Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Tình cờ đọc ..không tình cờ bực mình!


Tình cờ đọc cuốn Thành Cổ Tinh Tuyệt của tác giả Trung Quốc Thiên Hạ Bá Xướng (Trương Mục Dã), là cuốn sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 2006-2007, dạng epub (nhà xuất bản Văn Học, không rõ người dịch), tôi bắt gặp một đoạn rất đáng để giới thiệu với các bạn (tr.281-283), để thấy dưới sự dắt dẫn và dạy dỗ của ĐCSTQ, thanh niên Trung Quốc mơ về vai trò của họ, đội quân bách chiến bách thắng, trongmột thế chiến tương lai như thế nào. Trong đoạn này không nói tới Việt Nam, chắc tác giả bản trường thi coi là chuyện vặt, hoặc coi là đất của mình rồi.
"… Sau khi Tuyên béo khảng khái hùng hồn đọc câu đầu tiên, tôi lập tức nhớ ra ngay, đây là một bài trường thi tự sự, tên là “Kính chào các dũng sĩ trong cuộc đại thế chiến thứ ba”. Chúng tôi quá quen bài thơ này rồi, hồi cả hai còn làm Hồng vệ binh, đã cùng nhau ngâm vang cả trăm ngàn lần, đó là những vần điệu chúng tôi yêu thích nhất, những từ ngữ thân thương nhất và là những mộng tưởng tráng lệ trẻ trung nhất… “Trong cuộc thế chiến thứ ba tiêu diệt chế độ bóc lột cuối cùng, một sư đoàn hai ta nương nhau. Tình bạn của đôi ta từ khi ấy bắt đầu, chẳng thể tính đã được bao lâu, chỉ biết rằng hơn núi thẳm biển sâu. Trong chiến hào, ta cùng chia một chiếc bánh mì, cùng nhúm muối, uống nước chung gầu, ngân nga cùng một giai điệu, đắp chung một tấm chăn cho ngon giấc đêm thâu. Từng dòng từng chữ ta học hết lần này qua lần khác tư tưởng của lãnh tụ, chân lý nhiệm màu… Nhớ chăng anh, chúng ta từng uống nước sông Macedonia, băng qua thảo nguyên Ukraina, rồi tới điện Kremlin thắp sáng vì sao đỏ trong lầu. Chúng ta từng men theo vết chân của công xã xuyên qua mọi phố xá Paris, bay lên từ bài ca “Quốc tế”, gột sạch từng ngôi làng, góc phố, bến cảng của Âu châu. Chúng ta từng sử dụng bức tường nước mắt của thành Jerusalem, ngăn chặn những viên đạn độc ác của tín đồ Cơ Đốc, tại bờ kênh Suez ta cắm ngọn cờ đào. Nào nước hồ Thuỵ Sĩ, ánh đèn Pisa, Yemen ráng chiều tà, Phnom Penh điện Phật, rồi kia hoa anh đào trên núi Phú Sĩ, khói bếp thoảng Havana, rượu nho Tây Ban Nha, trong vắt suối ngà Phi châu… Bởi với chúng ta, súng ống trong tay, trách nhiệm nặng trên đầu. Biết bao đêm ngày không ngủ, Nam chinh, Bắc chiến, huyết lệ dãi dầu… Thế giới một màu hồng! Nhà Trắng chỉ còn dấu chấm câu!...”


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có nên đăng những tin như thế này để bà con học hỏi không?


Đại gia Lê Ân tìm mua giường đắt nhất thế giới

Hay tin Trung Quốc có người đặt mua chiếc giường Hoàng gia ở Anh, đại gia 75 tuổi từng qua 6 đời vợ cũng nhờ bạn bè săn lùng cho mình một chiếc.
Ông Lê Ân ở Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đang nhờ bạn bè các nước tìm cách liên lạc với hãng sản xuất giường Savoir Beds (Anh) để đặt mua chiếc giường Royal Bed (giường Hoàng gia). Theo nhà sản xuất, giường có giá 175.000 USD, được cho là đắt giá nhất thế giới.
dai-gia-Le-An-1374997796_500x0.jpg
Đại gia Lê Ân cùng vợ thứ 6 bên siêu xe mua với giá trên 1,5 triệu USD. Ảnh: Duy Khang
Chiếc giường được tạo ra dựa trên thiết kế cho hoàng gia Anh giai đoạn 1640 - 1740. Phần màn treo quanh giường được thêu từ hơn 2.500 km sợi lụa bởi các thợ thủ công của nhãn hàng xa xỉ Hermes. Savoir Beds cho biết chỉ bán 60 chiếc giường loại này trên thế giới, để kỷ niệm 60 năm Nữ hoàng Anh Elizabeth tại vị. Nhà sản xuất cho biết chiếc đầu tiên đã thuộc về một người Trung Quốc.
"Giường có giá khoảng 4 tỷ đồng đối với tôi không phải là cao. Trung Quốc mua được thì người Việt Nam cũng mua được. Tôi tìm cách đặt mua không phải để ngủ mà để thế giới biết rằng Việt Nam cũng có nhiều đại gia lắm tiền", đại gia 75 tuổi cho biết.
chiec-giuong-Hoang-gia-1374997797_500x0.
Chiếc giường Hoàng gia được cho là có giá đắt nhất thế giới. Ảnh: Born Rich
Đại gia Lê Ân được nhiều người biết đến sau khi công khai nghiệp kinh doanh chìm nổi cũng như đường tình duyên trắc trở của mình. Ông sinh năm 1938 trong một gia đình nghèo đông con ở Quảng Nam. Khởi nghiệp từ chiếc máy khâu cũ, ông cho biết mình nếm trải đủ nghề, từ mở xưởng sản xuất kinh doanh, buôn vàng, thuốc tây rồi ôm mộng lập ngân hàng, nhiều lần trắng tay rồi lại tái dựng cơ đồ. 75 tuổi, ông cũng đã trải qua 5 đời vợ và đang chung sống với cô vợ thứ sáu, sinh sau mình già nửa thế kỷ.
Theo ông Lê Ân, hiện tổng tài sản của ông trên 2.000 tỷ đồng. Ngoài khai thác Làng du lịch rộng 14 ha ven biển thành phố Vũng Tàu, ông còn kinh doanh dịch vụ lưu trú, bất động sản và hiến 1.500 tỷ đồng cho Quỹ từ thiện Lê Ân.
"Từ khi cưới người vợ thứ 6 trẻ hơn mình 50 tuổi, tôi thấy thú vị và hạnh phúc dâng tràn. Vợ tôi biết quan tâm đến sức khỏe của chồng, luôn ủng hộ tôi làm công tác xã hội nên kinh doanh có lãi bao nhiêu tôi đều mang đi làm từ thiện hết", ông Lê Ân khẳng định.
Duy Khang


Lời bình của Duong Tuong trên fb: Ai cũng biết đại gia ở vn kiếm tiền từ đâu...? ai cùng hắn đầu tư ăn cứop và bảo kê cho hắn...?chuyện đó thì ai cũng hiểu ,nhưng buồn 1 chuyện là đầu óc thằng cha này quá hóa ngu ,là hắn ta chỉ lấy gái có trinh ,trong khi đó nó đi phá trinh ngừoi khác rồi bỏ ,hỏi rằng con gái hắn sau này không còn trinh thì hắn nghĩ ra sao ,có lấy đuợc chồng không ...?,nếu mọi ngừoi biết thằng bố nó là ai...?giàu như hắn mà không có văn hóa thì cũng như bằng không ...rồi hắn sẽ phải trả giá cho hắn đến ngày cuối đời..vậy mà ối thằng đàn ông vn rất thích văn hóa của thằng cha này và còn tung hê..thế mới thối...
Đại gia từ thằng trẻ trâu...
Văn hóa của chúng còn lâu thành người...
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trích đăng TT của Ngố:

..Tối hôm ấy anh Bình có việc ghé qua nhà. Bố tôi đi giao hàng mãi trên huyện vùng cao, chưa về. Ông dạo này kết hợp thêm “hàng hai chiều”. Lúc đi bằng xe đạp, lúc về xuôi mảng.
Qua các trạm kiểm lâm người ta chỉ thu giữ bè gỗ, mảng nứa hàng trăm cây trở lên  không có giấy tờ. Mảng của bố tôi chỉ vài chục cây nứa nhỏ, lồng cồng dăm bó củi người ta vẫn cho đi.
( Có thể từ những chuyến xuôi ngược này, bố tôi thông thạo sông nước, nghĩ tới chuyện “sống ở rừng phải biết dựa vào rừng” thời gian sau này. Hình như cái nghiệp nhà tôi luôn gắn với việc xuôi ngược kiếm sống không thể bỏ được. Người ta nói “cây chuyển đi thì héo, người chuyển thì tươi”, hay “thân cư thiên di” của gia đình tôi bởi nhẽ này ).
Có thể ngày mai, ngày mốt bố tôi mới có nhà. Tất cả còn phụ thuộc vào sự giao dịch, thanh toán, bè mảng của ông.
Thấy sắc mặt anh Bình khang khác, không giống ngày thường, mẹ tôi hỏi anh:
- Lại có chuyện phải không?
- Không, chả có chuyện gì đâu bầm ạ. Lâu con bận việc không về ghé thăm nhà thôi!
Từ ngày gia đình gặp nạn tai, mẹ tôi luôn thắc thỏm. Lúc nào bà cũng chỉ lo có chuyện gì đấy xảy ra không hay. Nhất là từ dạo bố tôi hay đi xa giao bán hàng, về nhà thất thường.
Trong lúc mẹ tôi xuống bếp đặt ấm nước, anh Bình bảo tôi ra sân đứng cho nó mát. Thị xã thời bấy giờ còn thưa thớt, nửa thành thị, nửa thôn quê, không chật chội như bây giờ, nhà tôi vẫn có một khoảng sân rộng.
Anh Bình bảo:
-  Tao dạo này bận họp hành nhiều. Lại vừa mới sang Khu học tập huấn vừa mới về, nên không biết chuyện này..
Anh dừng lại một lúc. Tôi cũng không dám hỏi, đoán là việc quan trọng nên anh mới chần chừ chưa nói ra. Nhưng anh đã đến đây, hẳn nào anh ấy cũng nói ra?
- Nếu anh ở nhà chuyện đã khác, cậu phải thông cảm cho anh.
Chuyện gì mà anh bảo tôi cần thông cảm với anh? Tôi càng thêm sốt ruột?
- Cậu có giấy “triệu tập học trường trung cấp Cơ khí” của khu tự trị Việt bắc từ mấy tháng trước. Không hiểu sao người ta không gửi đến nhà? Hôm nay tình cờ anh đến văn phòng ủy ban gặp tay Khả con ông Đoàn Nhiêu làng mình ngày trước hỏi một việc. Cu cậu lóng ngóng tìm giấy tờ cho anh thế nào, lại để tờ giấy này rơi ra? Nó suýt xoa mãi là chót để lẫn đâu mất, không dám nói với nhà mình. Anh vội cầm lấy mang về đây, mai cậu lên hỏi thử xem có còn kịp không? Để lỡ thì uổng quá.
Tin này đối với tôi quá bất ngờ khiến tôi choáng váng. Tôi không ngờ sự học của tôi lại bị vấp phải một lý do hết sức vớ vẩn như thế. Tôi cầm tờ giấy có đóng dấu đỏ mà không tin ở mắt mình.
Anh Bình dặn tôi hãy khoan đừng nói việc này với ai vì rất “tế nhị” ( hồi đó chưa ai dùng từ nhạy cảm như bây giờ ). Anh còn bảo ngày mai cứ lên gặp tay khả từ tốn, lễ phép hỏi lại xem thế nào? Nếu có gì vướng mắc anh sẽ can thiệp sau.
- Hai anh em có việc gì bí mật với tao đấy? – Mẹ tôi từ dưới bếp xách siêu nước lên hỏi. Anh Bình cười, “Dạ không có gì, anh em con chỉ là chuyện vui thôi”.
Anh lấy cớ phải về vì tối nay phải trực cơ quan. Mẹ tôi gói cho cho chấu gói kẹo vừng đưa anh mang về cho cháu.
Anh đi rồi tôi nôn nao như lửa cháy trong bụng. Tôi đi nằm sớm, cố nhắm mắt mà trằn trọc cả đêm. Không ngủ được..
( Còn nữa..)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quê Choa: Năm lần trời đánh

Quê Choa: Năm lần trời đánh: Nguyễn Quang Lập   Nghĩ vừa buồn vừa buồn cười, cái đầu mình bị năm lần trời đánh. Mỗi lần trời đánh xong thì trời lại cho một cái gì... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Diễn viên

Sáng tạo nhiều gương mặt trong mỗi thời khắc
thật ra tôi không có khuôn mặt nào
có nghĩa tôi đánh mất chính tôi
vì chúng không bao giờ có thật
tôi đi qua từng cái chết với nghệ thuật
đu giây của một nghệ sĩ sáng tạo
tôi trôi lăn không ngừng
như chuyến tàu khởi hành vào vô tận
 
tôi là một sân khấu sống
để diễn những vở kịch
mà không bao giờ cần diễn viên
tôi là một nhưng cũng mang nhiều hình trạng
tôi là ngôi thứ nhất
cũng là ngôi thứ hai và thứ ba
quá khứ hiện tại và tương lai xuyên suốt
 
tôi là đám-đông-không-người
cưu mang một bản ngã chết
và bay như viên đạn bắn vào mênh mông
 
LNT Tháng bảy năm 2013
 
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lâu lâu mới thấy Cu Han viết bài nghiêm túc và thật bất ngờ, đăng lên để rộng đường suy nghĩ:


Mới đây Ngô Nhân Dụng có đăng bài “Nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào”, bài viết phản ảnh quan điểm của tác giả về một Việt Nam không khiếp nhược trước Trung Quốc. Những vấn đề chính trị, hantimes miễn bàn, chỉ xin đề cập ở đây một số lỗi dữ kiện lịch sử của Ngô Nhân Dụng, cũng như tư duy những con Lừa (chuyên đi theo lề) từ tác giả bài viết.
Xem thêm Ngô Nhân Dụng: Nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?
Tập tin:Mongol Empire map.gif
Từ Mông Cổ Xanh đến đại đế quốc Mông Cổ (1206 - 1294)
1. Tác giả họ Ngô viết: “Năm 1257 Hốt Tất Liệt, sau khi xóa tan nước Ðại Lý, sai quân tấn công nước ta vì vua nhà Trần không chịu qua Vân Nam khấu đầu quy phục. Ðạo quân Mông Cổ phá đổ hàng phòng thủ đầu tiên do Trần Quốc Tuấn chỉ huy; rồi đánh bại đạo quân chính do Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo; tiến tới chiếm thành Thăng Long, “cướp phá, giết tất cả nam phụ lão ấu ở trong thành,” như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược. Triều đình chạy về Hưng Yên, Thái Tông hỏi ý kiến mọi người. Thái Úy Trần Nhật Hiệu cầm sào viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống (xin vào nước Tống). Lúc đó Tống còn là tên gọi cả nước Trung Hoa; mặc dù vua quan nhà Tống chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Ðông, hai năm sau mới bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng. Nhưng Thái sư Trần Thủ Ðộ có ý kiến khác: “Ðầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo.” Cuối cùng nước Việt Nam không bị nhục”.
Thái úy Trần Nhật Hiệu nói "nhập Tống", nghĩa là bảo giặc Mông Cổ mạnh quá, chi bằng chạy vào Tống mà trú thân, chứ không hề khuyên vua Trần hàng giặc. Nhưng ở đây Ngô Nhân Dụng lại suy diễn: "Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng". Chắc những yếu kém về kiến thức lịch sử đã khiến cho tác giả họ Ngô có suy diễn theo kiểu chụp mũ như vậy? 
Thời điểm năm 1257, Nam Tống dưới triều đại của vua Tống Lý Tông tức Triệu Quân (cai trị từ năm 1244 – 1264) vẫn thống trị trên toàn miền Hoa Nam chứ không phải “chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Đông” như Ngô Nhân Dụng nói. Điểm lại một số tư liệu lịch sử của cuộc chiến Tống - Mông (1236 - 1259) để thấy sức mạnh của nhà Nam Tống như thế nào và vì sao Trần Nhật Hiệu trong cơn hoảng loạn chỉ còn nước kêu vua "nhập Tống"
Binh lực của Nam Tống khá mạnh, họ phòng thủ có hiệu quả trước các cuộc công kích của quân Mông Cổ. Thậm chí trước đó quãng gần 20 năm, tướng Nam Tống là Mạnh Củng, Vương Kiên đã từng đả bại quân Mông Nguyên thu hồi lại Tín Dương, Tương Dương, Phàn Thành, Quỳ Châu đất đai ven bờ Đan Giang, Thuận Dương, giành lại Phủ Hưng Nguyên (tức Hán Trung tỉnh Thiểm Tây bây giờ).

Năm 1259, Vương Kiên thủ thành Điếu Ngư (Vũ Hán) chống lại quân Mông Cổ. Đại Hãn Mông Cổ là Mông Kha chết khi chỉ huy quân đội tấn công thành này. Chiến công này đã khiến thành Điếu Ngư nổi danh như một Mecca phương Đông, nơi duy nhất trên thế giới đả bại được quân Mông Cổ do đích danh Đại Hãn chỉ huy.

Mông Kha chết, Hốt Tất Liệt phải nhanh chóng thỏa thuận đình chiến với Nam Tống, quân Mông Cổ trên khắp các chiến trường Âu – Á kéo về gây nên cuộc nội chiến tranh giành ngôi vị Đại Hãn kéo dài tới 4 năm. Kết quả là Hốt Tất Liệt toàn thắng. 20 năm sau cuộc chiến Điếu Ngư thành, Hốt Tất Liệt mới diệt được nhà Tống bởi trận hải chiến Nhai Sơn. 

2. “Nếu vua và dân nhà Trần đều run sợ mà chịu nhục thì có thể từ đó nước ta đã biến thành một tỉnh hay một quận của nước Trung Hoa cho tới bây giờ, không khác gì tỉnh Vân Nam”.
Kỵ binh Mông Cổ
Quả thật là nhà Trần có sợ Trung Hoa (Đế quốc Nguyên Mông), cái sợ này là hiển nhiên. Trong khoảng mấy chục năm kể từ khi Thành Cát Tư Hãn xưng Mông Cổ xanh, thì kỵ binh Mông Cổ không có đối thủ, họ tung hoành khắp đại lục địa Á - Âu, kiến lập nên một đại đế quốc chiếm ¾ thế giới khi đó.
Tránh cuộc chiến với Nguyên Mông nhà Trần buộc phải làm mọi cách để giữ gìn nền hòa bình. Đại Việt tiến hành thông sứ, định kỳ ba năm nộp cống một lần; thậm chí năm 1262, Đại Việt còn thuận cho Hốt tất liệt đặt chức Darughachi ngay tại triều đình. Xin nói thêm rằng Darughachi (Đạt lỗ hoa xích) là chức quan hàng tỉnh trong đế quốc Nguyên Mông, đối với Đại Việt chức này đóng vai trò tình báo.
Tránh chiến tranh, cái việc làm như thế là tất yếu.
Hịch Tướng sĩ ghi lại: “Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ… Hay: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhụcmà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm…”.
Tranh vẽ mô tả lại cảnh Thoát Hoan
chui ống đồng chạy về nước
Thiết nghĩ mấy cái như: sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, lăng nhục triều đình, khinh rẻ tổ phụ, chủ nhục (nhà vua - quốc gia chịu nhục), nghe nhạc thái thường đãi yến sứ Nguyên Mông ... còn là nỗi nhục lớn hơn hoàn cảnh hiện tại gấp trăm, gấp ngàn lần. Nhưng nhà Trần đã nhịn và nhịn gần 30 năm. Chỉ đến khi không còn cửa để nhịn nữa mới quật cường đánh trả.
Giá phỏng thời nay xẩy ra chuyện như thế thì không hiểu khắp nước Nam này sẽ ồn ào, xáo động, thóa mạ, căm hờn những gì nữa? Chắc thời xưa chưa có internet để blogger chửi triều đình là bán nước, bợ đít China cầu vinh? Nếu có thì nhà Trần đã chẳng có được 30 năm bồi dưỡng nguyên khí, nhất thống toàn dân làm nên hai cuộc đại phá Nguyên Mông rồi.
3. Ngô Nhân Dụng có so sánh những việc đi biểu tình chống Trung Quốc với hội nghị Diên Hồng thời Trần, xin thưa rằng đó là sự so sánh khập khiễng. 
Trước thế giặc mạnh, vua Trần phải mời bô lão cả nước về Kinh hỏi về lẽ nên hòa hay nên chiến, nếu chiến thì chiến thế nào? Hội nghị Diên Hồng có thể nói là một Quốc dân đại hội của Việt Nam thời trung đại, hoặc một kiểu trưng cầu dân ý về việc đánh trả China.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mấy năm gần đây thì hoàn toàn khác. Đi biểu tình chốngChina là tập hợp của một nhóm người yêu nước, tiến hành biểu tình theo lối tự phát và không (hoặc chưa) được sự chấp thuận của Chính quyền. Việt Nam cũng chưa có được luật biểu tình nghĩa là nghi nhận và bảo vệ quyền biểu tình của công dân.
Bao giờ mà Việt Nam không thể chịu đựng nổi sự o ép, xâm lăng của người Trung Quốc buộc phải kêu gọi chiến tranh tự vệ, Quốc Hội bỏ phiếu tán đồng đến khi đó mới có thể gọi là hội nghị Diên Hồng thời hiện đại. 
4. “Không thể chấp nhận những luận điệu hèn nhát, chưa chi đã lo nước Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Cộng. Những kẻ đưa ra các luận điệu đó chỉ làm trò “rung cây nhát khỉ” để phục vụ Bắc Kinh và biện minh cho những thái độ khiếp nhược của họ”.
Ở đây Ngô Nhân Dụng hoàn toàn chụp mũ, thể hiện lối tư duy của những con Lừa (chuyên đi theo lề, đặc trưng bầy đàn). Lo ngại trước sức mạnh China là có thật, không phải chỉ có Việt Nam mà ngay cả Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước thế lực mới nổi này. Sự lo ngại đó không phải là hèn nhát, càng không phải là trò: “rung cây nhát khỉ” để phục vụ Bắc Kinh”.
Xét về mọi mặt, Việt Nam ở thế yếu hơn hẳn so với Trung Quốc, chỉ nội chiến bằng kinh tế bằng các áp lực chính trị thôi, Trung Nam Hải cũng đủ sức khiến cho chúng ta (thậm chí là cả ASEAN) khốn khó rồi. Sự việc ASEAN không ra được tuyên bố chung về Biển Đông gần đây là một minh chứng.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái như thế này, trong bối cảnh mà như Bộ Trưởng Vũ Đức Đam nói đại ý: như một gia đình mong mãi đến giờ thì người phụ nữ có thể mang thai rồi, vấn đề là chúng ta phải kiên trì làm sao có thể sinh nở được. Vâng kinh tế Việt Nam đang như người phụ nữ mang thai mà người chửa cửa mả. Lấy gì mà đánh với Trung Quốc đây?
Các vị cứ hò hét chứng tỏ lòng yêu nước của mình nhưng chiến tranh, sinh mệnh, quốc thổ của cả một dân tộc không phải là trò đùa cho đám con trẻ đã nư! Thêm nữa tôi, anh đều yêu nước, anh ở ngoại quốc tiện nói, tôi ở nhà kín miệng hơn, chúng ta suy nghĩ khác nhau nhưng đừng hàm hồ quy chụp. Đã đặt bút viết phải cân nhắc trước sau kỹ lưỡng, phát ngôn phải chuẩn đừng có kiểu "giống như ...", tư liệu đưa cần nhất tính thuyết phục, khoa học đừng để trẻ con nó cười.
Vậy thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Về lá thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng Thống Harry Truman ngày 28.2.1946


Trong cuộc gặp tại Nhà trắng giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, bức thư Chủ tịch HCM gửi Tổng thống Harry Truman lại được nhắc đến như bằng chứng cho sự thiết lập sơ khởi trong bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Thử nhìn lại tiến trình này…
Khi Hiến chương Đại Tây Dương công bố hè 1941, ông HCM đã nhìn thấy vận hội cho công cuộc tranh đấu giành độc lập từ thực dân Pháp. Hiến chương ra đời với sự đồng thuận của Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nêu rõ sự tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng như sự tái lập nền độc lập đối với các quốc gia bị tước chủ quyền. Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên mà ông HCM nghĩ đến như một sự trợ giúp cần thiết thời điểm đó. Và cơ hội đầu tiên đã xuất hiện vào năm 1944, khi một máy bay Mỹ bị tai nạn trên bầu trời Cao Bằng. Viên trung úy phi công Mỹ William Shaw được Việt Minh cứu sống và lập tức đưa đi khỏi địa điểm bị nạn. Ngay hôm sau, quân Pháp vây kín khu vực, tháo máy bay và tìm viên phi công. Tiếp theo Pháp là Nhật. Tuy nhiên, Shaw đã được đưa đến thôn Lũng Bó, vào lúc ông HCM chuẩn bị đi Côn Minh (Trung Quốc). Chủ tịch HCM lệnh cho tiểu đội du kích của Lê Quảng Ba bảo vệ Shaw và sau đó yêu cầu đưa Shaw đến gặp. Cuối buổi nói chuyện, ông HCM hứa trả Shaw cho quân Đồng minh tại Côn Minh. Trước khi chia tay, ông HCM yêu cầu Shaw giao lại cho thượng cấp bản tiếng Anh của “Cương lĩnh Mặt trận Việt Minh”.
Cuối năm 1944, ông HCM sang Côn Minh. Shaw được đi theo để được trở về Bộ tư lệnh không quân Mỹ tại đó. Khi đoàn đến Thiên Bảo, huyện trưởng Tĩnh Tây báo cho Trần Bảo Phương (tướng của Tưởng Giới Thạch); và ông HCM được yêu cầu giao Shaw cho họ. Đây là một âm mưu “cướp công” – nói theo tác giả Mai Văn Bộ trong quyển Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh. Tại Côn Minh thời điểm trên, ngoài tổng hành dinh Không đoàn 14 Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của tướng Claire Chennault, còn có Tổng cục chiến lược vụ (OSS – tiền thân Cơ quan tình báo Mỹ CIA) và Cơ quan cứu trợ không quân (AGAS). Khi đến Côn Minh, ông HCM liên lạc ngay với AGAS. Khi nghe thuộc cấp kể về việc Việt Minh cứu Shaw, chỉ huy AGAS Charles Fenn lập tức đồng ý gặp ông HCM. Sau cuộc tiếp xúc ngày 17-3-1945, Charles Fenn và ông HCM lần thứ hai vào ngày 20-3-1945 và sắp xếp cuộc tiếp xúc với Claire Chennault.
Cần nhấn mạnh rằng, trong cục diện chính trị thập niên 1940, khi Đông Nam Á trở thành một trong những điểm nóng nhất thế giới, Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến Đông Dương. Tướng William Donovan – chỉ huy trưởng OSS – đã bí mật cử hai viên chức tình báo sang khu vực: đại tá John Whitaker và trung tá Archimedes Patti nhằm nghiên cứu tình hình thực tế. Đến Côn Minh ngày 14-4-1945, Archimedes Patti nhanh chóng nhận ra sự phức tạp của bàn cờ Đông Dương, khi quân Nhật có khả năng tấn công lên Tây Nam Trung Quốc, khi Pháp thất bại hết trận này đến trận khác, khi quân Tưởng tiếp tục là thế cờ khó giải trong cục diện chính trị Trung Quốc…
Archimedes Patti cũng được nghe về sự lớn mạnh của Việt Minh. Sau khi nghe báo cáo về việc Việt Minh cứu Shaw cũng như các cuộc tiếp xúc của ông HCM với Claire Chennault và Charles Fenn, Patti quyết định trực tiếp gặp Chủ tịch Hồ. Chiều 27-4-1945, Patti đến quán trà tại ngoại ô Tĩnh Tây, chờ Vương Minh Phương (người móc nối liên lạc giữa Việt Minh và tình báo Mỹ). Chập choạng tối, ông Vương đến, dẫn Patti đến ngôi làng nhỏ cách Tĩnh Tây khoảng 10km. Trong cuộc gặp, Chủ tịch Hồ đi thẳng vào vấn đề: “Việc hợp tác với Đồng minh chống Nhật trên chiến trường Đông Dương mà chúng tôi đã làm, trên thực tế, chứng tỏ rằng chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Chính phủ Mỹ”. Patti cũng kể rằng tên tuổi của Chủ tịch Hồ thật ra không xa lạ gì với chính giới Mỹ, từng được nhắc đến trong các tài liệu Bộ ngoại giao Hoa Kỳ…
Về yêu cầu trợ giúp, ông HCM nói: “Nếu Mỹ sắp xếp được với Đồng minh cung cấp những thiết bị liên lạc và một số vũ khí nhẹ, đủ để trang bị cho một đơn vị nhỏ và phái người huấn luyện việc sử dụng các vũ khí đó, chắc rằng tình hình sẽ thay đổi”. Một trong những điểm mấu chốt cuối cùng trong đợt liên lạc này là sự thỏa thuận cho tình báo Đồng minh vào căn cứ Việt Minh. Ngày 15-4-1945, nhóm tình báo Đồng minh được đưa vào căn cứ Việt Minh. Ông HCM dặn ông Cao Hồng Lĩnh và Quốc Văn: “Đây là đám Đồng minh nói là chống phát xít, ngoài việc chúng nắm tình hình Nhật, đồng thời cũng nắm tình hình của ta. Đây là nhóm tình báo chuyên nghiệp, ở Đông Dương đã lâu. Đã cho chúng vào rồi thì trong quan hệ hàng ngày nên xử trí như thế nào cho được việc của họ và cũng có lợi cho ta. Ba phương châm các chú phải nhớ để giải quyết mọi công việc: Thứ nhất là làm gì có lợi cho hợp tác với Đồng minh, không có hại cho công việc của ta. Thứ hai là không từ chối một việc gì có ích chung nhưng cũng không hứa hẹn một điều gì không làm được. Thứ ba là nên khôn khéo đối xử, tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể từng người, linh hoạt giải quyết mọi công việc để tranh thủ họ”.
Đầu tháng 5-1945, Chủ tịch Hồ quyết định chuyển căn cứ về xuôi. Trước khi đi, ông HCM gửi thư và hai tài liệu khác cho Patti, nhờ đại diện Mỹ chuyển lên Liên Hiệp Quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ cuộc chiến giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Cuối tháng 5-1945, ông HCM gửi tiếp thư cho Patti, thông báo việc Nhật mở rộng công trình công sự tại Cao Bằng và nhắc Patti chuyển hai văn kiện đến San Francisco. Vấn đề hợp tác tình báo đã được cụ thể hóa bằng việc toán tình báo Con nai do thiếu tá tình báo Mỹ Allison Thomas nhảy dù xuống Tân Trào giữa tháng 7-1945. Tiếp xúc Thomas, ông HCM một lần nữa khẳng định Mặt trận Việt Minh là tập hợp các đảng chính trị được tổ chức với mục đích duy nhất là đấu tranh cho tự do dân tộc. Ngày 25-7-1945, ông HCM yêu cầu Thomas nhờ trung gian Mỹ báo cho Pháp biết mình có thể nói chuyện với đại diện Pháp tại Côn Minh hoặc Bắc Kỳ. Yêu cầu này được Thomas chuyển cho Bộ chỉ huy AGAS ở Côn Minh.
Đầu tháng 8-1945, ông HCM chọn 100 du kích để biệt đội Con nai huấn luyện sử dụng vũ khí. Ngày 6-8-1945, nhờ điện đài Thomas, ông HCM biết tin Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima (Nhật). Chủ tịch Hồ Chí Minh cấp tốc hội ý Ban thường vụ Trung ương, quyết định tổ chức tổng khởi nghĩa. Phần mình, người Mỹ bắt đầu thay đổi chiến lược cho cục diện Đông Dương. Chiều 25-8-1945, Chủ tịch Hồ về đến Hà Nội. Trước đó ba ngày, phái bộ Mỹ do Patti dẫn đầu đã có mặt tại Hà Nội. Trong Vietnam – a history, tác giả Stanley Karnow thuật: Tháng 7-1945, trước khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, các nhà lãnh đạo Đồng minh đã họp tại Potsdam (ngoại ô Berlin, Đức). Họ lập kế hoạch giải giới quân Nhật tại Việt Nam đồng thời ủng hộ Pháp tại mặt trận Đông Dương.
Tối 30-9-1945, trong lần gặp cuối cùng với Patti, Chủ tịch Hồ khẳng định: “Nếu người Pháp cố tình quay trở lại Việt Nam, như là những tên thực dân đế quốc bóc lột, tàn sát và giết hại đồng bào tôi, thì tôi dám khẳng định với họ và thế giới rằng đất nước Việt Nam có thể biến thành tro bụi nhưng chính sách của Chính phủ tôi sẽ là một chính sách tiêu thổ kháng chiến đến cùng!”…
Tài liệu:
1- Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, Mai Văn Bộ, NXB Trẻ TP. HCM, 2004
2- Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, Vũ Dương Huân, NXB Thanh Niên, 2005
3- Ho Chi Minh, William J. Duiker, NXB Hyperion, 2000
4- Choosing War: The Lost Chance for Peace and the Escalation of the Vietnam War, Fredrik Logevall, NXB University of California Press, 1999
5- Vietnam – a history, Stanley Karnow, NXB Penguin Books, 1997
>>>>>

Trích phát biểu của Tổng thống Obama trong cuộc gặp Chủ tịch Sang:
At the conclusion of the meeting, President Sang shared with me a copy of a letter sent by Ho Chi Minh to Harry Truman. And we discussed the fact that Ho Chi Minh was actually inspired by the U.S. Declaration of Independence and Constitution, and the words of Thomas Jefferson. Ho Chi Minh talks about his interest in cooperation with the United States. And President Sang indicated that even if it’s 67 years later, it’s good that we’re still making progress…
Theo FB Mạnh Kim

Phần nhận xét hiển thị trên trang