Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Bài Thảo luận tâm linh »Thời - Không là gì?

Bài báo »Thảo luận tâm linh »Thời - Không là gì?
Thời-Không là từ viết tắt của Thời gian và Không gian. Trong đời thường, chúng ta cảm nhận thời gian là một dòng chảy, trôi liên tục không ngừng nghỉ, từ quá khứ qua hiện tại rồi tới tương lai.Thời gian làm thay đổi sự vật, chẳng hạn một đứa trẻ sơ sinh, rồi một tháng tuổi, một năm tuổi, thời ấu thơ, thời thiếu niên, thời trưởng thành, thời trung niên, rồi thời tuổi già. Cũng chính đứa trẻ đó trong những thời điểm khác nhau, có thể chất và tâm lý khác nhau. Nhà vật lý học Isaac Newton khám phá ra lực hấp dẫn và cũng dựa trên khái niệm thời gian đó lập nên cơ học cổ điển, mô tả sự chuyển động của các thiên thể như mặt trời, mặt trăng, trái đất và các cố thể vật chất khác, lập nên các phương trình toán học, cho phép xác định một vật có khối lượng bao nhiêu, sẽ ở đâu vào thời điểm nào khi bị một lực có số đo bao nhiêu tác động. Từ đó có thể tiên đoán vào ngày tháng năm nào sẽ có xảy ra nhật thực, nguyệt thực hoặc xuất hiện các sao chổi mà con người đã từng gặp. Tóm lại vạn vật hiện hữu hay tồn tại trong không gian và biến đổi theo thời gian
Thế nhưng quan niệm về thời gian trôi xuôi một chiều bất biến như thế đã bị Einstein làm sụp đổ với thuyết tương đối. Einstein mô tả thời gian như là chiều kích thứ tư của không gian 4 chiều. Thời gian vật lý không phải trôi đều đều bất biến mà tùy thuộc vào vận tốc. Vận tốc càng nhanh thì thời gian càng chậm lại. Paul Langevin (1872-1946) nhà vật lý người Pháp, đã dựa vào lý thuyết của Einstein để sáng tác ra câu chuyện nghịch lý về một cặp song sinh (twin paradox). Nói nghịch lý là vì nó trái với nhận thức thông thường chứ không phải là không thể xảy ra. Hai anh em sinh đôi tất nhiên bằng tuổi nhau. Lúc 30 tuổi, người anh trở thành phi hành gia đi trên một phi thuyền không gian có tốc độ rất lớn, anh ta bay tới một hành tinh ngoài hệ mặt trời và trở về trái đất an toàn. Anh ta có đồng hồ rất chính xác, và có ghi nhật ký hẳn hòi. Thời gian đi và về chỉ có một năm thôi. Nhưng khi về tới địa cầu, mọi việc thay đổi rất nhiều, anh ta không còn nhận ra cảnh cũ. Xem lịch thì thấy trên trái đất đã qua 50 năm, người em song sinh nay đã là ông lão 80 tuổi, tóc bạc phơ. Trong khi đó anh ta mới 31 tuổi, vẫn còn trẻ, tóc chưa hề bạc. Tại sao lại có hiện tượng lạ lùng như thế ?
Chẳng những thời gian có thể co dãn mà không gian cũng vậy. Giả thuyết Big Bang ra đời nói rằng vũ trụ ban sơ có kích thước cực kỳ nhỏ, 10-33 cm, chỉ là một chất điểm mà nếu nhỏ hơn nữa thì sẽ biến mất không còn tồn tại, hoặc vô nghĩa. Cái hạt nhỏ đó bùng nổ thành vũ trụ mà chúng ta đang sống, và kích thước của không gian vũ trụ cứ nở lớn thêm mãi. Dù là cực lớn nhưng vũ trụ cũng có giới hạn. Nếu lấy vận tốc ánh sáng là 300.000km/giây để tính, từ lúc bùng nổ đến nay là 13,7 tỉ năm, thì vũ trụ là một khối cầu có bán kính là 13,7 tỉ quang niên. Mặt trời và thái dương hệ xuất hiện cách nay 5 tỉ năm, còn Trái đất của chúng ta ra đời cách nay 4,5 tỉ năm. Tổ tiên gần của loài người là Người đứng thẳng (Homo erectus) xuất hiện tại châu Phi 1.8 triệu năm trước. Người khôn ngoan ( Homo sapiens) bắt đầu xuất hiện tại Châu Phi cách nay 200.000 năm, họ là tổ tiên của người hiện đại, từ Châu Phi di cư ra các lục địa khác để hình thành nhân loại ngày nay. Đó là tóm tắt lịch sử vũ trụ và loài người trên địa cầu.
Đối với nghịch lý cặp song sinh, các nhà vật lý trả lời rằng vì phi thuyền bay quá nhanh nên thời gian trên phi thuyền đã trôi chậm lại, trong khi trên địa cầu thời gian vẫn trôi đều đều. Tóm lại thời gian không tồn tại độc lập, nó tùy thuộc tốc độ. Mà thời gian thay đổi thì không gian cũng vậy, cũng tùy thuộc vận tốc. Các tín hiệu tin học do dòng electron tải đi. Tốc độ của electron trong nguyên tử chỉ bằng khoảng từ 1/3 tới  1/2 tốc độ ánh sáng, nhưng tốc độ của electron tự do lan truyền trong dây dẫn hoặc tốc độ của sóng điện từ truyền đi trong không gian thì bằng tốc độ ánh sáng. Với tốc độ đó thì trên phạm vi địa cầu, khoảng cách không gian gần như bị triệt tiêu khiến ta không còn cảm nhận có khoảng cách không gian, kinh nghiệm này chúng ta dễ dàng có được trên internet. Chúng ta có thể thấy người đối thoại qua camera và nghe tiếng nói hoàn toàn giống như đang ngồi trước mặt, nghĩa là khoảng cách không gian không còn nữa.
Trong thế giới lượng tử, lại càng lạ lùng hơn nữa. Hiện tượng rối lượng tử (quantum  entanglement- xem bài Đức Phật A-Di-Đà là ai) chứng tỏ cả không gian, thời gian và số lượng đều không có thật. Cả 3 đại lượng này, nói chung cả thế giới vật chất đều là sản phẩm của tâm thức. Vật chất chỉ là vô thủy vô minh, bất khả tri. Big Bang chỉ tạo ra cấu trúc ảo của vật chất bằng những hạt ảo như quark, electron. Nhà triết học người Đức, Immanuel Kant gọi các vật ảo đó là vật tự thể (Das Ding an sich) bất khả tri. Nhà vật lý Heisenberg thì gọi đó là thế giới tiềm thể, có khả năng hiện hữu nhưng chưa hiện hữu, và chỉ hiện hữu trong tâm thức của người quan sát. Nhiều nhà vật lý nhận định rằng thế giới lượng tử không khác gì thần thoại, nhưng lượng tử quả thật đã tạo ra được ngành công nghệ thông tin rất phát triển hiện nay, và chúng ta có thể thực nghiệm thần thông giống như thần thoại, việc thấy và nghe xa hàng vạn dậm không còn là chuyện lạ, chúng ta có thể tiếp xúc với bạn bè, người thân bất cứ ở đâu, bất cứ giờ nào vì khoảng cách không gian trên địa cầu đã bị triệt tiêu trên internet khi chúng ta có thể chuyển thông tin đi với tốc độ ánh sáng. Thuyết nhập nhị nhân duyên của Phật giáo giải thích rằng chỉ khi cấu trúc ảo của vật chất do vô minh kiến lập đó, hình thành được lục căn, phát sinh được nhất niệm vô minh thì Tam giới mới thành lập. Dục giới là cõi vật chất có khối lượng, có hình tướng. Sắc giới là cõi trời hoặc cõi âm của các vong linh, không có khối lượng nhưng còn có hình tướng. Vô sắc giới là cõi chỉ còn ý thức, có thông tin nhưng không có hình tướng.
Thời gian không có thật, nên quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ là do tâm thức tưởng tượng ra. Vậy có điều gì chứng tỏ ? Nếu vị lai là cái chưa xảy ra thì tại sao lại có người hoặc vật biết trước được ? Ví dụ tại kỳ World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi, cả tỷ người trên thế giới đã chứng kiến chú bạch tuộc Paul đoán đúng kết quả của cả 8 trận đấu, tức 100% những gì mà người ta yêu cầu, trong đó 7 trận của đội tuyển Đức và trận chung kết giữa đội Tây Ban Nha và Hà Lan. Chẳng bao lâu sau, bạch tuộc Paul qua đời. Điều đó khiến chúng ta nghĩ rằng bạch tuộc Paul chính là một vị Bồ Tát hóa thân, biểu diễn thần thông cho mọi người thấy sự nhiệm mầu, rồi sau đó theo truyền thống Phật giáo, phải tịch diệt để mọi người không còn cơ hội tò mò về phép thần thông mà quên sự tu chứng kiến tánh thành Phật, chỉ tăng cường lòng tin mà thôi, cũng giống như Lục Tổ Huệ Năng, để lại nhục thân bất hoại để làm tin cho đời sau, chứ nếu không có thì người đời còn biết bám víu vào đâu để tin rằng Phật pháp nhiệm mầu.
Nhục thân bất hoại của Huệ Năng, Hám Sơn và Đơn Điền tại chùa Nam Hoa
Trong lịch sử có không ít trường hợp biết trước tương lai. Năm 435, vị sư người Thiên Trúc là Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra) đến Quảng Châu lập chùa Pháp Tánh và dự đoán sau này sẽ có một vị Bồ Tát đến đây thọ cụ túc giới. Năm 502, quả có vị sư cũng người Thiên Trúc đến chùa  Pháp Tánh (sau đổi tên là chùa Quang Hiếu) mang theo một cây bồ đề để trồng, thọ cụ túc giới tại đây, đó là sư Trí Dược Tam Tạng, sau đó ông đến Tào Khê lập chùa Bảo Lâm và dự đoán 170 năm sau khi ông viên tịch, sẽ có một vị Đại Bồ Tát đến đây hoằng pháp. Quả thật, đến năm 677 Lục Tổ Huệ Năng đã đến trụ trì chùa này 37 năm, làm cho Thiền tông đại hưng thịnh.
Thời Chu Chiêu Vương cổ đại (995-977 Trước CN), xuất hiện thiên tượng lạ kỳ, có những tia sáng năm màu xoay vần trên sao Thái Vi. Đương thời quan thái sử Tô Do phụng tấu: “Nhất định sẽ có thánh nhân giáng sanh tại phương tây, nên mới xuất hiện điềm cảm ứng tốt lành trên trời như vậy. Một ngàn năm sau, giáo pháp của vị thánh nhân đó sẽ được truyền sang Trung Thổ”. Nghe như thế, Chu Chiêu Vương lập tức hạ lệnh khắc việc này trên đá, để làm bia truyền lâu dài về sau.
Đến thời Hán Minh Đế (28-75), trong niên hiệu Vĩnh Bình, vào một đêm nọ, vua mộng thấy một điềm lạ kỳ. Trong giấc mộng, ông thấy một vị thân vàng, cao hơn một trượng sáu, lưng phóng ánh sáng mặt trời mặt trăng, bay trên không trung, đến trước cung điện. Hôm sau, Hán Minh Đế hội tất cả quần thần để bàn đoán mộng đó, xem coi có ý nghĩa gì. Thái sử Phó Nghị bốc chiêm tinh rồi tấu trình: “Dựa vào bia của Chu Chiêu Vương, giấc mộng đêm hôm qua của Bệ Hạ, nếu tính theo thời gian, thì hiển nhiên có sự liên quan mật thiết. Hiện tại, Thần lại nghe rằng ở Tây Vực có Đức Phật. Bệ Hạ mộng thấy người vàng, thì nhất định đó là Đức Phật vậy”.
Như vậy, trước khi Đức Phật ra đời (năm 623 trước công nguyên) thì ở Trung Quốc, thời Chu Chiêu Vương, trước thời của Phật hơn 300 năm, có người đã đoán biết và dự đoán 1000 năm sau thì giáo pháp của bậc thánh nhân sẽ truyền đến Trung Hoa. Đạo Phật đã đến Trung Quốc vào thời Hán Minh Đế, do nhà vua sai một phái đoàn gồm 18 sứ giả, dẫn đầu là Đậu Cố, sang Tây Vực để tìm kiếm, trên đường đi, họ gặp hai nhà sư Thiên Trúc là Ca Diếp Ma Đằng (Kasyapa-Matanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa), bèn thỉnh về Lạc Dương, xây chùa Bạch Mã (năm 68CN)  cho hai ông trụ trì. Lúc đó là khoảng 1000 năm kể từ lúc Tô Do đưa ra dự đoán. Như vậy dự đoán của Tô Do quả là chính xác.
Khi Thích Ca Mâu Ni mới ra đời, đạo sĩ A Tư Đà (Asita) đã đoán biết hài nhi sau này sẽ xuất gia, tu hành, trở thành bậc Đại Giác Ngộ, tức là thành Phật, sẽ cứu độ cho chúng sinh nhưng ông cũng buồn cho mình là không kịp sống đến lúc Phật thành đạo. Các dự đoán của A Tư Đà đều chính xác.
Nhà thơ Hoàng Đình Kiên 黃廷堅 (1045-1105), tự Lỗ Trực 魯直, biệt hiệu Sơn Cốc đạo nhân 山谷道人,  sống vào đời Tống ở Trung Quốc là một trường hợp tái sinh biết trước vị lai. Ông là hậu thân của một cô gái chết còn trẻ tuổi, trước khi chết, cô gái niêm phong một rương tác phẩm văn chương thi phú của mình, cất chìa khóa không cho ai biết, kể cả bà mẹ. 26 năm sau, Hoàng Đình Kiên thi đậu tiến sĩ, nhân ngày sinh nhật của mình, ông làm tiệc thiết đãi mọi người. Trong lúc nghỉ trưa ông nằm mơ thấy đi đến một ngôi nhà trong cùng thành phố, gặp một bà lão, được mời ăn cơm. Khi tỉnh giấc, ông nhớ rõ con đường đi đến ngôi nhà trong mộng, bèn tìm đến, cũng gặp bà lão. Bà lão kể con gái bà đã chết 26 năm, hôm nay là đám giỗ, có để lại một cái rương khóa kỹ, mà không có giao chìa khóa cho bà nên bà không rõ trong đó đựng cái gì. Bỗng Hoàng Đình Kiên nhớ được chỗ cất chìa khóa và tìm thấy nó, mở rương ra thấy có các bài thơ văn, trong đó, thật kỳ lạ, có đúng y bài văn mà nhờ nó ông đậu tiến sĩ. Truyện về Huỳnh Đình Kiên chứng tỏ rằng tiền thân của ông là cô gái, trước lúc lâm chung đã tự tay khóa cái rương và cất chìa khóa mà không đưa cho mẹ, bà mẹ còn nhớ rõ con gái có nói rằng kiếp sau mình sẽ trở lại mở cái rương đó. Thực tế diễn ra đúng như vậy. Như thế tương lai đã được biết trước. Việc Huỳnh Đình Kiên thi đậu Tiến sĩ giống như đã được lập trình.
Như vậy quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ là tâm thức chứ không phải sự thật khách quan bên ngoài. Thời gian lâu hay mau chỉ là chủ quan, kể cả thời gian vật lý cũng là chủ quan gắn với một hệ qui chiếu. Một trong các danh hiệu của Phật là Như Lai, biểu thị rằng không có khứ lai, chẳng từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu. Các danh hiệu Như Lai, A-Di-Đà đều biểu thị rằng không có không gian, không có thời gian, không có số lượng.
Con người chế tạo phi thuyền không gian định đi đến những hành tinh xa xôi, đó quả thật là vọng tưởng, bởi vì dù có đạt tới vận tốc gần bằng ánh sáng, cũng không thể đến được những hành tinh cách xa hàng tỉ quang niên, chỉ quanh quẩn trong thái dương hệ đã là khó. Cái vọng tưởng là cho rằng vũ trụ là có thật, không gian, thời gian và số lượng là có thật. Trong khi đối với Phật, Bồ Tát, vũ trụ là duy thức, do đó chỉ một niệm là đến, khoảng cách không-thời-gian 13,7 tỉ quang niên chỉ là ảo tưởng. Tất cả thông tin, tất cả năng lượng đều nằm trong A-lại-da thức, khi làm chủ được nó, vận dụng được nó, thì đó là chánh biến tri, vô lượng quang, vô lượng thọ. Chẳng có không gian, chẳng có thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai gì hết, số lượng cũng không. Lịch sử vũ trụ, lịch sử địa cầu, lịch sử loài người đều chỉ là vọng tưởng do vô minh kiến lập. Tam giới cũng đều là không. Thế nhưng Bồ Tát phải dựa trên cái tâm vọng tưởng của chúng sinh để tiếp cận. Bồ Tát phải hóa thân ra nhiều hình tướng đồng loại với chúng sinh để tiếp cận và giáo hóa, giải trừ vô vàn nỗi khổ tưởng tượng (thế lưu bố tưởng), tuy là tưởng tượng nhưng chúng sinh tưởng là thật nên cảm thấy khổ hoặc đôi lúc cảm thấy vui sướng, cũng đều là vọng tưởng.
Duy thức học Phật giáo nói rằng vũ trụ chỉ là tâm thức, điều đó có nghĩa vũ trụ vạn vật chỉ là thông tin. Bởi vì thức là thông tin, biết cái ký hiệu, cái ý nghĩa của sự thật nhưng không phải biết cái thật vì sự thật hay chân lý là bất nhị, bất khả tri. Ví dụ ta biết về thế giới là nắm được một phần nào đó thông tin về thế giới chứ không phải cái thế giới thật. Cái biết của con người là nắm được thông tin. Thông tin chỉ phản ánh một phần nào đó của sự thật, chứ không bao giờ phản ánh được toàn bộ sự thật. Câu chuyện người mù sờ voi trong Kinh Niết Bàn là hiển bày ý nghĩa đó, tức là tất cả chúng ta chỉ là những người mù sờ voi, bất kể ta là ai, nhà khoa học, nhà thông thái hay giáo chủ, lãnh tụ chính trị. Không phải chỉ có thông tin tĩnh như văn bản, ảnh tĩnh, thông tin còn có dạng động như âm thanh, video, các loại chương trình, các tập tin ứng dụng (application) các loại games. Không phải chỉ có thông tin bằng ánh sáng và sóng qua mắt và tai, cảm giác về hương thơm hoặc thúi, vị giác ngọt mặn đắng cay, xúc giác trơn nhám sướng đau v.v…cũng đều là thông tin. Trong đời thường, thông tin còn điều khiển cả thời-không 4 chiều, chẳng hạn thông tin di truyền điều khiển cả quá trình phát triển của một sinh vật từ cái trứng thụ tinh đến trưởng thành, ngay cả năng lượng cũng là thông tin. Các bậc giác ngộ không phải biết sự thật mà hòa nhập với nó, ngộ mình, cái tôi chính là a-lại-da thức, là tam giới, là tâm bất nhị, là tâm như hư không vô sở hữu, trống rỗng, không có gì cả, mà cũng là tất cả. Khoa học hiện nay  chưa điều khiển nổi loại thông tin này, chỉ một số ít người có khả năng ngoại cảm hay công năng đặc dị, làm được chút ít. Kinh điển Thiên Chúa giáo cũng có đề cập chuyện này, trong một buổi giảng đạo bên hồ Galilea (phía bắc Israel hiện nay) có năm ngàn đàn ông tham dự, chưa kể đàn bà và trẻ con, họ đói, nhưng người thân cận của Chúa Jesus chỉ có 5 cái bánh và 2 con cá, Jesus đã bẻ bánh chia cho tất cả những người tham dự buổi giảng, tất cả hơn 10.000 người, đều được ăn no bụng. Truyện cổ dân gian cũng có nói tới cái niêu Thạch Sanh, cơm đựng trong đó lấy ăn bao nhiêu cũng không hết. Những câu chuyện này chứng tỏ năng lượng vật chất làm nên cơm bánh cũng chỉ là thông tin, người có thần thông điều khiển được thông tin loại này, có thể làm ra vật chất khiến người ta no bụng. Chính vì số lượng không có thật, mà hiện tượng rối lượng tử đã chứng minh, nên một cái bánh có thể được copy thành vô số cái bánh, một chén cơm được copy thành vô số chén cơm. Chúng ta cũng có thể làm được điều đó trên không gian ảo, một cái ảnh có thể được copy thành vô số cái ảnh. Thế giới đời thường cũng chỉ là huyễn ảo không khác chi thế giới vi tính, nên người có thần thông như Đức Phật hay Chúa Jesus hoàn toàn có khả năng biến một cái bánh thành vô số cái bánh. Nhiều người cho rằng những câu chuyện như trên chỉ là truyền thuyết hoang đường, ít ai biết rằng chúng cũng có cơ sở khoa học. Ngày nay các khoa học gia biết rằng chân không lượng tử
http://www.vphausa.org/vphavn/chuyenkhoa/PXY2.pdf có đặc tính kỳ lạ là, tuy chứa năng lượng cực tiểu nhưng lại vô hạn. Vô hạn tức là vô số lượng. Số lượng là không có thật nên năng lượng cũng không hạn chế, nếu biết cách, tức nắm được thông tin điều khiển thì không lo gì thiếu năng lượng.
Chúng ta luận đến đây thì có thể hiểu rằng tất cả mọi vấn đề của nhân loại và của chúng sinh đều là ảo tưởng, đều dựa trên cơ sở vô minh. Những vấn đề như thiếu lương thực, thiếu nước ngọt, thiếu năng lượng, thiếu tài nguyên, chiến tranh…; thiên tai như động đất, lụt, bão, núi lửa; vấn đề xã hội như bất công, áp bức, độc tài; vấn đề cá nhân như bát khổ : sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm sí thạnh khổ v.v…cũng đều là thức, là thế lưu bố tưởng không phải thật có. Thiếu năng lượng ư ? Vũ trụ có vô lượng vô biên năng lượng, Tâm cũng là năng lượng vô hạn mà ta không biết khái thác. Thiên tai ư ? Thiên tai cũng tuân theo luật nhân quả, thiên tai là quả đắng của nhân bất thiện, của ác niệm. Do cộng nghiệp bất thiện của chúng sinh là nhân của thiên tai. Động đất, núi lửa, bão tố dường như nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người nhưng thật ra không phải vậy. Theo Phật pháp, vạn pháp duy tâm, chính tâm hỗn loạn, bất an, hung hãn, bỏn sẻn, bất thiện là nguyên nhân sâu xa của thiên tai và nhân họa. Tâm an tịnh thì tạo ra một cõi giới thanh tịnh, như cõi Tây phương của Phật A-Di-Đà, đất đai bằng phẳng, đồng đều, vững chắc, không hề có núi lửa hay động đất, không có bão tố, quần áo, thực phẩm, nhà cửa đều có sẵn, không cần sản xuất, không cần có xe cộ, muốn đi đâu chỉ khởi niệm là đến.
Chúng ta không tin thế giới là Tâm, chúng ta chỉ lo tìm cầu giải quyết ở bên ngoài, nên chẳng giải quyết được triệt để bất cứ vấn đề gì. Nhân loại không phải thiếu lương thực, thực phẩm quần áo, nhà cửa, mà chỉ là không thể phân phối chúng cho tất cả mọi người. Thiên tai nhân họa không phải vô phương giải quyết, mà chỉ không thể giải quyết được vì tâm con người còn quá cố chấp, khăng khăng chấp ngã, chấp pháp, đầy những tâm niệm vị kỷ, lợi mình hại người. Chính cái tâm bất thiện đầy ác niệm như vậy tạo ra thiên tai nhân họa. Trong hạt nhân nguyên tử, các hạt quark bên trong hạt proton và hạt neutron luôn ở trong tình trạng bị giam hãm (confinement), tình trạng đó khiến vật chất bị qui định cứng nhắc, không thể chuyển biến dễ dàng từ vật chất thành năng lượng và ngược lại, hoặc biến đổi từ nguyên tố này thành nguyên tố khác. Tình trạng đó khiến cho cái gì cũng bị hạn chế, khiến sinh ra ảo tưởng rằng không gian, thời gian và số lượng là có thật, từ một cái bánh không thể copy thành vô số cái bánh, từ một cái nhà không thể copy thành vô số cái nhà, sản xuất vật phẩm trở thành khó khăn, thiếu vật tư, thiếu năng lượng, con người tự phát tính tranh giành, mạnh được yếu thua. Hiện tượng giam hãm của các hạt quark phản ánh tâm cố chấp của chúng sinh, sự cố chấp kiên cố tới mức không có chi phá vỡ được hiện tượng giam hãm. Trong máy gia tốc LHC (Large Hadron Collider), người ta gia tốc chùm tia proton để đạt tốc độ cực lớn, gần bằng tốc độ ánh sáng và cho chúng đi ngược chiều nhau, hy vọng sự va chạm đủ mạnh đế phá vỡ được hiện tượng giam hãm, giải phóng các hạt quark, nhưng chưa thành công, bởi lẽ muốn phá vỡ hiện tượng giam hãm, phải cần năng lượng vô hạn, mà khoa học kỹ thuật không thể cung cấp được năng lượng vô hạn, chỉ có tâm giải thoát mới làm được việc đó, hoặc dùng tâm như công năng đặc dị. Trương Bảo Thắng có lần làm được, anh ta đi xuyên qua tường của Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh năm 1982, nhưng về sau không còn làm được nữa, và bị rơi vào quên lãng.
Phật, Bồ Tát, không còn tâm cố chấp, không có chấp trước tưởng hay nói gọn là không có trước tưởng, nên không bị hiện tượng giam hãm (confinement) hạn chế, vì vậy có đủ 6 thần thông (thân như ý thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông, lậu tận thông). Với 6 phép thần thông này, Phật có thể tùy duyên biến hóa trong tam giới, chủ yếu là cứu độ chúng sinh, nhưng rất hiếm khi hiển bày thần thông vì e ngại nó sẽ mê hoặc chúng sinh, thế giới là huyễn ảo thì thần thông cũng chỉ là huyễn ảo. Một vài người do tu luyện từ kiếp trước, có được công năng đặc dị giống như thần thông, ví dụ như Trương Bảo Thắng, có thể đi xuyên qua tường không bị trở ngại, hoặc di chuyển vật thể xuyên qua vật thể khác, ví dụ lấy các viên thuốc từ trong lọ đóng kín ra ngoài mà không cần mở nắp. Nhưng anh ta tùy tiện hiển bày nhiều lần nên về sau mất hết công lực, không làm được nữa, bị rơi vào quên lãng.
Tóm lại, không gian, thời gian, số lượng không phải là những đại lượng tuyệt đối. Thế giới có bản chất là tâm thức, là thông tin. Quá khứ, hiện tại, vị lai cũng chỉ là tâm thức. Sống hay chết, thịnh hay suy cũng chỉ là tương đối. Người giác ngộ thì không bám víu quá khứ, không trụ hiện tại, cũng không trông chờ tương lai, không chấp ngã, không chấp pháp, vô sở cầu, vô sở đắc, không có điều chi phải lo sợ. Tất cả chỉ là hư giả, tạm thời. Tuy vậy, hành giả không nên có thái độ tiêu cực, bởi vì tuy hư giả, tạm thời, nhưng mọi sự vật đều có công dụng. Phát huy tốt nhất các công dụng có thể đem lại sự an lạc, tuy tạm thời nhưng cũng là vĩnh cửu. Chẳng hạn thế giới của máy vi tính là ảo, là giả, ai cũng biết, nhưng công dụng tạm thời của nó (khi ta chưa có thần thông) lại rất hữu ích, đóng góp rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta. Nhờ có nó mà bạn đọc được bài viết này, nghe và thấy Thầy Duy Lực thuyết pháp, dù bạn ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, chỉ cần mở máy vi tính hoặc điện thoại di động có hỗ trợ wifi hoặc 3G là bạn có thể tiếp xúc với Thiền của Thầy Duy Lực, giải thoát tâm trí ra khỏi các giới hạn thông thường, tiếp cận với cái vô hạn. Chúng tôi tin rằng Phật Thích Ca vẫn còn đang thuyết pháp ở đâu đó trong Tam giới và chúng ta có thể gặp được Đức Phật bằng xương bằng thịt, đang sống, và cả vô lượng vô biên nhân vật mà chúng ta quý mến, vẫn đang sống. Bởi vì vạn pháp duy thức, không gian, thời gian là không có thật, nên chẳng có sự kiện gì thật sự là quá khứ, là vị lai cả. Chúng ta không thấy, không nghe, không gặp, vì ta tự che khuất, tự bịt mắt (huệ nhãn) của mình, tự giới hạn mình đó thôi, chứ tất cả đều đang là. Chúng sinh đang là Phật, đang chịu khổ luân hồi sanh tử, đang nghèo đói thiếu ăn, đang bệnh tật hoặc gặp vấn đề nan giải, chỉ vì tự hạn chế, chấp ngã, chấp pháp, sao không buông bỏ để được tự do, tự tại ? chết cũng không đáng sợ, bởi vì sanh tử cũng chỉ là giả tạm.
Nguồn: http://duylucthien.wordpress.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu họ có văn hóa thì tôi sẽ theo

HH – Nếu xét về mặt ngôn ngữ thì cái tiêu đề trên không được chuẩn lắm. Vì ai mà chẳng có văn hóa. Ví dụ bọn lưu manh côn đồ cũng có văn hóa riêng của bọn chúng, tạm gọi là “văn hóa lưu manh”, hoặc chúng ta cũng có thể tùy từng ngữ cảnh mà sử dụng các cụm từ  như “văn hóa lúa nước” hay “văn hóa phương Tây”, “văn hóa ..v.v…
Bên dòng suối Yến
Nhưng với cách nói theo khẩu ngữ của người Việt hiện nay thì người ta gọi những người “có văn hóa” là những người có giáo dục tử tế, có nhân cách cao, là sự văn minh trong đối nhân xử thế, biết mình biết người, không tham lam, không độc ác, ưa chuộng sự công bằng, dân chủ…, nghĩa là có văn hóa theo các tiêu chuẩn văn minh nhất của loài người.
Tôi viết những dòng này vì hôm nay đọc được thông tin về Báo cáo chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đạị hội thứ 18 của họ do bác Dương Danh Dy cung cấp khi bác được BBC phỏng vấn (*), rằng : “…Cùng với việc tập trung sức xây dựng quân đội, họ (tức là Trung Quốc – HH) không coi nhẹ “tăng cường thực lực và sức cạnh tranh tổng thể của văn hoá” , “xây dựng cường quốc văn hoá” …
Vấn đề là “văn hóa” theo kiểu gì? Nếu là một “cường quốc văn hóa” theo các tiêu chuẩn văn minh của thế giới hiện nay chứ không phải một thứ văn hóa lưu manh côn đồ, văn hóa bành trướng bá quyền chuyên bắt nạt kẻ yếu thì ảnh hưởng của Trung Quốc đối với toàn thế giới, chưa nói gì đến các nước lân cận của họ, chắc chắn sẽ mạnh hơn gấp trăm ngàn lần so với việc họ trở thành một cường quốc quân sự mà vẫn là một cường quốc không thể nói là có văn hóa (theo khẩu ngữ của người Việt) như hiện nay. Một cường quốc vô văn hóa theo nghĩa đó thì sẽ không bao giờ có thể khuất phục được những Con Người  (vẫn coi mình là Người thực sự) trên thế giới này dù cường quốc ấy có vũ khí nguyên tử, vì họ không muốn cuối cùng cũng sẽ chết, hoặc sống như chết, như những tên nô lệ dưới ách cai trị bạo tàn của thế lực vô văn hóa đó nên chỉ còn cách chống lại, dù có chết thì thà chết cho xứng đáng hơn. Mà lịch sử đã chứng minh nếu buộc phải chống lại các cường quốc vô văn hóa ấy để tồn tại như những Con Người thì cuối cùng bao giờ phần thắng cũng thuộc về phần văn minh hơn của thế giới.(**)
Nhưng nếu Trung Quốc thực sự thay đổi, là cường quốc văn hóa thực sự theo đúng nghĩa của nó thì thiết nghĩ chúng ta chẳng sợ gì mà không tiếp nhận ảnh hưởng của nó một cách tâm phục khẩu phục.
Nhưng đúng là khó mà tin rằng thế hệ lãnh đạo đang tới của Trung Quốc “có văn hóa” hơn những kẻ mà họ kế nhiệm.
Nếu thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc xây dựng được Trung Quốc thành một cường quốc văn hóa theo nghĩa ấy thì rất có thể lúc ấy tôi sẽ nằm trong số những người theo Trung Quốc đầu tiên. Và tôi cũng tin rằng nếu Trung Quốc là một nước như vậy thì các đại gia ở Việt Nam sẽ gửi con em họ đi  Trung Quốc du học chứ không phải đi Mỹ, Úc, Anh Quốc hay Hà Lan như hiện nay. Một thực tế hiện nay là rất nhiều gia đình khoe con em họ đã có công việc ở Úc, Pháp hay Mỹ hoặc đã có quy chế PR (quy chế định cư lâu dài) hay được cấp hộ chiếu của các nước này. Và nếu Trung Quốc mà cũng là một cường quốc văn hóa như  các nước ấy thì tôi tin nhiều sinh viên Việt Nam đang mơ có được tấm hộ chiếu của Úc bây giờ cũng sẽ mơ có được điều ấy từ Trung Quốc.
Có thể tôi sẽ bị “ném đá” khi phát ngôn như trên.
Nhưng có một thực tế phải thừa nhận là chúng ta đang sống trong một thế giới mà các đường biên về địa lý đang có xu hướng bị thay bằng các đường biên của văn hóa và sự văn minh. Và không gian của những thứ văn hóa không có nhân tính, những chủ nghĩa quái thai, lạc hậu đang bị thu hẹp lại trước khi không tránh khỏi phải nhường chỗ cho những gì tốt tươi và lành mạnh. Và chính người Việt Nam cũng nói “Đất lành thì chim đậu” (***). Tất nhiên, nếu đã sinh ra và lớn lên trên đất nước có tên là Việt Nam này, tôi tin rất nhiều người, cũng như tôi luôn ao ước quê hương đất nước mình thực sự là Đất Lành,  và mong được đóng góp công sức của mình để xây dựng nơi ấy nếu không phải là cường quốc thì cũng là nơi có văn hóa thực sự, nơi người ta thương yêu nhau và cư xử với nhau như những con người…, để không ai phải ao ước có được một tấm hộ chiếu của bất kỳ nơi nào khác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông:


Lật tẩy chiêu độc Trung Quốc dùng văn hóa xâm phạm chủ quyền Việt Nam(*)

(*)  mới đây. Bài báo chỉ ra những thủ đoạn tuyên truyền trắng trợn đầy dụng ý nham hiểm của  nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng vẫn còn thiếu một vụ việc nghiêm trong khi họ cho in hình "lưởi bò" trên hộ chiếu Trung Quốc hồi năm ngoái (ảnh dưới). Và tấm hộ chiếu này đã bị VN, Philipine và nhiều nước khác tẩy chay.


(Soha.vn) - Thời gian gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần cố tình xuyên tạc sự thật về lãnh thổ nước ta thông qua các ấn phẩm văn hóa. 

Trắng trợn thay đổi lãnh thổ của Việt Nam trên các loại bản đồ
Trung Quốc ngày càng bộc lộ tham vọng độc chiếm biển Đông một cách trắng trợn khi liên tiếp cho phát hành bản đồ dưới nhiều hình thức, trong đó thâu tóm trái phép gần như toàn bộ biển Đông.
Tháng 4/2013, Trung Quốc phát hành mẫu bản đồ mới nhất, vô lý “quy hoạch” 80% diện tích biển Đông, trong đó có những vùng lãnh hải của Việt Nam, thành của mình.
Trước động thái này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thanh Nghị đã khẳng định: “Việc Trung Quốc lưu hành bản đồ đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; không phù hợp với tinh thần DOC, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông. Bản đồ và quy hoạch trên là hoàn toàn vô giá trị”.
Ngang ngược in sách kỷ niệm 1 năm thành phố phi pháp "Tam Sa"
Bất chấp mọi dư luận phản đối, Trung Quốc tiếp tục lấn tới khi Nhà xuất bản Nhân dân (Trung Quốc) phát hành cuốn sách khoe khoang về “lịch sử, nguồn tài nguyên và vai trò quốc phòng" của cái gọi là thành phố Tam Sa – đơn vị hành chính mà Trung Quốc thành lập trái phép trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Tân Hoa Xã còn lớn tiếng giải thích rằng động thái này đánh dấu 1 năm ngày Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa”, xây dựng nhiều công trình trường học, bệnh viện, phớt lờ sự thật về lịch sử và địa lý, tự cho mình quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Vô lý in hình Hoàng Sa của Việt Nam trên tem Trung Quốc
 
Đầu tháng 6/2013, nhân kỉ niệm ngày du lịch quốc gia, Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông “Mỹ lệ Trung Quốc” (Trung Quốc xinh đẹp), bao gồm 6 mẫu, nhằm giới thiệu một số danh thắng của nước này. Điều đáng nói ở đây là bên cạnh những mẫu tem in hình thắng cảnh của mình, nước này đã ngang nhiên đưa vào đó cả hình ảnh biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Mẫu tem này có giá 1,2 nhân dân tệ và được đặt tên là “Tam Sa thất liên dữ” (tạm dịch: Nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa). Song, trên thực tế, các đảo nhỏ này thuộc nhóm đảo An Vĩnh, nằm ở phía Đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
 

 
Mẫu tem "nhận xằng" lãnh thổ Hoàng Sa của Việt Nam vào Trung Quốc. Thậm chí, kèm với bộ tem, Trung Quốc còn cho phát hành một phong bì ngày đầu tiên (FDC) và một bưu ảnh có in hình của nhóm đảo thuộc chủ quyền Việt Nam này.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc vô lý “nhận vơ” chủ quyền của Việt Nam vào bộ tem của mình. Hình ảnh quần đảo Hoàng Sa đã từng được sử dụng trái phép trên một mẫu thuộc bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc” được phát hành năm 2004.


Thâm độc ‘tuồn’ đèn lồng in chữ Tam Sa vào Việt Nam
Cũng nhằm âm mưu xuyên tạc, bóp méo dư luận về vấn đề chủ quyền, Trung Quốc đã “tuồn” những chiếc đèn lồng in chữ Tam Sa và Nam Sa (bằng tiếng Hoa) vào thị trường đèn lồng Tết của Việt Nam.
Những người dân tại Chí Linh (Hải Dương) cho biết họ đã mua những chiếc đèn lồng này với giá từ 75 – 150.000 đồng mà không hề hay biết các chữ Trung Quốc in trên đó có nghĩa gì.
May mắn là các cơ quan chức năng của Việt Nam đã kịp thời lật tẩy âm mưu tinh vi, thâm độc này và thông tin tới người tiêu dùng, ngay lập tức gỡ bỏ “công cụ” tuyên truyền phi pháp của Trung Quốc ẩn dưới danh nghĩa kinh doanh này. Tại Hải Phòng, người dân đã có sáng kiến dán cờ đỏ sao vàng lên đèn để trang trí.


Lợi dụng cẩm nang du lịch để xuyên tạc sự thật
Tháng 5/2013, 98 cuốn cẩm nang du lịch có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị thu giữ tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Lí do là trên bản đồ Việt Nam được in kèm với cuốn cẩm nang này hoàn toàn không xuất hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 

 
Cẩm nang du lịch của Trung Quốc cố tình xuyên tạc sự thật khi in bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa. Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc Xu Feiling, người đã mang theo những ấn phẩm này vào Việt Nam, khai rằng, ông đã được công ty du lịch của mình tại Quảng Đông (Trung Quốc) cấp để hướng dẫn cho khách tham quan tại Đà Nẵng.
Ông Xu đã được cho phép tiếp tục đưa khách đi tham qua, song số ấn phẩm này đã bị thu giữ, phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, Cảng biển quốc tế Đà Nẵng cũng phát hiện và thu giữ các ấn phẩm của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HẢI DƯƠNG: CẢ LÀNG BIỂU TÌNH SUỐT CẢ TUẦN ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



Người dân dựng lều, bao vây lối vào Công ty Trường Khánh - Ảnh: T.Hoàng
Vây nhà máy gây ô nhiễm: Nhiều người bị dọa giết


TT - Khoảng một tuần nay, nhiều người dân ở xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương liên tục nhận được tin nhắn dọa giết, hành hung, khủng bố bằng “bom xăng”... vì dựng lều bao vây, phong tỏa đường, ngăn cản Công ty TNHH Trường Khánh hoạt động.

Video này được bà con đưa lên mạng:

Nguồn của Video: Mạng Youtube 
Sự việc xảy ra vì Công ty Trường Khánh không có giấy phép, chưa làm các thủ tục đánh giá tác động môi trường nhưng đã tự xây nhà máy sản xuất pro niken gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. 

Ném “bom xăng”, đổ phân vào nhà 

Ông Nguyễn Văn Hanh (44 tuổi, thôn Châu Xá) cho biết từ đầu tháng 4 người dân phát hiện Công ty Trường Khánh vận hành nhà máy sản xuất pro niken liên tục nhả khói đen vào môi trường. Mỗi lần nhà máy nhả khói, người dân trong xã ngửi được mùi hôi tanh khó chịu gây tức ngực, khó thở. Sau đó người dân kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng không thấy chính quyền giải quyết. Sau khi tìm hiểu phát hiện Công ty Trường Khánh không có giấy phép hoạt động nhà máy sản xuất pro niken nên ngày 13-6, hàng trăm hộ dân trong xã đã dựng lều chặn đường vào công ty.

Ông Khoa nói pro niken là một hợp chất được làm từ vôi kết hợp với 1% than cốc, 25% bột niken, 10% đá thạch anh đưa vào lò đốt nung chảy tạo ra hợp chất sơ chế. Sau đó pro niken sơ chế này sẽ được xuất sang nước ngoài để tinh chế thành mạ crôm dùng mạ ôtô, xe máy.


 .
Ngày 19-6, có một số người lạ mặt đến yêu cầu người dân tháo dỡ lều bạt nhưng người dân không nghe. Ông Hanh (được người dân cử ra làm đại diện gửi đơn kiến nghị) cho biết ngay hôm sau nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ dọa giết nếu không vận động bà con tháo lều bạt. Chiều 23-6, khi đang trên đường từ ngoài đồng về nhà thì ông Hanh bị năm thanh niên lạ mặt chặn đường, ông quay xe chạy thì những thanh niên này cầm gậy đuổi theo vụt ông. Đêm 24-6, gia đình ông Hanh đang ngủ thì nghe chó sủa và sau đó có người ném vật lạ vào nhà. Khi mở cửa ra, cả vợ chồng ông Hanh choáng váng vì thấy trên tường, trước cửa, sân nhà nhầy nhụa phân trộn với dầu nhớt và bùn được ném vào.

Ông Nguyễn Văn Hanh chỉ vào đống phân trộn lẫn bùn, dầu nhớt bị người lạ mặt ném vào nhà

Đỉnh điểm của sự việc xảy ra đêm 25-6 khi gần chục người dân xã Duy Tân đang ngồi trông lều ở lối vào công ty thì bị khoảng 20 người lạ mặt đến đập phá, quăng “bom xăng” vào đốt lều. Ông Nguyễn Văn Tuấn (50 tuổi, thôn Châu Xá), một trong những người có mặt tại lều hôm đó, kể: “Hôm đấy có tất cả tám người đều là đàn ông ở lại trông lều. Khi chúng tôi đang đánh cờ, có khoảng 20 người đi đến đập vỡ bóng điện chúng tôi treo ngoài đường. Khi đến gần, họ quăng “bom xăng” vào lều, may mà chúng tôi còn thức nên chạy kịp”. Ông Tuấn cho biết thêm những người lạ mặt này đập phá lều, đập vỡ ba xe máy của người dân. Có người vì tiếc xe quay lại thì bị hành hung nên sợ quá phải bỏ chạy. 

Nhà máy hoạt động trái phép, 3 lần đình chỉ không xong 

Ông Lê Văn Kha, chủ tịch UBND xã Duy Tân, cho biết sự việc xảy ra là do Công ty Trường Khánh hoạt động không đúng mục đích, xây nhà máy sản xuất pro niken khi chưa được cấp phép. Theo đó, tháng 10-2011 UBND xã Duy Tân làm hợp đồng cho Công ty Trường Khánh thuê 11.700m2 đất xây dựng công ty sản xuất vật liệu xây dựng là vôi và xây dựng khu vui chơi giải trí, trồng cây lâu năm. Tháng 2-2013, khi phát hiện công ty hoạt động sai mục đích, UBND xã Duy Tân đã đình chỉ hoạt động và yêu cầu Công ty Trường Khánh tự tháo dỡ nhà máy xây dựng trái phép. “Trong quá trình yêu cầu, công ty vẫn cố tình hoàn thiện, xây dựng nhà máy. Công ty không tháo dỡ mà vẫn tiếp tục hoạt động nên người dân mới bức xúc” - ông Kha nói.

Tiếp đó ngày 20-5, UBND huyện Kinh Môn có thông báo về việc dừng hoạt động sản xuất kinh doanh đối với Công ty Trường Khánh vì có vi phạm trong quá trình quản lý sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép. Tuy nhiên, Công ty Trường Khánh vẫn không thực hiện theo thông báo này. Ngày 10-6, UBND huyện Kinh Môn tiếp tục có thông báo số 50 yêu cầu Công ty Trường Khánh triệt để chấp hành, ngừng đốt lò nung, dừng mọi hoạt động sản xuất pro niken và hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đánh giá tác động môi trường trước khi hoạt động trở lại. Công ty Trường Khánh không những không chấp hành việc tháo dỡ nhà máy mà tiếp tục đốt lò nung nên người dân xã Duy Tân bức xúc dựng lều phong tỏa lối vào công ty. 

Sáng tháo ống khói, chiều lắp lại 

Ngày 28-6, ông Đỗ Long Vân - phó trưởng Công an huyện Kinh Môn - cho biết cơ quan điều tra công an huyện đang điều tra, xác minh vụ việc người dân tố bị côn đồ hành hung, khủng bố. “Chúng tôi đã cử cán bộ xuống địa bàn để ổn định tình hình trật tự và thuyết phục, vận động người dân tạm thời tháo dỡ lều bạt. Còn việc người dân tố bị hành hung, khủng bố thì chúng tôi đang tiếp tục điều tra” - ông Vân nói.

Ông Tiêu Văn Hồng, chủ tịch UBND huyện Kinh Môn, khẳng định đã lập tổ công tác giải quyết, làm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh xử lý vụ việc. Ông Lê Văn Kha cho biết thêm: “Chúng tôi đã gọi ông Trần Văn Khoa, giám đốc Công ty Trường Khánh, đến để tìm hướng giải quyết. Công ty đã đồng ý tự tháo dỡ từ ngày 19-6, di chuyển vật liệu xây dựng ra khỏi khu vực. Chính quyền đã yêu cầu ngắt điện bắt buộc công ty ngừng sản xuất. Nhưng người dân vẫn phong tỏa đường nên công ty không đưa xe vào được. Ngày 24-6, chúng tôi đã ép buộc tháo dỡ, công ty đưa xe vào nhưng mới chỉ tháo được ống khói”. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hanh cho rằng người dân vẫn phong tỏa đường vào vì thấy phía công ty không thực hiện nghiêm việc tháo dỡ. “Phải tháo dỡ toàn bộ nhà máy vì đây là nhà máy xây trái phép. Công ty chỉ tháo ống khói, đến tối lại lắp vào để sản xuất, tiếp tục gây ô nhiễm thì chúng tôi không nghe” - ông Hanh nói.

Tối 28-6, trả lời Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Khoa thừa nhận xây dựng nhà máy sản xuất pro niken khi chưa được chính quyền địa phương cho phép. “Tôi xây trên đất đã thuê, vì còn kém hiểu biết về vấn đề đất đai nên tôi làm thiếu thủ tục. Cái này sai, chịu xử lý hành chính theo luật thì tôi sẽ chấp hành” - ông Khoa nói. Ông Khoa cho biết đã đồng ý yêu cầu tháo dỡ máy móc nhưng gặp khó khăn vì đường vào công ty bị người dân bao vây hơn chục ngày nay. “Chính quyền xã yêu cầu tháo dỡ, nhưng không thể bắt chúng tôi tháo hết và di chuyển đi ngay được. Nhà máy chứ có phải cái ôtô đâu mà bắt đánh đi là lái đi được ngay” - ông Khoa nói. Về việc người dân bị dọa giết, bị người lạ đốt lều, ông Khoa khẳng định công ty không liên quan đến việc này.

THÂN HOÀNG
Không phát hiện sớm vì tin vào báo cáo của công ty

Trả lời câu hỏi về việc vì sao suốt quá trình công ty xây dựng trái phép nhà máy sản xuất pro niken mà chính quyền xã không phát hiện, ông Lê Văn Kha nói: “Khi đó chúng tôi cũng phát hiện, nhưng khi đến kiểm tra thì họ nói làm nhà máy để sản xuất vôi đưa vào miền Nam nên chúng tôi không biết họ làm để sản xuất pro niken”.
Nguồn: Tuổi Trẻ 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nóng nực quá!


Hình ảnh: ...Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng bờm
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi...
(Nguyễn Duy)



...Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng bờm
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi...
(Nguyễn Duy)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trích TT:

15.
Năm Bính Thân là năm lũ lụt khủng khiếp xảy ra trên lưu vực sông Hồng Hà. Hầu như khắp đồng bằng bắc bộ năm ấy ngập lụt kéo dài. Người ta chưa quên trận lụt Ất Dậu, sau đó là trận đói, người chết như ngả rạ, chỉ cách đó hơn nửa con giáp.
Đê sông Lư bị vỡ ở một vài đoạn gần nơi đổ ra sông Hồng. Nhưng đó là cảnh tượng kinh hoàng xảy ra ít ngày sau khi tôi trở về làng.

Chiều hôm đó, mẹ tôi phải mang thêm một xuất cơm nữa cho tôi ở ngoài đình. Cho đến lúc đó tôi vẫn chưa được gặp và nhìn thấy mặt cha tôi, dù cả hai cùng bị giam chung một chỗ.
Nơi nhốt cha tôi người ta canh chừng cẩn mật hơn. Ngay cả đến mẹ tôi khi bà mang cơm đến vẫn phải chờ ở bên ngoài. Người ta sẽ mang vào cho cha tôi. Ông ăn xong đồ đựng mới được đêm ra trả cho mẹ tôi mang về, lấy cái đựng cho bữa sau.
Những người giam chung với tôi hình như đã quen với cảnh bức bối. Lại bị đói lâu ngày nên khi người nhà mang cơm đến, họ đón ngay lấy ăn ngấu ăn nghiến. Có người bớt lại một phần, nắm nhỏ lại như quả ổi. Sau đó nhấm nháp như thể cơm là thứ quý giá, ngon lành chưa được biết đến bao giờ, không nên ăn hết ngay một lúc.
Tôi như con chim đang bay nhảy tự do, đột ngột bị giữ lại nơi này, cảm giác ngột ngạt thật khó tả.
Đối với tôi gian nhà này là khối không gian nhỏ bé, chật chội, nồng nặc mồ hôi người tính bằng mi li mét khối.
Kể cả ban ngày, ánh sáng cũng chỉ lờ mờ yếu ớt vì không có cửa sổ. Tôi không làm sao nuốt nổi phần cơm mẹ tôi mang vào. Tất nhiên là cơm canh cũng chẳng có gì đặc biệt. Đối với tôi cơm ngon hay không lúc này không để tâm đến. Tôi chỉ ăn được chút ít rồi cho người bên cạnh. Bác này người hốc hác, ốm nhom, đã mấy ngày nay không có ai mang đồ ăn thức uống cho bác ấy.
Ai đó nói thì thầm: “ Khốn khổ, chả biết ông ấy mắc tội lỗi gì, vợ con đã từ cả. Thôi thì mỗi người san cho ông ấy một chút. Cứ nhịn đói thế này sống làm sao nổi?”.
Đấy là câu chuyện duy nhất tôi nghe được từ lúc vào đây.
Lạ một nỗi cùng chung cảnh ngộ, mà không ai thổ lộ, than vãn với ai một lời. Một nỗi sợ hãi mơ hồ nào đấy khiến người ta phải thận trọng, e dè lẫn nhau. Mỗi người là một thế giới tối tăm và bí hiểm không thể sẻ chia và thông cảm được cho nhau!
Tôi cố gắng dò hỏi để biết thêm đang xảy ra chuyện gì bởi từ lâu mình vắng nhà. Mọi cố gắng tìm hiểu của tôi đều không thành. Cuối cùng tôi chẳng biết thêm chuyện gì ngoài những chuyện vô thưởng vô phạt.
Đêm tối chụp xuống rất nhanh.
Cái nóng oi ả ngày hè như dồn cả vào lúc đầu hôm, nóng bức không thể tả nổi. Quần áo tôi mặc trên người mồ hôi túa ra ướt như bị nước mưa.  Ngoài trời thỉnh thoảng lòe lên ánh chớp. Ai nấy cũng mong trời đổ xuống cơn mưa. Chỉ có cơn mưa mới có thể làm dịu nóng bức vào lúc này. Mấy mảnh quạt mo, gió quẩn gần như chả có tác dụng gì. Lại thêm muỗi vo ve xà vào mặt, vào cổ. Giống ký sinh này hình như không sợ nóng bức, càng nồng oi, chúng lại càng hăng hái lăn xả vào những con người khốn khổ, không mùng màn, năm co ro trên nền đất.
Mấy ngày đi đường cực nhọc, dồn dập bao nhiêu chuyện choáng váng bất ngờ, đầu óc tôi như mụ đi, không còn khả năng suy nghĩ gì nữa.
Tôi thiếp đi trong giấc ngủ đầy mộng mị..
Tôi thấy mình đang qua một con sông rộng, nước to, không nhìn thấy bến bờ nơi đâu? Thuyền thì mong manh, chắp vá bằng những mảnh gỗ đã mục ải, nước đang rò rỉ, tràn vào lòng thuyền qua những mối ghép nứt nẻ.
Bốn bề hoang vắng đến rợn người. Chỉ nghe thấy tiếng nước réo ào ào, cuộn lên mặt sộng những đụn nước trắng xóa hình con voi rờn rợn.
Người lái đò không biết đã biến mất từ khi nào? Có thể ông ta đã bị sóng đánh ngã nhào xuống sông, có thể ông đã nhảy xuống bơi vào bờ??
        Tôi cuống cuồng trên chiếc thuyền không lái, chưa biết tính cách nào. Chợt một cột nước dựng đứng ngay trước mũi thuyền, rồi đổ ập xuống. Trời đất trắng đục một mầu. Không còn nghe thấy gì, nhìn thấy gì nữa.. Tôi bất lực, nhắm mắt lại, bỏ mặc cho cảnh ngộ muốn đến đâu thì đến!
Tôi cứ thế trôi qua những cánh đồng cây ngả nghiêng, xơ xác. Qua những cụm tre làng chỉ còn túm ngọn vật vờ ngả nghiêng theo dòng. Những con trâu hốt hoảng co ro đứng trên mái nhà. Không hiểu sao những mái rạ mỏng manh như thế lại không bị sụp xuống dưới sức nặng của những thân trâu?
Tôi thấy mình là một chiếc lá, rách nát, bỏng rát trôi đi.. Một con trâu từ đâu xồng xộc lao đến dẵm lên ngực tôi đau nhói, làm tôi bất thần tỉnh dậy. Tôi vừa qua một cơn ác mộng thực tại, hay là điềm báo trận lũ sắp xảy ra? Điều này mãi cả sau này tôi vẫn không tự giải thích được cho mình!
Thì ra tôi đang mơ giấc mơ khủng khiếp của riêng mình. Không có con trâu nào cả. Cảm giác đau ban nãy là có ai đó hoảng hốt dẫm lên ngực tôi, khiến tôi đau ê ẩm.
Hình như bên ngoài đang xảy ra chuyện gì đó. Một người cùng phòng đang tìm cách ngó ra bên ngoài qua lỗ thủng nhỏ gần chỗ tôi nằm. Ông ta vô ý đã dẫm phải tôi..




( Còn nữa..)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giới thiệu sách

Rồng nằm, Cọp ẩn: Liệu Trung Quốc và Ấn Độ có thể khống chế phương Tây được chăng?

Đỗ Kim Thêm


Giới thiệu sách: Prem Shankar Jha, Crouching Dragon, Hidden Tiger: Can China and India Dominate the West? Soft Skull Press, Berkely, 2010, ISBN 13: 978-1593762483

VẤN ĐỀ

Các báo cáo quốc tế đều đi đến kết luận chung là những thành tựu kinh tế đầy ấn tượng của Trung Quốc và Ấn Độ đang đe doạ thế giới. Điển hình là BRIC Report của Goldman Sachs 2004 tiên đoán đến năm 2040 TSLQG Trung Quốc sẽ vượt xa Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản. CIA Report Hoa Kỳ cũng xác nhận mức sản xuất hàng hoá của Trung Quốc và cung ứng dịch vụ của Ấn Độ trong tương lai sẽ dẫn đầu. Sự trổi dậy này đang gây nhiều lo âu và tranh cải trong công luận tại các nước phương Tây.
Lo âu càng có cơ sở khi ưu thế ngoại thương của hai nước gia tăng và khả năng ứng phó của chính giới phương Tây thu hẹp hơn, vì Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản chưa chấm dứt thời kỳ suy trầm và nợ công lại tràn ngập làm cho tiềm năng phục hồi kinh tế trở nên mơ hồ. Do đó, phương Tây sớm muộn gì sẽ bị Trung Quốc và Ân Độ khống chế và nguy cơ này là một hiện thực khách quan.
Nhưng ngược lại, Prem Shankar Jha giải toả được lo âu khi lập luận là hai nước không đủ sức tạo được vị thế siêu cường quốc tế, vì cả hai không có thể chế thích hợp để giải quyết những bất công xã hội và xung đột chính trị. Mọi kế hoạch của chính giới phương Tây không thể chỉ dựa trên thành tựu kinh tế, mà còn cần các các yếu tố khác, toàn diện hơn của hai nước này. Đó là nội dung thông điệp của tác giả trong tác phẩm "Rồng nằm, Cọp ẩn: Liệu Trung Quốc và Ấn Độ có thể khống chế phương Tây được chăng?" mà bài viết sau đây sẽ giới thiệu.

TÁC GIẢ

Prem Shankar Jha, người Ấn, học Triết, Chính trị và Kinh tế tại Đại học Oxford (Anh). Ông làm việc cho cơ quan UN Special Fund, UNDP, thuộc UNO, làm tư vấn thông tin kinh tế cho Thủ Tướng V. S. Singh. Về sau, ông là biên tập viên kinh tế cho các nhật báo và tạp chí The Hindustan Time, The Hindu, The Times of India, Economic Times và Financial Express của Ấn và The Economist của Anh. Ông nổi danh với các sách như ”Kashmir 1947: the Origins of a Dispute” và “The End of Saddam Hussein’s Iraq – History through the Eyes of the Victim”.

NỘI DUNG

Trong lời giới thiệu tác giả đề ra mục tiêu là so sánh và lý giải những thành tựu và thách thức của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ để phản chứng mối lo âu hiện nay của công luận. Trong phần đầu tiên tác giả trình bày những nét tương đồng và tương phản của hai nền kinh tế này.
Trong chương đầu, ông phân tích các đường hướng cải cách qua tiến trình trong lịch sử và thách thức của tương lai bằng cách mô tả các đặc điểm tăng trưởng và hậu quả cho hai nước. Dù cùng đạt nhiều thành tựu, nhưng trong thực tế các biện pháp thực hiện của Trung Quốc và Ấn Độ có nhiều dị biệt. Dù khác nhau về cơ cấu dân số, kinh tế chuyên ngành và hệ thống chính trị nhưng hai nước có một điểm chung là đang sống trong một thời kỳ chuyển hoá từ kinh tế hoạch định sang thị trường và cùng theo đuổi một mục tiêu là tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ ổn định xã hội.
* * *
Trong phần kế tiếp ông đào sâu các vấn đề chính của kinh tế thị trường XHCN mang đặc trưng Trung Quốc qua bốn chương sách. Tựu trung, đặc điểm chính của nền kinh tế là tư bản nhà nước. Nhưng nhà nước không là toàn bộ hệ thống kinh tế thuần nhất tập trung hoạch định mà là một cơ chế hỗn loạn có đến 70.000 trung tâm quyền lực với sáu cấp độ khác nhau từ trung uơng, địa phương và khu vực và có năm loại cán bộ cao cấp có thẩm quyền để quyết định vận mệnh cho nền kinh tế. Dù cơ chế thị trường thành hình qua cải cách táo bạo và tốc độ tăng trưởng của kinh tế gây nhiều ấn tượng, nhưng hiện nay chỉ có 50 % các sản phẩm công nghiệp là do thị trường quyết định.
Trong một hệ thống công quyền phức tạp, thiếu kiểm soát và cơ chế thị trường không hiệu năng, làm sao phép lạ kinh tế đã xãy ra như trong thời gian qua? Tác giả giải thích là thành công do các doanh nghiệp quốc doanh và giai cấp trung gian tác động, tầng lớp mới đứng giữa chính quyền và dân chúng. Ông triển khai khái niệm này như là một lý thuyết cơ bản để giải thích. Thực ra, khái niệm Intermediate Class là của Michal Kalecki đề ra trong tác phẩm "The Politics and Economics of Intermediate Regimes" mà tác giả tham chiếu cùng với Communist Manifesto của Karl Marx. Nhưng Marx cho là giai cấp này phản động hơn là tiến bộ vì ngăn chận bánh xe tiến hoá của lịch sử.
Tăng trưởng không do cải cách chính trị hay luật pháp mà là do giai cấp trung gian tác động. Thành phần này còn được gọi là tư bản thân tộc, có vây cánh với chính quyền địa phương, khôn ngoan biết sử dụng những biện pháp ưu đãi thuế khoá và đầu tư trong thời kỳ đầu tiên cải cách. Họ sử dụng tiền do nhà nước tài trợ để đầu tư, một hình thức không sợ mất vốn riêng và nguy hiểm khi thua lỗ, cấu kết nhau hơn là cạnh tranh. Họ thành công vì biết trục lợi qua các biện pháp thu mua nhà đất rẻ tiền và đầu tư độc quyền vào một số lĩnh vực chiến lược. Vì có bao che chính trị nên họ không có tinh thần sáng tạo và sợ nguy hiểm phá sản như doanh nhân phương Tây.
* * *
Khi bàn về nền kinh tế Ấn Độ, hai chủ đề mà tác giả thảo luận là tại sao tăng trưởng chậm chập và giai cấp trung gian lại không thành đạt như tại Trung Quốc.
Phát triển thị trường Ấn kéo dài từ 1951 đến 1991. Tăng trưởng chậm không đơn thuần do kinh tế hoạch định sai lầm, mà còn nhiều lý do thuộc về cấu trúc. Trong những năm 50, nền kinh tế chiụ ảnh hưởng phương thức kế hoạch theo Liên Xô, nhưng mềm dẻo hơn. Từ thập niên 80 về sau, Ấn hướng theo mô hình của Nam Hàn. Khác với Trung Quốc, cơ chế thị trường và doanh giới tư nhân Ấn đã có sẳn có từ thời thuộc địa. Bên cạnh những doanh nghiệp lớn còn có những doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không đóng vai trò quan trọng, vì không có khả năng đương đầu với doanh nghiệp lớn và không được chính quyền hỗ trợ.
Năm 1957 để đối phó với tình trạng khan hiếm ngoại tệ chính quyền Ấn áp dụng chính sách khắc khổ, đình chỉ các biện pháp nhập khẩu các mặt hàng tiêu thụ và không hỗ trợ gia tăng xuất khẩu. Cả hai gây ảnh hưởng đến thị trường bông vải và hàng dệt và làm kinh tế phát triển trì trệ. Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ được chính quyền chú trọng hơn. Nhờ hưởng nhiều biện pháp đặc ân của chính phủ và có khả năng phá vỡ các rào cản mậu dịch dần dần các doanh nghiệp này đi vào vị thế độc lập. Họ thực sư bắt đầu gây tác động tăng trưởng và thành một giai cấp trung gian.
Từ năm 1992 để có cơ hội hội nhập vào kinh tế thế giới trong thời kỳ toàn cầu hoá chính quyền hủy bỏ các biện pháp khắc khổ và gia tăng các biện pháp giải phóng mậu dịch. Doanh nghiệp nhỏ chuyển mình và đóng vai trò quan trọng hơn. Khác với Trung Quốc giai cấp trung gian tại Ấn ngoài giới tiểu thương còn có người cho vay nặng lãi và nông gia giàu có điạ phương, họ có nhiều ảnh hưởng trong các cuộc bầu cử hay các biện pháp phát triển thị trường. Vì không có phương tiện canh tân kỹ thuật như các doanh nghiệp lớn, nên doanh nghiệp nhỏ không thể tác động đến việc cung ứng sản phẩm rẻ tiền cho thị trường thế giới như công xưởng Trung Quốc. Khi nền kinh tế Ấn tự do hơn, Intermediate Regimes bắt đầu thành hình, dù khá muộn màng.
* * *
Sau khi trình bày những nguyên nhân đưa tới thành tựu kinh tế, tác giả phân tích những hậu quả xãy đến cho hai nước mà bất ổn xã hội và xung đột chính trị là hai thách thức nghiêm trọng.
Động loạn xã hội tại Trung Quốc có nhiều lý do. Do các biện pháp chiếm đất, bồi thường rẻ, nông dân không sống được với giá nông phẩm rẻ phải ra thành phố mưu sinh. Đến thành phố tìm việc trong các khu vực xây dựng công nghiệp và không có hộ khẩu, nên nông dân tạo thêm bất ổn tại thành thị, phân biệt đối xử con nguời qua chế độ hộ khẩu cư trú là một đặc thù của Trung Quốc. Những biện pháp hỗ trợ quá mức cho thị dân tạo bất quân bình về phân phối lợi tức cho nông dân.
Đầu tư không phối hợp và phát triển không đồng bộ gây thiệt hại về sử dụng tài nguyên và môi sinh mà dân địa phương là nạn nhân. Tranh chấp giữa giai cấp trung gian mới gây xung đột chính trị, mà hậu quả là chính quyền trung ương không còn khả năng kiểm soát các hoạt động của địa phương, tranh chấp quyền lực giữa chính quyền Thượng Hải và Trung uơng là thí dụ điển hình. Ngoài việc chứng minh các bất ổn tác giả còn bàn đến các trở lực cho cải cách và dân chủ hoá.
Dị biệt mức độ tăng trưởng giữa nông thôn và thành thị ngày càng gay gắt, trong khi xung đột chính trị giữa trung ương và địa phương trong việc dành đặc quyền đặc lợi càng trầm trọng hơn. Chính quyền dù có ý thức sự cách biệt giàu nghèo của dân chúng và lãnh đạo và trình độ phát triển của địa phương nhưng không có biện pháp phối hợp hữu hiệu để đem lại quân bình. Thách thức này ảnh hưởng đến tính chính thống về sự lãnh đạo của Đảng. Chính quyền không có thiện chí tạo ra những cải cách chính trị quan trọng vì lo sợ động loạn càng lan rộng sẽ nguy hiểm hơn cho sự sinh tồn của chế độ. Do đó, các biện pháp nhằm tăng cường sự kiểm soát của Đảng ở điạ phương càng được đẩy mạnh hơn. Thiếu truyền thống nhà nước pháp quyền nên các biện pháp dân chủ hoá theo mô hình phương Tây là điều bất khả thi.
Tuy nhiên, tác giả cho là có thể giải quyết vấn đề chính thống cho lãnh đạo và có hai đề nghị cải cách bước đầu cho tiến trình dân chủ hoá. Một là từ nay Đảng viên phải được dân chúng bầu cử công khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hai là phải xây dựng nền tư pháp độc lập theo nhà nước pháp quyền và tách khỏi Đảng quyền.
* * *
Bất ổn xã hội và xung đột chính trị tại Ấn Độ khác biệt hơn về hình thức và mức độ nếu so với Trung Quốc. Ấn Độ hãnh diện vì thưà hưởng hệ thống luật pháp cùa Anh và có truyền thống sinh hoạt chính trị dân chủ, nhưng tham nhũng diễn biến khác và trầm trọng hơn. Theo tác giả có nhiều lý do giải thích. Thứ nhất, quy chế công chức cho phép đặc miễn truy cứu các tội phạm hình sự. Đây là một đặc quyền hiến định quy định trong thập niên 30 dành cho công chức Anh thời thuộc địa. Sau khi tu chỉnh hiến pháp năm 1948 đặc quyền được giữ lại cho công chức Ấn và gây hậu quả bất lợi cho đến ngày nay. Tác giả cho là tại Ân không thể gọi là tham nhũng (corruption) do tư bản thân tộc cậy quyền phạm luật và mua chuộc nhau, mà là hình thức tống tiền công khai (extortion) khắp mọi tầng lớp và mọi nơi theo kiểu của Ý và Liên Xô. Mối quan hệ giữa dân chúng và chính quyền không bình đẳng theo hiến pháp quy định, mà thực tế thái độ gia trưởng cửa quyền thời thực dân vẫn còn phổ biến tại các cơ quan công quyền.
Động loạn tại nông thôn Ấn Độ xãy diễn lan rộng hơn và tổ chức chống đối chính quyền chặt chẽ hơn Trung Quốc, mà Naxaliles, một tổ chức sách động nông dân vũ trang nổi dậy theo mô hình Mao là thí dụ. Tình hình trầm trọng hơn khi ảnh hưởng toàn cầu hoá lan rộng và các biện pháp công nghiệp hoá được áp dụng từ năm 1992. Thị trường dệt nội địa bị hàng Trung Quốc cạnh tranh và triển vọng xuất khẩu bông vải giảm đi làm công nhân điêu đứng. Nông dân bị ảnh hưởng nặng nề khi hệ thống ngân hàng không còn cho vay canh tác vì triển vọng xuất khẩu nông sản bị hạn chế. Nông dân chỉ còn cách là vay nặng lãi của tư nhân địa phương để có phương tiện tiếp tục. Họ không thể mưu sinh vì trả lãi suất qúa cao. Theo tác giả, có ít nhất 100.000 nông dân tự tử từ năm 1998 đến 2003 để thoát cảnh nợ nần.
* * *
Để so sánh giữa tình hình Trung Quốc và Ấn Độ tác giả nêu lên một vài điểm chính. Cả hai giới tư bản thân tộc tại Trung Quốc và công chức Ấn Độ gây tác hại cho tăng trưởng. Trong nông nghiệp, cả hai biết sử dụng đặc quyền trong các biện pháp miễn thuế, định giá rẻ truất hữu ruộng đất để làm lợi cho riêng mình. Trong công nghiệp, cả hai sử dụng tiền ngân hàng nhà nước để đầu tư nhưng vô trách nhiệm và đặc quyền cấu kết với nhà đầu tư để hưởng lợi. Trình độ phát triển cơ cấu hạ tầng của Ấn Độ tụt hậu ít nhất là 15 năm so với Trung Quốc. Bang giao hai nước sẽ còn nhiều trở ngại vì tranh chấp biên giới và vấn đề Tây Tạng. Theo tác giả, Trung Quốc nên tiếp tục theo đuổi công nghiệp chế biến hàng thương phẩm trong khi Ấn Độ sẽ thuận lợi hơn khi mở rộng cung ứng dịch vụ cho phương Tây.
Trước trào lưu suy trầm của kinh tế thế giới cả hai bắt đầu ý thức cải cách phương thức tăng trưởng bằng những biện pháp khích hoạt cho nền kinh tế nội địa, thay vì tập trung cho ngoại thương như trước đây. Tác giả cho là cả hai tiếp tục sai lầm và làm cho tình hình trầm trọng hơn. Thay vì đầu tư nhiều hơn vào khu vực nông thôn để giúp nông dân gia tăng lợi tức, Trung Quốc lại đầu tư cải thiện cơ cấu hạ tầng và hỗ trợ cư dân thành thành thị. Ấn Độ gia tăng kinh phí để kích thích mãi lực tiêu thụ cho dân thành phố và nông thôn trong khi chỉnh trang các cơ sơ hạ tầng tụt hậu theo tác giả là ưu tiên. Các biện pháp hỗ trợ tài chính hiện nay hầu như không giải quyết các vấn đề bất công xã hội hay xung đột chính trị.
* * *
Tóm lại, dù kinh tế có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức khiêm nhường do suy trầm toàn cầu, nhưng Trung Quốc không có các cải cách thể chế dân chủ để giải quyết công bình xã hội và xung đột chính trị; Ấn Độ dù có thể chế dân chủ đại nghị, nhưng tham nhũng trầm trọng và cơ cấu hạ tầng tồi tệ hơn nên các khó khăn tương tự cũng không thể giảm đi. Với một tương lai bất định, cả hai không có cơ hội trổi dậy như một siêu cường để có thể chế ngự phương Tây. Do đó, tác giả kết luận mọi lo sợ của phương Tây là hoang tưởng.

NHẬN XÉT

Đối với độc giả phương Tây đóng góp xuất sắc của tác giả là phần trình bày về thực tế phát triển của hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Với nhiều tư liệu và dẫn chứng công phu tác giả đem lại những thí dụ có giá trị thuyết phục, đặc biệt các chi tiết về bất ổn xã hội và tranh chấp chính trị. Đóng góp lý thuyết Intermediate Class có phần hạn chế hơn. Sử dụng lý thuyết để mở lối cho khảo hướng, nhưng tác giả lại không dùng lý thuyết để đúc kết vấn đề, nhất là trình bày những giới hạn của lý thuyết để giải thích cho sự trổi dậy. Vấn đề tăng trưởng phức tạp hơn nhiều. Những thành tựu trong công nghiệp thông tin, điện ảnh và dược phẩm của Ấn chỉ giải thích bằng viễn kiến của chính giới, sự hợp tác quốc tế của doanh nghiệp và nổ lực hiếu học của giới trẻ Ấn là chính. Do đó, lý giải về tăng trưởng cũng cần các lý thuyết khác bổ sung.
Độc giả người Việt thất vọng hơn vì tác giả không mang đến những lý giải mới lạ. Tác hại tham ô của các nhóm lợi ích vô trách nhiệm và tương lai đen tối của công nhân và nông dân là đề tài quen thuộc. Đảng viên phải do dân bầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật là một ý kiến mới lạ và có thể thích hợp cho Việt Nam. Tuy nhiên, tác phẩm này đem lại một giá trị cảnh báo đặc biệt: mô hình kinh tế của Trung Quốc hay Ấn Độ không là một lý tưởng để noi theo vì bất ổn xã hội, tranh chấp chính trị và phá hủy môi sinh là những hậu quả mà Việt Nam không có phép lạ nào trong việc tìm ra khả năng mới để giải quyết vấn đề. Nếu như tác giả chứng minh Trung Quốc không đe doạ trực tiếp cho phương Tây là đúng, thì ngược lại, tác giả sẽ sai lầm khi những nguy cơ này là hiện thực cho tương lai Việt Nam vì có nhiều lý do khác tác động.
Trao đổi kinh nghiệm tăng trưởng là đề tài được Amartya Sen bàn đến qua mối quan hệ văn hoá giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trong tiểu luận “Passage to India” Sen cho là hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ là bài học cho Trung Quốc. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Quốc có thể áp dụng vào những cải cách chánh trị. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học được những biện pháp cải cách kinh tế của Trung Quốc. Bản dịch Việt ngữ tại http://bit.ly/15v23eV.
Hiện nay trên thị trường đã có nhiều sách Anh ngữ bàn về đề tài liên quan này, xin liệt kê để độc giả quan tâm tiện tra cứu:
1. Pranab Bardhan, Awakening Giants, Feet of Clay: Assessing the Economic Rise of China and India, Princeton: Princeton University Press, 2010;
2. Wendy Dobson, Gravity Shift: How Asia´s New Economic Powerhouses Will Shape the 21st Century, Toronto: UTP Publishing, 2010;
Sahlendra D. Sharma, China and India in the Age of Globalization, Cambridge: Cambridge University Press, 2009;
3. Jonathan Holslag, China and India: Prospects for Peace, New York: Columbia University Press. 2010.


Phần nhận xét hiển thị trên trang