Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Tin mừng cho thế giới.


Nguyễn Hoàng Tuấn 
Thuốc chữa coronavirus đã được thử nghiệm thành công ở Pháp
Thông tin này rất chính xác, tối hôm qua đài truyền hình ARD Đức cũng đưa tin.
Nhìn chung, các nghiên cứu về thuốc chống coronavirus được xây dựng xung quanh hai nhóm thuốc: remdesivir và thuốc chống sốt rét, cụ thể là chloroquine và hydroxychloroquine.
Nhấn để phóng to ảnh
Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, cả ba loại thuốc đều cho thấy hoạt động chống lại SARS-CoV-2 và chloroquine hiện được sử dụng làm thuốc chống virus được khuyến nghị để điều trị COVID-19 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, để đưa bất kỳ loại thuốc nào vào thực tế, cần có thử nghiệm lâm sàng.
Các nhà khoa học Pháp đã tiến hành các nghiên cứu lâm sàng đầu tiên về hiệu quả của việc sử dụng hydroxychloroquine riêng biệt và dưới dạng kết hợp với kháng sinh azithromycin để điều trị COVID-19 tại cơ sở của Bệnh viện truyền nhiễm Méditerranée Infection của Bệnh viện Đại học Marseille.
Tham gia nghiên cứu là 36 bệnh nhân trưởng thành, với cả các triệu chứng COVID-19 lẫn những người không có triệu chứng, họ đều được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 theo mẫu quét dịch mũi họng. Những người không đồng ý dùng thuốc mới được đưa vào nhóm kiểm soát gồm 16 người, họ vẫn được trị liệu theo phác đồ như trước đây, tức là điều trị theo triệu chứng và kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.
14 bệnh nhân còn lại uống 200 miligam hydroxychloroquine sulfate ba lần/ngày trong 10 ngày. Sáu trong số họ, ngoài hydroxychloroquine, còn được uống 500 miligam azithromycin mỗi ngày trong hai ngày đầu tiên để ngăn ngừa bội nhiễm, sau đó 250 miligam trong bốn ngày. Tất cả sáu bệnh nhân đều tiếp thu tốt kết hợp của hydroxychloroquine và azithromycin. Hàng ngày họ được đo điện tâm đồ để đảm bảo không xuất hiện tác dụng phụ đối với tim.
Ngay trong ngày thứ năm, ở cả sáu bệnh nhân, các xét nghiệm về coronavirus đều cho kết quả âm tính, kết quả này được xác nhận vào những ngày tiếp theo. Như vậy, tất cả các bệnh nhân mắc COVID-19 trong nhóm thử nghiệm đã được chữa khỏi hoàn toàn trong năm ngày.
Các nhà khoa học lưu ý rằng, mặc dù thực tế là nhóm thử nghiệm rất nhỏ và để xác nhận kết quả, cần phải tiến hành các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn hơn, tuy nhiên kết quả thu được là rất đáng khích lệ.
Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí International Magazine of Antimicrobial Agents
FB:Minh Anh Bui

Phần nhận xét hiển thị trên trang

2020 - MỘT NĂM KINH HOÀNG VỚI THIÊN TAI DỊCH BỆNH!

Mưa đá viên to bằng cái bát con làm thủng 500 mái nhà, mận rơi đầy gốc ở Mộc Châu


Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng giông, lốc kèm theo mưa đá có thể xảy ra từ nay đến hết 25/3.
    Những ngày gần đây, tình trạng giông, lốc kèm theo mưa đá xảy ra liên tiếp ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, gây thiệt hại cho người dân.
    Cụ thể, cuối ngày 22/3, tại thị trấn Nông Trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, mưa đá bất ngờ trút xuống khiến nhiều diện tích mơ, mận đang sắp vào thời điểm thu hoạch rụng đầy gốc.
    Mơ mận sắp vào thu hoạch rơi đầy gốc ở Mộc Châu.
    Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu cho biết, cơn mưa đá bắt đầu từ hơn 16h, chỉ kéo dài vài phút. "Do mưa rải rác nhiều khu vực, chúng tôi vẫn chưa thống kê được cụ thể con số thiệt hại. Ngoài mận, mơ đang sắp cho thu hoạch rụng đầy gốc thì còn nhiều hoa màu, thậm chí là nhà cửa cũng hư hỏng", lãnh đạo huyện Mộc Châu nói.
    Năm ngày trước, trên địa bàn huyện Mộc Châu cũng sảy ra gió lốc kèm theo mưa đá, chủ yếu tập trung tại các xã Chiềng Hắc, Tân Lập và Tân Hợp.
    Mưa đá làm mận rụng đầy gốc xảy ra đêm 17 sang rạng sáng 18/3. Ảnh: CTTMC.
    Theo thống kê ban đầu của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, trận mưa này làm hỏng hơn 130 nhà dân. Cây mơ, mận bị dập thân, gãy cành, rụng quả... trên diện tích khoảng 250 ha, tương đương khoảng 100 tấn.
    Còn tại huyện Quỳnh Nhai, tình trạng mưa đá nghiêm trọng hơn. Cụ thể, cơn mưa xảy ra vào chiều tối 21/3 ghi nhận có những viên kích thước bằng bát con.
    Căn nhà ở huyện Quỳnh Nhai sau cơn mưa đá hôm 22/3.
    "Toàn xã tôi có khoảng 500 nóc nhà thì tất cả đều hư hỏng, đặc biệt là những ngôi nhà lợp mái ngói, mưa đá có những viên kích thước to bằng cái bát con làm thủng toàn bộ, cơn mưa kéo dài chỉ 4 -5 phút", ông Hoàng Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai nói.
    Vị lãnh đạo xã Mường Giôn cho biết, chính quyền đang tiếp tục thống kê thiệt hại, nhưng ước tính ban đầu là nhiều tỷ đồng. Hàng trăm hộ dân đang tất bật sửa sang lại nhà cửa.
    Ông Lưu Minh Hải, Chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn cho biết, hiện tượng mưa đá xảy ra thường sẽ kết thúc vào tháng 5 Dương lịch hàng năm.
    "Từ trước đến nay, chúng tôi chỉ ghi nhận mưa đá kích thước to bằng cái chén, quả trứng vịt, còn to hơn bằng cái bát thì rất hiếm. Có thể nói nếu mưa như vậy là cường độ rất mạnh, gây nguy hiểm cho người dân nếu thời điểm mưa vào ban ngày họ đi làm ngoài trời", ông Hải nói.
    Phần mái của ngôi nhà tan hoang.
    Theo thông tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của hội tụ đới gió Tây trên cao, chiều tối 23/3 đến ngày 25/3 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông (lượng mưa phổ biến 10-30mm/24h), riêng vùng núi có nơi mưa to đến rất to (lượng mưa 40-70mm/24h), mưa giông tập trung vào chiều và đêm.
    Trong cơn giông có khả năng cao xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.
    Chiêu thức vận chuyển 5 bánh ma túy đi vòng qua nhiều tỉnh của ông lão U70
    create
    Hoàng An / ttvn.toquoc.vn

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Với 2 ca ở Lào do Bộ Y tế nước này công bố chiều 24-3, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều đã ghi nhận ca bệnh COVID-19.

    TTO - 

    Lào ghi nhận 2 ca bệnh COVID-19 đầu tiên - Ảnh 1.
    Lào là quốc gia cuối cùng ở Đông Nam Á ghi nhận ca nhiễm virus corona - Ảnh: Laotian Times
    Chiều 24-3, Bộ Y tế Lào xác nhận vừa có 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên.
    Cả 2 bệnh nhân đều làm việc với người nước ngoài, và từng đến Thái Lan thời gian qua.
    Bệnh nhân thứ nhất là nam nhân viên 28 tuổi, làm việc tại một khách sạn ở thủ đô Vientian, sang Thái Lan từ ngày 4-3 đến ngày 9-3 về nước, và tự cách ly tại nhà.
    Ngày 23-3, bệnh nhân bắt đầu sốt, đau đầu, đau cơ, khó thở, và được nhập viện Hữu Nghị. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với COVID-19.
    Bệnh nhân thứ 2 là nữ hướng dẫn viên du lịch 36 tuổi ở Vientian. Gần đây, bệnh nhân đưa khách châu Âu đi du lịch tại một số điểm du lịch tại Lào, sau đó đưa khách đi Campuchia. Hai ngày qua, bệnh nhân bị ho, đi khám rồi nhận kết quả dương tính với COVID-19.
    Tính đến sáng ngày 24-3, Lào vẫn là quốc gia Đông Nam Á duy nhất chưa có ca nhiễm virus corona nào. Malaysia đứng đầu về số ca nhiễm với 1.518 ca và Indonesia đứng đầu về số ca tử vong với 49 ca, theo Reuters.
    Theo báo Laotian Times, Lào đã xét nghiệm hơn 100 trường hợp nghi nhiễm, và các chuyên gia thống nhất rằng virus có khả năng đã lây lan qua biên giới Lào nhưng chưa bị phát hiện.
    Chính phủ Lào cũng nhận được những lời khen cho việc ban bố các biện pháp phòng dịch như đóng cửa trường học và địa điểm công cộng, đóng cửa biên giới cũng như xây dựng cơ sở khám bệnh cho người nhiễm COVID-19 từ trước khi có ca nhiễm nào được ghi nhận.
    Hôm qua, 23-3, hàng ngàn người lao động Lào tràn ngập các trạm kiểm soát biên giới Thái - Lào, mong về nước trước khi biên giới Lào đóng cửa.
    Lào ghi nhận 2 ca bệnh COVID-19 đầu tiên - Ảnh 2.
    Đồ họa: NGỌC THÀNH

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Ai điều hành nước Mỹ nếu Nhà Trắng và Quốc hội “thất thủ” vì Covid-19?


    Ai sẽ điều hành nước Mỹ nếu các lãnh đạo hàng đầu trong Chính phủ và Quốc hội đều không thể thực hiện nhiệm vụ vì dịch Covid-19?
    Cho tới nay, Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đều tuyên bố âm tính với virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19.
    Tuy nhiên nếu kịch bản tồi tệ xảy ra, ai sẽ là người điều hành nước Mỹ nếu các nhà lãnh đạo hàng đầu trong Chính phủ và Quốc hội không thể thực hiện nhiệm vụ?
    Ai điều hành nước Mỹ nếu Nhà Trắng và Quốc hội “thất thủ” vì Covid-19? - 1
    Cho tới nay, Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đều âm tính với SARS-CoV-2. Ảnh: US News
    Newsweek dẫn các văn bản tiếp cận được và các nguồn tin quân sự giấu tên cho biết, Quân đội Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị một loạt kế hoạch khẩn cấp bí mật nếu dịch Covid-19 tiếp tục lây lan rộng và ảnh hưởng đến khả năng điều hành đất nước của chính phủ Mỹ cũng như khả năng của giới chức địa phương trong việc duy trì trật tự.
    Theo Newsweek, trong kịch bản xấu nhất, quân đội Mỹ có thể thực sự điều hành đất nước.
    Kế hoạch này bao gồm những gì?
    Newsweek cho biết, một vài kế hoạch khẩn cấp đã được quân đội Mỹ đặt ra nhằm chuẩn bị cho một số tình huống khẩn cấp – từ một trận cuồng phong hủy diệt cho tới những cuộc tấn công khủng bố tương tự như vụ 11/9/2001. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã chỉ đạo Bộ tư lệnh Bắc Mỹ (NORTHCOM) chuẩn bị từ 1/2 để các binh sỹ có thể sẵn sàng triển khai nếu những kế hoạch được kích hoạt.
    Ba trong số 7 kế hoạch này liên quan đến việc sơ tán nhiều nhất có thể các chính trị gia và các quan chức hàng đầu từ Washington tới các địa điểm an toàn.
    Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và gia đình họ là những người đầu tiên được sơ tán.
    Kế hoạch thứ 2 được cho là sơ tán Bộ Quốc phòng và các quan chức an ninh quốc gia khác.
    Kế hoạch thứ 3 là sơ tán các lãnh đạo Quốc hội, tòa án tối cao và các “nhân vật quan trọng” khác tới địa điểm an toàn được định trước – có thể là các boongke bí mật ở Maryland.
    Ba kế hoạch khác, có mật danh là Octagon, Freejack, và Zodiac, được cho là liên quan đến việc quân đội sắp xếp một cách thức để đảm bảo chính phủ có thể điều hành từ Washington DC, Bắc Caroline và Maryland. Những kế hoạch này cũng cho phép họ thay đổi chuỗi phân tán quyền lực thông thường, để các quan chức được chỉ định trước có thể tiếp quản nhiệm vụ của các thành viên hàng đầu trong chính phủ – những người vì lý do khẩn cấp đã không thể tiếp tục vai trò của mình. Một lựa chọn để thực thi điều này là để các Tư lệnh quân đội tiếp quyền kiểm soát các cơ quan của Mỹ trên cơ sở tạm thời.
    Kế hoạch cuối cùng, có mật danh là Granite Shadow, về cơ bản là một cuốn sách hướng dẫn để quân đội Mỹ điều hành các nhiệm vụ trong nước – điều mà thông thường họ không được phép, chỉ trừ trường hợp cực kỳ khẩn cấp. Theo báo cáo, kế hoạch này bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp quyết liệt như sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và điều động “lực lượng nhiệm vụ quốc gia” tối mật.
    Quyền hạn quân đội đặc biệt
    “Lực lượng nhiệm vụ quốc gia” –vốn không được đề cập trong các văn bản công khai – được cho là luôn ở trong tình trạng báo động cao và thực thi “các quyền hạn đặc biệt” được Tổng thống và Bộ trưởng tư pháp ủy quyền từ trước, Newsweek dẫn lời một quan chức quân sự đã nghỉ hưu cho biết.
    Lực lượng này, thông thường sẽ được điều động nếu một thiết bị hạt nhân phát nổ ở một thành phố của Mỹ, nhưng trên thực tế có thể được kích hoạt trong một số điều kiện – cụ thể ở đây là nếu sự hoảng loạn vì dịch Covid-19 và tình trạng khan hiếm lương thực dẫn tới bạo lực không thể kiểm soát trên các đường phố của Mỹ và giới chức địa phương không có khả năng đối phó.
    Ai điều hành nước Mỹ nếu Nhà Trắng và Quốc hội “thất thủ” vì Covid-19? - 2
    Binh sỹ Mỹ được huy động làm nhiệm vụ ở một trung tâm xét nghiệm SARS-CoV-2 ở New York. Ảnh: Reuters
    Trong nỗ lực chấm dứt bạo lực và thiết lập trật tự, quân đội Mỹ được cho là sẽ sử dụng nhiều biện pháp cứng rắn, trong đó có cả thiết quân luật.
    Các Tư lệnh quân đội được ủy quyền tự hành động trong những tình huống như vậy nếu họ không thể tiếp cận những quan chức trên quyền mình.
    Dù quân đội có thể nhận được quyền hạn đặc biệt trong những kế hoạch khẩn cấp, nhưng họ vẫn có có nghĩa vụ phải khôi phục quy tắc dân sự “càng sớm càng tốt”.
    Không có nơi nào an toàn trước dịch Covid-19
    Tuy nhiên, Newsweek dẫn lời một quan chức quân sự liên quan đến kế hoạch khẩn cấp cho biết, những kế hoạch khẩn cấp như vậy có thể không hiệu quả trong cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay.
    Theo nguồn tin, các biện pháp kể trên được đặt ra nhằm phản ứng với một thảm họa địa phương hoặc một cuộc tấn công và cũng chỉ là các biện pháp tạm thời cho đến khi các quan chức hàng đầu được đưa tới địa điểm an toàn.
    Tuy nhiên, không có nơi nào ở Mỹ an toàn trước dịch Covid-19.
    “Trong các kịch bản khi một thành phố hay một khu vực bị phá hủy, những kế hoạch kể trên được thực thi khá dễ dàng, nhưng với dịch Covid-19, tác động của nó là trên phạm vi toàn quốc, chúng ta ở trong một lãnh thổ mà chúng ta chưa từng ở trong đó bao giờ”, nguồn tin quân đội tiết lộ với Newsweek.
    Theo Newsweek, Lầu Năm Góc thừa nhận điểm yếu này và đã ra lệnh cấm tất cả việc đi lại ngoài căn cứ không cần thiết (nếu không liên quan tới việc chuẩn bị cho kế hoạch khẩn cấp) và đang cố “giãn cách” nhân sự trong các căn cứ quân sự để đảm bảo họ khỏe mạnh trong giờ phút đất nước cần tới họ.
    Theo Hoàng Phạm / VOV

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    HY VỌNG.


    Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence đã thông báo rằng: có khoảng 350-500 người bệnh từ khu vực bệnh nặng nhất của bang New York đã hết bệnh và về nhà an toàn, không có ca tử vong nào.
    Các bác sĩ New York đã cho liều thuốc Chloroquine (200mg) + Myosin (500mg) và 2-3 loại thuốc khác trong đó có Zync Sulfate (220mg)... Bệnh nhân uống liều thuốc này 2 lần trong ngày, đúng liều lượng và từ ngày Thứ Năm tuần trước đến hôm nay, họ đã khoẻ hẵn và không có thấy bất kỳ triệu chứng gì nữa...
    Isreal đã gửi viện trợ 6 triệu liều thuốc Chloroquine cho USA... người Do Thái quả thật rất thông minh và giỏi trong lĩnh vực khoa học đời sống.

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

    Biết đâu miệng cá mà hòng uốn câu?


    Minh họa của TH.A
    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Hơn lúc nào hết là ngay từ bây giờ, vấn đề “tích cốc phòng cơ” là việc làm thiết yếu..


    ảnh Nguyễn Công Vỹ

    . “TÍCH CỐC PHÒNG CƠ”!
    “Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” (tích lúa phòng đói, tích quần áo phòng rét)- đó là lời của cổ nhân ta vẫn lưu răn con cháu bởi cái “bệnh lo xa” của những người đã trải qua sự thấm thía của đói rét.
    Việt Nam là một nước nghèo lại nằm trong tốp giá trị đồng tiền không ổn định trên thế giới. Hầu hết vật giá vẫn tăng nhanh theo thường niên nhưng thu nhập bình quân hầu như tăng rất chậm nên sự ổn định về kinh tế cũng không có độ bền vững.
    Khi cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc được Tổng thống Donanq Trump khai hoả rồi dẫn đến căng thẳng đã khiến cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung chững lại và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi hàng rào thuế quan của Mỹ thì lại đến đại dịch corona đã gây những cú sốc lớn cho một nền kinh tế vốn đang èo uột càng trở nên rệu rã và tin rằng không thể trong một thời gian ngắn mà khắc phục được.
    Vốn dĩ sự chủ quan về vựa lúa miền Tây từ lâu đã thấm vào quan niệm của người dân Việt càng dễ làm cho người ta yên tâm rằng an ninh lương thực của nước nhà sẽ không bao giờ trở thành “vấn đề”, rằng cứ yên tâm với nhu cầu lương thực của một xã hội không còn là thiết yếu như thực phẩm và các mặt hàng cao cấp khác.
    Liệu có thể trở nên nguy hiểm nếu người ta cứ bảo lưu quan điểm ấy khi đồng bằng sông Cửu Long đang gặp đại hạn cùng sự xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiẻm trọng báo hiệu sự “thất bát” không còn là cục bộ và nhất thời cùng với diện tích đất nông nghiệp ở khắp nơi trong nước bị thu hẹp quá nhiều nhường chỗ cho đô thị hoá và công nghiệp hoá?
    Khi vấn đề lương thực mỗi ngày bị giảm sản lượng đáng kể thì ngay trong đại dịch này, nhu cầu mua lương thực của Trung Quốc bất ngờ tăng thần tốc cùng với các nước khác cũng đang lao vào chiến dịch tích trữ lương thảo mà chắc gì chỉ do nguyên nhân duy nhất là để phòng chống dịch corona? Họ đến Việt Nam như một điểm đến tất yếu để sẵn sàng nâng giá cao mà bằng mọi cách có lương thực đem về nước thì cũng tất nhiên là sau một thời gian dài lương thực của Việt Nam bị tồn ứ sẽ được các nhà sản xuất, các nhà tiêu thụ coi đây là thời cơ để giải phóng và nâng cao thu nhập có thể sẵn sàng dốc bồ mà bán đi đến hạt cuối cùng!
    Chưa nói đến mức khan hiếm có thể gây đói kém nhưng cái chuyện đã thành một quy tắc bất biến ở Việt Nam rằng: vật giá khi đã lên thì rất khó xuống hoặc lên mạnh nhưng xuống nhẹ, lên ảo nhưng xuống thật khiến cho thị trường gạo có thể rối loạn, ảnh hưởng không nhỏ tới tầng lớp lao động có thu nhập thấp và ai giám khẳng định vấn đề lương thực trong thời gian dài sẽ không thể mất an ninh?
    Bởi vậy, sự chủ quan sẽ có thể là nguyên nhân chính cho sự “chảy máu lương thực” là điều khó tránh cùng với tâm lý giải quyết cơn khát tiền trước mắt có thể là mầm hoạ lâu dài nếu như người ta vẫn giữ nguyên cái lối sống “ăn xổi ở thì” từ tư tưởng các nhà vận hành đến mọi tầng lớp nhân dân.
    Hơn lúc nào hết là ngay từ bây giờ, vấn đề “tích cốc phòng cơ” là việc làm thiết yếu đối với “nhà nghèo” bởi dù gặp bất trắc đến đâu, khi đã có lương thực thì cuộc sống sẽ được đảm bảo một cách chắc chắn rằng: chúng ta đang an toàn.
    N.C.V.

    Phần nhận xét hiển thị trên trang