Việt Nam nên phản ứng ra sao trước phán quyết của Tòa về vụ kiện đường lưỡi bò?
(GDVN) - Chúng ta nên tổ chức học tập, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc và cầu thị về quá trình khởi kiện của Philippines, rút ra được những bài học bổ ích để...
Ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu trước Quốc hội Việt NamBáo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình?Tòa Trọng tài Thường trực tuyên bố có thẩm quyền xử vụ kiện đường lưỡi bò
LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) rằng Tòa có thẩm quyền xét xử vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và phản ứng Việt Nam nên lựa chọn trong trường hợp này với tư cách là một bên có liên quan. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Ngày 29/10 Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague Hà Lan ra thông cáo báo chí về vụ kiện giữa Cộng hòa Philippines với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó phán quyết rằng PCA có thẩm quyền thụ lý, xét xử vụ kiện này theo đúng quy định của UNCLOS.
Dư luận khu vực, quốc tế đặc biệt hoan nghênh phán quyết này và rất chờ đợi những bước tiếp theo của PCA. Phán quyết của PCA có thể nói chính là thắng lợi bước đầu của công lý, thắng lợi của chính UNCLOS và Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Công ước trong xử lý tranh chấp về giải thích và vận dụng công ước ở một vùng biển phức tạp như Biển Đông.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. |
Những điều đáng chú ý trong thông cáo báo chí của PCA
Tòa án được thành lập hợp pháp theo Phụ lục VII của UNCLOS. Đồng thời, trước việc Trung Quốc công bố văn bản thể hiện lập trường của mình về vụ kiện và phiên tòa trong tháng 12/2014, PCA đã ra phán quyết trong tháng 4/2015 rằng Tòa án sẽ xem xét bản tuyên bố lập trường này như một lời bào chữa liên quan đến thẩm quyền của PCA và Tòa triệu tập một cuộc điều trần về thẩm quyền của mình đối với vụ kiện này trong 3 ngày, 7,8 và 13/7/2015.
Thông cáo báo chí ngày 29/10 của PCA cho biết: Cả Trung Quốc và Philippines đều là một thành viên ràng buộc của UNCLOS có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ mọi điều khoản của UNCLOS. Việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện không làm mất thẩm quyền ra phán quyết của PCA.
PCA bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng Philippines chủ yếu khởi kiện các nội dung liên quan đến "chủ quyền" và phân định biên giới biển giữa 2 nước, do đó nó vượt qua thẩm quyền của PCA. Ngược lại Tòa khẳng định, bản chất vụ kiện của Philippines phản ánh tranh chấp giữa 2 nước liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS.
PCA bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002 là thỏa thuận để giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua thương lượng. Ngược lại, PCA phán quyết rằng DOC chỉ là một thỏa thuận chính trị mà không có ràng buộc pháp ý, do đó không liên quan đến các quy định trong UNCLOS về việc ưu tiên giải quyết tranh chấp thông qua bất kỳ phương tiện nào mà hai bên đồng ý.
Philippines khởi kiện tất cả 15 vấn đề, trong đó có 7 vấn đề PCA cho rằng cần phải xem xét thêm. Tòa đang yêu cầu Philippines giải trình thêm hoặc thu hẹp lại 7 vấn đề này và sẽ tiến hành tham vấn các bên, tổ chức điều trần về thẩm quyền của Tòa với 7 nội dung này. Những phiên điều trần này không mở cửa công khai, nhưng PCA sẽ phát hành thông cáo báo chí khi bắt đầu và kết thúc phiên điều trần và xem xét yêu cầu quan tâm của Trung Quốc và các đoàn quan sát.
PCA hy vọng có thể giải quyết các vấn đề pháp lý còn lại của vụ kiện trong năm 2016.
15 vấn đề Philippine Philippines khởi kiện có thể khái quát thành 3 nội dung liên quan đến quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông. Một là Philippines đề nghị Tòa phán quyết về nguồn gốc của quyền, nghĩa vụ của các bên ở BIển Đông và ảnh hưởng của UNCLOS đối với tuyên bố "quyền lịch sử" của Trung Quốc trong phạm vi cái gọi là đường 9 đoạn.
Hai là Philippines đề nghị PCA ra phán quyết về đặc trưng pháp lý của một số thực thể mà cả Philippines và Trung Quốc đều yêu sách ở Biển Đông xem chúng là đảo, bãi đá hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi theo UNCLOS vì điều này quyết định tình trạng pháp lý, hiệu lực pháp lý của các thực thể này với vùng biển xung quanh nó.
Ba là, Philippines đề nghị Tòa ra phán quyết về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm UNCLOS trong việc ngăn cản Philippines thực hiện quyền chủ quyền và các quyền tự do theo UNCLOS.
Vai trò không thể thiếu của Việt Nam
Vai trò không thể thiếu của Việt Nam
Ảnh chụp màn hình phần tiêu đề Thông cáo Báo chí của PCA về vụ kiện đường lưỡi bò. |
Trong thông cáo báo chí của PCA ngày 29/10 phần c mục 3 cho biết: Sau khi xác định các tranh chấp trình bày bởi đơn kiện của Philippines, PCA xem xét sự vắng mặt trong vụ kiện này của các quốc gia có yêu sách với các đảo ở Biển Đông như Việt Nam có phải là một rào cản đối với thẩm quyền xét xử của Tòa hay không.
Tòa án cho rằng phiên tòa này khác với các phiên tòa trước đây, trong đó một phiên tòa đã thấy rằng sự tham gia của một bên thứ 3 có liên quan là không thể thiếu. PCA sẽ không ra phán quyết về chủ quyền của Việt Nam và các nước khác; không cần phải được xác định trước khi phiên tòa có thể tiến hành.
Tòa cũng nhắc lại rằng, vào tháng 12 năm 2014, Việt Nam đã đệ trình "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam" đối với phiên tòa này, trong đó Việt Nam khẳng định rõ rằng họ "không có nghi ngờ gì về thẩm quyền của Tòa trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng".
Phán quyết của PCA là thắng lợi bước đầu, nhưng vô cùng quan trọng của UNCLOS và công pháp quốc tế
Phán quyết của PCA về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines là thắng lợi bước đầu, nhưng vô cùng quan trọng của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, cũng như công pháp quốc tế. Có thể nói lần đầu tiên các tranh chấp về việc giải thích và áp dụng UNCLOS 1982 theo các cơ chế thích hợp đã được vận để dụng để thụ lý và xét xử các vụ kiện được đơn phương đệ trình.
Mặc dù phải chịu rất nhiều áp lực chính trị, kinh tế từ phía Trung Quốc, nhưng có thể thấy các thành viên Hội đồng Trọng tài của PCA đã rất công tâm, nỗ lực bảo vệ công lý, bảo vệ UNCLOS, bác bỏ những lập luận ngụy biện của Trung Quốc - một thành viên UNCLOS - chỉ muốn tuân thủ quy định nào có lợi cho mình và tự cho phép mình có cái gọi là quyền miễn trừ khỏi những quy định của UNCLOS bất lợi cho họ.
Theo South China Morning Post ngày 31/10, học giả Ian Storey, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng, phán quyết của PCA là chiến thắng gián tiếp của các bên yêu sách khác. Zhang Xijun, một chuyên gia về luật biển từ Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cũng thừa nhận, trong ngắn hạn nó sẽ thúc đẩy phản ứng mạnh mẽ của các bên yêu sách khác ở Biển Đông.
Ông Trương Minh Lượng, một nhà nghiên cứu đại học Kỵ Nam cho rằng, việc từ chối tham dự phiên tòa sẽ làm hỏng hình ảnh Trung Quốc, dư luận quốc tế sẽ thấy Trung Quốc đã bất chấp các quy tắc của luật pháp quốc tế, chỉ tìm cách bắt nạt các nước nhỏ.
Học giả Ian Storey nhận xét, lý do thực sự khiến Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa này vì họ biết rằng yêu sách “lưỡi bò” ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và nó sẽ bị bác bỏ.
Việt Nam nên phản ứng ra sao?
Theo tôi, việc đầu tiên là Việt Nam nên có động thái thích hợp để hưởng ứng kịp thời và rõ ràng đối với phán quyết có ý nghĩa này của PCA. Trước hết, chúng ta nên ca ngợi, đánh giá cao kiến thức, sự công tâm, trách nhiêm và lòng quả cảm của các Thẩm phán được cử tham gia Hội đồng PCA trong quá trình nghiên cứu, thụ lý hồ sơ vụ kiện lịch sử này.
Việc làm của họ tuy là bước đầu, nhưng có thể nói đó là những công hiến vô cùng quan trọng cho nhân loại trong việc góp phần bảo vệ công lý, lẽ phải và hiệu lực của UNCLOS 1982, tạo ra tiền lệ pháp lý để giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, ngăn ngừa xung đột và chiến tranh.
Đồng thời, chúng ta nên tăng cường hơn nữa công tác truyền thông cho dư luận hiểu rõ về ý nghĩa của phán quyết này. Điều quan trọng hơn, chúng ta nên tổ chức học tập, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc và cầu thị về quá trình khởi kiện của Philippines, rút ra được những bài học bổ ích để tổ chức chuẩn bị mọi phương án đấu tranh trên mặt trận pháp lý, trong đó có việc sử dụng đến các cơ chế tài phán quốc tế.
Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang