Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020
Hà Nội – Đêm mất ngủ vì cô gái nhiễm Covid-19 trở về từ châu Âu
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Gia Tài Của Mẹ - Miền Nam VNCH - Nhạc: VC Trịnh Công Sơn- Ca sĩ: Khánh Ly
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nghệ An bác bỏ 'tin xuyên tạc' về tượng Lenin ở thành phố Vinh
Tỉnh Nghệ An cho biết tượng Lenin cao 3 mét đúc ở Nga sẽ được đưa về thành phố Vinh khi dự án hoàn thành dự kiến vào cuối tháng 3 năm nay.
Theo thông tin công bố cho báo Việt Nam hôm cuối tuần qua, đây là công trình "đã được sự đồng ý của Trung ương, của tỉnh Nghệ An" và thành phố Vinh đang triển khai xây dựng.
Dự kiến tượng đài sẽ đặt ở Ngã 5 của thành phố với tổng diện tích dự án khoảng 4.300 m2.
Phần xây của Nghệ An là bệ tượng, còn bức tượng - không rõ là mới hay cũ - sẽ do phía Nga trao tặng.
"Tượng có chiều cao 3m, đúc bằng đồng, được chế tác tại tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, sau đó vận chuyển về Nghệ An," báo Việt Nam trích đăng từ tỉnh ủy Nghệ An.
"Công trình này thể hiện mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An - quê hương Bác Hồ vĩ đại và tỉnh Ulyanovsk - quê hương của Lênin, vị lãnh tụ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Nga."
Hôm 24/02, báo Công an Nhân dân có bài nói:
"Một dân tộc dựa vào những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đấu tranh giành độc lập, giải phóng áp bức và đã thành công như Việt Nam thì việc xây dựng, đặt tượng đài của V.I Lenin cũng là hợp lẽ trong dòng chảy lịch sử."
Đánh giá về Lenin hay về chính quyền hiện nay?
Trên mạng xã hội Việt Nam thời gian qua đã có một số ý kiến phê phán công trình này.
Việc đầu tiên bị nêu ra là chi phí cao cho công trình ở một tỉnh nghèo.
Báo Thanh Niên xác nhận rằng kinh phí xây dựng vườn hoa, đài phun nước cho công trình này lên đến hơn 8 tỷ VND.
Nay, báo Việt Nam nói "lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định thông tin trên mạng xã hội những ngày qua không chính xác, xuyên tạc với dụng ý xấu".
Tuy nhiên, tỉnh ủy Nghệ An không nói "thông tin không chính xác" đó là gì.
Lý do thứ hai, theo những người chỉ trích, là sự lỗi thời của nhân vật Lenin, biểu tượng của mô hình cộng sản ưa bạo lực ở Nga sau 1917.
Một bài đăng trên báo tiếng Việt ở Hungary hồi 2014, được Diễn đàn BBC Tiếng Việt đăng lại, cho rằng tôn thờ Stalin hay Lenin đều là "sùng bái cá nhân mù quáng".
Ngoài ra, "Lenin trước sau như một ủng hộ sự áp dụng bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết và tiên quyết để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị".
"Sự độc đoán và phi dân chủ đó của ông đã khiến cả những gương mặt lớn, cùng lý tưởng - như Rosa Luxemburg, hay văn hào Maxim Gorky - phải 'kêu trời".
Sau khi Liên Xô giải tán, nhiều nước cộng hòa từng thuộc liên bang đã cho kéo đổ tượng Lenin, coi đó là biểu tượng của nền thống trị áp bức từ Moscow.
Hồi 2017, nhiếp ảnh gia Niels Ackermann và nhà văn Sebastien Gober cho ra cuốn 'Đi tìm Lenin' nói về hiện tượng hàng nghìn tượng Lenin bị xóa ở Ukraine.
Tuy thế, cũng có hiện tượng "ngược dòng" như hồi 2018 ở Tajikistan.
Theo Radio Ozodi, một pho tượng Lenin từng bị gãy tay ở Shahritus, miền Nam Tajikistan, được hội đồng Hồi giáo địa phương quyên tiền để trùng tu.
Ngoài khu vực Liên Xô cũ, hiện ở Tampere, Phần Lan, vẫn có một bảo tàng Lenin.
Còn tại chính nước Nga, dư luận về Lenin vẫn chia rẽ, và một số tiếp tục ủng hộ để thi hài ông trong lăng tại Moscow, nhưng con số đông đảo hơn muốn đưa đi chôn.
Theo RT.com hồi tháng 9/2017, điều tra dư luận tháng 4 năm đó nói 58% dân Nga muốn đưa Lenin đi cải táng một cách đúng đắn.
Dòng ý kiến này cho rằng cách duy trì xác ướp của người đã quá cố là không phù hợp với phong tục Chính Thống giáo của Nga.
Nhìn chung, di sản tàn khốc của thời kỳ chế độ cộng sản hình thành ở Liên Xô vẫn gây chia rẽ ngay trong dân chúng và trí thức Nga.
Mới đây nhất, thẩm phán Tòa Hiến pháp Nga, Konstantin Aranovsky nói nước Nga ngày nay không nên "tiếp quản các di sản tội ác của chế độ cộng sản thời Liên Xô". (xem bài)
Sự hiện diện của Lenin qua tượng tại Hà Nội và trong sách báo, tranh ảnh của nhà nước Việt Nam lại có ỵ́ nghĩa hơi khác.
Đó là việc khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất, toàn bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức vẫn theo đường lối Leninist.
Về mặt căn hóa, hiện tượng này có vẻ ngày càng mang tính tín ngưỡng bản địa ở VN hơn là có liên quan đến chuyển biến lịch sử hậu Xô - Viết ở châu Âu và khu vực Liên Xô cũ.
Việc 'làm riêng' trong nỗ lực tôn thờ các nhân vật cộng sản châu Âu cũng diễn ra hồi 2017 khi Học viện Cảnh sát Nhân dân ở Hà Nội khánh thành tượng Felix Dzerzhinsky, người gốc Ba Lan, lãnh đạo đầu tiên của ngành công an khét tiếng của Liên Xô.
Bản thân tượng Dzerzhinsky bị đưa ra khỏi các công sở ở Nga sau 1991 và ông bị lên án ở quê hương Ba Lan sau 1989.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga 'ủng hộ đưa Thượng Đế' vào Hiến pháp
Báo Nga cho hay lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Gennady Zyuganov, ủng hộ đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin đưa Thượng Đế vào hiến pháp sửa đổi.
Hiện những điều sửa đổi với Hiến pháp Nga năm 1993 đang được bàn thảo trong Viện Duma để đưa ra trưng cầu dân ý ngày 22/04 năm nay.
Các thủ tục này được cho là chỉ mang tính hình thức và mọi đề xuất của ông Putin nêu ra sẽ trở thành phần chính của Hiến pháp bản mới.
Theo trang RT (03/03/2020), Đại Giáo chủ Moscow, Ngài Kirill chính là nhân vật chủ chốt vận động đưa câu nói đến Thượng Đế, hoặc Chúa Trời, vào Hiến pháp, lần đầu từ 1917.
Ngài Kirill cũng là vị giáo phẩm cao cấp nhất của Chính Thống giáo ở Nga, và luôn ủng hộ tổng thống Putin.
Tuy thế, chính ngài Kirill lại cho rằng khái niệm Thượng Đế, hay Đấng Tối cao, có thể được hiểu là vị chủ thể của các tôn giáo khác nữa, không nhất thiết chỉ của Ki Tô giáo.
Cũng theo RT, ý tưởng này được cả lãnh đạo Hội đồng Hồi giáo Nga, ngài Talgat Tadzhuddin và lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, ông Gennady Zyuganov ủng hộ.
Từ cộng sản đến tín ngưỡng Ki Tô
Có vẻ như sự ủng hộ của ông Putin, cựu sĩ quan KGB, và ông Zyunganov, lãnh đạo cộng sản đối với Chúa Trời chỉ gây ngạc nhiên với báo chí Phương Tây.
Tuần này, một số báo Anh và Mỹ nhấn mạnh về "sự ủng hộ cho điều khoản nhắc đến Chúa Trời trong tân hiến pháp Nga" như cách ông Puytin hướng về chủ nghĩa bảo thủ Nga.
Còn trên thực tế ở Nga, đây là một quá trình diễn ra từ lâu, và nổi rõ lên trong những năm gần đây.
Sau năm 1991, những người cộng sản Nga đã tìm đến tín ngưỡng truyền thống.
Con số cựu đảng viên, thân nhân của họ, đi lễ nhà thờ Chính Thống giáo ngày càng nhiều, khiến Đảng Cộng sản Nga gần lại với đạo truyền thống của người Nga.
Năm 2012, ông Gennady Zyuganov đã nêu ra lời kêu gọi Đảng và Giáo hội Chính Thống "đoàn kết với nhau".
Giáo hội Chính Thống Nga cũng vui vẻ đón nhận sự ủng hộ của Đảng Cộng sản vốn là tổ chức không còn ảnh hưởng như trước - tuổi trung bình của đảng viên là 56.
Hiện có 2/3 người Nga nói họ theo Chính Thống giáo, nhưng cũng 63% trong số này không đi nhà thờ, theo bài trên trang Russia Beyond của Oleg Yegorov hồi 2017.
Vị thế của Giáo hội do vậy lớn hơn hẳn Đảng Cộng sản Nga mà hiện chỉ có 160 nghìn.
Năm 2014, Ngài Kirill đã tặng Huân chương Vinh quang cho ông Zyuganov nhân dịp sinh nhật 70 của ông.
Tới năm 2016, nhân 25 năm ngày Liên Xô tan rã, ông Zyuganov nhắc lại một câu nhiều đảng viên cộng sản Nga chia sẻ, rằng "Chúa Giê Su chính là người cộng sản đầu tiên".
Theo các báo Nga và châu Âu, ông Zyuhanov đã không chỉ một lần coi "những người cộng sản và Giáo hội Chính thống có trách nhiệm thiêng liêng" là cùng hợp tác.
Ông Zyuganov nói, cả hai tổ chức này đều "chia sẻ trách nhiệm chung, và có chung kẻ thù".
Kẻ thù chung của họ là các thói hư tật xấu trong xã hội hiện đại, chủ nghĩa tự do kiểu Phương Tây, thói sinh hoạt tình dục buông thả, và khái niệm nhân quyền, theo một bài diễn văn của ông.
Việc Đảng Cộng sản ủng hộ Chúa Trời và lối sống truyền thống Nga, chống lại Phương Tây chắc chắn sẽ giúp cho bản hiến pháp sửa đổi của Nga được thông qua dễ dàng hơn.
Bản thân ông Putin sẽ yên tâm về điều này.
Vì hồi 1993, khi hiến pháp được Tổng thống Boris Yeltsin đem ra thực hiện, nó bị Đảng Cộng sản Nga phản đối kịch liệt, cho là "bắt chước mô hình Phương Tây".
Cũng cần nhắc rằng đảng cộng sản từng bị ông Yeltsin ra lệnh cấm hoạt động sau khi Liên Xô tan rã (1991) nhưng toà hiến pháp Nga hủy lệnh của tổng thống.
Trong sự kiện gọi là 'Khủng hoảng hiến pháp 1993', phe cộng sản Nga tìm cách hạ bệ tổng thống qua các thủ tục trong Viện Duma.
Vào tháng 9/1993, ông Yeltsin đã giải tán Viện Duma do phe cộng sản kiểm soát, cho quân đội vào cuộc, khiến 187 người bị giết và 487 bị thương.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
HỒN NHIÊN - TINH TẾ - BẢN NĂNG TRONG THƠ THANH TÙNG
NGUYỄN VŨ TIỀM
Nhắc đến nhà thơ Thanh Tùng là nghĩ ngay đến bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc, một ca khúc được phổ biến rất rộng rãi. Ông viết bài thơ ấy nhân có chuyện buồn về tình yêu, tất nhiên không hề nhằm mục đích gửi đăng báo. Thanh Tùng luôn hồn nhiên như thế. Hồi ông làm biên tập thơ ở tạp chí Tài Hoa Trẻ, ông nhiều tuổi nhất cơ quan nhưng tính tình lại hồn nhiên trẻ trung nhất cơ quan.
1. Bản tính hồn nhiên là điểm nổi bật nhất trong thơ Thanh Tùng, điều này có thể thấy trong hầu hết các bài thơ.
Không có trẻ thơ thành phố cũng già đi
Ta cũng già đi vì thiếu những điều vô lý
(Nỗi nhớ trẻ thơ)
Câu trên là một nhận xét bình thường không có gì đặc biệt, nhưng câu dưới hơi bị “quan ngại”. Bài thơ viết về thành phố Hải Phòng năm 1972, năm mà máy bay Mỹ hàng ngày đánh phá thành phố rất ác liệt và thả thủy lôi dày đặc phong tỏa cảng và các cửa sông. Tất cả mọi người đều rời thành phố đi sơ tán chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại nên thành phố thiếu vắng trẻ em. Trong hoàn cảnh như thế, nếu nhớ các em quá và có ý thơ hay về trẻ em thì cũng điều chỉnh cho dễ chấp nhận, chứ người chín chắn cẩn trọng khó có thể viết “ta già đi vì thiếu những điều vô lý”, câu thơ dễ bị quy chụp này nọ về tư tưởng hay ít ra cũng không thể phổ biến được. Nhưng Thanh Tùng thì cứ hồn nhiên vậy bởi ông viết để đọc cho bạn bè nghe chứ không nhằm để đăng báo và như thế ông có câu thơ hay.
Bài “Viên gạch ở Hàng Thao” có câu rất ấn tượng:
Bỗng tôi tin một điều có thật
Tôi đập viên gạch vỡ
Một dòng máu tươi sẽ túa ra thắm đỏ
Ông “tin một điều có thật” mà không bao giờ có thật cả bởi dù anh đập đến ngàn viên gạch vỡ cũng chả tìm thấy một giọt máu chứ chưa nói “một dòng máu tươi sẽ túa ra thắm đỏ”. Người bản tính cẩn trọng sẽ viết thật hơn chứ khó có thể tưởng tượng đến như thế. Nhưng Thanh Tùng đã chứng kiến cái chết của nhiều đồng đội, đồng bào mà thi thể lẫn trong đống gạch vỡ ấy, máu của họ thấm vào những viên gạch ngói vỡ nát, với bản tính hồn nhiên và cái nhìn trực giác ông đã viết được câu thơ tưởng như không thể có mà hóa ra sống động tươi ròng và hay đến thế. Trong bài thơ “Thời hoa đỏ” nổi tiếng của ông:
Hoa như mưa rơi rơi
Như tháng ngày xưa ta dại khờ
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say.
Bài thơ này ông cũng viết giữa những năm chiến tranh ác liệt, trong bối cảnh bom đạn lửa khói hồi ấy những “dại khờ”, “đắm say” nhìn chung là rất khó xuất hiện trên báo, nhưng Thanh Tùng vẫn cứ hồn nhiên mặc cho cảm xúc tuôn trào. Năm 1977 nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh về công tác tại Hải Phòng đến thăm Thanh Tùng nghe đọc bài này, ông rất thích nhưng thấy khó đăng. Ông đã ra ga, ngồi chờ tàu, nghĩ ngợi thế nào, ông lại chạy bộ trở lại nhà Thanh Tùng cầm bài thơ về rồi tìm cách cho đăng ở Văn nghệ Quân đội. Năm 1989, nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng mang theo bài thơ này trong chuyến đi thực tế sáng tác ở Liên Xô cũ và phổ nhạc cũng là chuyện rất tình cờ. Cả bài thơ “Thời hoa đỏ” là cảm xúc tiếc nuối, đau buồn nhưng không bi lụy; xa xót mà vẫn vững vàng. Những điều ấy được thể hiện một cách hồn nhiên.
Trường hợp bài “Sám hối”:
Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích
Ghì con về miền hoang lạnh xa xôi
Bỗng trong con xé ra đột ngột
Gió ùa vào ớn vắng đến chân da.
(Sám hối)
Người nào bước vào con đường thơ cũng phải khổ công luyện rèn tay nghề, phải gia công nghệ thuật, kỹ thuật cho tinh xảo, Thanh Tùng cũng vậy. Ở đoạn thơ trên đây, câu đầu “Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích” là sự vận dụng thủ pháp nghệ thuật, luyện công khá rõ. Liên tưởng giỏi nhưng công phu quá thành ra cầu kỳ; nước mắt là thật, nhưng “móc vào nhau thành sợi xích” thì hơi bị giả, vừa ưu điểm lại vừa khuyết điểm. Nhưng ngay câu thơ sau đó, ông lại trở về với cảm xúc mênh mang mơ hồ “miền hoang lạnh xa xôi” là rất Thanh Tùng. Hai câu sau cũng trở về trực giác quen thuộc “trong con xé ra đột ngột/ gió ùa vào ớn vắng đến chân da”, nét chân thực hồn nhiên không thể lẫn.
Luyện công để viết được câu “Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích” không khó lắm. Nhưng để viết được những câu hồn nhiên bình dị “miền hoang lạnh xa xôi”, “gió ùa vào ớn vắng đến chân da” mới thật là khó.
Câu thơ vừa ưu điểm vừa khuyết điểm nêu trên ở cái buổi nhà thơ còn “non trẻ”, nhưng sau đó, nhìn chung, nhà thơ Thanh Tùng có nhiều thành công trong việc kết hợp bản tính hồn nhiên và sự rèn luyện nghệ thuật thơ ca. Tôi rất ấn tượng những bài thơ về Hải Phòng của Thanh Tùng, mỗi câu thơ đều như được chiết xuất từ máu thịt của nhà thơ:
Hải Phòng ơi
Người đã nhận của tôi nước mắt mồ hôi
Rồi trả lại cho tôi những câu thơ lửa…
(Hải Phòng hôm nay)
Tôi đã tìm ra bao cung bậc buồn vui trong tiếng búa
Rắn lên cùng thép gang…
(Hải Phòng muối của đời tôi)
Đặc biệt nhất là bài “Mùi xưa”. Bài thơ có 18 câu, mở đầu:
Tôi đã rất xa mùi xưa
Xanh xao gọi mãi đến vô cùng…
Nhiều nhà thơ đã viết về kỷ niệm rất thành công, Thanh Tùng có lối thể hiện riêng, kết hợp “mùi xưa” gần mà xa cùng với “vô cùng” mênh mang và sâu thẳm.
Mẹ đi về xa xót gió mưa
Em đi về bay lượn trong mơ
Hoa đi về tan tác mùi xưa…
Không hẳn cụ thể và cũng không hẳn ra trừu tượng; thấp thoáng nét dáng nào đấy nhưng lại rất mơ hồ. Thơ viết được như vậy mới là cao thủ, mới khó. Và kết thúc:
Tôi không sao nuôi nấng nổi
Để ngày xưa lụi tàn
Chẳng còn mong trở lại
Âm thầm đổ nhớ xuống hôm nay.
Câu nào cũng hồn nhiên mới mẻ và gợi cảm đến lạ lùng. Câu cuối cùng: “Âm thầm đổ nhớ xuống hôm nay” là câu thơ thật hay.
Không có trẻ thơ thành phố cũng già đi
Ta cũng già đi vì thiếu những điều vô lý
(Nỗi nhớ trẻ thơ)
Câu trên là một nhận xét bình thường không có gì đặc biệt, nhưng câu dưới hơi bị “quan ngại”. Bài thơ viết về thành phố Hải Phòng năm 1972, năm mà máy bay Mỹ hàng ngày đánh phá thành phố rất ác liệt và thả thủy lôi dày đặc phong tỏa cảng và các cửa sông. Tất cả mọi người đều rời thành phố đi sơ tán chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại nên thành phố thiếu vắng trẻ em. Trong hoàn cảnh như thế, nếu nhớ các em quá và có ý thơ hay về trẻ em thì cũng điều chỉnh cho dễ chấp nhận, chứ người chín chắn cẩn trọng khó có thể viết “ta già đi vì thiếu những điều vô lý”, câu thơ dễ bị quy chụp này nọ về tư tưởng hay ít ra cũng không thể phổ biến được. Nhưng Thanh Tùng thì cứ hồn nhiên vậy bởi ông viết để đọc cho bạn bè nghe chứ không nhằm để đăng báo và như thế ông có câu thơ hay.
Bài “Viên gạch ở Hàng Thao” có câu rất ấn tượng:
Bỗng tôi tin một điều có thật
Tôi đập viên gạch vỡ
Một dòng máu tươi sẽ túa ra thắm đỏ
Ông “tin một điều có thật” mà không bao giờ có thật cả bởi dù anh đập đến ngàn viên gạch vỡ cũng chả tìm thấy một giọt máu chứ chưa nói “một dòng máu tươi sẽ túa ra thắm đỏ”. Người bản tính cẩn trọng sẽ viết thật hơn chứ khó có thể tưởng tượng đến như thế. Nhưng Thanh Tùng đã chứng kiến cái chết của nhiều đồng đội, đồng bào mà thi thể lẫn trong đống gạch vỡ ấy, máu của họ thấm vào những viên gạch ngói vỡ nát, với bản tính hồn nhiên và cái nhìn trực giác ông đã viết được câu thơ tưởng như không thể có mà hóa ra sống động tươi ròng và hay đến thế. Trong bài thơ “Thời hoa đỏ” nổi tiếng của ông:
Hoa như mưa rơi rơi
Như tháng ngày xưa ta dại khờ
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say.
Bài thơ này ông cũng viết giữa những năm chiến tranh ác liệt, trong bối cảnh bom đạn lửa khói hồi ấy những “dại khờ”, “đắm say” nhìn chung là rất khó xuất hiện trên báo, nhưng Thanh Tùng vẫn cứ hồn nhiên mặc cho cảm xúc tuôn trào. Năm 1977 nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh về công tác tại Hải Phòng đến thăm Thanh Tùng nghe đọc bài này, ông rất thích nhưng thấy khó đăng. Ông đã ra ga, ngồi chờ tàu, nghĩ ngợi thế nào, ông lại chạy bộ trở lại nhà Thanh Tùng cầm bài thơ về rồi tìm cách cho đăng ở Văn nghệ Quân đội. Năm 1989, nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng mang theo bài thơ này trong chuyến đi thực tế sáng tác ở Liên Xô cũ và phổ nhạc cũng là chuyện rất tình cờ. Cả bài thơ “Thời hoa đỏ” là cảm xúc tiếc nuối, đau buồn nhưng không bi lụy; xa xót mà vẫn vững vàng. Những điều ấy được thể hiện một cách hồn nhiên.
Trường hợp bài “Sám hối”:
Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích
Ghì con về miền hoang lạnh xa xôi
Bỗng trong con xé ra đột ngột
Gió ùa vào ớn vắng đến chân da.
(Sám hối)
Người nào bước vào con đường thơ cũng phải khổ công luyện rèn tay nghề, phải gia công nghệ thuật, kỹ thuật cho tinh xảo, Thanh Tùng cũng vậy. Ở đoạn thơ trên đây, câu đầu “Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích” là sự vận dụng thủ pháp nghệ thuật, luyện công khá rõ. Liên tưởng giỏi nhưng công phu quá thành ra cầu kỳ; nước mắt là thật, nhưng “móc vào nhau thành sợi xích” thì hơi bị giả, vừa ưu điểm lại vừa khuyết điểm. Nhưng ngay câu thơ sau đó, ông lại trở về với cảm xúc mênh mang mơ hồ “miền hoang lạnh xa xôi” là rất Thanh Tùng. Hai câu sau cũng trở về trực giác quen thuộc “trong con xé ra đột ngột/ gió ùa vào ớn vắng đến chân da”, nét chân thực hồn nhiên không thể lẫn.
Luyện công để viết được câu “Những giọt nước mắt móc vào nhau thành sợi xích” không khó lắm. Nhưng để viết được những câu hồn nhiên bình dị “miền hoang lạnh xa xôi”, “gió ùa vào ớn vắng đến chân da” mới thật là khó.
Câu thơ vừa ưu điểm vừa khuyết điểm nêu trên ở cái buổi nhà thơ còn “non trẻ”, nhưng sau đó, nhìn chung, nhà thơ Thanh Tùng có nhiều thành công trong việc kết hợp bản tính hồn nhiên và sự rèn luyện nghệ thuật thơ ca. Tôi rất ấn tượng những bài thơ về Hải Phòng của Thanh Tùng, mỗi câu thơ đều như được chiết xuất từ máu thịt của nhà thơ:
Hải Phòng ơi
Người đã nhận của tôi nước mắt mồ hôi
Rồi trả lại cho tôi những câu thơ lửa…
(Hải Phòng hôm nay)
Tôi đã tìm ra bao cung bậc buồn vui trong tiếng búa
Rắn lên cùng thép gang…
(Hải Phòng muối của đời tôi)
Đặc biệt nhất là bài “Mùi xưa”. Bài thơ có 18 câu, mở đầu:
Tôi đã rất xa mùi xưa
Xanh xao gọi mãi đến vô cùng…
Nhiều nhà thơ đã viết về kỷ niệm rất thành công, Thanh Tùng có lối thể hiện riêng, kết hợp “mùi xưa” gần mà xa cùng với “vô cùng” mênh mang và sâu thẳm.
Mẹ đi về xa xót gió mưa
Em đi về bay lượn trong mơ
Hoa đi về tan tác mùi xưa…
Không hẳn cụ thể và cũng không hẳn ra trừu tượng; thấp thoáng nét dáng nào đấy nhưng lại rất mơ hồ. Thơ viết được như vậy mới là cao thủ, mới khó. Và kết thúc:
Tôi không sao nuôi nấng nổi
Để ngày xưa lụi tàn
Chẳng còn mong trở lại
Âm thầm đổ nhớ xuống hôm nay.
Câu nào cũng hồn nhiên mới mẻ và gợi cảm đến lạ lùng. Câu cuối cùng: “Âm thầm đổ nhớ xuống hôm nay” là câu thơ thật hay.
2. Nét tinh tế trong thơ Thanh Tùng.
Về thời tiết “chuyển mùa” ông viết:
Một mặt lá mùa hè còn níu ở
Mặt kia thoáng đã thu đầy
Ta xanh lại trong ta từng hơi thở
Khi chạm vào thảng thốt heo may.
Trong một chiếc lá mà chứa đựng cả hai mùa là một quan sát tinh tế tài tình. Hai câu thơ trên có thể do khổ công rèn luyện mà đạt được, nhưng hai câu dưới thì rõ ràng trở lại nguyên khởi đặc tính hồn nhiên và tinh tế của Thanh Tùng: “Ta xanh lại trong ta từng hơi thở/ Khi chạm vào thảng thốt heo may”. Nói “chạm vào” thường là nghĩ đến vật gì có hình khối, nhưng “thảng thốt heo may” thì khó hình dung nó thế nào. Thật là tinh tế Thanh Tùng, khó lẫn với ai được.
Và khi mùa thu về, ngồi trong nhà nhìn ra mảnh vườn có hàng rào tre vạt nhọn, nhà thơ thấy gió thu mượt mà thổi qua đấy, ông cảm thấy làm sao làn gió kia tránh khỏi bị trầy xước:
Tôi van đấy mảnh giậu nghiêng trước cửa
Đừng sắc thế
Cứ xước lên mình của gió.
Nhà thơ phải thốt lên “tôi van đấy”, đủ biết ông yêu mùa thu biết chừng nào! Nét tinh tế ấy còn trở lại với nhà thơ Thanh Tùng trong bài “Sinh nhật”:
Ngày tôi ra đời gió chưa bị xước
Mọi bông hoa được nở hết mình.
(Sinh nhật)
Như vậy là từ khi nhà thơ có mặt trên cõi đời đến lúc viết bài thơ, thời gian ấy gió thu bị trầy xước nhiều lắm? Điều này khiến ta liên tưởng đến những cơn bão lốc thời cuộc hay những ngổn ngang oan trái từng bày ra trên cõi thế? Câu thơ hàm súc, nói được nhiều điều cả về thiên nhiên và xã hội.
Gió vô hình mà có lúc lại làm điểm tựa cho thi nhân:
Hỡi ngọn gió xưa thơ dại
Về đây cho vịn gió ơi
Một mình với bao chờ đợi
Mà như chẳng đợi chờ ai.
(Khát khao)
Đọc hai câu trên gật gù thấy hay, nhưng hai câu dưới còn hay hơn nữa “Một mình với bao chờ đợi/ Mà như chẳng đợi chờ ai”, một rung cảm nhẹ nhàng và mơ hồ. Lại nhớ câu thơ tuyệt vời của Xuân Diệu “Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Dường như chỉ tâm hồn đa cảm với dàn ăng ten vô cùng bén nhạy của thi nhân mới bắt được tần sóng tế vi ấy của tâm trạng mà thôi.
Nhà thơ Thanh Tùng có nhiều câu thơ bảng lảng mơ hồ:
Em ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu
Rồi hôn lên anh theo cách hôn dài của gió.
(Em và thu)
Thật khó hình dung “ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu” là ra làm sao mà chỉ cảm được phần nào mà thôi: một nhẹ nhàng êm ái đượm buồn chăng? Một gần gũi mà xa xôi chăng? Một xa xót tiếc nuối chăng?... Dẫu là gì thì tựu trung vẫn là một cung thẩm mỹ rung động đến nao lòng. Tôi có cảm tưởng như nếu vụng tay bổ sung thêm một chi tiết cụ thể dù rất nhỏ thôi, câu thơ sẽ đổ ngay.
Bài Chiều có những câu trong trẻo, đẹp đến lạ lùng:
Chiều căng ra ở giữa lòng buồm
Chiều vỡ vụn nơi đầu ngọn sóng
Chiều chết đuối nơi mắt người mong ngóng
Chiều nén đầy đáy giếng góc vườn hoang…
Rõ ràng ông không “tả chân” mà thiên về kỳ ảo. Chiều thuộc khái niệm thời gian, không cầm nắm được mà chỉ cảm nhận, ấy thế mà ông viết “chiều căng ra, vỡ vụn, chết đuối, nén đầy…” toàn những động từ mạnh vốn chỉ quan hệ với những sự vật rất cụ thể, khiến câu thơ sống động, uyển chuyển rất hấp dẫn. Phải có năng lực tưởng tượng, liên tưởng của thi tài, chứ đâu dễ gì viết được thế. Bài “Chiều” là lát cắt rất mỏng của thời gian mà đứng được qua nhiều giông bão thời cuộc.
Sự tinh tế cộng với sức liên tưởng phong phú tạo nên những câu thơ mới lạ:
Thôi rồi đứt nỗi hôm nay
Đành hẹn nối vào kiếp khác
Bây giờ tôi đi giật lùi
Tình yêu ở phía sau tôi.
(Bây giờ)
Hai câu trên làm tiền đề để nối tiếp đến hai câu thật đặc sắc ở dưới: nhà thơ đi giật lùi mong gặp được tình yêu ở phía sau. Ông vẫn muốn nối lại mối tình vừa tan vỡ hay sao? Là phỏng đoán vậy thôi chứ có thể có những ý hướng khác. Thơ hay là mở ra nhiều chiều liên tưởng, ở mỗi hoàn cảnh, mỗi thời gian không gian khác nhau, mỗi người có những liên tưởng khác nhau chứ đừng khuôn vào một cách cảm, cách hiểu. Tôi rất thích những bài thơ, câu thơ gây tranh cãi không hồi kết.
Đặc biệt đề tài về rượu, bài Gặp bạn cũ:
Rượu ấy bây giờ không có nữa
Chỉ còn trong đáy của hồn sâu
Ngày xưa ta ủ trong men dại
Bây giờ mới đủ để mà say
Cái hay trong thơ Thanh Tùng thường rất tự nhiên chứ ít thấy có dấu vết của gia công nghệ thuật, kỹ thuật. “Chỉ còn trong đáy của hồn sâu” là một ví dụ, câu này rất hay và viết được tự nhiên như thế thật là khó, vậy mà Thanh Tùng viết cứ nhẹ nhàng như không. Hoặc câu cuối:
Mỗi đứa lại vội vàng mấy ngả
Bao giờ trở lại uống nhau đây?
Người non tay thì có thể viết: “Bao giờ trở lại uống cùng nhau”. Nhưng Thanh Tùng viết “uống nhau”, thì rất… tửu khách và thi khách.
Nhiều câu thơ hồn nhiên tinh tế khác của ông đã in vào bộ nhớ của tôi:
- Em để lại trong tim tôi một mũi dao
Thi thoảng lại nhấn sâu thêm một chút
Tôi mang nó suốt đời,
Còn em thì không biết
Những mùa thu ướt máu vẫn đi về.
- Tôi rung lên mỗi khi chạm tới bóng cửa ô
Như chạm vào vai gày áo mẹ…
- Tôi có khóc đâu mà gió ướt
Mà nắng rát lên môi mặn chát…
- Tôi đã bị ít nhiều phản phúc
Sao bây giờ toàn nỗi nhớ thương sâu…
- Rượu không say chỉ đủ để buồn thôi…
- Gió tự do thổi rỗng mặt đường…
- Anh đọc được cả những điều nhân dân không nói…
- Anh đang ở trong ngôi nhà mà em đã mua với giá cả một đời cô đơn thiếu nữ. V.v…
Về thời tiết “chuyển mùa” ông viết:
Một mặt lá mùa hè còn níu ở
Mặt kia thoáng đã thu đầy
Ta xanh lại trong ta từng hơi thở
Khi chạm vào thảng thốt heo may.
Trong một chiếc lá mà chứa đựng cả hai mùa là một quan sát tinh tế tài tình. Hai câu thơ trên có thể do khổ công rèn luyện mà đạt được, nhưng hai câu dưới thì rõ ràng trở lại nguyên khởi đặc tính hồn nhiên và tinh tế của Thanh Tùng: “Ta xanh lại trong ta từng hơi thở/ Khi chạm vào thảng thốt heo may”. Nói “chạm vào” thường là nghĩ đến vật gì có hình khối, nhưng “thảng thốt heo may” thì khó hình dung nó thế nào. Thật là tinh tế Thanh Tùng, khó lẫn với ai được.
Và khi mùa thu về, ngồi trong nhà nhìn ra mảnh vườn có hàng rào tre vạt nhọn, nhà thơ thấy gió thu mượt mà thổi qua đấy, ông cảm thấy làm sao làn gió kia tránh khỏi bị trầy xước:
Tôi van đấy mảnh giậu nghiêng trước cửa
Đừng sắc thế
Cứ xước lên mình của gió.
Nhà thơ phải thốt lên “tôi van đấy”, đủ biết ông yêu mùa thu biết chừng nào! Nét tinh tế ấy còn trở lại với nhà thơ Thanh Tùng trong bài “Sinh nhật”:
Ngày tôi ra đời gió chưa bị xước
Mọi bông hoa được nở hết mình.
(Sinh nhật)
Như vậy là từ khi nhà thơ có mặt trên cõi đời đến lúc viết bài thơ, thời gian ấy gió thu bị trầy xước nhiều lắm? Điều này khiến ta liên tưởng đến những cơn bão lốc thời cuộc hay những ngổn ngang oan trái từng bày ra trên cõi thế? Câu thơ hàm súc, nói được nhiều điều cả về thiên nhiên và xã hội.
Gió vô hình mà có lúc lại làm điểm tựa cho thi nhân:
Hỡi ngọn gió xưa thơ dại
Về đây cho vịn gió ơi
Một mình với bao chờ đợi
Mà như chẳng đợi chờ ai.
(Khát khao)
Đọc hai câu trên gật gù thấy hay, nhưng hai câu dưới còn hay hơn nữa “Một mình với bao chờ đợi/ Mà như chẳng đợi chờ ai”, một rung cảm nhẹ nhàng và mơ hồ. Lại nhớ câu thơ tuyệt vời của Xuân Diệu “Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Dường như chỉ tâm hồn đa cảm với dàn ăng ten vô cùng bén nhạy của thi nhân mới bắt được tần sóng tế vi ấy của tâm trạng mà thôi.
Nhà thơ Thanh Tùng có nhiều câu thơ bảng lảng mơ hồ:
Em ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu
Rồi hôn lên anh theo cách hôn dài của gió.
(Em và thu)
Thật khó hình dung “ngã vào anh theo cách ngã của mùa thu” là ra làm sao mà chỉ cảm được phần nào mà thôi: một nhẹ nhàng êm ái đượm buồn chăng? Một gần gũi mà xa xôi chăng? Một xa xót tiếc nuối chăng?... Dẫu là gì thì tựu trung vẫn là một cung thẩm mỹ rung động đến nao lòng. Tôi có cảm tưởng như nếu vụng tay bổ sung thêm một chi tiết cụ thể dù rất nhỏ thôi, câu thơ sẽ đổ ngay.
Bài Chiều có những câu trong trẻo, đẹp đến lạ lùng:
Chiều căng ra ở giữa lòng buồm
Chiều vỡ vụn nơi đầu ngọn sóng
Chiều chết đuối nơi mắt người mong ngóng
Chiều nén đầy đáy giếng góc vườn hoang…
Rõ ràng ông không “tả chân” mà thiên về kỳ ảo. Chiều thuộc khái niệm thời gian, không cầm nắm được mà chỉ cảm nhận, ấy thế mà ông viết “chiều căng ra, vỡ vụn, chết đuối, nén đầy…” toàn những động từ mạnh vốn chỉ quan hệ với những sự vật rất cụ thể, khiến câu thơ sống động, uyển chuyển rất hấp dẫn. Phải có năng lực tưởng tượng, liên tưởng của thi tài, chứ đâu dễ gì viết được thế. Bài “Chiều” là lát cắt rất mỏng của thời gian mà đứng được qua nhiều giông bão thời cuộc.
Sự tinh tế cộng với sức liên tưởng phong phú tạo nên những câu thơ mới lạ:
Thôi rồi đứt nỗi hôm nay
Đành hẹn nối vào kiếp khác
Bây giờ tôi đi giật lùi
Tình yêu ở phía sau tôi.
(Bây giờ)
Hai câu trên làm tiền đề để nối tiếp đến hai câu thật đặc sắc ở dưới: nhà thơ đi giật lùi mong gặp được tình yêu ở phía sau. Ông vẫn muốn nối lại mối tình vừa tan vỡ hay sao? Là phỏng đoán vậy thôi chứ có thể có những ý hướng khác. Thơ hay là mở ra nhiều chiều liên tưởng, ở mỗi hoàn cảnh, mỗi thời gian không gian khác nhau, mỗi người có những liên tưởng khác nhau chứ đừng khuôn vào một cách cảm, cách hiểu. Tôi rất thích những bài thơ, câu thơ gây tranh cãi không hồi kết.
Đặc biệt đề tài về rượu, bài Gặp bạn cũ:
Rượu ấy bây giờ không có nữa
Chỉ còn trong đáy của hồn sâu
Ngày xưa ta ủ trong men dại
Bây giờ mới đủ để mà say
Cái hay trong thơ Thanh Tùng thường rất tự nhiên chứ ít thấy có dấu vết của gia công nghệ thuật, kỹ thuật. “Chỉ còn trong đáy của hồn sâu” là một ví dụ, câu này rất hay và viết được tự nhiên như thế thật là khó, vậy mà Thanh Tùng viết cứ nhẹ nhàng như không. Hoặc câu cuối:
Mỗi đứa lại vội vàng mấy ngả
Bao giờ trở lại uống nhau đây?
Người non tay thì có thể viết: “Bao giờ trở lại uống cùng nhau”. Nhưng Thanh Tùng viết “uống nhau”, thì rất… tửu khách và thi khách.
Nhiều câu thơ hồn nhiên tinh tế khác của ông đã in vào bộ nhớ của tôi:
- Em để lại trong tim tôi một mũi dao
Thi thoảng lại nhấn sâu thêm một chút
Tôi mang nó suốt đời,
Còn em thì không biết
Những mùa thu ướt máu vẫn đi về.
- Tôi rung lên mỗi khi chạm tới bóng cửa ô
Như chạm vào vai gày áo mẹ…
- Tôi có khóc đâu mà gió ướt
Mà nắng rát lên môi mặn chát…
- Tôi đã bị ít nhiều phản phúc
Sao bây giờ toàn nỗi nhớ thương sâu…
- Rượu không say chỉ đủ để buồn thôi…
- Gió tự do thổi rỗng mặt đường…
- Anh đọc được cả những điều nhân dân không nói…
- Anh đang ở trong ngôi nhà mà em đã mua với giá cả một đời cô đơn thiếu nữ. V.v…
3. Bản năng thơ – nét độc đáo của thơ Thanh Tùng.
Có nhiều người ngại từ bản năng (mà thay bằng năng khiếu), xem ra cũng có cơ sở. Nhưng với Thanh Tùng thì khác, ông bảo rằng, do hoàn cảnh khó khăn, éo le (cha mẹ chia tay nhau từ khi ông còn rất bé), nên không được học hành đến đầu đến đũa, bởi vậy đầu tiên là ông làm thơ theo bản năng rồi tự học. Khách quan mà nói, bản năng thi sĩ là của Trời phú, là vốn quý vô giá không gì có thể so sánh được. Có thể nói nhà thơ Thanh Tùng hơn người ở cái chất bản năng thơ ấy. Suy cho cùng thì hồn nhiên, tinh tế do bản năng mà có.
Nhìn chung, trong quá trình trưởng thành, học tập, rèn luyện, cùng với những ảnh hưởng môi trường, bản năng của con người dần được thay thế bằng tri thức, lý trí, tình cảm. Nhưng với Thanh Tùng thì bản năng thi sĩ được bảo toàn khá vững chắc và bền bỉ. Từ đấy giúp ông phát sinh một khả năng mới, rất đặc biệt đó là ứng tác thơ.
Trong một số cuộc vui, khi có người yêu cầu ứng tác thơ, không bao giờ ông từ chối. Ông đề nghị cử tọa “ra đề”. Khi nhận “đề” rồi, ông trầm ngâm một thoáng tìm thi tứ, sau đó ông hắng giọng đọc liền một mạch xong bài thơ. Tôi để ý thấy thơ ứng tác của ông không hề dễ dãi, mà có ý tứ khá mạch lạc rõ ràng, đôi khi thật bất ngờ có câu thơ mới lạ và hay. Giờ nghĩ lại thấy tiếc khi ấy không có máy ghi âm, không thể nhớ được, thật uổng phí. Nhưng may mắn tôi còn nhớ được vài bài ngắn. Ấy là trong một tiệc cưới, khi cha mẹ và cô dâu chú rể đến bàn tiệc cảm ơn khách và chụp ảnh, chú rể ngỏ ý muốn nhà thơ Thanh Tùng ứng tác bài thơ. Tôi lo cho ông, giữa ồn ào náo nhiệt, lại bừng bừng hơi men rượu, làm sao mà tỉnh táo tìm tứ thơ, rồi ngôn từ, hình ảnh nữa, bao nhiêu thứ chứ đâu phải chuyện đùa chơi… Nhưng tôi thấy ông gật gù vài giây rồi cầm đôi đũa giơ lên như định gắp cái gì, rồi ông đọc:
Chúc hai em
Với đôi đũa ngắn
Gắp được miếng hạnh phúc từ xa.
Mọi người vỗ tay tán thưởng, bài thơ với hình ảnh gần gũi, cụ thể mà có tầm khái quát thật đẹp.
Dường như thi tứ, ngôn từ, hình ảnh luôn thường trực trong con người ông, bất cứ lúc nào gọi là thơ bật ra ngay.
Ai từng làm thơ đều biết, để có được thi hứng, nung nấu tứ thơ, viết, sửa từng câu từng chữ, có khi hàng năm mới được bài thơ. Hồi còn nhỏ tôi mê Văn học Nga, đọc truyện ngắn “Nhà thơ ứng tác”, ấn tượng mãi đến giờ. Tôi nghĩ, người có khả năng ứng tác là một biệt tài Trời phú, trường hợp này trên thế giới vô cùng hiếm hoi. Nhưng đó là truyện, chắc hư cấu thôi, chứ dễ đâu có thật! Vậy mà giờ đây, ngay bên cạnh tôi, cùng làm việc với tôi là một nhà thơ ứng tác tài ba bằng xương bằng thịt, có thật một trăm phần trăm. Nhiều lúc tôi nhìn ông, chiêm ngưỡng ông, và thầm hỏi, con người bình dị vậy mà tài năng đặc biệt đến thế ư? Bí mật Trời phú cho được cất giấu ở chỗ nào vậy?
Và sau đây là bài thơ ứng tác nữa của ông, mà bạn bè ghi lại được vì ngắn. Bài này có in trong tuyển tập thơ Thanh Tùng mang tên “Không đề”.
Em đã tiêu đồng tiền vàng duy nhất
Trong “ngân hàng” xơ xác của tôi
Đã đến ngày tôi nơm nớp đợi
Chống chọi với từng cơn lay nhẹ
Rụng chiếc lá cuối cùng
Trong vườn Thượng Đế để dành cho tôi.
Từ “em” ở câu thơ đầu có lẽ không nhằm đến một người cụ thể nào mà là một biểu tượng, ta có thể hiểu như là cuộc đời chẳng hạn. Nhà thơ đã dâng tặng cuộc đời “đồng tiền vàng duy nhất” chính là nguồn thơ trong tâm hồn thi sĩ. Bài thơ như một điềm báo, “Chiếc lá cuối cùng trong vườn Thượng Đế” đã rụng, ông đã rời cõi thế hơn hai năm nhưng “Thời hoa đỏ” còn “dại khờ” và “đắm say” mãi mãi.
Nhà thơ Thanh Tùng là người của cửa biển Hải Phòng, cuối đời ông sống ở Sài Gòn, vốn quen với những cơn gió mạnh mẽ phóng túng (cả cuộc đời ông cũng vậy), thơ ông tài hoa khoáng đạt sâu sắc mới mẻ. Ông để lại dấu ấn thật đẹp đối với Thi đàn Việt Nam và trong lòng bạn yêu thơ.
Có nhiều người ngại từ bản năng (mà thay bằng năng khiếu), xem ra cũng có cơ sở. Nhưng với Thanh Tùng thì khác, ông bảo rằng, do hoàn cảnh khó khăn, éo le (cha mẹ chia tay nhau từ khi ông còn rất bé), nên không được học hành đến đầu đến đũa, bởi vậy đầu tiên là ông làm thơ theo bản năng rồi tự học. Khách quan mà nói, bản năng thi sĩ là của Trời phú, là vốn quý vô giá không gì có thể so sánh được. Có thể nói nhà thơ Thanh Tùng hơn người ở cái chất bản năng thơ ấy. Suy cho cùng thì hồn nhiên, tinh tế do bản năng mà có.
Nhìn chung, trong quá trình trưởng thành, học tập, rèn luyện, cùng với những ảnh hưởng môi trường, bản năng của con người dần được thay thế bằng tri thức, lý trí, tình cảm. Nhưng với Thanh Tùng thì bản năng thi sĩ được bảo toàn khá vững chắc và bền bỉ. Từ đấy giúp ông phát sinh một khả năng mới, rất đặc biệt đó là ứng tác thơ.
Trong một số cuộc vui, khi có người yêu cầu ứng tác thơ, không bao giờ ông từ chối. Ông đề nghị cử tọa “ra đề”. Khi nhận “đề” rồi, ông trầm ngâm một thoáng tìm thi tứ, sau đó ông hắng giọng đọc liền một mạch xong bài thơ. Tôi để ý thấy thơ ứng tác của ông không hề dễ dãi, mà có ý tứ khá mạch lạc rõ ràng, đôi khi thật bất ngờ có câu thơ mới lạ và hay. Giờ nghĩ lại thấy tiếc khi ấy không có máy ghi âm, không thể nhớ được, thật uổng phí. Nhưng may mắn tôi còn nhớ được vài bài ngắn. Ấy là trong một tiệc cưới, khi cha mẹ và cô dâu chú rể đến bàn tiệc cảm ơn khách và chụp ảnh, chú rể ngỏ ý muốn nhà thơ Thanh Tùng ứng tác bài thơ. Tôi lo cho ông, giữa ồn ào náo nhiệt, lại bừng bừng hơi men rượu, làm sao mà tỉnh táo tìm tứ thơ, rồi ngôn từ, hình ảnh nữa, bao nhiêu thứ chứ đâu phải chuyện đùa chơi… Nhưng tôi thấy ông gật gù vài giây rồi cầm đôi đũa giơ lên như định gắp cái gì, rồi ông đọc:
Chúc hai em
Với đôi đũa ngắn
Gắp được miếng hạnh phúc từ xa.
Mọi người vỗ tay tán thưởng, bài thơ với hình ảnh gần gũi, cụ thể mà có tầm khái quát thật đẹp.
Dường như thi tứ, ngôn từ, hình ảnh luôn thường trực trong con người ông, bất cứ lúc nào gọi là thơ bật ra ngay.
Ai từng làm thơ đều biết, để có được thi hứng, nung nấu tứ thơ, viết, sửa từng câu từng chữ, có khi hàng năm mới được bài thơ. Hồi còn nhỏ tôi mê Văn học Nga, đọc truyện ngắn “Nhà thơ ứng tác”, ấn tượng mãi đến giờ. Tôi nghĩ, người có khả năng ứng tác là một biệt tài Trời phú, trường hợp này trên thế giới vô cùng hiếm hoi. Nhưng đó là truyện, chắc hư cấu thôi, chứ dễ đâu có thật! Vậy mà giờ đây, ngay bên cạnh tôi, cùng làm việc với tôi là một nhà thơ ứng tác tài ba bằng xương bằng thịt, có thật một trăm phần trăm. Nhiều lúc tôi nhìn ông, chiêm ngưỡng ông, và thầm hỏi, con người bình dị vậy mà tài năng đặc biệt đến thế ư? Bí mật Trời phú cho được cất giấu ở chỗ nào vậy?
Và sau đây là bài thơ ứng tác nữa của ông, mà bạn bè ghi lại được vì ngắn. Bài này có in trong tuyển tập thơ Thanh Tùng mang tên “Không đề”.
Em đã tiêu đồng tiền vàng duy nhất
Trong “ngân hàng” xơ xác của tôi
Đã đến ngày tôi nơm nớp đợi
Chống chọi với từng cơn lay nhẹ
Rụng chiếc lá cuối cùng
Trong vườn Thượng Đế để dành cho tôi.
Từ “em” ở câu thơ đầu có lẽ không nhằm đến một người cụ thể nào mà là một biểu tượng, ta có thể hiểu như là cuộc đời chẳng hạn. Nhà thơ đã dâng tặng cuộc đời “đồng tiền vàng duy nhất” chính là nguồn thơ trong tâm hồn thi sĩ. Bài thơ như một điềm báo, “Chiếc lá cuối cùng trong vườn Thượng Đế” đã rụng, ông đã rời cõi thế hơn hai năm nhưng “Thời hoa đỏ” còn “dại khờ” và “đắm say” mãi mãi.
Nhà thơ Thanh Tùng là người của cửa biển Hải Phòng, cuối đời ông sống ở Sài Gòn, vốn quen với những cơn gió mạnh mẽ phóng túng (cả cuộc đời ông cũng vậy), thơ ông tài hoa khoáng đạt sâu sắc mới mẻ. Ông để lại dấu ấn thật đẹp đối với Thi đàn Việt Nam và trong lòng bạn yêu thơ.
Phú Nhuận, Sài Gòn tháng 10 – 2019
N.V.T
N.V.T
Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020
Hóa Ra TRUNG QUỐC Đã Dày Công XUYÊN TẠC Lịch Sử VIỆT NAM
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Toàn cảnh Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt cập cảng Tiên Sa,...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)