Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA: một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ


TTO - Trong cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định ở Strasbourg, các thành viên của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA).

Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA: một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ - Ảnh 1.
Các doanh nghiệp châu Âu trong một hội thảo phổ biến hiệp định EVFTA tại TP.HCM - Ảnh: N.BÌNH
Chiều 12-2, ngay khi EVFTA vừa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, ông Nicolas Audier, chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), đã nhận định: "Đây là thời khắc lịch sử của quan hệ châu Âu - Việt Nam, mở ra một chương mới về tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai phía".
Các hiệp định này sẽ cho phép doanh nghiệp châu Âu đón đầu xu thế phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam, có thêm cơ hội tham gia vào các thị trường, sản phẩm và dịch vụ của châu Âu. Tương tự như vậy, các công ty châu Âu cũng có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đang phát triển mạnh của Việt Nam.
Cũng theo chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, bước tiếp theo và cũng là bước cuối cùng trước khi EVFTA có thể đi vào hiệu lực là cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Việt Nam. EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU.
Hai phần ba (tương đương khoảng 65%) giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU và 71% hàng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được tự do hóa ngay tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Những dòng thuế còn lại sẽ được bãi bỏ theo lộ trình 10 năm tới.

EVFTA cũng bao gồm các quy định quan trọng về bảo vệ môi trường và quyền lao động, giúp Việt Nam hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Cuộc bỏ phiếu này là kết tinh của gần một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ. Các cuộc đàm phán đã bắt đầu từ năm 2012 và EuroCham đã đồng hành cùng EVFTA trong suốt 12 vòng đối thoại đó.
"Kể từ khi thỏa thuận được chính thức kết thúc đàm phán vào năm 2015, chúng tôi đã vận động mạnh mẽ để thuyết phục các nghị sĩ thuộc Nghị viện châu Âu về các lợi ích của Hiệp định EVFTA. Không chỉ gói gọn trong các hoạt động đầu tư thương mại, hiệp định này còn cải thiện sinh kế, mức sống và mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân Việt Nam", ông Nicolas Audier chia sẻ.
Tuy nhiên, kết quả của phê chuẩn ngày 12-2 mới chỉ là khởi đầu. Ngay từ bây giờ, Việt Nam và EU cần đảm bảo việc triển khai Hiệp định EVFTA diễn ra suôn sẻ để các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Việt Nam và châu Âu có thể tận dụng mọi cơ hội mà hiệp định này mang lại.
"EuroCham sẽ luôn đồng hành và tiếp tục thúc đẩy quá trình này. Chúng tôi cam kết sẽ làm việc với Chính phủ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các đối tác để đảm bảo rằng lợi ích mà Hiệp định mang lại sẽ đạt được các kỳ vọng trong thực tiễn", thông cáo từ văn phòng của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam khẳng định.
..



EVFTA – cơ hội vàng cho Việt Nam

 - Việc EVFTA được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn đã mở ra một cơ hội vàng thúc đẩy sự chuyển dịch các chuỗi giá trị nhất là giữa lúc đại dịch COVID-19 đang lan rộng.

Với Hiệp định EVFTA được Nghị viện Châu Âu thông qua hôm qua, Việt Nam là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tư do với EU, khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc.
Việc EVFTA được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn đã mở ra một cơ hội vàng thúc đẩy sự chuyển dịch các chuỗi giá trị nhất là giữa lúc đại dịch COVID-19 đang lan rộng, thách thức tính bền vững của các chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó nền kinh tế Việt Nam là một mắt khâu.
Cuộc đời vẫn thế: bên cạnh những thách thức hiện hữu vẫn có những cơ hội vàng đang mở ra. Tác động kép của COVID-19 và EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy những nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc không gian thị trường của nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng cường tính tự chủ, giảm lệ thuộc vào các thị trường bên cạnh và nâng cấp Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
EVFTA được Nghị viện các nước Châu Âu hôm nay và Quốc hội Việt Nam trong kỳ họp sắp tới phê chuẩn là một dấu mốc mới trên hành trình cải cách và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Với việc phê chuẩn Hiệp định này, Liên minh châu Âu, một thị trường khó tính với những chuẩn mực cao nhất trên thế giới, đã chính thức ghi nhận những nỗ lực cải cách, xây dựng thể chế kinh tế thị trường và phát triển bền vững của Việt Nam và quyết tâm tăng cường hợp tác với Việt Nam.
Là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, EVFTA được ví là “con đường cao tốc hướng Tây”, kết nối chúng ta tới một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu trên thế giới cả về tài chính, công nghệ và thị trường.
EVFTA – cơ hội vàng cho Việt Nam
EVFTA – cơ hội vàng cho Việt Nam
Lợi ích đến từ những con số có thể cân, đong, đo, đếm được: Ngay lập tức, Châu Âu dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, Việt Nam xóa bỏ 48,5% tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, khơi thông một dòng chảy mới về thương mại giữa chúng ta với một thị trường có sức mua lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ, mà với Hoa Kỳ thì chúng ta chưa có hiệp định thương mại tự do), tạo điều kiện cho cả người dân Việt Nam và Châu Âu có thể tiếp cận những hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao và giá rẻ.
Rượu vang Pháp, Ý rồi sẽ quen thuộc hơn trong bữa ăn của người dân Việt và tôm Việt Nam sẽ nhiều hơn trong bữa ăn của các gia đình các nước EU. Ăn theo dòng chảy thương mại là dòng vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cấp các mắt khâu “made in Viet Nam” hay “made by Viet Nam” trong các chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam đang nỗ lực tham gia. Với sự tham gia của các đối tác châu Âu, chúng ta kỳ vọng, giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ của những công đoạn sản xuất tại Việt Nam sẽ tăng lên…Bên cạnh đó, nỗ lực vươn tới những chuẩn mực quốc tế về quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp, về lao động, môi trường… cũng sẽ tạo ra nguồn năng lượng mới cho chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. “Phát triển bền vững” là từ khóa, là nền tảng tương tác giữa các nền kinh tế và doanh nghiệp theo khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong đó có EVFTA.
Doanh nghiệp phải làm gì khi trở thành chủ nhân của ngôi nhà EVFTA?
Trước hết phải tìm, phải hiểu về các cam kết, thách thức, cơ hội liên quan đến ngành và lĩnh vực của mình để định vị lại mình và phải hành động ngay, phải tái cấu trúc các thị trường, bạn hàng, nguồn cung ứng... để tận dụng các cơ hội mà các cam kết mở ra.
Hai là, phải gia tốc những nỗ lực, nâng cấp nền tảng năng lực cạnh tranh của chính mình về mô hình kinh doanh, về chiến lược, quản trị, nhân lực, chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn châu Âu… Không có nền tảng là năng lực cạnh tranh bền vững thì không thể hội nhập thành công.
Muốn ra được thị trường thế giới thì phải đứng vững trên mảnh đất của mình. Hướng ra EU, hướng ra thị trường thế giới mênh mông nhưng đừng quên thị trường “trước nhà”, “trong ngõ” của chính dân mình. Thị trường trong nước với gần 100 triệu dân trong một nền kinh tế đang cất cánh, sẽ là bệ đỡ, là điểm tựa cho các doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường thế giới.
Cơ hội lớn mở ra, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Về lý thuyết, ở những lĩnh vực nào có đối đầu trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp EU thì cạnh tranh trong EVFTA sẽ phức tạp hơn. Tuy nhiên, về tổng thể, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các nước EU mang tính bổ sung, tương hỗ lẫn nhau nên ít có cạnh tranh trực tiếp. Cạnh tranh gay gắt sẽ chỉ ở một số lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu trong khi EU lại rất mạnh như logistic, chăn nuôi…
Mặc dù vậy, ngay cả với những ngành này, chúng ta cũng không phải quá lo lắng, bởi các cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA là có chừng mực, với lộ trình đủ dài, vừa với sức vươn lên của các doanh nghiệp trong nước. Nỗ lực vươn lên đương đầu với cạnh tranh song phẳng phải là tâm thế của doanh nghiệp thời hội nhập, mà không phải là tiếp tục trông chờ vào bảo hộ. Thực tiễn của những ngành, những lĩnh vực có sức cạnh tranh cao của chúng ta hiện nay đều là những ngành, lĩnh vực đã nói không với bảo hộ, cam kết với cạnh tranh, dũng cảm mở cửa và hội nhập.
Nhà nước sẽ làm gì với tư cách người mở đường, dẫn dắt?
Cộng đồng doanh nghiệp cần sát cánh với các cơ quan Chính phủ trong những nỗ lực thực thi EVFTA. Doanh nghiệp chuẩn bị về tâm thế, về nguồn lực.  Nhà nước, bên cạnh việc phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn cho doanh nghiệp về Hiệp định, thì việc chuẩn bị về thể chế là quan trọng nhất. Để nâng cao năng lực thể chế chuẩn bị cho hội nhập không chỉ có việc cải cách để “nội luật hóa” bảo đảm tuân thủ các cam kết mà còn phải cải cách để tận dụng tốt nhất các cơ hội. Cải cách thể chế sâu, rộng hơn cam kết sẽ mở không gian phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Nếu ví EVFTA là con đường cao tốc, thì những thể chế nội địa là những đường nội đô, nội thị, những đường gom.
Tất cả những con đường này có thông thoáng, kỷ cương thì cỗ xe kinh tế Việt Nam mới có thể tăng tốc. Nỗ lực cải cách thể chế thời hội nhập phải tiếp tục củng cố những nền tảng cạnh tranh minh bạch và công bằng; phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; thúc đẩy liên kết, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo ra hệ sinh thái cộng sinh cùng có lợi giữa các FDI với doanh nghiệp trong nước. Có rất nhiều việc phải làm để phát huy hiệu quả của hội nhập.
“Thể chế nào thì doanh nghiệp đó”, chìa khóa để hội nhập EVFTA nói riêng, hay hội nhập kinh tế quốc tế nói chung thành công, suy cho cùng, phải bắt nguồn từ những nỗ lực cải cách thể chế của Nhà nước song hành với những nỗ lực nâng cấp về quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là đôi chân ngàn dặm để nền kinh tế Việt Nam có thể đi tới thành công.
Hy vọng EVFTA, CPTPP sẽ luôn là những động cơ quan trọng cho tiến trình cải cách và phát triển của Việt Nam.
Lan Anh (lược ghi)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

THUA chạy đã đành - THẮNG cũng chạy - là sao ?


Giao Gia

Từ fb Nghê Lữ - Nguyễn Đình Ngọc
Ngạc nhiên, trong mấy trăm ngàn gia đình Mỹ sinh sống trên vùng đất này lại xuất hiện người Việt Nam nhập cư thời gian gần đây. Số lượng chiếm khá đông, hầu hết nói giọng Bắc người Hải Phòng, Hà Nội. Cùng làn sóng xuất ngoại với các hình thức khác nhau, họ đã thành công khi tiền rừng bạc biển. Chỉ cần một dự án, một phi vụ, một chữ ký thì đô la sẽ có cách vào tài khoản của người có quyền.
Mỗi căn nhà giá trị từ nửa triệu đến 2 triệu đô la trở lên. Mua nhà xong là một chuyện, điều quan trọng là tiền đâu để đóng thuế? Nếu bạn thu nhập cao mấy trăm ngàn đô hàng năm thì chỉ là chuyện nhỏ dù tiền thuế địa trạch rất cao ( từ 20.000 Mỹ kim trở lên mỗi nhà /1 năm ) với khu vực tương tự.
Vào cổng khu phố sang trọng khách phải trình giấy tờ, hoặc bấm số bảo mật mới được. Cuối tuần, hàng loạt chiếc du thuyền trên mặt nước.
Là xứ tư bản, hưởng theo năng lực; nhiều người Mỹ giàu bằng tài năng công sức, lao động chân chính trong một số lãnh vực xứng đáng có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc đúng nghĩa.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được như vậy. Mỹ không phải là thiên đường, vẫn còn một số Việt kiều lâu năm sống trong chung cư, không mua nổi cái nhà nhỏ với nhiều lý do riêng tư. Đó là sự thật.
Vậy mà với thành phần "Việt kiều bay" không hiểu họ giàu từ đâu dễ dàng, mua nhà trả đứt tiền mặt, vui vẻ với mức thuế tuy không làm một ngày nào trên đất Mỹ.
Đối tượng này bí mật đi qua đi về nhằm mục đích có lợi cho gia đình và bản thân trong tương lai.
Oái oăm thay, họ còn bắt tay với một số Việt kiều tại đây để rửa tiền dưới hình thức tinh vi. Các hệ thống kinh doanh ra đời bao gồm trung tâm thương mại, nhà hàng, hàng trăm tiệm Nails nguy nga như cung điện, có sự đầu tư quy mô trên 1/2 triệu đô la mục đích rửa tiền. Thực trạng nhiều địa điểm vắng hoe khách nhưng vẫn vô tư hoạt động để hợp thức hóa chuyển tiền.
Vấn đề quan trọng là tiền đâu ra mà một số "Việt kiều bay" mới đến đất Mỹ trong tình trạng tài chính triệu phú mà không ai biết. Một năm về bên vài tháng và rồi qua Mỹ trình diện để khỏi rắc rối nếu chưa có quốc tịch.
Khôn ngoan, một số cố tình giữ song tịch. Nhiều người vẫn làm việc tại Việt Nam, đang là đảng viên giữ chức vụ. Họ biết dọn đường cho con cháu qua Mỹ từ lâu. Con đến trường Mỹ, cha (mẹ) đi về Việt Nam hoạt động cho chính quyền hoặc kinh doanh cá nhân vì nơi ấy dễ kiếm tiền hơn.
Nghịch lý, trong khi ấy người ta khen chế độ, bắt người khác nghe, tin và sợ mình. Dân phải chịu cúi đầu im lặng dưới nguồn máy điều hành mà họ liên quan trực tiếp hay gián tiếp. Nhờ sức mạnh đồng tiền, người ta đã đạt giấc mơ Mỹ trong tầm tay.
Thật sự bất công cho những người không được may mắn phải chịu đựng thiệt thòi mọi hệ lụy, cùng tương lai không lối thoát sống với Trung Quốc.
Phải chăng đây là bi kịch cho một dân tộc chịu dưới tay của những người không có lòng tự trọng và biết làm người tử tế. Họ lợi dụng lòng tốt của nước Mỹ, con cháu hưởng nhiều quyền lợi xã hội, y tế cùng nền giáo dục miễn phí từ tiền thuế dân còng lưng đóng cho chính phủ.
Đất nước Hoa Kỳ đã tạo ra kẽ hỏng pháp luật để con cháu cộng sản hưởng lợi, trong khi cá nhân và gia đình không phục vụ cho quốc gia này ngày nào.
Suy cho cùng, sống không thật lòng, không trung thành Tổ Quốc nào là "Việt kiều bay " thời đại.
Có lẽ người ta qua mặt được người dân yếu thế, u mê; nhưng không qua mặt được người hiểu biết sống lâu tại Mỹ.
Tất cả là góc tối phũ phàng. Người trong nước tôn sùng họ, nhưng nào có biết một khi hết thời hết nhiệm kỳ, họ đã có chỗ an toàn trú ẩn ấm thân, để lại phía sau một đất nước suy tàn.
Nếu ai từng đi qua những nơi người Việt mới nhập cư giàu hơn người Việt lưu vong vượt biển vượt biên lâu năm sẽ không khỏi ngậm ngùi.
Thua trận chạy đã đành, nay thắng trận cũng chạy. Cuối cùng, dân chịu trận!..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngạo nghễ Việt Nam hay bệnh thủ dâm tinh thần dân tộc



Hôm qua, cộng đồng mạng ồn ào vì bài viết “ngạo nghễ Việt Nam”. Bài viết tới h này có lẽ phải vài vạn reations cùng chục ngàn chia sẻ. Ở đó, tiếng cười chua chát, mỉa mai không ít, nhưng nhiều hơn cả là trái tim hay những cái like rất đỗi tự hào.
Nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy, đó là một lượng lớn like ảo. Một post FB có tới chục ngàn lượt chia sẻ, nhưng chỉ có vài chục comments ít ỏi. Điều đó có thể thấy một phong trào thủ dâm tập thể có chủ đích của rất nhiều bên, với sự điều động mà ai cũng biết là ai đó.
Quay lại vấn đề chính của post này, là vấn đề nội dung. Ta cần minh định vài điều:
1. Các nước đã di tản công dân bằng đường hàng không từ 01 tháng trước (muộn nhất là cuối tháng 1/2020). Tại sao giờ này Việt Nam mới làm?
2. Đi kèm với chuyến bay di tản này là đợt chuyển hàng hoá viện trợ của CP Việt Nam tới Vũ Hán - và đó có thể mới là lí do chính của chuyến bay.
3. Số lượng người Việt học tập, lao động ở Vũ Hán là bao nhiêu? (Nghe nói số SV còn kẹt lại ở con số vài trăm) tại sao chuyến bay lại mang về chưa đầy 30 người?
4. Trong số 29 người mang về, ảnh chụp lưu niệm chỉ là 26. Ba người ko hiện diện là ai?
5. Diễn đàn SV Việt Nam ở Trung Quốc có một post nói về việc họ không đủ tiền để “được” đón về (cái giá được đón như phản ánh là 1.000$?). Thực hư việc này ntn?
Việc minh định này cần có thời gian và có lẽ sớm thôi, sự thật sẽ được phơi bày.
Quay lại tác giả bài viết, nghe nói là một thầy giáo ở Thanh Hoá. Và thật sự shock khi nhận ra trên cả đất nước này. Hàng ngàn hàng vạn thậm chí hàng triệu “thế hệ tương lai” được dạy dỗ để hình thành nhân cách, lề lối tư duy bởi sự nhồi nhét hoang tưởng từ những cái đầu thầy như vậy. Nền móng nước nhà xem ra vẫn còn nhão nhoét dài dài, còn xa lắm để mơ về tương lai sánh vai cường quốc năm châu - như ai đó từng “ước mơ”
Vài đêm trước, tôi có cuộc trò truyện với người anh - người đã từng làm báo với vị thế và khát vọng không hề nhỏ. Anh nhiều năm qua ở ẩn, rời xa cái giới ấy cũng bởi sự ghê tởm hoặc ít hơn là chán nản khi nhìn rõ lối đi của báo chí. Trong câu chuyện của chúng tôi, nội dung xoay quanh vấn đề dạy làm báo và làm báo ở cái xứ Bắc này. Nhìn vào một số những thày giáo dạy sinh viên, dạy giới trẻ làm báo - chỉ thấy con đường tăm tối.
Cuối cùng, sẽ phải rất lâu nữa đất nước mới có cái mà hi vọng. Và có lẽ thay vì chỉ nghĩ đến “chăm cây chờ ngày hái quả” ta cần phải bắt đầu nghĩ đến việc “tỉa tót” ngay cả những “kẻ trồng cây”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ ‘tự hào hỗ trợ Việt Nam đối phó’ virus Corona

CDC tại Việt Nam “đang phối hợp chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam để theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh do chủng virus corona mới (nCoV) gây ra.
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho VOA tiếng Việt biết như vậy hôm 10/2, đồng thời cho hay rằng Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam “đang phối hợp chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam để theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh do chủng virus corona mới (nCoV) gây ra.
Cơ quan ngoại giao này cũng nói thêm rằng CDC “đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực xét nghiệm” cũng như “phát triển và triển khai các công cụ thu thập dữ liệu và phân tích các trường hợp nhiễm nCoV”.
CDC ở Việt Nam đang phối hợp với CDC tại Atlanta, Bộ Y tế Việt Nam và các viện y tế công cộng ở Việt Nam để có được 4.000 bộ xét nghiệm nCoV.
Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

“CDC ở Việt Nam đang phối hợp với CDC tại Atlanta, Bộ Y tế Việt Nam và các viện y tế công cộng ở Việt Nam để có được 4.000 bộ xét nghiệm nCoV thông qua trung tâm International Reagent Resource của CDC để phân phối cho các phòng thí nghiệm được chọn trên khắp Việt Nam”, Tòa đại sứ Hoa Kỳ cho VOA biết thêm.
Cho đến nay, CDC ở Việt Nam đã hỗ trợ Cục Quản lý Khám chữa bệng (VAMS) thuộc Bộ Y tế Việt Nam “tiến hành đào tạo về lấy mẫu và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm về nCoV đối với 60 người tham gia từ 15 bệnh viện quốc gia và tuyến đầu, bao gồm một bệnh viện tư nhân tại Hà Nội vào ngày 6/2/2020”, vẫn theo Tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Nguồn tin này cho hay, vào tuần tới, CDC ở Việt Nam sẽ hỗ trợ đào tạo tương tự cho các bệnh viện tỉnh và các trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật tại 11 tỉnh miền trung và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, CDC ở Việt Nam đang phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam để có được thông tin kịp thời về các ca nhiễm gần đây tại Việt Nam, bao gồm cả với công dân Mỹ, Tòa đại sứ Hoa Kỳ cho biết thêm.
“Dữ liệu được thu thập được sẽ giúp tăng sự hiểu biết của chúng tôi về sự bùng phát dịch bệnh hiện tại, bao gồm cả thời gian ủ bệnh và thời gian lây nhiễm,” cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ cho biết.
Dịch coronavirus, các nước di tản công dân ra khỏi Vũ Hán
No media source currently available
0:000:07:175:47

Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Campuchia sẽ không khuất phục’ ( Ông này có chỗ dựa là TQ rồi mừ )!


Ngoại Trưởng Prak Sokhorn và Đại diện Cấp cao EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell Fontelles gặp gỡ ở Madrid, Tây Ban Nha. Tại đây, ông Fontelles yêu cầu Campuchia tái vãn dân chủ và nhân quyền (Facebook/Cambodian..
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tỏ thái độ thách thức hôm thứ Ba 11/2, một ngày trước khi Liên minh châu Âu ra quyết định liệu có nên chấm dứt chế độ ưu đãi thương mại đặc biệt cho Campuchia vì các quan tâm về nhân quyền hay không. Ông Hun sen nói Campuchia sẽ “không cúi đầu khuất phục” trước những đòi hỏi từ nước ngoài.
Campuchia bấy lâu nay đã được hưởng lợi từ chương trình ưu đãi thương mại “Tất cả mọi thứ trừ Vũ khí (EBA)” của Liên hiệp châu Âu, cho phép các nước kém phát triển nhất thế giới xuất khẩu hầu hết hàng hóa miễn thuế sang Liên hiệp châu Âu.
Liên minh châu Âu (EU), đe dọa sẽ đình chỉ các ưu đãi thương mại vì chiến dịch đàn áp đối lập, các tổ chức phi chính phủ và truyền thông của ông Hun Sen, người đã nắm quyền cai trị đất nước có 16 triệu dân trong hơn 35 năm qua. Theo lịch trình, EU sẽ ra thông báo chính thức quyết định của mình vào ngày mai, thứ Tư 12/2.
Trong một bài phát biểu vào thứ ba, Hun Sen cho biết ông sẽ không khuất phục hay đáp ứng các yêu cầu của EU.
Ông nói: “Chúng tôi kêu gọi người dân Campuchia đứng lên bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền và hòa bình. Đừng cúi đầu trước bất cứ một ai, chúng ta phải làm cật lực làm việc để sống”.
Ông nói: “Campuchia muốn là bạn và đối tác của tất cả các nước trên thế giới, nhưng nếu họ không hiểu chúng ta và cưỡng ép chúng ta, thì chúng ta không đồng ý.”.
Ngành may mặc là ngành mướn nhiều người làm việc nhất Campuchia, mang về 7 tỷ đô la cho nền kinh tế mỗi năm. Xuất khẩu sang thị trường EU trị giá 5,4 tỷ USD trong năm 2018, theo các dữ liệu chính thức.
Ông Sam Rainsy, chính khách đối lập đã tự quyết định ra đi sống lưu vong hôm thứ Ba nói ông Hun Sen lẽ ra phải tuân thủ các yêu cầu của EU, vốn có mục đích khôi phục lại các quyền tự do cơ bản ở Campuchia.
Trong một email trao đổi với Reuters, ông Sam Rainsy nói: “Dù là chỉ đình chỉ một phần chương trình EBA không thôi đã là chuyện đáng buồn bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động Campuchia và nền kinh tế của đất nước chúng ta, và bởi vì đó là điều mà chúng ta có thể tránh được.”

Phần nhận xét hiển thị trên trang