Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Đằng sau âm mưu thả bom dịch hạch xuống Mỹ trong Thế chiến 2


Năm 1945, Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn sàng cho âm mưu giết người hàng loạt tại Mỹ bằng chiến tranh sinh học, thông qua một chiến dịch có cái tên “chẳng giống ai”: Hoa anh đào đêm.

Chú thích ảnh
Thành viên Đơn vị 731 tiến hành thử nghiệm vi khuẩn trên một đứa trẻ ở hạt Nongan, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc tháng 11/1940. Ảnh: Tân Hoa Xã
Những câu chuyện về Thế chiến II đã được kể lại nhiều lần đến nỗi người ta có thể dễ dàng quên rằng một số nỗi kinh hoàng khó hiểu hơn của chiến tranh đến nay vẫn còn là bí ẩn với công chúng. Chẳng hạn, ít ai biết rằng trong năm cuối cùng của cuộc chiến, Nhật Bản đã âm mưu một chiến dịch giết người hàng loạt tại Mỹ bằng chiến tranh sinh học.
Với nhà vi trùng học - Tướng quân Shiro Ishii, lãnh đạo bộ phận nghiên cứu chiến tranh hóa học của Nhật Bản, khi đó Đơn vị 731 do ông ta chỉ huy đã tiến gần khủng khiếp tới việc thả bom chứa hàng loạt bọ chét nhiễm bệnh dịch hạch xuống lãnh thổ Mỹ.
Một cuộc diễn tập kịch bản rải mầm mống căn bệnh thời Trung cổ này đã được tiến hành tại quốc gia láng giềng gần nhất: Trung Quốc. Những bản ghi tại Toà án Tội ác Chiến tranh Khabarovsk năm 1949, nơi xét xử 12 thành viên Đạo quân Quan Đông của Nhật với cáo buộc tội phạm chiến tranh, đã tiết lộ nhiều điều về âm mưu ghê rợn này: “Những con bọ chét được dùng cho mục đích bảo tồn mầm bệnh, sẽ mang theo vi khuẩn dịch hạch và lây nhiễm trực tiếp vào con người”.
Chú thích ảnh
Chỉ huy Đơn vị 731, Tướng Nhật Shiro Ishii, người đã sống yên ổn nốt cuộc đời thời hậu chiến nhờ quyền miễn trừ của Mỹ để đổi lấy các nghiên cứu của ông. Ảnh: Wikimedia Commons
Sự ra đời của Đơn vị 731 - nghiên cứu vũ khí sinh hoá
Sau khi Công ước Geneva cấm chiến tranh vi trùng vào năm 1925, các quan chức Nhật Bản cho rằng một lệnh cấm như vậy chỉ xác nhận mức độ mạnh mẽ của loại vũ khí này. Tư tưởng đó đã dẫn đến chương trình vũ khí sinh học của Nhật Bản vào những năm 1930 và sự ra đời của sư đoàn chiến tranh sinh học, với cái tên Đơn vị 731.
Quân đội Nhật nhanh chóng bắt dân thường Trung Quốc tham gia các thí nghiệm tàn khốc của mình. Sau khi chiếm đóng những vùng đất rộng lớn của Trung Quốc vào đầu những năm 1930, quân đội
Nhật đóng quân ở Cáp Nhĩ Tân gần Mãn Châu, đuổi hết dân cư ở tám ngôi làng và lập ra cơ sở vũ khí sinh học Cáp Nhĩ Tân khét tiếng. Những gì xảy ra ở đây nằm trong số những hoạt động vô nhân đạo nhất trong thế kỷ 20.
Chú thích ảnh
Cơ sở vũ khí sinh học Cáp Nhĩ Tân, Mãn Châu thời bị quân Nhật chiếm đóng. Ảnh: Wikimedia Commons
Những nghiên cứu rùng rợn tại đây bao gồm nhốt các đối tượng vào buồng kín và tăng áp suất không khí cho đến khi mắt nạn nhân bật khỏi hốc, hoặc xác định cần bao nhiêu lực G (lực gia tốc hướng tâm) để gây ra cái chết...
Đến tháng 10/1940, các lực lượng Nhật Bản chuyển sang nghiên cứu chiến tranh dịch hạch. Chúng bắn phá thành phố Ninh Ba ở miền Đông Trung Quốc và Thường Đức ở phía Bắc miền Trung Trung Quốc bằng bom chứa bọ chét nhiễm bệnh. Qiu Mingxuan, người sống sót sau vụ đánh bom khi 9 tuổi, sau này trở thành một nhà dịch tễ học, ước tính rằng ít nhất 50.000 người đã thiệt mạng do những vụ đánh bom này.
“Tôi vẫn còn nhớ sự hoảng loạn trong dân chúng”, ông Mingxuan nói. “Mọi người đều đóng chặt cửa, sợ ra ngoài. Các cửa hàng, trường học cũng đóng cửa. Nhưng đến tháng 12, máy bay Nhật Bản thả bom gần như mỗi ngày. Chúng tôi không thể tiếp tục đóng chặt khu cách ly. Những người sống bên trong bỏ chạy về nông thôn, mang theo mầm bệnh dịch hạch”.
Sau những thử nghiệm thành công ở Trung Quốc, công thức “pha chế” tử thần của Đơn vị 731 đã sẵn sàng cho chuyến đi dài xuyên Thái Bình Dương.
Chú thích ảnh
Lực lượng đổ bộ đặc biệt của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, đeo mặt nạ khí độc, chuẩn bị tiến công trong trận Thượng Hải vào tháng 8/1937.Ảnh: Wikimedia Commons
 
Chiến dịch “Hoa anh đào đêm” 
Nhật Bản ban đầu dự định tấn công Mỹ bằng những quả bom khinh khí cầu lớn. Họ phóng thành công khoảng 200 quả bom như vậy. Bom được cho là giết chết 7 người Mỹ, mặc dù Chính phủ Mỹ đã kiểm duyệt các báo cáo về con số thiệt mạng.
Chiến dịch "Hoa anh đào đêm" lẽ ra đã chứng kiến các phi công cảm tử (kamikaze) lần đầu tiên tấn công tại bang California. Một chỉ huy tân binh của Đơn vị 731 là Toshimi Mizobuchi đã lên kế hoạch đưa 20 trong số 500 lính Nhật vừa đến Cáp Nhĩ Tân vào năm 1945, tới bờ biển phía Nam California trên một chiếc tàu ngầm. Sau đó, họ sẽ lên máy bay cảm tử tới San Diego.
Theo kế hoạch, hàng ngàn con bọ chét mang vi khuẩn dịch hạch sẽ thoát xuống đất Mỹ khi những đội quân này tự kết liễu đời mình bằng cách lao máy bay xuống lãnh thổ kẻ thù.
Chú thích ảnh
Các nhà nghiên cứu của Đơn vị 731 tiến hành thí nghiệm vi khuẩn trên trẻ em bị giam cầm ở huyện Nongan, phía đông bắc Trung Quốc, tháng 11/1940. Ảnh: Tân Hoa Xã
Chiến dịch được ấn định vào ngày 22/9/1945. Với những nhân chứng còn sống sót và chỉ huy lực lượng tấn công, Ishio Obata, sứ mạng này “rối ruột” đến mức khó có thể nhớ lại hàng thập kỷ sau đó. “Đó là một ký ức tồi tệ đến mức tôi không muốn nhớ lại”, Obata nói. “Tôi không muốn nghĩ về 731. Năm mươi năm đã trôi qua kể từ sau chiến tranh. Xin hãy để tôi giữ im lặng”. 
May mắn thay, âm mưu “Hoa anh đào đêm” không bao giờ thành hiện thực.
Thất bại của âm mưu chống Mỹ
Một chuyên gia của Hải quân Nhật Bản tuyên bố Hải quân sẽ không bao giờ phê chuẩn sứ mạng này, đặc biệt là vào nửa cuối năm 1945. Vào thời điểm đó, việc bảo vệ các đảo giá trị nhất của Nhật Bản quan trọng hơn nhiều so với tiến hành các cuộc tấn công vào Mỹ.
Đến ngày 9/8/1945, đất nước bắt đầu "nổ tung" càng nhiều bằng chứng về thí nghiệm trên người của Đơn vị 731. Điều được biết đến nhiều nhất là trong một cuộc họp quan trọng vào tháng 7/1944, Tướng Hideki Tōjō, Thủ tướng Nhật, đã từ chối sử dụng chiến tranh vi trùng chống lại Mỹ. Ông ta nhận ra rằng thất bại của Nhật Bản rất có thể sắp xảy ra và việc sử dụng vũ khí sinh học sẽ chỉ làm leo thang sự trả đũa của Mỹ.
Chú thích ảnh
Máy bay Nhật ném bom Trùng Khánh từ năm 1938 - 1943. Ảnh: Wikimedia Commons
Trong khi đó, trước khi chết vì ung thư vòm họng vào năm 1959, Shiro Ishii, chỉ huy của Đơn vị 731, vẫn sống yên ổn nhờ được Mỹ trao quyền miễn trừ để đổi lấy các nghiên cứu hoá - sinh học mà ông ta nắm được.
Rốt cuộc, có lẽ chỉ có sự can thiệp của Hideki Tōjō mới ngăn chặn cái chết hàng loạt của thường dân Mỹ. Hơn một tuần sau khi Nhật Bản đầu hàng, Tōjō đã tự tử bằng một khẩu súng lục, nhưng được cứu sống. Cái chết của ông ta diễn ra 3 năm sau đó khi Hideki Tōjō bị toà án quốc tế tuyên án treo cổ vì tội ác chiến tranh.
Theo baotintuc.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quốc gia nào thật sự muốn gây hấn ở biển Đông?

Trung Quốc triển khai chiến dịch ngoại giao đổ lỗi tại biển Đông, qua đó muốn tránh né tất cả những hành vi phạm pháp mà nước này thực hiện.

  
Quốc gia nào thật sự muốn gây hấn ở biển Đông? - 1
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hôm 28-4. Ảnh: GETTY
Hôm 30-4, tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ), đăng tải bài xã luận có nhan đề: “Mỹ đẩy mạnh bá quyền ở biển Đông giữa đại dịch”.
Trước đó (ngày 27-4), báo South China Morning Post đăng tải bài viết của học giả Mark J. Valencia. Bài viết có chủ đề: “Giữa lúc thế giới tập trung chống dịch COVID-19, phải chăng TQ đang khai thác sự mất tập trung ở biển Đông? Quan điểm này chỉ đúng với người tin vào tuyên truyền của Mỹ”.
Trung Quốc: Mỹ hung hăng tại biển Đông
Thời báo Hoàn cầu và học giả Mark J. Valencia có cùng quan điểm: Mỹ đang làm phức tạp tình hình khu vực khi đưa hải quân vào biển Đông, nơi Mỹ không có tuyên bố chủ quyền. Quan điểm này chính là lập luận để phía Bắc Kinh tuyên bố mọi hành động quân sự hóa của TQ tại biển Đông chỉ để phục vụ mục đích phòng vệ (trước Mỹ).
Để minh họa cho quan điểm “Mỹ muốn bá quyền ở biển Đông”, phía báo chí TQ khẳng định: Mỹ quyết tâm can thiệp biển Đông trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng, khiến nhiều người tử vong tại nhiều quốc gia. Phía TQ cho rằng Mỹ đã hành động “thái quá”, bởi hai lý do: (i) Hải quân Mỹ đang thiệt hại vì đại dịch nhưng vẫn cố gắng đưa quân đến biển Đông; (ii) TQ đã không triển khai hành động ở biển Đông từ tháng 1-2020, nên Mỹ không cần gây sức ép.
Phía TQ cho rằng “Mỹ tưởng tượng rằng TQ là kẻ thù của Mỹ”, đồng thời Washington đang cố tình can dự quá đáng vào biển Đông để lấy lòng các đồng minh và đối tác của Mỹ tại khu vực.Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định Mỹ vô trách nhiệm với thế giới khi cắt viện trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và không giúp đỡ Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc chiến chống COVID-19. Trái lại, TQ khẳng định nước này tập trung vào việc hỗ trợ quốc tế chống dịch.
Kết luận mối quan hệ Mỹ-TQ, truyền thông phía Bắc Kinh cho rằng Washington đang cố tình “thổi phồng” cái gọi là mối đe dọa TQ. Lẽ ra, Mỹ nên đặt vấn đề biển Đông ngoài sự cạnh tranh Mỹ-Trung bởi Mỹ không chính danh (tức không có quyền và nghĩa vụ tại khu vực), sự xuất hiện của Mỹ chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Truyền thông TQ còn cố tình khiêu khích khi cảnh báo bản ghi nhớ chung giữa Mỹ và TQ về các quy tắc ứng xử an toàn trong các vụ đụng độ trên biển và trên không (năm 2014) không còn ý nghĩa. Nếu Mỹ tiếp tục can thiệp khu vực thì theo TQ, các va chạm “đáng tiếc” trên biển có thể xảy ra.
Ai mới là kẻ hung hăng?
Thực tế, khác với những gì Bắc Kinh đang rêu rao, TQ đang tiến hành chiến dịch ngoại giao đổ lỗi. Có thể hệ thống lại sự tránh né trách nhiệm, đổ lỗi cho nước khác từ chính những lập trường mà phía TQ đưa ra.
Gần nhất, TQ đổ lỗi cho tàu cá Việt Nam đâm vào tàu hải cảnh của Bắc Kinh. TQ cố tình lờ đi bối cảnh xảy ra vụ việc (vào đầu tháng 4). Thứ nhất, tàu cá Việt Nam đang khai thác hải sản ở vùng biển Hoàng Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam). Thứ hai, trong khi tàu hải cảnh TQ lớn hơn, có vũ trang thì tàu cá Việt Nam gần như không có cơ hội cạnh tranh. Vì vậy, nói tàu cá Việt Nam đâm vào tàu TQ là vô lý và ngang ngược. Thực tế, hình ảnh ghi lại và sự xác minh của cộng đồng quốc tế cho thấy TQ vô trách nhiệm trong vụ việc.
TQ đổ lỗi cho Mỹ “can dự thái quá” vào biển Đông khi TQ không có động thái gì từ tháng 1-2020. Thế giới không ai chấp nhận được quan điểm này. Bởi lẽ nhiều quốc gia có bằng chứng chỉ ra: (a) TQ cho vận hành hai trạm nghiên cứu khoa học ở biển Đông từ tháng 1-2020; (b) Bắc Kinh thành lập hai quận đảo, thuộc cái gọi là “TP Tam Sa”; (c) Bộ Nội chính TQ cập nhật “danh xưng tiêu chuẩn” (tên chính thức) khoảng 80 thực thể ở biển Đông; (d) Tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam; (e) Hải quân TQ chĩa súng radar vào tàu hải quân Philippines; (f) TQ điều đội tàu Địa chất hải dương 8 đầy tranh cãi vào biển Đông, bị Malaysia lên tiếng cảnh giác vì hành vi quấy phá khai thác kinh tế.
Quốc gia nào thật sự muốn gây hấn ở biển Đông? - 2
Hình ảnh các tháp radar, nhà chứa máy bay và tòa nhà năm tầng do Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Ảnh: NYT
Việc Mỹ cử hải quân và không quân, phối hợp với hải quân Hoàng gia Úc tiến vào biển Đông đều xuất phát từ hành xử của TQ. Vì vậy nếu nói Mỹ cố tình “làm quá” ở biển Đông, thì suy cho cùng cũng xuất phát từ sự hung hăng của Bắc Kinh. Trong khi Mỹ tuyên bố luôn hành xử phù hợp luật pháp quốc tế thì TQ tuyên bố hành xử dựa theo luật của nước này, vốn xung đột với các quy tắc quốc tế mà TQ đã cam kết.
TQ cáo buộc Mỹ và các nước “thổi phồng” mối đe dọa TQ nhưng thực tế lại không đúng như vậy. Tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” của TQ không bị bất kỳ nước nào bác bỏ, cho đến khi TQ đơn phương chiếm cứ, bồi lấp, cải tạo, quân sự hóa các thực thể ở biển Đông. Yêu sách đường lưỡi bò của TQ đã bị vô hiệu hóa từ sau phán quyết của Tòa Trọng tài 2016 nhưng Bắc Kinh vẫn kiên trì theo đuổi. Công hàm TQ gửi lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 đều trực tiếp hoặc gián tiếp tuyên bố bảo vệ đường lưỡi bò. Như vậy, tham vọng xâm chiếm hơn 90% biển Đông theo yêu sách của TQ chính là một mối đe dọa thật sự cho các nước, chứ không phải một sự “thổi phồng”.
Trên thực địa, TQ cho tàu thuyền va đâm tàu thuyền các nước; cho quân đội chĩa súng radar hay bắn laser vào hải quân, không quân các nước. Bắc Kinh từng bước nhân tạo hóa, quân sự hóa rồi thể chế hóa bất chấp việc phá vỡ hiện trạng, vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế mà điển hình là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Bấy nhiêu đủ chứng minh mối đe dọa TQ với tự do hàng hải và chủ quyền quốc gia là hiện hữu, có thật.
Quốc gia nào thật sự muốn gây hấn ở biển Đông? - 3
Tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần thực hiện chiến lược bắt nạt ở biển Đông. Ảnh minh họa: SCMP
Chuyện TQ tự cho mình "tập trung vào việc chống dịch" thì lại càng sai. Với những gì đã xảy ra ở biển Đông, giới chính trị gia và học giả quốc tế hầu hết khẳng định đại dịch COVID-19 không thể ngăn Bắc Kinh tiếp tục lấn chiếm biển Đông. Ngoài ra, "ngoại giao y tế" của TQ - điều mà Bắc Kinh minh họa cho nỗ lực của TQ với thế giới trong chống dịch - cũng gây tranh cãi. Chất lượng các đơn hàng không vượt qua bài thử của nhiều nước; đồng thời xuất hiện lo ngại TQ dùng hàng viện trợ để gây sức ép chính trị lên các nước. 
Vậy nên, nếu muốn phác họa chân dung một quốc gia gây hấn lớn nhất ở biển Đông, thiếu trách nhiệm với thế giới trong bối cảnh đại dịch hoành hành, thì đó phải là TQ, trước khi suy xét bất kỳ quốc gia nào khác.
Từ đường lưỡi bò vô lý đến Tứ Sa phi pháp
Chính quyền Bắc Kinh gần đây thường sử dụng thuật ngữ “Tứ Sa” cho yêu sách của mình. Theo giới quan sát, Tứ Sa là cách TQ từng bước định nghĩa hóa yêu sách đường lưỡi bò, với phạm vi rộng lớn, cụ thể hơn sự mập mờ của đường lưỡi bò vốn đã bị Tòa Trọng tài 2016 bác bỏ tính pháp lý.
Bản chất phạm vi của Tứ Sa là cả khu vực mà TQ gọi là Nam hải chư đảo. Theo tuyên bố của Bắc Kinh trong các công hàm gửi lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Nam hải chư đảo gồm quần đảo Đông Sa (đảo đá Pratas), quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và quần đảo Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield).
Trong Tứ Sa phi pháp, đường lưỡi bò vẫn xuất hiện thường trực. Ví dụ, các công hàm số CML/14/2019, CML/11/2020, CML/42/2020 do TQ gửi lên Liên Hiệp Quốc, nước này luôn trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn lại Công hàm số CML/17/2009 (xuất hiện năm 2009) đính kèm bản đồ đường lưỡi bò. Như vậy, về mặt tuyên truyền TQ có sự điều chỉnh khi dùng nhiều cụm từ Tứ Sa nhưng bản chất vẫn là tham vọng nuốt trọn khoảng hơn 90% biển Đông.
Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/quoc-gia-nao-that-su-muon-gay-han-o-bien-dong-909966.html
Cận cảnh các tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở biển Đông
Hải quân Mỹ liên tiếp điều tàu chiến thực hiện các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở biển Đông nhằm thách thức...
Theo ĐỖ THIỆN (Pháp luật TPHCM)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

T.T.Trump tin cuối năm sẽ có vaccine Covid-19


Tổng thống Donald Trump ngày 3/5 cho biết ông "rất tự tin" rằng Mỹ sẽ có vaccine ngừa nCoV trước cuối năm nay.
Trump nhấn mạnh nhiều công ty đang tích cực nghiên cứu vaccine và sắp thành công trong việc phát triển nó. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ có vaccine sớm hơn thay vì muộn hơn", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh Fox News.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một cuộc họp báo về Covid-19 ở Vườn Hồng, Nhà Trắng ngày 27/4. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một cuộc họp báo về Covid-19 ở Vườn Hồng, Nhà Trắng ngày 27/4. Ảnh: Reuters.
Mỹ cùng hàng loạt quốc gia khác đang chạy đua để trở thành nước đầu tiên có vaccine ngừa nCoV. Người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố ông vẫn sẽ rất vui nếu các nhà nghiên cứu Mỹ bị đánh bại trong cuộc đua phát triển thuốc cho Covid-19.
"Nếu nước nào đó thành công trước, tôi sẽ ngả mũ kính phục", Trump cho hay. "Tôi không quan tâm, tôi chỉ muốn có được một vaccine phát huy hiệu quả".
Khi được hỏi về những nguy cơ và rủi ro đối với con người trong quá trình nghiên cứu vaccine nhanh một cách bất thường như hiện nay, Trump khẳng định tất cả mọi người tham gia thử nghiệm đều là các tình nguyện viên. "Họ biết họ đang làm gì", ông nói.
Tổng thống Mỹ dường như thừa nhận ông đang đi trước một bước so với các cố vấn của mình khi đưa ra dự đoán về vaccine. "Các bác sĩ sẽ bảo rằng 'bạn không nên nói điều đó'. Tôi sẽ trả lời rằng 'tôi nói những gì tôi nghĩ", Trump cho biết.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới, đến nay báo cáo gần 1,2 triệu ca nhiễmnCoV và gần 69.000 trường hợp tử vong.
Khoảng một nửa số bang tại nước này đã nới các biện pháp hạn chế để ngăn dịch bệnh lây lan từ 1/5, khi số ca nhiễm mới bắt đầu giảm hoặc đi ngang. Bang Texas cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại từng phần, các cửa hàng bán lẻ và trung tâm thương mại được mở cửa trở lại với 25% công suất. Tại Georgia, gần như mọi doanh nghiệp đã hoạt động trở lại.
Giới chức một số bang khác tiếp tục thận trọng khi nới phong tỏa. Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer quyết định gia hạn các biện pháp an toàn để bảo vệ nhân viên cùng khách hàng ở các hiệu thuốc và cửa hàng tiện lợi. Khách hàng phải che mặt khi vào mua hàng, các cơ sở kinh doanh phải dành ít nhất hai tiếng mỗi tuần cho nhóm dễ bị tổn thương, phải thông báo cho các lao động khác khi có nhân viên nhiễm nCoV.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 3,6 triệu ca nhiễm nCoV, gần 250.000 người chết và hơn 1,1 triệu người đã hồi phục.
Vũ Hoàng (Theo AFP)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bức tranh toàn cảnh về sự thâm nhập của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ – P5,6



Viện Khổng Tử
(Ảnh minh họa: Shutterstock)
*
Phần 5: Chiến dịch tuyên truyền
của ĐCSTQ ở các trường đại học Hoa Kỳ​
Trên danh nghĩa hợp tác và trao đổi văn hóa, ĐCSTQ đã thành lập Viện Khổng Tử, tài trợ và chỉ dẫn cho sinh viên Trung Quốc ăn cắp thông tin và áp chế tự do ngôn luận ở các trường đại học của Hoa Kỳ.
Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, ít nhất 9 đại học hàng đầu ở Mỹ đã nhận được tài trợ từ gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc trong 6 năm qua, trong đó có Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Princeton, Đại học California tại Berkeley và Đại học Cornell.
VOA đưa tin vào tháng 10/2019, tổng số tiền tài trợ lên đến 10,5 triệu đô la, chưa tính đến quà cáp trị giá dưới 250.000 đô la.
Ngày 2/2/2020, tờ New York Daily News đưa tin: “Từ năm 2004, Bộ Giáo dục Trung Quốc, thông qua một cơ quan có tên là Hán Ban, đã tài trợ và điều hành Viện Khổng Tử về nhiều mặt. Viện Khổng Tử giảng dạy tiếng Trung, lịch sử và văn hóa Trung Quốc tại các trường đại học trên khắp thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Hán Ban chịu trách nhiệm cung cấp giáo viên, sách giáo khoa và – quan trọng nhất là – vốn vận hành, một đề xuất hấp dẫn đối với ban quản lý trường nào cần tiền mặt.”
“Thứ sai rành rành ở đây là chúng ta trao giáo dục Hoa Kỳ vào tay một cơ quan tuyên truyền nước ngoài. Lý Trường Xuân, nguyên trưởng ban Tuyên giáo của ĐCSTQ, gọi Viện Khổng Tử là ‘một bộ phận quan trọng để Trung Quốc thiết lập tuyên truyền ở nước ngoài.’ Họ dạy lịch sử Trung Quốc theo định hướng của chính quyền Trung Quốc”, bài báo của Todd Pittinsky, Đại học Bang New York (SUNY) tại Stony Brook trên tờ New York Daily News cho hay.
Bài báo chỉ ra rằng các trường đại học có Viện Khổng Tử được yêu cầu thể hiện sự tôn trọng luật pháp Trung Quốc. Pittinsky viết: “Khi các quan chức của Hán Ban đi thăm Đại học Albany, các biểu ngữ về Đài Loan trên cửa của các giảng viên đều bị gỡ xuống.”
Pittinsky nói rằng thúc đẩy trao đổi văn hóa thì không có gì sai, nhưng nhiệm vụ của các Viện Khổng Tử là xuất khẩu quan điểm chính trị của Bắc Kinh. Lo ngại về việc mất tự do học thuật và phải đối mặt với sự kiểm duyệt từ Trung Quốc, một số trường đại học, trong đó có Đại học Chicago, Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, Đại học Bang Pennsylvania, Đại học McMaster và Đại học Miami-Dade, đã đóng cửa Viện Khổng Tử của họ.
*
Phần 6: Sự thâm nhập của ĐCSTQ
vào các cộng đồng Hoa Kỳ
Yleisradio (Yle), đài phát thanh công toàn quốc của Phần Lan, đã phát sóng một báo cáo điều tra hôm 15/3/2020 vừa qua về sự thâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Báo cáo có viết “Yle phát hiện gốc rễ các tổ chức ở Phần Lan có thể thuộc bộ máy kiểm soát của ĐCSTQ. Các hoạt động của họ có liên hệ với hoạt động chính trị đảng phái của Phần Lan. Điều đó có nghĩa là ảnh hưởng của Trung Quốc ở quốc gia này cũng giống ở quốc gia khác.”
Một trong những tổ chức này là Hiệp hội Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc của Phần Lan (FAPPRC), với khoảng 200 chi nhánh trên khắp thế giới. Tất cả đều ủng hộ chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ. Báo cáo có viết: “Các chuyên gia cho biết mục tiêu của tổ chức này là nhằm thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc và bịt miệng sự chỉ trích cường quốc mới nổi này. Thực tế, những tổ chức có liên đới với ĐCSTQ này thường ngụy trang dưới hình thức là các tổ chức phi chính phủ (NGO) thông thường.”
Cách xa hàng nghìn dặm, ĐCSTQ cũng đang xâm nhập vào Hoa Kỳ. Chẳng hạn, ĐCSTQ đã kiểm soát cộng đồng người Hoa ở Manhattan và Flushing ở New York nhiều thập kỷ qua.
Hội Liên hiệp Cộng đồng người Hoa miền Đông nước Mỹ là một trong ba tổ chức CPPRC (Hội đồng Thúc đẩy Thống nhất Hòa bình Trung Quốc) được thành lập tại New York. Tổ chức này có nhiệm vụ “xuất khẩu” các chính sách tuyên truyền kích động của ĐCSTQ. Chẳng hạn, ngày 11/2/2001, tổ chức tiền thân của nó đã tổ chức một cuộc họp bôi nhọ Pháp Luân Công. Lương Quan Quân, Hội trưởng Hội Liên hiệp Cộng đồng người Hoa ở miền Đông nước Mỹ tại thời điểm đó, cùng các cựu đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã tham dự cuộc họp và có bài phát biểu. Vào tháng 6 năm đó, Lương đã báo cáo lại với chính quyền Bắc Kinh trong một cuộc họp của các lãnh đạo hiệp hội Hoa kiều tổ chức tại Bắc Kinh: “Chúng tôi là hiệp hội nước ngoài đầu tiên công khai chống lại Pháp Luân Công. Việc này thể hiện đầy đủ lòng yêu nước của người Hoa tại hải ngoại.”
Ngày 7 tháng 8 năm 2008, một đơn khiếu nại Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York, Bành Khắc Ngọc, đã được đệ trình lên Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong đó cáo buộc ông ta tiếp tay các cuộc tấn công bạo lực xảy ra tại Flushing. Trong một băng thu âm, ông ta thừa nhận đã “bí mật khuyến khích” một số người tấn công vào hoạt động cộng đồng.
Năm ngoái, một số người thuộc phe thân Trung đã nói với các phóng viên của Epoch Times rằng họ đang được Lý Hoa Hồng, lãnh đạo của một nhóm mặt trận cộng sản tại Flushing, trả từ 30 đến 200 đô la để cầm cờ Trung Quốc “phản đối” một số hoạt động diễu hành phơi bày tội ác của ĐCSTQ. Tháng 3 năm 2019, một người trong cuộc phát biểu với Epoch Times tiếng Trung rằng, Lý được Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Thiên Tân, một cơ quan chính quyền Trung Quốc trả tiền. Các nguồn tin khác cũng cho rằng Lý nhận tài trợ của chính quyền Trung Quốc.
*
Karl Marx, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản, đã viết trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản như sau: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu – bóng ma của Chủ nghĩa Cộng sản”. Hơn 100 năm đã trôi qua, và bóng ma của chủ nghĩa cộng sản hiện đang ám ảnh Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.
Đại dịch virus corona đã trở thành thảm họa gần đây nhất do chủ nghĩa cộng sản gây ra. Trong những tháng qua, thế giới đã chứng kiến ​​ĐCSTQ kiểm duyệt thông tin ra sao, bưng bít các ca nhiễm và tử vong thế nào, chuyển hướng dư luận sang chỉ trích các quốc gia khác và tuyên truyền ra sao để tô vẽ bản thân thành vị cứu tinh ở cả trong và ngoài Trung Quốc.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo từng nói: “Những người bị hại nhiều nhất do thông tin sai lệch của Trung Quốc – mà thực tế là họ đã bưng bít điều này ngay từ đầu – chính là người dân Vũ Hán và Hồ Bắc ở Trung Quốc.”
Khi dịch bệnh hoành hành khắp Trung Quốc và trở thành đại dịch toàn cầu, khoảng 75.000 người đã mất mạng, khoảng 1/5 số người trên thế giới đang bị phong tỏa, và vô số doanh nghiệp bị đóng cửa. Cả thế giới đã trở thành nạn nhân của sự bưng bít và xử lý sai của ĐCSTQ khi dịch virus corona bùng phát.
Hy vọng rằng Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới sẽ thoát khỏi sự thao túng của ĐCSTQ để có một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
(Hết)
Đăng lại từ Minghui.org
Anh Tử, Điền Vân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người thông minh thực sự đều không làm 5 việc này, hãy xem bạn đã bỏ được mấy việc!


5 việc sau đây, phàm là người thông minh đều không làm để duy trì cuộc sống an yên, tránh xa phiền nhiễu.
Những phiền nhiễu, rắc rối trong đời người phần lớn đều xuất phát từ những mối tơ vò trong tâm. Khi chúng ta không bị những sự vật sự việc bên ngoài làm phiền, tâm đơn giản rồi, thế giới tự nhiên cũng trở nên thanh tịnh.
Một học giả nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: “Tắm một cái, ngắm một bông hoa, ăn một bữa cơm, giả sử chúng ta cảm thấy cuộc sống vui vẻ, cũng hòa toàn không phải vì chúng ta tắm sạch, hoa thơm hay hợp với sở thích của mình, mà chủ yếu là bởi trong tâm ta không có gì lấn cấn, trở ngại.
Phàm là những người thông minh, trong cuộc đời, họ hầu như không bao giờ làm 5 việc dưới đây.
1. Không nghĩ đến tuổi tác
Quãng thời gian đẹp nhất của một con người là bao nhiêu? 20 tuổi? 30 tuổi? Hay 40 tuổi?
Thực ra, những người đẹp thực sự, mãi mãi không bao giờ “già đi”. Bởi vì chỉ cần có sự tự tin và nụ cười luôn ngự trên khuôn mặt, thì 30 tuổi chính là sự mới mẻ của tuổi 15.
Người thông minh thực sự đều không làm 5 việc này, hãy xem bạn đã bỏ được mấy việc! - Ảnh 2.
Chỉ cần không từ bỏ việc tự quản lý tốt bản thân, 40 tuổi chính là sự mới mẻ của tuổi 20.
Nếu có thể trở nên tốt hơn trên con đường tuổi tác dần nhiều lên, 50 tuổi chính là sự mới mẻ của tuổi 25.
2. Không nghĩ đến khoảng cách
Trong cuộc sống, luôn có những người sống cuộc sống mà chúng ta mong ước, luôn có những người sống sung sướng và viên mãn hơn chúng ta. Một trong những tai họa lớn nhất trong các mối quan hệ xã giao, đó là việc so sánh khoảng cách giữa bản thân mình và người bên cạnh.
Ở Nam Mỹ có một loài chim bồng chanh nhỏ, đặc điểm lớn nhất của nó là tổ rất lớn trong khi người nó rất nhỏ, chiếc tổ của nó thường to hơn cơ thể nó từ vài lần đến hơn chục lần.
Các nhà động vật học khi nghiên cứu đã phát hiện, khi loài chim này không có hàng xóm và tự làm tổ, chỉ cần to nhỏ vừa đủ để ở, nó sẽ dừng lại.
Thế nhưng khi chúng có hàng xóm, chúng sẽ so sánh chỗ ở to nhỏ với hàng xóm, chỉ cần hàng xóm làm tổ to hơn một chút, chúng sẽ “cơi nới” tổ của mình, ngay cả khi mệt mỏi cũng không chịu nghỉ ngơi.
Cứ luẩn quẩn một vòng như thế, cho đến khi một con trong số chúng mệt đến chết, con còn lại mới dừng lại.
Việc so bị giữa người với người thực ra cũng chẳng khác loài chim kia là bao, chúng ta tốn công sức ngồi so sánh, để rồi cuối cùng, người mệt mỏi đến ngã gục cũng chính là mình.
Người thông minh thực sự đều không làm 5 việc này, hãy xem bạn đã bỏ được mấy việc! - Ảnh 4.
3. Không nghĩ đến bệnh tật
Trạng thái lý tưởng nhất của cuộc sống chính là: Tâm không vướng bận, thân không bệnh tật, trong túi luôn có tiền.
Thế nhưng con người ta sống trên đời, sinh lão bệnh tử vốn là điều không thể tránh. Sinh mệnh vốn dĩ đã mong manh, lo lắng chính là cú đả kích vô dụng nhất, càng sợ hãi bệnh tật, bệnh tật càng dễ dàng tìm đến.
Khi sinh mệnh của chúng ta ngoàn cường, tránh xa những thứ không lành mạnh, bệnh tật sẽ tự nhiên tránh xa.
Những lúc khỏe mạnh, đừng nghĩ ngợi nhiều. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì vận động, sinh hoạt điều độ, khi cơ thể có tín hiệu cảnh báo, đừng cố quá, hãy nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân, như thế mới có thể kịp thời phòng, chữa bệnh.
Khi trong người thực sự có bệnh, tuyệt đối đừng trách cứ bản thân. Hãy điều chỉnh lại tâm lý sao cho thật tốt mới có thể chống chọi được với bệnh tật. Bất luận thế nào, chúng ta cũng phải đặt sức khỏe ở vị trí hàng đầu.
4. Không nghĩ chuyện đã qua, không lo việc chưa đến
Cuộc sống như thế nào là khổ nhất? Đó là bó buộc mình trong chuyện đã qua và lo lắng những chuyện chưa đến.
Con người sống mãi với quá khứ, thích bó buộc mình vào những chuyện đã qua, cuộc sống chẳng khác gì địa ngục tối tăm không ánh sáng.
Con người sống mà cứ lo chuyện chưa đến, phiền não ủ dột, cuộc sống lúc nào cũng thấp thỏm bất an.
Người thông minh thực sự đều không làm 5 việc này, hãy xem bạn đã bỏ được mấy việc! - Ảnh 6.
Có một hòa thượng hỏi đệ tử: “Nếu chúng ta tiến về phía trước sẽ chết, lùi lại phía sau cũng sẽ chết, vậy chúng ta phải làm sao?”
Chú tiểu không do dự đáp: “Chúng ta sẽ bước sang bên cạnh.”
Đời người cũng vậy, khi chúng ta cảm thấy bế tắc đường cùng, hãy thay đổi góc nhìn. Và chúng ta sẽ thấy, đường không chỉ có hai phía trước sau, bên cạnh vẫn còn đường để đi.
5. Không nghĩ đến việc làm hài lòng người khác
Việc khó nhất đời người là gì? Đó là học cách làm chính mình vui vẻ, bởi một đời không thể lặp lại, vì thế đừng khiến bản thân phải chịu ấm ức, ép mình phải đi lấy lòng bất cứ ai.
Dù là ở độ tuổi nào, cũng cần học cách đánh giá cao bản thân ở hiện tại;
Dù là sống một cuộc sống ra sao, cũng nên bỏ qua cho bản thân chưa hoàn mỹ;
Dù là có khỏe mạnh hay không, cũng luôn duy trì tinh thần tích cực, không từ bỏ;
Một khi đã đến với thế giới này, chúng ta nên sống thật tốt mỗi ngày.
5 việc trên, chỉ cần làm được, cuộc sống tự nhiên sẽ trở nên an yên thanh thản.
Theo ICTVN
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng ngàn nhà khoa học tại Hoa Kỳ bán kết quả nghiên cứu cho Trung Quốc


Hàng ngàn nhà khoa học tại Hoa Kỳ bán kết quả nghiên cứu cho Trung Quốc
Một phòng thí nghiệm tại Bethesda, Maryland, Mỹ / AFP PHOTO / SAUL LOEB (Photo credit should read SAUL LOEB/AFP via Getty Images)
Thông qua chương trình “Kế hoạch Nghìn nhân tài” (TTP), trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã mua lại kết quả nghiên cứu từ hơn 7.000 nhà khoa học và các chuyên gia khác của Hoa Kỳ, theo báo cáo của Tiểu ban Thượng viện công bố ngày 18/11.
TTP chỉ là một trong số khoảng 200 chương trình “Tuyển dụng tài năng” của Trung Quốc. Trong khi nhận thù lao từ Trung Quốc, các nhà khoa học này cũng đồng thời nhận được tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ. Theo báo cáo, người nộp thuế ở Hoa Kỳ đã chi hàng trăm tỷ đô la Mỹ để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển mà cuối cùng Trung Quốc hưởng lợi.
Các trợ lý của quốc hội đã thông tin nhanh cho các phóng viên về báo cáo, họ đưa ra các ví dụ về những gì các nhà khoa học liên kết với TTP đã làm. Ví dụ, một nhà nghiên cứu tại Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tự ý tải xuống hơn 30.000 tài liệu và chuyển chúng cho Trung Quốc.
Một ví dụ khác, tại Viện Sức khỏe quốc gia có một nhà khoa học đã đưa một nghiên cứu đáng lẽ được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ về một viện nghiên cứu của Trung Quốc để thực hiện.
Đôi khi, các nhà khoa học đã chuyển sở hữu trí tuệ sang Trung Quốc, nhưng cũng có các trường hợp họ lại thiết lập các phòng thí nghiệm tương tự ở Trung Quốc để đồng thời tái tạo công việc của họ ở Hoa Kỳ.
Theo nhận xét của các trợ lý, chương trình “tuyển dụng nhân tài” thậm chí còn đem lại cho Bắc Kinh  nhiều thành công hơn mong đợi. Mục tiêu ban đầu là tuyển dụng 2.000 nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế, năm 2017, chương trình TTP đã thu hút được hơn 7.000 nhà nghiên cứu.
TTP hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của Ban tổ chức trung ương ĐCSTQ, nơi kiểm soát sự phân công công việc của hơn 90 triệu quan chức Đảng ở tất cả các cấp chính quyền.
Báo cáo là một bước quan trọng để hiểu được các nghiên cứu bằng nguồn tài trợ từ thuế của Hoa Kỳ đã đóng góp như thế nào cho sự trỗi dậy toàn cầu của Trung Quốc, các Trợ lý Quốc hội cho biết. Bản báo cáo được lập bởi Ủy ban về các vấn đề an ninh nội địa và Tiểu ban thường trực về điều tra của chính phủ do thượng nghị sĩ Rob Portman, Đảng Cộng hòa bang Ohio chủ trì.
Báo cáo tập trung vào cách thức chương trình TTP của Trung Quốc thỏa hiệp với các nhà nghiên cứu tại một số cơ quan của Hoa Kỳ, và đã chỉ ra rằng các cơ quan đó hầu như buông lỏng việc này.
Phần lớn mọi người đều biết đến TTP vì giới chức Trung Quốc đã đăng thông tin chi tiết chọn lọc về TTP trên các trang web chính thức. Nhưng vào năm 2018, khi nhận thấy bắt đầu có sự chú ý một cách nghiêm túc từ phía giới chức Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc đã xóa các liên kết trực tuyến về TTP trên web, bao gồm cả danh sách các nhà khoa học tham gia.
FBI hành động chậm trễ
Báo cáo đặc biệt chỉ trích FBI, cơ quan đã nhận được thông tin liên quan đến các thành viên của TTP và các kế hoạch tuyển dụng nhân tài khác vào năm 2016. FBI đã mất gần hai năm để phối hợp báo cáo các thông tin đó cho các cơ quan khen thưởng cấp liên bang, các trợ lý cho biết.
Do đó, báo cáo cho biết, Bắc Kinh đã có “cơ hội tuyển dụng các nhà nghiên cứu và nhà khoa học… của Hoa Kỳ, bao gồm 70 người đoạt giải Nobel và các viện sỹ Viện Hàn lâm”.
Các chi tiết bổ sung về phản ứng chậm của FBI đã được biên soạn từ báo cáo, nhưng báo cáo cũng nói rõ rằng cục điều tra “cần có một chương trình phối hợp quốc gia để chống lại mối đe dọa từ các kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc”.
Báo cáo của Tiểu ban cũng rất quan trọng đối với Bộ Năng lượng, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao. Báo cáo nêu rõ rằng các quan chức của Bộ Năng lượng đã xác định hàng trăm thành viên của TTP đang làm việc tại các vị trí khác nhau của bộ.
Theo báo cáo, các quan chức Bộ Ngoại giao đã “không theo dõi các chương trình tuyển dụng nhân tài TTP và hiếm khi từ chối (dưới 5%) đơn xin thị thực của các công dân Trung Quốc có thể có liên quan đến hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ”.
Các quan chức của Bộ Thương mại đã phê duyệt một số lượng đáng kể công dân Trung Quốc làm việc trên các công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ. Tiểu ban đã xem xét hồ sơ cá nhân của 2.000 người và phát hiện có 20 người là thành viên của các chương trình tuyển dụng nhân tài, hơn 150 người liên quan tới các trường đại học có liên đới với quân đội Trung Quốc và hơn 60 người cộng tác với Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc.
FBI và các quan chức cấp liên bang khác sẽ bị thẩm vấn vào ngày 19/11 trong phiên điều trần mở của Tiểu ban.
Thành Nam (biên dịch)
Theo Epoch Times / Tác giả: Mark Tapscott

Phần nhận xét hiển thị trên trang