Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

NGƯỜI DÂN BẮT ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN HÀ TĨNH CHO ĐỔ TRỘM CHẤT THẢI FORMOSA VÀO KHU DÂN CƯ BỆNH VIỆN


S.O.S ngay lúc này. Chính quyền Hà Tĩnh cho đổ trộm chất thải Formosa vào khu dân cư làm bệnh viện. Người dân bắt được chính quyền cho chở chất thải đổ trộm vào ban đêm. Người dân đang tập trung phản đối.
***
Lại xã Thạch Trung, nơi trước đây chính quyền đã cho đào chân đê chôn hải sản nhiễm độc Formosa và bị dân phản ứng dữ dội buộc phải xin lỗi và mang đi nơi khác.
Đêm 28/3/2020, người dân xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh đã bắt được nhiều xe vận tải vận chuyển chất thải độc từ Formosa Kỳ Anh về khu dân cư thuộc Xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh để làm bệnh viện.
Trước đó, cứ đêm đêm, hàng loạt xe tải cỡ lớn đã bịt kín chở chất thải từ Formosa đổ vào khu đất của dự án bệnh viện Quốc tế TTH tại xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh. Đến nay, việc san lấp đã được một khối lượng lớn.
Việc thi công đổ chất thải thường xuyên được làm vào ban đêm, nhằm che giấu người dân.
Lợi dụng việc dịch cúm đang lan tràn khắp nơi, chính quyền Hà Tĩnh đã cấm người dân tụ tập đông người, tự ý cách ly những người bất kể có nhiễm virus hay không, nếu đi từ Hà Nội hoặc Sài Gòn về Hà Tĩnh đều phải bị cách ly.
Mấy ngày gần đây, chinh quyền Thạch Trung cho xe gắn loa kêu gọi người dân không ra khỏi nhà, không tập trung quá 10 người. Đồng thời cho doanh nghiệp chở chất thải độc đổ vào khu dân cư để san nền.
Nhưng đêm nay, 28/3/2020, người dân đã cảnh giác và bắt quả tang việc đổ trộm chất thải độc Formosa vào đây với những chuyến xe còn nguyên chất thải.
Chính quyền lập tức ra trấn an người dân và yêu cầu người dân giải tán. Nhưng người dân kiên quyết yêu cầu việc xúc và di chuyển số lượng chất thải độc từ Formosa đi nơi khác.
Sự việc đang hết sức căng thẳng gây bức xúc cho người dân. Do vậy người dân từ các xóm khác nhau đang đổ về đây để phản đối.
Việc chuyển chất thải nhiễm độc từ Formosa đổ vào khu dân cư là hành động hết sức phản động của chính quyền, điều này gây hại lâu dài cho cuốc sống người dân. Bởi người dân ở đây sẽ được hưởng nguồn nước ngầm từ chất thải này ngấm dần ra hủy diệt chính họ và các thế hệ con cháu sau này.
Vì vậy, dù người dân nơi đây rất hiền lành cũng phải phản ứng dữ dội.
Còn nhớ, cũng tại đây, vào ngày 1/10/2017, chính quyền xã Thạch Trung đã âm thầm cho người đào chân đê để chôn các loại hải sản nhiễm độc vào chân đê và bị người dân bắt tại chỗ, buộc phải di chuyển đi nơi khác trong sự phản đối gay gắt, dữ dội của người dân địa phương.
Thạch Trung là địa phương có Tòa Giám mục Hà Tĩnh, nơi có số dân cả chục ngàn người, riêng Giáo xứ Văn Hạnh có gần 5.000 giáo dân. Đây là nơi cuối cùng của hệ thống nước thải Thành phố đổ về làm ô nhiễm hoàn toàn các cánh đồng và dòng sông tại đây.
Nguồn nước thải của Thành phố Hà Tĩnh từ các bệnh viện, các cơ quan, xí nghiệp và nhà máy không hề qua xử lý đã đổ thẳng về nơi này rồi qua cống đổ ra sông Cày.
Cách đồng Đập Hầu và các cánh đồng xung quanh đã hầu như không có thể sử dụng vì bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ở đây đầy hóa chất và chất bẩn đến mức ai chạm vào lập tức mẩn ngứa. Dòng sông Cày chảy qua đó xuống các xã hạ lưu đã bị ô nhiễm đến mức khủng khiếp.
Dòng sông này vốn trong xanh là nơi người dân thường sử dụng để tắm, để khai thác các nguồn hải sản, nay trở thành dòng sông chứa đầy chất thải độc.
Những năm gần đây, số người bị ung thư ở các làng, xóm thuộc xã Thạch Trung đã tăng lên đến chóng mặt. Nhiều cái chết rất trẻ, nhiều người, nhiều gia đình đang bị các chứng ung thư đe dọa là chuyện rất bình thường tại đây.
Thế nhưng, chính quyền địa phương không hề có bất cứ một phản ứng nào trước việc nhà cầm quyền không xử lý nước thải lại đổ về địa phương mình.
Đã vậy, việc xây mới bệnh viện trên khu vực xã, càng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống, đe dọa người dân tại đây hiện tại và lâu dài.
Bệnh viện Quốc tế TTH do Công ty cổ phần TTH Hà Tĩnh đầu tư với dự án 800 tỷ đồng, chiếm trên diện tích 4,31hecta tại xã Thạch Trung được khởi công ngày 20/4/2020 tại đây với sự có mặt của Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị CSVN.
Việc dùng chất thải độc hại từ Formosa để san nền xây dựng bệnh viện đã là một việc hết sức phản cảm và phản khoa học, bị người dân phản đối.
Nhưng vì hiện nay, nguồn chất thải từ Formosa đã chất cao như núi và không có chỗ để chôn lấp với hàng triệu mét khối tập trung tại nhà máy. Do vậy, nhà cầm quyền đã tìm nhiều cách âm thầm, lén lút để di chuyển số chất thải độc hại này vào những nơi có thể được.
Cho đến giờ này, gần nửa đêm, bất chấp dịch bệnh, người dân vẫn tập trung đông đảo, yêu cầu chính quyền buộc cơ sở này chuyển hết tất cả chất thải ra khỏi khu vực dân cư.
Chính quyền đang hết sức lúng túng, hứa hẹn để xoa dịu sự phẫn uất của người dân tại đây.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của sự việc này.
10 giờ đêm, ngày 28/3/2020
JB Nguyễn Hữu Vinh...
https://www.facebook.com/jbnguyenhuuvinh/posts/2973207466107258

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Mỹ huy động 1 triệu quân dự bị chiến đấu với Covid-19



Tổng thống Donald Trump sẽ huy động 1 triệu quân dự bị để ứng phó với tình huống khẩn cấp khi ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ đã tăng vọt, vượt 100.000.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 1 2020_03_28T012409Z_444980342_RC2PSF9VVHOU_RTRMADP_3_HEALTH_CORONAVIRUS_USA_PENTAGON.JPG
Hôm 27/3, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ kích hoạt quân dự bị để sẵn sàng chiến đấu với đại dịch Covid-19 đang tàn phá nước Mỹ. Số lượng binh sĩ dự bị được huy động có thể lên đến 1 triệu quân.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 2 z_reu_1.jpg
Nhà Trắng không cung cấp chi tiết về những cá nhân nào sẽ được huy động cho nhiệm vụ. Việc huy động quân dự bị có thể kéo dài trong 2 năm. Lầu Năm Góc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 3 z_reu_7.jpg
Tổng thống Trump cho biết nhiều quân nhân về hưu đã tình nguyện trở lại làm nhiệm vụ, nhưng lệnh huy động là cần thiết để lấp đầy những khoảng trống.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 4 z_reu_5.jpg
Ngày 27/3, các quan chức quân đội cho biết hơn 9.000 cựu quân nhân được đào tạo về y tế bày tỏ sự quan tâm được góp sức trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 5 z_reu_4.jpg
Lầu Năm Góc đã gửi thư cho hơn 800.000 cựu quân nhân để hỏi sự quan tâm của họ đối với đại dịch. Lầu Năm Góc và Bộ An ninh Nội địa đang làm việc với thống đốc các bang để đảm bảo việc huy động quân dự bị không ảnh hưởng đến nhiệm vụ hiện có của quân đội.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 6 z_reu_2.jpg
Kế hoạch điều động quân dự bị được đưa ra khi số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ đã vượt quá 100.000 và hơn 1.500 người chết. Các chuyên gia y tế dự đoán số ca nhiễm ở Mỹ sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và đã trở thành tâm dịch mới của thế giới.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 7 z_reu_8.jpg
Trước đó, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đã huy động Vệ binh quốc gia để gấp rút chuyển đổi trung tâm triển lãm Jacob Javits ở Manhattan thành bệnh viện dã chiến với quy mô 1.000 giường bệnh.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 8 z_reu_9.jpg
Ngoài ra ông Cuomo cũng đề xuất xây dựng khẩn cấp 4 bệnh viện dã chiến khác ở các hạt Westchester, Rockland, Nassau và Suffolk. Thống đốc Cuomo đang yêu cầu Tổng thống Trump phê duyệt kế hoạch ngay lập tức để việc xây dựng được bắt đầu.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 9 z_reu_10.jpg
Bang New York đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Số ca nhiễm ở thành phố này đã vượt quá 44.000, theo số liệu của Đại học John Hopkins.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 10 z_reu_6.jpg
Thống đốc Cuomo cho biết cần thêm khoảng 4.000 giường bệnh tạm thời để đáp ứng cho số lượng bệnh nhân đang tăng chóng mặt. Số người nhập viện ở New York vào ngày 27/3 lên đến 6.000 người, gấp đôi so với 3 ngày trước đó.
My huy dong 1 trieu quan du bi chien dau voi Covid-19 hinh anh 11 z_reu_3.jpg
Khoảng 12.300 Vệ binh Quốc gia đã được huy động trong những ngày gần đây để giúp các nhà chức trách đối phó với sự lây lan mạnh của đại dịch Covid-19.
Trung Hiếu / Zing
Phần nhận xét hiển thị trên trang

3 thói quen để sống đẹp như nhà triết học Aristoteles: Ngoài duy trì sự can đảm, lạc quan, còn cần điều quan trọng này nữa


3 thói quen để sống đẹp như nhà triết học Aristoteles: Ngoài duy trì sự can đảm, lạc quan, còn cần điều quan trọng này nữa
Chìa khóa để có một cuộc sống hạnh phúc, hưng thịnh là thực hành lối sống đạo đức mọi lúc, biến chúng thành thói quen hàng ngày.
Aristoteles luôn suy tư, trăn trở đi tìm giá trị cuộc sống của con người, bắt đầu từ những băn khoăn: Tôi được sinh ra giữa cuộc đời này để làm gì? Điều gì tôi sẽ đạt được gì từ những hoạt động của tôi? Mục đích cuối cùng của đời tôi là gì? Làm sao tôi có được cuộc sống tốt?... Đó là những vấn đề được đặt ra không của riêng ai.
Với những suy tư về con người, Aristoteles đã cố gắng trình bày quan điểm đạo đức của ông để giải quyết phần nào về những vấn đề như trên của nhân loại. Ông tập trung vào hoạt động của con người để tìm một hướng đi đúng đắn để sống đẹp, sống đúng giá trị của một con người thực sự.
Theo ông, chỉ có sống đạo đức mới có thể đến được với cuộc sống hạnh phúc và hưng thịnh. Mà chìa khóa để làm được điều đó là thực hiện sống đạo đức mọi lúc, biến chúng thành thói quen và thậm chí thành suy nghĩ, thành tâm trí. Trong số nhiều thói quen mà bạn có thể thực hành để tiệm cận với một lối sống đạo đức, đây là 3 thói quen thực tế nhất mà Aristoteles ưu tiên:
Sống can đảm
Aristoteles tin rằng mỗi đức tính (hoặc thói quen) đều ở giữa ranh giới của 2 tính cách. Sự can đảm quá mức dễ trở thành thô lỗ và thiếu hụt một chút lại trở thành hèn nhát. Bản thân sự can đảm cũng phải có giới hạn và có mức độ thể hiện nếu không muốn trở nên thô lỗ và mù quáng.
Ví dụ như bạn có một công việc 8 tiếng mỗi ngày nhưng không thực sự yêu thích nó. Bạn băn khoăn giữa việc ở yên một chỗ vì thu nhập (việc này bị cho là hèn nhát) hay bỏ việc để đi theo tiếng gọi của đam mê dù chưa có gì đảm bảo là sẽ có một nguồn thu đủ sống chứ chưa nói đến việc có thành công hay không. Lựa chọn giữa đi và ở có thực sự thông minh trong trường hợp này?
Sự can đảm không nằm ở việc bạn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ vì điều mình thích. Trong cuộc sống hiện nay, trước mọi hành động bạn đều nên được suy nghĩ cẩn thận. Thành lập thói quen suy nghĩ cẩn trọng sẽ giúp bạn kiểm soát hành động của mình và đưa ra những quyết định hợp lý.
Trên thực tế, điều này có vẻ giống như viết ra tất cả những lợi ích và bất lợi của tình huống bạn gặp phải. Nếu chúng ta can đảm hơn một chút, chúng ta có thể thay đổi tình huống này không? Nếu chúng ta quá vội vã, có điều gì có thể sẽ bị bỏ lỡ? Sự cẩn trọng trước mỗi quyết định lớn đã là chìa khóa để chúng ta hành động can đảm hơn rất nhiều.
Duy trì sự hài hước, lạc quan
Aristoteles nhấn mạnh những cuộc đối thoại là một phần quan trọng để có một cuộc sống tốt, trong đó sự hài hước là một phần “gia vị” nên có.
Không phải ai cũng có khiếu hài hước và cũng không phải ai cũng biết điểm dừng đúng lúc của những trò đùa. Sự cân bằng hoàn hảo giữa hai nhóm này là sự dí dỏm, hài hước một cách thông minh. Những người có khiếu hài hước tinh tế có thể biến mọi câu chuyện thành thú vị và hấp dẫn. Họ có một sự tinh tế nhất định để hiểu được nên nói hay không nên nói gì, biết cách trả lời một cách sáng tạo và hầu hết đều được mọi người xung quanh đón nhận.
Nhưng có vẻ như đây là một thói quen không hề dễ, bởi nó dường như thuộc về bẩm sinh và nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Để trở thành một người giao tiếp tốt thì việc đầu tiên bạn có thể làm là trở thành một người biết lắng nghe.
Nghe có vẻ nghịch lý nhưng bạn hãy thử tin một lần. Bạn có để ý là khi mình nói chuyện với bạn thân thì câu chuyện có vẻ hài hước và thân thiết hơn không? Đó là bởi vì bạn hiểu người kia, bạn biết tính cách của người đó và có cách nói chuyện mà cả hai cùng thích. Lắng nghe giúp bạn hiểu được điều mà người đối diện thực sự muốn, từ đó có những hành vi phù hợp với hoàn cảnh và tình huống, tránh trở nên vô duyên.
Khiêm tốn là đỉnh cao của sự hiểu biết
Aristoteles xác định khiêm tốn có nghĩa là im lặng về những thành công của bạn. Tiềm ẩn trong sự khiêm tốn là kiến thức mà bạn bồi đắp, sự may mắn và những tốt đẹp trong cách bạn được nuôi dưỡng. Người khiêm tốn luôn biết rằng không có điều gì là hoàn hảo trong cuộc sống và như vậy việc khoe khoang bất kỳ điều gì cũng là sai lầm.
Không khoe khoang, họ cũng không phải là một người nhút nhát như nhiều người vẫn tưởng. Họ ít nói về bản thân đơn giản vì họ hiểu những điều nên hoặc không nên thể hiện, để tất cả mọi người đều cảm thấy bình đẳng trong câu chuyện chung.
Bạn có thể luyện tập sự khiêm tốn bằng hai điều: thứ nhất, coi trọng tất cả những điều làm nên thành công của bạn ngày hôm nay. Thứ hai, không ngừng nâng cao kho kiến thức của bản thân để “biết người biết ta”.
Theo Med

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NỬA CÂU LỤC BÁT


Triều Vân
Bến xưa ủ nhớ tháng ngày
Trong câu lục bát khuyết gày phương tôi
Sân đình trúc trổ hoa rồi
Cột đình ai tựa một thời mà nghiêng.
Tiếng ru lay thức nỗi niềm
Cho tôi ru với cái miền không em
Nửa câu lục bát bỏ quên
Nửa đời lỡ nhịp tình duyên chúng mình
Lục bát là lục bát tình
Trúc xinh chia nhánh sân đình mọc rêu
Có ai còn bắc cầu kiều
Vịn câu lục bát rồi liều bước qua.
Buồm căng một nét chiều tà
Xẻ câu lục bát em và tôi mang.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TT Trump tuyên bố 'đại thảm hoạ' tại bang Louisiana


New Orleans - thủ phủ lớn nhất tại bang Louisiana hiện đang là 'tâm dịch' mới tại Mỹ.


Tờ NY Daily New đưa tin cho hay thủ phủ lớn nhất tại bang Louisiana là New Orleans hiện đang là một trong những tâm dịch Covid-19 của Mỹ.
Đáng nói, một sự kiện thu hút hàng triệu người tham gia tại đây giữa bối cảnh Covid-19 đang lan rộng tại Mỹ.
Trump tuyên bố 'đại thảm hoạ' tại bang Louisiana 1Khá đông người tham gia vào lễ hội Mardi Gras. Ảnh: NBC News
Điều này buộc người đứng đầu Nhà Trắng phải đưa ra tuyên bố tình trạng 'đại thảm hoạ' tại bang này.
Theo các chuyên gia y tế và giới chức tại địa phương, lễ hội carnival có tên Mardi Gras được tổ chức kéo dài hơn 1 tháng tại New Orleans với hơn 1 triệu người tham gia  chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát dữ dội của Covid-19 tại bang Louisiana.
Lễ hội này có tên gọi Mardi Gras  hay còn có tên gọi khác là Fat Tuesday (Thứ Ba Béo).
Đây là một sự kiện được tổ chức thường niên tại bang này và thu hút đông đảo người tham gia.
Bang này ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 9/3, khoảng 2 tuần sau khi cuộc diễu hành đường phố cuối cùng trong sự kiện Mardi Gras kết thúc vào 25/2.
Hiện bang này đã ghi nhận tổng cộng 2.305 ca nhiễm Coivd-19 với 83 người tử vong, riêng thành phố New Orleans chiếm một nửa trong số này
Chính quyền tại đây đã ra lệnh đóng cửa lập tức các nhà hàng, quán bar tại địa bàn, hạn chế tụ tập sau khi những ca nhiễm đầu tiên được xác nhận.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liên Khúc Xuân Và Mẹ Cảm Động Rơi Nước Mắt ‣ RANDY Sáng Tác Và Thể Hiện

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi cơn ác mộng mang tên Trung Quốc: Phát súng đầu tiên, nước Ý “gục ngã”




Với con số 4.825 người chết, nước Ý đã “vượt mặt” Trung Quốc trở thành quốc gia có số người tử vong vì con virus Vũ Hán nhiều nhất thế giới. Vì sao Ý lại trở nên nông nỗi này? Vì sao chủng virus này lại lây lan nhanh ra toàn thế giới, khiến một quốc gia như Pháp phải ban bố lệnh Chiến tranh ngay giữa thời bình? Vì sao biên giới dài nhất thế giới Mỹ-Canada phải đóng cửa, và vì sao một siêu cường như nước Mỹ phải ban bố lệnh khẩn cấp quốc gia trong điều kiện thiếu hụt nguồn thuốc và vật tư y tế?
Vì sao?... Vì sao?... Tất cả đều là vì: Trung Quốc.
Nước Ý mộng mơ: Từ thiên đường tới địa ngục trần gian
Nước Ý vừa trải qua những ngày cuối tuần với danh xưng đầy nghiệt ngã: Quốc gia có số người chết vì bệnh viêm phổi Vũ Hán nhiều nhất thế giới. Thiên tạo đã “bao bọc” nước Ý trong không khí ấm nồng của vùng biển sâu Địa Trung Hải, nơi có những bờ biển dài cát trắng tuyệt đẹp và một nền ẩm thực vô cùng phong phú. Tạo hóa cũng ban tặng cho nước Ý sự lãng mạn mà đầy tài hoa, một “thiên đường” trù phú của các loại hình nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điêu khắc cho đến kịch nghệ…
Tạo hóa ban tặng cho nước Ý sự lãng mạn mà đầy tài hoa, một “thiên đường” trù phú của các loại hình nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điêu khắc cho đến kịch nghệ…
Tạo hóa ban tặng cho nước Ý sự lãng mạn mà đầy tài hoa, một “thiên đường” trù phú của các loại hình nghệ thuật từ hội họa, kiến trúc, điêu khắc cho đến kịch nghệ… (Ảnh: Getty)
Nhưng nay “thiên đường” Ý phút chốc trở thành “địa ngục” bởi con virus đến từ Trung Quốc. Số liệu công bố ngày 22/3 cho thấy, trong vòng 24h, virus Trung Quốc đã cướp đi mạng sống của 793 người dân Ý, nâng tổng số 4.825 người đã mất mạng so với 3.245 người tử vong tại Trung Quốc. Nên nhớ, dân số của nước Ý chỉ có 61 triệu người so với 1,45 tỉ người tại Trung Quốc. Tính đến nay, tại Ý đã có 53.578 người bị lây nhiễm và khoảng 2.300 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Với khoảng cách địa lý cách tâm chấn dịch bệnh Trung Quốc hơn 10.000km và được bao bọc bởi biển Địa Trung Hải, vì sao nước Ý lại trở thành ổ dịch nguy hiểm nhất của thế giới vào lúc này và bị các quốc gia châu Âu khác đóng cửa biên giới và xa lánh?
Để hiểu được điều này, cần phải “dò lần” lại hành trình đã đưa nước Ý tới cơn “bĩ cực” như hiện nay...
Nước Ý “ngây thơ” hay “vô số tội”?
Trong một video đăng vào ngày 12/3, Bộ trưởng Ngoại giao nước Ý Luigi Di Maio đã chỉ vào màn hình và hết lời ca ngợi sự xuất hiện của một chiếc máy bay Trung Quốc đang hạ cánh xuống phi trường nước này: Chúng tôi sẽ nhớ ai đã giúp chúng tôi như Trung Quốc đã làm." Giữa cơn “giông bão” virus Trung Quốc, mọi thứ mà Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio có thể làm lúc này đều là “cậy nhờ” vào đất nước đã gây ra đại dịch thế giới và cuộc khủng hoảng sức khỏe tại Ý.
Tuy nhiên “lô hàng” mà chiếc máy bay Trung Quốc đem đến Ý ngày hôm ấy gồm khẩu trang và máy trợ thở “chỉ là một giao dịch mua bán của nước Ý” - một cựu quan chức Ý tiết lộ, chứ không phải là “Trung Quốc, vì lòng biết ơn đối với Ý đang cung cấp các thiết bị y tế” như lời Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio nói.
“Trung Quốc sẵn sàng chuyển giao cho Ý 1.000 chiếc máy trợ thở mà Ý đang chuẩn bị mua. Việc ký kết hợp đồng để nhận viện trợ có thể đến trong vài giờ tới. Bộ trưởng Di Maio và người đồng cấp Wang Yi đã nói về sự hợp tác giữa Ý và Trung Quốc sáng nay. Về phía Trung Quốc, họ đã bảo đảm với Di Maio rằng, các đơn đặt hàng của Ý sẽ được các công ty Trung Quốc ưu tiên để bán cho máy thở phổi, một yêu cầu không chỉ của riêng nước Ý mà còn của nhiều quốc gia châu Âu khác vào thời điểm này”.
Ngay tại Trung Quốc, niềm tin của dân chúng dành cho chế độ độc tài của Tập Cận Bình hiện đang suy yếu rất nhiều sau cách xử lý khủng hoảng virus Vũ Hán, và các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đang ngày càng hoài nghi về độ tin cậy của các dữ liệu về dịch bệnh của Trung Quốc. Nhưng cũng có những người như ông Bộ trưởng Ngoại giao Luigi Di Maio và chính quyền nơi ông ta phục vụ vẫn tiếp tục ca ngợi sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Nước Ý vẫn ca ngợi "sự giúp đỡ" của Trung Quốc bất kể cách xử lý khủng hoảng ở nước này gây nên sự phẫn nộ và hoài nghi trong dân chúng cũng như cộng đồng quốc tế.
Nước Ý vẫn ca ngợi "sự giúp đỡ" của Trung Quốc bất kể cách xử lý khủng hoảng ở nước này gây nên sự phẫn nộ và hoài nghi trong dân chúng cũng như cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Getty)
"Chỉ một kẻ bất tài, bất tài và bất tài như Di Maio mới có thể hoan nghênh Trung Quốc - một quốc gia đại diện cho các vấn đề lớn nhất trên hành tinh theo quan điểm của cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm, từ chối các quyền tự do và gây ra sự lây lan của dịch bệnh", Thượng nghị sĩ Maurizio Gasparri đã phát biểu trong một phiên họp tại Quốc hội Ý, vào thời điểm nước này đang dần “quy hàng” trước chủng virus có xuất xứ đến từ đất nước của người bạn quý.
Người dân Ý đã không còn ngạc nhiên trước những lời tán dương Trung Quốc của ông bộ trưởng Luigi Di Maio. Họ gọi ông ta bằng cái tên châm biếm: “Ngài Bộ trưởng Trung Quốc”.
"Trò lừa bịp" của Bộ trưởng Ngoại giao Di Maio về lô "hàng hóa viện trợ" do Trung Quốc gửi đến, một lần nữa xác nhận thêm rằng, Đảng Phong trào 5 sao do ông Luigi Di Maio lãnh đạo đã hoàn toàn phục tùng theo sự chỉ bảo của chính quyền Bắc Kinh, vốn đã gây “dậy sóng” từ việc ký kết thỏa thuận thương mại trong dự án "Con đường tơ lụa mới".
Cách đây đúng 1 năm, vào ngày 23/3/2019, Ý đã chính thức ký một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, hay còn có cái tên mỹ miều khác: “Con đường tơ lụa mới”.
Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) - một chương trình ngoại giao kinh tế đầy tham vọng, đã trở thành biểu tượng cho một chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng, quyết đoán và độc đoán hơn dưới thời Tập Cận Bình.
Năm 2019, Ý đã ký một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, hay còn có cái tên mỹ miều khác: “Con đường tơ lụa mới”.
Năm 2019, Ý đã ký một nghị định thư về thỏa thuận xây dựng các cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, hay còn có cái tên mỹ miều khác: “Con đường tơ lụa mới”. (Ảnh: Getty)
Chương trình đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng rộng lớn này đã gây lo ngại trên toàn thế giới về mức độ ảnh hưởng và tầm kiểm soát của Bắc Kinh đối với các cảng biển và hệ thống mạng viễn thông. Và bằng cách thông qua các khoản cho vay rộng lớn, nhiều nước đã trở thành con nợ của Trung Quốc và thậm chí “mất đứt” một phần chủ quyền quốc gia.
Bằng việc ký kết này, nước Ý đã làm nên lịch sử khi trở thành thành viên đầu tiên trong nhóm G7 chính thức tán thành BRI, khiến các đồng minh truyền thống còn lại kinh ngạc và đặc biệt khiến Mỹ phải “thảng thốt”. Bản ghi nhớ mà Ý ký với Trung Quốc có việc cả hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau trong các lĩnh vực như khai thác cảng biển, vận chuyển, viễn thông và dược phẩm.
Đây chính là cầu nối dẫn đến sự hiện diện lớn hơn của Trung Quốc trong các tài sản mà Liên minh châu Âu (EU) coi là chiến lược nhạy cảm, đặc biệt là an ninh mạng và các cảng biển Bologna và Genova của Ý. Việc ký kết cũng diễn ra vào thời điểm vô cùng nhạy cảm trong quan hệ Trung Quốc-EU, khi cộng đồng khối này kêu gọi Bắc Kinh ngừng đối xử bất công với các công ty châu Âu. Chuyên gia kinh tế người Italia Andrea Goldstein từng nói rằng, việc chinh phục được nước Ý chính là cánh cửa lý tưởng để Trung Quốc đặt chân vào EU.
Dù các chính phủ Ý trước đây đều mong muốn thiết chặt hơn mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng chưa có ai dám rời khỏi “hàng ngũ” G7 bằng cách “tạt” sang BRI. Nhưng chính phủ liên minh dân túy gồm Đảng Phong trào Năm sao do ông Luigi Di Maio lãnh đạo và đảng Liên minh Dân chủ đã áp dụng một cách tiếp cận khác đối với ngoại giao quốc tế kể từ khi lên nắm quyền.
Lãnh đạo của cả hai đảng cầm quyền này đã nhiều lần thể hiện sự sẵn sàng bỏ qua các công ước ngoại giao tiêu chuẩn, bất chấp cả việc đụng độ với Ủy ban châu Âu chỉ để củng cố thêm quyết tâm được sát gần với Trung Quốc. Đảng Phong trào 5 sao và ĐCSTQ đã “ve vãn” nhau bằng một thỏa thuận được ví von như kiểu Ý đã “bán mình” cho Trung Quốc.
Bằng cách thông qua các khoản cho vay rộng lớn, nhiều nước đã trở thành con nợ của Trung Quốc và thậm chí “mất đứt” một phần chủ quyền quốc gia. Ảnh: Sri Lanka nhượng chủ quyền 99 năm cảng Hambantota cho Trung Quốc.
Thông qua các khoản cho vay lớn, nhiều nước đã trở thành con nợ của Trung Quốc, thậm chí “mất đứt” một phần chủ quyền quốc gia. Ảnh: Sri Lanka nhượng 99 năm cảng Hambantota cho Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Kể từ lúc đó, chính quyền Bắc Kinh đã đóng vai trò như là ông chủ “thương hiệu” của chủ nghĩa dân tộc kinh tế, bằng cách giúp quảng bá cái gọi là sản phẩm xa xỉ từng làm nên tên tuổi của nước Ý. Trên con đường tấn tới không còn chướng ngại, “ông chủ” Bắc Kinh đã thâu tóm Công ty sản xuất lốp Pirelli, nhà sản xuất máy trộn bê tông Cifa và Krizia - một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng với bề dày 60 năm đã bị Tập đoàn Shenzhen Marisfrolq của Trung Quốc non trẻ 21 năm tuổi đời thôn tính.
Thành phố Milan nổi tiếng là trung tâm về thương mại và dịch vụ của Italia, đã được “tiếp sức” bởi ngài Thị trưởng Milan Giuseppe Sala, người kể từ khi nhậm chức đã liên tục bay đến Trung Quốc để thắt chặt mối quan quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư của nước này. Từ đây, Milan đã trở thành “vùng đất vàng” có cộng đồng người Hoa tập trung làm ăn đông nhất.
Thêm một cú sốc nữa cho người Ý khi 2 câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng là Inter Milan và AC Milan cũng được chuyển nhượng nốt cho Trung Quốc. Ngoài ra, thành phố Milan cũng chọn một doanh nghiệp Thượng Hải - chứ không phải một công ty châu Âu nào khác - để cung cấp hệ thống dịch vụ dùng chung xe đạp với khoảng 12.000 xe được đưa vào phục vụ vào tháng 10/2017.
Trong nỗ lực tìm kiếm mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện “bức tranh” hợp tác toàn diện, chính phủ Ý tiếp tục mở cửa đón nhận công nghệ 5G của tập đoàn Huawei trước sự e dè của châu Âu và sự phản đối của nước Mỹ.
Nhiều nghị sĩ Ý cũng đã lên tiếng phản đối sự hợp tác này. Ngay cả ông phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Matteo Salvini đã nhiều lần cảnh báo rằng, các ngành công nghiệp nhạy cảm chiến lược của nước Ý cần phải được bảo vệ:
“Các dữ liệu của người Ý phải còn ở Ý, phải được giám sát bởi các tổ chức của Ý. Tôi không muốn dữ liệu điện thoại di động của mình đi qua Bắc Kinh. An ninh phải đứng hàng đầu rồi mới tính đến những lý do kinh tế”.
Bộ trưởng Matteo Salvini cảnh báo: “Dữ liệu của người Ý phải còn ở Ý, tôi không muốn dữ liệu di động của mình đi qua Bắc Kinh. An ninh phải đứng hàng đầu rồi mới đến tính đến những lý do kinh tế”.
Bộ trưởng Matteo Salvini cảnh báo: “Dữ liệu của người Ý phải còn ở Ý, tôi không muốn dữ liệu di động của mình đi qua Bắc Kinh. An ninh phải đứng hàng đầu rồi mới đến tính đến những lý do kinh tế”. (Ảnh: Getty)
Ngày càng có nhiều quốc gia lo ngại rằng, Huawei có thể được chính quyền Bắc Kinh sử dụng vào các mục đích hoạt động gián điệp. Một số chính phủ các nước châu Âu đã công khai loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei trong việc xây dựng hạ tầng mạng không dây 5G vì rủi ro an ninh thông tin.
Thật không may cho nước Ý, khi giới lãnh đạo đã chọn Kinh tế đứng trước nguy cơ An ninh quốc gia thì gói đầu tư trị giá 3,1 tỉ đôla của Huawei “dành tặng” cho nước Ý đã được Thủ tướng Ý Giuseppe Conte ca ngợi hết lời và coi mối quan hệ gần gũi giữa Rome và Bắc Kinh như là một chiến thắng lớn cho chính phủ của ông ta.
Để ca ngợi tình hữu nghị Italia - Trung Quốc, một Viện Khổng Tử đã được khánh thành tại quê hương Macerata của nhà truyền giáo nổi tiếng Matteo Ricci (thế kỷ 17). Có thể nói, nước Ý đã tìm mọi cách để lấy lòng Bắc Kinh nhằm không bị loại ra khỏi “Con đường tơ lụa mới”.
Nhờ mối quan hệ hữu hảo, Virus Trung Quốc tìm đường sang Ý 
Ngày 20/1, sau 3 tuần giấu nhẹm thông tin về dịch bệnh, Tập Cận Bình đột ngột lao vào một cuộc chiến tổng lực vô tiền khoáng hậu với con virus Vũ Hán khi vào 20/1 đã ra lệnh: “Kiên quyết chống việc virus corona lan tràn” và đe dọa trừng phạt bất cứ ai giấu thông tin.
Một ngày sau, vào ngày 21/1, khi các quan chức hàng đầu tại Trung Quốc cảnh báo rằng, bất kỳ ai che giấu virus Vũ Hán đều sẽ bị “đóng đinh vào cây cột ô nhục đến muôn đời” thì ở cách đó hơn 10 ngàn cây số, ngài Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch của Ý lại mở “rộng cửa” tiếp đón một phái đoàn Trung Quốc sang thăm nước Ý, trong một buổi hòa nhạc hoành tráng tại Học viện Quốc gia Santa Cecilia để chào đón năm Văn hóa và Du lịch Ý-Trung Quốc.
Theo NTD online

Phần nhận xét hiển thị trên trang