Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Trung Quốc đe dọa Hoa Kỳ: Nước Mỹ có thể biến thành biển virus Covid-19




14/03/2020 08:07

Hàng loạt các hãng truyền thông chính thống của Trung Quốc đã phát đi cảnh báo đối với nước Mỹ.


Keyword đầu tiên có dấu

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đang bắt đầu lo lắng về tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tại nước Mỹ - ảnh tư liệu minh họa.


Hãng Fox News dẫn tuyên bố của các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc ám chỉ rằng Bắc Kinh có thể từ chối, không cung cấp thuốc cứu người Mỹ khỏi đại dịch Covid-19.

Fox News cho hay, giờ đây, khi số người mới nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc đang giảm đi, Trung Quốc lại đang tăng cường các mối đe dọa chống lại phương Tây, với một cảnh báo đặc biệt khó chịu về việc tiếp cận với các loại thuốc cứu sống sinh mạng cho người Hoa Kỳ.

Trong một bài báo trên tờ Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông nhà nước, tiếng nói của ĐCSTQ, Bắc Kinh đã tự hào về chiến dịch xử lý dịch Covid-19, một loại virus nguy hiểm có nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán, vốn đã lan truyền ra khắp thế giới với hơn 100.000 ca nhiễm và hơn 5.000 người đã chết.



Keyword đầu tiên có dấu
Mỹ thừa nhận thiếu những thành phần cơ bản trong hoạt động sản xuất thuốc men trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Bài báo này cũng tuyên bố rằng Trung Quốc có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu các dược phẩm phòng chống Covid-19 và sẽ đẩy Mỹ vào tình thế trở thành "biển virus Corona".

Theo Fox News, các mối đe dọa đáng lo ngại nói trên từ Trung Quốc không phải không có cơ sở, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đang tạo ra những hậu quả đáng sợ. Nếu Trung Quốc thực sự kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của mình đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, mối đe dọa này sẽ trở thành sự thật.

Vừa qua, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã phải thừa nhận rằng tình trạng thiếu thuốc điều trị liên quan đến dịch Covid-19. Dù không tiết lộ loại thuốc nào đang bị thiếu hụt, FDA nói rằng họ không thể có được đầy đủ các thành phần nguyên liệu cơ bản, cần thiết vì chúng được sản xuất tại Trung Quốc.

Điều đó không gây ngạc nhiên cho Thượng nghị sĩ Marco Rubio, R-Fla, người đã nói với hãng Fox News vào hôm thứ Năm vừa qua rằng Mỹ "phụ thuộc nguy hiểm" vào Trung Quốc trong hoạt động sản xuất những hàng hóa quan trọng, bao gồm các nguyên, phụ liệu cơ bản, cần thiết để chế tạo thuốc men chống lại dịch Covid-19.




Keyword đầu tiên có dấu
Ông Yanzhong Huang.

Dù Hoa Kỳ vẫn là quốc gia số một trên trên giới trong nghiên cứu y dược nhưng phần lớn việc sản xuất thuốc cứu người đã chuyển ra nước ngoài. Nhà máy cuối cùng của Mỹ sản xuất thành phần chính trong thuốc kháng sinh penicillin đã đóng cửa năm 2004.

Kể từ đó, các công ty dược phẩm Trung Quốc đã chuyển đến tiếp quản, cung cấp từ 80% đến 90% nhu cầu kháng sinh của người Mỹ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã cung cấp 70% nhu cầu về thuốc hạ sốt (acetaminophen) và khoảng 40% nhu cầu về thuốc chống đông máu (heparin) cho thị trường Mỹ , ông Yanzhong Huang - một thành viên cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại tổ chức “Hội đồng Quan hệ đối ngoại”, cho biết.

Nếu Trung Quốc không đe dọa suông về việc cắt đứt nguồn cung ứng dược phẩm cho Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Marco Rubio tin rằng hậu quả là rất lớn, Hoa Kỳ có thể bị tê liệt.


Mỹ đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Ngày 13/3 (theo giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch Covid-19 và cam kết sẽ mau chóng nâng cao quy mô cũng như tăng tốc khả năng xét nghiệm bệnh cho người dân.

Ông Donald Trump cho biết, việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia với dịch Covid-19 có nghĩa là cần phải chi thêm 50 tỉ USD từ ngân sách cho các bang để tiến hành chống dịch.

Quyết định này chính quyền Mỹ cũng giúp miễn trừ các quy định cụ thể để đẩy nhanh hơn việc xét nghiệm, điều trị cho người bệnh.


Keyword đầu tiên có dấu
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì Covid-19.

Tổng thống Trump cho rằng động thái này cũng sẽ xóa bỏ tình trạng thiếu thốn xét nghiệm mà giới chuyên gia y tế cho rằng đang gây cản trở khả năng chống dịch của nước Mỹ.

Những ngày gần đây, giới quan chức phụ trách y tế của chính quyền Hoa Kỳ cảnh báo người dân trong nước về việc tình hình dịch dự kiến sẽ tồi tệ hơn. Nhiều sự kiện thể thao bị đình lại, các khán phòng biểu diễn nghệ thuật phải đóng cửa chờ thông báo mới. Nhiều người Mỹ đã được yêu cầu tự cách ly.

Ông chủ Nhà Trắng cũng thông báo về một loạt thỏa thuận với các công ty tư nhân, trong đó có Google, Target và Walmart, nhằm tạo thuận lợi hơn cho việc xét nghiệm virus.

Hai công ty Target và Walmart cho biết sẽ dành các bãi đỗ xe rộng của họ làm nơi xét nghiệm. Trong khi Google cam kết lập trang web giúp định vị nơi nào có người cần xét nghiệm và những nơi người dân có thể được xét nghiệm.

Nhà lãnh đạo Mỹ dự tính sẽ có thêm 1,4 triệu xét nghiệm trong tuần tới và 5 triệu xét nghiệm trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên ông cũng khuyến cáo người dân không nên ồ ạt đổ xô đi làm xét nghiệm.

Gần đây, chính quyền Mỹ đối mặt với những chỉ trích của dư luận về việc chính quyền của ông đã không đáp ứng đủ nhu cầu xét nghiệm cũng như nguồn lực cần thiết để chống dịch. Quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia với dịch COVID-19 của ông Trump đã nhận được phản ứng tích cực của giới đầu tư Phố Wall và cả của các thành viên đảng Dân chủ.


Mỹ triệu Đại sứ Trung Quốc, phản ứng thuyết âm mưu về dịch Covid-19



Keyword đầu tiên có dấu
Ông Thôi Thiên Khải.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương, ông David Stilwell, đã trao công hàm phản đối nghiêm túc với Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải.
"Trung Quốc đang tìm cách làm chệch hướng dư luận chỉ trích với nước này về vai trò của họ trong việc gây ra một đại dịch toàn cầu và không thông báo với thế giới", hãng AFP của Pháp dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.
Theo nguồn tin, việc phát tán những thuyết âm mưu là rất nguy hiểm và lố bịch. Chúng tôi muốn cảnh báo chính quyền Trung Quốc là Hoa Kỳ sẽ không dung thứ điều đó, vì lợi ích của người dân Trung Quốc và thế giới.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

GIỖ LIỆT SĨ GẠC MA



Ai tổ chức giỗ?
"Mâm cúng được đặt trên cát, hướng thẳng ra biển. Ngoài 64 cái bát, 64 đôi đũa, anh Hoành còn chuẩn bị con tàu Hải quân bằng giấy mang số hiệu HQ 604 để thả xuống biển cho anh trai và đồng đội.
Trưa nay, tại bờ biển xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, gia đình anh Trương Văn Hoành (SN 1972) làm giỗ cho anh trai là liệt sĩ Trương Văn Hướng cùng 63 đồng đội hy sinh trong trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988".
Nguồn: Pháp luật online.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THẾ HỆ TÔI, MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU


Gia Hiền
Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngầng đầu ...
... vì ...
... đôi lúc ...
... phải cạo râu !
Thế hệ tôi, cơm áo gạo tiền níu thân sát đất
Cuộc sống bon chen
Tay trần níu chặt
Bàn chân trần không dám bước hiên ngang.
Thế hệ tôi, nhận quá nhiều những di sản hoang mang
Đâu là tự do, đâu là lý tưởng ?
Đâu là vì mình, và đâu là vì nước
Những câu hỏi vĩ mô cứ luẩn quẩn loanh quanh ...
Thế hệ tôi, ngày và đêm đảo lộn tanh bành
Đốt ngày vào đêm, và đốt đêm không ánh sáng
Nếu cho chúng tôi một nghìn ngày khác
Cũng chẳng để làm gì, có khác nhau đâu ?
Thế hệ tôi, tự ái đâu đâu
Và tự hào vì những điều huyễn hoặc
Tự lừa dối mình, cũng như lừa người khác
Về những niềm tin chẳng chút thực chất nào !
Chúng tôi nghe và ngắm những siêu sao
Chỉ với mươi lăm nghìn cho vài ba tin nhắn
Văn hóa ngoại giao là trà chanh chém gió
Và nồi lẩu tinh thần là những chiếc I-phone
Thế hệ tôi, ba chục đã quá già
Và bốn chục, thế là đời chấm hết
Không ghế để ngồi, thì thôi, ngồi bệt
Mối lo hàng ngày là tiền trong tài khoản có tăng lên ?
Thứ đắt nhất bây giờ là từng lạng NIỀM TIN
Thứ rẻ nhất, lại là LỜI HỨA
Sự dễ dãi đớn hèn khuyến mại đến từng khe cửa
Có ngại gì mà không phản bội nhau ?
Không, tôi không đại diện thế hệ mình đâu !
Và thế hệ tôi cũng không đại diện cho điều gì sất !
Trăm năm sau, lịch sử sẽ ghi vài dòng vắn tắt :
Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhẽo đi qua ... ! ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hậu trường chính trị: Mối lo tàu nghiên cứu Trung Quốc ở Biển Đông

Tàu Thám tác số 1 đã rời Hải Nam (Trung Quốc) để bắt đầu hoạt động trong năm 2020 tại Biển Đông. Một số nhà nghiên cứu cảnh báo tàu có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu nước sâu trong EEZ hoặc thềm lục địa của các nước khác ở Biển Đông.
Tàu Thám tác số 1 của Trung Quốc /// THX
Tàu Thám tác số 1 của Trung Quốc

Cách đây vài ngày, mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGNT) đưa tin tàu Thám tác số 1 đã rời khỏi cảng ở TP.Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) để bắt đầu chuyến thám hiểm khoa học đầu tiên của tàu này trong năm 2020.
Tàu Thám tác số 1 chở theo tàu lặn có người lái mang tên Dũng sĩ biển sâu, có khả năng lặn ở độ sâu 4.500 m. Tàu lặn này đã có nhiều chuyến thám hiểm ởBiển Đông trong vài năm gần đây, trong đó có lần ngang nhiên hoạt động ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trong chuyến thám hiểm kéo dài 20 ngày lần này, 60 nhà khoa học trên tàu Thám tác số 1 sẽ hoàn tất việc khảo sát sinh vật biển, địa chất và thu thập mẫu của nhiều núi ngầm ở Biển Đông, đồng thời thử nghiệm dự án do thám nước sâuvà một số thiết bị quan trọng, theo CGNT.
Trong khi đó, ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Đại học Philippines, cảnh báo Bắc Kinh có thể dùng nghiên cứu khoa học biển (MSR) để củng cố “các quyền quá đáng” của Trung Quốc và “cố đẩy mạnh quyền lực biển”. Ông Batongbacal còn cảnh báo Bắc Kinh có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu nước sâu trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của các nước khác ở Biển Đông.
“Tình trạng Trung Quốc từng đơn phương tiến hành MSR trong vùng biển thuộc quyền tài phán của những nước ven Biển Đông khác sẽ không thay đổi”, ông Batongbacal khẳng định.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con người đã phản kháng và chiến thắng đại dịch như thế nào?


Trong tiểu thuyết "Dịch hạch" của Albert Camus, con người đã đấu tranh và dịch bệnh cuối cùng cũng kết thúc trong thành phố.
Dịch hạch được xuất bản năm 1947, là một trong những cuốn tiểu thuyết phi lý nổi tiếng nhất của Camus. Cuốn sách với nhiều tầng nghĩa ẩn dụ sâu sắc cho đến hôm nay vẫn mang đậm giá trị thời đại, tìm kiếm bản chất thật sự của con người trong quá trình hiện hữu.
Con nguoi da phan khang va chien thang dai dich nhu the nao? hinh anh 1 36843223_1878220978897127_5079512706919170048_o.jpg
Sách Dịch hạch bản tiếng Việt. Ảnh: Walden.
Dịch hạch lấy bối cảnh chính là thành phố Oran, một thành phố biển xấu xí của Pháp nằm ở phía bắc Algerie, bắt đầu vào ngày 16/4 trong một năm của thập niên 1940. Ngày hôm ấy, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải xác một con chuột chết. Buổi chiều, trên đường về, ông lại nhìn thấy con chuột khác cũng đang giãy chết. Ban đầu mọi người tưởng đó là trò đùa hư của lũ trẻ, nhưng số chuột chết ngày càng nhiều, những bệnh nhân mắc bệnh bắt đầu được đưa vào bệnh viện. Khi con người kịp có ý thức thì bệnh dịch hạch đã tràn lan khắp thành phố.
Bản chất người trong sự tàn sát của dịch bệnh
Trước cảnh dịch bệnh đang tàn phá cả một thành phố, trong không gian bi đát, đen tối ấy, nổi lên một số nhân vật: Bác sĩ Bernard Rieux, Jean Tarrou, Raymond Rambert, Cha Paneloux, Joseph Grand, và Cottard. Họ là đại diện cho mỗi loại người trong xã hội, thể hiện thái độ khác nhau khi đối diện với dịch bệnh nguy hiểm. Họ có thể là những người sợ hãi, trốn tránh, nương nhờ vào tôn giáo, vào sự giải cứu của thánh thần, hay là những kẻ nhân dịch bệnh mà tìm cách chuộc lợi cho bản thân.
Camus đã khắc họa đầy đủ những gương mặt của thời đại, giữa cuộc truy sát của bệnh tật và cái chết, mọi vỏ bọc che đậy thường ngày đều được cởi bỏ. Ấy là lúc bản chất bộc lộ sáng rõ nhất.
Bức tranh thành phố Oran náo động, chen lấn nhau, tìm cách thoát khỏi thành phố vì dịch, hay những người ở lại dần trở nên lãnh cảm trước những cảnh đốt xác người chết, có thể làm người đọc sửng sốt, vì đến tận hôm nay, cảnh tượng ấy vẫn sống động như đang hiện diện trước mắt.
Trong không khí ấy, bác sĩ Rieux được xây dựng là nhân vật trung tâm, ngay từ đầu, ông không tham gia vào những trận tranh cãi, ông cố gắng làm tốt công việc duy nhất mà nghề nghiệp của ông yêu cầu, cứu người. Camus không tôn vinh ông, không biết ông trở thành một vị thánh đủ sức xoay chuyển tình thế, nhưng Camus đặt vào nhân vật của mình sự hy vọng mà ông đã luôn tạo dựng trong mỗi tác phẩm của mình.
Con nguoi da phan khang va chien thang dai dich nhu the nao? hinh anh 2 plague.jpg
Hình ảnh trong vở kịch chuyển thể từ tiểu thuyết Dịch hạch.
Đi từ thất vọng, hư vô, phi lý, Albert Camus đã không xây dựng một nhân sinh quan có tính cách tàn phá hay tiêu cực mà trái lại đã đi tới chỗ ca ngợi tình yêu thương, coi đó là những điểm tựa quý giá của cuộc sống trần gian. Albert Camus đã trở về với triết lý nhân bản, lấy con người làm trọng tâm của mọi sự vật và hoạt động trần gian.
Phản kháng để tồn tại
Bernard Rieux chính là nhân vật biểu tượng, thể hiện cho triết lý lấy con người là trung tâm của Camus. Rieux nỗ lực hết sức mình, bằng nghề nghiệp của mình để đấu tranh với hoàn cảnh dịch bệnh. Trước những nỗ lực thực tế của Rieux, những người từng hoài nghi, từng tìm các cách thức khác lý tưởng hơn, đều dần đồng lòng cùng với Rieux để chống dịch, giúp đỡ những người bệnh. Ngay cả cha Paneloux, luôn mang trong mình một đức tin mạnh mẽ vào sự cứu giúp của Chúa, cũng gia nhập vào đội tình nguyện thành phố, phổ biến kiến thức cho người dân, đồng thời hỗ trợ phát hiện bệnh nhân kịp thời để chữa trị.
Với Camus, con người giữa trần gian này là thứ vô cùng tàn bạo nhưng cũng vô cùng yêu thương. Abert Camus từng tuyên bố: "Tôi có một lòng yêu người và vật rất mạnh và tôi yêu những kẻ sống hôm nay với tôi trên mảnh đất này”. Các nhân vật của Camus vì thế trong sự sa đọa, trong đau đớn ngộ nhận, hoang mang và phi lý, luôn luôn phản kháng. Phản kháng để tồn tại.
Con nguoi da phan khang va chien thang dai dich nhu the nao? hinh anh 3 images.jpg
Nhà văn Albert Camus.
Trong tiểu thuyết Dịch hạch của Camus, con người đã đấu tranh và dịch bệnh cuối cùng đã kết thúc trong thành phố. Thế nhưng, quá trình phát triển của con người không dừng lại ở đó, và song hành cùng diễn tiến ấy chính là sự tồn tại của vi trùng, như lời bác sĩ Bernard Rieux đã nói trong đoạn cuối cuốn tiểu thuyết:
"Vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn. Nó có thể nằm yên hàng chục năm trong đồ đạc, quần áo, nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn buồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng, trong khăn mùi xoa và các đống giấy mà..., và một ngày nào đó, để gây tai hoạ cho con người và dạy họ bài học, dịch hạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở một đô thành nào đó đang sống trong hạnh phúc và phồn vinh".
Đến hôm nay, khi loài người đang tiếp tục phải đối mặt với dịch bệnh, Dịch hạch vẫn mang đậm hơi thở thời đại. Vi trùng sẽ vẫn tồn tại, sẽ tỉnh giấc bất kỳ lúc nào, nhưng con người cũng chưa bao giờ đầu hàng, vẫn đang tiếp tục chiến đấu. Và kết quả của Dịch hạch không chỉ thể hiện niềm hy vọng, tin tưởng của tác giả đối với loài người, nó còn là hồi chuông đánh thức tính đấu tranh, dấn thân của con người.
Sách hay 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

THĂM CỰU BINH GẠC MA SỐNG SÓT SAU THẢM SÁT


Nguyễn Xuân Diện
Chiều muộn hôm nay 14/3/2018 nhờ nhân duyên qua nữ sĩ Trang Hạnh Nguyễn mà mấy anh chị em gồm Phương Bích, Phan Khang, nhà văn Canh Tranthanh và tôi đến thăm một cựu binh Gạc Ma 14/3/1988 sống sót trở về. Hiện anh sống tại khu Niềm Xá, TP Bắc Ninh.
Anh là Nguyễn Sĩ Minh, sinh năm 1963, quê quán Thanh Chương, Nghệ An là bộ đội công binh trên tàu HQ 604 may mắn trồi lên lặn xuống tránh được làn đạn của bọn Tàu, rồi trôi dạt trên biển và được tàu HQ 505 cứu vớt đưa về bệnh viện Phú Khánh. Cuộc thảm sát kinh hoàng ấy đã gây một sang chấn lớn khiến trí tuệ và tri giác của anh không còn bình thường nữa. Câu chuyện với anh phải chắp nối mới hiểu được đôi ba phần.
Anh không được hưởng chế độ gì và từ khi xuất ngũ năm 1991 đến nay làm nghề phụ hồ kiếm sống, tháng được 2 triệu đồng. Hai cha con anh đã hai lần bị cai quỵt tiền, mất khoảng 10 triệu vào năm ngoái. Không ai trong chính quyền địa phương hỏi thăm đến anh kể cả những ngày này, trừ lần duy nhất là năm ngoái một tổ chức gì đó trung ương chuyển tới anh một số tiền qua cơ quan trực thuộc của tỉnh Bắc Ninh.
Thăm anh và trò chuyện với anh chị để lại trong chúng tôi nỗi ngậm ngùi thương cảm. Thảm sát Gạc Ma giết chết 64 chiến sĩ chỉ trong vài phút, 9 người khác bị bắt đưa về Trung Quốc giam giữ và đày đoạ 4 năm 5 tháng 15 ngày rồi thả về nhờ sự can thiệp của Hội chữ Thập đỏ quốc tế can thiệp. Anh Sỹ Minh còn sống, không bị bắt tù, nhưng trận thảm sát đã làm anh không còn bình thường.
Ngậm ngùi chiều Kinh Bắc... Ngậm ngùi lính Gạc Ma... Ngậm ngùi thế sự....
________________
Trần Thanh Cảnh: CỰU BINH GẠC MA
Không thể ngờ được là trên quê hương mình vẫn còn một cựu binh Gạc Ma đang sinh sống. Anh Nguyễn Sỹ Minh. Quê gốc Nghệ An, lấy vợ làng Niềm, Bắc Ninh nên ở lại đây. Hôm nay lên thăm anh mà ngậm ngùi quá. Chắc do dư chấn của trận tàn sát kinh hoàng đó mà giờ đây anh lúc tỉnh lúc mê. Có lúc nói lẫn linh tinh.Thế mà vẫn phải đi phu hồ, bởi cả nhà cũng không còn nguồn sống nào. Anh ấy không có một khoản trợ cấp hàng tháng nào. Đất nông nghiệp làng Niềm đã thu hồi hết, có vài trăm triệu gửi ngân hàng rút tiêu dần. Hai đứa con trai làm công nhân, tháng vài triệu tiền lương đủ đút vào mồm. Vợ anh ấy còn nhận thêm việc đưa đón các cháu nhỏ xung quanh đi học để kiếm thêm mỗi tháng 500k chi tiêu...
Chia tay, ôm vai người cựu binh gầy guộc mà buồn vô hạn. Làm được gì cho anh ấy bớt khó khăn đây. Một chút quà an ủi thì ý nghĩa gì đâu. Chỉ biết dặn anh giữ gìn sức khỏe.
Bất lực. Buồn kinh khủng.
Chùm ảnh chiều nay, tại gia đình cựu binh Nguyễn Sỹ Minh, người sống sót sau thảm sát Gạc Ma ngày này 30 năm trước:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu binh Gạc Ma và ký ức hơn 1.000 ngày đày ải trong nhà tù Trung Quốc Chia sẻ



Dân trí 

Sống sót trong trận chiến lịch sử Gạc Ma - Trường Sa và trở về sau gần 4 năm bị giam tại nhà tù Trung Quốc, suốt 30 năm qua, cựu binh Lê Minh Thoa vẫn nhớ như in trận hải chiến đẫm máu năm ấy đã cướp đi mạng sống của 64 đồng đội.

Cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa là 1 trong 9 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam may mắn còn sống sót trong trận chiến Gạc Ma - Trường Sa (14/3/1988). Giờ đây, anh Thoa quay về với cuộc sống đời thường, mở quán phở mang tên Gạc Ma - Trường Sa để mưu sinh cùng cha mẹ và vợ con.
Những người lính bất tử bảo vệ đảo Gạc Ma
Ngôi nhà nhỏ ở số 5D Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), nơi cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa cùng gia đình sinh sống được gia đình bài trí rất đơn giản để dành chỗ để bàn ghế bán phở. Ngôi nhà nhỏ nay là quán phở với cái tên rất đặc biệt, phở Gạc Ma - Trường Sa.
Bên trong quán phở, những bức hình lưu niệm về cột mốc chủ quyền, người lính hải quân, bằng khen… đặc biệt là tấm hình anh chụp chung cùng 8 đồng đội trở về sau trận chiến lịch sử Gạc Ma được treo ở vị trí trang trọng. Với cựu binh Lê Minh Thoa, đó không đơn giản chỉ là kỷ niệm mà còn là những ký ức vô giá, nhắc anh nhớ về những người đồng đội đã mãi mãi ra đi không trở về.

Cựu binh Lê Minh Thoa (hàng ngồi, thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh cùng 8 đồng đội (mặc quân phục hải quân) sau khi trở về từ nhà tù Trung Quốc.
Cựu binh Lê Minh Thoa (hàng ngồi, thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh cùng 8 đồng đội (mặc quân phục hải quân) sau khi trở về từ nhà tù Trung Quốc.
Lê Minh Thoa sinh ra trên vùng đất võ Tây Sơn (tỉnh Bình Định). Năm 18 tuổi, anh Thoa rời quê hương, bắt đầu học sửa chữa máy móc tàu thủy, rồi được nhận nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa. Ngày 11/3/1988, anh Thoa nhận lệnh tăng cường vận tải cho tàu HQ 604 ra đảo Gạc Ma - Trường Sa (Việt Nam).
Là lính hải quân, được nhận nhiệm vụ trên biển là cả một niềm tự hào, anh Thoa háo hức lên đường. Anh Thoa kể: “Tàu chạy gần 2 ngày 3 đêm, đến 16h chiều 13/3/1988 thì thả neo cách đảo Gạc Ma chỉ chừng 500 mét. Thế nhưng vài chục phút sau, chúng tôi thấy một tàu Hải quân Trung Quốc chạy về phía đảo Gạc Ma, liên tục mở loa phóng thanh phát oang oang bằng giọng lơ lớ những câu cho rằng đảo Gạc Ma là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, yêu cầu Việt Nam phải rời đảo. Các chiến sĩ của ta đều bỏ ngoài tai những điều phi lý, tiếp tục triển khai nhiệm vụ. Đến 12h đêm, khi thủy triều xuống, chúng tôi đưa vật liệu xây dựng và lương thực lên đảo, đồng thời cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma”.
Sáng sớm ngày 14/3/1988, nhìn thấy lá cờ Tổ quốc của Việt Nam tung bay trên đảo Gạc Ma, quân Trung Quốc tràn lên đảo, tấn công giật cờ Việt Nam. Anh em chiến sĩ của ta vẫn kiên quyết đấu tranh bảo vệ cờ, bảo vệ đảo. Nhưng trong trận chiến không cân sức ấy, lính Trung Quốc quá đông, lại được trang bị hỏa lực mạnh, nên nhiều chiến sĩ đã gục ngã dưới lá cờ Tổ quốc.
Cựu binh Lê Minh Thoa (trái) chụp hình cùng đồng đội trong đại lễ cầu siêu, tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn và 64 liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma - Trường Sa.
Cựu binh Lê Minh Thoa (trái) chụp hình cùng đồng đội trong đại lễ cầu siêu, tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn và 64 liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma - Trường Sa.
“Chỉ 15 phút, 3 tàu chiến Trung Quốc đồng loạt nã pháo sang các tàu HQ 604, HQ 605, HQ 505 của Hải Quân Việt nam. Riêng tàu HQ 604 bị cháy ca bin ngay quả pháo đầu tiên, lập tức mất liên lạc. Trung Quốc nã pháo như mưa, chẳng mấy chốc cả 3 tàu của ta bị cháy rồi chìm. Sau khi tàu chìm, quân lính Trung Quốc không chịu buông tha, cứ phát hiện người nào của ta còn sống mà ngoi lên mặt nước thì lập tức chúng xả súng liên hồi cho đến chết”, anh Thoa đau đớn hồi tưởng.
Hơn 1.000 ngày đày ải trong nhà tù Trung Quốc
Theo anh Thoa kể, khi đó anh bị thương ở chân, bỏng lưng nhưng may vớ được 2 quả bí để làm phao. Mỗi khi xuồng máy lính Trung Quốc đến gần, anh lại lặn sâu xuống biển nên không bị bắn. Trôi dạt tự do đến 5h chiều cùng ngày, tưởng như cái chết đã cận kề, anh Thoa bỗng thấy một tàu ở phía xa chạy tới. Nghĩ mình sẽ được cứu, nào ngờ khi tàu lại gần, nhìn thấy chữ Trung Quốc in trên mạn tàu, anh nhắm mắt lại và nghĩ đến cái chết.

Cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa nay bán phở mưu sinh.
Cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa nay bán phở mưu sinh.
“Tàu Trung Quốc thả xuồng cùng 3 lính chạy đến gần chỗ tôi, ra dấu hiệu cho tôi đầu hàng. Khi thấy tôi ôm 2 quả bí, chúng nghĩ tôi ôm bom nên không dám đến gần rồi chúng bắn dọa. Tôi nghĩ đầu hàng cũng chết nên quyết không giơ tay. Sau đó, chúng dùng cây sào móc kéo tôi lên xuồng, bịt mắt, trói tay chở đến tàu. Lúc tỉnh dậy, tôi đã thấy nằm bên cạnh mình là 8 đồng đội bị trói chặt tay, nằm xếp hàng, trên người bê bết vết máu vì trúng đạn”, anh Thoa nhớ lại.
Khi bị giam giữ tại nhà tù Lôi Châu, anh Thoa cùng 8 đồng đội bị nhốt riêng biệt, mỗi tuần chỉ có 2 bữa cơm đạm bạc, còn lại toàn cháo trắng. Lính Trung Quốc bắt anh cùng đồng đội lao động rất nặng nhọc như làm đường, đổ bê tông, chẻ củi…
Đến năm 1989, Hội Chữ thập đỏ Quốc tế đến nhà tù và tiếp cận được những người lính Việt Nam bị Trung Quốc bắt nhốt ở đây. Cuối tháng 8/1991, anh Thoa cùng các đồng đội được trao trả về nước. Mãi đến khi đó, anh Thoa mới biết rằng trong trận huyết chiến đó có 64 chiến sĩ của ta đã hy sinh.
“Lúc đó, đoàn Hội Chữ thập đỏ nói với chúng tôi rằng chắc chắn giữ được mạng sống, nhưng về nước hay không thì phải tùy thuộc nhiều thứ. Mỗi người chúng tôi được phép viết vài dòng vào tờ giấy (không quá 24 chữ cái) để gửi lời đến gia đình. Tôi chỉ viết rằng, con ở đây vẫn khỏe, bố mẹ yên tâm, với mong muốn gia đình ở quê sẽ có chút tin tức về tôi”, anh Thoa nói.
Từng lập bàn thờ con…
Nhớ về những ngày tháng cũ, bà Lê Thị Mười, mẹ anh Thoa bùi ngùi: “Trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, ở quê nhà gia đình nghe tin tàu của con tôi đã bị Trung Quốc bắn chìm, các chiến sĩ bị chết, gia đình đau xót. Gia đình nhận giấy báo tử nên đã lập bàn thờ thằng Thoa. Thế mà gần 4 năm sau, thằng Thoa còn sống quay trở về. Đó là điều kỳ diệu lớn nhất của gia đình tôi”.
Quán phở với cái tên đặc biệt phở Gạc Ma - Trường Sa để anh tưởng nhớ đến những đồng đội đã ra đi mãi mãi không trở về.
Quán phở với cái tên đặc biệt phở Gạc Ma - Trường Sa để anh tưởng nhớ đến những đồng đội đã ra đi mãi mãi không trở về.
Giờ đây, trở về cuộc sống đời thường, anh Thoa mở quán phở tại nhà để mưu sinh cùng cha mẹ và vợ con. Anh đặt tên quán phở là Gạc Ma - Trường Sa để nhớ về những người đồng đội mãi mãi không bao giờ trở về. Suốt 30 năm qua, người cựu binh ấy vẫn chưa thôi đau đáu về những tháng ngày lịch sử.
“Làm sao có thể quên được! Tôi hằng đêm vẫn mơ thấy những đồng tôi chiến đấu kiên cường đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ đảo Gạc Ma”, anh Thoa bùi ngùi.
Đặc biệt, giờ đây niềm vui của ông chủ quán phở Gạc Ma - Trường Sa là anh đã được công nhận là thương binh. “Từ năm 2013, khi trái gió trở trời vết thương cũ tái phát nên đi khám bác sĩ phát hiện thêm hai mảnh đạn còn găm ở đầu và bả vai. Có lẽ, trước đây máy móc chưa hiện đại nên không phát hiện được những vết thương này, khi làm hồ sơ giám định lúc ấy chỉ thương tật 11%, chế độ chỉ nhận 1 lần. Sau nhiều lần gõ cửa cơ quan chức năng và nhờ báo chí lên tiếng, tôi được giám định lại thương tật với kết quả 29%. Cuối năm 2017 khi hoàn tất hồ sơ, tôi đã được công nhận thương binh. Vậy là ước nguyện bao năm đã thành sự thật”, anh Thoa xúc động.
Doãn Công

Phần nhận xét hiển thị trên trang