Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Mỹ thử nghiệm hệ thống laser có thể bắn hạ nhiều drone


Hệ thống vũ khí laser ATHENA mới được thử nghiệm có thể bắn hạ máy bay không người lái từ nhiều hướng và ở các độ cao khác nhau.
Nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí laser chống máy bay không người lái (ATHENA), trong môi trường kết hợp đầy đủ với không quân Mỹ, Sputnik đưa tin.

Dù đây là trải nghiệm đầu tiên của không quân với vũ khí phòng không để chống máy bay không người lái, nhưng các nhân viên hàng không có thể vận hành ATHENA dưới sự hướng dẫn của hệ thống chỉ huy kiểm soát và hệ thống radar.

Theo báo cáo của Lockheed Martin, hoạt động thử nghiệm ATHENA đã thành công và xác nhận hiệu suất hạ mục tiêu gần như tuyệt đối của hệ thống tại khu vực thử nghiệm Fort Sill ở Oklahoma.

Hệ thống vũ khí laser ATHENA có thể cơ động, cho phép không quân có thể triển khai nó ở bất kỳ đâu họ cần để bảo vệ căn cứ và các tài sản có giá trị cao. Thử nghiệm mới nhất của không quân đánh dấu cột mốc quan trọng cho hệ thống ATHENA, kể từ lần thử nghiệm đầu tiên tại căn cứ White Sands ở New Mexico.

Hệ thống vũ khí laser ATHENA đã được thử nghiệm thành công. Ảnh: Lockheed Martin.

Ở lần thử nghiệm đó, ATHENA đã bắn chùm tia laser công suất 60 kW vào mục tiêu. Người ta không thể xác định công suất chùm tia laser được sử dụng trong thử nghiệm mới nhất.

“Chúng tôi đã xem những tin tức gần đây về giải pháp vũ khí laser này là rất cần thiết để ngăn chặn các mối đe dọa từ máy bay không người lái, vì vậy đây là thời điểm thú vị để chúng tôi xem các nhân viên hàng không cạnh tranh công nghệ quan trọng của Lockheed Martin”, Sarah Reeves, Phó chủ tịch phụ trách mảng tên lửa của Lockheed Martin, nói.

Thử nghiệm mới nhất của hệ thống ATHENA diễn ra ngay sau khi quân đội Mỹ công bố chương trình hiện đại hóa kéo dài 16 năm của họ để chống lại các đối thủ mới nổi như Nga và Trung Quốc.

Động thái này cũng diễn ra vài tuần sau khi công nghệ máy bay không người lái của Trung Quốc có những bước tiến quan trọng, với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay không người lái vũ trang Rainbow-4, được lắp ráp tại một nhà máy ở Thái Lan.

Theo Trung Hiếu/Zing

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại sứ quán Hàn Quốc hỗ trợ tiêu thụ nông thủy sản của Việt Nam


Sáng ngày 07/2/2020, tại trụ sở Bộ Công Thương, Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã có buổi làm việc với ông Kim Eui Joong, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam để trao đổi các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu 100 tỷ USD kim ngạch song phương vào năm 2020.
Tại buổi làm việc, bên cạnh những nội dung hợp tác song phương, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã thông báo về những biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đang áp dụng cũng như những kết quả tích cực của việc phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, khẳng định nông thủy sản Việt Nam là tuyệt đối an toàn và đề nghị Đại sứ quán Hàn Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam giúp tiêu thụ các mặt hàng này.
Tham tán Thương mại Hàn Quốc đã bày tỏ sự chia sẻ chân thành và sẵn sàng hợp tác cùng Bộ Công Thương tìm kiếm đầu ra cho nông thủy sản Việt Nam. Ngay sau cuộc gặp, Đại sứ quán Hàn Quốc đã trao đổi với Tập đoàn Samsung và thông báo Samsung đồng ý giao đơn vị cung cấp suất ăn cho hơn 160.000 công nhân liên hệ với Bộ Công Thương và các doanh nghiệp nông sản Việt Nam để triển khai ngay việc mua rau quả, trái cây, thủy sản.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cũng sẽ chủ trì tổ chức một hội nghị với các Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc và các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam vào cuối tháng 02 năm 2020 để thúc đẩy các doanh nghiệp, hệ thống phân phối Hàn Quốc đẩy mạnh thu mua nông sản, thủy sản của Việt Nam, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Thay mặt Bộ Công Thương, Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã chân thành cảm ơn Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam về sự hỗ trợ chân tình này.
Vụ Thị trường

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi Mỹ 'phản đòn' Trung Quốc trên Biển Đông


Năm 2019, số lượng hoạt động tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông đã đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, như một cách nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển này.

Tàu USS Montgomery (trái) và tàu USS Gabrielle Giffords trên Biển Đông ngày 28.1 /// Command Destroyer Squadron 7

Tàu USS Montgomery (trái) và tàu USS Gabrielle Giffords trên Biển Đông ngày 28.1
Command Destroyer Squadron 7

Những hành động “cơ bắp” của Bắc Kinh

Năm 2019, Trung Quốc liên tục có nhiều hành động quấy phá khu vực Biển Đông. Cụ thể như việc điều tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 xâm phạm chủ quyền và thềm lục địa Việt Nam ở vùng biển này. Hay các tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của 3 quốc gia Đông Nam Á trong tháng 12.2019 và đầu tháng 1.2020. Thông tin này được công bố bởi Chương trình Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ).
Song song đó, Bắc Kinh còn có một loạt hành động nối tiếp chiến lược phát triển hạ tầng và quân sự hóa các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Điển hình như Trung Quốc triển khai hệ thống thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông.
Theo giới phân tích, các UAV là một phần của mạng lưới tình báo thu thập thông tin, giám sát và do thám (ISR) của Trung Quốc trên Biển Đông. UAV kết hợp cùng các vệ tinh, radar và nhiều phương tiện khác, Trung Quốc hướng đến kiểm soát đa tầng ở Biển Đông, thậm chí nhắm vào các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) được triển khai bởi Mỹ hay Nhật Bản, Anh, Pháp, Úc...

Phản ứng bằng FONOP

Mới đây, tờ The South China Morning Post dẫn nguồn dữ liệu, do Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ công bố, cho thấy lực lượng tàu chiến Mỹ đã 7 lần thực hiện FONOP trên Biển Đông trong năm 2019. Theo đó, năm 2019 là năm mà Mỹ tiến hành FONOP nhiều nhất từ trước đến nay trên Biển Đông. Số lần thực hiện FONOP của Mỹ trên Biển Đông từ năm 2015 - 2018 lần lượt là 2, 3, 6 và 5.
Sang năm 2020, ngay ngày mùng 1 Tết Nguyên đán (25.1), tàu chiến cận bờ USS Montgomery thuộc lớp Independence của Mỹ thực hiện FONOP, di chuyển gần đá Gạc Ma và đá Chữ Thập bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau đó, một đơn vị trực thuộc hải quân Mỹ công bố hình ảnh USS Montgomery và USS Gabrielle Giffords (cùng thuộc lớp Independence) song hành trên Biển Đông vào ngày 28.1.

Ở tầm chiến lược thì rõ ràng các lãnh đạo của hải quân Mỹ lẫn các lãnh đạo chính quyền ở Washington đã nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của việc Bắc Kinh tăng cường kiểm soát trên Biển Đông

Ngày 7.2, trả lời Thanh Niên về đánh giá xung quanh các động thái của Washington trên Biển Đông, TS James R.Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) cho rằng: Có 2 điểm đáng lưu ý trong việc Mỹ đẩy mạnh FONOP trên Biển Đông gần đây.
Thứ nhất, ở tầm chiến lược thì rõ ràng các lãnh đạo của hải quân Mỹ lẫn các lãnh đạo chính quyền ở Washington đã nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của việc Bắc Kinh tăng cường kiểm soát trên Biển Đông.
Thứ hai, ở tầm chiến thuật, Lầu Năm Góc đã đa dạng hóa hơn về khí tài để thực hiện FONOP. Trong lần tiến hành FONOP cuối tháng 1 vừa qua, Mỹ đã điều động chiến hạm cận bờ lớp Independence - gần đây được trang bị tên lửa NSM (Naval Strike Missile) đối hạm và tấn công mặt đất. Loại tên lửa này giúp chiến hạm cận bờ Independence vẫn có uy lực mạnh mẽ để tiến hành FONOP, chứ không cần phải điều động tàu khu trục như trước đây.

Khi Mỹ 'phản đòn' Trung Quốc trên Biển Đông

Khu trục hạm USS Wayne E.Meyer của Mỹ cũng từng thực hiện FONOP trên Biển Đông vào năm 2019
Tương tự, trả lời Thanh Niên, ông Gregory B.Poling (Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải - AMTI) nhìn nhận chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đã thường xuyên tiến hành FONOP. Đây là một điều tốt, thậm chí tốt hơn nhiều so với những gì Mỹ làm dưới thời Tổng thống Barack Obama trong năm 2015 - 2016. Nhiều năm qua, Washington tiến hành FONOP nhằm thách thức tất cả các yêu sách hàng hải quá đáng. Mỹ cần khẳng định các quyền hợp pháp.

Cần hành động mạnh mẽ hơn

Tuy nhiên, ông Poling cho rằng: Trong trường hợp ở Biển Đông thì điều đó là chưa đủ, mà cần phối hợp một chiến lược toàn diện bao gồm ngoại giao, kinh tế và quân sự kết hợp cùng các đồng minh, đối tác. Phải như vậy mới có thể thuyết phục Bắc Kinh thay đổi những hành vi khó lường trên Biển Đông.
Tương tự, cũng trả lời Thanh Niên ngày 7.2, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) đánh giá những bước đi đó của chính quyền Tổng thống Trump vẫn không đủ để thay đổi thực tế rằng Trung Quốc đã xây dựng hạ tầng đáng lo ở nhiều thực thể trên Biển Đông.
Các động thái FONOP cũng chưa đủ để Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (PCA) đã bác bỏ chủ quyền “đường lưỡi bò” trên Biển Đông. Cho nên, các quốc gia trong khu vực đều nhận thức rõ rằng Trung Quốc đang muốn lập lại quyền lực mới tại đây, và phản ứng của Mỹ là chưa đủ để đáp trả hiệu quả.
Chính vì thế, theo ông, trong thời gian tới, các nước ASEAN cần tăng cường hợp tác với nhiều đối tác hơn nhằm đảm bảo hòa bình ổn định ở khu vực nói chung, cũng như trên Biển Đông.
Philippines dễ bị gây hại tại Biển Đông nếu thiếu Mỹ
Hãng AP ngày 7.2 dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cảnh báo rằng nước này sẽ chịu những tổn thất về an ninh, kinh tế nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ. Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte đe dọa hủy bỏ Thỏa thuận lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ nếu nước này không cho đồng minh của ông - thượng nghị sĩ Ronaldo Dela Rosa nhập cảnh.
Được ký vào năm 1998, VFA cho phép hàng ngàn binh sĩ Mỹ đóng trú luân phiên ở Philippines để tham gia các cuộc tập trận quân sự và chiến dịch hỗ trợ nhân đạo. Ngoại trưởng Locsin cho rằng tiếp tục VFA là điều có lợi vì Mỹ đã hỗ trợ quân sự, đào tạo các lực lượng Philippines đối phó với mối đe dọa an ninh trong những năm qua; đồng thời, sự hiện diện quân sự của Mỹ còn giúp răn đe những hành động hung hăng trên Biển Đông.
Vi Trân

“Làm thế nào để múc nước bằng giỏ thưa?”, nữ sinh viên duy nhất đánh bại cả thạc sĩ để vào làm bằng câu trả lời giản đơn


Một vị quản lý cấp cao của doanh nghiệp nọ trong một buổi thuyết giảng đã được nghe câu chuyện kể về “Giỏ thưa múc nước”.
Có một thanh niên lúc nào cũng tự nhận mình thông minh, tài giỏi, học một hiểu mười, ngày ngày khoe khoang về trí tuệ của mình. Cho đến khi anh ta đọc một quyển giáo lý Phật gia, đọc đi đọc lại rất nhiều lần, anh ta vẫn không thể hiểu được. Anh tự nhủ rằng: “Lạ thật, rõ ràng mình hiểu nghĩa từng chữ một, nhưng ghép lại với nhau thì nghĩ mãi chẳng thông”.
Vậy là, anh ta tìm tới một khu rừng sâu, trong đó có một Thiền sư cao tuổi ẩn dật và hỏi ngài ấy rằng: “Thưa sư thầy, tôi vốn thông minh nhanh trí, nhưng đọc quyển giáo lý này lại đọc mãi vẫn không hiểu được ý nghĩa thâm sâu đằng sau từng câu từng chữ. Dù đã cố gắng rất nhiều lần, tôi vẫn không giữ được những lời lẽ này trong lòng. Tôi cảm thấy mình rất thất bại. Sư thầy có thể giúp tôi được không?”.
Vị Thiền sư bình tĩnh lắng nghe tất cả những gì thanh niên này giãi bày. Sau đó, ông lặng lẽ lấy một chiếc giỏ thưa được đan bằng tre vừa cũ vừa bẩn, phủ đầy bụi đất trong một góc đưa cho chàng trai và nói: “Tôi sẽ giúp cậu giải đáp nghi vấn này nếu cậu chịu cầm cái giỏ này đi múc cho tôi đầy một chậu nước.”
Chàng trai ngạc nhiên: “Vậy thì nước sẽ bẩn hết ư?”.
Vị Thiền sư chỉ mỉm cười gật đầu, không nói gì nữa.
Vậy là cậu thanh niên miễn cưỡng cầm giỏ đi tìm một con sông gần đó. Muốn nhanh chóng được nghe lời giải đáp, anh vục chiếc giỏ vào nước thật mạnh, rồi cố gắng chạy về thật nhanh.
Tuy nhiên, ngay khi vừa đi được vài bước, chiếc giỏ thưa đã không giữ được nước. Tất cả số nước múc lên đều tràn đi theo từng kẽ giỏ. Sau hàng chục lần thử đi thử lại, kết quả vẫn không hề khả quan. Có chạy nhanh lắm, bưng bít kiểu gì thì số nước trong giỏ cũng sẽ tràn hết khi anh ta đi được vài ba bước.
Quản lý đưa câu hỏi khó: Làm thế nào để múc nước bằng giỏ thưa?, nữ sinh viên duy nhất đánh bại cả thạc sĩ để vào làm bằng câu trả lời giản đơn  - Ảnh 1.
Cuối cùng, anh ta thất vọng não nề, lê bước trở về, trở lại chiếc giỏ không cho vị Thiền sư và đáp rằng “Tôi không làm được điều ông muốn”.
Vị Thiền sư đáp: “Không đâu, thực ra cậu đã làm được điều tôi muốn rồi”.
Trong khi cậu thanh niên không hiểu ra sao, vị Thiền sư đã giải đáp: “Người ta chỉ cần nhìn chiếc giỏ thưa này đều sẽ biết, nó không bao giờ có thể múc được nước. Chắc cậu cũng nhận thấy điều đó, nhưng để đạt được mục tiêu của mình, cậu vẫn quyết định thử, và thậm chí còn cố hết sức để thử theo nhiều cách khác nhau. Chỉ cần nhìn vào số đất cát bùn dơ bám trên giỏ nay đã trôi hết là tôi hiểu rằng cậu đã nỗ lực nhiều thế nào.
Trí tuệ của con người cũng vậy. Càng bỏ nhiều công sức, càng nỗ lực dám thử, dám mạo hiểm, dám tư duy thì cậu mới có khả năng thấu hiểu được đạo lý ẩn sâu đằng sau mỗi sự vật, hiện tượng khác nhau”.
Thông qua câu chuyện này, vị quản lý hiểu ra rằng, lòng can đảm nhiệt tình là một nhân tố không thể thiếu trong quãng đường phát triển của mỗi một người. Ứng dụng vào công việc tuyển dụng nhân sự của mình, anh ta bắt đầu chú trọng tới việc tìm kiếm các nhân tố tiềm năng của ứng viên nhiều hơn là nhìn chằm chằm vào những kỹ năng, thâm niên, kinh nghiệm mà họ đã có sẵn.
Để làm được điều đó, trong những buổi phỏng vấn do mình tổ chức sắp xếp, vị quản lý không chỉ đưa ra các đề mục test kiến thức, kỹ năng, trình độ và ngoại ngữ mà còn kết hợp thêm nhiều câu hỏi IQ, EQ, đưa ra một số tình huống bất ngờ để ứng viên tự do phản ứng, thể hiện tư duy logic của mình.
Trong một lần, anh ta đã hỏi chính các ứng viên rằng: “Theo các bạn, có thể làm thế nào để múc nước bằng giỏ thưa hay không?”.
Ứng viên đầu tiên đứng dậy và trả lời: “Làm sao một chiếc giỏ thưa múc nước được? Bao nhiêu nước sẽ lọt xuống lỗ hết rồi còn đâu. Tôi nghĩ điều này là không thể nào".
Một ứng viên khác lại thử: “Nếu là một chiếc giỏ thưa thì không thể. Nhưng nếu làm cho chiếc giỏ được đan chặt hơn, hoặc bọc nó bằng một lớp nilon, hay sử dụng keo hồ dán lại tất cả những chỗ trống, hạn chế không gian giữa các khe một cách tối đa thì vẫn có thể múc nước được".
Trong lúc mọi người tranh cãi ầm ỹ về tính khả thi của việc này, một nữ sinh viên lại đưa ra câu trả lời: “Điều này rất dễ dàng mà. Vì câu hỏi chỉ yêu cầu ‘múc nước’ chứ không nêu rõ nước ở điều kiện nào, cho nên, lấy chỗ nước đó đem đi đặt vào tủ đá, tới khi nó đông lại thành băng, tôi có thể dùng giỏ thưa để múc lên rồi”.
Vị quản lý đưa ra kết luận, đây chính là câu trả lời thu hút anh nhất từ đầu tới giờ. Trong khi các ứng viên tốt nghiệp đại học, cao học chuyên sâu không ngừng làm phức tạp hóa vấn đề, nữ sinh viên này lại có thể tìm ra cách đột phá nhất từ sự đơn giản nhất. Cô chỉ tận dụng những hình thái khác nhau ở những nhiệt độ và hoàn cảnh khác nhau của nước, ở đây là trạng thái đóng băng, để giáp đáp vấn đề không tưởng này.
Ở bất cứ trường hợp nào, yếu tố “sáng tạo” tuy nói thì đơn giản, nhưng vẫn luôn là công cụ hữu hiệu nhất giúp chúng ta gây ấn tượng mạnh trong công việc, giúp nâng cao năng suất hơn so với việc lựa chọn một phương thức truyền thống ai ai cũng biết.
Biết tận dụng chính sở trường và tư duy logic để đơn giản hóa các nhiệm vụ được đề ra, đồng thời, giúp chúng ta tận hưởng công việc một cách thoải mái và vui vẻ hơn, chính là tiền đề để một người có thể phát triển thật xa hay không. Càng hoàn thiện năng lực sáng tạo, bạn lại càng có nhiều cơ hội để tự mình cải thiện kỹ năng, năng động nhiệt tình và làm ra nhiều thành tựu đột phá hơn.
Dương Mộc / Trithuctre

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TQ thường gặp đại họa năm Canh Tý, liệu 2020 ?


Lại Trần Mai, Tôi thích đọc . I love to read - 6 hours ago
*Trung Quốc thường gặp đại họa năm Canh Tý, liệu năm 2020 có thoát kiếp nạn?* *http://tinhhoa.net - Trong lịch sử Trung Quốc, cứ đến năm Canh Tý liền xuất hiện rất nhiều những thiên tai nhân họa khó lường. Từ cuộc chiến tranh nha phiến thời Mãn Châu, cuộc nổi loạn của Nghĩa Hòa đoàn đến “Nạn đói lớn” khiến vô số người phải thiệt mạng. Năm 2020 cũng là năm Canh Tý, liệu Trung Quốc có thoát được kiếp nạn?Trong lịch sử Trung Quốc, cứ đến năm Canh Tý liền xuất hiện rất nhiều những thiên tai nhân họa khó lường. (Ảnh: Forbes)Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, cách tính năm dựa ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

BÀI VIẾT RẤT THỰC TẾ CỦA MỘT GIÁO SƯ NGƯỜI TRUNG QUỐC TẠI ĐẠI HỌC BẮC KINH.


Trong hơn 30 năm qua, kinh tế Trung Quốc giành được những thành tựu cả thế giới quan tâm dõi theo. Những thành tựu ấy được xây dựng trên cơ sở khoa học kỹ thuật mà thế giới phương Tây tích lũy được trong 300 năm phát minh sáng tạo. Mỗi một kỹ thuật và sản phẩm quan trọng giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh đều do phương Tây phát minh chứ không phải do chúng ta phát minh. Chúng ta chỉ là kẻ ăn theo chứ không phải là kẻ sáng tạo đổi mới. Chúng ta chỉ dựng một chái nhỏ trên tòa nhà lớn do người khác xây dựng. Chúng ta không có lý do để ngông cuồng tự cao tự đại!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỘT THÁNG SAU VỤ ĐỒNG TÂM (BÀI 1): CÁC NHÀ VĂN VỀ THĂM GIA ĐÌNH CỤ KÌNH, KO CẦM ĐƯỢC NƯỚC MẮT

Huong Lan với Nguyễn Thành Kiên và 2 người khác.
phải bay về Mỹ.
Khi chúng tôi đến, đã rất đông người ngồi quây chật quanh chiếc bàn nhỏ, quen có không quen cũng có, trẻ có già có. Trẻ nhất là một cậu thanh niên lẻo khẻo thuộc thế hệ 9x, già nhất là nhà thơ dịch giả Dương Tường, ông năm nay đã 88 tuổi. Mắt ông gần như đã mờ hẳn, đi lại đã phải có người dắt.
Mọi người đến để gặp Diệu và chuyện trò với nhau chút đỉnh. Câu chuyện, không tránh khỏi, dẫn dắt đến vụ thảm sát Đồng Tâm.
Một ý kiến đột ngột đưa ra, chúng ta nên đến thắp hương cho cụ Kình.
Ngay lập tức số đông đồng thanh “đi luôn!”.
Vấn đề đã chạm đến thẳm sâu sự xúc động trong tim mỗi người. Dường như chỉ đợi một cái chớp mắt là nước mắt tràn mi vậy.
Bỏ qua bữa trưa chúng tôi lên xe ngay. Gõ Google để tìm đường tới thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Tôi nhớ, tôi đã khóc và mất ngủ vào đêm hôm nghe tin ông bị bắn chết. Suốt cả mấy tuần sau đó tôi thường xuyên trằn trọc, bất an.
Tôi không thể tưởng tượng được lại có một kết cục tang thương đẫm máu đến như vậy đối với một ông cụ tôi đã từng thương mến biết bao nhiêu.
Một cụ ông dù phải trải qua bao nhiêu áp lực, kể cả sau khi bị đánh gãy chân vẫn luôn từ tốn điềm đạm, mạch lạc và cương quyết khi giải thích cho bà con gần xa về lịch sử mảnh đất Đồng Tâm.
Chúng tôi đã đến, đường làng ngõ xóm vô cùng vắng vẻ. Có lúc hình như không chắc chắn lắm về đường đi, chúng tôi tìm mãi, tìm mãi mới thấy một bà cụ đang chống gậy ven đường để dừng lại hỏi thăm. Tang thương một làng quê ngày tết!
Nhà ông cửa vẫn mở, qua cái sân tới phòng khách bàn thờ ông vẫn đang nghi ngút khói hương, tiếp đến là cầu thang lên gác hai có cái tum nhỏ, bên trong là hai phòng ngủ nhỏ xíu của bà rồi của ông, phòng bếp sau cùng, giản dị và đơn sơ.
Dăm ba đứa trẻ và vài bà cụ già đang ngồi trên mấy chiếc chiếu trong nhà, không còn đàn ông thanh niên, họ đã bị bắt hết. Cụ bà Dư Thị Thành tay ôm đứa cháu mới ba tháng tuổi ra đón chúng tôi.
Tôi đưa tay ra đón đứa bé. Và tôi đã khóc không thể kiềm chế khi ôm trong vòng tay mình sinh linh bé bỏng, bụ bẫm vẫn đang thơ ngây say ngủ.
Chúng tôi thắp hương cho ông rồi đi vòng quanh mấy nhà. Dấu vết của vụ tấn công vẫn còn nguyên. Bức tường bị đổ, vết đạn bắn, cả vết máu bị bắn lên tường của ông đã lau mà chưa thể hết... Đặc biệt cái hố thông khí giữa hai nhà nơi công bố 3 cảnh sát bị ngã và bị ném bom xăng đến cháy đen, lạ thật lại không bị ám khói!
Trên chuyến xe về tất cả đều trở nên im lặng, ai nấy lặng lẽ đuổi theo những dòng suy tư bất tận của riêng mình.
Tại sao lại không thể có một phiên toà?
Tại sao lại phải giết một cụ già đã 84 tuổi?
Tôi có hàng ngàn câu hỏi...

Phần nhận xét hiển thị trên trang