(Ghi nhanh, thư giãn)
1
Từ Sài Gòn bay đi Bắc Kinh HẾT 6 TIẾNG, các chuyến tour thường bay sáng sớm (để kịp đi tham quan buổi chiều), tức nếu bạn bay vào lúc 5g sáng sớm ở SG thì 11g sáng sẽ đến Bắc Kinh.
Vận tốc của máy bay Airbus chẳng hạn, thường là 800km/h, trừ lên xuống (chậm) nên vận tốc trung bình là 600km/h, dễ suy ra KHOẢNG CÁCH SÀI GÒN-BẮC KINH KHOẢNG 3600-3800km (tương đương khoảng cách đến Seoul, Hàn Quốc*, Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, hay Tokyo, Nhật Bản, có thể xem 4 thủ đô này là cùng ‘kinh độ’), càng dễ suy ra khoảng cách Hà Nội-Bắc Kinh.
Sài Gòn nói riêng hay Việt Nam nói chung, CÁCH TRUNG QUỐC 1G hay ‘một múi giờ’, tức nếu ở VN là 11g sáng thì ở Bắc Kinh là 12g trưa (còn ở Seoul Hàn Quốc thì ‘trễ’ hơn, cách ta hai ‘múi giờ’, nên là 1g chiều).
Vào mùa thu, khí hậu ở Bắc Kinh khá mát mẻ, nay, ban ngày có nhiệt độ là 20 độ C...
*
Có một cái đúng trên mạng, đó là BẮC KINH BỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RẤT NẶNG: 'bên này ô nhiễm lắm đi đâu cũng bụi mù trời' (trích Sổ tay ghi chép)...
KHÁCH SẠN (giá trung bình) ở Bắc Kinh giống như các khách sạn ở VN, vì khách sạn nào cũng như khách sạn nào!, đối với các tour du lịch thì khách có thể ở chung 3-4 người một phòng.
Từ khách sạn nhìn ra, đường phố Bắc Kinh 'vào đêm' trông giống như đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội hay Nguyễn Huệ, Sài Gòn, đường khá vắng (so với VN) vì CHỦ YẾU LÀ Ô-TÔ/XE CA chứ hầu như không có xe máy...
*
'Bên này người ta KHÔNG CHO DÙNG FACEBOOK' (trích Sổ tay ghi chép), tuy nhiên, nếu du khách mua sim lạ - một loại 'sim đặc biệt' thì có thể truy cập facebook, chứ không hẳn là tuyệt đối 'cấm', tức là ta có thể dùng 'video call' (một loại tương đương webcam hay skype...) gọi về VN nói chuyện thoải mái.
Nay, 1 đồng TQ (tệ) = 3.500 đồng VN, trong khi vào năm 2000, 1 tệ = 2.000 đ... Cho nên, muốn truy cập facebook thì khách phải mua một cái sim giá 700k (tức 200 'tệ', đắt hơn bên Sin - có 300k) tên là TRUEMOVE với toàn tiếng Anh (xem hình)...
*
ĂN UỐNG ở TQ có thể nói là khá khác, nếu không muốn nói là rất khác với VN.
Tương tự như ở Chợ Lớn, Sài Gòn, hay bên Singapore, người Tàu ăn bày biện đơn giản, không cầu kỳ, kiểu cách (xem hình). Họ thường ăn bằng nĩa, chủ yếu là ăn đồ xào, dùng dầu và đường nhiều: 'Món nào cũng toàn dầu..., không có nước mắm..., nó nấu toàn xì dầu với dầu ăn thôi..., canh thì nó hỗn độn và đục đục chứ nước không ‘trong’ như bên mình' (trích Sổ tay ghi chép), tức không có canh 'thuần' rau muống, bù ngót, rau đay, bầu, bí đao... như bên ta...
Ngoài ra, ở bên đó quan sát thấy nhà hàng nào, khách nào cũng uống bia loại 500ml với nhãn hiệu là Yanjina...
Nói chung, trừ trường hợp người Việt đi tour thì do đăng ký trước nên có cơm ăn, đũa..., thì có thể hình dung cơm Tàu thường là ‘cơm xào’ - giống như cơm chiên Dương Châu, canh Tàu là canh thập cẩm - gần gần như kiểu canh chua cá lóc hay bún mắm miền Tây, hay món cà ri - nhưng không được bài bản như cà ri đám cưới ở VN...
*
Du khách thường được ở không xa Quảng trường Thiên An Môn lắm...
Thường đầu tiên là đi thăm BIỆT PHỦ HÒA THÂN (Hòa đại nhân*) - một trong những ‘Thiên hạ đệ nhất tham quan' trong lịch sử Trung Hoa... Có thế nói là thời đoạn 1790-1799 là thời giàu cực đỉnh của Hòa Thân: 'khu kho chứa của cải của ổng gồm 3-4 gian, gian dài nhất khoảng 50, 60m' (trích Sổ tay ghi chép)...
'Sau khi vua Càn Long chết, do những tác động hữu hiệu của Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung (Tể tướng Lưu Gù), Hòa Thân bị vua Gia Khánh hạ lệnh thắt cổ giữa chợ' - tư liệu trên mạng hay wikipedia là không đúng lắm!, bởi sự thật là Hòa Thân 'chấp hành' lệnh của vua Gia Khánh, phải tự thắt cổ mà chết (một trong 2 hình phạt của hoàng đế Tàu, một là uống thuốc độc, hai là thắt cổ chết bằng dải lụa).
Lý do: Được đồn đại là môt 'bê-đê' của Càn Long!, thuở sinh thời, Hòa Thân có được Càn Long tặng một chữ 'phúc' (xem hình). Bảng chữ 'phúc' này hiện nay được bảo tồn, được lồng kính nên nếu nhìn từ xa thì không rõ lắm...
Nay, 'chữ này nằm sâu trong hang... do ổng xây dựng để cất..., nhờ chữ phúc này mà sau này gia đình Hoà Thân thoát chết..., ông chỉ phải tự treo cổ' (trích Sổ tay ghi chép), bởi bên Tàu thời phong kiến có lệnh 'tru di tam tộc', thậm chí là 'tru di cửu tộc'!...
*
TIẾNG TÀU rất khó nhớ, và mặc dù có đi chung với vài người Việt gốc Tàu, nhưng 'nghe miết mà chẳng nhớ nổi’!
Xin hẹn ngày mai kể tiếp…
---------
Chú dẫn:
1- Đi tour Hàn Quốc: Xứ Hàn cách ta 2 múi giờ (lệch về phía biển), nên cứ lấy giờ ta cộng thêm 2 là ra giờ Hàn; nó cách ta khoảng 3400km, nên từ Đà Nẵng có thể bay đến Seoul (sân bay Incheon, đồng thời cũng là một nơi quá cảnh để bay sang Mỹ) hết khoảng 3,5 - 4,5g, tùy theo điều kiện thời tiết tốt hay xấu (và nói chung khoảng cách từ ta đến Bắc Kinh, Seoul, Bình Nhưỡng (cách Seoul 50km)… là khá như nhau, vì chúng gần như cùng nằm trên một tuyến nằm ngang), có nhiệt độ biến thiên từ âm 6 độ đến 6 độ C (có lúc âm 12 độ) vào mùa đông với nhiều nơi tuyết rơi như bông trên đầu người và nước trên nhiều dòng sông có thể bị đóng băng… Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/02/897-bat-canh-he-nguoi-tinh-im-lang.html
2- Hòa đại nhân: ‘Hòa đại nhân’ hay Hòa Thân (1750-1799) xuất thân từ một gia đình nhà võ, không giàu có lắm. Tuy không có bằng cấp nổi trội, nhưng thuở nhỏ ông là một cậu bé có thiên tư, có một nền học vấn rất cơ bản, lớn lên lại rất chịu khó tự học, vì thế có lúc làm đến chức Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc…., đặc biệt là ông rất có tài về ‘nâng cần’ ( = nịnh). Ông là ‘sủng thần’ của vua Càn Long, đã từng tư vấn nhiều ‘giải pháp’ trị nước cho vua và được đề bạt thăng chức đến 47 lần (mà được xem là ‘vị vua thứ hai’ vào thời đó). Tuy nhiên, ông yêu ‘tiền’ hơn dân mà đã đem hết trí lực và sức lực trong đời ra để vơ vét càng nhiều càng tốt, ông đã từng tuyên bố: ‘thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có’, và ngày nay Cung Vương Phủ vẫn còn đó: ‘Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2’, và 'Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh’ (theo ttvnol.com). Vì thế, ông được nhân dân phong tặng danh hiệu ‘Đệ nhất tham quan’. Sau khi vua Càn Long chết, do những tác động hữu hiệu của Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung, Hòa Thân bị vua Gia Khánh hạ lệnh thắt cổ giữa chợ, thế là Đệ nhất tham quan cũng đành phải ‘tủi nhục’ về với cát bụi. Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/03/324-nhan-oc-truyen-ky-hieu-lam-te-tuong.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang