Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Thanh Hóa – Cao Bằng: Hai vùng đất phát đế vương nổi tiếng nước Việt ta




Nếu Thanh Hóa được xem là đất “đế vương chung hội” bởi rất nhiều vua chúa trong lịch sử đều phát tích từ vùng đất này; thì Cao Bằng được xem là đất “đế vương dung thân”, có thể giúp vua giữ gìn phúc khí, cũng có thể sinh ra bậc vương giả.

Đất “đế vương chung hội”

Những nhân vật lịch sử kiệt xuất xuất thân ở Thanh Hóa có thể kể đến như: Bà Triệu (huyện Yên Định, Thanh Hóa), Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ (Ái Châu, Thanh Hóa), Lê Đại Hành (Ái Châu, Thanh Hóa), Hồ Quý Ly (Đại Lai, Thanh Hóa), Lê Thái Tổ (làng Chủ Sơn, Thanh Hóa), Hoàng tộc Nguyễn (Hà Trung, Thanh Hóa), Chúa Trịnh Kiểm (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa)…
Dưới đây là một số địa danh linh thiêng tại đất Thanh Hóa:
Đỉnh Ngàn Nưa
Núi Nưa là dãy núi đi qua 3 huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sách Đại Nam nhất thống chí có chép rằng: “Núi Nưa tên chữ là Na Sơn, mạch núi từ Phủ Thọ Xuân kéo đến chạy dài vài ba mươi dặm, đến địa phận Tổng Cổ Định thì nối vọi lên nhiều ngọn, ngọn cao nhất là núi Nưa.”
Theo tài liệu khoa học, quần thể Núi Nưa có mạch núi bắt nguồn từ dải Trường Sơn, vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; có hàng ngàn ngọn núi lớn nhỏ trùng điệp phân bổ đều khắp trên diện tích 55 km2, xung quanh là 99 ngọn núi tựa như voi phục chầu về đỉnh, nên người dân gọi là Ngàn Nưa. Trên đỉnh núi cao nhất Ngàn Nưa, có sơn cao thủy tụ, là nơi linh khí thiêng giữa Trời – Đất hội tụ, giao hòa.
Tại núi Nưa vào năm 248, Bà Triệu cùng hàng ngàn tráng sĩ Cửu Chân mài gươm luyện võ chống lại ách đô hộ của quân Ngô. Núi Nưa chính là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Ss2
Tranh Bà Triệu cưỡi voi trắng.
Nhiều ẩn sĩ, danh nhân từ xưa đến nay đều có viết về ngọn núi này, trong dân gian vẫn lưu truyền câu: “Na Sơn nhất phiến, nhất hộ thiên hạ biến!” nghĩa là “một tiếng hô ở núi Nưa chuyển cả thiên hạ!” 
Vùng núi Lam Sơn
Vùng núi Lam Sơn được xem là nơi phát tích của triều đại nhà Lê. Trong cuốn “Đại Việt sử ký toàn thư” có mô tả rằng: Ông tổ ba đời của vua Lê Lợi tên húy là Hối, một hôm đi dạo chơi đến vùng núi Lam Sơn chợt thấy có đàn chim đông đúc đang bay lượn như thể núi Lam Sơn có một lực thu hút vô hình, có sức thu phục nhân tâm nhiều như chim về tổ, bèn nói: “đây hẳn là chỗ đất tốt” và quyết định “dời nhà đến ở đấy”.
Người Việt có câu “đất lành chim đậu”, hình ảnh đàn chim đông đúc bay lượn dấu hiệu vùng đất lành. Sau khi cụ Hối dời nhà về Lam Sơn thì 3 năm sau đã gây dựng được sản nghiệp lớn và làm quận trưởng một phương, trong nhà có cả ngàn gia đinh.
Đến lúc Lê Lợi được sinh ra đã “thiên tư tuấn tú khác thường, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có nốt ruồi son, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, bước tới như hổ, kẻ thức giả đều biết vua là bậc phi thường” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Ss3
Tượng đài Lê Lợi ở Thanh Hóa. (Ảnh qua wikipedia)
Lê Lợi được một nhân vật kỳ bí cho biết huyệt đất phát vương ở Chiêu Nghi, điều này được ghi chép lại trong cuốn “Lam Sơn thực lục” như sau:
Khi ấy nhà vua (tức Lê Lợi) sai người nhà cày ruộng ở xứ Phật Hoàng động Chiêu Nghi. Chợt thấy một nhà sư già, mặc áo trắng, từ thôn Đức Tề đi ra, thở dài mà rằng:
– Quý hoá thay phiến đất này! Không có ai đáng dặn!
Người nhà thấy thế, chạy về thưa rõ với nhà vua, nhà vua liền đuổi theo tìm hỏi chuyện đó. Có người báo rằng:
– Sư già đã đi xa rồi.
Nhà vua vội đi theo đến trại Quần Đội, huyện Cổ lôi, (tức huyện Lôi Dương ngày nay) thấy một cái thẻ tre, đề chữ rằng:
“Thiên đức thụ mệnh. Tuế trung tứ thập. Số chi dĩ định. Tích tai vị cập”.
Nghĩa là:
“Đức trời chịu mệnh. Tuổi giữa bốn mươi! Số kia đã định. Chưa tới … tiếc thay!”
Nhà vua thấy chữ đề mừng lắm, lại vội vàng đi theo. Khi ấy có rồng vàng che cho nhà vua! Bỗng nhà sư bảo nhà vua rằng:
– Tôi từ bên Lào xuống đây, họ Trịnh, tên là sư núi Đá trắng. Hôm thấy ông khí tượng khác thường tất có thể làm nên việc lớn!
Nhà vua quỳ xuống thưa rằng:
– Mạch đất ở miền đệ tử, tôi sang hèn ra thế nào xin thầy bảo rõ cho?
Nhà sư nói:
– Xứ Phật hoàng thuộc động Chiêu Nghi, có một khu đất chừng nửa sào, hình như quả quốc ấn. Phía tả có núi Thái Thất, núi Chí Linh (ở miền Lảo Mang); bên trong có đồi đất Bạn Tiên. Lấy Thiên Sơn làm án (ở xã An Khoái). Phía trước có nước Long Sơn, bên trong có nước Long Hồ là chỗ xoáy trôn ốc (ở thôn Như Ứng). Phía hữu nước vòng quanh tay Hổ. Bên ngoài núi xâu chuỗi hạt trai. Con trai sang không thể nói được nhưng con gái phiền có chuyện thất tiết. Tôi sợ con cháu ông về sau, có thế phân cư. Ngôi vua có lúc Trung Hưng. Mệnh trời có thể biết vậy. Nếu thầy giỏi biết láng lại, thì trung hưng được năm trăm năm.
Nhà sư nói rồi, nhà vua liền đem di cốt đức Hoàng khảo táng vào chỗ ấy. Tới giờ Dần, về đến thôn Hạ Dao Xá nhà sư bèn hóa bay lên trời! Nhân lập chỗ ấy làm điện Du Tiên. Còn động Chiêu Nghi thì làm am nhỏ (tức là nơi một Phật hoàng). Đó là gốc của sự phát tích vậy.
Về sự việc này Lê Qúy Đôn có viết ngắn gọn trong “Đại Việt thông sử” rằng: “Khi vua làm phụ đạo ở Khả Lam, được hồn sư ông mặc áo trắng hiển hiện chỉ cho ngôi huyệt phát đế vương ở động Chiêu Nghi”.
Lê Lợi đưa thi hài của cha chôn vào đất này. Sau này khi Lê Lợi khởi binh chống lại quân Minh, nhưng bị một người chỉ điểm cho quân Minh biết ngôi mộ này, quân Minh sai người khai quật lên nhằm ép Lê Lợi đầu hàng.
Ss4
Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Lê Lợi sai 14 thuộc hạ thân tín là Trịnh Khả, Bùi Bị, Trương Lôi, Lê Nanh, Võ Uy, Bùi Quốc Hưng, Doãn Nỗ, Lê Liễu, Lê Nhữ Lãm, Lê Khả Lãng, Lê Xa Lôi, Trịnh Võ, Lưu Trung và Trần Dĩ đi đến doanh trại của giặc lấy lại hài cốt của cha mình. Những người này đội cỏ bơi xuôi theo dòng nước, từ thượng lưu xuống, nhân lúc giặc Minh sơ hở đã lấy trộm lại được hài cốt. Lê Lợi bèn chôn lại như cũ.
Sau 10 năm nổi dậy chống quân Minh, năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà hậu Lê. Kéo dài đến năm 1789. Sau này dù đến đời chúa nào, hay các cuộc khởi nghĩa nổ ra thì hầu hết đều mang danh “phò Lê” để danh chính ngôn thuận mà lấy lòng thiên hạ.
Hàm Rồng
Nằm ở phía nam sông Mã , Dãy núi Đông Sơn – Hàm Rồng bắt nguồn từ làng Dương Xá huyện Thiệu Hóa chạy men theo sông Mã uốn lượn thành 99 ngọn núi hình rồng. Phần cuối nhô lên một ngọn tựa như đầu rồng nên gọi là Hàm Rồng, ở đó có động Long Quang (mắt rồng), núi sát bờ sông, trên bờ có mỏm đá nhô ra như hình mũi rồng, cho nên gọi là Long tị.
Ss5
Núi Hàm Rồng linh thiêng của Thanh Hóa. (Ảnh qua namviettravel.com.vn)
Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi chép địa thế nơi đây là: “núi này cao và đẹp trông ra sông Định Minh, lên cao trông xa thấy nước trời một màu sắc thật là giai cảnh”.
Từ đuôi Rồng đi lên, ngọn Ngũ Hoa Phong hình năm bông sen chụm chung một gốc cắm xuống đầm lầy. Ngọn Phù Thi Sơn trông giống một người phụ nữ đang nằm ngủ đầu gối vào thân rồng, núi mẹ, núi con tròn như quả trứng. Ngọn Tả Ao trông giống người đàn ông đang nằm vắt chân chữ ngũ, đầu quay về hướng Đông. Ở sát cạnh ngọn con Mèo đang trong tư thế rình mồi, núi Cánh Tiên có 3 ngọn vút lên cao tạo thành mỏm Ba Hiệu, rồi núi Con Cá, Con Phượng, núi Đồng Thông, núi Con Voi…
Tương truyền khi Cao Biền đi qua Hàm Rồng thấy đất nơi đây rất quý, có thể phát vương, liền đưa hài cốt của cha chôn vào huyệt Hàm Rồng mong sẽ phát vương ở phương nam. Thế nhưng xương cốt cứ bị huyệt núi đùn ra, không nhận, dù đã cố đưa vào nhưng vẫn bị đùn ra như thế.
Cao Biền biết đây là long mạch rất mạnh nên càng quý, vì thế mà quyết làm đến cùng, nên tán xương nhỏ để tung vào sườn núi. Nhưng vừa tung lên thì có muôn vàn con chim nhỏ cùng bay lên vỗ cánh vù vù làm xương cốt bay tứ tán. Cao Biền chỉ còn biết than linh khí nước Nam quá mạnh và linh thiêng, không thể cưỡng cầu.

Đất “đế vương dung thân”

Nếu Thanh Hóa được xem là vùng đất phát tích của vua chúa, thì Cao Bằng được xem là nơi đế vương dung thân, ẩn náu.
Thời nhà Mạc, khi vận nước rối bời, vua Mạc Mậu Hợp đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế cuộc, Trạnh Trình đã đáp rằng: “Ngày sau nước có việc, đất Cao Bằng tuy nhỏ, cũng giữ được phúc đến vài đời”.
Ss6
Sơ đồ khu trung tâm của nhà Mạc ở Cao Bằng vùng Cao Bình – Nà Lữ. (Ảnh qua baocaobang.vn)
7 năm sau, vua Mạc bị quân Trịnh đánh bật khỏi Thăng Long. Vua nhớ lời dặn của cụ Trạng, liền về đất Cao Bằng, quả nhiên giữ thêm được 96 năm nữa.
Từ đó Cao Bằng được xem là đất dung thân, ẩn náu của các bậc đế vương.
Xưa kia khi Cao Biền được lệnh trấn yểm các vùng đất quý của nước Việt, đã xây thành Đại La – tiền thân của thành Thăng Long ở Hà Nội sau này, và thành Nà Lữ ở Cao Bằng. Về sau người Việt đã tìm cách hóa giải cách trấn yểm của Cao Biền.
Đến nay di tích thành Nà Lữ vẫn còn ở làng Nà Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Khi nhà Mạc chạy về Cao Bằng đã chiếm Nà Lữ và xây thành đá trên núi để phòng ngự.
Năm 1052 thủ lĩnh người Tráng (người Tày, Nùng) ở Cao Bằng là Nùng Trí Cao tự xưng là Nhân Huệ Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Nam và đưa quân sang tấn công bên đất Tống.
Được sự ủng hộ giúp đỡ của người Thái, người Tày ở Quảng Tây, Nùng Trí Cao chiếm được rất nhiêu Châu bên đất Tống: Hoành châu, Quý châu, Cung châu, Tầm châu, Đằng châu, Ngô châu, Khang châu, Đoan châu, Ung Châu. Ông xưng Đế một phương. Sau này Nùng Trí Cao bị bại dưới tay danh tướng nhà Tống là Địch Thanh.
Mặc dù Nùng Trí Cao chỉ được xem là đế vương của người dân tộc Tày – Nùng, nổi lên đòi tự trị giữa Đại Tống và Đại Cồ Việt thời nhà Lý, nhưng dẫu sao đi nữa, ông cũng là một minh chứng cho sự linh thiêng của vùng đất Cao Bằng.
Ss7
Núi Mắt Thần. (Ảnh qua dulichcaobang.vn)
Đến nay, Cao Bằng được xem là nơi “tụ khí tàng phong” rất tốt đẹp với nhiều danh lam thắng như thác Bản Giốc, thác Nặm Trá, núi Mắt Thần, tạo ra nhiều sinh khí cho vùng đất này.
Trần Hưng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao diễn biến thương chiến Mỹ-Trung cứ “ba chìm bảy nổi” bất thường như thế?



Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung luôn đầy diễn biến bất thường, nóng lên rồi nguội trở lại đầy khôn lường, phía sau thực trạng này là gì?
Thứ Sáu tuần trước (23/8), Trung Quốc bất ngờ tuyên bố sẽ tăng thuế từ 5% đến 10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Ngay lập tức Tổng thống Mỹ Trump đã đăng Twitter cho biết Mỹ cũng tăng thuế bổ sung 5% đối với hàng nhập từ Trung Quốc trị giá 550 tỷ USD. Nguyên nhân vì đâu mới trước đó tình hình dường như đang dịu xuống lại bất ngờ leo thang đột ngột như vậy?
Nhìn bề ngoài, rõ ràng việc cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ diễn biến đầy bất thường, nóng lên rồi nguội trở lại đầy khôn lường, dường như không hợp lý. Theo diễn biến trước đó, cả cuộc chiến thương mại và vấn đề Hồng Kông đã theo xu hướng giảm nhiệt khi Đại diện thương mại Mỹ và Trung Quốc cũng như nhà lãnh đạo hai bên vừa đi đến thống nhất cùng nhau. TT Trump cho biết mọi chuyện sẽ tốt đẹp, sẽ sớm có đàm phán vào tháng Chín. Mỹ đã hoãn tăng thuế quan đối với một số sản phẩm và miễn thuế cho một số sản phẩm khác (tất cả đều vì thiện chí). Hôm 19/8, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng ra chỉ đạo mới về vấn đề Hồng Kông, bao gồm vấn đề không cho quân đội vào Hồng Kông, ai gây ra vấn đề kẻ đó phải tự giải quyết. Nhưng tình huống mới đây bất ngờ chuyển hướng ngược lại, thậm chí ngôn từ của TT Trump nặng nề hơn hẳn, chẳng hạn gọi Tập Cận Bình là kẻ thù, Mỹ không cần thị trường Trung Quốc, không có Trung Quốc còn tốt hơn… 
Phải chăng do một số biến cố bất ngờ gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung  gây ra? Chẳng hạn, vào ngày 18/8 Trump đã chấp thuận bán 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan. Một ví dụ khác, ngày 19/8 Bộ Thương mại Mỹ cho biết Mỹ đã liệt kê 46 công ty con khác của Huawei vào danh sách trừng phạt, ngoài ra Trump cũng cho biết ông không muốn làm ăn với Huawei? 
Fe2
Thương vụ bán 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan góp phần vào…rắc rối
Tuy nhiên trước đó, ngày 19/8 Tập Cận Bình đã thể hiện quan điểm mềm mỏng về tình hình Hồng Kông. Ngày 21/8 hai bên Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức hội nghị trực tuyến lần thứ hai, sau đó phía Mỹ cho biết đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ được tiếp tục. Những diễn biến cho thấy bất kể Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và ban lệnh trừng phạt đối với Huawei cũng không khiến Trung Quốc từ bỏ ý định trở lại đàm phán với Mỹ.
Vậy thì phải chăng do ông Tập Cận Bình lại tiếp tục đánh giá sai tình hình, không ngờ đến việc TT Trump lại phản công mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy? Điều này dường như cũng không hợp lý. Nhìn lại hai lần phản công của TT Trump có lẽ ông Tập cũng biết lần này TT Trump có thể phản đòn mạnh mẽ hơn. Hồi đầu tháng 5, ông Tập đã phải hối hận về đòn phản công nặng nề của ông Trump, và sau đó chuyện Trung Quốc hạ tỷ giá nhân dân tệ qua ngưỡng 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD thì Mỹ lập tức đưa Trung Quốc vào danh sách nước thao túng tiền tệ. Như vậy chắc rằng động thái trả đũa của TT Trump cũng đã được tính đến, không phải ông Tập Cận Bình đánh giá sai lầm bỏ qua. Vậy hành động của ông Tập Cận Bình (đánh thuế vào 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ) là vì lý do gì?
Có thể có hai nguyên nhân khiến Trung Quốc kích hoạt cho chiến tranh thương mại xấu đi.
         Nguyên nhân thứ nhất, phía Trung Quốc muốn kiểm tra xem khả năng TT Trump có thể đánh thuế tối đa ra sao, hoặc kiểm tra xem mức độ cứng rắn của TT Trump trong vấn đề nguyên tắc ra sao. Vì có một giả thuyết  phổ biến cho rằng thuế suất 25% của TT Trump là đỉnh điểm, vì con số đã quá lớn. Chẳng hạn, 25% của 250 tỷ là 62,5 tỷ, cộng thêm 5% là 12,5 tỷ, tổng cộng là 75 tỷ (tổng giá trị hàng hóa Mỹ bị Trung Quốc đánh thuế gần nhất còn chưa đến 75 tỷ).
Thực tế đã chứng minh mức thuế mà Mỹ dùng để đối phó là không có giới hạn, như vừa qua Mỹ đã tăng từ mức 25% lên thành 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, cho nên không loại trừ khả năng sau này có thể là 35%, 50%, vấn đề này cho thấy quyết tâm không gì lay chuyển của TT Trump nhằm giành lại công bằng thương mại Mỹ – Trung.
Fe3
Một vấn đề khác là ngày 1/10 năm nay là kỷ niệm lần thứ 70 thành lập ĐCSTQ, vì thế giới chức Trung Quốc đã tính đến những hậu quả nghiêm trọng do thuế quan, muốn chuyển những hậu quả này đến sớm hơn để tránh xảy ra cận kề ngày 1/10 gây ảnh hưởng xấu nặng nề hơn cho hình ảnh ĐCSTQ. Nhưng kết quả là Trump lại cố tình đặt thời điểm hiệu lực tăng thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa vào ngay ngày 1/10, rõ ràng lựa chọn này rất có chủ ý.
            Nguyên nhân thứ hai có liên quan đến các vấn đề cơ bản. Vì tâm lý muốn bảo vệ Đảng của ông Tập Cận Bình nên ông bị cuốn vào dẫn dắt sai lầm của phe của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, đây là hệ quả của tình trạng bị phái Giang quấy rối và cản trở. Vì ĐCSTQ không phải vững vàng như ngọn núi, kể từ sau sự kiện Vương Lập Quân thì cuộc đấu giữa phe Tập và phe Giang là nòng cốt của diễn biến chính trị Trung Quốc.
Hàn Chính (ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng) phái Giang phụ trách Bộ Tài chính và vấn đề Hồng Kông – Macao. Hàn Chính đã tận dụng vị thế quyền lực đang nắm giữ để khiến cả tình hình Hồng Kông và cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ trở nên căng thẳng hơn. Đàm phán Trung – Mỹ vào đầu tháng Năm bị Hàn Chính phá hỏng. Lần này cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ leo thang cũng khiến âm mưu của Hàn Chính muốn dùng vấn đề Hồng Kông dẫn dụ Tập Cận Bình cho quân đội vào cuộc cũng không thành, do đó lại quay sang quấy nhiễu vào cuộc chiến tranh thương mại, điều khiển Ủy ban thuế dưới trướng ông ta tăng thuế và phối hợp cùng nhân vật phụ trách tuyên truyền Vương Hộ Ninh trong hoạt động tuyên truyền.
Mong muốn bảo vệ ĐCSTQ của ông Tập Cận Bình là nguyên nhân chính giúp phái Giang thành công. Có lẽ ông Tập nghĩ rằng quyền lực của bản thân do ĐCSTQ ban cho nên phải có trách nhiệm giữ Đảng. Phe Giang đã lợi dụng điểm yếu này để khiến Tập Cận Bình phạm những sai lầm trong các quyết sách quan trọng. Ví dụ, Mỹ xem việc cải cách bộ máy và cơ chế giám sát của Trung Quốc là nền tảng của thỏa thuận thương mại. Phe Giang diễn giải những vấn đề này sẽ làm lung lay chế độ chính trị của ĐCSTQ, vốn gắn liền với quyền lực của Tập Cận Bình. Như vậy đã buộc chặt được Tập Cận Bình.
Có thể nói, tham vọng bảo vệ Đảng khiến Tập Cận Bình ngày càng lún sâu vào bẫy do phái Giang thiết kế. Áp lực bên ngoài của TT Trump chính là lực đẩy ông Tập Cận Bình tránh sập bẫy, nhưng nếu ông Tập không thay đổi thì cục diện sẽ khó lòng thay đổi được.
Lý Thiên Tiếu

Phần nhận xét hiển thị trên trang