Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Bài của nhóm Sông Lục:




HỌC LÀM NGƯỜI
Truyện ngắn; Phạm Thuận Thành

  Hắn có hat-trich tiền án, kẻ văng mạng, kẻ bất cần đời. Ngày hắn ngủ để tối đi lần sờ hàng xóm kiếm ăn. Con ngan con gà, cái gáo cái chậu, thượng vàng hạ cám gì hắn cũng vơ. Hắn còn phải nuôi cô vợ ốm yếu và hai đứa con nhỏ. Hắn tuyên bố xanh rờn: Thằng này thích ở tù hơn ở nhà. Ở tù không bao giờ bị đứt bữa. ở tù được bình đẳng không có những con mắt nghi kị xa lánh của người làng. Chả ai thèm dây với hắn. Dây với hắn sẽ bị hắn lân la làm quen rồi mượn đồ hoặc để ý ăn trộm. Mà cho hắn mượn đồ là đi đứt luôn, vì hắn sẽ chuyển đồ dùng thành mỳ tôm cất vào bụng đừng hòng đòi lại. Chửi sợ hắn thù, hắn ném gạch vào nhà, hắn rình rập trộm cắp. Bắt được hắn cũng chả để làm gì. Đưa hắn lên công an xã chỉ tổ rách việc. Mất công lập văn bản, mất công giáo dục rồi thả. Giữ hắn thì mất oan bữa ăn. Trộm vặt, hoặc trộm vặt chưa thành làm gì đáng tội để truy tố ra toà. Lại còn tai tiếng địa phương, lại còn thành tích cảm hoá người lầm lỗi. Hắn cứ sống nhơn nhơn như thế trong sự căm ghét của người làng, trong sự mong muốn có ai đó bạo tay trừng trị hắn.
Đương lúc hắn tự tung tự tác vậy thì tôi thuê được nhà mở cửa hàng sách ngay đối diện nhà hắn. Lập tức bị hắn nắn gân: nào xin nước uống, nào xin nước ăn, nào nấu mỳ tôm nhờ, nào mượn rổ rá...Hắn tỏ thái độ ngọt nhạt, thứ ngọt nhạt tiềm ẩn đầy nguy cơ. Tôi cũng phải ngọt nhạt đáp lại mua láng giềng gần. Không muốn dây nhưng hắn vẫn cứ dây. Vì thực sự hắn chẳng có khả năng dây với ai ở làng này cả. Thành thử lúc nào tôi cũng phải căng sợi dây đàn để trông chừng hắn. Khi đã thân thân hắn khoe tên khai sinh là Văn Văn Sách. Họ Văn tên Sách nên hắn kính trọng tôi vì là chủ cả một nhà sách. Hắn còn đùa, bảo nếu coi hắn như một cuốn sách thì tôi cũng là chủ của hắn luôn. Hắn cũng biết sách chứa nhiều điều hay, đáng tiếc cuốn sách hắn được xã hội viết nên những dòng khó đọc quá. Tôi chợt nảy ra ý định khuyên hắn đọc sách, biết đâu mỗi ngày tích một ít điều hay của thiên kinh vạn quyển thì cuốn sách hắn trở thành cuốn sách hay sách quý thì sao. Hắn hỏi chẻ hoe:
 -  Bác có dám cho em mượn sách không? Em báo trước, em mượn là em sẽ nhóm bếp đấy. Bác trông, nhà em làm gì có cóc khô gì để đun.
   -  Cái đun thì phải kiếm chứ. Quét lá, dẫy cỏ. Gốc rạ đầy đồng đấy. Sao lại xé sách. Đây chú cứ mang về mà đọc đi, anh không cần chú phải ký mượn. Nói thật, chú ham đọc thì anh mừng. Ham đọc sẽ yêu sách quý sách. Chú trả anh lại cho mượn quyển khác. Chú không trả thì anh mất một quyển sách , đáng gì. Nếu mất, anh tiếc là mất niềm tin và lớn hơn là mất cơ hội làm người bình thường của chú thôi.
   - Bác nói cứ hay như đài. Ừ thì em mượn, quyển mong mỏng thôi, có xé đỡ thiệt cho bác.
      Ngày nào hắn cũng đổi sách, kể cả sách mượn rồi hắn vẫn vô tư mượn lại. Kèm lời trấn an Bác đừng lo, em đã xé là xé cả quyển chứ không thèm trò mèo, xé một hai tờ đâu. Tất nhiên tôi phải tự kiểm tra, nếu hắn xé là biết ngay. Từ ngày trở thành người ham sách hắn bắt đầu ra giọng quát con học bài. Ở bên này nghe rõ hắn nói với con: Bố mày nên người nhờ đọc sách. Mà đọc được sách là nhờ đi học. Mày phải học thật giỏi để nay mai đọc được sách đấy nhớ. Cũng từ ngày hắn ham sách, hàng xóm ít thấy than phiền mất gà mất chậu.

 Một thời gian sau hắn nói với tôi:
   - Bác tưởng em mượn sách của bác để đọc thật à. Hơi đâu mà đọc. Chẳng qua em muốn học làm người thì em phải mượn sách và tập yêu quý sách mà thôi. Cũng để con em chăm học. Còn xóm giềng thì nhìn em khác đi. Bác hiểu chưa.
                                                                                   PTT



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lâu lắm mới lại thấy ruồi:



Nhìn tranh: Bỏ qua những thù hận do Trời định để Đoàn kết !
Sắp tới những đêm cuối tháng 4, ra các QUẢNG TRƯỜNG 13/3; 14/4; 26/4; 30/4; 1/5...xem bắn pháo bông mà lòng dạ mỗi người mỗi khác. Chắc chắn dòng tộc NGUYỄN KHOA không phải tất cả đồng thanh hò reo, đồng thanh hô "NHIỆT LIỆT" 3 lần!!!

Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn IV và vùng IV chiến thuật (thuộc quân đội Việt Nam cộng hoà) đã tuẫn tiết rạng sáng 1/5/1975, khi nghe tin Tổng thống Dương Văn Minh lệnh cho binh sĩ hạ vũ khí.
Tướng Nam là em ruột ông Nguyễn Khoa Văn tức nhà văn Hải Triều; là chú ruột Ô Nguyễn Khoa Điềm nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban tư tưởng văn hoá TƯ, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin.
"Với Mỹ ta đã gác quá khứ để hợp tác; cùng một dân tộc, một tổ quốc hà cớ gì không thể hoà hợp đoàn kết với nhau để xây dựng tương lai..."
" Có hàng triệu người vui thì cũng có hàng triệu người buồn..."
Trong những ngày 30/4 này, hoàn cảnh như nhà Ô Điềm tâm trạng mỗi người trong gia đình sẽ ra sao ? Có cách nào xoa dịu, giảm bớt được nỗi đau như thế này không?
(Ảnh: Trâu-sói- hổ-gà-lợn-hươu-nai; Không cắn nhau nữa, để tập trung vào sinh ra TIỀN mà sống, nếu muốn làm Du lịch, ở Bát Tràng!)


Hình ảnh: Nhìn tranh: Bỏ qua những thù hận do Trời định để Đoàn kết !
Sắp tới những đêm cuối tháng 4, ra các QUẢNG TRƯỜNG 13/3; 14/4; 26/4; 30/4; 1/5...xem bắn pháo bông mà lòng dạ mỗi người mỗi khác. Chắc chắn dòng tộc NGUYỄN KHOA không phải tất cả đồng thanh hò reo, đồng thanh hô "NHIỆT LIỆT" 3 lần!!!

Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn IV và vùng IV chiến thuật (thuộc quân đội Việt Nam cộng hoà) đã tuẫn tiết rạng sáng 1/5/1975, khi nghe tin Tổng thống Dương Văn Minh lệnh cho binh sĩ hạ vũ khí.
Tướng Nam là em ruột ông Nguyễn Khoa Văn tức nhà văn Hải Triều; là chú ruột Ô Nguyễn Khoa Điềm nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban tư tưởng văn hoá TƯ, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin.
"Với Mỹ ta đã gác quá khứ để hợp tác; cùng một dân tộc, một tổ quốc hà cớ gì không thể hoà hợp đoàn kết với nhau để xây dựng tương lai..."
" Có hàng triệu người vui thì cũng có hàng triệu người buồn..." 
Trong những ngày 30/4 này, hoàn cảnh như nhà Ô Điềm tâm trạng mỗi người trong gia đình sẽ ra sao ? Có cách nào xoa dịu, giảm bớt được nỗi đau như thế này không?
(Ảnh: Trâu-sói- hổ-gà-lợn-hươu-nai; Không cắn nhau nữa, để tập trung vào sinh ra TIỀN mà sống, nếu muốn làm Du lịch, ở Bát Tràng!)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

XA HOI BA ĐAO:



'Sự kiện chấn động của các nhà báo Việt Nam'

Nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Giáo dục Truyền thông Cộng đồng trả lời phỏng vấn về việc Bộ Công an đề xuất sửa đổi Điều 7 Luật Báo chí. 
Luật sư, người bạn pháp lý đồng hành cùng bạn.
Điều 7 Luật báo chí quy định: "Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng VKSND hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”. 
Nhà báo Mai Phan Lợi.
Giả sử điều 7 Luật Báo chí được Quốc hội thông qua, thưa ông, việc thêm cụm từ 'thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp' vào so với Điều 7 hiện nay thì giá trị pháp lý và sự kiện thực tế sẽ khác gì nhau?

Nếu giả thuyết bạn nêu thành hiện thực thì sẽ thêm hàng ngàn người được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo chí và nó sẽ thành một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc.
Bởi vì chỉ với tổ chức hiện có của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân đã rất đông, chia thành 3 cấp chính: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có nhiều Cục; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có nhiều Phòng và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có nhiều Đội. Tương ứng với tổ chức của Cảnh sát điều tra còn có hệ thống thuộc Cơ quan An ninh điều tra, dù quy mô nhỏ hơn nhưng cũng trải rộng trên toàn quốc.
Cạnh đó là lực lượng điều tra của quân đội, của kiểm lâm, cảnh sát biển, hải quan…
Trong khi đó ngoài ông thủ trưởng cơ quan điều tra còn có khoảng 4-5 ông phó thủ trưởng cơ quan điều tra được ủy quyền thường xuyên của thủ trưởng.
Thêm nữa, đặc thù cơ quan điều tra ở Việt Nam lại có hình thức tổ chức thuộc khối hành pháp (như cơ quan điều tra của công an thuộc Bộ Công an), lệ thuộc về nhân sự, bộ máy, lương thưởng… nên về nguyên tắc ông thủ trưởng cơ quan điều tra còn phải báo cáo với cáo thủ trưởng cơ quan hành chính quản lý mình.
Như vậy cả về thực tế và pháp lý, nhà báo và cơ quan sẽ phải phục vụ nhiều loại đối tượng hơn rất nhiều so với hai đối tượng (viện trưởng VKS và chánh án tòa cấp tỉnh) quy định tại điều 7 Luật Báo chí.
Thực tế đã có nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù, dằn mặt đẫm máu xảy ra rồi, nên không phải tự nhiên có quy định cho báo chí giấu nguồn tin mà mục tiêu là nhằm bảo vệ họ. Quy định thêm như trên thì khả năng tên tuổi và những thông tin của người tố cáo gửi gắm ở báo chí bị lộ lọt sẽ xảy ra nhiều hơn.
Bí mật nguồn tin và việc bảo vệ chúng, theo ông, có vai trò như thế nào trong hoạt động của cơ quan báo chí và nhà báo?
Qua việc tổ chức hội thảo về chủ đề này vào giữa tháng 10 năm ngoái tại Hà Nội có sự tham dự của rất đông các nhà báo, Hội Nhà báo, Bộ Thông tin & Truyền thông, giới luật gia và cả lực lượng công an, chúng tôi thấy rằng bảo vệ nguồn tin là quy định pháp lý và cả đạo đức nghề nghiệp của mọi nền báo chí trên thế giới mà Việt Nam đã tiếp thu cả vào trong luật và quy định đạo đức nghề nghiệp của Hội Nhà báo.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu với hơn 100 nhà báo điều tra ở 12 tỉnh của chúng tôi tiến hành năm ngoái cho thấy, người tố cáo vẫn còn rất tin cậy kênh thông tin báo chí. Cùng thời điểm, kết quả nghiên cứu của Thanh tra Chính phủ với Ngân hàng Thế giới cho thấy có một tỷ lệ cao các thành phần khác trong xã hội cho rằng báo chí đi trước cơ quan pháp luật trong phanh phui hành vi tham nhũng.
Từ đó thấy rằng, đối với người tố cáo thì báo chí hiện là một trong những lựa chọn tốt nhất của họ khi muốn đưa ra ánh sáng một hành vi xấu. Tại hội thảo năm ngoái, nhiều nhà báo có kinh nghiệm còn nói nguồn tin là yếu tố “sống còn” của báo chí, “bán” nguồn tin thì không ai dám cộng tác với báo chí nữa.
Năm 2012 khi dự thảo Luật phòng chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến, cũng có quy định “cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”. Việc này và đề xuất của Bộ Công an hiện nay có giống và khác gì nhau về bản chất pháp lý?
Về bản chất thì tương tự nhau. Nhưng nếu đưa thêm vào Điều 7 Luật Báo chí hiện hành thì phạm vi lại hẹp hơn, bởi quyền này chỉ thực hiện khi điều tra tội phạm nghiêm trọng, tức là loại tội danh có hình phạt từ 7 năm trở lên. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở chỗ khi đã xác định có 1 hành vi có dấu hiệu tội phạm đến nghiêm trọng trở lên thì có nghĩa rằng một vụ án đã được khởi tố, và lúc ấy vai trò Viện kiểm sát đã được thể hiện ở việc phê chuẩn quyết định khởi tố ấy.
Vì thế có lẽ chẳng cần sửa Điều 7 làm gì vì nếu cần thiết ông viện trưởng Viện Kiểm sát vẫn có thể sử dụng quyền hạn đang dược quy định của Luật Báo chí để yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin.
Nhưng nếu không sửa nhiều ở điều 7 như dự thảo Luật PCTN trước đây thì lại quá rộng, có thể tiến hành ngay giai đoạn trinh sát, và hành vi tùy tiện rất có thể xảy ra…
Ông có thể cho biết mô hình bảo vệ nguồn tin của báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, nơi ông công tác hoặc mô hình bảo vệ nguồn tin báo chí mà ông từng nghiên cứu, từng biết hay không?
Ngoài việc thực thi đúng quy định tại Điều 7 Luật Báo chí và Quy chế xác định nguồn tin của Bộ Thông tin & Truyền thông, Báo Pháp luật TP HCM còn có Bản Quy chuẩn ứng xử của những người làm báo Pháp luật TP HCM. Bản quy chuẩn này đề cập tới nhiều hành vi ứng xử của người làm báo, nhưng đặc biệt nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ nguồn tin, ngay cả với đồng nghiệp trong cơ quan, nếu việc tiết lộ nguy hiểm cho người cung cấp thông tin. Ngoài ra là tờ báo pháp luật nên các thông tin liên quan đến vấn đề này đều được ưu tiên.
Trong quá trình nghiên cứu về báo chí địa phương phòng chống tham nhũng, chúng tôi cũng gặp nhiều mô hình tốt chấp hành Luật Báo chí và quy định về đạo đức nghề nghiệp của Hội Nhà báo Việt Nam. Trong các phản ánh của nhà báo ở địa phương thì đối tượng can thiệp trái thẩm quyền chủ yếu là công an địa phương, và đều ở yêu cầu báo chí cung khai nguồn tin.
Hiện nay chúng ta có thêm Luật Tố cáo và có đã văn bản hướng dẫn về bảo vệ người tố cáo nên tôi nghĩ vấn đề rất cần là truyền thông mạnh mẽ về chủ đề này và phát huy nó trên thực tế.
Cách đây mấy năm, Bộ Công an đề xuất Quốc hội thông qua điều luật xem các tài liệu trinh sát của cơ quan điều tra, trong đó có việc băng ghi âm nghe lén điện thoại là chứng cứ trong vụ án hình sự. Theo ông, điều này có sự giống hay khác nhau với đề xuất của Bộ Công an đối với Điều 7 Luật báo chí hiện nay hay không?
Các tài liệu trinh sát mà Bộ Công an đề xuất so với tài liệu báo chí sử dụng là không giống nhau, ít nhất là chủ thể thu thập thông tin. Công an áp dụng các biện pháp trinh sát để xác định dấu hiệu nghi vấn phạm tội, muốn xử lý họ sẽ tiến hành quy trình tố tụng và các thông tin họ sử dụng sẽ rất hệ trọng bởi lý do rất đơn giản là kết quả làm việc của họ sẽ là các quyết định tố tụng. Các quyết định này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền, tài sản và thậm chí sinh mệnh người dân.
Còn tài liệu báo chí thu thập là phục vụ các đối tượng công khai, kết quả làm việc của nhà báo chỉ là các bài báo và bài báo thì không phải là quyết định tố tụng nên mức độ ảnh hưởng ít hơn.
Do đó tại điều 100 Bộ luật mới có quy định “tin báo tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng” là căn cứ khởi tố vụ án, nghĩa là cơ quan tố tụng lại phải điều tra xác minh lần nữa.
Xin cám ơn ông. 
 Hiến pháp nước ngoài quy định: "Không phóng viên hợp pháp nào buộc phải tiết lộ thông tin theo yêu cầu của Chính phủ hay bị bỏ tù vì từ chối không tiết lộ thông tin có được trong quá trình điều tra tác nghiệp”.(Đọc toàn bài tại đây).
> Những mô hình và tổ chức bảo vệ nhà báo tối ưu trên thế giới
  

Việt Dũng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ Hai cu:



RIỆU VÀ EM
(Khi chén riệu khi cuộc cờ)
Khi nheo nheo mắt ngắm bờ môi xinh!
 — với Kiencon Nguyen và Thịnh Mèo.
RIỆU VÀ EM
(Khi chén riệu khi cuộc cờ)
Khi nheo nheo mắt ngắm bờ môi xinh!


















Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƠ DỰ THI “ MẤY VẦN LỤC BÁT, SAU VỀ LỤC NIÊU” CỦA ANH:



( Trụ sở mới của báo đảng bạn )



Cái buồn đi kiếm thằng vui
thằng Vui không nói chỉ cười nhe răng
Thời suy giảm
đạo lang băm
Gọi nó bằng cụ
Gọi thằng bằng ông!
Người ngay chịu phận chổng mông
Đưa queo vênh vác nên ông nên bà
Nhiễm vào điệu nhạc
Khúc ca
Những đầu bí đỏ xem ra hợp thời..

Cái buồn đi kiếm thằng Vui..
Thằng Vui dở khóc?
dở cười?
...nhe răng!




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Nhà nhà làm thơ - Người người làm thợ:



Ai từng chơi trò này nhỉ?
******************
BONG BÓNG XÀ PHÒNG

Miệng phồng thẽm thọt bòng bong
mái đầu sài đẹn
môi cong cỡn
ngồi

Lờ mờ tối
đứa mồ côi
thổi bong bóng
thổi to rồi lại bay

Xà phòng sực nức hương mây
sắc loang sặc sỡ mỏng đầy mái che

Em cười
khanh khách
te toe

Lịm dần…
ngơ ngẩn như về với mơ

Bay… bay…
qua kệ bàn thờ
lập lòe đóm lập lòe tơ lõa hồng

Miệng em bong bóng phập phồng
Cha mẹ không còn em ở với ai?

Ngày dài đếm cái một hai
ba bốn năm sáu … đếm hoài lơ mơ

Lửng lơ…
lơ lửng…
lửng lơ…
Tròn bong bóng vỡ i tờ trống canh

Nhổm lưng chụp lại vô hình…

Am Các Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CON NGƯỜI TỰ DO




CON NGƯỜI TỰ DO

Con người tự do của bọn trẻ giống như những hơi thở, giống như một khóm bìm bìm chờ đợi bài thơ. Con người tự do của chúng giấu nước mắt trong tóc.
Còn của nàng? Ai mà chấp nhận được kiểu con người tự do như thế! Cái gì cũng phải có chừng mực của nó. Mọi người đang làm ầm lên. Vấn đề bắt đầu từ cách đi đứng, từ những cái liếc mắt nơi con người tự do của nàng. Không ai ngờ rằng một cô bé khô gầy, ít nói và mộng mơ như nàng cũng có một con người tự do của riêng mình. Nàng quấn nó trong những tấm vải đỏ mà nàng chôm được ở phòng dụng cụ của trường học. Người ta nói đó không phải là con người tự do. Thoạt đầu nàng khóc rống lên nhưng sau đó nàng cứng rắn thách thức với những lời bịa tạc ấy. Nàng nói đó chính là con người tự do của nàng bởi có ai nhìn thấy một con người tự do đích thực bao giờ đâu. Mọi việc sẽ được sáng tỏ nếu chúng ta đối sánh, vấn đề ở đây là không thể nào đối sánh. Thế đấy, con người tự do của nàng đang chải tóc và trang điểm. Tóc nó được làm bằng những con đỉa và tất nhiên tóc nó mềm và dai. Trong giờ hướng nghiệp nàng nhét con người tự do của nàng dưới hộc bàn, rồi nàng từ từ gỡ những tấm vải đó trên mình nó, và sau đó nàng lấy tay bịt mũi mình. Khi ngửi thấy cái mùi chua chua, thối thối ấy thì cả lớp bắt đầu nôn oẹ. Tất nhiên là cô giáo đã thét lên: “Chôn sống cái thằng tự do mặt lồn ấy đi. Ngửi thấy nó, ai mà không bắn đái cơ chứ?”
Chàng cũng có một con người tự do của chàng. Con người tự do của chàng màu huyết đông, da đầy lông sâu róm và những móng chân đầy đất. Chàng thường để con người tự do của mình lẫn vào những khối thịt. Khi chàng đứng lên thì nó đứng lên. Nhưng chàng đứng lên rồi lại ngồi xuống và lấy tay bịt mũi trước khi nhổ nước bọt lên con người tự do của chính mình. Nó cũng làm theo như thế. Giống đúc như thế. Việc nó cứ ra ban-công rồi gào thét và giẫm lên đôi mắt kiếng của chàng khiến cho chàng gặp không ít phiền toái. Có người nói con người tự do của chàng thực ra chẳng phải là một con người tự do. Con người tự do gì mà cứ phải sống chui trong những khối thịt. Tất nhiên chàng nói với họ là hãy cho chàng một con người tự do thực sự để chàng đối sánh.
Lấy đâu ra một con người tự do đích thực?
Quái đản hơn là con người tự do của chính mày đấy. Mày thấy không? Nó có cái mùi không tưởng tượng được. Vấn đề là chúng ta không thể đối sánh. Lấy mẫu hình nào để đối sánh bây giờ. Thế nên mọi thứ lại cứ rùm beng. Đầu con người tự do của mày trọc lóc bởi những lúc rảnh rỗi mày thường làm cái trò khôi hài đó phải không nào? Mày thường lấy dao lam cạo lên đầu nó. Và dị hợm hơn, nó được mày trùm lên đầu một cái bao cao-su đã qua sử dụng. Mọi người không ai chấp nhận một kiểu con người tự do như thế của mày. Nhưng mày khôn ranh lắm thằng khỉ à, mày im lặng không phản đối. Thỉnh thoảng mày lại lấy con người tự do của mình ra ngửi rồi lại bịt kín mũi và nhổ nước bọt. Mày đã làm thế. Đôi khi nước bọt của mày văng đầy những tấm kính. “Chúng mày thử đối sánh xem. Tao thách chúng mày làm được.” Mày bao giờ cũng xấc xược như thế. Mày nói rồi lại vuốt lên đầu con người tự do của mày làm như thể thương yêu, chiều chuộng nó lắm.
Đừng bao giờ hỏi về con người tự do của tao. Đừng làm cái việc thối rắm ấy. Tao đã giấu nó trong lỗ đít thì việc gì bọn mày lại cố khơi nó ra cơ chứ? Thử hỏi đó có phải là một công việc lịch sự không, hả các ngài lịch sự?
Việc con người tự do của thằng chó ấy sống dưới hố xí thực sự là một sự phỉ báng với mọi người và với những con người tự do khác. Không thể nào chấp nhận được điều khủng khiếp như thế. Chiều nào hắn cũng lôi con người tự do của hắn đi dạo. Và ai cũng bịt mũi khi trông thấy nó. Nhiều người đã nôn oẹ và rống lên là không thể chấp nhận một con người tự do khủng khiếp như thế. Phải công nhận hắn là một kẻ giảo hoạt. Thằng chó ấy cười và nói rằng có ai cho hắn thấy một con người tự do đích thực để đối sánh đâu. Thế nên con người tự do của thằng mất dạy ấy cứ thản nhiên nhảy nhót dưới hố xí và rên rỉ những bài ca đi cùng năm tháng. Mỗi tối, khi vợ của thằng chó ấy đi ngủ, con người tự do của hắn thường lẻn lên giường nàng và nàng lại phải đạp vào mặt con người tự do của hắn và rống lên: “Cút đi, ngửi thấy cái mùi này ai mà không điên máu cơ chứ?” Đúng là con người tự do của thằng trời đánh, thằng nghiệt súc.
Bây giờ chúng ta ăn nói một cách đàng hoàng hơn nhé, có văn hoá hơn một tí nhé. Còn bạn, hãy miêu tả về con người tự do của chính mình đi nào. Chắc nó không như tôi nghĩ chứ, ít nhất nó cũng không run sợ như bạn trước những sự vụ như hồi đầu tháng chứ? Phải không?

bài và tranh của Dạ Tuyết



Phần nhận xét hiển thị trên trang