Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận cho đưa vào sử dụng máy xét nghiệm nhanh phát hiện virus corona chủng mới của hãng Abbott, theo hãng tin Bloomberg.
Hãng Abbott cho biết bộ xét nghiệm virus corona chủng mới gây viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) có thể đọc kết quả dương tính chỉ trong 5 phút và xác nhận âm tính trong 13 phút, nhanh nhất trong các loại công cụ xét nghiệm đang có mặt trên thị trường. Nguyên tắc hoạt động của bộ xét nghiệm này là dò tìm các mảnh phân tử gen của virus corona chủng mới.
Bộ xét nghiệm của Abbott có ưu điểm là rất dễ sử dụng, nhỏ gọn và nhẹ (3kg) nên có thể mang đi bất cứ đâu, cho phép xét nghiệm và nhận kết quả gần như tức thời ngay tại điểm chăm sóc y tế và các chốt kiểm tra sức khỏe.
Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu dịch từ mũi hoặc vòm họng của người cần xét nghiệm, sau đó trộn vào một hóa chất có tính năng phá vỡ cấu trúc con virus để phóng thích RNA của nó. Hỗn hợp dịch – hóa chất này sẽ được đưa vào máy để nhận dạng gen đặc trưng của virus.
Ông John Frels, phó chủ tịch nghiên cứu và phát triển tại Abbott Diagnostics cho biết nhà sản xuất thiết bị y tế này có kế hoạch cung cấp 50.000 xét nghiệm một ngày bắt đầu từ 1/4.
Abbott hôm thứ Sáu (27/3) cho biết họ đã nhận được phê duyệt sử dụng khẩn cấp của FDA. Tuy nhiên, Abbott cũng nhấn mạnh bộ xét nghiệm chưa được FDA cấp phép rộng rãi mà chỉ được cung cấp cho một số phòng thí nghiệm và các cơ sở chăm sóc bệnh nhân nhất định.
Hiện chưa rõ mức độ chính xác của bộ xét nghiệm nhanh của Abbott. Tờ South China Morning Post mới đây đưa tin chính quyền thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) đã ngưng sử dụng bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 do công ty Bioeasy của Trung Quốc sản xuất vì đưa ra kết quả “không đáng tin cậy”. Trước đó, Cộng hòa Czech cũng gặp vấn đề với độ chính xác của các bộ xét nghiệm sản xuất tại Trung Quốc, nhưng không nêu tên công ty nào.
Là một trong những kẻ độc tài đáng sợ nhất thế kỷ 20, đồng thời là kẻ gieo rắc tội ác không thể dung thứ cho hàng triệu người dân vô tội thời thế chiến, Adolf Hitler là cái tên khiến không ai muốn nhớ nhưng cũng không thể quên.
Tháng 9/1919, ở độ tuổi 30, Hitler là một người vô gia cư, không có bằng cấp. Con đường chính trị của Hitler bắt đầu ở Munich (Đức) khi hắn gia nhập Đảng Công nhân Đức (DAP). DAP là một nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bài Do Thái, nhóm người này tự cho mình sứ mệnh đánh bại các công nhân Đức của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD. Tuy nhiên, sau khi thất bại, DAP đổ lỗi cho người Do Thái chịu trách nhiệm chính cho hoàn cảnh của nước Đức.
Tháng 7/1921, Hitler lên nắm quyền lãnh đạo DAP sau đó đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (gọi tắt là NAZI hay Đảng Quốc Xã – đảng cầm quyền Đức trong thời kỳ Đức Quốc Xã).
Trong 26 năm tiếp theo, hắn thành công trên con đường chính trị và thực thi quyền lực tối cao ở Đức. Trong quá trình đó, có thể cho rằng Hitler có nhiều tác động đến lịch sử thế giới thế kỷ 20 hơn bất kỳ nhân vật chính trị nào khác.
Tại sao Hitler lại chọn tham gia NSDAP rồi thực thi chế độ độc tài “rất thành công” nếu nhìn từ góc độ phe hắn? Tại sao hắn lại khinh ghét người Do Thái và gây nên tội ác không thể dung thứ mang tên Holocaust?
Trước khi biến thành “ác quỷ”, Hitler cũng có những vấn đề rất đời. Điều gì đã biến hắn từ một thanh niên không có gì nổi bật, lột xác thành kẻ đáng sợ như vậy?
Lời giải thích cho sự chuyển đổi đáng chú ý này một phần nằm ở chính Hitler, và một phần trong tình huống mà hắn ta thấy mình như đang vùng vẫy trong một quốc gia gặp nhiều khủng hoảng trầm trọng.
Những năm đầu đời
Adolf Hitler sinh ra tại thành phố Braunau am Inn trên vùng biên giới Áo-Đức ngày 20/4/1889. Hoàn cảnh gia đình góp một phần vào định hướng tâm lý của Hitler về sau:
Cha của hắn là một quan chức hải quan, trước khi cha hắn mất năm Hitler 13 tuổi, từng là một người lạnh lũng, nghiêm khắc. Ngược lại, mẹ hắn lại dịu dàng và hết mực yêu thương con.
Hồi nhỏ, Hitler là một đứa trẻ khá thông minh nhưng không có hứng thú với việc học ngoại trừ môn lịch sử, được dạy với khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ của Đức. Việc cha hắn qua đời đã khiến hắn phải kiếm việc làm thể để trang trải cùng gia đình.
Đam mê lớn nhất của Hitler thời bấy giờ về nghệ thuật chính là vẽ. Hắn mơ một ngày nào đó sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật hoặc kiến trúc tuyệt vời. Hắn cũng thích âm nhạc cổ điển và rất thần tượng nhà soạn nhạc người Đức Richard Wagner.
Trôi dạt đến Vienna: Thât bại “bẻ gãy” giấc mơ nghệ thuật
Sau khi chuyển đến Vienna (thủ đô của Áo) năm 1907, việc không được nhận vào trường nghệ thuật là một cú sốc lớn của Hitler. Số tiền hắn nhận từ tiền trợ cấp của một đứa trẻ mồ côi và vay mượn từ người thân cuối cùng cũng cạn kiệt, buộc hắn phải sống vật vờ, nay đây mai đó tại thủ đô mà hắn từng ôm mộng thành nghệ sĩ từ năm 1909 đến 1913.
Trước năm 1914, Vienna – thủ đô của một đế chế đa sắc tộc với tầng lớp rất cao, chủ yếu là người Do Thái, tầng lớp trung lưu, giai cấp tư sản bảo thủ sâu sắc và một tầng lớp lao động ngày càng cực đoan – là một nơi tổng thể của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái và các hình thức hiện đại của hội họa, âm nhạc, thủ công và kiến trúc.
Mặc dù nghèo khó nhưng Hitler rất tích cực tham gia vào môi trường chính trị và bồi bổ trí tuệ của riêng mình. Hắn đọc ngấu nghiến các tờ báo, tham gia hội Hoàng gia và chứng kiến các cuộc đối đầu bạo lực giữa các nhóm dân tộc và nhóm chính trị khiến phần lớn dân chúng khinh miệt tột cùng.
Những năm tháng ở Vienna, khi thất bại vào trường nghệ thuật tiếp tục bẻ gãy những ước mơ rất đời của Hitler, đồng thời sống trong xã hội nhiều bảo thủ, cực đoan… tất cả đã mài giũa chủ nghĩa dân tộc Liên Đức mà hắn từng tiếp thu thời còn học sinh.
Hitler bắt đầu phát triển sự thù địch mạnh mẽ với phong trào xã hội chủ nghĩa; không muốn đánh đồng bản thân với giai cấp công nhân và quyết tâm giữ hình ảnh mình như một người “ở trên tất cả” bất chấp địa vị xã hội bấy giờ của hắn.
Có một điều đáng nói, thời ở Vienna, dù Hitler có mặt đầy đủ tại các buổi diễn thuyết phân biệt chủng tộc và bài Do Thài nhưng tại thời điểm đó, hắn không tỏ ý thù địch với người Do Thái. Dù sao đi nữa, bạn thân nhất sống cùng khu trọ với hắn, người giúp hắn bán những bức ảnh hắn vẽ, là một người Do Thái.
Bước ngoặt biến Hitler thành “ác quỷ”
Năm 1913, việc Hitler muốn trốn tránh nghĩa vụ quân sự cho Đế chế Habsburg (Áo) mà hắn khinh ghét đã thúc đẩy hắn chuyển đến Munich – thành phố Đức trong mơ của Hitler.
Tại đây, hắn tiếp tục một cuộc sống tương tự như ở Vienna cho đến khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1914, Hitler tình nguyện phục vụ trong một trung đoàn của Bavaria.
Những năm tháng phục vụ trong quân đội Đức đã nuôi dưỡng mục đích sống cao nhất của Hitler, một giấc mơ mà hắn âm thầm thực hiện và tin rằng có thể thành công. Thế nhưng, cuộc đời hắn tiếp tục phải đón nhận cú sốc lớn thứ 2: Phe Liên Minh (Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman) chịu thất bại cay đắng trước phe Hiệp Ước (Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Mỹ, Brazil).
Trước chiến thắng đáng ghét của chủ nghĩa xã hội trong cuộc cách mạng tháng 11/1918, chủ nghĩa bài Do Thái trong Hitler trỗi dậy như cốt lõi của ‘thế giới quan’ Hitler.
Sau chiến tranh, Hitler được bộ phận tình báo của quân đội Bavaria tuyển dụng để rao giảng chủ nghĩa dân tộc và chống chủ nghĩa xã hội Đức cho quân đội. Trong thời gian này, hắn biết đến đảng DAP.
Năm 1919, Hòa ước Versailles ra đời (hòa ước chính thức chấm dứt Thế chiến I, đặt ra những điều khoản khe khắt lên nước Đức bại trận) đã thách thức toàn bộ ý thức về giá trị và bản sắc cá nhân của Hitler.
Giống như nhiều người Đức, Hitler cần tìm một lời giải thích cho thảm họa này. Và lời giải thích đến từ chính quyền cực đoan ở Munich: Lỗi do người Do Thái.
Lời giải thích này bổ sung cho các lý thuyết chống Do Thái mà Hitler đã tiếp thu ở Vienna. Hiện thực được củng cố bởi những lập luận của những trí thức cánh hữu ở Munich đã khiến Hitler thấy những lý thuyết này bắt đầu có ý nghĩa, thực sự có thể trở thành câu trả lời cho tất cả những gì mà hắn ta đang tìm kiếm.
Khi nhận nhiệm vụ là người rao giảng chủ nghĩa dân tộc, Hitler thấy mình đơn thuần là một người truyền giáo chính trị chứ không phải là một nhà lãnh đạo chính trị. Hitler âm thầm thực hiện các bước đi quyết tâm trở thành nhà độc tài của Đức trước khi trở thành kẻ đứng đầu Đảng Quốc Xã.
Sự kiện Đảo chính Hitler-Ludendorff diễn ra ngày 8-9/11/1923, đã cho Hitler tận mắt thấy có kẻ đâm lén sau lưng mình, chính thời điểm này, hắn thấy mình bị thuyết phục hoàn toàn về sứ mệnh phải lãnh đạo Đức, phải là kẻ mạnh nhất để thực hiện đức tin mà hắn không bao giờ dao động…
Thật cảm động và đáng cho cả xã hội suy nghĩ là những phát biểu trung thực và tâm huyết của bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó giám đốc Bênh viện Bạch Mai khi cơ sở khám chữa bệnh nội khoa đươc coi là hàng đầu của tuyến cuối phía Bắc bất ngờ trở thành ổ dịch conid19 lớn nhất đất nước. Trước thảm họa và những thách thức chưa từng gặp, những chiến sĩ áo trắng của Bệnh viện Bạch Mai vẫn rất bình tĩnh nhìn nhận mọi việc,, sẵn sàng đón nhận những tình huống xấu nhất.Tin rằng với y đức, quyết tâm, trí tuệ và sự hy sinh cao cả của tập thể cán bộ, nhân viên cùng sự ủng hộ, chia sẻ của cả xã hội, Bệnh viện Bạch Mai sẽ dập dịch thành công. -------------- "Bên cạnh đó, một số nhân viên y tế còn bị tổn thương về mặt tinh thần do xã hội quá cảnh giác. Các bạn ấy bị chủ nhà đuổi, không cho thuê nữa vì làm ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi đồng ý rằng những người có yếu tố dịch tễ phải cách ly nhưng cách thức thế nào để không làm tổn thương nhau, đặc biệt về mặt y tế vì y bác sĩ là chiến sĩ tuyến đầu, phải căng lên mấy trăm phần trăm sức lực không phải vì tiền.
Tôi không muốn dùng từ kỳ thị, tâm lý tránh xa nguồn nhiễm bệnh rất bình thường. Có thể hôm nay tôi ngồi đây nói chuyện là ngày cuối cùng con tôi nhìn thấy bố, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bố phải cách ly vì bố điều trị cho bệnh nhân còn gia đình ở nhà bị hàng xóm láng giềng kỳ thị như bị hủi. Đau lòng lắm, việc kỳ thị đó ảnh hưởng tới chính những người đang công tác.
Vì vậy tôi mong và tôi yêu cầu xã hội sẻ chia với ngành y tế, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng tôi ở tuyến đầu. Chúng tôi không đòi hỏi đãi ngộ vật chất để chống dịch, cần nhất sự ủng hộ, đồng cảm....
Mặc dù tình hình đang dần trở nên căng thẳng, phức tạp hơn và một số người phản ứng tiêu cực nhưng nhân viên Bệnh viện Bạch Mai chưa một ai nao núng. Trong trường hợp phải điều trị cho người dương tính, đã có 600-700 cán bộ nhân viên đăng ký tình nguyện tham gia. Họ ý thức trách nhiệm đối với nhân dân, cộng đồng và nghề nghiệp. Họ cũng được tập huấn để hiểu về cách thức lây nhiễm để phòng chống.
Tình huống xấu nhất xảy ra là chẳng may nhân viên y tế dương tính, bị cách ly rồi bệnh nặng hơn, thậm chí tử vong, ngày đi làm ấy là ngày cuối cùng nhìn thấy mặt gia đình. Nhưng không một nhân viên nào làm đơn xin nghỉ không lương.
Đây là tinh thần chung của cả ngành y tế, không phải chỉ riêng Bệnh viện Bạch Mai. Tôi tin rằng bệnh viện sẽ chống dịch thành công."
TS DƯƠNG ĐỨC HÙNG, PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trích trả lời phỏng vấn của vnexpress.net)
QUỐC VƯƠNG VÀ HOÀNG HẬU BHUTAN , NHỮNG NGƯỜI ĂN CHAY TRƯỜNG !
Đất nước Bhutan được mệnh danh là đất nước hạnh phúc nhất. Quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck sinh năm 1980. Người được thế giới nhìn nhận là một nhà lãnh đạo đương đại ấn tượng nhất . Dưới sự lãnh đạo của ông , đất nước Bhutan được báo chí thế giới ca ngợi là một đất nước có khí hậu trong lành bật nhất , cũng như danh hiệu đất nước hạnh phúc nhất toàn cầu .
Bhutan là một đất nước đặc biệt. Dân chúng không sát sanh , không giết bò heo hay gà vịt... không câu cá và bắn chim để ăn thịt . Trong nước không có trộm cướp và bạo động... Đi ra khỏi nhà chẳng cần khóa cửa . Rau trái thì được trồng 100% theo lối hữu cơ .
Họ sống hòa thuận , không cãi cọ . Tuối thọ trung bình của dân chúng Vương quốc này là 90 tuổi trở lên . Ung thư đối với đất nước này là chưa từng có.
Thống kê cho tới thời điểm hiện tại , Bhutan không có người nhiễm Virut Covid - 19.
Điều này chứng minh cho thấy việc ăn chay góp phần rất lớn cho hòa bình Thế giới nói chung và Vương quốc Bhutan nói riêng . Việc người dân Bhutan không sát sanh mang lại một bầu khí quyển trong lành, cũng như được bao bọc bởi một năng lượng và từ trường an ổn , hạnh phúc . Mọi thiên tai , dịch bệnh đều không có đủ nguyên nhân để xâm nhập Vương quốc này !
VÌ HÒA BÌNH THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ TƯƠNG LAI CON CHÁU CHÚNG TA NÓI RIÊNG. THỬ HỎI CHÚNG TA CÓ NÊN TỪ BỎ CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ ĐAU VÀ BẤT AN KHÔNG ?
XIN HÃY ĂN CHAY ! GIỮ TÂM THIỆN,THẾ GIỚI HÒA BÌNH...
VHSG- Di Li. Tôi giãy nảy. Tên gì mà kỳ quái chết. Nhưng cũng chỉ dám nói rằng tôi không thích cái tên Li. Bế Kiến Quốc chưng hửng, không nói gì thêm. Tôi ái ngại. Lúc ấy tôi có một suy nghĩ rất trẻ con, ấy là mình đã làm cho tổng biên tập không vui. Nếu ông không vui, nhỡ đâu lại đâm ghét, chẳng in truyện Chiếc vòng bạc cho tôi nữa. Cuối cùng tôi cũng… đồng ý.
Cuối năm 2001, lần đầu tiên tôi đến báo Người Hà Nội. Người đã mời tôi đến bảo: “Vào đây, để anh giới thiệu em với tổng biên tập”. Tôi lẽo đẽo theo sau, vào căn phòng quây vách nhôm phía cuối ngôi nhà lớn. Có khá đông người trong đó, có lẽ vì người ta đang làm báo Tết nên khung cảnh rất nhộn nhịp. Tôi nhìn thấy một người đàn ông đứng tuổi nhỏ bé đang ngồi sau chiếc bàn lớn, khói thuốc mù mịt bao quanh khuôn mặt không cười nhưng tươi tắn.
– Đây là anh Bế Kiến Quốc, Tổng biên tập.
Tôi dõng dạc đầy kính nể:
– Cháu chào chú.
Người kia nhăn mặt quay sang tôi nói nhỏ:
– Em gọi anh ấy bằng anh thôi.
Người kia giới thiệu tên và nghề nghiệp của tôi, rồi nói rằng tôi rất muốn cộng tác với báoNgười Hà Nội. Tổng biên tập không bình luận gì, chỉ đưa cho tôi chiếc các vi dít, mà giờ tôi vẫn còn giữ lại. Sau đó hỏi rằng tôi có thể viết được thể loại gì, và có sẵn sàng viết ngay cho báo Tết được không. Tôi sốt sắng nhận lời, việc của tôi hôm nay đến đây cũng chỉ có như vậy. Ông bảo rằng đang cần hai bài, một bài phỏng vấn người tuổi Ngọ cho số báo Tết Nhâm Ngọ, và một bài viết về nhà văn Kim Lân. Lúc này ông mới cười, nụ cười phấn khích như vừa chợt nghĩ ra một ý tưởng thú vị.
– Hay là em phỏng vấn nhà thơ Hữu Thỉnh nhé. Ông Hữu Thỉnh tuổi Ngọ đấy.
Tôi hỏi hạn nộp bài và nói rằng trong ngần ấy thời gian, tôi chỉ có thể làm được một bài. Cuối cùng, cả hai thỏa thuận rằng tôi sẽ viết bài chân dung nhà văn Kim Lân cho số Tết. Hạn nộp bài là năm ngày sau. Ông cung cấp cho tôi số điện thoại của nhà văn Kim Lân rồi tiếp tục công việc bận rộn của mình với các cộng tác viên khác đang vào ra tấp nập.
Tôi chỉ gặp nhà thơ Bế Kiến Quốc chừng đâu bốn, năm lần. Cũng không thể nói chính xác là bốn hay năm lần, nhưng lần nào tôi cũng thấy ông với một điếu thuốc. Bế Kiến Quốc hút thuốc liên tục trong giờ làm việc, tôi không thể không nhận ra ngay điều ấy.
Đúng năm ngày sau, tôi trịnh trọng mang bài lên nộp cho tổng biên tập. Lúc ấy, tôi nhìn thấy sự gì đó hơi chững lại. Bế Kiến Quốc ngập ngừng thông báo rằng cũng đã có một phóng viên của báo đi viết bài này. Tôi ngơ ngác.
– Nhưng hôm đó anh đặt em viết bài này kia mà.
– Thì… tôi cứ tưởng là em không viết nữa.
Rồi ông bảo cứ để bài đấy xem sao. Tôi ra về, trong lòng đầy buồn bực. Sao lại thế được? Đây rõ ràng là một bài báo đã được đặt hàng, và tôi đã mất nhiều công sức để viết nó. Tôi nhận ra rằng tổng biên tập đã không tin tưởng tôi, một cộng tác viên mới toe. Lúc ấy ông đang trong tâm trạng vui vẻ nên đặt bài, sau nghĩ lại, không chắc tôi có nộp đúng hẹn không, không chắc tôi có viết ra nổi chân dung một con người mà dường như báo chí đã khai thác hết mọi khía cạnh đề tài, mới cử thêm người khác đi viết cho chắc chắn. Báo thường thì không sao, đây lại là báo Tết, mọi nguồn bài vở cần hết sức chuẩn xác và chất lượng. Mà đấy lại là một bài quan trọng, không nhà báo chuyên nghiệp thì cũng phải cộng tác viên “cây đa cây đề” đảm nhận.
Nhưng hai ngày sau, ông gọi điện thông báo bài viết của tôi đã được sử dụng, nhân tiện ông cũng đã kiếm được một tấm ảnh minh họa rất độc đáo của nhà văn Kim Lân. Tôi cười qua điện thoại. Đó là cảm giác sung sướng khi lần đầu tiên có một bài được in trên báo Tết. Ông cũng nói thêm rằng bài của tôi rất tốt, rằng: “Chính tôi chơi thân với ông Kim Lân như thế mà cũng có nhiều chi tiết trong bài tôi chưa được biết”.
Chẳng hiểu ông khen thật hay nói để động viên nhưng tôi thực sự hạnh phúc. Mãi sau này, tôi cũng vẫn luôn vô cùng cẩn trọng trong lời nhận xét đối với những người trẻ tuổi hơn mới bước vào nghề. Tôi hiểu được cảm giác thiếu tự tin và hồi hộp, lo lắng của những người bắt đầu cầm bút viết. Tôi đã luôn thiếu tự tin như thế, trong suốt một thời gian dài, và cho đến giờ phút này, tôi luôn biết ơn những người đã thắp lên ngọn lửa đam mê sáng tác trong lòng tôi ngay từ những buổi ban đầu, thay vì phũ phàng dập tắt nó vì một vài sự vô tình.
Mặc dù chỉ tiếp xúc với nhà thơ có vài lần, trong một thời gian rất ngắn, nhưng tôi cảm nhận được thái độ nghiêm túc, tâm huyết và tận tụy của ông trong công việc cũng như sự chân thành, giản dị trong đối nhân xử thế. Tại thời điểm đó, báo Người Hà Nội đang là một ấn phẩm văn nghệ sang trọng và đáng mơ ước của nhiều cộng tác viên.
Báo Tết ra, bài viết của tôi chiếm trang rưỡi. Trước đó tôi gửi truyện ngắn Chiếc vòng bạc cho ông, nhà thơ có nói ý rằng tôi nên tìm lấy một bút danh, sẽ tốt hơn cái tên thật mà tôi đang dùng. Tôi bảo cũng đã nhiều người nhận xét thế nhưng tôi chưa tìm ra một cái tên nào khả dĩ và hỏi liệu ông có thể nghĩ giúp tôi một bút danh được không. Bế Kiến Quốc hẹn sẽ suy nghĩ và trả lời sau. Lần gặp sau đó, ông bảo:
– Tôi đã nghĩ cho em một cái tên rồi đấy… Di Li có được không?
Tôi giãy nảy. Tên gì mà kỳ quái chết. Đọc lên nghe chẳng giống ai. Nhưng cũng chỉ dám nói rằng tôi không thích cái tên Li. Bế Kiến Quốc chưng hửng, không nói gì thêm. Tôi ái ngại. Lúc ấy tôi có một suy nghĩ rất trẻ con, ấy là mình đã làm cho tổng biên tập không vui. Nếu ông không vui, nhỡ đâu lại đâm ghét, chẳng in truyện Chiếc vòng bạc cho tôi nữa. Cuối cùng tôi đành bảo:
– Thôi em dùng tên ấy cũng được, đọc đi đọc lại nghe cũng… thấy hay hay.
Tôi bụng bảo dạ, bút danh gì cũng không có sao, miễn cái truyện của tôi được in trên tờ báo văn ấy là được, (Trước đó, tôi mới chỉ viết một cái truyện cho tuổi teen in trên báo Hoa học trò), in xong rồi thay bút danh cũng chẳng sao.
Cuối mùa xuân năm ấy, tôi có gọi điện cho nhà thơ về công việc. Ông bảo bài vở cứ đến gửi tòa soạn, ông sẽ xem sau, vì giờ còn đang phải nằm viện. Ông bảo ông ốm xoàng xoàng, nhưng cần phải nằm viện để kiểm tra, giọng rất vui vẻ. Tôi cũng tin thế và vẫn tin rằng ông sớm quay trở lại tòa soạn.
Con người Bế Kiến Quốc có lẽ vẫn lạc quan cho đến giờ phút cuối cùng. Và thường thì người ta không bao giờ tin những người lạc quan một ngày nào đó sẽ vĩnh viễn tắt nụ cười. Tuy nhiên lúc ấy tôi nghĩ rằng nằm viện dài ngày thế ắt phải buồn lắm, nhất là vào mỗi buổi sáng, khi một ngày mới bắt đầu và người bệnh tự hỏi mình liệu hôm nay mọi chuyện có khá hơn không. Vậy là mỗi buổi sáng sớm, trước khi lên lớp, tôi thường gửi một tin nhắn đến cho nhà thơ với lời chúc mong ông chóng lành bệnh. Ông nói rằng rất vui khi nhận được một lời chào vào mỗi buổi sáng và trách tôi sao chẳng thấy dùng bút danh mới. Đó là những thông điệp cuối cùng tôi nhận được từ ông.
Mùa hè năm Nhâm Ngọ, tôi nghe tin dữ, nhà thơ Bế Kiến Quốc bị căn bệnh ung thư phổi. Tôi thường không mấy khi hối tiếc điều gì, nhưng trong khoảnh khắc ấy, tôi ước gì mình đã được chào ông một lần trong một buổi sáng khác, trước khi phải nói lời chào cuối cùng.
Và có thể nào nhà thơ đã hình dung được nỗi luyến tiếc của tất cả những người yêu quý ông để mà viết “Có thương tiếc cũng đừng thương tiếc quá”. Cũng thật tình cờ, đây lại là những câu thơ đầu tiên mà tôi đọc được, vì lúc sinh thời chưa lần nào nghe Bế Kiến Quốc nhắc đến thơ cả:
VHSG- Ngô Như Mai, tác giả Thi sĩ máy, tên thật là Ngô Huy Bỉnh. Chữ Bỉnh tên ông được giải thích là viên ngọc. Ông sinh năm 1924, tuổi Giáp Tý, tại Hải Phòng, còn quê ông ở Hưng Yên, sinh trưởng và học tập tại Hà Nội. Nhà thơ Như Mai, tạ thế lúc 0 giờ 15 phút rạng sáng ngày 29.2.2020, tại nhà riêng, hưởng thọ 97 tuổi.Hơn 60 năm về trước, thi nhân Ngô Như Mai từng tiên đoán có Thi sĩ máy thì bây giờ những Thi sĩ máy đang hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày hằng giờ.
Đến nhà tác giả Thi sĩ máy
Nhà thơ Trương Thiếu Huyền đưa tôi đến nhà thăm tác giả Thi sĩ máy cách đây không lâu. Vượt qua đỉnh dốc thì vào nhà riêng của thi nhân Ngô Như Mai. Ông càng vui hơn khi có bạn văn chương đến chơi nhà. Những chuyện xưa cũ bao năm đã gói lại vào một vùng ký ức xa xăm, bây giờ sức khỏe là quý nhất với một người đang vào tuổi gần bách niên như ông. Ông kể, tối đến, 9 hay 10 giờ thì đi ngủ. 5 hay 6 giờ sáng dậy, rồi đi bộ trên dốc Nhà Thờ. Hằng ngày vẫn xem tivi, đọc báo theo dõi tin tức. Còn thời gian, ông lại đọc truyện cười, truyện ngụ ngôn.
“An nhiên tự tại” có lẽ là liều thuốc tinh thần để ông luôn giữ được một tâm hồn tươi trẻ khi gánh trên lưng mình gần một thế kỷ thời gian với vài bận được cuộc đời “quăng lên quật xuống”.
Hơn 60 năm về trước, Ngô Như Mai từng tiên đoán có “thi sĩ máy”thì bây giờ những thi sĩ máy đang hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày hằng giờ. Tôi mê mải ngắm “nhà tiên tri” Ngô Như Mai và nhà thơ Trương Thiếu Huyền đang cùng nhau lướt mạng để xem tin tức, xem cả bộ phim tài liệu Tôi là ai – xây dựng chân dung thi nhân Ngô Như Mai. Không biết ông đang nghĩ gì, còn tôi lại nghĩ đến những người có tầm nhìn vượt thời gian của thế hệ ông. Họ đã thấy quá sớm. Và họ chịu nhiều thiệt thòi vì tầm nhìn vượt thời gian của mình.
Truyện vui Thi sĩ máy đăng báo gây khó cho tác giả
Báo Nhân văn, số 5, ra ngày 20.11.1956, đăng truyện vui có nhan đề Thi sĩ máy, tác giả ký tên Châm Văn Biếm.
Nội dung tóm tắt như sau: Đầu năm 2000… Các báo chí xuất bản đều sổi nổi đăng tin tức quan trọng về máy “viết văn” dưới những đầu đề “giật gân” lớn… Hơn một năm sau, hàng loạt văn sĩ máy, thi sĩ máy, kịch sĩ máy được tung ra thị trường. Một số cán bộ phụ trách về văn chương sính máy móc thi nhau mua về sử dụng. Còn văn nghệ sĩ bằng xương, bằng thịt thì bị gạt ra ngoài: Nữ sĩ Trong Trắng ném bút làm nghề đỡ đẻ. Thi sĩ Mây Nước ra Bờ Hồ làm nghề bói Kiều, tán dóc về thành phần giai cấp cho những người còn đầu óc mê tín dị đoan. Văn sĩ Đắng Văn Cay phải ra chợ trời làm nghề bán văn kiêm bán săm.
Một bộ phận văn nghệ sĩ tơi bời rối loạn. Ai cũng thù ghét lũ người máy mới ra đời kia, nhưng ai cũng chịu thua. Vì cứ công bằng mà nói thì “máy móc” quả là kịp thời sự, thông kinh sử, lại đúng khuôn phép, “tốt ăn tốt ở” hơn người thực ở cõi đời này.
Tờ Công thức trong bài xã luận Nhiệt liệt chào mừng các văn nghệ sĩ máy! đã giới thiệu như sau: “Nhờ áp dụng những khả năng mới nhất của khoa học điện tử, máy “viết văn” đã thỏa mãn được nhu cầu văn nghệ ngày một tăng của loài người. Những tác phẩm của nó, vừa kịp thời vừa minh họa đúng chính sách, sẽ giải quyết được mọi khẩu hiệu phức tạp của cuộc sống. Mỗi giây đồng hồ máy đó có thể sản xuất được từ 7.000 đến 8.000 dòng văn thơ. Nếu dùng sức óc và tâm hồn người thì phải hàng ngàn văn nghệ sĩ với một trình độ sách vở rất cao, cặm cụi hàng trăm năm mới làm nổi… Do tính chất “nhân văn” của máy nên ta tạo cho nó cái vỏ bọc ngoài, hình dáng một anh chàng trẻ, khoẻ, đẹp, chỉ khác người “thật” là đứng nguyên một chỗ, không nói, cười, chạy nhảy, nhất là không yêu đương lãng mạn lôi thôi…”.
Với truyện ngắn vui giả tưởng Thi sĩ máy này, không lâu sau đó, tác giả gặp biết bao rắc rối. Bút danh Châm Văn Biếm được xác định rõ nhân thân là Ngô Huy Bỉnh, công tác tại Sở Báo chí Trung ương, còn có bút danh khác là Ngô Như Mai. Không chỉ riêng ông gặp rắc rối, mà một người khác có tên giống vậy cũng liên lụy, đó là Hiệu trưởng trường Sư phạm Trung cấp Trung ương Hoàng Như Mai (sau này là GS.NGND Hoàng Như Mai).
Sau truyện vui Thi sĩ máy trên báo Nhân văn, từ năm 1958, Ngô Như Mai được điều về Quảng Ninh – hồi đó còn tên gọi Quảng Yên làm báo Vùng mỏ (sau là báo Quảng Ninh).
Sinh hoạt văn nghệ ở vùng mỏ, Ngô Như Mai lần lượt tham gia tờ nhật báo Quảng Ninh – cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh rồi Tuần báo Hạ Long – tiếng nói của văn nghệ sĩ Quảng Ninh. Ông kinh qua đủ vị trí từ phóng viên, biên tập viên, họa sĩ, thư ký tòa soạn, thậm chí có lúc còn được giao sửa mo-rát, chữa bản bông nhà in… Nhiệm vụ nào ông cũng hoàn thành.
Nhà báo Vũ Điều, nguyên Trưởng ban Kinh tế báo Quảng Ninh, kể rằng, biết hoàn cảnh riêng của nhà thơ Như Mai có những gập ghềnh nên đồng nghiệp vùng mỏ hết sức bao bọc, sẻ chia. Nhưng trong thơ, ông như khách lữ hành cô độc: “Tôi đảo đá… trầm tư góc bể/ Đứng thương vay ai kẻ mất chân trời/ Đứng nghe nhìn sóng réo mây trôi/ Bạc mắt/ bạc đầu/ nỗi đau nhân thế”. Văn nghiệp của ông gói ghém một đời trong tập thơ mỏng duy nhất mang tên Ngẫu hứng cũng do Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh xuất bản.