Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

"Bức tranh" dịch tễ học về dịch Vũ Hán ở Việt Nam



NVT

Một trong những sự 'trống vắng' lớn nhứt của dịch Vũ Hán ở VN là số liệu. Chúng ta không biết đặc điểm những ca nhiễm ra sao. Đa số các chuyên gia và báo chí chỉ nói trên bề mặt và chung chung, chớ không có bức tranh chuyên sâu. May mắn thay, tôi đã thu thập được dữ liệu cho từng cá nhân, và có thể cung cấp một 'bức tranh' chung để các bạn quan tâm tham khảo.

Dữ liệu

Trong mùa dịch, bất cứ dịch bệnh nào, dữ liệu thực tế đóng vai trò rất quan trọng. Dữ liệu thực tế có thể giúp chúng ta ước tính được qui mô của dịch, hoặc mô phỏng và dự báo cho tương lai. Dữ liệu còn cung cấp cho chúng ta những thông tin về bệnh nhân như họ là ai, đến từ đâu, bao nhiêu tuổi, v.v. Ở nước ngoài, các cơ quan như Bộ Y tế và các trung tâm nghiên cứu thì cung cấp dữ liệu rất tốt, giúp cho các chuyên gia có thể đóng góp vào việc kiểm soát dịch. Chẳng hạn như ở Úc, trong điều kiện làm việc từ nhà (WFH), họ huy động các chuyên gia dịch tễ học có kinh nghiệm về mô hình để cùng nhau làm việc, giúp cho chánh phủ một tay về dự báo. Tôi cũng có tham gia vào dự án này, giúp được vài việc, và thấy rất hay. Còn ở Việt Nam, vào các trang web của cơ quan Nhà nước thì hầu như không có những dữ liệu này. Còn số liệu trên trang của ĐH Johns Hopkins thì không có cho mỗi bệnh nhân.

Nhưng may mắn thay, tôi đã có một số dữ liệu về tình hình dịch Vũ Hán ở Việt Nam. Dữ liệu này thật ra là thu thập qua trang wikipedia do ai đó làm [1]. Xin cám ơn các bạn. Chỉ có điều cách nhập dữ liệu của các bạn này rất ư là bất lợi cho phân tích. Thành ra, tôi phải mất khá nhiều thì giờ để 'curate' các dữ liệu này vào một format có thể phân tích được.

Dữ liệu này bao gồm các thông tin như ngày nhiễm, giới tính, tuổi, quốc tịch, đã từng đến Tàu hay không, từ nước ngoài về hay trong nước, và tình trạng điều trị. Tính đến hôm nay, dữ liệu đã có cho 194 ca nhiễm. Tôi đã làm thử một phân tích mô tả để trước là thỏa chí tò mò của tôi, và sau là chia sẻ đến các bạn quan tâm.


Kết quả phân tích. Một vài nét chánh về kết quả phân tích có thể tóm tắt như sau:

Hình 1: Phân bố độ tuổi của 194 bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán ở VN (tính đến ngày 30/3/2020). Tuổi trung vị là 29. Chỉ có 11% (20 / 186) người có tuổi từ 60 hay cao hơn.

Giới tính

Khoảng 53% (103 / 193) bệnh nhân là nữ. Điều này hơi khác so với bệnh nhân ở Vũ Hán: trong số 44672 người bị nhiễm,49% là nữ. Tuy nhiên, vì con số nhiễm ở VN còn thấp, nên ước tính về phân bố giới tính có thể không ổn định.

Tuổi

Tính trung bình, tuổi của các 186 bệnh nhân có số liệu (8 người mất số liệu) là 35. Phân nửa bệnh nhân có tuổi 29 hoặc thấp hơn. Không có sự khác biệt về độ tuổi giữa nam và nữ (xem Hình 1). Chỉ có 11% (20 / 186) người có tuổi từ 60 hay cao hơn. Tuổi trung bình ở bệnh nhân bên Đức là 43, và Ý là 63. Do đó, bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam tương đối trẻ hơn so với nước ngoài.

Quốc tịch

Trong số 194 bệnh nhân, có 23% (n = 44 người) có quốc tịch nước ngoài. Đa số người nước ngoài là Anh (17 người), Mĩ (5), và Pháp (5). Nhưng cũng có vài người đến từ hay có quốc tịch Ba Tây, Canada, Tàu, Đan Mạch, Đức, Ái Nhĩ Lan, Latvia, Nam Phi, Mễ Tây Cơ và Tiệp (Hình 2).

Hình 2: Biểu đồ phân bố số bệnh nhân nhiễm dịch Vũ Hán ở VN tính theo quốc tịch. Có 23% bệnh nhân là người nước ngoài; đa số 77% là người Việt.

Nguồn bệnh

Trong số 190 ca có thể xác định, có 122 ca (64%) là từ nước ngoài. Trong số 150 người có quốct ích Việt Nam, 59% là bệnh 'mang' từ nước ngoài về. Tính chung, chỉ có 9 người (tức ~5%) từng ghé qua Tàu.

Tình trạng điều trị

Số liệu tính đến nay cho thấy có 24 người (tức 12%) đã được xuất viện; số còn lại 88% vẫn còn đang được điều trị. Điều thú vị là nữ bệnh nhân có tỉ lệ xuất viện cao hơn nam (16% so với 9%); tuy nhiên vì số còn ít nên khó nói đây là khác biệt có ý nghĩa hay không. Rất tiếc, chúng ta không biết được thời gian được điều trị là bao lâu.

Việt Nam đã mất bao nhiều tiền cho những bệnh nhân này? Chưa có câu trả lời, nhưng chúng ta có thể tính số ngày họ được điều trị (hay cách li?) Nếu chỉ tính số còn đang được điều trị thì tổng số ngày điều trị đến nay là 1541 ngày. Thời gian trung vị điều trị cho đến nay là 8 ngày, nhưng có người lên đến 46 ngày! Nếu mỗi ngày tốn 50 USD (và ở đây tôi chỉ đoán mò), thì tổng số chi phí là 77,000 USD. Xin các bạn trong nước cho biết chi phí điều trị trung bình là bao nhiêu.

Bảng số liệu về giới tính, tuổi trung bình, quốc tịch và thời gian điều trị phân tách theo tình trạng điều trị.

Tử vong

chúng ta biết rằng VN may mắn là chưa có ai chết vì nhiễm virus Vũ Hán. Tuy nhiên, vì bệnh nhân ở VN là còn trẻ, nên nguy cơ tử vong nếu có thì cũng thấp. Chúng ta thử tính số tử vong 'kì vọng' (expected mortality) NẾU bệnh nhân VN có cùng tỉ lệ tử vong như ghi nhận ở Vũ Hán [2] thì VN sẽ có bao nhiêu ca tử vong? Câu trả lời là chỉ chừng 1.6 hay cao lắm là 2 ca tử vong. Nhưng cho đến nay, VN chưa có ca tử vong nào, và chúng ta có thể nói là nguy cơ tử vong ở VN thấp hơn so với Vũ Hán.

***

Tóm lại, phân tích dữ liệu sơ khởi ở cho thấy phân bố về đặc tính bệnh nhân ở Việt Nam rất khác so với các nước khác trên thế giới. Chẳng hạn như đa số bệnh nhân là trẻ tuổi (trung bình 35), trong khi đó bệnh nhân ở Vũ Hán tuổi trung bình 51, Đức 43, Ý 63. Đa số bệnh nhân ở Âu châu là nam giới (~60%), nhưng ở VN đa số là nữ giới (53%). Dữ liệu cũng cho thấy chỉ có gần 60% bệnh nhân Việt Nam là từ nước ngoài về (chớ không phải như nhiều người nghĩ rằng 'tuyệt đại đa số'). Rõ ràng, nguy cơ tử vong ở bệnh nhân Việt Nam thấp hơn so với 'kinh nghiệm' bên Vũ Hán.

===

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_d%E1%BB%8Bch_COVID-19_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

[2] https://github.com/cmrivers/ncov/blob/master/COVID-19.pdf


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin về Covid - 19 từ Nhật Bản : danh hài Ken vừa qua đời vì viêm phổi


Tên đầy đủ của ông là Shimura Ken. Danh hài vừa từ trần ngày 29/3/2020 tại một bệnh viện ở Tokyo, thọ 70 tuổi (1950-2020). Chỉ sau mấy ngày được kết quả dương tính với Cô Vy, ông Ken đã từ trần quá nhanh, tin được loan đi là nhiều người hâm mộ liền òa khóc !

Ông là hình ảnh một nghệ sĩ hài thân thiện với người Nhật trong mấy chục năm qua. Trẻ già trai gái đều quen xem các chương trình hài ở nhiều cung bậc khác nhau của ông và nhóm của ông.

Ken được mến mộ không chỉ ở bản quốc Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia khác (Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Việt Nam...). Ít phút trước, bà Thái Anh Văn tổng thống Đài Loan cũng vừa bày tỏ sự thương tiếc trên Fb sau khi biết tin Ken qua đời.

Ken cũng nổi tiếng là một người nghiện thuốc lá nặng (ngày hút tới 3 bao). 

Một ít tin tức.

Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog







---

コメディアンの志村けんさん死去 新型コロナ感染で肺炎発症

Phần nhận xét hiển thị trên trang

14 LẦN XÂ M LƯỢC NƯỚC VIỆT CỦA GIẶC PHƯƠNG BẮC


Không kể những cuộc xâm lấn nhỏ, đã có 14 lần các triều đại phương Bắc xua đại quân xâm lược toàn diện nước Việt.
1. Cuộc xâm lược của nhà Ân
Theo sách vở Trung Hoa, năm 1218 TCN, Ân Cao Tôn đã đánh Quỷ Phương, vùng Đồng Đình. Ân Cao Tôn đóng quân tại đất Kinh, phía tả ngạn sông Dương Tử. Sau 3 năm, n Cao Tôn ‘không thắng’. [Nhà Ân còn được gọi là Nhà Hậu Thương].
Theo Truyền kỳ Phù Đổng của Việt Lạc, Ân Cao Tôn đã xâm lấn nước ta ba năm và đã bị đánh bại.
Như thế, theo Truyền kỳ Phù Đổng, cách đây 3200 năm, dân Việt Lạc đã là một quốc gia vững mạnh. Nước này đã có tổ chức chặt chẽ, có vua quan, có làng xã, có cúng tế, có lúa gạo, có vải áo, có lũy tre… đã đúc được ngựa sắt, roi sắt, đã có tinh thần dân tộc cao độ… và, theo sách vở Trung Hoa, đã chiến thắng giặc Ân vào thời kỳ hùng mạnh nhất của chúng.
[Vào thời kỳ này, tộc Hoa chưa thành hình. Phải hơn 100 năm sau, bộ lạc Chu mới gom góp các bộ lạc du mục khác ở vùng Thiểm Tây, và thành lập Nhà Chu. Từ đó, tộc Hoa mới thành hình và phát triển].
2. Cuộc xâm lược của nhà Tần
Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Hoa, sai tướng Đồ Thư kéo 50 vạn quân xâm lăng vùng đất Việt Lạc. Nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Đây là đoàn quân tinh nhuệ vừa giúp Tần Thủy Hoàng đánh chiếm sáu nước và thành lập nước Trung Hoa.
Nhưng mấy năm sau, Đồ Thư đã bị quân Việt đánh bại, quân giặc chết quá nửa, Đồ Thư bị giết.
Theo cách hành quân của Trung Hoa, mỗi người lính đem theo một phu phục dịch. Số người vận chuyển lương thực cũng không được kể là lính. Vì vậy, số người Trung Hoa xâm nhập có thể nhiều gấp 3 lần con số quân lính được kể tới, dầu là con số trung thực.
3. Cuộc xâm lược của nhà Tây Hán
Năm 181 TCN, triều Hán sai Long Lân hầu Chu Táo kéo quân sang xâm phạm Lĩnh Nam, đánh Nam Việt. Theo sách vở Trung Hoa, quân Hán không chịu được thủy thổ phương Nam, nhiều người phải bệnh tật, bởi vậy phải thua chạy về bắc. Sau đó, triều Hán xét việc Nam chinh không lợi, nên không đánh nữa (!).
4. Cuộc xâm lược của nhà Đông Hán
Năm 30 SCN, Hán Quang Vũ áp đặt chế độ trực trị trên vùng đất Việt Lạc. Do đó, toàn dân Việt vùng lên kháng chiến, và bầu bà Trưng Trắc là Thủ Lãnh. Sau 10 năm, Dân ta đã đánh đuổi toàn bộ quân Tàu ra khỏi vùng đất Việt Lạc, chiếm lại 65 thành.
Thời gian qua, sách sử Trung Hoa đã giảm thiểu vùng đất và sức mạnh của dân Việt thời đó. Ngày nay, đã có đủ chứng cứ xác định vị trí, tình hình và vùng đất bao la của việc quân dân Việt đánh chiếm lại 65 thành, và đánh bại đại quân hùng hậu của hoàng đế Quang Vũ nhà Hán.
Thời đó, vùng đất Việt Lạc nay là Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến của Trung Hoa, xuống tới Hải Vân… Và Hán Quang Vũ đã phải vận dụng toàn thể binh lực của ‘thiên triều’.
5. Cuộc xâm lược của nhà Lương
Năm 541, Lý Bôn đánh đuổi quân trú đóng Trung Hoa, giành độc lập. Năm 544 ông xưng là Nam Việt Đế, niên hiệu Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Lập ra Nhà Tiền Lý.
Đầu năm 545, nhà Lương sai Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem 8 vạn quân sang xâm lược nước Vạn Xuân. Chính quyền độc lập lúc này còn non trẻ, lực lượng quốc phòng chưa được phát triển và củng cố. Lý Nam Đế qua kinh nghiệm hai lần đánh thắng giặc xâm lược, vẫn chủ trương chỉ dựa vào quân chủ lực với các thành lũy cố định, đánh dàn trận đối diện nhau nên không địch nổi quân địch đông và mạnh. Quân Việt bị thua rút về cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Quân Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy tiến đánh chiếm được thành Tô Lịch.
Tháng 10/546, Lý Nam Đế kéo quân ra vùng hồ Điển Triệt (đầm Vạc, Vĩnh Yên). Một đêm nước sông lên to, chảy mạnh vào hồ, Trần Bá Tiên thừa cơ tiến đánh bất ngờ. Quân Vạn Xuân không kịp phòng bị nên tan vỡ. Các cánh quân khác cũng không chống được giặc phải rút vào hoạt ở vùng núi quận Cửu Chân. Cuộc kháng chiến của Lý Nam Đế thất bại. Ông giao binh quyền cho Triệu Quang Phục rồi bị ốm chết.
Năm 550, nhân bên nhà Lương có biến loạn, quân Lương phải rút đại quân về nước, Triệu Việt Vương tổ chức phản công lớn, quét sạch quân giặc, giải phóng hoàn toàn đất nước. Nước Vạn Xuân giữ được độc lập trên nửa thế kỷ nữa.
6. Cuộc xâm lược của nhà Nam Hán
Từ năm 906, Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự trị khỏi tay người Trung Hoa. Truyền được 3 đời.
Năm 938, vua Trung Hoa Nam Hán sai thái tử là Hoằng Tháo kéo quân xâm lấn. Với trận cọc gỗ bọc sắt trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền, đã đại thắng quân Hán, giết chết thái tử Hoằng Tháo. Hoàng đế Nam Hán là Lưu Cung cũng kéo quân tiếp ứng theo đường bộ. Nghe tin, ông khóc và rút về.
7. Cuộc xâm lược của nhà Tống (lần 1)
Năm 981, vua Tống sai tướng Hầu nhân Bảo kéo quân xâm lấn, theo hai đường bộ và thủy. Vì vua nước ta là Đinh Tuệ mới 8 tuổi, nên quân sĩ tôn tướng Lê Hoàn lên ngôi, tức là Lê Đại Hành. Với một trận Chi Lăng, quân ta phá tan đoàn quân Tàu, giết Hầu nhân Bảo. Đoàn quân giặc theo đường biển vội vàng rút lui.
8. Cuộc xâm lược của nhà Tống (lần 2)
Năm 1072, vua Lý nhân Tôn lên ngôi. Vì vua mới 7 tuổi, nên việc quân đều ở trong tay danh tướng Lý Thường Kiệt.
Năm 1075, Lý thường Kiệt và Tôn Đản kéo 10 vạn quân tái chiếm vùng châu Khâm, châu Liêm và châu Ung, [vốn thuộc vùng đất Việt Lạc], nay thuộc Quảng Đông, Quảng Tây.
Năm 1076, vua Tống sai Quách Quì và Triệu Tiết kéo hơn 30 vạn quân sang xâm lấn Nước ta. Nhưng chúng bị đánh tan ở sông Như Nguyệt. Giặc Tàu kéo tới hơn 30 vạn, chỉ còn 2 vạn 8 trở về !
9. Cuộc xâm lược của Mông Cổ (lần 1)
Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý, ở vùng Vân Nam. Mông Cổ đương thời là đế quốc to lớn và hùng mạnh nhất thế giới, chìếm đóng từ Á sang u.
Năm 1257, từ Vân Nam, tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) đem 3 vạn quân Mông Cổ và hơn 1 vạn quân Đại Lý tấn công Đại Việt, chiếm Thăng Long, đốt phá và giết mọi người trong thành. [Ngột Lương Hợp Thai là công thần thứ 3 của Nhà Nguyên, từng tham gia các trận đánh chiếm nước Kim, nước Đức, Ba Lan, Bagdad, và diệt nước Đại Lý].
Vua Trần thái Tôn lo sợ, hỏi ý kiến Trần Thủ Độ. Trần thủ Độ khẳng khái. “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ Hạ đừng lo !”.
Chỉ mấy ngày sau, vua Trần thái Tôn dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ còn bị quân ta chận đánh tan tành ở vùng Qui Hóa.
10. Cuộc xâm lược của nhà Nguyên (lần 2)
Năm 1271 Hốt Tất Liệt (Khubilai) trở thành Đại Hãn của đế quốc Mông Cổ, đổi quốc hiệu thành Nguyên. Năm 1279, quân Nguyên chiếm trọn đất Trung Hoa. Đế quốc Mông Cổ bao trùm 40 quốc gia từ Á sang u.
Năm 1283, Hốt Tất Liệt sai con là Thoát Hoan (Toghan), cùng với các danh tướng Toa Đô (Suodu), Ô Mã Nhi, kéo 50 vạn quân xâm lăng Đại Việt. Quân Nguyên còn có thủy binh từ Chiêm Thành đánh lên. Khi đó, toàn thể quân Đại Việt chỉ có 20 vạn.
Trước tình hình nguy biến, nhiều người muốn hàng hoặc tìm kế hoãn binh. Nhưng các tướng Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư cương quyết xin đem quân trấn giữ.
Vua Trần Nhân Tôn liền triệu tập các bô lão trong dân tại điện Diên Hồng để hỏi ý kiến. Toàn thể đồng thanh xin Đánh !
Trước thế giặc quá mạnh, quân ta phải rút về Vạn Kiếp. Ở phía Nam, quân Nguyên từ Chiêm Thành cũng đã chiếm Nghệ An.
Vua Nhân Tôn lại lo sợ, ‘muốn hàng để cứu muôn dân’. Nhưng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đáp. “Bệ Hạ nói câu ấy thật là lời nhân đức. Nhưng Quê hương Dân tộc thì sao ? Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin chém đầu tôi trước đã !”
Thoát Hoan dùng đại bác bắn phá, và vào được Thăng Long. Triều đình ta chạy về Thanh Hóa.
Khi đó tướng Trần Bình Trọng bị bắt. Thoát Hoan dụ hàng và hỏi. “Có muốn làm Vương không ?” Trần Bình Trọng quát to. “Ta thà làm quỷ Nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc !”
Tháng 5 năm 1285, tướng Trần Nhật Duật phá được quân Toa Đô ở cửa Hàm Tử.
Sau đó, tướng Trần Quang Khải đưa quân đi thuyền từ Thanh Hóa ra đánh tan quân Nguyên ở bến Chương Dương, rồi dùng phục binh chiếm lại Thăng Long.
Hưng Đạo Vương thì đem quân đánh ở Tây Kết, và giết được Toa Đô. Quân ta bắt được 3 vạn quân Nguyên và vô số chiến thuyền, khí giới.
Hưng Đạo Vương lại sai phục kích chận mọi đường quân Nguyên có thể rút lui, và tự mình dẫn đại quân lên Bắc Giang đánh Thoát Hoan. Quân Nguyên thua chạy, tới bến Vạn Kiếp bị phục kích, chết quá nửa. Thoát Hoan trốn thoát về Tàu.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, in năm 1697, quân Nguyên kéo qua 50 vạn và sáu tháng sau, chỉ còn 5 vạn rút về.
11. Cuộc xâm lược của nhà Nguyên (lần 3)
Cuối tháng 12 năm 1287, Thoát Hoan lại theo hai đường thủy bộ, kéo thêm 50 vạn quân xâm lấn, với hơn 800 chiến thuyền, cùng với đoàn tàu 100 chiếc chở lương thực. [Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư]. Phía Đại Việt có khoảng từ 20 tới 30 vạn quân.
Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng sợ bị cắt đường liên lạc, nên tập trung ở Vạn Kiếp.Bộ chỉ huy của Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng.
Tướng Trần Khánh Dư đưa quân phục ở bến Vân Đồn và phá tan đoàn thuyền lương.
Tháng 3 năm 1288, cạn lương, Thoát Hoan sai Ô mã Nhi mở đường theo sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương lại dùng kế đóng cọc bịt sắt xuống sông Bạch Đằng (như Ngô Quyền năm 938).
Với trận Bạch Đằng, quân ta tiêu diệt hoàn toàn thủy quân của giặc Nguyên. Nghe tin thủy quân tan vỡ, Thoát Hoan kéo chạy về qua vùng Bắc Giang và Lạng Sơn, và cũng bị quân Đại Việt chận đánh tan tành.
12. Cuộc xâm lược của nhà Minh
Năm 1406, giặc Minh kéo quân xâm lấn nước ta. Nhà Hồ thua. Giặc Minh, với Trương Phụ, bắt đầu chính sách đồng hóa dân ta với dân Tàu…
Năm 1418, nông dân Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa, tự xưng là Bình Định Vương, gởi hịch kể tội giặc Minh và nêu rõ mục đích đánh đuổi quân giặc cướp nước.
Năm 1426, sau 8 năm gian khổ, với nhiều lần nguy cấp, Bình Định Vương thắng trận Tụy Động, và bao vây thành Đông Quan, Thăng Long.
Cuối năm 1427, giặc Minh lại đưa thêm 2 đạo quân sang đánh Đại Việt. Đạo quân do Liễu Thăng cầm đầu với hơn 10 vạn lính, 2 vạn ngựa. Đạo quân do Mộc Thạnh dẫn 5 vạn lính và 1 vạn ngựa. Nhưng tại Chi Lăng, quân ta giết Liễu Thăng, phá tan toàn bộ quân tiếp viện của giặc, bắt sống hơn 3 vạn quân Tàu. Mộc Thạnh nghe tin, bỏ chạy. Quân Nam theo đánh, giết hơn 1 vạn giặc Minh.
Nghe tin, Vương Thông đang chiếm đóng Đông Quan [Thăng Long], viết thư cầu hòa, và xin cho chúng rút quân về Tàu. Số tù binh, hàng binh và vợ con được thả về Tàu lên hơn 10 vạn người.
13. Cuộc xâm lược của nhà Thanh
Năm 1788, Tôn Sĩ Nghị kéo 20 vạn quân Nhà Thanh, chia làm 3 đạo, tiến đánh Đại Việt, chiếm đóng Thăng Long.
Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đang ở Huế, được tin, tính chuyện tiến đánh. Quan quân xin Ngài lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.
Hoàng đế Quang Trung kéo quân ra tới Nghệ An, nghỉ 10 ngày để mộ thêm lính. Tất cả được 10 vạn quân và 100 con voi.
Hoàng đế Quang Trung cho ăn Tết sớm, đêm 30 sẽ kéo quân đi, và hẹn ngày mùng 7 Tết sẽ ăn Tết lại tại Thăng Long.
Trận đánh thần tốc đã phá hết các đồn giặc, đến nỗi chúng không kịp báo tin cho nhau. Chỉ trong mấy ngày, quân ta đánh chiếm từ Giản Thuỷ, tới Phú Xuyên, Hà Hồi, Ngọc Hồi… Sáng mùng 5 Tết, quân ta vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc giáp, lên ngựa tháo chạy. Giặc Tàu chạy theo, chết đuối chật sông Hồng. Các đạo quân giặc ở phía Bắc cũng tất tả rút chạy. Tất cả đều chỉ trong 5 ngày.
14. Cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979
Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17/2/1979 khi Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước.
Chiến tranh biên giới Việt – Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16/3/1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Điền Bùi fb

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Các chuyên gia lo lắng rằng đợt dịch mới sẽ bắt đầu, khi dịch bệnh tái bùng phát ở Vũ Hán trong 5 ngày liên tiếp


Các chuyên gia lo lắng rằng đợt dịch mới sẽ bắt đầu, khi dịch bệnh tái bùng phát ở Vũ Hán trong 5 ngày liên tiếp
Các bệnh nhân virus Vũ Hán đã hồi phục, đang xếp hàng xét nghiệm lại tại Vũ Hán (Photo by STR/AFP via Getty Images)
Thành phố Vũ Hán - nơi bị phong toả hơn 50 ngày qua - lại có các “ca lây nhiễm từ khu dân cư" trong 5 ngày liên tiếp gần đây, và được phát hiện tại các phòng khám. Các chuyên gia cho rằng đây là số liệu đáng báo động, cho thấy việc cấp bách trước mắt là phải phòng chống dịch, khi dịch bệnh rất có thể sẽ “vực dậy” bùng phát lại lần nữa.
Ngày 18/3, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố rằng từ ngày 13/3 trở đi, Vũ Hán xuất hiện các ca dương tính virus Corona Vũ Hán trong 5 ngày liên tiếp, xuất phát từ các phòng khám bệnh. Một bác sĩ trong đội ngũ chữa trị tại bệnh viện Phương Thương (Vũ Xương) cho biết: “Các khu vực tại thành phố Vũ Hán đều bị phong tỏa, trong tình huống hiện tại mà còn xuất hiện các ca nhiễm mới, được phát hiện ra khi bệnh nhân đi khám bệnh, đó là một dấu hiệu đáng báo động!”
Vị bác sĩ này nói rõ: “Nếu những ca lây nhiễm mới trong vài ngày vừa qua đến từ ‘các ca nghi nhiễm’ tại các điểm cách ly, hoặc là ‘các ca lây nhiễm từ bên ngoài’, thì cho thấy rằng dịch bệnh vẫn còn có thể được khống chế. Sau khi những ca lây nhiễm loại này không còn nữa, khu vực đó có thể dần dần được giải trừ phong toả. Tuy nhiên các ca bệnh mới xuất hiện lại được phát hiện tại các phòng khám, điều này cho thấy phương diện phòng và khống chế dịch bệnh nhất định còn lỗ hổng”.
“Các ca lây nhiễm mới phát hiện tại phòng khám là một vấn đề khó giải quyết, virus không thể lây truyền mà không có căn cứ, người dân trong khu dân cư cơ bản bị cách ly trong nhà hơn 14 ngày, việc làm rõ nguyên nhân lây nhiễm là rất quan trọng”, vị bác sĩ nói thêm và bày tỏ lo lắng rằng có thể sẽ tồn tại nguồn lây bệnh chưa được kiểm soát, khiến virus tái bùng phát.
Một nhân viên Vũ Hán đang tiến hành khử khuẩn xung quanh (Photo by Stringer/Getty Images).
Những ngày gần đây, ĐCSTQ vội vàng khôi phục lại việc đi làm trở lại, do đó số liệu dịch bệnh các nơi bỗng suy giảm để “phù hợp" với nhu cầu của chính phủ, thậm chí được xóa sổ về “không". Vào trước ngày ông Tập Cận Bình tới khảo sát Vũ Hán vào ngày 10/3, toàn bộ các bệnh viện dã chiến trong thành phố Vũ Hán đều được “dọn đi" sạch sẽ.
Tuy nhiên, người dân Vũ Hán vẫn nghi ngờ về việc liệu thành phố này có thực sự khống chế được bệnh dịch hay chưa. Vào ngày 16/3, một phụ nữ Vũ Hán họ Phó, được bệnh viện dã chiến cho xuất viện, đã trả lời phỏng vấn tờ Epoch Times. Cô cho biết bản thân mình và rất nhiều bệnh nhân khác đều biết rằng, rất nhiều bệnh nhân đi ra từ bệnh viện dã chiến đều không thực sự được chữa khỏi.
Cô nói: “Bệnh viện dã chiến của chúng tôi có một người mà 36 tiếng sau khi xuất viện liền tử vong. Thanh niên đó mới 36 tuổi”.
Bản thân cô Phó sau khi xuất viện cũng cảm thấy trong người không khoẻ. Vào ngày 10/3 cô đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện mình dương tính với virus Corona Vũ Hán, và cần được đến bệnh viện (được chỉ định) để chữa trị.
Theo báo RFA đưa tin, một tình nguyện viên tại bệnh viện dã chiến Vũ hán đã tiết lộ với bên ngoài rằng, bệnh viện dã chiến Vũ Hán có thể nhanh chóng “làm trống giường bệnh" là do yêu cầu từ chính phủ. Chính quyền yêu cầu “giảm con số nhiễm mới xuống, tăng số người xuất viện lên".
Người này còn cho biết: “Trên thực tế, 90% người xuất viện đều mang theo virus, không ít người trở về nhà sau đó tái phát, lây nhiễm cho người thân, dẫn tới lây nhiễm tập thể”.
Anh này còn nói với bạn thân rằng “bây giờ mà kết thúc dịch bệnh thì hãy còn sớm lắm!” và cảm thán: “Chính phủ che trên dấu dưới, giở trò bịp bợm, không biết bao giờ sự lừa dối này mới tới giới hạn”.
Ngày 9/3, người nhà của một vị bác sĩ tại bệnh viện Vũ Hán tiết lộ với tờ The Epoch Times rằng, một số khu dân cư ở quận Hán Dương có người trở về nhà sau khi xuất viện, dù chưa được chữa khỏi, kết quả là cả gia đình nhanh chóng bị lây nhiễm tập thể, những khu dân cư này theo đó mà bị phong toả.
Ngày 14/3, một người dùng mạng tại Vũ Hán đăng tải video nơi cô sống xuất hiện ca nhiễm mới, các tầng của khu dân cư đều bị phong toả.
Ngày 15/3, một bác sĩ tại bệnh viện dã chiến nói trong bản ghi âm: “Ở bệnh viện dã chiến, không phải là bác sĩ chữa bệnh mà là ‘chính trị chữa bệnh’. Phần lớn giường bệnh ở đây đều trống không, nhân viên 4 tầng lầu đều không được tiến hành làm xét nghiệm, liền cho người ta về nhà, thật quá đáng sợ”.
Vị bác sĩ này còn tiết lộ: “Kiểm tra mẫu máu là phương pháp phát hiện virus nhanh nhất, nhưng chính phủ lại bắt ngừng lại, đó chính là vấn đề thuộc về chính trị”.
Cùng ngày, một nhà nhân quyền tên Dương Chiêm Thanh đã đăng tải một video, cho thấy các lãnh đạo tại Vũ Hán đang cho xây dựng một bệnh viện dã chiến mới có sức chứa lên đến 4.000 người, nhưng khu vực này trông giống như trại tập trung. Xung quanh bệnh viện bố trí lưới điện, lưới sắt, người bệnh muốn chạy cũng không thoát nổi.
Người phụ nữ trong video của cô Dương nói giọng Vũ Hán, và cho biết: “Không thể chạy thoát khỏi bệnh viện dã chiến mới, lưới sắt, lưới điện gì cũng đều có, chạy cũng không chạy thoát nổi”.
Người phụ nữ nói rằng nguồn tin của mình “đều có hình ảnh và chân thật”, cô nói: “Người khác lừa tôi để làm gì đây? Hơn nữa người đưa tin này cho tôi chính là người tham gia xây dựng Hoả Diệm Sơn, Lôi Thần Sơn, ông ấy còn nói với tôi loại virus này rất đáng sợ, bạn có thể vượt qua trong ba ngày thì coi như qua, còn không thì đành chờ chết thôi”.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ gần đây đã đưa tin rằng vào ngày 14/3, đội ngũ bác sĩ từ Quảng Tây đã quay trở lại hỗ trợ Hồ Bắc chống dịch, đây là đội thứ tư được cử tới chi viện Vũ Hán cùng Bệnh viện Liên minh Vũ Hán. Người dùng mạng hoài nghi: “Không phải nói là đã ‘không’ còn ai nhiễm bệnh nữa hay sao? Không phải khuyến khích người dân trở lại làm việc sao? Tại sao còn cần đội chi viện làm gì nhỉ?’
Lưu ý: để xoá bỏ sự bôi nhọ và lừa dối của ĐCSTQ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi virus Corona Vũ Hán này là “virus Trung Quốc". Tờ Epoch Times cho rằng gọi “virus ĐCSTQ" mới chính xác, vì loại virus này đến từ Trung Quốc, dưới sự thống trị của ĐCSTQ, chính vì chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh mới khiến dịch bùng phát trên toàn cầu. Vì để đính chính lại thay cho người dân Trung Quốc vô tội, cũng là để phân biệt rõ ràng khái niệm “Trung Quốc” và “ĐCSTQ", nên gọi là “virus ĐCSTQ".
Hoàng Hoa /Theo NTDTV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Virus Corona Vũ Hán đột biến 40 loại, xuất hiện bệnh nhân đầu tiên trên thế giới nhiễm đồng thời 2 loại virus



Một bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán ở Iceland đã được xét nghiệm và phát hiện ra rằng trong cơ thể người này có chứa tới 2 loại virus, một trong số đó là một loại virus đột biến mới. Virus đột biến mới có khả năng lây nhiễm và gây chết người cao hơn virus gốc ban đầu. Các nhà khoa học ở Iceland đã phát hiện ra đến 40 loại virus đột biến.
Bệnh nhân mang virus đột biến có khả năng lây nhiễm cao
Ngày 24/3, trên trang web Đài truyền hình quốc gia Iceland thông báo rằng công ty sinh học dược phẩm DeCODE Genetics trong nước đã tiến hành nghiên cứu bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán một vài ngày trước, và bất ngờ phát hiện ra 2 loại virus trong cơ thể một bệnh nhân, một trong số 2 loại virus đó đã bị đột biến. Bệnh nhân này có khả năng là trường hợp nhiễm virus kép đầu tiên trên thế giới.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng virus đột biến có khả năng lây nhiễm và gây chết người cao hơn so với virus gốc. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Giám đốc điều hành (CEO) của DeCODE Genetic, ông Kári Stefánsson nói rằng "những người bị nhiễm sau đó đều chỉ có virus đột biến đặc định". Điều này có nghĩa là virus đột biến dễ lây lan hơn so với virus không đột biến.
40 loại virus đột biến ở Iceland
Đối với virus Corona Vũ Hán, các nhà khoa học cho biết rằng theo thời gian, virus này đang phát sinh biến đổi. Theo New York Post, chính phủ Iceland và công ty DeCODE Genetic cùng tiến hành xét nghiệm và phát hiện ra hiện có đến 40 loại virus Corona Vũ Hán bị đột biến ở nước này.
Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm 9.768 người, khoảng 5.000 người trong số họ là người tham gia tình nguyện và không có bất kỳ triệu chứng nhiễm virus nào. Những người khác bao gồm: bệnh nhân được xác nhận, người có triệu chứng hoặc nhóm có nguy cơ cao. Trong số 5.000 người tham gia tự nguyện, 48 tám người đã cho xét nghiệm dương tính với virus này.
Trên thực tế, trước đó ở Trung Quốc virus Corona Vũ Hán cũng đã bị đột biến. Vào ngày 3/3, Tạp chí Bình luận Khoa học Quốc gia, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã đăng một bài báo có tựa đề "Về nguồn gốc và sự tiến hóa liên tục của SARS-CoV-2", nói rằng những phát hiện mới nhất của nhóm nghiên cứu này cho thấy rằng gần đây virus đã sinh ra 149 điểm đột biến, và đã bị đột biến thành các kiểu con L và S.
Nghiên cứu cho thấy hai loại virus đột biến có sự khác biệt đáng kể về phân bố địa lý và tỷ lệ dân số. Loại S là một phiên bản tương đối cũ, trong khi loại L mạnh hơn và dễ lây lan hơn.
Một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Lancaster của Anh, ông Derek Gatherer nói rằng theo thời gian, virus mới có thể đột biến thành loại virus có tính lây truyền cao hơn.
Virus đột biến gây khó khăn trong việc phát triển vaccine
Sự xuất hiện đồng thời của hai loại virus trong cơ thể một người ở Iceland cũng chỉ ra rằng nhiệm vụ đối phó với virus Corona Vũ Hán trong tương lai có thể sẽ gian nan hơn.
Một mặt, vì virus đang phát sinh biến dị, nó sẽ cản trở nghiên cứu phát triển vaccine và thuốc. Khả năng lớn nhất là khi nghiên cứu và phát triển ra vaccine và thuốc, thì virus đã đột biến, do đó tốc độ phát triển của thuốc và vaccine có thể không theo kịp tốc độ đột biến của virus.
Mặt khác, nếu virus đột biến thường xuyên, giống như virus HIV, thậm chí chỉ đột biến số lượng nhỏ vẫn có thể khiến một số loại virus đột biến trở nên kháng thuốc sau khi đã có thuốc. Do kháng thuốc, những virus đột biến này có thể tồn tại và lây truyền sang người khác.
Trong trường hợp này, sự đột biến liên tục của virus mang đến những thách thức mới cho việc phát triển vaccine. Gần đây, Giám đốc Khoa truyền nhiễm, nhiễm trùng của Bệnh viện Hoa Sơn, Thượng Hải, ông Trương Văn Hồng đã nói rằng ông chưa từng thấy loại virus “quái dị” nào như vậy trong lịch sử nhân loại. Đây là một trong những loại virus khó đối phó nhất trong lịch sử và nằm ngoài cả dự tính của con người.
Người mang mầm bệnh không có triệu chứng sẽ có nguy cơ gây lây nhiễm cao hơn
Điều đáng chú ý là trong các xét nghiệm nêu trên ở Iceland, 48 trong số 5.000 người xét nghiệm không có triệu chứng nhiễm bệnh, nhưng lại có phản ứng dương tính. Họ được xếp vào nhóm mang mầm bệnh không có triệu chứng. Ông Kári Stefánsson cho biết tình hình này rất đáng lo ngại vì người mang mầm bệnh không có triệu chứng sẽ mang đến nguy cơ gây lây nhiễm cao hơn.
Ngày 20/3, tờ Nature trích dẫn báo cáo nghiên cứu của một học giả Vũ Hán, cho biết những người dương tính với axit nucleic không triệu chứng cũng có khả năng cực kỳ dễ lây nhiễm. Gần đây, ông Trương Văn Hồng cũng cho biết rằng nguy hiểm nhất hiện nay là những bệnh nhân nhiễm bệnh không có triệu chứng. Họ có khả năng miễn dịch tương đối tốt và không phát bệnh trong vòng 14 ngày sau khi bị nhiễm. Virus ở trong cơ thể họ hơn 3 tuần và có khả năng gây lây nhiễm.
Chính quyền Trung Quốc trước đây chưa liệt kê các ca nhiễm bệnh không triệu chứng vào các trường hợp được xác nhận, và cho rằng những người không có triệu chứng "không phải là nguồn gây lây nhiễm chủ yếu". Nhưng giờ đây, một bài viết của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Ninh Ba ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng hầu như không có sự khác biệt về tỷ lệ truyền nhiễm giữa những người có triệu chứng và không có triệu chứng.
Nghiên cứu: Không có sự khác biệt về tỷ lệ truyền nhiễm giữa các bệnh nhân không có triệu chứng và có triệu chứng
China Business News đưa tin rằng có một bài viết có tiêu đề là "Phân tích các đặc điểm dịch tễ của lây nhiễm khi tiếp xúc gần với bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán ở thành phố Ninh Ba" do Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng chống Các bệnh Truyền nhiễm, viết và đăng (số 41) trên Tạp chí dịch tễ học Trung Quốc vào năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ lây nhiễm khi tiếp xúc với những người có triệu chứng là 6,3% và với những người không có triệu chứng là 4,1%. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng tỷ lệ truyền nhiễm của hai nhóm này hầu như không có sự khác biệt.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dù cho bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng hay không, chỉ cần xét nghiệm dương tính thì đều thuộc nhóm bệnh nhân được xác nhận. Tuy nhiên, trong phiên bản thứ 4 của Kế hoạch Phòng ngừa và Kiểm soát virus Vũ Hán công bố vào ngày 7/2, chính quyền Trung Quốc đã không xếp trường hợp "người nhiễm bệnh không có triệu chứng" vào các trường hợp được xác nhận.
Tuy nhiên, các trường hợp phát sinh gần đây đã chỉ ra rằng những người không có triệu chứng vẫn có thể lây truyền bệnh. Vào ngày 23/3, một trường hợp nhiễm mới được xác nhận ở Vũ Hán là một bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh. Theo Caixin, bác sĩ này đã từng khám cho một bệnh nhân nhiễm bệnh không có triệu chứng tại một phòng khám ngoại trú vào ngày 18/3.
Ngày 25/3, tài khoản công khai của China Newsweek WeChat đã báo cáo rằng điều đáng sợ là 60% trong số tất cả những người nhiễm virus Corona Vũ Hán ở tại Vũ Hán vẫn chưa được phát hiện, và e rằng bệnh dịch có thể sẽ bùng phát trở lại. Các chuyên gia Đại lục kêu gọi chính quyền cần phải tiến hành điều tra lấy mẫu kháng thể ở Vũ Hán bằng mọi giá.
Minh Thanh / Theo Epoch Times
Phần nhận xét hiển thị trên trang