Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Hoàng Ngọc Hiến nói về 10 điều ngộ nhận về văn hóa hiện nay



      Hoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. Ông vừa từ biệt chúng ta để ra đi vĩnh viễn, nhưng những trăn trở của ông về văn hoá Việt Nam hiện tại đã đặt ra hàng loạt vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực mà những ai đang băn khoăn về văn hoá Việt Nam hiện thời không thể bỏ qua. Những trăn trở của ông sẽ còn mãi với văn hoá Việt Nam hôm nay và mai sau.
      Hoàng Ngọc Hiến đã viết hàng chục bài báo về văn hoá nói chung cũng như về văn hoá Việt Nam, đặc biệt là bài Sức mạnh văn hoá và sự phát triển của văn minh (trường hợp Việt Nam)(Trong Tác phẩm chọn lọc, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2008), thể hiện nỗi niềm trăn trở của ông với tư cách là một nhà trí thức có trách nhiệm đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. Tôi đã đọc hàng chục, thậm chí hàng trăm công trình lớn nhỏ về văn hoá Việt Nam mà các công trình về văn hoá của Hoàng Ngọc Hiến vẫn có nét rất khác biệt không so sánh được, bởi vì chúng vừa có tính lí thuyết vừa có giá trị thiết thực.
     Chúng ta đang bước vào thời kì xây dựng lại nền văn hoá dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và tri thức với nhiệm vụ hiện đại hoá đất nước toàn diện, tiếp nhận và cải tạo, đổi mới nhiều giá trị văn hoá phương Tây và cả của chúng ta. Sau cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài nhiều chục năm với sự đối lập gay gắt về ý thức hệ đã để lại rất nhiều ngộ nhận làm trở ngại cho công cuộc xây dựng văn hoá ấy. Niềm trăn trở thiết tha của tác giả là làm sao nâng cao nhận thức, hoá giải các ngộ nhận để phát triển văn hoá dân tộc bền vững lâu dài. Vấn đề lớn nhất thời đại ngày nay là xử lí mối quan hệ văn hóa Đông Tây. Văn hóa phương Đông cố nhiên là độc đáo, cần được bảo tồn, phát huy. Song văn hóa phương Tây là động lực của tiến bộ. Các nước Đông Á, Đông Nam Á, nước nào biết tiếp nhận văn hóa phương Tây đều tiến bộ, còn ai từ chối phương Tây đều lạc hậu thảm hại. Vấn đề lớn thứ hai là văn hóa dân tộc, văn hóa nhân văn. Ở đây Hoàng Ngọc Hiến tổng kết thành 10 ngộ nhận lớn của thời đại, rất đáng cho chúng ta suy nghĩ.
     Ngộ nhận thứ nhất là tuyệt đối hoá sự khác biệt giữa các ý thức hệ, giữa phương Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo, khẳng định “hòa nhi bất đồng”…mà không thấy sự “đồng nguyên” của chúng ở “luồng nhân bản gốc”, bởi dù khác nhau bao nhiêu giữa chúng vẫn có niềm “quan tâm an sinh và phát triển bền vững”  của con người. Cái “luồng nhân bản gốc” ấy là cơ sở để từ xa xưa dân tộc ta đã biết đến thái độ “khoan hoà”(không đơn giản là khoan dung, bởi khoan dung là thuật ngữ của lí thuyết đa nguyên) của các “giáo” (học thuyết). Ngày nay trong bối cảnh hội nhập không chỉ có “tam giáo”, mà có thể là “lục giáo” “thập giáo” hay nhiều hơn nữa, thì khoan hoà là rất cần thiết. Bởi khoan dung là chấp nhận cái khác mình, còn khoan hòa là có sự hấp thu cái hợp lí trong những cái khác. Ngày nay một số kẻ giáo điều hiện đại mượn lời Khổng Tử nói “người quân tử hòa nhi bất đồng” để bày tỏ thái độ đối với hội nhập, thực chất là một kiểu cố thủ trịch thượng giả dối. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hôm nay trước văn hóa phương Tây mà “làm ra bộ nạn nhân của phương Tây, và phủ định phương Tây” là lỗi thời.
      Ngộ nhận thứ hai là chỉ thấy xung đột văn hoá, xâm lăng văn hoá mà không thấy cộng sinh văn hoá, cơ sở giao lưu các giá trị để các tài năng đột xuất sáng tạo nên các giá trị văn hoá mới của dân tộc như tiếng Việt hiện đại, Thơ Mới, tiểu thuyết 30 – 45…
       Ngộ nhận thứ ba là chúng ta hầu như chỉ quan tâm đến độc lập, tự do dân tộc mà chưa quan tâm đầy đủ đến tự do cá nhân, tự do cá tính, tự do phát triển nhân cách nó là cội nguồn của mọi hoạt động sáng tạo.
      Ngộ nhận thứ tư là nhiều khi đồng nhất chủ nghĩa cá nhân “đạo đức” (chủ nghĩa vị kỉ mà thời nào cũng đáng ghét) với chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”, tức là tinh thần độc lập nội tại của cá nhân, niềm tin vào lẽ phải của mình, ý kiến của mình, giá trị của mình có tác dụng nâng đỡ con người trong mọi hoạt động sáng tạo như là một chủ thể. Sự ngộ nhận ấy là cội nguồn bi kịch trong số phận của không ít nhà văn hoá Việt Nam thời gian tước đây.
      Ngộ nhận thứ năm là thiếu một hình thức sở hữu thích đáng làm nền tảng cho tự do cá nhân, điều mà các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã khẳng định. Trong điều kiện đó chỉ có mốt thiểu số người nắm độc quyền phát triển, còn đa số bị tước đoạt quyền phát triển, vì chỉ mãi chạy lo cơm áo hằng ngày, hao phí không biết bao tài trí vào chuyện sinh hoạt vật chất.
       Ngộ nhận thứ sáu là nặng về coi trọng lập lại pháp luật kỉ cương, những việc ngắn hạn, mà nhẹ quan tâm xây dựng văn hoá lâu dài, mà nhẽ ra cần lấy ngắn nuôi dài thì mới có bền vững.
       Ngộ nhận thứ bảy là trong phát triển văn hoá chúng ta chú trọng phát triển văn hoá phong trào, văn hoá cộng đồng ở mặt vĩ mô, mà ít quan tâm văn hoá vi mô ở gia đình, cơ quan, xóm mạc, trong đó đề cao các “phẩm giá cá nhân”, sự tu thân, tạo nên sự tiếp nối bền vững của đời sống cá nhân, gia đình.  
      Ngộ nhận thứ tám là thường hiểu giao lưu văn hoá Đông Tây một cách hời hợt, hoặc là Âu hoá hoặc là bảo vệ bản sắc dân tộc, mà không thấy sự bổ sung nhau, soi sáng nhau, tạo ra giá trị văn hoá mới. Tác giả nói đến khác biệt cá nhân phương Đông và phương Tây, đến “tình nghĩa” trong ý thức phương Đông, Việt Nam với “nhân quyền” phương Tây, nêu yêu cầu cần “Dân tộc hoá khái niệm nhân quyền”.
     Ngộ nhận thứ chín là đối lập hiện đại hoá với dân tộc hoá một cách không lôgích, mà không thấy sự thống nhất của hai mặt đó, trong đó hiện đại hoá chủ yếu là hợp lí hoá và chủ thể hoá, bao gồm chủ thể hoá cá nhân và dân tộc; tính dân tộc do đó chỉ là một mặt cục bộ của tính hiện đại. Có thể nói rằng bản sắc văn hoá dân tộc là do chính những người nghệ sĩ dân tộc tạo ra, Sự bảo đảm quyền tự do sáng tác cho các nghệ sĩ và trường phái nghệ thuật là điều kiện tiên quyết không thể thiéu cho sự phát huy và làm giàu bản sắc dân tộc.        
      Ngộ nhận thứ mười là trong quan niệm về chủ nghĩa nhân đạo mới ta thường chỉ chú trọng đến nội dung giải phóng con người mà chưa chú trọng tới mặt phát triển tự do cho mỗi người và mọi người. Tác giả phân biệt văn hoá với văn mình, chủ trương mọi hình thức văn minh rồi sẽ bị vượt qua, chỉ có văn hoá –các cách thức tạo ra cuộc sống có ý nghĩa và có giá trị thì mới có sức sống và sức mạnh lâu dài. Các ngộ nhận trên nằm đây đó khá phổ biến trong diễn ngôn xã hội hôm nay.
     Niềm trăn trở của Hoàng Ngọc Hiến không chỉ có mấy điểm ấy. Không phải mọi đề xuất, lí giải của tác giả đều đã thấu đáo, không có gì bàn cãi nữa, thậm chí có những chỗ bản thân tác giả cũng có ngộ nhận rõ ràng. Nhưng đây không phải lúc thảo luận. Đây là lúc ghi nhận một bầu tâm huyết, những trăn trở khôn nguôi trước nhiều vấn đề liên quan đến vận mệnh của văn hoá dân tộc. Qua những trăn trở này ta thấy Hoàng Ngọc Hiến là một con người đầy thiện chí xây dựng, một người trong cuộc phản tỉnh những gì đã từng trải và đề xuất thẳng thắn các suy nghĩ của mình để mọi người có trách nhiệm cùng suy nghĩ và hành động. Có thể coi đó là những vấn đề cuối cùng ông gửi lại cho chúng ta trước lúc đi xa về phương diện văn hoá dân tộc.
Hà Nội, 27 – 01 – 2011

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lời gan ruột của Dương Trung Quốc


(Chính trị Việt Nam) - Không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi), bản hiến pháp ông cũng trực tiếp tham gia với tư cách là thành viên ban biên tập, ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc đã thẳng thắn nêu quan điểm của mình về hành động này. Trước đó, chính ông cũng là người làm nóng nghị trường Quốc hội khi phát biểu về Biển Đông hay chỉ ra trách nhiệm của Quốc hội trong vấn đề thất thoát ngân sách...

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi)
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc là 1 trong 2 người đã không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi).


Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội trước phiên bế mạc, Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc cho biết, bản thân ông cũng trực tiếp tham gia vào dự thảo Hiến pháp với tư cách là một thành viên ban biên tập.

Ông khẳng định, công tác chuẩn bị đã tiến hành trong thời gian dài, đầu tư nhiều công sức, thảo luận dân chủ. Trong quá trình đó, hầu như tất cả ý kiến đều được ghi nhận và có hồi âm, giải trình rõ ràng. 

"Tuy nhiên, tôi vẫn có suy nghĩ riêng của mình. Đó là vào thời điểm này đã chín muồi cho việc chúng ta không chỉ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà với tất cả trải nghiệm của hơn 20 năm vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, chúng ta nên có những bước đi căn bản hơn.

Hiện nay tôi thấy có những vấn đề chưa ngã ngũ, ví dụ như vấn đề sở hữu, vấn đề liên quan đến chính quyền địa phương..., vậy mà chúng ta khép lại như vậy thì tôi cho rằng nó hơi nửa vời", ông Dương Trung Quốc nói.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng cho biết, ông đang rất băn khoăn trước lịch sử lập hiến. "Lần đầu tiên chúng ta ghi thẳng vào Lời nói đầu là Hiến pháp cũng chỉ thể chế hóa cương lĩnh của Đảng. Tôi tự đặt câu hỏi rằng đây có phải là một nhận thức tiến bộ hay không? Sự lãnh đạo của Đảng thì có lẽ chúng ta không phải bàn nữa, nhưng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là điều hết sức quan tâm.

Chúng ta hãy đọc lại các bản Hiến pháp trước đây, nhất là các Hiến pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp lãnh đạo, chúng ta thấy rằng Đảng luôn đóng vai trò quyết định, thế nhưng nghệ thuật lãnh đạo lại khác, không thể hiện trực tiếp vào Hiến pháp như vậy, mà đặt dân tộc và nhân dân lên trên hết”, ông nói.

Trước câu hỏi, vì sao ông không dứt khoát ấn vào nút “không tán thành”, đại biểu Dương Trung Quốc giải thích: "Tôi phải khẳng định rằng những người soạn thảo đã thể hiện một tinh thần rất cầu thị. Nhưng hình như tinh thần cầu thị ấy không vượt qua được ngưỡng của tính nguyên tắc, tức là những gì đã có trong cương lĩnh.

Như chúng ta biết, cương lĩnh nói về những vấn đề cơ bản nhất cho cả một thời kỳ dài, Đảng gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay thay đổi từng ngày từng giờ. Đó là chưa kể một kiến nghị của tôi chưa được đưa vào trong Hiến pháp là phải có quy định đúng tầm mức về biến đổi khí hậu mà dự báo VN là một trong những quốc gia phải hứng chịu nhiều nhất.

'Vinashin không ngại bằng Vina... cho"

Cũng trong kỳ họp Quốc hội này, đại biểu Dương Trung Quốc đã từng phát biểu, cơ chế “xin - cho” là cội rễ của nhiều tiêu cực, len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống, quốc hội phải liên đới nếu thất thoát ngân sách.

ĐB Dương Trung Quốc ví von: “Vinashin không ngại bằng Vina... cho!”. ĐB Dương Trung Quốc nhấn mạnh vào chức năng giám sát của Quốc hội nhưng dường như ĐBQH cứ như vô can, là người đứng ngoài cuộc.

“Nếu chúng ta giám sát tốt, thực thi hết quyền hạn thì góp phần để tiêu cực không còn cơ hội nảy sinh, kể cả lãng phí, tham ô” - ông Quốc thẳng thắn.

Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng “niềm tin của người dân chưa thể được xác lập” khi trong ký ức còn nóng hổi vụ thất thoát tín phiếu chính phủ phát hành quốc tế của Vinashin, hay số tiền khổng lồ mà một người đứng đầu của Vinalines có thể định đoạt để mua về một khối sắt vụn với giá trên trời để tham ô.

"Báo cáo của Chính phủ chưa thể hiện đúng tầm mức về vấn đề Biển Đông"

Còn nhớ, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIII (8/2011), Đại biểu Dương Trung Quốc đã đặt vấn đề, ngay chương trình làm việc của Quốc hội ban đầu hầu như chẳng có vấn đề gì xảy ra ở Biển Đông cả, phải đến lúc dư luận và ĐBQH yêu cầu thì Quốc hội mới đưa vào chương trình một buổi báo cáo không đầy 1 tiếng và không có thảo luận.

Theo đại biểu Dương Trung Quốc, không thể không thừa nhận rằng vấn đề Biển Đông trong đó có cả vấn đề bảo vệ chủ quyền cũng như vấn đề phát triển quốc gia là một vấn đề đang nổi bật. Sự tranh chấp, sự đe doạ, sự không ổn định là vấn đề không chỉ các nước có liên quan mà cả thế giới quan tâm.

"Vậy mà báo cáo của Chính phủ tuy có đề cập thể hiện quan điểm mang tính nguyên tắc của Chính phủ, nhưng rõ ràng là chưa thể hiện đúng tầm mức. Chúng ta không thổi phồng, không kích động, không để hoang mang là cần thiết, nhưng không thể coi đó là chuyện bình thường được. Nó phải được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ đúng tầm mức, phải được phản ảnh trong chương trình nghị sự của Quốc hội đúng tầm mức để nhân dân tin tưởng, thông suốt…

Tôi xin bày tỏ điều tôi suy nghĩ về nội dung buổi báo cáo đó, và tôi đã nói với bộ trưởng ngoại giao ý kiến của tôi rằng: Trừ một vài nội dung chi tiết , còn về căn bản nếu những nội dung báo cáo đó được trình bày cho dân chúng thì chỉ có tốt trở lên, dân sẽ tin hơn vào những gì Chính phủ đã làm, nó làm sáng tỏ phần nào những băn khoăn, trăn trở của dân và quan trọng hơn là sự ủng hộ của dân được tổ chức, được huy động có hiệu quả.

Cái gì cần tế nhị trong quan hệ ngoại giao ta phải giữ, nhưng với dân thì không cần đến sự tế nhị mà cần sự tin cậy, thẳng thắn. Cái gì cần mềm mỏng với ngoại giao thì cũng cần mềm mỏng trong “nội giao”, đừng tạo ra những khoảng cách, những xung đột không đáng có giữa CP và nhân dân, cho dù sự cảnh giác là cần thiết", Đại biểu Dương Trung Quốc nói.

Phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước "xúc phạm đến dân"

Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII (11/2011), phát biểu tại Quốc hội sáng 17/11/2011 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ĐBQH đoàn TP.HCM Hoàng Hữu Phước phát biểu: "Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật".

Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng 17/11, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng, phát biểu như vậy là không thỏa đáng.

Ông rất thẳng thắn khi nêu lên quan điểm của mình về Luật này: “Nếu Hiến pháp (sửa) lần này không đề cập tới quyền biểu tình thì chẳng những thụt lùi so với các bản Hiến pháp trước đó, lại càng lạc hậu so với các nước. Nhưng nếu có quyền mà không có luật thì không lẽ chúng ta lại chấp nhận cả Hiến pháp... treo à!”

Ông cũng đưa ra một số dẫn chứng để làm sáng tỏ ý niệm về “biểu tình”. Từ việc dùng chữ “mít tinh” thay cho “biểu tình” những năm 1954 hay khái niệm này chỉ xuất hiện ở những cuộc tập hợp lực lượng chống chính quyền Sài Gòn, cho tới các vụ “biểu tình của quần chúng ở Thái Bình”… đã cho thấy sự nhận thức sâu sắc về vấn đề này.

Ông Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.

"Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật", ông Quốc nói.

Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.

"Không phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân.

Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường", ông Quốc kết luận.

Hà Anh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đây là một ý tưởng quảng cáo mới lạ đang gây sốt ở Ba Lan.


Bộ lịch này được sản xuất bởi công ty đóng quan tài Linder có trụ sở ở Ba Lan. Đây là một công ty rất hiện đại với nhiều mẫu quan tài độc đáo, từ cổ điển, đơn giản đến sang trọng kiểu cách. Năm nay họ đã có một cách quảng cáo độc đáo khi thiết kế một bộ lịch với những người đẹp chân dài đứng cạnh những mẫu quan tài mới nhất của hãng. Theo lời nhà sản xuất thì đây hứa hẹn là một bộ lịch mà bạn nên có trong bộ sưu tập.
Tuy nhiên bộ lịch cũng gặp khá nhiều phản ứng trái chiều của mọi người. Một số người cho rằng việc để những cô nàng sexy nóng bỏng quảng cáo quan tài thật là một hành động kiếm nhã với người mất.
 	Bộ lịch với những cô gái hết sức sexy
Bộ lịch với những cô gái hết sức sexy

 	Không hề e ngại chụp với quan tài
Không hề e ngại chụp với quan tài

Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
Tuy nhiên dư luận và nhà thờ ở Ba Lan thì đang có những ý kiến trái chiều về bộ lịch. Nhiều người cho rằng cái chết của con người là tôn nghiêm đáng được trân trọng, việc kết hợp quan tài với những cô gái hở hang là việc làm không hợp đạo lý

Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
Cô gái thợ săn
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
Cô dâu giận dữ
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
 
 	Bộ lịch đã gặp nhiều chỉ trích vì quá sexy
Bộ lịch đã gặp nhiều chỉ trích vì quá sexy
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
Tuy nhiên nhà sản xuất có lí do của riêng mình
 
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
Nhà sản xuất Linder vẫn rất vững vàng với quan điểm của mình :”Chúng tôi muốn gửi một thông điệp đến mọi người rằng không nên sợ những chiếc quan tài. Đó là chiếc giường cuối cùng mà bạn sẽ ngủ trong đời và là một biểu tượng tôn giáo. Không có lí do gì để sợ quan tài cả”.
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
 
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
 
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
 
Công ty dự kiến sử dụng toàn bộ doanh thu từ bộ lịch đóng góp cho quĩ từ thiện cộng đồng và các chương trình phúc lợi xã hội khác.
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
 
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”
 
Kỳ cục với bộ lịch “người đẹp sexy và quan tài”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

bỗng dưng có người tới nhà nhận là người tình kiếp trước.


Rợn mình với câu chuyện về kiếp luân hồi của đôi lứa yêu nhau
“Lộn kiếp” để bám theo tình cũ
Vào tháng 9 năm 1978, bà Catherine Wright sống ở Texas, Mỹ, gọi điện đến Đại học Virginia xin gặp giáo sư Ian Stevenson, người đang nổi tiếng vì những cuộc khảo cứu hiện tượng luân hồi đương đại. Bà muốn ông kiểm tra xem có đúng Michael, con trai bà, chính là anh bạn trai đã chết đầu thai trở lại như cậu bé nói hay không. Chồng bà thì dứt khoát coi đó là chuyện nhảm nhí, làm sao chấp nhận nổi thằng con vàng ngọc lại chính là “tình địch” của mình?
Theo lời kể của bà Catherine Wright, trước khi lấy chồng, bà yêu một chàng trai tên là Walter Miller. Một đêm năm 1967 sau khi đi khiêu vũ về với người bạn, do quá chén, anh đã ngủ gục sau tay lái khiến xe đâm xuống ruộng và chết ở tuổi 18. Lúc đó, Catherine và Walter đã có 3 năm yêu nhau thắm thiết và đã đính ước với nhau. Điều này khiến Catherine đau đớn cùng cực, và để quên đi bất hạnh đó, một năm sau, Catherine lấy người bạn là Frederick Wright làm chồng. Michael là con thứ hai của họ.
Cũng vào khoảng một năm sau khi Walter Miller mất, Catherine mơ thấy hồn anh về báo sẽ tái sinh “để tiếp tục vẽ chân dung cho em” (Miller vốn có năng khiếu hội họa). Catherine nghĩ biết đâu điều đó là thật, nhưng chẳng bao giờ nghĩ bạn trai cũ trở lại chính gia đình mình.
Cậu bé Michael bắt đầu nói về tiền kiếp từ năm 3 tuổi, kể những chuyện mà một đứa trẻ tuổi đó không thể biết, khiến người mẹ hãi hùng. Một hôm, bà Catherine Wright rụng rời khi nghe con gọi “Carole Miller”, đó là tên thời con gái của chị ruột Walter, người mà Michael đã gặp 2 lần nhưng luôn được giới thiệu theo họ của chồng là Carole Davis.
Vì sợ hãi, bà Catherine Wright không khuyến khích con mình nói chuyện luân hồi, chuyển kiếp, nhưng cậu bé không chịu thôi. Để chứng minh mình chính là Walter, Michael kể với mẹ chi tiết về vụ tai nạn: "Tôi và bạn cùng đi trên một chiếc xe, xe đâm xuống ruộng, lăn đi lăn lại nhiều vòng, cửa xe bật mở, tôi văng ra ngoài và chết ngay tại chỗ". Michael nói chính xác tên người bạn, kể rằng hai người đã dừng xe đi tiểu ra sao, cửa kính vỡ như thế nào, xác “của cậu” được chở qua cầu ra sao… Các bài báo và hồ sơ về vụ tai nạn đã cho thấy, những điều Michael nói là chính xác. Và chuyên gia về luân hồi Ian Stevenson sau khi nghiên cứu cũng tin rằng cậu bé chính là hiện thân của Walter.
Ngậm ngùi gặp lại người chồng kiếp trước
Một ngày năm 1952, khi đi cùng bố qua thị trấn Katni (Ấn Độ) cách nhà mấy chục cây số, cô bé 3 tuổi Swarnlata Mishra bỗng nhiên bảo bác lái xe “rẽ qua nhà cháu uống trà và nghỉ ngơi”. Ai nấy ngơ ngác khi cô bé nói mình chính là Biya Pathak, sống ở khu Zhurkutia thuộc Katni cùng chồng và 2 con trai, trong ngôi nhà sơn trắng có cửa sắt đen, 4 phòng trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá, sau nhà là một trường nữ sinh, trước nhà là đường ray tàu hỏa. Cô bé nói mình đã chết vì “đau họng” và người chưa là bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur.
Rợn mình với câu chuyện về kiếp luân hồi của đôi lứa yêu nhau
Ảnh minh họa
Câu chuyện về Swarnlata Mishra đầu thai nhanh chóng lan truyền và vào năm 1959, nó đến tai một chuyên gia về tâm linh là giáo sư Sri H.N. Banerjee. Để kiểm chứng, giáo sư đã đi tìm nhà Biya Pathak – người mà Swarnlata Mishra nhận là tiền kiếp của mình – chỉ dựa trên những thông tin cô bé cung cấp. Ông đã tìm được ngôi nhà của gia đình Pathak với những đặc điểm y hệt, gia cảnh nhà ấy cũng đúng như cô bé miêu tả.
Mấy tháng sau đó, giữ bí mật với tất cả, chồng, em trai và con cả của Biya Pathak đột ngột đến nhà Swarnlata cùng với 9 người đàn ông khác để thử Swarnlata. Cô bé 10 tuổi lập tức nhận ra cậu em trai, gọi đúng cái biệt danh “Baboo” mà Biya đặt cho cậu hồi nhỏ.
Cô bé đi quanh một vòng, nhận ra vài người cùng quê, rồi đến trước mặt chồng, Sri Pandey, gọi tên anh và nhìn xuống đầy e thẹn như mọi người vợ Hindu khác khi đứng trước lang quân. Cô nhắc chuyện Sri Pandey từng lấy trộm 1.200 rupi mà Biya cất trong hộp, khiến người chồng sửng sốt vì chuyện này chỉ vợ chồng anh biết.
Swarnlata cũng âu yếm gọi Murli, con trai cả mà khi Biya, mồ côi mẹ khi 13 tuổi, lúc này đã là một thanh niên. Mặc dù anh chàng chỉ một người bạn, bảo đây mới chính là Murli nhưng “người mẹ” vẫn khăng khăng chỉ “đúng người đúng tội”. Vẫn chưa tin, Murli chỉ vào một cậu bạn khác, nói đó là Naresh, con út của Biya, nhưng Swarnlata bảo không phải.
Swarnlata cũng được bố đưa về “nhà cũ” ở Katni vài tuần sau đó. Cô bé nhận ra những ngôi nhà đã được tu sửa những chỗ nào so với hồi Biya còn sống, rồi tự tìm đến căn phòng riêng của mình kiếp trước, và căn phòng nơi cô nằm lúc lâm chung. Cô nhận diện chính xác từng người em, người cháu, những người họ hàng của chồng mình. Cậu cả Murlir lại đưa đến một chàng trai, giới thiệu là bạn, nhưng Swarnlata khẳng định đây chính là đứa con út của mình, Naresh.
Tất cả mọi người càng tin chắc Swarnlata chính là Biya khi cô bé kể thêm nhiều chuyện “thâm cung bí sử” mà chỉ một vài người trong gia đình biết được. Cả gia đình Pathak coi cô bé 10 tuổi ấy là người nhà mình. Thậm chí sau này, khi Swarnlata đến tuổi lấy chồng, bố cô còn bàn bạc với gia đình Pathak xem nên chọn ai làm rể.
Rợn mình với câu chuyện về kiếp luân hồi của đôi lứa yêu nhau
Swarnlata Mishra.
Sau này khi đã lập gia đình, Swarnlata Mishra thú nhận rằng đôi khi cô vẫn nhớ đến “quê hương cũ” Katni, luyến tiếc và muốn quay lại cuộc sống giàu sang trong gia đình Pathak, nhưng rồi cô vẫn an vui với cuộc sống hiện tại tuy vật chất không “xông xênh”.
Cô bé 6 tuổi bỏ nhà đi tìm người chồng kiếp trước
Lên 4 tuổi, cô bé Shanti Dévi, sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ, bắt đầu khiến bố mẹ từ buồn cười đến lo ngại khi nói rằng “nhà của con ở thành phố Mathura, nơi chồng con đang sống”. Trong 2 năm, cô bé nói đi nói lại điều này rất nhiều lần khiến bố mẹ khó chịu, giận dữ.
Năm lên 6 tuổi, Shanti Dévi trốn khỏi nhà, quyết định đi bộ đến Mathura, cách Delhi 150 km, nhưng không làm nổi. Có hôm, Shanti nói với bạn cùng lớp rằng sự thực mình tên là Lugdi Dévi, đã có chồng, thậm chí còn có một đứa con nhưng không được chăm sóc nó vì cô chết sau khi sinh 10 ngày. Bị cả trường chế giễu, cô bé khóc tức tưởi, bỏ đi lang thang khắp nơi khiến cả nhà bổ đi tìm. Từ đó cho đến năm 8 tuổi, Shanti sống khép mình vì không ai thực sự tin cô.
Cuối cùng, lung lay trước sự kiên định ấy, các thầy giáo đã đến nhà Shanti, nói chuyện với bố mẹ và hỏi cô bé rất kỹ. Bằng thứ phương ngữ vùng Mathura mà người Delhi không ai dùng, Shanti nói chồng cô ở Mathura làm nghề buôn bán. Khi được hỏi tên chồng, cô bé ngập ngừng mãi (với phụ nữ Hindi, nói tên chồng với người khác là bất lịch sự, gây xấu hổ) rồi lấy tay che mặt, thì thầm cái tên Kedernath Chowbey.
Rợn mình với câu chuyện về kiếp luân hồi của đôi lứa yêu nhau
Câu chuyện của Shanti Devi được viết thành sách.
Thầy hiệu trưởng bèn viết hú họa một lá thư cho Kedernath Chowbey theo đúng địa chỉ mà Shanti đã nói, và vô cùng sửng sốt khi nhận được thư trả lời từ Mathura của thương gia Kedernath. Anh ta cho biết cách đây 9 năm, vợ anh chết sai khi sinh con trai 10 ngày. Có lẽ cũng vì sốt ruột, thương gia này nhờ một em họ đến nhà Shanti ở Delhi tìm hiểu xem sao, và cô bé lập tức nhận ra người quen cũ, thân mật tiếp đón, thậm chí còn nhận xét anh ta béo lên so với trước.
Vị khách vốn nghĩ sẽ giúp Kedernath bóc trần một trò bịp bợm, đã sửng sốt khi nghe Shanti hỏi han nhiều chuyện ngày xưa. Để thử kỹ hơn, anh vặn hỏi nhiều câu, rồi sau đó phải van xin Shanti đừng nói nữa, khi cô bé bắt đầu nhắc đến chuyện anh ta đã tán tỉnh mình thế nào cho chồng cô đi vắng.
Nghe kể lại mọi chuyện, thương gia Kedernath Chowbey suýt ngất xỉu. Anh mang con trai đến gặp Shanti, nhưng lại tự xưng là em trai của
Nhưng cô bé kêu lên: “Anh không phải chú ấy, anh là chồng em” rồi ngã vào vòng tay anh khóc nức. Và khi cậu con trai, cũng xấp xỉ tuổi Shanti, đi vào, cô bé ôm hôn cậu như một người mẹ ôm ôm con.
Shanti còn hỏi Kedernath có giữ lời hứa lúc cô hấp hối là sẽ không đi bước nữa không, và người chồng thú nhận anh đã lấy vợ mới. Trong nhiều ngày sau đó ở Delhi, Nath đã hỏi Shanti nhiều chuyện nữa và khi trở về, anh tin chắc cô bé chính là vợ mình đầu thai trở lại.
Câu chuyện của Shanti Devi nổi tiếng đến mức chính Mahatma Gandhi cũng chú ý, yêu cầu điều tra, báo cáo về trường hợp này. Theo yêu cầu nghiên cứu, Shanti Dévi được đưa “trở lại” Mathura cùng với cha mẹ, các luật sư, nhà báo, các chuyên gia. Ngày 5.11.1935, phái đoàn đến ga Mathura và trong đám đông đến đón, cô bé lập tức nhận ra gia đình cũ của mình.
Cô bước nhanh đến một ông già, gọi “ông” và hỏi thăm về con rắn thần mà Lugdi Dévi đã gửi ông trước khi chết. Rồi cô bé dẫn cả đoàn về thẳng nhà bố mẹ chồng, rồi bố mẹ đẻ mình. Trong những ngày ở đây, cô đã tới thăm nhiều nơi chốn cũ, gặp nhiều “cố nhân” và ai qua những kỷ niệm mà cô nhắc lại, ai cũng tin chắc đây chính là Lugdi Dévi.
Điều đó khiến bố mẹ hiện tại của Shanti lo sợ rằng con gái sẽ từ bỏ họ. Bản thân Shanti cũng bị giằng xé, nhưng cuối cùng cô đã trở lại Delhi, nhất là khi cô phát hiện chồng cũ không giữ bất cứ lời hứa nào với cô. Không chỉ cưới vợ mới, Kedernath còn không cúng cho thần Krisha 150 rupi tiền tiết kiệm mà Lugdi Dévi giấu dưới tấm ván như cô trăng trối. Dù sao, cô cũng tha thứ cho chồng và hứa sẽ không lấy ai trong kiếp này. Shanti đã giữ lời hứa đó, cô sống độc thân cho đến khi qua đời vào ngày 27.12.1987.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

100 năm trước đây người Việt mưu sinh bằng những nghề gì?

 Cửu vạn là nghề phổ biến nhất đối với dân nghèo cách đây 100 năm.
Thời gian qua đi để lại biết bao hồi ức và có những khoảnh khắc phải nhờ nhiếp ảnh ghi nhận lại. Cách đây không lâu, một tạp chí của Pháp đã đăng tải lại bộ ảnh "Bắc Bộ 1900" bao gồm những bức ảnh quý hiếm về muôn kế sinh nhai của người Việt cách đây hơn một thế kỷ.
Bộ ảnh này đã từng được tổ chức triển lã tại chính Paris vào năm 1900 để giúp người Pháp có cái nhìn chân thực nhất về đời sống của nhân dân Việt Nam. Bộ ảnh được thực hiện bởi những nhiếp ảnh gia kỳ cựu người Pháp trong chuyến ghé thăm miền Bắc Việt Nam 113 năm trước đây.
Những bức ảnh đen trắng chân thực đã thể hiện một phần nào đời sống của những người dân nghèo trong xã hội phong kiến thời đó.
 	Những chiếc xe cút kít quen thuộc trong những đường làng Bắc bộ làm nhiệm vụ chuyên chở gạo.
Những chiếc xe cút kít quen thuộc trong những đường làng Bắc bộ làm nhiệm vụ chuyên chở gạo.
100 năm trước đây người Việt mưu sinh bằng những nghề gì?
Phút nghỉ ngơi đáng giá của những người
 	Những chiếc xe cút kít chuyên chở gạo cũng được cửu vạn trưng dụng làm xe chở lợn.
Những chiếc xe cút kít chuyên chở gạo cũng được cửu vạn trưng dụng làm xe chở lợn.
 	Đầu những năm 90, nghề kéo xe trở thành nghề vô cùng thịnh hành của dân lao động nghèo.
Đầu những năm 90, nghề kéo xe trở thành nghề vô cùng thịnh hành của dân lao động nghèo.
 	Trong hồi ức của nhiều người thì âm thanh của tiếng rao lấy ráy tai dạo vẫn còn in sâu trong trí nhớ.
Nghề lấy ráy tai dạo cũng được coi là một nghề phổ biến thời ấy.
 	Một ông chủ quầy gốm bên cửa hàng của mình.
Một ông chủ quầy gốm bên cửa hàng của mình.
 	"Cậu chủ nhỏ" bên quầy khoai tây.
"Cậu chủ nhỏ" bên quầy khoai tây.
 	Những chiếc chiếu còn thơm mùi cói.
Những chiếc chiếu còn thơm mùi cói.
 	Buôn bán dép cao su.
Buôn bán dép cao su.
 	Quầy hàng nước kiêm bán đồ gia dụng bằng tre.
Quầy hàng nước kiêm bán đồ gia dụng bằng tre.
 	Xưởng chế tác các sản phẩm từ da. Những tấm da trâu, bò được căng lên để phơi trước khi chế tác.
Xưởng chế tác các sản phẩm từ da. Những tấm da trâu, bò được căng lên để phơi trước khi chế tác.
 	Nghề khảm trai.
Nghề khảm trai.
100 năm trước đây người Việt mưu sinh bằng những nghề gì?
Một xưởng chuyên thêu cờ.
 	Một xưởng sản xuất ô vọng.
Một xưởng sản xuất ô lọng, một món đồ chỉ dành cho vua chúa và quan lại thời đó.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những món "thịt lừa"


Trung Quốc là siêu siêu cường về làm hàng giả. Giả ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực. "Thịt lừa" của TQ xuất khẩu sang VN thì đã và đang có ở mọi miền đất nước; trong đó tuyệt hảo nhất là món "4 tốt và 16 chữ vàng".
"Thẩm Quyến đệ nhất mỹ nữ" hay món "thịt lừa" của truyền thông TQ
Tuấn Phạm - theo Trí Thức Trẻ 
(Soha.vn) - 'Thẩm Quyến đệ nhất mỹ nữ', 'Bức ảnh chứa chan tình người', 'Triệu phú hồi hương'... từng khiến dư luận Trung Quốc xôn xao thực tế chỉ là "dối trá".
Tờ The Epoch Times nhận định, ở Trung Quốc, đôi khi sẽ là rất khó để có thể biết được những gì được đăng tải trên trên các phương tiện truyền thông là thật hay giả.
Dưới đây là 6 tin tức thuộc dạng "thịt lừa" của truyền thông Trung Quốc đã bị lật tẩy.

"Thẩm Quyến đệ nhất mỹ nữ"
Ngày 26/3/2013, hình ảnh một cô gái trẻ tên là Wenfang bón thức ăn một người đàn ông vô gia cư trên đường phố đã tràn ngập trên nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc. Hàng trăm lời có cánh được dành tặng cho nữ sinh này, báo chí gọi cô là "Thẩm Quyến đệ nhất mỹ nữ".

Sẽ không có gì đáng bàn nếu như sau đó một nhân chứng cho biết "nghĩa cử cao đẹp" chỉ là một hành vi nhằm thu hút sự chú ý của truyền thông. Wenfang - tên của cô gái, sau khi tạo dáng chụp ảnh bên người ăn xin đã ngay lập tức bỏ đi cùng bạn trai mà không hề đoái hoài gì đến ông.

Bố chồng hẹn hò với con dâu

Ngày 22/10, tờ Tin tức buổi sáng Hắc Long Giang đã cho đăng tải một câu truyện dở khóc dở cười về hẹn hò trực tuyến. Theo tờ này, một người đàn ông 57 tuổi tên Wang, sau nhiều ngày trò chuyện tâm đầu ý hợp với bạn chat trên mạng với nickname "Lonely Flower" đã hẹn gặp cô ở khách sạn. Nhưng khi đến nơi, người đàn ông này mới "ngã ngửa" khi phát hiện ra người bạn gái trên mạng mà ông hằng say mê chính là con dâu của mình

Ngay sau đó, tờ tin trên đã phải rút lại những gì vừa đăng tải và công khai xin lỗi người đàn ông 57 tuổi cùng toàn bộ độc giả. Tờ báo phân trần rằng sau khi xác minh lại kỹ càng thì nội dung của câu chuyện là không đúng với sự thật. Cảnh sát địa phương cũng xác nhận tất cả được dựng lên bởi một phóng viên truyền hình tên Wei Hongji với mục đích thu hút khán giả.

"Bức ảnh chứa chan tình người"

Bức ảnh khiến người dân Trung Quốc ca ngợi thực chất chỉ là trò "lừa đảo"

Ngày 1/8, trang XKB.com đã đăng tải một bài viết về hình ảnh một bé gái đang che ô cho một người lao công quét đường đang bị say nắng. Bài viết có tiêu đề “Cám ơn cháu!” và đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của dư luận.

Theo như bài báo, người phụ nữ trên bị ngất tại đường Đông Huangcun khi đang làm việc gần bến xe bus Dongpu ở quận Thiên Hà. Trong khi những người qua đường đều vô cùng thờ ơ thì một bé gái đã lấy ô che nắng cho người phụ nữ này và nói với mẹ: "Mẹ ơi, hãy cứu cô ấy !". Sau hành động đó của cô bé, đã có 2 người dừng lại và đỡ người lao công dậy.

Tuy nhiên, tấm hình và những dòng chữ ca ngợi hành động đầy nhân văn của cô bé kia đã không phản ánh đúng sự việc. "Bức ảnh chứa chan tình người" chỉ là một sản phẩm có dàn dựng của trang web này.

Theo lời cô Tang, nhân vật chính của tấm hình: "Nhóm người trên đã nói với tôi đó chỉ là một đoạn quảng cáo cho sản phẩm ô che nắng. Nếu biết nó được đăng tải nhằm lừa bịp mọi người thì tôi đã không bao giờ đồng ý".

Cũng theo lời người phụ nữ này, 'mẹ' của đứa bé là một trong 4 người yêu cầu cô tham gia vào việc chụp hình mà sau đó được đăng báo. Nhóm người này đã mất tới 1 tiếng rưỡi thực hiện tấm ảnh, trong đó Tang phải nằm đi nằm lại trên mặt đất nhiều lần cho tới khi đạt được góc máy hoàn hảo, 'đứa trẻ tốt bụng' sau đó cũng được trả 150 nhân dân tệ tiền công. "Tôi có cảm giác như mình đã bị lợi dụng", Tang nói với phóng viên.

"Triệu phú" hồi hương
Trong một bản tin ngày 27/3/2013, tờ Dajiang News đưa tin về trường hợp người đàn ông tên là Zhu Jing, gốc Ôn Châu, Trung Quốc, đột nhiên trở về quê nhà sau 9 năm đi biệt xứ.

Theo lời kể của người anh trai khi trả lời phỏng vấn, Zhu Jing đã phất lên nhờ các dự án bất động sản, sau đó ông được hưởng khoản tiền đền bù lên đến 7 triệu nhân dân tệ (23 tỷ đồng). Ngay khi đó Zhu Jing được xem như một doanh nhân thành đạt.

Tuy nhiên, sự thật chỉ vỡ lỡ khi một phóng viên của một tờ Modern Gold News nghi ngờ tính chân thực của câu chuyện nên đã điều tra xác minh lại quá khứ của vị "triệu phú hồi hương" này.

Chân dung "triệu phú" Zhu Jing

Sự thật thì Zhu Jing chỉ là một người "vô sản" bị mất liên lạc với gia đình mình. Sau khi rời quê nhà với mục đích đổi đời vào năm 2004, người đàn ông này liên tục gặp thất bại trong việc làm ăn và dần lâm vào cảnh khốn khó. Ông được gửi về quê nhà từ một cơ sở y tế tại Giang Tây khi bệnh lao đã rất nặng.

Nhà hảo tâm tài trợ 5 tấn pháo hoa

Trong suốt dịp Tết âm lịch năm 2013, đoạn video về một người nước ngoài tài trợ 1 triệu nhân dân tệ cho buổi trình diễn pháo hoa với số lượng pháo được sử dụng lên đến 5 tấn đã lan tràn trên khắp mạng internet Trung Quốc.

Nhưng dường như nhà hảo tâm kia chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng bởi ngay sau đó người ta phát hiện hình ảnh trong video được lấy từ một buổi trình diễn của một công ty sản xuất pháo hoa Đan Mạch, được tổ chức tại tỉnh Lưu Dương hồi hè năm ngoái.

"Tin lá cải tuyệt vời nhất"

Ngày 19/2, truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV đã đăng tải tin tức về sự thay đổi lớn trong hoạt động chi trả chi phí y tế của nước này.

CCTV dẫn nguồn Bộ Y Tế nước này cho biết, hình thức "thanh toán sau khi được điều trị" sẽ được áp dụng rộng rãi trên khắp cả nước. Điều này thật sự là một tin vui với người dân, bởi thay vì phải trả viện phí trước thì nay họ chỉ phải thanh toán với bệnh viện các khoản tiền phát sinh sau khi đã được điều trị, phần tiền còn lại sẽ được các công ty bảo hiểm chi trả.

Đáng tiếc thay, thông tin trên được đăng tải vào buổi sáng thì ngay sau đó, vào buổi chiều, Bộ Y Tế nước này đã lên tiếng bác bỏ. Tuy nhiên, chừng đó cũng đủ khiến tạo lên một làn sóng trong dư luận Trung Quốc. Chuyên gia trong ngành cho rằng kế hoạch này là "con dao hai lưỡi", đồng thời yêu cầu các bệnh viên nước này phải nâng cao tiêu chuẩn trong việc chẩn đoán và điều trị. Còn cư dân mạng gián tiếp buộc các cơ sở khám chữa bệnh nước này phải nâng cao chất lượng. Còn cư dân mạng gọi vui đây là "Tin lá cải tuyệt vời nhất".
http://soha.vn/quoc-te/tham-quyen-de-nhat-my-nu-hay-mon-thit-lua-cua-truyen-thong-tq-201312011021412.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Hải quan không kiểm tra lô hàng chứa 230 kg heroin'


Công ty đứng ra làm thủ tục hải quan được đánh giá có uy tín nên khi thông quan điện tử, 12 chiếc loa chứa 230 kg heroin đã được xếp vào luồng xanh và miễn kiểm tra thực tế. 
Lô hàng 229 kg heroin được Hải quan xếp vào 
luồng xanh và được miễn kiểm tra. Ảnh: AFP.
Sáng 2/12, trả lời báo chí về vụ 229 kg heroin bị bắt ở Đài Loan, ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP HCM cho biết, chủ lô hàng trên là Công ty trách nhiệm hữu hạn và giao nhận vận tải Long Vân. Khi khai hải quan điện tử vào ngày 15/11, doanh nghiệp này báo đây là hàng loa thùng bình thường. Long Vân cũng là đơn vị uy tín nên hệ thống máy tính tự động xếp lô hàng này sang luồng xanh. Hải quan không có bất cứ kiểm tra nào đối với lô hàng kể cả sử dụng máy soi và chó nghiệp vụ (vốn dùng vào những vụ án, những tuyến đường và lô hàng trọng điểm).

Theo quy định, nếu hàng hóa của doanh nghiệp được xếp vào luồng xanh sẽ miễn kiểm tra hồ sơ giấy và thực tế hàng hóa. Luồng vàng sẽ kiểm tra hồ sơ hải quan. Riêng luồng đỏ, doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa.

Đại diện Cục hải quan TP HCM cho rằng, việc kiểm tra lô hàng này thuộc về an ninh hàng không. Nếu nghi ngờ hàng có vấn đề, an ninh phải có trách nhiệm soi chiếu. "An ninh hàng không đã đình chỉ một số lãnh đạo có liên quan đến lô hàng để điều tra. Còn cán bộ hải quan đã thực hiện đúng theo quy trình và không sai phạm", ông Thông nói. Tuy nhiên ông này khẳng định Cục Hải quan TP HCM sẽ xử lý nghiêm nhân viên dưới quyền nếu công an kết luận điều tra có dính líu.

Cũng theo ông Thông, việc lô hàng có dán nhãn nguy hiểm không tác động đến quyết định kiểm tra hàng của hải quan vì trên tờ khai hải quan không có hạng mục này để doanh nghiệp khai báo. Việc khai hàng nguy hiểm chỉ là yêu cầu từ phía hãng hàng không. Trước đó, khi làm thủ tục gửi hàng hãng China Airlines, đơn vị đứng tên người gửi không phải là Công ty Long Vân nói trên mà là Công ty Lê Hòa Trading & Forwarding. Lê Hòa đã khai báo lô hàng trên thuộc nhóm hàng nguy hiểm, có từ tính.

Là đơn vị đầu tiên tiếp nhận lô hàng tại sân bay, Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) cho rằng chỉ cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không quốc tế đi và đến theo hợp đồng phục vụ hàng hóa. TCS không có chức năng cung cấp dịch vụ soi chiếu an ninh an toàn hàng hóa cho chuyến bay. Phó tổng giám đốc TCS, Lew Yoong Fook, khẳng định: "Việc kiểm tra hàng hóa không thuộc trách nhiệm của TCS".

Hiện cơ quan chức năng Việt Nam đang phối hợp với nhà chức trách Đài Loan để làm rõ đường dây buôn lậu ma túy này. Chiều ngày 16/11, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài nước khẩn trương xác minh, làm rõ nguồn gốc số heroin được vận chuyển đi Đài Loan; tiến hành điều tra, mở rộng vụ án.

Lô hàng chứa 229 kg ma túy được vận chuyển trên máy bay của hãng hàng không China Airlines cất cánh lúc 22h50 ngày 16/11. Sau khi hạ cánh tại Đài Bắc lúc 3h20 ngày 17/11, lô hàng này đã được cơ quan chức trách Đài Loan mở, cho chó nghiệp vụ kiểm tra và các nhà điều tra đã phát hiện 600 bánh heroin được giấu trong 12 dàn loa. Mỗi dàn loa rỗng chứa 50 bánh và các bánh được phủ chocolate nhằm tránh bị chó nghiệp vụ phát hiện.

Tại Đài Loan, 7 người bị bắt giữ, trong đó nghi phạm chính tên là Wong, một người nữa tên Chu, làm việc cho một công ty hậu cần kho vận, và một nghi phạm tên Yeh, được cử đến để nhận ma túy tại sân bay.

Hồng Châu


Phần nhận xét hiển thị trên trang