Lo ngại vụ kiện của Philippines, Trung Quốc đề nghị rút tàu khỏi vùng tranh chấp
cựu cố vấn an ninh
VỚI YÊU CẦU PHILIPPINES KHÔNG TIẾP TỤC GỬI HỒ SƠ VỤ KIỆN TRANH CHẤP LÃNH THỔ LÊN TOÀ ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (ITLOS) VÀO NGÀY 30.3, TRUNG QUỐC ĐỀ XUẤT CÁC BÊN CÙNG RÚT TÀU KHỎI VÙNG TRANH CHẤP Ở BÃI CẠN SCARBOROUGH (ẢNH).
Theo quốc gia Roilo Golez, Trung Quốc đang lo ngại về vụ kiện của phía Phillippines. “Trên thực tế, họ đã dùng chiêu đưa ra “củ cà rốt” để chúng ta không tiếp tục đệ trình hồ sơ đúng thời hạn” - ông Golez nói với trang Rappler. “Củ cà rốt” ở đây chính là đề xuất các bên cùng rút tàu khỏi khu vực tranh chấp trên biển Đông.
Ông Golez cho biết nguồn báo tin cho ông là một trong những người liên quan đến giải quyết vấn đề tranh chấp hàng hải, tuy nhiên ông không tiết lộ danh tính người đã thông tin.
Bãi cạn Scarborough, về thực tế, hiện đang do các tàu Trung Quốc kiểm soát sau vụ căng thẳng hồi năm 2012. Theo báo cáo quân sự mới nhất của Philippines thì trong khu vực này có ít nhất 3 tàu cảnh sát biển và nhiều tàu cá Trung Quốc.
Là một trong những nghị sĩ có mối quan hệ với các cơ quan giải quyết tranh chấp, ông Golez từng hỗ trợ xây dựng Liên minh biển Đông với quan điểm chống đối Trung Quốc. Hồi tháng 7.2013, nhóm này thậm chí đã tổ chức cuộc biểu tình và buộc sứ quán Trung Quốc phải tạm thời đóng cửa vì "lí do an ninh".
Rappler cho biết hai nguồn tin nội bộ chính phủ Philippines cũng xác nhận về "củ cà rốt" của Trung Quốc.
Theo một nguồn tin, cuối tháng 1.2013, Tổng thống Benigno Aquino đã triệu tập toàn bộ chính phủ để thảo luận về đề xuất của Trung Quốc. Đây là một phiên họp kín, nên Dinh Tổng thống không công bố thông tin ra ngoài. Cũng theo nguồn tin, vấn đề này gây chia rẽ trong chính phủ. Ngoại trưởng Albert del Rosario kiên quyết theo đuổi vụ kiện.
Khi được hỏi liệu Philippines có đang cân nhắc không tiếp tục đệ trình lên ITLOS hay không, một nguồn tin nội bộ từ Dinh Tổng thống cho biết "vào thời điểm này thì không". Người này giải thích rằng nội các không thỏa mãn với đề xuất rút khỏi bãi Scarborough của Trung Quốc do "điều đó chưa đủ". "Vấn đề không chỉ như vậy, đây chỉ là hệ quả của những rắc rối từ trước đó".
Một trong những lo ngại khác của chính phủ là lời đề xuất của Trung Quốc được đưa ra không phải từ kênh chính thức.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết chính phủ không hoàn toàn đóng kín cửa với các đề nghị từ Trung Quốc, và Tổng thống Aquino quyết định vẫn tiếp tục đệ trình hồ sơ vụ kiện.
Trong bất cứ trường hợp nào, một quan chức Philippines cấp cao nói rằng tình hình "sẽ tồi tệ hơn trước khi nó được cải thiện tốt hơn. Trung Quốc sẽ làm mọi cách để gây khó khăn cho chúng ta".
Đầu năm 2013, chính phủ Philippines chính thức mang vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra ITLOS sau khi "đã tận dụng hết mọi kênh ngoại giao và chính trị để đạt được giải pháp hòa bình với Trung Quốc nhưng bất thành".
Tháng 2.2013, Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện. Tuy nhiên điều này không ngăn cản sự việc tiếp tục.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho biết cơ quan này không có bình luận gì về thông tin của trang Rappler. Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc Trương Hoa nói: "Trung Quốc cam kết giải quyết vấn đề tranh chấp với các quốc gia liên quan trực tiếp thông qua đàm phán... Chúng tôi giữ nguyên quan điểm không tham gia vụ kiện của Philippines".
Trường Giang (Theo Rappler)
Phần nhận xét hiển thị trên trang