Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

ĐẠI DỊCH COVID-19, ĐỌC LẠI LA PESTE CỦA ALBERT CAMUS

Trịnh Y Thư
clip_image002
Nằm nhà rảnh rỗi suốt những ngày đại dịch Coronavirus Disease-2019 (COVID-19) hoành hành khắp nơi trên thế giới, tôi lại kệ sách lấy xuống cuốn tiểu thuyết La Peste của Albert Camus đọc lại, và sau khi đọc tôi bỗng giật mình vì những gì đang xảy ra quanh tôi ngày nay đã được Camus miêu tả thật chính xác cách đây trên 70 năm.
Trong cuốn tiểu thuyết này, xuất bản năm 1947, với bối cảnh là thị trấn Oran, xứ Algerie – lúc đó còn là thuộc địa Pháp – Camus thuật câu chuyện xoay quanh một trận dịch hạch khủng khiếp, tàn phá tan hoang cả thị trấn, và khi trận dịch chấm dứt thì không một ai trong thị trấn không bị ảnh hưởng, nặng là cái chết, nhẹ tuy may mắn sống sót nhưng cả thể xác lẫn tâm hồn chẳng còn như cũ nữa. Cuốn sách hiển nhiên hàm chứa nhiều tư tưởng Hiện sinh, nhiều ẩn dụ, thậm chí có những câu văn đa nghĩa, và tất cả hình như quy chiếu vào tính cách, định mệnh và thân phận con người trong một thế giới phi lý, biểu hiện bởi thần thoại Sisyphus – kiên trì lăn tảng đá lên đỉnh núi, để tảng đá lăn xuống chân núi, rồi lại bắt đầu ra sức lăn lên.
Bạn hãy cùng tôi đọc lại cuốn tiểu thuyết quan trọng này của Camus để biết đâu chúng ta tìm ra được những điểm song song giữa cuốn tiểu thuyết hư cấu và những sự kiện thực tại đã và đang xảy ra trong cuộc sống vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ ba này.
Camus thuật, tại thị trấn Oran, thoạt đầu có hàng nghìn con chuột chết ngoài đường phố, nhưng mọi người chẳng ai lưu tâm và chỉ hốt hoảng sau khi báo chí loan tin. Chính quyền địa phương, do áp lực của công luận, phản ứng bằng cách cho nhân viên hốt xác chuột đem đi đốt, mà không biết là làm như thế chỉ khiến dịch bệnh nhiễm truyền nhanh hơn và tác hại khủng khiếp hơn.
Tự phủ nhận hình như là một thuộc tính của con người, nhất là những con người nắm trong tay quyền lực. Không một chính quyền nào, xưa cũng như nay, dân chủ hay độc tài, muốn một xã hội hoảng loạn. Bằng mọi cách, nhiều khi bằng mọi giá, họ phải bưng bít sự thật, phủ nhận sự thật, cùng lúc che giấu càng nhiều càng tốt những khiếm khuyết, sai lầm với hy vọng mọi chuyện sẽ êm thắm trôi qua trong bóng tối và lãng quên. Đó là cái gì xảy ra tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tháng 11, 12 năm 2019, khi COVID-19 mới được phát hiện. Có bao nhiêu mạng người chết oan vì quyết định vô luân này của nhà nước Cộng sản Trung Quốc? Và nếu thế giới biết sớm hơn thì có lẽ tình trạng ngày nay, như bên Italy, bên Iran, không đến nỗi nguy khổn trăm bề. Chỉ là một giả định, nhưng là giả định đầy thuyết phục.
Trong cuốn La Peste, khi bác sĩ Bernard Rieux, nhân vật chính diện trong cuốn sách, đi gặp nhà cầm quyền để trình bày về tình trạng khẩn cấp của cơn dịch thì chẳng ai tin, chẳng ai thèm quan tâm. Bác sĩ Rieux chính là bác sĩ Lý Văn Lượng bằng xương bằng thịt có thật ngoài đời. Sự khác biệt là bác sĩ Rieux sống sót sau trận dịch, còn bác sĩ Lượng thì chết trong oan khiên và đau đớn. Kẻ cầm quyền, mặc dù là thủ phạm gây nên những cái chết như vậy, nhưng để phủ nhận và che lấp tội ác, họ đề cao cái chết như một hành vi hy sinh cho nước nhà, cho chế độ, cần được tuyên dương, và với một mảnh giấy xanh xanh đỏ đỏ ghi tên người chết là anh hùng, liệt sĩ gì đó, lương tâm họ hoàn toàn yên ổn. Họ phủi tay quay lại với công việc dang dở, tiếp tục che mắt người dân.
Họ chỉ kéo màn để hở một nửa sau khi không thể bưng bít sự thật được nữa.
Chính quyền Trump của Hoa Kỳ thoạt tiên cũng không muốn xé to chuyện. Chính Tổng thống Trump, trong một bản tweet, còn bảo người dân là mỗi năm nước Mỹ có cả chục nghìn người chết vì cảm cúm thương hàn thì ba con vi khuẩn Corona này có gì phải đáng lo. Rất may, bên cạnh Tổng thống có những cố vấn hiểu biết và kinh nghiệm đầy mình (như bác sĩ Anthony Fauci với âm giọng New Yorker đặc sệt) khuyến nghị, nên chính quyền Trump đã kịp thời (dù khá muộn) có những biện pháp gắt gao nhằm chế ngự cơn đại dịch.
Hãy nhìn vào xứ Nam Hàn. Tuy bị khá nặng, nhưng chính quyền ở đó đã thẳng thắn nhận lãnh trách nhiệm với toàn dân, sớm dốc toàn lực ra đề kháng, và có thể còn quá sớm để biết kết quả tối hậu sẽ ra sao, nhưng chí ít ở giai đoạn đầu của trận chiến, chỉ sau một thời gian ngắn, người dân Hàn đã thành công chế ngự phần nào con vi khuẩn đáng sợ.
Nhà cầm quyền phải minh bạch, thẳng thắn nhận trách nhiệm, tạo niềm tin nơi dân chúng, đưa ra những biện pháp tuy gắt gao nhưng hợp lý, thì chẳng có lý do nào cơn đại dịch sẽ không trôi qua, trả lại nếp sống bình ổn cho người dân.
Camus nói rõ như thế trong tác phẩm của ông, nhưng hơn 70 năm qua hình như chẳng ai thèm lưu tâm.
Camus thuật tiếp, nhà chức trách của thị trấn Oran đã chần chừ, không nhìn thấy sự khẩn trương của trận dịch đang lan tràn một cách khiếp hãi, lại còn cãi vã nhau ỏm tỏi về những biện pháp thích nghi để đối phó. Một biệt khu được thiết lập trong bệnh viện nhưng chỉ có 80 giường, và trong vòng ba hôm người bệnh chở vào đông nghẹt, không có giường nằm. Số người chết gia tăng khủng khiếp, thế là có lệnh cách ly, ai ở nhà nấy, tuyệt đối không ai được ra khỏi chỗ ở, thậm chí chôn người chết phải có nhân viên hữu trách giám sát.
Khi số người chết lên quá cao thì có lệnh phong tỏa cả thị trấn. Y như Vũ Hán trong trận dịch COVID-19 này. Mọi cửa ngõ ra vào thị trấn đều bị đóng chặt, tàu hỏa không hoạt động, không thư tín, không điện thoại ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp, điện tín là phương tiện liên lạc duy nhất với thế giới bên ngoài.
Trong tình huống ấy, con người cảm thấy như bị tù hãm, trở nên trầm cảm, thậm chí hoảng loạn, và bắt đầu có những ý nghĩ, hành động bất bình thường. Ông Raymond Rambert xin đi Paris gặp vợ không được, bèn mưu toan tính kế với một băng đầu gấu nhờ bọn này tìm đường trốn thoát ra ngoài. Linh mục Paneloux nhân dịp này thuyết giảng cho con chiên nghe rằng vì ta phạm tội lỗi quá nhiều nên bây giờ bị Chúa phạt. Gã Cottard thì gian xảo hơn, bỏ túi khối tiền nhờ buôn lậu.
Tôi không ngạc nhiên với những điều Camus viết trong cuốn tiểu thuyết. Toàn những con người điển hình trong bất cứ thời-không-gian nào giữa hoàn cảnh như thế. Hiện tại, trong cơn đại dịch này, chính bản thân tôi cũng gặp phải những con người bất bình thường, những tình huống mà trước đây tôi không bao giờ ngờ có thể xảy ra.
Hôm qua, tôi lái xe ra chợ mua ít thực phẩm dùng trong những ngày bị nằm nhà do luật tiểu bang, nơi tôi hiện cư ngụ, mới ban hành tuần này: tuyệt đối không được ra khỏi nhà, ngoại trừ đi chợ, ra tiệm thuốc, gặp bác sĩ, vào bệnh viện cấp cứu, và dĩ nhiên nằm bất động trong quan tài cho người khiêng vào nghĩa trang.
Đường sá trống trơn, khác hẳn ngày thường, các khu nhà hàng, mua sắm không bóng người, không xe đậu, quang cảnh lạ lùng đến độ surreal, như trong một cuốn phim khoa học giả tưởng nói về ngày tận thế. Đến một ngã tư, tôi dừng xe chờ đèn xanh. Bỗng có chiếc xe khác trờ tới đậu sát bên cạnh. Có hai gã đàn ông ngồi trên xe, gã ngồi bên ghế hành khách thò hẳn đầu ra ngoài nói gì đó với tôi. Nghe không rõ, tôi bấm nút quay kính xuống. Ngay lúc đó gã nói như quát vào mặt tôi, “Fuck you, Chinaman! Get back to China!” Đoạn chiếc xe gầm rú, vọt lên mặc dù đèn vẫn đỏ.
Sự việc xảy ra, tuy bất ngờ, nhưng nằm trong dự liệu của tôi, và tôi chẳng thấy thương tổn chút nào. Cái xấu nhất, tồi tệ nhất, cũng như cái đẹp nhất, cao quý nhất, nơi con người, hiện ra rõ rệt nhất trong những tình huống không bình thường. Và chúng ta đang lâm vào một tình huống không bình thường.
Camus có lẽ cũng nghĩ như thế nên bên cạnh những con người ích kỷ chỉ biết bo bo thủ lợi, lo nghĩ cho bản thân, còn có những người như bác sĩ Rieux, bác sĩ Castel, ông Jean Tarrou, ông Joseph Grand, những con người tốt lành không quản ngại xả thân cứu giúp những bệnh nhân khốn khổ đang cố nắm lấy tia hy vọng mong manh vào sự sống. Họ là hiện thân những chiến sĩ áo trắng ngày nay trong cơn đại dịch khiếp hãi này, và có không ít người hy sinh mạng sống mình để cứu tha nhân.
Vào hè, tình hình dịch bệnh tại thị trấn Oran càng lúc càng bi đát. Bạo loạn xảy ra, cướp bóc tràn lan khắp nẻo, có vài kẻ bỏ trốn bị lính canh bắn chết ngoài bờ rào, thiết quân luật ban hành, người chết chôn không kịp, dân chúng ai nấy nép mình cắn răng chịu đựng dưới cơn thịnh nộ tai quái của trận dịch. Càng lúc càng tuyệt vọng, con người trở nên điên cuồng, phí phạm sức mạnh cả tinh thần lẫn thể xác cho những chuyện không đâu. Tuy vậy người sống vẫn thu gom sức mạnh chăm sóc người bệnh, chôn cất người chết.
Tình hình chỉ bắt đầu có vẻ khả quan, hy vọng le lói nhúm lên vào cuối tháng Mười khi thuốc chữa của bác sĩ Castel có hiệu nghiệm. Ông Rambert quyết định ở lại thị trấn mặc dù đã thương lượng được với bọn lính canh. Mức độ sát hại của trận dịch giảm dần và cuối tháng Giêng thì gần như dứt hẳn. Kẻ mất người còn gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Bác sĩ Rieux, ông Grand đều sống sót. Gã Cottard thì lên cơn điên, từ trong nhà xách súng bắn loạn xạ và bị bắt bỏ tù. Cha Paneloux suốt thời gian chống dịch đã hăng hái xông xáo giúp người, lại bất ngờ từ trần vào phút chót. Số phận cũng không may mắn đến với ông Tarrou.
Phần kết cuốn tiểu thuyết, những người sống sót nắm tay nhau ăn mừng. Riêng bác sĩ Rieux thì vẫn ưu tư bởi ông biết rõ những con vi trùng dịch bệnh đó chẳng tiêu tan đi đâu mà vẫn nằm ẩn nấp đâu đó trong nhà ngoài ngõ, chỉ chờ cơ hội lại bùng lên hoành hành dữ dội có thể còn hơn trước. Chẳng cần tìm hiểu đâu xa, hình ảnh bác sĩ Rieux lúc này chính là thần thoại Sisyphus – kiên trì lăn tảng đá lên đỉnh núi, để tảng đá lăn xuống chân núi, rồi lại bắt đầu ra sức lăn lên. Cứ thế con người sống mãi trong phi lý vô vọng trong lúc hoàng hôn đỏ như máu của lịch sử từ từ phủ xuống.
Trận dịch COVID-19 không phải là trận dịch đầu tiên của nhân loại, và có lẽ cũng không đến nỗi kinh hoàng như trận dịch năm 1918 với 100 triệu người thiệt mạng, khoa học và y học ngày nay tiến bộ nhiều lắm sau 100 năm, nhưng nó là trận dịch đầu tiên mà gần như toàn thể nhân loại khắp năm châu bốn biển bị ảnh hưởng, bởi thế giới ngày nay thu hẹp lại thành một cái “làng,” một cái làng có lẽ còn “bé” hơn cái thị trấn Oran của Camus. Những gì xảy ra bên trong thị trấn rất có thể sẽ tương tự xảy ra cho cả thế giới hiện tại. Cái khác biệt là, ông Rambert và những kẻ tuyệt vọng khác còn tí hy vọng bỏ trốn ra ngoài đi lánh nạn sau khi bị cách ly, còn tôi với bạn thì làm sao chúng ta bỏ trốn cái hành tinh này đi đâu đây? Và tôi dám đánh cá một ăn mười thua với bạn là, trong tương lai, không gần thì xa, chắc chắn nhân loại sẽ lại bị một trận dịch khác, tương tự hoặc thảm thiết hơn trận này.
Gọi La Peste là một kiệt tác văn chương, có lẽ chưa đủ. Không thèm để ý đến nó, “là hành vi báng bổ cái human spirit,” như tay viết phê bình nào đó phát biểu trên tờ New York Times. Với tôi, human spiritkhông hẳn chỉ đơn thuần là tinh thần, khí thế hay sự can trường của con người, nó còn là biểu hiệu cho “lòng khao khát muốn sống và được sống như con người.”
Tôi không rõ trận dịch COVID-19 này sẽ đi tới đâu, nhưng tôi tin tưởng vào cái tốt lành và sức mạnh sống còn của con người, vào cái human spirit nói bên trên, và tôi vững tâm.
(3/2020, giữa cơn đại dịch COVID-19)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại học Harvard và “virus Trung Cộng”


Hôm 24/3, Hiệu trưởng Đại học Harvard Lawrence Bacow và người vợ Adele Bacow được chẩn đoán nhiễm “virus Trung Cộng” (còn gọi là virus corona mới), sự kiện gợi lại chất vấn trong nhiều năm qua về việc Harvard đã trở thành “trường Đảng thứ hai”  của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong 20 năm kể từ năm 1998 đến nay, Harvard đã đào tạo hàng ngàn quan chức Đảng, Chính phủ và quân đội của ĐCSTQ. Dưới đây là nhận định của nhà bình luận Hoành Hà.

Harvard President Lawrence Bacow introduces U.S. Poet Laureate Tracy K. Smith  at Harvard University where she received the 2019 Harvard Arts Medal in Agassiz Theatre as part of the Harvard Arts First Festival on May 2, 2019 in Boston, Massachusetts.  (Photo by Paul Marotta/Getty Images)
Ông Lawrence S. Bacow (phải) Hiệu trưởng Harvard và người vợ đều bị nhiễm “virus Trung Cộng” (Getty Images).
Tiêu Kiến Hoa “quyên tặng” 10 triệu USD cho Harvard
Sau khi tỷ phú Canada gốc Hoa là Tiêu Kiến Hoa bị “mất tích”, Tạp chí Phố Wall đã tiến hành một cuộc điều tra và đã kiểm tra hàng trăm hồ sơ công ty cùng nguồn tài liệu công khai, qua đó phát hiện ba giao dịch quan trọng hàng đầu, trong đó đứng đầu là khoản quyên tặng dưới đây.
Năm 2014, Tiêu Kiến Hoa đã đề xuất với Đại học Harvard để quyên tặng 20 triệu USD (đô la Mỹ) cho Trung tâm Ash về Quản trị và Đổi mới Dân chủ thuộc Viện Kennedy của Harvard. Sau đó, Tiêu Kiến Hoa đề nghị cho một bên thứ ba đại diện quyên tặng, nhưng Harvard có chút do dự vì cảm thấy không an tâm về nguồn gốc số tiền.
Tại Mỹ, vấn đề này khá nhạy cảm, vì nếu người quyên tặng là chính cá nhân người đó và người đó chỉ thuần túy là một doanh nhân thì không có vấn đề gì, nhưng nếu anh ta để cho bên thứ ba đại diện thì có thể gây nghi vấn cuối cùng không biết bên nào bỏ ra số tiền đó, nếu không may phát hiện ra có liên quan đến quân đội của ĐCSTQ hay từ một số nước và tổ chức mà Mỹ cấm xuất khẩu công nghệ cao thì sẽ rắc rối.
Chưa thấy Trung tâm Ash của Harvard công khai đề cập đến chuyện quyên tặng của Tiêu Kiến Hoa. Tuy nhiên, Tạp chí Phố Wall phát hiện ra một thông báo của Trung tâm Ash vào năm 2014 đề cập đến việc nhận được một món quà lớn trị giá 10 triệu USD từ Công ty Quản lý Vốn JT (JT Capital Management). Ước tính số tiền quyên tặng cuối cùng là 10 triệu, hoặc họ sẽ có 10 triệu vào mùa xuân năm 2014.
Tại sao như vậy? Họ cho biết JT Capital Management ủng hộ một dự án về quản trị của Trung Quốc do Tiêu Kiến Hoa đề xuất, nhà nghiên cứu mà dự án này đề cử có quan chức cấp cao của Chính phủ Trung Quốc và giới quản lý điều hành của một ngân hàng, còn ngân hàng này được kiểm soát một phần bởi tập đoàn Minh Thiên của Tiêu Kiến Hoa. Có thể giải thích ngắn gọn là Tiêu Kiến Hoa đã quyên tặng 10 triệu USD cho Harvard thông qua JT Capital Management, qua đó mượn Harvard giúp đào tạo quan chức cho ĐCSTQ và quan chức cấp cao của họ.
Tiêu Kiến Hoa
Nhưng vẫn còn có mối quan hệ khác xin đề cập ngắn gọn: JT Capital Management là công ty do Tập đoàn Poly của quân đội Trung Quốc kiểm soát. Vậy thì số tiền này được Tiêu Kiến Hoa quyên tặng dưới danh nghĩa JT Capital Management hay do Tập đoàn quân đội Poly quyên tặng hiện tại vẫn chưa rõ, vì họ không đề cập và cũng chưa có điều tra rõ.
Đã đào tạo cả ngàn quan chức cho ĐCSTQ
Từ năm 1998, Viện Kennedy của Harvard đã bắt đầu đào tạo quan chức cho ĐCSTQ, vì vậy có ví von chế nhạo gọi Harvard là “trường Đảng thứ hai” của ĐCSTQ. Từ năm 1998 đến nay, viện này đã đào tạo hơn cả ngàn quan chức Đảng, Chính phủ, Quân đội của ĐCSTQ.
Năm 2001, Viện Kennedy cùng Đại học Thanh Hoa và Ủy ban Cải cách và Phát triển của  Trung Quốc đã cùng nhau triển khai một khóa đào tạo nâng cao có tên là Quản lý công tại Trung Quốc, mỗi năm ĐCSTQ chọn khoảng 60 quan chức từ trung ương và đến địa phương để đưa đến Harvard đào tạo trong các khóa học hành chính công.
Tổ chức nào tài trợ cho khóa đào tạo này? Đó là Tập đoàn Amway. Chúng ta biết rằng Tập đoàn Amway quảng bá hoa mỹ là “công ty bán hàng trực tiếp đa tầng”, thực tế đây là mô hình kinh doanh đa cấp. Đối với Amway, đây là khoản đầu tư dài hạn, bởi vì bao nhiêu quan chức lãnh đạo ĐCSTQ cấp trung hiện nay được tài trợ đưa đi cũng chính là những quan chức cấp cao sau này, như vậy không chỉ thiết lập được mối quan hệ hữu hảo với ĐCSTQ trong hiện tại mà cả trong tương lai, vô cùng có lợi.
Cần biết rằng, kinh doanh đa cấp bị cấm ở Trung Quốc, nhưng Amway có thể tồn tại hợp pháp ở Trung Quốc dưới danh nghĩa bán hàng trực tiếp, vì vậy không thể không đặt dấu hỏi về mối quan hệ! Hiển nhiên trong vấn đề này khó mà rành mạch tuyên bố đổi chác thẳng thắn “tôi cho bạn cái này thì bạn để cho tôi cái kia”, không có ký kết hợp đồng nào, nhưng trong lòng cần hiểu!
Bối cảnh Ban Mặt trận Thống nhất và Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ
Ngoài khoản quyên tặng tiền của Tiêu Kiến Hoa để đào tạo quan chức ĐCSTQ và giới quản trị cấp cao, dĩ nhiên ông ta còn có thể giúp cho nhiều quan chức cao tầng của ĐCSTQ “rửa tiền”, và dù thế nào ông ta cũng phải làm việc này ổn thỏa, ông ta muốn làm ăn được thì cũng phải thiết lập quan hệ tốt với các quan chức ĐCSTQ, do ông ta không phải là quan chức. Vì vậy, ngay cả khi số tiền 10 triệu USD hoàn toàn do công ty của ông ta quyên tặng để đào tạo quan chức ĐCSTQ thì chắc chắn ông ta cũng sẽ lấy lại được đủ số tiền này.
Lấy lại thế nào? Rất đơn giản, chỉ cần ĐCSTQ dành chút ưu đãi cho ông ta trong kinh doanh là ông ta sẽ không mấy khó khăn để có thể kiếm được nguồn lợi lớn. Mối quan hệ này không phải dạng hợp đồng giao kèo mà là những ưu đãi trong hoạt động kinh doanh. Chỉ cần ông ta mang lại lợi ích cho ĐCSTQ thì việc kinh doanh của ông ta ở Trung Quốc sẽ có lợi. Đây là điều đáng cân nhắc.
Từ quan điểm của ĐCSTQ thì họ cũng có lợi trên nhiều mặt, ví dụ các quan chức được đưa đi đào tạo mà không phải bỏ tiền, có tài trợ cho không. Trong quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc, tất nhiên luôn luôn cần quản lý chuyên nghiệp, đào tạo nhân tài.
Điểm lợi khác nữa dành cho quan chức là vấn đề phúc lợi của quan chức, trong chuyện đi du học tại Mỹ, trên thực tế có bao nhiêu quan chức thực sự đến để học? Đa số quan chức cấp độ này không hiểu tiếng Anh, khi đến Mỹ mới học tiếng Anh thì không thể theo được. Tất nhiên có người dùng tiếng Trung giảng dạy. Nhưng bất kể thế nào thì chuyến đi cũng chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, xem như chuyến du ngoạn là chính, có thể nói đây là loại phúc lợi được ngụy trang dưới danh nghĩa đi học.
Điều cuối cùng là chương trình giúp mở rộng ảnh hưởng của ĐCSTQ trên thế giới, đặc biệt là một số tổ chức học thuật. Điều này có thể được quy cho phạm vi hoạt động của Mặt trận Thống nhất, nhưng vấn đề này không phải do Mặt trận Thống nhất tổ chức, mà thực tế phía sau là Ban Tổ chức Trung ương, vì đào tạo cán bộ là vấn đề của Ban Tổ chức Trung ương, nhưng tôi nhận thấy ít nhất là về tính chất thì vấn đề có ý nghĩa của Mặt trận Thống nhất.
Viện Kennedy có ý nghĩa chính trị với ít nhất 200 công việc liên quan đến ĐCSTQ
Viện Kennedy Đại học Harvard rất có ý nghĩa về mặt chính trị, việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các nhà lãnh đạo tương lai của ĐCSTQ là một bước đi rất quan trọng. Về mặt kinh tế, Trung Quốc ngày càng ảnh hưởng Harvard, bao gồm cả nhiều người giàu ở Hồng Kông quyên tặng cho trường. Đối với Harvard thì tất nhiên đây là điều quá tốt, vì Harvard là một tổ chức tư nhân, hiển nhiên việc quyên tặng của những người giàu là rất quan trọng.
Có thông tin cho rằng Harvard hiện có ít nhất 200 công việc giảng viên và nhân viên liên quan đến Trung Quốc, liên quan đến đào tạo cho người Trung Quốc, có thể tưởng tượng vấn đề chén cơm của bao nhiêu người này, cùng dự án này, thực sự đã mang lại cho Harvard bao nhiêu khoản quyên tặng?
Về mặt này thực tế cả hai bên đều bị ảnh hưởng. Có suy nghĩ sai lầm ở phương Tây, sai lầm này có thể được cho là ban đầu không có kinh nghiệm, cũng có thể là do một số người cố tình hành động vì lợi ích của họ, ít nhất cũng xem như đó là cái cớ giải thích, đó là quan điểm cho rằng việc giao lưu và giúp đào tạo quan chức ĐCSTQ có thể khiến các quan chức ĐCSTQ chấp nhận các giá trị phổ quát của phương Tây và cuối cùng thúc đẩy quá trình dân chủ hóa của Trung Quốc. Nhưng kinh nghiệm 20 năm này ít nhất chứng minh rằng đây là suy nghĩ hoàn toàn viển vông, quá xa thực tế.
Nhiều Đại học nổi tiếng phương Tây đào tạo quan chức cho ĐCSTQ
Ngoài Harvard, thực tế còn rất nhiều trường đại học nổi tiếng ở phương Tây đào tạo quan chức cho ĐCSTQ. “Tuần san Phượng Hoàng” (Phoenix Weekly) Hồng Kông từng tiết lộ, cho đến nay ĐCSTQ đã gửi hơn 100.000 quan chức đi học, đây là một con số khổng lồ. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng không có lời kêu gọi dân chủ hóa nào trong hệ thống quan liêu của ĐCSTQ, điều đó có nghĩa là những người này sẽ không đi theo con đường dân chủ hóa sau khi được đào tạo.
Lý do là gì? Bởi vì ĐCSTQ là một hệ thống rất hoàn chỉnh, một hệ thống rất khốc liệt. Khi một quan chức được đi đào tạo, ví dụ trong một cơ quan có một người được đưa đi, cho dù quá trình đào tạo có ảnh hưởng đến bản thân anh ta như thế nào thì sau khi anh ta trở lại bộ máy quan liêu sẽ ngay lập tức trở lại theo tư duy của hệ thống quan liêu, hành vi của anh ta cũng phải hành xử tuân theo hệ thống đó, nếu không, hệ thống lập tức đào thải anh ta. Mục đích ban đầu trong việc đào tạo anh ta là để anh ta thăng tiến sự nghiệp trong hệ thống này, vậy thì làm sao anh ta có thể cho phép mình đi theo con đường tư tưởng mới để bị loại bỏ khỏi hệ thống?
Hệ thống ĐCSTQ có khả năng uốn nắn rất hoàn thiện, ngay cả khi ai đó thực sự bị ảnh hưởng bởi các giá trị phương Tây thì sau khi trở lại hệ thống người đó cũng phải nhanh chóng tự trở lại khuôn khổ của hệ thống đó, đây là vấn đề rất đơn giản.
Trên thực tế, khá nhiều trong số các quan chức đã tham gia khóa đào tạo như một cơ hội để du lịch nước ngoài, nghĩa là về cơ bản họ chỉ cưỡi ngựa xem hoa khi trải nghiệm nền tảng xã hội Mỹ. Nhìn chung, so với đa số thường dân thì giới quan chức bị văn hóa Đảng ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều. Hãy thử nghĩ đến những người dân thường, ngay cả học sinh trung học và sinh viên đại học đã ở nước ngoài nhiều năm nhưng vẫn không dễ phá bỏ tư duy của văn hóa Đảng, nói gì đến các quan chức của ĐCSTQ.
Đặc biệt, nội dung đào tạo này chủ yếu là về kỹ thuật và quản lý. Harvard cũng cố tình tránh đào tạo ở bất kỳ khía cạnh nào trên cấp độ tư tưởng và chính trị, vì mục đích của họ là xây dựng mối quan hệ thân thiện, không áp đặt các giá trị phổ quát cho các quan chức ĐCSTQ, ít nhất là họ sẽ không chủ động làm như vậy.
Nhưng mặt khác, ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với các trường đại học Mỹ lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của các trường đại học Mỹ đối với giới quan chức ĐCSTQ. Ảnh hưởng trước tiên là tự do học thuật đối với hầu hết các trường đại học chịu đào tạo cho ĐCSTQ. Trên thực tế, không chỉ Harvard, mà còn nhiều trường đại học tầm khu vực của Mỹ cũng như đại học công của một bang chấp nhận đào tạo cho quan chức của ĐCSTQ. Chỉ cần một nơi chịu tham gia đào tạo, ít nhất nơi đó đã mất một phần tự do học thuật trong nghiên cứu các vấn đề của Trung Quốc. Tất nhiên, ĐCSTQ còn có nhiều cách để mở rộng ảnh hưởng ngoài công tác đào tạo, chỉ từ góc độ tại trường đại học thì ĐCSTQ còn có viện Khổng Tử trên khắp thế giới, các quỹ nghiên cứu do ĐCSTQ tài trợ, và thậm chí cả các trung tâm nghiên cứu.
Harvard là mục tiêu của Mặt trận Thống nhất thời Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng
Cháu trai Giang Chí Thành của ông Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp Harvard. (Nguồn: Trang web Leverett House của Đại học Harvard)
Việc Harvard trở thành “trường Đảng thứ hai” của ĐCSTQ có liên quan trực tiếp đến quyền lực của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Mặc dù Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ là một chiến lược dài hạn bắt đầu từ khi thành lập Đảng, nhưng mỗi thời kỳ có những đặc điểm khác nhau. Tất nhiên, một mặt vì đối tượng của Mặt trận Thống nhất liên tục thay đổi, nhưng cho đến nay có thể nói hệ thống Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ đang mang dấu ấn Giang Trạch Dân sâu đậm.
Ông Giang Trạch Dân thích thể hiện trước người nước ngoài, chẳng phải vào năm 1997 ông ta đã được một tổ chức mời đến Harvard để thuyết trình sao? Khi đó còn có nhiều người biểu tình phản đối, thực tế chuyến đi của ông không do Đại học Harvard mời mà do một tổ chức trực thuộc. Theo nguyên tắc, trong tư cách là một nguyên thủ quốc gia thì ông ta không nên chấp nhận lời mời này, nhưng ông ta không quan tâm, muốn được đi. Ông ta đã thiết lập được mối quan hệ cá nhân với lãnh đạo của Harvard. Có thể thấy bản tính thích thể hiện trước người nước ngoài của ông.
Mặt khác, thời điểm đó cũng rất phổ biến chiêu trò làm oai trong các tầng lớp xã hội, ở trong nước có thể đến trường Đảng làm oai, quan chức có thể đi học lấy cho nhiều bằng cấp mà không quan trọng học thật, một số kẻ thì làm oai bằng cách ra nước ngoài. Tất nhiên kẻ đi ra được nước ngoài là đã có một phạm vi ảnh hưởng nhất định, sau khi về nước sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Thời điểm đó phổ biến như vậy, kể cả ở các nước khác sau này, nhưng hoạt động đi đào tạo ở Singapore, đó đều là chương trình nằm trong kế hoạch của ông Tăng Khánh Hồng. Cho nên chiến lược này mang dấu ấn sâu của hai cựu lãnh đạo ĐCSTQ là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.
Giang Trạch Dân; Tăng Khánh Hồng
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân và tâm phúc Tăng Khánh Hồng (Ảnh: Getty Images)
Một số quan to đã tham gia Dự án Harvard
Tiểu biểu có thể kể như ông Phó Chủ tịch nước đương nhiệm Lý Nguyên Triều hay Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân Lý Hồng Trung là những trường hợp đã tham gia theo dự án đào tạo tại Harvard; những quan chức đã “ngã ngựa” thuộc phái Giang như Cừu Hòa – Phó bí thư tỉnh Vân Nam, Dương Vệ Trạch – ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Giang Tô và Bí thư thành phố Nam Kinh là những quan chức đã được tham gia đào tạo tại Harvard. Do thời đó ông Giang Trạch Dân chủ trì dự án đào tạo tại Harvard, cho nên dự án này đã đào tạo rất nhiều quan chức thuộc phe Giang, có thể nói dự án này thực sự liên quan đến ông ta.
Hoành Hà / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phải thoát khỏi cái bản sao đó nếu không muốn "Chết dưới tay Trung Quốc."


"Chết dưới tay Trung Quốc?"
Trong cuộc họp báo về Viêm phổi Vũ hán sự xuất hiện của Peter Navarro bên cạnh TT Trump rất đặc biệt. Ông là tác giả của "Chết dưới tay Trung quốc", nhân vật chống Trung Cộng số một. Chính sách về y tế và kinh tế trong mùa dịch Covid19 mà Trump gọi là Chinese virus luôn mang dấu ấn của Navarro.
Nhưng bên Trump không chỉ Navarro mà còn John Lenczowski.
Vậy John Lenczowski là ai?
Ông là nhà sáng lập Học viện Chính trị Thế giới nơi tập hợp nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc mà không hề bị Trung Quốc dụ dỗ, mua chuộc được.
Mới đây trong một Diễn đàn về mối nguy cơ Trung Quốc ông đã làm chính giới Mỹ phải té ngửa về cái gọi là ảo tưởng Trung Quốc sẽ thay đổi hoà nhập với thế giới. Gã sẽ lần lượt đăng lại phát biểu vô cùng quan trọng trước hiểm hoạ Trung Quốc này của ông.
Trong diễn biến dịch Vũ Hán mà không phải tự dưng Trump gọi là "virus Trung Quốc" gã xin gửi đến bạn đọc lời cuối của tiến sĩ John về bản chất của Trung Quốc mà chính xác hơn là bản chất của Cộng sản Trung Quốc để tách biệt Dân và đảng cầm quyền của Trung Quốc.
"Đây là điều cuối cùng tôi muốn nói, đó có thể là một trong những điều quan trọng nhất nếu chúng ta thực sự muốn thắng Chiến tranh Lạnh với Trung Cộng. Đó là: chúng ta cũng phải bắt đầu tiến hành các chính sách Chiến tranh Lạnh, không chỉ thế thủ. Chúng ta cần phải có thế công. Chúng ta cần khôi phục tình trạng đối xử tương đồng trong mối quan hệ này. Trong chiến tranh, tấn công có nghĩa là tấn công trọng tâm của kẻ thù. Trọng tâm là yếu tố nếu không có nó thì địch không thể gây chiến, và không thể tồn tại được.
Trọng tâm của Trung Cộng...là gì?
Ở Trung Cộng, Bắc Hàn và các chế độ tương tự, trọng tâm đó là hệ thống an ninh nội bộ của nhà nước.
Thực tế trung tâm của đời sống chính trị ở Trung Cộng và các quốc gia chuyên chế khác là sự thiếu chính danh của chế độ; cai trị mà không có sự đồng ý người dưới quyền cai trị. Một chế độ không có chính danh thì có vấn đề an ninh nội bộ rất lớn. Chính quyền sợ chính người dân của mình, đó là yếu tố trung tâm của đời sống chính trị. Chính quyền sợ bất cứ điều gì có thể kích động người dân chống lại họ và thậm chí có thể lật đổ họ. Đó là lý do tại sao Trung Cộng sợ sự thật, tại sao họ phải kiểm soát tất cả thông tin và truyền thông, tại sao phải phá chương trình phát sóng nước ngoài, tại sao phải cấm tự do thông tin.
Cộng sản Tàu là một bộ máy vi phạm nhân quyền khổng lồ. Và điều này là do chế độ sợ chính người dân của mình.
Một trong những nguyên tắc chiến lược hợp lý nhất là ta phải biết ai là đồng minh của mình. Theo quan điểm của tôi, các đồng minh lớn nhất của chúng ta trong tất cả các vấn đề này, các đồng minh tiềm tàng của chúng ta là người dân Trung Quốc : những người có nhân quyền đang bị xâm phạm, những người không thuộc tầng lớp đặc quyền đặc lợi gồm những đại gia đang làm giàu và hưởng sự bao che của Đảng.
Họ là những đồng minh của chúng ta. Hàng năm có khoảng hơn 70.000 vụ xáo trộn dân sự ở Trung Cộng. Có những cuộc biểu tình, bạo loạn, bất cứ loại xáo trộn nào, thường là phản đối tham nhũng của Đảng Cộng sản địa phương.
Dân chúng có biết về cũng có những xáo trộn khác không?
Không.
Bởi vì cách thức hoạt động của chế độ Cộng sản là khi có sự xáo trộn dân sự ở một số khu vực nhất định, chế độ sẽ cắt đứt mọi liên lạc đến địa phương đó. Và chỉ sau đó, khi các liên lạc bị cắt đứt, họ mới đi vào và nghiền nát tất cả mọi thứ. Vì vậy, nếu những người khác rốt cục biết rằng có một cuộc biểu tình, hoặc một cuộc đình công, hoặc một cuộc bạo loạn, hoặc một cái gì đó tương tự, thì thông điệp thực sự là nó đã bị nghiền nát, và do đó, chỉ cố gắng làm điều gì tương tự như vậy một lần nữa cũng là vô ích.
Toàn bộ chiến lược tâm lý của hệ thống an ninh nội bộ của Nhà nước Trung Cộng là đưa người dân vào tình trạng cam chịu. Để mọi người tin rằng kháng cự chống lại chế độ này là uổng công vô ích. Một khi họ chịu thua điều này, nó sẽ dẫn đến sự nguyên tử hóa của xã hội. Đó là gì? Đó là khi tách từng cá nhân khỏi mọi người khác. Cá nhân đơn độc chống lại nhà nước độc đảng toàn quyền. Thực hiện điều đó như thế nào? Bằng một hệ thống chỉ điểm viên bí mật khắp mọi nơi. Tôi không biết có bao nhiêu chỉ điểm viên bí mật ở Trung Cộng, nhưng ở Đông Đức – người Đức vẫn có thói quen làm thống kê tốt – nó chiếm tới 30% dân số, ba mươi phần trăm! Điều đó có nghĩa là ai đó trong gia đình bạn là người cung cấp thông tin, nhưng bạn không biết điều đó. Người ấy không thể nói với bạn. Và họ sẽ kiểm tra bạn. Anh ta có thể không muốn trở thành một người cung cấp thông tin. Anh ta có thể đã bị ép buộc phải làm. Họ sẽ kiểm tra xem anh ta có thông báo gì không bằng cách cho người phạm tội kinh tế, hoặc làm một cái gì khác ngay trước mắt anh ta. Và sau đó, nếu anh ta không báo cáo thì anh ta sẽ bị trừng phạt. Không khí ngờ vực tràn ngập khắp nơi: khi tình trạng thực sự trở nên tồi tệ, thậm chí bạn cũng không tin ngay cả người trong chính gia đình bạn.
Thêm vào đó lại có ý thức hệ làm nhịp trống cho những người lính diễu hành. Nó đặt tiêu chuẩn để đo độ lệch lạc.Đó là tiêu chuẩn đo sự tuân thủ. Đó là sự đúng đắn về chính trị, nó định nghĩa thế nào là đúng đắn chính trị. Mọi người phải đi theo nhịp trống đó, nếu không, bạn có thể bị trung sĩ lôi ra khỏi đội hình và bị kỷ luật. Vì vậy, tất cả được củng cố và tất cả được thu về một mối dưới sự độc quyền về thông tin và truyền thông này.
Nhiệm vụ chiến lược của chúng ta là phá vỡ sự độc quyền đó. ..."
Gã sửng sốt khi đọc những phân tích trên về Trung cộng vì thấy cái gì đó giông giống mà chính nước gã bị trói làm bản sao...
Phải thoát khỏi cái bản sao đó nếu không muốn "Chết dưới tay Trung Quốc."
Đó là vấn đề Chiến lược của Dân tộc này.
Nhưng,trước hết lúc này cả Dân tộc cùng phải thoát chết bởi virus Trung Quốc đã.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc xâm lăng của Trung cộng vào Mỹ và tiếng còi báo động cho VN.



Người đang quyết tâm làm đổ sụp Trung cộng là tiến sĩ John Lenczowski nhà sáng lập Học viện Chính trị Thế giới.
Hãy nghe ông vạch ra tất cả sự thật mà Trung cộng đã và đang tiến hành chống nước Mỹ để giành ngôi thống trị thế giới:
"Trung Cộng đã tiến hành Chiến tranh Lạnh chống lại Hoa Kỳ trong nhiều năm, hoặc có thể nói nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chúng ta có rất nhiều trở ngại cho khả năng nhận thức thực tế này".
Vì sao lại có sự thờ ơ của các chính khách Mỹ về sự thật này?
John trả lời:
"Chúng ta có những ý nghĩ không tưởng về cách Trung Cộng sẽ tự biến đổi trong nội bộ. Chúng ta có đầy những suy nghĩ mơ ước, sự mù quáng cố ý – điều mà Solzhenitsyn gọi là “không muốn biết”. Chúng ta không muốn đối mặt với những thực tế đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta."
Nhà chiến lược An ninh Mỹ minh chứng những gì Trung cộng đã tấn công Mỹ:
"Trước hết, có hoạt động gián điệp thực sự rất lớn chống đất nước chúng ta. Có ít nhất 50.000 người thu thập thông tin tình báo Trung Cộng ở đất nước này, nhưng chúng ta biết có thể gấp đôi số đó. Tôi không nghĩ rằng phản gián của Hoa Kỳ có thể cho chúng ta một số ước tính tốt. Tôi chỉ biết là bất cứ khi nào tôi nói chuyện với các cơ quan phản gián của chúng ta, mỗi khi tôi đưa ra con số đại khái là 10.000, hay 25.000 thì họ đều nói rằng tôi đánh giá quá thấp. Vì vậy 50.000 dường như là một con số chính xác hơn."
Gã nhớ lại lời tướng an ninh Trương Giang Long
cảnh báo về hoạt động mạnh mẽ liên tục của tình báo Hoa Nam nhiều năm nay ở VN. Gã nhớ lại thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về các chi bộ đảng CS Trung Quốc cài cắm ở Chợ Lơn trước 1975 ra sao. Đến nay An ninh VN liệu có thống kê công khai nào con số nhân viên tình báo của Trung Quốc cài cắm ở VN như Các cơ quan Phản gián Mỹ đã kiểm soát và thống kê khoảng 50.000 tại Mỹ.
Vâng Mỹ có khoảng 50.000, vậy VN đất nước liền kề Trung Quốc, đất nước cửa ngõ để Mao Trạch Đông tuyên bố với Lê Duẩn sẽ di hàng trăm triệu dân Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á sẽ có bao nhiêu gián điệp đỏ?
Chưa dừng ở làn sóng gián điệp, tình báo trên Tiến sĩ John đưa ra những con số bất ngờ, khủng khiếp nữa về sự "xâm lăng "của Trung cộng:
"Có hơn 350,000 sinh viên Tàu tại đất nước này, trong số đó, và thêm vào đó, còn có hàng ngàn nhà nghiên cứu Tàu. Trong một năm người Tàu thực hiện 5.000 chuyến thăm tới các phòng thí nghiệm quốc gia của chúng ta, mỗi chuyến thăm có thể lâu từ hai tuần đến hai năm."
Vì sao có thể có được sự xâm nhập dễ dàng này? Giản đơn là vì:
"Các đời tổng thống trước đây vì một chính sách rất thiếu sáng suốt khi cố gắng chơi trò cân bằng quyền lực chính trị bằng cách dùng Trung Cộng chống lại Liên Xô. Rốt cục chính sách này đã tạo ra một sự ngộ nhận vừa về đạo đức vừa về chiến lược, coi Liên Xô cộng sản xấu và ngụ ý coi Trung Cộng tốt.
Chính quyền Obama đã cấp thị thực 10 năm cho 2 triệu người Tàu. Trong số những người Tàu vào nước ta có những phụ nữ đang sinh con ở đây – để con thành công dân Mỹ – nhưng sau đó mẹ lại về Tàu.
Người Tàu Cộng đang tiến hành thu thập số lượng dữ liệu khổng lồ về người Mỹ. Tất nhiên, quý vị đã biết khoảng 21 triệu tập tài liệu về bản thân của những người được phép tiếp cận với tài liệu mật mà tình báo Trung Cộng đã đánh cắp từ Văn phòng Quản lý Nhân viên. Chúng ta biết rằng 78 triệu hồ sơ y tế đã bị hack và lấy trộm từ công ty bảo hiểm y tế Anthem. Một trong những công ty lớn có thể cho bạn biết bạn có tổ tiên là người Neanderthal không là một công ty của người Tàu, và họ đang thu thập DNA của chúng ta."
Không biết các nhà hoạch định chính sách An ninh VN có tìm hiểu kĩ về những gì Trung cộng đã làm ở Mỹ không và có canh cánh lo nguy cơ trên với Mỹ cũng chính là thảm hoạ với VN?
Thật khó trả lời câu hỏi này khi mà Luật Ba đặc khu rước người Trung Quốc vào ở VN lâu dài đã được Bộ Chính trị VN và Thường vụ QH VN thông qua, nhưng nhờ cảnh giác cao độ quyết liệt của Người Dân yêu nước và các Lão thành CM phút chót mới bị chặn lại.
( Còn tiếp )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Dịch nCoV: Trung Quốc cảm ơn nhiều nước, không nêu tên Việt Nam?


Thông điệp hôm 5/2 trên trang Twitter của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 5/2
Một thông điệp đăng hôm 5/2 trên tài khoản Twitter của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết rằng quốc gia này “đã nhận được” các khoản viện trợ của quỹ UNICEF và chính phủ 21 nước, không có Việt Nam trong đó.
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ trong đoạn tweet rằng quốc gia đang phải vật lộn với dịch virus corona chủng mới (nCoV) “cảm ơn tất cả” các nước và tổ chức đã viện trợ.
Ngoài quỹ UNICEF thuộc Liên Hiệp Quốc, đoạn tweet liệt kê 21 nước dường như theo thứ tự ưu tiên các nước láng giềng trước, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Kazakhstan, Pakistan, tiếp đến là Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Italy, Hungary, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất, Algeria, Ai Cập, Australia, New Zealand, và Trinidad và Tobago.
Tài khoản Twitter của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đề cập đến Việt Nam, mặc dù cách đây 6 ngày, báo chí Việt Nam dẫn lại cổng thông tin điện tử của chính phủ nói “Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định viện trợ bằng hàng hóa, cụ thể là vật dụng y tế cho Trung Quốc trị giá 500.000 đô la để chia sẻ với chính phủ và nhân dân Trung Quốc khi dịch cúm virus corona lan rộng”.
Truyền thông Việt Nam cho biết thêm rằng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam “đã vận động viện trợ hàng hóa trị giá 100.000 đô la nữa cho Trung Quốc”.
Song các bản tin từ đó đến nay không nói rõ các khoản viện trợ đó đã chuyển đến và được Trung Quốc tiếp nhận hay chưa. VOA vẫn tiếp tục nỗ lực để kiểm chứng thông tin này.
Bên cạnh đó, vẫn theo tin tức trong nước, 7 tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc “cũng đã có các động thái phù hợp nhằm hỗ trợ cho người dân Trung Quốc, nhất là các tỉnh ven biên giới hai nước”.
Trên mạng xã hội ngày 6/2, nhiều người Việt Nam trong đó có các Facebooker nhiều ảnh hưởng như các nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Vũ Quốc Ngữ, Nguyễn Văn Đài, nữ doanh nhân Lê Hoài Anh, nhà báo Đỗ Hùng, v.v… chia sẻ đoạn tweet của đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc với thái độ không vui, cho rằng Trung Quốc xem thường Việt Nam.
Một số người nêu ra thắc mắc rằng phải chăng Trung Quốc chưa cảm ơn Việt Nam vì các khoản Việt Nam chưa đến nơi dù gần 1 tuần đã trôi qua sau khi Việt Nam ra thông báo.
Bà Phạm Đoan Trang nêu ra 3 khả năng, một là Hà Nội “chưa quyên góp, viện trợ giúp đỡ được gì” cho Bắc Kinh; hai là phía chính phủ Việt Nam đã gửi rất nhiều đồ viện trợ sang nhưng lãnh đạo Trung Quốc “không tính đó là viện trợ, hỗ trợ”, xem là không đáng giá; và ba là dù phía Việt Nam đã gửi các khoản viện trợ song người đánh máy cho tài khoản Twitter của Bộ Ngoại giao Trung Quốc “đơn giản là... quên mất tên Việt Nam”.
“Khả năng nào thì cũng thành áo gấm đi đêm cả”, nhà hoạt động nữ được nhiều người biết tiếng ở trong nước và quốc tế đưa ra bình luận.
Theo tìm hiểu của VOA, cũng hôm 5/2, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba gửi thư ngỏ tới các cơ quan thông tấn báo chí của Việt Nam và trả lời phỏng vấn với đài truyền hình VTV.
Trong đó, đại sứ Trung Quốc nhắc đến những viện trợ, giúp đỡ của chính phủ, Hội Chữ thập đỏ, và các tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam. Đại sứ Hùng Ba khẳng định “Trung Quốc rất cảm ơn vì điều này”, các bài tường thuật của báo chí Việt cho hay.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật ‘hỗ trợ khẩn’, giúp Việt Nam phòng chống virus Corona


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Nhật Bản năm 2017. Đứng bên cạnh ông là Thủ tướng Shinzo Abe.
Nhật Bản mới trao tặng lô hàng với tổng trị giá khoảng 20 triệu yên (gần 180 nghìn đôla) để giúp thực hiện các xét nghiệm phát hiện nhanh chủng virus Corona mới (COVID-19) ở Việt Nam, vốn cũng đã nằm trong các nước nhận 37 triệu đôla của Mỹ.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho VOA Việt Ngữ biết rằng nhiều loại sinh phẩm đã được phía Nhật chuyển cho phía Việt Nam, sau khi nhận được “đề nghị hỗ trợ khẩn cấp từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương”.
Cơ sở y tế này, nơi có lắp đặt phòng xét nghiệm an toàn sinh học nhờ nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật, đã được Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại khu vực miền Bắc.
Ông Konaka Tetsuo (trái), Trưởng văn phòng đại diện JICA ở Việt Nam, trao tặng vật phẩm hỗ trợ chống COVID-19 cho ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Konaka Tetsuo (trái), Trưởng văn phòng đại diện JICA ở Việt Nam, trao tặng vật phẩm hỗ trợ chống COVID-19 cho ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
JICA cho hay rằng phía Việt Nam đã đánh giá cao “hành động tức thời” của Nhật Bản nhằm giúp ngăn chặn COVID-19.
Một nhân viên sân bay ở Việt Nam.
Một nhân viên sân bay ở Việt Nam.
Tin cho hay, trước khi chủng virus Corona mới bùng phát, hai chuyên gia Nhật Bản đã được cử tới làm việc dài hạn tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để nâng cao năng lực xét nghiệm không chỉ ở Viện này mà còn cả Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và các trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh.
JICA nói rằng “bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của người dân Việt Nam là điều quan trọng đối với Nhật Bản, vì sự tương tác giữa người dân hai nước đang ngày càng trở nên thường xuyên và tích cực hơn”.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng với VOA Việt Ngữ rằng thông qua viện trợ khẩn cấp lần này, JICA “hy vọng rằng sự hợp tác và mối quan hệ giữa hai nước sẽ được thúc đẩy vượt ra khỏi lĩnh vực y tế”.
Cùng với Nhật, mới đây, chính phủ Mỹ thông báo cung cấp hỗ trợ khẩn cấp trị giá 37 triệu đôla để giúp Việt Nam và hơn 20 nước đối phó với sự lây lan của COVID-19.
Đây là một phần của khoản ngân quỹ lên tới 100 triệu đôla mà Mỹ cam kết trong tháng Hai nhằm khống chế và ngăn chặn sự lây lan của virus Corona tại 25 nước Hoa Kỳ nói là “ưu tiên” trên thế giới.
Trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19, kêu gọi “người có tiền góp tiền, người có vật góp vật, người có sức góp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng, không phân biệt tuổi tác, địa vị, giai tầng hãy nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, ‘thương người như thể thương thân’, ‘lá lành đùm lá rách’ của cả dân tộc”.
Tính tới ngày 26/3, Bộ Y tế Việt Nam đã ghi nhận ít nhất 148 ca nhiễm virus đang gây quan ngại trên toàn thế giới. Theo chính quyền trong nước, chưa có ai tử vong ở Việt Nam.
Trong khi đó tại Nhật Bản, con số người nhiễm và thiệt mạng cao hơn hẳn Việt Nam. Bộ Y tế xứ sở mặt trời mọc cho biết đã ghi nhận ít nhất 1.200 ca nhiễm COVID-19 và 43 ca tử vong.
Đại sứ Việt Nam tại Tokyo Vũ Hồng Nam mới đây đã kêu gọi người Việt ở Nhật Bản “bình tĩnh và có các ứng xử tích cực trước dịch bệnh”, đồng thời cho biết rằng chính phủ Việt Nam “rất quan tâm tới sức khỏe cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới, trong đó có người Việt Nam tại Nhật Bản”.
Theo JICA, sau khi Việt Nam phải đối phó với rất nhiều bệnh truyền nhiễm mà cơ quan này nói là nguy hiểm như đại dịch SARS năm 2003 và cúm gia cầm H5N1 năm 2004, từ năm 2006, chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ các dự án viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam để “thiết lập phòng an toàn sinh học cấp 3, dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm y tế về an toàn sinh học và xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc: Sau virus corona, tới virus hanta gây chết người



Một thẩm phán ở Argentina đầu năm ngoái ra lệnh cho 85 cư dân của thị trấn Epuyen không được ra khỏi nhà trong 30 ngày để giảm sự lây lan của virus hanta trong đợt bùng phát dịch vốn đã giết chết 10 người.
Một người đàn ông ở Trung Quốc tử vong đầu tuần này khi đang đi xe buýt trở lại tỉnh Sơn Đông để làm việc. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông ta dương tính với virus hanta, khiến giới hữu trách phải tiến hành xét nghiệm thêm 32 người khác trên cùng chuyến xe với nạn nhân, tờ Global Times loan tin.
Chưa có kết quả xét nghiệm của 32 người liên đới.
Căn bệnh lây lan từ chuột, mà giới y tế Hoa Kỳ cho là không thể lây từ người sang người, thường được truyền sang bệnh nhân khi họ hít thở không khí bị nhiễm virus từ phân chuột.
Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus do bị một con chuột bệnh cắn, hoặc sờ phải vật gì đã bị nhiễm nước tiểu, phân, hay nước bọt của chuột rồi chạm vào mắt, mũi, miệng.
Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus khi ăn phải thực phẩm bị dính phân, nước tiểu, nước bọt của con chuột bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Triệu chứng của bệnh này bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, ớn lạnh. Các triệu chứng sau đó có thể có ho, khó thở.
Căn bệnh do virus hanta gây ra có tỷ lệ tử vong khoảng 38%.
Một số triệu chứng cũng giống biểu hiện của bệnh COVID-19 vốn đã khiến 3.285 người chết và 81.600 người nhiễm, tính riêng tại Trung Quốc.
​Virus hanta có nhiều chủng, trong đó có một số độc hại hơn một số khác, theo CDC.
Chưa có thuốc ngừa hoặc trị nào được chuẩn thuận tại Mỹ đối với virus hanta.
Bệnh thường lây lan chủ yếu giữa các loài động vật gặm nhấm, và từ các loài này sang con người.
Lây lan giữa người với người hiếm thấy, một ca truyền bệnh từ người sang người được ghi nhận ở Argentina vào năm 1996, theo CDC.
Nhật báo Southern Metropolis của Trung Quốc phát hành ở Quảng Châu cho hay tỉnh Vân Nam, quê nhà của nạn nhân tử vong tuần này, từ năm 2015 đến 2019 báo cáo có tổng cộng 1.231 người bị nhiễm virus hanta. Trung Quốc đã phát triển vaccine ngừa virus này cách đây 20 năm, nhờ vậy mà số tử vong giảm bớt, theo báo này.
Virus hanta được đặt tên theo con sông Hanta ở Hàn Quốc, nơi khoa học gia Hàn Quốc Lee Ho-wang, lần đầu tiên xác định được virus này vào năm 1976, theo hãng tin News 1 của Hàn Quốc.
(Nguồn FOX/Global Times/UPI)

Phần nhận xét hiển thị trên trang