Sân bay quốc tế Chiang Mai - cửa ngõ phía bắc Thái Lan, mỗi ngày đón vài chục chuyến bay đưa du khách từ khắp thế giới đến với vùng đất xinh đẹp, thu hút khách nhất nước Thái.
Phòng chờ - đặc kín khách đủ mọi màu da, quốc tịch nhưng nhiều nhất vẫn là Trung Quốc. Nhận dạng họ, không chỉ cách ăn nói đặc trưng, mà còn vì nhất loạt, đều đeo khẩu trang.
Những người đeo khẩu trang nhiều thứ 2, là Việt Nam.
Thứ 3 là những nhân viên làm việc ở sân bay.
Tò mò hỏi Tun, hướng dẫn viên du lịch người Thái đã đi cùng suốt 4 ngày 3 đêm: "Bên này không sợ lây dịch Corona à?". Cậu ta bật cười: "Chính quyền đã có các biện pháp phòng chống. Nhân viên Y tế sẽ phải làm nhiệm vụ của họ trong việc ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh" và giải thích: "Thái Lan nói chung và nhất là Chiang Mai, nguồn thu của cả chính quyền và người dân đều trông vào du lịch. Nếu lo sợ và phòng ngừa quá đáng, không du khách nào dám đến và như vậy, chúng tôi sẽ không thu được tiền để sống".
Ở Chiang Mai, vào nhà vệ sinh nào cũng có chai nước rửa tay. Quầy kiểm tra an ninh, cũng để sẵn những chai nước rửa khô, sau khi du khách ấn tay vào hệ thống nhận dạng điện tử. Hỏi nhân viên cảnh sát Bin, cô nhướn mắt: "Mấy chai này có từ lâu, khi tôi còn bé đi du lịch nước ngoài, đã thấy".
Hôm qua vào chùa Trắng ở Chiang Mai, Tun bật cười khi thấy tôi đeo khẩu trang: "Ở những chỗ đẹp thế này, đeo khẩu trang thì Phật đâu nhìn thấy anh? Chụp hình sao nhìn thấy mặt?" rồi giơ 3 ngón tay, bảo: "Các vũ nữ người Thái khi múa thường giơ 3 ngón tay, anh biết sao không? Bởi chúng tôi quan niệm cuộc sống rất ngắn, chỉ trong 3 ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai, nên phải luôn vui vẻ, thoải mái mỗi ngày được sống"...
JAI YEN (bình tĩnh) và SABAI (thoải mái), SANUK (vui vẻ), nên đọc FB của những người bạn Thái, không bao giờ gặp sự hốt hoảng, rúm ró, tăng động... mà toàn thấy, những nụ cười hy vọng và tin tưởng tốt lành.
(Dân trí) - Có thể nói một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của năm 2020 là công tác lựa chọn nhân sự cho nhiệm kỳ Đại hội Đảng 13. Đây là việc làm mang tính quyết định như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh "cán bộ là cái gốc của mọi công việc".
Mới đây, trả lời báo Vietnam Net, bài “Không chịu tác động của thế lực nào, chọn đúng nhân sự đại hội Đảng”, ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có những chia sẻ khá thẳng thắn về công việc khó khăn này. Ông Tân nói: “Thời gian qua có tình trạng làm đúng quy trình, đúng thủ tục nhưng khi đã đề bạt, bổ nhiệm, không lâu sau thì cán bộ vi phạm. Như vậy, rõ ràng chúng ta chọn không đúng người". Nhìn lại hàng loạt cán bộ cấp cao, trong đó có hơn 90 người thuộc diện Trung ương quản lý bị kỉ luật, càng cho thấy đây là nhận định hoàn toàn chính xác. Lý do, hầu hết các cán bộ cao cấp này bị xử lý đều liên quan đến sai phạm từ nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, những sai phạm của họ đã không bị phát hiện tại thời điểm đó mà phải đến nhiệm kỳ sau, họ mới phải trả giá. Ông Đinh La Thăng, người có chức vụ cao nhất cho đến nay và có lẽ cũng là một trong số những người bị hình thức kỉ luật nặng nhất đã từng chua chát thốt lên: “Giá mà cơ quan kiểm tra phát hiện sớm, thì hậu quả không nặng nề như vậy”. Thậm chí, trong số đó, có người còn nằm trong qui hoạch ở những chức vụ rất cao như Trịnh Xuân Thanh được qui hoạch tư lệnh ngành Công thương chẳng hạn. Điều này cho thấy trong qui trình Đào tạo – bồi dưỡng, đề bạt – cất nhắc, quản lý - giám sát, chúng ta đã sai sót ít nhất ở các khâu: Đề bạt – cất nhắc và quản lý - giám sát. Vì sao để xảy ra tình trạng này? Trong bài báo nói trên, ông Lê Vĩnh Tân đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính. Một, “để chọn đúng người, người làm tổ chức phải đi tìm cán bộ chứ không phải để cán bộ sắp được đề bạt bổ nhiệm đi tìm tổ chức”. Hai, “phải thực hiện trên tinh thần hết sức công tâm, khách quan, không chịu tác động của bất cứ thế lực nào” và thứ ba, “phải đánh giá cả một quá trình và dựa trên sự tín nhiệm của các cấp, của cấp dưới đối với cấp trên, cấp trên cấp dưới”. Cá nhân, người viết bài này tâm đắc nhất với ý đầu tiên “người làm tổ chức phải đi tìm cán bộ chứ không phải để cán bộ sắp được đề bạt bổ nhiệm đi tìm tổ chức”. Nếu người làm tổ chức đi tìm cán bộ có nghĩa là tình trạng chạy chức, chạy quyền sẽ không tồn tại. Nhớ lại tròn 5 năm trước (27.1.2015), tại lễ tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Ban Tổ chức Trung ương, ông Tô Huy Rứa khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, nên chống lại tiêu cực, chống lại “chạy”. “Làm sao mà có thể “chạy” được, 5, 6 cơ quan trên này với cả địa phương nữa. “Chạy” làm sao được”. Thế nhưng từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền câu “Chạy chưa chắc đã được nhưng không chạy thì chắc chắn… không được”. Có thể độ chính xác của câu này không cao, song nó đã phản ánh phần nào việc chạy chức, chạy quyền, chạy qui hoạch mà sau này, trong nhiều văn kiện chúng ta thường nhắc tới. Thực tế, hàng loạt cán bộ cao cấp đã bị xử lý cũng ít nhiều nói lên điều này. Xin được một lần nữa nhắc lại lời của Hồ Chủ tịch: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Vì vậy việc làm tốt “cái gốc” này là yếu tố quyết định sự thành bại. Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai niệm vụ năm 2020, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cũng khẳng định vấn đề thành hay bại chính là nằm ở công tác cán bộ cho cấp ủy các cấp nhiệm kỳ tới. “Đây là vấn đề quan trọng. Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”. Ông Vượng nói. “Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”. Đó là chân lý!
Dịch viêm phổi Vũ Hán đang nhanh chóng lan rộng, tính tới ngày 25/1, hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc đều có người nhiễm bệnh. Có cư dân mạng đặt nghi vấn rằng, loại virus corona mới này đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm cao cấp tại Vũ Hán. Luận điểm này có vẻ nghe giống một loại “thuyết âm mưu” như trong tiểu thuyết, nhưng cũng có các bằng chứng được đưa ra làm cơ sở cho nghi vấn.
Virus viêm phổi Vũ Hán: Một thảm họa trước mắt
Rạng sáng ngày 23/1, giới quan chức Vũ Hán tuyên bố bắt đầu phong tỏa thành phố. Sự hoảng loạn đã bùng nổ tại thành phố 11 triệu dân này (cao hơn cả TP.HCM) . Người dân muốn thoát ra ngoài bằng mọi giá, ngược lại, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công khai tham gia vào phòng chống và khống chế dịch bệnh, dùng vũ lực ngăn chặn. Thành phố Vũ Hán đang đứng trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng.
Theo thông tin cập nhật ngày 25/1, Cơ quan Y tế Trung Quốc đã ra thông báo về ít nhất 15 trường hợp tử vong mới trong ngày 24/1, nâng tổng số người chết lên 41 ở nước này. Trong khi đó, các trường hợp nhiễm mới đã được xác nhận tại Hoa Kỳ, Pháp và Úc.
Nhưng con số tử vong thật sự thì chỉ có những nhân viên y tế tiếp xúc với dịch bệnh ở tuyến đầu mới biết rõ. Theo màn hình chụp tin nhắn được đăng tải trên Twitter, một nhân viên y tế ở Vũ Hán đã ghi rằng: “Cả Vũ Hán đã sụp đổ, chỉ là người ta chưa biết thôi. Bệnh viện của chúng tôi chỉ có thể chẩn đoán qua xét nghiệm axit nucleic. Một số lượng lớn bệnh nhân không được chẩn đoán chính xác, hãy nhanh chóng mua khẩu trang.”
Video một y tá khóc vì suy sụp và căng thẳng:
巴丢草 Badiucao
@badiucao
the 3rd video of a #wuhan nurse mentally meltdown due to pressure of fighting the deadly #WuhanCoronovirus non stop after city quarantine she said if we rest,then we are treated as traitors. i worked nonstop everyday. Only death is waiting for me here.
Một cư dân mạng khác cho biết: “Số bệnh nhân nhiễm virus corona mới ở Vũ Hán đã quá tải, tin tức từ 3 nguồn tin khác nhau cũng xác nhận dựa trên số giường và thiết bị do Đảng Cộng sản Trung Quốc trang bị chính thức.”
Xuất hiện thông tin cho rằng loại virus corona mới ở Vũ Hán là “nhân tạo”
Cư dân mạng đã liệt kê một số điểm nghi vấn như sau:
Nghi vấn 1: Thời gian Trung Quốc phản ứng
Khi virus Vũ Hán mới xuất hiện, tờ Wired đưa tin rằng:
“Tuy các báo cáo ban đầu rất hạn chế, quan chức chính phủ thông báo rằng một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định được loại vi sinh vật gây ra dịch bệnh. Họ cho biết thủ phạm là một loại virus chưa bao giờ gặp trên con người, một loại virus corona mới phát hiện, có liên quan tới SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông). Theo truyền thông nhà nước, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã có sẵn các bản sao của virus đang nuôi cấy nhân tạo. Dưới áp lực của cộng đồng y khoa quốc tế, Trung Quốc đã công bố bản đồ gen của loại virus mới, khuyến khích các nhà nghiên cứu khắp thế giới phân tích và chia sẻ dữ liệu này.”
Theo tờ Wired, loại virus corona này được phòng thí nghiệm xác định chỉ 2 tuần sau khi bệnh nhân đầu tiên xuất hiện. Các bản sao đã được nhân lên nhanh chóng và sơ đồ gen được công bố. Câu hỏi đặt ra là làm sao họ hoàn thành nhanh đến thế?
Nghi vấn 2: Phòng thí nghiệm virus tại Vũ Hán
Từ trung tuần tháng 1 khi virus Vũ Hán bắt đầu lan ra nước ngoài, trên mạng đã xuất hiện thông tin cho biết loại virus này nhiều khả năng do phòng thí nghiệm cao cấp tại Vũ Hán rò rỉ ra ngoài.
Cụ thể, cư dân mạng thường trích dẫn bài viết đăng trên tạp chí Nature ngày 22/2/2017 với tựa đề “Bên trong phòng thí nghiệm Trung Quốc nghiên cứu các tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất thế giới”. Trong đó có đoạn:
Phòng thí nghiệm ở Vũ Hán được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới, nằm trong kế hoạch xây dựng 5-7 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL-4) tại Trung Quốc đại lục vào năm 2025. Song song với mặt tích cực, điều này cũng làm dấy lên những lo ngại.
Cụ thể, một số nhà khoa học bên ngoài Trung Quốc cảm thấy bất an về sự lây lan mầm bệnh, cùng với tình trạng căng thẳng địa chính trị liên quan đến vấn đề sinh học giữa Trung Quốc và các quốc gia khác.
Phòng thí nghiệm trên đã được Tổ chức Công nhận Quốc gia Trung Quốc (CNAS) chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn và tiêu chí của BSL-4 vào tháng 1/2017.
BSL-4 là cấp độ bảo vệ sinh học cao nhất (cấp độ an toàn sinh học được xếp loại từ 1 đến 4). Tiêu chí của nó bao gồm lọc không khí, xử lý nước và rác trước khi thải ra khỏi phòng thí nghiệm, trong đó quy định rằng các nhà nghiên cứu phải thay quần áo và tắm trước và sau khi sử dụng các thiết bị của phòng thí nghiệm.
Trong tương lai, phòng thí nghiệm này sẽ nghiên cứu mầm bệnh gây ra dịch SARS (mầm bệnh không yêu cầu phòng thí nghiệm BSL-4) trước khi chuyển sang nghiên cứu Ebola và virus Lassa Tây Phi.
Những lo lắng đã xuất hiện xung quanh phòng thí nghiệm tại Vũ Hán. Virus SARS đã nhiều lần thoát khỏi các cơ sở nghiên cứu được kiểm soát nghiêm ngặt ở Bắc Kinh, Richard Ebright, nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers ở Piscataway, New Jersey (Hoa Kỳ) cho hay.
Ông Ebright không cho rằng cần hơn 1 phòng thí nghiệm BSL-4 ở đại lục. Ông nghi ngờ rằng sự phát triển này là để phản ứng với mạng lưới nghiên cứu ở Mỹ và châu Âu, mà theo ông cũng không đảm bảo. Ông bổ sung rằng chính phủ Trung Quốc sẽ tận dụng năng lực dư thừa từ các phòng thí nghiệm này để phát triển vũ khí sinh học.
“Các cơ sở này đều có 2 mặt,” ông Ebright nói. Viễn cảnh tiêm cho những con khỉ mầm bệnh làm ông lo lắng hơn là phấn chấn: “Chúng có thể chạy quanh, chúng có thể cào, chúng có thể cắn.”
Thông tin ông Ebright nói rằng virus SARS đã hơn một lần thoát khỏi các cơ sở nghiên cứu Bắc Kinh là chính xác.
Cựu sĩ quan tình báo quân sự Israel – ông Dany Shoham – người từng nghiên cứu vũ khí sinh học của Trung Quốc, phát biểu với tờ Washington Post rằng cơ sở ở Vũ Hán này có liên quan tới chương trình vũ khí sinh học bí mật của Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu chủng virus corona mới có khả năng rò rỉ ra ngoài không, ông Shoham cho biết: “Theo nguyên tắc, virus xâm nhập ra ngoài chỉ có hai con đường là bị rò rỉ hoặc lây nhiễm không tự biết trong nội bộ sau đó nhân viên đi ra ngoài khu vực bảo vệ. Đây có thể là điều đã xảy ra ở Viện virus Vũ Hán nhưng cho tới nay không có bằng chứng hay nghi vấn cho việc đó.”
Nhưng đầu mối quan trọng nhất không phải là phòng thí nghiệm Vũ Hán, mà là từ các nghiên cứu virus đã công khai ở Trung Quốc trong các năm qua.
Nghi vấn 3: Các nghiên cứu virus của Trung Quốc
Giáo sư Guo-Yuan Yuan thuộc khoa Vi sinh vật học của ĐH Hồng Kông cho biết, loại virus mới này tương đồng gần 80% so với virus SARS. Nó giống nhất với virus SARS ở dơi Chu Sơn thuộc tỉnh Chiết Giang.
Khoảng cách giữa Chiết Giang và Vũ Hán là 1010 km, đi xe hơi mất khoảng 11 giờ, mùa đông khi dịch bùng phát lại là thời điểm dơi không ra ngoài. Người ta chưa thể giải thích vì sao lại có sự tương đồng này.
Một bài viết trên mạng đưa ra nhận định:
Năm 2017, người ta phát hiện rằng virus SARS năm 2003 xuất xứ từ dơi ở Vân Nam, gen RdRp (có thể thích nghi với cơ thể vật chủ) tương đồng tới 87-92%.
Chủng virus corona tương tự SARS ở Vũ Hán được quân đội Trung Quốc phát triển từ loại virus corona mới có trên dơi ở Chu Sơn (Zhoushan) vào năm 2018. Chuỗi gen của virus này có thể tìm thấy trên dữ liệu gen của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH GenBank) với số hiệu ZXC21 and ZC45, do Viện Nghiên cứu Quân y Nam Kinh gửi lên.
Bằng chứng cốt yếu là: Virus corona có 4 protein quan trọng. Khi so sánh protein màng bọc của virus (E protein), các chuyên gia phát hiện rằng virus Vũ Hán mới có 100% tương đồng với virus dơi Chu Sơn. Chủng loại virus đa dạng cao và truyền chéo loài mà đạt được độ tương đồng 100% là không thể xảy ra trong chọn lọc tự nhiên.
Trong quá trình tiến hóa tự nhiên, E protein của virus dơi Chu Sơn không thể có trình tự gen chính xác giống như E protein của virus viêm phổi Vũ Hán, theo định lý cơ bản của Fisher về chọn lọc tự nhiên đưa ra vào năm 1933.
Vũ Hán là nơi duy nhất có phòng thí nghiệm BSL-4 ở Trung Quốc, nơi người ta có thể thực hiện biến đổi gen. Việc virus bị thoát ra ngoài có thể do vô tình hoặc hữu ý.
Để kiểm chứng nhận định này, kho dữ liệu gen của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho phép tìm và so sánh các mẫu gen của virus như sau:
Mẫu gen của virus viêm phổi Vũ Hán lấy từ chợ hải sản địa phương có mã MN908947 E protein của nó có mãQHD43418.1
Nhấn vào chức năng “run BLAST” để tìm các gen tương đồng:
Kết quả cho thấy mẫu gen 100% tương đồng chính là từ AVP78033.1 tức E protein của virus corona trên dơi Chu Sơn ZC45. Mà mẫu ZC45 chính là do Viện Nghiên cứu Quân y Nam Kinh gửi lên NIH năm 2018.
Các nghi vấn đều chỉ về một điểm
Như vậy, các thông tin đã xác minh được là:
Phòng thí nghiệm Vũ Hán có định hướng nghiên cứu virus SARS, là nơi duy nhất ở Trung Quốc có thể nghiên cứu virus nguy hiểm và vị trí nằm ngay trong thành phố nơi bùng phát dịch.
Trung Quốc đã cung cấp dữ liệu về mẫu virus mới cùng sơ đồ gen của nó nhanh bất ngờ.
Virus corona mới có cùng E protein với virus trên dơi Chu Sơn mà quân đội Trung Quốc từng nghiên cứu.
Không có khả năng dơi Chu Sơn cách hơn 1000 km gây ra bệnh ở Vũ Hán.
Các thông tin làm tăng thêm nghi vấn (nhưng không khẳng định chắc chắn) là:
Các phòng thí nghiệm Trung Quốc từng làm rò rỉ virus SARS trước đây
Các chuyên gia nhận định chính quyền Trung Quốc có ý định phát triển vũ khí sinh học
Nếu trước đây chỉ có thông tin về phòng thí nghiệm virus Vũ Hán thì còn khá mơ hồ, nhưng với dữ liệu gen trong kho dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nghi vấn của cư dân mạng đã có thêm sức nặng.
Nếu quả thật khả năng E protein tương đồng không thể xảy ra trong tự nhiên, tức là nó do con người lai tạo, thì liệu có thể ai đó hoặc cơ sở nào đó phát triển virus corona này ngoài phòng thí nghiệm cao cấp BSL-4 duy nhất ở Trung Quốc mà lại nằm ngay cạnh nơi bùng phát dịch?
Để có kết luận chắc chắn, vẫn cần chờ thêm dữ liệu và ý kiến của các chuyên gia, nhất là trong vấn đề so sánh bản đồ gen của virus.
Cho tới nay (chiều ngày 24/1), gần như tất cả các khu vực ở Trung Quốc đều bị ảnh hưởng bởi virus corona với số người thiệt mạng chính thức đã tăng lên 26 người. Con số thật có thể cao hơn nhiều.
Loại virus corona mới này là gì?
Chủng loại virus mới này thuộc loại virus corona, nó có nguồn gốc từ 2 virus nguy hiểm nhất đã bùng phát trong những năm gần đây: SARS và MERS.
Virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) từng bùng phát ở châu Á vào năm 2003, khiến gần 800 người tử vong, tỷ lệ qua đời là 9,7%.
Còn virus gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) trong giai đoạn 2012-2015 đã cướp đi gần 400 sinh mạng, cũng là virus corona. Tỷ lệ tử vong nó gây ra là gần 40%.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp phòng chống dịch bệnh này:
1. Vì sao phải mang khẩu trang?
Khi một người ho hoặc hắt hơi, các giọt nước nhỏ li ti sẽ bắn ra từ miệng họ. Vì rất nhỏ nên chúng có thể bay xa trong không khí, thậm chí lan xa tới 40m, gieo rắc mầm bệnh (nếu có) dọc theo đường bay. Và bạn vẫn có thể hít phải các giọt nước li ti này trong vòng 5 phút sau khi ai đó ho.
Vì thế, nên tránh các nơi đông người có không khí ngột ngạt (trong phòng kín, máy lạnh), nên ưu tiên những môi trường thoáng đãng có gió lưu thông, có thể làm giảm nồng độ virus trong không khí.
2. Vì sao phải rửa tay?
Vì các chất dịch của người bệnh có thể bám vào tay họ, dính vào các vật dụng. Bạn cầm vào đó là đã dây nhiễm virus. Ví dụ: nắm cửa, tay vịn thang máy, thiết bị trong nhà vệ sinh, bắt tay…
Nhiều nghiên cứu cho thấy rửa tay còn hiệu quả hơn cả mang khẩu trang để ngừa bệnh. Bạn cũng có thể mua các dung dịch rửa tay khô để chà xát tay trong ít nhất 20 giây.
3. Vì sao phải đi khám bệnh sớm?
Khác với dịch SARS khi y học còn chưa biết căn nguyên là gì. Ngày nay, đã có xét nghiêm huyết thanh chẩn đoán sớm nhiễm virus corona. Nên nếu bạn được chẩn đoán sớm và cách ly sớm, bạn đã làm một điều tốt cho cộng đồng và tăng khả năng sống cho mình.
4. Tăng cường sức đề kháng
Vui Tết điều độ, hạn chế rượu bia, ăn nhiều rau xanh và trái cây, không ăn thịt động vật hoang dã…
Lòng biết ơn và cầu nguyện là các biện pháp tinh thần đã được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch và sức khỏe thể chất. Vì vậy, hãy suy nghĩ tích cực. Trong khi đa số chúng ta ở nhà nghỉ Tết, ngoài kia có rất nhiều nhân viên y tế, kiểm dịch, hàng không… đang trực tiếp đối diện với dịch để bảo vệ cộng đồng. Hãy biết ơn và cầu nguyện cho họ!
5. Giải thích về điểm “tránh tiếp xúc động vật sống như gia cầm, chim”.
Trong trường hợp bùng phát virus corona này bắt đầu từ năm 2019, các bệnh nhân đầu tiên nhập viện đều đã làm việc tại một chợ đầu mối địa phương có bán động vật sống và thịt sống như gia cầm, cừu, lừa, heo, cáo, chuột, nhím và loài bò sát… Do đó, một số nước như Singapore khuyến cáo người dân khi ra nước ngoài không nên tiếp xúc với các loài chim và gia cầm.
Ngoài ra ở thành phố Vũ Hán, chính quyền đã ban bố lệnh cấm mua bán gia cầm sống và động vật hoang dã. Điều này cũng có liên quan tới dư âm của dịch cúm gia cầm H7N9 và H5N9 đã gây tử vong cho khoảng 1000 người trên thế giới.
Mỹ nghiên cứu vắc-xin cho virus corona mới này
Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đang bắt đầu nghiên cứu phát triển vắc-xin viêm phổi bùng phát tại Vũ Hán.
Theo Đài CNN dẫn lời của ông Anthony Fauci Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia thuộc Viện Y tế Quốc gia (NIH), có khả năng vài tháng sau sẽ triển khai khai giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, sau một năm mới có thể có được vắc-xin.
Theo nhà khoa học vắc-xin Peter Hotez thuộc Đại học Y Baylor ở Houston chia sẻ với CNN: Bài học chúng ta học được đó chính là virus conora lây truyền rất nghiêm trọng, là một trong những mối đe dọa chính đến sức khỏe toàn cầu.
Ông nói, việc nghiên cứu vắc-xin virus conora không khó khăn so với một số loại virus khác như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc virus cúm, mỗi loại virus đều có một mức độ khó riêng, nhưng virus cono /Trithucvnra sẽ tương đối dễ hiểu để phát triển vắc-xin.
Congtrung Nguyen Tại sao cũng một dân tộc mà Việt kiều từng đã nắm chắc cái chết vẫn lên thuyền ra khơi để đi tìm tự do trong một chút hy vọng của khát khao.. trong sự miệt thị "phản quốc" để rồi chính họ đã tự chứng minh Con Hồng Cháu Lạc, biết quên nỗi đau riêng để hoài vọng gửi về quê hương với trên chục tỷ USD tiền kiều hối mỗi năm và trở về giúp đỡ bà con, xóm làng, quê hương.Tại sao văn hoá, đời sống nhân dân Trung Quốc thua kém Đài loan, Bắc Triều Tiên thua kém Nam Triều Tiên dù cùng một nguồn gien, cùng một dân tộc? Phải chăng là do hai thể chế chính trị khác nhau nên cho ra hai kết quả khác nhau mà cụ thể Nam Triều Tiên thì tự do, dân chủ còn Bắc Triều Tiên thì ngược lại hoàn toàn bằng chế độ độc tài toàn trị.
Nhìn đó mà ngẫm đến ta :Tại sao "Thuỵ sĩ từ không có gì để rồi có tất cả, còn ta có tất cả để rồi không có gì"- Lời Phó Thủ tướng Vũ Khoan? Tại sao Hà Lan là một đất nước có mặt bằng thấp hơn mặt nước biển một mét lại là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, có những thương hiệu mang tầm quốc tế như hoa tu lip... và là nước xuất khẩu nông sản đứng thứ nhì thế giới? Tại sao một nước nhỏ, ít dân là Israel, đất đai là vùng sa mạc hoang tàn, cằn cỗi, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng đã xây dựng được một nền nông nghiệp chất lượng và năng suất thật cao, thật tiên tiến? Tại sao chỉ khoảng 3% dân số Pháp là nông dân nhưng nuôi được hơn 65 triệu người Pháp còn Việt Nam đến 80 % tổng số lao động là nông dân, thừa hưởng một ưu thế thuận lợi về thiên nhiên sông ngòi chằng chịt, đồng bằng phì nhiêu, truyền thống ngàn năm văn minh lúa nước, con người cần cù, chịu thương, chịu khó nhưng bây giờ có những mặt đã bị một nước nhỏ mà Việt Nam giúp thoát hoạ diệt chủng là Campuchia đã vượt mặt?
Tại sao hàng triệu người Việt Nam di cư với biết bao khốn khó vượt qua kể cả làm mồi cho cá, biết bao phụ nữ bị hải tặc hãm hiếp, bắt cóc, biết bao người phải sống vất vưởng trong các trại tị nạn tạm trú ở nhiều nước để chờ định cư, sau 44năm với thế hệ thứ ba tại sao bà con đã thành công trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội? Còn ngược lại, trong nước chúng ta cũng với thời gian đó, chúng ta không có nổi một đội ngũ cán bộ, công chức đúng nghĩa, đúng tầm, tử tế chứ đừng đòi hỏi chi rộng ra xã hội. Thay vì, họ phải là nhóm tinh hoa có trí, có tâm, có đức mà đức lớn nhất là phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước, có lối sống văn hoá, lành mạnh, làm đầu tàu, tấm gương thì đa số cam lòng ngu trung hèn mọn, giá áo túi cơm thậm chí chụp giựt "tham bát bỏ mâm", cấu kết phe phái để làm sao bòn rút thật nhiều tiền thuế của nhân dân để ăn trên ngồi trốc như nhiều kẻ trước khi về hưu còn giả mạo đi công tác, học tập để du lịch bất chấp ngân khố quốc gia cạn kiệt, khi bị phát hiện cũng không xấu hổ mà còn nguỵ biện đủ điều...
Có bài báo trên Vietnamnnet.vn "Người Hàn dạy học sinh về chiến tranh Việt Nam" và họ biết nhận sai về mình. Đây là một minh chứng cho việc dạy về lòng tự trọng, về liêm sỉ dũng cảm nhận cái sai về mình để làm người tử tế, văn minh của một nền giáo dục tự do, khai sáng, nhân bản, dạy về ý thức tự trọng, liêm sỉ... Ai nếu không có nổi lòng tự trọng, liêm sỉ thì có đủ tư cách để nói về lòng yêu nước thương nòi, về lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc? Vậy nên, hỏi sao nhân dân Hàn Quốc nhất là trí thức cuả họ đã biết xem việc xài hàng ngoại khi trong nước sản xuất được là một sự sỉ nhục của bản thân trước cộng đồng để tất cả họ cùng biến một đất nước lạc hậu thành một cường quốc kinh tế, hiện nay đã có nhiều mặt vượt qua cả Nhật Bản dưới sự dẫn dắt của những chính khách liêm sỉ, tử tế, biết làm đúng theo lương tâm và biết sám hối nếu có sai lầm xảy ra ngoài ý muốn... Còn nền giáo dục của ta trước đây cũng không kém với những khí phách đầy tự trọng ngay như Trần Quốc Toản chỉ 16 tuổi, Triệu Thị Trinh 19 tuổi hoặc như người nông dân đan sọt bên lề đường là Phạm Ngũ Lão còn biết đau đáu vận nước nhưng do suy thoái từ ý thức hệ với chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp tiêu diệt, lụn bại quá nhiều hiền tài, nguyên khí quốc gia nên bây giờ không chỉ học sinh mà theo một nghiên cứu thì học càng cao thì sự giả dối càng nhiều để chúng ta có quá nhiều những cán bộ đã trở nên giả dối, xảo trá, không biết xấu hổ là gì, chỉ chuyên nguỵ biện, bưng bít hoặc lẻo mép, đổ thừa... Qua bài báo càng thấy tại sao nền giáo dục của họ đã sản sinh ra những người làm chính khách không phải là một nghề để kiếm ăn mà là một cơ hội quý giá nhân dân trao gửi mà thỏa mãn tâm huyết khát khao phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân, nếu mắc lỗi thì thành tâm sám hối, từ chức và sẵn sàng chịu sự trừng phạt của pháp luật nếu có mà cụ thể là một cựu Tổng thống Hàn Quốc đã tự vẫn khi không giáo dục ,kiểm soát được để thành viên gia đình lợi dụng danh tiếng mà tham nhũng.Còn ở ta không chỉ ăn mày dĩ vãng, bòn rút quá khứ để tìm kiếm vinh thân, ăn trên ngồi trốc mà còn kiểu cha truyền con nối, gia đình trị thối nát mà báo chí đang phanh phui hàng loạt thì hỏi sao đất nước không lụn bại,văn hoá không chạm đáy để sự khốn nạn không có tận cùng.
SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC ĐƯỢC NHÌN THẤY RÕ RA TỪ VIỆC GIẾT CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH
Sau sự cố Đồng Tâm, một cụ già 85 tuổi, 60 tuổi đảng bị công an Hà Nội giết ngay tại nhà… Trên mạng, nhiều người đã gọi cụ một cách xách mé bằng tên Lê Đình Kình, là lão, là thằng, là khủng bố, là phản động, là chống phá nhà nước… Tôi không có quan hệ gì, không biết nhiều về ông ấy, chỉ nghe loáng thoáng: cụ là thủ lĩnh nông dân của một làng đang có mâu thuẫn đất đai giữa dân với Bộ Quốc phòng...Tôi không có liên quan, tôi cũng không cần biết sâu để làm gì, đã là quan hệ xã hội do xã hội giải quyết. Tôi biết rằng dù đã bị chết nhưng cụ vẫn là đảng viên, nên trong bài viết này tôi chỉ ghi đ/c khi viết đến tên cụ, không ông, không thằng... gì cả.
Ai giết đ/c Lê Đình Kình? - Công an Hà Nội Tại sao bị giết? - Tội khủng bố & chống người thi hành công vụ.
Có lửa mới có khói, cặp phạm trù “nhân-quả” đã giải thích mối quan hệ phổ biến này. Không bênh ai, bỏ ai; tôi viết bài này ở vị trí đứng giữa. Chỉ là một sự sắp xếp tình cờ, trong gia đình của tôi, ngoài tôi ra, từ trong chiến tranh chống Mỹ anh em của tôi đã gắn bó với ngành an ninh, anh trai chết là liệt sĩ của công an; các em, các cháu của tôi hầu hết là sĩ quan công an. Anh chị em của chúng tôi nhận thức rõ: công an vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc. Luôn luôn lấy 6 điều dạy của lãnh tụ Hồ Chí Minh để rèn luyện:
Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.
Người Công an thống nhất về bản chất trong tư cách của người cách mạng, người cộng sản, người cán bộ, công chức của một Nhà nước cách mạng kiểu mới. Nhà nước phục vụ nhân dân chứ không phải cai trị nhân dân.
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Đ/c Lê Đình Kinh khi còn trẻ là công an, đã qua Trưởng công an xã Đồng Tâm, là bí thư đảng uỷ, là huyện uỷ viên của huyện Mỹ Đức - Hà Nội. Đ/c là cán bộ hưu trí, là một “lão nông tri điền” ở làng Hoành, một thủ lĩnh của nông dân đã 85 tuổi đời. Với người già: Kính lão đắc thọ không chỉ là văn hóa mà còn là cốt lõi về đạo đức của con người. Mỗi làng, mỗi đất nước đều có một tiến trình lịch sử. Mỗi địa danh, lịch sử đã ghi tên tuổi và dấu tích của con người, người già là “nhân chứng” của lịch sử. Trung Quốc có câu: “Trong nhà có người già như có một báu vật”. Thế nhưng, trong xã hội ngày nay, ngay trên chính đất nước ấy, lời dạy này đã bị bỏ túi. Ngày nay, tôi đã chứng kiến đứa cháu của tôi to tiếng chửi mẹ. Tôi nghe rõ mồn một tiếng hai vợ chồng người con đang la rầy mẹ, thậm chí thấy chúng dang tay đánh mẹ... Người mẹ già chịu đựng nghe con trai lớn tiếng rất khó nghe. Năm xưa, cuộc sống cuộc nghèo nàn lạc hậu, trẻ con tự làm đồ chơi chứ không có sẵn như bây giờ. Ông bà nội đều rất nhân từ và khoan dung, họ nhẹ nhàng làm đồ chơi cho các cháu, giảng đạo lý làm người. Đối với lũ trẻ, những câu chuyện ông bà kể là hấp dẫn, lý thú. Những chuyện về đạo lý làm người, những câu chuyện thần thoại, cách giải quyết tình huống khi gặp những sự cố cần xử sự. Những câu chuyện đã gieo vào tâm hồn nhỏ bé của chúng tôi những hạt giống về tích đức hành thiện, làm người tốt để có một tương lai. Trong gia đình bất hòa, chỉ cần mời những người già đến, với vài ba câu là xong chuyện, mà mọi người đều vui vẻ. Người già có vai trò lớn như vậy! Ngày nay, trong xã hội hiện đại ở Việt Nam và Trung Quốc, những nước đang theo chủ nghĩa cộng sản, vị trí của người già đang ngày càng mất đi và trở nên “vô dụng”. Nhưng, ở nhiều quốc gia, truyền thống tôn kính người già dường như không bị thay đổi mấy. Hàn Quốc: Người lớn tuổi rất được tôn trọng. Khổng Tử là người Trung Quốc nhưng Nho giáo đã ảnh hưởng ở Hàn Quốc, người dân vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay. Phần lớn văn hóa về tuổi già ở Hàn Quốc đều bắt nguồn từ nguyên lý: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của Nho giáo. Con cái phải biết hiếu để và có trách nhiệm chăm sóc cho những người lớn tuổi hơn. Đặc biệt, ngay cả bên ngoài xã hội, người Hàn Quốc cũng thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Đối với họ, người lớn tuổi chính là chứng nhân quan trọng cho những giá trị truyền thống trong xã hội. Ấn Độ: Người Ấn Độ sống trong một đại gia đình, trong đó những người cao tuổi sẽ là người đứng đầu. Họ được người trẻ hơn chăm sóc, hỗ trợ và họ cũng sẽ giúp các con của mình trông nom lũ trẻ. Họ luôn là người cho lời khuyên, từ việc chi tiêu tới những tập tục cưới xin hay giải quyết những xung đột trong gia đình. Và những lời khuyên của họ không phải chỉ để cho có mà chính là quyết định cuối cùng của vấn đề đó. Việc đưa người già tới viện dưỡng lão hoặc bất kính với người già là điều tối kị ở Ấn Độ. Hy Lạp: Trong văn hóa Hy Lạp và Hy Lạp-Mỹ, người cao tuổi được tôn trọng, việc kính trọng người cao tuổi là một yêu cầu. Ở Hy Lạp, các tu viện trưởng được mọi người gọi là “Geronda”, nữ tu viện trưởng được gọi là “Gerondissa”. Những từ này đều mang ý nghĩa chỉ về tuổi già. Nó gắn với sự thông thái và gần gũi với Chúa. Người Mỹ bản xứ: Trưởng lão truyền lại kiến thức cho thế hệ sau. Trong văn hóa của người Mỹ bản xứ cái chết là một phần của sự sống. Theo đó, tuổi già không những không mang một ý nghĩa đáng sợ mà còn rất được tôn kính bởi sự thông thái và những trải nghiệm cuộc sống của họ. Lê Quý Đôn đã cởi áo, bỏ mũ từ quan vì chán cảnh xã hội nhiễu nhương:
1. Trẻ không kính già 2. Trò không trọng thầy 3. Binh kiêu tướng thoái 4. Tham nhũng tràn lan 5. Sĩ phu ngoảnh mặt.
Nguy cơ “trẻ không kính già” được Lê Quý Đôn đưa lên là hiểm hoạ số một.
Chính quyền lấy dân làm đối trọng, nhìn đâu cũng chỉ thấy các thế lực thù địch; chế độ tồn tại dựa vào các công cụ bạo lực: quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù...thì chế độ ấy không thể là của dân, do dân và vì dân được. Ra đường hỏi người già, vào nhà hỏi con nít. Một chế độ không quan tâm đến người già, không nương tay để đối xử với người già kể cả khi người già phạm tội là một chế độ đã suy thoái toàn diện. Nguy cơ!
Tạm ngừng xuất, nhập cảnh khách du lịch qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai
27/01/2020 17:30
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai vừa ra văn bản yêu cầu các hiệp hội du lịch và công ty kinh doanh du lịch đang hoạt động tại địa phương này tạm ngừng xuất, nhập cảnh du khách tại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đến các vùng của Trung Quốc có nguy cơ lây nhiễm dịch viêm phổi cấp do chủng vi rút mới nCoV.
Trước đó, do dịch viêm phổi cấp đang lây lan, ngành du lịch Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã thông báo đến các công ty du lịch Việt Nam, đề nghị tạm ngừng xuất nhập cảnh khách du lịch tại cửa khẩu Hà Khẩu - tỉnh Vân Nam.
Thông báo ghi rõ: Để phòng ngừa dịch bệnh viêm phổi cấp đang lây lan, Sở Văn hóa - Du lịch huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thông báo khẩn cấp, từ ngày 26.1.2020, các công ty du lịch tạm ngừng xuất nhập cảnh khách du lịch cho đến khi có thông báo mới.
Trước tình hình này, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã đề nghị các doanh nghiệp du lịch đón khách qua cửa khẩu thông tin cho các đối tác, du khách được biết, khuyến cáo các doanh nghiệp không đưa đón du khách qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, nghiên cứu các sản phẩm, du lịch dịch vụ khác thay thế các chương trình du lịch qua cửa khẩu.
Bên cạnh đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đón khách du lịch vào Việt Nam tuân thủ nghiêm các quy định, khuyến cáo của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng về việc đảm bảo phòng chống lây nhiễm virus Corona; kịp thời báo cáo và tuân thủ chỉ đạo của các cơ quan chức năng địa phương, kịp thời xử lý nếu phát hiện trường hợp khách du lịch có biểu hiện ốm sốt, nhất là khách du lịch đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có bệnh nhân nhiễm virus này. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế không tổ chức tour du lịch cho khách đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế; có biện pháp phòng chống dịch bệnh cho khách du lịch khi đi du lịch nước ngoài đồng thời hướng dẫn, thông tin đầy đủ đến du khách để khách chủ động phối hợp phòng chống dịch bệnh.
Được biết, các tour du lịch khởi hành từ Lào Cai (Việt Nam) sang Trung Quốc chủ yếu là ngắn ngày như tham quan Kiến Thủy, Di Lặc, Bình Biên... Ngược lại du khách khởi hành từ Trung Quốc sang Lào Cai chủ yếu tham quan Sa Pa và Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.