Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp – Ngọ- Ngũ -ngựa (phần 13)


Nguyễn Cung Thông

Ngọ hay Ngũ  午  là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 … và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt – và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại …

Ngựa tiếng Thái là maH ม้า, năm Ngọ là maH-mia  มะเมีย  hay bpee mah-mia  ปีมะเมีย. Điều này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của TQ (mã là ngựa) cũng như dạng Ngọ HV của tiếng Việt. Tiếng Lào1 cũng có dạng maH chỉ con ngựa cho thấy vay mượn từ TQ, sa-nga (ngựa) là một dạng khác trong tiếng Lào có thể là tàn tích của một nhóm ngôn ngữ liên hệ đến tiếng Ahom (shi-nga), tiếng Lanna (sa-nga)… Các dữ kiện như tiếng Thái, Lào, Hán Việt … sẽ không có trích dẫn nguồn (vì rất dễ kiểm tra lại) so với những bài viết hay tài liệu ngôn ngữ đặc biệt hơn.

Giọng Bắc Kinh/BK bây giờ được ghi bằng pinyin (bính âm) rất phổ thông, so với các số sau vần chỉ thanh điệu như ma3 (mǎ BK) hay mẫu tự như H (High,  chỉ thanh điệu cao như tiếng Thái maH) – không nên lầm với các số cho phần ghi chú thêm.

1. Giới thiệu tổng quát

Hình ảnh loài ngựa rất thường gặp trong văn hóa Á Đông, khắp nơi trên thế giới vì các khả năng chuyên chở, săn bắn và chiến lược cũng như loài ngựa khá dễ thuần hóa.

1.1  Ngựa trong văn hóa TQ

Lão kí phục lịch : chỉ người có chí lớn
Lão mã thức đồ : chỉ người thông minh lịch lãm
Long mã tinh thần : hàm ý có tinh thần phấn đấu vượt hiểm nguy
Thiên mã hành không : hàm ý ung dung tự tại phóng ngựa phi nhanh …
Mã đáo thành côngMã đáo công  thành  : việc làm thành công sớm – thời xưa khi quân đội xuất chinh thì thường chúc nhau là đánh một lần thì thành công. Thành ngữ này xuất phát từ Nguyên khúc tuyển, Sở Chiêu Công, chiết 1 … Thành ngữ này rất thông dụng ngay cả bây giờ trong tiếng Việt
Thiên quân vạn mã : chỉ thanh thế mạnh mẽ (hùng mạnh)
Tái ông thất mã (ông già cửa ải mất ngựa) : hàm ý phúc họa không ai biết trước được hay trong điều xấu có thể có điều tốt …
Hồ mã Việt điểu : ngựa Hồ phương Bắc và chim Việt phương Nam khi ở Trung Quốc vẫn nhớ đến quê cũ
Mã cách quả thi : da ngựa bọc thây (trích từ Hậu Hán Thư, câu nói của danh tướng Mã Viện trả lời Hán Quang Vũ về ý chí làm trai thà chết nơi chiến trường).
Mã thượng khán hoa : cưỡi ngựa xem hoa, hàm ý chỉ xem qua loa mà thôi
Mã giác ô bạch (sừng ngựa quạ trắng), mã giác ô đầu (sừng ngựa đầu quạ) … đều hàm ý chuyện không thể xẩy ra, không thể thực hiện được (ngựa không có sừng, quạ không thể có màu trắng …)
Mã bất bội chủ : ngựa không phản lại chủ, hàm ý trung thành
Phi lư phi mã : chẳng phải lừa và chẳng phải ngựa, không giống con giáp nào cả …
Mã nhĩ đông phong (gió đông qua tai ngựa) : vào tai này ra tai kia, không chú ý hay tập trung, nước đổ đầu vịt …
Mã công Mai tốc (công phu như Mã và nhanh nhẹn như Mai) : mọi người đều có khả năng riêng
Mã mã hổ hổ : lè phè, làm việc không cẩn thận …
Mã ngưu khâm cư : trâu và ngựa mặt quần áo người, thiếu tư cách … Cách trang điểm phải thích hợp – so với câu ‘cái răng cái tóc là gốc con người’ trong văn hóa Việt Nam
Mã thượng bất tri mã hạ khổ : người đi ngựa không biết nỗi khổ của người đi bộ (hoàn cảnh khác nhau khó thông cảm)
Hại quần chi mã : con ngựa làm hại cả đàn, hàm ý một cá nhân làm hại cả tập thể …
Mã đằng vu tào, nhân huyên vu thất : ngựa chạy trong chuồng và người nói trong phòng – hàm ý một nơi (cơ sở) to lớn
Mã kháo an trang, nhân kháo y thường : cái yên làm nên con ngựa và quần áo làm nên con người – hay ‘người đẹp  nhờ lụa, ngựa nhờ yên’2
Mã bất đình đề : ngựa chạy không nghỉ, hành trình không nghỉ …
Thiên lý mã : ngựa giỏi, nổi bật. Ngựa xích thổ của Quan Công thời Tam Quốc có thể đi rất xa (nên còn gọi là thiên lý câu) nhịn ăn mà chết theo chủ cho thấy tính trung thành của loài ngựa …
Án đồ sách kí : xem tranh để chọn ngựa
Hãn mã công lao : giải quyết thành công việc nước
Phong mã ngưu bất tương cập : ngựa và trâu có đuổi nhau cũng không gặp, hàm ý hai vật gì không có liên quan với nhau
Mã thủ thị chiêm : đầu làm gì đuôi theo nấy, khi đánh trận phải xem hướng đầu ngựa của chủ Tướng chỉ huy (tới, lui hay ngừng …) hàm ý vui vẻ hòa thuận và tuân lời chỉ huy
Đao thương nhập khố, mã phóng Nam Sơn : đao thương cất vào kho và cho ngựa ăn cỏ ở núi Nam Sơn, thái độ tiêu cực không phòng bị dễ thất bại (dễ bị kẻ địch phản công).
Mã đề đao biều lý thiết thái – trích thủy bất lậu : bần tiện như thái rau cải bằng móng ngựa – xài nhỏ giọt, keo kiệt …
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã : người cùng bản tính thường tìm đến nhau …
Mã còn là một họ TQ, như Mã Viện (danh tướng đời Hán). Tổ tiên Mã Viện giỏi thuần ngựa nên có danh hiệu là Mã Phục Quân (người giỏi thuần ngựa).
…v.v…
Đúng ra ta cần cả một cuốn sách dầy2 viết về hình ảnh của loài ngựa trong văn hóa TQ và VN, tuy nhiên phần này chỉ tóm tắt những câu thường gặp cho thấy ảnh hưởng sâu xa của loài vật này qua thành ngữ tục ngữ TQ.

1.2 Ngựa trong văn hóa Việt Nam

Loài ngựa đã gắn bó với loài người từ thời Thượng Cổ, không chỉ có ở Việt Nam. Do đó ta cũng có nhiều ca dao, tục ngữ, khẩu ngữ có hình ảnh loài ngựa – không những thế ngựa đã đóng góp trong quá trình giữ nước qua truyện thánh Gióng3 hay Dóng, Đổng 董.

Truyện Kiều có ít nhất 24 câu ‘dính dáng’ đến loài ngựa như

Ngựa xe như nước áo quần như nêm                       (câu 48)
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi                  (câu 378)
Vó câu thẳng ruổi nước non quê người        (câu 1602)
…v.v…

Một số ca dao thành ngữ Việt Nam cho thấy ảnh hưởng của TQ như ‘bóng ngựa (câu) qua cửa sổ’ hàm ý thời gian qua nhanh, từ câu nói của Trang Tử (Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên chi dĩ) và

Bây giờ kẻ Bắc người Nam
Ngựa Hồ chim Việt biết làm sao đây

Và                  

Ngựa ai buộc ngõ ông Cai
Hoàn ai mà lại đeo tai bà Nghè
Ngựa ai buộc ngõ ông Nghè
Gà ai lại thả trước hè ông Cai
…v.v…

So với các thành ngữ tục ngữ khác như ngựa non (con) háu (sáo) đá, lên xe xuống ngựa, ngựa quen (theo) dấu (đường) cũ, chạy như ngựa, được đầu voi đòi đầu ngựa, mồm chó vó ngựa, như ngựa bất kham, một con ngựa đau cả tàu chê cỏ, thẳng (như) ruột ngựa, thiếu voi phải dùng ngựa, thân (kiếp) trâu ngựa, ngựa long-cong ngựa cũng đến bến – voi thủng-thỉnh voi cũng đến đò, ngựa dập (xéo) voi giày …v.v…

Ảnh hưởng của loài ngựa rất sâu đậm trong văn hóa dân gian TQ và Việt Nam như đã thấy bên trên; Thành ra để thấy rõ nguồn gốc chữ Ngọ từ nền văn hóa cổ điển nào thì ta phải đi vào chi tiết của cách thành lập chữ và âm Ngọ.

Nếu mã馬được dùng cho chi thứ 7 thay vì Ngọ thì không ai đặt vấn đề nguồn gốc phi-Hán của tên 12 con giáp làm gì, nhưng khi xem kỹ lại nguồn gốc thành lập chữ mã từ thời giáp cốt văn, kim văn, chữ triện … ta thấy rõ ràng là chữ mã馬tượng hình con ngựa – xem thêm trang mạng của Richard Sears (cập nhật 2008)http://www.chineseetymology.org/CharacterASP/CharacterEtymology.aspx?characterInput=%E9%A9%AC&submitButton1=Etymology
ngo-1

Còn chữ Ngọ午có nguồn gốc rất khác chữ mã; Xem hình thì ta có thể đoán là một cái chày giã gạo, liên hệ đến chữ (xử) 杵. Vì cách dùng đặc biệt của Ngọ là chi thứ 7 nên sau này chữ 杵 mới được tạo ra để chỉ cái chày – xem thêm trang mạng của Richard Sears (cập nhật 2008)http://www.chineseetymology.org/CharacterASP/CharacterEtymology.aspx?characterInput=%E9%A9%AC&submitButton1=Etymology
ngo-2

Nguồn gốc hình thành chữ Ngọ qua các thời kỳ giáp văn, kim văn, chữ triện … như trên cho ta thấy ngay là Ngọ không có liên hệ gì đến con ngựa như mã HV. Thêm vào đó là sự vắng bóng của loài vật này trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của TQ cổ đại : như không có mặt trong nhóm tứ linh (bốn con vật linh thiêng là long, ly, quy, phượng) hay tam sinh (bốn con vật thường được dâng cúng là trâu, dê, lợn). Văn hóa du mục của phương Bắc tận dụng loài ngựa nên ta không ngạc nhiên khi thấy chúng xuất hiện nhiều trong các thành ngữ tục ngữ liên hệ đến chiến tranh, ngay cả Thuyết Văn Giải Tự (Hứa Thận soạn thời Đông Hán) cũng gói ghém tư tưởng này trong cách ghi ‘Mã, nộ dã, võ dã’!

Như vậy nếu Ngọ có nghĩa là ngựa thì chữ Ngọ đã được người Hán dùng để ký âm một ‘tiếng ngoại quốc’ nào đó (so với chữ mã đã có sẵn) – các tương quan ngữ âm phần sau sẽ cho ta thấy ‘tiếng ngoại quốc’ này chính là tiếng Việt (Cổ).

2. Phụ âm đầu ng- của Ngọ/Ngũ


Thật ra âm Ngọ hay Ngũ 午  đã là âm Trung Cổ của âm wǔ BK bây giờ, dạng Ngọ rất gần với các dạng của phương ngôn miền Nam TQ như Quảng Đông, Hẹ, Phúc Kiến … Hiện nay giọng BK không còn phụ âm đầu ng- nữa. Trích từ các tài liệu âm vận Trung Cổ của chữ Hán ta thấy cách đọc của Ngọ là   [唐韻】【集韻】【韻會】【正韻】疑古切,音五 [ Đường Vận ] [ Tập Vận ] [ Vận Hội ] [Chánh Vận ] nghi cổ thiết , âm Ngũ – đều cho thấy phụ âm đầu là ng- (phụ âm vang gốc lưỡi). Các tác giả như Axel Schuessler4 (2007) và William Baxter5 (1992) đều phục hồi âm Ngọ Thượng Cổ với dạng *nga?, nhưng theo người viết và dựa vào dạng *mangơơ của tiền Việt-Mường-Pakatan theo Michel Ferlus4 thì âm Ngọ Thượng Cổ có thể là *ngwa hay *ngua. Dạng *ngwa đã cho ra âm ngựa tiếng Việt và Mường (Bi) bây giờ. Tiếng Việt không có các dạng ngua, ngụa, ngúa, ngủa …

3. Nguyên âm o và u của Ngọ/Ngũ


Ít người biết rằng Ngọ còn có thể đọc là Ngũ (xem phần 2 bên trên). Chính vì vậy mà ta thường nghe nói đến Ngọ Nhật (ngày Ngọ) là ngày mồng năm tháng năm âm lịch hay còn là tết Đoan Ngọ (Đoan Ngũ). Tương quan giữa hai nguyên âm sau (back vowels)  o, u  khá rõ nét qua các cặp võ vũ, trong trung, tòng tùng, tông tung, dong dung, thong (dong) thung (dung), dõng dũng, khom khum, mồng mùng, xông xung …v.v…

Một cách khác để xem những âm đọc của Ngọ khi xưa ra sao là phân tích các chữ Hán dùng chữ Ngọ làm âm phù. Cũng như các chữ Hán ký âm tên 12 con giáp, Ngọ cũng được dùng làm thành phần hài thanh/HT trong quá trình cấu tạo chữ Hán suốt chiều dài lịch sử – ta hãy xem vài chữ Hán có thành phần HT là Ngọ và các dạng biến âm trong tiếng HV, Việt :

3.1 Ngự viết là 馭 hay 御 (chữ này dựa vào bộ sách, làm mất đi các liên hệ ngữ âm của ngự – ngựa). Nghĩa nguyên thủy của ngự là người cầm roi hay cương ngựa để điều khiển (xem giáp văn, kim văn), sau mở rộng nghĩa là phòng ngự (phòng ngừa). Ngừa chính là một dạng cổ của ngự. Có tác giả6 dựa vào chữ ngự (dây cương) này để liên kết Ngọ với ngựa trong hệ thống ngữ âm thuần Hán, nhưng lý luận từ cụm từ dây cương dẫn đến danh từ ngựa không hợp lý vì ngựa hiện diện trước dây cương (dụng cụ kiểm soát ngựa, chế ngự) nên quá trình thành lập chữ phải là ngựa > dây cương. Tương tự như vậy, tên 12 loài vật cụ thể phải có trước khi chúng được dùng để chỉ khái niệm thời gian như năm sinh hay các khái niệm bói toán trừu tượng hơn! Đây cũng là lý luận gà-hay-trứng-gà (chicken or the egg) giai đoạn nào có trước và rất dễ đi vào vòng lẩn quẩn …

3.2 Hứa viết là 許 còn đọc là hổ, hử theo Tập Vận, Vận Hội … Biến âm từ Ngũ Ngọ thành hứa có thể giải thích dựa vào vị trí phát âm cuối họng (yết hầu) của ng- và h- cũng như u/o thành -ưa

3.3 Ngỗ viết là 仵, 忤, 迕 … đều cho thấy âm Hán Cổ của thành phần hài thanh Ngọ Ngũ 午 … Ngỗ  忤 nghịch 逆 (không nghe lời) thường gặp trong tiếng Việt, cho thấy phần nào nghĩa mở rộng từ các hoạt dộng điều khiển, kiềm chế (chế ngự) loài ngựa. Quá trình mở rộng nghĩa từ cụ thể đến trừu tượng còn thấy trong cách nói ‘thua ngựa một cái đuôi’ (hàm ý dâm dật, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị – 1895); Bây giờ tiếng Việt vẫn còn dùng tiếng lóng (chửi tục) như ‘ngựa bà’ cùng một ý.

Từ phân tích ngữ âm trên : *Ngọ – ngự – ngừa, *Ngọ – hứa , Ngọ – ngựa … Ta có thể xác nhận tương quan giữa âm Ngọ Ngũ và ngựa tiếng Việt7. Ngoài ra, tương quan u – ư – ưa còn thấy rất rõ nét khi nhìn rộng ra cho hệ thống âm thanh HV qua các cặp từ HV và Việt sau đây :

Phù 符 bùa, phụ 婦 bụa (quả phụ – góa bụa), phô phố 鋪- búa (chợ búa), phủ 斧 búa – bừa, vụ 務 mùa, vũ 舞 múa, vô mô 無 mựa (không), thâu thú 輸 thua, lư 驢 lừa (con lừa), lữ 侶 lứa (đôi lứa), trừ 除 chừa, trữ 貯 chứa, cự 距 cựa, cứ 鋸 cưa, sơ 疏 thưa, dũ (dữu, 庾) vựa, trú 晝 trưa ban ngày), tự 寺 chùa, chủ 主 chúa, chú 註 chua (chú sách), du 諛 dua (a dua, nịnh hót), tu 鬚 râu, tua tủa …v.v…

Chính vì sự vắng mặt của nguyên âm đôi -ua trong tiếng Hán mà tác giả Paul Benedict còn đề nghị kỵ (kị) 騎 (qí BK) cũng có nguồn gốc phương Nam – để ý tiếng Việt còn duy trì âm cổ là cưỡi hay cỡi, tiếng Thái cưỡi ngựa là ขี่ม้า kèe máa (qí mǎ  騎馬  giọng BK – nhưng Axel Schuessler4 lại cho rằng  kỵ đã nhập vào các ngôn ngữ ở Đông Nam Á).

Tóm lại, ta có cơ sở rất vững chắc để thành lập liên hệ Ngọ Ngũ 午 và ngựa – tên gọi loài vật này trong tiếng Việt. Liên hệ này không hiện diện trong tiếng Hán qua các thời đại hay các ngôn ngữ khác trong vùng8, giải thích được khả năng nguồn gốc tên con giáp Ngọ hay Ngũ này là từ tiếng Việt (Cổ).

Các tương quan ngữ âm Tý-chút-chuột, Mão-Mẹo-mèo, Hợi-gỏi-cúi, Sửu-tlu/klu-trâu, Ngọ-Ngũ-ngựa … Tiếng Việt cho ta thấy ngay tương quan mật thiết giữa các tên 12 con giáp và tên gọi các loài vật liên hệ. Điều này không hiện diện rõ ràng như vậy khi phân tích tên 12 con giáp trong tiếng Hán hay các ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á – người Hán có lúc phải dùng hai từ đi chung để hiểu nghĩa của chúng như丑牛Sửu ngưu, 卯兔 Mão thố, 亥豕Hợi thỉ, 午馬Ngọ mã … Nhờ vào các mối dây âm thanh mà dấu ấn vẫn còn rất đậm trong tiếng Việt (khẩu ngữ) và sự chuyên cần ghi nhận của người TQ (qua các tài liệu cổ bằng chữ Hán) mà ta có thể cảm nhận được phần nào chủ đề của loạt bài viết này

Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

4. Phụ chú và phê bình thêm


Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA vì bao gồm các phê bình thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và chính xác. Loạt bài “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp” (cùng tác giả) đã có một số đăng trong Kỉ Yếu Hội Thảo Ngôn Ngữ Học, Việt Nam Học và các trang mạng văn hoá như vanchuongviet.org, khoahocnet.com, e-cadao.com ….v.v…

Xem lại cách phân loại khoa học của loài ngựa :

Giới (regnum):            Animalia
Ngành (phylum):        Chordata
Lớp (class):                 Mammalia
Bộ (ordo):                   Perissodactyla
Họ (familia):               Equidae
Chi (genus):                Equus – Chi này cho ra các loài lừa (ass/donkey) ngựa vằn (zebra), ngựa …v.v… Để ý : lư驢 bộ mã + chữ lư hài thanh là con lừa
Loài (species):            E. caballus


Các nghiên cứu về mitochondrial DNA (mtDNA) cho thấy ngựa thuần hoá (domestic horse) có thể phát sinh từ nhiều nơi cùng lúc và dần dần thích ứng với từng địa phương – còn gọi là thuyết Bốn Nguồn Gốc (Bắc, Nam Âu Châu và Bắc, Tây Á Châu) của loài ngựa (Four Foundations Theory) – xem thêmhttp://en.wikipedia.org/wiki/Horse  . Các khảo cứu ở TQ dựa vào kết quả phân tích mtDNA của các xương ngựa hóa thạch cách đây hơn 2000 năm cho thấy nguồn gốc của chúng rất phức tạp – xem bài báo cáo năm 2008  ‘Ancient DNA provides new insights into the origin of the Chinese domestic horse’ trên mạnghttp://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleURL&_udi=B6WH8-4TYYTCW-2&_user=10&_rdoc=1&_fmt=&_orig=search&_sort=d&view=c&_acct=C000050221&_version=1&_urlVersion=0&_userid=10&md5=367e08db895c39647aacde3261a9053d . Trước đây, lịch sử thuần hoá loài vật thường là đề tài nghiên cứu của các ngành Khảo Cổ hay Nhân Chủng Tiến Hoá Học (Evolutionary Archaology, Anthropology) … Nhưng gần đây hơn, các tiến bộ về Di Truyền Học Phân Tử (Molecular Genetics) đã đóng góp rất nhiều vào quá trình xác định nguồn và thời gian thuần hoá. Tuy nhiên các kết quả cần phải kiểm nghiệm chính xác cũng như phù hợp với các kết quả từ ngôn ngữ, lịch sử, khảo cổ cũng như văn hoá dân gian – xem thêm bài viết tổng hợp  Molecular Approaches to Understanding Animal Domestication: …v.v… Một vài bài báo cáo như trên không đủ dữ kiện về nguồn gốc chính xác cũng như tính phân bố thời không gian của loài ngựa. Tuy nhiên ta cũng nên tham khảo thêm các kết quả cập nhật về Di Truyền Học để  hỗ trợ cho các kết quả dùng dữ kiện ngôn ngữ, khảo cổ, lịch sử … và để cho thấy vấn đề tổng quát và thích hợp hơn.

1. Dạng sa-nga song tiết của tiếng Lào dùng cho chi thứ 7 Ngọ. Vấn đề song tiết của tiếng Việt Cổ đã được nhiều học giả trong và ngoài nước đề cập đến : như GS Nguyễn Quang Hồng trong bài ‘Những chứng tích chữ Nôm xưa nhất hiện còn’ (Hội Nghị Nôm học, 11-12/4/2008 – ĐH Temple, Hoa Kỳ), GS Lê Văn Quán trong bài viết cho Hội Nghị Quốc Tế về chữ Nôm (Hà Nội 12-13/11/2004), Trần Uyên Thi và Nguyễn Hữu Vinh trong bài ‘Ai vẽ được, ai xóa được – dấu vết âm Việt cổ : từ song tiết và phụ âm kép’ (Hội Nghị Quốc Tế về tiếng Việt, Viện Việt Học – California – 2007)… cũng như các bài viết của Michel Ferlus …….  Thí dụ như các từ song tiết bà ngựa (ngựa), la đá (đá), phá tán (rắn) …v.v… Một cách tóm tắt ta có thể thấy các nhóm ngôn ngữ dùng dạng   (a) Ngọ/ng-/wǔ    (b) mã/mami/uma     (c) s(i/a)nga (song tiết). Chính vì các dạng song tiết (c) này mà có tác giả như Li Fang-Kuei phục nguyên âm cổ của Ngọ là *zngagx để cho ra các dạng sa-nga (Lào), Shi-nga (Ahom) … và William G. Boltz cũng ghi nhận điều này trong bài viết ‘The Old Chinese Terrestrial Rames in Saek’ (đăng trong cuốn ‘Studies in the Historical Phonology of Asian Languages’ Chủ biên William G. Boltz và Michael C. Shapiro, 1991). Jerry Norman còn đề nghị tiền tố sa- của Thái có lẽ chỉ là dạng sáng tạo địa phương trong bài viết “A note on the origin of the Chinese Duodenary Cycle’. Tiền tố s- vẫn còn gặp trong các ngôn ngữ như slaq (tiếng Mường, Kha… chỉ lá), snam (tiếng Palaung chỉ năm), sro (tiếng Mường chỉ lúa)… Paul Benedict còn đi xa hơn và đề nghị chính mã có nguồn gốc từ Ngọ hay ngựa của ngữ hệ Nam Thái (Austro-Thai) : ông đưa ra dạng ngà/ka (ngựa) của tiếng Lê (thổ dân đảo Hải Nam, thuộc Bách Việt) trong cuốn ‘Austro-Thai, Language and Culture. With a Glossary of Roots’ New Havens 1975. Tác giả Paul Benedict là một trong số học giả hiếm hoi trên thế giới từ trước tới nay lên tiếng khẳng định ảnh hưởng của văn hóa ngôn ngữ phương Nam vào TQ thời Thượng Cổ, thí dụ như thập nhị chi, các từ trà, dừa, chuối, nỏ hay ná … và các số đếm trên 100 …v.v… Nếu nhìn rộng ra xem các tiếng chỉ ngựa trong những ngôn ngữ láng giềng, ta thấy dạng aseh (tiếng Kơho), aseh/seh (GiaRai), asaih/atheh (Chàm – tiếng Chàm Cổ là *?aseh),*ơseh (proto-Katuic), seh (Stiêng), ses (Khme)…Tác giả Paul J. Sidwell phục nguyên dạng ngựa của tiếng South Bahnaric Cổ (proto-South Bahnaric) là *?ơsơh (trong cuốn ‘Proto South Bahnaric’ Pacific Linguistics 2000 Đại Học Quốc Gia Úc/ANU). Tiếng Phạn (Sanskrit) còn có dạng आश्््व [ âsva ] chỉ con ngựa, và tác giả Robert K. Headley đã từng đề nghị tiếng Chàm asaih đã vay mượn từ tiếng Phạn (bài viết ‘Some sources of Chamic vocabulary’ 1976)…v.v… Đây là một chủ đề cần được nghiên cứu sâu xa hơn để soi sáng mảng giao lưu ngôn ngữ rất phức tạp thời Bách Việt ở khu vực Đông Nam Á

2. Có nhiều thành ngữ tục ngữ TQ liên hệ đến ngựa và rất xa lạ với văn hóa Việt Nam – xem thêm các cuốn ‘Văn Hoá về 12 con giáp’ tác giả Thường Tuấn – bản dịch tiếng Việt – NXB Tổng Hợp TP HCM (2005), hay tác giả Trọng Hậu trong cuốn “12 con giáp và đời người” (NXB Hải Phòng – 2008), hay các cuốn chuyên khảo về thành ngữ TQ như Tân Hoa Thành Ngữ Tự Điển (Bắc Kinh – 2004) …v.v…

3. Đổng hay Phù Đổng (Thiên Vương) theo truyền thuyết có công phá giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ 6. Theo người viết, Gióng hay Dóng là các dạng ngạc cứng hóa (palatalised) của Đổng董  – xem thêm chi tiết trên diễn đàn Viện Việt Học, phần Hán Việt chủ đề “kẻ dỏng – thánh dóng / gióng – phù đổng ?” đăng từ ngày 11/4/2007. Nếu hiểu được tương quan ngữ âm Đổng – Gióng (Dóng) thì đỡ tốn bao nhiêu giấy mực viết về đề tài này – như ‘Tuyển tập tác phẩm’ Cao Huy Đỉnh, NXB Lao Động (Hà Nội – 2004), ‘Lược khảo về thần thoại VN và kho tàng truyện cổ tích VN’ Nguyễn Đổng Chi …

4. “ABC Etymological Dictionary of Old Chinese’ tác giả Axel Schuessler – NXB University of Hawai’i Press – Honolulu (2007)

5. “A Handbook of Old Chinese Phonology” tác giả William H. Baxter – NXB Mouton de Gruyter – Berlin, New York (1992)

Tranh của Hàn Cán 韓幹 (khoảng 706 -780) đời Đường – bài thơ viết trong tranh là của vua Càn Long vào năm 1746 đời Thanh -
xem thêm chi tiết trên mạng Han Gan – Wikipedia, the free encyclopedia

image043

6. Bài viết ‘Chữ Ngọ, từ sợi dây cương đến con ngựa’ của tác giả An Chi/AC, đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay – số 413 xuân Nhâm Ngọ 2003. AC lại dựa vào sự phân tích của Quách Mạt Nhược về nguồn gốc chữ Ngọ 午 là tượng hình dây cương, và từ đó mở rộng nghĩa để chỉ con ngựa. AC đưa ra một chữ ngự 御 bộ sách (người viết thêm vào bộ sách ở đây để phân biệt với một dạng khác của ngự là 馭 bộ mã) và ông lý luận ngự (điều khiển ngựa, chế ngự) cho ra dạng ngựa qua trung gian của một chữ hiếm  午卩  (dị thể) của ngự viết bằng chữ Ngọ và chữ (bộ) tiết. Trong loạt bài chứng minh nguồn gốc của tên 12 con giáp là từ TQ, đặc biệt là bài trên của AC, ta thấy có vài điểm đáng chú ý như sau:

6.1 Quách Mạt Nhược là một trong số những học giả TQ hiếm hoi đặt vấn đề về nguồn gốc (phi-Hán) của 12 con giáp (cùng với Lương Khải Siêu, và Triệu Dực đời Thanh). Đa số các học giả từ xưa đến nay như Vương Sung thời Đông Hán (trong Luận Hành), và Chu Hy đời Tống … đều ghi chép các tên 12 con giáp hàm ý là có nguồn gốc từ TQ. Sự chuyên cần ghi nhận của các học giả TQ theo dòng thời gian cho ta nhiều văn bản và dữ kiện ngôn ngữ, tuy nhiên phải cẩn thận khi đưa ra các kết luận từ các tài liệu này!

6.2 Như đã trình bày ở trên, nguồn gốc chữ Ngọ qua giáp văn, kim văn, chữ triện cho thấy chữ này không dính líu gì đến ngựa – chính các tài liệu TQ cũng cùng một nhận xét như cuốn ‘The Composition of Common Chinese Characters – An Illustrated Account’ (Peking University Press – 1996), ‘Tìm về cội nguồn chữ Hán’ của Lý Lạc Nghị và Jim Waters (NXB Thế Giới – Hà Nội – 1998) …v.v… Xem nguồn gốc của chữ ngự御bộ sách ta thấy chữ này có mặt rất nhiều trong giáp văn, kim văn và chữ triện – xem nhiều chi tiết trênhttp://www.chineseetymology.org/CharacterASP/CharacterEtymology.aspx?characterInput=%E5%BE%A1
ngo-3


Tại sao lại có rất nhiều vết tích của ngự bộ sách so với chỉ có một dạng chữ triện của ngự bộ mã? Đầu tiên là chữ ngự bộ sách phải có từ lâu, trước khi chữ ngự bộ mã ra đời! Điều này phù hợp với khuynh hướng trung ương tập quyền (định chế, chế ngự …) của các nhóm cầm quyền từ phương Bắc TQ cho tới thời Tần Thủy Hoàng còn cố gắng thống nhất chữ viết – ông còn đốt sách, chôn học trò để đạt được các mục tiêu mà triều đình đặt ra. Tuy nhiên khi đối diện với chữ ngự, có người hiểu là liên hệ trực tiếp đến ngựa nên mới có dạng chữ triện bộ mã. Kiến thức này chỉ hiện diện ở phương Nam (nguồn gốc Ngọ là ngựa) nên càng ngày càng bị đào thải và chữ này trở nên ít dùng. Giả sử chữ ngự bộ mã có mặt rất nhiều trên giáp văn, kim văn, chữ triện … thì tương quan ngữ âm của ngự và ngựa có cơ sở và khó giải thích nguồn gốc phương Nam của Ngọ. Ngoài ra dây cương có nhiều cách viết bằng chữ Hán như cương 韁 bộ cách hay 繮 bộ mịch hợp với chữ cương (cường) hài thanh, đích 靮 bộ cách, khống 鞚 bộ cách, bí 轡 bộ xa … Có chữ nào mở rộng nghĩa để chỉ con ngựa đâu? Tiếng Anh thuộc ngữ hệ Ấn Âu cũng có các danh từ harness (dây ghìm, dây cương, áo giáp …) và rein (dây cương) – khi dùng làm động từ thì mang nghĩa mở rộng là kiểm soát/ tận dụng chứ không mở rộng nghĩa để chỉ con ngựa (horse, tiếng La Tinh là equus).

Nếu nhìn các quá trình mở rộng nghĩa của danh từ trong ngôn ngữ con người, ta thường thấy là từ giai đoạn cụ thể tiến tới giai đoạn trừu tượng, từ chi tiết đến tổng quát (tự nhiên) : thí dụ như hãi 駭 viết bằng bộ mã hợp với chữ Hợi hài thanh chỉ dáng (hình ảnh cụ thể) con ngựa sợ (hãi) – nếu lý luận là từ chữ hãi (sợ hãi, trạng thái tinh thần, trừu tượng – như kinh 驚 ) ta sản xuất ra chữ ‘hãi’ ‘kinh’ là con ngựa (cụ thể, vật chất) thì e rằng không hợp với tiến trình tự nhiên cho lắm! Đây là một cái bẫy thường gặp trong lý luận về nguồn gốc : giai đoạn nào có trước – trứng hay trứng gà?

7. Thanh ngã của Ngũ và nặng của Ngọ đáng chú ý : theo Từ Nguyên (trích Khang Hy) Ngọ đọc là nghi cổ thiết – thượng – mỗ (mụ 姥) vận – nghi (疑). Các thanh ngã và nặng đều phù hợp với âm vực trầm (trọc) vì có phụ âm đầu là ng- (hữu âm, trọc âm). Đa số các từ HV có thanh thứ 3 (third tone, thượng thanh) đều có âm hỏi hay ngã tương ứng (tùy vào phụ âm đầu). Thí dụ như  chŭ (giọng BK bây giờ) là 楚 Sở (nước Sở), gŭ 古 cổ (xưa), kǒu 口 khẩu (miệng), shǒu 守 thủ (giữ), rŭ 汝 Nhữ (sông Nhữ), lĕi 耒 lỗi (cái cầy), nŭ 弩 nỗ (cái nỏ, ná), wŭ 舞 vũ (múa), tŭ 土 đỗ, thổ, đổ (đất), mŭ 母 mẫu (mẹ) …v.v… Nhưng trong trường hợp Ngũ hay Ngọ, ta lại thường dùng thanh nặng hơn cho thấy liên hệ Ngọ và wǔ đã có từ xa xưa và có thể là tàn tích của thanh nặng từ âm ngựa so với các âm ngừa và hứa. Các thí dụ khác là mộ 墓 (mù giọng BK bây giờ) còn có các dạng khác là mồ, mô và mả trong tiếng Việt; Ná hay nỏ liên hệ đến nỗ 弩 (nŭ giọng BK bây giờ)  … Các từ này đều cho thấy thanh điệu thuộc cả hai âm vực và do đó mộ và nỗ (sau khi so sánh với các ngôn ngữ khác như Mường, Mnong, Khme…) có khả năng là ngôn ngữ phương Nam nhập vào tiếng Hán vào thời Tiên Tần như tên 12 con giáp. Một điểm đáng ghi nhận ở đây là Từ Nguyên (Thương Vụ Ấn Thư Quán, Bắc Kinh – 2004) trong phần giải thích từ Ngọ không ghi nhận một liên hệ gì đến loài ngựa; Nhưng Khang Hy có ghi ‘… [Vận Hội] mã thuộc Ngọ…’. Trong Thi Kinh – Tiểu Nhã 詩經 -小雅  có viết  “…Cát nhật Canh Ngọ , tức soa ngã mã吉日庚午,即差我馬 ….” (ngày tốt là Canh Ngọ, phải tìm ngựa cho ta) có hàm ý rằng Ngọ liên hệ đến ngựa. Đó chỉ là một mối dây liên hệ của Ngọ và ngựa từ thời Khổng Tử tuy không có các ghi nhận rõ ràng và có hệ thống hơn như vậy! Đến thời Đông Hán, Vương Sung trong Thiên Sinh Luận mới ghi nhận cả nhóm thập nhị chi và biểu tượng 12 con giáp như TQ đang dùng hiện nay.

8. Tác giả Paul Schneider trong tầm nguyên tự điển ‘Dictionnaire Historique des Ideogrammes Vietnamiens’ (Nice – 1992) cho rằng ngựa có nguồn gốc (Hán) là Ngọ, cũng như tác giả An Chi … Tuy nhiên tác giả Lê Ngọc Trụ lại không có ‘ý kiến’ như thế trong cuốn ‘Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam’ (NXB Thành Phố HCM – 1993). Bài viết này cho thấy Ngọ có nguồn gốc là ngựa chứ không phải ngược lại! Vấn đề oái ăm là danh từ ngựa nhập vào tiếng Hán Cổ (thành Ngọ, từ Việt Hán) nhưng khi văn hóa TQ khởi sắc (thời Tần, Hán … thời Đường Tống) thì Ngọ lại nhập ngược vào tiếng Việt (và các nước chung quanh) cũng như đa số các từ Hán Việt khác, mà ít người nhận ra được nguồn gốc Việt (Cổ) của chúng. Đây là một động lực chính thúc đẩy người viết soạn ra loạt bài “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp” để đặt lại vấn đề cho thêm phần chính xác.

Nguyễn Cung Thông


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Đây Thăng Long..Đây Hà Nội:

ĐÂY ! HÀ NỘI NGÀN NĂM VĂN HIẾN ĐÓN XUÂN


Chỉ có những kẻ ngu dốt mới "áp bức" di tích LS đã xếp hạng bằng hàng đống những thứ xanh đỏ rất mất trật tự và phản văn minh thế này. 
Chụp Ô quan chưởng , HN , sáng 28 Tết.
Ảnh và lời bình của Họa sĩ Lê Thiết Cương

Trang trí hai bên tượng đài Lý Thái Tổ chỉ là hai cái MẶT NGỰA. 
Giá mà thêm hai cái ĐẦU TRÂU nữa thì mới trọn bộ, các ông văn hóa Hà Nội ơi

Đỏ choét đèn lồng Tàu trên lối vào Chùa Trấn Quốc.
 Lê Khánh Thiện, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Và đây là hình ảnh ở Hà Nội 2 (còn gọi là Hà nhì):

1- Thị xã Sơn Tây chiều 27 Tết 


 2- Thị trấn Vân Đình - huyện Ứng Hòa:



3- Thường Tín - dọc quốc lộ 1:

Và không kém cạnh, các tỉnh bạn: Hòa Bình - Long Xuyên - Hưng Yên - Nghệ An

1- Long Xuyên:

2- Hòa Bình:

3- Hưng Yên:

4- Trên quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh (Vinh):
Một số hình ảnh những phố đền lồng rực rỡ trên phố Vinh do PV Lê Việt - Nguyễn Duy - Báo Dân Trí ghi lại: 
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...
Chen chân trong chợ mua sắm đồ bên những dãy đèn lồng bắt mắt đẹp...

Xin cảm ơn các bạn: Hưu Khiêm, Lê Dũng, Đình Hiệp, Vinh Trần...
đã chụp được những bức hình trên


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Châu Á bước vào năm ‘mã đáo’ – cơ hội và thách thức cho người cầm cương

Năm Giáp Ngọ với hình ảnh con ngựa - biểu tượng đại diện nguồn năng lượng dương tràn đầy sức mạnh được coi là năm của sự tái sinh sau khi bước qua năm Tỵ âm trầm. Trên tờ Huffington Post thầy phong thủy Debra Duneier cho rằng, năm nay sẽ là năm của một nguồn năng lượng mới dâng tràn, là năm của sự tái sinh, “mã đáo thành công”. Vì vậy, đừng ngần ngại với những kế hoạch của mình trong năm nay.

Song Mã tung vó. Tranh sơn dầu của Họa sỹ Đỗ Đức
Sở dĩ, Giáp Ngọ được coi là khởi sinh bởi Giáp thuộc hành Mộc, đứng đầu trong Thiên can và có thể nhóm được mồi lửa tương trợ cho Địa chi là Ngọ thuộc hành Hỏa. Đối với kinh tế, năm Ngọ trong chu kỳ 12 năm không cho thấy sự lạc quan tuy nhiên chu kỳ 60 năm lại mang đến hi vọng cho chỉ số chứng khoán. Hoo, người có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phong thủy dự đoán thị trường chứng khoán không quá ổn định song sẽ mang đến nhiều cơ hội gặp gỡ bạn mới hay khai phá những thị trường chứng khoán tiềm ẩn trong năm Giáp Ngọ. Ngoài ra, những ngành liên quan đến yếu tố mộc và hỏa như lâm nghiệp và dầu khí sẽ phát triển mạnh. Thầy phong thủy Debra Duneier chuyên gia tư vấn phong thủy thuộc Green Associate đánh giá đầy lạc quan, năm 2014 sẽ là năm tràn đầy năng lượng và chứa đựng nhiều bất ngờ.
 
Tính theo đúng 60 năm Hoa Giáp, năm Giáp Ngọ gợi nhớ về chu kỳ chiến tranh tại khu vực châu Á như năm 1954 tại Điện Biên Phủ hay 1894 là cuộc chiến tranh Trung – Nhật đầu tiên. Bởi vậy, bất ổn Hoa Đông, hay Biển Đông chính là điểm nhạy cảm trên lưng ngựa, Alion Yeo nhà phong thủy học người Hong Kong bình luận trên Reuters.
Tuy nhiên, những bất ngờ này cũng ẩn chứa xung đột đặc biệt là trong chính trị và ngoại giao quốc tế. Bình luận về quan điểm này trên tờ Reuters, thầy Raymond Lo cho rằng, Giáp Ngọ là năm Dương Mộc và đối với những ai đã theo đuổi nguyên tắc sống, đấu tranh cho lý tưởng của mình thì họ sẽ đi đến cùng. Bởi vậy, những cuộc thương lượng và thỏa hiệp sẽ vô cùng khó khăn, đặc biệt tại những quốc gia vừa có đà tăng trưởng nước đại những ẩn chứa đầy bất ổn kinh tế.
 
Trên thế giới hiện đang có 3 nhà lãnh đạo sinh năm Giáp Ngọ đặc biệt nổi tiếng là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, tại châu Á và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại châu Âu. Ông Abe được đánh giá là con ngựa nòi dòng dõi chiến bình Shogun khi quay trở lại chính trường ngoạn mục, văn võ toàn tài khi vừa bắn được 3 mũi tên kinh tế mang tên Abenomics, vừa thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia và có thể sửa đổi Hiến pháp, cởi trói Nhật Bản thoát ra khỏi lịch sử chiến tranh tội lỗi.  Còn Thủ tướng Angela Merkel người 5 lần đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí uy tín Forbes bình chọn đang tiếp tục phải dẫn dắt nước Đức kéo châu Âu trăm mối bề bộn. Trong khi đó Tổng thống François Hollande người cũng sinh năm 1954 lại trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới không bởi tài năng lèo lái nước Pháp mà vì cú ngã ái tình ái từ trên mối quan hệ với nữ diễn viên Julie Gayet dẫn đến cuộc chia tay với Đệ nhất phu nhân Valerie Trierweiler.
 
Năm Ngọ cũng báo hiệu những vụ cháy theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa đen là những tiềm ẩn đối với thảm họa núi lửa phun trào, các vụ cháy rừng, cháy công xưởng. Nghĩa bóng thì ngược lại, những đợt “cháy” trên thị trường chứng khoán lại dấy lên hi vọng nền kinh tế khởi sắc. Bước chạy nước đại sẽ dành cho những ai chuẩn bị sẵn cho thời cơ nhưng sẽ là mối nguy cho những người kiệt sức cố ngoi lên sau những cuộc giao tranh kinh tế, chính trị từ năm Nhâm Thìn, Quý Tỵ. Bởi vậy những người này khi lộ đầu cũng dễ rơi vào “tuần không” hữu danh vô thực. Trong rủi sẽ có may bởi Giáp Ngọ sẽ là năm càn quét những tồn dư, yểu tật còn sót lại trong năm 2013. Bởi vậy, hi vọng để dành lại cho những người kiên tâm, lương thiện, không ngại khó khăn nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội trong làm ăn cũng như sự nghiệp.
 
Còn đối với người đàn ông làm lãnh đạo trong gia đình, năm nay cũng là năm quyết định cho gia đình nhỏ của mình khi biết tận dụng nguồn năng lượng mạnh mẽ của loại ngựa để hâm nóng cuộc sống vợ chồng, chớp lấy thời cơ đưa ra những quyết định quan trọng trong kinh tế, tài chính nhằm đảm bảo cho gia đình yên ấm, thịnh vượng. Và mặt khác, năm Ngọ cũng là thách thức đối với các quý bà khi phải cầm cương thật chặt các bậc phu quân đang chực “tung vó” trong năm Ngọ hừng hực lửa.
 
 “Hãy thắt dây an toàn thật chặt bởi vì ngựa sắp phi nước đại”. Mỗi năm sẽ đi cùng với một con giáp, mỗi con giáp lại biểu tượng cho sức mạnh khác nhau. Năm Giáp Ngọ mang lại năng lượng Mộc - năng lượng của sự tái sinh và phát triển. Loài vật phi nước đại này sẽ lấy nguồn năng lượng này và mang nó đi với tốc độ ánh sáng vào ngày 31/1 (tức mùng 1 Tết).
 
Một số mẹo để tăng năng lượng trong năm Giáp Ngọ trong Tết Nguyên đán:
- Mặc trang phục màu đỏ, màu của sự thịnh vượng và sự phong phú 
- Trang trí hoa tươi trong nhà
- Mở một cửa để cho năng lượng tươi mới tràn vào nhà 
- Đặt năm quả cam xung quanh nhà, một quả đặt ở giữa nhà, bốn quả đặt ở bốn hướng để đón may mắn 
- Đặt tiền trong phong bì màu đỏ và lì xì các tờ tiền có số 5 sau thời khắc giao thừa.
 
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thiên đường cuối cùng cho Assad


Assad rất có thể sẽ là tổng thống cuối cùng của Syria trong thập kỷ này và vài thập kỷ tới phải tự kết thúc quyền lực của mình bởi phản quyền lực từ nhân dân.
Bóng tối
Thời gian luôn là một ẩn số đầy dư vị ngọt ngào nhưng cũng xen lẫn hương vị của thần chết đối với Assad. Thời gian trôi đi mau lẹ, nhưng tháng nào cũng có thể là cái mốc cuối cùng trong cuộc đời ông ta. Giờ đây, bóng tối là tất cả những gì mà Aassad lo sợ, khi người đi trước ông ta là Kadafi đã kết thúc cuộc sống một cách không mấy may mắn trong một cống ngầm.
 
Nhưng dù sao, ngay hiện tại vẫn chưa phải là thảm họa. Niềm an ủi còn lại cho Assad đến từ sai lầm trong một đoán định trước đây của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, khi bà tuyên bố về số phận của chế độ Assad chỉ còn được tính bằng ngày. Thái độ sốt ruột của người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ là hoàn toàn có thể hiểu được về quan điểm chính trị lẫn tình cảm cá nhân, nhưng có lẽ cho đến thời điểm đưa ra tuyên bố ấy, bà cũng chẳng thể biết được cuộc nội chiến Syria lại kéo dài cho đến đầu năm 2013 mà phần thắng chỉ từ từ nghiêng về phe đối lập.
 
Thậm chí, trong khi Assad vẫn tồn tại thì Hillary lại đã rời khỏi chính trường quốc tế.
 
 
Đến thời điểm này, cuộc nội chiến Syria đã gấp gần ba lần thời gian của cuộc nội chiến Libya, tương ứng với số người thiệt mạng cao gấp đôi. Và cũng như tình hình kém khả quan ở Libya vào tháng 8/2011, vào lúc này giới bình luận chính trị và người dân ở Syria này không dám hy vọng sâu sắc về triển vọng cuộc nội chiến tại đất nước này sẽ sớm được kết luận.
 
Trừ khi có được một tác động quốc tế đủ lớn… Tác động đó là gì?
 
Nga
Điều khác biệt rất rõ giữa hai cuộc chiến đề cập ở trên là sự xuất hiện của khối quân sự Bắc Đại tây dương NATO ở Libya, và tình trạng trống vắng hoàn toàn về can thiệp quân sự ở Syria.
 
Cho tới nay, dù bị lên án khá nhiều về hoạt động can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ lực lượng đối lập với Kadafi, nhưng tất cả mọi người đều phải thừa nhận rằng nếu không có NATO, không biết cuộc nội chiến Libya sẽ còn kéo dài bao lâu và dẫn đến tổn thất bao nhiêu sinh mạng nữa.
 
Tàu chiến Nga đậu ngoài khơi Syria từ tháng 7/2012.
 
Tuy thế, người Nga đã trở thành một vật cản đối với NATO trong vấn đề Syria, khác hẳn với lần họ bị phương Tây qua mặt ở Libya. Quan điểm khá cứng rắn của Putin và giới ngoại giao Nga đã khiến cho Mỹ và NATO không thể tỏ ra phóng khoáng đối với kế hoạch dội bom vào thủ đô Damascus nhằm gây sức ép nặng nề đối với Assad. Tình thế giằng co như thế đã kéo dài suốt gần một năm qua, và chỉ có dấu hiệu tạm ngã ngũ khi Nga buộc phải khuyến cáo kiều dân của mình rời khỏi Syria trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.
 
Mặc dù Tổng thống Nga Putin từng khẳng định hồi cuối năm 2012 rằng ‘Không cứu Assad bằng mọi giá’, nhưng bất ngờ, vài ngày trước, Nga tuyên bố chuẩn bị tập trận hải quân lớn nhất lịch sử ở Địa Trung Hải. Động thái tiếp theo là tập hợp tàu chiến ở ngoài khơi Syria. Theo tin mới nhất ngày 14/1, có thể Tổng thống Assad cùng gia đình đã rời khỏi Syria và ẩn náu trên một tàu chiến được Nga hộ tống, chỉ trở về đất liền khi cần phải xuất hiện.
 
Đây là diễn biến bất ngờ của cuộc chiến vì mới 2 tuần trước, tưởng rằng ông Assad đã không còn bấu víu được vào cánh tay nào sau khi Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, nhập viện điều trị ung thư. Hồi tháng 11/2012, Assad từng lén lút đặt vấn đề xin tị nạn ở một số quốc gia Trung Đông và ở châu Âu nhưng đều bị từ chối, trước khi tính đến Venezuela.
 
Sẽ là địa ngục!
Đặc trưng của cuộc nội chiến Syria, nếu chỉ xét về nội bộ, là không khác mấy với quá khứ ở Libya. Ban đầu mới chỉ lác đác, nhưng dần dần đã hình thành cả một làn sóng đào ngũ, mà thực chất là phản chiến, của các tướng tá thuộc chính quyền đương nhiệm.
 
Tại Syria hiện nay, dường như Assad không còn một thủ hạ nào để tin cậy. Thậm chí gần như trái ngược, bất cứ người nào được coi là thân tín cũng có thể ra tay sát hại ông ta nếu tình thế cho phép. Tin đồn Tổng thống Syria cùng gia đình trốn lên tàu chiến ngoài khơi cũng xuất phát từ những tin tức trước đó về việc phe nổi dậy đã tính đến chuyện ám sát Asssad để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến, thay vì phải tổ chức tấn công vào Damascus.
 
Dĩ nhiên, việc Nga can thiệp bất ngờ đã làm thay đổi những tính toán trên. Mục đích của việc này không ngoài ý định buộc phe nổi dậy phải tiến hành đàm phán, điều mà họ luôn từ chối cho đến nay.
 
Hành động này cũng khiến cho số phận Assad có thể khác với Kadafi. Tuy nhiên, kết cục ngày hôm nay đã được định đoạt bằng chính bàn tay của nhân dân Sirya mà không cần đến sự can thiệp của NATO hay một lực lượng nào khác của phương Tây.
 
Assad - kẻ đại diện cho một thế hệ lãnh đạo chuyên quyền, độc tài, gia đình trị và tham nhũng, rất có thể sẽ là tổng thống cuối cùng của Syria trong thập kỷ này và vài thập kỷ tới phải tự kết thúc quyền lực của mình bởi phản  quyền lực từ nhân dân.
 
Thiên đường cuối cùng cho Assad, vào khoảng thời gian cuối cùng của ông ta, lại không phải trên mảnh đất Syria.
 
Còn sau đó sẽ là địa ngục...
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

10 phong tục đón năm mới kỳ lạ nhất trên thế giới


Theo khảo sát của mạng xã hội Badoo có 10 phong tục đón năm mới lạ trên thế giới, trong đó “đón năm mới tại nghĩa trang ở thành phố Talca, Chile” dẫn tốp đầu.
Đón năm mới kỳ lạ nhất
Chúc mừng năm mới
Qua đêm ở nghĩa trang để mừng năm mới.
Phong tục đón năm mới tại nghĩa trang ở thành phố Talca bắt đầu hình thành năm 1995 khi một gia đình nhảy qua hàng rào nghĩa trang để vào đón năm mới cùng người cha quá cố. Sau này, phong tục ngày càng lan rộng trong cộng đồng Talca nên cứ vào mỗi đêm giao thừa là người dân tập trung tại nghĩa trang để đón tết cùng người thân đã mất.
2. Cố gắng nghe tiếng động vật nói chuyện với nhau. Nếu không nghe được, đó là điềm may (Romania)
Chúc mừng năm mới
Nói chuyện với động vật. Nguồn: Thinkstock.
3. Đập bánh mì vào các bức tường để xua đuổi tà ma (Ireland)
Chúc mừng năm mới Iceland
4. Ném đồ đạc hư hỏng ra cửa sổ (Johannesburg, Nam Phi)
Đón năm mới Nam Phi
Đón năm mới với tục ném đồ đạc, nội thất hư hỏng ra khỏi nhà (quận Joburg, thành phố Johannesburg, Nam Phi).
5. Mang theo một cành cây và nhảy vào hồ nước đóng băng (Siberia, Nga)
Đón năm mới ở Nga
Nhảy xuống hồ nước đóng băng để đón năm mới (Nguồn: Thinkstock) Đón năm mới hài hước nhất
1. Một buổi hôn tập thể vào đêm giao thừa (Venice, Ý)
Đón năm mới bằng nụ hôn ở Ý
Hôn tập thể (Ảnh minh họa: indiatoday.intoday.in)
2. Mặc đồ lót màu đỏ, một biểu tượng của may mắn (Tây Ban Nha, Ý và Mexico)
Đón năm mới 2014 ở Tây ban Nha
Mặc đồ lót màu đỏ để nhận may mắn vào năm mới (Nguồn: Thinkstock)
Họ thường mặc đồ lót màu đỏ, vàng và các màu sáng khác qua giao thừa để tóm được may mắn trong năm mới.
Người ta cũng tin rằng phong tục này giúp họ tìm được bạn tình. Màu đỏ nghĩa là một cuộc sống tràn ngập tình yêu và màu vàng thể hiện khát vọng kiếm tiền và của cải. Ước mơ của dân địa phương được thể hiện qua đồ lót.
3. Chơi đùa, hắt nước vào nhau trong 3 ngày liền (Thái Lan)
Đón năm mới Thái Lan
4. Người dân huơ quả cầu lửa trên đầu và diễu hành trên đường phố (Scotland)
Chúc mừng năm mới 2014 Scotland
Tại Scotland dịp năm mới có một lễ hội rất nguy hiểm tên là Hogmanay. Lễ Hogmanay là lễ hội chào mừng năm mới, diễn ra vào 31/12 hàng năm. Trong dịp này, đàn ông sẽ diễu hành qua các con phố trong khi vẫn giữ trên tay các quả cầu lửa đang cháy rừng rực.
Các quả cầu lửa liên tục được trao qua lại trên đầu họ. Theo người địa phương, những quả cầu lửa sẽ đem tới sự trong sạch và ánh dương. Lễ hội này có từ thời Viking.
5. Đánh nhau với láng giềng để giải quyết những tranh chấp cũ (Peru).
Hoàng Nguyên (Tổng hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Ở VN, mọi thứ đều giả, chỉ có nói dối là thật”


Nói dối là nói điều không thật: Bịa đặt, phao truyền, xuyên tạc, để nói xấu, vu khống, chụp mũ, bôi bẩn - hoặc tráo trở, đổi trắng thay đen, “nhổ rồi liếm” là thủ đoạn trong đấu trường chính trị hoặc của kẻ phản phúc, của phường vô ơn, ăn cháo đá bát, có thể xảy ra trong bất cứ xã hội nào trên thế giới. 
Tuy nhiên - trong xã hội Việt Nam hiện nay, điều nầy trở thành một căn bệnh trầm kha, lan tràn khắp nước, khắp mọi lãnh vực, mọi cơ quan, mọi lứa tuổi. Bệnh dối trá đang hoành hành thống trị cả nước ta...


Hai mươi năm (1954-75) ..phịa ra những chuyện hoang đường như chuyện “miền Nam nghèo khổ không có chén ăn cơm”, “xe tăng địch làm bằng giấy”, “cháu ngoan bác Hồ dùng súng trường, một mình bắn hạ 6 tàu bay “con ma” của địch” v.v... để giáo dục nhồi nhét vào đầu trẻ con và tuyên truyền trong quần chúng... Trẻ con in trong trí. Người lớn tin bằng lời.

Bởi vì - “nói dối, nói dối mãi, người ta sẽ tin”. Câu chuyện Tăng Sâm giết người trong sách QVGKT là một bằng chứng: Lần thứ nhứt có người nói Tăng Sâm giết người. Mạnh mẫu không tin. Lần thứ 2, không tin. Lần 3, bà mẹ Tăng Sâm hoảng hồn bỏ chạy... Adolf Hitler áp dụng những phương pháp trị dân trong quyển “Mein Kampf” (Mon combat) - do chính ông là tác giả: “Nói dối nhỏ, người ta không tin - nói dối lớn, nói mãi, người ta sẽ tin”.

Nói dối, gian trá, lừa dối đã được các giới nghiên cứu đến mức tinh vi... được nâng lên hàng sách lược trị dân. Ông Hà nhân Văn - một nhân sĩ tại hải ngoại nhận xét về sự nói dối: “Nói láo không ngượng miệng, không biết hổ thẹn, không biết liêm sĩ... Nói láo như là 1 phản ứng của con chó Pavlov, để ngụy tạo sự “tự nguyện” là sở trường. Nhưng khi bị lật tẩy, thực tế được phơi bày thì phải sử dụng phương án 2 là bạo lực. Bỏ sở trường, dùng sở đoản”.

Vua nói dối, quan nói dối - dân cũng phải nói dối - nói dối từ trên xuống dưới - nói dối ở mọi cấp, mọi ngành - nói dối trong học đường, ngoài xã hội, trong sự đối xử với nhau. Nói dối để làm ăn, để giao dịch - để thăng quan tiến chức, cả đến trong sự đối xử nhau trong cuộc sống hằng ngày. Trong một xã hội, mọi người đều nói dối, mà mình ngay thật, thì thật khó sống? Rốt cuộc người ngay thật nhất cũng phải nói dối - nói dối để sống còn. Về chuyện nầy, ông Khổng có nói một câu nói rất hay: “Ở chung với người bất lương thì như đi vào chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết hôi tanh vì mình đã hóa hôi tanh rồi vậy”. Sống trong một xã hội nói dối, lâu ngày mình cũng thành người nói dối mà không biết, vì mình đã hóa người nói dối rồi!

Xã hội Việt Nam bây giờ - “giả dối lên ngôi, đạo dức suy đồi” - đến ông Bộ Trưởng Giáo dục Nguyễn thiện Nhân cũng phải lên tiếng công nhận “Đạo đức trong gia đình Việt Nam đồng nghĩa với sự dối trá”. Thầy dối trá thầy, trò dối trá trò - quản lý giáo dục báo cáo láo, nạn mua bằng bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước hiện đang là một đại họa cho nền giáo dục Việt Nam. Thậm chí đến trong gia đình cha con, chồng vợ cũng dối nhau, vì không tin nhau, nói dối như là một phản ứng của con chó Pavlov. Việc chính trị hóa nền giáo dục đã tạo cơ sở cho sự DỐI TRÁ đang làm bá chủ đất nước. Xin hãy nghe những nhà trí thức, nhà văn, nhà báo, bloggers, diễn đàn trên mạng trong nước lẫn ngoài nước, các đài quốc tế..

Nói láo từ A tới Z:

Hầu hết những trí thức, nhà văn, nhà giáo có lương tâm, những ai còn nghĩ đến tiền đồ Tổ Quốc Việt Nam, đều lên tiếng về một xã hội dối trá đến cùng cực: Giả dối từ A đến Z: Ông giáo sư Trần kính Nghị từ Hà nội mỉa mai: “Ở VIỆT NAM, MỌI THỨ ĐỀU GIẢ, CHỈ CÓ NÓI DỐI LÀ THẬT”. Một giáo sư khác từ Huế - ông Hà văn Thịnh, nói: “Tình trạng giả dối ở Việt Nam lan tỏa từ A đến Z. Trong bản chất, xã hội Việt Nam có SỰ GIẢ DỐI, ÍCH KỶ, VÔ CẢM VÀ TÀN NHẪN. Đó là những biểu hiện văn hóa Việt Nam hiện nay. Người ta giả dối từ A đến Z, từ trên xuống dưới, ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa sao thì lừa, muốn tự tung, tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được”

Căn bệnh trầm kha:

Nói dối đã trở thành CĂN BỆNH TRẦM KHA. Nhà văn Nguyên Ngọc không giấu được sự cảm xúc của mình: “Một trạng thái chán chường sâu sắc và mênh mông về đạo dức xâm chiếm mọi người. Tâm trạng chán chường trước sự sa sút về đạo đức phát sinh từ một căn bệnh cứ vây kín quanh mình, va vào đâu cũng gặp, dưới mọi kiểu, trắng trợn hay tinh vi - ĐÓ LÀ SỰ GIẢ DỐI”. Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhứt, chí tử nhất, toàn diện nhứt của xã hội ta là BỆNH GIẢ DỐI”.

Trong một tham luận nổi tiếng của nhà văn Trần Mạnh Hảo đọc tại Đại hội nhà văn lần thứ XIII - ông nói rằng: “Ông cha chúng ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, để bảo vệ đất nước. Tất cả các thứ giặc kể trên cộng lại cũng không ghê gớm bằng giặc NÓI DỐI đang tàn phá Tổ Quốc, giống nòi ta”.

Nhiều đảng viên, tuổi đảng cao hơn tuổi hai cuộc chiến tranh tại Việt Nam, đặc biệt là ông Nguyễn Khải, cuối đời rất đau xót mà phải lên tiếng về sự dối trá toàn diện của xã hội Việt Nam trong quyển sách “Đi tìm cái tôi đã mất”: “Nói dối hiển nhiên không cần che đậy (bỏ một đoạn)... Nói dối lem lém, nói dối lì lợm nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì không có ai hỏi lại.”(Nguyễn Khải - Đi tìm cái tôi đã mất)

Tướng Trần Độ cũng nhận xét về xã hội Việt Nam hiện nay: “Đặc điểm bao trùm .... xã hội hiện nay là NÓI LÁO - nói một đàng làm một nẻo. Lãnh đạo lừa dối, cán bộ lừa dối, làm ăn giả dối, giáo dục giả dối, đến gia đình cũng lừa dối nhau”(Trần Độ - Nhật Ký Rồng Rắn)

Tại sao?
(........... bỏ đoạn này.........)
Để củng cố bộ máy, trị dân có sách lược, các lãnh tụ thế giới đều thuộc lòng tư tưởng của 2 tác phẩm nổi tiếng sau đây:

1.- “The prince” của NICCOLO MACHIAVELLI, xuất bản năm 1613, Machiavelli viết: “Vì con người vô ơn hay thay đổi, phản phúc khi có quyền lợi, hèn nhát và tham lam, nên tạo sự sợ hãi thì an toàn hơn là tạo sự yên thương”. Theo tác giả, phép trị dân không thể dùng tình thương để cảm hóa vì con người thường vô ơn và hay phản phúc, nên phải dùng bạo lực sắt máu cho dân sợ hãi mà phục tùng. Bạo lực phải đi đôi với nói dối. Nói dối phải đi kèm với sự bưng bít và bạo lực. Nói dối không đi kèm với 2 điều kiện nầy thì nói dối dễ bị khám phá, bị lật tẩy - và vô hiệu. Bạo lực mà không nói dối thì chỉ là bạo lực của chế độ độc tài phong kiến, dễ bị lật đổ. Muốn cho dân tin thì phải nói dối. Và “Phải làm cho dân vừa yêu, vừa sợ. Nếu không thể làm cho dân yêu mến thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi, để họ không bao giờ có ý nổi loạn. .. luôn luôn biến động thay đổi không ngừng, biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh và vô cùng linh động làm lan tỏa chân rết đến mọi ngỏ ngách của xã hội, kiểm soát cái dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân”.(Bài nói chuyện trong buổi họp kiều vận của một cán bộ cao cấp tại hải ngoại). Nguồn: Việtland.

2.- “Mein Kampf” (Mon combat) xuất bản ngày 18-Juillet 1925 tại Đức và 1934 - do dịch giả André Calmettes, nhà xuất bản Les Nouvelles Editions Latines Paris, ấn hành 1934. Sách được dịch ra 16 thứ tiếng và bán được từ 1924 đến 2008 là 80.000.000 quyển. (Nguồn: Vikipedia). Theo đó - Hitler sử dụng những phương pháp tẩy não con người, để bắt con người phải phục tùng tuyệt đối. Một phương pháp đặc biệt trong sách lược trị dân là NÓI DỐI: “Cứ nói dối, nói dối mãi, người ta sẽ tin”.

Vì muốn nắm quyền lực lâu dài, 2 tác phẩm trên đây chắc chắn là sách gối đầu giường của các lãnh đạo thế giới. Ngoài ra - các nhân vật lịch sử nổi tiếng độc tài như Napoleon đệ nhứt, tàn bạo như Tần thủy Hoàng, tài ba như Ngô Khởi, Quản Trọng và ghê gớm như Vệ Ưởng - một kỳ tài, tác giả của “Ngũ gia liên bảo” và hình luật tố cáo nhau vô cùng tàn khốc đời chiến quốc - chắc chắc sẽ được Mao  nghiên cứu rút tỉa những phương sách và kinh nghiệm trị dân bằng bạo lực và nói dối.

Nhìn lại các chế độ tại Liên Xô, Nam Tư, Đông Âu, Trung Quốc, Bắc Hàn v.v... sách lược trị dân đều là NÓI DỐI VÀ BẠO LỰC. (......).

Chính Tổng bí Thư M.Gorbachev xác nhận: “Tôi đã bỏ nửa cuộc đời đi theo lý tưởng, nhưng hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng chỉ biết nói dối và tuyên truyền”.

Còn ai biết rõ hơn ông Trùm Liên Xô?

Đạo đức suy đồi, Văn hóa xuống cấp...

Đạo đức xuống dốc thê thảm dìm xã hội trong sự hỗn loạn, trong tệ trạng chưa từng thấy. Nhan nhãn hằng ngày trên mặt báo, các diễn đàn trên mạng, các bài phóng sự từ trong nước gửi ra, hình ảnh xác thực trong you tube, các bài của những người về nước chứng kiến tại chỗ.

Bộ mặt xã hội:

Tại Việt Nam hiện nay, ngày nào cũng cướp, cũng giết, cũng có những tội phạm xã hội khủng khiếp. Nó lan tràn khắp nước, không còn là một hiện tượng riêng lẻ mà toàn bộ hệ thống xã hội.

Những vụ chặt tay cướp xe, đâm người cướp của giữa đường phố, xông vào tiệm vàng cướp giựt, xông vào nhà bắt trói gia chủ cướp của giữa ban ngày, thậm chí trộm một lúc 11 xe gắn máy tại một chung cư... (Văn Quang - Thời Báo). Nạn gã gẫm phụ nữ, trẻ em vị thành niên bán vào các động mãi dâm ở Kampuchia, Ma cau... Nạn buôn phụ nữ, bắt cởi trần truồng cho mấy thằng Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan ngắm nhìn sờ mó để tuyển chọn.. Phụ nữ Việt bị để trong lồng kiếng bán đấu giá tại Mã Lai, trên bích chương bán công khai tại Đại Hàn. Đó là một quốc nhục chưa từng thấy. Nhân phẩm người phụ nữ Việt xuống cấp như một món hàng bày bán ngoài chợ... Những sự thật sờ sờ ra đó - ngày nay không còn ai nghi ngờ gì nữa.

Ở học đường, giáo dục bị chính trị hóa. Học sinh không được giáo dục những giá trị nhân bản về tinh thần, về quốc gia dân tộc, về đạo đức làm người. Chỉ có một loại đạo ...Chính sách giáo dục hủy diệt văn hóa truyền thống của ông cha, tạo ra những hậu quả hỗn loạn, học sinh đánh đập, đâm chém nhau đổ máu, một nhóm học sinh đứng ngoài vỗ tay cổ võ (tại trường Ứng Hòa B -Hà Nội), cảnh nữ sinh nắm tóc, xé áo, xô ngã té xuống đất, chửi nhau bằng lời lẽ hết sức thô tục, hạ cấp, một số nữ sinh lạnh lùng ngồi ngó (xem ảnh). Tháng 3 - 2010 - một nữ sinh khác đánh đập rất tàn nhẫn một nữ sinh ngay giữa hè phố, dân chúng đi đường làm ngơ, vô cảm...

Tồi tệ hơn nữa - một Hiệu Trưởng Trung học tên Sầm Đức Xương tại Hà Giang, bắt ép nữ sinh của mình làm gái chơi hiến thân cống nạp cho các quan đầu tỉnh là Nguyễn trường Tô. Chuyện thầy giáo Nguyễn quang Hoàng dùng súng khống chế, cưỡng ép tình dục với nữ sinh tại khách sạn - chuyện một nữ sinh ở Cà Mau khai trước Công An là có quan hệ tình dục với thầy giáo Phạm Thái Tây 2 lần, để được thầy hứa cho tiền và cho biết đề thi để lên lớp... Tại TP mang tên bác, một cô giáo trường Marie Curie phạt một nam sinh 18 tuổi bằng cách sờ ngay vào chỗ kín của cậu nầy. Chuyện động trời như vậy mà H.T Nguyễn Văn Vân lại bao che lấp liếm, cho là “một sai sót nhỏ”. (Tin CTV News). Thật đáng xấu hổ cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Học đường không còn là nơi tôn nghiêm để dạy dỗ học sinh nên người, nơi mà tình phụ tử, tình mẫu tử, tình sư đệ, tình anh em bầu bạn, những giá trị đạo đức truyền thống của ông cha: Nhân, nghĩa, Lễ, Trí, Tín, được giảng dạy trong môn Đức Dục. Nền giáo dục cũ dựa trên Nhân Bản, Dân tộc và Khai Phóng đã bị xóa bỏ... Cho nên những cảnh trên đây xảy ra cùng khắp nước. Không thể ghi hết được.

Học đường nay là nơi buôn bán cấp bằng, bán đế thi, thầy dụ dỗ trò, trò quan hệ tình dục với thầy. Trò với trò đánh nhau đổ máu. Nữ sinh giựt tóc, xô té xuống sân trường, đánh nhau với nữ sinh. Trẻ con nói chuyện với nhau bằng một ngôn ngữ hết sức hạ cấp. Thậm chí, trò nói với thầy bằng câu: “Đéo biết” - thầy hỏi vậy trả lời “đéo” được. Thầy giáo, nhà mô phạm hành xử như một côn đồ, xách dao rượt chém người láng giềng đổ máu phải vào bệnh viện tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tiến sĩ Nguyễn xuân Diện ngao ngán nói rằng: “Những vụ giết người càng ngày càng táo bạo, kẻ ác thủ tuổi đời ngày càng trẻ, cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc ác hơn”.

Nói có sách, mách có chứng. Một cuộc điều tra xã hội của báo chí tại Việt Nam, kết quả như sau: 30 - 40% học sinh tiểu học nhiễm thói lừa dối - 40-50 % hs Trung Học nhiễm thói lừa dối và gian lận - lên Đại Học tăng đến 50-60 %. Càng lên cao càng lừa dối và gian lận. (Đối thoại online ngày 24-7-2007). Ở trường dối gạt thầy, về nhà dối gạt cha mẹ. Cấp 1:20% ; Cấp 2: 25 % ; Cấp 3: 64 %. Càng cao càng thạo nói láo. (RFA online ngày 30-9-2013).

Bộ mặt xã hội nhiễu nhương, trộm cắp giết người, đánh nhau đổ máu xảy ra như cơm bữa - người đối xử với người không một chút tình người, không chút lòng nhân trước cảnh thương tâm bệnh hoạn ngặt nghèo. Mọi người như chực chờ xâu xé nhau. Ra đường, chỉ vì một cái nhìn, một câu nói mà có thể xảy ra án mạng. Con có thể giết cha, vợ giết chồng (cô Văn thị Thủy cùng tình nhân bắt trói ông chồng tên Thanh, rồi dùng giây dù siết cổ đến chết...). Còn việc tham ô, hối lộ, là cách kiếm tiền đương nhiên. Dối trá, lường gạt là tiêu chuẩn giao tiếp, coi pháp luật là đồ trang sức cho chế độ, coi bản án hình sự là món hàng mua bán. Thanh niên thì tôn thờ chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa kiếm tiến kiếm danh bằng mọi giá - tôn thờ thần tượng Michael Jakson, hôn đít ghế ngồi của tài tử Đại Hàn Be Rian. Đó là nhận xét của mục sư Nguyễn trung Tôn (Thanh Hóa). Ngoài sự nói dối - con người trong xã hội VN hiện nay rất lạnh lùng, vô cảm, sẵn sàng vồ xé nhau vì một chuyện cỏn con... một lý do không đáng kể...

Vô Cảm

Tâm lý cầu an, tránh phiền phức trong một nền luật pháp tùy tiện và tham nhũng - người dân không còn tin tưởng nơi loại luật pháp “Tao là luật”, không còn tin tưởng nơi giữa con người với nhau và tự bản thân không được giáo dục những giá trị nhân bản về đạo làm người - nên con người trở nên VÔ CẢM. Trong gia đình vợ chồng, cha con cũng phải e dè - tâm lý dối trá, luồn lọt, làm mọi cách để kiếm tiền, đưa con người đến chỗ vô cảm, vô tâm và tàn nhẫn.

Hình ảnh một người bị cướp giựt cái xách tay làm đổ tung tóe những tờ giấy bạc, những người đi đường bu quanh, tranh nhau giành giựt những tờ giấy bạc mà không một ai ngó ngàng đến nạn nhân đang quằn quại ngã quỵ xuống đất. Mặc kệ... nạn nhân rên siết với cánh tay bị gẩy lìa, máu tuông xối xả... những người đi đường, sau khi giành được vài tờ giấy bạc, rồi lạnh lùng bỏ đi...

Còn các đại gia thân nhân các quan cán bộ giàu có, các vương tôn công tử, những triệu phú, tỉ phú tiền xanh, ở trong những biệt thự cực kỳ sang trọng, đi xe Roll Royce, Cadillac, Ferrari, Mercedes xài tiền như nước, đánh cờ ăn thua cả tỉ VN đồng một ván, ăn phở thịt bò Kobe nhập cảng, cá độ bóng tròn hàng chục ngàn đô la, làm đám cưới cho con rước dâu bằng xe bóng láng đắt tiền dài hàng cây số, mua áo cô dâu tại Paris giá đến 200.000 Euros một chiếc. Họ càng vô cảm hơn ai hết. Không có gì làm cho họ động lòng trắc ẩn, thương xót người nghèo đói, tật nguyền...

Vì vô cảm, không một chút tình người, các đại gia nhẫn tâm thả chó căn chết người ngay giữa thành phố. Còn một bà già nghèo khổ tại Ban Ma Thuột, đi mót hột cà phê bị một đại gia thả cả bầy chó cắn chết... Bầy chó tranh nhau xé xác chết thành từng mảnh, nhầy nhụa... Chủ nhà làm ngơ không can thiệp. Vô cảm đến mức tàn nhẫn, mất tính người. Rồi đến nạn cướp đất làm sân golf, xây khách sạn, cho ngoại quốc thuê dài hạn, cho Trung Quốc lập làng (Thí dụ tại Cà Mau, công Ty sx phân bón lập 1 làng có 5000 người từ TQ sang). Vô cảm đến nỗi mẹ con bà Nguyễn Thị Lài ở Cần Thơ phải dùng sự phơi bày thân thể như là cái vũ khí cuối cùng của người đàn bà, để chống sự cướp đất, nhưng cũng vô hiệu... Công an coi như pha. Vô cảm đến nỗi phải cướp đến phần đất hương hỏa mấy đời của một bà mẹ chiến sĩ, huy chương đầy ngực... Nói tóm lại - sự vô cảm lan tràn khắp nước, khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, từ dân thường đến nhà cầm quyền - từ người nghèo khổ đến kẻ giảu sang....

Cả đến ngành y tế cũng vô cảm, tàn nhẫn còn hơn những ngành khác. Bệnh viện Mắt ở Hà nội đánh tráo thủy tinh thể, khiến cho 3000 bệnh nhân có thể lâm vào cảnh mù lòa. Cảnh bệnh nhân nằm bất tỉnh trước bệnh viện Từ Dũ, không được cứu cấp vì không có tiền nộp... Nói hoài không hết. Viết mãi cũng còn...

Quả là một thời mạt pháp. Thiên hạ sống trong sự giả trá. Đạo đức suy đồi. Văn hóa xuống cấp trầm trọng chưa từng thấy. Con người bị vong thân, tha hóa đến tột cùng. Nhìn đâu cũng thấy con người đối xử với con người, vô cảm, nhẫn tâm và tàn bạo..

Tuy nhiên - đạo đức hiểu theo đạo đức truyền thống, những giá trị luân lý ngàn đời của ông cha để lại... thi hào Tố Hữu:

“Xít ta lin, ông ơi! ông mất đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười”


Đó là đạo đức Cách Mạng. Mà hiểu đạo dức theo nghĩa đạo đức Cách Mạng thì có phải là đạo đức suy đồi không? (........)


Giả định bà Nguyễn thị Đoan còn hiểu đạo đức theo nghĩa cũ, nên bà Phó Chủ Tịch nước CHXHCN, lên tiếng xác nhận một sự thật bất khả phủ nhận: Đó là ĐẠO ĐỨC SUY ĐỒI THÊ THẢM TẠI VIÊT NAM, bà tuyên bố:

“Đạo đức xã hội xuống cấp đến mức báo động - xuống cấp ở mọi lãnh vực, kể cả y đức và giáo dục”: Bạo lực học đường (một học sinh bị đánh chết vì đẹp trai). Niềm tin nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Có nơi, dân tự xử những trường hợp ăn cắp - chỉ vì bắt trộm một con chó mà bị đánh chết. cướp ở thành phố xảy ra mỗi ngày - du đảng, bảo kê lộng hành ở các thành phố lớn.

Còn ai đủ thẫm quyền xác nhận tình trạng đạo đức suy đồi, xã hội tha hóa, hỗn loạn ở Việt Nam, hơn bà Phó Chủ Tịch nước VNXHCN?

Nhà thơ Bùi minh Quốc đau lòng thốt lên 2 câu thơ:

Ngoảnh mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.


Xuân Giáp Ngọ 2014
http://luongtamconggiaovietnam.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang