng Thanh Hà


Dàn xế khủng xếp đầy ở phía bên trong khuôn viên biệt thự
(Theo newsen)

Phần nhận xét hiển thị trên trang