Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền:Tôi lao động đến thối cả móng tay


Một Thế Giới - Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước các thông tin được đăng trên một số tờ báo về khối bất động sản được cho là của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Để rộng đường dư luận, PV đã tìm cách liên hệ với ông Truyền và có cuộc trao đổi xoay quanh những thông tin này.

Ngày 26.2, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói: “Tôi sẵn sàng cung cấp các thông tin và minh định về tài sản của mình với cơ quan chức năng Trung ương, nếu các cơ quan này có nhu cầu xác minh, làm rõ…”.

Về ngôi dinh thự, nhà gỗ đặc biệt...

Nói về ngôi dinh thự tại ấp 3, xã Sơn Đông, TP Bến Tre, ông Truyền thừa nhận đây là nhà của mình nhưng xây cất trên diện tích đất của người con trai. Ông Truyền cho hay con trai ông đã bỏ tiền ra mua phần đất này từ trước đó.

“Đất này vốn là ruộng phèn, trũng thấp, con trai tôi mua lại của nhiều hộ dân kề cận mới có được tổng diện hơn 16.000 m2 vuông chứ không phải như một số tờ báo nêu trên 30.000 m2” - ông Truyền minh định.

Theo lời ông Truyền, sau khi nghỉ hưu, ông về khu đất này, thuê người đào mương, lên liếp lập vườn… và quyết định dựng một ngôi nhà để cả gia đình cùng cư ngụ.

Ông Truyền kể lại: “Ban đầu tôi cùng con trai lên Tây Ninh tìm mua lại một căn nhà gỗ xưa cũ mang về dựng lên, dự định để làm nơi làm chỗ nghỉ ngơi, uống trà. Có lần cô em gái ở TP.HCM quen thân từ khi tôi còn công tác ở Bến Tre xuống chơi, tỏ ý không hài lòng vì mấy cây cột cũ. Cô này nói có mua cái nhà gỗ định làm nhà vườn và nếu cần thì đem xuống dựng cho tôi (đây được cho là căn nhà có gỗ thuộc nhóm đặc biệt - NV). Còn về căn biệt thự này là do thấy tôi đang tính làm nhà, những người quen ở Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM động viên và giúp cho bản vẽ thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc hơi xưa nhưng cách tân một xíu nên nhìn nó rất là sang chứ giá trị không lớn, đồ vật trong nhà cũng bình thường. Thực sự là tôi không lường hết được nó lại lớn như thế vì anh em thiết kế rồi tổ chức thi công luôn”.

Ông Truyền khẳng định tiền xây dựng nên ngôi nhà này, một phần là tiền của tích cóp của gia đình ông bấy lâu nay, một phần từ sự giúp đỡ của nhiều người bạn cho đá, cho gạch… Trong đó có một cô em nuôi ở quận 9, TP.HCM, có hỗ trợ tiền bạc khi thiếu hụt.

Lý giải về sự nhiệt tình giúp đỡ này, ông Truyền cho biết trước đây mẹ nuôi của ông ở quận 9 có làm giấy cho mỗi người một lô đất cất nhà để ở nhưng không cho bán (cái này có di chúc đàng hoàng). Cô em này cũng góp vốn giúp ông cất nhà.

“Giờ tôi xây nhà ở đây, cô em gái nuôi mở lời giúp. Sau này, nếu tôi muốn ở căn nhà ở quận 9 (TP.HCM) thì sẽ trả lại phần tiền đã mượn. Còn nếu tôi không có nhu cầu ở thì giao cho cô ấy, bù lại cô em nuôi chi tiền nong để giúp tôi xây nhà ở Bến Tre” - ông Truyền cho biết.

Về thông tin bốn căn nhà gỗ được cho là dựng lên từ loại gỗ thuộc nhóm đặc biệt (không cần dùng đinh sắt nào) bên trong khuôn viên dinh thự này, ông Truyền cho hay đúng là có thêm một số gian nhà cổ thiết kế bằng gỗ xưa trong khuôn viên ngôi nhà này. Trong đó có gian nhà cổ đang dùng để làm nơi thờ tự khang trang, do cô em gái thân quen mua ở Quảng Nam và thuê thợ từ ngoài đó về dựng lại.

“Gian nhà gỗ này được kết cấu bằng nhiều mộng, dân xứ mình không quen dựng nhà kiểu này vì thế phải thuê thợ từ ngoài đó vào chứ có phải thuê thợ đặc biệt gì ở đâu tới ráp đâu. Và cũng vì nó được kết cấu bằng nhiều mộng nên mới thấy nó dính lại mà không cần cây đinh sắt gì thôi” - ông Truyền lý giải.

Thông tin trên một số báo nêu “có tới bốn căn nhà cổ lợp ngói đỏ”, phía ông Truyền cho hay ngoài gian nhà gỗ trên, nếu tính hết các căn nhà do ông tận dụng gỗ vụn ghép lại thì tới sáu cái chứ không phải bốn, vì tính cả nhà rông dành để tiếp khách, uống trà, nhà bếp, nhà vệ sinh,…

Về chiếc giường ngủ của vợ chồng ông được cho là có giá trị hàng tỉ đồng, ông Truyền khẳng định: “Không có chuyện chiếc giường ngủ của vợ chồng tôi trị giá hàng tỉ đồng như bài báo chí đã nêu. Tất cả giường tủ, bàn ghế để nơi thờ tự, trong nhà là do tôi mua sắm từ trước đó, cụ thể là mua ở đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM. Họ làm theo lối giả cổ chứ không phải là đồ cổ thật sự đâu mà đắt giá”.

“Không có quá nhiều nhà ở, căn hộ như báo nêu”

Riêng những thông tin hiện ông đang sở hữu rất nhiều ngôi nhà, căn hộ ở TP.HCM và Bến Tre, cụ thể như nhà ở khu đô thị “năm sao” Phú Mỹ Hưng, quận 5, phường Thảo Điền (quận 2, TP.HCM) cùng hai ngôi nhà mặt tiền ở phường 6 và trung tâm phường 1, TP Bến Tre, sự thật ra sao?

+ Ở TP Bến Tre, đúng là tôi có căn nhà tại phường 1, tôi mua theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và đã sửa lại từ nhà cấp 4 để sử dụng, trước khi tôi về Trung ương công tác. Còn căn nhà đối diện chùa Bạch Vân (phường 6, TP Bến Tre), tôi đã trả lại Nhà nước từ rất lâu rồi. Tôi khẳng định bản thân tôi và những người thân không có những ngôi nhà, căn hộ ở các địa chỉ ở TP.HCM mà báo chí nêu ra, trừ mỗi căn nhà ở quận 9, tôi và đứa em gái nuôi góp vốn xây dựng lên trên đất của người mẹ nuôi cho tôi mà tôi nói trên đây.

Vậy trước dư luận không tốt về ông như đã loan tin trên phương tiện truyền thông, ông có đề nghị báo chí cải chính, hay nhờ cơ quan pháp luật can thiệp để bảo vệ danh dự cho mình?

+ Tôi là cán bộ diện Trung ương quản lý, nếu cần xác minh làm rõ, các cơ quan chức năng Trung ương vào cuộc, tôi sẽ cung cấp tất cả thông tin liên quan. Riêng với báo chí, tôi cũng đã trả lời rồi chứ không im hơi lặng tiếng. Còn những ngày qua tôi im lặng là vì không muốn chuyện riêng của mình làm rùm beng, thành vấn đề thời sự khiến mọi người bàn ra tán vào nên thôi không ý kiến gì thêm nữa.

Về phía cơ quan báo chí đã đăng tải thông tin, nếu báo nói có cơ sở thì hãy chỉ ra đây, còn nếu đã thấy đưa tin không chính xác thì cần nên cải chính để không làm tổn hại uy tín danh dự của người khác.

Theo quy định cán bộ đảng viên phải kê khai tài sản cá nhân, là một quan chức cấp cao, việc này lại cần phải gương mẫu, ông có kê khai trung thực?

+ Tôi có kê khai chứ. Riêng ngôi nhà ở Sơn Đông, đây là nhà của con tôi xây cất cho tôi, ai cũng biết. Nhưng vì mới hoàn thành nên phải chờ làm thủ tục cấp chủ quyền. Lúc đó căn nhà này đường nhiên sẽ được kê khai. Tôi giờ về hưu không thuộc diện phải kê khai nữa nhưng con tôi phải kê khai chứ.

Theo TÂM PHÚC (báo Pháp Luật TP.HCM)
***
Tỉnh ủy Bến Tre sẽ báo cáo cấp trên

Trước dư luận và thông tin báo chí liên quan đến ông Truyền, Tỉnh ủy Bến Tre cũng đã nắm cụ thể về tài sản ở Bến Tre của ông. Ngoài ngôi nhà tại phường 1 ông Truyền mua theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, ông còn một căn nhà mới xây dựng kiên cố và khu đất vườn tọa lạc cùng một địa chỉ: xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Riêng các tài sản khác báo chí “đặt vấn đề” ông Truyền đang sở hữu tại TP.HCM, chúng tôi chưa có cơ sở kiểm chứng. Tuy ông Truyền hiện là đảng viên về hưu, sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre nhưng ông thuộc diện Trung ương quản lý. Nếu Trung ương có yêu cầu, chúng tôi sẽ phối hợp để xác minh. Cũng có thể để giải tỏa dư luận không tốt liên quan đến cán bộ đảng viên, Tỉnh ủy Bến Tre sẽ báo cáo, xin ý kiến cấp thẩm quyền ở Trung ương về vấn đề này.

Ông NGUYỄN QUỐC BẢO, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre
***
“Một mình không làm nổi”

Trả lời câu hỏi: "Nhiều tin đồn rằng nhà của ông lớn đến nỗi phải xây dựng đúng ba năm mới hoàn thành?", ông Truyền nói: “Làm gì có, tôi khởi công làm nhà tháng Giêng năm ngoái, đúng một năm, tháng Giêng năm nay thì xong”. Và ông cũng không giấu giếm sự thành hình của ngôi biệt thự này có sự giúp góp vật chất của nhiều người, toàn là những người thân quen chứ một mình ông thì không thể nào làm xuể. Còn vườn tược thì cũng trồng các loại cây ăn trái bình thường như dừa, chuối, bưởi… “Khi đã nghỉ hưu, tôi cũng về làm vườn, lao động đến thối cả móng tay, cực nhọc lắm chứ đâu bở” - ông nói.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam sắp khánh thành

Cao ốc Lotte Center Hà Nội (267 mét), sừng sững ven trung tâm thủ đô đang thi công ở giai đoạn cuối. Đây là tòa tháp cao thứ hai Việt Nam, chỉ sau Keangnam Landmark Tower.

Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Sau 5 năm thi công và hoàn thiện (từ ngày 22/10/2009, cất nóc vào tháng 7/2013), tòa tháp Lotte Center Hà Nội đang chuẩn bị cho ngày khánh thành vào dịp 2/9.
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Với 65 tầng, 267m, Lotte Center Hà Nội sẽ vượt Bitexco Financial Tower (Sài Gòn) để chiếm vị trí cao thứ nhì Việt Nam, sau tòa tháp Hanoi Landmark Tower (Keangnam - 336m).
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Cao ốc này được xây dựng trên khu đất 14.094m2, tổng diện tích mặt sàn 253.134m2, nằm ngay góc ngã tư Liễu Giai - Đào Tấn, đối diện khách sạn Daewoo Hà Nội.
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Tổng số vốn của dự án lên đến hơn 400 triệu USD, từ chủ đầu tư là Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc). Nhà thầu xây dựng chính của dự án là công ty Lotte E&C thuộc Tập đoàn Lotte cùng các nhà thầu uy tín tại Việt Nam.
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Phần thiết kế do công ty kiến trúc Callison có trụ sở tại Mỹ đảm nhiệm. Cao ốc bao gồm một tòa tháp và khối chân đế; riêng phần chân đế do công ty Benoy có trụ sở tại Anh phụ trách. Công trình này lần đầu tiên áp dụng một số kỹ thuật xây dựng tiên tiến tại Việt Nam như sử dụng bê tông cường độ nén cao để giảm thiểu kích thước kết cấu và bê tông nhiệt thấp để giảm lượng thải CO2, để trở thành một tòa nhà thân thiện với môi trường.
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Lotte Center cung cấp đầy đủ các dịch vụ văn phòng, khách sạn 5 sao, căn hộ dịch vụ, trung tâm mua sắm, siêu thị, đài quan sát... Ngoài ra, tòa tháp còn có khu giải trí chuyên biệt gồm trung tâm thể dục thể thao, sân golf bao lưới, bể bơi, spa...
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Tòa nhà phân bổ khu văn phòng từ tầng 8 đến 31, khu căn hộ dịch vụ từ tầng 33 đến 64 tại tháp phía Tây, khách sạn 5 sao từ tầng 33 đến 64 tháp phía Đông, trung tâm thương mại từ tầng 1 đến tầng 6, đại siêu thị nằm ở tầng hầm 1. Đài quan sát nằm trên tầng cao nhất (tầng 65).
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Khi nhìn bề ngoài Lotte Center Hà Nội là một tòa tháp, nhưng thực chất, bên trong lại là hai. Ý tưởng lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam với đường nét mềm mại.
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Hàng nghìn công nhân đang làm việc ngày đêm để hoàn thành các hạng mục cuối cùng.
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Cao ốc 65 tầng trở thành tòa nhà chọc trời nằm giữa nội đô Hà Nội, được kỳ vọng sẽ là biểu tượng mới của kinh tế Hà Nội.
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Ngoài đài quan sát, cao ốc này còn có công trình Sky Walk tại tầng 65 cùng với nhà hàng ngoài trời cao nhất Việt Nam "Top of Hà Nội".
Tòa tháp cao thứ hai Việt Nam trước dịp khánh thành
Lotte Center Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật toàn cảnh thành phố khi quan sát từ phía hồ Tây.

Ảnh: Viết Mạnh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trông cậy vào ai bây giờ ?


Con bị cha đốt, mẹ bị thẩm phán gạ tìnhChị Lê Thị Hà người mẹ khốn khổ trong vụ án "cha tẩm xăng đốt con" gây phẫn nộ dư luận mới đây vừa tiết lộ thêm một tình tiết bất ngờ. Theo chị, vị thẩm phán thụ lý đơn xin ly hôn với người chồng vô nhân tính đã gạ tình, vòi tiền nên việc xin ly hôn của chị bị trì hoãn.

Theo xác minh của PV báo Nguoiduatin.vn, không chỉ chị Hà mà có ít nhất 3 người phụ nữ nữa cũng tố cáo vị thẩm phán này từng gạ tình, vòi tiền khi họ đến tòa xin ly hôn.
Con bị cha đốt, mẹ bị thẩm phán gạ tình - Ảnh 1
Chị Lê Thị Hà, mẹ của bé Vũ Quốc Linh bị cha tẩm xăng đốt
Vừa gạ tình, vừa vòi tiền?
Do mâu thuẫn gia đình, chị Lê Thị Hà (Nông Cống - Thanh Hóa) gửi đơn lên tòa án xin ly hôn. Không đồng ý với quyết định của vợ, anh Vũ Văn Quang (31 tuổi) dội can xăng 2 lít vào con trai, châm lửa ngay trớc cửa nhà mẹ vợ. Theo đó, năm 2006, chị Lê Thị Hà kết hôn với anh Vũ Văn Quang (31 tuổi - xã Tế Thắng - Nông Cống - Thanh Hóa), sau đó chị sinh bé Vũ Quốc Linh. Ở với nhau mới được một thời gian ngắn, đôi vợ chồng trẻ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Hơn một năm trước, chị Hà đã làm đơn ly thân và bỏ nhà lên thành phố đi làm.
Cảm thấy không thể cứu vãn được cuộc hôn nhân này, chị Lê Thị Hà đã gửi đơn đến tòa án xin ly hôn. Lá đơn ly hôn đã không được anh Vũ Văn Quang chấp thuận mà còn dọa sẽ giết chết cả nhà.
Khoảng 8h sáng 27/4, anh Vũ Văn Quang đưa con trai là Vũ Quốc Linh 3 tuổi đến nhà mẹ vợ ở xã Tế Tân. Anh ta lớn tiếng dọa sẽ dùng xăng thiêu sống con sau đó sẽ chết theo.
Người nhà chạy ra can ngăn, Quang bế con phóng xe máy bỏ đi. Khoảng 30 phút sau, anh ta quay lại mang theo can xăng 2 lít. Trước cổng nhà mẹ vợ, Quang dội can xăng 2 lít vào con trai, nhẫn tâm châm lửa đốt chính con trai của mình. Ngọn lửa bốc lên, người nhà vội bế cháu Linh nhảy xuống ao gần đó. Khi đưa lên bờ thì toàn thân cháu bé như một hòn than đen, hai mắt có nguy cơ bị hỏng nặng.
Sau khi được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời đến nay cháu đã qua cơn nguy kịch.
Gây tội ác xong, Vũ Văn Quang lẩn trốn vào nhà người thân. Sau đó 1 tiếng, hung thủ đã bị bắt và được giao cho công an huyện Nông Cống - Thanh Hóa.
Chị Lê Thị Hà cho biết, trong thời gian chờ Tòa giải quyết vụ án ly hôn, thẩm phá D. (người thụ lý đơn xin ly hôn của chị) nhiều lần có biểu hiện gây khó dễ cho chị. Do muốn nhanh chóng thoát khỏi người chồng vũ phu, chị Hà đã đồng ý làm theo gợi ý của ông D. Cụ thể, thông qua một người ở cùng xã, chị Hà đã đưa cho người này 2 triệu đồng để đưa trước cho thẩm phán D. (trong tổng số tiền 3 triệu đồng để vụ việc sớm được đưa ra xét xử theo như thỏa thuận). Sau đó, thẩm phán D. hứa trong vòng một tuần sẽ đưa vụ ly hôn ra xét xử. Nhưng phải đến gần một tháng sau (ngày 21/4/2011) phiên tòa mới được mở và phải tạm dừng do chồng Hà đổ xăng dọa thiêu con giữa phòng xử.
Tiếp đến, thẩm phán D. còn đòi thêm 1 triệu tiền "chi phí đi lại" để vào xã Tế Tân, quê của chị Hà làm việc, nhưng ý định chưa thành thì xảy ra việc chồng chị Hà đốt cháu bé gây phẫn uất trong dư luận vừa qua và vì thế vụ xét xử ly hôn đến nay vẫn chưa tiến hành được.
Không chỉ có chị Lê Thị Hà mà một phụ nữ khác cũng tố cáo thẩm phán D. có hành vi vòi tiền là chị Đới Thị H (SN 1985, ngụ xã Công Liêm, huyện Nông Cống). Theo chị H, vào cuối năm 2010, vợ chồng chị làm đơn lên tòa xin ly hôn. Do phải chờ đợi lâu trong khi muốn được giải quyết nhanh chóng việc ly hôn giữa mình và chồng nên chị đã nhiều lần gặp thẩm phán D. bày tỏ nguyện vọng, nhưng thẩm phán D. nêu khó khăn và nói muốn nhanh được việc thì phải chi 2 triệu đồng.
Sau đó, do chồng chị xuống nhà gây sự, dọa hành hung chị và bắt con chung của hai người nên chị đành đồng ý chi tiền để nhanh xong việc. Vào khoảng thời gian giữa tháng 01/2011, chị tìm gặp và đưa tiền, được thẩm phán D. hứa sẽ đưa vụ án ra xét xử vào ngày 29/03/2011. Đến chiều 20/04/2011 vụ án mới được xử và trước khi xử "Anh D. còn gọi điện bảo tôi lên phòng làm việc rồi kêu đau đầu, ngồi ngả người trên ghế, bắt tôi phải mát xa đầu, bóp vai. May mà vừa khi ấy, có một anh công an vào nên tôi đã thoát ra được"-chị H kể lại.
Ngoài hai trường hợp đã nêu, 2 phụ nữ khác tại huyện Nông Cống cũng tố cáo thẩm phán D đã vòi tiền và có những hành vi bất thường với mình khi thụ lý vụ ly hôn mà các chị là đương sự. Chị Vũ Thị N (SN 1965, ngụ xã Công Bình) tố cáo đã phải ba lần đưa cho thẩm phán D tổng số tiền 1.950.000 đồng mới được giải quyết ly hôn. Còn theo tường trình của chị Nguyễn Thị H (SN 1983, ngụ xã Tượng Sơn), năm 2008, khi làm đơn ly hôn với chồng là một phạm nhân đang thụ án tại trại giam Ninh Khánh (Ninh Bình), chị đã nhờ thẩm phán D cùng đi với mình ra trại giam gặp chồng để làm thủ tục ly hôn. Khi hai người ngồi trên xe ô tô từ Nông Cống ra Ninh Bình, chị đã bị thẩm phán D nhiều lần có hành vi sàm sỡ. Chưa dừng lại ở đó, lúc xong việc quay về, ông D còn gợi ý chị phải vào nhà nghỉ, khách sạn nhưng chị không đồng ý.
"Không đạt được mục đích, ông D quay sang đòi tiền, nhưng tôi bảo tôi nghèo lắm, chỉ có hai trăm nghìn đã đưa anh hôm nọ, giờ không còn tiền nữa"-chị H kể lại.
Cần làm rõ, xử lý nghiêm sự việc
Để làm sáng tỏ vụ việc, sau khi gặp gỡ các nhân chứng, PV Nguoiduatin.vn đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Huệ, Chánh án TAND huyện Nông Cống và cả thẩm phán D -người bị tố cáo "gạ tình, vòi tiền" đương sự. Ông D thừa nhận đã từng được giao thụ lý các vụ ly hôn của các đương sự trên và gặp gỡ, làm việc với những phụ nữ nêu trên. Tuy nhiên, ông D khẳng định hoàn toàn không có hành vi gạ tình, tiền các đương sự như bị tố cáo.
Theo ông, có thể vụ việc này bắt nguồn từ một ai đó vì ghen tức nên tìm cách dụ dỗ, xúi giục họ làm việc này, mục đích để bôi nhọ, hạ uy tín cá nhân ông.
Chánh án Nguyễn Thị Huệ cho biết, trước khi chuyển về Tòa án huyện Nông Cống vào năm 2004, ông D từng có 10 năm công tác tại TAND huyện miền núi Quan Hóa. "Từ khi về cơ quan đến nay, Thẩm phán D luôn gương mẫu trong công tác, giữ gìn đạo đức, tác phong người cán bộ tòa án, chưa hề có bất cứ vi phạm gì. Do có tín nhiệm cao trong cơ quan, vừa qua, Thẩm phán D đã được tái bổ nhiệm chức danh Thẩm phán. Tôi hoàn toàn bất ngờ trước thông tin báo chí vừa nêu và không tin cán bộ của mình có những hành vi như nội dung tố cáo", bà Huệ nói.
Trong cuộc làm việc này, PV báo Nguoiduatin.vn cũng đã bật cho ông D. nghe những đoạn băng ghi âm các đương sự nữ tố cáo. Sau một hồi suy nghĩ, ông D. xin đứng dậy uống nước để lấy lại bình tĩnh và sau đó không có phản hồi gì trước những lời tố cáo vừa nghe.
Trả lời PV báo Nguoiduatin.vn về những lời tố cáo xung quanh nghi án làm tiền, gạ tình của Thẩm phán D. Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Thành Bộ cho biết: "Đương sự cũng nhiều vấn đề lắm, thông tin đưa ra có thể đúng hoặc không đúng, nếu sai thì sau đó lại phức tạp ra. Nếu thông tin trên là đúng, chúng tôi sẽ có hội đồng kỷ luật của tỉnh đấu mối với huyện để xem xét".
Câu hỏi mà dư luận hiện đang quan tâm đặt ra là có hay không việc gạ tình, tiền các đương sự của Thẩm phán D.? Theo chúng tôi, câu hỏi này cần được lãnh đạo ngành Tòa án tỉnh Thanh Hóa khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm minh; bảo vệ uy tín, sự trong sạch cho cán bộ Tòa án nếu sự tố cáo trên chỉ là vu cáo, bôi nhọ.
Nguoiduatin.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Nhóm phóng viên
Đọc tin tức sự kiện tin mới nhất, nhanh và hay nhất trong ngày tại chuyên mục:Tin tức 24h
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không biết là cái gì vì không ra gì!





Chuẫn không phãi chĩnh.



Hà nội mùa chim...chạy lụt:))



Haizz, mắt run:))



Muốn nhanh thì phải...từ từ.



Hung thần làm xiếc.



chờ...phong thánh.




Đuỵt cụ, xuých đu...có đinh:))



 Kể ra kín đáo cũng chôn cái dùi ( à nha:)).



Trẻ không tha, ma ( nơ canh) không thương.



Tượng Phật đứng gác tượng đài. Bên hông có đứa đái khai quần đùi. ( ảnh chập ở nghĩa trang Hàm Rồng - Thanh Hóa)



Dựa lưng - quay đầu)



Bướm đậu yên xe & Ong ve các loại.



Khoán 10 ở mặt trận giải trí.



" Bầu" vừa rụng rốn, " mướp" đương hoa:))




Được mùa:))

Nguồn: nhặt trên NET.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dạo này nghe chừng nhiều người nghĩ rằng biển đông đã lặng sóng, thực ra chưa phải như vậy..

Vương quốc khổng lồ muốn chiếm cả thế giới

Một chính sách mới có nhiệm vụ hệ thống hóa và củng cố ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới. Tất cả trong một quy mô chưa từng có, và với một vận tốc mà chưa từng có quốc gia nào trải qua trước đó.
Thị trưởng Xiao Jia đã mời các nhân sĩ của thàng phố Tam Sa tới dự lễ động đất cho trường học xa xôi nhất và đắt tiền nhất của thế giới. Nhiều người khách không tới. Thành phố trẻ tuổi nhất của Trung Quốc chỉ mới có 1443 người dân. Đối với 40 đứa trẻ của ngư dân địa phương, nhân viên nhà nước và quân đội thì một giấc mơ đã trở thành hiện thực.
Lần trỗi dậy của Trung Quốc đã dịch chuyển tương quan quyền lực. Hình: báo Thế Giới
Lần trỗi dậy của Trung Quốc đã dịch chuyển tương quan quyền lực. Hình: báo die Welt
Chính phủ Bắc Kinh cách đó 3700 kilômét cấp 36 triệu nhân dân tệ (4,5 triệu euro) để xây trường học. Giữa tháng Sáu, viên đá đầu tiên được đặt trên đảo Vĩnh Hưng (đảo Phú Lâm). “18 tháng nữa, ngôi trường sẽ được xây hoàn tất”; thị trưởng Xiao long trọng nói. Thông tấn xã “Xinwenshe” reo mừng: “Thời gian không có trường học riêng cho thành phố Tam Sa đã chấm dứt.”
Tam Sa không phải chờ đợi lâu. Thành phố ở trên biển, cách bờ biển Nam của tỉnh Hải Nam 350 kilômét, chỉ mới có từ hai năm nay. Mảnh đất rộng 2,13 kilômét vuông ít nhất thì cũng là lớn nhất trong số 40 rạn san hô và bãi cát của quần đảo Hoàng Sa. Tháng Sáu 2012, Tam Sa thông qua một quyết định hành chánh đã được nâng lên thành thành phố nhỏ nhất của Trung Quốc.
Thế như Bắc Kinh có nhiều ý định to lớn với thành phố đảo này. Nó là cứ điểm đầu tiên trong các kế hoạch bành trước địa chính trị của nước Cộng hòa Nhân dân, để đặt chân lên biển Đông theo đúng nghĩa đen của nó. Và nó sẽ không phải là cứ điểm cuối cùng. Tam Sa là một phần của một chiến lược mới mà với nó, người đứng đầu nhà nước Tập Cận Bình muốn làm cho một giấc mơ trở thành hiện thực: Trung Quốc cần phải trở thành một “nước lớn”, một vương quốc rộng khắp thế giới.
Trung Quốc trả giá cho những đầu tư vào các chính phủ tham nhũng
Vì vậy mà bây giờ mọi việc diễn ra nhanh chóng ở Tam Sa: bốn tuần sau khi được thành lập, thành phố có một hội đồng riêng với 45 đại biểu đến từ Hải Nam. Cuối tháng Bảy 2012, nhân viên nông nghiệp trước đây của Hải Nam, Xiao Jie, được bổ nhiệm làm thị trưởng. Ông ấy ngự trong một tòa nhà thị chính có mái vòm. Ủy ban Quân sự Bắc Kinh đóng quân ở một trại lính.
Qua đó, Trung Quốc có được một trung tâm hành chánh ở biển Đông mà nhờ vào nó họ muốn tạo nên một lối đi vào không gian sống mới, cũng như tới các vùng biển có nhiều cá và tài nguyên, trước hết là dầu và khí đốt. Kế hoạch của Bắc Kinh dự định trong tương lai sẽ sử dụng đại dương như là điểm xuất phát cho sự bành trước thương mại chính trị toàn cầu của họ, để bảo đảm tiếp tế nguyên liệu và cung cấp năng lượng. Nhưng cũng để tái nâng cao tăng trưởng kinh tế và có được những thị trường tiêu thụ mới ở Nam Á và châu Phi.
Cho tới nay, một chính sách “Go Global” được điều phối không tốt chỉ dẫn tới điều là nhiều đầu tư và dự án công nghiệp ở nước ngoài đã thất bại. Quỹ đầu tư nhà nước CIC phải chấp nhận nhiều vụ thua lỗ nặng tại các đầu tư bạc tỉ của họ, vì các nhà quản lý quỹ đầu tư không có kinh nghiệm. Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các dự án cảng biển và cảng hàng không trên bán đảo Krym bây giờ do nước Nga chiếm giữ, ở bờ biển Pakistan, ở Nicaragua, tại Piraeus của Hy Lạp hay tại phi trường nhỏ Parchim của Đức. Thế nhưng tất cả các dự án này được kết nối quá ít với nhau để mà có hiệu quà.
Bắc Kinh luôn đánh giá quá thấp mối nguy hiểm nằm trong việc đầu tư vào các nhà nước có nhiều rủi ro với chính quyền chuyên chế và tham nhũng. Trung Quốc đã phải trả giá cho các nhận định sai lầm này. Năm 2011, Bắc Kinh phải đón về 35.000 công nhân cho các dự án từ Libya và 1800 từ Ai Cập. Bắc Kinh trả tiền và can thiệp vào trong nhiều vụ bắt cóc kỹ sư của họ – từ Pakistan cho tới Trung Phi. Mới đây, trong tháng Năm sau những vụ bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam, Bắc Kinh phải di tản tròn 3500 công nhân từ các nhà máy ở đó và trong tháng Sáu đã cứu 1200 người ở Iraq đã rơi vào giữa hai chiến tuyến.
“Chiến lược Đường Tơ lụa Đôi”
Một chính sách mới bây giờ cần phải hệ thống hóa và củng cố ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới. Đường lối chỉ đạo mà sếp nhà nước Tập Cận Bình đưa ra trước quốc gia có thể được dịch là “Chiến lược Đường Tơ lụa Đôi”.Tập muốn hồi sinh hai tuyến buôn bán của “Con đường Tơ lụa”. Tuyến đường bộ cần phải trở thành “Con đường Tơ lụa của các hành lang kinh tế”, đường biển thành “Con đường Tơ lụa của thế kỷ 21″. Ngày xưa, Con đường Tơ lụa là một tuyến đường buôn bán dài 7000 kilômét mà Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động ngoại thương của nó ở trên đó. Trong lúc nở rộ của nó dưới thời nhà Đường, con đường bộ dẫn từ thành phố Tây An của các hoàng đế thời đó qua Trung Á và các quốc gia Ả Rập cho tới Địa Trung Hải. Con đường Tơ lụa thứ nhì trên biển chạy từ bờ biển Nam Trung Quốc qua biển Đông tới Nam Á, Iran và cho tới Đông Phi. Thương gia Ả Rập, Ba Tư, Á châu và Âu châu mang hàng hóa của họ theo những con đường này tới Trung Quốc. Ngày nay thì Trung Quốc tự mình đi và muốn tạo “những hành lang kinh tế dài 10.000 kilômét”.
Quỹ tiền của Bắc Kinh đầy ắp. Thủ tướng Lý Khắc Cường hứa hẹn trong tháng Năm tại lần ông thăm viếng châu Phi là sẽ nâng những khoảng cho vay ưu đãi của Trung Quốc lên 30 tỉ. Tiền được gắn liền với các dự án hạ tầng cô sở mà doanh nghiệp Trung Quốc phải hưởng lợi từ đó. Qua đó, các nhà cạnh tranh Phương Tây cần phải bị đẩy bật ra ngoài.
Châu Phi mang tính Trung Quốc nhiều hơn
2500 doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 25 tỉ dollar vào các nhà máy nông nghiệp ở châu Phi, hầm mỏ, mỏ dầu cho tới khai thác uranium ở Namibia. Điều đó phần nào đã mang lại hình ảnh ít được ca ngợi, như là một thế lực thực dân mới.
Chiến lược Con đường Tơ lụa dự định liên kết  vào trong các hàng lang thương mại 40 quốc gia châu Á, châu Phi và châu Âu với ba tỉ người, phân nửa dân số thế giới. Quyền lực thương mại lớn nhất và nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới dường như đã tìm ra một con đường để sử dụng sức mạnh kinh tế của nó cho lần trỗi dậy về địa chính trị của nó.
Nhưng chiến lược của Trung Quốc một phần cũng có định hướng chống Hoa Kỳ. Qua đó, Bắc Kinh phản ứng lại với Vùng Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ qua mặt Trung Quốc đề xuất, Huo Jianguo phân tích, giám đốc nghiên cứu tại Bộ Thương mại. Chiến lược này muốn có Indonesia hay Malaysia như là đối tác cho Con đường Tơ lựa mới, để giảm thiểu ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang muốn củng cố mình thành một thế lực Thái Bình Dương ở châu Á.
Hải Nam sẽ hưởng lợi từ chiến lược Con đường Tơ lựa như là “cánh cổng phía nam”.  Và thành phố nhân tạo Tam Sa cần phải là một trung tâm giao thông, trạm tiếp tế và thiên đường cho khách du lịch. Hòn đảo được Bắc Kinh giao cho một vai trò quan trọng. Năm 1974 có một trận hải chiến ngắn vì quần đảo này, khi tàu chiến Trung Quốc đánh đuổi hải quân Việt Nam. Việt Nam dẫn chủ quyền của mình về cho tới thế kỷ 17, Trung Quốc về tới thế kỷ thứ 10, một nhân viên của Bộ Ngoại giao nói. “Chủ quyền của chúng tôi lâu đời hơn tới 700 năm.”
Vụ việc nhỏ nhất có thể dẫn tới chiến tranh
Hiện giờ, Tam Sa có một đường băng dài 2500 mét cho máy bay quân đội và dân sự. Hai cảng được mở rộng, thiết bị khử muối nước biển, sản xuất điện và tiêu hủy rác có nhiệm vụ tạo khả năng tự cung tự cấp cho thành phố đảo này. Tam Sa có nghĩa là ba bãi cát. Tên này có nguồn gốc từ ba nhóm đảo nằm rải rác trên biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền: quần đảo Hoàng Sa mà họ đang kiểm soát, Bãi Trung Sa (Macclesfield Bank) và quần đảo Trường Sa (Spratley).
Tân Hoa Xã đưa ra tính toán: “Thành phố có chủ quyền hành chánh trên 200 đảo, bãi cát và rạn san hô với 13 kilômét vuông đất ở biển Đông và qua đó là trên hai triệu kilômét vuông diện tích nước trong các vùng biển.” Tức là Tam Sa được đo đạc với một vùng rộng lớn gần gấp sáu lần nước Đức. Thế như không một quốc gia lân cận nào chấp nhận sự diễn giải này.
Nước Cộng hòa Nhân dân phớt lờ tất cả các phản đối, mặc dù bên cạnh Hoàng Sa họ chỉ kiểm soát bảy rạn san hô của quần đảo Trường Sa. Hiện giờ, Việt Nam giữ 29 hòn đảo dưới quyền quân quản của họ, Philippines chín, Malaysia năm và Đài Loan một. Sau những bạo loạn chống Trung Quốc mới đây ở Việt Nam, những vụ việc được châm ngòi qua lần thả neo giàn khoan Trung Quốc trước bờ biển Việt Nam 130 hải lý, Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam và Philippines hãy rời bỏ “các hòn đảo chiếm đóng trái phép” của họ.
Ngoài ra, Trung Quốc tuyên bố muốn lắp đặt và thả neo thêm ba giàn khoan nữa tại biển Đông. Bước leo thang kế tiếp đã có thể nhìn thấy được. Manila phát hiện vào giữa tháng Sáu, rằng tàu vận tải Trung Quốc đã đổ cát lên các bãi gần “Rạn san hô Johnson Nam”, để có thể xây dựng ở đó. Philippines cáo buộc Bắc Kinh muốn xây đảo nhân tạo để tạo cứ điểm mới.
Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc và Nhật Ban tranh chấp nhau về quần đảo Senkaku-Điếu Ngư, do Tokio quản lý. Vụ việc nhỏ nhất giữa những con tàu cảnh sát biển đang đe dọa nhau hàng ngày của hai nước có thể dẫn tới một phản ứng dây chuyền.  “International Crisis Group” lên án chính sách bành trướng của Trung Quốc. Lỗi thuộc về Bắc Kinh vì “quy mô và tính không chính xác của các tuyên bố chủ quyền cũng như phong cách xuất hiện ngạo mạn của họ.”
Mối nguy hiểm của một sự bất ổn định trong xã hội
Ham muốn các mỏ dầu và khí đốt còn chưa được phát hiện ra, tăng cường vũ trang của tất cả các bên tham dự, tiếng nói dân tộc chủ nghĩa, đặc biệt là từ thủ tướng Nhật Shizo Abe đang nhìn thấy cơ hội của mình, ông muốn làm cho quốc gia của ông lại trở thành một cường quốc quân sự – tất cả những điều đó biến hai vùng biển thành vùng khủng hoảng mới của thế giới. Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất cho các vùng đang tăng trưởng của châu Á, và là lộ trình của 80 phần trăm những chiếc tàu chở dầu tới Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ai thống trị biển Đông, người đó sẽ kiểm soát đường hàng hải từ Eo biển Malacca, từ Tây Á, châu Phi và châu Âu sang Đông Á. Đó là một trong những lý do tại sao Hoa Kỳ đóng 60 phần trăm hải quân của họ ở Thái Bình Dương.
Hàng ngàn năm trời, Trung Quốc quan tâm trước hết là tới chính mình. Ngay tới bảy chuyến thám hiểm biển khơi của nhà hàng hải-thái giám Trịnh Hòa trước đây 600 năm cũng nhanh chóng bị chấm dứt từ những lý do về chính trị đối nội và không mang lại hậu quả nào cho số phận của đất nước này. Bây giờ thì Trung Quốc đang tiến lên. Nhưng tốc độ ngạt thở trong chuyển đổi kinh tế và xã hội đối nội của nó cũng ẩn chứa mối nguy hiểm của một sự bất ổn định về xã hội, nhà nghiên cứu Trung Quốc người Mỹ Kenneth Lieberthal cảnh báo trong tờ “Bưu điện Nam Hoa buổi sáng”.
Tất cả đều diễn ra trong một tốc độ, trong một quy mô và phạm vi mà không một nước nào trải qua trước đó. Điều này cũng đúng cho sự bành trướng của nó. Một quốc gia mà trước đây 15 năm chỉ có thể mơ về những chuyến lặn xuống biển sâu và hàng không vũ trụ hiện giờ đang dùng tàu ngầm để tìm tài nguyên ở đáy biển dưới độ sâu 4000 tới 7000 mét.
Tập đoàn đóng tàu CSIC tuyên bố sẽ sản xuất hàng loạt tàu ngầm có người lái. Chúng có nhiệm vụ đi tìm nguyên liệu, chủ yếu là ở biển Đông. Còn đáng ngạc nhiên hơn là các thành tích trong hàng không vũ trụ. Năm 2020, khi trạm vũ trụ quốc tế ISS đóng cửa theo dự định, Trung Quốc muốn là nước duy nhất của thế giới có riêng một trạm vũ trụ có người và khiến cho các quốc gia hàng không vũ trụ khác phụ thuộc vào họ.
“Người ta không phê phán ngân hàng của mình”
Thuộc đường hướng chiến lược của Bắc Kinh là việc có mặt trong số các tay tham gia cuộc chơi khai thác những vùng cuối cùng còn chưa phân chia của Trái Đất ở Bắc cực và Nam cực. Mặc dù nước Cộng hòa Nhân dân do không phải là nước nằm lân cận nên không thể tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Bắc và Nam cực, họ vẫn có địa vị của một nhà quan sát trong Hội đồng Bắc cực và đã thiết lập một cơ quan cho các vấn để về Bắc cực và Nam cực.
Vào ngày 11 tháng Bảy, một chuyến thám hiểm Bắc cực lớn, chuyến thứ sáu kể từ 1999, bắt đầu một cuộc hành trình thăm dò Bắc cực kéo dài tám tuần, nơi dự đoán có những mỏ dầu và khí đốt cũng như khoáng sản thuộc loại lớn nhất thế giới. Lãnh đạo chuyến nghiên cứu Wang Zong nói với tờ “China Daily”: “Cũng giống như những nước khác, chúng tôi quan tâm tới việc khai thác tài nguyên dưới lớp băng và ở Hành lang Tây Bắc.” Một ngày nào đó, khi tuyến đường này vì biến đổi khí hậu mà không còn băng tuyết và có thể đi lại được thì những chiếc tàu chở container của Trung Quốc có thể tiết kiệm được 5186 kilômét hay chín ngày đi trên đường tới châu Âu.
Cả văn hóa cũng tham gia vào trong chiến dịch tấn công của Trung Quốc. Năm 2005, Viện Khổng tử đầu tiên được khánh thành ở Hàn Quốc, một dự án thí điểm để thực thi độc quyền của Bắc Kinh trên toàn cầu về việc truyền bá và tiếp thị ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Những người khởi xướng dự án bạc triệu này của nhà nước đã ngạc nhiên vì thành công của nó. Cuối tháng Sáu đã có 445 Viện Khổng tử làm việc ở 122 nước hay vùng đất.
Đó là lần quảng bá hình ảnh thành công nhất của Trung Quốc, nước thường hay bị chỉ trích mạnh mẽ vì liên tục vi phạm nhân quyền, vì bất công xã hội và chính sách đối ngoại ngạo mạn. Ở Đức có 15 Viện Khổng tử, ở Hoa Kỳ là 100. Ở đó, hiện bây giờ đang có sự chống đối trong giới khoa học vì lo sợ bị ảnh hưởng tới sự tự do giảng dạy tại các trường đại học, đối tác của các Viện Khổng tử.
Đứng phía sau đợt tiến công lớn của Trung Quốc là một kho báu ngoại tệ khổng lồ mà Trung Quốc, công xưởng của thế giới, đã tích lũy được và khiến cho Bắc Kinh trở thành nhà mua công phiếu lớn nhất của Mỹ. Câu nói dí dỏm của nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton ngày nay lại có lý hơn bao giờ hết: “Người ta không phê phán ngân hàng của mình”, bà nói, khi được hỏi tại sao bà không nói thẳng các vấn đề với Bắc Kinh. Cơ quan ngoại hối (SAFE) thông báo giá trị tất cả các đầu tư tài chánh ở nước ngoài được ghi nhận chính thức của Trung Quốc là 6,3 ngàn tỷ cho cuối tháng Ba.
Lần trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc như là lời tuyên truyền
Phần chính là các dự trữ ngoại tệ với 4,01 ngàn tỳ. Các con số này cũng hé lộ rằng các đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài cho tới nay chỉ chiếm mười phần trăm kho báu ngoại tệ của họ, tức là 621,5 tỉ dollar. Ngược lại, nước ngoài đã đầu tư 2,42 ngàn tỉ dollar Mỹ ở Trung Quốc, tròn gấp bốn lần. “Lực tài chính” của nước Cộng hòa Nhân dân là có giới hạn, khi con số nợ 4,14 ngàn tỷ do SAFE đưa ra được tính vào kho báu ngoại tệ.
Cho tới nay, châu Âu và Hoa Kỳ chỉ cảm nhận gián tiếp các hậu quả của chính sách bành trướng của Trung Quốc, khác với các láng giềng châu Á của Trung Quốc. Thế nhưng các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Stockholm (Sipri) lo ngại rằng điều đó chẳng bao lâu nữa sẽ thay đổi. Trong nghiên cứu vừa mới được xuất bản “Sự bảo vệ các lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc” họ nhận định Bắc Kinh đang dần từ giã nguyên tắc không can thiệp của họ.
Lần trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc trở thành sự diễn đạt hoa mỹ của tuyên truyền. SiPri nhận thấy rằng người đứng đầu nhà nước Tập, người bây giờ đã nhận chức vụ được hai năm, chưa từng bao giờ phát biểu về lời dặn dò nổi tiếng mà nhà kiến trúc sư cải cách Đặng Tiểu Bình đã để lại cho những người nối nghiệp: “Luôn tỉnh táo, dè dặt, thu nhỏ mình trong các tranh chấp quốc tế và không bao giờ vội vàng tiến ra trước.”
Ngày nay, Bắc Kinh tin rằng họ không còn cần điều đó nữa. Tuần này, nhà xuất bản bản đồ Hồ Nam với sự chấp thuận công khai đã đưa ra một tấm bản đồ dọc mới gây nhiều tranh cãi. Trên tấm bản đồ đó, biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không còn được dấu ở góc phía dưới của tấm bản đồ trong tỷ lệ nhỏ nữa, như những tấm bản đồ được vẽ ngang trước đây. Tấm bản đồ mới này thể hiện vùng biển Đông rộng hơn ba triệu kilômét vuông trong cùng tỷ lệ như đất liền Trung Quốc, một Trung Quốc được mở rộng thêm một phần ba. Trên hình ảnh thì đó là một đại vương quốc mới – trên đất liền và trên biển. Trung Quốc làm mọi việc, để giấc mơ cỗ xưa này nhanh chóng trở thành hiện thực.
Johnny Erling

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lối ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là Dân chủ hay không


586018-shanghai-skyline
Chưa hẳn là dân chủ hơn sẽ dẫn tới tăng trưởng cao hơn.
Cho dù nền kinh tế Trung Quốc thăng hoa hay lụi bại thì nó vẫn sẽ luôn là chủ đề cho một cuộc tranh luận lớn hơn về lợi ích của dân chủ đối với phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc, phụ thuộc vào việc bạn hỏi ai, sẽ chứng minh hoặc đánh tan giả thuyết cho rằng dân chủ sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.  Chế độ kỹ trị tàn nhẫn mà hiệu quả cùng việc kiểm soát chính quyền chặt chẽ của Bắc Kinh đã luôn được ca ngợi như là nền tảng cho một hình mẫu tăng trưởng mới và là bằng chứng cho sự lỗi thời của dân chủ. Tuy nhiên, lập luận ủng hộ một nền dân chủ mở rộng hơn ở Trung Quốc đang bắt đầu hồi sinh trở lại, đặc biệt là khi có những dấu hiệu trong năm nay cho thấy con tàu kinh tế Trung Quốc đang hướng thẳng đến vùng nước dữ.
Một nghiên cứu lớn của các nhà kinh tế học từ đại học MIT, Harvard và Columbia vào tháng Ba năm nay đã đưa ra kết luận rằng các quá trình chuyển giao dân chủ sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP cao hơn, và Trung Quốc có thể sẽ không nằm ngoài quy luật này. Nhìn lại giả thuyết về “sự cáo chung của lịch sử” năm 1989 của mình, Francis Fukuyama vào tháng trước đã viết rằng cho dù “Mô hình Trung Quốc” từng có vẻ rất hứa hẹn, nhưng để tăng trưởng kinh tế dài hạn, Trung Quốc sẽ phải cần đến một nền dân chủ rộng mở hơn.
Nhưng đến cuối cùng thì có lẽ tất cả những điều trên đều không có nghĩa lý gì. Đến giai đoạn phát triển này của Trung Quốc, việc người dân nước này có quyền bầu ra tầng lớp lãnh đạo của mình hay không không phải là vấn đề cần nhắc đến ở đây. Chừng nào mà Bắc Kinh vẫn có thể  đo lường dư luận xã hội một cách khách quan và có thể thẳng tay triển khai chính sách ở những khu vực khác nhau, thì đến lúc đó Trung Quốc vẫn có khả năng khai thác hiệu quả tất cả các thể chế thúc đẩy tăng trưởng GDP vốn được hỗ trợ bởi dân chủ. Không giống như các nước đang phát triển khác, Trung Quốc đã thiết lập được một hệ thống giáo dục và phúc lợi xã hội vững chắc. Hơn thế nữa, chính quyền Bắc Kinh cũng có vẻ như đang được điều chỉnh theo hướng thực dụng và phân quyền hơn, trong đó các lãnh đạo địa phương sẽ có sự linh hoạt nhất định để giải quyết các yêu cầu của người dân nơi họ đại diện.
Cho dù không mấy khi được để ý đến, nhưng các lãnh đạo thôn làng ở Trung Quốc trên thực tế lại được lựa chọn thông qua các cuộc bầu cử trực tiếp và dân chủ. Mặc dù bị coi là thể loại bầu cử hình thức với các ứng viên được chọn sẵn bởi Đảng Cộng sản, nhưng một số cuộc bầu cử lại trở nên rất cạnh tranh thu hút được một lượng lớn người dân đi bỏ phiếu. Chính vì thế mà khoảng một nửa dân số Trung Quốc đã có được một kênh riêng của mình, hoặc ít nhất cũng là một kênh mang tính biểu tượng, để thông qua đó tác động vào chính sách quốc gia.
Vì các thành phố vốn là bộ máy cho sự tăng trưởng của Trung Quốc, sẽ có lý khi cho rằng Bắc Kinh sẽ sẵn sàng nhượng lại bớt quyền lực ở khu vực nông thôn. Nhưng thực tế là xu hướng phân quyền ở khu vực thành thị mà Kenneth Lieberthal miêu tả vào năm 1988 lại đang được tăng tốc khi các thành phố được mở rộng ra. Ví dụ, khi Trung Quốc triển khai kế hoạch cải cách hộ khẩu đáng chú ý và toàn diện từ trên xuống dưới vào tháng Ba vừa rồi thì mục tiêu của nó là nhằm ép các thành phố tiếp nhận thêm khoảng 100 triệu cư dân mới. Nhưng do áp lực của việc cải cách này lên hệ thống dịch vụ xã hội, các lãnh đạo của bất kì thành phố nào có hơn 5 triệu dân đã được chính quyền trung ương trao quyền được triển khai chính sách tùy theo nhịp độ riêng của mình.
Trung Quốc vào những năm gần đây cũng đã có những bước đi nghiêm túc trong việc phân quyền tài khóa nhằm cải thiện hoạt động của chính quyền địa phương. Dù vẫn không được chọn thông qua bầu cử, các lãnh đạo cấp tỉnh và huyện đang dần dần nắm thêm nhiều quyền kiểm soát đối với cách thức phát triển của thành phố mà họ quản lý.
Cùng lúc với việc các thành thị Trung Quốc chuyển mình thành các trung tâm thương mại và sáng tạo toàn cầu, các lãnh đạo thành phố cũng phải chịu thêm áp lực ngày càng tăng để hiểu và đáp ứng được các nhu cầu của địa phương mình. Các thành phố ở Trung Quốc không chỉ cạnh tranh với nhau để giành được nguồn vốn và các nguồn lực khác từ trung ương, mà họ còn phải cạnh tranh với các thành phố khác trên thế giới về nguồn chất xám và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt khi các tập đoàn và các thành phần ngoài nhà nước khác trở nên quyền lực và chủ động hơn trong việc vận động hành lang các lãnh đạo địa phương, các thành phố cũng sẽ đồng thời có động lực để trở nên năng suất và hiệu quả hơn.
Các học giả về chính sách thành thị như Bruce Katz ở Viện Brookings đã có những nghiên cứu sâu rộng về cách làm thế nào mà các lãnh đạo cấp địa phương trở thành lực đẩy chủ yếu đằng sau sự tăng trưởng của Hoa Kỳ. Do các lãnh đạo Trung Quốc đang lèo lái những nền kinh tế thành thị lớn hơn và bùng nổ hơn nhiều, việc họ rồi cũng sẽ đóng một vai trò tương tự như các đồng nghiệp bên Mỹ hẳn cũng không phải là chuyện ngoài sức tưởng tượng.
Đã có khá nhiều dự đoán cho rằng sự gia tăng tầng lớp trung lưu và xã hội dân sự ở Trung Quốc chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc cải cách dân chủ. Dù điều này là hoàn toàn là có thể, nhưng cần phải phân biệt điều này với một ý tưởng sai lầm hơn nữa rằng dân chủ là chiến lược tốt nhất để Trung Quốc tăng trưởng GDP. Vẫn chưa có gì chắc chắn rằng việc áp dụng bầu cử quốc gia ở Trung Quốc sẽ dẫn đến tăng trưởng cao hơn, hoặc là một phiên bản chỉnh sửa của hệ thống hiện hành sẽ không bao giờ có hiệu quả. Ngược lại, Bắc Kinh có vẻ như đang ngày càng thấy rõ được sự hết sức đa dạng của nền kinh tế  trong nước, và sẽ ngày càng cho phép các lãnh đạo địa phương nắm quyền điều khiển lớn hơn.
Kết quả cuối cùng có thể sẽ là một hệ thống trong đó các thành phố trở thành đơn vị quản lý chủ chốt được dẫn dắt bởi những nhà kỹ trị tài giỏi tích cực tập trung vào việc thúc đẩy phát triển các mặt của kinh tế và nâng cao mức sống người dân. Những lãnh đạo không đáp ứng được kì vọng của người dân sẽ phải chịu một áp lực vô cùng lớn nhằm cải thiện tình hình, cho dù áp lực đó không được truyền đến từ các kênh dân chủ.
Zach Montague là một nhà phân tích nghiên cứu chuyên về chính trị Đông Á tại Viện Delma. Ông có bằng về ngành học Trung Quốc và Châu Á Thái Bình Dương tại Đại học Cornell và đã từng làm việc tại Washington, Bắc Kinh và Tây An.
Bản gốc tiếng Anh: The Diplomat
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/07/31/loi-ra-cho-kinh-te-trung-quoc-khong-phai-la-dan-chu-hay-khong/#sthash.3b4Z5h1O.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang