Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Tư liệu tiếp về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008, đang nóng năm 2020

Từ Giao blog

Đang đi theo dõi về vụ án ấy ở đây (từ ngày 8/5/2020). Do dung lượng một entry đã quá chật rồi, đến ngày 14/5/2020 thì không thể đưa thêm được gì nữa, nên phải mở thêm entry mới này.

Bắt đầu bằng việc phóng viên báo chí đi tìm manh mối của nghi can Nguyễn Văn Nghị vào trung tuần tháng 5 năm 2020. Hiện người ta chưa tìm ra được gì. Không rõ Nguyễn Văn Nghị (quê ở xã Tân Hội huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang) đã đi đâu và hiện đang ở đâu.

"
Ngày 13/5/2020, PV Dân Việt có mặt tại xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang để tìm thông tin về Nguyễn Văn Nghị nhưng người dân địa phương đều cho biết, sự việc đã xảy ra khá lâu nên không nhớ rõ.  
Trong khi đó, theo sổ dân cư lưu tại UBND xã Tân Hội cũng thể hiện, địa phương này không có ai tên Nguyễn Văn Nghị.
"

Tựa như Nguyễn Văn Nghị đã được xóa sổ hoàn toàn khỏi dữ liệu địa phương.
Các thông tin tiếp thì dán ở bổ sung như mọi khi.

Tháng 5 năm 2020,
Giao Blog


Bưu cục Cầu Voi - nơi xảy ra vụ trọng án cách đây 12 năm. Ảnh chụp sau khi xảy ra vụ án.


Khám nghiệm hiện trường vào tháng 1 năm 2008

Ảnh thực nghiệm điều tra cảnh Hồ Duy Hải cầm ghế nấp đợi để tấn công nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân.



Các ảnh của tháng 5 năm 2020:





Bốn người phụ nữ trong gia đình Hồ Duy Hải (Bà Rưỡi, Hồ Thu Thủy (em gái), bà Loan (mẹ) , bà Len - từ trái qua). (Ảnh: Đông Anh)

Trang 19, Quyết định 05, do Hội đồng thẩm phán - Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 8/5/2020 đã nhắc lại cái tên Nguyễn Văn Nghị. Ảnh: T.L

Trang 19 trong Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao vẫn nhắc tới Nguyễn Văn Nghị.

Bưu cục Cầu Voi vẫn bỏ hoang hóa, niêm phong trong suốt gần 13 năm qua. Ảnh: Đình Việt



---





Thứ năm, ngày 14/05/2020 13:32 PM (GMT+7)

Trong vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Nghị (trú huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) từng được xem là nghi phạm số 1. Tuy nhiên, sau đó cơ quan điều tra cho rằng, Nghị có tình tiết ngoại phạm nên được loại khỏi hồ sơ.

Phiên giám đốc thẩm xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải đã kết thúc nhiều ngày. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao.



Nguyễn Văn Nghị từng được nhắc đến trong vụ Hồ Duy Hải là ai? - Ảnh 1.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Đình Việt

Tuy nhiên, sau khi phiên giám đốc thẩm kết thúc, dư luận vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận liên quan đến vụ việc này. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đưa ra phán quyết chưa phù hợp về vụ án. Nhiều ý kiến khác lại tỏ ra đồng tình và cho rằng bản án đã thuyết phục, đúng người, đúng tội.
Đáng chú ý, trong các ý kiến tranh cãi, nhiều độc giả bày tỏ phải làm rõ vai trò, trách nhiệm của người tên Nguyễn Văn Nghị. Vậy Nguyễn Văn Nghị là ai?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thông tin ban đầu khi vụ án được phát hiện, Nguyễn Văn Nghị (quê xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) được xem là nghi phạm số 1 vì là bạn trai của một nạn nhân.
Ngày 15/1/2008, sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An tiến hành lấy lời khai ba thanh niên quê ở tỉnh Vĩnh Long, tạm trú tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) do có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết tại Bưu điện Cầu Voi. Sau đó, cơ quan điều tra tiếp tục câu lưu một thanh niên được xác định là nghi can chính trong vụ án.
Bước đầu, cả ba thanh niên này đưa ra được chứng cứ ngoại phạm. Đối tượng đang bị câu lưu là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), là bạn của ba thợ bạc tiệm vàng K.L, có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân N.T.A.H.
Vào đêm xảy ra vụ án 13/1/2008, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp hai nận nhân H. và V. Người dân địa phương còn miêu tả Nghị mặc quần jean, khoác bên ngoài chiếc áo gió rộng.
Ngay trong ngày 14/1/2008, sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, cơ quan điều tra cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ của Nghị ở Cai Lậy (Tiền Giang) đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện, các trinh sát thực hiện biện pháp áp giải về cơ quan điều tra lấy lời khai.
Theo tin ban đầu, Nghị cố tình đưa ra chứng cứ ngoại phạm nhưng không có cơ sở thuyết phục nên cơ quan điều tra quyết định câu lưu để làm rõ.
Tuy nhiên, vài ngày sau, Nghị được cho về. Cơ quan điều tra cho rằng, Nghị có tình tiết ngoại phạm khi đưa ra nhân chứng xác định vào thời gian từ 20 giờ 10 ngày 13/1/2008 cùng bạn uống nước tại một quán cà phê tại thị trấn Cầu Voi.
Chủ quán cà phê cũng xác nhận điều này vì tối đó có một sự việc rất đặc biệt, lúc uống cà phê thì giữa Nghị và một thanh niên khác xảy ra tranh cãi về việc "nhìn đểu" khiến chủ quán phải can ngăn. Cáo trạng xác định vụ án xảy ra khoảng 20 giờ 30 và Nghị muốn giết người thì phải có mặt trước đó tại hiện trường.
Trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện KSND Tối cao cũng đề cập, ngoài các dấu vân tay tại hiện trường chưa xác định được thì còn có đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị không được điều tra làm rõ.
Trong suốt quá trình kêu oan cho con trai, mẹ của Hồ Duy Hải là bà Nguyễn Thị Loan cùng luật sư nhiều lần yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ vai trò của Nguyễn Văn Nghị nhưng không được xem xét.
Ngày 13/5/2020, PV Dân Việt có mặt tại xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang để tìm thông tin về Nguyễn Văn Nghị nhưng người dân địa phương đều cho biết, sự việc đã xảy ra khá lâu nên không nhớ rõ.  
Trong khi đó, theo sổ dân cư lưu tại UBND xã Tân Hội cũng thể hiện, địa phương này không có ai tên Nguyễn Văn Nghị.
Cao Hùng - Đình Việt

https://danviet.vn/nguyen-van-nghi-tung-duoc-nhac-den-trong-vu-ho-duy-hai-la-ai-20200514124912673.htm?fbclid=IwAR1mhYlbaT1JQRTYy05sE3uOwI60L6Vr1A5fOsCKsYiU50Ju0qfhVkgdtfo


..




 Thứ sáu, ngày 15/05/2020 14:00 PM (GMT+7)
Ngày 13/5, PV Dân Việt đã về xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - nơi được cho là Nguyễn Văn Nghị thường trú. Tuy nhiên, tung tích người này vẫn bặt vô âm tín

Vụ án tử tù Hồ Duy Hải tiếp tục làm "nóng" dư luận, khi một "điểm mờ"trong vụ án là Nguyễn Văn Nghị hoàn toàn biến mất trong hồ sơ vụ án. Ngày 13/5, PV Dân Việt đã về xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - nơi được cho là Nguyễn Văn Nghị thường trú. Tuy nhiên, tung tích người này vẫn bặt vô âm tín.
Nguyễn Văn Nghị - "điểm mờ" trong vụ án Hồ Duy Hải
Thật vậy, trong toàn bộ hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải hết sức phức tạp, ngồn ngộn các chi tiết, tình tiết, con người, thời gian kéo dài gần 13 năm...; nhưng những gì liên quan đến đối tượng Nguyễn Văn Nghị - nghi can số 1 trong những ngày đầu xảy ra vụ án - đều thể hiện rất ít ỏi, kể từ khi Hồ Duy Hải tra tay vào còng.
Kiểm tra các tài liệu và nguồn tin, chỉ thấy thông tin "Nguyễn Văn Nghị (sinh năm 1979), ngụ xã Tân Hội, huyện Cai Lậy (nay là thị xã Cai Lậy), tỉnh Tiền Giang". Ngày 13/1/2008, vụ án giết 2 nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi xảy ra, thì một số tờ báo thông tin đều xác định nghi can giết người là Nguyễn Văn Nghị - "bạn trai" của nạn nhân N.T.A.H.
Sâu hơn, theo các nguồn tin chính thức cho biết, Nghị đã vắng bóng trong ngày 13/1/2008. Các trinh sát phải đón lõng tại nhà ba mẹ của Nghị ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đến tận nửa đêm 14/1/2008, Nghị đột ngột trở về nhà, các trinh sát mới áp giải và câu lưu được đối tượng này để lấy lời khai...
Nghị khai trong buổi tối xảy ra vụ án, Nghị có ghé tới Bưu cục Cầu Voi. Nghị "có nhìn thấy một thanh niên "tình địch" đang nói chuyện với N.T.A.H ở bên trong...".
Vài ngày sau, cơ quan điều tra đã trả tự do cho Nghị, vì Nghị khai có yếu tố ngoại phạm. Ngược lại, khoảng 3 tháng sau, Hồ Duy Hải bị bắt giam, vì Hải không có yếu tố ngoại phạm...



Vụ án Hồ Duy Hải: Lật tung hộ khẩu gần 4.000 hộ dân, chưa tìm ra lai lịch Nguyễn Văn Nghị - Ảnh 1.
Bưu cục Cầu Voi ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An vẫn cửa đóng, then cài, hoang hóa trong suốt gần 13 năm qua. Ảnh: Đình Việt

Kể từ đó, từ là nghi can giết người, Nguyễn Văn Nghị... thoát trong gang tấc, không liên quan gì đến vụ án. Ngược lại, Hồ Duy Hải trở thành thủ phạm gây ra vụ án tại Bưu cục Cầu Voi.
Lẽ ra, dù không còn là nghi can, thì với giấy mời, thủ tục áp giải, câu lưu Nguyễn Văn Nghị phải được lưu trong hồ sơ vụ án v.v...
Đặc biệt, với việc Nghị khai rằng, Nghị cũng có mặt tại Bưu cục Cầu Voi vào buổi tối 13/1/2008. Nghị thấy có một thanh niên "tình địch" đang nói chuyện với Hồng (sau này, theo cơ quan điều tra kết luận là Hồ Duy Hải) thì Nghị phải là nhân chứng trong vụ án, cần phải được đưa ra trước tòa đối chất, như các nhân chứng khác.
Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng dường như bỏ Nguyễn Văn Nghị ra khỏi vụ án (?). Sau 13 năm, cái tên Nguyễn Văn Nghị hầu như không được cơ quan luật pháp nào nhắc tới. Nó chỉ được nhắc tới thoáng qua 1 - 2 lần trong vài bản khai của một số cá nhân liên quan không quan trọng. Và, gần đây nhất, tên Nguyễn Văn Nghị đã được Viện KSND Tối cao nhắc lại trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7, ngày 22/11/2019.
Theo Viện KSND Tối cao, "còn có đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Misol không được điều tra làm rõ". Vậy, Nguyễn Văn Nghị là ai mà các cơ quan thực thi luật pháp trong vụ án này, từ cấp tỉnh Long An đến các cấp tòa tối cao, hoàn toàn không đề cập đến?
Nguyễn Văn Nghị vẫn không để lại dấu vết (?!)
Nhằm làm rõ "điểm mờ" - lai lịch của Nguyễn Văn Nghị - trong vụ án Hồ Duy Hải, ngày 13/5, PV Dân Việt đã trực tiếp về tận xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, với quyết tâm xác minh, điều tra gốc tích của nhân vật bí ẩn này.
Tại UBND xã Tân Hội, PV Dân Việt đã tiếp xúc với ông Nguyễn Văn Ngọc - Chủ tịch UBND xã Tân Hội và thiếu tá Võ Phi Hùng - Trưởng Công an xã Tân Hội, đề nghị được cung cấp thông tin về lai lịch Nguyễn Văn Nghị trong vụ án Hồ Duy Hải.
Ông Ngọc cho biết: "Tôi được luân chuyển về nhận nhiệm vụ mới đây, nên không nắm rõ, vì sự việc đã xảy ra đã gần 13 năm". Tuy nhiên, liên quan đến xác minh hộ khẩu, ông Ngọc đã giới thiệu PV với Công an xã Tân Hội để được giúp đỡ.



Vụ án Hồ Duy Hải: Lật tung hộ khẩu gần 4.000 hộ dân, chưa tìm ra lai lịch Nguyễn Văn Nghị - Ảnh 2.
Một con đường giao thông nông thôn tại xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: TXCL

Rất may, vào thời điểm 9h30 ngày 13/5, tại Công an xã Tân Hội có buổi làm việc giữa Trưởng Công an xã với các trưởng ấp. Thiếu tá Võ Phi Hùng - Trưởng Công an xã - đã chỉ đạo các công an viên, mở tủ, lấy toàn bộ hồ sơ lưu trữ hộ khẩu thường trú của người dân xã Tân Hội ra kiểm tra.
Trao đổi với PV Dân Việt, thiếu tá Võ Phi Hùng cho biết: "Giá như biết đối tượng ở ấp nào, bố mẹ là ai, sẽ dễ truy tìm". Nhưng thông tin chỉ ngắn gọn "Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1979, trú xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang".
Một công an viên xã Tân Hội cho biết: "Xã Tân Hội có 5 ấp (Quý Thạnh, Tân Thạnh, Tân Hiệp, Tân Phong, Tân Hòa), với gần 4.000 hộ khẩu. Người tên Nghị cũng có, nhưng chưa chắc đó là đối tượng Nguyễn Văn Nghị trong vụ án Hồ Duy Hải".






Vụ án Hồ Duy Hải: Lật tung hộ khẩu gần 4.000 hộ dân, chưa tìm ra lai lịch Nguyễn Văn Nghị - Ảnh 3.
Mẹ và em gái Hồ Duy Hải. Ảnh: Đình Việt

Tại Công an xã Tân Hội, mọi người có mặt, ngay cả một số trưởng ấp có tuổi từ 55 trở lên, đều thừa nhận có đọc trên báo viết về vụ án Hồ Duy Hải, nhưng không hề biết đối tượng Nguyễn Văn Nghị có hộ khẩu thường trú ở xã Tân Hội. "Bởi, nếu Nghị là người địa phương, khi công an bắt giữ, câu lưu, điều tra...; chắc chắc chúng tôi phải biết".
Mặc dù vậy, lãnh đạo Công an xã Tân Hội vẫn chỉ đạo gần 10 người là trưởng ấp và công an viên, mỗi người nhận từ 5 - 10 tập hồ sơ lưu trữ, ghi nhận biến động hộ khẩu, nhân khẩu của gần 4.000 hộ dân, thuộc 5 ấp của xã Tân Hội; nhằm truy tìm, lọc ra tất cả những cái tên liên quan đến tên "Nguyễn Văn Nghị"...
Thậm chí, các công an viên và các trưởng ấp còn trưng ra hàng chục cuốn số lưu trú cập nhật hộ khẩu người dân xã Tân Hội, từ những năm 1980 trở lại đây - tức tới nay đã hơn 30 năm. Những sổ lưu hộ khẩu cũ kỹ, giấy đã ố vàng theo thời gian, nhưng còn gìn giữ nguyên vẹn, không mất mát trang nào...
Thế nhưng, sau gần một buổi sáng lật tung hồ sơ hộ khẩu của gần 4.000 hộ dân, thuộc 5 ấp của xã Tân Hội, cái tên Nguyễn Văn Nghị vẫn... mù khơi một cách bí hiểm. Hoàn toàn không có dấu tích gì cho thấy lai lịch của Nguyễn Văn Nghị - nghi can số 1 trong vụ án Bưu cục Cầu Voi vào ngày 13/1/2008 - đã hoặc từng thường trú tại xã Tân Hội.
Cao Hùng - Đình Việt
https://danviet.vn/vu-an-ho-duy-hai-lat-tung-ho-khau-gan-4000-ho-dan-chua-tim-ra-lai-lich-nguyen-van-nghi-202005151332076.htm?fbclid=IwAR3JKrhxolx3McIesGRb6-an40d-loAD6jMymddVSq-k-GR4U7L_ETXAZcM



Vụ án Hồ Duy Hải: Rất nhiều "điểm mờ" cần được làm sáng tỏ


Cập nhật lúc 14:05, Thứ sáu, 15/05/2020

(BVPL) – Sau quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, các chuyên gia, luật sư đã có nhiều ý kiến về quyết định của hội đồng. Báo Bảo vệ pháp luật xin giới thiệu bài viết của một chuyên gia luật nghiên cứu và am hiểu về chứng cứ trong tố tụng.


Vụ án Hồ Duy Hải: Nếu không có kháng nghị, người dân sẽ không biết được sai sót trong điều tra, tố tụng


Về tính hợp pháp của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải


Vụ án Hồ Duy Hải: Những trăn trở và dư âm sau phiên xét xử giám đốc thẩm


Giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: Cần điều tra lại để làm rõ những sai sót trong tố tụng


Giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: ĐTV “bao biện” việc mua dao, thớt mới về làm … vật đối chứng, nhận dạng


Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa: "Tôi sẽ tiếp tục kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải"


ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng gửi kiến nghị tới Chủ tịch nước vụ án Hồ Duy Hải


Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải: Không cho phép oan, sai, bỏ lọt tội phạm


Giám đốc thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải theo kháng nghị của VKSND tối cao


Chánh án TAND tối cao làm chủ tọa phiên tòa xét xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Cần giám sát tối cao để bảo đảm pháp luật về tố tụng được thi hành nghiêm cẩn

"Cái nội dung này là các anh sai, kháng nghị đúng", nhưng biểu quyết gây bất ngờ (!?)

Sau khi nghe đi, nghe lại băng ghi âm và đọc toàn văn quyết định giám đốc thẩm (Quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải số 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của TAND tối cao), tôi thấy còn rất nhiều "điểm mờ" cần được làm sáng tỏ, trong khi phần lớn những nhận định của Hội đồng thẩm phán, do ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao làm Chủ tọa là theo hướng suy diễn thiếu căn cứ.
 Bưu điện Cầu Voi, hiện trường xảy ra vụ án mạng cách đây 12 năm.
1- Ngay phần đầu tiên của kết luận về diễn biến của vụ án cho thấy sự băn khoăn. Cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm đều quy kết rằng: “Vào khoảng 19h ngày 13/1/2008, Hải lấy xe máy hiệu Wave (của bà Len) đi đến tiệm cầm đồ để cầm cố chiếc điện thoại với số tiền 1.500.000 đồng, sau đó Hải chạy về nhà đổi lấy xe Dream (của bà Nguyễn Thị Rưởi) chạy đến quán cà phê trả tiền thua cá độ bóng đá…”. Tại sao Hải không tiếp tục sử dụng xe Wave đi luôn cho tiện mà phải quay về nhà đổi lấy xe Dream?
2- Về sự xuất hiện của chiếc xe Dream trước cửa Bưu điện và mái tóc lãng tử.
Quý Tòa cho rằng lúc hơn 19h, anh Đinh Vũ Thường đến Bưu điện có nhìn thấy có 1 chiếc xe Dream (màu nho), có kính chiếu hậu màu đen bên trái (gọng kính cắt ngắn), chìa khóa vẫn còn cắm trên xe; ông Nguyễn Văn Thu và bà Rưởi thừa nhận gia đình có chiếc xe giống như thế, vậy suy ra, chiếc xe Dream hung thủ dựng ở sân Bưu điện trước thời điểm xảy ra án mạng là xe của bà Rưởi.
Thưa quý Tòa, thời điểm đầu năm 2008, phương tiện cá nhân phổ biến trong xã hội là xe Dream và Wave Trung Quốc, có đến hàng trăm ngàn chiếc xe Dream màu nho đang lưu thông khắp mọi làng quê Việt Nam, và thời điểm đó cũng chưa có quy định về xử phạt những phương tiện xe máy không gắn đầy đủ kính chiếu hậu, nên theo tôi nhớ đa phần các chủ phương tiện không gắn hoặc chỉ gắn một loại kính có gọng bị cắt ngắn để trang trí cho đẹp giống như xe của bà Rưởi. Lúc đó, xe Dream màu nho của tôi cũng y như thế, và tôi tin rằng ở Nam Bộ, xe có đặc điểm tương tự xe của bà Rưởi là rất nhiều. Vì vậy, việc kết luận chiếc Dream dựng trước sân Bưu điện Cầu Voi vào cái đêm định mệnh ấy là xe của bà Rưởi là sự suy diễn mà xác suất đúng (tôi nghĩ) sẽ nhỏ hơn 1/100.

Còn về mái tóc, quý Tòa cho rằng anh Thường khai nhìn thấy có một thanh niên ngồi trong Bưu điện lúc hơn 19h30’ có đặc điểm tóc chẻ mái, bà Rưởi khai Hải để tóc dài chẻ mái 6-4 hay 7-3 gì đó và Hải thừa nhận lúc đó tóc của Y chải 6-4, đuôi tóc dài phủ gáy, vậy người xuất hiện tại hiện trường trước khi 1 nạn nhân bị giết chính là Hải.
Suy luận này thật khôi hài. Lúc trước tôi có chiếc xe Dream giống như chiếc xe anh Thường nhìn thấy trong sân Bưu điện và tôi luôn để tóc như vậy, tôi cũng nhìn thấy có rất nhiều thanh niên đi xe Dream có mái tóc như thế, nên tôi xin quý Tòa đừng loại trừ phán đoán rằng, tôi và nhiều thanh niên khác cũng có thể là hung thủ.
 Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình tại phiên giám đốc thẩm. Ảnh: TTXVN
3. Về cái áo thun của hung thủ. Anh Thường khai người thanh niên ngồi trong Bưu điện mặc áo ngắn tay màu xanh đậm, có sọc trắng; Hải khai lúc gây án, Hải mặc án thun ngắn tay màu xanh đậm, có hàng chữ màu trắng ở trước ngực, cộng với tàn tro mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An (CQĐT) thu giữ, cho phép khẳng đây là một căn cứ nữa để xác định người thanh niên ngồi trong ghế tại bưu điện tối hôm ấy là bị cáo. Tòa sử dụng thêm tình tiết này để bổ sung cho kết luận của mình là không chuẩn xác, xin quý Tòa hãy hỏi những người chuyên về dệt may xem có phải áo xanh sọc trắng và áo xanh có hàng chữ trắng là cùng một cái áo hay không?
4. Về sự mô tả của bị cáo đối với các vật dụng có trong Bưu điện Cầu Voi. Tòa cho rằng trong quá trình điều tra, bị cáo Hải khai chính xác được vị trí nhiều vật dụng có trong trụ sở Bưu điện, chỉ có hung thủ mới khai chính xác được như vậy, nên có cơ sở nhận định bị cáo có mặt tại hiện trường. Nhận định này cũng không vững, bởi vì Tòa có kết luận từ khoảng tháng 10/2007, bị cáo có quen chị Vân, sau đó bị cáo tiến hành đặt mua báo thể thao tại bưu điện, nội dung này cho thấy bình thường bị cáo hay đến bưu điện, việc bị cáo nhớ được vị trí của những vật dụng ở nơi này không có gì là lạ, không thể nói do bị cáo có đến bưu điện vào tối 13/1/2008 nên mới nhớ được chi tiết như thế. Với thời gian ngắn, người lần đầu tiên vào phía trong bưu điện mà nhớ chi tiết các đồ vật như mô tả của Hải thì Hải phải là người có trí nhớ siêu phàm? Nên nhớ, sau gần 3 tháng mới có lời khai này của Hải, trong khi các chi tiết tấn công nạn nhân thì Hải lại không mô tả được. Một người có trí nhớ bình thường cũng không thể quên "ấn tượng" tấn công rồi giết người khác như thế nào. 
Chiếc xe Dream màu nho thì mong manh, mái tóc chẻ thì mơ hồ, cái áo thun màu xanh đậm thì không chuẩn, sự mô tả về vị trí các vật dụng thì chưa hợp lý với thực tế của vụ việc mà khẳng định đã có đủ cơ sở kết luận bị cáo có mặt tại hiện trường thì tôi chỉ có thể gọi đây là sự suy diễn. VKSND tối cao cho rằng chưa đủ cơ sở để kết luận bị cáo có mặt tại hiện trường là hoàn toàn phù hợp với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Hồ Duy Hải. 
5. Về chiếc ghế xếp. Tòa nhận định rằng, sau khi giết chị Hồng, bị cáo đứng nấp một góc trong bưu điện, khi chị Vân về đến để bọc trái cây lên bàn và đi ra phía sau, thấy xác chị Hồng nên chị Vân hốt hoảng chạy ngược ra, lập tức bị cáo cầm ghế đánh vào đầu chị Vân làm chị té xuống, bị cáo ôm ngang nách chị Vân kéo đến và để nằm lên xác chị Hồng, bị cáo tiếp tục dùng dao cắt ngang cổ chị Vân mấy cái, rồi bị cáo lấy chiếc ghế xếp để dưới chân cầu thang gần xác nạn nhân; qua khám nghiệm hiện trường thấy chân chị Vân có gác lên chiếc ghế, do đó lời khai của bị cáo là đúng với diễn biến vụ việc. Lập luận này không thể khôi hài hơn. Bị cáo ôm nách chị Vân để nằm chung chỗ chị Hồng, rồi bị cáo mới lấy cái ghế để gần đấy, như vậy chân của nạn nhân không thể ở trên cái ghế được. Không lẽ nạn nhân chết rồi mà còn biết tự gác chân lên ghế?
Xin thưa, chiếc ghế trên là chiếc ghế được đặt ở phòng giao dịch. Theo khám nghiệm hiện trường, Phòng giao dịch có 5 chiếc ghế quanh một cái bàn và có 1 vị trí bị khuyết 1 ghế. Lý giải thế nào khi bị cáo lấy chiếc ghế ở chân cầu thang? Ai mang ghế đó từ Phòng giao dịch xuống chân cầu thang? Bị cáo không hề khai về chi tiết này.
Chưa hết, nếu bị cáo dùng ghế đập mạnh vào đầu chị Vân, thì những hạt cơm (có dính trên ấy) theo nguyên tắc vật lý phải rơi xuống, nhưng đằng này qua kiểm tra có cơm khô còn dính trên ghế, Tòa lý giải vấn đề này như thế nào? Rồi diễn biến toàn bộ vụ án, Tòa án các cấp không quy kết là nạn nhân hay bị cáo dẫm đạp lên chiếc ghế, vậy dấu dép trên ghế ở đâu ra, của ai?
6. Về cái vòi nước. Từ Kết luận điều tra cho đến Quyết định giám đốc thẩm đều kết luận là, sau khi giết từng người, máu nạn nhân bắn lên tay, lên áo và lên người bị cáo rất nhiều, bị cáo đã đến vòi nước rửa tay và chùi rửa các vết máu, nhưng CQĐT tiến hành kiểm tra vòi nước lúc 8h10’ ngày 14/1/2008 thì không có nước. Chưa kết luận có nước hay không thì lấy nước ở đâu rửa tay? Muốn rửa sạch máu trong trường hợp này chỉ có tắm rửa kỹ càng. Nội dung này là một trong những "điểm mờ" cần làm sáng tỏ.

Việc kiểm tra thấy trong lavabo có tóc chẳng nói lên được điều gì. Hàng ngày chúng ta rửa mặt tại lavabo, tóc chúng ta rơi vào đấy là chuyên bình thường, Tòa cứ nhìn xem trong lavabo nhà mình có tóc rụng ở đó hay không, đâu phải đợi có án mạng mới có tóc? Và một điều tệ hại nữa là, nếu cho rằng hung thủ có đến lavabo rửa tay, mặt, thì phải đưa ra phán đoán có khả năng tóc của hung thủ rơi xuống ở đấy, đáng lẽ phải thu giữ mẫu tóc đó đem giám định xem của ai, nhưng CQĐT lại không làm như vậy.
7. Về tình tiết hung thủ sau khi giết 2 nạn nhân đã trèo qua hàng rào phía sau bưu điện. Nếu hung thủ có trèo qua hàng rào, tuy không có vết máu nhưng sẽ có dấu vết khác để lại trên ấy. CQĐT kiểm tra ghi nhận không có dấu vết gì cả, điều đó cho thấy chưa có cơ sở để kết luận về diễn biến này. Thật lạ là cơ quan tố tụng tham gia điều tra, truy tố và xét xử lại tiếp tục kết luận ngược về nội dung này.
8. Về tài sản của nạn nhân. Bị cáo Hải khai sau khi lấy dây chuyền và điện thoại của nạn nhân, vào ngày 18/1/2008, bị cáo đã mang bán cho hai cửa hàng ở TP Hồ Chí Minh, CQĐT không thu hồi được tài sản; nếu chủ các cửa hàng xác nhận có mua loại tài sản có đặc điểm như vậy và nhận dạng được người bán là Hồ Duy Hải, thì việc kết luận nội dung này còn có cơ sở chấp nhận. Trong hồ sơ vụ án có thể hiện đã làm được vấn đề như tôi nói hay không mà lại kết luận bị cáo có bán tài sản của bị hại ở 2 nơi đó?
9. Về các dấu vân tay. Từ nội dung kết luận về diễn biến của vụ án, theo khoa học hình sự thì sẽ có rất nhiều dấu vân tay ở khắp nơi, dấu vân tay trên con dao và cái thớt (CQĐT không thu giữ 2 vật chứng này nên thôi chúng ta bỏ qua); hung thủ bị quy kết có bóp cổ chị Hồng, theo logic trên cổ chị Hồng sẽ có dấu các ngón tay của hung thủ; khi dùng dao cắt cổ chị Hồng, máu bắn dính đầy tay và người hắn, kế đến, hung thủ cầm ghế xếp đập đầu chị Vân, rồi bế ngang nách chị Vân di chuyển đến chỗ chị Hồng, sau đó hắn mang cái ghế để gần nơi đó, diễn biến vụ việc như vậy cho ta thấy sẽ có dấu vân tay trên ghế và trên áo của chị Vân; hắn lục lọi lấy tài sản của nạn nhân, thì những nơi đó sẽ có dấu vân tay; sau cùng là cái hàng rào, hung thủ trèo qua hàng rào xuất hiện khả năng rất lớn nữa sẽ có dấu vân tay của hắn in trên hàng rào.
CQĐT không thu được hết các dấu vân tay ở những nơi mà tôi liệt kê, và quá trình điều tra cũng như việc tiến hành so sánh những mẫu vân tay có được, không có mẫu nào là của Hồ Duy Hải. Tôi xin hỏi cơ quan tố tụng của tỉnh Long An, cấp cao và Hội đồng thẩm pháp TAND tối cao, các vị hãy cho biết dựa vào điều gì để kết luận bị cáo chính là hung thủ giết người?
10. Về lập rằng bị cáo nhận tội và cũng không có cơ sở nói bị cáo bị mớm cung, bức cung, nên tuyên bị cáo tử hình là đúng người, đúng tội.
Trước đây, vụ án “Dùng nhục hình” tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Nửa đêm CQĐT Công an Tùy Hòa  đến nhà bắt anh N.T.K dẫn giải về trụ sở vì nghi ngờ anh có tham gia một vụ trộm cắp tài sản, anh Kiều có lẽ kiên quyết không nhận tội, hậu quả ngày hôm sau anh phải từ giã cõi trần. Kết quả khám nghiệm tử thi, đếm trên thân thể anh K. có 64 vết thương rõ hình dạng, còn những vết thương không rõ thì không biết bao nhiêu mà đếm.
Do có chết người nên bắt buộc phải làm rõ và xử lý cho bằng được cán bộ điều tra tham gia dùng nhục hình tàn bạo đó. Kết quả điều tra chỉ xác định được Nguyễn Thân Thành Thảo có dùng cây ba trắc (dụng cụ chuyên dụng của Cảnh sát) đánh vài cái (có một cái lên đầu gây cho nạn nhân chấn thương sọ não), 4 vị cán bộ còn lại chỉ thừa nhận đánh 1,2 cái vào chỗ không nguy hiểm. Như vậy, tổng hợp lại 5 "công bộc" ấy chỉ đánh trên 10 cái, còn mấy chục vết thương còn lại không biết từ đâu ra, có lẽ anh K. tự đánh mình?
Vụ “Dùng nhục hình” thứ hai là ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, anh Nguyễn Tuấn Thanh bị tình nghi tham gia trộm cắp tài sản, nên ngày 16/11/2012, CQĐT Cao Lãnh bắt anh Thanh đem về trụ sở, trưa ngày hôm sau anh Thanh cũng lìa trần. Trên cơ thể nạn nhân cũng đầy vết thương do bị vật cứng tác động với một lực rất mạnh gây ra và nặng nhất là vùng ức và thượng vị. Sau cái chết đau đớn tột cùng của nạn nhân, 2 Điều tra viên là Huỳnh Ngọc Tòng và Phạm Xuân Bình bị xử lý hình sự.
Nhân chứng khai thấy có 4 người tham gia đánh anh Thanh, nhưng vì chỉ chứng minh được 2 vị ấy có làm việc với nạn nhân, nên cơ quan tố tụng chỉ xử lý được 2 vị này, Huỳnh Ngọc Tòng bị  phạt 18 tháng tù, Phạm Xuân Bình bị bị phạt 11 tháng 11 ngày tù. Vụ án đã 3 lần bị Tòa án cấp cao tại TP Hồ Chí Minh hủy án vì có vi phạm tố tụng và chứng cứ mà cấp sơ thẩm sử dụng buộc tội chỉ có lời khai bị cáo Bình, còn diễn biến ai đánh, đánh như thế nào chưa được làm rõ, đến nay vụ việc vẫn chưa giải quyết xong. Vụ án trên thì Tòa án hủy án để điều tra, xét xử lại đến 3 lần, nhưng tại sao vụ Hồ Duy Hải mặc dù chẳng có chứng cứ buộc tội nào ngoài lời nhận tội của bị cáo trong giai đoạn điều tra, thì các vị cứ nhất nhất kết luận là xét xử đúng người, đúng tội?
Trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội, Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử, khi cơ quan buộc tội cho rằng có nhiều vi phạm nghiêm trọng tố tụng dẫn đến cơ sở buộc tội bị cáo chưa vững chắc, tôi nghĩ trường hợp này Tòa án cần phải lắng nghe và thực hiện đúng chức năng của mình, nhưng trớ trêu thay tòa lại “nhảy sang” đóng luôn vai cơ quan buộc tội (!?).
 VKSND tối cao đề nghị 6 việc phải làm khi điều tra lại, nhằm tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm
Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, đại diện VKSND tối cao cho biết, căn cứ để Viện trưởng VKSND tối cao quyết định kháng nghị bản án là bởi trong hai bản án còn nhiều mâu thuẫn chưa được làm rõ: Thời gian xuất hiện của Hồ Duy Hải tại bưu điện Cầu Voi; Khám nghiệm tử thi chưa làm rõ thời gian tử vong của nạn nhân; Về những vật chứng, dao, thớt, ghế được mua về để thay thế là không đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, việc tài liệu tố tụng đưa ra ba con dao không nhất quán về mặt kích thước, thì không thể khẳng định con dao nào là công cụ gây án. Nhận định về mẫu than tro của việc đốt quần áo và dây lưng của Hải còn mơ hồ. Bên cạnh đó, quá trình tố tụng cũng chưa làm rõ việc bưu điện Cầu Voi hôm xảy ra án mạng có bị mất nước hay không; cũng như chưa làm rõ được việc bán tài sản mà Hải lấy của nạn nhân, mới chỉ dựa vào lời khai của Hải.
Cũng theo đại diện VKSND tối cao, có nhiều tình tiết phải chứng minh theo quy định của pháp luật nhưng không được làm rõ: Việc lấy dấu vân tay ở hiện trường phải truy nguyên nhưng chưa được làm rõ, chưa lí giải được vì sao lại có nhiều mẫu dấu vân tay của nhiều người ở hiện trường nhưng lại không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải. Cơ quan điều tra chưa làm rõ được cơ chế hình thành vết thương ở trên vùng mặt và đầu của nạn nhân, hai vết thương trên cổ của nạn nhân giống nhau cả về độ sâu và chiều dài của vết cắt. Đồng thời, theo lời khai của nhân chứng thì khu vực bếp ăn có 2 con dao nhưng không được thu giữ, không có trong bản ảnh...
Đại diện VKSND tối cao cũng nhấn mạnh, trong phiên giám đốc thẩm, có 6  vi phạm về tố tụng Chủ tọa và Điều tra viên đều thừa nhận: Vi phạm việc khám nghiệm hiện trường không thu giữ vật chứng; Không truy nguyên dấu vân tay; Không trưng cầu thời điểm chết của nạn nhân; Không đưa biên bản, lời khai không nhận tội của bị cáo vào hồ sơ; các lời khai nhân chứng Đinh Vũ Thường, Nguyễn Văn Nghị, Phùng Phụng Hiếu, Nguyễn Mi Sol. Một số biên bản nhận dạng không có người chứng kiếm. Một số biên bản lời khai, hỏi cung của bị cáo không có ký xác nhận; Ghi nhận sai mã số ghế.
Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị có 6 việc phải làm khi điều tra lại. Đó là thực nghiệm lại điều tra hiện trường; xác định dấu vân tay là của ai và các đối tượng tình nghi; trưng cầu giám định thời điểm nạn nhân chết; làm rõ cơ chế gây thương tích; xác định rõ hơn động cơ, mục đích gây án; bổ sung vào hồ sơ vụ án những tài liệu, chứng cứ đang có trong hồ sơ nghiệp vụ của cơ quan điều tra.
VKSND tối cao khẳng định có đủ căn cứ và thấy cần thiết kháng nghị 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm, để làm rõ mâu thuẫn, thiếu sót trong tố tụng. Những vấn đề trên cần phải khắc phục để bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm./.
BVPL
Võ Tòng



---












BỔ SUNG



12.

Cái nhìn khách quan từ chứng cứ, tài liệu tố tụng

08:45 18/05/2020
Sau kết luận của Hội đồng Giám đốc thẩm, vẫn còn nhiều thông tin trái chiều về bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Phóng viên Báo CAND đã tìm hiểu, tiếp cận tài liệu điều tra, trao đổi với những người có chức năng nhiệm vụ trong quá trình thẩm định, điều tra vụ án để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện, khách quan, khoa học nhất về vụ án này.
Vụ án giết người ở Bưu cục Cầu Voi (Long An) do Hồ Duy Hải gây ra cách đây 12 năm đã qua cấp tòa xét xử thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Ngày 8/5 vừa qua, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã công bố quyết định giám đốc thẩm, không chấp nhận kháng nghị của Viện KSNDTC; đồng thời kết luận Hồ Duy Hải đã sát hại hai nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi xảy ra ngày 13/1/2008.
Sau kết luận của Hội đồng Giám đốc thẩm, vẫn còn nhiều thông tin trái chiều về bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Phóng viên Báo CAND đã tìm hiểu, tiếp cận tài liệu điều tra, trao đổi với những người có chức năng nhiệm vụ trong quá trình thẩm định, điều tra vụ án để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện, khách quan, khoa học nhất về vụ án này.
Lật lại hồ sơ vụ án hai nhân viên bưu điện bị sát hại dã man
Ngày 13/1/2008, tại Bưu cục Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã xảy ra một vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Đối tượng sát hại nạn nhân là chị Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân, sau đó cướp tài sản. Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã xác định, Hồ Duy Hải, SN 1985, trú ở phường 2, quận 5, TP Hồ Chí Minh chính là thủ phạm gây ra vụ án trên.
Theo tài liệu của cơ quan chức năng thì khoảng tháng 10/2007, Hồ Duy Hải quen biết chị Nguyễn Thị Thu Vân, nhân viên của Bưu cục Cầu Voi. Hải thường đặt mua báo thể thao qua chị Vân, từ đó quen biết thêm chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, cũng là nhân viên của Bưu cục Cầu Voi. Khoảng 19h ngày 13/1/2008, Hải cầm cố điện thoại di động của mình lấy 1,5 triệu đồng rồi đi gặp anh Võ Lộc Đang, đưa cho anh Đang 1.350.000 đồng tiền Hải nợ anh Đang do thua độ bóng đá.
Đến khoảng 19h30' cùng ngày, Hải đi xe máy đến Bưu cục Cầu Voi, để xe trong sân Bưu cục, đi vào phòng giao dịch gặp chị Nguyễn Thị Thu Vân đang ngồi làm việc. Sau khi chào hỏi chị Vân, Hải vào phòng khách ngồi trên ghế salon. Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng từ phía sau nhà đi lên rót nước mời và ngồi nói chuyện với Hải. Trong khi ngồi chơi, Hải mượn chiếc điện thoại di động hiệu Nokia 1100 mà Bưu cục dùng để nạp card cho khách hàng, bấm máy một lát rồi để trên bàn. Lúc này có anh Đinh Vũ Thường, công nhân xưởng gỗ Bi ở ấp 6, xã Nhị Thành đến Bưu cục gọi điện thoại.
Bưu cục Cầu Voi - nơi xảy ra vụ trọng án cách đây 12 năm. Ảnh chụp sau khi xảy ra vụ án.
Khoảng 20h30', Bưu cục nghỉ, chị Vân vào phòng khách – nơi Hải đang ngồi, Hải đưa tiền và nói chị Vân đi mua trái cây về ăn. Khi chị Vân đi, Hải nảy sinh ý định quan hệ sinh lý với chị Hồng nên nắm tay chị Hồng kéo vào buồng. Hải đẩy chị Hồng nằm ngửa xuống giường xếp trong buồng ngủ rồi sờ soạng.
Chị Hồng không đồng ý nên Hải dùng tay bóp cổ chị. Chị Hồng giãy giụa, dùng chân đạp vào bụng làm Hải ngã xuống nền gạch rồi bỏ chạy về phía cầu thang, Hải rượt đuổi, níu kéo chị Hồng ở khu vực cầu thang và giằng co với chị Hồng. Hải xô ngã, đánh chị Hồng rồi lấy một cái thớt tròn đập vào vùng mặt, vùng đầu làm chị Hồng bị ngất.
Sau đó, Hải lấy một con dao inox trên mặt bàn nấu ăn, cắt vào cổ chị Hồng. Tiếp đó, Hải ra phòng vệ sinh phía sau nhà rửa tay và dao cho sạch máu.
Hải giắt dao vào lưng quần đi vào nhà, đến cầu thang thì thấy chị Vân đi mua trái cây về.  Sợ chị Vân phát hiện việc mình đã giết chị Hồng nên Hải cầm một chiếc ghế xếp khung inox thủ sẵn, đứng nép vào cầu thang. Khi chị Vân đi vào phòng, đặt bịch trái cây trên bàn rồi đi xuống phía sau, đến cầu thang thì thấy xác chị Hồng nên hoảng hốt la lên và bỏ chạy lên phòng khách. Hải đuổi theo dùng ghế đánh vào đầu làm chị Vân ngã xuống nền gạch bất tỉnh.
Hải dùng tay xốc nách chị Vân, kéo đến chỗ xác chị Hồng. Hải đặt đầu chị Vân trên bụng chị Hồng và lấy con dao inox cắt cổ chị Vân. Do máu bắn vào tay và áo nên Hải ra phòng vệ sinh rửa tay, rửa dao rồi đi lên nhà, bỏ dao vào phía trong một tấm bảng dựng ở sát vách tường, gần cầu thang.
Sau đó, Hải lên phòng giao dịch, mở tủ lấy trên 1 triệu đồng, khoảng 40-50 sim điện thoại; đến bàn salon lấy điện thoại Nokia bỏ vào túi quần. Hải trở lại chỗ xác hai nạn nhân, lấy đồ trang sức của họ rồi leo qua hàng rào lấy xe máy đi về nhà ở ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa tắm rửa, giặt quần áo, cất những đồ trang sức của hai nạn nhân và các tài sản cướp được trong phòng riêng.
Ngày 15/1/2008, Hải dùng số tiền hơn 1 triệu đồng lấy được cùng với số tiền có sẵn đến nhà ông Trần Hữu Tâm, ở ấp 1, xã Nhị Thành ghi lô đề hết 1,4 triệu đồng, cuối ngày trúng đề được 7 triệu đồng, Hải ăn nhậu, đi massage và tiêu xài cá nhân, cá độ bóng đá hết.
Ngày 18/1/2008, Hải mang điện thoại và số nữ trang lên TP Hồ Chí Minh bán được 3.700.000 đồng để tiêu xài cá nhân. Riêng số sim, card, Hải vứt bỏ vào bọc rác ở gần nhà số 111/2 Trần Bình Trọng thuộc quận 5 để phi tang; bán chiếc điện thoại được 200.000 đồng.Sau khi gây án, Hải sợ bị phát hiện nên lấy quần áo, dây thắt lưng đã mặc hôm gây án mang ra vườn sau nhà bà Len đốt (cũng là phía sau nhà Hải).
Đến ngày 20/3/2008, Cơ quan CSĐT mời Hải lên làm việc, ngày 21/3/2008, Hải khai nhận hành vi giết chị Hồng, chị Vân. Căn cứ tài liệu thu thập được và lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải có đủ yếu tố cấu thành tội “giết người”, “cướp tài sản” nên ngày 29/3/2008, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Hồ Duy Hải về hai tội danh trên. Qua 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, TAND đều tuyên Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp tài sản và tuyên án tử hình.
Thực hiện yêu cầu thẩm tra
Năm 2014, có một số thông tin cho rằng quá trình điều tra vụ án vi phạm tố tụng, gây oan sai, bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải có đơn kêu oan gửi Chủ tịch nước và các cơ quan tố tụng Trung ương. Bà Lê Thị Nga, khi ấy là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng có văn bản kiến nghị Chủ tịch nước đề nghị kiểm tra lại vụ án.
Với yêu cầu xem xét toàn diện bản chất vụ án, làm rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan hay không, ngày 4/12/2014, Chủ tịch nước đã yêu cầu các cơ quan có liên quan xem xét lại nội dung vụ án.  Tiếp đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Trưởng đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu lãnh đạo liên ngành xem xét, đánh giá một cách toàn diện việc giải quyết vụ án.
Thực hiện yêu cầu của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch Quốc hội, ngày 23/12/2014, Viện trưởng Viện KSND Tối cao đại diện cho lãnh đạo liên ngành Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao đã thành lập Tổ chuyên viên liên ngành thẩm định vụ án Hồ Duy Hải do Viện KSND Tối cao chủ trì gồm các thành viên: Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an; TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao.
Lãnh đạo liên ngành đã chỉ đạo Tổ chuyên viên nghiên cứu hồ sơ vụ án, bao gồm cả hồ sơ lưu của Cơ quan CSĐT; nghiên cứu những vấn đề do luật sư, người khiếu nại, người kiến nghị và báo chí đưa ra có liên quan đến vụ án; làm việc với các cơ quan tố tụng tỉnh Long An; lấy lời khai của bị án Hồ Duy Hải tại trại tạm giam và trực tiếp đến quan sát hiện trường vụ án.
Theo đó, từng thành viên của Tổ chuyên viên nghiên cứu độc lập đưa ra quan điểm của riêng mình; gửi văn bản về kết quả nghiên cứu cho Tổ trưởng tổ chuyên viên tổng hợp sau đó họp, thảo luận về vụ án.
Kết quả, qua công tác thẩm tra, xác minh, Tổ chuyên viên có sự thống nhất cao về quan điểm đánh giá với quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An và thống nhất về quan điểm đề xuất và có báo cáo gửi lãnh đạo liên ngành. Kết quả thẩm định độc lập, khách quan, khoa học của Tổ liên ngành đã xác định TAND các cấp kết án Hồ Duy Hải mức án tử hình về các tội “giết người”, “cướp tài sản” là có căn cứ pháp luật.
Ông Lê Thành Dương, Viện trưởng Viện phúc thẩm 3, Viện KSND Tối cao cho rằng: Hoàn toàn không có dấu hiệu Hồ Duy Hải bị bức cung, mớm cung. Lời khai nhận tội của Hải là phù hợp với chứng cứ đã thu thập, vụ án không oan sai. Các vi phạm, thiếu sót không làm thay đổi bản chất vụ án.
Ông Trần Văn Cò, Chánh Toà phúc thẩm 3, TAND Tối cao cho rằng qua tổng hợp các tài liệu, chứng cứ đã thu thập thì quá trình xét xử Hồ Duy Hải là có cơ sở, không oan sai.
Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án TAND Tối cao thống nhất quan điểm của Tổ chuyên viên, khẳng định Hải khai báo tự nguyện, không bị áp đặt, ép buộc và toàn bộ hoạt động điều tra là khách quan.
Những căn cứ chứng minh Hồ Duy Hải là thủ phạm vụ án
Theo thông tin từ Tổ thẩm tra liên ngành và kết quả thẩm định độc lập của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đều xác định ngay sau khi vụ án xảy ra, Công an tỉnh Long An đã thành lập Ban Chuyên án, huy động các lực lượng, thực hiện nhiều biện pháp tập trung điều tra vụ án.
Tử tù Hồ Duy Hải.
Từ ngày 14/1/2008, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã sàng lọc, xác minh 30 đối tượng hình sự tại địa phương; 204 người có mối quan hệ với các bị hại; thu thập 144 dấu vân tay của những đối tượng nghi vấn để đối chiếu với các dấu vân tay thu thập tại hiện trường; ngoài ra còn thông báo hình ảnh các đồ trang sức của chị Hồng và chị Vân đã bị lấy mất đến 169 tiệm vàng trên các tuyến giao thông và khu vực lân cận để truy tìm các đồ trang sức nói trên.
Qua sàng lọc các dữ liệu, CQĐT đã xác định Hồ Duy Hải gây ra vụ án sát hại chị Hồng, chị Vân nên ngày 20/3/2008 đã mời Hải lên làm việc. Đến ngày 21-3-2008, Hải khai nhận hành vi giết người, cướp tài sản. CQĐT đã ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Hồ Duy Hải. Khám xét nơi ở của Hải, CQĐT đã thu giữ tàn tro và một số mẩu quần áo, dây da chưa cháy hết ở vườn phía sau nhà Hải. Hải khai nhận đây chính là tàn tro của bộ quần áo và dây lưng Hải mặc khi sát hại hai nạn nhân, sau đó sợ lộ nên đốt đi.
Ngoài ra, CQĐT có đủ cơ sở để chứng minh Hồ Duy Hải gây ra vụ án dựa trên các chứng cứ sau:
Về đặc điểm nhận dạng bị cáo: Để xác định Hải có mặt tại hiện trường trong thời điểm gây án, nhân chứng Hồ Văn Bình khai: Khoảng hơn 19h ngày 13/1/2008, có qua Bưu cục Cầu Voi để gửi xe, thấy một nam thanh niên ngồi trên ghế salon nói chuyện với chị Hồng.
Anh Đinh Vũ Thường khai khi đến bưu điện để gọi điện có nhìn thấy  một thanh niên mặc áo thun ngắn tay màu xám đen hoặc xanh đen, có sọc trắng, tóc để hai mái, ngồi ở salon với một cô gái, tay cầm vật gì toả ánh sáng lên như điện thoại, phù hợp với lời khai của Hồ Duy Hải trong buổi tối hôm đó ngồi trên salon chơi với chị Hồng, cầm chiếc điện thoại di động của Bưu cục lên bấm thử.
Về nhận dạng, Hồ Duy Hải khai thời điểm xảy ra vụ án, tóc phía trước để dài, chẻ hai mái, mặc áo thun xanh có sọc trắng. Điều này phù hợp với lời khai của anh Thường. Đặc điểm mái tóc chẻ hai mái của Hải còn có xác nhận của bà Nguyễn Thị Rưởi là dì ruột của Hải. Về kết quả khám nghiệm hiện trường vụ án, theo biên bản và bản ảnh hiện trường, thể hiện đúng như mô tả của Hồ Duy Hải, đó là ngôi nhà Bưu cục có phòng giao dịch ở phía ngoài, phía trong là phòng khách, đến buồng ngủ, phòng bếp, vệ sinh, trong đó bếp cũng là vị trí cầu thang – nơi có xác hai nạn nhân.
Về các đồ vật có ở hiện trường phù hợp với lời khai của Hồ Duy Hải. Hải khẳng định đã đến Bưu cục Cầu Voi nhiều lần, song chỉ ngồi phía ngoài bưu cục, đây là lần đầu tiên Hải vào phía trong và phía sau bưu cục. Đó là bộ ghế salon màu xanh nơi bị cáo ngồi nói chuyện với chị Hồng; con gấu bông màu vàng xám trên ghế salon Hải dùng để đùa giỡn với chị Hồng; chiếc ly uống nước do chị Hồng rót mời Hải; chiếc thớt gỗ Hải dùng đập vào đầu chị Hồng; những chiếc ghế xếp khung inox mà bị cáo dùng một chiếc để đập vào đầu chị Vân; con dao Thái Lan cán nhựa màu đen, lưỡi trắng bị cáo dùng để cắt cổ hai nạn nhân rồi rửa sạch máu và đặt ở khe giữa tấm gỗ với tường nhà...
CQĐT xác định, trong những đồ vật nêu trên, có những đồ vật mang màu sắc, đặc  điểm mà chỉ có những người có mặt ở hiện trường, tiếp cận trực tiếp đồ vật mới biết để có thể mô tả cụ thể, chính xác như vậy.
Việc Hải mô tả đặc điểm chiếc điện thoại của Bưu cục mà bị cáo cầm bấm thử có màu đen bàn phím trắng mà chị Hồng, chị Vân thường dùng để nạp tiền cho khách phù hợp với xác nhận của nhân chứng Đặng Thị Phương Thảo, Lê Thị Thu Hiếu (là bạn của hai nạn nhân, đã đến Bưu cục nhiều lần) và của anh Nguyễn Mi Sol – bạn trai của chị Hồng.
Ông Đinh Phú Hùng, Giám đốc Bưu điện Thủ Thừa cho biết, sau khi vụ án xảy ra, Bưu cục Cầu Voi bị mất 1 chiếc điện thoại Nokia 1100 giao cho chị Hồng, chị Vân sử dụng có vỏ màu đen xám, bàn phím trắng đục. Bưu điện Thủ Thừa còn 1 chiếc giống hệt chiếc điện thoại đã mất, Cơ quan CSĐT đã chụp hình chiếc điện thoại này.
Khi đến Bưu cục gây án, Hải mang mũ bảo hiểm màu đen, hai  bên có viền xám, sau đó để ở nhà bà nội của Hải là bà Đào Thị Mai ở quận 5, TP Hồ Chí Minh. Cơ quan điều tra đã thu giữ chiếc mũ này ở nhà bà Mai và đặc điểm chiếc mũ đúng như mô tả của bị cáo.
Hải sử dụng chiếc xe máy Dream Trung Quốc màu nho, có gương chiếu hậu ở bên trái, khi vào Bưu cục, Hải đã dựng xe ở bên phải, đầu xe hướng vào phía trong Bưu cục, phù hợp với việc ngay trước đó, Hải dùng chiếc xe này chạy đến quán ông Thanh gặp Võ Lộc Đang (bạn cá độ bóng đá với Hải) rồi Đang chở Hải đến quán ông Thượng, sau đó Hải chạy đến Bưu cục Cầu Voi gặp chị Vân, chị Hồng. Phù hợp với việc anh Hồ Văn Bình khi vào Bưu cục thấy có 1 chiếc xe máy; anh Đinh Vũ Thường khi vào Bưu cục dựng xe cạnh chiếc xe máy có mô tả đúng như chiếc xe Hải sử dụng.
Việc Hồ Duy Hải dùng con dao để trên bàn ở bếp ăn cắt cổ hai nạn nhân, sau đó rửa sạch rồi đặt vào sau tấm bảng dựng sát tường, đối diện với cầu thang, phù hợp với việc chị Lê Thị Thu Hiếu và anh Nguyễn Mi Sol là những người bạn hai nạn nhân thường đến chơi và thấy con dao này; phù hợp với xác nhận của các nhân chứng Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Tuấn Ngọc là những người thu dọn hiện trường phát hiện một con dao nằm giữa tấm ván gỗ và vách tường nhà Bưu cục. Theo mô tả của những người trên thì con dao rất sạch, trong khi nền gạch có nhiều bụi, chứng tỏ con dao mới được đặt vào đó chứ không phải đã đặt từ lâu.
Hồ Duy Hải dùng chiếc thớt trong bếp ăn, gần chân bàn đập vào đầu chị Hồng rồi bỏ bên cạnh đầu nạn nhân, phù hợp với biên bản và bản ảnh hiện trường có chiếc thớt dính máu nằm ngay cạnh đầu chị Hồng. Các mô tả về chiếc thớt của Hồ Duy Hải, chị Hiếu và anh Mi Sol phù hợp nhau.
Bị cáo dùng chiếc ghế xếp khung inox đập vào đầu chị Vân ở phòng khách rồi để vào phòng bếp, ở cạnh xác chị Hồng phù hợp với biên bản ảnh hiện trường. CQĐT đã thu giữ chiếc ghế cùng loại với 5 chiếc ghế tại Bưu cục.
Hải đưa tiền và bảo chị Vân mua trái cây về ăn. Chị Vân mua hai bịch trái cây gồm bưởi, quýt, táo lê về đặt trên bàn ở phòng khách phù hợp với lời khai của chị Ngân -  người bán trái cây và nhân viên bán xăng xác định chị Vân mua trái cây.
CQĐT tổ chức cho Hồ Duy Hải nhận dạng các đồ vật qua ảnh, Hải nhận rõ số nữ trang, chiếc điện thoại, tấm nệm, chiếc ghế, con dao, tấm thớt có đặc điểm giống các đồ vật ở Bưu cục Cầu Voi mà biên bản và các bản ảnh thể hiện.
Về số tài sản Hải chiếm đoạt, Hải khai chiếm đoạt hơn 1 triệu đồng, điện thoại và sim, card điện thoại phù hợp với việc Bưu điện Thủ Thừa xác định số tài sản bị mất ở Bưu cục Cầu Voi. Số nữ trang của chị Hồng và chị Vân bị chiếm đoạt phù hợp với việc xác nhận của các nhân chứng, người thân của các nạn nhân về số lượng, đặc điểm nhận dạng.
Đặc biệt, Hải khai lấy của chị Vân 1 dây chuyền không có mặt, phù hợp với việc khám nghiệm tử thi của chị Vân phát hiện mặt dây chuyền của chị Vân còn dính lại trên áo và các cán bộ điều tra đã trả lại cho gia đình chị Vân. Hải khai vứt bỏ sim, card điện thoại vào bọc rác ở một điểm tại TP Hồ Chí Minh và tự vẽ sơ đồ nơi vứt bỏ, phù hợp với kết quả xác minh của CQĐT.
Theo đó, vị trí Hải khai báo và vẽ trong sơ đồ là khúc quanh của hẻm 111 đường Trần Bình Trọng, phường 2, quận 5 – nơi người dân để rác. Lời khai của Hải về địa chỉ bán điện thoại nữ trang phù hợp với thực tế xác minh là tại những nơi này có cửa hàng mua bán điện thoại cũ và cửa hàng mua bán vàng bạc.
Đối với bộ quần áo Hải mặc khi gây án, Hải đem ra vườn sau nhà đốt, CQĐT đã thu giữ tàn tro chưa cháy hết, cho Hải quan sát và Hải đã giải thích rõ các phần chưa cháy hết là phần của quần áo và dây lưng mà Hải mặc khi gây án.
Bên cạnh đó, lời khai của bà Loan (mẹ Hải), bà Rưởi, bà Len (dì ruột Hải) về việc Hải đốt quần áo và bà Mai (bà nội Hải) về chiếc mũ bảo hiểm; lời khai của ông Mừng (bố chị Hồng) và ông Hộ (bố chị Vân) về nữ trang của hai nạn nhân cũng phù hợp với các chứng cứ khác và lời khai của Hải.
Những vật chứng trong vụ án gây nhiều tranh cãi có thay đổi kết quả điều tra?
Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi liên quan đến tang vật của vụ án, cụ thể đó là con dao, cái thớt, cái ghế mà đối tượng sử dụng để gây án nhưng khi khám nghiệm hiện trường không phát hiện, thu được dao. Hiện trường có một cái thớt gỗ nhưng không thu giữ. Vậy dao, thớt CQĐT mua có vi phạm tố tụng?
Về vấn đề này, Tổ chuyên viên liên ngành gồm Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Công an, Ban Nội chính Trung ương đã nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu những vấn đề do luật sư, người khiếu nại, người kiến nghị và báo chí đưa ra có liên quan đến vụ án; làm việc với các cơ quan tố tụng tỉnh Long An; lấy lời khai của Hồ Duy Hải tại trại tạm giam và trực tiếp nghiên cứu hiện trường vụ án. Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an nghiên cứu, thẩm định hồ sơ để làm rõ.
Sau quá trình thẩm định, xác minh, Tổ chuyên viên liên ngành và Cơ quan CSĐT Bộ Công an đều xác định: Tuy không thu giữ một số hung khí nhưng bản ảnh hiện trường đã thể hiện rất rõ cái thớt có dính máu. Căn cứ vào lời khai của bị cáo, phù hợp với lời khai các nhân chứng và kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi, kết quả nhận dạng có đủ cơ sở xác định con dao, cái thớt là những vật có thật ở hiện trường vụ án, là hung khí mà Hồ Duy Hải dùng để giết các nạn nhân.
Để có cơ sở xác định con dao, cái thớt là những vật có thật ở hiện trường vụ án, là hung khí mà bị cáo dùng để giết các nạn nhân, CQĐT đã cho các nhân chứng là những người biết về những đồ vật này mô tả và tìm mua những đồ vật cùng loại để xác định về vật chứng bị cáo đã qua sử dụng chứ không xác định những đồ vật mua được là vật chứng của vụ án.
Thực tế thì bị cáo và các nhân chứng nhận biết về con dao, cái thớt một cách ngẫu nhiên, không có chủ đích nên không quan sát kỹ và đo đạc chính xác về kích thước các đồ vật này nên chỉ khai báo một cách tương đối, vì vậy, số liệu về kích thước con dao, cái thớt theo lời khai của họ có thể khác nhau. Các đồ vật như con dao, tấm thớt tìm mua sau này chỉ có ý nghĩa củng cố thêm các lời khai của Hải và phục vụ cho việc nhận dạng chứ hoàn toàn không coi đó là “vật chứng” của vụ án.
Về số tài sản Hải đã chiếm đoạt có nhiều mâu thuẫn về số lượng, mẫu mã đặc điểm, nơi bán, người mua và giá cả, thì Tổ chuyên viên liên ngành và Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định việc tài sản mà Hải chiếm đoạt của nạn nhân và của Bưu cục không chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo mà còn căn cứ vào tài liệu, chứng cứ khác như kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi, lời khai các nhân chứng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có sự phù hợp với nhau. Bản thân bố chị Hồng, chị Vân và những người thân của hai nạn nhân, lãnh đạo Bưu cục và những người biết việc đã nhận dạng chính xác các tài sản trên. 
Theo lời khai của Hồ Duy Hải và hồ sơ do Hải tự vẽ, CQĐT đã xác minh: Hải khai bán điện thoại ở cửa hàng trên đường Hùng Vương và bán nữ trang tại cửa hàng trên đường An Dương Vương (đều ở quận 5, TP Hồ Chí Minh) phù hợp với thực tế là những nơi này có cửa hàng mua bán điện thoại cũ và mua bán vàng bạc. Còn việc các nhân viên ở các cửa hàng này không xác định được cụ thể việc bị cáo bán điện thoại, vàng cho họ là do hằng ngày, khách hàng ra vào nhiều, thời gian đã lâu, họ không thể nhớ hết được. Mặt khác, về tâm lý, bản thân họ cũng không muốn dính líu đến vụ án nên có thể họ trả lời chung chung cho xong việc.
Khi khám nghiệm hiện trường, CQĐT không thu giữ con dao, cái thớt là do lúc đó con dao bị giấu phía sau tấm bảng dựng sát tường. Sau đó, những người dọn hiện trường đã phát hiện con dao và báo cho CQĐT nhưng CQĐT lại không kịp thời thu giữ dẫn đến thất lạc, đây là thiếu sót trong hoạt động điều tra.
Hải khai sử dụng con dao, cái thớt làm hung khí gây án là phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, có biên bản và bản ảnh chụp về quá trình khám nghiệm và lời khai của các nhân chứng trong vụ án.
CQĐT không tự ý mua con dao, cái thớt đưa vào làm vật chứng để kết tội Hải mà yêu cầu các nhân chứng biết rõ về những đồ vật này mô tả và tìm loại dao và thớt có hình dạng, kích thước, có đặc điểm tương tự với hung khí gây án để làm căn cứ tiến hành nhận dạng nhằm củng cố chứng cứ xác định sự thật vụ án để phục vụ quá trình thực nghiệm điều tra. Việc này không trái với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.       
Vì sao có vết đế dép dính hạt cơm khô?
Một vấn đề khác được dư luận quan tâm, đó là dấu vết đế dép được ghi nhận trong biên bản hiện trường. Cụ thể, biên bản hiện trường nêu “trên mặt nệm ghế có dấu vết máu quệt và dấu vết đế dép dính hạt cơm khô”. Vậy, dấu dép này từ đôi dép nào của ai? Tại sao hạt cơm khô dính trên nệm ghế lại không rơi ra khi Hải dùng ghế đập vào đầu nạn nhân?
Trả lời các câu hỏi trên, lực lượng chức năng đã xác định: Khi Hải rượt đuổi, xô đẩy và giết chị Hồng thì những hạt cơm khô trong bếp rơi vung vãi trên nền nhà, phù hợp với bản ảnh hiện trường thể hiện nền bếp có rất nhiều hạt cơm khô và máu xung quanh xác hai nạn nhân. Sau khi cắt cổ chị Hồng ở phòng bếp, Hải dùng ghế đập vào đầu chị Vân ở phòng khách rồi để ghế vào phòng bếp, đặt phía ngoài xác chị Hồng, sau đó, Hải dùng tay xốc nách chị Vân kéo về chỗ xác của chị Hồng trong bếp qua chiếc ghế này. Người chị Vân bị kéo qua chiếc ghế nên có khả năng làm ghế dính máu và hạt cơm khô.
Hải khai giết chị Vân xong đi lên phòng giao dịch lấy tiền, sim card điện thoại rồi mang dép vào, đi đến chỗ xác hai nạn nhân (nơi có nhiều máu và hạt cơm khô) để gỡ đồ trang sức của hai nạn nhân. Vì vậy, Hải đã bước lên mặt ghế, để lại dấu vết đế dép và cũng có thể kéo theo cả các hạt cơm khô.
Như vậy, việc Hải dùng chiếc ghế đập vào đầu chị Vân nhưng mặt ghế vẫn có hạt cơm khô mà không rơi đi là do các hạt cơm trên dính trên mặt ghế sau khi Hải dùng ghế đánh chị Vân.Việc Hải dẹp bỏ ghế ở gầm cửa bếp rồi mới xốc nách chị Vân kéo vào trong bếp, phù hợp với ảnh chụp hiện trường, thể hiện chân của chị Vân đặt gác lên chiếc ghế (lúc đó, chiếc ghế đã được Hải gấp lại, để dưới nền nhà).
Cơ quan chức năng xác định, dấu vết dép trên mặt ghế phù hợp với lời khai của Hải mô tả về đôi dép Hải đi khi gây án là đế dép có rãnh đường gấp khúc để ma sát. Đôi dép này Hải khai là đã cũ nên vứt bỏ đi. Vì vậy, không thu giữ được và không có mẫu giám định.
Về mẫu tro thu giữ khi khám xét nơi ở của Hải là do Hải đốt quần áo và dây thắt lưng, vì sao trong kết luận điều tra ghi là phía sau nhà bà Len nhưng quyết định trưng cầu giám định lại ghi thu phía sau nhà Hải? Về vấn đề này, cơ quan chức năng xác định, nhà Hải và nhà bà Len liền kề nhau, chung một khuôn thổ nên đống tàn tro phía sau nhà bà Len cũng là phía sau nhà Hải.
Quần áo và dây lưng mà Hải đem đốt đã qua quá trình than hoá nên từ đống tro thu được, cơ quan giám định không đủ yếu tố kết luận làm ra dây thắt lưng, quần áo là bình thường, không mâu thuẫn với lời khai của Hải. CQĐT còn thu thập được một số phần chưa cháy hết, cho Hải quan sát và bị cáo đã giải thích rõ các phần chưa bị cháy hết là phần của quần áo và dây lưng mà Hải mặc khi gây án.
Xem xét lời khai có lúc không thống nhất của Hồ Duy Hải
Sau khi vụ án xảy ra, Công an tỉnh Long An đã lập chuyên án truy xét để điều tra. Hơn 2 tháng sau (từ 13/1/2008 đến 20/3/2008) đã làm rõ, xác định được Hồ Duy Hải chính là thủ phạm gây ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên.
Trong quá trình điều tra, Hồ Duy Hải có 25 lời khai, trong đó có 3 bản phúc cung của Viện Kiểm sát, có 4 bản cung có luật sư tham gia, Hải đều khai nhận đã giết chị Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân rồi chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình khai báo tại CQĐT, các lời khai về sau, Hải khai nhận rõ ràng, cụ thể hơn về hành vi phạm tội của mình.
Cụ thể, ngày 20/3/2008, CQĐT triệu tập Hải đến làm việc, Hải không thừa nhận hành vi phạm tội. Đến chiều 21/3/2008, trước các chứng cứ CQĐT đưa ra, Hải đã bước đầu thừa nhận hành vi giết, lấy tài sản của chị Hồng, chị Vân và điện thoại, sim, card của Bưu cục Cầu Voi.
Căn cứ tài liệu thu thập được và lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải cơ bản phù hợp với hiện trường, kết quả khám nghiệm tử thi và các lời khai của nhân chứng, Hồ Duy Hải có đủ yếu tố cấu thành tội “giết người”, “cướp tài sản” nên ngày 29/3/2008, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Hồ Duy Hải về hai tội trên.
Trong quá trình điều tra, một số lời khai về sau có thay đổ so với những lời khai ban đầu về các tình tiết cụ thể trong diễn biến hành vi phạm tội của bị cáo. Chẳng hạn, ban đầu bị cáo khai có hành vi hiếp dâm chị Hồng, sau lại khai không hiếp. Lúc đầu chưa khai cụ thể nơi tiêu thụ tài sản cướp được (điện thoại, nữ trang), sau khai cụ thể địa điểm bán điện thoại, nữ trang ở quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Dù vậy, trong suốt quá trình từ khi khởi tố bị can đến khi kết thúc điều tra, Hải đều thừa nhận đã giết chị Hồng, chị Vân rồi chiếm đoạt tài sản của họ và của Bưu cục. Các lời khai về sau, Hải càng khai rõ ràng, lôgic và phù hợp hơn với các chứng cứ khác của vụ án, nhất là kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi.
Sự không thống nhất về các tình tiết trong lời khai của Hồ Duy Hải đã được chính bản thân Hải giải thích rõ về nguyên nhân không thống nhất là do ban đầu, bị cáo nghĩ đã phạm tội giết người thì giết kiểu gì cũng như nhau, không cần phải khai chính xác; mặt khác, bị cáo muốn khai khác sự thật để kéo dài thời gian điều tra, giải quyết vụ án, bị cáo được sống lâu hơn. Còn về sau, Hải tự nhận thấy cần phải khai chính xác, thành khẩn để được xem xét, hưởng khoan hồng.
Đại tá Lê Văn Tân, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, theo tâm lý tội phạm thì việc khai báo càng về sau càng rõ hơn là việc hết sức bình thường và đúng diễn biến tâm lý. Vì vậy, lời khai của Hải lúc đầu chưa chính xác, sau khai rõ hơn, chuẩn xác hơn phù hợp với thực tế và tâm lý tội phạm. Ngày 20/8/2008, CQĐT tiến hành thực nghiệm điều tra, Hồ Duy Hải đã tái thực hiện hành vi giết chị Hồng, chị Vân rồi lấy tài sản tại Bưu cục Cầu Voi phù hợp với hiện trường và tử thi.
Ngày 29/8/2008, CQĐT có kết luận điều tra đề nghị truy tố Hồ Duy Hải. Ngày 1/10/2008, Viện KSND tỉnh Long An ra cáo trạng truy tố Hồ Duy Hải.
Sau đó, ngày 20/11/2008, khi Kiểm sát viên phúc cung lần cuối, Hồ Duy Hải xin thay đổi lời khai không giết chị Hồng, chị Vân mà những lời khai nhận trước đây do Hải nghe một người bạn là Nguyễn Thanh Hải, dân phòng ở ấp 1, xã Nhị Thành kể lại nên dựa vào đó khai báo với CQĐT, nhưng ngay trong cùng buổi làm việc, Hải lại khai nhận hành vi phạm tội, không  kêu oan mà chỉ xin được giảm nhẹ hình phạt.
Kết quả xác minh, ông Nguyễn Thanh Hải chỉ bảo vệ hiện trường ở ngoài, không vào bên trong và không  nói chuyện với Hồ Duy Hải. Ngày 28/11/2008, TAND tỉnh Long An mở phiên toà sơ thẩm vụ án. Tại Toà, khi Chủ toạ thẩm vấn, Hồ Duy Hải khai báo đầy đủ, tỉ mỉ về hành vi giết chị Hồng, chị Vân rồi lấy tài sản, phù hợp với các tài liệu chứng minh trong hồ sơ vụ án. Đến khi giải lao, Hải được tiếp xúc với gia đình và luật sư. Sau đó, phần thẩm vấn của đại diện VKS, Hồ Duy Hải phản cung không nhận tội nhưng không đưa được lý do giải thích vì sao thay đổi lời khai.
Ảnh thực nghiệm điều tra cảnh Hồ Duy Hải cầm ghế nấp đợi để tấn công nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ và kết quả thẩm vấn tại toà, TAND tỉnh Long An tuyên phạt Hồ Duy Hải mức án tử hình. Ngày 5/12/2008, Hồ Duy Hải viết đơn xin giảm nhẹ hình phạt với lý do “gia đình có công với cách mạng; Hải đã thành khẩn khai báo trong quá trình điều tra”.
Ngày 28/4/2009, Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh mở phiên phúc thẩm, Hải kêu oan nhưng vẫn xác nhận những lời khai trước đây do Hải tự nguyện khai, không bị bức cung, nhục hình. HĐXX tuyên y án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Ngày 4-5-2009, Hồ Duy Hải viết đơn xin Chủ tịch nước tha tội chết.
Trong đơn, Hải trình bày “rất ăn năn, hối cải về việc làm của mình; do thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến vi phạm pháp luật”.  Trước khi trình Chủ tịch nước đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải, Viện KSND Tối cao đã lấy lời khai bị án trong trại giam, Hồ Duy Hải vẫn thừa nhận hành vi phạm tội và tỏ ra ân hận về tội lỗi của mình. Ngày 21/5/2011, TAND Tối cao ban hành Quyết định số 65 “Không kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm của TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh đối với Hồ Duy Hải”.
Ngày 24/10/2011, Viện KSND Tối cao ban hành Quyết định số 132 về việc không kháng nghị quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án của Chánh án TAND Tối cao đối với Hồ Duy Hải. Đến ngày 17-5-2012, Chủ tịch nước ban hành Quyết định “Bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải”.
Năm 2014, một số cơ quan báo chí đăng bài cho rằng quá trình điều tra vụ án có vi phạm tố tụng gây oan sai, bà Nguyễn Thị Loan – mẹ của Hải cũng có đơn kêu oan; bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có văn bản kiến nghị lên Chủ tịch nước đề nghị kiểm tra lại vụ án.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã yêu cầu thẩm tra lại vụ án, nên Viện KSND Tối cao đã thành lập Tổ chuyên viên liên ngành Tư pháp Trung ương thẩm tra lại vụ án. Ngày 16/2/2015, Tổ chuyên viên liên ngành trực tiếp gặp và lấy lời khai, Hồ Duy Hải vẫn tiếp tục nhận tội.
Ngày 21/11/2019, Viện KSND Tối cao ban hành Quyết định kiến nghị giám đốc thẩm để kháng nghị giám đốc thẩm các bản án đã có hiệu lực đối với Hồ Duy Hải.
Sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm (từ 6/5 đến 8/5), Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã công bố quyết định giám đốc thẩm đối với vụ án Hồ Duy Hải, không chấp nhận kháng nghị của VKSND Tối cao đối với các nội dung trong vụ án Hồ Duy Hải. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã công bố các tài liệu chứng cứ của vụ án, Hội đồng thẩm phán xem xét, đánh giá tất cả các nội dung kháng nghị của Giám đốc thẩm đã nêu. 
Đồng thời, xem xét đánh giá một cách khách quan, thận trọng chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trên cơ sở tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao kết luận: Có cơ sở xác nhận lời khai của Hải phù hợp với lời khai của nhân chứng, những người thân trong gia đình của Hải, phù hợp với hiện trường vụ án và các chứng cứ khác. Quá trình xét xử, cơ quan tố tụng có một số vi phạm, nhưng không làm thay đổi bản chất của vụ án. Vấn đề này đã được liên ngành tư pháp Trung ương báo cáo với Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tòa án các cấp xét xử Hồ Duy Hải về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” là có căn cứ.
Việc thành lập tổ công tác độc lập thẩm định lại toàn bộ vụ án thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của Bộ Công an
Thẩm phán Bùi Ngọc Hòa, nguyên Phó Chánh án Thường trực TAND Tối cao.
Trả lời Báo Tuổi trẻ Online về việc Bộ Công an lập tổ công tác độc lập xác minh xem xét lại hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải (kết quả này được Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) sử dụng làm tài liệu trong phiên giám đốc thẩm), ông Bùi Ngọc Hòa, thành viên HĐTP cho biết: “Sau khi có kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an thành lập tổ công tác độc lập nhằm thẩm định lại toàn bộ vụ án. Chúng tôi cho rằng việc làm này thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của Bộ Công an. Trước phiên giám đốc thẩm, HĐXX nhận được báo cáo kết quả thẩm định nên đã mời đại diện Bộ Công an trình bày nội dung này. Chúng tôi cho rằng đây cũng là một tài liệu để xem xét tính khách quan toàn diện trong quá trình điều tra, truy tố của các cơ quan tố tụng đã thực hiện trước đó. Trong Luật Tố tụng không quy định trình tự này, nhưng đây là việc làm thể hiện trách nhiệm rất cao của Bộ Công an và HĐTP sử dụng làm tài liệu tham khảo”.
(Trích bài viết “Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải: Thành viên Hội đồng thẩm phán nói gì?” đăng trên Tuổi trẻ Online ngày 12/5/2020).
Cha của nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân nói gì?
Ông Nguyễn Văn Hộ, cha đẻ nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân.
Ông Nguyễn Văn Hộ, cha Vân (nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân) kể, khi Hồ Duy Hải thực nghiệm hiện trường, ông cũng được chứng kiến. Ông Hộ nói, nếu không phải thủ phạm, sao Hải lại tường tận mọi thứ trong bưu cục? Rồi không có tội, sao gia đình Hải phải tới lạy lục van xin gia đình nạn nhân tha thứ...? Trước khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra, gia đình Hải cũng tới gia đình ông xin “3 chữ”. “Khi đó, họ cũng không nói đó là 3 chữ gì. Tôi nói luôn, ra tòa rồi tính”, ông Hộ kể. Từ khi Hải bị tuyên án tử hình, gia đình Hải không một lần quay lại nhà ông.
(Trích bài viết “Nỗi đau quặn lòng, chưa biết bao giờ mới nguôi ngoai”, đăng trên Báo CAND ngày 15/5/2020).
Nhìn nhận vấn đề phải khách quan, toàn diện
Xung quanh vụ án liên quan tới cái chết bi thảm của hai nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi cách đây 12 năm, hiện có một “lực lượng” đang hướng lái dư luận theo cách nghĩ sau: Dường như có một thế lực “siêu khổng lồ” nào đó đã và đang “đánh tráo” bản chất vụ án; “đánh tráo” hung thủ; đưa “dân đen” Hồ Duy Hải ra làm… vật tế thần để giải thoát cho hung thủ đích thực. Với cách ngụy biện kiểu như, sở dĩ Hồ Duy Hải nhận tội giết người là do bị CQĐT bức cung, dùng nhục hình; trước thông tin Hồ Duy Hải khi ra tòa chưa một lần kêu mình bị bức cung, nhục hình thì họ lại xoay ra là do Hồ Duy Hải… “sợ bị trả thù”. Cứ với cách “suy luận” như vậy, sao họ không đặt câu hỏi: Nếu quả thực CQĐT có thể “muốn làm gì thì làm” và “làm được” như thế, sao khi giám định dấu vân tay thu được tại hiện trường, CQĐT không khẳng định luôn dấu vân tay ấy là của Hồ Duy Hải (bởi cứ theo họ “suy luận”, thì có nhiều điều CQĐT có thể “đổi trắng thay đen” được kia mà); chứ  kết  luận theo kiểu khách quan (không phát hiện dấu vân tay thu được tại hiện trường trùng với dấu vân tay của Hồ Duy Hải) làm gì để dư luận thắc mắc cho mệt! Thế mới biết, khi cần hướng lái vụ việc theo ý mình, không ít người căn cứ vào thông tin từ CQĐT. Nhưng khi thông tin từ CQĐT không “đáp ứng” cách nhìn nhận vụ việc của họ thì họ lại… tung hê, cho rằng “ngụy tạo”.
Đỗ Nam Thắng (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Phương Thủy






11.



 Chủ nhật, ngày 17/05/2020 12:51 PM (GMT+7)
Sau khi Dân Việt thông tin việc không thể tìm ra tung tích Nguyễn Văn Nghị (Cai Lậy, Tiền Giang), người từng được cho là "nghi can" trong vụ án Hồ Duy Hải thì ngay sau đó, Công an tỉnh Long An lại khẳng định: Không có Nguyễn Văn Nghị mà chỉ có Nguyễn Hữu Nghị ở Long An (?).
 Bình luận 4

Đến lúc này, dư luận mới đặt câu hỏi:  Vậy trong hơn 12 năm qua, hầu hết cơ quan luật pháp và công luận chỉ gọi tên Nguyễn Văn Nghị trong hàng trăm hồ sơ, tài liệu và cả trong các đơn từ, bài báo liên quan tới vụ án, nhưng Công an tỉnh Long An không có ý kiến gì. Mãi đến bây giờ, Công an Long An mới lên tiếng phủ nhận sự tồn tại của người có tên Nguyễn Văn Nghị (ở Tiền Giang) liên quan tới vụ án, thay vào đó là người có tên Nguyễn Hữu Nghị (ở Long An).
Vậy suốt 12 năm qua, Nguyễn Văn Nghị bị nêu tên và có lúc trở thành "nghi can số 1" của vụ kỳ án Hồ Duy Hải thực chất là ai?
Hồ sơ của Viện, Tòa... đều ghi rõ Nguyễn Văn Nghị
Thật vậy, sau khi có thông tin từ Công an Long An, quá bất ngờ, PV đã lục lại, tham khảo, xác minh trên hàng trăm trang tài liệu, văn bản... và cả các bài báo có liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải. Và một điều phải thừa nhận là tất cả các hồ sơ, tài liệu đó, chỉ có duy nhất cái tên Nguyễn Văn Nghị xuất hiện.
Không những vậy, trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Loan (sinh 1963) – mẹ của Hồ Duy Hải – nói: "Cái tên Nguyễn Văn Nghị được nhắc tới như là nghi can số 1 trong vụ án ngay từ những ngày đầu xảy ra thảm kịch. Lúc đó, báo chí của ngành công an đã viết nhiều bài báo, nêu ra lập luận Nguyễn Văn Nghị là nghi can. Rồi sau đó, trải qua các phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cái tên Nguyễn Văn Nghị được nhắc đi nhắc lại tại các phiên chất vấn tại phiên tòa, khi đề cập tới phần nhân chứng vụ án...".



Vụ án Hồ Duy Hải: 12 năm gọi tên “Nguyễn Văn Nghị”, bây giờ... “Nguyễn Hữu Nghị”, tin được không ? - Ảnh 1.
Bốn người phụ nữ trong gia đình Hồ Duy Hải (Bà Rưỡi, Hồ Thu Thủy (em gái), bà Loan (mẹ) , bà Len - từ trái qua). (Ảnh: Đông Anh)

Tại "Biên bản ghi lời khai" của nhân chứng Cao Hoàng Tuấn Anh ngày 14/3/2008, cũng thể hiện Nguyễn Văn Nghị là người yêu của nạn nhân N.T.A.H.
Bà Loan cũng cho biết thêm, vào ngày 14/6/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Long An từng có "thông báo" gửi cho bà và gia đình, phủ nhận việc có nghi can tên là Nguyễn Văn Nghị. Cụ thể, văn bản này viết: "Sau khi xảy ra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã triệu tập, làm việc với Nguyễn Hữu Nghị (Bạn của nạn nhân A.H, nhân viên Bưu cục Cầu Voi) và thẩm tra xác minh. Qua tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT có đủ cơ sở chứng minh Nguyễn Hữu Nghị ngoại phạm, không có liên quan đến vụ án...".
Bà Loan không chấp nhận thông tin vô lý này, khi mà suốt 8 năm liền (tính đến năm 2016), chỉ duy nhất cái tên Nguyễn Văn Nghị gắn với vụ án trên các hồ sơ, tài liệu công bố cho công chúng. Bà Loan kể lại: "Lúc đó không làm chủ được cảm xúc, tôi đã vò nhàu tờ giấy thông báo, định vứt đi...".
Sau thời gian dài tiếp nhận thông tin, đơn kêu oan của mẹ tử tù Hồ Duy Hải, đồng thời, qua nhiều năm giám sát tố tụng. Theo dõi hồ sơ vụ án, ngày 22/11/2019, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mới ra Quyết định Kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7.



Vụ án Hồ Duy Hải: 12 năm gọi tên “Nguyễn Văn Nghị”, bây giờ... “Nguyễn Hữu Nghị”, tin được không ? - Ảnh 2.
Trang 19, Quyết định 05, do Hội đồng thẩm phán - Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 8/5/2020 đã nhắc lại cái tên Nguyễn Văn Nghị. Ảnh: T.L

Trang 9 của Quyết định số 15 đã ghi rất rõ: "Ngoài các dấu vân tay tại hiện trường chưa xác định được của ai, thì còn có đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Mi Sol không được điều tra làm rõ".
Tại phiên giám đốc thẩm vào chiều ngày 7/5/2020, cái tên Nguyễn Văn Nghị tiếp tục được nhắc đến, khi Hội đồng thẩm phán (Tòa án nhân dân tối cao) chất vấn cơ quan điều tra, về dấu vân tay tại hiện trường là của ai? Tài liệu nào cho biết đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn My Sol ? Trong hồ sơ chỉ có lời khai của Nguyễn My Sol với tư cách nhân chứng, nhưng không có lời khai của Nguyễn Văn Nghị ?
Trả lời vấn đề này, điều tra viên cho biết: "Nghị và Sol có mối quan hệ với chị H., là những đối tượng tình nghi đầu tiên. Sol khai một số tình tiết có giá trị, Nghị thì không có"...



Vụ án Hồ Duy Hải: Vì sao 12 năm gọi tên “Nguyễn Văn Nghị”, bây giờ lại là “Nguyễn Hữu Nghị”? - Ảnh 3.
Trang 19 trong Quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao vẫn nhắc tới Nguyễn Văn Nghị.

Thậm chí, tại trang 19, Quyết định số 05/2020/HS-GĐT ngày 8/5/2020 của Hội đồng thẩm phán - Tòa án nhân dân tối cao; cái tên Nguyễn Văn Nghị được nhắc tới như sau: "Quá trình xác minh, Cơ quan điều tra đã xác minh nhiều đối tượng nghi vấn, trong đó có Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol. Nhưng đã làm rõ những đối tượng này không liên quan đến vụ án, nên Cơ quan điều tra không đưa vào hồ sơ vụ án, mà được lưu trong hồ sơ nghiệp vụ của cơ quan công an".
Chưa hết, tại trang 21 của Quyết định số 05 nói trên, Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục nhắc tên Nguyễn Văn Nghị: "Lời khai của các anh Phùng Phụng Hiếu, Nguyễn Mi Sol, Nguyễn Văn Nghị và lời khai của Hồ Duy Hải (04 bản cung, 23 bản tường trình, bản tự khai...)".
Hơn 12 năm, từ "Nguyễn Văn Nghị" lại thành "Nguyễn Hữu Nghị"?
Thật bất ngờ, ngay sau khi Dân Việt đăng bài viết xung quanh chuyện đi tìm tung tích Nguyễn Văn Nghị ở xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang – nơi được cho là địa chỉ thường trú của Nguyễn Văn Nghị suốt hơn 12 năm qua, chiều 15/5, đại tá Phạm Thanh Tâm - Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An – đã trao đổi với báo chí rằng, người từng liên quan đến vụ án trên, tên thật là Nguyễn Hữu Nghị (sinh 1984) - cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân An, tỉnh Long An. Hoàn toàn không phải là "Nguyễn Văn Nghị, sinh 1979, trú huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang" (?!).
Theo đại tá Tâm, Nguyễn Hữu Nghị từng bị triệu tập lên cơ quan công an để lấy lời khai. Nhưng Nghị (Hữu) đã chứng minh được mình ngoại phạm, không liên quan vụ án nên CQĐT không đưa vào hồ sơ vụ án.



Vụ án Hồ Duy Hải: 12 năm gọi tên “Nguyễn Văn Nghị”, bây giờ... “Nguyễn Hữu Nghị”, tin được không ? - Ảnh 3.
Bưu cục Cầu Voi vẫn bỏ hoang hóa, niêm phong trong suốt gần 13 năm qua. Ảnh: Đình Việt

Đại tá Tâm cũng khẳng định, hồ sơ của Nghị vẫn được lưu giữ tại CQĐT công an tỉnh Long An từ đó đến nay (chứ không phải thuộc diện lưu hồ sơ mật của Bộ Công an như dư luận từng đồn đoán). Hiện Nguyễn Hữu Nghị vẫn đang sinh sống và làm việc tại địa phương...
Thật kỳ lạ, tên tuổi, địa chỉ cư trú của cá nhân trong một vụ án phức tạp, kéo dài hơn 12 năm lại bất ngờ thay đổi nhanh như vậy? 
Nếu lời khẳng định của lãnh đạo Công an tỉnh Long An là chính xác, vậy hơn 12 năm qua, không chỉ dư luận, báo chí, cơ quan luật pháp..., cho đến Viện KSND tối cao và cả Hội đồng thẩm phán – gồm 17 thành viên của Tòa án nhân dân tối cao – đã bị nhầm lẫn khi nhất nhất tin rằng chỉ có nhân chứng Nguyễn Văn Nghị trong hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải.
Và nếu đúng vậy, tại sao trong suốt 12 năm qua, hoặc ít nhất là từ năm 2016 (thời điểm Công an Long An có văn bản chính thức trả lời bà Loan khi phủ nhận không có cái tên Nguyễn Văn Nghị trong vụ án của con bà), Công an tỉnh Long An không lên tiếng hoặc yêu cầu các cơ quan tố tụng các cấp đính chính lại "sai sót" này trong các văn bản, hồ sơ, giấy tờ của vụ án?
Để rồi, cái tên Nguyễn Văn Nghị cứ thế được lặp đi lặp lại qua các cấp tòa và tới tận phiên Giám đốc thẩm, như một tình tiết quan trọng trong vụ án, một cách rất hiển nhiên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển tới bạn đọc những thông tin mới nhất ở các bản tin tiếp theo.
Chiều 15/5, thông qua điện thoại, đại tá Phạm Thanh Tâm – Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An - đã đồng ý tiếp xúc PV Dân Việt tại trụ sở Công an tỉnh Long An vào sáng ngày 16/5, nhằm làm rõ xung quanh thông tin về anh Nguyễn Hữu Nghị, người được cho là liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải chứ không phải Nguyễn Văn Nghị.
Khoảng 8h30 ngày 16/5, PV Dân Việt và một đồng nghiệp có mặt tại trụ sở Công an tỉnh Long An. Tuy nhiên, thông qua cán bộ trực ban, ông Phạm Thanh Tâm đã từ chối không tiếp xúc với báo chí, dù PV đã điện thoại trực tiếp (ông Tâm không bắt máy).
Cao Hùng - Đình Việt







10.


Nhiều năm nay, dư luận cứ loay hoay với nhân vật "Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1978, ngụ Cai Lậy, Tiền Giang". Nhân vật này xuất hiện ngay những ngày đầu xảy ra vụ án. Nhưng sau đó, trong hồ sơ không còn - nói đúng hơn là cơ quan tố tụng xác định không liên quan nên dẹp qua một bên.
Tôi và nhiều anh em phóng viên cũng lần theo thông tin nhân thân của Nghị, nhưng nhân vật hoàn toàn biến mất. Trên mạng bắt đầu thêu dệt Nghị là cháu... PCT nước. Mãi đến đầu tháng 5/2020 thì một số đối tượng tung tin vịt Nghị là cháu nội trung tướng Nguyễn Việt Thành (Tư Bốn). Một số đối tượng hải ngoại còn nói Nghị ở Canada, số khác nói Nghị đã sang Mỹ.
Các thuyết âm mưu đều được kích hoạt hết công suất và không cơ quan nào đính chính.

Một lớp bụi bí ẩn liên tục được phủ lên nhân vật Nguyễn Văn Nghị, càng lúc càng dày.
Bài báo tương đối đầy đủ về Nghị đăng trên báo Công An Nhân Dân của tác giả Nhã Phong, với hành tung tương đối... đáng nghi. Nhiều người nói, anh Nhã Phong tiếp cận vụ án từ sớm và khá sâu nên sẽ có thông tin.

Tuy nhiên, không ai có thể hỏi thêm điều gì vì tác giả Nhã Phong... đã chết. Anh chính là nhà báo Hoàng Hùng (PV báo Người Lao Động, CTV của CAND - bút danh Nhã Phong), chết trong vụ án rúng động dư luận cũng xảy ra tại Long An: bị vợ đốt.
Những người có liên quan trực tiếp đến quá trình tố tụng giai đoạn đầu, trùng hợp, lại mất rất sớm. Vụ án vì vậy lại phủ thêm lớp màn bí ẩn.
Hôm qua, nhóm PV Dân Việt đã lần theo nhân vật Nguyễn Văn Nghị theo thông tin báo chí đưa mười mấy năm trước. Và hồ sơ 4.000 gia đình tại địa phương đã được lật tung. Kết quả: Không có ai là Nguyễn Văn Nghị SN 1978!
Cuối cùng nhân vật Nghị vụ Cầu Voi lại sinh năm 1984, và là Nguyễn Hữu Nghị, ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, Long An. Lớp màn phủ lên Nguyễn Văn Nghị 1978 đã được vén lên. Tuy nhiên, Nghị 84 lại không hề gốc gác gì. Nghị là con nhà nông dân, ở... sát nhà tui và con nông dân rặt luôn, không gốc gác gì hết. Ngày xảy ra vụ án, Nghị cũng bị mời.
Mọi thuyết âm mưu Nghị là con ông cháu cha đều phá sản.
Nghị học chung em gái tui từ lớp 1 tới cấp 2 luôn. Tui (Danh) biết Nghị khi tui học lớp 3 trường làng và Nghị học lớp... 1! Nếu tính đúng, thì tui quen biết Nghị đã 30 năm nay.

Vì ngay từ đầu xác định Nghị là 1978 và ngụ Cai Lậy nên mọi hướng xác minh đều chệch ra khỏi vụ án. Mọi thuyết âm mưu đều được bật lên. Cho đến ngày Dân Việt đi tận nơi "lùng sục" thì Nghị thật bất ngờ xuất hiện và làm chưng hửng tất cả mọi người.
Nghị sau vụ án vẫn sinh sống bình thường ở địa phương, bán bảo hiểm xe cơ giới ngay tại điểm đăng ký xe của Phòng CSGT Công an tỉnh Long An và khách mối khá nhiều vì Nghị vui vẻ, nhiệt tình.
Nếu nói gốc gác, thì Nghị không hề có chút số má gì, cũng gốc nông dân như tui và nhà cách nhà tui chừng 2km. Không có lý do gì để bao che Nghị...
CHIỀU NAY TÔI GỌI ĐIỆN THOẠI CHO NGHỊ, NGHỊ NÓI: "EM KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ANH DANH ƠI. EM CHƯA TỪNG LÀM VIỆC GÌ VỚI CÔNG AN CẢ. NHIỀU NGƯỜI XƯNG LÀ BẠN ANH VÀ GỌI CHO EM, NHƯNG EM TRẢ LỜI EM KHÔNG BIẾT".
Nhưng, vì sao có nhiều lớp màn bí ẩn phủ lên Nghị suốt 12 năm, để dư luận mãi tập trung vào một nhân vật rất bình thường như thế này, thì mỗi người sẽ tự nghĩ ra những thuyết âm mưu mới.
Tuy nhiên, sự xuất hiện bất ngờ của bản ảnh màu tấm thớt dính máu, rồi sự xuất hiện bất ngờ khiến xã hội bất ngờ đến mức chưng hửng, không hề vô ích.
Tôi biết, sự thật đang đến, rất gần, với điều kiện Bộ Công an và Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phải vào cuộc.
Cần lục lại tất cả những người bị / được mời trước đây, và làm lại toàn bộ. Việc "Nghị 1978, cháu lãnh đạo cấp cao" tồn tại 12 năm nay và chưa từng được đính chính để giải oan cho lãnh đạo - gợi cho tôi những suy nghĩ khác.
Dẫu sao, lớp màn bí mật về Nghị thật cũng đã được giải mã. Những bức màn khác, rồi cũng sẽ được vén lên.







9.

Tôi k trở lại hiện trường để tìm Nguyễn Văn Nghị (ở Tiền Giang) hay Nguyễn Hữu Nghị (ở Long An) nhưng kinh nghiệm 36 năm phụ trách lĩnh vực này, tôi tìm Nghị qua cơ chế làm việc giữa cơ quan báo và CQĐT:
- Hầu hết các vụ án, đặc biệt các vụ án mạng-tất cả diễn tiến, lời khai của nghi can, của người làm chứng...khi án mạng mới xảy ra, đều do CQĐT cung cấp cho báo chí. Điều tra trực tiếp của các nhà báo đều k thể tiến hành, vì hiện trường, vật chứng gây án, dấu vân tay...đều nằm trong tay CQĐT (có lúc nhà báo sai, bị xử lý cũng đều do thông tin dẫn dắt từ CQĐT nhưng CQ báo thiếu cẩn trọng).
- Những vụ án mà báo chí tham gia phản biện là khi đã có kết luận điều tra-các nhà báo có thể tìm thấy nhiều diễn tiến k hợp logic. Hoặc khi VKS ra cáo trạng, các nhà báo có thể thấy có nhiều điều mâu thuẫn với kết luận điều tra...
Nói thực tế về cơ chế vận hành ấy để thấy, bản tin "2 nữ nhân viên Bưu điện văn hóa xã bị giết chết" trên Báo Công an nhân dân ngày 15/01/2008 và bài "Vụ 2 nhân viên bưu điện bị giết: Nghi can là bạn trai của nạn nhân" cũng trên B.CAND ngày 16/01/2008 đều do CQĐT cung cấp thông tin. Vì là báo ngành nên thường được ưu tiên cung cấp thông tin. 2-3 ngày sau, các báo khác mới tham gia.
Trong bài ngày 16/01/2008, có nói rõ: ..."Ngay trong ngày 14/1, cơ quan điều tra đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, cơ quan điều tra cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ của Nghị ở Cai Lậy (Tiền Giang) đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện, các trinh sát thực hiện biện pháp áp giải về cơ quan điều tra lấy lời khai.
Theo tin ban đầu, Nghị cố tình đưa ra chứng cứ ngoại phạm nhưng không có cơ sở thuyết phục nên cơ quan điều tra quyết định câu lưu để làm rõ" (hết trích).
Nội dung thông tin trong bài 2 khá chi tiết vì CQĐT đã lấy lời khai ban đầu của Nguyễn Văn Nghị.
Với cơ chế làm việc giữa cơ quan báo và CQĐT đó (đến hiện nay vẫn vậy), tôi tin "nghi can chính là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), có dấu hiệu nghiện ma túy"-là nhân vật hoàn toàn có thật. Còn anh có thật sự là hung thủ giết người k, thì phải có các bước điều tra tiếp theo, k nên kết luận thay CQĐT.

Tuy nhiên các hồ sơ điều tra về "nghi can Nguyễn Văn Nghị, nghiện ma túy là bạn trai của nạn nhân" đã không còn trong hồ sơ vụ án. Vì sao?

Còn Nguyễn Hữu Nghị hiện nay ở Long An, cũng từng được CQĐT gọi lên nhưng được chứng minh là ngoại phạm.
Anh em Báo Dân Việt, Báo Giao Thông về lại hiện trường tìm Nghị là lao động nghề nghiệp rất đáng quý nhưng đừng vội kết luận: Chỉ có Nguyễn Hữu Nghị chứ không có Nguyễn Văn Nghị trong vụ án này!
Để thay Nghị này bằng Nghị khác, việc đó k quá khó!
*PS: Do vậy anh em báo chí cũng đừng bới tung cuộc sống vốn ổn định của anh Nguyễn Hữu Nghị




8.



 Thứ tư, ngày 06/05/2020 10:23 AM (GMT+7)
Thật khó khăn, khi tôi cố gắng lục lọi, tìm lại những bài báo cách đây đã 11 năm của Dương Minh Đức viết về vụ án Hồ Duy Hải. Bởi, thời gian đã hơn một thập kỷ, mà Dương Minh Đức thì không còn nói năng được gì trong lúc này. Nhưng, không vì thế lại có thể quên được anh – một nhà báo đầy “duyên nợ” trong kỳ án Bưu điện Cầu Voi – Hồ Duy Hải.
 Bình luận 0

Tôi còn nhớ, vào khoảng giữa năm 2009, thời điểm đó cách thời điểm xảy ra vụ án mạng tại Bưu điện Cầu Voi (tháng 1/2008) được khoảng một năm rưỡi. Vào một buổi trưa, anh Đức hùng hục ghé cơ quan ngả lưng nghỉ trưa. Quăng tập hồ sơ lên bàn, Dương Minh Đức buông một câu:
“Này, cái vụ án giết người ở Bưu điện Cầu Voi có dấu hiệu oan sai đấy”. Tôi thắc mắc: “Báo chí đăng rõ ràng, cơ quan điều tra đã bắt được thủ phạm, thừa nhận hết rồi, oan chỗ nào ?”. 
Không lâu, trên chuyên mục “Điều tra theo thư bạn đọc” của báo Lao Động ngày ấy, xuất hiện bài viết đầu tiên của nhà báo Dương Minh Đức: “Lật lại vụ án giết người tại Bưu điện Cầu Voi (Long An): Có đúng Hồ Duy Hải là hung thủ?” (ra ngày 7/8/2009) và kỳ 2 ra ngày 8/8/2009 là bài “Hồ Duy Hải có cướp tài sản ?”. Với 2 bài điều tra ấy, nhà báo Dương Minh Đức gần như phản biện lại toàn bộ Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Long An.
Nhà báo Dương Minh Đức (bìa phải) trong chuyến điều tra tại một phum sóc của đồng bào S'tiêng, ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, vào năm 1997. Ảnh: Cao Hùng
Thời điểm đó, khi mà hầu hết các tờ báo đều viết một chiều theo bản Kết luận điều tra của Công an tỉnh Long An, khẳng định Hồ Duy Hải giết người, thì loạt bài điều tra của Dương Minh Đức là … lạc điệu, đầy rủi ro, có thể bị kiện cáo từ các cơ quan luật pháp đầy quyền lực.
Một suy nghĩ bất di bất dịch rằng, cơ quan điều tra bao giờ cũng có lý khiến không ít người, trong lúc trà dư tửu hậu, luôn phản biện lại Dương Minh Đức. Với cá tính cương trực, thẳng thắn, tôi đã tận mắt chứng kiến Dương Minh Đức nổi nóng, đập bàn, mắng bất kỳ ai bao biện cho cơ quan điều tra trong vụ án Bưu điện Cầu Voi.
Có lẽ từ một linh cảm nào đó, một niềm tin sắt đá, anh Đức luôn bảo vệ cho Hồ Duy Hải và khẳng định Hải vô tội. Cơ quan luật pháp tỉnh Long An, từ công an, đến viện kiểm sát và toà án đều... "sai be bét hết rồi"; “tòa kết án chỉ dựa trên lời khai đầy mâu thuẫn của bị cáo và bỏ qua những sai phạm trầm trọng của cơ quan điều tra”.
Đặc biệt, trong bài báo “Chưa đủ căn cứ thuyết phục” (ra ngày 9/5/2011), nhà báo Dương Minh Đức đã không ngại ngần phủ định luôn quan điểm của Phó Chánh toà Hình sự Toà án nhân dân tối cáo Hoàng Doãn Phúc vào thời điểm đó; sau khi ông này có công văn khẳng định “có đủ cơ sở kết luận” Hồ Duy Hải giết người.
Bí cáo Hồ Duy Hải tại phiên toà. Ảnh: T.L
Ông Phúc viện dẫn “Biên bản khám nghiệm hiện trường” và “Kết quả giám định pháp y vụ án” để làm cơ sở pháp lý cho kết luận của mình. Thế nhưng, nhà báo Dương Minh Đức đã chứng minh cả 2 chứng cứ trên đều ngược lại ý kiến của ông Phúc.
Theo ông Phúc: Khoảng 20h30 ngày 13/1/2008, tại Bưu điện Cầu Voi, do chị Nguyễn Thị Ánh Hồng từ chối quan hệ và bỏ chạy nên Hải đuổi theo đẩy ngã chị Hồng rồi dùng thớt tròn đập vào đầu làm chị Hồng bất tỉnh, sau đó Hải dùng dao cắt cổ chị Hồng cho đến chết.
Khi chị Nguyễn Thị Thu Vân (ở cùng phòng với chị Hồng) đi mua hoa quả về, sợ bị phát hiện, Hải đã bất ngờ dùng ghế đánh vào đầu chị Vân làm chị Vân bị ngất xỉu rồi Hải kéo chị Vân đến chỗ chị Hồng nằm, dùng dao cắt cổ chị Vân cho đến chết.
Bà Nguyễn Thị Loan - mẹ của tử tù Hồ Duy Hải vẫn miệt mài gửi đơn kêu oan cho con trong suốt hơn 12 năm qua. Ảnh: Đình Việt.
Sau đó, Hải mở tủ lấy tiền, sim card, điện thoại của bưu điện và tháo dây chuyền, nhẫn, hoa tai, lắc tay bằng vàng của chị Hồng và chị Vân rồi đem về nhà cất giấu.
Khoảng 1 tuần sau, do sợ bị phát hiện, Hải đốt hết quần áo, dây thắt lưng Hải mặc khi gây án, đồng thời tiêu thụ các tài sản mà Hải đã chiếm đoạt được. Hành vi phạm tội của bị cáo thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là “giết nhiều người” và “giết người mà ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng” được quy định tại điểm a, e khoản 1, Điều 93, Bộ luật Hình sự.
Vì vậy, toà án cấp sơ thẩm và toà án cấp phúc thẩm xử phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội “Giết người”, 5 năm tù về tội “Cướp tài sản” là có căn cứ, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, Dương Minh Đức phản biện như sau: Thứ nhất, việc toà án kết tội bị cáo Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi lúc 19h30 tối 13/1/2008 và giết 2 nạn nhân, trong đó nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng bị giết trước và nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân bị giết sau, nhưng lại không có chứng cứ nào thể hiện giờ chết của các nạn nhân. Vậy, liệu hai nạn nhân Hồng và Vân có bị giết trong lúc Hải không có mặt tại bưu điện?
Bà Loan và con gái (bìa trái, em Hồ Duy Hải) vẫn không ngừng hy vọng ngày Hải trở về sum họp cùng gia đình. Ảnh: Đình Việt
Thứ hai, kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Long An khẳng định: “Dấu vân tay thu được tại hiện trường không trùng với dấu vân tay của bị cáo Hải”, trong khi ngay sau án mạng (tức là trước khi bắt Hải hơn 1 tháng), CQĐT đã triệu tập, tạm giữ ít nhất 23 đối tượng, nhưng không lưu lại hồ sơ.
Vậy, 23 đối tượng nói trên có được giám định vân tay? Có dấu vân tay nào trùng với dấu vân tay kẻ giết người để lại hiện trường?
Thứ ba, tang vật gây án là con dao với cái thớt đều không thu được, trong khi các chứng cứ lời khai liên quan đến tang vật vụ án thì bị tẩy xóa. Đã thế, dấu vết khám nghiệm hiện trường trên thi thể nạn nhân lại không phù hợp với lời khai cùng các chứng cứ và tang vật gây án. Vậy, CQĐT và cả hai cấp toà căn cứ vào đâu để kết tội Hải giết người?
Thứ tư, CQĐT kết luận sau khi Hải gây án đã đốt quần áo, thắt lưng và số sim card cướp được để phi tang, nhưng kết quả giám định tàn tro thu được lại là: “Không đủ yếu tố kết luận có thành phần các nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và sim card”.
Thứ năm, Hải bị kết tội cướp, nhưng tài sản bị cướp gồm những gì? Trị giá bao nhiêu? Người tiêu thụ là ai?... thì CQĐT không xác định được.
Thứ sáu, vụ án có rất nhiều chứng cứ, kết luận giám định và lời khai mâu thuẫn với nhau, nhưng đã không được làm rõ, không được đối chất, đơn cử:  CSĐT kết luận Hải đưa tiền cho Vân là tờ tiền polymer 50.000 hoặc 100.000 đồng, trong khi nhân chứng khai nạn nhân đưa tiền 10.000, 20.000 đồng tiền polymer và tiền giấy...
Theo nhà báo Dương Minh Đức, “kẻ giết người man rợ trong vụ án Bưu điện Cầu Voi cần phải được loại bỏ khỏi xã hội. Thế nhưng, phải buộc đúng người, đúng tội, tránh hàm oan”.
Mấy ngày gần đây, khi dư luận và báo chí sôi sục khơi lại vụ án "tử tù" Hồ Duy Hải, thì nhà báo Dương Minh Đức từ giã nghề báo cách đây đã 7 năm. Căn bệnh tiểu đường, dẫn tới 3 lần bị tai biến đã khiến Dương Minh Đức không thể viết lách gì nữa. Ngay cả nói năng, cũng trở nên vô cùng khó khăn đối với anh lúc này.
Mặc dù không còn viết, nhưng như một định mệnh, những bài điều tra năm xưa của Dương Minh Đức khác nào “duyên nợ” của anh đối với tử tù Hồ Duy Hải. Dường như tất cả những phản biện của anh ngày xưa đều khớp với những gì mà hàng trăm bài báo sau này đã phản ánh. Và, đó cũng chính là “cục xương” khiến các cơ quan luật pháp không thể kết tội và tử hình Hồ Duy Hải.
Mẹ và em gái của Hồ Duy Hải. Ảnh: Đình Việt.
Nối tiếp loạt bài của Dương Minh Đức, chị Phương Yên - PV báo Lao Động ở Hà Nội, người cầm trịch chuyên mục "Điều tra theo thư bạn đọc" - cũng có những nỗ lực vô cùng ý nghĩa, vừa viết bài, vừa vận động hành lang để tử tù Hồ Duy Hải không bị tử hình phút... 89 vào năm 2015. Và, nhờ đó mà Hải có được cơ hội sống sót đến tận hôm nay.
Trong những ngày này, khi trên các trang báo và Facebook tràn ngập vụ án oan Hồ Duy Hải, tôi lại nhớ về đồng nghiệp Dương Minh Đức thật nhiều. Giữa bao nhiêu lời lên án mạnh mẽ các quan chức gây ra sai phạm nghiêm trọng trong vụ án, thì lúc này, Dương Minh Đức không một lời lên tiếng. Anh Đức im lặng cũng đúng thôi, vì hiện nay, anh Đức đang từng giờ, từng ngày giành giật sự sống giữa lằn ranh sinh tử...
Trong khi đó, cách đây hơn 10 năm, Dương Minh Đức mắng quan chức làm sai từ bàn nhậu, cho đến... trên mặt báo, anh "to mồm" hơn ai, cho dù đơn độc, hiếm người đồng hành...
Cao Hùng







7.


16/05/2020 10:47













Nguyễn Hữu Nghị - người bị công an triệu tập khi xảy ra vụ án sát hại 2 cô gái tại Bưu điện Cầu Voi nói gì khi được hỏi sự việc 12 năm trước?











TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Bưu điện Cầu Voi, hiện trường vụ án sát hại 2 cô gái vào năm 2008
Ngôi nhà bình yên cách mặt lộ 10m
Chiều tối 15/5, PV Báo Giao thông tìm đến nhà anh Nguyễn Hữu Nghị tại xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, Long An. Nghị là người được dư luận nhắc đến nhiều trong mấy ngày qua do từng bị triệu tập trong vụ án 2 cô gái bị sát hại tại Bưu điện Cầu Voi năm 2008.
Báo Giao thông đã có bài phỏng vấn lãnh đạo Công an Long An và được xác nhận Nguyễn Hữu Nghị đang ở Long An, làm nghề bán bảo hiểm và chưa từng ra nước ngoài định cư như một số thông tin thất thiệt trên mạng.

Nhờ nhiều nguồn tin, chúng tôi xác minh được tại ấp Hòa Ngãi có 1 người tên Nguyễn Hữu Nghị (SN 1985).
Một người nắm rõ nhân khẩu trên địa bàn đã hướng dẫn chúng tôi tìm đến nhà anh Nghị gần cống ông Tượng.
Khi chúng tôi đến, mẹ anh Nghị cho biết con trai không có nhà do đi làm (bán bảo hiểm xe) đến tối mới về.
Theo lời mẹ anh Nghị, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về nhà, anh Nghị được người quen giới thiệu đi làm ở một công ty tại huyện Bến Lức được một thời gian.
“Còn việc con tôi có liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải xảy ra ở Bưu điện Cầu Voi hay không thì công an cũng đã khẳng định con tôi không liên quan rồi. Tôi nhớ vụ này lâu lắm rồi, lúc đó tôi cũng bị công an mời làm việc mấy lần để hỏi thông tin liên quan đến Nghị. Tôi còn nhớ tối hôm xảy ra vụ án, con tôi cùng người anh họ và người bạn nhà đối diện uống cà phê tại nhà cho đến khuya", mẹ anh Nghị nói.
Theo quan sát của PV, căn nhà cấp 4 của gia đình anh Nghị nằm cách mặt lộ khoảng 10m.
Căn nhà này có diện tích hơn 150m2 được xây dựng hơn 10 năm nay. Nhà xây tường gạch, nền lót gạch men, mái lợp tôn. Phía trước căn nhà có mái che cao ráo và thoáng mát...
Mẹ anh Nghị cho biết, Nghị là con thứ 4 trong gia đình. Hai người anh lớn của Nghị đã có gia đình ở riêng. Vợ chồng anh Nghị đang ở chung với bà.
PV tìm hiểu và được một số người dân trong ấp cho hay, gia đình anh Nghị ở đây mấy chục năm qua và làm nông nghiệp như những gia đình nông dân khác trong vùng. Gia đình anh Nghị bao năm qua cũng không có điều tiếng gì. Bà con xung quanh cũng chưa bao giờ nghe gia đình anh khoe con cháu ông này, bà nọ…








TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Đường dẫn vào nhà anh Nguyễn Hữu Nghị ở Long An
Tôi không liên quan!
Dù không gặp được anh Nghị tại nhà nhưng chúng tôi được mẹ anh Nghị cho số điện thoại để liên lạc.
Trao đổi với PV Báo Giao thông qua điện thoại, anh Nghị khẳng định: “Tôi không có liên quan gì đến vụ án Cầu Voi nên không cần gặp mấy anh làm gì". "Tôi yêu cầu mấy anh cũng đừng tìm tôi nữa…”, anh Nghị nói.
Trong ngày hôm qua, PV đã nhiều lần liên lạc với người có tên Nguyễn Mi Sol (SN 1984, ngụ ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) nhưng chưa liên lạc được.
Trước đó, sáng 15/5, PV Báo Giao thông đến Công an tỉnh Long An và được Đại tá Phạm Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, sau khi xảy ra vụ án sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (Nguyễn Thị Ánh Hồng, SN 1985 và Nguyễn Thị Thu Vân, SN 1986) khoảng 19h30 ngày 13/1/2008, cơ quan điều tra tập trung nhiều hướng xác minh gồm: cướp của giết người, ghen tuông tình ái, mâu thuẫn cá nhân.
Qua đó, cơ quan điều tra xác định có một đối tượng tên là Nguyễn Hữu Nghị, ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An (Long An) và Nguyễn Mi Sol (SN 1984, ngụ ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long). Hai đối tượng này có mối quan hệ tình cảm với nạn nhân Hồng nên cơ quan điều tra triệu tập làm việc đầu tiên vào ngày 14/1/2008.
Đại tá Phạm Thanh Tâm dẫn chứng: Tại biên bản ghi lời khai của Nghị và qua xác minh những nhân chứng đã xác định Nghị ngoại phạm. Khoảng 19h30 (đây là khoảng thời gian xảy ra án mạng ở Bưu điện Cầu Voi - theo hồ sơ vụ án) ngày 13/1/2008, Nghị ở tại nhà cùng uống cà phê và đánh bài (binh xập xám) với anh Nguyễn Thanh Nhàn (SN 1981, nhà đối diện nhà Nghị) và ông Nguyễn Văn Tròn (SN 1969, gần nhà Nghị).








TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Tòa án 2 cấp sơ và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội "Giết người", "Cướp tài sản"
Số phận Hồ Duy Hải sẽ ra sao?
Theo hồ sơ vụ án, sáng 14/1/2008, người dân phát hiện 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi bị sát hại tại nơi làm việc. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã thẩm tra xét hỏi nhiều người có quan hệ tình cảm, quen biết với 2 nạn nhân. Trong đó, có Nguyễn Hữu Nghị - bạn trai của một trong 2 nạn nhân và Nguyễn Mi Sol.
Hai tháng sau, Hồ Duy Hải bị bắt và bị kết luận là hung thủ. Cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội "Giết người", "Cướp tài sản".
Ngày 24/10/2011, Viện trưởng VKSND Tối cao ban hành quyết định không kháng nghị vụ án, sau đó TAND tỉnh Long An cho biết sẽ tổ chức thi hành án.
Ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo đã nhận được đơn kêu oan của mẹ Hồ Duy Hải, yêu cầu tạm dừng thi hành án. Ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án để điều tra lại.
Ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đã khẳng định các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án...
Ngày 8/5/2020, Hội đồng xét xử phiên giám đốc thẩm bác kháng nghị, tuyên y án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Số phận tử tù Hồ Duy Hải gần như được định đoạt.
Trước cơ hội cuối cùng, gia đình Hồ Duy Hải đã viết đơn gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Nga với hi vọng xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Mới đây nhất, ngày 13/5, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ tử tù Hồ Duy Hải) và luật sư Trần Hồng Phong đã gửi đơn lên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và TAND Tối cao. Nội dung đơn trình bày và giao nộp chứng cứ mà gia đình cho rằng Hồ Duy Hải ngoại phạm.




6.




 Thứ sáu, ngày 15/05/2020 11:36 AM (GMT+7)
Ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) hay còn được gọi là ông Chấn “án oan” những ngày qua thường xuyên theo dõi vụ Hồ Duy Hải.

Chúng tôi về thôn Me thăm ông Chấn ngay sau khi Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có Quyết định Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.
Trên đường đi, liên lạc qua điện thoại, ông Nguyễn Thanh Chấn đã hỏi: "Vụ Hồ Duy Hải rồi sau này sẽ như thế nào nhỉ?".








Ông Chấn “án oan”: Tôi thường xuyên theo dõi tin tức vụ Hồ Duy Hải - Ảnh 1.
Ông Chấn lật lại hồ sơ vụ án của mình và nêu quan điểm về vụ án Hồ Duy Hải. Ảnh: Thanh Hải.

7 năm sau khi được giải oan, ông Chấn nhìn cứng cáp hơn so với khi mới về nhà. Nhưng người đàn ông này vẫn không đi được xe máy, mà lọc cọc chiếc xe đạp đi quanh làng.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được coi là một trong những trường hợp chịu án oan đặc biệt nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam.
Hồ sơ kết tội ông Chấn gần như kín kẽ, thậm chí bị cáo này còn được tập đi tập lại việc dựng hiện trường vụ án mạng – việc mà ông không hề làm.
Ở cả phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn đều kêu oan, không nhận tội nhưng lời kêu khi đó đều bị bỏ qua.
Ngày 4/11/2013, sau 10 năm ngồi tù oan, ông Chấn mới được trả tự do khi cơ quan chức năng tìm được hung thủ thực sự và vận động đối tượng ra đầu thú.
Gặp lại chúng tôi, ông Chấn thông báo tin buồn: "Ông Biền luật sư vừa mất rồi chú ạ!".








Ông Chấn “án oan”: Tôi thường xuyên theo dõi tin tức vụ Hồ Duy Hải - Ảnh 2.
Ngôi nhà của ông Chấn xây dựng năm 2018 đến nay chưa có điều kiện để sơn. Ảnh: Thanh Hải.

Người mà ông Chấn nhắc đến là luật sư Nguyễn Đức Biền – người đã bào chữa cho ông Chấn "án oan" trong cả hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm.
Ông Chấn cho hay, luật sư Biền là một trong những người đầu tiên tin rằng vụ án có nhiều uẩn khúc, chứng cứ buộc tội không thuyết phục. Tại phiên xử, luật sư Biền cũng đã bào chữa cho ông Nguyễn Thanh Chấn theo hướng vô tội.
"Trước Tết tôi cũng gọi điện hỏi thăm ông Biền, bản thân tôi vẫn rất biết ơn vị luật sư này. Sau đó, dính đợt cách ly do dịch Covid-19 chưa lên thăm ông được. Giờ nhận được tin ông Biền đã mất" – ông Chấn nói.
Trở lại cuộc sống hàng ngày, năm 2018 gia đình ông Chấn đã hoàn thành ngôi nhà 2 tầng. Người đàn ông này cũng được dự 2 đám cưới của các con gái.
Cô chị cả lấy chồng ở huyện Yên Thế (Bắc Giang), cô thứ ba lấy chồng cùng làng. Gia cảnh nhà các con ông Chấn đều làm nông. Còn cậu út, hiện giờ đang làm việc trong khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
Nhà còn 6 sào lúa, nhưng sức khỏe của vợ chồng ông Chấn giờ đều không thể làm nông được nữa.








Ông Chấn “án oan”: Tôi thường xuyên theo dõi tin tức vụ Hồ Duy Hải - Ảnh 3.
Ông Chấn chăm những khóm hoa trước nhà. Ảnh: Thanh Hải.

Bà Chiến vợ ông Chấn cuối năm 2017 bị bạo bệnh, "tưởng đi rồi" – ông Chấn nhớ lại. Còn bản thân ông, di chứng 10 năm tù oan đang ngày rõ rệt hơn, cánh tay phải thường bị run nhưng gia đình chưa dám quyết đi mổ bởi nếu biến chứng có thể bị liệt.
"Gia đình vẫn túc tắc bán hàng tạp hóa ở đầu làng" – ông Chấn nói về nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình hiện nay.
Cũng may, sau khi ông Chấn được giải oan, người làng không còn kỳ thị gia đình ông như hồi bà Phạm Thị Vì – mẹ ông Chấn ngồi bán hàng ở đầu làng. Ngày đó, mỗi ngày bán hàng, bà Vì phải chịu đựng sự sỉ vả, ghẻ lạnh của biết bao người vì "có con trai giết người".








Ông Chấn “án oan”: Tôi thường xuyên theo dõi tin tức vụ Hồ Duy Hải - Ảnh 4.
Phía sau nhà, gia đình ông Chấn thả nuôi gà, vịt. Ảnh: Thanh Hải.

Trong câu chuyện, ông Chấn chủ động nhắc đến vụ án Hồ Duy Hải đang thu hút sự chú ý của dư luận thời gian qua. "Hồ sơ sơ hở thế mà vẫn không điều tra lại nhỉ" – người đàn ông từng bị ép phải nhận tội mình không làm nói.
Ông Chấn vừa theo dõi vụ việc dưới góc nhìn của người dân, vừa là một người bị ảnh hưởng bởi những kết luận điều tra sai sót.
"Tôi không đủ cơ sở để biết Hồ Duy Hải oan hay không, nhưng kết luận điều tra nhiều mâu thuẫn quá, khó thuyết phục" – ông Chấn nhận xét.
Bà Chiến - vợ ông Chấn nói thêm vào: "Ngày nào ông Chấn cũng xem tin về vụ việc Hồ Duy Hải các chú ạ".
Tiếp lời, ông Nguyễn Thanh Chấn nhắc lại hồi trước cơ quan điều tra đã làm những việc gì để một người vô tội như ông phải ký lời khai nhận tội, phải tập dựng hiện trường như thế nào.
"Tôi nghĩ vụ Hồ Duy Hải chưa dừng ngay ở đây được đâu" – ông Chấn nói.




5.






 Thứ sáu, ngày 15/05/2020 19:43 PM (GMT+7)
Ngay sau khi báo Dân Việt đăng bài xung quanh nghi can "Nguyễn Văn Nghị" trong vụ án Hồ Duy Hải, chiều ngày 15/5, nguồn tin riêng đã cho PV Dân Việt cho biết, người liên quan đến vụ án này tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, trú ở TP.Tân An.

Thông tin cho biết, sau khi vụ việc được phản ánh trên Dân Việt, cơ quan chức năng tỉnh Long An đã khẩn trương cho biết rằng, người từng liên quan đến vụ án này tên thật là Nguyễn Hữu Nghị, cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân An (Long An) chứ hoàn toàn không phải là "Nguyễn Văn Nghị, sinh 1979, thường trú ấp Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang", như các văn bản của các cơ quan luật pháp và báo chí thông tin trong suốt ... gần 13 năm qua.
Nguyễn Hữu Nghị từng bị triệu tập lên cơ quan công an để lấy lời khai, nhưng đã chứng minh được mình ngoại phạm, không liên quan vụ án nên CQĐT không đưa vào hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, hồ sơ của Nghị vẫn được lưu giữ tại CQĐT công an tỉnh Long An từ đó đến nay. Và, hiện Nghị vẫn đang sinh sống và làm việc tại địa phương.
Như Dân Việt thông tin: Vụ án tử tù Hồ Duy Hải tiếp tục làm "nóng" dư luận, khi một "điểm mờ" trong vụ án là Nguyễn Văn Nghị hoàn toàn biến mất trong hồ sơ vụ án. Ngày 13/5, PV Dân Việt đã về xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - nơi được cho là Nguyễn Văn Nghị thường trú. Tuy nhiên, tung tích người này vẫn bặt vô âm tín.









Vụ án Hồ Duy Hải: Nguyễn Văn Nghị có tên thật là Nguyễn Hữu Nghị - Ảnh 1.
Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Đình Việt

Thật vậy, trong toàn bộ hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải hết sức phức tạp, ngồn ngộn các chi tiết, tình tiết, con người, thời gian kéo dài gần 13 năm...; nhưng những gì liên quan đến đối tượng Nguyễn Văn Nghị - nghi can số 1 trong những ngày đầu xảy ra vụ án - đều thể hiện rất ít ỏi, kể từ khi Hồ Duy Hải tra tay vào còng.
Kiểm tra các tài liệu và nguồn tin, chỉ thấy thông tin "Nguyễn Văn Nghị (sinh năm 1979), ngụ xã Tân Hội, huyện Cai Lậy (nay là thị xã Cai Lậy), tỉnh Tiền Giang". Ngày 13/1/2008, vụ án giết 2 nữ nhân viên Bưu cục Cầu Voi xảy ra, một số tờ báo khi đưa tin đều xác định nghi can hàng đầu của vụ án là Nguyễn Văn Nghị - "bạn trai" của nạn nhân N.T.A.H.

Sâu hơn, theo các nguồn tin chính thức cho biết, Nghị đã vắng bóng trong ngày 13/1/2008. Các trinh sát phải đón lõng tại nhà ba mẹ của Nghị ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đến tận nửa đêm 14/1/2008, Nghị đột ngột trở về nhà, các trinh sát mới áp giải và câu lưu được đối tượng này để lấy lời khai. Nghị sau đó chứng minh được mình có bằng chứng ngoại phạm nên được cho về.
Sau 13 năm, cái tên Nguyễn Văn Nghị hầu như không được cơ quan luật pháp nào nhắc tới. Nó chỉ được nhắc tới thoáng qua 1 - 2 lần trong vài bản khai của một số cá nhân liên quan không quan trọng. Và, gần đây nhất, tên Nguyễn Văn Nghị đã được Viện KSND Tối cao nhắc lại trong Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7, ngày 22/11/2019.
Theo Viện KSND Tối cao, "còn có đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị, Nguyễn Misol không được điều tra làm rõ".
Như vậy, trong một số tài liệu, văn bản liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải đều thể hiện, Nguyễn Văn Nghị (ngụ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) từng được xem là nghi can số 1.
Vào lúc 18h36 phút ngày 15/5, để khẳng định chính xác Nguyễn Hữu Nghị mà không phải là Nguyễn Văn Nghị liên quan trong vụ án Hồ Duy Hải, PV Dân Việt đã điện thoại cho đại tá Phạm Thanh Tâm - Phó Giám đốc Công an tỉnh Long An.
Ông Tâm hẹn sẽ làm việc với PV vào sáng ngày mai (16/5/2020), mà không thể nói qua điện thoại, về đối tượng Nguyễn Hữu Nghị liên quan trong vụ án Hồ Duy Hải.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Cao Hùng - Đình Việt







4Báo Sạch đưa tư liệu và nghi vấn về Nguyễn Văn Nghị - Nguyễn Hữu Nghị

"
Việc báo chí và người dân "truy tìm" tung tích nhân vật Nguyễn Văn Nghị đã xôi hỏng bỏng không, dù lật tung cả địa chỉ được biết đến của Nguyễn Văn Nghị ở Cai Lậy, Tiền Giang.
Nay, Công an tỉnh Long An khẳng định chỉ có Nguyễn Hữu Nghị, sinh năm 1983, ở TP Tân An, không có Nguyễn Văn Nghị nào liên quan tới vụ án cả (!?).
Theo tài liệu Báo Sạch thu thập được, thì từ năm 2016, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã trả lời gia đình bị án Hồ Duy Hải về đơn tố giác tội phạm đối với Nguyễn Văn Nghị, khiến gia đình bị án mất phương hướng, hoang mang, hoài nghi...
Vậy Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol là ai? Ai đã cung cấp thông tin cho báo chí thời điểm vụ án mạng xảy ra, và mục đích là gì?, các cơ quan hữu trách cần sớm công khai, minh bạch để mọi khuất tất trong vụ án được làm rõ.



Không có mô tả ảnh.
"




3.

15/05/2020 17:18

Công an tỉnh Long An khẳng định Nguyễn Văn Nghị hiện đang ngụ ở TP.Tân An, làm nghề dịch vụ du lịch và bán bảo hiểm xe.


















TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Bưu điện Cầu Voi, hiện trường vụ án

Sau khi Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao bác kháng nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về vụ án tử tù Hồ Duy Hải (SN 1985, ngụ xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An), dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.

Trong đó, không ít ý kiến nghi ngờ về vai trò, trách nhiệm của một trong hai người có liên quan đến vụ án là Nguyễn Văn Nghị - bạn trai của một trong hai nạn nhân; vì sao lời khai của Nghị không được đưa vào hồ sơ điều tra... Thậm chí, có nguồn tin thất thiệt còn cho rằng, hiện Nghị đã định cư ở nước ngoài (?)

Nguyễn Hữu Nghị chứ không phải Nguyễn Văn Nghị

Theo thông tin đăng tải trên báo chí, nhân vật Nguyễn Văn Nghị cư trú tại xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Tuy nhiên, suốt cả ngày 14/5, chúng tôi đến xã Tân Hội tìm kiếm nhưng người dân đều khẳng định không hề có người nào có tên tuổi như vậy. Nhiều người dân trong xã thắc mắc: "Nếu trong xã có người thanh niên tên Nghị bị công an câu lưu liên quan đến vụ án chấn động này thì người dân trong xã biết ngay bởi vùng quê không giấu được".

Tương tự, Công an xã Tân Hội cũng khẳng định, vừa qua có nghe thông tin này và đã cho kiểm tra toàn bộ hồ sơ lưu trữ hộ khẩu thường trú của người dân xã Tân Hội, song vẫn không có ai tên Nguyễn Văn Nghị giống như báo chí nêu.

Sáng 15/5, PV Báo Giao thông đến Công an tỉnh Long An tìm hiểu và được Đại tá Phạm Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, sau khi xảy ra vụ án sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (Nguyễn Thị Ánh Hồng, SN 1985 và Nguyễn Thị Thu Vân, SN 1986) xảy ra khoảng 19h30 ngày 13/1/2008, cơ quan điều tra tập trung nhiều hướng xác minh gồm: cướp của giết người, ghen tuông tình ái, mâu thuẫn cá nhân.

Qua đó, cơ quan điều tra xác định có một đối tượng tên là Nguyễn Hữu Nghị cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân An (Long An) và Nguyễn Mi Sol (SN 1984, ngụ ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long). Hai đối tượng này có mối quan hệ tình cảm với nạn nhân Hồng nên cơ quan điều tra triệu tập làm việc đầu tiên vào ngày 14/1/2008.

Nguyễn Hữu Nghị ngoại phạm?
Đại tá Phạm Thanh Tâm dẫn chứng: tại biên bản ghi lời khai của Nghị và qua xác minh những nhân chứng đã xác định Nghị ngoại phạm. Bởi, khoảng 19h30 (đây là khoảng thời gian xảy ra án mạng ở Bưu điện Cầu Voi) ngày 13/1/2008, Nghị ở tại nhà cùng uống cà phê và đánh bài (binh xập xám) với anh Nguyễn Thanh Nhàn (SN 1981, nhà đối diện nhà Nghị) cùng ông Nguyễn Văn Tròn (SN 1969, gần nhà Nghị). Đến 21h cùng ngày, anh Nhàn và ông Tròn về nhà nghỉ ngơi.

“Cả 2 người này đều ký biên bản xác nhận với cơ quan điều tra là đã cùng uống cà phê và đánh bài chung với Nghị trong thời gian trên”, Đại tá Tâm nói.

Tiếp tục ngày 5/3/2008, cơ quan điều tra đã gửi giấy triệu tập và Nghị có mặt tại cơ quan điều tra để làm việc.

Ngoài ra, cơ quan điều tra còn cử điều tra viên đến Công ty Hoàng Long (do Nghị đang làm việc ở đây) có trụ ở huyện Bến Lức để xác minh làm rõ vụ việc.

Nói về lý do không đưa hồ sơ của Nghị vào vụ án, Đại tá Tâm cho rằng, qua lời khai và chứng cứ xác minh Nghị và Sol có những bằng chứng, chứng minh ngoại phạm rất rõ, không liên quan vụ án nên CQĐT không đưa vào hồ sơ vụ án.

“Tuy nhiên, hồ sơ của Nghị vẫn được lưu giữ tại CQĐT công an tỉnh Long An từ đó đến nay. Và qua xác minh, hiện Nghị vẫn còn ở địa phương và đang mở dịch vụ du lịch và bán bảo hiểm xe. Chúng tôi khẳng định vụ án trên không ai tên Nguyễn Văn Nghị ở thị xã Cai Lậy liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải. Chỉ có Nguyễn Hữu Nghị, ngụ xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân An trong hồ sơ...", Đại tá Tâm khẳng định.

















TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội "Giết người", "Cướp tài sản".

13 năm án tử treo trên đầu

Theo hồ sơ vụ án, sáng 14/1/2008, người dân phát hiện 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi bị sát hại tại nơi làm việc. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đã thẩm tra xét hỏi nhiều người có quan hệ tình cảm, quen biết với 2 nạn nhân. Trong đó, có Nguyễn Hữu Nghị - bạn trai của một trong 2 nạn nhân và Nguyễn Mi Sol.

Hai tháng sau, Hồ Duy Hải bị bắt và bị kết luận là hung thủ. Cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội "Giết người", "Cướp tài sản".

Ngày 24/10/2011, viện trưởng VKSND Tối cao ban hành quyết định không kháng nghị vụ án, sau đó TAND tỉnh Long An cho biết sẽ tổ chức thi hành án.

Ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước thông báo đã nhận được đơn kêu oan của mẹ Hồ Duy Hải, yêu cầu tạm dừng thi hành án. Ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án để điều tra lại.

Ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đã khẳng định các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như: bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án...

Hải Đường








15/05/2020 18:40

Công an Long An khẳng định, nhân vật liên quan trong vụ án 2 cô gái bị sát hại tại Bưu điện Cầu Voi không phải là Nguyễn Văn Nghị.


















TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra án mạng làm 2 cô gái tử vong

Tìm Nguyễn Văn Nghị ở Tiền Giang

Để tìm gặp nhân vật Nguyễn Văn Nghị - người liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải, phóng viên Báo Giao thông đã về xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, Tiền Giang.

Theo thông tin trên Báo Dân Việt, Nguyễn Văn Nghị (quê xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) được xem là nghi phạm số 1 vì là bạn trai của một nạn nhân.

Ngày 15/1/2008, sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An tiến hành lấy lời khai ba thanh niên quê ở tỉnh Vĩnh Long, tạm trú tại ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) do có mối quan hệ với hai nạn nhân bị giết tại Bưu điện Cầu Voi. Sau đó, cơ quan điều tra tiếp tục câu lưu một thanh niên được xác định là nghi can chính trong vụ án.Bước đầu, cả ba thanh niên này đưa ra được chứng cứ ngoại phạm. Đối tượng đang bị câu lưu là Nguyễn Văn Nghị, ngụ tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), là bạn của ba thợ bạc tiệm vàng K.L, có dấu hiệu nghiện ma túy. Nghị là một trong hai bạn trai của nạn nhân N.T.A.H.

Vào đêm xảy ra vụ án 13/1/2008, người dân địa phương thấy Nghị đi xe máy đến Bưu điện Cầu Voi gặp hai nạn nhân H. và V. Người dân địa phương còn miêu tả Nghị mặc quần jean, khoác bên ngoài chiếc áo gió rộng.

Cũng theo Báo Dân Việt, ngay trong ngày 14/1/2008, sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã cử trinh sát đến tất cả những địa chỉ mà Nghị thường xuyên lui tới nhưng không gặp anh ta. Sau đó, cơ quan điều tra cử trinh sát mai phục tại nhà cha mẹ của Nghị ở Cai Lậy (Tiền Giang) đến nửa đêm thì nghi can xuất hiện, các trinh sát thực hiện biện pháp áp giải về cơ quan điều tra lấy lời khai. Theo tin ban đầu, Nghị cố tình đưa ra chứng cứ ngoại phạm nhưng không có cơ sở thuyết phục nên cơ quan điều tra quyết định câu lưu để làm rõ.

Tuy nhiên, vài ngày sau, Nghị được cho về. Cơ quan điều tra cho rằng, Nghị có tình tiết ngoại phạm khi đưa ra nhân chứng xác định vào thời gian từ 20 giờ 10 ngày 13/1/2008 cùng bạn uống nước tại một quán cà phê tại thị trấn Cầu Voi.
Tên nhân vật không chính xác

Tuy nhiên, khi PV Báo Giao thông đến xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy tìm gặp người tên Nguyễn Văn Nghị thì không tìm được manh mối. Công an xã cũng khẳng định không có người tên như vậy trong hồ sơ lưu trữ hộ khẩu thường trú của người dân trong xã.

Sáng 15/5, PV Báo Giao thông đến Công an tỉnh Long An tìm hiểu và được biết trong hồ sơ của đối tượng được công an câu lưu đầu tiên ghi tên Nguyễn Hữu Nghị chứ không phải Nguyễn Văn Nghị.

Đại tá Phạm Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công an tỉnh khẳng định không có ai tên Nguyễn Văn Nghị ở thị xã Cai Lậy liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải. Chỉ có Nguyễn Hữu Nghị, ngụ xã An Vĩnh Ngãi, TP.Tân An.

Bằng chứng ngoại phạm: Không ra quán mà uống cà phê tại nhà

Nói về lý do không đưa hồ sơ của Nguyễn Hữu Nghị vào vụ án, Đại tá Tâm cho rằng, qua lời khai và chứng cứ xác minh Nghị có những bằng chứng, chứng minh ngoại phạm rất rõ, không liên quan vụ án nên CQĐT không đưa vào hồ sơ vụ án.

Đại tá Phạm Thanh Tâm dẫn chứng: tại biên bản ghi lời khai của Nghị và qua xác minh những nhân chứng, cơ quan điều tra đã xác định Nghị ngoại phạm.

Khoảng 19h30 (đây là khoảng thời gian xảy ra án mạng ở Bưu điện Cầu Voi) ngày 13/1/2008, Nghị ở tại nhà cùng uống cà phê và đánh bài (binh xập xám) với anh Nguyễn Thanh Nhàn (SN 1981, nhà đối diện nhà Nghị) cùng ông Nguyễn Văn Tròn (SN 1969, gần nhà Nghị). Đến 21h cùng ngày, anh Nhàn và ông Tròn về nhà nghỉ ngơi.

“Cả 2 người này đều ký biên bản xác nhận với cơ quan điều tra là đã cùng uống cà phê và đánh bài chung với Nghị trong thời gian trên”, Đại tá Tâm nói. (Thông tin này khác thông tin đăng trên Báo Dân Việt cho biết Nghị uống cà phê tại một quán gần nhà - PV).

Tiếp tục ngày 5/3/2008, cơ quan điều tra đã gửi giấy triệu tập và Nghị có mặt tại cơ quan điều tra để làm việc. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn cử điều tra viên đến Công ty Hoàng Long (do Nghị đang làm việc ở đây) có trụ ở huyện Bến Lức để xác minh làm rõ vụ việc.ư

“Dù các thông tin này không được đưa vào hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải nhưng hồ sơ của Nguyễn Hữu Nghị vẫn được lưu giữ tại CQĐT công an tỉnh Long An từ đó đến nay. Qua xác minh, Nghị vẫn đang ở địa phương, làm dịch vụ du lịch và bán bảo hiểm xe', đại tá Tâm khẳng định.

Hải Đường




2.

Sau khi bị bắt, kết án, Hồ Duy Hải bỗng hiện lên trên báo chí là một thanh niên chơi bời lêu lổng.
Tôi có hỏi các nhà báo tham gia từ đầu vụ việc, vài thanh niên ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, thì được biết Hồ Duy Hải từ nhỏ đã mê đá bóng. Không chỉ vậy, Hải còn dẫn dắt bạn bè và các em chơi môn thể thao này, vào đội bóng đá của xã, của huyện. "Anh Hải đá sân 11 rất khéo", một người em của Hải kể lại. Tôi hiểu rằng dù chỉ là tuyển phong trào, giải phong trào, Hải cũng cần phải có một thể trạng đủ tốt, một lối sống đủ lành mạnh.
Và tôi biết thêm, ngày Hải sắp bị thi hành án tử năm 2014, không chỉ gia đình mà còn nhiều bạn bè, bạn học của Hải đã có mặt trước trại giam CA tỉnh Long An để kêu oan, kêu cứu. Sau đó, nhờ một "phép màu" bởi luật sư Trần Văn Tạo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có đề nghị hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải ngay trước ngày thi hành án.
Nhà Hồ Duy Hải bây giờ cách nhà cũ độ 500 mét, cũng ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, trong một con ngõ nhỏ, cạnh một ngôi chùa bình yên, và phía trước là cánh đồng bát ngát.
Trong ngôi nhà kiểu Nam bộ này là "tứ đại đồng đường", gồm bà ngoại Hồ Duy Hải, mẹ Hải và các cậu, dì, em gái Hải và các em họ, cuối cùng là các cháu nhỏ con các em họ Hải.
Bà ngoại Hải đã 94 tuổi, còn khá minh mẫn nhưng khó khăn di chuyển đã 3 năm nay. Bà vẫn nói, hỏi chuyện, các con bà ghé sát tai mẹ, dạ dạ thưa thưa.
Mẹ, các cậu, dì Hải thì thương yêu, vì nhau mà hi sinh cả đời sống riêng, sự nghiệp riêng, như một biểu tượng đẹp nhất của tình ruột thịt.
Mẹ Hồ Duy Hải hiếm phải đi kêu oan cho Hải một mình, bởi luôn có chị gái hoặc em gái theo cùng, từ Nam chí Bắc, ngày nắng ngày mưa. Khi cuộc kêu oan đằng đẵng khiến mẹ Hải khó khăn về kinh tế, anh chị em họ đã cùng nhau bán nhà, cùng về lại căn nhà thờ của cha mẹ để lại bây giờ, đùm bọc, nương tựa vào nhau. Hơn 10 năm qua, họ nắm chặt tay đi kêu oan cho con/cháu, chưa một lời nặng nhẹ nhau, chung niềm tin vào ngày Hồ Duy Hải được minh oan và được trở về.
Em gái Hải từ khi vào 16 tới nay, đã 13 năm ngơ ngác theo mẹ đi kêu oan cho anh trai, dành trọn vẹn tình yêu thương cho anh trai, đã đành, các em họ Hải cũng không ngoài cuộc, cũng tất bật, lo lắng, không ngừng cố gắng và tin tưởng.
Từ trưa 13 tới sáng 14 tháng 5, mẹ, cậu, dì và các em Hồ Duy Hải lại tất bật làm cơm, làm đồ ăn để trưa 14 vào thăm Hồ Duy Hải, sau gần 4 tháng phải "giãn cách xã hội" vì dịch cúm Covid-19. Họ nấu những món ăn Hải thích nhất. Họ thấy bớt trĩu nặng khi Hồ Duy Hải hôm nay dù xanh, gầy nhưng tinh thần vẫn lạc quan.
Nhớ hôm sau phiên giám đốc thẩm, trở về từ Hà Nội, dì của Hồ Duy Hải nói với các nhà báo tới thăm rằng: "Mong các con, các em nếu ngoại hỏi thì nói giùm ‘vài bữa Hải về’. Ngoại trông lắm", bằng ánh mắt như van nài, như có tội.
Cậu Tư của Hải thì cứ tất bật chăm sóc mẹ từ trưa tới tối. Trên lưng ông có một vết sẹo rất lớn. Hỏi mới biết do ông nhường một quả thận cho con mình...
Một gia đình ắp đầy yêu thương và trách nhiệm, sự tinh tế như thế, làm sao có thể mù quáng mà tin mà yêu mà hi sinh cả tuổi đời, sức khỏe, tài sản... để kêu oan cho Hồ Duy Hải tới tận bây giờ?
Ảnh: Cậu Tư của Hồ Duy Hải đang chăm sóc mẹ - bà ngoại của Hải. Bà đã 94 tuổi vẫn không nguôi mong chờ đứa cháu trai trở về / by Thắng Thế Lê.



Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang ngồi






1.





14/05/2020 10:59 GMT+7

TTO - Các đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân đã gửi kiến nghị cho rằng cần làm rõ những vấn đề dư luận đặt ra sau khi Hội đồng thẩm phán ra phán quyết “vụ án Hồ Duy Hải”.

ĐBQH gửi kiến nghị tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội vụ Hồ Duy Hải - Ảnh 1.
Đại biểu Quốc hội, TS Lê Thanh Vân - Ảnh: Lê Kiên
Đại biểu Quốc hội, phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng đã gửi kiến nghị tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Theo đại biểu Nhưỡng, "dư luận cho rằng phán quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội và đã dựa trên tư duy, quan niệm mang tính buộc tội, vấn đề "cấm kỵ" trong lĩnh vực hình sự. Mặc dù công nhận nhiều sai sót mang tính mấu chốt trong quá trình điều tra, nhưng lại cho rằng sai sót đó "không ảnh hưởng đến bản chất vụ án".
Ông Nhưỡng nêu quan điểm: Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã không xem xét công tâm, khách quan, khoa học, đúng đắn đối với các vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra, có thể nói nhiều vấn đề khuất tất bị che lấp đã được dư luận nêu bức xúc trong suốt thời gian qua như thời gian thực hiện hành vi phạm tội, thời điểm nạn nhân chết, các vi phạm trong việc thu giữ dấu vân tay, mẫu máu, vật chứng…, đặc biệt là việc loại trừ các nghi can khác trong vụ án.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng cho rằng không có quy định nào cho phép Hội đồng thẩm phán TANDTC phán quyết về việc kháng nghị của VKSND Tối cao đúng hay không đúng pháp luật.
Từ các phân tích, lập luận đó, ông Nhưỡng kiến nghị Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo các cơ quan hữu quan báo cáo rõ về vụ án này.
Ông Nhưỡng cũng kiến nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Chánh án TAND tối cao, viện trưởng VKSND tối cao có báo cáo riêng vụ Hồ Duy Hải tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội (khai mạc ngày 20-5 tới).
Vị đại biểu này cũng đề nghị tổ chức thực hiện giám sát tối cao của Quốc hội hoặc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các vụ án do Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm gây bức xúc dư luận, trong đó có vụ án Hồ Duy Hải.
Một đại biểu Quốc hội khác là ông Lê Thanh Vân - ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách - cũng đã gửi kiến nghị Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động của TANDTC trong phiên tòa giám đốc thẩm "vụ án Hồ Duy Hải".
Trong bản kiến nghị, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng phiên giám đốc thẩm có dấu hiệu vi phạm quy định về yêu cầu đảm bảo tính vô tư, khách quan của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, quy định tại các điều 21, 49, 53 của Bộ luật tố tụng hình sự, khi người từng quyết định không chấp nhận kháng nghị nay lại làm chủ tọa phiên tòa.
Cùng với đó, theo ông Vân, là dấu hiệu vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 của Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 15 của bộ luật này về xác định sự thật vụ án. Tự đặt ra một dạng quy định bất thành văn, không hề có trong pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự khi cho rằng sai phạm trong tố tụng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án. 
Theo đại biểu Lê Thanh Vân, điều này sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm, vô tình khuyến khích vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự.

..


0.b. Thời điểm 2016 xuất hiện cái tên là Nguyễn Hữu Nghị

"
Nguồn: Báo Sạch (đưa lên mạng ngày 15/5/2020)

"







0.a.


PHÁP LUẬT Thứ Năm, 08/01/2015 11:46:00 +07:00

Hôm nghe tin Hải sắp bị chích thuốc, cô gái suy sụp suýt ngất, phải kiếm cớ bỏ lớp ra ngoài sân ngồi khóc để học trò không nhìn thấy.

Hôm nghe tin Hải sắp bị chích thuốc, cô gái suy sụp suýt ngất, phải kiếm cớ bỏ lớp ra ngoài sân ngồi khóc để học trò không nhìn thấy.
Ký ức về tử tù Hải
Chuyện cô giáo trẻ, xinh xắn hơn một năm qua, tháng nào cũng cùng người thân đi thăm Hồ Duy Hải đã làm nhiều người quan tâm tìm hiểu. Phóng viên đã hẹn gặp nhân vật đặc biệt này vào giờ trưa giữa hai buổi học.

Cô gái có đôi má bầu bĩnh, mắt đen tròn, giọng nói ngọt ngào. Không sắc nước hương trời, nhưng cũng là một cô gái duyên dáng đôn hậu.

Tôi chưa từng gặp Hồ Duy Hải, chỉ xem mặt qua hình ảnh nên không thể đánh giá được vì nguyên nhân nào mà cô gái trẻ đẹp này lại để tâm chia sẻ và cầu nguyện cho một người án tử hình đang treo lơ lửng; bị cáo buộc giết người vì hành vi đê hèn do không cho thỏa mãn nhu cầu tình dục, sau đó lại cướp tiền đi đánh bạc. Phải chăng cô thầm yêu trộm nhớ Hải từ lâu đến mức mù quáng, đến khi Hải vào tù mới có dịp bộc lộ?  

Rất tự tin, cô trả lời không chút e dè: “Cháu chỉ gặp anh Hải thường hồi còn nhỏ nhưng cháu hiểu và tin anh là người tốt. Cái đặc biệt của anh Hải là sự chân thành. Từ lúc anh Hải bị bắt đến giờ, cháu vẫn luôn tin rằng anh ấy vô tội”.

Cô cho hay niềm tin của mình không phải là chuyện nông nổi nhất thời mà bắt đầu từ hơn 13 năm trước, thời cô mới bắt đầu học cấp hai. Cô là bạn thân của Thủy (em gái Hải). Từ những hành vi ứng xử của Hải không phải với cô mà với mọi người.
Tử tù Hồ Duy Hải. 

Nhà cô và nhà Hải cách nhau hơn cây số. Sau buổi học cô thường ghé nhà Hải chơi, cùng em gái anh ta ôn bài. Tuy thiếu tình cảm của cha nhưng Hải không phải là người thiếu giáo dục. Hải lúc ấy đã học cấp 3 đã ý thức trách nhiệm, biết tỏ ra là người lớn.

Sau giờ học Hải loanh quanh ở nhà, nấu cơm dọn sẵn cho cô và em gái. Hải thương em, tận tụy hướng dẫn cho em gái và cô giải những bài toán khó. Hải hiếu thảo với người thân, mỗi lần đi ra ngoài về mua cho mẹ một hũ sữa chua, ép mẹ ăn cho kỳ được. Hai mẹ con cứ ép nhau, Hải phân trần: “Con đã ăn rồi! Mẹ ăn đi, con mua phần này là cho mẹ!”.

Nhà dì Hải ở cạnh bên có lớp mẫu giáo tư thục, chiều nào phụ huynh bận việc, Hải vui vẻ chở các cháu về nhà. Không phải làm cho lấy có, chở đi như nghĩa vụ, Hải đùa giỡn với các cháu, có khi còn mua quà cho chúng. Thú chơi duy nhất của Hải là chiều chiều đá banh trên cái sân banh nhỏ của xã ở gần nhà.

Từ sự thương xót, chia sẻ đến thầm yêu

Khi cô và em gái Hải lên cấp ba, Hải cũng lên Sài Gòn học nên ít khi gặp gỡ. Những câu chuyện ký ức thời cấp hai cũng ngủ yên. Trong tâm trí cô, Hải cũng chỉ là một người anh tinh thần, một người đáng quý.

Nhưng tin Hải bị bắt làm cô choáng váng, đau xót, cho rằng anh bị hàm oan. Cô không tin một người hiền hậu, tốt bụng, yêu thương trẻ con như anh lại có thể gây tội ác tày trời như vậy.

Cô giáo trẻ xếp ngàn cánh hạc cầu nguyện cho Hồ Duy Hải được minh oan. 

Mấy năm sau, khi cô tốt nghiệp Sư phạm mẫu giáo, được phân công về trường mẫu giáo gần nhà Hải, dạy chung với dì út của Hải. Ký ức tuổi thơ của cô đã sống lại, cộng thêm với hình ảnh mẹ Hải cứ nấc lên từng cơn ngất xỉu mỗi lần nhắc đến con trai…

Em gái Hải thì thầm thì với cô về câu chuyện buồn là Hải từng có người yêu là cô gái ở cùng xã. Noel hàng năm Hải đều chở em gái và mấy đứa cháu đến nhà người ấy chơi. Hải có khai chuyện này với cơ quan điều tra, nhưng khi đối chứng trước cơ quan điều tra, chị ấy phủ nhận, cho rằng chỉ xem Hải là bạn bè bình thường như bao người khác.

Trước những câu chuyện buồn dập dồn như vậy, hình ảnh những bữa cơm trứng chiên rau luộc, dưa leo sống dậy. Cô nghĩ đến Hải nhiều hơn, so sánh thanh niên này với những bạn học, người bạn trai bình thường mà cô thường giao tiếp, cô thấy ai cũng tốt, cũng dễ thương; nhưng Hải khác hơn hẳn những người ấy về sự tốt bụng chân thành.

Một thứ tình cảm khác lớn hơn sự xót thương lớn dần lên. Cô muốn làm điều gì đó cụ thể để chia sẻ với Hải về nỗi cô đơn, oan ức. Từ năm 2012, nhiều lần cô xin mẹ và dì Hải cho được cùng lên trại giam thăm nuôi Hải. Mãi đến ngày 30/8/2013 mới được đi chuyến đầu tiên. Lần đầu tiên gặp Hải, nhìn làn da trắng xanh xao của anh, cô xúc động khóc ngất đến khi về mà chẳng nói được câu nào.

Món quà 1.000 ngày cầu nguyện

Tôi hỏi đùa “chỉ đi thăm thôi hay có mang theo quà gì cho Hải không?”. Người dì đỡ lời: “Đem đồ vô trại chỉ có đồ ăn thôi! Tụi tôi đã chuẩn bị hết rồi”. Bất ngờ, cô gái ứa nước mắt, giọng thì thầm nhưng quyết liệt: “Quà đem vô trại thì không nhưng quà cho ngày trở về thì có!”.

Tôi ngạc nhiên trước niềm tin mạnh mẽ về ngày trở về của một tử tù nên gặng hỏi vì sao cô hy vọng và tin tưởng mạnh mẽ như vậy? Một lần nữa cô khẳng định với sự hiểu biết của cô về Hải từ ngày còn nhỏ đến giờ, cô luôn tin rằng Hải vô tội.
Video: Mẹ tử tù Hồ Duy Hải gửi đơn lên Chủ tịch nước




Hôm 4/12, nghe tin Hải sắp bị chích thuốc, cô suy sụp suýt ngất, phải kiếm cớ bỏ lớp ra ngoài sân ngồi khóc để học trò không nhìn thấy. Khi biết Hải được hoãn thi hành án, niềm tin của cô càng mạnh mẽ hơn.

Tuy cởi mở tự tin như vậy nhưng phải thuyết phục một hồi cô mới chia sẻ bí mật sâu kín của mình về món quà đang dành cho Hải. Từ sau lần đầu tiên đi thăm Hải, mỗi ngày cô đã xếp một cánh hạc cùng với lời cầu nguyện. Đó chính là món quà cô dành cho Hải trong ngày được minh oan mơ ước. Tôi xin chụp hình món quà này nhưng cô khảng khái từ chối vì muốn dành trọn sự thiêng liêng cho Hải.

Người dì cởi mở: “Mấy lần thăm nuôi Hải tui cũng nói thẳng với hai đứa nó, lễ vật đã sắm sẵn, nếu hai đứa chịu, được ra tù làm đám cưới liền. Tụi nó chỉ cười!”. Ánh mắt cô long lanh.

Trưa ngày 4/12, Phó Chánh án TAND tỉnh Long An đã ký văn bản xác nhận hoãn thi hành án tử hình đối với bị án Hồ Duy Hải.

Trước đó, các cơ quan tố tụng đã cáo buộc bị cáo Hải tội giết 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, Long An) dù chứng cứ buộc tội chỉ dựa duy nhất vào lời khai của Hải. Tại cả hai phiên tòa sơ và phúc thẩm, Hải phản cung, kêu oan và cho rằng mình bị ép cung.
Theo PLVN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐẦY CẢM THÔNG Với Nhà Lãnh đạo nào muốn sửa hệ thống!


Phạm Ngọc Luật
.
Cái búi rác khổng lồ này , nhiều bạn phây thấy dị tượng quá nên đã cẩu về tường nhà mình
Chả dị tượng mà Tây du lịch cứ cười đùa , chụp ảnh thôi rồi
Ở Thủ đô mình ko thiếu , nhưng có lẽ búi này " tập trung " hơn ?
Như có sự bù - trừ cho cái sự đen , tối , và rối ấy , là khen thay bạn nào đó đã chú thích bằng câu hỏi và câu trả lời vui đến ... tuyệt cú mèo
Vũ khí phê bình , diễu nhại của nhân dân , các nhà văn tài năng và cương trực , khá khen họ đã làm giỏi đấy , nhưng vẫn còn phải học chán dân gian . Dân gian sướng hơn họ vì chưa bị soi duyệt . Còn các nhà l / đ thì hay quen thói trịch thượng , ngưỡng thiên , ít thèm để ý . Nghĩa là lờ lớ lơ .

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Điểm lại những vụ án oan sai trong vài năm gần đây


Việc 3 cụ ông (1 người đã mất trong thời gian giam giữ) được cơ quan chức năng minh oan, xin lỗi và đính chính công khai tại Vĩnh Phúc một lần nữa nhắc người ta nghĩ về hàng loạt những vụ án oan sai trước đây, gây bức xúc trong dư luận.
3 cụ ông ở Vĩnh Phúc mang án oan giết người gần 40 năm
Sáng 9/10, sau gần 40 năm mang án oan giết người, 3 cụ ông (1 người đã mất trong thời gian giam giữ) đã được cơ quan chức năng minh oan, xin lỗi và đính chính công khai trước toàn xã hội.
plus_1_mdrr

Ông Trần Ngọc Trinh.

Theo nội dung vụ án, khi cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc xác định được hung thủ thực sự gây ra cái chết cho ông Chu Văn Quản (Bí thư chi bộ thôn Vạn Thắng, xã Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú (cũ)) lúc bấy giờ, lần lượt ông Trần Chung Thám, Trần Ngọc Trinh, Khổng Văn Đệ đều có “quyết định đình cứu” từ VKSND Vĩnh Phú, với nội dung xác nhận cả 3 không liên quan đến việc ông Quản bị giết.
4 lần bị kết án tử hình dù vô tội
Chiều 25/4/2017, buổi xin lỗi của TAND Cấp cao tại Hà Nội với ông Hàn Đức Long, người bị kết án tử hình oan về tội giết người được tổ chức tại ở xã Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang).
Vụ án xảy ra vào tối 26/6/2005, thi thể một bé gái ở xã Phúc Sơn được tìm thấy. Sau bốn tháng không tìm ra thủ phạm, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang quyết định tạm đình chỉ vụ án.
f1ff50a591e378bd21f2

Ông Hàn Đức Long và người vợ đã không ngại gian khó, ngày ngày tháng tháng đi kêu oan cho chồng.

Cơ quan điều tra sau đó nhận được đơn của cụ Ngô Thị Khuyến và con dâu tố cáo người cùng thôn là Hàn Đức Long đã hiếp dâm hai mẹ con. Từ đó, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam ông Hàn Đức Long. Ông Long cũng thú nhận mình là thủ phạm hiếp và giết cháu bé trên.
Trải qua hai phiên tòa sơ thẩm, hai phiên tòa phúc thẩm, Hàn Đức Long bị kết án tử hình. Tại các phiên tòa, ông Long kêu oan, không nhận tội và khai bị ép cung, bức cung, dùng nhục hình.
Theo các quyết định trên thì bản chất là ông Hàn Đức Long đã được xác định không phải là thủ phạm. Như vậy, ông đã bị bắt giam oan, truy tố oan, xét xử oan và chịu giam cầm trong suốt 11 năm. Ông bị bắt vào ngày 18/10/2005 và đến tối ngày 20/12/2016 thì được trả tự do.
28 năm mang tiếng giết chồng, giết cha
Ngày 24/10/2017, TAND tỉnh Điện Biên tổ chức buổi Công khai xin lỗi với bà Đặng Thị Nga (SN 1938, ở Tuần Giáo, Điện Biên) và 2 con trai gồm Trịnh Công Hiến (SN 1963, đã mất) và Trịnh Huy Dương (SN 1970) vì điều tra, truy tố, xét xử oan cho họ về hành vi giết chồng, giết cha.
Theo hồ sơ, năm 1989, bà Nga phát hiện chồng mình là ông Trịnh Huy Tùng chết dưới giếng. Vài ngày sau, công an tỉnh Lai Châu (cũ, nay tách thành Lai Châu và Điện Biên) bắt giữ bà Nga và các anh Hiến, Dương để điều tra hành vi giết người.
TAND tỉnh Lai Châu cũ tuyên phạt bà Nga 36 tháng tù treo về tội che giấu tội phạm, các anh Hiến và Dương lần lượt nhận án 18 năm tù và 12 năm tù về tội giết người. Ngày 23/9/1989, Công an huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (cũ) khởi tố vụ án hình sự “Giết người” theo Điều 101 Bộ luật Hình sự năm 1985.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Đặng Thị Nga, ông Trịnh Công Hiến và ông Trịnh Huy Dương (là con đẻ của ông Tùng và bà Nga) để điều tra về tội giết người
Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù 10 năm khiến gia đình tan nát
Tháng 8/2003, ông Nguyễn Thanh Chấn bị công an huyện Việt Yên, Bắc Giang cho rằng ông là thủ phạm giết cô hàng xóm Nguyễn Thị Hoan tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên. Qua các cấp xét xử, tòa án xác định ông phạm tội giết người, tuyên án tù chung thân. Suốt quá trình bị bắt, xét xử và khi bị kết án, ông liên tục kêu oan.
Vợ ông cũng ròng rã tới nhiều cơ quan công quyền kêu oan cho chồng. Tháng 7/2013, trong đơn gửi VKSND Tối cao, bà cho hay đã tự xác minh được thủ phạm của vụ án là Lý Nguyễn Chung. Xem xét đơn, Cục điều tra VKSND Tối cao đã vào cuộc.
75c3d19910dff981a0ce

Ông Nguyễn Thanh Chấn được thả tự do năm 2013.

Tháng 11/2013, ông Chấn được VKSND Tối cao tạm tha về nhà sau 10 năm bị bắt. Hai hôm sau, TAND Tối cao trong phiên tái thẩm đã hủy hai bản án kết tội ông Chấn giết người. Vụ án được điều tra lại.
Trước đó ít ngày, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, nhận đã giết chị Hoan để cướp 2 chiếc nhẫn cùng 59.000 đồng. Sau khi điều tra, xác minh, Chung bị bắt giữ và khởi tố về tội Giết người, Cướp tài sản. Đầu năm 2014, ông Chấn chính thức được công nhận vô tội. Ông Nguyễn Thanh Chấn hiện đã nhận số tiền bồi thường hơn 7 tỷ đồng.
Vụ án “vườn điều” khiến ông Nén và cả gia đình vướng vòng lao lý
Với hai lần bị kết án tử, ông Huỳnh Văn Nén được xem là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan, được gọi là "Người tù xuyên thế kỷ".
Tháng 4/1998, ông Nén bị cho là dùng đoạn dây thừng làm hung khí giết bà Lê Thị Bông cướp chiếc nhẫn. Hơn 2 năm sau, TAND tỉnh Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông tù chung thân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2 năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản, tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Trong thời gian bị điều tra vụ án này, ông Nén và 9 người bên vợ bị cáo buộc giết bà Dương Thị Mỹ trong "kỳ án vườn điều" xảy ra 5 năm trước. Sau 12 năm cơ quan điều tra không buộc tội được các bị can, không tìm ra hung thủ, gia đình ông Nén được minh oan, bồi thường gần một tỷ đồng.
Riêng ông Nén không được giải quyết vì đang thi hành bản án chung thân vì bị cho là giết bà Bông, cướp nhẫn vàng.
Gần 17 năm ngồi tù, cuối năm 2015, Công an tỉnh Bình Thuận đình chỉ điều tra đối với ông Nén sau khi tìm ra hung thủ giết bà Bông. Không lâu sau ông được TAND tỉnh công khai xin lỗi tại địa phương.
Ngay khi được minh oan, ông viết đơn gửi VKSND Tối cao đề nghị xử lý hình sự 14 cán bộ trong ngành công an, VKS, TAND tỉnh Bình Thuận gây oan sai cho ông và 9 thành viên trong gia đình vợ.
Tháng 4/2016, ông Nén đến TAND tỉnh Bình Thuận nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại 18 tỷ đồng vì phải mang 2 án oan về tội Giết người.
Trần văn Thêm - người đã mang thân phận “tử tù” hơn suốt 40 năm qua
Sáng 11/8/2017, tại hội trường trung tâm huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương gồm đại diện TAND Cấp cao tại Hà Nội, VKSND Cấp cao tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức buổi công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can và công khai xin lỗi đối với ông Trần Văn Thêm (80 tuổi, ngụ tại Bắc Ninh), người đã mang thân phận tử tù hơn suốt 40 năm qua.
4a67e93d287bc125986a

Ông Trần Văn Thêm (80 tuổi, ngụ tại Bắc Ninh), người đã mang thân phận tử tù hơn suốt 40 năm qua được Tòa xin lỗi công khai.

Ông Thêm cùng em họ là ông Văn đi mua hàng, về tới địa bàn xã Đông Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phú) thì trời tối nên vào chòi ven đường để ngủ. Khoảng 1 giờ sáng, khi đang ngủ thì ông Thêm thấy choáng váng vì ai đó đã đập búa vào đầu mình. Cùng lúc, tên cướp cũng đã kịp đập một nhát vào đầu ông Văn.
Nghe tiếng kêu cứu, người dân đưa anh em ông Thêm vào BV cấp cứu nhưng ông Văn đã chết. Cho rằng ông Thêm là hung thủ giết người, tháng 8/1972, TAND tỉnh Vĩnh Phú tuyên tử hình ông Thêm. Tháng 8/1973, cấp phúc thẩm tiếp tục y án sơ thẩm.
Đầu năm 1976, ông Thêm được bác sĩ ở Bộ Công an cấp một tờ giấy chứng nhận bị thương để miễn lao động và được về địa phương sinh sống bình thường đến nay. Thời điểm này, ông đã bị giam năm năm sáu tháng bảy ngày.
Với thủ phạm sát hại ông Nguyễn Khắc Văn, do bối cảnh đất nước sau chiến tranh nên nhà chức trách chưa đưa ra xét xử. Đầu những năm 1980 nghi phạm đã chết. Bộ Công an cho rằng đây là "lý do vụ án bị kéo dài đến nay và ông Thêm chưa được cơ quan có thẩm quyền nào xác định vô tội".
Đến năm 2014, với sự giúp đỡ của người thân và Luật sư, gia đình ông mới tìm thấy hai bản Sơ thẩm và Phúc thẩm lưu trữ tại Công an tỉnh Bắc Ninh. Từ đây vụ án được lật lại.
Tại buổi xin lỗi công khai, Thiếu tướng Vũ Quang Hưng, Phó Thủ tưởng cơ quan CSĐT Bộ Công an, đã công bố quyết định đình chỉ bị can. Theo đó, kết quả điều tra cho thấy, có căn cứ xác định ông Thêm không phạm tội giết ông Nguyễn Khắc Văn. Căn cứ các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, quyết định đình chỉ bị can đối với bị can Trần Văn Thêm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÂN SINH TỰ CỔ THÙY VÔ TỬ LƯU THỦ ĐAN TÂM CHIẾU HÃN THANH


Gia Ninh Trần cùng với Trinh Xuong.
NHÂN SINH TỰ CỔ THÙY VÔ TỬ LƯU THỦ ĐAN TÂM CHIẾU HÃN THANH. 人生自古誰無死 留取丹心照汗青
(Đời người xưa nay ai chẳng chết. Để lại lòng son rọi ngàn thu")
Hai hôm nay đề tài sôi nổi nhất là bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị TW ĐCS lần thứ 10. Sau cơn bạo bệnh của tuổi già, ông Trọng đã trở lại mạnh mẽ và phát biểu ứng khẩu trong 16 phút khá sắc sảo, nêu lên nhiều câu hỏi, tâm tư về Đảng và Đất nước.
Trước hết phải công nhận ông Trọng là một nhà chuyên môn giỏi, bởi nghề ông được đào tạo là xây dựng đảng và ông đã làm rất tốt để sửa chữa lại Đảng của ông đang xuống cấp rất trầm trọng trong suốt thời gian qua ( như đốt lò chẳng hạn). Gần đây thì ông kiêm giữ nhiệm vụ đứng đầu nhà nước, và ông đã bắt đầu lo lắng đến vấn đề giữ vững và phát triển đất nước.
Dân ta và cả ĐCS Việt Nam cũng như Thế giới đều công nhận nước Viêt Nam ta thuộc nhóm nước theo thể chế Chuyên chính Một đảng. Về phương diện lý luận hay học thuyết, gọi là nhà nước pháp quyền XHCN hay nhà nước chuyên chính vô sản cũng bình thường. Một sự vật, một hiện tượng…được diễn tả bằng các tên gọi khác nhau , tùy ngữ cảnh, tùy mục đich, cũng là chuyện chấp nhận được. Ông Trọng hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Tuy nhiên ông với tư cách mới đứng đầu nhà nước , một nghề mới đối với chuyên môn của ông thì ông chắc chắn phải quan tâm là:
VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU TRÊN BẢN ĐỒ KINH TẾ THẾ GIỚI
Xếp hạng thế giới cua VIỆT NAM
Dân số ,thư 15 , 95,581.592 người (2017)
Diện tích xêp thứ 66: 331.212 km2
Tổng sản phẩm quốc nội GDP xêp thứ 48: 191,454 tỷ US$ (IMF 2015)
GDP theo đầu người xêp thứ 132: 2.306 US$ (IMF 2017)
PPP theo đầu người , xêp thứ 124: 7.378 US$ (IMF 2017)
Những số liệu nói trên cho thấy Việt Nam là một nước lớn về dân số, trung bình về diện tích và nghèo, thậm chí rất nghèo so với thế giới. Có nhiều người đổ lỗi là do thể chế chuyên chính một đảng. Không thể vội vàng kết luận như vây. Bởi vì thể chế chính trị nào kết cục mà mang lại phồn vinh, hạnh phúc thì đều tốt , như người Anh vẫn nói All's Well That Ends Well (W. Shakespeare), hay Ende gut, alles gut (tục ngữ Đức): Kết cục tốt thì tất cả là tốt!. Trong lịch sử phát triển, chế độ chuyên chính , toàn trị cũng không phải là hoàn toàn tiêu cực. Thể chế này có ưu điểm là trong một giai đoạn cần thiết, với sự cưỡng bức theo mục tiêu chấn hưng dân tộc và nếu có sự cai trị thông minh , hết lòng vì nước, vì dân ,dù biện pháp có tàn bạo, cũng có thể đưa một dân tộc từ yếu hèn lạc hậu nhanh chóng phát triển thành một dân tộc phồn vinh ,hùng mạnh. Chỉ cần lưu ý là thể chế này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Những thí dụ như vậy khá nhiều, ví dụ như Liên xô thời 1924-1940, Đài loan thời Quốc dân đảng 1948-1987.. Một thí dụ khác là Hàn quốc 1960-1990 mà các nhà lãnh đạo Việt nam lấy làm gương để noi theo. Hàn quốc rất tương đồng với Việt nam, là một nước thuộc địa đến 1945, sau đó trải qua chiến tranh tàn phá đến năm 1954 mới yên. Nếu nhìn lại giai đoạn 30 năm 1960-1990 của Hàn quốc thì rất giống với Việt nam giai đoạn 1981-2010: cũng sau chiến tranh tàn phá 6 năm, cũng có sự nghèo khó như nhau (GDP Hàn quốc 1960 là 155 US$, Việt nam năm 1981 là 251$ ), cũng có một thể chế chính trị chuyên chính độc tài, phản dân chủ.
Sau 30 năm , với mức tăng GDP 34 lần, Hàn quốc trở thành cường quốc, dù sau đó họ chuyển sang thể chế dân chủ theo quy luật tất yếu, nhưng công lao của thế hệ chuyên quyền vì sự chấn hưng của dân tộc Hàn , như Pak Chung Hee vẫn được ghi nhận. Cũng 30 năm chuyên chính, cũng hòa bình xây dựng, cũng cùng mức xuất phát, nhưng đất nước Việt Nam chỉ tăng trưởng được 4,25 lần , bằng 1/8 của Hàn quốc. Quốc gia VN vẫn nghèo nàn lạc hậu. Dân tộc VN đã bị nhầm lẫn, phải trả cái giá quá cao để đổi lấy một thảm hoạ cho sự chấn hưng thất bại.
Người ta cũng thường biện minh rằng, dân chủ, đa nguyên, đa đảng làm cho xã hội mất ổn định, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, lấy thí dụ điển hình như nước láng giềng Thái lan, nước được thế giới xếp vào loại dân chủ còn khiếm khuyết. Muốn nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan , hãy so sánh sự phát triển của Việt nam và Thai lan trong hơn 30 năm vừa qua (1980-2012):
Xuất phát điểm thập kỷ 80 Việt nam chỉ kém Thái lan it , tủ 40%-74% tức xấp xỉ 1/2-3/4 Thái lan thôi, nhưng đến năm 2012 Việt nam chỉ còn bằng 26,8 % tức xấp xỉ ¼ Thái lan. Thể chế nào ưu việt hơn cho sự phồn vinh của dân tộc quả thật không cần bàn cãi. Trường hợp Thái lan và Việt nam là một chứng minh, cùng một trình độ tầm thường như nhau của giới cầm quyền thì thể chế dân chủ đã chiến thắng thể chế chuyên chính toàn trị một đảng .
Khi Việt Nam tuyên bố năm 2020 VN sẽ là một nước công nghiệp , thì thực trạng sẽ như thế nào? Năm 2012 Việt nam (1373$) bằng Thái lan năm 1981-82, tụt hậu 30-31 năm. Còn năm 2019 IMF dự đoán Việt nam (2473$) bằng Thái lan năm 1985 , tụt hậu 34 năm . Khoảng cách thụt lùi so với Thái lan không những không giảm mà còn bị nới rộng ra. Vậy thì có còn hy vọng phép màu nào để đuổi theo hàng xóm, nói chi đến chuyện biến VN thành rồng .
Ai đó cho rằng, so sánh với nước ngoài chỉ để làm rối lòng dân , gây cản trở cho ổn định, vì sự thật không thể phủ nhận là người dân Việt nam ta hôm nay ăn no ,mặc ấm hơn hôm qua nhiều, còn muốn đòi hỏi gì nữa đây ! Đã hơn 4 thập kỷ kể từ mốc 1975. Thử nhìn lại các chu kỳ 40 năm đã xẩy ra ở nước ta. Thực dân Pháp chỉ có 40 năm là thời gian 1900-1940 tương đối yên ổn để xây dựng và bóc lột nước ta. Bảy mươi lăm năm sau, hơn bốn thập kỷ 1979-2018 cũng là thời gian CHXNCNVN tương đối yên ổn xây dựng đất nước. Trong 4 thập kỷ thực dân Pháp đã dùng một phần của cải của VN (còn phần lớn bị bóc lột mang đi) cùng với 95% dân VN mù chữ để xây dựng hệ thống Đường sắt , đường bộ, cảng biển, sân bay…đã xây dựng Hà nội, Sài gòn.. đẹp nổi tiếng nhất Á châu…. Bây giờ , với trình độ KHCN gấp trăm lần so với 75 năm trước và với 95% dân biết chữ , cũng với hơn 4 thập kỷ yên ổn , VN đã hoàn thành việc nông thôn hóa Hà nội ,Sài gòn. Hệ thống đường sắt còn kém hơn thời Pháp. Hệ thống đường bộ, cảng biển cải tiến chắp vá , không xây nổi một đường cao tốc Bắc –Nam là điều tối thiểu cho hạ tầng bất kỳ quốc gia nào. VN tự hào từ thiếu đói triền miên, năm 1990 đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới. Nhưng trước 1945 Nam kỳ vốn là địa phương xuất khẩu gạo lớn rồi. Người VN sướng hơn trước thực ra là sự phục hồi đương nhiên của mọi dân tộc có sức sống, không phụ thuộc vào lãnh đạo. Hơn nữa những khó khăn khổ sở của dân VN trước đó do chính sách sai lầm gây ra, nay xóa bỏ chính sách đó đi, thì với một dân tộc có sức sống mãnh liệt thì kinh tế sẽ phát triển tự nhiên. (Phải nhấn mạnh rằng sự phục hồi đương nhiên của một dân tộc có sức sống chỉ có thể thành công khi có một xã hội ổn định. Điểm son đối với sự lãnh đạo của nhà nước trong thời qua là giữ được sự ổn định xã hội, cần được ghi nhận.)
Tuy nhiên, nhìn ra xung quanh thì thua kém xa thiên hạ. Đóng cửa tự khen cũng không thuyết phục. Đấy chỉ là mấy thí dụ đong đếm được, chưa bàn đến chuyện cao siêu như sự xuống cấp của đạo đức, sự tụt hậu về trí tuệ, sự tan rã của văn hóa xã
hội, sự chia rẽ, hận thù ân oán vay trả trong lòng dân tộc. Tham nhũng tràn lan , dân mất lòng tin vào chính quyền, trí thức bỏ đi, xã hội mất động lực phát triển. Tự cổ chí kim, nhãn tiền là sự lạc hậu, sau đó là mầm họa của loạn.
ĐỂ ĐẤT NƯỚC VN HÙNG CƯỜNG
Đối với một dân tộc, nếu sự thụt lùi ngày càng mở rộng , thì trong cái thế giới phẳng này , điều đó có nghĩa là sự lụi tàn ngày càng gần lại. Chỉ có thay đổi mới tránh được họa đó. Nhưng nói đến thay đổi , đặc biệt là thay đổi thể chế chính trị, thì nhiều người lớp U50+ hoặc là ngại ngần, sợ hãi ( nhất là U50+ trong chính giới), hoặc là đả phá cực đoan, nuối tiếc vô vọng về quá khứ trước75 cả hai phía. Kể từ 1975 đến nay đã 44 năm. Giống như đời người là đã bước sang giai đoạn “tứ thập nhi bất hoặc 四什而不惑 “ , 40 không (được) lầm lẫn nữa.
Bốn thập kỷ cũng là con số thống kê trung bình về số phận của các thể chế chuyên chính. Vì về bản chất, thể chế chuyên chính dựa vào áp đặt, bạo lực , là mảnh đất để thù hận ,ân oán..nảy nở. Đó là một hệ thống cai trị chứa đựng mâu thuẫn đối nghịch, địch ta , cho nên sớm hay muộn, theo quy luật cũng bị tan rã do tự thân hoặc ngoại lai. Khác với các thể chế dựa trên sự đồng thuận có thể tự hoàn thiện để phát triển lâu dài, thể chế chuyên chính không có cơ chế sửa lỗi để tự hoàn thiện nên phải tan rã.
Theo khoa học về tổ chức xã hội, bốn thập kỷ là thời gian trung bình chín muồi của ít nhất ba thế hệ hành động, là thời gian đủ cho các giá trị đương thời theo quy luật là tách rời khỏi ảnh hưởng của giá trị ban đầu 40 năm trước. Dù cho 40 năm trước rực rỡ huy hoàng cũng không cứu được. Cho nên thay đổi là đương nhiên theo lẽ trời. Thay đổi lúc vào tuổi giữa tuổi 40 lúc này là tất yếu, chỉ có điều là phải thông minh, khách quan để làm chủ sự thay đổi đó môt cách hòa bình mà thôi.
VĨ THANH
Ông Trọng năm nay vừa bước sang tuổi 75. Xin chúc mừng ông nhân ngày sinh (chúc muộn còn hơn không). Như chúng tôi, ông cũng đã nhìn thấy tấm gương của những người nắm quyền lực đi trước ông đã mang gì theo gì khi trở về cát bụi và để lại gì cho hậu thế đánh giá ngàn năm. Họ có thể đã cố gắng hết sức mình, nhưng có thể phạm sai lầm do năng lực, do nhầm lẫn, do thiếu hiểu biết, do tham làm, do chưa đủ quyền lực hay là do thời thế chưa đủ…cho nên đã phá nát vinh quang và công lao dựng nên bởi xương máu người dân, của các anh hùng hào kiệt, của các tiền bối lão thành…và rồi hậu quả bia miệng muôn đời không sao gột được . Họ thật đáng trách nhưng cũng đáng thương. Ông đi sau, lại đủ tài năng, thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho một sự thay đổi hòa bình ngoạn mục. Ông đủ quyền lực và sự ủng hộ cho việc đổi thay đó, Bây giờ và không bao giờ! Chúng tôi không nghi ngờ gì về sự nặng lòng với dân với nước (và với ĐCS nhất định rồi) của ông. Xuất thân Văn Sử, chắc ông thuộc lòng câu thơ của Văn Thiên Tường :
NHÂN SINH TỰ CỔ THÙY VÔ TỬ LƯU THỦ ĐAN TÂM CHIẾU HÃN THANH. 人生自古誰無死 留取丹心照汗青
(P/S: Còn thay đổi thế nào, xin bàn lúc thích hợp...)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện chưa kể bên bàn viết Cập nhật ngày:


VHSG- Chưa bao giờ các lớp học viết văn lại nhiều như ngày nay. Không chỉ các lớp học trực tiếp, mà cả các lớp học gián tiếp. Một cú click, thế thôi, là đủ để bạn trở thành học trò của Neil Gaiman, Margaret Atwood, R.L Stine, toàn các nhà văn lớn cả.
Một trong những thắc mắc mà những người viết trẻ rất quan tâm, thói quen viết như thế nào sẽ hiệu quả nhất, nhưng có thật các nhà văn sẽ giải đáp được điều này?
Viết thần tốc hay viết rùa bò?
Một số nhà văn viết rất nhanh. Isaac Asimov – người được xếp vào hàng ngũ “bộ tam” tiểu thuyết gia xuất sắc nhất trong dòng văn khoa học viễn tưởng – sống tới 72 tuổi, nhưng xuất bản hơn 500 cuốn sách.
Hồi năm 1969, khi ông mới viết được 108 cuốn, người ta đã thống kê trung bình dung lượng mỗi cuốn là 70.000 từ, và nhân lên, họ gọi ông là “người đàn ông của 7.650.000 từ”. Nếu cứ lấy con số dung lượng trung bình ấy thì giờ đây, sau khi qua đời, Asimov phải là “người đàn ông của 35.000.000 từ”.
Làm thế nào Asimov viết nhiều như vậy? Đơn giản, bởi ông viết nhanh. Asimov thú nhận ông viết nhanh tới nỗi, nỗi lo sợ thường trực của ông là cái máy đánh chữ (vâng, thời Asimov còn dùng máy đánh chữ mà ông đã viết tốc độ vậy rồi) sẽ dở chứng giữa chừng. Thành thử ông lúc nào cũng phải có một chiếc máy đánh chữ sơ cua.
Asimov gần như viết mọi lúc mọi nơi, ông chỉ rời khỏi cái máy đánh chữ mỗi khi phải đi giảng bài ở đâu đó, điều mà ông khẳng định là hiếm khi, hoặc mỗi khi vợ con ông đòi đi chơi, điều mà vợ con ông khẳng định là hiếm khi.
Nhưng ngay cả khi không viết, ông bảo ông vẫn viết, viết trong đầu. Cả khi đi ăn, khi đi ngủ, não bộ ông vẫn chỉ xoay quanh những tiểu thuyết và truyện ngắn mà ông đang bận bịu triển khai, và để những luồng đối thoại, suy nghĩ, mô tả trôi qua trong trí tưởng tượng của mình.
Trường phái viết nhanh như Asimov có một truyền thống khá lâu đời từ thời Plato, cái thời mà người ta cho rằng người nghệ sĩ có được cảm hứng sáng tác là nhờ bị chiếm lĩnh bởi các vị thần, do đó mà đôi khi họ trải qua những phút xuất thần khi đột nhiên bao nhiêu ngôn từ, ý tưởng ập đến. Có lẽ đó là lí do những nhà văn hoang đàng nghiện ngập thì thường… viết nhanh.
Như Jack Kerouac đã viết cuốn tiểu thuyết kinh điển Trên đường chỉ trong có 3 tuần hoàn ngập trong ảo giác ma túy, khiến Truman Capote phải nhận xét rằng: “Đó không phải là viết; đó là gõ chữ”.
Căn phòng ngủ huyền thoại của Proust tại bảo tàng.
Một ví dụ khác là Georges Simenon – nhà văn ước tính bán được tới 550 triệu bản sách trên toàn cầu – người viết nhanh tới mức giới văn đàn thêu dệt rằng ông từng nhốt mình trong cái lồng kính suốt 3 ngày 3 đêm để sáng tác từ đầu tới cuối một cuốn tiểu thuyết trong khi khán giả có thể đứng ngoài nhìn ngắm.
Song, đối nghịch với những nhà văn sáng tác thần tốc thì lại có những nhà văn sáng tác chậm như rùa.
“Hôm nay anh viết được bao nhiêu từ rồi?”, một ngày nọ, một người bạn bắt gặp James Joyce bên bàn viết và hỏi thăm.
“Bảy”, Joyce ôn tồn đáp.
“Thế là tuyệt rồi đấy, với anh mà nói”, người bạn nhận xét.
“Ừ nhưng giờ tôi phải xếp lại chúng cho đúng thứ tự cái đã”, Joyce e dè.
Trên đây là giai thoại nổi tiếng về James Joyce – người khổng lồ của văn chương thế kỷ 20, người viết nên thứ văn chương kỳ bí và thách đố, khó đọc bậc nhất, liên tục đòi hỏi các thế hệ sau phải kiến giải đi kiến giải lại. Thế mà, mấy ai biết rằng, một ngày làm việc được coi là thành công của Joyce là ngày ông viết được… 3 câu. Tất nhiên, 3 câu của Joyce thì cũng chẳng phải 3 câu bình thường, song nói gì đi nữa, Joyce cũng được liệt vào dạng viết chậm.
Viết khuya khoắt hay viết tinh mơ?
Viết vào lúc nào cũng tùy thuộc vào nhịp sinh học của từng tác giả.
Với Hemingway, ông phải viết vào sáng sớm, “ngay khi xuất hiện ánh sáng đầu tiên”. Cũng như người khác tập thể dục, Hemingway coi việc viết sẽ làm mình ấm người trong thời điểm bình minh “trời mát mẻ hoặc lạnh giá”.
Các tiểu thuyết gia đương đại như Haruki Murakami và Don Delillo cũng lựa chọn buổi sáng là thời gian hiệu quả nhất của mình. Murakami sống rất điều độ, ông dậy lúc 4 giờ sáng và làm việc liền tù tì 5-6 tiếng, sau đó thì đi chạy bộ hoặc bơi.
Với Murakami, sự điều độ và thói quen như nhất là chìa khóa của thành công, chứ không phải trông chờ vào những nguồn cảm hứng bất chợt: “Sự lặp lại tự thân nó trở thành một điều quan trọng; nó là một dạng của mê hoặc. Tôi tự mê hoặc bản thân để đạt tới trạng thái sâu lắng trong tâm trí”.
Tương tự như Murakami, Delilo tiết lộ ông dậy sớm, viết, rồi chạy, chìm đắm vào thế giới của hoa cỏ, chim chóc, và rồi lại viết. Ông cũng điều độ y như Murakami vậy, không thuốc lá, không ăn vặt, không cà phê, nhà cửa thì luôn sạch sẽ, nếu có gì có thể chen được vào mạch viết của ông thì chỉ có tấm ảnh của thần tượng Borge – một văn hào người Argentina – treo trên tường.
Song nếu bạn làm biếng và thích đời sống cú đêm thì cũng đừng lo. Chẳng ai dám nói viết buổi sáng mới là hiệu quả. Nhiều thiên tài văn chương chỉ hoạt động về đêm.
Trong bộ tiểu thuyết đồ sộ Đi tìm thời gian đã mất, ngay câu đầu tiên đã là: “Trong một thời gian dài, tôi đã thường đi ngủ sớm. Đôi khi, nến vừa tắt, mắt tôi đã nhắm nghiền lại nhanh tới mức tôi không còn thời gian tự nhủ: “Ta ngủ đây”.”
Theo sau đó là một đoạn dài miên man suy tư về việc ngủ. Vốn dĩ đây là bộ tiểu thuyết có tính bán tự truyện, nên cũng không có gì lạ khi ngoài đời tác giả của nó, văn hào Marcel Proust là một người viết hoạt động về đêm. Phòng ngủ của ông nay được trưng bày trong viện bảo tàng, bởi đó là nơi hàng đêm nhà văn dành thời gian để viết, chính xác là trên giường, giữa những đợt ốm đau dặt dẹo.
Một thiên tài văn chương khác là Franz Kafka cũng chỉ viết vào buổi tối. Kafka mắc chứng mất ngủ kinh niên, và ban ngày thì ông phải đến công sở làm những việc ông chán ghét nhất trên đời. “Viết là một giấc ngủ còn sâu hơn cái chết”, ông viết như thế trong thư gửi vị hôn thê. Được biết ông đã sáng tác truyện ngắn Bản án sau khi bừng tỉnh từ một cơn ác mộng, và viết từ 10 giờ đêm tới 6 giờ sáng hôm sau.
Nếu như những nhà văn yêu buổi sáng tìm thấy ở những giờ khắc bắt đầu ngày mới một nguồn sinh khí tràn trề, thì với những nhà văn cú đêm, có thể mượn lời tả của Nabokov: “Đêm, một người có thể tri nhận với một nồng độ đặc biệt của sự bất động nơi vạn vật – cái đèn, bộ đồ nội thất, những tấm ảnh treo trên khung đặt trên bàn. Đây đó tiếng nước nghèn nghẹn và òng ọc trong những đường ống kín như thể tiếng nức nở dâng lên từ cổ họng căn nhà” – hay nói cách khác, đêm đưa con người vào trạng thái tịch mặc thật sâu.
Và những thói quen viết kỳ quặc khác
Các thiên tài thì thường có chút khác người, điều đó càng chuẩn xác hơn với những thiên tài trong lĩnh vực nghệ thuật, mà ở đây là văn chương.
Nhà thơ vĩ đại T.S Eliot có thói quen trang điểm tô son, trát phấn xanh lè lên mặt khi viết. Nữ văn sĩ Virginia Woolf trong nhật kí của mình sau cuộc gặp gỡ với Eliot cũng ghi lại điều đó: “Tôi không chắc là ông ấy không tô son”. Chẳng ai rõ vì sao ông lại trang điểm mà cứ nhất quyết phải màu xanh lá cây mới được, cho đến khi cuốn sách tiểu sử của ông ra mắt, người ta mới tiết lộ làm thế khiến ông thấy ông giống… nhà thơ hơn.
Còn Woolf, bà có thể thấy Eliot kỳ quặc, nhưng chính bà cũng kỳ quặc không kém. Woolf là một trong những nữ văn sĩ xuất chúng nhất lịch sử văn chương Anh. Thế mà bà cũng có nhiều điểm tự ti về nghề nghiệp của mình. Chả là, Woolf có một người chị em gái làm họa sĩ, mà các họa sĩ thì thường đứng vẽ tranh. Thế nên Woolf cảm thấy nếu bà mà ngồi viết thì dường như viết có vẻ quá dễ dãi so với vẽ, do vậy mà Woolf đứng viết. Bà có một chiếc bàn cao hơn 1 mét, nơi bà đã sáng tác những tuyệt phẩm của mình.
Một trong những câu của Woolf được trích dẫn nhiều nhất là: “Một phụ nữ muốn viết văn cần có tiền và một căn phòng riêng”. Đáng nhẽ bà nên viết: Một phụ nữ muốn viết văn cần có tiền, một căn phòng riêng và một chiếc bàn đứng.
Và chúng ta còn có vô số những nhà văn với thói quen kỳ cục khác. Đó là Agatha Christie sáng tác một số truyện li kì nhất khi vừa ăn táo vừa ngâm bồn nước nóng, hay nhà văn đoạt giải Nobel John Steinbeck lúc nào cũng phải có 12 chiếc bút chì gọt cẩn thận ở hộc bàn, trong khi Stephen King mỗi ngày đặt tiêu chí phải viết 2.000 từ không có bổ ngữ bất kể chuyện gì xảy ra.
Thật khó để nói rằng những thói quen này là đúng hay sai, có ích hay không có ích. Bởi cũng như văn chương mỗi người một vẻ, thói quen viết cũng muôn hình vạn trạng. Nếu có điều gì bạn thực sự nên học trong thói quen viết của các nhà văn, thì có lẽ chỉ có điều này, điều mà Joyce Oates Carol đã nói trong lớp học viết đầu tiên bà giảng dạy: “Kẻ thù của việc viết là sự quấy nhiễu”.
Bạn viết nhanh cũng được, chậm cũng được, viết đêm cũng được mà viết ngày cũng được, bạn coi viết như một nghi thức cũng được mà viết khi say xỉn (như F.Scott Fitzgerald chẳng hạn) cũng không sao, bạn có thể có những thói quen lạ đời khi viết, mà cũng có thể viết trong trạng thái rất bình thường như một người làm việc công sở, điều quan trọng duy nhất là, đừng để bị quấy rầy khi viết.
HIỀN TRANG
nhận xét hiển thị trên trang