Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020
Xác định bước đầu nguồn lây nhiễm chính ở ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai
Các chuyên gia y tế nhận định bước đầu đã xác định đơn vị cung cấp dịch vụ là Công ty TNHH Trường Sinh mới là nguồn lây nhiễm chính tại Bệnh viện Bạch Mai, chứ không phải từ các y, bác sĩ, nhân viên y tế.
Sáng 30.3, báo cáo với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, TS Dương Đức Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho hay từ kết quả xét nghiệm, các chuyên gia y tế nhận định bước đầu đã xác định Công ty TNHH Trường Sinh là nguồn lây nhiễm chính tại Bệnh viện Bạch Mai.
Current Time0:22
/
Duration2:00
Auto
|
Theo bác sĩ Hùng, đã có kết quả xét nghiệm 6.650/7.264 mẫu của y, bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai.
Trong số này có 19 ca dương tính, gồm: 2 bệnh nhân số 86 và 87 là điều dưỡng viên (đã công bố từ ngày 20.3); 1 bệnh nhân Khoa Thần kinh, 1 người nhà chăm sóc bệnh nhân, 15 người là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh.
Như vậy, ngoài 2 điều dưỡng viên (các ca bệnh số 86 và 87), toàn bộ các y bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai được xét nghiệm có kết quả âm tính.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tất cả các bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai vẫn đang được điều trị bình thường.
Liên quan đến ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, bên ngoài đã ghi nhận 7 trường hợp nhiễm Covid-19 là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh, 1 bệnh nhân, 3 người nhà chăm sóc bệnh nhân.
Như vậy, liên quan đến ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, đã có 22 nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh nhiễm bệnh, 2 điều dưỡng viên, 2 bệnh nhân, 4 người nhà chăm sóc bệnh nhân.
Các chuyên gia y tế nhận định bước đầu đã xác định Công ty TNHH Trường Sinh là nguồn lây nhiễm chính tại Bệnh viện Bạch Mai, không phải từ các y, bác sĩ, nhân viên y tế.
Current Time0:17
/
Duration5:47
Auto
|
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế đã kêu gọi cả nước chung sức, chung lòng ủng hộ đội ngũ y, bác sĩ và các lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch vững tin, dũng cảm và ấm lòng; không kỳ thị nhân viên y tế và người nhà. Các địa phương cần bố trí khu vực riêng phục vụ nhân viên y tế và các lực lượng phòng, chống dịch cách ly, nghỉ ngơi, bảo đảm sức khoẻ trong giai đoạn căng thẳng này.
Mặc dù vừa qua còn không ít tâm tư, lo lắng vì bị kỳ thị, nhưng nhiều y, bác sĩBệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư,... vẫn tự nguyện xin ở lại bệnh viện cách ly cùng bệnh nhân, hết lòng điều trị cho người bệnh.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020
BÀI THƠ CỦA CON VIRUS
1.
khi nó viết
không chỉ làm rách giấy
nó làm vỡ tế bào
khi nó viết
không chỉ làm rách giấy
nó làm vỡ tế bào
con virus làm thơ
nó viết, làm ra cả một mê cung trong máy tính
các phần mềm thì trong một căn phòng ở thuê
bị mất điện
không có quạt hay máy lạnh
một triệu bảy trăm ngàn một tháng
ở bình dương
tết cũng không có đường
về quê mẹ
nó viết, làm ra cả một mê cung trong máy tính
các phần mềm thì trong một căn phòng ở thuê
bị mất điện
không có quạt hay máy lạnh
một triệu bảy trăm ngàn một tháng
ở bình dương
tết cũng không có đường
về quê mẹ
bài thơ ngớ ngẩn này là gì?
bạn tự hỏi mình, thơ có phải là những từ cô đơn
giống như bạn lang thang trong hành lang của bộ nhớ
máy tính cũng có lúc đầy
con virus
giống như bạn lang thang trong hành lang của bộ nhớ
máy tính cũng có lúc đầy
con virus
nó
khi ra ngoài tế bào
tí xíu cồn đã chết
bạn từng nói:
đồ cái thứ không biết uống rượu mà cứ đòi làm thơ
khi ra ngoài tế bào
tí xíu cồn đã chết
bạn từng nói:
đồ cái thứ không biết uống rượu mà cứ đòi làm thơ
khi bị ném đi, nó có còn lựa chọn nào
ngoài việc trở thành một bài thơ?
bạn nhìn trí tưởng tượng
đang lang thang qua những con đường
bạn ném cả một chuỗi từ ngữ vào một từ ngữ khác
cố gắng khuất phục thứ hoang dã
có thể giết người này
ngoài việc trở thành một bài thơ?
bạn nhìn trí tưởng tượng
đang lang thang qua những con đường
bạn ném cả một chuỗi từ ngữ vào một từ ngữ khác
cố gắng khuất phục thứ hoang dã
có thể giết người này
và nếu bạn thất bại
bạn ngừng hoạt động
tức là ngừng sống
giống như một chiếc máy tính bị hỏng
vì khi con virus đã thay bạn làm thơ
nó chỉ mơ
cái chết
bạn ngừng hoạt động
tức là ngừng sống
giống như một chiếc máy tính bị hỏng
vì khi con virus đã thay bạn làm thơ
nó chỉ mơ
cái chết
2.
nếu có một ai đó, một con người
đã viết thay cho virus
trong một máy tính xách tay
và một lá thư nặc danh sẽ được gửi
kết nối bạn với một trang web bị nhiễm khuẩn
bạn bị dừng các chương trình
muốn vượt qua bạn phải cài lại mật khẩu mới
corona
nếu có một ai đó, một con người
đã viết thay cho virus
trong một máy tính xách tay
và một lá thư nặc danh sẽ được gửi
kết nối bạn với một trang web bị nhiễm khuẩn
bạn bị dừng các chương trình
muốn vượt qua bạn phải cài lại mật khẩu mới
corona
một người viết sẽ khác một con virus viết
nhà thơ thường nghiện rượu
con virus chỉ cần nửa chai bia
là máy tính tử vong
nhà thơ thường nghiện rượu
con virus chỉ cần nửa chai bia
là máy tính tử vong
đầu tiên nó đến tàu
sau đó iran
ý
ở phía đông của paris có một ngôi nhà
nó đến
ở úc, thêm ba phút nữa
nó ngồi chơi
sau đó iran
ý
ở phía đông của paris có một ngôi nhà
nó đến
ở úc, thêm ba phút nữa
nó ngồi chơi
một nhà thơ đang đợi những phút cuối
để về nhà, nơi bữa tiệc đang bắt đầu
philippines, vài phút sau
một cô gái mười tám tuổi
ở mỹ cùng một lúc,
và sáng hôm sau, ở kabul
bạn run
sợ
vì bài thơ của con virus
để về nhà, nơi bữa tiệc đang bắt đầu
philippines, vài phút sau
một cô gái mười tám tuổi
ở mỹ cùng một lúc,
và sáng hôm sau, ở kabul
bạn run
sợ
vì bài thơ của con virus
khi một tên sát nhân làm thơ
nó có nghĩa là gì nhỉ?
nó có nghĩa là gì nhỉ?
3.
bạn, và bạn của bạn, bạn của bạn của bạn
như tất cả tế bào cùng bị vỡ
trong trại cải tạo
ngày xưa
bạn, và bạn của bạn, bạn của bạn của bạn
như tất cả tế bào cùng bị vỡ
trong trại cải tạo
ngày xưa
4.
bạn chỉ còn cách yêu cầu con virus ngừng viết
vì ai cũng biết
- thật khốn nạn khi những kẻ không biết làm thơ lại thích làm thơ
bạn chỉ còn cách yêu cầu con virus ngừng viết
vì ai cũng biết
- thật khốn nạn khi những kẻ không biết làm thơ lại thích làm thơ
bạn không bất lực
vì quyền làm thơ dở không phải quyền được giết người
vì quyền làm thơ dở không phải quyền được giết người
nhưng nếu bạn viết nó sẽ chỉ cho bạn
mùa hè năm nào đó
tháng nào đó ngày nào đó
bạn chỉ dám tả một cơn gió
trong bài hát lơ mơ ngập những xác người
bạn cười khi tay bị còng, chân bị trói
giống bây giờ xác chết phủ trên xác chết
y như con virus viết
nó còn tiếc không không kịp vỗ tay reo mừng
xác những đứa con
mùa hè năm nào đó
tháng nào đó ngày nào đó
bạn chỉ dám tả một cơn gió
trong bài hát lơ mơ ngập những xác người
bạn cười khi tay bị còng, chân bị trói
giống bây giờ xác chết phủ trên xác chết
y như con virus viết
nó còn tiếc không không kịp vỗ tay reo mừng
xác những đứa con
bạn không có lựa chọn nào
ngoài việc làm bài thơ hỏi một con chim sẻ
chim bông lau
chim mía
vì chim bồ câu từ lâu
đã chết
ngoài việc làm bài thơ hỏi một con chim sẻ
chim bông lau
chim mía
vì chim bồ câu từ lâu
đã chết
hỡi nhân loại ngươi đã làm gì
để con virus làm bài trường ca về cái chết
chỉ toàn màu đỏ?
để con virus làm bài trường ca về cái chết
chỉ toàn màu đỏ?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
SAU COVID-19, CÒN ĐIỀU GÌ NỮA?
Diêm Liên Khoa
Vào ngày 21 tháng Hai, Diêm Liên Khoa, nhà văn, giảng viên và chủ nhiệm khoa Văn hóa Trung Quốc tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong, đã giảng bài trực tuyến cho lớp sau đại học về coronavirus, ký ức cộng đồng và những người sáng tác sẽ nói về đại dịch này như thế nào. Dưới đây là chuyển ngữ của bài giảng đó, được xuất bản lần đầu tiên trên tờ ThinkChina.
Các trò thân mến,
Hôm nay là ngày học trực tuyến đầu tiên của chúng ta. Trước khi vào bài, cho phép tôi nói lạc đề một chút.
Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần mắc cùng một lỗi hai đến ba lần, cha mẹ thường lôi tôi ra trước mặt họ, chỉ tay lên trán tôi rồi nói:
“Sao mày nhanh quên thế?”
Trong lớp tiếng Trung, mỗi lần tôi quên bài đọc thuộc lòng sau khi đã đọc đi học lại không biết bao nhiêu lần, giáo viên sẽ yêu cầu tôi đứng lên và hỏi tôi trước cả lớp:
“Sao trò nhanh quên thế?”
Khả năng ghi nhớ là mảnh đất để các ký ức lớn lên, và ký ức là trái cây sinh ra từ mảnh đất đó. Có được ký ức và khả năng ghi nhớ là khác biệt căn bản giữa con người và động vật hay cây cỏ. Đó là điều kiện đầu tiên để chúng ta lớn lên và trưởng thành. Đã bao nhiêu lần, tôi cảm thấy rằng điều đó còn quan trọng hơn là ăn mặc, và cả hít thở — một khi ta quên đi các ký ức, ta sẽ quên cách làm sao để ăn, hay mất đi khả năng biết cày ruộng. Ta sẽ quên quần áo ta mặc ở đâu khi ngủ dậy mỗi sáng. Ta sẽ tin rằng vị hoàng đế lúc trần truồng sẽ đẹp hơn là khi mặc quần áo. Tại sao tôi lại nói ra những điều này vào ngày hôm nay? Đó là bởi vì Covid-19—một thảm họa của quốc gia và của toàn cầu—vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát; các gia đình vẫn ly tán, và những tiếng khóc than vẫn còn vọng từ Hồ Bắc, Vũ Hán và nhiều nơi khác. Thế nhưng, những khúc ca chiến thắng đã nổi lên từ nhiều nơi. Tất cả bởi vì các số liệu thống kê đã tốt đẹp hơn.
Xác người còn chưa lạnh và nhân dân vẫn còn than khóc. Thế nhưng các khúc khải hoàn ca đã được cất lên và người ta bắt đầu tuyên bố: “Ôi thật sáng suốt và vĩ đại làm sao!”
Từ cái ngày mà Covid-19 đi vào đời sống của chúng ta cho tới nay, ta không biết rõ bao nhiêu người đã tử vong vì nó—bao nhiêu người đã chết ở các bệnh viện, và bao nhiêu người đã qua đời ở bên ngoài kia. Ta còn không có cơ hội để nghiên cứu về những thứ đó. Hay thậm chí còn tệ hơn là, những điều tra và nghi vấn có thể sẽ chấm dứt khi thời gian trôi đi, và sẽ mãi là bí ẩn không lời giải. Có lẽ, ta sẽ phải để cho thế hệ sau truyền thừa một hỗn độn giữa sự sống và cái chết, mà không ai có ký ức gì về nó.
Khi đại dịch đã lắng xuống, ta không được giống như thím Tường Lâm (một nhân vật trong tiểu thuyết của Lỗ Tấn, điển hình cho kiểu phụ nữ lao động u mê trong xã hội phong kiến cũ), kêu rên khi đứa con trai bị chó sói ăn thịt: “Tôi chỉ biết bọn thú hoang đi rình mồi vào mùa đông, khi trên núi không có gì ăn; Ai mà biết được là bọn chó sói làm thế cả vào mùa xuân”. Nhưng chúng ta cũng không thể giống như AQ, lần nào cũng tự nhủ thầm rằng mình là kẻ chiến thắng sau khi bị ăn đòn, bị sỉ nhục và bị dồn vào cái chết.
KHI KÝ ỨC CÓ THỂ KHÔNG MANG CHO TA SỨC MẠNH THAY ĐỔI THỰC TẠI, ÍT NHẤT LÀ NÓ CŨNG CÓ THỂ LÀM LÒNG TA DẤY LÊN CÂU HỎI KHI TA PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI DỐI TRÁ.
Trong quá khứ và cả thời đại chúng ta đang sống, tại sao bi kịch và thảm họa lại luôn đến với cá nhân, gia đình, xã hội, thời đại, đất nước, lần lượt cái này liền tiếp vào cái sau? Và tại sao những bi kịch lịch sử lại phải trả giá bằng ngàn vạn mạng dân thường? Giữa vô số các yếu tố mà ta không biết, ta không hỏi hay được bảo rằng đừng có hỏi (mà ta nhất mực nghe theo), thì có một yếu tố này: nhân loại, trong tồn tại tập thể của mình, vô danh như kiến, vốn dĩ là những thực thể dễ quên.
Ký ức của chúng ta đã bị chỉnh đốn, thay thế và xóa bỏ. Ta nhớ những gì người khác bảo ta phải nhớ, và quên những gì người khác bảo ta phải quên. Ta im lặng khi được được yêu cầu làm thế, và hát theo mệnh lệnh. Ký ức đã trở thành công cụ của thời đại, được dùng để tạo ra ký ức tập thể của một quốc gia, được tạo ra bởi những gì ta được bảo rằng phải quên đi hay phải nhớ.
Thử nghĩ mà xem: không nói đến những cuốn sách phủ bụi cũ kỹ đã trở thành quá khứ, chỉ cần nhớ lại những gì đã xảy ra trong vòng 20 năm qua. Những biến cố mà người trẻ như các trò, những đứa sinh ra vào năm 80 và 90, tất cả đều đã trải qua và ghi nhớ những đại thảm họa quốc gia như AIDS, SARS và Covid-19. Theo các trò, đó là những thảm họa do con người tạo ra hay là những thảm họa thiên nhiên mà con người phải bất lực khi đối mặt với nó, như động đất ở Đường Sơn hay Tứ Xuyên? Mà rồi tại sao yếu tố con người trong những thảm kịch quốc gia trước đây đều như nhau? Đặc biệt là dịch SARS từ cách đây 17 năm, và sự leo thang của dịch Covid-19 hiện tại, dịch bệnh nhìn có vẻ như chúng được dựng lên bởi cùng một đạo diễn. Thảm kịch lại tái hiện ngay trước mắt chúng ta. Và con người mong manh như cát bụi, ta còn không thể tìm được ai là đạo diễn, cũng như không đủ chuyên môn để thu thập và chắp nối những tư tưởng, ý niệm và sáng tạo của nhà biên kịch. Nhưng khi chúng ta đối diện trước sự tái hiện của “vở kịch tử thần” này một lần nữa, chẳng phải ít nhất ta cũng nên tự hỏi chính mình rằng ta có những ký ức gì về biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà ta là một phần trong đó?
Ai đã xóa sạch ký ức của ta?
Những kẻ hay quên, về bản chất, giống như bụi đất trên đường. Người ta có thể dùng đế giày dẫm đạp lên họ kiểu gì cũng được.
Những kẻ hay quên, về bản chất, giống như tấm gỗ đã cắt rời khỏi thân cây đã mang tới sự sống cho chúng. Cưa và rìu hoàn toàn kiểm soát chúng sẽ trở thành gì trong tương lai.
Đối với chúng ta, những người gắn cho đời sống ý nghĩa bằng tình yêu văn chương, những người nương vào các nhân vật trong văn chương Trung Hoa mà sống; đối với các học viên thạc sĩ của Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong đang online này, và dĩ nhiên là bao gồm cả những tác giả đã tốt nghiệp hay vẫn đang theo học lớp viết sáng tác chuyên nghiệp tại Đại học Nhân dân Trung Hoa—nếu chính chúng ta cũng bỏ rơi ký ức về máu đổ và sự sống, thì ý nghĩa của việc viết là gì? Giá trị của văn chương là gì? Tại sao xã hội lại cần những người viết? Việc sáng tác cần mẫn, không ngừng nghỉ, và biết bao nhiêu cuốn sách được viết ra có gì khác so với việc trở thành một con rối bị người khác kiểm soát? Nếu phóng viên không tường thuật lại những gì họ chứng kiến, và tác giả không viết về những ký ức và cảm xúc; nếu những người còn được lên tiếng trong xã hội, và biết cách để nói ra luôn kể lại đọc lại và công bố mọi thứ trên tinh thần đúng đắn về mặt chính trị, thì ai có thể nói cho chúng ta rằng việc sống như máu thịt trên đời này còn ý nghĩa gì nữa chăng?
Hãy thử nghĩ mà xem: nếu như nhà văn Phương Phương không tồn tại ở Vũ Hán. Cô ấy không ghi chép lại những ký ức cá nhân và cảm xúc của mình. Cũng không có hàng ngàn vạn người giống như Phương Phương đang kêu cứu qua điện thoại. Thì chúng ta nghe thấy gì? Chúng ta nhìn thấy gì?
Giữa dòng nước lũ của thời đại, ký ức của một người giống như bọt nước, bị nhấn chìm hay đánh dạt sang một bên bởi sóng nước và tiếng ồn, làm ký ức đó câm lặng bằng tiếng nói và ngôn từ, giống như chúng chưa bao giờ tồn tại. Chao ôi, khi thời đại qua đi, mọi thứ tan vào quên lãng. Máu và thịt, thân xác và linh hồn đều biến đi. Mọi thứ đều ổn, và điểm tựa nhỏ bé của sự thật mà có thể nâng được cả thế giới đã mất. Như thế, lịch sử trở thành tập hợp của huyền thoại, của mất mát và những câu chuyện tưởng tượng, không có nền tảng và vô căn cứ. Từ quan điểm như thế, điều quan trọng là ta có thể nhớ và nắm giữ ký ức của mình khiến không ai có thể chỉnh đốn hay xóa bỏ. Đó chỉ là một chút nhỏ sự chắc chắn và bằng chứng mà ta có thể mang ra khi ta nói lên một sự thật nhỏ bé. Đây là điều đặc biệt quan trọng với những học viên của lớp sáng tác. Phần lớn chúng ta coi nghiệp của đời mình là viết lách, tìm kiếm sự thật, và sống như một cá nhân qua những ký ức của mình. Nếu như đến một ngày ngay cả những người như chúng ta mất đi những điều chân thực nhỏ nhoi còn sót lại và những ký ức, sẽ còn chăng những gì chân thực của cá nhân và lịch sử? Sẽ còn chăng sự thật?
Trên thực tế, ngay cả khi khả năng ghi nhớ và ký ức của chúng ta không thể làm gì để thay đổi thế giới, ít nhất thì nó cũng giúp chúng ta nhận thức được rằng có gì đó không đúng khi ta phải đối mặt với “sự thật” đã được tập trung chỉnh đốn. Giọng nói nhỏ bé trong ta sẽ cất lên: “Cái đó không đúng!”. Ít nhất, thì trước khi bước ngoặt của đại dịch thực sự đến, ta có thể nghe và ghi nhớ những tiếng lầm than từ những người, những gia đình và những kẻ bị gạt ra bên lề, giữa tiếng hân hoan của khúc ca khải hoàn.
Ký ức không thể thay đổi thế giới, nhưng nó cho chúng ta một tấm lòng chân thật.
TÔI HY VỌNG RẰNG MỖI TRÒ Ở ĐÂY, VÀ TẤT CẢ NHỮNG AI ĐÃ TRẢI QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 SẼ TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI GHI NHỚ, NHỮNG NGƯỜI RÚT ĐƯỢC NHỮNG KÝ ỨC RA TỪ TRÍ NHỚ.
Dẫu ký ức có thể không mang cho ta sức mạnh thay đổi thực tại, ít nhất là nó cũng có thể làm lòng ta dấy lên câu hỏi khi ta phải đối diện với dối trá. Nếu như có một ngày, một cuộc Đại Nhảy Vọt nữa lại tới, và người ta lại đắp lò nung ở sân nhà, ít nhất ký ức cũng cho ta biết rằng cát không thể biến thành sắt, và một mẫu ruộng không cho ta trăm nghìn cân lương thực. Ít nhất ta cũng biết rằng đây là lẽ thường cơ bản nhất, và không phải là sức mạnh ý thức tạo ra vật chất, từ không khí biến ra đồ ăn. Nếu có một cuộc Cách mạng Văn hóa nữa diễn ra, ta ít nhất cũng có thể đảm bảo rằng mình sẽ không phải là kẻ đưa cha mẹ ta vào tù hay ra pháp trường.
Các trò thân mến, chúng ta đều là những học viên ngành nghệ thuật mà có lẽ sẽ dành cả đời để vật lộn với thực tại và ký ức bằng ngôn từ. Đừng để mình nói về ký ức tập thể, về ký ức quốc gia hay ký ức của dân tộc, mà hãy là của chính chúng ta; vì trong lịch sử, ký ức tập thể sẽ luôn che đậy và thay đổi ký ức của chúng ta. Ngày hôm nay, vào chính thời điểm này, khi Covid-19 vẫn còn lâu mới trở thành ký ức, khi mà chúng ta đã nghe thấy khải hoàn ca vang lên từ khắp nơi. Vì lẽ đó, tôi hy vọng rằng mỗi trò ở đây, và tất cả những ai đã trải qua đại dịch Covid-19 sẽ trở thành những người ghi nhớ, những người rút được những ký ức ra từ trí nhớ.
Trong tương lai gần có thể dự đoán được, khi mà cả nước mừng chiến thắng đại dịch Covid-19 với ca nhạc, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không trở thành những người viết trống rỗng vô hồn, mà sẽ là những người đơn giản sống thật với ký ức của mình. Khi buổi đại nhạc hội diễn ra, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải là diễn viên hay người kể chuyện trên sân khấu, hay là một trong những người vỗ tay để có cảm giác mình là một phần của hội diễn—Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ là những kẻ kín đáo, bị bỏ rơi đứng ở góc xa nhất của sân khấu, vừa khóc vừa lặng lẽ nhìn. Nếu tài năng, sự can đảm và sức mạnh tinh thần của chúng ta không đủ biến ta thành một người viết như Phương Phương, thì chúng ta cũng không ở trong số những người, những giọng nói nghi ngờ hay nhạo báng Phương Phương. Trong khi mọi thứ quay trở lại trạng thái bình thường và thịnh vượng như xưa, cùng những làn sóng ca hát, nếu ta không thể lớn tiếng đặt câu hỏi về nguồn gốc và sự lây lan của Covid-19, thì chúng ta cũng có thể nói nhỏ, nói bằng giọng trầm, vì đó cũng là sự thể hiện lương tri và lòng dũng cảm. Viết thơ sau giai đoạn trại tập trung Auschwitz là một điều dã man, nhưng thậm chí còn dã man hơn nếu như chúng ta chọn quên nó đi trong ngôn từ, trong đối thoại và trong ký ức—điều đó thật sự dã man và kinh khủng hơn.
Nếu như ta không phải là một “người thổi còi” như bác sĩ Lý Văn Lượng thì ít nhất hãy để mình là một kẻ biết lắng nghe tiếng còi đó.
Nếu ta không thể nói to thì hãy là những kẻ thầm thì. Nếu ta không thể là những kẻ thầm thì, hãy để chúng ta trở thành những kẻ lặng câm nhưng mang theo ký ức. Trải qua những khởi đầu, những tàn phá và lây lan của Covid-19, hãy để chúng ta là những kẻ lặng lẽ bước ra ngoài lề một bước khi đám đông tụ tập lại để hát khúc khải hoàn ca sau khi chiến thắng—những kẻ mang trong tim mình những nấm mộ với ký ức được khắc trên đó; những người ghi nhớ và một ngày nào đó có thể truyền lại ký ức cho thế hệ tương lai.
Vũ Ngọc Khuê dịch từ bản chuyển ngữ của Grace Chong
Nguồn: Yan Lianke: What Happens After Coronavirus? | lithub.com
Nguồn: Yan Lianke: What Happens After Coronavirus? | lithub.com
Phần nhận xét hiển thị trên trang
KHOẢNG CÁCH GIỮA NHỮNG BÔNG HOA
Trần Mộng Tú
(Gửi gia đình và các bạn tôi)
Thượng Đế gửi những con Siêu Vi tới để chúng lấp đầy những khoảng cách trống rỗng của loài người.
Siêu Vi đến giữa mọi người, rẽ ngang, rẽ dọc, len vào từng khe hở. Nó không lựa người giàu, không chê người nghèo. Màu da nào cũng được, tôn giáo nào nó không cần biết. Bằng cấp và địa vị ư, nó gạt qua một bên len vào giữa. Chẳng có sổ Thông Hành nào thoát, chẳng có bức tường cao ranh giới nào xây lên mà nó không thể vượt qua. Nó lên thuyền ra đại dương, nó vào phi cơ bay ngang bầu trời thế giới. Từ thầy tu, lãnh tụ, tài tử, thầy thuốc, khoa học gia, nhà ảo thuật, triệu phú cho tới những kẻ không nhà, nó tới với ai người đó phải chấp nhận. Khó lòng mang nó ra khỏi nơi nó đã chiếm ngự. Nó tới, mang theo tàn phá và chết chóc.
Có phải Thượng Đế thật sự gửi nó tới để trừng phạt loài người, để phân chia loài người. Hay Thượng Đế gửi nó tới để lấp khoảng trống giữa con người với con người. Dạy cho loài người biết thương nhau, biết chấp nhận nhau hơn, tìm đến gần nhau hơn.
Chúng ta học được điều gì giữa khoảng cách đôi bờ sinh tử này. Vẫn có người đi theo con siêu vi chui vào giữa khoảng cách trống đó để kiếm thêm tiền (phần đông là những kẻ đã có sẵn tiền).Lừa đảo vẫn sẩy ra giữa đôi bờ sinh tử.
Chúng ta học được bài học gì khi người thân của chúng ta đi vào sau cánh cửa của bệnh viện, mất hút, thăm thẳm, im lặng, rồi người thân chúng ta trở về nhà trong một chiếc bình, chiếc bình tro vô giác. Chúng ta học được gì trong một đám tang giới hạn người thân tới dự (dù không giới hạn bạn hữu cũng không dám tới) Chúng ta cảm nhận được nỗi đau nào khi người thân không dám ôm nhau, không dám đứng gần nhau, không dám cầm tay nhau để vực đỡ nhau trong phút giây đau đớn nhất. Cái khoảng cách giữa người này với người kia là nỗi đau khổ tột cùng trong một đám tang. Thượng Đế đang đứng ở đâu?
Có ai nghĩ rằng Thượng Đế đang tạo ra cái khoảng cách này để cảnh tỉnh nhân loại. Ngài muốn lấp đi những khoảng trống trong đời sống của loài người bằng những cái chết của chính họ. Vì có phải chúng ta sống cạnh nhau mỗi ngày mà không nhìn thấy nhau, không quan tâm tới nhau. Mỗi người trên thế giới này hầu như chỉ sống cho cá nhân mình. Mỗi người tự tạo ra khoảng cách với người thân của mình. Cha mẹ với con cái, vợ với chồng, anh em, bạn hữu, lãnh tụ với quần thần và ngay cả những vị lãnh đạo tinh thần với tín hữu. Người nọ đã tạo ra khoảng cách với người kia. Ai cũng sống cho mình trước tiên, nên đều tự tạo cho mình một khoảng cách với người cạnh mình. Cái khoảng cách này mới đầu chỉ bằng một sải tay, nên đôi khi với một chút cố gắng họ vẫn có thể với được nhau, nhưng càng ngày cái khoảng cách đó bị ma lực của vật chất, tiền bạc, danh tiếng, quyền lực, kéo con người ta càng xa, thật xa. Khoảng cách đó mênh mông như biển, cao như núi, người ta không làm sao mà lấp được nữa.
Thượng Đế đã làm gì để con người cảnh tỉnh quay về với nhau, để lấp đi cái khoảng cách đó.
Một cuộc chiến thế giới không có tiếng súng, không thấy máu chảy trên đường phố nhưng vẫn có người chết im lặng từng ngày. Những cái chết im lặng ở một địa danh nào đó, gây nên tiếng động kinh hoàng, dội ra ngoài thế giới.
Người chết đây chính là cha, mẹ mình, anh mình, chị mình, em mình, con mình, người bạn thân nhất của mình. Thế mới kinh hoàng! Nó không chỉ còn là một con số nữa. Nó là cánh tay, là cái chân, máu huyết của mình. Nó đang hay đã rơi ra khỏi thân thể mình. Để lại một khoảng trống trong suốt quãng đời còn lại của mình.
Thượng Đế phải chăng đang nhắc nhở chúng ta hãy để thời giờ nhìn nhau,
quan tâm tới nhau, với tới nhau. Đừng để một khoảng trống nào, vì cái khoảng trống chúng ta không lấp lại sẽ có Một Vật Siêu Lạ tới điền vào.
Đầu tháng 4 năm 2020 này Hội Hoa Kim Hương (Tulip Festival) ở thành phố Skagit Valley – Seattle sẽ đóng cửa. Tôi tự hỏi khoảng cách giữa những bông hoa trên cánh đồng hoa đó, bao xa!
Hãy lấp khoảng cách và yêu thương nhau hơn, ngay hôm nay.
Tháng 3/26/2020
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)