Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Ly kỳ hành trình tìm mộ công chúa Lý Kiều Oanh


Ngôi mộ cổ được tìm thấy tại Đồng Hới (Quảng Bình) cách đây gần nửa năm đã được các nhà nghiên cứu khẳng định là của Công chúa Lý Kiều Oanh. 
Xung quanh vấn đề này còn có rất điều bí ẩn mới đây đã được nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm tiết lộ, bên cạnh đó còn có nhiều ý kiến của các nhà khoa học.

Giấc mơ kỳ lạ của nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm

Theo lời kể của bà Hoàng Thị Thiêm, vào khoảng cuối năm 2011 kéo dài đến đầu xuân năm 2012, bà Thiêm đã có nhiều giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, bà Thiêm gặp một người tự xưng là Đức vua Lý Công Uẩn, nhờ bà cứu mộ cháu gái tên Lý Kiều Oanh Công chúa, bị nhà xây đè lên. Người trong mơ còn dặn nếu thấy mộ thì chỉ được phép tôn tạo chứ không được di chuyển vì các tướng lĩnh khi xây đã chọn huyệt mạch sơn thủy để đặt mộ ổn định. Rồi sau đó người báo mộng đã cho bà địa chỉ và tên đầu của chủ nhà bắt đầu bằng vần “N”.

Kỳ lạ hơn, ngay sáng hôm sau, em gái bà Thiêm tên là Hoàng Thị Thuy ở Lào Cai (cách bà Thiêm 300km) gọi điện thoại, nói rằng tối qua cũng nằm mơ thấy có một người về báo mộng ngôi mộ công chúa ở tỉnh Quảng Bình nào đó mà bà Thuy không thể nhớ được hết. Khi ấy, bà Thiêm mới giật mình và cho rằng cần phải làm theo di nguyện của người báo mộng.

Bà đem chuyện này nói với người bạn thân là luật sư Nguyễn Bích Lan ở Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội. Sau đó, hai người đã dấn thân vào một hành trình tìm ngôi mộ cổ gần 1.000 năm đầy bí ẩn.
 Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm.

Hai người đã tự thu xếp kinh phí rồi nhiều lần tìm theo địa chỉ trong giấc mơ tìm gặp nhà anh Nam ở khu dân cư số 6, phường Hải Thanh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Khi gặp anh Nam, họ phải nói dối tìm mộ tổ tiên để giữ bí mật. Đúng như những gì trong mơ nói, anh Nam kể lại mấy chục năm trước, gia đình anh đào hầm trú ẩn đã gặp những hàng gạch xây, nhưng sợ quá nên đã lấp lại.

Sau khi nắm được tình hình, bà Thiêm đã báo cáo với lãnh đạo Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người tiếp tục vào cuộc. Tháng 5/2012, viện nghiên cứu đã cử một cán bộ vào làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình và các đơn vị quản lý tại địa phương. Sau buổi làm việc, rất nhiều nhà khoa học đã vào cuộc. Ngày 22/12/2012, đoàn công tác đã đào và phát hiện ngôi mộ cổ được xây bằng gạch, tường rào hình chữ nhật, cao 0,8m, rộng 3,9m, dài 3,5m và còn có tấm bia đá có khắc 5 chữ Hán cổ, được dịch là “Lý Kiều Oanh Công chúa”.

Các nhà khoa học nói gì?

Nói về việc phát hiện ngôi mộ cổ của Công chúa Lý Kiều Oanh, GS-TSKH-VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người - cho biết: “Tuy đây là một vấn đề phức tạp trong khoa học, nhưng lại rất gần gũi với dân ta, nhất là qua phong tục thờ cúng tổ tiên, các vị thành hoàng, những người có công lớn với dân với nước”.
 Ông Phạm Minh Hạc phát biểu trong hội thảo.

Từ góc nhìn khảo cổ học, PGS-TS Nguyễn Lân Cường - Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam - đánh giá về mộ cổ Hải Thành (Đồng Hới) rằng bản thân ông thực sự rất háo hức khi được nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm và luật sư Nguyễn Bích Lan mời vào Đồng Hới đúng ngày 6/6/2012, để quan sát bước đầu, khi ngôi mộ mới chỉ hé lộ vài viên gạch. Ngay từ ngày đầu, ông và TS Nguyễn Giang Hải (nguyên là Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam) đã thống nhất nhận định đây rõ ràng là cấu trúc hoặc của một ngôi mộ cổ, hoặc của một kiến trúc cổ nào đó?

PGS Nguyễn Lân Cường cũng bày tỏ mong muốn, trong những ngày tới UBND tỉnh Quảng Bình nên xem xét và cấp phép cho Hội Khảo cổ học Việt Nam để được tiến hành đào thám sát với diện tích rộng hơn.

TS Đinh Công Vỹ - nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm - cũng chia sẻ, với nhiều hiện tượng lạ thật đáng để các nhà khoa học trên cơ sở liên ngành, dựa chủ yếu vào các tư liệu lịch sử, khảo cổ, các văn bản Hán Nôm cụ thể, mắt thấy tai nghe mà nghiên cứu. Nhưng không thể không tham khảo thêm các tư liệu dân gian, ngoại cảm, tâm linh.

Việc làm của nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm qua việc phát hiện ngôi mộ của công chúa đời Lý là một sự tiếp nối rất đáng trân trọng. Rất mong các nhà ngoại cảm như Hoàng Thị Thiêm, các nhà khoa học liên ngành cần phối hợp nghiên cứu tiếp theo để tìm thêm những điều bí ẩn trong lịch sử.
Công chúa Lý Kiều Oanh là ai?
Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi lại, Công chúa Lý Kiều Oanh là con gái của Vua Lý Thái Tông và Hoàng hậu Thiên Cảm. Ngay sau khi Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha Thái Tổ, ông đã lập 7 hoàng hậu, đặt phẩm cấp cho các cung nữ, hoàng hậu, phi tần 13 người, ngự nữ (gái hầu của vua) 18 người, nhạc kỹ 100 người. Ngoài ra, nhà vua còn nặng lòng yêu thầm nhớ vụng một ngự nữ (nàng hầu), nhà vua vẫn kín đáo hẹn hò và ngự nữ đã sinh được một bé gái đặt tên là Lý Kiều Oanh. Bởi vậy nhà vua đã phong cho nàng hầu ấy làm hoàng hậu, hiệu là Thiên Cảm. Sau khi sinh ra Kiều Oanh, Thái Tông giao cho người con trưởng là Thái tử Nhật Tôn nuôi dạy. Thái tử Nhật Tôn là con trai trưởng của Thái Tông và Mai thị Kim Thiên Hoàng hậu.

Sau khi Thái Tông qua đời, Nhật Tôn lên ngôi kế vị, miếu hiệu là Thánh Tông, phong cho mẹ lên làm Kim Thiên Hoàng thái hậu. Nghe nói Thiên Cảm Hoàng hậu khi còn là ngự nữ hầu hạ Thái Tông, bà cũng hầu hạ cả Kim Thiên Hoàng hậu họ Mai. Kim Thiên Hoàng hậu là chủ hậu cung của Thái Tông. Thiên Cảm Hoàng hậu được Kim Thiên Hoàng hậu rất yêu mến và luôn che chở bảo vệ bà. Kiều Oanh đến tuổi trưởng thành được vua cha ban sách phong cho làm công chúa, hiệu là Tân Bình (Tân Bình Công chúa), gả cho Quận công Hồ Đức Cưởng. Công chúa Tân Bình được sách lập phủ đệ riêng ở tại trại Bố Chánh (sau này là phủ Tân Bình) ở cùng với chồng nơi Hồ Đức Cưởng trấn thủ.

Thời ấy, ở biên cương phía nam nước ta luôn có giặc Chiêm Thành câu kết với giặc Tống tới gây chiến, thế giặc khá mạnh. Thái Tông e vợ chồng phò mã - công chúa khó khăn trong chức trách bảo vệ biên cương, nên nhà vua phong cho Thái tử Nhật Tôn làm tổng nguyên soái mang quân đi hỗ trợ vợ chồng phò mã đánh tan được giặc, bảo toàn lãnh thổ. Nhưng chẳng bao lâu, lũ giặc Chiêm -Tống lại luôn tới gây chiến, cướp phá của cải của dân chúng. Thái tử cùng vợ chồng Lý Kiều Oanh đã cùng nhau làm nên những chiến công hiển hách tại sông Giang (sau đổi là sông Nhật Lệ), Bàu Tró..

Lúc đó do lực lượng không cân sức, Phò mã Hồ Đức Cưởng đã bị giặc sát hại, Công chúa Lý Kiều Oanh mới sinh một con gái, việc gánh vác quân cơ nặng nề khiến Lý Kiều Oanh kiệt sức. Biết mình không qua khỏi nên công chúa có gửi con cho anh trai mình là Thái tử Lý Nhật Tôn nhờ đem về kinh chăm nuôi hộ và Lý Kiều Oanh đã thác ngay tại phủ Tân Bình - nơi chiến sự giữa quân Đại Việt và liên quân Chiêm - Tống đang xảy ra ác liệt.

Con gái của Lý Kiều Oanh được đặt tên là Ngọc Kiều. Về tới Thăng Long, Ngọc Kiều được người em trai khác mẹ với Thái tử Nhật Tôn là Thái tử Phụng Càn vương Lý Nhật Trung chăm sóc ở trong nội cung từ nhỏ. Lớn lên, Ngọc Kiều được mang họ cha nuôi là Lý Ngọc Kiều, được phong công chúa, gả chồng cho người họ Lê làm Châu mục châu Chân Đăng.

Như vậy có thể nói, Công chúa Lý Kiều Oanh cùng chồng là tướng quân Hồ Đức Cưởng là những người có công lớn trong việc bảo vệ biên cương phía nam của tổ quốc, họ đã dùng tính mạng để bảo vệ biên giới, lãnh thổ, vì thế việc tri ân với 2 vị là trách nhiệm mà bậc hậu thế nên làm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhận thức không biết đâu là đủ:



Phật Giáo là một triết học, khoa học, hay là thần học? Ðây là một thắc mắc của đại đa số nhiều người.
Ðạo Phật không thuộc lãnh vực nào cả ngoài một mục đích là giúp cho chúng sanh thoát mê thành ngộ, hết khổ được vui, và đưa họ thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đạt đến chân như tịch tịnh (Niết Bàn). Con đường tu học của Ðạo Phật là Trung đạo, nghĨa là không gò bó trong khổ hạnh, không xa xỉ vô ích. Triết lý của Phật giáo bao gồm cả nhân sinh quan và vũ trụ quan; cho nên Phật giáo chứa đựng triết lẫn khoa học. Phật giáo không ở trong triết và khoa học, mà ngược lại, nói cho đầy đủ là triết học và khoa học là hai môn ở trong kho tàng vô tận của Phật giáo. Vì sự hạn hẹp về khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ trình bày một vài sơ điểm để chứng minh tại sao Phật giáo là một nền tảng bao trùm khoa học.
Như chúng ta đã biết, cách đây 25 thế kỷ, Ðức Phật đã thị hiện tại trung Ấn, nói ra những pháp vô thượng thậm thâm vi diệu mà trong thời gian đó loài người chỉ biết nương tựa, cầu phúc, bám chỉ vào các thần như thần lửa, thần gió, thần rắn, thần đá, thần núi, thần sông v.v. Khoa học vào thời đó chưa tượng hình. Một vài con số đơn sơ được nặn ra để đơn thuần tính đếm; giấy chưa có, họa chăng người ta chỉ dùng bằng vỏ lá cây. "Trời tròn, đất vuông" hoặc "Mặt trời quay chung quanh trái đất" vẫn là quan niệm cố hủ, không thay đổi của loài người cho đến thời Galileo và được sự kiểm chứng của khoa học sau này. Thế nhưng, Ðức Phật đã nói: Vũ trụ không nhỏ, có đến tam thiên đại thiên thế giới (ba ngàn đại thiên thế giới) Một ngân hà là một tiểu-thiên thế giới, một ngàn tiểu-thiên thế giới là một trung-thiên thế giới, một ngàn trung-thiên thế giới là một đại-thiên thế giới. Và, ba ngàn đại thiên thế giới như thế trong vũ trụ bao la này. Với sự giác ngộ của Ðức Phật, vũ trụ trong mắt Ngài như chúng ta nhìn một dòng chữ trên trang giấy. Sự sự vật vật không ngừng biến đổi trong chu kỳ Thành (cấu thành, sinh ra) - Trụ (tồn tại) - Hoại (hư hỏng, băng hoại) - Diệt (mất đi); bốn trạng thái này không bao giờ tách rời bất cứ một sự vật nào trong vũ trụ theo chu kỳ biến diệt của nó, chỉ có sự khác biệt là nhanh hay chậm mà thôi. Ngày 9 tháng 11, 1994, lúc 4g39 chiều, tại viện Gesellschaft fur Schwerionenforschung ở Ðức, các khoa học gia đã tìm thêm một nguyên tố mới gồm có 110 nguyên tử. Một điều đáng chú ý là nguyên tố này có đời sống vô cùng ngắn ngủi, nó chỉ tồn tại trong khoảng 1/1000 giây đồng hồ.
Hãy lấy ví dụ: một cục đá mà chúng ta cứ tưởng là nó trường tồn mãi. Không, nó không tồn tại mãi! Ban đầu, núi lửa phun lên thạch nham lỏng, gặp nhiệt độ thấp hơn tạo thành đá, rồi bị hao mòn qua những tác động của mưa, nắng, gió, bão... để thành những hạt cát. Những hạt cát này tiếp tục chịu những chi phối trên để trở thành bụi... và, những hạt bụi chỉ là sự kết hợp của các phân tử, nguyên tử, điện tử, hạt nhân, lượng tử...Sự băng hoại này đòi hỏi một thời gian dài mà mắt của chúng ta không thể nhìn thấy rõ được. Ví dụ khác nữa là nước. Vì có ba trạng thái khác nhau nên các khoa học gia gọi danh từ đúng gọn là H2O (kết hợp của Hidrogen và Oxigen). Tại nhiệt độ thấp dưới 0oC, nước ở dạng đông đặc. Với nhiệt độ từ trên 0oC đến dưới 100oC, nước ở dạng lỏng. Trên 100oC, nước ở dạng hơi. Vì vậy, sau khi dày công nghiên cứu nhiều thí nghiệm về trọng lượng hóa chất, một nhà hóa học đã kết luận: "Không có vật nào tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi, mà nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác." Và, đó cũng là tinh ý của câu " Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc" trong Bát Nhã Tâm Kinh của Phật giáo vậy.
Suy diễn rộng thêm một chút nữa, chúng ta thấy trái đất chúng ta ở là một thực thể trong muôn vạn thực thể trong vũ trụ này, nó được cấu tạo bởi nhiều yếu tố, hóa chất và khoáng chất khác nhau. Mặc dù chúng ta không thấy nó lớn thêm lên hay nhỏ dần bớt bằng cặp mắt kiếng màu này, nhưng thực sự nó đang biến chuyển theo sự thay đổi không ngừng của từng yếu tố ti vi tạo nên nó. Những biến chuyển này không những chỉ từng giây, mà là từng phần tỉ tỉ giây; Ðức Phật gọi đó là sát-na biến chuyển hay sát-na vô thường. Sự thay đổi này bao gồm luôn cả không gian và thời gian. Con người cũng vậy, chúng ta đang sống trong sự chết chóc, hủy diệt. Từng tế bào trong cơ thể (dễ thấy nhất là tế bào da) chết đi, và tế bào khác sinh ra. Trái đất quay chung quanh mặt trời không cố định, có lúc nó đi gần mặt trời, có lúc nó đi xa hơn. Hơn nữa, các khoa học gia ước tính là quỸ đạo bầu dục của trái đất quanh mặt trời ngày càng thu hẹp lại, năng lượng mặt trời ngày càng bị giảm dần...
Giả sử khi nhân duyên không còn nữa, tất cả mọi sự vật đều tan rã để bảo hòa trở về các thành phần nguyên tố (hiện nay, các khoa học gia đã tìm ra tổng cọng là 118 nguyên tố trong bảng hóa học tuần hoàn); hoặc xa hơn nữa, chúng tự tách ra để trở thành các đơn vị nhỏ như hạt nhân, điện tử, lượng tử, không lẽ chúng ta nói là vũ trụ tận diệt hay sao? Tận diệt là do chúng ta không nhìn thấy, chứ không phải là chúng mất đi! Trong kinh Ðại Bát Nhã có nói chư pháp vốn bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm là thế.
"Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không".
Cho nên nhà bác học trứ danh Robert Eistein có nói: "Nếu có một tôn giáo nào gần gũi với khoa học, thì đó chỉ là Phật giáo mà thôi." Câu nói này đúng, nhưng không đủ; mà phải nên nói rằng: Khoa học chỉ là một môn học nhằm phục vụ, khảo nghiệm, chứng minh giáo lý của Ðạo Phật. Nếu ai đã nghiên cứu Phật giáo thì Thuyết Tiến hóa của nhà bác học Darwin cũng là một sự chứng minh trung thực cho học thuyết Nhân Duyên trong Ðạo Phật, không ai có thể chối cãi. Ðó chỉ nói về mặt Thế gian mà khoa học còn bị vướng mắc vì chưa đủ phương tiện để trả lời câu hỏi: "Có bao nhiêu hành tinh, hệ mặt trời, ngân hà trong vũ trụ? Vũ trụ rộng bao xa?" mặc dù có hệ thống Humble Telescope giúp sức; huống hồ về mặt Xuất Thế gian thì khoa học bị tắc nghẽn.
Hãy đi sâu thêm một chút nữa về sự ứng dụng của khoa học trong lãnh vực tâm linh. Trong toán học, mặt phẳng chỉ dùng để diễn tả góc cạnh, đó là hệ thống hai chiều (2-dimensional); khi diễn tả một sự vật có bề rộng, dài và cao, thì phải đưa nó vào hệ thống không gian ba chiều (3-dimensional). Ðây là hệ thống hình học cao nhất hiện có để giúp các khoa học gia nghiên cứu đồ hình không gian (hệ ba chiều dịch vị, chuyển hoán v.v.) Tuy nhiên, họ không thể nhìn thấy một thế giới khác của các sinh vật siêu hình như ma quỷ, mặc dù ma quỷ đang hiện hữu trên trái đất của chúng ta. Rõ ràng đây là thế bí của khoa học. Loài sinh vật ở thế giới siêu hình đó nhìn thấy chúng ta một cách rõ rệt. Họ có hình thể, nhưng chúng ta không thể trông thấy họ bằng mắt trần, hoặc diễn tả họ qua hệ thống hình học. Thế thì làm cách nào chúng ta giao dịch với họ? Một nhà toán học người Ðài Loan đã khởi sự nghiên cứu đưa dạng thức không gian bốn chiều (4-dimensional) vào toán học để nghiên cứu sự vật trong thế giới siêu hình này, nhưng không thành công.
Muốn nghiên cứu về thế giới siêu hình đó, thiết nghĨ nên lập hệ thống sáu chiều (6-dimensional). Ba chiều thật (real) và ba chiều ảo (imaginary). Chúng ta có tạm gọi mô hình này là "Mô hình phức". Thế nhưng, toán học biện chứng không thể phỏng dạng mô hình phức trên được, mà cần phải có một Siêu nhiên tâm học để giúp ta bước vào ngưỡng cửa của lãnh vực siêu nhiên và hòa nhập với thế giới này; đó là, mỖi một thí sinh muốn nghiên cứu phải đạt đến trình độ tu chứng, đại thông. Một điều đáng chú ý là khoa học chỉ dựa trên thực tiển và xác nhận bằng sự chứng minh qua con số. Một vũng nước trên đường nhựa trong mùa hè oi bức khi chúng ta lái xe là một ảo ảnh tựa như tấm gương; thế nhưng tấm gương này không phản chiếu sự vật như một tấm gương mà chúng ta thường dùng soi mặt. Ảo ảnh đơn thuần như thế mà khoa học còn phải đặt nhiều giả thuyết để đi đến kết luận tạm thời là do sức nóng trên đường nhựa mà tạo nên mảng kiếng, huống hồ đưa khoa học đi vào thế giới thần bí để khảo sát, tìm tòi? Thực chất, muốn đi vào thế giới huyền bí này, con người không còn phải vướng vào khoa học, mà phải vượt qua lãnh vực khoa học để đi đến vô chấp, vô ngã, hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ví như qua sông thì dùng thuyền, đến bờ bên kia thì phải vứt thuyền, dùng chân để tiếp tục leo lên trên đỉnh núi. Luyến tiếc không chịu bỏ, cứ mang thuyền theo là một trở ngại lớn trên đoạn đường còn lại. Phật giáo gọi là đoạn đường khai mở trí huệ (giới - định - huệ) để đi đến trình độ vô ngại, đại thông. Khoa học muốn thực chứng được điều này thì phải buông đì những con số, cởi đi quan niệm lý luận để bước vào thế giới siêu nhiên của vũ trụ. Cũng giống như khi chúng ta nhìn bức tranh 3-chiều: bức tranh được chụp/vẽ như là cả hàng ngàn quả bóng cầu trên một tờ giấy. Khi nhìn thẳng vào bức tranh đó, chúng ta không thể phân biệt được hình gì trên bức tranh. Thế nhưng, khi chúng ta hơi nheo một con mắt, và nhìn một cách rất mơ hồ, thì chúng ta thấy một cầu thủ đang đá một bóng cầu trên sân bóng v.v.
Vậy, tu chứng trong Phật giáo là một cực điểm của khoa học nhưng không còn bị vướng mắc khoa học. Khoa học dùng "động" để quan sát điểm. Phật giáo chủ trương dùng tĩnh để quán chiếu sự vật. Khoa học thể hiện tính xô xát, tò mò. Phật giáo mang tính chất tịch lặng và giải thoát. Tâm thức không còn bị giao động thì trạng thái Chân Như hiển hiện, như bóng trăng trong ao không gợn sóng. Ví như khi chúng ta chưa bao giờ ăn một chiếc bánh bao, thành thử khi ăn, chúng ta thường tỉ mỉ để ý xem cái bành bao được làm bằng nhân gì. Khi chúng ta đã quen thuộc với thứ bánh đó rồi, thì chúng ta chỉ có việc ngấu nghiến rồi nuốt vào bụng mà thôi.
Tương tự, Ðức Phật và các vị Tổ sư đã tu đến trình độ vô ngại, thấu rõ về lý tánh của các pháp, thì không còn muốn tò mò tìm xem nhân duyên sinh diệt của các pháp đó làm gì nữa. Khi chưa tu tập thì ước mơ tìm hiểu; nhưng khi chứng ngộ rồi thì sự bám víu đó tự nhiên tiêu tan. Ðó không là trường hợp tối thượng của Phật giáo trên khoa học, thì là gì?
Trong sự cấu thành của sự vật, khoa học nói về sự xúc tác còn Ðạo Phật quan niệm về Nhân duyên. Hai thứ khí Hidrogen và Oxigen khi gặp nhiệt độ thấp sẽ trở thành nước đá, ở nhiệt độ thường sẽ thành nước lỏng. Trong Phật giáo, sự cấu thành các pháp đều do nhân duyên; nước do ba nhân duyên hợp thành (Hidrogen, Oxigen và nhiệt độ); con người do nhân duyên sinh lực của cha mẹ (noãn cầu, tinh trùng), thần thức (A-lại-Da thức, hay Vô thức, hoặc linh hồn) và tứ đại (đất, nước, gió, lửa) mà hợp thành v.v. Thiếu một trong những nhân duyên, sự vật không thể có được.
Ðó chỉ mới nói về Sự, còn bàn về Lý thì không tài nào khoa học đạt được! Hơn nữa, dùng nhân thuyết luân hồi trong Phật giáo để giải thích tại sao khi sinh ra, cùng một lứa tuổi, nhưng con người thông minh, ngu dốt, lanh lợi, đần độn, sung sướng, khổ cực v.v. khác nhau, thì rất là dễ dàng. Thế nhưng khoa học vẫn bị tắt nghẽn muôn đời, muôn kiếp...
Ðức Phật thị hiện tại chốn Sa bà này cũng vì một nhân duyên lớn: Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến. Ðối với chúng sanh, sự ra đời của Phật giáo như là một đóa hoa đàm chỉ nở một lần trong mấy vạn năm. Sống trong thế giới uế trược, phiền não, bệnh hoạn này, Ðạo Phật là một phương thuốc vô cùng diệu dụng trị tất cả mọi căn bệnh của chúng sanh. Chúng ta, nay gặp được Ðạo Phật còn quý hơn gặp kim cương, vàng bạc. Không lo nghiên cứu, học hỏi, tu học theo phương pháp của Ðức Phật chỉ dạy, chỉ tham vọng theo tính tò mò tìm hiểu về sự tương quan giữa Phật giáo và khoa học không là một uổng phí sao? Không khác gì một người đang bị trúng tên độc, thầy thuốc hiện ở trước mặt, nhưng người bị trúng tên không cho vị y sĨ này chữa bệnh cho mình, lại không chịu rút mũi tên ra, đòi phải tìm hỏi cho ra ai đã bắn tên độc và bắn từ chỗ nào, khi đó mới chịu cho chữa bệnh. Ðợi tìm ra nguyên nhân, ông ta đã chết mất!?
Nói về nhân sinh trong Phật giáo là nói về đề tài vô tận trong triết học... " Nhân chi sơ tánh bản thiện" là Phật tánh. Con người khi mới bắt đầu được sinh ra là một con người toàn thiện, chưa bị ô nhiễm bởi thế tục. Dần dà theo thời gian khôn lớn, trưởng thành, con người chịu nhiều tác động bên ngoài (mưa, nắng, nóng, lạnh không điều hòa, ngoại thương...) và những ảnh hưởng của nội tâm (vui, buồn, giận, thương, ghét, vinh, nhục, thắng, thua, mất, được, đau ốm, gầy gụa, bệnh hoạn, chết chóc v.v.) đã tạo cho con người trở nên cau có, xảo quyệt, tính toan, thủ đoạn để vật lộn với cuộc sống, giành phần tồn sinh. Thắng thì kiêu ngạo, ngã mạn nổi lên. Thua thì chán nản rồi tìm cách trả thù. Không bằng được người thì tìm cách gian lận cướp giựt. Tham, sân, si, mạn, nghi, từ đó bộc khởi. Vô minh thêm lan tràn, Phật căn bị che lấp. Vì thích thú và yêu thương vợ con, tiền bạc, của cải quá (ái), nên tìm cách giành giựt, chiếm đoạt chúng về mình (thủ), rồi cho rằng chúng là của mình (hữu). Không hiểu rằng tiền bạc, vợ con, của cải... có được từ KHÔNG. Cho nên mới vùi đầu trong trầm luân, ái dục; để rồi trở thành "tâm tựa ác nguyên, hình vi tội tẩu". Ðó là quan niệm ái - thủ - hữu trong Phật giáo. (Một dịp nào đó, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn.)
Tóm lại, đứng về Sự, khoa học đã một phần nào chứng minh được thực tế, gần gũi với quan niệm của Phật giáo; đứng về Lý, khoa học hiện đang còn mù tịt ở phía sau. Vì, mục đích của khoa học, triết học là cầu tri kiến. Trái lại, mục đích của Phật pháp là lìa tri kiến. Triết học sở trường về lý trí, nghĩa là dùng lý trí để đi đến chân lý. Mặt khác, Phật học xem lý trí là "tri sở chướng" trên con đường tu đạo giải thoát. Triết học dùng lời nói, sách vở; Phật học chủ trương xa lìa ngôn ngữ: "chánh pháp nhãn tàng, Niết bàn diệu âm, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Dùng văn tự, đồ thị, ngôn ngữ, công thức để biểu thị chân lý thì tạm được; nhưng dùng để đạt đến chân lý tuyệt đối thì không thể nào, cũng như dùng ngón tay để chỉ mặt trăng. Ðó là khuyết điểm của ngành triết học và khoa học vậy. Triết lý của Triết học tùy theo thời gian và hoàn cảnh để thay đổi cho phù hợp với nhân sinh. Phật học là chân lý, sự thật, tuyệt đối, muôn đời bất di, bất dịch, tồn tại vĩnh viễn, siêu việt với không gian và thời gian. Trải qua vô số kiếp từ thời Ðức Phật A-Di-Ðà, và cách đây hơn 2500 năm kể từ khi Ðức Thích Ca thành đạo dưới cội Bồ Ðề, giáo lý của Ngài vẫn muôn một y nhất, không bao giờ thay đổi. Chưa bao giờ có cựu ước Phật học hay tân ước Phật học... Khoa học chỉ tạo cho chúng ta thêm tính tò mò, mang thêm gánh nặng trên quãng đường tu học giải thoát mà thôi! Ðó là lý do tại sao Ðức Phật chú trọng về nhân sinh hơn vũ trụ. Mục đích của đạo Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn (tự độ mình, rồi độ chúng sanh hoàn toàn thành tựu rốt ráo). Do đó, đừng mong cầu sở học của khoa-triết để nghiên cứu Phật giáo trên con đường tu học giải thoát, mà nên dùng vô ngại tâm để đạt đến Niết Bàn. Nếu hiểu được rằng dùng Khoa học cho môi sinh trong cuộc sống làm người tạm bợ hiện tại của mình; dùng Phật giáo, không phải vì tính hiếu kỳ, mà cho sự tu học, khai mở trí huệ, thực chứng, thoát sinh tử luân hồi là con đường chân chính. Ðó mới là không phụ ân đức của Ðấng Từ Phụ đã vì khổ đau của chúng sanh mà nhập thế.
Phật giáo không phải là Thần giáo. Vì, thần giáo là một giáo phái mà trong đó tín đồ phải tôn thờ và phục tùng vị giáo chủ của mình. Tín đồ dù có tu tập cách mấy cũng không bao giờ đạt đến địa vị ngang hàng với vị giáo chủ, và phải chịu sự chi phối, thưởng, phạt của vị giáo chủ ấy. Khác hẳn điều trên, trong Phật giáo, Ðức Phật không chiếm địa vị độc tôn. Ngài nói: "Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành". Nội câu nói đó đã đủ thể hiện tinh thần bình đẳng của Phật giáo. Lạy Phật, niệm Phật, phúng tụng kinh chú trong nghi lễ Phật giáo chỉ là phương tiện bồi bổ, trợ duyên, cách thức nhiếp tâm trên con đường tu học để trở thành chánh đẳng, chánh giác; chứ không phải tin Phật, tụng kinh là mong cầu Ðức Phật ban phước, cứu độ...
Niên niên đồng trụ khai hoa dị.
Nhất thất nhân thân vạn kiếp nan (phục).



Ðó là lời thúc giục chúng ta hãy nên mau mau tu học kẻo "một phút sẩy chân ngàn đời ân hận, quay đầu trở lại chín suối ngậm ngùi."

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dưới đáy Biển Đông

(Hình tham khảo) 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Còn j nữa không?


DÂN VIỆT 100%BI LỪA???
Ngừơi Viet ai cung hí hửng ta được uống sữa Cô gái Hà lan, sữa ông Thọ. 
Nhưng thực chất toàn sữa BÒ. Phai không cac bac ???tai sao khong ai kien nhi ?? Hổng bít còn bi lừa j nữa không???
















Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Dành cho người viết: Ẩn dụ, giữa ý niệm và ý nghĩa!



Từ Aritotle cho đến Ricoeur, dù đứng trên quan điểm thay thế hay tương tác, có thể nói ẩn dụ được nghiên cứu hoàn toàn dựa vào ngôn ngữ. Những khái niệm như chuyển nghĩa, dụ pháp, dụ ngữ, bất thích hợp ngữ nghĩa, đụng độ ngữ nghĩa, đối nghịch ngôn từ, đồng vị/biệt vị, vân vân, đều dính dáng đến chữ và nghĩa. Chỉ chữ và nghĩa. Quan điểm của Ricoeur, dù được mở rộng ra  đến hiện thực, thì rốt cuộc cũng không thoát khỏi chữ và nghĩa.
Sự xuất hiện của quan điểm “Ẩn dụ ý niệm” tạo nên một bước chuyển biến quan trọng và khá ngoạn mục trong việc nghiên cứu về ẩn dụ. Lakoff và những người chủ trương quan điểm mới mẻ này bước hẳn ra ngoài những tranh cãi về ngữ nghĩa, về chữ, về câu, về nghĩa đen, nghĩa bóng. Bằng cách sử dụng ý niệm là cái bao trùm lên trên các phát ngôn ẩn dụ và bằng cách dùng phương pháp đồ chiếu, hai ông hầu như đưa ẩn dụ ra khỏi cái vòng kim cô của chữ và nghĩa, vốn là trọng tâm của các tranh cãi  về ẩn dụ trước đó. Phải chăng ẩn dụ ý niệm là một khám phá mới, đưa ẩn dụ học đến một bước ngoặt, bài bác một nhận định của Umberto Eco khi ông này mỉa mai cho rằng:  “Lịch sử của những thảo luận về ẩn dụ là lịch sử của những chuỗi biến thể dựa trên một ít trùng luận. Hay chỉ có thể là một trùng luận, ấy là: ẩn dụ là một trò mưu mẹo cho phép người ta nói một cách bóng bẩy/một trò nói láo.”?[1]
Lakoff, Johnson và Turner xếp chung tất cả các quan niệm trước đây về ẩn dụ là “quan điểm truyền thống”. Khác với Paul Ricoeur là người luôn luôn đưa ra từng tác giả một và phân tích rất cặn kẽ quan điểm của họ, các ông không hề nêu tên cũng như trích dẫn bất cứ tác giả nào cụ thể mà chỉ phê phán một cách tổng quát. Lakoff và Turner đưa ra sáu điểm căn bản mà các ông cho là sai lầm của quan điểm truyền thống khi bàn về ẩn dụ:[2]
-       Quan tâm đến cái được gọi là nghĩa đen.
-       Không tìm những nguyên tắc tổng quát, mà chỉ nhắm đến từng diễn đạt ẩn dụ riêng lẻ y như thể chúng là độc nhất.
-       Mơ hồ giữa những ẩn dụ quy ước hiện hữu và những ẩn dụ đã từng tồn tại từ lâu được gọi là ẩn dụ “chết”.
-       Cho rằng ẩn dụ không có nguồn và đích, mà chỉ có những kết nối hai chiều xuyên lãnh vực.
-       Cho rằng ẩn dụ chỉ nằm trong các diễn đạt ngữ học mà không nằm trong ý niệm.
-       Cho rằng mọi thứ trong ngôn ngữ và tư tưởng đều là ẩn dụ, không có khía cạnh nào của ngôn ngữ là phi ẩn dụ.
Dù không nêu ra tên ai, những điều phê phán này đưa đến chỗ bài bác gần như toàn bộ tất cả các quan điểm từ Aristotle,  Cicero, Quintilian, Dumarsais, Fontanier,  Nietzsche cho đến Richards, Black, Le Guern, Greimas và Ricoeur…Một phủ nhận toàn bộ các nghiên cứu ẩn dụ từ trước cho đến năm 1980 (năm ra đời của tác phẩm Metaphor We Live By). Chẳng thế mà người ta cho rằng các ông đã tìm cách định nghĩa lại ẩn dụ. Và các ông cũng không phủ nhận điều này.[3]
Cơ sở duy nhất cho sự bài bác này là: ẩn dụ là ý niệm. Nói một cách khác, do là ý niệm, cho nên ẩn dụ mới là ẩn dụ. Trong chương này, tôi sẽ lần lượt phân tích và làm sáng tỏ một vài khái niệm được Lakoff, Johnson và Turner đề cập đến: ẩn dụ nằm ngay trong ngôn ngữ hàng ngày và ẩn dụ là ý niệm.
Ngôn ngữ hàng ngày
Như đã trình bày trong hai phần trước, ẩn dụ, theo Lakoff và Johnson, có mặt khắp nơi bất kể cái mà chúng ta nghĩ về là cái gì. Nó là một phần trong tư tưởng và ngôn ngữ hàng ngày, không thay thế được. Hai ông dùng chữ “ngôn ngữ hàng ngày” để phân biệt với thứ ngôn ngữ khác lạ của thi ca.
Thế nào là ngôn ngữ hàng ngày? Đó là thứ ngôn ngữ thông thường, không thi ca, không kỳ lạ, không tu từ,  ai cũng sử dụng dễ dàng, không cần nỗ lực. Chẳng hạn như: The argument collapsed (luận cứ sụp đổ), to plant an idea in your mind (gieo vào đầu óc một ý tưởng), this is a sick relationship (đây là một quan hệ bệnh hoạn), that’s an outdated idea (đó là một ý tưởng lỗi thời), he ran out of ideas (hắn cạn ý),life is empty for him (đời trống rỗng đối với nó).[4] Theo hai ông, thứ ngôn ngữ như thế vốn sẵn ở đó, nằm rải rác trong nền văn hóa, trong những tư tưởng hàng ngày, từ những người thông thái cho đến ngay cả ở trong những người ít học nhất.
Không có gì phải tranh cãi về tính cách ẩn dụ chứa đựng trong những phát biểu hàng ngày như thế. Vấn đề đặt ra là: cái bình thường, cái dễ hiểu đó và cái khiến chúng trở thành quy ước phát xuất từ đâu?
Như đã có dịp bàn qua trong một bài trước[5], ngôn ngữ là dụng cụ năng động nhất trực tiếp liên quan đến mọi sinh hoạt hàng ngày của con người. Đó là một vật sống, chịu ảnh hưởng của các biến động diễn ra trong hiện thực. Theo thời gian, một số chữ đi vào bóng tối, bị quên lãng và có thể biến mất. Một số chữ khác có thể vẫn còn, nhưng biến nghĩa. Trong lúc đó, nhiều chữ mới được khai sinh, tăng cường thêm số lượng từ vựng để đáp ứng với nhu cầu thông tin và các nhu cầu khác. Có những chữ do con người (nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà báo…) chủ động sáng tạo nhằm diễn tả những khái niệm, sự kiện hay những ý tưởng mới. Nhưng cũng có nhiều chữ tự động khai sinh, đôi khi khai sinh một cách đột ngột, do những biến cố lớn gây chấn động và làm xáo trộn đời sống mọi người. Thực ra, nói “tự động khai sinh” không có nghĩa là chúng không có tác giả, mà vì chúng ta không thể tìm hay biết được người đầu tiên sáng tạo ra và sử dụng chúng.
Văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng không phải tự nhiên mà có. Chúng phải có khởi đầu, có phát triển, có suy tàn. Bất cứ một cách dùng ngôn ngữ mới nào cũng phải có người tạo ra trước, sau đó, kinh qua thử thách trong cộng đồng, dần dà mới đi đến ổn định, bình thường. Những cách nói thông thường mà Lakoff và Johnson trích dẫn, ngoài một số ngôn ngữ thường ngày có tính chất phổ thông được sử dụng bởi tất cả mọi người không phân biệt trình độ trong một cộng đồng bản ngữ, còn một số khác, tuy nói là thường ngày, nhưng thực tế, chúng không “thường ngày” chút nào, nghĩa là không dễ dàng tiếp cận ngay đối với tất cả mọi người. Rất nhiều những cách nói thường ngày, nếu xét kỹ, ta sẽ thấy rằng sở dĩ chúng “thường ngày”, bình thường, dễ hiểu chỉ vì chúng đã được lập đi lập lại vô số lần, trước hết là trong sách vở, trên báo chí và sau đó, đi vào trong giao tiếp hàng ngày và nên trở thành quen thuộc. Vì thực tế, hiểu và sử dụng được những lối phát biểu như thế đòi hỏi phải có một trình độ nhận thức tối thiểu nào đó, chứ không dễ dàng đến ngay lập tức với tất cả mọi người.
Nói như Georges Ludi, có một sự “tiến triển lịch sử” từ ẩn dụ đến từ vựng.[6] Hay nói khác đi, ngôn ngữ có một tiến triển từ không bình thường (mới lạ) đến bình thường. Báo chí, sách vở  hàng ngày cung cấp rất nhiều bằng chứng cho hiện tượng này. Năm 2012, trên báo chí Hoa Kỳ bỗng nhiên xuất hiện cụm chữ “fiscal cliff” (vực thẳm tài chánh), nghe lạ hoắc. Tìm hiểu, thì ra đó là một thuật ngữ mang tính cách ẩn dụ được các nhà lập pháp Hoa Kỳ tạo ra để chỉ một tình hình đặc thù của ngân sách Mỹ diễn ra vào cuối năm 2012.[7] Lập đi lập lại riết, bây giờ dường như phần nào cụm từ đã trở nên bình thường và quen thuộc. Đó là một thuật ngữ đặc biệt. Còn biết bao nhiêu cách dùng ẩn dụ khác thường xuyên xuất hiện trong các bản tin hay trong các phóng sự hay bình luận thời sự, nghe xa lạ lúc đầu nhưng rồi nhanh chóng trở thành bình thường nhờ sự lập đi lập lại. Chẳng hạn như: A huge sinkhole swallowed a Florida man” (một hố ngầm lớn đã nuốt một người đàn ông ở Florida), đề cập đến một sự kiện hi hữu xảy ra ở Florida vào tháng 1/2013, trong đó, một người đàn ông đang ngủ trên giường của mình bỗng đất dưới giường sập xuống, kéo theo và giết chết anh ta. Chẳng hạn như:  A Sleeper Scandal Awakens for Obama, Post-Election (Một vụ tai tiếng ngủ thức giấc đối với Obama, sau bầu cử) nói về vụ tai tiếng thuế vụ (Internal Revenue Service scandal) vừa bùng phát tháng 5/2013 đối với chính quyền Obama. Vân vân
Xa hơn về trước, loại ngôn ngữ bình thường hàng ngày mà Lakoff và Johnson đề cập cũng đã được trích dẫn nhiều trong tập sách của Pierre Fontanier xuất bản từ đầu thế kỷ thứ 19.[8] Ví dụ như: Il écrit obscurément (nó viết một cách tối tăm)/L’expérience est la maitresse de l’art (kinh nghiệm là bậc thầy của nghệ thuật)/Il m’a recu froidement (nó đón tiếp tôi một cách lạnh lùng)/Moisonner des lauriers (gặt hái danh vọng)… Kèm theo những ví dụ này, Fontanier trích dẫn một số câu thơ chứa đựng cách dùng ẩn dụ liên hệ. Điều đó cho thấy, sáng tạo ngôn ngữ – hay nói riêng trong trường hợp ẩn dụ – trước hết thuộc về những người có tài năng vận dụng ngôn ngữ: nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà chính luận, triết gia, nhà tư tưởng, nhà tu từ…Chúng không tự nhiên, không tình cờ và ngay từ đầu, chúng cũng lạ, cũng mới và đầy tưởng tượng. Chỉ qua giao tiếp, và qua thử thách trong cộng đồng bản ngữ, dần dần thành quen, chúng mới trở thành quy ước, trở thành “ngôn ngữ hàng ngày”.
Tuy nhiên, khi bàn về nguồn gốc của ẩn dụ, Fontanier nhận xét rằng những ngôn ngữ nghèo nàn nhất là những ngôn ngữ bóng bẩy nhất, nghĩa là những ngôn ngữ nhiều ẩn dụ nhất. Những dân tộc kém văn minh, và nhất là những người bán khai, chỉ diễn tả bằng ẩn dụ. Cũng thế, trong sinh hoạt hàng ngày, khi bắt đầu tập nói, những đứa bé thường sử dụng số vốn liếng chữ ít oi mà chúng có được để diễn tả những ý tưởng mới mẻ xảy đến với chúng mà không hề biết những ký hiệu riêng biệt và đặc thù. Điều đó cho thấy cách dùng ẩn dụ thuộc về những người biết ít về ngôn ngữ và lại chẳng biết gì về dụ pháp hay nghĩa bóng hơn là những nhà thông thái. Người ta sở hữu chúng như là ngôn ngữ mẹ đẻ, sử dụng chúng mà không biết học được từ đâu và lúc nào. Do đó, theo Fontanier, ẩn dụ tạo nên phần chính yếu của ngôn ngữ nói. Chúng diễn ra một cách tự nhiên để diễn đạt tình cảm và ý tưởng của mình.[9]
Do đó, Fontanier phân biệt hai loại ẩn dụ:
-          Ẩn dụ bình thường (tropes d’usage hay tropes de la langue): thuộc về tất cả mọi người, một thứ “ngôn ngữ tự nó” mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Ẩn dụ bình thường là loại ẩn dụ căn bản tìm thấy ở trong tất cả các cộng đồng dân cư, từ bán khai cho đến văn minh.
-          Ẩn dụ sáng tạo (tropes d’invention) hay ẩn dụ nhà văn (tropes de l’écrivain): trình độ cao hơn, có tính cách sáng tạo. Ẩn dụ sáng tạo chỉ tìm thấy ở những xã hội có nền văn hóa cao, nơi mà tư tưởng và ngôn ngữ  phát triển liên tục để đáp ứng với những đòi hỏi của hiện thực hàng ngày. Văn hóa càng cao thì ẩn dụ sáng tạo càng nhiều. Trong số này, có những ẩn dụ hết sức đặc thù, xem như tài sản riêng của tác giả; loại ẩn dụ này không thể sử dụng ở một nơi nào khác, ngoại trừ trong ngữ cảnh mang ẩn dụ đó, thường tìm thấy trong những sáng tác của những nhà thơ, nhà văn có tài năng. Nhưng phần lớn những ẩn dụ loại này, do nhu cầu giao lưu xã hội, do giáo dục và do truyền thông, sau một thời gian sử dụng, thường dễ dàng hòa tan trong cộng đồng bản ngữ và trở thành bình thường, có tính quy ước. Đây là thứ ẩn dụ chứa đựng ngôn ngữ bình thường mà Lakoff và Johnson thường hay trích dẫn. Trong tiếng Việt, biết bao cách nói, cách viết mà người Việt Nam đang sử dụng một cách bình thường hiện nay là do chúng ta thừa hưởng từ vô số ẩn dụ tìm thấy trong thơ, văn, phóng sự, tin tức trên báo chí hay qua lời nhạc do các tác giả sáng tạo ra.
Diễn đạt ngữ học và đồ chiếu ý niệm
            Tuy đề cập nhiều đến ngôn ngữ và xem đó là nguồn bằng chứng quan trọng trong việc nghiên cứu, nhưng Lakoff, Johnson và Turner trước sau vẫn đánh giá thấp vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành ẩn dụ. Các ông cho rằng một trong những sai lầm của hầu hết các quan điểm (truyền thống)  về ẩn dụ là cho rằng ẩn dụ nằm trong các diễn đạt ngữ học chứ không nằm trong ý niệm. Thực ra, về vai trò của ý niệm trong ngôn ngữ nói chung và trong ẩn dụ nói riêng, điều này không có gì mới lạ. Richards, ngay từ đầu thập niên 1930, đã từng khẳng định: Tư tưởng là ẩn dụ.[10]
Fontanier cũng đã đề cập đến liên hệ giữa ẩn dụ và ý niệm một cách rõ ràng. Ẩn dụ, theo Fontanier, là “trình bày một ý tưởng (tôi nhấn mạnh) dưới ký hiệu của một ý tưởng khác gây ấn tượng mạnh hơn hay được biết nhiều hơn, mà ý tưởng này không hề có một liên hệ nào với ý tưởng đầu tiên ngoài sự liên hệ của một sự thích hợp hay tương tự nào đó”.[11] Chữ chính là “sự liên hệ của chúng với những ý tưởng”. Nhưng ý tưởng là gì? Chữ “ý tưởng” (từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là nhìn thấy), đối với những sự vật do tinh thần nhận ra, có cùng một nghĩa như hình ảnh; và đối với tinh thần nhận ra chúng, có cùng nghĩa như quan điểm  hay nhận thức (…) Ý tưởng, tương quan với những sự vật vật lý, là nhận thức mà người ta có được; tương quan với những sự vật trừu tượng (métaphysique) là ý niệm (notion) mà người ta hình thành nên.”[12]
Bàn về ý nghĩa, Fontanier đề cập đến nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa ngữ pháp và nghĩa tinh thần. Nghĩa tinh thần, còn gọi là nghĩa quanh co hay nghĩa bóng, theo ông,  là nghĩa mà nghĩa đen làm phát sinh trong tinh thần do tình huống diễn ngôn, do giọng nói hay do liên hệ giữa những ý tưởng được diễn tả ra với những ý tưởng không được diễn tả. Gọi là tinh thần vì tất cả đều thuộc về tinh thần và vì tinh thần tạo nên nó hay tìm thấy nó. Nó không hiện hữu đối với những ai chỉ hiểu sát theo từng chữ, đối với những ai không hề biết rằng chữ (lettre) thì làm mất đi còn tinh thần thì làm sống lại.[13]
Như thế, dẫu cái mà Fontanier gọi là “ý tưởng” hay “nghĩa tinh thần” không hẳn được hiểu một cách bao quát như “ý niệm” trong quan điểm của Lakoff và Johnson, vai trò của ý niệm và vai trò của hình ảnh trong ẩn dụ đã được đề cập đến từ hai thế kỷ trước, ở một trong những tác giả thuộc “quan điểm truyền thống” mà hai ông bài bác. Những người nghiên cứu về ẩn dụ xem đó là điều hiển nhiên, nên họ chỉ nghiên cứu ngôn ngữ. Và khi nghiên cứu ngôn ngữ, tôi cho rằng không ai cho rằng ẩn dụ chỉ nằm trong các diễn đạt ngữ học. Vả lại, chính các ông cũng dùng ngôn ngữ (và dùng rất nhiều diễn đạt ngữ học) để tìm hiểu về ý niệm. Và khi tìm ra ý niệm tổng quát, lại cũng phải dùng đến diễn đạt ngữ học. Nghĩa là, đàng nào cũng phải bước qua ngưỡng cửa ngôn ngữ! Vì, như Lakoff và Johnson thừa nhận, hầu hết bằng chứng (về ý niệm) đều xuất phát từ “ngôn ngữ – từ nghĩa của chữ và câu và từ cách con người tạo nghĩa cho các kinh nghiệm của họ”[14].
Rốt cuộc, vấn đề đặt ra không phải là ẩn dụ có liên quan đến ý niệm hay không mà xem cách vận dụng ý niệm như thế nào. Cái mới lạ trong tư tưởng của Lakoff, Johnson và Turner là tìm ra ý niệm tổng quát nằm đằng sau những diễn đạt ngữ học khác nhau. Hay nói cho rõ ràng hơn, các ông đi tìm những ý niệm tổng quát bằng cách hệ thống hóa những ý niệm đặc thù. Và thay vì loay hoay tìm cách giải thích các ý niệm  chứa đựng trong mỗi ẩn dụ (tức là trong mỗi diễn đạt ngữ học), hai ông đã tìm ra nguồn gốc của sự dịch chuyển ý nghĩa trong ẩn dụ, đó là đồ chiếu xuyên lãnh vực.
Để nhận rõ sự khác biệt giữa hai quan điểm ẩn dụ tương tác và ý niệm, ta dùng trở lại một biểu đồ của J. David Sapir để mô tả tính cách ẩn dụ chứa đựng trong một bài hát của Trịnh Công Sơn, bài “Cát bụi”:[15]
A9-h1
Sơ đồ trên chỉ ý nghĩa chứa đựng trong hai câu đầu. Dựa theo từng câu hay đoạn câu trong đó có các yếu tố chính (tenor) và phụ (vehicle), ta sẽ có nhiều ẩn dụ khác nhau: cát bụi (mệt nhoài)/Sự thúc hối của thời gian (tiếng động); tình yêu/đá cuội…
Nhưng dựa theo quan điểm của Lakoff, Johnson và Turner, đó chưa phải là ẩn dụ mà chỉ là những diễn đạt ẩn dụ (tức là diễn đạt ngữ học). Áp dụng cách lý giải của hai ông, lời ca “Cát bụi” chứa đựng một số ẩn dụ ý niệm như sau:
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi 
Để một mai vươn hình hài lớn dậy 
Ôi cát bụi tuyệt vời 
Mặt trời soi một kiếp rong chơi
(ẩn dụ: KIẾP NGƯỜI LÀ MỘT CHUYỂN HÓA) 
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi 
Để một mai tôi về làm cát bụi 
Ôi cát bụi mệt nhoài 
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi
(Ẩn dụ: KIẾP NGƯỜI LÀ CUỘC TUẦN HÒAN) 
Bao nhiêu năm làm kiếp con người 
Chợt một chiều tóc trắng như vôi 
Lá úa trên cao rụng đầy 
Cho trăm năm vào chết một ngày
(Ẩn dụ: THỜI GIAN LÀ MỘT VẬT CO DÃN) 
Mặt trời nào soi sáng tim tôi 
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội 
Xin úp mặt bùi ngùi 
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui
(Ẩn dụ: TÌNH YÊU LÀ VÔ VỌNG)
Cụm rừng nào lá xác xơ cây 
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy 
Ôi cát bụi phận này 
Vết mực nào xóa bỏ không hay…
(Ẩn dụ: CHẾT LÀ TỰ TAN BIẾN)
Các ẩn dụ này có thể thu gọn thành một ẩn dụ ý niệm chung: KIẾP NGƯỜI LÀ CHU KỲ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT THEO THỜI GIAN.
A9-h2

Như thế, ẩn dụ ý niệm chẳng khác gì là một sự tổng quát hóa (generalization) các diễn đạt ngữ học riêng lẻ. “Vì đồ chiếu là chính yếu và điều này trình bày sự tổng quát hóa là quan tâm hàng đầu của chúng tôi, chúng tôi dùng hạn từ đồ chiếu để chỉ ẩn dụ, hơn là diễn đạt ngữ học.” theo Lakoff. [16]
Do tính cách tổng quát hóa, nên các ông không quan tâm đến vấn đề ngữ nghĩa. Và vì không quan tâm đến ngữ nghĩa nên không bị vướng mắc vào những khái niệm như “va chạm ngữ nghĩa”, “đụng độ ngữ nghĩa” hay “căng thẳng ngữ nghĩa” như đã từng được nhiều tác giả đề cập trước đây[17], không quan tâm đến hàm nghĩa, hiển nghĩa theo cách phân tích của Beardsley và cũng không quan tâm đến câu, chữ, diễn ngôn và hiện thực như trong Ricoeur[18]. Do đó, không có yếu tố nào thay thế cho yếu tố nào. Cũng không có yếu tố nào tương tác với yếu tố nào. Chỉ có tương quan một chiều từ lãnh vực ý niệm nguồn đến lãnh vực ý niệm đích.
Chỉ là ý niệm. Và đồ chiếu ý niệm.
Ý niệm và ý nghĩa
Vậy thì ngôn ngữ, hay nói theo cách Lakoff và Turner thường dùng, chữ, đóng vai trò gì?
Theo hai ông, chữ chỉ có một nhiệm vụ: gợi nên sơ đồ.[19] Chẳng hạn, chữ “người gặt” gợi nên sơ đồ trong việc trồng trọt; chữ “nở hoa” gợi nên sơ đồ về cây cỏ; chữ “du khách”  gợi nên sơ đồ liên hệ đến chuyến hành trình; chữ “tro bụi” gợi nên sơ đồ liên hệ đến lửa cháy. Kiến thức của chúng ta về gặt hái, cây cỏ, du hành, lửa cháy vốn đã được “tổ chức có tính cách sơ đồ theo cách mà chúng là những thành tố của thứ tổ chức kiến thức này”. Do đó, khi nhắc đến những chữ đó là gợi lên ngay toàn sơ đồ của cây cỏ, du hành và tro bụi.
Do chữ gợi nên sơ đồ và do ẩn dụ đồ chiều sơ đồ này vào sơ đồ khác, nên chữ thúc đẩy ngay một sự hiểu biết có tính cách ẩn dụ. Ví dụ như lấy chữ “ngọn lửa” trong câu “Cuối cùng, ngọn lửa tắt ngúm” (The flame finally went out). Nó gợi ngay đến sơ đồ về ngọn lửa và ta xem như ngọn lửa ở đâu đó, trong lò sưởi hay bếp lửa, tắt ngúm. Mặt khác, sơ đồ về lửa cũng là lãnh vực nguồn cho hai ẩn dụ: “CUỘC ĐỜI LÀ LỬA” và “TÌNH YÊU LÀ LỬA”, nên nó có thể gợi ra một trong hai ẩn dụ này. Do đó, ta có thể hiểu “lửa tắt” là một ai đó chết hay là mối xúc cảm trong tình yêu biến mất. Đó cũng chính là cách sáng tạo văn chương. Nhà thơ, khi làm thơ, chủ yếu là sử dụng chữ để gợi nên một ẩn dụ ý niệm, mặc dù khi làm thơ nhà thơ hoàn toàn không có mục đích đó.[20]
Thường thì khi nghe một nói có tính cách ẩn dụ hay đọc câu thơ nào đó, ta có cảm giác như ý nghĩa nằm trong các con chữ. Thực ra, theo hai ông, chữ chỉ là những chuỗi âm thanh hay chuỗi ký hiệu “diễn tả những ý niệm nằm bên trong những sơ đồ ý niệm”. Hậu quả là chữ gợi nên “những sơ đồ ý niệm vượt ra ngoài phần sơ đồ mà chữ chỉ định”, nghĩa là, gợi nên trong đầu óc nhiều điều hơn là cái mà nó chỉ định.[21]Vậy thì cái có nghĩa là nội dung ý niệm mà chữ gợi nên. Ẩn dụ cũng thế, nằm trong đầu óc con người, không phải trong những âm thanh phát ra hay những con chữ ghi trên giấy.
Nhưng tại sao có sự lầm lẫn giữa chữ và ý niệm? Lakoff và Turner cho rằng sự lầm lẫn do ở chỗ: “con chữ” là ký hiệu để diễn tả một cách quy ước một ý niệm thuộc “lãnh vực nguồn”, nhưng trong một số tường hợp điển hình nào đó, lại có thể được sử dụng để diễn tả một ý niệm thuộc “lãnh vực đích” liên quan. Mặt khác, trong trường hợp ẩn dụ, chữ “ẩn dụ” tự nó thuộc về hoán dụ “CHỮ THAY THẾ CHO Ý NIỆM MÀ CHÚNG DIỄN TẢ” (Words Stand For The Concepts They Express). Do sự hiện hữu của hoán dụ này trong hệ thống ý niệm của chúng ta, nên chữ “ẩn dụ” vừa quy cho một đồ chiếu ý niệm xuyên lãnh vực (ẩn dụ) vừa quy cho con chữ diễn đạt cái đồ chiếu đó (diễn đạt ngữ học). Nhất là trong trường hợp một “con chữ” nào đó lại diễn đạt không chỉ một mà hai hay nhiều hơn  ý niệm thuộc lãnh vực nguồn và bất cứ ý niệm thuộc lãnh vực đích mà nó đồ chiếu vào, thì sự mơ hồ xuất hiện. Thực ra, đây chỉ là một cách diễn tả khác về tương quan giữa chữ và nghĩa cũng như hiện tượng đa nghĩa mà nhiều nhà ngữ học đã từng bàn tới.[22]
Nhưng ta biết rằng, những nhà ngữ học nhận thức không quan tâm đến ngữ nghĩa, nên nhìn vấn đề một cách khác. Lakoff, Johnson và Turner thường nhấn mạnh rằng ẩn dụ không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, nhưng còn là vấn đề tư tưởng và lý trí.[23] Trong một tài liệu viết riêng, Lakoff  nói rõ hơn: “Những nhà lý thuyết ẩn dụ hiện nay thường dùng hạn từ ẩn dụ để quy cho đồ chiếu ý niệm và hạn từ diễn đạt ẩn dụ để quy cho một diễn đạt ngữ học riêng lẻ nào đó được quy định bởi một đồ chiếu. Chúng tôi thừa nhận các thuật ngữ này vì lý do sau: Ẩn dụ, xét như một hiện tượng, dính líu cả ở những đồ chiếu ý niệm và những diễn đạt ngữ học riêng lẻ”.  Nói một cách khác, Lakoff và những người thuộc trường phái của ông thừa nhận ẩn dụ vừa là ý niệm vừa là ngữ nghĩa. Tuy nhiên, theo ông, cần phải “tách chúng riêng ra”.[24] Tại sao? Tách riêng ra là để “có thể lập ra những quy tắc theo đó, những ý niệm lãnh vực nguồn được đồ chiếu vào những ý niệm lãnh vực đích để từ đó, nêu rõ những đặc điểm về cấu trúc của đồ chiếu ẩn dụ”.[25]
“Tách ra” là một phương pháp nghiên cứu. Trong thực tế, nếu chữ là chữ và nghĩa là nghĩa tách bạch nhau hay chữ nào nghĩa đó thì sẽ không có sự mơ hồ và do đó, cũng chẳng có ẩn dụ. Nói một cách khác, nếu ý niệm có thể sử dụng được mà không cần tới ngôn ngữ hoặc nếu ta có thể tách bạch hoàn toàn giữa ý niệm và ngôn ngữ thì chắc chắn là không có hiện tượng ẩn dụ và vấn đề ẩn dụ không cần đặt ra.
Như thế, sự xuất hiện của ẩn dụ nằm trong bản chất của ngôn ngữ và cũng nằm trong bản chất của ý niệm, hay nói cho đúng, nằm trong tương quan khi tỏ khi mờ giữa ý niệm và ngôn ngữ. Sự hiện hữu của yếu tố này đòi hỏi sự hiện hữu của yếu tố kia. Ý niệm là vô hình, là trừu tượng. Nó cần phải xuất hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nào đó, hoặc là màu sắc hoặc là âm thanh hoặc là ký hiệu. Hoán dụ “CHỮ THAY THẾ CHO Ý NIỆM MÀ CHÚNG DIỄN TẢ” đồng thời cũng là ẩn dụ. Ý niệm cần chữ để sản xuất ra ý nghĩa. Nói một cách khác, chữ, thực ra, là sản phẩm của ý niệm. Mà cũng là một hình thức ẩn dụ. Xin nhắc lại một nhận định đã được đề cập trong bài “Chữ nghĩa: chữ và nghĩa”[26]: Trong lúc không thể gọi sự vật (cụ thể hay trừu tượng) bằng chính hiện hữu của bản thân nó, ta đành phải vay mượn một ký hiệu. Chữ, nói cho cùng, là một cách ví von: ví sự vật với một ký hiệu. Phần đông những chữ hay từ vựng là sản phẩm của những ẩn dụ bị quên lãng.
Để làm rõ hơn liên hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, ta hãy trở lại với một ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Turner” “CHẾT LÀ RA ĐI” (Death Is Departure). Ý niệm đó biểu lộ qua các phát ngôn như sau: Hăn tịch/Hắn yên giấc ngàn thu/Hằn ra đi vĩnh viễn/Hắn trở về với cát bụi/Hắn đã đi rồi/Hắn sa địa ngục/Hắn đã về với nước Chúa/Hắn lên thiên đường/Hắn về chốn tuyền đài/Hắn từ giã cõi trần (từ trần)…Ta nhận thấy ngay: tuy cùng một ý niệm, nhưng mỗi một cách dùng trên đều mang ý nghĩa khác nhau, tùy ngữ cảnh và tùy hoàn cảnh. Cách dùng chữ khác thì ý nghĩa khác, có khi hoàn toàn khác. “Yên giấc ngàn thu” chắc chắn không mang ý nghĩa của “về với nước Chúa”. “Về với cát bụi” không cùng ý nghĩa với “tịch”. Cũng thế, chia buồn với người bạn về cái chết của thân phụ anh ta, không ai viết: “Được tin cha anh về chốn tuyền đài”, hay “Được tin cha anh tịch”, mà phải viết: “Được tin thân phụ anh vừa từ trần”.
Ẩn dụ ý niệm “CƠ THỂ LÀ VẬT CHỨA XÚC ĐỘNG” (Body Is A Container For Emotion) bao gồm hết những diễn tả cảm xúc dính 1íu đến cơn giận. Tuy nhiên, nếu chỉ lưu ý đến ý niệm “CƠ THỂ LÀ VẬT CHỨA XÚC ĐỘNG”, ta sẽ không nhìn ra sự khác biệt tế nhị giữa “nuốt giận”, “nén giận”, “dằn lòng”… Nuốt, nén, dằn được sử dụng tùy theo ngữ cảnh và do đó, tạo nên mức độ ý nghĩa khác nhau. Chưa kể là cơn giận thì khác với giận hờn hay giận dỗi, lại càng khác với giận dữ. Đi xa hơn, với câu thơ như “Tôi nâng niu nỗi giận hờn của nàng” thì quả ý nghĩa của cơn giận lại càng vô cùng khác. Ở đây, cơn giận không còn là một vật chứa, mà trở thành là một …bông hoa.
Trong sáng tác văn chương, ý nghĩa lại càng quan trọng vể cả phương diện sáng tác cũng như về phương diện thưởng thức.  Trong lời ca bài “Cát bụi” đề cập ở trên, ý niệm “KIẾP NGƯỜI LÀ CHU KỲ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT THEO THỜI GIAN” không có gì xa lạ với quan niệm của Tây phương cũng như Đông phương. Trong Kinh Thánh, đó là ý niệm “ashes to ashes, dust to dust” (lời ca rõ ràng là cách quảng diễn ý niệm này trong Kinh Thánh); trong Phật giáo, đó là ý niệm “thành trụ hoại không”. Nhưng chưa có ai có cách diễn đạt đặc thù như Trịnh Công Sơn. Từ các hình ảnh, cho đến cách sử dụng chữ, cấu trúc câu và ý nghĩa từng cụm từ đều rất riêng và tạo nên những cảm xúc mới lạ. Đó là chưa nói đến âm thanh. Đọc lời ca “Cát bụi”, ẩn dụ ý niệm KIẾP NGƯỜI LÀ CHU KỲ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT THEO THỜI GIAN… hầu như tan loãng trong từng lời và trong từng ý nghĩa. Nói chung, toàn bộ ca từ của Trịnh Công Sơn cũng chỉ thoát thai ra từ một số ý niệm căn bản trong triết học Phật giáo và Lão giáo, vốn không xa lạ gì với người Việt, nhưng cách sử dụng ngôn ngữ đã phát triển những ý niệm đó thành những ý nghĩa vô cùng da dạng, khiến chúng trở nên mới mẻ và tươi mươi hơn bội phần.
Về ảnh hưởng của ngôn ngữ đối với tư tưởng con người, có lẽ cũng khá hữu ích khi nhắc lại đây một nhận định của John Locke (1632-1704), một người chống đối kịch liệt cách sử dụng ẩn dụ và tất cả hình thức ngôn ngữ bóng bẩy: “Nhưng rồi, sau khi đã lờ đi nguồn gốc và cấu tạo của những ý tưởng của con người chúng ta, tôi bắt đầu xem xét tầm mức và sự chắc chắn của kiến thức, tôi tìm thấy nó bị dính liền với chữ chặt chẽ đến nỗi, trừ phi sức mạnh và tính cách của ý nghĩa hoàn toàn được tôn trọng trước tiên, có thể có quá ít điều được nói một cách rõ ràng và thích hợp liên hệ đến kiến thức, cái dính dáng đến chân lý, vốn đã được hình thành bằng những mệnh đề. Và mặc dầu rốt cuộc kiến thức phải hoàn tất ở sự vật, thì phần lớn nó bị chữ can thiệp vào nhiều đến nỗi tường như chữ hiếm khi tách rời khỏi kiến thức chung của chúng ta. Chúng tự nằm chen vào giữa kiến thức chúng ta và chân lý, sự tối tăm và hỗn loạn của chúng lắm lúc che mờ chúng ta và áp đặt lên sự hiểu biết”.[27]
Nói như Jacques Derrida, chúng ta không thể bước ra khỏi (ngục tù) của ngôn ngữ. Và do đó, không có cách nào thoát ra khỏi sự độc tài của văn bản (tyranny of texts) . Ở điểm này thì sự biện biệt giữa ẩn dụ và ngôn ngữ thông thường, giữa thơ và văn xuôi, giữa nhà thơ và nhà tư tưởng có nguy cơ tan biến.[28] Cũng thế, Baumgarten cho rằng trong khi những điều trừu tượng của triết gia làm xáo trộn ngôn ngữ bình thường vì cần sự khách quan và sự biện biệt ý niệm, thì những dụ ngữ của nhà thơ đưa ta tới chỗ ngược lại, phục hồi cho ngôn ngữ tính trực tiếp của cảm giác và xúc động.[29]
Ý niệm là cái gì tĩnh tại, ổn định; ý nghĩa là cái gì tình cờ, ngẫu nhiên, ở đây và bây giờ. Ý niệm là tư tưởng; ý nghĩa là cách diễn đạt, là cách dùng chữ, là văn phong.
Ý niệm thuộc về nhận thức; ý  nghĩa thuộc về cảm xúc. Do đó, ý niệm đưa đến triết lý, ý nghĩa đưa đến nghệ thuật.
Ý niệm không lệ thuộc vào ngữ cảnh, không cần diễn ngôn và do đó, cũng không lệ thuộc vào hiện thực; ý nghĩa lệ thuộc vào ngữ cảnh, vào diễn ngôn và có quan hệ với hiện thực..
Ý niệm thì có hạn[30]; ý nghĩa thì vô hạn.
Có thể dùng một ví von như sau để phân biệt giữa ý niệm và ý nghĩa: ý niệm trong ẩn dụ cũng như thiên văn học đối với các thiên thể: mặt trăng là vệ tinh của quả đất, mặt trời là định tinh mà quả đất xoay chung quanh. Nhưng đối với con người, ý niệm về mặt trăng, mặt trời như những thiên thể quay đều, quay đều trong vũ trụ không làm tan biến đi sự kiện mặt trăng, mặt trời là những hiện hữu mang ý nghĩa: mưa, nắng, mọc, lặn, chiều tà, trăng non, trăng rằm, trăng mờ, nắng thủy tinh, gọi nắng, trăng mờ bên suối…Cũng như ý niệm về cơ thể con người như là một cấu trúc sinh, lý hóa không làm biến mất hình ảnh con người như một hiện sinh: khóc, cười, bâng khuâng, e thẹn, phẫn nộ…, những dấu hiệu chất chứa ý nghĩa nhân sinh.
Chính trong ý nghĩa và ngôn ngữ, ta trở lại với Ricoeur. Như đã trình bày, khác với quan tâm hàng đầu của những nhà ẩn dụ nhận thức là ý niệm, thì quan tâm hàng đầu của Ricoeur là ý nghĩa. Trong các phân tích của Ricoeur, ta thấy thiếu vắng hoàn toàn sự hiện hiện của ý niệm.[31] Mà ý nghĩa thì không tách rời khỏi ngôn ngữ. Tuy nhiên, Ricoeur nhấn mạnh: Chữ không tự động có ý nghĩa. Ý nghĩa của chữ là cách dùng của nó trong câu.  Câu vừa mang lại một ý nghĩa vừa mang lại một quy chiếu. Chính chỉ ở mức độ câu, xem như một toàn thể, mà người ta có thể phân biệt cái gì được nói ra (nghĩa) và cái gì được nói về (quy chiếu).[32] Bởi thế, Ricoeur cho rằng ngôn ngữ, trong chuyển động của mình, phải vượt qua hai ngưỡng cửa: ngưỡng cửa của một “lý tưởng tính về ý nghĩa” (idéalité du sens) và sau đó, ngưỡng cửa của quy chiếu. “Qua hai ngưỡng cửa này, nó nắm bắt hiện thực và diễn tả hiện thực đó trên tư tưởng (…) Nói là một hành vi qua đó, ngôn ngữ tự vượt qua khỏi ký hiệu để hướng về cái quy chiếu và hướng về đối vật của mình.”[33]
Như thế, ngôn ngữ trong Ricoeur không phải là những con chữ, cũng không phải chỉ là những diễn đạt ngữ học, như những nhà ngữ học nhận thức thường nhắc đến. Trong lúc chữ (một), theo Lakoff và Turner, có thể ‘gợi” nên sơ đồ ý niệm, thì với Ricoeur, chữ (một) hay cụm chữ (diễn đạt ngữ học hay diễn đạt ẩn dụ), tự chúng cũng chưa tạo thành ý nghĩa vì chưa thành câu, chưa đi vào diễn ngôn, nghĩa là chưa thiết lập tương quan với hiện thực. Ý nghĩa là cái gì sống động vì liên hệ đến “ý định” của người nói, sự tiếp nhận của người nghe, liên hệ đến hiện thực bên ngoài và hiện thực tâm lý, tức là cảm xúc. Cần lưu ý: nghĩa khác ý nghĩaNghĩa có tính cố định, quy ước, thường gắn liền với một chữ hay cụm chữ. Ý nghĩa thoát thai từ phát ngôn, nghĩa là từ một cấu trúc chữ, tức là câu, trong quá trình hướng về hiện thực. Ý nghĩa, như thế, gắn liền với trạng thái tâm lý, với thái độ con người. Khi nói “một hành vi có ý nghĩa” hay “một nụ cười ý nghĩa” chẳng hạn là nói đến tương quan giữa con người và sự vật qua trung gian ngôn ngữ.
Hiểu như thế ta sẽ hiểu rõ hơn cách phân tích của Ricoeur và sẽ nhận ra rằng ngôn ngữ không được hiểu một cách đơn giản như trong cái nhìn của các nhà chủ trương “Ân dụ ý niệm”.
Mặt khác, ngôn ngữ trong ẩn dụ ý niệm chỉ được xét trên quan hệ chữ/ ý niệm. Ngược lại, quan hệ trong Ricoeur là câu/diễn ngôn/hiện thực. Tương quan diễn ngôn-hiện thực có thể xuất phát từ một ý niệm nào đó hay được quy cho một ý niệm nào đó, nhưng bản chất của một phát ngôn trong một tình huống đặc thù vẫn là cái thoát ra ngoài sự chi phối của ý niệm. Trong lúc ẩn dụ ý niệm là hậu quả của một quá trình nghiên cứu thì ẩn dụ nói chung là một va chạm sống động giữa ngôn ngữ và hiện thực. Nó có thể không tạo ra ý niệm mới, mà cũng không cần tạo ra ý niệm mới. Nhưng nhất định tạo ra ý nghĩa mới. Chính trong khả năng này mà người ta không ngừng sử dụng ngôn ngữ như là một công cụ đắc lực trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong lãnh vực văn chương nghệ thuật, để tạo ra và tạo thêm ý nghĩa cho cuộc sống.
Người Việt thường nói: Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Chữ thì sẵn đó, không thiếu, tại sao phải “lựa lời”? “Lựa lời” là chọn chữ trong cách diễn đạt để tạo ra một ý nghĩa trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó nhằm đến một ý định đặc thù nào đó. Hãy đọc lại cách “lựa lời” trong một câu hò thôn dã:
Hỡi cô tát nước bên đàng/Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
“Múc ánh trăng vàng” là cách nói ẩn dụ. Ẩn dụ này có thể xuất phát từ một ẩn dụ ý niệm, chẳng hạn như ÁNH SÁNG LÀ MỘT CHẤT CÓ THỂ BỊ LẤY ĐI (Light Is A Substance That Can Be Taken Away)[34]. Nhưng nếu hiểu câu hò trên chỉ bằng ý niệm – và ý niệm này lại chỉ dựa trên diễn đạt ngữ học “múc ánh trăng vàng” – như thế này thì rõ ràng  là một cách hiểu cô lập, hoàn toàn bị thoát ra khỏi ý nghĩa hết sức đặc thù của câu hò. Cắt xén đi một phần diễn ngôn và tách diễn ngôn ra khỏi một tình huống đặc thù nào đó để nghiên cứu ẩn dụ sẽ là một điều vô cùng thiếu sót.[35] Để hiểu hết ý nghĩa của nó, phải đặt trong khung cảnh của một đêm trăng, người nói phải là một người nam, người tát nước phải là người nữ, cả hai đều đang độ xuân thì. Đó là một lời tán tỉnh duyên dáng và sự tán tỉnh này chỉ có thể diễn ra trong vùng đồng quê (Việt Nam) vào một thời điểm xa xưa nào đó. Ta không thể tách riêng ra chỉ diễn đạt “múc ánh trăng vàng” để diễn giải, mà phải đặt diễn đạt này trong toàn thể phát ngôn, tức là toàn thể diễn ngôn, một cấu trúc vừa ẩn dụ vừa phi ẩn dụ (cô tát nước bên đường, đổ đi) thì mới hiểu trọn vẹn ý nghĩa của ẩn dụ trong câu hò này.
Đó cũng là cách sáng tác và thưởng thức các sản phẩm văn chương. Diễn giải một tác phẩm văn chương không phải chỉ là loay hoay đi tìm những ẩn dụ quy ước, đại loại như Ý TƯỞNG LÀ ĐỒ ĂN, CUỘC ĐỜI LÀ MỘT THÙNG CHỨA, TÌNH YÊU LÀ CHIẾN TRANH, THỜI GIAN LÀ THẰNG ĂN CẮP, ĐÊM LÀ MỘT TẤM MÀN CHE, HÌNH THỂ LÀ CHUYỂN ĐỘNG, KIỂM SOÁT LÀ Ở TRÊN, BỊ KIỂM SOÁT LÀ BỊ ĐÈ XUỐNG DƯỚIChúng là những ý niệm có tính cách nền tảng, cô đọng, thậm chí lạ, rất lạ, nhưng nghe khô khan, thiếu cái sinh động, tươi tắn của chữ nghĩa trong một câu thơ, một đoạn văn. Nói chung, chúng thiếu cái đặc thù, cái riêng vốn là bản chất của nghệ thuật. Mà cái đặc thù, cái riêng thường chứa đựng trong ý nghĩa. Có thể nói: ẩn dụ là một quá trình đi từ ý niệm đến diễn ngôn và hiện thực. Vì người ta không thể ý-niệm-hóa một sự vật nếu sự vật đó không hiện hữu và không có cái dụng cụ “vạn năng”, đó là ngôn ngữ.
Tinh thần     —>               ngôn ngữ (diễn ngôn)     —>              hiện thực
…………………………..(ý niệm)…………………..(ý nghĩa)
Ý niệm là sản phẩm của tương quan tinh thần/diễn ngôn và ý nghĩa là sản phẩm của tương quan diễn ngôn – hiện thực.
Để nhìn rõ hơn tương quan và quá trình này, ta hãy đọc vài trích đoạn văn xuôi sau đây:
-          “Thân thể anh còn đây, cái bướu đã mất. Anh khước từ sự hiện diện vô ích của nó nên anh đã trở thành một sự không thực. Anh chẳng còn gì ngoài cái thân thể đang dần dần nhiễm độc, ung thối ra cho những sinh vật khác sinh sống. Anh là một sự không thực nằm đây – Sự quái gở bắt đầu bay hơi ẩm mốc. Nhưng từ đó anh biết rằng anh là gì. Anh hơn đám đông vây quanh, bởi anh ý thức được sự có anh, mọi người coi họ có mặt- nhưng là một sự có mặt hư ảo, không thấy mình.” (Dương Nghiễm Mậu)[36]
Đoạn văn là một đan xen của ngôn ngữ ẩn dụ (in chữ nghiêng) vào trong ngôn ngữ phi ẩn dụ, giữa thực và ảo, giữa hư cấu và phi hư cấu, mô tả cảm nhận hiện sinh rất riêng của một người vừa cắt đứt cái bướu quái ác ra khỏi thân thể mình: vừa “mất” vừa “được”, “mất” một miếng thịt và “được” mình. Ngay cái tựa đề đã là một ẩn dụ thú vị: “Niềm đau nhức của khoảng trống”.
-          “Ngọc Hân níu lấy vải mền, bao nhiêu quả quyết như tan vụn trước mặt Huệ. Nhưng Ngọc Hân không muốn bị khuất phục, không muốn Huệ cưỡng chiếm mình như cưỡng chiếm dinh thự, trâu bò của Bắc Hà. Nàng nhìn trừng trừng Huệ. Cái nhìn của con thú sắp bị cắt tiết. Cái nhìn của Ngọc Hân có thể làm chùn tay Chỉnh, nhưng với Huệ – uy-vũ-dũng – cái nhìn chỉ làm cho Huệ đang say bỗng sôi gan. Huệ chụp lấy ngực áo cưới của Ngọc Hân xé toạc. Bằng hành động của con mãnh thú, Huệ xô ngã sấp Ngọc Hân ra giường, tháo dây đai quật xối xả lên tấm lưng mảnh dẽ tưởng như giải lụa bạch đang oằn mình chịu đòn. Huệ quất như thúc voi, thúc ngựa, tiếng roi đánh chát chúa tóe lửa vun vút cuồng nộ. Rồi không kềm chế được, như Nguyễn Nhạc ngày xưa mất tự chủ trước da thịt mời gọi của Phú Xuân, Huệ đè ngửa lên biểu tượng trinh trắng của Thăng Long. Những bắp cơ Huệ còn nhớp nháp mồ hôi quấn lấy mình Ngọc Hân đang nghiến chặt răng chịu đựng. Huệ vục xuống gáy Ngọc Hân cắn như xé thịt. Dáng đè của Huệ, hai đùi chống xuống giường, mình trần phủ lên người Ngọc Hân y như dáng hổ đang ngoạm hoãng.”(Trần Vũ)[37]
Cũng như trên, trong trích đoạn này, ẩn dụ rải rác trong câu, chữ. Đoạn văn rất hiện thực nhưng đầy hư cấu. Rất hoán dụ nhưng đầy ẩn dụ. Khác với nhân vật “anh” được xây dựng một cách chung chung, ở đây là một nhân vật nổi tiếng, nhưng được ví von một cách hoàn toàn khác: ví một Nguyễn Huệ lịch sử với một Nguyễn Huệ giả; ví một Nguyễn Huệ giai thoại với một Nguyễn Huệ thực. Ví hình tượng anh hùng với một kẻ bạo dâm. Ví một con người bình thường với một hình tượng được sùng kính. Một ẩn dụ kép. Và nghịch, nghịch dụ.
Cả hai truyện ngắn đều sử dụng ẩn dụ như là một cách đặt lại vấn đề nhân sinh trong những hoàn cảnh đặc thù.
Mặt khác, đọc những trích đoạn trên, cảm nhận đầu tiên là cảm nhận về một cái gì đang dịch chuyển, đang vận động: chữ. Ngôn ngữ ở đây không đơn thuần chỉ là những ký hiệu vô hồn mà là những sinh thể. Sau đó là cảm nhận về sự xoắn xuýt, đan bện giữa ý niệm, ngôn ngữ và hiện thực. Cả ý niệm lẫn hiện thực đều như đã thể nhập vào chữ. Chả thế mà Ricoeur cho rằng ẩn dụ chẳng qua là một  cuộc “phiêu lưu của chữ”. Một phiêu lưu chữ trong biển (ý) nghĩa.
Sự xoắn xuýt, đan bện đó làm nổi bật tính đặc thù của diễn ngôn. Đó là “tập hợp những câu, qua đó, một ai đó nói một điều gì đó với một người nào đó về một điều gì đó” theo Ricoeur.[38] Chữ ở đây không những chỉ “gợi” nên ý niệm (theo cách lý giải của quan điểm “ẩn dụ ý niệm”) mà còn, qua những ý nghĩa đặc thù của chúng, ảnh hưởng đến sự hình thành ý niệm.
Tóm lại, theo tôi:
A9-h3
Trần Hữu Thục

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chả biết nên chìm hay nên nổi đây?


( nguồn Phây )

Chả biết nên chìm hay nên nổi đây?
Phần nhận xét hiển thị trên trang