Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Vì sao phiên xử blogger Trương Duy Nhất bị hoãn?


Ông Trương Duy Nhất được cho là bị bắt tháng 1/2019 khi đang tìm đường xin tỵ nạn tại Cao ủy LHQ ở Bangkok hình ảnhTDN
Ông Trương Duy Nhất được cho là bị bắt cóc tháng 1/2019 khi đang tìm đường xin tỵ nạn tại Cao ủy LHQ ở Bangkok
Phiên tòa xét xử blogger Trương Duy Nhất dự kiến diễn ra sáng 28/2 đã bị hoãn đến ngày 9/3 trong khi luật sư nhận định nhiều khả năng ông Nhất sẽ nhận bản án nặng nề.
Chiều 28/2, Luật sư Ngô Anh Tuấn báo cho BBC News Tiếng Việt, ông vừa nhận được thư từ Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, mời bào chữa cho ông Trương Duy Nhất trong phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 9/3.
Trước đó, việc ông Tuấn không được tòa gửi thư mời được cho là lý do chính dẫn đến việc tòa bị hoãn.
Tờ VNExpress đăng tin phiên xử hoãn "do vắng luật sư". Bài báo trên trang này đăng ảnh ông Trương Duy Nhất mặc áo phạm nhân, tay đeo còng số tám, được một công an dẫn giải đi. Ông Nhất giơ cao hai tay bị còng như để chào ai đó.
Chiều 28/2, TAND TP Hà Nội đã gửi thư mời LS Ngo Anh Tuấn bào chưa cho ông Trương Duy Nhất trong phiên xét xử hôm 9/3
 hình ảnhNGO ANH TUAN
Chiều 28/2, TAND TP Hà Nội đã gửi thư mời LS Ngo Anh Tuấn bào chữa cho ông Trương Duy Nhất trong phiên xét xử hôm 9/3
'Nhầm lẫn'?
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt sáng 28/2, luật sư Đặng Đình Mạnh - một trong hai luật sư hỗ trợ pháp lý cho ông Trương Duy Nhất, cho hay:
"Việc tòa hoãn phiên xét xử ông Trương Duy Nhất vào sáng nay là rất đúng đắn, cần ghi nhận, nó phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam."
"Đó là do trước phiên tòa, tôi đã có đơn gửi TAND TP Hà Nội đề nghị hoãn phiên xét xử ông Nhất sáng 28/2. Lý do chính là đồng nghiệp Ngô Anh Tuấn, người vẫn cùng tôi hỗ trợ pháp lý cho ông Trương Duy Nhắt từ đầu đến nay - đã không nhận được thư mời tham dự phiên xét xử này. Lý do thứ hai - chỉ là lý do phụ - là do hình dịch cúm corona đang diễn biến phức tạp."
"Đây cũng chính là hai lý do khiến tôi không đến phiên xử sáng nay. Nếu tôi đến, thì về mặt pháp lý ông Trương Duy Nhất vẫn có luật sư hiện diện để bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ông. Và như vậy thì có khả năng tòa vẫn xét xử như thường."
"Việc tôi không đến tòa là lời khẳng định quan điểm của tôi rằng tòa đã làm không đúng quy định pháp luật, do đó nên hoãn."
Ông Mạnh cho rằng "có lẽ tòa nhầm lẫn, trong lúc sắp tên đã quên không đưa tên ông Tuấn vào."
Còn luật sư Ngô Anh Tuấn thì nhận định:
"Đây có thể là một sự nhầm lẫn đáng tiếc về thủ tục khiến phiên xử bị hoãn một cách không thể bẽ bàng hơn; hoặc cũng có thể đây là một cách để loại tôi ra khỏi vụ án này."
'Ông Trương Duy Nhất bị oan'
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất từng tham gia nhiều phong trào biểu tình phản đối luật đặc khu, phản đối Trung Quốc... hình ảnhTDN
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất từng tham gia nhiều phong trào biểu tình phản đối luật đặc khu, phản đối Trung Quốc...
Luật sư Đặng Đình Mạnh nói lần gần đây ông và luật sư Ngô Anh Tuấn tiếp xúc với ông Trương Duy Nhất là vào tháng 12/2019, trong trại giam.
"Qua các lần tiếp xúc tôi thấy ông Trương Duy Nhất là một người hoạt bát, đầy năng lượng và nhiệt huyết, có thái độ đấu tranh không khoan nhượng."
"Sức khỏe và tinh thần của ông Trương Duy Nhất rất ổn. Ông rất nóng lòng muốn ra phiên tòa này để nói lên tiếng nói minh oan cho mình."
Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định rằng qua quá trình trao đổi với ông Nhất và nghiên cứu hồ sơ vụ án, ông có thể khẳng định rằng thân chủ của mình "bị oan".
"Có nhiều chi tiết mâu thuẫn. Chẳng hạn trong bản cáo trạng điều tra mà chúng tôi được tiếp xúc thì có ghi là ông Nhất bị bắt ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhưng thực tế ông bị bắt ở Bangkok, Thái Lan. Các thông tin này hoàn toàn có thể kiểm chứng."
"Ông Nhất cho hay rằng ông bị hai cảnh sát Hoàng Gia Thái Lan bắt ở Bangkok, sau đó họ giao ông cho một nhóm, khả năng là cảnh sát mật vụ Việt Nam."
"Hiện căn cứ vào cách hoạt động hiện nay của nền tư pháp Việt Nam thì tôi có thể nói rằng những vụ việc như thế này khả năng tòa chấp nhận lời bào chữa của luật sư, chấp nhận rằng ông Nhất bị oan, là gần như không thể."
"Nhưng chúng tôi vẫn sẽ tận dụng mọi khả năng có thể để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình."
'Cáo trạng và kết luận điều tra nhiều mâu thuẫn'
Blogger Trương Duy Nhăt hình ảnhTDN
Blogger Trương Duy Nhăt
Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC Tiếng Việt sáng 28/2 rằng về phương diện pháp lý, "kết luận điều tra nói một đường, cáo trạng nói một nẻo, như thế là trong đó đã có sự bất nhất rồi."
"Chẳng hạn họ cáo buộc ông Nhất cùng một tội danh nhưng khung hình phạt họ đưa ra lại khác nhau. Kết luận điều tra kết luận hành vi của ông Nhất phạm vào Khoản 2 (với khung khung hình phạt là 5-10 năm tù) nhưng cáo trạng lại nâng lên Khoản 3 (với khung hình phạt từ 10-15 năm tù) với những chứng cứ buộc tội rất mập mờ. Trước họ tính ông Nhất gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 triệu đồng vào thời điểm phạm tội, nhưng nay họ tính thiệt hại ở thời điểm hiện tại thì nó lên tới hơn 13 tỷ đồng."
"Với những phiên tòa như thế này, tôi cho rằng nhiều khả năng họ sẽ cố gắng đưa ra một án tù nặng nề cho ông Nhất. Bởi từ lúc điều tra đến giờ liên tục có những bất lợi được đưa ra cho ông Nhất. Luật sư chúng tôi sẽ làm việc hết khả năng của mình, và tôi hi vọng là dự đoán của tôi sai."
Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình tiếp xúc với ông Trương Duy Nhất trong trại giam, luôn có các cán bộ công an "ngồi kè kè bên cạnh."
"Đây là sự can thiệp thô bạo, làm cản trở quá trình trao đổi thông tin giữa chúng tôi, sai quy định của Luật Tố tụng Hình sự. Bởi theo quy định thì khi kết thúc quá trình điều tra, luật sư sẽ được làm việc độc lập với thân chủ. Tôi nhấn mạnh rằng tôi hoàn toàn bất bình vì việc này," luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC.
Ông Trương Duy Nhất bị bắt khi nào?
Trương Duy Nhất - Những gì chúng ta đã biết
Trước khi bị bắt, có tin ông Trương Duy Nhất đến Bangkok để tìm cách tới cơ quan CChính quyền Việt Nam không tiết lộ đã bắt ông Duy Nhất ngày nào.ao ủy Tỵ nạn (UNHCR) nộp đơn xin tỵ nạn, Sau đó, gia đình thông báo tin ông 'mất tích'.
Một nguồn tin ẩn danh nói với BBC Tiếng Việt hồi tháng 2/2019 rằng có giúp ông Nhất tìm khách sạn ở Bangkok. Chủ một khách sạn nhỏ ở Bangkok sau đó xác nhận rằng có một người hình dáng 'giống ông Nhất' lưu trú ở đó.
Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế sau đó xác nhận tin ông Nhất bị những người vô danh bắt giữ tại trung tâm thương mại Future Park, Bangkok ngày 26/1.
Vài tháng sau khi bặt vô âm tín, gia đinh ông Nhất nghe 'phong thanh' ông bị giam ở trại T16 thì tìm đến đưa đồ tiếp tế.
Tại đây, họ được nhận tờ giấy ghi ngày bắt ông Nhất là 28/1/2019.
Tháng 6/2019, Bộ Công an thông tin rằng họ tiến hành khám xét nhà ông Nhất ở Đà Nẵng.
Thông cáo của Bộ Công an khi đó nói vụ khám xét là một phần cuộc điều tra mở rộng vụ án "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" do bị can Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" và đồng phạm thực hiện, xảy ra tại thành phố Đà Nẵng.
Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trương Duy Nhất về hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Nhà báo tự do Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng bình luận về cuộc chiến chống tham nhũng ở VN.
Trương Duy Nhất là ai?
Ông Trương Duy Nhất nguyên là Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2011) tại thành phố Đà Nẵng.
Ông Trương Duy Nhất còn được biết đến trong vai trò blogger của trang "Một góc nhìn khác".
Ông từng bị tù 2 năm tại Việt Nam với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân." Cáo trạng khi đó nói ông Nhất có các bài viết "không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng".
Ông ra tù năm 2015.
@ Mỹ HằngBBC News Tiếng Việt


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến người Trung Quốc và thế giới “phát ốm”


Ngày 20/2 vừa qua, tờ The Hill đăng tải bài viết “Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến người Trung Quốc và thế giới phát ốm”. Tác giả là ông Joseph Bosco, cựu giám đốc về Trung Quốc cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 2005 đến 2006, giám đốc hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2009 đến năm 2010. Ông là thành viên hội đồng tư vấn của Viện toàn cầu Đài Loan và là thành viên của Ủy ban về Nguy cơ Trung Quốc (CPDC).
Dưới đây xin được giới thiệu toàn văn bản dịch. Bản gốc xem tại đây.Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến người Trung Quốc và thế giới "phát ốm"
Ông Joseph Bosco. (Ảnh qua The Korea Times)
Sau khi gây ra sự đau khổ cho con người trên diện rộng, khiến vô số người chết ở Vũ Hán và các tỉnh thành khác ở Trung Quốc, virus corona của Trung Quốc đã lây lan sang các quốc gia khác, làm đình trệ việc đi lại và thương mại, và làm dấy lên nỗi lo có cơ sở về một đại dịch toàn cầu.
Thảm họa y tế công cộng này sẽ không thể mang lại điều gì tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu cộng đồng quốc tế có thể tập trung tầm nhìn và sự can đảm, phối hợp với nhau trong các chính sách quốc gia thì chúng ta có thể biến nó thành một sự chuyển biến mang tính lịch sử. Sự bất tài toàn trị và không trung thực của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra thảm họa về sức khỏe cộng đồng, thảm họa này có thể sẽ là công lý tối hậu nếu nó dẫn đến sự sụp đổ về chính trị tại Trung Quốc. Chính phủ các nước phương Tây có thể làm cho điều này xảy ra.
Từ lâu đã có quá nhiều lý do về đạo đức và an ninh để mong chờ một cuộc cải tổ chính trị lớn ở Trung Quốc. Rốt cuộc, đó chính là nguyên nhân ban đầu khiến tổng thống Richard Nixon mở cửa cho Trung Quốc vào năm 1972. Ông ấy đã viết trong chiến dịch của mình rằng: “Thế giới sẽ không an toàn cho tới khi Trung Quốc thay đổi.” Ông đã nói rằng quốc gia đó không thể tự ý “nuôi dưỡng những ảo tưởng, nuôi dưỡng thù hận và đe dọa các nước láng giềng.” Để rút cạn “thuốc độc” của Mao Trạch Đông, ông đã cảnh báo rằng “thế giới phải mở cửa với Trung Quốc và Trung Quốc phải mở cửa với thế giới.”
Vào những năm 1980, Đặng Tiểu Bình cho biết “cải cách chính là cuộc cách mạng lớn thứ hai của Trung Quốc”, và đã tiến hành một số mở cửa đối với nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng những hy vọng rằng cải cách chính trị sẽ theo sau cải cách kinh tế đã bị cuốn bay bởi vụ thảm sát Thiên An Môn. Trong những mối liên hệ của Trung Quốc với thế giới bên ngoài, Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo với các đồng chí của mình rằng phải “che giấu khả năng, chờ đợi thời cơ.”
Vào năm 1995 và 1996, Giang Trạch Dân đã giải thích thêm cho lời khuyên khó hiểu của Đặng Tiểu Bình bằng cách chứng minh rằng việc sử dụng vũ lực vẫn còn hiệu quả như lời dạy của Mao: “Quyền lực chính trị đi lên từ nòng súng.” Trung Quốc đã bắn tên lửa về phía Đài Loan để bày tỏ thái độ phản đối kiên quyết đối với nền dân chủ. Và khi Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm đến Đài Loan, một quan chức quân đội Trung Quốc đã cảnh báo, “Các ông nên quan tâm tới Los Angeles hơn là Đài Loan.” Một vài năm sau, một tướng Trung Quốc đã nói về việc xóa sổ “hàng trăm thành phố của Hoa Kỳ.”
Năm 2000, 30 năm sau chính sách mở cửa của Nixon – một chính sách mà người Mỹ tưởng rằng sẽ giúp bắt đầu quá trình tự do hóa nước Trung Quốc Cộng sản, Washington lại một lần nữa cố gắng dỗ dành quốc gia này cải cách. Nhưng sai lầm thay, chính quyền của Clinton đã làm việc này bằng cách bỏ qua đánh giá nhân quyền hàng năm để bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Tổng thống Clinton hoàn toàn gỡ bỏ mọi sự cân nhắc về nhân quyền ra khỏi các đặc quyền thương mại, cứ như thể hai việc này hoàn toàn không có quan hệ gì với nhau, và để cho Đảng Cộng sản Trung Quốc tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Lúc đó, tôi từng phản đối việc này, và Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Jesse Helms đã hỏi lại rằng liệu việc phản đối này có khiến “Trung Quốc thay đổi” hay không. Tôi nói, tôi sợ rằng hành động của tổng thống sẽ thay đổi nước Mỹ hơn là thay đổi Trung Quốc.
Rồi Trung Quốc tham gia vào WTO, và như dự đoán, quốc gia này đã được hưởng nhiều lợi ích và thoát khỏi các cơ chế ràng buộc [nhằm khiến họ cải cách chính trị]. Và trong khi việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới được kỳ vọng là sẽ mang đến cải cách chính trị thì thực tế, phương Tây thậm chí còn không thể khiến Trung Quốc tuân thủ các quy tắc thương mại mà quốc gia này tỏ vẻ là đã chấp thuận.
Trong sự thỏa hiệp rõ ràng của phương Tây, Tập Cận Bình đã lên nắm quyền và thấy không cần thiết phải tuân theo chiến lược “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình nữa. Trung Quốc công khai phô trương khả năng của mình và thực hiện ý đồ xâm lược với Biển Hoa Đông, Biển Đông, và một lần nữa với cả Đài Loan. Bắc Kinh cũng đã vặn vẹo hình mẫu “một Trung Quốc, hai chế độ” từng được lập ra nhằm mục đích hướng dẫn quan hệ của Bắc Kinh đối với Hồng Kông và Đài Loan.
Đối với các dân tộc bị áp bức ở Tây Tạng và Đông Turkestan/Tân Cương, Tập Cận Bình đã phát động các cuộc đàn áp trên diện rộng, với mạng lưới các trại tập trung giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và họ phải chịu sự tra tấn và tẩy não một cách tàn bạo.
Trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc, tất cả các nhóm tôn giáo đều phải chịu đàn áp nặng nề. Tội ác chống lại loài người đã xảy ra với phong trào tâm linh Pháp Luân Công: đó là tội ác thu hoạch nội tạng sống trên quy mô công nghiệp, vượt quá sự tàn bạo của Đức Quốc xã.
Giờ đây với dịch viêm phổi Vũ Hán – sau những đại dịch khác bắt nguồn từ Trung Quốc (SARS và cúm gia cầm), cùng cuộc khủng hoảng “ma túy” opioid tới từ Trung Quốc – thế giới nên, nói một cách thẳng thắn, nên phát ốm về những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra để “trả ơn” cho sự hào phóng và nuông chiều của thế giới dành cho quốc gia này.
Việc Trung Quốc khăng khăng loại Đài Loan ra khỏi WHO là một hành động không thể tha thứ và phản tác dụng, đặc biệt khi Đài Loan có hồ sơ năng lực và trách nhiệm công vượt trội hơn.
Đối với “một thế kỷ sỉ nhục” mà Trung Quốc từng trải qua do sự xâm lược của phương Tây, món nợ ấy đã được chúng ta trả nhiều hơn mức cần thiết. Người Trung Quốc có lý do để phẫn nộ vì 70 năm ô nhục dưới chế độ này. Từ Thiên An Môn đến Hồng Kông, rồi hàng ngàn công dân biểu tình mỗi năm, và sự phẫn nộ hiện nay đối với tình hình dịch bệnh mới nhất, tất cả đều chứng minh một cách rõ ràng rằng đây là thời điểm để Trung Quốc thay đổi.
Tây phương, dẫn đầu là Hoa Kỳ, nên công khai ý định ủng hộ cải cách chính trị nội bộ ở Trung Quốc. Việc Bắc Kinh lên án “nước ngoài không can thiệp nội bộ Trung Quốc” đã trở thành vấn đề quá quen thuộc. Đó là hành động đạo đức giả vì Trung Quốc vẫn luôn tận dụng cơ hội để can thiệp vào các cơ quan chính quyền và truyền thông ở phương Tây.
Tây phương cần công khai nỗ lực vận động cải cách chính trị ở Trung Quốc, và không gì tinh tế và hiểm hóc hơn một chiến dịch thông tin rộng khắp bằng phát thanh và truyền thông số. Người dân ở tất cả các vùng lãnh thổ của Trung Quốc sẽ được nhận thông tin về những điều đang xảy ra trên khắp thế giới, bao gồm cả hàng xóm độc tài của Trung Quốc là Bắc Triều Tiên và những điều xảy ra tại chính Trung Quốc. Khi nắm được sự thật, người dân Trung Quốc sẽ có thể đứng lên và quyết định số phận của họ.
Vì hạnh phúc của người dân Trung Quốc, và vì lợi ích riêng của Tây phương, nỗ lực này đáng lẽ phải được thực hiện sớm hơn.
Tác giả: Joseph Bosco
Minh Nhật biên dịch / Trithucvn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quạ đen bay kín trời Vũ Hán báo trước điềm họa gì?


Khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát cũng là lúc bầu trời Trung Quốc xuất hiện những dị tượng kỳ lạ: đàn muỗi dày đặc giữa mùa đông, tuyết và mưa đá ngày đầu xuân, cự long đổ xuống đất, sấm sét xé toang màn trời, quạ đen bay lượn tìm xác chết…
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành ở Trung Quốc khiến người dân trên khắp thế giới không khỏi bàng hoàng, trong khủng hoảng tuyệt vọng chỉ mong tìm được con đường sống. Gần đây, những hình ảnh được lan truyền ra bên ngoài cho thấy vùng Nghi Xương, Hồ Bắc xuất hiện dị tượng quạ đen bay kín trời; người dân ở Bắc Kinh cũng phát hiện rằng vào mùa đông lạnh giá, những đàn muỗi lớn ồ ạt xuất hiện, thật khiến người ta không lạnh mà run. Cư dân mạng nhao nhao bình luận rằng, trời có dị tượng, là điềm không may, cho thấy sắp có đại sự phát sinh.
Người ta nói, Thiên thượng giáng dị tượng là báo hiệu nhân gian có tai ương. Bởi vạn sự vạn vật trên đời đều có quan hệ nhân duyên, vậy thì sự việc quạ đen bay kín bầu trời báo trước tai họa gì? Vài câu chuyện nhỏ dưới đây có thể cho chúng ta đôi dòng suy ngẫm.
Tôn Kiệm bị diệt quân, quạ đen đến rỉa xác
Thời nhà Đường, vị quan đô đốc U Châu tên là Tôn Kiệm từng phát binh thảo phạt tặc khấu. Tiết Nột hay tin bèn viết cho ông một lá thư, trong thư căn dặn rằng: “Cuối tháng không thể phát binh, đây là thời điểm bất lợi nhất”. Tôn Kiệm không cho là vậy, khăng khăng nói: “Tháng 6 Tuyên Vương bắc phạt, Tiết Nột sao lại biết được? Nếu ai còn dám ngăn cản việc phát binh, ta sẽ trảm kẻ đó”.
Vào đúng ngày đội quân xuất phát bỗng có một dải mây màu trắng giống như cầu vồng buông xuống trước cửa doanh trại, sau đó lại có sao băng rơi trong quân trại. Những dị tượng này đều là điềm báo trước vận hạn, nhưng vì Tôn Kiệm quá ngạo mạn và độc đoán, chỉ muốn làm theo ý mình, nên các tướng sĩ trên dưới không một ai dám can ngăn.
Sau khi quân đội xuất phát, quạ đen và diều dâu từ đâu kéo đến bay theo sát phía sau đội quân. Kết quả, chỉ 20 ngày sau, toàn bộ binh lính của Tôn Kiệm đều bị tiêu diệt, từng đàn từng đàn quạ và diều hâu lao đến rỉa xác người…
Thái tổ Hậu Lương thấy quạ kêu, báo trước kiếp nạn sinh tử
Thời Hậu Lương, Thái tổ Chu Ôn từng đích thân dẫn binh đi chinh phạt Vận Châu, đóng quân ở Vệ Nam. Khi các tướng sĩ bước lên tháp canh để theo dõi chiến sự và địa hình, đột nhiên họ nhìn thấy đàn quạ đen bay đến đậu ở sườn dốc cất lên những tiếng thê lương. Phó sử Lý Phan nói: “Đây là tiếng quạ kêu, phải chăng chiến sự sắp có điều bất lợi?”.
Đội quân tiên phong của Thái tổ Hậu Lương do Chu Hữu Dục thống lĩnh đã bị quân của Chu Tuyên tập kích phải tháo chạy về phía nam, nhưng Thái tổ Hậu Lương lại không hay biết chuyện này, cứ thế dẫn quân tiến về phía bắc. Giữa đường đoàn quân gặp phải binh lính của Chu Tuyên, Thái tổ Hậu Lương thấy tình huống nguy hiểm bèn vội vàng thúc ngựa chạy về phía nam, tiến vào trong thôn làng, bất ngờ thấy trước mặt là một con mương vừa sâu vừa rộng.
Đương lúc hoảng hốt, Thái tổ bỗng thấy rơm rạ của cây cao lương trong hố tự động tích dồn lên, tạo thành một con đường thông ở phía trước, ông vội thúc ngựa băng qua. Phó sử Lý Phan và quận tướng Cao Hành Tư bị quân giặc giết chết, còn hậu vệ kỵ sĩ Trương Quy Vũ thì ra sức chiến đấu, không may trúng 15 mũi tên. Chỉ riêng Thái tổ Hậu Lương là may mắn trốn thoát, bảo toàn được tính mạng.
Vua tôi đến lúc này mới biết rằng quạ đen ở Vệ Nam là một điềm báo trước khi sự việc xảy ra.
Chân dung Hậu Lương Thái Tổ Chu Ôn
Hoàng Thị làm điều xấu, chuyển sinh thành quạ đen
Thời Xuân Thu, ở nước Lỗ có người tên là Lữ Sinh sống ở Trịnh Thành. Vợ ông là Hoàng Thị mắc bệnh nặng, trước lúc lâm chung cô nói với mẹ chồng của mình rằng: “Con sắp không qua khỏi nữa rồi. Tình cảm giữa mẹ con ta rất sâu đậm, sau khi con chết nhất định sẽ tìm gặp mẹ trong mộng”.
Sau khi qua đời, Hoàng Thị quả nhiên đã hiện về báo mộng cho mẹ chồng. Cô vừa khóc vừa than với mẹ chồng rằng: “Lúc sống con đã làm những điều không nên làm, nên giờ không thể làm người được nữa mà phải chuyển sinh thành quạ. Nếu mẹ thấy con vật sống trong bụi cây hoang vu ở phía đông Trịnh Thành, khoác bộ lông cánh màu đen, cất tiếng kêu “qua qua” thì chính là con đó. Bảy ngày sau con sẽ đến thăm mẹ, mong mẹ hãy niệm tình lúc con còn sống, đừng vì thấy con là giống loài khác loài mà xua đuổi”. Nói xong liền biến mất.
Bảy ngày sau, quả nhiên có con quạ đen từ hướng đông bay đến đậu trên cây cao nơi sân nhà họ Lữ, cất tiếng bi thương hồi lâu. Mẹ chồng của Hoàng Thị khóc lóc mà rằng: “Quả nhiên giống như ta mơ thấy, con hãy đến chỗ ở của ta như lúc con còn sống đi!”. Con quạ liền bay vào trong sảnh đường, lượn đi lượn lại, cất tiếng bi ai, một lúc sau mới quyến luyến bay về phía đông.
Báng bổ Thần Phật, họa lụy thân nhân
Những năm Nguyên Hòa thời Đường Hiến Tông, có một quan viên họ Vi vì quá tôn sùng Nho giáo mà phỉ báng Phật Pháp. Vi lão gia có hai người con gái, cô cả gả cho gia đình họ Tướng Lý, cô út gả cho gia đình họ Hồ. Chồng cô cả cũng phản đối Phật Pháp giống như bố vợ vậy, trong khi chồng cô út lại đặc biệt tôn sùng giáo lý nhà Phật. Anh chuyên tâm nghiên cứu văn tự, hễ gặp được chữ tiếng Phạn liền uốn lưỡi đọc theo, càng học anh lại càng thêm kính ngưỡng Phật giáo.
Về sau, viên quan họ Vi mắc bệnh nặng phải nằm liệt giường, trước lúc lâm chung ông liền gọi con trai đến bên dặn dò rằng: “Giờ cha sắp đi rồi, con hãy nghe ta, tuyệt đối đừng tin vào nhà Phật, tránh cô phụ tâm nguyện một đời của ta”. Con trai của ông gật đầu đáp ứng.
Không lâu sau khi viên quan họ Vi mất, cô út cũng qua đời. Tin dữ truyền đến nhà họ Tướng Lý, lúc này cô cả đang mắc bệnh nằm liệt giường nên người nhà đã giấu tin dữ không cho cô được biết.
Bệnh tình của cô cả mỗi lúc một trở nặng, người nhà đều vây quanh khóc lóc. Một hôm, cô bỗng ngồi dậy và gọi chồng mình đến, nói rằng: “Em gái của thiếp đã mất mấy tháng rồi, sao chàng lại không cho thiếp biết?”. Cô vừa nói vừa khóc hoài không thôi.
Chồng cô xua tay trả lời rằng: “Làm gì có chuyện ấy? Cô út chỉ bị ốm vặt, nhưng nghe nói đã khỏi rồi. Những gì nàng thấy là do quá hoảng hốt nên sinh ra ảo giác mà thôi, chớ nên đau lòng nữa. Giờ nàng đang bệnh, hãy an tâm tĩnh dưỡng mới phải”.
Cô cả không nghe chồng khuyên giải, òa khóc nói rằng: “Em gái thiếp đang ở đây, nói rằng em nó đã qua đời vào tháng 10 năm nay, hơn nữa còn tận mắt chứng kiến rất nhiều sự tình ở âm gian”.
Rồi cô kể tiếp:
“Hôm qua em gái thiếp đã đến Tây Tào của địa phủ, nghe thấy trong vách tường có người cất tiếng sám hối một cách đau đớn, rất giống giọng của tiên phụ. Lại nhìn thấy phía trên có ánh lửa bắn vào, ngọn lửa giống như sấm gió vậy. Em gái cầu xin quỷ sứ cho đi vào trong nhìn xem ngọn nguồn cụ thể thế nào nhưng không được, đành phải đứng cách xa khóc gọi tiên phụ”.
“Tiên phụ thuận theo thanh âm, lớn tiếng đáp lại rằng: ‘Bởi cha một đời phỉ báng Phật Pháp nên phải chịu hình phạt tàn khốc, ngày đêm không được nghỉ ngơi dù chỉ một khắc, các loại hình phạt nhiều không thể tính đếm. Dẫu có khuynh gia bại sản, dùng tất cả tiền tài trong nhà mà tu dưỡng phúc đức thì cũng chỉ có thể giải thoát được một phần vạn thống khổ. Kiếp nạn luân hồi không được miễn giảm, chỉ cần trong một trăm thời khắc có thể giảm được một khắc thì cha cũng cảm thấy hài lòng thỏa dạ rồi'”.
Một cảnh dưới âm tào địa phủ
Cô cả nói với chồng: “Chàng hùa theo cha thiếp, bất kính Phật Pháp, thiếp bởi vậy mà cũng bị liên lụy, sẽ phải chịu tội hằng mấy trăm năm. Sau khi thiếp chết đi sẽ hóa thành quạ, đợi đến hôm cúng tế 14 ngày, chàng hãy mời trai tăng đến đây”.
Người chồng nghe vậy, khóc lóc nói rằng: “Nước lửa biến hóa, vạn sự vạn vật vốn là biến đổi qua lại. Chim sẻ biến thành ngao sò, con rắn biến thành chim trĩ, chim trĩ biến thành bồ câu, chim gáy biến thành diều hâu, chuột đồng biến thành ngựa, cỏ khô biến thành đom đóm, con người biến thành các loài như hổ, vượn, cá, rùa… cứ thế luân hồi mãi không dứt. Còn như nói biến thành quạ, sao ta dám nghi ngờ đây? Nhưng quạ là đi thành từng nhóm từng bầy, một bầy cũng có đến mấy chục con, làm sao ta có thể nhận ra được đâu là nàng?”.
Người vợ trả lời: “Con quạ có lông trắng ở đuôi chính là thiếp. Chàng hãy thay thiếp gửi lời đến mọi người ở thế gian rằng: Nếu làm việc xấu, khi sống có người trách phạt, chết rồi có quỷ trừng trị, đạo lý ấy không sai chạy chút nào. Tất cả đều sẽ dựa vào nguy hại sâu cạn, số lượng nhiều ít để quyết định hình phạt thế nào. Chàng không thấy những năm Thiên Bảo đất chật người đông, còn bây giờ đất rộng người thưa sao? Ấy là bởi người làm việc thiện thì ít, người làm điều ác thì nhiều, nên mới có chuyện giòi bọ trong nhà xí có trên cả vạn, con kiến dưới một viên gạch số lượng cả nghìn. Thành trì đại ấp ngày trước giờ thành ra trống trải không người, đồng không mông quạnh, nhìn thấy đâu đâu cũng đều là cỏ hoang. Lẽ nào đây không phải đã ứng nghiệm hay sao? Chàng hãy cố gắng khuyên người đời nhân lúc còn sống mà cố gắng tích đức hành thiện”.
Cô cả nói xong liền nằm xuống, đêm hôm đó đã nhắm mắt qua đời. Cả nhà đều đau đớn xót xa chờ đợi con quạ lông đuôi trắng. Ngày nhị thất, quả nhiên có mấy chục con quạ bay đến, trong đó có một con đậu ở cây cao trước sân nhà, trên đuôi có hai cọng lông trắng như tuyết vậy. Con quạ nhìn vào cửa phòng, cất tiếng kêu bi thảm, dường như đang muốn nói điều gì đó.
Già trẻ lớn bé đều nhìn theo con quạ, ai cũng không ngăn được nước mắt. Mẹ chồng đưa tay ra khấn rằng: “Con dâu ta trước lúc chết có nói rằng nó sẽ biến thành quạ, phần đuôi có mọc mấy cọng lông trắng, nếu nhà ngươi chính là con dâu ta, thì hãy bay đến đậu trên tay nào”.
Nói xong, con quạ đến liền bay đến đậu trên tay bà cụ, ăn uống rất tự nhiên giống như đã được nuôi trong nhà từ lâu lắm rồi vậy. Kể từ ngày hôm đó, ngày nào nó cũng đến xin ăn, hàng xóm xung quanh đều biết chuyện này. Mấy tháng sau, con quạ không còn đến nữa.
Trăm lần tụng niệm kinh Phật, thần tích triển hiện
Những năm đầu Trinh Quán triều đại nhà Đường, huyện úy Giang Nam là Lưu Bật từng nhìn thấy có con quạ cất tiếng kêu trên cây xanh trước nhà. Người trong vùng nói rằng: “Quạ đậu chỗ nào thì nơi ấy ắt có chuyện không may”. Lưu Bật vô cùng lo lắng sợ hãi, nghĩ cách làm sao gây dựng công đức để tiêu trừ điềm dữ này.
Một đêm nọ, Lưu Bật nằm mơ thấy có vị hòa thượng đến và nói lời ca tụng kinh Phật, sau đó khuyên ông hãy thành tâm tụng niệm một trăm lần. Lưu Bật tỉnh dậy và làm theo lời của vị hòa thượng, tụng niệm kinh thư một trăm lần.
Chính lúc đọc đến lần thứ một trăm, bỗng một trận cuồng phong từ phía đông bắc nổi lên, đánh bật gốc cây mà con quạ từng đậu, rồi cuốn văng cây đó ra ngoài thôn cách Lưu gia một đoạn khá xa. Từ đó người dân trong thôn không còn thấy quạ đen xuất hiện nữa. Lúc này Lưu Bật mới nhận ra: Thì ra Phật Pháp có uy lực không thể nghĩ bàn…
***
Xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, rất nhiều lần khi mà đại dịch xuất hiện đều có liên quan đến thay đổi triều đại. Vào cuối mỗi một triều đại, những kẻ thống trị thường hoang dâm vô đạo, thiên tai nhân họa không ngừng, lũ lụt động đất liên miên, người dân đói khổ nổi dậy khắp nơi, xã hội hỗn loạn. Cuối cùng, bệnh dịch, lũ lụt và chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của vô số người. Chỉ những người ôm giữ thiện lương, đạo đức cao thượng mới may mắn thoát được.
Vũ Dương biên dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam cần đề phòng điều gì từ phía Campuchia? (122)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những câu chuyện ít biết về quá trình TQ viện trợ VN (624)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hóa Ra Đây Chính Là Lý Do Khiến TRUNG QUỐC Thờ HAI BÀ TRƯNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyên gia: 70% dân số thế giới có thể bị nhiễm COVID-19 trong một năm



Chỉ trong thời gian ngắn, dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát mạnh mẽ và lây lan nhanh chóng đến 48 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hơn 82.000 trường hợp chẩn đoán nhiễm bệnh và hơn 2.800 ca tử vong. Theo các chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, chỉ trong vòng một năm, 70% dân số thế giới có khả năng bị nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng.
COVID-19
(Ảnh minh họa/Shutterstock)
Ngày 24/2, James Hamblin, giảng viên tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Yale, đã xuất bản một bài báo trên tạp chí The Atlantic có tiêu đề “Bạn có khả năng bị nhiễm virus corona”. Bài báo chỉ ra rằng, sẽ có rất nhiều người có khả năng nhiễm virus corona chủng mới này, và dù hầu hết các trường hợp không nguy hiểm đến tính mạng thì vẫn có thể khiến dịch bệnh trở nên khó kiểm soát hơn.
Hamblin giải thích rằng, năm 1997, khi lần đầu tiên người ta phát hiện ra virus cúm gia cầm H5N1, tình trạng của những người bị nhiễm bệnh đều hết sức nghiêm trọng, dấu hiệu mắc bệnh rõ ràng, vô cùng ốm yếu. Nếu bị nhiễm và không được cách ly chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ xấu đi nhanh chóng. H5N1 có tỷ lệ tử vong khoảng 60%. Tuy nhiên, kể từ năm 2003, virus này chỉ giết chết 455 người bởi dịch bệnh này không lây lan trực tiếp từ người sang người.
Hai loại virus corona xuất hiện trước đây là SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (Hội chứng hô hấp ở Trung Đông) đã được tìm thấy từ động vật, cũng như H5N1. Bệnh nhân mắc các loại bệnh này có nguy cơ tử vong cao. SARS và MERS, mỗi một dịch bệnh đều khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.
Trong khi đó, virus cúm nhẹ hơn rất nhiều, chỉ khiến khoảng 0,1% số người bị nhiễm tử vong, nhưng lại khiến hàng trăm nghìn người tử vong mỗi năm.
Virus corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ đang lan rộng khắp thế giới, theo tính toán hiện tại thì tỷ lệ tử vong thấp hơn 2%. Thế nhưng hiện tại, số ca tử vong do nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ đã tăng gấp đôi so với SARS và MERS.
Virus corona chủng mới này tương tự như virus cúm ở chỗ chúng có cả hai chuỗi RNA đơn. Virus này được cho là đã tiến hóa ở người để tối đa hóa sự lây lan của chính chúng, điều đó có nghĩa là có thể nhiễm bệnh, nhưng không chết người. Nó làm cho người ta nhiễm bệnh, nhưng không thể dự đoán được, cách nhận dạng cũng khác thường. Tuần trước, 14 người Mỹ trên tàu du lịch Diamond Princess ở Nhật Bản có sức khỏe hoàn toàn bình thường nhưng khi xét nghiệm lại dương tính với SARS-CoV-2. Chủng virus này có thể coi là nguy hiểm nhất, bởi vì dường như đôi khi nó không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Có thể thấy, tốc độ lây truyền COVID-19 sẽ phụ thuộc vào mức độ lây nhiễm của bệnh trong những trường hợp nhẹ hơn mà chưa được chẩn đoán hay cách ly.
James Hamblin còn dẫn lời giáo sư Marc Lipsitch, Giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Cộng đồng Đại học Harvard về việc chúng ta khó có thể ngăn chặn dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’, và thậm chí trong vòng một năm, có khoảng 40-70% dân số thế giới sẽ bị nhiễm bệnh, cho dù hầu hết chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào. Giống như bệnh cúm, thường chỉ đe dọa đến tính mạng đối với những người mắc các bệnh mãn tính và cao tuổi, còn hầu hết các trường hợp đều qua khỏi mà không phải được chăm sóc y tế.
Không chỉ có Lipsitch cho rằng dịch COVID-19 sẽ tiếp tục lan truyền trên diện rộng. Trên thực tế, nhiều nhà dịch tễ học đều có sự đồng thuận rằng, ‘viêm phổi Vũ Hán’ cuối cùng sẽ trở thành một bệnh theo mùa mới. Và nếu điều này xảy ra như dự đoán, căn bệnh này tiếp tục nghiêm trọng như hiện nay, thì “mùa lạnh và mùa cúm” có thể trở thành “mùa lạnh, mùa cúm và mùa COVID-19”.
Chuyên gia Đức: COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu là điều khó tránh khỏi
Bên cạnh sự lây lan của dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ ở Trung Quốc, đã có nhiều ổ dịch bùng phát ở Hàn Quốc, châu Âu và Trung Đông. Về vấn đề này, Chuyên gia virus học Christian Drosten của Bệnh viện Đại học Charité ở Berlin tin rằng COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu là điều khó tránh khỏi. Hiện tại, nhiều quốc gia đã sử dụng tối đa các nguồn lực, nhưng vẫn không thể kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Đài Tiếng nói Đức đưa tin, ông Drosten nêu ra thực tế rằng nhiều người đã bị nhiễm SARS-CoV 2 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng rất nhẹ, không rõ ràng nên họ không đi kiểm tra. Điều này đồng nghĩa với việc họ đang mang virus trong người và có thể lây nhiễm cho nhiều người khác tiếp xúc trực tiếp với mình, từ đó khiến dịch bệnh lây lan một cách vô thức.
Christian Drosten cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu mô hình về sự lây lan của dịch bệnh của Imperial College London. Theo mô hình này, dựa trên các trường hợp lây nhiễm được công bố ở Trung Quốc, thì mới chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân được chẩn đoán xác nhận. Do đó, ông tin rằng đến thời điểm hiện tại, không ai có thể ngăn COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu.
Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn tránh sử dụng từ “đại dịch” để miêu tả dịch bệnh COVID-19 không ngừng gia tăng hiện nay. Nhưng nhiều nhà khoa học khẳng định, cánh cửa cho cơ hội ngăn chặn dịch bệnh hiện đã khép lại.
Minh Ngọc (t/h) / Trithucvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang