Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Châu Á bước vào năm ‘mã đáo’ – cơ hội và thách thức cho người cầm cương

Năm Giáp Ngọ với hình ảnh con ngựa - biểu tượng đại diện nguồn năng lượng dương tràn đầy sức mạnh được coi là năm của sự tái sinh sau khi bước qua năm Tỵ âm trầm. Trên tờ Huffington Post thầy phong thủy Debra Duneier cho rằng, năm nay sẽ là năm của một nguồn năng lượng mới dâng tràn, là năm của sự tái sinh, “mã đáo thành công”. Vì vậy, đừng ngần ngại với những kế hoạch của mình trong năm nay.

Song Mã tung vó. Tranh sơn dầu của Họa sỹ Đỗ Đức
Sở dĩ, Giáp Ngọ được coi là khởi sinh bởi Giáp thuộc hành Mộc, đứng đầu trong Thiên can và có thể nhóm được mồi lửa tương trợ cho Địa chi là Ngọ thuộc hành Hỏa. Đối với kinh tế, năm Ngọ trong chu kỳ 12 năm không cho thấy sự lạc quan tuy nhiên chu kỳ 60 năm lại mang đến hi vọng cho chỉ số chứng khoán. Hoo, người có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phong thủy dự đoán thị trường chứng khoán không quá ổn định song sẽ mang đến nhiều cơ hội gặp gỡ bạn mới hay khai phá những thị trường chứng khoán tiềm ẩn trong năm Giáp Ngọ. Ngoài ra, những ngành liên quan đến yếu tố mộc và hỏa như lâm nghiệp và dầu khí sẽ phát triển mạnh. Thầy phong thủy Debra Duneier chuyên gia tư vấn phong thủy thuộc Green Associate đánh giá đầy lạc quan, năm 2014 sẽ là năm tràn đầy năng lượng và chứa đựng nhiều bất ngờ.
 
Tính theo đúng 60 năm Hoa Giáp, năm Giáp Ngọ gợi nhớ về chu kỳ chiến tranh tại khu vực châu Á như năm 1954 tại Điện Biên Phủ hay 1894 là cuộc chiến tranh Trung – Nhật đầu tiên. Bởi vậy, bất ổn Hoa Đông, hay Biển Đông chính là điểm nhạy cảm trên lưng ngựa, Alion Yeo nhà phong thủy học người Hong Kong bình luận trên Reuters.
Tuy nhiên, những bất ngờ này cũng ẩn chứa xung đột đặc biệt là trong chính trị và ngoại giao quốc tế. Bình luận về quan điểm này trên tờ Reuters, thầy Raymond Lo cho rằng, Giáp Ngọ là năm Dương Mộc và đối với những ai đã theo đuổi nguyên tắc sống, đấu tranh cho lý tưởng của mình thì họ sẽ đi đến cùng. Bởi vậy, những cuộc thương lượng và thỏa hiệp sẽ vô cùng khó khăn, đặc biệt tại những quốc gia vừa có đà tăng trưởng nước đại những ẩn chứa đầy bất ổn kinh tế.
 
Trên thế giới hiện đang có 3 nhà lãnh đạo sinh năm Giáp Ngọ đặc biệt nổi tiếng là Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, tại châu Á và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại châu Âu. Ông Abe được đánh giá là con ngựa nòi dòng dõi chiến bình Shogun khi quay trở lại chính trường ngoạn mục, văn võ toàn tài khi vừa bắn được 3 mũi tên kinh tế mang tên Abenomics, vừa thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia và có thể sửa đổi Hiến pháp, cởi trói Nhật Bản thoát ra khỏi lịch sử chiến tranh tội lỗi.  Còn Thủ tướng Angela Merkel người 5 lần đứng đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới do tạp chí uy tín Forbes bình chọn đang tiếp tục phải dẫn dắt nước Đức kéo châu Âu trăm mối bề bộn. Trong khi đó Tổng thống François Hollande người cũng sinh năm 1954 lại trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới không bởi tài năng lèo lái nước Pháp mà vì cú ngã ái tình ái từ trên mối quan hệ với nữ diễn viên Julie Gayet dẫn đến cuộc chia tay với Đệ nhất phu nhân Valerie Trierweiler.
 
Năm Ngọ cũng báo hiệu những vụ cháy theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa đen là những tiềm ẩn đối với thảm họa núi lửa phun trào, các vụ cháy rừng, cháy công xưởng. Nghĩa bóng thì ngược lại, những đợt “cháy” trên thị trường chứng khoán lại dấy lên hi vọng nền kinh tế khởi sắc. Bước chạy nước đại sẽ dành cho những ai chuẩn bị sẵn cho thời cơ nhưng sẽ là mối nguy cho những người kiệt sức cố ngoi lên sau những cuộc giao tranh kinh tế, chính trị từ năm Nhâm Thìn, Quý Tỵ. Bởi vậy những người này khi lộ đầu cũng dễ rơi vào “tuần không” hữu danh vô thực. Trong rủi sẽ có may bởi Giáp Ngọ sẽ là năm càn quét những tồn dư, yểu tật còn sót lại trong năm 2013. Bởi vậy, hi vọng để dành lại cho những người kiên tâm, lương thiện, không ngại khó khăn nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội trong làm ăn cũng như sự nghiệp.
 
Còn đối với người đàn ông làm lãnh đạo trong gia đình, năm nay cũng là năm quyết định cho gia đình nhỏ của mình khi biết tận dụng nguồn năng lượng mạnh mẽ của loại ngựa để hâm nóng cuộc sống vợ chồng, chớp lấy thời cơ đưa ra những quyết định quan trọng trong kinh tế, tài chính nhằm đảm bảo cho gia đình yên ấm, thịnh vượng. Và mặt khác, năm Ngọ cũng là thách thức đối với các quý bà khi phải cầm cương thật chặt các bậc phu quân đang chực “tung vó” trong năm Ngọ hừng hực lửa.
 
 “Hãy thắt dây an toàn thật chặt bởi vì ngựa sắp phi nước đại”. Mỗi năm sẽ đi cùng với một con giáp, mỗi con giáp lại biểu tượng cho sức mạnh khác nhau. Năm Giáp Ngọ mang lại năng lượng Mộc - năng lượng của sự tái sinh và phát triển. Loài vật phi nước đại này sẽ lấy nguồn năng lượng này và mang nó đi với tốc độ ánh sáng vào ngày 31/1 (tức mùng 1 Tết).
 
Một số mẹo để tăng năng lượng trong năm Giáp Ngọ trong Tết Nguyên đán:
- Mặc trang phục màu đỏ, màu của sự thịnh vượng và sự phong phú 
- Trang trí hoa tươi trong nhà
- Mở một cửa để cho năng lượng tươi mới tràn vào nhà 
- Đặt năm quả cam xung quanh nhà, một quả đặt ở giữa nhà, bốn quả đặt ở bốn hướng để đón may mắn 
- Đặt tiền trong phong bì màu đỏ và lì xì các tờ tiền có số 5 sau thời khắc giao thừa.
 
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thiên đường cuối cùng cho Assad


Assad rất có thể sẽ là tổng thống cuối cùng của Syria trong thập kỷ này và vài thập kỷ tới phải tự kết thúc quyền lực của mình bởi phản quyền lực từ nhân dân.
Bóng tối
Thời gian luôn là một ẩn số đầy dư vị ngọt ngào nhưng cũng xen lẫn hương vị của thần chết đối với Assad. Thời gian trôi đi mau lẹ, nhưng tháng nào cũng có thể là cái mốc cuối cùng trong cuộc đời ông ta. Giờ đây, bóng tối là tất cả những gì mà Aassad lo sợ, khi người đi trước ông ta là Kadafi đã kết thúc cuộc sống một cách không mấy may mắn trong một cống ngầm.
 
Nhưng dù sao, ngay hiện tại vẫn chưa phải là thảm họa. Niềm an ủi còn lại cho Assad đến từ sai lầm trong một đoán định trước đây của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, khi bà tuyên bố về số phận của chế độ Assad chỉ còn được tính bằng ngày. Thái độ sốt ruột của người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ là hoàn toàn có thể hiểu được về quan điểm chính trị lẫn tình cảm cá nhân, nhưng có lẽ cho đến thời điểm đưa ra tuyên bố ấy, bà cũng chẳng thể biết được cuộc nội chiến Syria lại kéo dài cho đến đầu năm 2013 mà phần thắng chỉ từ từ nghiêng về phe đối lập.
 
Thậm chí, trong khi Assad vẫn tồn tại thì Hillary lại đã rời khỏi chính trường quốc tế.
 
 
Đến thời điểm này, cuộc nội chiến Syria đã gấp gần ba lần thời gian của cuộc nội chiến Libya, tương ứng với số người thiệt mạng cao gấp đôi. Và cũng như tình hình kém khả quan ở Libya vào tháng 8/2011, vào lúc này giới bình luận chính trị và người dân ở Syria này không dám hy vọng sâu sắc về triển vọng cuộc nội chiến tại đất nước này sẽ sớm được kết luận.
 
Trừ khi có được một tác động quốc tế đủ lớn… Tác động đó là gì?
 
Nga
Điều khác biệt rất rõ giữa hai cuộc chiến đề cập ở trên là sự xuất hiện của khối quân sự Bắc Đại tây dương NATO ở Libya, và tình trạng trống vắng hoàn toàn về can thiệp quân sự ở Syria.
 
Cho tới nay, dù bị lên án khá nhiều về hoạt động can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ lực lượng đối lập với Kadafi, nhưng tất cả mọi người đều phải thừa nhận rằng nếu không có NATO, không biết cuộc nội chiến Libya sẽ còn kéo dài bao lâu và dẫn đến tổn thất bao nhiêu sinh mạng nữa.
 
Tàu chiến Nga đậu ngoài khơi Syria từ tháng 7/2012.
 
Tuy thế, người Nga đã trở thành một vật cản đối với NATO trong vấn đề Syria, khác hẳn với lần họ bị phương Tây qua mặt ở Libya. Quan điểm khá cứng rắn của Putin và giới ngoại giao Nga đã khiến cho Mỹ và NATO không thể tỏ ra phóng khoáng đối với kế hoạch dội bom vào thủ đô Damascus nhằm gây sức ép nặng nề đối với Assad. Tình thế giằng co như thế đã kéo dài suốt gần một năm qua, và chỉ có dấu hiệu tạm ngã ngũ khi Nga buộc phải khuyến cáo kiều dân của mình rời khỏi Syria trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.
 
Mặc dù Tổng thống Nga Putin từng khẳng định hồi cuối năm 2012 rằng ‘Không cứu Assad bằng mọi giá’, nhưng bất ngờ, vài ngày trước, Nga tuyên bố chuẩn bị tập trận hải quân lớn nhất lịch sử ở Địa Trung Hải. Động thái tiếp theo là tập hợp tàu chiến ở ngoài khơi Syria. Theo tin mới nhất ngày 14/1, có thể Tổng thống Assad cùng gia đình đã rời khỏi Syria và ẩn náu trên một tàu chiến được Nga hộ tống, chỉ trở về đất liền khi cần phải xuất hiện.
 
Đây là diễn biến bất ngờ của cuộc chiến vì mới 2 tuần trước, tưởng rằng ông Assad đã không còn bấu víu được vào cánh tay nào sau khi Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, nhập viện điều trị ung thư. Hồi tháng 11/2012, Assad từng lén lút đặt vấn đề xin tị nạn ở một số quốc gia Trung Đông và ở châu Âu nhưng đều bị từ chối, trước khi tính đến Venezuela.
 
Sẽ là địa ngục!
Đặc trưng của cuộc nội chiến Syria, nếu chỉ xét về nội bộ, là không khác mấy với quá khứ ở Libya. Ban đầu mới chỉ lác đác, nhưng dần dần đã hình thành cả một làn sóng đào ngũ, mà thực chất là phản chiến, của các tướng tá thuộc chính quyền đương nhiệm.
 
Tại Syria hiện nay, dường như Assad không còn một thủ hạ nào để tin cậy. Thậm chí gần như trái ngược, bất cứ người nào được coi là thân tín cũng có thể ra tay sát hại ông ta nếu tình thế cho phép. Tin đồn Tổng thống Syria cùng gia đình trốn lên tàu chiến ngoài khơi cũng xuất phát từ những tin tức trước đó về việc phe nổi dậy đã tính đến chuyện ám sát Asssad để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến, thay vì phải tổ chức tấn công vào Damascus.
 
Dĩ nhiên, việc Nga can thiệp bất ngờ đã làm thay đổi những tính toán trên. Mục đích của việc này không ngoài ý định buộc phe nổi dậy phải tiến hành đàm phán, điều mà họ luôn từ chối cho đến nay.
 
Hành động này cũng khiến cho số phận Assad có thể khác với Kadafi. Tuy nhiên, kết cục ngày hôm nay đã được định đoạt bằng chính bàn tay của nhân dân Sirya mà không cần đến sự can thiệp của NATO hay một lực lượng nào khác của phương Tây.
 
Assad - kẻ đại diện cho một thế hệ lãnh đạo chuyên quyền, độc tài, gia đình trị và tham nhũng, rất có thể sẽ là tổng thống cuối cùng của Syria trong thập kỷ này và vài thập kỷ tới phải tự kết thúc quyền lực của mình bởi phản  quyền lực từ nhân dân.
 
Thiên đường cuối cùng cho Assad, vào khoảng thời gian cuối cùng của ông ta, lại không phải trên mảnh đất Syria.
 
Còn sau đó sẽ là địa ngục...
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

10 phong tục đón năm mới kỳ lạ nhất trên thế giới


Theo khảo sát của mạng xã hội Badoo có 10 phong tục đón năm mới lạ trên thế giới, trong đó “đón năm mới tại nghĩa trang ở thành phố Talca, Chile” dẫn tốp đầu.
Đón năm mới kỳ lạ nhất
Chúc mừng năm mới
Qua đêm ở nghĩa trang để mừng năm mới.
Phong tục đón năm mới tại nghĩa trang ở thành phố Talca bắt đầu hình thành năm 1995 khi một gia đình nhảy qua hàng rào nghĩa trang để vào đón năm mới cùng người cha quá cố. Sau này, phong tục ngày càng lan rộng trong cộng đồng Talca nên cứ vào mỗi đêm giao thừa là người dân tập trung tại nghĩa trang để đón tết cùng người thân đã mất.
2. Cố gắng nghe tiếng động vật nói chuyện với nhau. Nếu không nghe được, đó là điềm may (Romania)
Chúc mừng năm mới
Nói chuyện với động vật. Nguồn: Thinkstock.
3. Đập bánh mì vào các bức tường để xua đuổi tà ma (Ireland)
Chúc mừng năm mới Iceland
4. Ném đồ đạc hư hỏng ra cửa sổ (Johannesburg, Nam Phi)
Đón năm mới Nam Phi
Đón năm mới với tục ném đồ đạc, nội thất hư hỏng ra khỏi nhà (quận Joburg, thành phố Johannesburg, Nam Phi).
5. Mang theo một cành cây và nhảy vào hồ nước đóng băng (Siberia, Nga)
Đón năm mới ở Nga
Nhảy xuống hồ nước đóng băng để đón năm mới (Nguồn: Thinkstock) Đón năm mới hài hước nhất
1. Một buổi hôn tập thể vào đêm giao thừa (Venice, Ý)
Đón năm mới bằng nụ hôn ở Ý
Hôn tập thể (Ảnh minh họa: indiatoday.intoday.in)
2. Mặc đồ lót màu đỏ, một biểu tượng của may mắn (Tây Ban Nha, Ý và Mexico)
Đón năm mới 2014 ở Tây ban Nha
Mặc đồ lót màu đỏ để nhận may mắn vào năm mới (Nguồn: Thinkstock)
Họ thường mặc đồ lót màu đỏ, vàng và các màu sáng khác qua giao thừa để tóm được may mắn trong năm mới.
Người ta cũng tin rằng phong tục này giúp họ tìm được bạn tình. Màu đỏ nghĩa là một cuộc sống tràn ngập tình yêu và màu vàng thể hiện khát vọng kiếm tiền và của cải. Ước mơ của dân địa phương được thể hiện qua đồ lót.
3. Chơi đùa, hắt nước vào nhau trong 3 ngày liền (Thái Lan)
Đón năm mới Thái Lan
4. Người dân huơ quả cầu lửa trên đầu và diễu hành trên đường phố (Scotland)
Chúc mừng năm mới 2014 Scotland
Tại Scotland dịp năm mới có một lễ hội rất nguy hiểm tên là Hogmanay. Lễ Hogmanay là lễ hội chào mừng năm mới, diễn ra vào 31/12 hàng năm. Trong dịp này, đàn ông sẽ diễu hành qua các con phố trong khi vẫn giữ trên tay các quả cầu lửa đang cháy rừng rực.
Các quả cầu lửa liên tục được trao qua lại trên đầu họ. Theo người địa phương, những quả cầu lửa sẽ đem tới sự trong sạch và ánh dương. Lễ hội này có từ thời Viking.
5. Đánh nhau với láng giềng để giải quyết những tranh chấp cũ (Peru).
Hoàng Nguyên (Tổng hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Ở VN, mọi thứ đều giả, chỉ có nói dối là thật”


Nói dối là nói điều không thật: Bịa đặt, phao truyền, xuyên tạc, để nói xấu, vu khống, chụp mũ, bôi bẩn - hoặc tráo trở, đổi trắng thay đen, “nhổ rồi liếm” là thủ đoạn trong đấu trường chính trị hoặc của kẻ phản phúc, của phường vô ơn, ăn cháo đá bát, có thể xảy ra trong bất cứ xã hội nào trên thế giới. 
Tuy nhiên - trong xã hội Việt Nam hiện nay, điều nầy trở thành một căn bệnh trầm kha, lan tràn khắp nước, khắp mọi lãnh vực, mọi cơ quan, mọi lứa tuổi. Bệnh dối trá đang hoành hành thống trị cả nước ta...


Hai mươi năm (1954-75) ..phịa ra những chuyện hoang đường như chuyện “miền Nam nghèo khổ không có chén ăn cơm”, “xe tăng địch làm bằng giấy”, “cháu ngoan bác Hồ dùng súng trường, một mình bắn hạ 6 tàu bay “con ma” của địch” v.v... để giáo dục nhồi nhét vào đầu trẻ con và tuyên truyền trong quần chúng... Trẻ con in trong trí. Người lớn tin bằng lời.

Bởi vì - “nói dối, nói dối mãi, người ta sẽ tin”. Câu chuyện Tăng Sâm giết người trong sách QVGKT là một bằng chứng: Lần thứ nhứt có người nói Tăng Sâm giết người. Mạnh mẫu không tin. Lần thứ 2, không tin. Lần 3, bà mẹ Tăng Sâm hoảng hồn bỏ chạy... Adolf Hitler áp dụng những phương pháp trị dân trong quyển “Mein Kampf” (Mon combat) - do chính ông là tác giả: “Nói dối nhỏ, người ta không tin - nói dối lớn, nói mãi, người ta sẽ tin”.

Nói dối, gian trá, lừa dối đã được các giới nghiên cứu đến mức tinh vi... được nâng lên hàng sách lược trị dân. Ông Hà nhân Văn - một nhân sĩ tại hải ngoại nhận xét về sự nói dối: “Nói láo không ngượng miệng, không biết hổ thẹn, không biết liêm sĩ... Nói láo như là 1 phản ứng của con chó Pavlov, để ngụy tạo sự “tự nguyện” là sở trường. Nhưng khi bị lật tẩy, thực tế được phơi bày thì phải sử dụng phương án 2 là bạo lực. Bỏ sở trường, dùng sở đoản”.

Vua nói dối, quan nói dối - dân cũng phải nói dối - nói dối từ trên xuống dưới - nói dối ở mọi cấp, mọi ngành - nói dối trong học đường, ngoài xã hội, trong sự đối xử với nhau. Nói dối để làm ăn, để giao dịch - để thăng quan tiến chức, cả đến trong sự đối xử nhau trong cuộc sống hằng ngày. Trong một xã hội, mọi người đều nói dối, mà mình ngay thật, thì thật khó sống? Rốt cuộc người ngay thật nhất cũng phải nói dối - nói dối để sống còn. Về chuyện nầy, ông Khổng có nói một câu nói rất hay: “Ở chung với người bất lương thì như đi vào chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết hôi tanh vì mình đã hóa hôi tanh rồi vậy”. Sống trong một xã hội nói dối, lâu ngày mình cũng thành người nói dối mà không biết, vì mình đã hóa người nói dối rồi!

Xã hội Việt Nam bây giờ - “giả dối lên ngôi, đạo dức suy đồi” - đến ông Bộ Trưởng Giáo dục Nguyễn thiện Nhân cũng phải lên tiếng công nhận “Đạo đức trong gia đình Việt Nam đồng nghĩa với sự dối trá”. Thầy dối trá thầy, trò dối trá trò - quản lý giáo dục báo cáo láo, nạn mua bằng bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước hiện đang là một đại họa cho nền giáo dục Việt Nam. Thậm chí đến trong gia đình cha con, chồng vợ cũng dối nhau, vì không tin nhau, nói dối như là một phản ứng của con chó Pavlov. Việc chính trị hóa nền giáo dục đã tạo cơ sở cho sự DỐI TRÁ đang làm bá chủ đất nước. Xin hãy nghe những nhà trí thức, nhà văn, nhà báo, bloggers, diễn đàn trên mạng trong nước lẫn ngoài nước, các đài quốc tế..

Nói láo từ A tới Z:

Hầu hết những trí thức, nhà văn, nhà giáo có lương tâm, những ai còn nghĩ đến tiền đồ Tổ Quốc Việt Nam, đều lên tiếng về một xã hội dối trá đến cùng cực: Giả dối từ A đến Z: Ông giáo sư Trần kính Nghị từ Hà nội mỉa mai: “Ở VIỆT NAM, MỌI THỨ ĐỀU GIẢ, CHỈ CÓ NÓI DỐI LÀ THẬT”. Một giáo sư khác từ Huế - ông Hà văn Thịnh, nói: “Tình trạng giả dối ở Việt Nam lan tỏa từ A đến Z. Trong bản chất, xã hội Việt Nam có SỰ GIẢ DỐI, ÍCH KỶ, VÔ CẢM VÀ TÀN NHẪN. Đó là những biểu hiện văn hóa Việt Nam hiện nay. Người ta giả dối từ A đến Z, từ trên xuống dưới, ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa sao thì lừa, muốn tự tung, tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được”

Căn bệnh trầm kha:

Nói dối đã trở thành CĂN BỆNH TRẦM KHA. Nhà văn Nguyên Ngọc không giấu được sự cảm xúc của mình: “Một trạng thái chán chường sâu sắc và mênh mông về đạo dức xâm chiếm mọi người. Tâm trạng chán chường trước sự sa sút về đạo đức phát sinh từ một căn bệnh cứ vây kín quanh mình, va vào đâu cũng gặp, dưới mọi kiểu, trắng trợn hay tinh vi - ĐÓ LÀ SỰ GIẢ DỐI”. Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhứt, chí tử nhất, toàn diện nhứt của xã hội ta là BỆNH GIẢ DỐI”.

Trong một tham luận nổi tiếng của nhà văn Trần Mạnh Hảo đọc tại Đại hội nhà văn lần thứ XIII - ông nói rằng: “Ông cha chúng ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, để bảo vệ đất nước. Tất cả các thứ giặc kể trên cộng lại cũng không ghê gớm bằng giặc NÓI DỐI đang tàn phá Tổ Quốc, giống nòi ta”.

Nhiều đảng viên, tuổi đảng cao hơn tuổi hai cuộc chiến tranh tại Việt Nam, đặc biệt là ông Nguyễn Khải, cuối đời rất đau xót mà phải lên tiếng về sự dối trá toàn diện của xã hội Việt Nam trong quyển sách “Đi tìm cái tôi đã mất”: “Nói dối hiển nhiên không cần che đậy (bỏ một đoạn)... Nói dối lem lém, nói dối lì lợm nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì không có ai hỏi lại.”(Nguyễn Khải - Đi tìm cái tôi đã mất)

Tướng Trần Độ cũng nhận xét về xã hội Việt Nam hiện nay: “Đặc điểm bao trùm .... xã hội hiện nay là NÓI LÁO - nói một đàng làm một nẻo. Lãnh đạo lừa dối, cán bộ lừa dối, làm ăn giả dối, giáo dục giả dối, đến gia đình cũng lừa dối nhau”(Trần Độ - Nhật Ký Rồng Rắn)

Tại sao?
(........... bỏ đoạn này.........)
Để củng cố bộ máy, trị dân có sách lược, các lãnh tụ thế giới đều thuộc lòng tư tưởng của 2 tác phẩm nổi tiếng sau đây:

1.- “The prince” của NICCOLO MACHIAVELLI, xuất bản năm 1613, Machiavelli viết: “Vì con người vô ơn hay thay đổi, phản phúc khi có quyền lợi, hèn nhát và tham lam, nên tạo sự sợ hãi thì an toàn hơn là tạo sự yên thương”. Theo tác giả, phép trị dân không thể dùng tình thương để cảm hóa vì con người thường vô ơn và hay phản phúc, nên phải dùng bạo lực sắt máu cho dân sợ hãi mà phục tùng. Bạo lực phải đi đôi với nói dối. Nói dối phải đi kèm với sự bưng bít và bạo lực. Nói dối không đi kèm với 2 điều kiện nầy thì nói dối dễ bị khám phá, bị lật tẩy - và vô hiệu. Bạo lực mà không nói dối thì chỉ là bạo lực của chế độ độc tài phong kiến, dễ bị lật đổ. Muốn cho dân tin thì phải nói dối. Và “Phải làm cho dân vừa yêu, vừa sợ. Nếu không thể làm cho dân yêu mến thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi, để họ không bao giờ có ý nổi loạn. .. luôn luôn biến động thay đổi không ngừng, biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh và vô cùng linh động làm lan tỏa chân rết đến mọi ngỏ ngách của xã hội, kiểm soát cái dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân”.(Bài nói chuyện trong buổi họp kiều vận của một cán bộ cao cấp tại hải ngoại). Nguồn: Việtland.

2.- “Mein Kampf” (Mon combat) xuất bản ngày 18-Juillet 1925 tại Đức và 1934 - do dịch giả André Calmettes, nhà xuất bản Les Nouvelles Editions Latines Paris, ấn hành 1934. Sách được dịch ra 16 thứ tiếng và bán được từ 1924 đến 2008 là 80.000.000 quyển. (Nguồn: Vikipedia). Theo đó - Hitler sử dụng những phương pháp tẩy não con người, để bắt con người phải phục tùng tuyệt đối. Một phương pháp đặc biệt trong sách lược trị dân là NÓI DỐI: “Cứ nói dối, nói dối mãi, người ta sẽ tin”.

Vì muốn nắm quyền lực lâu dài, 2 tác phẩm trên đây chắc chắn là sách gối đầu giường của các lãnh đạo thế giới. Ngoài ra - các nhân vật lịch sử nổi tiếng độc tài như Napoleon đệ nhứt, tàn bạo như Tần thủy Hoàng, tài ba như Ngô Khởi, Quản Trọng và ghê gớm như Vệ Ưởng - một kỳ tài, tác giả của “Ngũ gia liên bảo” và hình luật tố cáo nhau vô cùng tàn khốc đời chiến quốc - chắc chắc sẽ được Mao  nghiên cứu rút tỉa những phương sách và kinh nghiệm trị dân bằng bạo lực và nói dối.

Nhìn lại các chế độ tại Liên Xô, Nam Tư, Đông Âu, Trung Quốc, Bắc Hàn v.v... sách lược trị dân đều là NÓI DỐI VÀ BẠO LỰC. (......).

Chính Tổng bí Thư M.Gorbachev xác nhận: “Tôi đã bỏ nửa cuộc đời đi theo lý tưởng, nhưng hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng chỉ biết nói dối và tuyên truyền”.

Còn ai biết rõ hơn ông Trùm Liên Xô?

Đạo đức suy đồi, Văn hóa xuống cấp...

Đạo đức xuống dốc thê thảm dìm xã hội trong sự hỗn loạn, trong tệ trạng chưa từng thấy. Nhan nhãn hằng ngày trên mặt báo, các diễn đàn trên mạng, các bài phóng sự từ trong nước gửi ra, hình ảnh xác thực trong you tube, các bài của những người về nước chứng kiến tại chỗ.

Bộ mặt xã hội:

Tại Việt Nam hiện nay, ngày nào cũng cướp, cũng giết, cũng có những tội phạm xã hội khủng khiếp. Nó lan tràn khắp nước, không còn là một hiện tượng riêng lẻ mà toàn bộ hệ thống xã hội.

Những vụ chặt tay cướp xe, đâm người cướp của giữa đường phố, xông vào tiệm vàng cướp giựt, xông vào nhà bắt trói gia chủ cướp của giữa ban ngày, thậm chí trộm một lúc 11 xe gắn máy tại một chung cư... (Văn Quang - Thời Báo). Nạn gã gẫm phụ nữ, trẻ em vị thành niên bán vào các động mãi dâm ở Kampuchia, Ma cau... Nạn buôn phụ nữ, bắt cởi trần truồng cho mấy thằng Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan ngắm nhìn sờ mó để tuyển chọn.. Phụ nữ Việt bị để trong lồng kiếng bán đấu giá tại Mã Lai, trên bích chương bán công khai tại Đại Hàn. Đó là một quốc nhục chưa từng thấy. Nhân phẩm người phụ nữ Việt xuống cấp như một món hàng bày bán ngoài chợ... Những sự thật sờ sờ ra đó - ngày nay không còn ai nghi ngờ gì nữa.

Ở học đường, giáo dục bị chính trị hóa. Học sinh không được giáo dục những giá trị nhân bản về tinh thần, về quốc gia dân tộc, về đạo đức làm người. Chỉ có một loại đạo ...Chính sách giáo dục hủy diệt văn hóa truyền thống của ông cha, tạo ra những hậu quả hỗn loạn, học sinh đánh đập, đâm chém nhau đổ máu, một nhóm học sinh đứng ngoài vỗ tay cổ võ (tại trường Ứng Hòa B -Hà Nội), cảnh nữ sinh nắm tóc, xé áo, xô ngã té xuống đất, chửi nhau bằng lời lẽ hết sức thô tục, hạ cấp, một số nữ sinh lạnh lùng ngồi ngó (xem ảnh). Tháng 3 - 2010 - một nữ sinh khác đánh đập rất tàn nhẫn một nữ sinh ngay giữa hè phố, dân chúng đi đường làm ngơ, vô cảm...

Tồi tệ hơn nữa - một Hiệu Trưởng Trung học tên Sầm Đức Xương tại Hà Giang, bắt ép nữ sinh của mình làm gái chơi hiến thân cống nạp cho các quan đầu tỉnh là Nguyễn trường Tô. Chuyện thầy giáo Nguyễn quang Hoàng dùng súng khống chế, cưỡng ép tình dục với nữ sinh tại khách sạn - chuyện một nữ sinh ở Cà Mau khai trước Công An là có quan hệ tình dục với thầy giáo Phạm Thái Tây 2 lần, để được thầy hứa cho tiền và cho biết đề thi để lên lớp... Tại TP mang tên bác, một cô giáo trường Marie Curie phạt một nam sinh 18 tuổi bằng cách sờ ngay vào chỗ kín của cậu nầy. Chuyện động trời như vậy mà H.T Nguyễn Văn Vân lại bao che lấp liếm, cho là “một sai sót nhỏ”. (Tin CTV News). Thật đáng xấu hổ cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Học đường không còn là nơi tôn nghiêm để dạy dỗ học sinh nên người, nơi mà tình phụ tử, tình mẫu tử, tình sư đệ, tình anh em bầu bạn, những giá trị đạo đức truyền thống của ông cha: Nhân, nghĩa, Lễ, Trí, Tín, được giảng dạy trong môn Đức Dục. Nền giáo dục cũ dựa trên Nhân Bản, Dân tộc và Khai Phóng đã bị xóa bỏ... Cho nên những cảnh trên đây xảy ra cùng khắp nước. Không thể ghi hết được.

Học đường nay là nơi buôn bán cấp bằng, bán đế thi, thầy dụ dỗ trò, trò quan hệ tình dục với thầy. Trò với trò đánh nhau đổ máu. Nữ sinh giựt tóc, xô té xuống sân trường, đánh nhau với nữ sinh. Trẻ con nói chuyện với nhau bằng một ngôn ngữ hết sức hạ cấp. Thậm chí, trò nói với thầy bằng câu: “Đéo biết” - thầy hỏi vậy trả lời “đéo” được. Thầy giáo, nhà mô phạm hành xử như một côn đồ, xách dao rượt chém người láng giềng đổ máu phải vào bệnh viện tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tiến sĩ Nguyễn xuân Diện ngao ngán nói rằng: “Những vụ giết người càng ngày càng táo bạo, kẻ ác thủ tuổi đời ngày càng trẻ, cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc ác hơn”.

Nói có sách, mách có chứng. Một cuộc điều tra xã hội của báo chí tại Việt Nam, kết quả như sau: 30 - 40% học sinh tiểu học nhiễm thói lừa dối - 40-50 % hs Trung Học nhiễm thói lừa dối và gian lận - lên Đại Học tăng đến 50-60 %. Càng lên cao càng lừa dối và gian lận. (Đối thoại online ngày 24-7-2007). Ở trường dối gạt thầy, về nhà dối gạt cha mẹ. Cấp 1:20% ; Cấp 2: 25 % ; Cấp 3: 64 %. Càng cao càng thạo nói láo. (RFA online ngày 30-9-2013).

Bộ mặt xã hội nhiễu nhương, trộm cắp giết người, đánh nhau đổ máu xảy ra như cơm bữa - người đối xử với người không một chút tình người, không chút lòng nhân trước cảnh thương tâm bệnh hoạn ngặt nghèo. Mọi người như chực chờ xâu xé nhau. Ra đường, chỉ vì một cái nhìn, một câu nói mà có thể xảy ra án mạng. Con có thể giết cha, vợ giết chồng (cô Văn thị Thủy cùng tình nhân bắt trói ông chồng tên Thanh, rồi dùng giây dù siết cổ đến chết...). Còn việc tham ô, hối lộ, là cách kiếm tiền đương nhiên. Dối trá, lường gạt là tiêu chuẩn giao tiếp, coi pháp luật là đồ trang sức cho chế độ, coi bản án hình sự là món hàng mua bán. Thanh niên thì tôn thờ chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa kiếm tiến kiếm danh bằng mọi giá - tôn thờ thần tượng Michael Jakson, hôn đít ghế ngồi của tài tử Đại Hàn Be Rian. Đó là nhận xét của mục sư Nguyễn trung Tôn (Thanh Hóa). Ngoài sự nói dối - con người trong xã hội VN hiện nay rất lạnh lùng, vô cảm, sẵn sàng vồ xé nhau vì một chuyện cỏn con... một lý do không đáng kể...

Vô Cảm

Tâm lý cầu an, tránh phiền phức trong một nền luật pháp tùy tiện và tham nhũng - người dân không còn tin tưởng nơi loại luật pháp “Tao là luật”, không còn tin tưởng nơi giữa con người với nhau và tự bản thân không được giáo dục những giá trị nhân bản về đạo làm người - nên con người trở nên VÔ CẢM. Trong gia đình vợ chồng, cha con cũng phải e dè - tâm lý dối trá, luồn lọt, làm mọi cách để kiếm tiền, đưa con người đến chỗ vô cảm, vô tâm và tàn nhẫn.

Hình ảnh một người bị cướp giựt cái xách tay làm đổ tung tóe những tờ giấy bạc, những người đi đường bu quanh, tranh nhau giành giựt những tờ giấy bạc mà không một ai ngó ngàng đến nạn nhân đang quằn quại ngã quỵ xuống đất. Mặc kệ... nạn nhân rên siết với cánh tay bị gẩy lìa, máu tuông xối xả... những người đi đường, sau khi giành được vài tờ giấy bạc, rồi lạnh lùng bỏ đi...

Còn các đại gia thân nhân các quan cán bộ giàu có, các vương tôn công tử, những triệu phú, tỉ phú tiền xanh, ở trong những biệt thự cực kỳ sang trọng, đi xe Roll Royce, Cadillac, Ferrari, Mercedes xài tiền như nước, đánh cờ ăn thua cả tỉ VN đồng một ván, ăn phở thịt bò Kobe nhập cảng, cá độ bóng tròn hàng chục ngàn đô la, làm đám cưới cho con rước dâu bằng xe bóng láng đắt tiền dài hàng cây số, mua áo cô dâu tại Paris giá đến 200.000 Euros một chiếc. Họ càng vô cảm hơn ai hết. Không có gì làm cho họ động lòng trắc ẩn, thương xót người nghèo đói, tật nguyền...

Vì vô cảm, không một chút tình người, các đại gia nhẫn tâm thả chó căn chết người ngay giữa thành phố. Còn một bà già nghèo khổ tại Ban Ma Thuột, đi mót hột cà phê bị một đại gia thả cả bầy chó cắn chết... Bầy chó tranh nhau xé xác chết thành từng mảnh, nhầy nhụa... Chủ nhà làm ngơ không can thiệp. Vô cảm đến mức tàn nhẫn, mất tính người. Rồi đến nạn cướp đất làm sân golf, xây khách sạn, cho ngoại quốc thuê dài hạn, cho Trung Quốc lập làng (Thí dụ tại Cà Mau, công Ty sx phân bón lập 1 làng có 5000 người từ TQ sang). Vô cảm đến nỗi mẹ con bà Nguyễn Thị Lài ở Cần Thơ phải dùng sự phơi bày thân thể như là cái vũ khí cuối cùng của người đàn bà, để chống sự cướp đất, nhưng cũng vô hiệu... Công an coi như pha. Vô cảm đến nỗi phải cướp đến phần đất hương hỏa mấy đời của một bà mẹ chiến sĩ, huy chương đầy ngực... Nói tóm lại - sự vô cảm lan tràn khắp nước, khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, từ dân thường đến nhà cầm quyền - từ người nghèo khổ đến kẻ giảu sang....

Cả đến ngành y tế cũng vô cảm, tàn nhẫn còn hơn những ngành khác. Bệnh viện Mắt ở Hà nội đánh tráo thủy tinh thể, khiến cho 3000 bệnh nhân có thể lâm vào cảnh mù lòa. Cảnh bệnh nhân nằm bất tỉnh trước bệnh viện Từ Dũ, không được cứu cấp vì không có tiền nộp... Nói hoài không hết. Viết mãi cũng còn...

Quả là một thời mạt pháp. Thiên hạ sống trong sự giả trá. Đạo đức suy đồi. Văn hóa xuống cấp trầm trọng chưa từng thấy. Con người bị vong thân, tha hóa đến tột cùng. Nhìn đâu cũng thấy con người đối xử với con người, vô cảm, nhẫn tâm và tàn bạo..

Tuy nhiên - đạo đức hiểu theo đạo đức truyền thống, những giá trị luân lý ngàn đời của ông cha để lại... thi hào Tố Hữu:

“Xít ta lin, ông ơi! ông mất đất trời có không?
Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười”


Đó là đạo đức Cách Mạng. Mà hiểu đạo dức theo nghĩa đạo đức Cách Mạng thì có phải là đạo đức suy đồi không? (........)


Giả định bà Nguyễn thị Đoan còn hiểu đạo đức theo nghĩa cũ, nên bà Phó Chủ Tịch nước CHXHCN, lên tiếng xác nhận một sự thật bất khả phủ nhận: Đó là ĐẠO ĐỨC SUY ĐỒI THÊ THẢM TẠI VIÊT NAM, bà tuyên bố:

“Đạo đức xã hội xuống cấp đến mức báo động - xuống cấp ở mọi lãnh vực, kể cả y đức và giáo dục”: Bạo lực học đường (một học sinh bị đánh chết vì đẹp trai). Niềm tin nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Có nơi, dân tự xử những trường hợp ăn cắp - chỉ vì bắt trộm một con chó mà bị đánh chết. cướp ở thành phố xảy ra mỗi ngày - du đảng, bảo kê lộng hành ở các thành phố lớn.

Còn ai đủ thẫm quyền xác nhận tình trạng đạo đức suy đồi, xã hội tha hóa, hỗn loạn ở Việt Nam, hơn bà Phó Chủ Tịch nước VNXHCN?

Nhà thơ Bùi minh Quốc đau lòng thốt lên 2 câu thơ:

Ngoảnh mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi.


Xuân Giáp Ngọ 2014
http://luongtamconggiaovietnam.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Trotsky tìm thấy độc giả tại Trung Quốc


Nguồn: Chen Tian (2014). “Trotsky in China”News China Magazine, January 2014 Issue.
Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Nhà lý luận chủ nghĩa Cộng sản gây tranh cãi nhất cuối cùng đã tìm được độc giả cho mình tại Trung Quốc như thế nào?
Cuốn “Quan điểm của Trotsky” (Trotsky’s Views) được xuất bản rộng rãi tại Trung Quốc vào năm 1980, hai năm sau khi đất nước này bắt đầu bước vào thời kỳ Cải cách và Mở cửa, và 40 năm sau ngày Leon Trotsky, một trong những nhà tư tưởng chính trị gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới, bị ám sát.
Tiền thân của cuốn sách này là cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky” (Excerpts of Trotsky’s Reactionary Views), được biên soạn bởi Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương và in ấn bởi Nhà xuất bản Nhân dân. Đây là một trong những quyển “Bìa Xám” được xuất bản năm 1964, chỉ dành cho một số lượng nhất định cán bộ của Đảng.
Những quyển sách Bìa Xám được phân loại thành ba hạng mục. Mục C bao gồm các sách được viết bởi các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa châu Âu như Alexandre Millerand của Pháp và Otto Bauer của Áo,những người đã cố gắng viết lại thứ được coi là chủ nghĩa Marx chính thống. Những cuốn này mặc dù bị cấm lưu hành trong dân chúng, nhưng cán bộ Đảng nói chung vẫn có thể tiếp cận. Mục B gồm những tác phẩm gây tranh cãi của các nhân vật như Eduard Bernstein hay Karl Kautsky, đều là các lãnh đạo của Quốc tế Thứ hai và theo chủ nghĩa xét lại. Những cuốn sách thuộc mục này chỉ dành riêng cho các cán bộ cấp cao hơn.
Hạng mục A gồm những cuốn sách được xuất bản đặc biệt dành riêng cho các cán bộ từ cấp bộ trưởng trở lên, và cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky” nằm trong mục này. Tương tự như ở Liên Xô, tên tuổi của Leon Trotsky đồng nghĩa với chủ nghĩa xét lại trong hệ tư tưởng chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc – một hệ tư tưởng có nền tảng cốt lõi dựa trên chủ nghĩa Marx-Lenin theo lối diễn giải của Stalin, đồng thời được điều chỉnh theo những học thuyết chính trị độc nhất của Mao Trạch Đông. Trong các cuộc thanh trừng của Đảng những năm 1930 và 1940, những người bị cho là theo tư tưởng của Trotsky bị thanh trừng lên đến con số hàng trăm.
Trong những năm đầu thập niên 1960, các đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu đối đầu nhau về những gì cấu thành nên chủ nghĩa Marx chính thống. Bản luận tội Stalin trong Diễn văn bí mật của Nikita Khrushchev vào tháng 2/1956 được Mao xem như sự coi thường cá nhân, đồng thời là lời công kích tính chính đáng của cuộc cách mạng Trung Quốc; điều này khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc tự cắt đứt mối quan hệ đầy ý nghĩa với Liên Xô năm 1960, mặc dù cả hai nước vẫn cẩn trọng duy trì bề ngoài ngoại giao là đồng minh thân cận.
Cả hai bên đều dựa vào những tiêu chuẩn của chủ nghĩa Marx-Lenin để hạ thấp “những người theo chủ nghĩa xét lại” và “những kẻ phản động” như Bernstein, Kautsky và Trotsky. Mặc dù quan hệ Trung-Xô bị chia rẽ đến năm 1989, về sau này Đặng Tiểu Bình phải thừa nhận với Tổng thống Liên Xô Milkhail Gorbachev khi ông tới thăm Trung Quốc rằng “cả đôi bên đã nói nhiều lời vô nghĩa”.
Những cuốn sách Bìa Xám là một phần trong chiến dịch tư tưởng chống Liên Xô trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, bề ngoài được xuất bản nhằm cho phép công chức Trung Quốc “làm quen với gốc rễ của chủ nghĩa xét lại”. Nhưng thực tế rằng ở Liên Xô những tác phẩm của Trotsky cũng bị chỉ trích là chủ nghĩa xét lại lại hầu như bị những nhà tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc lờ đi – theo họ, chỉ riêng quốc tịch của Trotsky là bằng chứng đủ cho thấy ảnh hưởng của ông lên hệ tư tưởng Liên Xô.
Người trong cuộc
Biên tập viên Zheng Yifan, một nhà nghiên cứu tại Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương, đã giám sát quá trình xuất bản bản thảo mà sau này trở thành cuốn “Trích lược những quan điểm phản động của Trotsky”, vào khoảng đầu giai đoạn quan hệ Trung-Xô rạn nứt. Vào thời gian đó, chỉ 500 bản được in, và chỉ có 50 bản được đưa vào lưu hành. Số còn lại được cất giữ trong kho cho đến khi được tái bản vào năm 1980 với tựa đề “Quan điểm của Trotsky”.
Năm 1955, khi quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô ở vào thời kỳ thân mật nhất, Zheng Yifan được chính phủ Trung Quốc gửi đến trường Đại học Leningrad (bây giờ là St. Petersburg) để nghiên cứu lịch sử Liên Xô. Tốt nghiệp năm 1959, ông quay lại Trung Quốc và vào Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương làm biên tập và dịch tài liệu.
Trong suốt bốn năm sống tại Nga, ông Zheng tận mắt chứng kiến quá trình biến đổi ngay sau cái chết của Stalin. Bài Diễn văn Bí mật của Khrushchev dẫn tới sự chỉ trích trên diện rộng về vị lãnh tụ quá cố và sự sùng bái cá nhân quanh ông, và một trong những giáo viên người Nga của ông Zheng thậm chí còn công khai công kích Stalin ở trên lớp. Các khóa học về chủ nghĩa Marx-Lenin bị duyệt lại hoặc đình chỉ, bởi chúng dựa trên cuốn “Khóa học Trích yếu về Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô” (“The Concise Course on the History of the Soviet Communist Party”) – một quyển sách được biên soạn dưới sự giám sát trực tiếp của Stalin và bóp méo các sự kiện lịch sử nhằm phóng đại những đóng góp của vị lãnh đạo này cho tư tưởng Marx-Lenin và cả sự thành lập của Liên bang Xô Viết.
Phản công
Tại Matxcơva, các lãnh đạo Liên Xô cáo buộc Mao đang xây dựng hình mẫu bản thân dựa trên Stalin. Một số còn cáo buộc rằng những nguyên tắc của Mao có nhiều điểm tương đồng với Trotsky hơn là với Marx hay Lenin. Sau khi Trotsky bị đẩy đi lưu vong khỏi Liên Xô năm 1929, những tác phẩm của ông dần bị loại bỏ ở cả Trung Quốc và Liên Xô, bởi thế hầu như không còn nguồn nào tồn tại để phủ nhận những cáo buộc đó. Một vài tác phẩm còn sót lại được cất giữ cẩn mật (ít ai biết tới).
Vào tháng bảy năm 1963, khi rạn nứt Xô-Trung lên đến cao trào, phó thủ tướng khi đó là Đặng Tiểu Bình đã nói với cấp dưới rằng: “Khrushchev gán cho chúng ta là những người theo tư tưởng Trotsky. Chúng ta phải đưa ra đòn phản công. Cần chuẩn bị ngay lập tức. Cục Biên soạn và Biên dịch Trung ương có thể soạn một cuốn sách về những bút tích của Trotsky để các cây viết của chúng ta viện dẫn.”
Vậy là bỗng nhiên, những tài liệu đã từng bị những nhà tuyên huấn Trung Quốc thù địch trước năm 1963 bỗng trở thành hàng quý, và toàn bộ văn phòng của ông Zheng dành hết thời gian để lần theo vết tích những tác phẩm của Trotsky, với mục đích duy nhất là sử dụng những nội dung đó để hạ bệ Khrushchev và Liên Xô. Những mảnh tài liệu được thu thập từ các thư viện, tuyển tập, và các bộ sưu tập cá nhân của các cán bộ Đảng trên khắp đất nước.
Nhiều tài liệu khác được tìm kiếm ở nước ngoài. Mặc dù tác phẩm của Trotsky bị cấm xuất bản ở Mỹ và Anh, một số vẫn được tìm thấy ở châu Âu lục địa, với một số lượng lớn những cuốn sách hoàn chỉnh được mua từ những cửa hàng sách cũ ở Thụy Sỹ. Những bản in cũ của tạp chí Pravda và The Bolsheviks bị soi xét tỉ mỉ để tìm ra các bài viết, bài xã luận và bình luận của một người đã từng một thời là ánh sáng dẫn đường cho học thuyết xã hội chủ nghĩa.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu chuyển hướng chú ý đến những đợt tịch thu văn học cấm thời kỳ thanh trừng những người theo tư tưởng Trotsky năm 1952, khi tất cả những bản dịch tiếng Trung các tác phẩm của Trotsky bị Bộ Công an tịch thu. Mặc dù nhiều tác phẩm đã bị phá hủy, các nhà nghiên cứu suy luận rằng một vài bản có thể còn sót lại, có thể ở Thượng Hải, nơi đã từng là tổng hành dinh không chính thức của phong trào theo tư tưởng Trotsky ngắn ngủi tại Trung Quốc. Dần dần, một lượng đáng kể những tác phẩm của Trotsky bằng nhiều thứ tiếng đã được tập hợp tại thành phố.
Chuyển hướng
Loạt hoạt động này sớm thu hút sự chú ý của vài người theo tư tưởng Trotsky kỳ cựu còn sót lại. Một trong số họ là ông Liu Renjing, người đã tham dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921 và là một trong những người tổ chức đầu tiên của các phe phái bản địa theo tư tưởng Trotsky. Ông thậm chí đã gặp mặt Trotsky khi Trotsky đang lưu vong ở Thổ Nhĩ Kỳ, và được ông tặng một số tác phẩm làm quà. Hai người bắt đầu thư từ trao đổi, và Trotsky đã gửi cho ông Liu các tác phẩm mới của mình, trước khi ông bị ám sát năm 1940 bởi một đặc vụ Liên Xô làm việc cho cảnh sát mật của Stalin.
….
Xem phần còn lại của nội dung văn bản tại đây: Trotsky tim thay doc gia tai Trung Quoc.pdf
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/01/28/trotsky-o-trung-quoc/#sthash.akC3ra90.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

các pác NHỜ VĂN đọc thử xem, Phẹt nó nói giề:


GHẸO VĂN SĨ


Văn sĩ: Này, mày chửi bọn anh ghê quá.

 Phot_Phet: Em chửi đâu. Tại các anh ngu quá.

 Văn sĩ: Đấy, thế mà còn xoen xoét là không à.

 Phot_Phet: Oan em. Các anh là văn sĩ không lo viết lách mà tuyền đi thọc gậy bánh xe. Đồng ý là các anh phải có trách nhiệm xã hội. Nhưng em nghĩ trách nhiệm xã hội lớn lao nhất của các anh là phải có những văn phẩm để đời. Và văn phẩm đó có đủ sức mạnh, sức nặng thay đổi nhận thức xã hội. Thậm chí cả một quốc gia, dân tộc. Đằng này, các anh lại...

 Văn sĩ: Lại làm sao? Nhìn cảnh đời, bọn anh đau lắm.

 Phot_Phet: Xin lỗi các anh. Ngụy biện bỏ mẹ. Chả qua là là các anh bất tài và bất lực trước bản thân các anh thôi. Đừng mang thứ đó đổ ra xã hội. Phải tội chết.

 Văn sĩ: Nhưng rõ ràng xã hội này, chế độ này đã bóp chết tài năng và khả năng sáng tạo của bọn anh. Hay nói khác đi là tiêu diệt trách nhiệm xã hội của văn sĩ bọn anh.

 Phot_Phet: Ối thôi, em xin. Các anh có quẳng sang Mỹ, sang Tây thì vẫn thế thôi. Cái tầm của bọn anh chỉ đến thế. Tử tế ra còn được hưởng cái trợ cấp xã hội, không thì ra đường ngửa mũ ăn xin cả lũ.

 Văn sĩ: Mày cay nghiệt vừa thôi em.

 Phot_Phet: Em chân tình đấy. Có chăng là các anh đang tự cay nghiệt bản thân và cuộc đời. Đôi khi các anh còn đay nghiến, dằn vặt, tức tối như kiểu lấy phải gái mất trinh hoặc còn nhưng lại giả.

 Văn sĩ: Nhưng mày phải công nhận, một xã hội, một chế độ tử tế hơn thì bọn anh sẽ phát huy được hết vai trò và trách nhiệm.

 Phot_Phet: Mọi thứ đều do con người tạo ra, các anh ạ. Đừng mong mọi thứ sẽ thay đổi khi bản thân con người, cụ thể là các anh không dấn thân và thay đổi. Các anh phải tử tế với bản thân các anh và có trách nhiệm hơn với văn phẩm của mình trước đã. Chứ như hiện tại, các anh đang cẩu thả với bản thân và vô trách nhiệm với văn phẩm của mình. Như thế thì nguy lắm.

 Văn sĩ: Mày nói cứ như thánh, như tướng.

 Phot_Phet: Cũng may là em chưa nói theo nghị quyết. Có khi thế các anh lại im.

 Văn sĩ: Bọn tao chả nghe theo cái gì cả. Bọn tao cần tự do, trong sáng tác và ngôn luận.

 Phot_Phet: Thì ai cấm các anh. Thứ đó chỉ là môi trường và dung môi. Cái chính vẫn là văn tài. Đấy, em lại phải nhắc lại, có quẳng bọn anh sang thế giới tự do và tôn trọng ngôn luận để các anh vung bút thì cũng chả nên cơm cháo gì đâu. Không phải khinh hay chê các anh, nhưng quả nó là như thế. Em thật. Mà kể cả có cấm nhá, các anh mang mẹ ra ngoài mà in, mà xuất bản. Không thì để lại làm di cảo cho con cháu. Và biết đâu đấy, lại để tiếng thơm cho vài trăm năm sau.

 Văn sĩ: Mày xuẩn ngốc một cách có lý đấy.

 Phot_Phet: Là khen hay chê đấy ạ?. Mà em thật, em không thích khen và càng không thích chê. Nhưng em nghe hết, bằng tất cả nhiệt tâm và sự tôn trọng. Đó là việc cần và phải nên của những gã giai có lòng tự trọng và bác ái. Chứ như các anh, khen thì vơ vào, chê thì đổ đi mặc dù mồm cứ xoen xoét người chê là thày mình. Rởm lắm. Lìu tìu bỏ mẹ.

 Văn sĩ: Mày là cái giống chó gì mà sủa kinh thế?

 Phot_Phet: Chó sủa hay chứ. Và quan trọng là có giờ. Ít ra là nó đánh bật bóng đêm và xua được trộm. Nhất là loại trộm cắp chữ nghĩa, danh vị như các anh.

 Văn sĩ: Nhưng mày là chó dại.

 Phot_Phet: Có phải con chó nào mang mầm dại cũng phải giết hay chết đâu. Phải có nó để cắn lũ bất lương, phường ăn cắp.

 Văn sĩ: Người ta giờ tiêm phòng từ tấm bé rồi.

 Phot_Phet: Em biết. Nhưng vấn đề là già mới phát dại. Chẳng có gì là chắc chắn khi một mũi tiêm lại đảm bảo việc phòng bệnh cho cả cuộc đời.

 Văn sĩ: Giọng mày lại chuyển tông thú y rồi đấy.

 Phot _Phet: Nghề đó giờ lại giàu, các anh ạ. Bây giờ người ta quý chó mèo, vật nuôi còn hơn cả người.

 Văn sĩ: Đừng có mà xỏ xiên, bố láo.

 Phot_Phet: Em tuyệt nhiên không. Các anh là hay nhạy cảm, quy chụp linh tinh lắm. Đồng ý là văn sĩ các anh phải nhạy cảm. Có điều đó thì mới có phát hiện và sáng tạo. Chỉ tiếc...

 Văn sĩ: Tiếc gì?

 Phot_Phet: Các anh nhạy cảm một cách quá quắt. Quá mù nên ra mưa. Chưa kể còn sồn sồn như lồn phải lá han. Thật đáng tiếc.

 Văn sĩ: Thì bọn anh cũng chỉ đánh động nhân tâm thôi.

 Phot_Phet: Ối thôi, em xin. Các anh đánh thế chả động tý nhân tâm nào đâu. Nhưng loạn nhân tâm thì lại rất đúng. Em hỏi nhá, thiên hạ họ nghe các anh hay nghe những kẻ xỉa tay cho ăn, cho mặc?

 Văn sĩ: Nhưng cuộc sống không chỉ có cơm ăn và áo mặc.

 Phot_Phẹt: Ý các anh là còn cần những nụ hôn?

 Văn sĩ: Thì đại khái thế.

 Phot_Phet: Các anh đang chết vì những thứ đại khái thế đấy. Tỉnh dậy đi các anh. Giờ này là giờ nào mà còn mơ những nụ hôn. Đất nước này ít những nụ hôn lắm, nhưng lại thừa đói nghèo và súng AK.

Văn sĩ: Mẹ mày. Thế mày bảo chúng ông phải làm gì?

Phot_Phet: Các anh hỏi em thì em biết hỏi ai. Văn sĩ cao sang như các anh mà hỏi một thằng bù bựa như em rằng phải làm gì thì chết mẹ thật rồi. Nhưng theo ý em, các anh nên chịu khó mài bút, đợi tài nó đến mà phóng ra những thiên bất hủ cho đời. Còn bằng không tài cán gì thì quẳng bút đi mà cầm cuốc, vợ già con dại lại có vườn rau ăn. Cũng nhắc các anh, tài nó không đợi tuổi đâu đấy. Không làm được sẽ có người khác làm, thế hệ sau nó làm. Nhân đây cũng xác quyết luôn với các anh, chỉ những người tài mới sinh ra đức, chứ không có chuyện người có đức sinh ra tài đâu. Xưa nay cứ lập lờ chuyện đức - tài, ngứa dái lắm. Bất tài sinh thất đức. Còn thất đức sinh ra gì, các anh biết không?

Văn sĩ: ???

Phot_Phet: Là sinh ra văn sĩ các anh.

Văn sĩ: Địt mẹ thằng Phot_Phet ( đồng thanh)

Note: Văn sĩ nào láng tráng vào đọc đừng mắng em nhá. Tội nghiệp. Em cút đi lo việc đơi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tết trong hang NGƯỜI:

Tết ở ngôi nhà bé nhất Hà Nội
Ngày Tết cận kề, trong khi các gia đình sắm sửa chuẩn bị đón giao thừa, ngôi nhà bé nhất Thủ đô của anh Hoàng Văn Xuân (51 tuổi, ở 44 Hàng Buồm) vẫn chưa có bất cứ thứ gì đón Tết. Ngôi nhà nhỏ đến mức không thể đứng thẳng người.


Căn nhà có chiều dài 2,7m, chiều rộng 1,9m và chiều cao 1.2m. Mọi sinh hoạt của anh Xuân và con trai tên Thủy (16 tuổi) vỏn vẹn trong “ngôi nhà hộp diêm” này.

Anh Xuân tâm sự: "Chả dám mua sắm gì cho Tết vì làm gì có chỗ mà ở". Những ngày sắp tới, 2 bố con sẽ đến nhà người thân đón xuân.

Lối lên xuống căn nhà "tí hon" của anh Xuân được đóng các chân sắt. Anh Xuân cho biết: '“Trước đây, hồi tôi chưa lấy vợ, chỗ ngủ cho cả 5 anh em trai trong nhà là nơi chỉ dài 3 mét và rộng 2 mét này đấy. Sau này lấy vợ thì hai vợ chồng tôi cùng đứa con trai ở. Đêm nằm ngủ muốn cựa quậy cũng khó, chật vật không yên giấc".

28 Tết, anh Xuân ở trong căn phòng bé ngồi xem ti vi và chờ có khách đi xe ôm.

Theo anh Xuân, ở phía dưới có hàng chục bếp than nấu nướng, hôm nào cũng vậy, khói bếp than xộc vào từng nhà một, không thở nổi.

Những bức tường vôi tróc lở liên tục rơi bụi xuống sàn nhà anh Xuân. “Bên trên cũng có người ở, người ta đi lại mạnh chân, vôi vữa xây bao năm rồi nên dễ bục ra lắm. Không những thế bên trên người ta tắm rửa khiến nước thấm qua tường, gây ẩm mốc", anh Xuân nói.

Căn nhà chỉ cao đúng gần bằng một sải tay của anh Xuân, 
dùng dây đo thực tế chỉ có 118cm.

Mỗi lần có khách đến chơi, khi đi xuống, anh Xuân đều phải dặn xuống 
nhanh và nhìn ở dưới để tránh đạp nhầm vào đầu người dân sống trong ngõ.

Lê Tú - Nguyễn Hoàn

Phần nhận xét hiển thị trên trang