Giao Blog
Hôm trước, đã nói về bia xá lị mang niên đại 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh. Đọc lại ở đây.
Hôm nay, sẽ giới thiệu về chiếc chuông đồng đúc năm 948, dù đã thuộc thời Ngô nhưng không có niên hiệu nhà Ngô, mà mang niên hiệu Càn Hòa của nhà Nam Hán (đóng đô ở Quảng Châu). Chuông này hiện được bảo quản ở làng Nhật Tảo (Hà Nội).
Một thời kì dài, dù đã độc lập khỏi ách đô hộ của người Hán đến từ phương Bắc, trở thành một quốc gia tự chủ, nhưng chưa hề có quốc hiệu hay niên hiệu. Phải tới tận năm 970, Đinh Tiên Hoàng mới đặt niên hiệu Thái Bình.
Đại khái trong khoảng từ năm 938 đến năm 970, chưa rõ tên nước, chưa rõ niên hiệu của vua.
Chuông đồng Nhật Tảo đã được chỉ định là Bảo vật Quốc gia từ ngày 15/1/2020.
Đi một bài đầu tiên trên VnEx. Các tư liệu bổ sung thì dán ở dưới.
Tháng 5 năm 2020,
Giao Blog
Chiếc chuông bằng đồng, đúc dưới thời Ngô, thế kỷ X. Ảnh chụp lại. |
Minh văn khắc trên thân chuông Nhật Tảo. Ảnh: Phương Lam. |
Ông Nguyễn Văn Thao gắn bó với đình Nhật Tảo từ những năm 1990. Ảnh: Phương Lam. |
---
Chủ nhật, 17/5/2020, 00:00 (GMT+7
Bảo vật ‘ẩn mình’ nghìn năm
HÀ NỘI Khi quân Pháp chiếm đình lập bốt, người dân sơ tán toàn bộ đồ thờ, không ai biết chiếc chuông đồng được đúc từ năm 948.
Đó là năm 1953, đại đội hơn trăm lính lê dương chiếm đóng đình Nhật Tảo, xã Đông Ngạc (huyện Từ Liêm) rồi ăn ở luôn trong đình, hàng ngày ra ngoài tuần tra.
Sợ giặc Pháp phá hoại, người làng Nhật Tảo chuyển toàn bộ đồ thờ tự ra văn chỉ - nơi thờ những người đỗ đạt khoa bảng, cách đình vài trăm mét. Những bát hương, lộc bình, đôi chóe... phủ chiếu nằm im một góc. Trong đó có chiếc chuông đồng nặng 6 kg, thân khắc kín chữ Hán, quai đúc nổi đôi thú đấu lưng vào nhau vẫn treo ở cửa đình nhiều năm trước.
"Chẳng ai biết lai lịch chiếc chuông, vẫn nghĩ là hiện vật đình chùa nào cũng có. Trong làng không có tích chuyện hay văn bản gì nhắc tới", ông Nguyễn Văn Thao, 83 tuổi, người gắn bó 30 năm với đình Nhật Tảo nhớ lại.
Ngôi đình nằm ven đê sông Hồng, thờ Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác. Làng Nhật Tảo trước còn gọi Nhật Cảo, vốn là đất đồn điền của nhà nước phong kiến. Khi định đô ở Thăng Long, nhà Lý lập ra chế độ "cảo điền", bắt những người có tội đến đây khai khẩn đất hoang trũng, gọi là "cảo điền nhi", mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc cho triều đình.
Năm 1339, Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, con thứ của vua Trần Minh Tông tròn 20 tuổi, được phong ấp tại đây. Ông bãi bỏ chế độ cảo điền, sắp xếp cư dân, lập làng xóm. Khi ông mất, dân lập miếu thờ, tôn làm thành hoàng làng Nhật Tảo. Ngôi miếu sau khởi dựng thành đình, còn giữ 26 đạo sắc phong thần qua các triều vua. Nhưng chiếc chuông xuất hiện trong ngôi đình khi nào, không ai biết.
Sau năm 1954, sân đình biến thành sân phơi hợp tác xã. Những năm 1965, bom Mỹ bắn phá Hà Nội, học sinh thủ đô sơ tán về các vùng ngoại thành. Lớp học vẫn mở ngay trong đình làng, giữa sân văn chỉ, trẻ em đến trường trong tiếng ầm ì của đạn bom. Quả chuông đồng treo trước sân văn chỉ, hàng ngày thay kẻng báo giờ vào, tan lớp, báo động cho học sinh xuống hầm trốn máy bay. Đám học trò nghịch ngợm nhiều lần tháo xuống chơi, gõ ầm ầm, gõ chán lại treo chuông lên.
Năm 1994, khi chính quyền xã Đông Ngạc làm hồ sơ công nhận di tích lịch sử, quả chuông cùng một số đồ thờ tự chuyển trở lại đình. Đoàn khảo sát về kiểm tra, mới xác định được tuổi thọ và giá trị chiếc chuông. Đầu năm 2020, chuông Nhật Tảo cùng 26 hiện vật khác được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Theo nghiên cứu của cố giáo sư Hà Văn Tấn, bài minh văn chữ Hán khắc trên thân chuông là nguồn sử liệu chữ viết sớm nhất về thế kỷ X, thời kỳ đầu tự chủ mà "chúng ta biết rất ít". Bài minh văn khắc ngày 29 tháng Tư năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ 6 (tức năm 948). Càn Hòa là hiệu của Lưu Thạnh, vua Nam Hán, một nước thời Ngũ đại thập quốc đóng đô ở Quảng Châu (Trung Quốc). Nhưng đây là quả chuông của người Việt, mà địa danh "thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ" trên thân chuông đã xác nhận.
"Niên hiệu Càn Hòa thứ 6" tức năm 948, thời điểm mà Dương Tam Kha đã chiếm ngôi nhà Ngô, tự xưng là Bình Vương được bốn năm. Nội dung minh văn nhắc đến Giáp Thìn 944, năm Ngô Quyền qua đời. Ông đã giành được nền độc lập, xưng vương nhưng vẫn chưa có niên hiệu và tình trạng ấy kéo dài suốt cả thời Ngô. Các văn bản thời đó, ghi năm tháng đều phải dùng niên hiệu của Nam Hán, dù đạo quân xâm lược này đã bị Ngô Quyền đánh tan tác trên sông Bạch Đằng năm 938.
Các địa danh nhắc đến trên thân chuông "thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ" cho thấy đơn vị hành chính đã xuất hiện từ sớm. Theo bài minh văn, huyện Giao Chỉ thời Ngô đã bao gồm cả Từ Liêm bây giờ. Quả chuông tìm thấy ở địa phận Từ Liêm, khẳng định chuông không xa rời nơi cũ khi bài minh được khắc là mấy.
Lịch sử cách mạng xã Đông Ngạc ghi lại, địa phương này do các làng cổ Nhật Tảo, Đông Ngạc, Liên Ngạc hợp thành. Địa chí hành chính xã ngày nay trải qua nhiều lần thay đổi, khởi đầu thuộc bộ Giao Chỉ. Gần nghìn năm Bắc thuộc, Đông Ngạc lần lượt nằm trong quận Giao Chỉ, Giao Châu, Từ Châu, Tống Bình, sau này là Từ Liêm.
211 chữ trên thân chuông đều khắc lần đầu, cùng một thời điểm, không có hiện tượng khắc lại hay khắc xen kẽ về sau. Minh văn đề cập đạo hiệu, pháp danh của những người công đức mua chuông. Họ đều tham gia một tổ chức tôn giáo thời bấy giờ, gọi là "xã", thuộc Đạo giáo và Nho giáo. Đây là tài liệu duy nhất cho thấy thế kỷ X, Đạo giáo và Phật giáo đã tồn tại song hành ở Việt Nam, trở thành cơ sở cho sự hình thành tư tưởng Đạo - Phật - Nho đồng hành trong đời sống tâm linh người Việt dưới triều đại Lý - Trần.
Đình Nhật Tảo nhiều lần mất trộm đồ thờ, từ chiếc hóa văn bằng đồng nặng hàng chục cân đến nậm rượu bé bằng nắm tay. Từ ngày biết quả chuông độc bản có tuổi thọ nghìn năm, sợ kẻ gian nhòm ngó, ban chấp hành phụ lão thôn họp bàn, quyết định mang đi giấu. Một buổi trưa, kẻ trộm cậy cửa, vừa lần mò vào hậu cung tìm kiếm. Bảo vệ đình phát hiện, tri hô, chúng leo lên ôtô chạy thẳng. Giờ các cụ lắp cả camera, còi báo động đề phòng. Có năm, lãnh đạo ngành văn hóa muốn đưa quả chuông ra bảo tàng trưng bày. Các cụ họp dân, bảo "mất thiêng" rồi không đồng ý.
Ông Thao cho rằng, quả chuông là chứng nhân hàng nghìn năm lập làng, giữ nước của người Nhật Tảo, trở thành vật thiêng có số phận. Dân làng muốn giữ gìn cũng là hợp lẽ, dù cho người ví von "có chiếc chuông quý giấu đi như con gái đẹp trong cung cấm không muốn cho ai nhìn".
Phương Lam
---
BỔ SUNG
2.
Vì sao chuông Nhật Tảo được coi là bảo vật quốc gia?
CẬP NHẬT: 10:00 | 13/02/2020
Chuông Nhật Tảo - vừa được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc công nhận là bảo vật quốc gia hiện đang được lưu giữ tại Di tích đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Theo các cụ cao niên trong Tiểu ban bảo vệ di tích đình Nhật Tảo: Quả chuông vốn là hiện vật của di tích đình làng Nhật Tảo. Những năm 1951-1953, thực dân Pháp chiếm đình Nhật Tảo, làm bốt đóng quân, chúng cho xây 4 lô cốt ở 4 góc đình, sau đó dân làng phải sơ tán toàn bộ đồ thờ tự và đồ tế khí của đình về Văn Chỉ của làng (trong đó có quả chuông). Đến 1994, dân làng tổ chức rước toàn bộ đồ thờ tự và tế khí trở lại đình. Tháng 3 năm 1995, khi làm hồ sơ xếp hạng di tích thì phát hiện ra quả chuông cổ này.
Còn theo các nhà nghiên cứu, năm 1987, Phạm Văn Thắm - cán bộ Viện nghiên cứu Hán Nôm đã tìm thấy quả chuông ở miếu thờ đức thánh Trần, thôn Nhật Tảo, sau đó, quả chuông được đem về cất giữ ở đình làng Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chuông Nhật Tảo là cổ vật độc bản, được xem là quả chuông duy nhất ở thế kỷ X cho đến nay, được phát hiện ở Việt Nam. Chuông có hình dáng độc đáo, khác biệt so với hệ thống chuông chùa ở Việt Nam có từ xưa tới nay. Họa tiết trang trí trên thân chuông thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật đúc đồng thời bấy giờ.
Chuông được đúc theo lối thượng thu hạ thách (trên thon, dưới nở). Quai chuông đúc nổi đôi thú (giống như Ly Thủ) đấu lưng vào nhau, uốn cong tạo thành núm treo chuông. Thú có đầu to, mắt lồi, hai sừng thẳng, bờm ôm sát đầu, thân có vảy, hai chân và miệng ngậm tỳ xuống đỉnh chuông tạo thế vững chắc cho quai chuông. Chỏm quai tạo hình núm tròn dẹt nhô lên nhưng không phải là hồ lô như trên các quai chuông sau này. Đỉnh chuông bằng, vai xuôi, thân hình trụ, miệng loe có gờ, thành chuông dày.
Chuông Nhật Tảo |
Thân chuông được phân cách bởi 5 đường đúc nổi ngang dọc, tạo thành 8 ô, phần trên là 4 ô hình thang đứng, phần dưới là 4 ô hình chữ nhật. Nằm giữa 5 đường đúc nổi nêu trên là 4 núm gõ (để đánh chuông), núm tròn, tạo hình bông hoa nở, xung quanh có 12 cánh hoa.
Phần trên của mặt ngoài chuông khắc chìm chữ Hán, theo lối chữ chân, còn khá rõ, phủ kín cả 4 ô hình thang và khoảng trống giữa những đường đúc dọc (gồm 27 cột, 211 chữ). T
Dịch những chữ Hán khắc trên chuông Nhật Tảo (bài minh) có thể coi là một trong những sử liệu chữ viết sớm nhất của thời kỳ tự chủ từ thế kỷ X mà ta hiện biết. Nó cung cấp cho chúng ta những thông tin vô cùng quý báu về một thời kỳ mà sử liệu thành văn của nước ta không có nhiều.
Trước hết, về thời gian và địa điểm trên chuông. Bài minh dược viết năm Càn Hòa thứ 6 (năm 948). Theo các nhà nhiên cứu, Càn Hòa là niên hiệu của Lưu Thạnh, vua nước Nam Hán, một nước thời Ngũ Đại Thập Quốc, đóng đô ở Quảng Châu.
Tuy nhiên, đây là chuông Việt Nam, không phải chuông Trung Quốc, vì tên địa danh ghi ở bài minh đã xác nhận điều đó. Trong bài minh có nhắc đến năm Giáp Thìn, tức năm 944, là năm Ngô Quyền mất. Chúng ta đều biết, sau đó Dương Tam Kha đã cướp ngôi vua, xưng là Bình Vương. Năm 948 là năm Dương Tam Kha đã ở ngôi vua được 4 năm.
Như vậy, ta có thể biết, tuy Ngô Quyền đã giành lại nền độc lập, xưng vương, nhưng vẫn chưa có niên hiệu. Cho nên, để ghi năm tháng cho các văn bản trong nước ta thời đó, người ta phải dùng niên hiệu của Nam Hán, dù rằng, đạo quân xâm lược của nước này đã bị Ngô Quyền đánh bại ở sông Bạch Đằng năm 938.
Nội dung minh văn có nhắc đến địa danh hành chính vào thế kỷ X vẫn được giữ lại từ thế kỷ VII-VIII như: huyện Giao Chỉ. Đặc biệt, bài minh trên chuông cho ta biết một tên thôn là “Hạ Từ Liêm” ở huyện Giao Chỉ năm 948.
Theo các nhà nghiên cứu, tên “Từ Liêm” đã xuất hiện từ sớm. Sách “Nguyên Hòa quận chí” còn nhắc đến sông Từ Liêm. Theo sách “Cựu Đường thư”, năm 621, đã tách một phần huyện Giao Chỉ, lập huyện Từ Liêm, nhưng sau đó thì bỏ, nhập vào huyện Giao Chỉ. Nhưng rõ ràng là “thôn Hạ Từ Liêm” là ở trong huyện Từ Liêm thời thuộc Đường và quả chuông Nhật Tảo này, bài minh cũng nhắc tới huyện Từ Liêm. Như vậy, có thể thấy rằng, hiện tại, quả chuông không rời quá xa “thôn Hạ Từ Liêm” được viết trong bài minh. Đồng thời, cũng qua đây, chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn có sự tồn tại của đơn vị hành chính “thôn” ở nước ta rất sớm, từ thế kỷ X.
Bên cạnh đó, nội dung bài minh chuông Nhật Tảo còn đề cập đến công việc của một tổ chức tôn giáo thời bấy giờ gọi là “xã”. Ta đã gặp một “xã” như vậy trên chuông Thanh Mai (thế kỷ thứ VIII, 798), tên là “Tùy Hỉ xã”, còn xã trên chuông Nhật Tảo thì không thấy chép rõ tên. Có nhiều chức danh giống nhau giữa hai chuông như: “xã chủ, xã phó, xã phán quan, xã lục sự”. Cũng có những chức danh chỉ thấy trên chuông Thanh Mai, không thấy trên chuông Nhật Tảo, như: “xã Chi Khiển, xã Bình Chính, xã Khổng Mục…”.
Điều khác nhau quan trọng là “xã” trên chuông Thanh Mai là một “xã Phật giáo”, còn “xã” trên chuông Nhật Tảo là một “xã Đạo giáo”. Tất cả những người trong xã này đều coi là “đệ tử của Vô pháp môn”. Tên của những người trong “xã” không phải là tên húy, mà chỉ là đạo hiệu hay pháp danh. Những pháp danh này thường bắt đầu bằng các từ Pháp, Huyền, Tiên, Đạo, như Đỗ Pháp Dao, Trần Pháp Tuyên, Kim Huyền Ký, Lý Huyền Tháo, Trần Tiên Cao, Đỗ Tiên Liêu, Ngu Tiên Hựu…Những cái tên như vậy cho thấy những người đó là tín đồ Đạo giáo, nhất là những cái tên được đệm bằng các từ Huyền và Tiên (vì mục đích tu của Đạo giáo là thành tiên). Khác với Phật giáo (những nhà sư thường coi mình mang họ Thích, họ của Thích ca), những người theo Đạo giáo bao giờ cũng giữ lại họ của mình.
Ngoài ra, bài minh trên quả chuông Nhật Tảo còn cho chúng ta biết các chức danh trong Đạo giáo như: “Cao công”, hay hai lần nhắc đến việc “trai khánh”. Cũng qua bài minh này, chúng ta biết rằng, vào thế kỷ X ở nước ta, đã có sự song hành, hỗn dung giữa Đạo giáo và Phật giáo, khi chúng ta gặp các từ ngữ của Phật giáo như: “tứ ân”, “thiện duyên”, “lục căn”, “tam diệp” (tức “tam nghiệp”)…. Như vậy, Đạo giáo vốn được nuôi dưỡng trong đời sống tín ngưỡng cộng đồng, đến thế kỷ X, bắt đầu dung hợp với Phật giáo để tạo nên một sắc thái riêng trong đời sống xã hội. Đồng thời, cũng qua bài minh trên quả chuông Nhật Tảo, cho chúng ta biết rõ hơn về Đạo giáo trong thế kỷ X.
Qua bố cục bài minh văn và tự dạng, ta biết được văn bản được khắc cùng một thời điểm và là văn bản khắc lần đầu. Hoàn toàn không có hiện tượng khắc lại hoặc khắc thêm xen kẽ về sau. Niên đại của văn bản khắc trên thân chuông và niên đại của chuông là một, hoàn toàn phù hợp với dòng lạc khoản tuyệt đối trên chuông là: ngày 29 tháng Tư năm Mậu Thân niên hiệu Càn Hòa thứ 6 (tức ngày 9 tháng 6 năm 948).
Tình Lê
Chuông có bản minh văn rất cụ thể, là nguồn sử liệu chân thực, ý nghĩa đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu xã hội người Việt thời tự chủ. Hơn thế nữa, quả chuông và minh văn năm 948 là sử liệu vô cùng quan trọng và quý giá, giúp chúng ta tìm hiểu nhiều vấn đề lịch sử làng xã, tôn giáo, đặc biệt là Đạo giáo trong đời sống tâm linh của người Việt ở thế kỷ X. Cũng qua bài minh, cho chúng ta biết đây là tài liệu hiện vật đầu tiên và duy nhất được biết cho tới nay thể hiện mối quan hệ song hành giữa Đạo giáo và Phật giáo, làm cơ sở cho sự hình thành tư tưởng Đạo - Phật - Nho cùng đồng hành trong đời sống tâm linh của người Việt vào thời Lý - Trần.
Minh văn trên quả chuông còn cho chúng ta biết đến một tổ chức hành chính xã - thôn - huyện xuất hiện ở nước ta khá sớm (xã ở đây vừa là một tổ chức tôn giáo, đồng thời là một đơn vị hành chính), cùng với đó là những chức danh Đạo giáo ở nước ta vào thế kỷ thứ X.
Chuông Nhật Tảo là một cổ vật vô giá của Thăng Long - Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung. Chuông đã được giới thiệu trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa, lịch sử ở Việt Nam. Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu đã nói trên, Chuông Nhật Tảo xứng đáng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
165
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ
| |
166
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh
| |
167
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng tỉnh Quảng Trị, thuộc Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị
| |
168
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng thành phố Cần Thơ
| |
169
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng tỉnh An Giang
| |
170
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng tỉnh An Giang
| |
171
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
chùa Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
| |
172
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Đền - chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
| |
173
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
chùa Nhạn Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
| |
174
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
| |
175
|
Chuông Nhật Tảo
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
|
176
|
Bia "Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh"
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Chùa Cảnh Lâm, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
|
177
|
Bia ma nhai ngự chế của Vua Lê Thái Tổ
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Trên vách núi Phia Tém, xã Bình Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
|
178
|
Đại Việt Lam Sơn Kính Lăng bi - Bia Lăng Vua Lê Túc Tông
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa
|
179
|
Bia “Sùng chỉ bi ký”
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Đền thờ Hà Tông Mục xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
|
180
|
Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự"
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
|
181
|
12 bia Tiến sĩ Văn Miếu Bắc Ninh
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Di tích Văn Miếu Bắc Ninh, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
|
182
|
Bộ chóp tháp Champa Linh Thái
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế
|
183
|
Thống đồng thời Trần
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh
|
184
|
Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh
|
185
|
Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Di tích đền - chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội
|
186
|
Ngai thờ gỗ sơn son thếp vàng
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng tỉnh Thái Bình
|
187
|
Cửa võng đình Diềm
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Đình Diềm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
|
188
|
Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
|
189
|
Bộ Phủ Việt đền thờ Vua Lê Đại Hành
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
đền thờ Vua Lê Đại Hành, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
|
190
|
Long đao
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Khu di tích tưởng niệm Vương triều Mạc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
|
191
|
Ấn “Lương Tài Hầu chi ấn”
|
88/QĐ-TTg
Ngày 15/01/2020
|
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
|