Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Trích TC "Gió bay về trời ":

H.G

..Mạng mất..
Điện thoại “ Không liên lạc được..”
Lại trò khỉ gì đây ?
Mình là công dân kỷ mới
mà sao lúng túng chuyện này ?
Chỉ biết nhắn cùng bạn hữu :
Hình như có chuyện không hay !
Tôi vẫn là tôi dẫu thế nào chăng nữa
và tôi tin :
Chắc chắn mai này
sẽ không còn chuyện đó :
Đang vui
khi đàn đứt dây !!
5.
Tìm một nơi tâm tình thật khó
nơi đến dễ dàng thì không duyên nợ,
nơi khó ra đi lại không tình ..
Vào rừng
nơi nhiều hoa
thiếu cỏ
nơi thừa cỏ
không hoa..
Bạt ngàn những dây cắc cớ
Chăng ngang khu rừng hanh khô
Những con suối từ lâu không chảy nữa
Những tảng đá đầu ông sư
phơ phếch rêu mầu..
Tốt nhất nên quay trở lại
tìm tiếng cười trên phố
tiếng mái chèo khua nhẹ bến sông
tiếng bé con gọi mẹ
hoặc chua chua như tiếng vợ hờn chồng..
Âm thanh
ồn ào
vô kể..
Tiếng tâm tình tôi đâu ?
“..Em nói với tôi:
- Em không thích chuyện buồn,
những chuyện buồn
quá đủ
Mỗi ngày em ra ngõ
Em thường gặp nỗi buồn đầu tiên
Và chẳng hay gì chuyện đó!
Em lại bảo:
-Thôi đừng than thở,
Trời gọi ai người ấy dạ thôi mà
thôi thì chuyện của người ta
vận vào mình làm chi cho khổ ?
Và chuyện trái ngang kia nữa..
Có gì đâu
chỉ là chuyện hàng ngày,
bình minh
và đêm tối
Chẳng qua “trong một mà hai”
Thiện ác song sinh từ thủa có loài người.
Có ích gì đâu
những nhiệt tình vô vọng ?
Sao không như tất thảy mọi người ?
Kể toàn chuyện vui
kể cả chuyện bông phèng nhảm nhí
có khi những ngôn từ vô vị
Lại giúp ta sống được dễ dàng?
Người ta chẳng cần ưu tư mà vẫn sống đàng hoàng
sao cứ hành hạ mình khốn khổ?
Hỏi vì sao
Chính tôi không biết nữa
Nhưng tôi từng nghe nói rằng:
“Đã cùng với nhân dân,
Thì thơ không thể khác”
Lời này đóng đinh vào ký ức
Làm thế nào để gỡ ra?
Em làm sao hiểu được?
Vậy thì thôi, ta nói qua chuyện khác:
- Chuyện nắng hồng,
mây mưa
chuyện giấc mơ..
Tôi đóng vai hoàng tử
dắt em đi trên cánh đồng tungbừng hoa nở
Kể cho em nghe chuyện xứ thiên đường..
Ở đấy ngọt ngào yêu thương
tị hiềm không còn nữa!
Em bằng lòng chưa em?..”
6.
 Một ngày tháng tư
Hôm nay một ngày xấu
trời hăm he màu chì
vài ba câu chuyện hão..
Đường người
người ta đi..
Đường lên dốc
xuống dốc
bụi che mờ bánh xe
Tháng ba qua rồi nhỉ?
Không nhớ hoa màu gì?
Mùa xuân chỉ chớp mắt
như là xuân chưa về!
Có cách gì giữ lại
cho một ngày em về ?
Có cách gì tránh được ?
ngày xấu trời
em đi !
7. Khái niệm
Thời gian là gánh nặng kinh người
Lại có lúc nhẹ như hơi thở..
Nhiều lúc vô tình ta không biết nữa :
Thời gian đang đi?
Hay là ta đang đi?
Anh chỉ biết nói với em
Đừng băn khoăn
Và đừng e sợ
Thời gian ở hay đi thường rất vô tình
Như nước chảy dưới sông
Như lá đậu trên cành
Và những chú chim cứ sáng ngày ra líu lo ca hát
Điệu gì chính chim không hề biết ?
( Hoặc là ta chẳng biết
nỗi vui buồn của chim )
Đi về đâu
Để làm gì ? Mới là điều cần thiết
Khi mặt trời ngang qua
mặt trăng ngang qua
niềm ước vọng ngang qua
cả niềm đau, thất vọng ghé thăm nhà.
Thời gian sẽ là vàng
hay cục đá trơ trơ
Là bất hạnh hay nguồn hạnh phúc
Mọi điều
ở nơi ta !
8.
Em rủ tôi lên núi..
- Núi có gì đâu em?
Những cây lớn hình như đã đổ
đâu như ngày nào lảnh lót tiếng chim
Bao con suối ngày nao trong vắt
giờ khát khô dưới cỏ im lìm
Em rủ tôi xuống biển..
- Biển có gì đâu em?
Những bãi tắm phần nhiều hôi hám
Chỉ lập loè ánh đèn người bắt nghêu đêm đêm
Và hình như biển mỗi ngày một chật
không đủ cho ta con sóng say mềm..
Ta biết đi đâu hè này em nhỉ?
Thành phố bụi chen, thôi đã đành rồi..
Về làng bây giờ làng không còn là làng nữa
Nửa tỉnh nửa quê
người cũ lạ ta rồi!
Thà ta ở yên tình ta còn đó
Nơi ta từng yêu từng say đắm một thời
Nếu đến rồi, em ơi anh sợ:
Bao cảnh bao tình không còn đến hôm nay
Ly rượu nhạt bên bờ sông lở
Anh mời em, thôi ta cạn chén này
Đi thêm buồn
Đi thêm làm chi nữa?
Mở chốn thiên đường trong lòng ta..
ta say !
9. Làm người
Biết tiến
biết lui
Ai chê daị
vâng dại
Ai khen khôn:
daị thôi!
Khôn dại
Phải đâu do người định đoạt
Biết ở trong lòng thế thôi!
Khôn dại thực ra không quan trọng
Chưa nên bằng nghĩa ở đời!
Không may sinh thời tao loạn
Loạn lương
Loạn giá
Loạn người..
Kẻ đáng xách giày ngất ngưởng
người ngoan chịu kiếp tôi đòi
Trách trời éo le chi nhỉ?
Chẳng qua thử người thế thôi!
Tu bao nhiêu đời hưởng phúc?
Lầm lỡ một giây lưu đày!
Không phiền ái, ố, hỉ, nộ..
Biết người biết mình mới hay!
Có kẻ mắng mình rằng: Kiến..
Nực cười chuyện kiến, chuyện voi..
Kiến voi..
chuyện chưa phân định
Cầm lòng vui lòng vậy thôi!!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Đường xa nghĩ nỗi đoạn trường .."

“Đời không có gì cho không!
Sống thì không được ăn không!” 
Nguyễn Trung        
Đấy là kết luận, đúng hơn có lẽ là lời răn cũ kỹ - giờ đây một lần nữa tôi lại phải tự rút ra cho mình trong mấy tuần nay căng mắt lên nhìn xem thế giới đang sang trang như thế nào. Thực ra cả đời tôi luôn cố sống theo lời răn này, thế mà cứ sau mỗi chặng đường, tôi lại phải gồng lên tự răn mình quyết liệt như thế.  
         Quả là vậy: Nhận không của đời cái gì, nếu không chịu ân thì cũng phải mang oán, và mình thì chẳng bao giờ nên người. Còn sống mà lại ăn không trên đời này thì sao thành người? bởi vì chung quy mình chỉ có hai cách: Nếu không đi ăn cướp được, thì phải đi ăn mày. Hệ luỵ của mấy chữ “cho không”, “ăn không” này luôn luôn là vô tận, với mọi niềm đau hay nỗi nhục bất tận! 
         Quan sát mấy tuần nay thế giới đang sang trang, tôi càng nghĩ thế – với con mắt và ý thức được nước mình là một quốc gia đang bị cuốn hút không cưỡng lại được vào bàn cờ mới trên thế giới hôm nay – như tôi đã viết ra trong bài 1 và bài 3 bàn về hiện tượng Trump[i], với nhiều liên tưởng đến nước ta.

         Cả thế giới chứng kiến: Hậu đế chế Nga của Putin đối nội & đối ngoại vốn nhiều năm nay bận rộn lật đật như bị ong đốt khắp người – (nhất là từ sau vụ Krym/Ukraina). Nhưng với chiến thắng Aleppo ở Syrie – gần như bảo tồn được chính quyền Assad và củng cố vị thế chiến lược của mình tại Trung Đông, cùng với thành công được thừa nhận trong chiến tranh cyber can thiệp vào bầu cử ở Mỹ, nước Nga hôm nay đang nổi lên như một người hùng!

-      Người thì coi thắng cử của Trump như một cú đảo chính ngoạn mục, do Nga thực hiện được ở Mỹ nhờ cyber hacks… Qua vụ này nước Mỹ biến thành đồng minh dưới trướng Nga (subordinate ally to Russia - Scott Gilmore - December 12, 2016)...
-      Kẻ cho rằng: Nga đang dần dần lấy lại được vị thế đã mất của Liên Xô cũ trước khi sụp đổ (The Atlantic)… … Quan hệ Nga – Nhật mấy tuần nay cũng đang ấm lên do những thoả thuận quan trọng vừa đạt được giữa Putin và Abe…
Mới đây nhất, việc Trump chọn Rex Tillerson – CEO của ExxonMobil làm ngoại trưởng, người đang làm ăn lớn với Nga và được coi là có mối quan hệ thân thiện với Putin, càng làm cho Nga đắt giá, mặc dù lúc này EU vẫn quyết định duy trì các biện pháp cấm vận trừng phạt Nga... Hiển nhiên trong thế giới sang trang hôm nay, ngoài hiện tượng Trump, đang xuất hiện hiện tượng Nga!
         Trong khi đó, mấy tuần nay vào những lúc có dịp, Trump tiếp tục nhắc lại những gì ông ta đã nói suốt thời gian tranh cử về Trung Quốc. Đại ý: Trung Quốc làm ăn không fair, gây nhiều thiệt hại cho Mỹ, nhất thiết phải đặt lại vấn đề… Trump nhấn mạnh ông ta biết chính sách một Trung Quốc, nhưng lại đặt câu hỏi: tại sao cứ phải trói Mỹ vào vấn đề này?..  Cái mới bổ sung thêm là Trump còn trách Trung Quốc chưa làm hết trách nhiệm của mình trong vấn đề vũ khí A của Bắc Triều Tiên… Báo chí Mỹ còn đưa tin: Đã có lúc Trump nghĩ có thể nói chuyện với Kim Jong Un; ông ta cũng đặt ra câu hỏi tại sao không?.. Ngoài phản ứng cao nhất ngay tức khắc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về cuộc chào hỏi điện thoại Donald Trump – Thái Anh Văn, đến nay chính giới Trung Quốc giữ thái độ kiềm chế. Song ngôn ngữ báo chí Trung Quốc rực lửa: Trump là đứa con nít ngu ngốc! Chính sách một Trung Quốc là hòn đá tảng trong quan hệ Trung – Mỹ, nếu đụng vào Trung Quốc sẽ dùng vũ lực chiếm Đài Loan… Trong khi đó đồng Nhân dân tệ đang có những rối loạn mới (liên tục mất giá, tình trạng vốn chạy trốn ra nước ngoài gia tăng, dự trữ ngoại tệ tiếp tục giảm hàng tháng…). Đồng thời dự luận thế giới đang rất quan tâm việc Trung Quốc tăng cường o bế Malaysia, bắt đầu có hiện tượng nắn gân Singapore… Trong khi đó Rodrrigo Duterte của Philippines cũng bắt đầu phải nói nhiều hơn về chủ quyền quốc gia của mình…
         Cho đến nay, vẫn chưa thể phán đoán được rõ ràng tổng thống nhậm chức Donald Trump sau 20-01-2017 sẽ làm gì? Tuy nhiên, những gì đã diễn ra trong hai tuần lễ vừa qua phải chăng cho thấy: Về đối nội Trump sẽ ưu tiên trong phạm vi có thể cho tháo gỡ vấn đề việc làm (theo cách reshoring) và vấn đề nhập cư trái phép; về đối ngoại Trump muốn xây dựng mối quan hệ mới với Nga, có lẽ để có thể tập trung hơn sức lực trong xử lý những vấn đề liên quan đến Trung Quốc (?). Nói cách khác: Trump đang thăm dò và đang từng bước xắp xếp lại bàn cờ thế giới theo tính toán mới của mình; Anh, Đức và rõ nhất là Nhật cũng đang chuyển động theo hướng của Trump. Trong khi đó Trung Quốc ngoài sự giận giữ đã biểu lộ, cũng đang tính những nước cờ riêng của mình – giữa lúc này “một vành đai, một con đường” (“one belt – one road”) và AIIB (Asian Infrastructure Investment Bank) chưa tạo ra được sự hấp dẫn mong muốn. Riêng Nga, sau chiến thắng Allepo, đang ra sức phát huy lợi thế mới của mình ở phạm vi toàn cầu – giữa lúc nạn di dân từ Bắc Phi vào châu Âu và ISIS tiếp tục gây những căng thẳng mới, thế giới văn minh đang có những bước thoái trào trước thế giới đầu trộm đuôi cướp!..      

Toàn bộ bức tranh nêu trên cho thấy thế giới đang tiếp tục thay đổi quyết liệt – như một cơn sóng thần đang kéo dài nhiều đợt, và hầu như ít nước nào dám khoanh tay đứng yên.
Bức tranh cũng làm rõ: Thế giới sang trang là một thực tế khách quan, đòi hỏi mỗi nước hoặc thích nghi được và tham gia cuộc chơi, hoặc chịu đổ vỡ trước mọi sức ép. Không có sự lựa chọn thứ ba.
Trong khi tôi viết những dòng này, hàng vạn trẻ em và người lớn đang thê thảm tìm cách di cư ra khỏi Alleppo đẫm máu – một nơi được văn minh Trung Đông xây dựng ba bốn nghìn năm, để hôm nay bị huỷ diệt trong vòng vài năm!.. Báo chí thế giới cho rằng: Đây là chỉ một cuộc di cư từ một vùng chiến này sang một vùng chiến khác… Chừng nào các cường quốc và những nước hữu quan tại chỗ không đi tới một thoả thuận chung vãn hồi được hoà bình, cái chảo lửa ở đây ngày đêm sẽ còn tiếp tục huỷ diệt vô vàn sinh linh. Rồi đây lịch sử sẽ lên án cuộc chiến tranh tàn khốc này, lên án sự bất lực của cộng đồng thế giới trước tội ác chống nhân loại này!..
         Tôi không có thời gian và sự kiên nhẫn để chờ xem rồi đây lịch sử sẽ lên án như thế nào. Nhưng nhìn xem cảnh thê lương trên YouTube đang diễn ra ở Aleppo, tôi oặn đau nhớ lại những chặng đường đất nước ta đã đi qua trong suốt bẩy thập kỷ vừa qua. Ruột gan bỗng như bị xé ra! Tôi hiểu sâu sắc: Cái gì phía trước đang chờ đợi nước ta vào lúc thế giới đang sang trang này! Đất nước ta phải làm gì để thích nghi được, để sống sót với tính cách là kẻ cùng tham gia cuộc chơi mới? Hay là đành chịu vùi dập tàn tệ trong cơn sóng thần mới này?
         Tôi càng hiểu ra:

-      Đời không có gì cho không!
-      Sống thì không được ăn không!
Mong lắm sao nỗi lo này được chia sẻ với mọi người!

Hà Nội, hạ tuần tháng 12-2016

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lập gia đình và nửa tập thơ đầu tiên ( Xuân Quỳnh, phác thảo một tiểu sử, chương V)

VTN

Năm 1963, như Đông Mai đã viết trong hồi ký Xuân Quỳnh một nửa cuộc đời tôi, quả là năm có những sự kiện quan trọng đáng nhớ trong cuộc đời Quỳnh: tập thơ đầu tay và đám cưới. Hai sự kiện này xảy ra gần như đồng thời và liên đới chặt chẽ với nhau.
Cẩm Lai là người đã được nhắc nhở nhiều trong kháng chiến chống Pháp, với bài thơ Tơ tằm được phổ nhạc và khắc sâu trong tâm khảm nhiều người.
Khi lớp học Quảng Bá khai mạc Cẩm Lai (cũng như Bích Thuận, Nguyệt Tú) được chọn về học, nhân đó, Cẩm Lai hoàn chỉnh thêm một số bài khác, làm nên tập Tơ tằm.
Để đánh dấu thời gian theo học của Xuân Quỳnh ở Quảng Bá, nhà xuất bản Văn học in cho Quỳnh một số bài, làm nên tậpChồi biếc.
Nhìn theo con mắt ngày hôm nay, có thể thấy hơi trái khoáy: Giữa Tơ tằm và Chồi biếc gần như không có liên hệ gì, sao không tách ra, làm hai tập riêng?
Song thực tình là lúc ấy, cả hai người, Cẩm Lai và Xuân Quỳnh đều chưa có đủ những bài tương đối khá, để ra tập riêng.
 Vả chăng, trong hoàn cảnh việc in thơ hoàn toàn theo chế độ bao cấp -- việc in cho một người cả tập thơ hay nửa tập thơ, cũng đã là một sự định giá của giới chuyên môn về nhà thơ đó.
Xét về tuổi tác, Xuân Quỳnh là tác giả trẻ số một được in nửa tập sớm nhất ( tới 1968 Vũ Quần Phương in chung với Văn Thảo Nguyên, Lưu Quang Vũ in chung với Bằng Việt)
Tổng cộng 39 trang, Chồi biếc gói gọn lại trong 18 bài, phần nhiều  là các bài  Xuân Quỳnh đã viết trong các lần theo đoàn văn công đi biểu diễn ở nơi xa.
Trước khi trích dẫn 4 câu:
Hạt muối mang theo vị đậm đà của biển
Mai, giữa Phần Lan em mang bóng dáng quê ta
Ôi những con đường từ bùn đen đứng dậy
Tung cánh bốn phương trời bay bổng lời ca.
Vân Long đã viết rằng “câu thơ Quỳnh lúc đó lốp xốp những khái niệm“, và nói rõ những bài thơ này “ phần lớn chỉ để dán bích báo của đoàn (văn công)”.
Nhưng cũng có mấy bài hé ra một số chi tiết liên quan đến cuộc đời riêng của Xuân Quỳnh, trong đó có bài thơ tình thuộc loại hay của tác giả, và sẽ vĩnh viễn gắn với tên Xuân Quỳnh như bàiThuyền và biển.
Để hiểu  loại sau này, không thể không trở lại với cuộc đời tình cảm riêng tư của tác giả.
Đến với đoàn văn công đầu năm 1955, Xuân Quỳnh sẽ ở với đoàn cho tới 1962. Đây là thời gian từ một thiếu nữ mới lớn tuổi 15, - tuổi mực tím như cách nói những năm chín mươi -- Quỳnh sẽ chuyển sang tuổi thanh nữ chín đầy, tuổi hai mươi hai.
Lẽ tự nhiên là đây cũng là thời gian trưởng thành của Xuân Quỳnh về phương diện tình cảm.
Có lần, trong câu chuyện với người viết cuốn sách này, vào khoảng những năm 1969 - 70, Xuân Quỳnh bảo:
    --- Thế này mới biết mình già này: Hồi đang ở văn công, tôi có yêu một ông, sau hai người phải chia tay. Tôi đau đớn quá, lúc nào cũng nghĩ đến mối tình vừa trải qua, đến mức đầu óc lúc nào cũng ong ong, không nghĩ được chuyện gì khác. Mỗi đêm chỉ ngủ có hai tiếng. Bây giờ thì khó yêu ai được như thế nữa.
    Câu chuyện dừng lại ở đấy, và tôi cũng không có dịp hỏi thêm nữa song thường vẫn nhớ mỗi  khi cần phải điểm lại những ngô nghê của mình cũng như của bè bạn thuở trẻ.
     Quan sát  Xuân Quỳnh lúc đã trưởng thành, tôi nhận ra một sự thực là có mối liên hệ trực tiếp giữa thơ Quỳnh và đời Quỳnh. Gặp chuyện gì gây xúc động, con người này phải tìm cách ghi bằng được dấu ấn của nó trong lòng mình bằng thơ. Nói cách khác, Quỳnh đã làm thơ cho mình trước khi mang nó đến với mọi người. Qua theo dõi từng bài thơ của Quỳnh - dĩ nhiên là chỉ những bài quan trọng -, người ta có thể lần ra rồi dựng lại tiểu sử nhà thơ.
Nhưng trong trường hợp này -- những năm Xuân Quỳnh mới đến với thơ -- các bằng  chứng thi ca đó hoàn toàn vắng thiếu.
Mọi cánh cửa đều đã khép lại.
Vậy chúng ta hãy tạm bằng lòng với câu  chuyện giữa Quỳnh với Tuấn, người chồng  chính thức đầu tiên.
Như Đông Mai đã nhận xét, Tuấn là một thanh niên đẹp trai song tính tình hoàn toàn trái ngược với Quỳnh. Quỳnh vui nhộn trong khi Tuấn lặng lẽ ít nói. Quỳnh thích một cuộc sống tự nhiên phóng túng trong khi Tuấn còn câu nệ theo nếp sống của các gia đình trung lưu thời ấy. Được cái Tuấn đối với Quỳnh bằng tất cả tấm tình chân thật. Người con gái sớm thấy rõ những nhược điểm của Tuấn: “Anh ấy chỉ là những động tác cơ bản đẹp chứ chưa thành điệu múa, chỉ là một bát phở ngon không có gia vị, chỉ là một cốt truyện hay chưa được viết thành văn...”.
 Đằng sau lối diễn tả hình ảnh mù mờ và không chắc đã chính xác, những dòng thư gửi chị mai này chỉ  cho thấy: Xuân Quỳnh cảm thấy ở Tuấn còn thiếu một cái gì mà mình mong muốn, còn chưa có những phẩm chất để Quỳnh mê mệt.
Nhưng chết nỗi Quỳnh là một người tự tin, tự tin cả trong công việc, lẫn trong tình yêu. Yêu người khác mình, vì mong người đó bổ sung cho mình.
Yêu người còn nghèo, còn đơn giản vì tin khả năng làm cho người đó trở nên giàu có, trở nên phong phú sinh động như mình mong mỏi.
 Thậm chí, có lúc yêu cả người mà Quỳnh cảm thấy chưa tốt, vì tin rằng mình sẽ có khả năng cảm hoá, làm cho người đó cao đẹp, sang trọng hơn.
Lòng tin đó, sẽ theo suốt Xuân Quỳnh trong những tình yêu về sau.
Lúc này đây, ở những bước đường đầu tiên trong đời, lòng tin ấy của Quỳnh clà yếu tố chi phối tất cả. Bởi vậy, sau khi nói với chị Đông Mai , mà cũng tự nhủ, rằng anh ấy (Tuấn) “tốt, rất tốt”, Quỳnh quyết định trao thân gửi phận cho Tuấn (*)
 Theo cách diễn giải của Đông Mai, Quỳnh hy vọng rằng với tình yêu của mình “động tác đẹp sẽ thành điệu múa, bát phở ngon sẽ có gia vị, cốt truyện hay sẽ được viết thành văn”.
Khi lòng Quỳnh đã quyết vậy, thì thơ Quỳnh cũng hướng cả về với Tuấn.
Bài thơ Ghét không phải loại thơ hay ở Xuân Quỳnh. Được cái, nó có giọng kể hồn nhiên và khá nhiều những chi tiết liên quan đến đôi bạn trẻ. Nhân vật chính ở đây cùng một anh kéo đàn và một cô ở đội múa. Hai bên lúc đầu xung khắc, vì chưa hiểu nhau.
 Song dần dần, trong công việc họ nhận ra vẻ đẹp của nhau, và lại đến với nhau một cách hồn hậu. Nhà thơ kết luận:
Ai biết đâu chữ ghét 
Là nhịp cầu nối duyên
Đây cũng là thứ nghịch lý được nhiều bạn trẻ xác nhận.
Chung quanh bài thơ Chồi biếc có một chuyện vui vui. Khi báo in ra, Xuân Quỳnh đến phân trần với Ngô Văn Phú:
- Anh Phú ơi, bài của tôi in rồi đấy. Nhưng ghét quá, đầu đề họ lại in sai là Trời biếc. Cải lương chế thì còn ra quái gì nữa!
- Thế Quỳnh viết Chồi  tr hay ch?
- Tôi viết là Trồi biếc.
- Thế thì họ in sai là phải. Nếu viết đúng là Chồi, người ta không in sai được.
Xuân Quỳnh im lặng không nói gì. Câu chuyện về những sơ xuất như thế này khá phổ biến trong giới, có điều, nó cũng tố cáo rằng Quỳnh phạm những “phốt” rất căn bản.
Tuy nhiên, nội dung chính bài Chồi biếc thì có phần sâu sắc hơn bài Ghét nói trên. Ta gặp ở đây một mô-típ của thơ tình Xuân Quỳnh: đôi ta cũng chỉ là một trong muôn ngàn cuộc tình ở đời này. Rồi cũng có lúc, chúng ta không còn trên mặt đất nữa. Nhưng lúc ấy, lại có những đôi khác:
Và rồi mai sau
Trên đường này nhỉ
Những đôi tri kỷ
Sóng bước qua đây
Lá vàng vẫn bay
Chồi non lại biếc.
Mô-típ này, chúng ta sẽ còn gặp trong phần cuối bài thơ dàiNhững năm tháng không yên  hoặc bài Không đề , cả hai in trong Tự hát 1984, bài Thơ tình cho bạn trẻ, in trong Hoa cỏ may, 1989.
Đây là một đoạn trong Thơ tình cho bạn trẻ:

Vẫn con đường, vạt cỏ tuổi mười lăm
Mặt hồ rộng, gió đùa qua kẽ lá
Lời tình tự trăm lần trên ghế đá
Biết lời nào giả dối với lời yêu

Tôi đã qua biết mấy buổi chiều
Bao hồi hộp lo âu và hạnh phúc
......
......
Người mới đến những nơi tôi từng đến
Lại  con đường vạt cỏ tuổi mười lăm
Lại hàng cây nghe tiếng thì thầm
Lời thành thật, dối lừa trên ghế đá

Nào hạnh phúc, nào là đổ vỡ 
Tôi thấy lòng lo sợ không đâu
Muốn giãi bày cùng ai đó đôi câu
Về tất cả những gì rồi sẽ trải
Mong rút ngắn dặm đường xa ngái
Để cho người tới đích bớt gian truân
Bao khổ đau sung sướng đời mình
Xin tặng bạn làm bước thang hạnh phúc
Nhưng tôi biết chẳng giúp gì ai được
Những vui buồn muôn thuở đi qua

Khoảng cách giữa hai bài thơ là 27 năm.
Sự liên tục giữa hai bài thơ - một sự liên tục song lại có phát triển -- cho thấy sự nhất quán của hồn thơ Xuân Quỳnh trước và sau.
Cũng có thể nhận ra sự nhất quán tương tự khi ta so sánh bàiCon tàu in trong Chồi biếc với nhiều bài thơ sau của Xuân Quỳnh. Con tàu bắt nguồn từ cảm hứng về sự giao hoà giữa những người yêu ở những phương trời xa cách nhau. Và bài thơ kết ở hai khổ cuối:
Tàu sẽ dừng ga cuối
Xin đừng vội ra đi
Cho phút giây gặp gỡ
Đỡ  lo giờ cách chia

Em khác chi con tàu
Nay đây rồi mai đó
Nên cả lúc gần anh
Mà lòng em vẫn nhớ
Mô-típ lo sợ, lo về sự chia ly ngay trong gặp gỡ, cũng như mô-típcả lúc gần nhau vẫn nhớ, sẽ còn trở lại trong nhiều bài thơ khác của tác giả.
Sau hết thành tựu đáng gọi là đỉnh cao của Chồi biếc, phải kể làThuyền và biển.
 Được viết có lẽ là trong chuyến Xuân Quỳnh ra đảo Cô Tô, bài thơ này cũng là một bài thơ tình đặc sệt chất Xuân Quỳnh: tình không bao giờ thoả mãn, tình rất sợ cách xa. Sau khúc dạo đầu hiền lành (Từ ngày nào chẳng biết - Thuyền nghe lời biển khơi - Cánh hải âu sóng biếc - Đưa thuyền đi muôn nơi) và một vài đưa đẩy khác, là đoạn định nghĩa về tình yêu.
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mang nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
(Không phải ngẫu nhiên, trong bản nhạc phổ thơ Xuân Quỳnh, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đưa đoạn này vào ngay phần đầu)
Cao trào của bài thơ là ở tám câu cuối:
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
Thơ tình Xuân Quỳnh là thơ tình của những kẻ không chấp nhận bất cứ sự xa cách này, ngược lại lúc nào cũng muốn kề cận “như chim liền cánh, như cây liền cành”.
Vì vậy, chỉ mới không gặp nhau một ngày mà đã bạc đầu thương nhớ, lòng đau rạn vỡ, và nếu từ giã nhau, thì sóng gió nổi lên. Điều thú vị cần nhớ đây không phải lời người con trai, mà lời tuyên bố của người con gái. Để nói hết sự giận dữ (= tình yêu) ấy, người con gái cảm thấy hình ảnh biển chỉ còn sóng gió chưa đủ, mà phải nhấn thêm hai câu cuối cùng: Nếu phải cách xa anh - Em chỉ còn bão tố.
 Không cường điệu một chút nào cả, bão tố là chuyện có thật trong đời Quỳnh, dù chỉ là bão tố trên những mảnh vườn hẹp.
--------

(*) Đầu 1968, khi tôi mới về Văn nghệ quân đội, người chuyên môn lo việc trình bày tạp chí  là  anh Hà Trì đã vui miệng kể với tôi chính đám cưới Quỳnh là do Quỳnh lo liệu, chứ không phải Tuấn. Một người bạn thân của Quỳnh, biết Quỳnh từ khi mới lập gia đình lần đầu còn nói rõ hơn chỗ khác căn bản của Quỳnh với Tuấn là ở cách sống lối sống. Tuấn kỹ càng chỉn chu rất có trách nhiệm với gia đình , nhưng theo một kiểu hơi cũ. Khi còn chưa lấy nhau có lần, Tuấn rủ Xuân Quỳnh đi xem phim, nhưng tới nơi, thì đã thấy cả bà cụ đẻ ra Tuấn. Và Tuấn xếp đặt để bà ngồi giữa, Quỳnh và Tuấn ngồi hai bên. Nhưng ở Tuấn lại thiếu sự  hào phóng rộng mở về tâm hồn. Tuấn không thể hiểu nổi những nóng lạnh bất thường trong con người Quỳnh. Trong khi Quỳnh quá tự tin ở cái ý tưởng có thể làm cho Tuấn thay đổi  thì càng ngày Tuấn chỉ càng bộ lộ sức ỳ của mình. Chính sự kéo dài không cần thiết của cuộc hôn nhân này lại đã làm hỏng đời Quỳnh. Khi một nỗi khao khát quá lớn không thể thực hiện  nó sẽ là  nguồn gốc của sự phá phách về sau, mà Quỳnh thì trước sau vẫn tự tin ở sức cải hóa đối tượng bằng tình yêu và sự hy sinh vô bờ của minh, đến nỗi trở thành nạn nhân của chính mình mà không hay biết và không bao giờ công nhận (Ghi thêm 12-2016)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BI KỊCH CỦA TỔNG THỐNG PHÁC CẬN HUỆ

LS Nguyễn Văn Thân
26-12-2016




Tổng thống Park Geun-hye cúi đầu xin lỗi người dân Hàn Quốc hôm 4-11. Ảnh: Korea Times

Ngày 9/12 vừa qua, Quốc Hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định truất phế Tổng Thống Phác Cận Huệ (Park Geng-hye) trên tỷ lệ 2/3 với 234/300 phiếu thuận và 56 phiếu chống. Có nghĩa là không chỉ có đối lập mà một số đông đảng viên của Đảng Tân Quốc Gia (Saenuri) của Tổng Thống Phác cũng đã bỏ phiếu hạ bệ bà. Hậu quả là bà Phác bị tước mọi quyền hành và Thủ Tướng Hoàng Giáo An (Hwang Kyo-ahn) trở thành Tổng Thống Xử lý Thường vụ trong thời hạn 180 ngày, trong lúc chờ đợi Tòa Bảo Hiến xét duyệt quyết định truất phế có hợp hiến hay không. Theo Hiến Pháp thì phải có ít nhất 2/3 tức là 6/9 thành viên của Tòa chuẩn y quyết định của Quốc Hội và nếu kết quả là thế thì sẽ dẫn đến một cuộc bầu cử tổng thống mới.
Nguyên nhân bà Phác bị truất phế có liên quan đến tham nhũng nhưng không phải cá nhân bà Tổng Thống tham nhũng mà là một người bạn thân của bà bị cáo buộc lạm quyền và trục lợi. Ngoài ra, bà Phác cũng bị tố là tiết lộ thông tin bảo mật quốc gia cho một người bạn không nắm giữ bất cứ chức vụ gì trong chính quyền.
Phác Cận Huệ là trưởng nữ của Phác Chính Hy, Tổng Thống đời thứ ba của Hàn Quốc. Ông Hy là một tướng lãnh quân đội cầm đầu cuộc đảo chánh vào năm 1961 và trở thành tổng thống vào năm 1963, cho tới khi ông bị hạ sát vào năm 1979. Trong suốt 16 năm cầm quyền, ông được mô tả là một nhà độc tài, cai trị với một bàn tay sắt, sẵn sàng bắt giam, tra tấn và thủ tiêu những người bất đồng chính kiến và đối lập. Nhưng ông cũng được đánh giá là người đã đặt nền móng đưa Hàn Quốc từ một quốc gia yếu kém, nghèo nàn sau chiến tranh và thời kỳ đô hộ Nhật vươn lên, thành một quốc gia công nghiệp, tân tiến hiện nay.
Vào năm 1974, ông Hy bị ám sát hụt nhưng sát thủ bắn chết vợ ông là bà Lạc Anh Tu. Phác Cận Huệ lức đó là một cô gái 22 tuổi, đang du học tại Pháp, lập tức quay trở về nước, thay thế vai trò Đệ Nhất Phu Nhân của mẹ để giúp đỡ cha trong việc điều hành quốc gia.
Có một đạo sĩ tên là Thôi Thái Mẫn (Choi Tae-Min) viết thư làm quen với bà Phác. Ông đạo sĩ này đã từng kết hôn tới 6 lần. Lúc đầu ông theo đạo Phật nhưng sau đó sáng lập ra Giáo Hội Đời Sống Vĩnh Cửu (Church Of Eternal Life). Ông Thôi nói rằng ông có khả năng tiếp xúc với mẹ của bà Phác trong giấc mơ và có thể làm trung gian chuyển những thông điệp hai chiều giữa bà Phác và người mẹ quá cố. Sau đó, bà Phác coi ông như là một người cha đỡ đầu. Lợi dụng quan hệ thân mật với bà Phác mà ông Thôi kiếm được rất nhiều tiền. Chính sách kinh tế của Phác Chính Hy dựa trên ân huệ ban phát cho các công ty do một vài đại gia tộc làm chủ. Dĩ nhiên là các đại gia không muốn làm phật lòng người đỡ đầu tinh thần con gái của tổng thống nên sẵn sàng đóng góp hậu hĩ.
Tới 1979, tức 5 năm sau khi mẹ bà Phác bị bắn chết thì đến lược Phác Chính Hy bị hạ sát bởi Kim Tái Khuê (Kim Jae-gyu), Giám đốc Tình báo do chính ông bổ nhiệm. Cho tới nay vẫn chưa biết rõ động cơ nào dẫn đến cuộc ám sát này. Kim Tái Khuê và đồng bọn bị xử tử vào treo cổ vào tháng 5 năm 1980. Bà Phác hầu như trở thành lệ thuộc vào đạo sĩ Thôi. Cho tới nay bà vẫn chưa lập gia đình và không có con cái gì. Bà nói rằng người yêu của bà là Triệu Tử Long vì hồi còn đi học bà đã đoc truyện Tam quốc chi nên đã”phải lòng” nhân vật đơn thương độc mã tả xung hữu đột giữa vạn quân để cứu ấu chúa là con của Lưu Bị. Có tin đồn là bà có con với đạo sĩ Thôi nhưng bà đã phủ nhận tin đồn này. Đạo sĩ Thôi qua đời vào năm 1994. Con gái của ông là Thôi Thuận Thực (Choi Soon-Sil) trở thành người thân duy nhất của bà Phác. Sau một thời gian ẩn dật, bà Phác tham gia chính trường và đắc cử vào Quốc Hội từ năm 1998 tới 2012. Bà cũng được bầu làm chủ tịch Đảng Đại Quốc (Grand National Party) từ 2004 tới 2006. Trong thời gian bà làm chủ tịch, Đảng Đại Quốc liên tục thắng hơn 40 cuộc bầu cử toàn quốc, địa phương và bổ sung. Vì vậy mà bà cũng được tặng cho danh hiệu là ”Nữ Hoàng Tranh Cử”.
Đại Quốc là một đảng có khuynh hướng bảo thủ. Đảng này đổi tên thành Tân Quốc Gia (Saenuri) vào năm 2011 sau một lượt thất bại. Trong cuộc bầu cử vào năm 2012, Đảng Tân Quốc Gia thắng 152/300 ghế tại Quốc Hội. Phác Cận Huệ đại diện cho Đảng Tân Quốc Gia ra tranh cử và làm nên lịch sử, trở thành nữ Tổng Thống Hàn Quốc đầu tiên vào ngày 19/12/2012, với 51.6% số phiếu.
Phác Cận Huệ chính thức nhậm chức tổng thống vào ngày 25/2/2013 trong lúc tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên ngày càng trở nên tồi tệ. Bắc Hàn vừa mới thử nghiệm vũ khí nguyên tử lần thứ ba trước đó khoảng 2 tuần. Bà Phác đã cứng rắn theo đuổi hệ thống lá chắn phi đạn tầm cao THAAD với Hoa Kỳ, bất chấp những lời đe dọa trả đũa từ Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng trang bị hệ thống lá chắn Patriot của Mỹ để đối phó với hỏa tiễn tầm ngắn và trung từ Bắc Hàn.
Về mặt kinh tế, sau giai đoạn phát triển tăng vọt, trung bình khoảng 10% mỗi năm trong thập niên 80, tỷ lệ tăng trưởng đã giảm xuống trung bình khoảng 2.7% trong 5 năm vừa qua. Cấu trúc kinh tế vẫn thiếu cân bằng và lệ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu và các công ty đại gia chẳng hạn như Samsung việvà Hyundai. Samsung đóng góp 30% vào GDP nên Hàn Quốc còn có tên gọi là Cộng Hòa Samsung. Trong thời gian gần đây, các công ty lớn như Samsung và Hyundai đã bắt đầu di chuyển cơ sở sản xuất sang các quốc gia có giá lao động rẻ, ví dụ như Việt Nam. Như các quốc gia phát triển khác, Hàn Quốc phải đối diện với những thách thức như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm sút, thất nghiệp gia tăng, dân số lão hóa, cách biệt giàu nghèo ngày càng xa và một thị trường bất động sản bong bóng có thể nổ bất cứ lúc nào.
Vào tháng 9, truyền thông loan tin là công tố viên đang tiến hành điều tra bà Thôi Thuận Thực lạm dụng quan hệ bạn bè với Tổng Thống Phác để áp lực các công ty đại gia tặng tiền vào các quỹ từ thiện mà bà Thôi lập ra rồi lấy xài thoải mái. Khi bà Thôi ly dị lần thứ hai vào năm 2014, bà kê khai tài sản trị giá khoảng 45 triệu Mỹ kim. Trong lúc Tổng Thống Phác né tránh cuộc điều tra thì truyền thông nắm được tài liệu trong máy vi tính cũ của bà Thôi có chứa thư từ trao đổi qua lại giữa hai người, cho thấy diễn văn của Tổng Thống Phác được gửi cho bà Thôi để sửa lại cùng với ý kiến của bà Thôi liên quan tới việc
c bổ nhiệm quan chức nhà nuớc và ngay cả cách ăn mặc của Tổng Thống Phác.
Phẫn nộ với những thông tin này, hàng triệu người Hàn Quốc xuống đường biểu tình qua nhiều tuần lễ liên tiếp. Bà Phác khóc và xin lỗi trước công chúng 3 lần và giải thích rằng vì bà sống cô độc không có gia đình hoặc con cái nên đã nhờ bà Thôi phụ giúp cho nhiều việc riêng tư. Nhưng bà không ngờ người bà tin cậy nhất lại lạm dụng quan hệ của họ để trục lợi. Tuy nhiên, người dân không chấp nhận lời biện bạch này biểu hiện qua tỷ lệ ủng hộ cho bà xuống tới mức thê thảm, chỉ còn có 4%. Do đó, người ta không ngạc nhiên chính cả Đảng Tân Quốc Gia cũng bỏ rơi bà.
Thật ra, Phác Cận Huệ không phải là tổng thống Hàn Quốc đầu tiên dính phải sự bê bối. Lý Thừa Văn ủa m(Syngman Rhee) là người Cơ Đốc giáo tham gia tranh đấu giành độc lập từ Nhật Bản và trở thành tổng thống đầu tiên với sự hậu thuẫn của Mỹ. Ông Lý biến thành người độc đoán và sử dụng thủ đoạn gian lận để thắng cử. Vào năm 1965, sinh viên Hàn Quốc nổi dậy biểu tình khắp cả nước và ông phải bỏ chạy và sống lưu vong tại Hawaii. Toàn Đẩu Hoán (Chun Doo-hwan) là tổng thống thứ năm. Sau khi mãn nhiệm kỳ, ông Toàn sống một vài năm trong một ngôi chùa hẻo lánh để sám hối tội lỗi trong thời ông nắm quyền cai trị. Nhưng ông vẫn bị truy tố về tội nổi loạn, mưu sát và ăn cắp 400 tỷ won (370 triệu Mỹ kim) từ ngân quỹ và bị tuyên án tử hình. Sau đó, Tòa Thượng Thẩm giảm xuống tù chung thân và phạt ông 220 tỷ won.
Tương tự như vậy, Tổng Thống kế nhiệm Lô Thái Ngu (Rok Tae-woo) cũng bị truy tố cùng lúc với ông Toàn và lãnh án 22 năm tù. Cả hai ông Toàn và Lô được Tổng Thống kế tiếp là Kim Vịnh Tam ân xá vào năm 1997.
Tổng Thống thứ chín Lỗ Vũ Huyễn tự tử một năm sau khi hết nhiệm kỳ với những cáo buộc là thành viên trong gia đình nhận hối lộ 6 triệu Mỹ kim. Tương tự như vậy, Tổng thống thứ mười Lý Minh Bác sau khi mãn nhiệm kỳ phải đối mặt với tình trạng là người anh trai nhận hối lộ và bị tuyên án 14 tháng tù. Hình như các đời tổng thống Hàn Quốc đều có chung một bi kịch là không phải chính bản thân họ mà thân nhân hoặc bạn bè của họ đều lạm dụng quan hệ để trục lợi và kiếm tiền bất chánh.
Thật ra người Hàn Quốc có một nền văn hóa và ý thức trách nhiệm rất cao. Bằng không thì họ không thể nào thay đổi vận mệnh quốc gia trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. GDP mỗi đầu người từ năm 1963 khoảng 100 Mỹ kim tăng lên 2,000 Mỹ kim trong thập niên 80, 10,000 Mỹ kim trong thập niên 90 rồi 20,000 Mỹ kim trong thập niên 2000 và hiện nay khoảng 28,000 Mỹ kim, so với Việt Nam là 2,000 Mỹ kim (tức cao hơn Việt Nam tới 14 lần). Người Hàn Quốc không chỉ cần cù mà còn có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật rất cao. Họ không chấp nhận tham nhũng dưới bất cứ hình thức nào.
... Có lẽ là do tinh thần và ý thức của người Việt không cao bằng người Hàn Quốc. Bằng không thì Việt Nam ... không đến nỗi tụt hậu và thua xa khi so với Hàn Quốc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trường ca: Gió bay về trời ( trích đoạn )

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh chiếc thuyền buồm?

H.G
Hình như..Mì ăn liền
và hàng giá rẻ
những chuyện bông phèng, nhảm nhí
hình như
đang được mùa..
Con người hình như
đã bỏ qua
bao điều hệ trọng.
Hình như
chúng ta mệt nhoài
bởi các trào lưu tư tưởng,
chán ngấy
đạo đức giả cầy
chán lời chân thành, như chèo hát hay
dội vào vách đá..
Giờ thì không cần điều gì hơn nữa,
bắt đầu
bằng lãnh đạm thờ ơ?
kết thúc
bằng chấp nhận?

2.
..“Miệng liền tai”
Nơi không có người
tôi hát cho tôi..
Để nhớ mình còn sống
còn yêu thương và còn hy vọng
dù nênh nổi lạch nguồn
vẫn hướng biển khơi
tìm về bình minh toả sáng..
Như chàng Trương Chi thủa xưa khát vọng
tiếng hát trong đêm mịt mù,
nhói lòng vọng đến cung vua,
Mị Nương hằng thức mỏi chờ mỗi đêm.
Ta nói thực,
đừng giận nghe em:
Ta đâu dám nhìn ngôi cao quyền quý!
Chỉ một lẽ đời tri kỷ:
“Đồng thanh tương ứng
đồng khí tương phùng”
Dù biết rằng :
Có thể đi không, về không !
Nhưng đã yêu
ta bằng lòng chấp nhận,
không than van và không oán hận..
Trên con thuyền độc mộc này giữa sóng to gió lớn
Em đừng hỏi vì sao ta vẫn vững tay chèo?
Ví dù còn lắm gian lao
Buồm kia đã mở
Vẫn ào gió lên..”
3.
Không xênh xang áo mũ
chẳng vila chọc trời
chỉ một vườn hoa nhỏ
bên bờ sông lặng trôi.
Tiền không có bạc tỷ
rung rinh năm ba đồng,
sớm tối đợi tri kỷ
liều một lần chơi ngông!
Tửu sắc không mê lắm,
trà ngon chỉ đến chừng,
nếu gặp người
Người gặp..
Một tiếng cười như không!
Ghét khúm núm nịnh bợ,
yêu người nói hết lòng
đe nẹt
không thèm sợ!
Rình mò thêm mất công!
Ai cho dở, bảo dở,
ai nói hay tuỳ lòng,
bạn tôi
kiểu người cũ..
ai chơi
cùng tôi không?
4. ( Còn nữa..)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Nước Mỹ của Donald Trump sẽ khắc chế Trung Quốc như thế nào?



Mặc dù cùng theo đuổi một mục tiêu, rất có thể Trump sẽ sử dụng những biện pháp khác người tiền nhiệm của mình.
 




Bài viết của NCS. Ngô Di Lân, ĐH Brandeis, Hoa Kỳ (cùng nhóm nghiên cứu thuộc Sáng Kiến Việt Nam)Sẽ không “đảo chiều”?
Mặc dù Trump từng nhiều lần phát ngôn "gây sốc" trên quãng thời gian tranh cử, nhưng chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm sắp tới dù có thể thay đổi nhưng sẽ không "đảo chiều". Và Biển Đông sẽ vẫn là trọng tâm trong Chiến lược Châu Á của Mỹ.
Thứ nhất, lịch sử cho thấy, lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ gần như không thay đổi bất kể ai lên làm tổng thống. Mỹ chưa bao giờ nhượng bộ một đối thủ chiến lược nào khi điều đó đe doạ an ninh quốc gia và vị trí siêu cường số một của mình. Nhìn từ Washington, một khi bị Trung Quốc đe doạ vị trí độc tôn, thì đối với Mỹ, Trung Quốc sẽ không khác Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là bao.
Thứ hai, gần như chưa có tổng thống Mỹ nào thay đổi hoàn toàn chính sách của người tiền nhiệm. Đa số sẽ gỡ bỏ một phần, sửa đổi một phần và giữ lại một phần. Dưới thời Trump, khả năng cao xu hướng đơn phương và cứng rắn trong chính sách ngoại giao Mỹ sẽ mạnh hơn, nhưng không có nghĩa là Trump sẽ hủy bỏ toàn bộ những gì Obama đã đạt được.
Nhìn chung, nhiều khả năng Trump sẽ kế tục phần nào chính sách "xoay trục về Châu Á" của Obama và theo dõi sát sao tình hình tranh chấp ở Biển Đông, tuy cách tiếp cận và các quyết sách cụ thể có thể sẽ khác. Nếu Mỹ nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông và hải quân Mỹ đánh mất khả năng tự do đi lại của mình ở vùng biển này, khả năng tác chiến của quân đội Mỹ ở Châu Á sẽ bị suy giảm đáng kể.
Điều này có thể đe doạ nghiêm trọng an ninh của các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản hay Philippines nếu có xung đột vũ trang xảy ra giữa họ và Trung Quốc. Một khi các đồng minh không thể hoàn toàn tin tưởng vào sự đảm bảo về an ninh của Mỹ nữa, họ sẽ buộc phải gia tăng chi tiêu quốc phòng. Trên thực tế, điều này đã và đang xảy ra. Hệ quả tiềm tàng là một cuộc chạy đua vũ trang làm gia tăng căng thẳng và bất ổn trong khu vực. Đây là điều Mỹ không muốn.
Mục tiêu cũ, cách chơi khác?
Mặc dù cùng theo đuổi một mục tiêu, rất có thể Trump sẽ sử dụng những biện pháp khác người tiền nhiệm của mình.
Thứ nhất là các chính sách về thương mại. Bởi việc rút ra khỏi TPP là một trong những lời hứa hẹn lớn nhất của Trump với cử tri khi tranh cử, nên kể cả Mỹ có không đơn phương rút ra khỏi hiệp định này sau khi Trump nhậm chức, thì việc hoãn thông qua TPP trong thời gian trước mắt gần như chắc chắn sẽ xảy ra.
Mặc dù vậy, về lâu dài áp lực để phê chuẩn sẽ vẫn tồn tại trong chính trị Mỹ do gắn kết lợi ích với nước Mỹ và Đảng Cộng hòa. Kể cả khi không theo đuổi TPP nữa thì trụ cột kinh tế - thương mại vẫn không thể bị gỡ bỏ. Vẫn có khả năng Trump sẽ triển khai đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương ở Châu Á để mở rộng thị trường cho nền kinh tế Mỹ và củng cố vị trí chiến lược của Mỹ trong khu vực.
Thứ hai là sự suy giảm vai trò của các cơ chế đa phương. Chính sách đối ngoại của Trump nhiều khả năng sẽ nhấn mạnh các mối quan hệ song phương và coi nhẹ các thể chế đa phương hơn so với thời Obama. Vì vậy, nếu Mỹ có tiếp tục coi trọng Biển Đông, khả năng cao là nước này sẽ không tận dụng các kênh ngoại giao đa phương như ASEAN, ARF, EAS, mà sẽ đẩy mạnh hợp tác song phương với các quốc gia có tranh chấp. Điều này có thể sẽ gây bất lợi cho những quốc gia nhỏ.
Thứ ba là con bài hoà hoãn (détente) Mỹ - Nga. Với những lời khen mà Trump đã dành cho Putin trong thời gian vừa qua, rất có thể Trump sẽ tìm cách "tái khởi động" lại mối quan hệ với Nga để tạo ra thế "Nixon đảo ngược". Nói cách khác, thay vì dùng "lá bài Trung Quốc" để tạo thế đối trọng với Liên Xô như Nixon từng làm trong Chiến tranh Lạnh, Trump sẽ dùng "lá bài Nga" để đẩy Trung Quốc vào thế yếu và buộc Trung Quốc phải hoà hoãn.
Ngoài ra, quan hệ tốt với Nga sẽ giúp Trump dễ dàng hơn trong xử lý vấn đề Trung Đông như đã hứa với cử tri trước đó. Trừ khi Nga tiếp tục có những động thái khiến Mỹ và các đồng minh NATO cảm thấy bất an, gần như chắc chắn một sự thoả hiệp Mỹ - Nga sẽ xảy ra, đặc biệt khi các đòn trừng phạt của Mỹ và EU đối với Nga trong suốt thời gian vừa qua chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Do đó, đối với các quốc gia ở Biển Đông, tác động từ chiến thắng của Trump vẫn còn là một câu hỏi. Bắc Kinh chắc chắn không ưa chính sách ngoại giao cứng rắn của Hillary nhưng buộc phải dè chừng trước sự khó đoán của Trump. Đặc biệt khi những tuyên bố từ trước tới nay của Trump nhằm vào Trung Quốc là rất gay gắt, ít nhất là về tiền tệ và thương mại.
Các nước nhỏ hơn trong khu vực có lẽ sẽ trông đợi vào Trump để tạo ra một sự chuyển biến đủ lớn để hoá giải thế bế tắc hiện nay ở Biển Đông, song cũng sẽ thấy bất an trước một khả năng không thể loại trừ là Mỹ-Trung bắt tay hoà hoãn. Tuy nhiên do Mỹ-Trung vẫn đang ở thế đối đầu hết sức gay gắt, khả năng hoà hoãn là rất thấp.
Do đó, có thể sẽ là một gợi ý khôn ngoan cho các bên còn lại trong tranh chấp ở Biển Đông là khai thác triệt để mâu thuẫn Mỹ - Trung, đồng thời thuyết phục Bắc Kinh nhượng bộ, trong bối cảnh các cơ chế đa phương trong khu vực được dự đoán sẽ mất vai trò chủ đạo như đã nói ở trên.
Theo VIETNAMNET
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoa Kỳ trục xuất quan chức Nga về cáo buộc tấn công tin tặc

Putin and ObamaImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionQuyết định của chính quyền Obama đánh dấu điểm lùi trong quan hệ Nga - Mỹ
Hoa Kỳ trục xuất 35 quan chức ngoại giao Nga nhằm trừng phạt trước cáo buộc liên quan tới vụ tấn công tin tặc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11.
Thời hạn để các nhà ngoại giao Nga rời Hoa Kỳ là 72 giờ.
Quốc gia này cũng cho đóng cửa hai trung tâm được Nga dùng để thu thập thông tin tình báo.
Tổng thống Barack Obama trước đó đã hứa sẽ có hành động đối với Nga trong lúc Hoa Kỳ cáo buộc Nga tấn công tin tặc chống lại Đảng Dân chủ và chiến dịch vận động của bà Hillary Clinton.
Nga phủ nhận mọi liên quan và gọi quyết định này là "không có cơ sở".
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố 35 quan chức ngoại giao Nga ở đại sứ quán tại Washington DC và lãnh sự quán ở San Francisco là "persona non grata" [nhân vật không được hoan nghênh], và cho họ cùng gia đình thời hạn 72 giờ để rời đi.
Động thái này diễn ra sau khi nhiều thượng nghị sỹ Hoa Kỳ kêu gọi cấm vận các quan chức Nga được cho là có liên quan tới vụ tấn công tin tặc, mà một số nhà lập pháp còn gọi đây là trận "Trân châu Cảng về chính trị".
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa John McCain và Lindsey Graham - những người dẫn dắt chiến dịch kêu gọi cấm vận, nói họ "muốn dẫn dắt nỗ lực trong Quốc hội mới nhằm áp đặt cấm vận mạnh mẽ hơn lên Nga".
Phát ngôn viên điện Kremlin nói với phóng viên ở Moscow rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ xem xét các biện pháp đáp trả.
Ông Dmitry Peskov nói hành động này "cho thấy chính sách ngoại giao bất thường và hung hăng", và gọi đây là những hành động "không có cơ sở và bất hợp pháp".
Đại sứ quán Nga ở Anh đăng một tấm hình lên mạng xã hội Twitter, mỉa mai ví ông Obama với con vịt què.
Russian Embassy tweets: President Obama expels 35 🇷ussian diplomats in Cold War deja vu. As everybody, incl american people, will be glad to see the last of this hapless Adm.Image copyright@RUSSIANEMBASSY
Image captionHình ảnh trên Twitter trên trang của Đại sứ quán Nga ở Anh
Tân Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ lên nhậm chức vào tháng tới, đã bác bỏ tuyên bố về vụ tấn công tin tặc là "nực cười" và nói người Mỹ nên "tiếp tục cuộc sống bình thường" khi được hỏi về khả năng cấm vận trước thông báo hôm thứ Tư 28/12.
Thông báo về cấm vận cũng được đưa ra đối với chín thực thể và cá nhân trong đó có các cơ quan tình báo Nga GRU và FSB.
Hai trung tâm tình báo Nga đặt ở New York và Maryland cũng sẽ bị đóng cửa.

'Cần thiết và phù hợp'

Trong một thông cáo, Tổng thống Obama gọi những hành động này là "sự đáp trả cần thiết và phù hợp trước các nỗ lực nhằm làm tổn hại lợi ích của Hoa Kỳ" và nói "mọi người Mỹ nên cảnh giác trước những hành động của Nga".
Ông Obama cũng thông báo Hoa Kỳ sẽ giải mật các thông tin kỹ thuật liên quan tới hoạt động công nghệ thông tin của Nga nhằm "giúp những ai bảo vệ mạng lưới ở Hoa Kỳ và nước ngoài nhận diện, phát hiện và can thiệp chiến dịch toàn cầu với các hoạt động thông tin độc hại của Nga".
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Paul Ryan, nhân vật đảng Cộng hòa giữ vị trí cao nhất ở Quốc hội, nói trong một thông cáo rằng tuy những biện pháp này chậm trễ nhưng "là cách phù hợp để kết thúc tám năm thất bại trong chính sách với Nga".
Thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ, ông Ben Cardin, từ Maryland, kêu gọi Quốc hội có hành động độc lập với tòa Bạch ốc và dự tính sẽ thiết lập một ủy ban "xem xét kỹ lưỡng hơn những nỗ lực tấn công và can thiệp của Nga vào kỳ bầu cử của chúng ta".

'Chiến dịch kéo dài cả thập kỷ'

The Russian embassy in the USImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionCác nhà ngoại giao Nga và gia đình phải rời Hoa Kỳ trong vòng 72 giờ
Trong một tuyên bố chung của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Văn phòng Giám đốc An ninh Quốc gia, cùng với FBI, quan chức Hoa Kỳ kêu gọi các công ty "nhìn lại trong mạng lưới của mình" và báo cáo bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có "hoạt động thông tin độc hại" tới pháp luật.
Vụ tấn công tin tặc của Nga, mà cơ quan tình báo Hoa Kỳ gọi là "chiến dịch kéo dài cả thế kỷ" gồm các phương pháp như "hệ thống lừa đảo để thu thập thông tin cá nhân, chiến dịch nhằm vào các tổ chức công quyền, tấn công cơ sở hạ tầng thông tin, các tổ chức nghiên cứu độc lập, trường đại học, tổ chức chính trị, doanh nghiệp; ăn cắp thông tin từ những tổ chức này; và gần đây là các vụ công bố một số thông tin đã thu thập được".
Thư điện tử đánh cắp từ người quản lý chiến dịch của bà Hillary Clinton và từ máy chủ của Ủy ban đảng Dân chủ Quốc gia bị Wikileaks tung ra trong lúc đợt bầu cử tổng thống 2016 đang diễn ra.
Nhiều cơ quan Hoa Kỳ, trong đó có FBI và CIA đã kết luật rằng việc rò rỉ các thông tin bị đánh cắp gây ra thiệt hại tới bà Clinton và đảng Dân chủ khiến ông Trump giành được lợi thế.

Phần nhận xét hiển thị trên trang