Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

CÁI KHÔNG TRONG LƯỢNG TỬ


CÁI KHÔNG TRONG LƯỢNG TỬ
Phạm Xuân Yêm∗
Tóm tắt 
Chân không lượng tử (viết gọn thành Không) là trạng thái cơ bản tận cùng của vạn vật, nó vô 
hướng, trung hòa, mang năng lượng cực tiểu, trong đó chẳng hề vẩn gợn chút vật chất kể cả
điện từ trường (ánh sáng nói riêng). Do những nhiễu loạn của năng lượng trong Không mà 
vật chất (cùng phản vật chất) nẩy sinh, tương tác, biến chuyển, phân rã và trở về với Không, 
cứ thế tiếp nối vòng sinh hủy. Tuy vậy năng lượng của Không lại vô hạn theo nguyên lý bất 
định Heisenberg. Cực tiểu nhưng vô hạn, nghịch lý này hẳn đòi hỏi một cuộc cách mạng 
trong nhận thức? Dẫu sao có ít nhất hai biểu hiện của Không đã được kiểm chứng thành công 
bởi thực nghiệm. Ðó là hiệu ứng Casimir và các hằng số tương tác cơ bản không cố định mà 
biến đổi. Nhưng mặt khác vì năng lượng vô hạn, vai trò của Không trong sự dãn nở của Vũ
trụ chưa tìm thấy lời giải đáp, minh họa sự mâu thuẫn căn bản giữa hai trụ cột của vật lý hiện 
đại: Lượng tử trong thế giới vi mô và Tương đối rộng của thế giới vĩ mô . 
Kỳ thú thay khi ngược dòng thời gian tìm về một thế kỷ đã trôi qua với hai cột mốc 1900 và 
1905 vì chính hai năm đó, Max Planck và Albert Einstein lần lượt theo thứ tự trên đã mang 
đến cho nhân loại hai kho tàng tri thức tuyệt vời gọi là thuyết lượng tử và thuyết tương đối
hẹp trong vật lý, chắt chiu vun tròn qua hai phương trình E = hν và E = mc2
 ngắn gọn mà đẹp 
biết bao. Không gì hơn, hai lý thuyết ấy chẳng những ảnh hưởng lan tràn sang nhiều điạ hạt 
khác của khoa học từ toán đến sinh qua hóa thậm chí cả nhân văn nghệ thuật, cũng là cội 
nguồn và chiếc nôi nuôi dưỡng triển khai của biết bao công nghệ cao hiện đại, ngoài ra còn 
khơi dậy nhiều nhận thức sâu sắc về bản thể của sự vật, câu hỏi từ buổi bình minh của loài 
người về tự tính, tại sao, từ đâu và về đâu của thế giới hiện tượng ngoại cảnh, nó có hoàn toàn 
khách quan độc lập với ý thức nội tâm con người không? Những tia sáng mà hai lý thuyết trên 
rọi vào cho khoa học cơ bản, công nghệ và triết lý đã vô hình trung thoảng dần thay đổi nếp 
sống cũng như suy tư của mỗi chúng ta trong quá trình tiến hóa của loài người. Vấn đề mênh 
mông, bài này chỉ đề cập đến một khái niệm then chốt của vật lý hiện đại gọi là Chân không
lượng tử mà hai hệ quả đã được thực nghiệm kiểm chứng thành công: hiệu ứng Casimir, hằng 
số tương tác cơ bản không hằng mà biến chuyển. Nhưng mặt khác liên quan đến thuyết tương 
đối rộng, vì có năng lượng vô hạn nên câu hỏi về vai trò của Không trong sự dãn nở của Vũ
trụ chưa biết giải quyết ra sao. Vấn đề này sẽ được nói qua ở đoạn cuối, liên đới đến lý thuyết 
siêu dây/lý thuyết M. 
Vật lý đương đại và Công nghệ cao
 Trước hết chúng ta hãy tạm kể mấy thành quả mới lạ mà vật lý hiện đại mang đến cho đời 
sống hàng ngày: 
 1-Công nghệ thông-truyền-tin với ba chữ v kép (world-wide-web) hay mạng lưới toàn cầu 
được sáng tạo và dùng đầu tiên bởi các nhà vật lý ở CERN (Centre Européen de Recherche 
Nucléaire) chuyên về nghiên cứu hạt cơ bản, mũi nhọn của vật lý hiện đại. Ðặt ở biên giới 
Pháp-Thụy Sĩ gần thành phố Genève với máy gia tốc hình tròn chu vi hai mươi bảy cây số
 Ðại học Pierre et Marie Curie, Paris, pham@lpthe.jussieu.fr Bài viết này trích trong cuốn Einstein, Dấu Ấn 
Trăm Năm (tuyển tập kỷ yếu hội thảo Hội an 2005, nhiều tác giả, nxb Trẻ,http://www.nxbtre.com.vn) nằm sâu hơn trăm thước dưới mặt đất, trong đó công nghệ siêu dẫn của điện từ được tận dụng, 
tạo nên những từ trường rất mạnh để đẩy những hạt electron, positron, proton cho đạt tới vận 
tốc gần bằng ánh sáng, nhờ đó mà thăm dò được bản chất của các hạt cơ bản cấu tạo nên vạn 
vật và khám phá các định luật tương tác của chúng. Vì hàng ngàn nhà vật lý ngành năng 
lượng cao này đều sinh hoạt ở nhiều quốc gia tản mát khắp địa cầu không phải lúc nào cũng 
có thể thường xuyên làm việc bên CERN, để dễ dàng cộng tác và trao đổi rất nhiều dữ liệu, 
cùng nhau phân tích tổng hợp nhanh chóng các kết quả nghiên cứu, năm 1994 đã xuất hiện 
www. Chưa đầy mười năm sau, internet đã nhanh chóng tràn ngập thị trường thông-truyền-tin 
quốc tế mà điển hình là động cơ truy cập Google qua đó ta có thể tham khảo tức thì muôn vàn 
thông tin, tài liệu, sách báo. 
 2-Cuộc cách mạng số trong những phương tiện truyền thanh, truyền hình, quay phim, điện 
thoại v.v. được phát triển nhờ những khám phá về laser và chất bán dẫn mà đại diện là các 
linh kiện vi tính, vi điện tử, quang điện tử. Những kỳ công nói trên khởi nguồn từ vật lý lượng 
tử ! 
 3-Hệ thống GPS (Global Positioning System) để xác định tức khắc các địa điểm trên hoàn 
cầu đang dần dần trang bị các phương tiện vận tải trên trời dưới biển. Hệ thống đó tùy thuộc 
căn bản vào máy đo thời gian vô cùng chính xác (đồng hồ nguyên tử khai thác sự dao động 
tuần hoàn của các nguyên tử vi mô) được làm ra với mục tiêu khoa học thuần túy để kiểm 
chứng thuyết tương đối rộng. Theo thuyết này nhịp độ của đồng hồ thay đổi với sức hút của 
quả đất, trọng lực giảm thì tần số dao động cũng giảm theo, hay thời gian trôi nhanh lên. 
 4-Công nghệ liên quan đến y tế dùng máy gia tốc của các hạt proton hay electron, laser ánh 
sáng dùng trong giải phẫu, máy chụp hình nổi như MRI (magnetic resonance imaging), PET 
(positron emission tomography) là những ứng dụng trực tiếp của nhiều công trình nghiên cứu 
cơ bản về lượng tử. Ðặc biệt với PET, hạt positron (tức phản electron, bản giao hưởng tuyệt 
vời giữa lượng tử và tương đối hẹp) được tận dụng để rõi theo sự biến chuyển của tế bào. 
 5-Hiện tượng siêu dẫn điện từ ở nhiệt độ thấp là một đặc trưng của vật lý lượng tử. Thực là 
kỳ lạ, dòng điện truyền qua một dây siêu dẫn tồn tại rất lâu dài dẫu ta cắt bỏ điện đi.Vật liệu 
siêu dẫn không có điện trở, chúng không bị nóng lên, như vậy điện không bị thất tán nếu được 
truyền tải bằng dây siêu dẫn. Hơn thế nữa, một thanh nam châm để gần một vật liệu siêu dẫn 
sẽ bị nâng bật ra ngoài, khác hẳn với điện từ ở điều kiện thường. Với những đặc tính trên và 
còn nhiều điều chưa kể đến như từ trường cực kỳ mạnh duới trạng thái siêu dẫn, rất nhiều 
người nhìn thấy ở đấy triển vọng cho công nghiệp tương lai của thế kỷ 21, đặc biệt trong sự
sản xuất, tích trữ và chuyển vận năng lượng. Một thí dụ là khả năng điều chỉnh được sự tổng 
hợp nhiệt hạch thường xuyên xảy ra trong Mặt trời từ hơn bốn tỷ năm qua. Ðó là lò phản ứng 
nhiệt hạch quốc tế ITER (International Thermonuclear Experimental Reactor) đang được xây 
dựng ở Cadarache miền nam nước Pháp để nghiên cứu việc sản xuất năng lượng sạch. Lò 
ITER dùng từ trường siêu dẫn cực kỳ mạnh để giam hãm plasma hạt nhân nguyên tử, điều 
kiện tiên quyết để khởi động sự tổng hợp nhiệt hạch. Ngoài ra còn phải kể đến khả năng chủ
yếu của siêu dẫn trong các ngành liên quan đến điện tử (với máy tính và dữ kiện dùng vật liệu 
siêu dẫn), đến sinh học (với thiết bị sensor cực kỳ nhậy bén), đến vận tải (với tàu hỏa tốc hành 
nâng lên bởi từ trường siêu dẫn, không chạm đường ray nên tàu chạy rất nhanh lại an toàn). 
Ðôi điều tản mạn về thế giới vi mô, lượng tử và hạt cơ bản
 Ðể làm quen với lượng tử, chúng ta bắt đầu bằng công thức Planck E = hν theo đó sự trao 
đổi năng lượng E của một vật thể vi mô với môi trường chung quanh không liên tục mà được 
thực hiện bằng từng đơn vị (hay gói) như một hν, hai hν, ba hν, ...n hν với n là một số
nguyên; hơn nữa năng lượng E lại gắn liền với tần số dao động ν của vật thể vi mô ấy, và hệ
số tỉ lệ h được gọi là hằng số Planck. Danh từ lượng tử (gốc chữ La tinh quantum: bao nhiêu) 
hàm nghĩa số lượng, mang tính chất rời rạc. Ký hiệu h viết tắt hilfe (phụ khuyết), một chữbình thường chọn từ tiếng Ðức mẹ đẻ, chi tiết đó nói lên lòng khiêm tốn của một nhà bác học 
lớn, mặc dầu trong thâm tâm ông biết mình vừa phát hiện ra một công trình phi thường. Trong 
lúc vui mừng khôn xiết ông thổ lộ với con trai Erwin năm ấy mới lên bảy tuổi: hôm nay bố
vừa khám phá được một điều vĩ đại chẳng kém Newton, trước nỗi ngỡ ngàng của cậu con 
không rõ cha nói gì. 
 Do tính toán qua hằng số rất nhỏ h mà ra, danh từ vi mô trong khoa học tự nhiên được hiểu 
như những vật chất kích thước bằng hay nhỏ hơn một phần tỷ mét, hay nanô-mét. Như vậy 
một nguyên tử rộng dài khoảng nanô-mét có thể được coi như ngưỡng cửa bắt đầu đi sâu 
xuống thế giới vi mô trong đó bao gồm những hạt nhỏ hơn nữa như hạt nhân nguyên tử và hai 
thành phần của chúng tức là hạt proton và hạt neutron. Thế giới vi mô vận hành theo những 
định luật của vật lý lượng tử, nhưng ảnh hưởng của lượng tử vượt rất xa ra ngoài thế giới vi 
mô chính là vì thế giới vĩ mô lớn rộng (thiên hà tinh tú, mặt trời, sinh, thực, khoáng vật ở trái 
đất) tất cả đều được tạo thành bởi những hạt vi mô cơ bản gọi là quark và lepton, đặc biệt 
lepton e hay electron. Điểm then chốt mà Planck giả thiết là một vật vi mô chỉ có thể tiếp 
nhận hay mất đi những đơn vị năng lượng hν. Ngạc nhiên thay, ta hình dung sức nóng một 
dạng của năng lượng, phun ra từng gói từng chùm chứ không tuôn chảy đều đặn. Giả thuyết
của ông vào thời điểm ấy là cả một ý niệm cực kỳ cách mạng vì định kiến cho rằng năng 
lượng phát tỏa ra phải liên tục đã ăn sâu vào tiềm thức con người đến nỗi ta tin đó là hiển 
nhiên như vậy. Nhiều phát minh vượt bậc trong khoa học thường khởi đầu bằng một tỉnh ngộ
để từ bỏ định kiến đã bám rễ vào tư tưởng con người trong bấy nhiêu thế hệ. Trăm năm qua, 
cái ý niệm muôn vàn tinh tế đó ngày càng thấm đượm: mọi vận hành tương tác của vật chất 
thoạt tưởng là đều đặn liên tục như hương bay nước chảy, thực ra chỉ là những nhận thức thô 
sơ ở trạng thái lớn vĩ mô của một thực tại phong phú sóng động hơn, kỳ diệu hơn, tưng bừng 
hợp âm trong vùng sân khuất
1
 của thế giới vi mô. 
 Thực ra không có gì mới lạ cái quan điểm theo đó tất cả mọi vật chất ở thang mức vĩ mô mà 
hàng ngày chúng ta nhận thức đều được tạo ra bởi một số hạt cơ bản vi mô, số ấy ít thôi 
không nhiều. Mời bạn đọc hiểu hạt cơ bản qua một ẩn dụ sau đây: giả sử ở nước ta, các mái 
của nhà chùa, nhà thờ, nhà ở, lâu đài thành quách v.v. tất cả đều được lợp bằng bốn loại ngói: 
bát tràng, lái thiêu, âm dương và huyền thạch, và chỉ có bốn loại ngói đó thôi để dựng nên các 
mái nhà trên đất nước. Vậy bốn loại ngói đó là bốn hạt cơ bản của mái nhà Việt. Cũng như hạt 
cơ bản của từ ngữ là hai mươi sáu mẫu tự a,b,c…để viết lên bao tác phẩm văn chương thơ phú 
tuyệt vời, của âm thanh là bảy nốt đô, rê, mi…để hòa điệu trăm ngàn bản nhạc mê ly, của màu 
sắc là ba màu xanh, đỏ, vàng cơ bản từ đó vẽ ra các hoạ phẩm huyền diệu. Trong thiên nhiên, 
hạt cơ bản của vật chất bất động hay sinh động là quark và lepton!
Thực là một bước nhảy vọt vĩ đại trong kiến thức của loài người ở đầu thiên niên kỷ thứ ba 
này! Chúng tương tác, gắn kết để tạo thành vật chất, hơn nữa còn dựng nên cả cấu trúc cong 
xoắn của không-thời gian trong vũ trụ, vì theo thuyết tương đối rộng, vật chất và không-thời 
gian được thống nhất, cái trước tạo nên (và là) cái sau. Như một lần Einstein đã viết cho 
Schwarzschild (người đầu tiên năm 1916 giải phương trình Einstein của thuyết tương đối 
rộng): Xưa kia người ta nghĩ rằng nếu mọi vật trên đời biến mất thì sẽ còn lại thời gian và 
không gian, nhưng theo thuyết tương đối rộng thì không-thời gian cũng biến mất theo vật chất 
mà thôi. 
 Thuyết tương đối hẹp và rộng -vật lý cổ điển- gần như do một mình Einstein sáng tạo, trái lại 
vì thế giới vi mô vô cùng phong phú bao quát nhiều địa hạt khác nhau nên vật lý lượng tử là 
một công trình tập thể với những đóng góp của nhiều nhân vật lịch sử như Bohr, de Broglie, 
Schrödinger, Heisenberg, Dirac, Pauli, Fermi nối tiếp cho mãi đến ngày nay bởi các tài năng 
đến từ mọi miền trên trái đất qua vài khuôn mặt quen thuộc, tạm kể như Bose, Gell-Mann, 
Landau, Salam, Yang, Yukawa... 
1
 chép mượn nhan đề Hợp âm trong vùng sân khuất, tập truyện ngắn bàng bạc thi tính của nhà vật lý và văn nữ
Mai Ninh, nxb Thời mới, Toronto (2000).  Ngược dòng thời gian, quan niệm về hạt sơ đẳng (nghĩa là những đơn vị vi mô nhỏ bé nhất 
không sao chia cắt cho nhỏ hơn được nữa) cấu tạo nên vật chất trong vũ trụ đã từ lâu tiềm ẩn 
trong ý thức nhân loại. Cái được hiểu là sơ đẳng đó biến đổi với thời gian như ta thấy. Mới 
cách đây trăm năm, phân tử được coi là hạt cơ bản nhỏ nhất của vật chất, rồi phân tử lại do 
nhiều nguyên tử gắn bó với nhau qua sự trao đổi các điện tử electron của chúng mà thành. Sau 
đó nguyên tử cũng chỉ do hạt nhân và electron dao động chung quanh tạo lập, rồi đến hạt nhân 
cũng chẳng qua là một phức hợp của hai thành phần nhỏ hơn là proton và neutron, cuối cùng 
proton và neutron cũng được tạo ra bởi hai hạt cơ bản gọi là quark u, d (viết tắt up, down) gắn 
bó với nhau qua sự trao đổi keo (gluon) mà nên. Ðịnh luật tương tác mạnh của các quark để
gắn bó chúng trong proton và neutron mang tên Sắc động lực học lượng tử (quantum 
chromodynamics, QCD) vay mượn chữ Ðiện động lực học lượng tử (quantum 
electrodynamics, QED), cái này diễn tả tuơng tác điện từ trong thế giới vi mô của electron. 
Hai danh từ sắc và điện để chỉ định hai tính chất lượng tử riêng biệt, sắc tích của quark và 
điện tích −e của electron. Trong Sắc động lực có tám gluon mang sắc tích trao đổi giữa quark, 
còn trong Ðiện động lực chỉ có một quang tử (photon) trao đổi giữa electron. Tóm lại vạn vật 
đều được cấu tạo bởi các hạt cơ bản, bốn thôi không nhiều, hai quark u, d và hai lepton: 
electron, neutrino2
. Ngoài sắc tích ra, hai quark u, d còn mang điện tích +(⅔)e cho u và –(⅓)e
cho d, cũng như electron mang điện tích âm –e, còn neutrino thì trung hòa, cả hai lepton 
(electron và neutrino) đều không có sắc tích. Là hạt cơ bản kỳ lạ nhất trong bốn hạt, neutrino 
vì tương tác quá ư nhỏ yếu với vật chất nên bay trong vũ trụ với vận tốc ánh sáng c như vượt 
chân không, xuyên suốt trái đất gần như chẳng để lại một dấu ấn gì, không như quang tử. 
Thực là một sứ giả độc đáo nối cầu giữa thế giới vĩ mô vô cùng lớn rộng của thiên hà vũ trụ
với thế giới vi mô muôn vàn nhỏ bé của hạ tầng nguyên tử. Neutrino nhẹ nhất trong bốn hạt 
cơ bản (khoảng một phần tỷ khối lượng electron) và nhiều nhất trong trời đất, hằng hà sa số, 
mỗi giây đồng hồ trên diện tích một cm² của làn da chúng ta có chừng sáu mươi tỷ hạt 
neutrino từ Mặt trời bay tới, không kể từ muôn vàn vì sao khác! Nếu như từng ấy những hạt 
quang tử mà chạm tới chúng ta, chắc hẳn con người không thể sinh tồn dưới trạng thái hiện 
hữu. May thay neutrino là hạt cơ bản chỉ có tương tác yếu
3
 với quark u, d và electron, và 
2
 Thực ra có mười hai hạt cơ bản chia ra làm ba họ, mỗi họ bốn hạt. Họ thứ nhì (hai quark c (charm), s (strange) 
và hai lepton µ, ν
µ) và họ thứ ba (hai quark t (top), b (bottom) và hai lepton τ, ντ
 ) đều có khối lượng lớn, thời 
gian sống lại vô cùng ngắn ngủi vì bị phân rã bởi tương tác yếu bê-ta (xem phụ chú ngay dưới), thành ra chỉ còn 
bốn hạt (hai quark u,d và hai lepton: electron, neutrino) bền vững để tạo thành vật chất như ta thấy. 
3
Các hiện tượng trong thiên nhiên vận hành qua bốn lực cơ bản, vâng chỉ có bốn thôi, đó là trọng lực, điện từ , 
tương tác ‘yếu’ chủ trì sự phân rã bê-ta (quark d → quark u + electron + phản hạt neutrino) của các hạt nhân 
nguyên tử, cội nguồn của sự tổng hợp nhiệt hạch trong Mặt trời, tinh tú ; và sau hết là tương tác ‘mạnh’ (Sắc 
động lực học lượng tử) của quark u, d gắn bó chặt chẽ trong proton, neutron làm cho vật chất bền vững. Hai 
tương tác mạnh và yếu chỉ vận hành trong thế giới vi mô. Hơn nữa hai lực điện từ và yếu có rất nhiều điểm đồng 
quy nên thực chất chỉ là hai dạng của một tương tác duy nhất gọi là điện-yếu. Lý thuyết chuẩn thống nhất và diễn 
tả chính xác bản tính của ba tương tác lượng tử (mạnh, điện-yếu) là một thành công tuyệt vời của vật lý hạt. chúng ta cũng như mọi vật thể khác đều do ba (trong bốn) hạt cơ bản u, d và electron tạo 
thành. Hai quark cơ bản u, d nói trên là những phần tử sơ đẳng nhất, qua tương tác mạnh3
cấu tạo nên proton (tập hợp của ba quark u,u,d) và neutron (tập hợp của ba quark d,d,u) rồi 
chính hai hạt này lại gắn bó nhau để tạo thành hạt nhân của tất cả các nguyên tử, từ khinh khí 
nhẹ nhất đến những hóa chất nặng nhất trong trời đất. Hạt nhân và electron tạo thành các 
nguyên tử, mỗi nguyên tử có một hạt nhân riêng của nó với một số electron dao động chung 
quanh. Sau rốt những nguyên tử khác nhau lại gắn bó (qua sự trao đổi các electron với nhau) 
để tạo thành những vật lớn hơn gọi là phân tử, và acid DNA trụ cột của gen sinh vật là một 
đại phân tử, thí dụ này kể ra để chúng ta có một ý niệm về kích thước của các vật thể. 
 Trong bốn loại tương tác cơ bản của vạn vật
3
, hằng số tương tác mạnh αs của quark lớn nhất, 
gấp khoảng trăm lần hằng số tương tác điện từ αem ≃ 1/137, còn hằng số trọng lực G của 
Newton thì quá nhỏ khoảng 10−42 lần so với lực điện từ ở điều kiện bình thường (hiện nay và 
ở đây), nhưng ở lúc khai thiên lập địa (Big Bang) lại là chuyện khác. Có thể nói là tất cả các 
hiện tượng điện từ (cơ bản cũng như ứng dụng) đều có thể tính toán, diễn tả bằng một thông 
số thôi, đó là hằng số tương tác điện từ αem để thấy rõ tính chất phổ quát của nó. Cũng như tất 
cả các hiện tượng hấp dẫn có thể diễn tả qua hằng số tương tác trọng lực Newton G. 
 Trường, lưỡng tính sóng-hạt, E2
= m
2
c
4
 hay vật chất và phản vật chất, hạt ảo
Quan điểm độc đáo mà Planck tặng cho nhân lọai là cũng có những gói hay hạt sơ đẳng của 
năng lượng trao đổi giữa các vật thể vi mô. Hơn nữa, năng lượng E lại trực tiếp gắn liền với 
tần số dao động ν của chúng. Trường lượng tử của vật thể vi mô diễn tả lưỡng tính sóng-hạt 
của nó, đó là hàm tuần hoàn trong không gian4
x và thời gian t, tuân theo những định luật của 
các tương tác cơ bản từ đó ta suy diễn ra mọi vận hành của vật thể. Công thức E = mc
2
 (m là 
khối lượng của vật và c ≈ 300.000 km/s là vận tốc của ánh sáng) diễn tả năng lượng E là một 
dạng của vật chất và khối lượng m đồng nghĩa với hạt. Khi liên kết với E = hν và tần số ν
đồng nghĩa với sóng, ta cảm nhận cái lưỡng tính sóng-hạt của thế giới vi mô qua sự trung gian 
của năng lượng E. Vật chất mang điện tích khi chuyển động chính là nguồn gốc tạo ra sóng 
điện từ trường, biểu hiện qua sự dao động của hạt quang tử. Nhưng photon lại không có khối 
lượng (m = 0), vậy tính chất hạt của nó ở đâu? Chính xung lượng |k| = E/c diễn tả dạng hạt 
của photon. Thực vậy trong thuyết tương đối hẹp, E
2 = |k|
2
c
2
 + m
2
c
4 là phương trình chính xác, 
còn E2
= m
2
c
4 chỉ là dạng riêng lẻ của phương trình trên, khi hạt có khối lượng m ≠ 0 đứng 
yên (|k|= 0). Trái lại vì m = 0, quang tử luôn luôn chuyển động với vận tốc c, nó có năng 
lượng E và xung lượng |k| = E/c, vậy phương trình hν = E = |k|c diễn tả lưỡng tính sóng-hạt 
của sóng điện từ. Ánh sáng mắt ta nhìn thấy là sóng điện từ với tần số ν khoảng triệu tỷ (1015) 
vòng trong một giây đồng hồ. 
 Công thức E
2 = |k|
2
c
2
 + m
2
c
4 của thuyết tương đối hẹp và chùm năng lượng hν của thuyết 
lượng tử là điểm khởi đầu mà Dirac kết hợp được để khám phá ra một chân trời mới: sự xuất 
hiện của phản hạt có cùng khối lượng với hạt, nhưng tất cả các đặc trưng khác (điện tích, spin, 
sắc trong quark) của hạt và phản hạt đều ngược dấu. Sự thống nhất cơ học lượng tử với thuyết 
tương đối hẹp là điều tối cần thiết vì thế giới vi mô của lượng tử luôn dao động với vận tốc rất 
cao, mà trường hợp này chỉ thuyết tương đối hẹp của cơ học mới diễn tả được chính xác. Ðể
4
 Những véc-tơ như k, x,… đư ợc in đậm, và |k|,|x| là chiều dài của k, x. chứng minh phản hạt, Dirac đi từ nhận xét sau đây: vì E = ± (|k|
2
c
2
 + m
2
c
4 )
½, nên E = ± mc
2
với một vật không di động. Trong vật lý cổ điển, hiển nhiên E > 0 nên ta chỉ có E = mc
2 thôi. 
Trái lại trong thế giới vi mô của vật lý lượng tử, năng lượng của một hạt có thể mất đi hay 
nhận được từng gói hν, vậy không có gì ngăn cản hạt khi mất đi quá nhiều gói hν có thể mang 
năng lượng âm, hay ngược lại một hạt với E < 0 khi nhận được nhiều gói hν có thể trở về
trạng thái bình thường với năng lượng dương. Thí dụ trong đại dương của muôn vàn hạt 
electron (điện tích âm ‒e ) mang E < 0, nếu ta có đủ sức để kéo một hạt trong đại dương ấy ra 
ngoài, tức là đại dương ấy mất đi một electron mang E < 0, ‒e. Nhưng mất đi (tượng trưng 
bằng dấu ‒) cái âm thì cũng như nhận được cái dương, ‒(‒) = +, vậy kết cục là ta thấy xuất 
hiện một hạt có điện tích dương +e và mang năng lượng E > 0.
 Ðó là hạt phản electron hay 
positron. Tóm lại, hạt và phản hạt đều có E > 0, chúng có chung khối lượng nhưng mọi đặc 
trưng khác (điện tích, spin, sắc) đều ngược dấu. Ta có phản quark, phản lepton, phản nguyên 
tử. Như vậy có vật chất thì cũng có phản vật chất, khi giao hội chúng tự hủy để biến thành 
năng lượng, và ngược lại nếu cung cấp đủ năng lượng thì các cặp vật chất-phản vật chất được 
tạo ra. 
 Sự tương trùng giữa năng lượng với cặp vật chất-phản vật chất đưa đến khái niệm vật ảo
trong lượng tử, đó là những vật mà năng lượng E và xung lượng k không tuân theo phương 
trình E2 = |k|
2
c
2
 + m
2
c
 nữa. Một hạt thực khối lượng m, năng lượng E và xung lượng k, ba 
đại lượng đó ràng buộc bởi phương trình m = (E
– |k|
2
c
2
 )½ ⁄c
2
. Hạt ấy khi thành ảo có khối 
lượng bình phương m*2
≠ m
2
. Khối lượng m* của hạt ảo thay đổi liên tục chứ không giới hạn 
trong một vài trị số m nhất định của hạt thực. Thí dụ sau đây cho ta rõ photon ảo là gì. Như ta 
biết, khi electron chuyển động nó phát ra photon. Ðể một electron và một positron đi ngược 
chiều va chạm nhau, xung lượng của chúng là +k và –k, mỗi hạt có năng lượng bằng Ee
(|k|
2
c
2
 + me
2
c
4
 )½, me là khối lượng chung của electron và positron. Gặp nhau, chúng phát ra 
một photon ảo nên năng lượng Ē và (xung lượng K) của photon ảo này là tổng năng lượng và 
(tổng xung lượng) của electron và positron, Ē = 2Ee, K = k – k = 0, vậy photon ảo có khối 
lượng (Ē
– |K|
2
c
2
 )½ ⁄c
2
 = 2Ee ⁄c
2
 khác 0. Cũng thế ta có quark, lepton, gluon ảo. Tương tác 
điện từ của electron được diễn tả qua sự trao đổi photon ảo giữa electron với nhau, cũng như
tương tác mạnh của quark là do sự trao đổi các gluon ảo giữa quark, tương tác yếu của 
neutrino qua sự trao đổi các boson ảo W±
, Z0
. Những photon, gluon, W±
, Z0
ảo theo thứ tự
chính là những sứ giả truyền tin làm trung gian cho các tương tác điện từ, mạnh, yếu để tạo ra 
các lực thích ứng. Thí dụ hai điện tích đứng yên trao đổi một photon ảo, hàm truyền Feynman 
của photon ảo này sinh ra lực Coulomb giữa chúng. Các hạt ảo dựa vào năng lượng E vay 
mượn của chân không lượng tử (xem định nghĩa và đặc tính phần dưới) mà sinh ra, chúng tồn 
tại trong thời gian ngắn ngủi t ~ ћ/E (nguyên lý bất định E t ~ ћ ~ 2|k||x|), rồi trả lại E để ra 
đi, như nhà vật lý kỳ tài Feynman từng hài hước: từ chân không sinh ra rồi lại hủy, ôi biết bao 
thời gian phí phạm! 
Trở về với Chân không
Chân không lượng tử được định nghĩa như trạng thái cơ bản của vạn vật, nó vô hướng, trung 
hòa, mang năng lượng cực tiểu trong đó vật chất, tức là tất cả các trường lượng tử, bị loại bỏ
hết. Nhưng không phải vì Không chẳng chứa trường vật chất nào mà năng lượng của nó bằng 
0. Theo nguyên lý bất định (nguồn gốc của sự thăng giáng lượng tử), năng lượng của bất cứ
trạng thái vi mô nào là chuỗi (1/2)ℎν, (3/2)ℎν, (5/2)ℎν...chứ không phải là 0ℎν, 1ℎν, 2ℎν...Cũng dễ hiểu thôi, nguyên lý bất định bảo ta nếu xung lượng |k| được xác định rõ rệt bao 
nhiêu thì vị trí trong không gian |x| lại mơ hồ rối loạn bấy nhiêu, vậy năng lượng tối thiểu ε = 
(1/2)ℎν ≠ 0 chính là một thỏa hiệp tối ưu bình đẳng cho cả hai bên |k| và |x|. Thực thế, nếu ε = 
0, |k| = 0, vậy |x| không sao được xác định nổi. Phản ánh nguyên lý này, thế giới vi mô luôn 
luôn dao động ngay ở nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất (năng lượng cực tiểu) và đó là ý nghĩa của 
sự thăng giáng lượng tử. Bởi năng lượng tối thiểu khác 0 và vì tần số ν có thể là bất cứ con số
nào từ 0 đến vô tận nên Không có năng lượng phân kỳ khi ta lấy tích phân tất cả các mốt dao 
động ν. Làm sao ước tính được năng lượng của Không, mặc dầu vô hạn? Phép phân tích thứ
nguyên cho ta cách trả lời. Với ba đại lượng cơ bản phổ cập trong vật lý là ℎ = 2π ћ hằng số
Planck, G hằng số trọng lực Newton và c vận tốc ánh sáng, ta chỉ có một cách duy nhất để lập 
nên những đại lượng mang thứ nguyên chiều dài (L), khối lượng (M), và thời gian (T). Ðó là 
chiều dài Planck Lp = [Gћ /c
3
]
½ = 1.6 × 10−35 m, khối lượng Planck Mp = ћ /(cLp) = 2.2 ×
10−8
 kg, và thời gian Planck Tp = Lp /c = 5.4 × 10−44 s. Từ đó, năng lượng Planck Ep = Mpc
2
= 2 × 10+9 joule. Mật độ năng lượng của Không được ước tính theo (27/16π
2
) Ep/(Lp)
3
 = 8.4 ×
10112 joule/ m
3
 với những đóng góp của các trường ảo tràn đầy trong Không: photon trong 
tương tác điện từ, ba boson W∓, Z0
 của tương tác yếu, và tám gluon trong tương tác mạnh. 
Ðóng góp của quark và lepton cũng chẳng thay đổi công thức trên bao nhiêu. 
 Tuy nhiên chính vì vô hướng, trung hòa lại có năng lượng vô hạn, nên cái Không lượng tử
mang ẩn dụ một hư vô mênh mang tĩnh lặng, từ đó do những kích thích nhiễu loạn của năng 
lượng mà vật chất được tạo thành để rồi chúng tương tác, phân rã, trở về với Không, tiếp nối
bao vòng tục lụy! Cái Không lượng tử thực là trạng thái cơ bản, là cội nguồn và chốn trở về
cũng như ra đi của vạn vật
5
. Nó không rỗng tuếch chẳng có gì mà là cái thế lắng đọng của tất 
cả
6
. Chân không-Vật chất-Không gian-Thời gian chẳng sao tách biệt, cái này có là cái kia có, 
cái này không thì cái kia không7
, đó là hệ quả của Lượng tử và Tương đối! Thực thế, thuyết 
Tương đối hẹp liên kết Không gian và Thời gian, còn Tương đối rộng nối Vật chất với 
Không-Thời gian và cuối cùng Lượng tử mang Chân không về với Vật chất và như vậy kết 
nối cả bốn khái niệm cơ bản trên. Dưới một khía cạnh nào, ta cảm nhận cái Không qua câu 
nói đáng yêu đầy ẩn dụ của đồng bào miền nam “dzậy mà không phải dzậy”, không mà chẳng 
là không. Mặc dầu Không là trạng thái không sao nắm bắt, chẳng có cái nào của nó mà ta 
định lượng nổi, nhưng rõ ràng khác với hư không trong công nghệ, về mặt định tính ta có thể
kể ba đặc trưng của Không. Ðó là sự thăng giáng lượng tử, sự tràn đầy hạt và phản hạt kết 
5
 Ðâu đây Một cõi đi về với Trịnh Công Sơn. 
6
 Xem Le Vide, Univers du tout et du rien, Revue de l’Université de Bruxelles, Editions Complexe (1998), với 
các bài của R.J. Adler, M. Bitbol, H.B. Casimir, N. Deruelle, E. Gunzig và S. Diner, J.W. van Holden, C. Isham, 
M. Lachièze-Rey, P. Marage, R. Mills, M. Paty, I. Prigogine và T. Petrosky, C. Schiller. 
7
 Có cái gì không quá xa lạ với Giáo lý duyên khởi của đạo Phật, với Sắc Không trong Bát nhã tâm kinh ? Xem 
M. Bitbol trong Le Vide, Univers du tout et du rien đã dẫn, và Trịnh Xuân Thuận trong Science et Bouddhisme : 
A la croisée des chemins http://chimviet.free.frthành các cặp ảo trong Không và sự phân cực chân không, gây ra bởi các cặp này. Phản ánh 
tác động của Không, hai hệ quả sau đây được phát hiện và đo lường được: 
 1-Không lượng tử tự nó thì vô hướng tĩnh lặng, nhưng khi có vật chất vào (mà làm sao chẳng 
có vật chất được vì trong Không tràn đầy năng lượng và trường ảo?) thì lập tức bị phân cực, 
do đó hằng số tương tác của các trường không còn hằng nữa mà thay đổi với năng lượng. 
Tính chất này mang tên hằng số di động, cách tính toán sự biến đổi của hằng số dựa vào lý 
thuyết trường lượng tử qua những đóng góp của các cặp ảo. Khi năng lượng thay đổi từ 1 đến 
100 GeV, hằng số tương tác điện từ αem tăng lên từ ≃1/137 đến ≃ 1/129, trong khi hằng số
tương tác mạnh αs của quark lại giảm đi từ ≃ 0.4 xuống ≃ 0.12. Một cách định tính thôi, ta 
hiểu sơ lược tại sao trong điện động lực học lượng tử, hằng số αem lại tăng lên khi ta thám dò 
nó ở chiều càng sâu thẳm. Muốn gần electron bao nhiêu (x nhỏ) để đo lường tính chất của nó 
thì ta cần nhiều xung lượng (k lớn) bấy nhiêu, theo nguyên lý bất định 2׀k׀׀x׀ ~ ћ. Vì trong 
Không có muôn vàn cặp ảo positron-electron, những positron ảo này vì điện tích khác dấu với 
electron nên bị hút lại gần làm thành hàng rào vây quanh electron thực mà ta muốn quan sát, 
sự bao bọc đó làm cho chân không bị phân cực. Hằng số tương tác điện từ tăng lên vì phải 
vượt qua cản trở của hàng rào các cặp positron-electron ảo nên đo lường nó càng khó ở kích 
thước càng sâu. Mặt khác, sắc động lực học lượng tử diễn tả quark gắn chắc với nhau để cấu 
tạo nên các hạt nhân nguyên tử. Trái với điện từ, hằng số tương tác mạnh lại giảm đi khi đo 
lường quark ở chỗ sâu thẳm. Tính chất này gọi là sự tự do tiệm cận
8
, hàm ý khi năng lượng 
tăng vô hạn (tiệm cận) thì αs giảm xuống đến 0 (tương tác ràng buộc hết rồi, quark được tự
do). Tính toán nhọc nhằn chứng minh được αs(E) → 0 khi E → ∞ là cả một kỳ công của ba 
nhà vật lý lý thuyết
8
, tính chất này đặt nền tảng cho các định luật vận hành của quark. Các 
hằng số tương tác tăng (hay giảm) rất khoan thai như hàm log E (hay 1/ log E). Kết quả đo 
lường sự biến đổi của hai hằng số điện động lực và sắc động lực đều được thực nghiệm kiểm 
chứng nhiều lần. Tương tác của quark thực là kỳ lạ trái ngược với điện từ, quan sát chúng ở
xa (cần năng lượng nhỏ) thì cực kỳ khó khăn vì αs rất lớn, càng gần sát chúng (cần năng 
lượng lớn) thì chúng lại dễ dàng. Lý do là không như điện từ chỉ có một photon, trong tương 
tác mạnh ta còn có ba gluon gắn kết tương tác với nhau mà đặc tính của chúng là hỗ trợ (chứ
không cản trở như cặp quark-phản quark) khi ta đo lường tính chất quark ở chiều sâu thẳm. 
Trong khi lực điện tĩnh và trọng lực đều giảm đi theo tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng 
cách r, tính chất tự do tiệm cận làm cho lực của quark tăng với r khiến quark ở nhiệt độ thấp 
(năng lượng nhỏ) bị giam hãm trong proton và neutron, kéo được chúng ra ngoài không nổi vì 
lực ràng buộc quark mạnh lên khi kéo chúng xa nhau. 
 Mô tả nổi ba lực cơ bản (mạnh và điện-yếu) một cách vô cùng chính xác bằng trường lượng 
tử, tóm tắt trong lý thuyết chuẩn, là một thành công kỳ diệu với không dưới hai chục nhà vật 
lý hạt đoạt giải Nobel trong ba mươi năm gần đây! Biết bao nhiêu tiên đoán của lý thuyết này 
đều vững vàng vượt qua tất cả các trắc nghiệm, đặc biệt khối lượng của quark top được ước 
8
Giải Nobel vật lý 2004 tặng thưởng D. Gross, H. Politzer, F. Wilczek đã khám phá ra tính chất tự do tiệm cận 
(asymptotic freedom) của sắc động lực học lượng tử. 
Chi tiết chứng minh đặc tính này có thể tìm thấy ở chương 15 trong sách giáo trình về lý thuyết chuẩn, 
Elementary particles and their Interactions, Concepts and Phenomena, Hồ Kim Quang và Phạm Xuân Yêm, 
Springer-Verlag (1998). Xem http://www.lpthe.jussieu.fr/~pham tính chính xác trước khi thực nghiệm phát hiện ra năm 1995. Mô hình chuẩn có nghĩa là mọi 
phát triển sau này phải dùng nó làm nòng cốt để dựa vào mà cải đổi (thí dụ như định luật vạn 
vật hấp dẫn của Newton là mô hình chuẩn của trọng trường, rồi sau thuyết tương đối rộng của 
Einstein dựa vào đó mà cải đổi). Trong bốn lực cơ bản chỉ còn cái cuối cùng là luật cổ điển 
hấp dẫn (thuyết tương đối rộng) hãy còn chưa hòa nhịp tương thích nổi với lượng tử, nhưng 
biết đâu với lý thuyết siêu dây/ lý thuyết M 9
 2- Hiệu ứng Casimir10. Trong một chân không kín rỗng, không ánh sáng không chút vật 
chất, ta đặt hai phiến gương mỏng song song. Mặc dầu năng lượng của Không giữa hai phiến 
và ngoài hai phiến đều phân kỳ như ta biết, nhưng năng lượng của Không ở giữa nhỏ hơn ở
ngoài hai phiến, sự khác biệt hữu hạn đó gây nên một áp suất làm chúng hút lẫn nhau. Ðó là 
lực Casimir, một đặc trưng của Không lượng tử. Lực hút đó ông tính được ra bằng Fc = 
(πℎc/120) (L
2
/d
4
) với L2 là diện tích của gương và d khoảng cách giữa hai phiến. Nguồn gốc 
lượng tử của Fc
được biểu hiện rõ ràng qua ℎ (hằng số Planck) trong công thức trên. Ở khoảng 
cách d ≈ nanô-mét trong công nghệ tương lai, lực này có thể đóng vai trò quan trọng. Các 
phòng thực nghiệm ở Riverside (California), Padova, Stockholm đã đo Fc với độ sai biệt 
khoảng 1% so với tính toán. Các nhà vật lý trong nhóm Kastler-Brossel của trường Cao đẳng 
sư phạm Paris11 đang xúc tiến việc tính toán đo lường với chủ đích tăng độ chính xác lên 
nhiều lần hơn nữa (http://www.spectro.jussieu.fr/Vacuum/). Trong hư không (của vật lý ứng 
dụng/công nghệ) tất cả đều vắng bóng chẳng có điện từ, ánh sáng, vật chất, khối lượng, điện 
tích, sắc tích...chi cả, kỳ lạ thay đột khởi một lực mà gốc nguồn rút tỉa từ năng lượng cực tiểu 
(nhưng vô hạn) của chân không lượng tử! 
 3- Liên quan đến thiên văn vật lý, câu hỏi cực kỳ quan trọng về vai trò của Không trong sự
dãn nở Vũ trụ được đặt ra nhưng chưa biết giải đáp ra sao, báo hiệu một điều mới lạ đang đón 
chờ chúng ta ở chân trời. Thực vậy năng lượng vô hạn của Không (còn gọi là tai họa chân
không) phản ánh sự tương phản căn bản (ở thời điểm Big Bang) giữa hai trụ cột của vật lý 
hiện đại: thuyết lượng tử của thế giới vi mô và thuyết tương đối rộng của thế giới vĩ mô. 
Thuyết này diễn tả luật hấp dẫn của trọng trường là do sự cong xoắn của không-thời gian làm 
mọi vật rơi lại gần nhau chứ chẳng có lực nào hút chúng cả, mà cái cấu trúc cong xoắn này là 
do vật chất tạo nên. Những kết quả đo lường gia tốc dãn nở của Vũ trụ cần đến lực phản hấp 
dẫn (lực đẩy xa thay vì hút vào của lực hấp dẫn) để chống lại sự co rút của Vũ trụ bởi trọng 
trường. Lực phản hấp dẫn này (liên quan đến câu chuyện hằng số vũ trụ học trong phuơng 
trình Einstein về thuyết tương đối rộng) có thể xuất phát bởi một loại vật chất không bức xạ, 
chỉ tác động lên cách vận hành và dãn nở của Vũ trụ, khác lạ với vật chất bình thường của 
những thiên hà sáng ngời mà ta quan sát được hàng ngày. Các nhà thiên văn gọi cái vật chất 
khác lạ này là vật tối, mang năng lượng tối mà bản chất chưa được xác định. Nhưng quan 
trọng hơn cả, mật độ năng lượng cực kỳ lớn của Không mà ta đã ước tính ở trên vượt xa quá 
nhiều năng lượng cần thiết để giải thích gia tốc dãn nở của Vũ trụ mà các nhà thiên văn đo 
lường. Về mặt cơ bản, cái tai họa chân không này là nỗi trăn trở hàng đầu của các nhà vật lý 
đương đại, nhưng đầy lý thú và thách thức cho thế hệ tương lai. Lý thuyết siêu dây/lý thuyết 
M 9
 (với không gian mười chiều, bảy chiều quá nhỏ lại bị cuốn tròn khiến ta khó nhận thức 
9
 Xem Giai điệu dây và bản giao hưởng Vũ trụ, Tia sáng và nxb Trẻ (2003) do Phạm Văn Thiều dịch theo cuốn 
The Elegant Universe của Brian Greene, Vintage books (1999). 
10 Xem bài của H. B. Casimir và một số bài khác của R. J. Adler, S. Diner trong Le Vide, Univers du tout et du 
rien đã dẫn. Hiệu ứng này được trình bày trong P. W. Miloni, The quantum vacuum, Academic Press (1994). 
Nhà vật lý Hà lan Casimir sau khi công bố năm 1948 lực mang tên ông đã giữ chức vụ tổng giám đốc nghiên cứu 
đại tập đoàn công kỹ nghệ quốc tế Philips. 
11 Tập hợp nghiên cứu giảng dạy đại học uy tín hàng đầu nước Pháp. được) có thể cho ta chìa khóa trả lời không? Trong không gian nhiều hơn ba chiều, lực hấp 
dẫn giảm đi theo tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách r sẽ không còn chính xác nữa, và 
việc kiểm chứng bằng thực nghiệm sự sai biệt với luật Newton ở kích thước r ≈ milimét đang 
là một đề tài vật lý sôi nổi. Cần biết thêm rằng lý thuyết M (M tượng trưng Mẹ, Màng, Mật 
mã, Ma trận tùy hứng mỗi người) cũng chưa biết giải quyết cái tai họa chân không ra sao. 
Phải chăng cũng như Planck và Einstein trước thời Lượng tử và Tương đối, ngày nay có lẽ
còn cái gì đang thiếu sót trong cách nhận thức các hiện tượng thiên nhiên của Con Người ? 
 Gửi bạn thay lời kết 
Hơn trăm năm trước đây ở Âu châu có nhiều nhà khoa học khá bi quan cho rằng các đề tài 
nghiên cứu cơ bản trong vật lý gần như cạn kiệt, như von Jolly giáo sư vật lý ở đại học Berlin 
đã khuyên cậu sinh viên trẻ Planck, mới đậu cử nhân xong muốn học thêm, nên đi vào đường 
khác nhiều triển vọng hơn, đừng nghiên cứu về vật lý lý thuyết làm gì vì mọi điều căn bản đã 
được khám phá hết cả rồi, chỉ còn vài điểm phụ chẳng quan trọng gì mà xây nền đắp móng. 
Lại thêm Lord Kelvin, người của nhiệt độ tuyệt đối, với câu tuyên bố năm 1892 nổi tiếng: 
“Vật lý đã hoàn chỉnh cả rồi về mặt căn bản, cái mà ta còn có thể đóng góp chỉ là xác định 
thêm vài thập phân sau dấu phẩy cho các đo lường, tính toán mà thôi”. Ngay sau đó ông thêm: 
“Tuy nhiên còn có hai vấn đề nho nhỏ nhưng sớm muộn chúng sẽ được giải quyết, dẫu sao 
lòng tin của chúng ta về sự hoàn tất của Vật lý không hề lay chuyển...”12. Hai tiểu tiết ông nêu 
lên là: thứ nhất hai nhà vật lý Michelson và Morley chẳng tìm thấy chất liệu ê-te tràn ngập vũ
trụ trong đó dao động sóng điện từ (cũng như sóng nước di chuyển được là vì có nước, sóng 
âm thanh truyền đi là vì có không khí, vậy chắc phải có một chất liệu gì tạm gọi là ê-te để
chuyên chở sóng điện từ, chứ không làm sao chúng truyền đi được?), thứ hai các đo lường 
ngày càng chính xác về cường độ bức xạ nhiệt của vật đen13 không phù hợp với công thức 
Wien. Sau đó Lord Rayleigh và Jeans cải thiện công thức trên được một phần nhưng lại mang 
nghịch lý là tổng năng lượng phát ra tăng lên vô hạn! 
 Hai vấn đề mà Lord Kelvin tuy khá tinh để nhận ra nhưng tưởng là thứ yếu ngờ đâu lại hệ
trọng vô chừng. Trong đêm tối mung lung ràng buộc bởi định kiến siêu hình, đó là hai ngôi 
sao rọi sáng cho vật lý vượt trùng dương khai phá những chân trời mới lạ, vì giải thích nổi 
việc thứ nhất chính là thuyết tương đối hẹp và việc thứ nhì chính là thuyết lượng tử! 
 Rõ ràng trăm năm sau 1905, vật lý hãy còn biết bao câu hỏi từ cơ bản (tương phản giữa lượng 
tử với tương đối rộng diễn tả qua tai họa chân không, năng lượng và vật chất tối, không gian 
nhiều chiều...) đến ứng dụng (khoa học công nghệ nanô, thông tin học lượng tử, sản xuất và 
tiết kiệm năng lượng...) chưa biết trả lời ra sao và đang trông chờ những lời giải đáp bởi các 
thế hệ trẻ mới lên, trong cảnh hài hòa giữa người với người và với môi trường thiên nhiên. 
 Có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên mà cuộc hội thảo về ‘’Vật lý hiện đại với văn hóa và phát triển’’ 
có sự tham gia tích cực của trường Ðại học mang tên Phan Chu Trinh. Nhà sĩ phu có tầm nhìn 
vượt xa thời đại là người đầu tiên ở nước ta chủ trương dân quyền, chống bạo động, dấy phong 
trào duy tân ‘’chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh’’. Vì ông thấy dân trí cùng tư duy khoa 
học của người mình còn quá thấp, nên trước hết cần ‘‘tự lực khai hóa’’ đã, rồi mới từng bước 
12 Max Planck et les quanta, J. C. Boudenot et G. Cohen-Tannoudji, Ellipses (2001). 
13 Vật đen là một lò kín nung nóng lên ở nhiệt độ T, nếu đục một lỗ nhỏ trên thành lò, ta thấy phát ra ánh sáng 
mà sự phân phối cường độ bức xạ (theo tần số) chỉ phụ thuộc vào T thôi chứ không vào bất cứ chất liệu nào ở
trong lò, chứng tỏ bức xạ chỉ phụ thuộc vào sự dao động của các thành phần cơ bản chung cho các chất liệu. phục hồi chủ quyền quốc gia. Trăm năm nhìn lại, những lời Tây Hồ hằng nhắc nhở như vẫn 
còn sang sảng đâu đây14 để chúng ta cùng nhau suy ngẫm. 
Sơ lược vài thuật ngữ (glossary)
Lượng tử (quantum): Ðơn vị vật lý nhỏ nhất mà một đại lượng (quantity) nào đó bị phân 
hoạch thành từng phần riêng lẻ. Thí dụ lượng tử của năng lượng (energy) là đơn vị ℎν. Vật lý 
lượng tử diễn tả sự vận hành của thế giới vi mô như nguyên tử, hạt nhân của chúng và các hạt 
cơ bản như quark, electron, neutrino, photon. 
Lưỡng tính sóng hạt (wave-particle duality): đặc điểm cơ bản của thế giới vi mô nói rằng các 
vật đều thể hiện dưới hai tính chất vừa sóng vừa hạt. Photon và electron là hai thí dụ thường 
xuyên mang lưỡng tính sóng hạt. Sóng được diễn tả bởi tần số (frequency) của sự dao động 
tuần hoàn (periodic oscillation) trong cả không gian lẫn thời gian. Tính chất sóng của điện từ
thì quá quen thuộc từ thế kỷ 17 (Huygens, Young) với hiện tượng giao thoa ánh sáng, còn tính 
chất hạt photon của điện từ được minh chứng qua hiệu ứng điện quang (photoelectric) bởi 
Einstein. Giải Nobel Vật lý 1921 tặng thưởng ông vì công trình này, chứ không phải vì lý 
thuyết tương đối hẹp hay rộng. 
Nguyên lý bất định (undetermination principle) : Nguyên lý cơ bản của vật lý lượng tử do 
Heisenberg phát hiện ra, nói rằng có những đặc trưng của thế giới vi mô theo đó vị trí và vận 
tốc (hay đúng ra xung lượng momentum) của hạt chẳng hạn không thể được xác định đồng 
thời. Những khía cạnh bất định như thế sẽ càng trở nên nghiêm trọng khi các thang khoảng 
cách và thời gian càng nhỏ. Ðiều này mang tới hiệu quả là thế giới vi mô luôn luôn dao động 
sôi sục với những thăng giáng lượng tử (quantum fluctuation). 
Phép phân tích thứ nguyên (dimensional analysis) : Trong vật lý, tất cả các đại lượng đo 
lường được như khối lượng, năng lượng, vận tốc, gia tốc, lực ... đều có thể diễn tả qua ba thứ
nguyên (dimension), và chỉ có ba thôi. Ðó là khối lượng M, khoảng cách không gian L, và 
thời gian T. Thí dụ vận tốc có thứ nguyên bằng L/T, gia tốc L/T2
, xung lượng (khối lượng 
nhân với vận tốc) ML/T, lực ML/T2
 (xin nhớ công thức cơ học Newton f = mγ), năng lượng 
(lực nhân với khoảng cách di chuyển) ML2
/T2
, tần số 1/T. Do đó hằng số Planck h = E/ν
(năng lượng chia cho tần số) có thứ nguyên ML2
/T. 
Véc-tơ quay vòng (angular momentum) J của một vật thể bằng xung lượng (momentum) k
của hạt ấy nhân với khoảng cách r giữa hạt và trục mà nó quay chung quanh: J = k×r .Vậy
|J| có thứ nguyên bằng thứ nguyên của |k| nhân với L, hay ML2
/T . Sự tự quay vòng (cũng 
như J) của hạt cơ bản ở thế giới lượng tử (spin) do đó có cùng thứ nguyên ML2
/T như hằng số
Planck h, và ta hiểu vì sao h /2π = ћ là đơn vị đo lường spin. 
14 trích phần Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX, 
trang 290 trong sách Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa, Vĩnh Sính, nxb Văn Nghệ (2001). Theo 
Yoshikawa Yasuhisa thuyết trình trong cuộc Hội thảo về giao lưu văn hóa giữa Pháp với bốn nước Viễn đông 
(Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam) tại Thư viện quốc gia François Mitterand (2004), người Nhật 
thời Minh Trị Thiên Hoàng vì ý thức được khoảng cách quá xa về tư duy khoa học của họ so với Âu châu nên 
mấy cuốn sách được họ chuyển ngữ trước tiên là của Jules Verne về khoa học viễn tưởng, rồi sau mãi mới đến 
khoa học nhân văn, triết lý, xã hội với Jean-Jacques Rousseau, Victor Hugo, Emile Zola… Sau hết các hằng số tương tác cơ bản : điện từ αem ≈1/137, tương tác mạnh αs ≈ 0.4 đều không 
thứ nguyên (dimensionless) hay M0
L
0
T
0
Spin: khám phá bởi Dirac là một đặc trưng của vật lý lượng tử khi hòa nhịp với thuyết tương 
đối hẹp. Spin miêu tả việc tự quay vòng của hạt vi mô cơ bản (như trái đất tự quay chung 
quanh trục bắc nam của nó, nhưng spin không phải hoàn toàn như thế mà tinh tế hơn). Những 
hạt cơ bản như electron, neutrino, quark có spin bằng h /4π = ћ/2 nghĩa là hạt phải quay hai 
vòng (tức 4π hay 720 độ) mới quay lại vị trí ban đầu, điều không tưởng trong cơ học cổ điển. 
Nhũng hạt có spin ћ/2 được gọi chung là fermion. Những hạt mà spin là một con số nguyên 
của ћ (như 0ћ, 1ћ, 2ћ) gọi là boson. Dĩ nhiên những gì vô hướng phải không quay và mang 
spin 0ћ. Những boson với spin 1ћ là: photon trong tương tác điện từ (điện động lực học 
lượng tử, quantum electrodynamics, QED), tám gluon trong tương tác mạnh (sắc động lực 
học lượng tử, quantum chromodynamics, QCD), và ba boson yếu W±
, Z trong tương tác yếu 
(điện-yếu động lực học lượng tử, quantum electroweakdynamics, QEWD). 
Trung hòa (neutral): không mang điện tích, sắc tích chi cả. Hoặc nếu là tập hợp của nhiều 
thành phần mang điện hay sắc tích thì chúng triệt tiêu nhau để trung bình tổng hợp vẫn trung 
hòa.
Trường (field) : Môi trường vật chất trong đó các lực (force) truyền đi tác dụng của chúng. 
Trường được mô tả bởi một hàm số F(x, t) tại mỗi điểm trong không gian x và thời gian t, 
phản ánh cường độ (intensity) và huớng (direction) của lực tại bất cứ một điểm không-thời 
gian (space-time) x, t nào đó. Trọng trường (mô tả lực hấp dẫn), điện từ trường (lực điện từ) 
là hai thí dụ khá quen thuộc. Ánh sáng chỉ là một dạng của điện từ do Maxwell suy tính ra và 
Hertz minh chứng bằng thực nghiệm. Photon là lượng tử của điện từ trường.
Tương đối hẹp (special relativity): đó là lý thuyết cơ học Einstein thay thế cho cơ học Newton 
cổ điển. Với Newton, không gian và thời gian là những hệ thống quy chiếu tuyệt đối, không 
chút liên quan với nhau. Theo trực giác thông thường bắt rễ từ cơ học cổ điển, nếu ta đuổi 
theo ánh sáng với vận tốc c của nó, ta sẽ thấy ánh sáng bất động, đó là phép cộng trừ vận tốc 
theo Galileo. Tuy nhiên theo thuyết điện từ Maxwell, ánh sáng luôn luôn chuyển động với 
vận tốc c cố định trong bất kỳ hệ thống quy chiếu nào (đứng yên hay di chuyển). Không ai 
có thể nắm chặt ánh sáng trong tay dù chạy theo nó nhanh đến mấy. Sự đối nghịch nói trên 
giữa cơ học cổ điển với điện từ được Einstein giải thích bằng thuyết tương đối hẹp, mà công 
thức E = mc
2
 là hậu quả kỳ diệu nhất. 
 Theo Einstein, không gian và thời gian chẳng còn là hai thực thể độc lập như con người 
thường cảm nhận thô thiển trong đời sống hàng ngày, chúng liên đới quyện sát nhau, thời gian 
thay đổi tùy theo vị trí trong không gian và vận tốc của người quan sát, ngược lại cũng vậy 
với không gian. Cụ thể là đối với người quan sát đứng yên, thời gian dãn nở ra và không gian 
co cụm lại trên một con tàu di chuyển. Ðồng hồ chỉ một giây trên con tàu, người đứng ngoài 
thấy hơn một giây! Ta không cảm thấy thế chỉ vì chúng ta, hoả tiễn, máy bay đều chuyển 
động với vận tốc quá nhỏ so với vận tốc c của ánh sáng. 
Tương đối rộng (general relativity): định luật hấp dẫn theo đó mọi vật hút nhau là do chúng 
nằm trong một không gian cong xoắn nên rơi vào nhau. Cấu trúc cong xoắn của Vũ trụ do vật 
chất tạo nên. Theo thuyết này, thời gian co cụm lại khi lực hấp dẫn giảm đi. Như vậy trên vệ
tinh nhân tạo, di chuyển nhanh chóng của GPS, thuyết tương đối hẹp và rộng ảnh hưởng đối 
chọi nhau đến nhịp độ tíc tắc của đồng hồ. Cái trước làm cho thời gian trôi chậm đi (vì vệ tinh 
di chuyển), cái sau khiến nó trôi nhanh hơn (vì trọng lực trên vệ tinh giảm đi), so với mặt đất. Vô Hướng (scalar): Trong toán hình học, một vài đối tượng nghiên cứu tiêu biểu là vô hướng 
(scalar), vec-tơ (vector), ten-sơ (tensor), spin-nơ (spinor). Vật dản dị nhất là vật vô hướng, sau 
đó là vec-tơ có ba thành phần trong không gian ba chiều (lực trong cơ học thường được diễn 
tả bằng vec-tơ). 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài Thảo luận tâm linh »Thời - Không là gì?

Bài báo »Thảo luận tâm linh »Thời - Không là gì?
Thời-Không là từ viết tắt của Thời gian và Không gian. Trong đời thường, chúng ta cảm nhận thời gian là một dòng chảy, trôi liên tục không ngừng nghỉ, từ quá khứ qua hiện tại rồi tới tương lai.Thời gian làm thay đổi sự vật, chẳng hạn một đứa trẻ sơ sinh, rồi một tháng tuổi, một năm tuổi, thời ấu thơ, thời thiếu niên, thời trưởng thành, thời trung niên, rồi thời tuổi già. Cũng chính đứa trẻ đó trong những thời điểm khác nhau, có thể chất và tâm lý khác nhau. Nhà vật lý học Isaac Newton khám phá ra lực hấp dẫn và cũng dựa trên khái niệm thời gian đó lập nên cơ học cổ điển, mô tả sự chuyển động của các thiên thể như mặt trời, mặt trăng, trái đất và các cố thể vật chất khác, lập nên các phương trình toán học, cho phép xác định một vật có khối lượng bao nhiêu, sẽ ở đâu vào thời điểm nào khi bị một lực có số đo bao nhiêu tác động. Từ đó có thể tiên đoán vào ngày tháng năm nào sẽ có xảy ra nhật thực, nguyệt thực hoặc xuất hiện các sao chổi mà con người đã từng gặp. Tóm lại vạn vật hiện hữu hay tồn tại trong không gian và biến đổi theo thời gian
Thế nhưng quan niệm về thời gian trôi xuôi một chiều bất biến như thế đã bị Einstein làm sụp đổ với thuyết tương đối. Einstein mô tả thời gian như là chiều kích thứ tư của không gian 4 chiều. Thời gian vật lý không phải trôi đều đều bất biến mà tùy thuộc vào vận tốc. Vận tốc càng nhanh thì thời gian càng chậm lại. Paul Langevin (1872-1946) nhà vật lý người Pháp, đã dựa vào lý thuyết của Einstein để sáng tác ra câu chuyện nghịch lý về một cặp song sinh (twin paradox). Nói nghịch lý là vì nó trái với nhận thức thông thường chứ không phải là không thể xảy ra. Hai anh em sinh đôi tất nhiên bằng tuổi nhau. Lúc 30 tuổi, người anh trở thành phi hành gia đi trên một phi thuyền không gian có tốc độ rất lớn, anh ta bay tới một hành tinh ngoài hệ mặt trời và trở về trái đất an toàn. Anh ta có đồng hồ rất chính xác, và có ghi nhật ký hẳn hòi. Thời gian đi và về chỉ có một năm thôi. Nhưng khi về tới địa cầu, mọi việc thay đổi rất nhiều, anh ta không còn nhận ra cảnh cũ. Xem lịch thì thấy trên trái đất đã qua 50 năm, người em song sinh nay đã là ông lão 80 tuổi, tóc bạc phơ. Trong khi đó anh ta mới 31 tuổi, vẫn còn trẻ, tóc chưa hề bạc. Tại sao lại có hiện tượng lạ lùng như thế ?
Chẳng những thời gian có thể co dãn mà không gian cũng vậy. Giả thuyết Big Bang ra đời nói rằng vũ trụ ban sơ có kích thước cực kỳ nhỏ, 10-33 cm, chỉ là một chất điểm mà nếu nhỏ hơn nữa thì sẽ biến mất không còn tồn tại, hoặc vô nghĩa. Cái hạt nhỏ đó bùng nổ thành vũ trụ mà chúng ta đang sống, và kích thước của không gian vũ trụ cứ nở lớn thêm mãi. Dù là cực lớn nhưng vũ trụ cũng có giới hạn. Nếu lấy vận tốc ánh sáng là 300.000km/giây để tính, từ lúc bùng nổ đến nay là 13,7 tỉ năm, thì vũ trụ là một khối cầu có bán kính là 13,7 tỉ quang niên. Mặt trời và thái dương hệ xuất hiện cách nay 5 tỉ năm, còn Trái đất của chúng ta ra đời cách nay 4,5 tỉ năm. Tổ tiên gần của loài người là Người đứng thẳng (Homo erectus) xuất hiện tại châu Phi 1.8 triệu năm trước. Người khôn ngoan ( Homo sapiens) bắt đầu xuất hiện tại Châu Phi cách nay 200.000 năm, họ là tổ tiên của người hiện đại, từ Châu Phi di cư ra các lục địa khác để hình thành nhân loại ngày nay. Đó là tóm tắt lịch sử vũ trụ và loài người trên địa cầu.
Đối với nghịch lý cặp song sinh, các nhà vật lý trả lời rằng vì phi thuyền bay quá nhanh nên thời gian trên phi thuyền đã trôi chậm lại, trong khi trên địa cầu thời gian vẫn trôi đều đều. Tóm lại thời gian không tồn tại độc lập, nó tùy thuộc tốc độ. Mà thời gian thay đổi thì không gian cũng vậy, cũng tùy thuộc vận tốc. Các tín hiệu tin học do dòng electron tải đi. Tốc độ của electron trong nguyên tử chỉ bằng khoảng từ 1/3 tới  1/2 tốc độ ánh sáng, nhưng tốc độ của electron tự do lan truyền trong dây dẫn hoặc tốc độ của sóng điện từ truyền đi trong không gian thì bằng tốc độ ánh sáng. Với tốc độ đó thì trên phạm vi địa cầu, khoảng cách không gian gần như bị triệt tiêu khiến ta không còn cảm nhận có khoảng cách không gian, kinh nghiệm này chúng ta dễ dàng có được trên internet. Chúng ta có thể thấy người đối thoại qua camera và nghe tiếng nói hoàn toàn giống như đang ngồi trước mặt, nghĩa là khoảng cách không gian không còn nữa.
Trong thế giới lượng tử, lại càng lạ lùng hơn nữa. Hiện tượng rối lượng tử (quantum  entanglement- xem bài Đức Phật A-Di-Đà là ai) chứng tỏ cả không gian, thời gian và số lượng đều không có thật. Cả 3 đại lượng này, nói chung cả thế giới vật chất đều là sản phẩm của tâm thức. Vật chất chỉ là vô thủy vô minh, bất khả tri. Big Bang chỉ tạo ra cấu trúc ảo của vật chất bằng những hạt ảo như quark, electron. Nhà triết học người Đức, Immanuel Kant gọi các vật ảo đó là vật tự thể (Das Ding an sich) bất khả tri. Nhà vật lý Heisenberg thì gọi đó là thế giới tiềm thể, có khả năng hiện hữu nhưng chưa hiện hữu, và chỉ hiện hữu trong tâm thức của người quan sát. Nhiều nhà vật lý nhận định rằng thế giới lượng tử không khác gì thần thoại, nhưng lượng tử quả thật đã tạo ra được ngành công nghệ thông tin rất phát triển hiện nay, và chúng ta có thể thực nghiệm thần thông giống như thần thoại, việc thấy và nghe xa hàng vạn dậm không còn là chuyện lạ, chúng ta có thể tiếp xúc với bạn bè, người thân bất cứ ở đâu, bất cứ giờ nào vì khoảng cách không gian trên địa cầu đã bị triệt tiêu trên internet khi chúng ta có thể chuyển thông tin đi với tốc độ ánh sáng. Thuyết nhập nhị nhân duyên của Phật giáo giải thích rằng chỉ khi cấu trúc ảo của vật chất do vô minh kiến lập đó, hình thành được lục căn, phát sinh được nhất niệm vô minh thì Tam giới mới thành lập. Dục giới là cõi vật chất có khối lượng, có hình tướng. Sắc giới là cõi trời hoặc cõi âm của các vong linh, không có khối lượng nhưng còn có hình tướng. Vô sắc giới là cõi chỉ còn ý thức, có thông tin nhưng không có hình tướng.
Thời gian không có thật, nên quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ là do tâm thức tưởng tượng ra. Vậy có điều gì chứng tỏ ? Nếu vị lai là cái chưa xảy ra thì tại sao lại có người hoặc vật biết trước được ? Ví dụ tại kỳ World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi, cả tỷ người trên thế giới đã chứng kiến chú bạch tuộc Paul đoán đúng kết quả của cả 8 trận đấu, tức 100% những gì mà người ta yêu cầu, trong đó 7 trận của đội tuyển Đức và trận chung kết giữa đội Tây Ban Nha và Hà Lan. Chẳng bao lâu sau, bạch tuộc Paul qua đời. Điều đó khiến chúng ta nghĩ rằng bạch tuộc Paul chính là một vị Bồ Tát hóa thân, biểu diễn thần thông cho mọi người thấy sự nhiệm mầu, rồi sau đó theo truyền thống Phật giáo, phải tịch diệt để mọi người không còn cơ hội tò mò về phép thần thông mà quên sự tu chứng kiến tánh thành Phật, chỉ tăng cường lòng tin mà thôi, cũng giống như Lục Tổ Huệ Năng, để lại nhục thân bất hoại để làm tin cho đời sau, chứ nếu không có thì người đời còn biết bám víu vào đâu để tin rằng Phật pháp nhiệm mầu.
Nhục thân bất hoại của Huệ Năng, Hám Sơn và Đơn Điền tại chùa Nam Hoa
Trong lịch sử có không ít trường hợp biết trước tương lai. Năm 435, vị sư người Thiên Trúc là Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) đến Quảng Châu lập chùa Pháp Tánh và dự đoán sau này sẽ có một vị Bồ Tát đến đây thọ cụ túc giới. Năm 502, quả có vị sư cũng người Thiên Trúc đến chùa  Pháp Tánh (sau đổi tên là chùa Quang Hiếu) mang theo một cây bồ đề để trồng, thọ cụ túc giới tại đây, đó là sư Trí Dược Tam Tạng, sau đó ông đến Tào Khê lập chùa Bảo Lâm và dự đoán 170 năm sau khi ông viên tịch, sẽ có một vị Đại Bồ Tát đến đây hoằng pháp. Quả thật, đến năm 677 Lục Tổ Huệ Năng đã đến trụ trì chùa này 37 năm, làm cho Thiền tông đại hưng thịnh.
Thời Chu Chiêu Vương cổ đại (995-977 Trước CN), xuất hiện thiên tượng lạ kỳ, có những tia sáng năm màu xoay vần trên sao Thái Vi. Đương thời quan thái sử Tô Do phụng tấu: “Nhất định sẽ có thánh nhân giáng sanh tại phương tây, nên mới xuất hiện điềm cảm ứng tốt lành trên trời như vậy. Một ngàn năm sau, giáo pháp của vị thánh nhân đó sẽ được truyền sang Trung Thổ”. Nghe như thế, Chu Chiêu Vương lập tức hạ lệnh khắc việc này trên đá, để làm bia truyền lâu dài về sau.
Đến thời Hán Minh Đế (28-75), trong niên hiệu Vĩnh Bình, vào một đêm nọ, vua mộng thấy một điềm lạ kỳ. Trong giấc mộng, ông thấy một vị thân vàng, cao hơn một trượng sáu, lưng phóng ánh sáng mặt trời mặt trăng, bay trên không trung, đến trước cung điện. Hôm sau, Hán Minh Đế hội tất cả quần thần để bàn đoán mộng đó, xem coi có ý nghĩa gì. Thái sử Phó Nghị bốc chiêm tinh rồi tấu trình: “Dựa vào bia của Chu Chiêu Vương, giấc mộng đêm hôm qua của Bệ Hạ, nếu tính theo thời gian, thì hiển nhiên có sự liên quan mật thiết. Hiện tại, Thần lại nghe rằng ở Tây Vực có Đức Phật. Bệ Hạ mộng thấy người vàng, thì nhất định đó là Đức Phật vậy”.
Như vậy, trước khi Đức Phật ra đời (năm 623 trước công nguyên) thì ở Trung Quốc, thời Chu Chiêu Vương, trước thời của Phật hơn 300 năm, có người đã đoán biết và dự đoán 1000 năm sau thì giáo pháp của bậc thánh nhân sẽ truyền đến Trung Hoa. Đạo Phật đã đến Trung Quốc vào thời Hán Minh Đế, do nhà vua sai một phái đoàn gồm 18 sứ giả, dẫn đầu là Đậu Cố, sang Tây Vực để tìm kiếm, trên đường đi, họ gặp hai nhà sư Thiên Trúc là Ca Diếp Ma Đằng (Kasyapa-Matanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa), bèn thỉnh về Lạc Dương, xây chùa Bạch Mã (năm 68CN)  cho hai ông trụ trì. Lúc đó là khoảng 1000 năm kể từ lúc Tô Do đưa ra dự đoán. Như vậy dự đoán của Tô Do quả là chính xác.
Khi Thích Ca Mâu Ni mới ra đời, đạo sĩ A Tư Đà (Asita) đã đoán biết hài nhi sau này sẽ xuất gia, tu hành, trở thành bậc Đại Giác Ngộ, tức là thành Phật, sẽ cứu độ cho chúng sinh nhưng ông cũng buồn cho mình là không kịp sống đến lúc Phật thành đạo. Các dự đoán của A Tư Đà đều chính xác.
Nhà thơ Hoàng Đình Kiên 黃廷堅 (1045-1105), tự Lỗ Trực 魯直, biệt hiệu Sơn Cốc đạo nhân 山谷道人,  sống vào đời Tống ở Trung Quốc là một trường hợp tái sinh biết trước vị lai. Ông là hậu thân của một cô gái chết còn trẻ tuổi, trước khi chết, cô gái niêm phong một rương tác phẩm văn chương thi phú của mình, cất chìa khóa không cho ai biết, kể cả bà mẹ. 26 năm sau, Hoàng Đình Kiên thi đậu tiến sĩ, nhân ngày sinh nhật của mình, ông làm tiệc thiết đãi mọi người. Trong lúc nghỉ trưa ông nằm mơ thấy đi đến một ngôi nhà trong cùng thành phố, gặp một bà lão, được mời ăn cơm. Khi tỉnh giấc, ông nhớ rõ con đường đi đến ngôi nhà trong mộng, bèn tìm đến, cũng gặp bà lão. Bà lão kể con gái bà đã chết 26 năm, hôm nay là đám giỗ, có để lại một cái rương khóa kỹ, mà không có giao chìa khóa cho bà nên bà không rõ trong đó đựng cái gì. Bỗng Hoàng Đình Kiên nhớ được chỗ cất chìa khóa và tìm thấy nó, mở rương ra thấy có các bài thơ văn, trong đó, thật kỳ lạ, có đúng y bài văn mà nhờ nó ông đậu tiến sĩ. Truyện về Huỳnh Đình Kiên chứng tỏ rằng tiền thân của ông là cô gái, trước lúc lâm chung đã tự tay khóa cái rương và cất chìa khóa mà không đưa cho mẹ, bà mẹ còn nhớ rõ con gái có nói rằng kiếp sau mình sẽ trở lại mở cái rương đó. Thực tế diễn ra đúng như vậy. Như thế tương lai đã được biết trước. Việc Huỳnh Đình Kiên thi đậu Tiến sĩ giống như đã được lập trình.
Như vậy quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ là tâm thức chứ không phải sự thật khách quan bên ngoài. Thời gian lâu hay mau chỉ là chủ quan, kể cả thời gian vật lý cũng là chủ quan gắn với một hệ qui chiếu. Một trong các danh hiệu của Phật là Như Lai, biểu thị rằng không có khứ lai, chẳng từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu. Các danh hiệu Như Lai, A-Di-Đà đều biểu thị rằng không có không gian, không có thời gian, không có số lượng.
Con người chế tạo phi thuyền không gian định đi đến những hành tinh xa xôi, đó quả thật là vọng tưởng, bởi vì dù có đạt tới vận tốc gần bằng ánh sáng, cũng không thể đến được những hành tinh cách xa hàng tỉ quang niên, chỉ quanh quẩn trong thái dương hệ đã là khó. Cái vọng tưởng là cho rằng vũ trụ là có thật, không gian, thời gian và số lượng là có thật. Trong khi đối với Phật, Bồ Tát, vũ trụ là duy thức, do đó chỉ một niệm là đến, khoảng cách không-thời-gian 13,7 tỉ quang niên chỉ là ảo tưởng. Tất cả thông tin, tất cả năng lượng đều nằm trong A-lại-da thức, khi làm chủ được nó, vận dụng được nó, thì đó là chánh biến tri, vô lượng quang, vô lượng thọ. Chẳng có không gian, chẳng có thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai gì hết, số lượng cũng không. Lịch sử vũ trụ, lịch sử địa cầu, lịch sử loài người đều chỉ là vọng tưởng do vô minh kiến lập. Tam giới cũng đều là không. Thế nhưng Bồ Tát phải dựa trên cái tâm vọng tưởng của chúng sinh để tiếp cận. Bồ Tát phải hóa thân ra nhiều hình tướng đồng loại với chúng sinh để tiếp cận và giáo hóa, giải trừ vô vàn nỗi khổ tưởng tượng (thế lưu bố tưởng), tuy là tưởng tượng nhưng chúng sinh tưởng là thật nên cảm thấy khổ hoặc đôi lúc cảm thấy vui sướng, cũng đều là vọng tưởng.
Duy thức học Phật giáo nói rằng vũ trụ chỉ là tâm thức, điều đó có nghĩa vũ trụ vạn vật chỉ là thông tin. Bởi vì thức là thông tin, biết cái ký hiệu, cái ý nghĩa của sự thật nhưng không phải biết cái thật vì sự thật hay chân lý là bất nhị, bất khả tri. Ví dụ ta biết về thế giới là nắm được một phần nào đó thông tin về thế giới chứ không phải cái thế giới thật. Cái biết của con người là nắm được thông tin. Thông tin chỉ phản ánh một phần nào đó của sự thật, chứ không bao giờ phản ánh được toàn bộ sự thật. Câu chuyện người mù sờ voi trong Kinh Niết Bàn là hiển bày ý nghĩa đó, tức là tất cả chúng ta chỉ là những người mù sờ voi, bất kể ta là ai, nhà khoa học, nhà thông thái hay giáo chủ, lãnh tụ chính trị. Không phải chỉ có thông tin tĩnh như văn bản, ảnh tĩnh, thông tin còn có dạng động như âm thanh, video, các loại chương trình, các tập tin ứng dụng (application) các loại games. Không phải chỉ có thông tin bằng ánh sáng và sóng qua mắt và tai, cảm giác về hương thơm hoặc thúi, vị giác ngọt mặn đắng cay, xúc giác trơn nhám sướng đau v.v…cũng đều là thông tin. Trong đời thường, thông tin còn điều khiển cả thời-không 4 chiều, chẳng hạn thông tin di truyền điều khiển cả quá trình phát triển của một sinh vật từ cái trứng thụ tinh đến trưởng thành, ngay cả năng lượng cũng là thông tin. Các bậc giác ngộ không phải biết sự thật mà hòa nhập với nó, ngộ mình, cái tôi chính là a-lại-da thức, là tam giới, là tâm bất nhị, là tâm như hư không vô sở hữu, trống rỗng, không có gì cả, mà cũng là tất cả. Khoa học hiện nay  chưa điều khiển nổi loại thông tin này, chỉ một số ít người có khả năng ngoại cảm hay công năng đặc dị, làm được chút ít. Kinh điển Thiên Chúa giáo cũng có đề cập chuyện này, trong một buổi giảng đạo bên hồ Galilea (phía bắc Israel hiện nay) có năm ngàn đàn ông tham dự, chưa kể đàn bà và trẻ con, họ đói, nhưng người thân cận của Chúa Jesus chỉ có 5 cái bánh và 2 con cá, Jesus đã bẻ bánh chia cho tất cả những người tham dự buổi giảng, tất cả hơn 10.000 người, đều được ăn no bụng. Truyện cổ dân gian cũng có nói tới cái niêu Thạch Sanh, cơm đựng trong đó lấy ăn bao nhiêu cũng không hết. Những câu chuyện này chứng tỏ năng lượng vật chất làm nên cơm bánh cũng chỉ là thông tin, người có thần thông điều khiển được thông tin loại này, có thể làm ra vật chất khiến người ta no bụng. Chính vì số lượng không có thật, mà hiện tượng rối lượng tử đã chứng minh, nên một cái bánh có thể được copy thành vô số cái bánh, một chén cơm được copy thành vô số chén cơm. Chúng ta cũng có thể làm được điều đó trên không gian ảo, một cái ảnh có thể được copy thành vô số cái ảnh. Thế giới đời thường cũng chỉ là huyễn ảo không khác chi thế giới vi tính, nên người có thần thông như Đức Phật hay Chúa Jesus hoàn toàn có khả năng biến một cái bánh thành vô số cái bánh. Nhiều người cho rằng những câu chuyện như trên chỉ là truyền thuyết hoang đường, ít ai biết rằng chúng cũng có cơ sở khoa học. Ngày nay các khoa học gia biết rằng chân không lượng tử
http://www.vphausa.org/vphavn/chuyenkhoa/PXY2.pdf có đặc tính kỳ lạ là, tuy chứa năng lượng cực tiểu nhưng lại vô hạn. Vô hạn tức là vô số lượng. Số lượng là không có thật nên năng lượng cũng không hạn chế, nếu biết cách, tức nắm được thông tin điều khiển thì không lo gì thiếu năng lượng.
Chúng ta luận đến đây thì có thể hiểu rằng tất cả mọi vấn đề của nhân loại và của chúng sinh đều là ảo tưởng, đều dựa trên cơ sở vô minh. Những vấn đề như thiếu lương thực, thiếu nước ngọt, thiếu năng lượng, thiếu tài nguyên, chiến tranh…; thiên tai như động đất, lụt, bão, núi lửa; vấn đề xã hội như bất công, áp bức, độc tài; vấn đề cá nhân như bát khổ : sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm sí thạnh khổ v.v…cũng đều là thức, là thế lưu bố tưởng không phải thật có. Thiếu năng lượng ư ? Vũ trụ có vô lượng vô biên năng lượng, Tâm cũng là năng lượng vô hạn mà ta không biết khái thác. Thiên tai ư ? Thiên tai cũng tuân theo luật nhân quả, thiên tai là quả đắng của nhân bất thiện, của ác niệm. Do cộng nghiệp bất thiện của chúng sinh là nhân của thiên tai. Động đất, núi lửa, bão tố dường như nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người nhưng thật ra không phải vậy. Theo Phật pháp, vạn pháp duy tâm, chính tâm hỗn loạn, bất an, hung hãn, bỏn sẻn, bất thiện là nguyên nhân sâu xa của thiên tai và nhân họa. Tâm an tịnh thì tạo ra một cõi giới thanh tịnh, như cõi Tây phương của Phật A-Di-Đà, đất đai bằng phẳng, đồng đều, vững chắc, không hề có núi lửa hay động đất, không có bão tố, quần áo, thực phẩm, nhà cửa đều có sẵn, không cần sản xuất, không cần có xe cộ, muốn đi đâu chỉ khởi niệm là đến.
Chúng ta không tin thế giới là Tâm, chúng ta chỉ lo tìm cầu giải quyết ở bên ngoài, nên chẳng giải quyết được triệt để bất cứ vấn đề gì. Nhân loại không phải thiếu lương thực, thực phẩm quần áo, nhà cửa, mà chỉ là không thể phân phối chúng cho tất cả mọi người. Thiên tai nhân họa không phải vô phương giải quyết, mà chỉ không thể giải quyết được vì tâm con người còn quá cố chấp, khăng khăng chấp ngã, chấp pháp, đầy những tâm niệm vị kỷ, lợi mình hại người. Chính cái tâm bất thiện đầy ác niệm như vậy tạo ra thiên tai nhân họa. Trong hạt nhân nguyên tử, các hạt quark bên trong hạt proton và hạt neutron luôn ở trong tình trạng bị giam hãm (confinement), tình trạng đó khiến vật chất bị qui định cứng nhắc, không thể chuyển biến dễ dàng từ vật chất thành năng lượng và ngược lại, hoặc biến đổi từ nguyên tố này thành nguyên tố khác. Tình trạng đó khiến cho cái gì cũng bị hạn chế, khiến sinh ra ảo tưởng rằng không gian, thời gian và số lượng là có thật, từ một cái bánh không thể copy thành vô số cái bánh, từ một cái nhà không thể copy thành vô số cái nhà, sản xuất vật phẩm trở thành khó khăn, thiếu vật tư, thiếu năng lượng, con người tự phát tính tranh giành, mạnh được yếu thua. Hiện tượng giam hãm của các hạt quark phản ánh tâm cố chấp của chúng sinh, sự cố chấp kiên cố tới mức không có chi phá vỡ được hiện tượng giam hãm. Trong máy gia tốc LHC (Large Hadron Collider), người ta gia tốc chùm tia proton để đạt tốc độ cực lớn, gần bằng tốc độ ánh sáng và cho chúng đi ngược chiều nhau, hy vọng sự va chạm đủ mạnh đế phá vỡ được hiện tượng giam hãm, giải phóng các hạt quark, nhưng chưa thành công, bởi lẽ muốn phá vỡ hiện tượng giam hãm, phải cần năng lượng vô hạn, mà khoa học kỹ thuật không thể cung cấp được năng lượng vô hạn, chỉ có tâm giải thoát mới làm được việc đó, hoặc dùng tâm như công năng đặc dị. Trương Bảo Thắng có lần làm được, anh ta đi xuyên qua tường của Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh năm 1982, nhưng về sau không còn làm được nữa, và bị rơi vào quên lãng.
Phật, Bồ Tát, không còn tâm cố chấp, không có chấp trước tưởng hay nói gọn là không có trước tưởng, nên không bị hiện tượng giam hãm (confinement) hạn chế, vì vậy có đủ 6 thần thông (thân như ý thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông, lậu tận thông). Với 6 phép thần thông này, Phật có thể tùy duyên biến hóa trong tam giới, chủ yếu là cứu độ chúng sinh, nhưng rất hiếm khi hiển bày thần thông vì e ngại nó sẽ mê hoặc chúng sinh, thế giới là huyễn ảo thì thần thông cũng chỉ là huyễn ảo. Một vài người do tu luyện từ kiếp trước, có được công năng đặc dị giống như thần thông, ví dụ như Trương Bảo Thắng, có thể đi xuyên qua tường không bị trở ngại, hoặc di chuyển vật thể xuyên qua vật thể khác, ví dụ lấy các viên thuốc từ trong lọ đóng kín ra ngoài mà không cần mở nắp. Nhưng anh ta tùy tiện hiển bày nhiều lần nên về sau mất hết công lực, không làm được nữa, bị rơi vào quên lãng.
Tóm lại, không gian, thời gian, số lượng không phải là những đại lượng tuyệt đối. Thế giới có bản chất là tâm thức, là thông tin. Quá khứ, hiện tại, vị lai cũng chỉ là tâm thức. Sống hay chết, thịnh hay suy cũng chỉ là tương đối. Người giác ngộ thì không bám víu quá khứ, không trụ hiện tại, cũng không trông chờ tương lai, không chấp ngã, không chấp pháp, vô sở cầu, vô sở đắc, không có điều chi phải lo sợ. Tất cả chỉ là hư giả, tạm thời. Tuy vậy, hành giả không nên có thái độ tiêu cực, bởi vì tuy hư giả, tạm thời, nhưng mọi sự vật đều có công dụng. Phát huy tốt nhất các công dụng có thể đem lại sự an lạc, tuy tạm thời nhưng cũng là vĩnh cửu. Chẳng hạn thế giới của máy vi tính là ảo, là giả, ai cũng biết, nhưng công dụng tạm thời của nó (khi ta chưa có thần thông) lại rất hữu ích, đóng góp rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta. Nhờ có nó mà bạn đọc được bài viết này, nghe và thấy Thầy Duy Lực thuyết pháp, dù bạn ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, chỉ cần mở máy vi tính hoặc điện thoại di động có hỗ trợ wifi hoặc 3G là bạn có thể tiếp xúc với Thiền của Thầy Duy Lực, giải thoát tâm trí ra khỏi các giới hạn thông thường, tiếp cận với cái vô hạn. Chúng tôi tin rằng Phật Thích Ca vẫn còn đang thuyết pháp ở đâu đó trong Tam giới và chúng ta có thể gặp được Đức Phật bằng xương bằng thịt, đang sống, và cả vô lượng vô biên nhân vật mà chúng ta quý mến, vẫn đang sống. Bởi vì vạn pháp duy thức, không gian, thời gian là không có thật, nên chẳng có sự kiện gì thật sự là quá khứ, là vị lai cả. Chúng ta không thấy, không nghe, không gặp, vì ta tự che khuất, tự bịt mắt (huệ nhãn) của mình, tự giới hạn mình đó thôi, chứ tất cả đều đang là. Chúng sinh đang là Phật, đang chịu khổ luân hồi sanh tử, đang nghèo đói thiếu ăn, đang bệnh tật hoặc gặp vấn đề nan giải, chỉ vì tự hạn chế, chấp ngã, chấp pháp, sao không buông bỏ để được tự do, tự tại ? chết cũng không đáng sợ, bởi vì sanh tử cũng chỉ là giả tạm.
Nguồn: http://duylucthien.wordpress.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu họ có văn hóa thì tôi sẽ theo

HH – Nếu xét về mặt ngôn ngữ thì cái tiêu đề trên không được chuẩn lắm. Vì ai mà chẳng có văn hóa. Ví dụ bọn lưu manh côn đồ cũng có văn hóa riêng của bọn chúng, tạm gọi là “văn hóa lưu manh”, hoặc chúng ta cũng có thể tùy từng ngữ cảnh mà sử dụng các cụm từ  như “văn hóa lúa nước” hay “văn hóa phương Tây”, “văn hóa ..v.v…
Bên dòng suối Yến
Nhưng với cách nói theo khẩu ngữ của người Việt hiện nay thì người ta gọi những người “có văn hóa” là những người có giáo dục tử tế, có nhân cách cao, là sự văn minh trong đối nhân xử thế, biết mình biết người, không tham lam, không độc ác, ưa chuộng sự công bằng, dân chủ…, nghĩa là có văn hóa theo các tiêu chuẩn văn minh nhất của loài người.
Tôi viết những dòng này vì hôm nay đọc được thông tin về Báo cáo chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đạị hội thứ 18 của họ do bác Dương Danh Dy cung cấp khi bác được BBC phỏng vấn (*), rằng : “…Cùng với việc tập trung sức xây dựng quân đội, họ (tức là Trung Quốc – HH) không coi nhẹ “tăng cường thực lực và sức cạnh tranh tổng thể của văn hoá” , “xây dựng cường quốc văn hoá” …
Vấn đề là “văn hóa” theo kiểu gì? Nếu là một “cường quốc văn hóa” theo các tiêu chuẩn văn minh của thế giới hiện nay chứ không phải một thứ văn hóa lưu manh côn đồ, văn hóa bành trướng bá quyền chuyên bắt nạt kẻ yếu thì ảnh hưởng của Trung Quốc đối với toàn thế giới, chưa nói gì đến các nước lân cận của họ, chắc chắn sẽ mạnh hơn gấp trăm ngàn lần so với việc họ trở thành một cường quốc quân sự mà vẫn là một cường quốc không thể nói là có văn hóa (theo khẩu ngữ của người Việt) như hiện nay. Một cường quốc vô văn hóa theo nghĩa đó thì sẽ không bao giờ có thể khuất phục được những Con Người  (vẫn coi mình là Người thực sự) trên thế giới này dù cường quốc ấy có vũ khí nguyên tử, vì họ không muốn cuối cùng cũng sẽ chết, hoặc sống như chết, như những tên nô lệ dưới ách cai trị bạo tàn của thế lực vô văn hóa đó nên chỉ còn cách chống lại, dù có chết thì thà chết cho xứng đáng hơn. Mà lịch sử đã chứng minh nếu buộc phải chống lại các cường quốc vô văn hóa ấy để tồn tại như những Con Người thì cuối cùng bao giờ phần thắng cũng thuộc về phần văn minh hơn của thế giới.(**)
Nhưng nếu Trung Quốc thực sự thay đổi, là cường quốc văn hóa thực sự theo đúng nghĩa của nó thì thiết nghĩ chúng ta chẳng sợ gì mà không tiếp nhận ảnh hưởng của nó một cách tâm phục khẩu phục.
Nhưng đúng là khó mà tin rằng thế hệ lãnh đạo đang tới của Trung Quốc “có văn hóa” hơn những kẻ mà họ kế nhiệm.
Nếu thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc xây dựng được Trung Quốc thành một cường quốc văn hóa theo nghĩa ấy thì rất có thể lúc ấy tôi sẽ nằm trong số những người theo Trung Quốc đầu tiên. Và tôi cũng tin rằng nếu Trung Quốc là một nước như vậy thì các đại gia ở Việt Nam sẽ gửi con em họ đi  Trung Quốc du học chứ không phải đi Mỹ, Úc, Anh Quốc hay Hà Lan như hiện nay. Một thực tế hiện nay là rất nhiều gia đình khoe con em họ đã có công việc ở Úc, Pháp hay Mỹ hoặc đã có quy chế PR (quy chế định cư lâu dài) hay được cấp hộ chiếu của các nước này. Và nếu Trung Quốc mà cũng là một cường quốc văn hóa như  các nước ấy thì tôi tin nhiều sinh viên Việt Nam đang mơ có được tấm hộ chiếu của Úc bây giờ cũng sẽ mơ có được điều ấy từ Trung Quốc.
Có thể tôi sẽ bị “ném đá” khi phát ngôn như trên.
Nhưng có một thực tế phải thừa nhận là chúng ta đang sống trong một thế giới mà các đường biên về địa lý đang có xu hướng bị thay bằng các đường biên của văn hóa và sự văn minh. Và không gian của những thứ văn hóa không có nhân tính, những chủ nghĩa quái thai, lạc hậu đang bị thu hẹp lại trước khi không tránh khỏi phải nhường chỗ cho những gì tốt tươi và lành mạnh. Và chính người Việt Nam cũng nói “Đất lành thì chim đậu” (***). Tất nhiên, nếu đã sinh ra và lớn lên trên đất nước có tên là Việt Nam này, tôi tin rất nhiều người, cũng như tôi luôn ao ước quê hương đất nước mình thực sự là Đất Lành,  và mong được đóng góp công sức của mình để xây dựng nơi ấy nếu không phải là cường quốc thì cũng là nơi có văn hóa thực sự, nơi người ta thương yêu nhau và cư xử với nhau như những con người…, để không ai phải ao ước có được một tấm hộ chiếu của bất kỳ nơi nào khác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông:


Lật tẩy chiêu độc Trung Quốc dùng văn hóa xâm phạm chủ quyền Việt Nam(*)

(*)  mới đây. Bài báo chỉ ra những thủ đoạn tuyên truyền trắng trợn đầy dụng ý nham hiểm của  nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng vẫn còn thiếu một vụ việc nghiêm trong khi họ cho in hình "lưởi bò" trên hộ chiếu Trung Quốc hồi năm ngoái (ảnh dưới). Và tấm hộ chiếu này đã bị VN, Philipine và nhiều nước khác tẩy chay.


(Soha.vn) - Thời gian gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần cố tình xuyên tạc sự thật về lãnh thổ nước ta thông qua các ấn phẩm văn hóa. 

Trắng trợn thay đổi lãnh thổ của Việt Nam trên các loại bản đồ
Trung Quốc ngày càng bộc lộ tham vọng độc chiếm biển Đông một cách trắng trợn khi liên tiếp cho phát hành bản đồ dưới nhiều hình thức, trong đó thâu tóm trái phép gần như toàn bộ biển Đông.
Tháng 4/2013, Trung Quốc phát hành mẫu bản đồ mới nhất, vô lý “quy hoạch” 80% diện tích biển Đông, trong đó có những vùng lãnh hải của Việt Nam, thành của mình.
Trước động thái này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thanh Nghị đã khẳng định: “Việc Trung Quốc lưu hành bản đồ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; không phù hợp với tinh thần DOC, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông. Bản đồ và quy hoạch trên là hoàn toàn vô giá trị”.
Ngang ngược in sách kỷ niệm 1 năm thành phố phi pháp "Tam Sa"
Bất chấp mọi dư luận phản đối, Trung Quốc tiếp tục lấn tới khi Nhà xuất bản Nhân dân (Trung Quốc) phát hành cuốn sách khoe khoang về “lịch sử, nguồn tài nguyên và vai trò quốc phòng" của cái gọi là thành phố Tam Sa – đơn vị hành chính mà Trung Quốc thành lập trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa Xã còn lớn tiếng giải thích rằng động thái này đánh dấu 1 năm ngày Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa”, xây dựng nhiều công trình trường học, bệnh viện, phớt lờ sự thật về lịch sử và địa lý, tự cho mình quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Vô lý in hình Hoàng Sa của Việt Nam trên tem Trung Quốc
 
Đầu tháng 6/2013, nhân kỉ niệm ngày du lịch quốc gia, Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông “Mỹ lệ Trung Quốc” (Trung Quốc xinh đẹp), bao gồm 6 mẫu, nhằm giới thiệu một số danh thắng của nước này. Điều đáng nói ở đây là bên cạnh những mẫu tem in hình thắng cảnh của mình, nước này đã ngang nhiên đưa vào đó cả hình ảnh biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Mẫu tem này có giá 1,2 nhân dân tệ và được đặt tên là “Tam Sa thất liên dữ” (tạm dịch: Nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa). Song, trên thực tế, các đảo nhỏ này thuộc nhóm đảo An Vĩnh, nằm ở phía Đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
 

 
Mẫu tem "nhận xằng" lãnh thổ Hoàng Sa của Việt Nam vào Trung Quốc. Thậm chí, kèm với bộ tem, Trung Quốc còn cho phát hành một phong bì ngày đầu tiên (FDC) và một bưu ảnh có in hình của nhóm đảo thuộc chủ quyền Việt Nam này.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc vô lý “nhận vơ” chủ quyền của Việt Nam vào bộ tem của mình. Hình ảnh quần đảo Hoàng Sa đã từng được sử dụng trái phép trên một mẫu thuộc bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc” được phát hành năm 2004.


Thâm độc ‘tuồn’ đèn lồng in chữ Tam Sa vào Việt Nam
Cũng nhằm âm mưu xuyên tạc, bóp méo dư luận về vấn đề chủ quyền, Trung Quốc đã “tuồn” những chiếc đèn lồng in chữ Tam Sa và Nam Sa (bằng tiếng Hoa) vào thị trường đèn lồng Tết của Việt Nam.
Những người dân tại Chí Linh (Hải Dương) cho biết họ đã mua những chiếc đèn lồng này với giá từ 75 – 150.000 đồng mà không hề hay biết các chữ Trung Quốc in trên đó có nghĩa gì.
May mắn là các cơ quan chức năng của Việt Nam đã kịp thời lật tẩy âm mưu tinh vi, thâm độc này và thông tin tới người tiêu dùng, ngay lập tức gỡ bỏ “công cụ” tuyên truyền phi pháp của Trung Quốc ẩn dưới danh nghĩa kinh doanh này. Tại Hải Phòng, người dân đã có sáng kiến dán cờ đỏ sao vàng lên đèn để trang trí.


Lợi dụng cẩm nang du lịch để xuyên tạc sự thật
Tháng 5/2013, 98 cuốn cẩm nang du lịch có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị thu giữ tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Lí do là trên bản đồ Việt Nam được in kèm với cuốn cẩm nang này hoàn toàn không xuất hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 

 
Cẩm nang du lịch của Trung Quốc cố tình xuyên tạc sự thật khi in bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa. Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc Xu Feiling, người đã mang theo những ấn phẩm này vào Việt Nam, khai rằng, ông đã được công ty du lịch của mình tại Quảng Đông (Trung Quốc) cấp để hướng dẫn cho khách tham quan tại Đà Nẵng.
Ông Xu đã được cho phép tiếp tục đưa khách đi tham qua, song số ấn phẩm này đã bị thu giữ, phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, Cảng biển quốc tế Đà Nẵng cũng phát hiện và thu giữ các ấn phẩm của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang