Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

Những thế lưỡng nan trong việc chống tham nhũng: Bài học từ các nước


Để tiếp tục tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng có chất lượng, chính quyền Việt Nam xác định tham nhũng là giặc nội xâm, thậm chí đe dọa sự tồn vong của đảng lãnh đạo. Vì vậy, chính quyền đã tỏ ra quyết tâm chống tham nhũng. Tuy nhiên, cũng như một số nước có nền kinh tế chuyển đổi, tác giả cho rằng chính quyền phải đối phó với các thế lưỡng nan trong chính quá trình chống tham nhũng, và mức độ thành công của việc chống tham nhũng tùy thuộc vào cách chính quyền xử lý các thế lưỡng nan hay mâu thuẫn nội tại này.
Kỳ trước: Tăng trưởng và chống tham nhũng: Một số rào cản cần vượt qua
Thế lưỡng nan về thông tin minh bạch và chống tham nhũng
Để chống tham nhũng, thất thoát nảy sinh trong việc thực hiện các giải pháp tăng trưởng kinh tế như CPH-DNNN, đầu tư công hay khai thác tài nguyên, việc tôn trọng các nguyên tắc minh bạch, đòi hỏi giải trình và quy trách nhiệm đối với các quan chức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế liên quan có ý nghĩa quyết định.
Bên cạnh đó, việc nới lỏng kiểm soát truyền thông báo chí, khuyến khích và bảo vệ người dân tham gia chống tham nhũng sẽ hỗ trợ hữu hiệu chính quyền trong công cuộc chống tham nhũng, đồng thời gia tăng uy tín của chính quyền vì sự gắn kết với người dân cho mục tiêu chung.
Tuy nhiên, ở khía cạnh dân túy trong môi trường thông tin, khi thông tin về thất thoát, tham nhũng, về sự giàu lên bất thường của quá nhiều quan chức được phơi bày, sự ta thán, phẫn nộ của dân chúng một mặt thúc đẩy chính quyền quyết tâm chống tham nhũng nhằm làm hài lòng dân chúng, mặt khác làm các chính quyền lo ngại sự phẫn nộ đi quá xa với quy mô có thể vượt tầm kiểm soát của họ.
Về mặt kinh tế, các nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy khi kinh tế phát triển, lợi ích kinh tế tăng lên cho cả khu vực nhà nước và tư nhân, đặc biệt qua CPH-DNNN và qua việc tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.
Khi đó có sự gia tăng đòi hỏi các quyền lợi dân sự từ khu vực tư nhân do quyền lực nhà nước giảm tương đối trong mối quan hệ với người dân. Quyền của người dân gia tăng trong bối cảnh thông tin được cởi mở, vốn đã phơi bày những thất thoát và tham nhũng, sẽ càng làm trầm trọng hơn sự lo ngại nêu trên của chính quyền đối với sự phẫn nộ của công chúng.
Chính quyền từ chỗ chấp nhận minh bạch, tự do thông tin, khuyến khích báo chí và dân chúng tham gia chống tham nhũng có thể mau chóng chuyển sang hạn chế thông tin, báo chí. Các nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm giải trình sẽ bị hạn chế, tòa án thiếu độc lập và báo chí bị kiểm soát sẽ làm hiệu quả chống tham nhũng bị giảm sút, triệt tiêu.
Vậy trong việc chống tham nhũng, chính quyền các nước đang phát triển gặp phải thế lưỡng nan. Nếu mở rộng thông tin, tăng cường minh bạch, sự phẫn nộ của dân chúng về tham nhũng trở thành mối lo ngại. Từ đó dẫn đến việc kiểm soát thông tin, báo chí, hạn chế minh bạch mà kết quả là hy sinh ít nhiều hiệu quả của việc chống tham nhũng.
Thế lưỡng nan về thực thi công lực và chống tham nhũng
Khi thông tin về tham nhũng, thất thoát, hủy hoại môi trường tăng cao cùng với sự khó chịu của công chúng, nhằm ngăn ngừa khả năng xảy ra bất mãn dẫn tới bạo động thì ngoài việc hạn chế truyền thông, kiểm soát chặt chẽ báo chí, hạn chế việc thực thi các nguyên tắc pháp quyền minh bạch, giải trình và chịu trách nhiệm cũng như hạn chế sự độc lập của tư pháp, chính quyền các nước còn tăng quy mô sử dụng các công cụ chấp pháp, tăng sức mạnh của bộ máy công an, an ninh để ngăn chặn và triệt tiêu nguy cơ bạo động.
Việc này lại làm phát sinh tham nhũng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, sự tăng cường sức mạnh cho lực lượng chấp pháp nêu trên trong hoàn cảnh không tăng hệ thống giám sát quyền lực ắt sẽ dẫn đến gia tăng tham nhũng. Thứ hai, ở khía cạnh chi tiêu công, sự gia tăng quy mô lực lượng chấp pháp trong hoàn cảnh ngân sách nhà nước hạn chế không trả đủ trả lương, cũng dẫn đến tham nhũng.
Như vậy, một mặt chính quyền chống tham nhũng, nhưng mặt khác các chính quyền sử dụng chính sách hai gọng kềm là kiểm soát thông tin và tăng cường trấn áp, mà gọng kềm thứ nhất thì hạn chế khả năng chống tham nhũng của chính quyền, trong khi gọng kềm thứ hai gây ra tham nhũng mới.
Đây chính là thế lưỡng nan mà các chính quyền cần giải quyết để việc chống tham nhũng có kết quả nhằm phát huy hiệu quả của các chính sách tăng trưởng kinh tế.
Một số gợi ý chính sách ở Việt Nam
Như vậy, nếu Việt Nam chưa giải quyết được các thế lưỡng nan trong quá trình chống tham nhũng như đã phân tích trong phần trước, việc chống tham nhũng có thể nói chỉ như trả lời câu hỏi “cái gì” (WHAT) chứ chưa trả lời được câu hỏi “tại sao” (WHY) của vấn đề. Các quan chức tham nhũng được đưa ra xử lý như những tên trộm bị phát hiện và bị bắt. Tuy nhiên, câu hỏi tại sao lại có quá nhiều tên trộm và tại sao điều kiện lại quá thuận lợi cho việc trộm cắp mới là vấn đề cần trả lời.
Có thể nhận thấy, có ba yếu tố căn bản có quan hệ tương hỗ làm động cơ cho tham nhũng. Đó là lợi ích kinh tế cá nhân từ tham nhũng, quyền lực được tùy tiện sử dụng và văn hóa cá nhân của các quan chức. Yếu tố thứ hai và ba mang tính nền tảng.
Thật vậy, đối với việc tham nhũng hàng triệu đô la, hàng ngàn tỉ đồng thì lý do thu nhập thấp và tham nhũng để có đủ trang trải chi tiêu cá nhân và gia đình có thể được loại trừ. Nên có thể nói yếu tố quyền lực không được kiểm soát và văn hóa cá nhân là điều cần quan tâm hơn.
Chúng ta cũng tạm loại bỏ yếu tố văn hóa cá nhân vì các quan chức cao cấp là những cán bộ được rèn luyện và quy hoạch qua nhiều tầng nấc, nhiều lớp bồi dưỡng chính trị và tư tưởng. Có người còn là tác giả của các sách về đạo đức, tư tưởng và lối sống. Vì khuôn khổ bài viết, ở đây chưa bàn sâu về yếu tố văn hóa cá nhân mà thử bàn về quyền lực và các cơ chế kiểm soát quyền lực mà các quan chức tham nhũng chịu chi phối, điều tiết.
Câu kinh điển “Quyền lực tuyệt đối, tham nhũng tuyệt đối” (John Dalberg-Acton, 1st Baron Acton) có thể nói là đúng trong các nước độc tài. Trong tình hình Việt Nam, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đảng Cộng sản tỏ ra quyết tâm chống tham nhũng mạnh mẽ, luôn muốn làm trong sạch nội bộ, trong sạch bộ máy nhà nước và xây dựng một đất nước mạnh mẽ do nhân dân làm chủ.
Vậy vấn đề nằm ở chức năng quản lý của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước yếu kém, quan chức thao túng được quyền lực cho thấy cơ chế kiểm soát quyền lực từ phía đảng và phía người dân là có vấn đề. Vì thế, bài viết thử đề nghị một số giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước từ góc nhìn công dân. Tác giả cho rằng khi quyền lực của người dân được thể hiện qua việc người dân có thể kiểm soát đối với bộ máy nhà nước, thì quyền lực và uy tín của đảng càng gia tăng.
Hệ thống tư pháp, tòa án đủ độc lập
Thứ nhất, bộ máy nhà nước quản lý kinh tế xã hội yếu kém giống như một ban điều hành siêu công ty nhà nước yếu kém nhưng lại “dễ giàu” nhờ vào các quy định, điều lệ công ty nhập nhèm thiếu khoa học; tài sản công - tư không được phân định rạch ròi, định giá rõ ràng; các bên kiểm soát, tuýt còi khi ban điều hành, giám đốc làm bậy bị tê liệt; văn hóa công ty thiếu minh bạch, thiếu những chuẩn mực đạo đức (code of ethics). Vấn đề là ban giám đốc/điều hành luôn muốn duy trì tình trạng như vậy.
Tương tự, hệ thống pháp luật công điều chỉnh các vấn đề quản lý nhà nước chồng chéo, thiếu khoa học, khó quy trách nhiệm chính là nguyên nhân đầu tiên khiến lãnh đạo là đảng cầm quyền và các ông chủ là nhân dân không thể kiểm soát nổi. Điều này vô hình chung tạo ra quyền lực vô lý của bộ máy quản lý kinh tế quốc gia. Như vậy chính sự rối rắm của pháp luật làm các nhà lãnh đạo và ông chủ mất kiểm soát đối với những nhà quản lý.
Quyền lực hành pháp của nhà nước càng khó kiểm soát khi tư pháp không đủ mạnh, tòa án không độc lập và họ (nhà nước) lại còn có nhiều quyền (bỏ phiếu) trong quốc hội (lập pháp) vốn phải là cơ quan đại diện của nhân dân - các ông chủ. Vì vậy, song song với cải cách hệ thống pháp luật, cần thiết phải xây dựng một nền tư pháp và tòa án đủ độc lập để đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm minh nhằm răn đe các quan chức có mối quan hệ dày và thân thiết với tòa, tư pháp.
Như vậy, các quan chức nhà nước có quyền lực tuyệt đối không phải vì pháp luật quy định như vậy, mà vì chính sự rối rắm của pháp luật, và vì tòa án không đủ độc lập. Hơn nữa, các quan chức càng không ngại lạm quyền vì họ vô tình hay hữu ý lẫn lộn vai trò lãnh đạo đảng và vai trò quản lý của chính họ. Vì vậy cần rạch ròi quyền lực đảng lãnh đạo và chức năng quản lý của nhà nước. Tư pháp và hệ thống tư pháp cần độc lập và không ai có thể làm thay tòa án. Khi nghĩ đảng có thể xen vào hoạt động tư pháp để “cứu” mình, các quan chức tham nhũng càng không ngại lạm quyền.
Quyền làm chủ của dân qua các thiết chế truyền thông và xã hội công dân
Thứ hai, các thiết chế giúp cho những người làm chủ (nhân dân) giám sát, tuýt còi đối với bộ máy nhà nước cần được mau chóng thiết lập và bảo vệ. Người dân lên tiếng chống tham nhũng, nêu lên các sai trái trong quản lý nhà nước qua các phương tiện báo chí truyền thông là thể hiện quyền lực giám sát của họ.
Việc lên tiếng của dân còn được xem là yếu tố bổ sung hay làm mạnh hơn quyền lực của đảng lãnh đạo chứ không nên được xem là yếu tố gây bất ổn. Sự minh bạch thông tin và quyền lực của người dân càng cao thì đất nước càng thu hút được các nguồn lực (nhân tài, đầu tư nước ngoài) để phát triển.
Như vậy, báo chí truyền thông nên được ủng hộ khi đứng về phía người dân như bản chất của nó, trước khi nó bị thao túng bởi chính những cá nhân làm sai trong bộ máy nhà nước liên kết với tư bản thân hữu, đi ngược lại lợi ích của đảng lãnh đạo và người dân.
Ngoài ra, để giám sát quyền lực nhà nước và hạn chế sự thao túng quyền lực của các quan chức tham nhũng, các thiết chế như các tổ chức xã hội công dân có tác dụng cảnh báo mạnh mẽ khi quyền lợi của các nhóm yếu thế, của dân chúng bị xâm hại. Các tổ chức xã hội dân sự còn cảnh báo và hạn chế sự thao túng của các nhóm lợi ích liên kết với các quan chức tham nhũng trong hoạch định chính sách cũng như phân bổ các nguồn lực và tài nguyên quốc gia. Các tổ chức này còn vừa giám sát vừa hỗ trợ chính bộ máy nhà nước trong việc giải quyết những khó khăn trong mối quan hệ với thị trường.
Như vậy, tư pháp và tòa án đủ độc lập, báo chí minh bạch và mạnh mẽ, các tổ chức xã hội công dân được hoạt động như phân tích ở trên sẽ có tác dụng tăng cường quyền lực và năng lực giám sát khách quan cho đảng và người dân đối với hệ thống quản lý kinh tế của đất nước, giúp hệ thống này ngày càng hiệu quả và giảm mạnh tham nhũng và thất thoát. Đất nước từ đó có cơ sở phát triển vững bền.
Những ngày cuối năm 2019
Lê Vĩnh Triển (Khoa Quản lý Nhà nước – Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rồi sẽ tới lúc ngài Kim ợ!

Truyền thông Triều Tiên kêu gọi người dân phá bỏ rào cản

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngay ngày đầu năm 2020 đã tuyên bố tiếp tục chương trình hạt nhân và sớm trình làng một vũ khí chiến lược mới - Ảnh: KCNA
Khi thời hạn cho Mỹ thay đổi lập trường trôi qua mà chẳng có gì xảy ra, nỗ lực tuyên truyền của CHDCND Triều Tiên gần đây liên tục vẽ ra viễn cảnh đối đầu lâu dài.
Hãng tin Reuters cho biết chính quyền Bình Nhưỡng vài tuần nay tích cực thông qua phương tiện truyền thông nhà nước, áp phích và hoạt động biểu diễn để cảnh báo về con đường gập ghềnh phía trước dưới sức ép từ phía Washington lẫn quốc tế.
Nỗ lực tuyên truyền đưa ra lời kêu gọi người dân “phá bỏ rào cản” khiến đất nước trở nên giàu mạnh. Đây là thông điệp quen thuộc với người Triều Tiên nhưng đặt trong tình hình hiện tại thì lại cho thấy rằng giới lãnh đạo quốc gia Đông Bắc Á không mong đợi sẽ sớm có đột phá nào về ngoại giao.
Theo tiến sĩ Andray Abrahamian thuộc Đại học George Mason: “Ý họ muốn nói bởi vì chính sách thù địch và trừng phạt của Mỹ mà mọi thứ sẽ khó khăn hơn”. Một học giả châu Âu tiết lộ dù ngoài mặt tỏ thái độ cứng rắn, giới chức Triều Tiên vẫn rất muốn sự trừng phạt được nới lỏng.
Đời sống người dân Triều Tiên đã cải thiện nhiều từ lúc nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền năm 2011. Năm 2018 ông tuyên bố hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân, tập trung phát triển kinh tế. Tuy nhiên Mỹ không chịu nới lỏng lệnh trừng phạt, đặt nhà lãnh đạo Kim vào thế khó.
“Năm 2012 nhà lãnh đạo Kim từng hứa sẽ không còn tình trạng “thắt lưng buộc bụng” nữa. Vì vậy đối với ông ấy việc kêu gọi đất nước chuẩn bị cho điều này gửi đi thông điệp rõ ràng”, tiến sĩ Abrahamian nhận xét.
Phát biểu vào cuối năm 2019, nhà lãnh đạo Kim cảnh báo về một cuộc đấu tranh gian khổ kéo dài và kêu gọi thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tự lập do trừng phạt còn kéo dài, dường như ngầm thừa nhận người dân có thể phải “thắt lưng buộc bụng”.
Mỹ không chịu nới lỏng lệnhtrừng phạt, đặt nhà lãnh đạo Kim vào thế khó - Ảnh: KCNA
Theo nhà phân tích Rachel Minyoung Lee thuộc trang NK News, lực lượng truyền thông chưa dám tuyên truyền rộng rãi nhằm tránh mâu thuẫn với những gì nhà lãnh đạo Kim hứa hẹn, thay vào đó họ sẽ gửi đi thông điệp một cách thận trọng.
Nhà lãnh đạo Kim ngay ngày đầu năm 2020 đã tuyên bố tiếp tục chương trình hạt nhân và sớm trình làng một vũ khí chiến lược mới. Từ đó đến nay Triều Tiên chẳng hề đề cập vấn đề đàm phán.
Bà Lee đánh giá: “Có thể họ muốn kéo dài thời gian để tiến hành thay đổi chính sách đối ngoại”.
Cẩm Bình (theo Reuters)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tinh thần độc lập của người Việt ta đang ở đâu?



Nếu đọc lại những gì các trí thức người Việt ưu tư với hiện tình đất nước viết vào đầu thế kỉ XX, chúng ta sẽ thấy điểm chung giữa họ là sự hoài nghi và mải miết tìm kiếm tinh thần độc lập của người Việt.
Có lẽ sau khi chứng kiến sự thất bại trong biển máu của các phong trào chống Pháp của những người thừa lòng dũng cảm và tiếp cận với văn minh phương Tây, những trí thức này dần ngộ ra Việt Nam thua Pháp không phải chỉ vì Pháp có tàu đồng, đại bác, có các sĩ quan chỉ huy và binh lính được huấn luyện bài bản. Sâu xa hơn Việt Nam đã thua ở trình độ văn minh mà trước hết là ở sức mạnh tinh thần của mỗi người dân trong tư cách là một cá thể độc lập.
Đấy cũng là điểm dễ nhận thấy trong tư tưởng của các nhà khai sáng Nhật Bản cuối thế kỉ XIX, sớm hơn Việt Nam chừng 50 năm.
Trong các tác phẩm nổi tiếng của mình như “Khuyến học”, “Văn minh khái lược luận” (Bàn về văn minh), “Sự độc lập của học thuật”, Fukuzawa Yukichi – một học giả được mệnh danh là Voltaire của Nhật, cũng không tiếc lời chỉ trích thói ỷ lại, yếu hèn của người Nhật và đề cao tinh thần độc lập. Ông cho rằng vì người Nhật thiếu tinh thần độc lập nên quốc gia hèn yếu, người dân coi việc quốc gia như việc của nhà khác, coi nước nhà như quán trọ vì thế ở Nhật chỉ có thần dân mà không có quốc dân.
Các trí thức Việt Nam về sau, khi chứng kiến sự lớn mạnh, trưởng thành của Nhật Bản cũng đều lấy người Nhật ra làm gương để thức tỉnh người Việt.
Dường như khi đó các cụ đã nhận ra rằng sự độc lập bao gồm hai hàm nghĩa. Hàm nghĩa thứ nhất chỉ sự độc lập của quốc gia với quốc gia khi một đất nước nào đó không bị ngoại bang cai trị và sự độc lập thứ hai là sự độc lập trong tinh thần, lối sống, tư tưởng của từng người dân.
Đối với độc lập ở nghĩa thứ nhất có thể dùng vũ lực mà bảo vệ hoặc giành lại được nhưng độc lập ở nghĩa thứ hai thì muốn có nó phải nhờ đến khai sáng, giáo dục, cải hóa phong tục…
Ngày nay nếu nhìn lại lịch sử ta cũng sẽ thấy có những trường hợp giữ được độc lập quốc gia nhưng người dân không có tinh thần độc lập. Tình trạng này kéo dài tất yếu dẫn đến hệ quả mất luôn độc lập của quốc gia. Ngược lại cũng có những trường hợp ở phương diện quốc gia độc lập đã mất rồi nhưng người dân bằng sự giác ngộ và tự khai sáng mà có được tinh thần độc lập. Kết quả của sự giác ngộ và khai sáng này sẽ dẫn đến sự độc lập của quốc gia và trong nhiều trường hợp không cần phải đổ máu.
Người Nhật trước thế kỉ XIX, cho dù có khá hơn người Việt Nam, Trung Quốc nhờ vào cơ cấu xã hội võ sĩ và chế độ phong kiến tán quyền, nhìn chung vẫn rất yếu về tinh thần độc lập.
Còn người Việt thì sao?
Ta hãy lắng nghe cụ Phan Kế Bính, một học giả có uy tín, nói về điều này trong Việt Nam phong tục. Xin trích nguyên văn:
“Con độ mười bốn, mười lăm tuổi giở lên, cha mẹ đã đem lòng lo bề gia thất, con giai thì mong dựng vợ, con gái thì mong gả chồng. Xong việc vợ chồng thì lo đến cách lập thân cho con, ngần nào lo phường lo trưởng, lo nhiêu lo xã, cho con bằng mày bằng mặt với làng nước; ngần nào lo sinh cơ lập nghiệp cho con mai sau có chỗ nương nhờ. Nước ta lắm người đẻ nhiều con, thì phải lo hết con này đến con khác, có người lo cả đời chưa hết.
Xét cái tục ta, sinh ra con ai cũng biết thương, biết mến, biết chăm chỉ nuôi nấng, dạy dỗ cho nên người, nưng như nưng trứng, hứng như hứng hoa, thực là hết lòng hết dạ. Loài người cũng nhờ có tính ấy mà bảo tồn được chủng loại cho mỗi ngày một sinh sôi nảy nở thêm ra, thì lòng nhân từ ấy rất là hay lắm. Nhưng chỉ hiềm ta khi xưa chưa hiểu cách vệ sinh, trong khi sinh sản, nào nằm than, uống nước tiểu, rất là một cách làm cho sinh bệnh, không trách đàn bà ta nhiều người hay sinh ra hậu sản mà ốm mòn. Đến lúc nuôi con thì lại hay tin những điều nhảm nhí, không có bực triết học nào mà triết hết những sự hão huyền ấy. Cho đi học, không có quy củ cách thức nào, còn phần nhiều thì học năm mười năm mà dốt vẫn hoàn dốt, cho nên trong nước, một trăm người mới được một hai người biết chữ, cũng chỉ vì cách dạy dỗ không tiên liệu được đấy thôi.
Đến lúc con lớn thì lại lo thay cho con quá. Mà nào lo thì có ra lo, lo những ngôi thứ trong làng, lo những danh phận vô ích. Chớ nào có lo cho nên một bậc người gì, hay là thành được một nghề gì đâu. Cái lo lắng ấy, hẳn sinh ra lười biếng, hay ăn chơi. Cho nên lắm người, đời cha mẹ hàn gắn chắt chiu, làm nên giàu có, mà đến đời con thì chỉ ăn chơi, chỉ phá, chẳng bao lâu mà lại hết nhẵn như không”.
Thời điểm cụ Phan Kế Bính viết những dòng trên là năm 1915, nghĩa là cách ngày nay hơn 100 năm.
Những dòng trên tuy là viết về xã hội khi đó nhưng cũng có thể hiểu đó là di sản của hàng ngàn năm tích lại.
Bây giờ, sau 100 năm thì sao? Ai dám nói những điều trên đã thành cổ tích.
– Bé thì không cho con tự lập về sinh hoạt.
– Lớn lên thì chạy lớp chạy trường.
– Con thi thì chạy điểm.
– Con đi làm thì chạy việc.
– Con có việc thì chỉ mong con làm “việc nhàn lương cao” hay “làm người nhà nước”.
– Con muốn tiến thân thì cha mẹ chỉ lo chạy quyền chạy chức hay cài cắm, cất nhắc con mình.
Chạy… chạy… chạy… không ngừng!
Nghĩa là cha mẹ chẳng lo con lập chí, cải tạo xã hội, cống hiến xã hội thế nào, chỉ chăm chăm lo con có làm chức vụ gì đem lại bổng lộc hay vinh hoa phú quý cho dòng họ, gia đình và để lại gia tài to lớn cho những đời sau hưởng hay không mà thôi.
Thử hỏi trong xã hội giờ, những cha mẹ như trên nhiều hay ít? Nếu cha mẹ mãi nghĩ và làm như thế thì bao giờ người Việt có tinh thần độc lập?
Nếu không có tinh thần độc lập thì có lẽ thêm 100 năm nữa, con cháu đọc sách của cụ Phan Kế Bính nếu còn có chút cảm khái làm người hẳn sẽ vẫn thấy ngậm ngùi.
Nguyễn Quốc Vương / Trithucvn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NÓNG: Sự thật được tiết lộ từ người dân tại Vũ Hán:


-11:38

Nguyễn- Chương Mt

CHÍNH QUYỀN KHÔNG GIÚP ĐỠ, MÀ CÒN SỈ VẢ CHÚNG TÔI!
NHIỀU NGƯỜI ĐANG GỤC CHẾT! THẾ GIỚI, XIN HÃY CỨU CHÚNG TÔI!
Hãy xem video clip này (có phụ đề tiếng Việt):
* "Bệnh có thể lây lan qua đường miệng đường mắt. Không còn xe, không phương tiện giao thông, điện thoại gọi cấp cứu không ai trả lời.
Một xã hội văn minh thì chỉ còn 1/1000 sự sống cũng phải cứu, nhưng có đất nước nào khốn nạn hơn TQ trên hành tinh này không? Vũ Hán bây giờ là địa ngục!"
* "Thế hệ chúng tôi không ngu ngốc, hiểu rất rõ đất nước này, nhưng chúng tôi bằng xương bằng thịt thì lấy gì đối đầu với xe tăng súng đạn trấn áp?
Hãy giúp chúng tôi.
Chúng tôi rất cần đến dư luận của quốc tế. Chúng tôi đã hết cách, thật sự hết cách rồi!"
* Một người làm việc trong bệnh viện vừa nói vừa khóc:
"Thực sự khủng khiếp! Có quá nhiều ca nhiễm, khoảng 100.000 ca nhiễm nhưng ở đây chỉ có 10 bác sĩ, một ngày chữa được khoảng 100 người, không còn giường!
Chính quyền không giúp đỡ, lại còn sỉ vả, và giờ đây chúng tôi kiệt sức, nhìn bệnh nhân chết ngay trước mặt chúng tôi.
Hãy cân nhắc tự bảo vệ, ĐỪNG TIN vào cái chính quyền này".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cũng là "Con vịt một chân"




Lãnh đạo vĩ đại và chuyên gia "nịnh thối".
Ngày trẻ con, đọc truyện Lê Nin sắp hàng chờ cắt tóc, tin sái cổ. Lớn, nhận ra chuyện ấy là bịa. Hàng lãnh tụ như Lê Nin có thợ cắt tóc chuyên nghiệp.
Hồi xây dựng thủy điện Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lên lấp sông. Bữa ăn, ông bày ra mấy củ khoai. Vài ông phó nhòm xúm vào định chụp. Ông Phan Ngọc Tường(khi đó TGĐ Sông Đà) cười hóm hỉnh: Thủ tướng bị táo bón.
Gần đây, một ông quan chức bảo một giờ sáng vẫn được lãnh đạo gọi. Khoe thức cùng lãnh đạo. Biết đâu, giờ ấy là cữ đái đêm.
Lại có một cơ quan báo chí cách mạng oang oang, ông lãnh đạo đi mua thực phẩm có trả tiền. Chẳng lẽ trước đây lãnh đạo này mua hàng không trả tiền. Có hỡ là ăn cướp thâm niên, bây giờ mới chuyển hóa thành người tử tế.
Dân ngay gọi những sự này là "nịnh thối".
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Sử dụng vũ khí sinh học, QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ


Trì Hạo Điền 

QUET SACH NUOC MYBài phát biểu của tướng Trì Hạo Điền-Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai tổ chức năm 2005 …

(Tài liệu được công bố trên Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15.4.2009)

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tuyên bố sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn mang tính chất hoà bình và rằng Trung Quốc không có tham vọng bành trướng. Tuy nhiên, bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng tại hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc về Chiến lược chiến tranh tương lai cách đây 4 năm lại cho thấy viên tướng này coi người Trung Quốc là chủng tộc siêu đẳng nhất thế giới và họ có sứ mệnh phải quét sạch nước Mỹ để làm bá chủ thế giới. Sự thay đổi của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân chiến lược, ít nhất là ở khu vực châu Á. Nhưng không ai có thể biết được khuôn hình và kết quả tương lai của sự thay đổi đó. Dư luận rộng rãi trên thế giới nghi ngờ về tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Đây là một quá trình không thể dừng lại được. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tướng Trì Hạo Điền phản ánh một số khía cạnh của tư duy chiến lược của Trung Quốc hiện nay.
Như mọi người đều biết, theo quan điểm truyền bá của các học giả phương Tây, toàn thể loài người trên Trái Đất có nguồn gốc chung từ một người mẹ duy nhất ở Châu Phi. Như vậy, không một chủng tộc nào có thể tự nhận mình là chủng tộc siêu đẳng nhất. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của đại đa số các học giả Trung Quốc, người Trung Quốc khác với các chủng tộc khác trên thế giới. Chúng ta không có nguồn gốc từ Châu Phi. Trái lại, chúng ta có nguồn gốc độc lập trên đất Trung Quốc. Nguời Bắc Kinh ở Chu Khẩu Điếm mà tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ đó đại diện cho một giai đoạn tiến hoá của tổ tiên chúng ta.
Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa
Trước đây, chúng ta thường nói rằng nền văn minh Trung Quốc có lịch sử 5.000 năm. Nhưng hiện nay, rất nhiều chuyên gia nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có khảo cổ học, văn hóa sắc tộc, và văn hoá khu vực đã đi tới một sự thống nhất rằng các phát hiện mới như nền văn hoá Hongshan ở vùng Đông Bắc, nền văn hoá Liangzu ở tỉnh Chiết Giang, các phế tích Jinsha ở tỉnh Tứ Xuyên, và khu di tích văn hoá đế chế Yongzhou ở tỉnh Hồ Nam tất cả đều cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh tiền Trung Quốc, và chúng khẳng định rằng riêng lịch sử canh tác lúa đã có từ 8.000-10.000 năm truớc đây. Điều này bác bỏ quan niệm về lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc…
Bởi vậy, chúng ta có thể xác định rằng chúng ta là sản phẩm của nền văn hoá có nguồn gốc từ cách đây hơn 1 triệu năm, nền văn minh và tiến bộ với lịch sử hơn 10.000 năm, một dân tộc có 5.000 năm lịch sử, và một thực tế Trung Quốc với lịch sử hơn 2.000 năm. Đó là dân tộc Trung Quốc tự gọi mình như vậy.Là dòng dõi của Viêm và Hoàng, dân tộc Trung Quốc mà chúng ta tự hào thuộc về dân tộc đó. Nước Đức Hitle đã từng kiêu hãnh tự coi mình là chủng tộc siêu đẳng nhất trên Trái đất, nhưng thực tế là dân tộc chúng ta còn siêu việt hơn người Đức rất nhiều.
Đã có nhiều bài học, trong đó có bài học về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, cũng như bài học về tại sao Đức và Nhật Bản lại thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Hôm nay, điều quan trọng với chúng ta là nói về các bài học thất bại của Đức và Nhật Bản.
Như mọi người đều biết, nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh rất nhiều về vấn đề giáo dục cho dân chúng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Đảng và Chính phủ quốc xã đã tổ chức và xây dựng rất nhiều thể chế tuyên truyền giáo dục, ví như Cơ quan hướng dẫn tuyên truyền quốc gia, Bộ Giáo dục và tuyên truyền quốc gia, Cục thanh tra nghiên cứu dư luận thế giới và giáo dục, và Cơ quan thông tin, tất cả đều nhằm gieo vào tâm trí của dân chúng Đức, từ học sinh các lớp tiểu học đến các trường đại học, là dân tộc Đức là chủng tộc thượng đẳng, và thuyết phục dân chúng rằng sứ mệnh lịch sử của chủng tộc Ariăng (Arian) là trở thành chủ nhân thế giới và thống trị toàn thế giới. Khi đó, nhân dân Đức thống nhất chặt chẽ hơn nhiều so với chúng ta hiện nay.
Tuy vậy, nước Đức đã bị thất bại nhục nhã cùng với nước Nhật Bản đồng minh. Vì sao vậy? Chúng ta đã đi tới một số kết luận tại các hội nghị nghiên cứu của Bộ Chính trị để nghiên cứu về các quy luật quyết định sự thăng trầm của các cường quốc lớn, và tìm cách phân tích sự phát triển nhanh chóng của Đức và Nhật Bản. Khi đó, chúng ra đã quyết định xây dựng mô hình đất nước dựa theo mô hình nước Đức, song chúng ta quyết không lặp lại các sai lầm mà người Đức đã mắc phải.
Xin nêu ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của họ: Thứ nhất, họ có quá nhiều kẻ thù cùng một lúc, bởi họ đã không tuân theo nguyên tắc là chỉ tiêu diệt kẻ thù ở một thời điểm nhất định; Thứ hai, họ quá hăng hái, thiếu sự kiên nhẫn và bền gan, những phẩm chất đòi hỏi phải có để thực hiện những sự nghiệp vĩ đại; Thứ ba, khi tới thời điểm đòi hỏi phải tỏ ra tàn bạo thì họ lại tỏ ra quá mềm yếu, do vậy đã để lại những nguy cơ bộc lộ về sau này.
Giả dụ khi đó, Đức và Nhật có thể làm cho Mỹ đứng trung lập và tiến hành chiến tranh từng bước đối với Liên Xô. Nếu thực hiện chiến lược đó, tranh thủ thời gian đẩy nhanh các nghiên cứu và thành công trong việc làm chủ công nghệ hạt nhân và tên lửa, và sử dụng các vũ khí đó bất ngờ tấn công Mỹ và Liên Xô, thì khi đó Mỹ và Liên Xô đã không thể chống lại họ và buộc phải đầu hàng.
Đặc biệt là Nhật Bản đã phạm phải sai lầm khi tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công này không nhằm vào các phần có tầm quan trọng sống còn đối với nước Mỹ. Thay vì điều đó, cuộc tấn công này lôi kéo nước Mỹ tham gia chiến tranh, tham gia lực lượng những nước đào huyệt chôn vùi hai nhà nước phát xít Đức và Nhật Bản.
Tất nhiên, nếu họ không phạm 3 sai lầm nói trên và giành chiến thắng, thì lịch sử thế giới đã được viết theo hướng khác hẳn. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ không nằm trong tay chúng ta. Nhật Bản có thể chuyển thủ đô của họ tới Trung Quốc và thống trị toàn bộ đất nước Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc và toàn bộ châu Á dưới sự chỉ huy của Nhật Bản với toàn bộ sự thông minh của Phương Đông sẽ chinh phục phương Tây do Đức lãnh đạo và thống nhất toàn thế giới.
Người Trung Hoa có là chủng tộc thượng đẳng?
Như vậy, những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của Đức và Nhật Bản là lịch sử không sắp xếp để họ trở thành những chủ nhân của Trái Đất, vì tóm lại là họ không phải những chủng tộc ưu việt nhất.
So sánh về hình thức bên ngoài, Trung Quốc ngày nay giống một cách đáng ngại với người Đức trước kia. Cả hai đều coi mình là những dân tộc siêu đẳng nhất; cả hai đều có lịch sử bị các cường quốc bên ngoài bóc lột và do vậy đều mang nặng sự hận thù; cả hai đều cảm thấy mình sống trong một không gian rất không phù hợp; cả hai đều giương cao ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội và gắn cho mình nhãn hiệu chủ nghĩa xã hội quốc gia; cả hai đều có một nhà nước, một đảng, một nhà lãnh đạo, và một học thuyết.
Nhân dân Trung Quốc chúng ta thông minh hơn người Đức bởi xét về cơ bản, chúng ta là chủng tộc ưu việt hơn chủng tộc của họ. Đó là kết quả bởi việc chúng ta có lịch sử lâu đời hơn, đông dân hơn và đất đai rộng lớn hơn. Xét trên cơ sở này, tổ tiên của chúng ta để lại cho chúng ta hai di sản cốt yếu nhất, đó là chủ nghĩa vô thần và sự thống nhất vĩ đại. Đó chính là đức Khổng Tử, người đã sáng lập ra nền văn hoá Trung Quốc và để lại cho chúng ta những di sản này.
Hai di sản nói trên xác định rằng chúng ta có khả năng sống còn cao hơn Phương Tây. Đó là lý do giải thích tại sao chủng tộc Trung Quốc thịnh vượng lâu dài như vậy. Chúng ta có sứ mệnh không được để bị chôn vùi cả trên Thiên đàng cũng như trên Trái đất, bất kể đó là những thảm họa do thiên nhiên, do con người gây ra hay thảm hoạ quốc gia và cho dù chúng nghiêm trọng tới mức nào. Đây là ưu thế của chúng ta.
Ví dụ về phản ứng đối với chiến tranh chẳng hạn. Do cho tới nay nước Mỹ chưa hề nhìn thấy chiến tranh trên đất nước họ, nên một khi các kẻ thù vào đất Mỹ, họ có thể tiến tới tận thủ đô Oasinhtơn trước khi Quốc hội Mỹ kết thúc việc thoả luận và cho phép tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng chiến tranh. Tuy nhiên, đối với chúng ta, chúng ta sẽ không lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như vậy. Đồng chí Đặng Tiểu Bình có lần đã nói: Lãnh đạo Đảng sẽ thông qua các quyết định một cách mau lẹ. Một khi các quyết định được thông qua, chúng sẽ được thực hiện ngay lập tức. Sẽ không có việc lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như ở các nước tư bản. Đó là ưu thế của chúng ta.
Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc được xây dựng trên truyền thống và sự thống nhất vĩ đại. Mặc dù nước Đức phát xít cũng nhấn mạnh tới cơ chế tập trung ở mức cao khi ra các quyết định, song họ chỉ chú trọng tới quyền lực điều hành đất nước, nhưng lại coi thường cơ chế lãnh đạo tập thể ở cấp Trung ương. Bởi thế về sau này Hitle đã bị rất nhiều người phản bội, điều đó đã làm suy kiệt ghê gớm khả năng chiến tranh của Đức quốc xã.
Có một nhận xét rất nổi tiếng trong một bộ phim về sức mạnh và quyền uy: Những kẻ thù thường gặp nhau trên một con đường nhỏ, chỉ có những kẻ dũng cảm mới chiến thắng. Dạng chiến đấu với tinh thần một mất một còn đã cho phép chúng ta dành được quyền lực tại Trung Quốc đại lục. Số phận lịch sử đã quyết định rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ không tránh khỏi đối đầu trên một con đường nhỏ và chiến đấu chống lại nhau! Mỹ, không giống như Nga và Nhật Bản, chưa bao giờ làm tổn thương Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc chống lại cuộc chiến đấu chống Nhật Bản. Tuy vậy, Mỹ tất yếu sẽ là trở ngại, trở ngại lớn nhất! Về lâu dài, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là đấu tranh một mất một còn.
Có thời, một số người Mỹ tới thăm Trung Quốc và tìm cách thuyết phục chúng ta rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đồng chí Đặng Tiểu Bình khi đó đã trả lời một cách lịch sự: Hãy về nói với chính phủ của các ngài rằng Trung Quốc và Mỹ không có mối quan hệ phụ thuộc và hiểu biết lẫn nhau như vậy. Rõ ràng là đồng chí Đặng Tiểu Bình đã quá lịch sự, đồng chí ấy có thể nói thẳng: Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là một trong các quan hệ đấu tranh một mất một còn.
Tất nhiên, hiện giờ không phải là thời gian thích hợp để phá vỡ quan hệ với Mỹ. Chính sách cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài của chúng ta còn phải dựa vào tiền vốn và công nghệ của họ, chúng ta vẫn còn cần tới nước Mỹ. Do vậy, chúng ta cần phải nỗ lực tăng cường quan hệ của chúng ta với Mỹ, học tập nước Mỹ trên mọi lĩnh vực và sử dụng Mỹ làm tấm gương cho việc tái thiết đất nước.

Quét sạch nước Mỹ
Để giải quyết vấn đề nước Mỹ, chúng ta cần phải vượt lên trên những điều thông thường và hạn chế. Trong lịch sử, khi một nước đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục một cách hiệu quả bằng gươm hoặc giáo dài, hay thậm chí bằng súng tiểu liên hoặc súng máy. Bởi vì không thể giữ được vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung Quốc di cư tới Mỹ.
Chỉ có thể sử dụng nhũng biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Đó không phải là vấn đề chúng ta muốn hay không muốn. Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ ? Những loại vũ khí thông thường như máy bay chiến đấu, đại bác, tên lửa hay tàu chiến không thể làm điều đó; các loại vũ khí huỷ diệt như vũ khí hạt nhân cũng không thể làm được như vậy. Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự huỷ diệt với Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, cho dù trên thực tế chúng ta vẫn tuyên bố giải quyết vấn đề Đài Loan bằng mọi giá.
Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau. Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch.
Xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người Trung Quốc.
Nhưng sẽ phải làm điều đó như thế nào? Nếu chiến lược đó không thực hiện được, thì khi đó chúng ta chỉ còn một lựa chọn duy nhất. Tức là sử dụng những biện pháp kiên quyết để Quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức. Thực tế lịch sử của chúng ta cho thấy chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, với một nước Mỹ với một tư cách thế giới bị mất đi, thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta.
Vũ khí sinh học là một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy, song nếu nước Mỹ không chết thì Trung Quốc sẽ bị huỷ diệt. Nếu nhân dân Trung Quốc bị mắc kẹt trên diện tích đất hiện nay, thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. Theo cách tính mô hình hoá trên máy tính của tác giả Yellow Peril, hơn một nửa dân số Trung Quốc sẽ chết, và con số đó sẽ là hơn 800 triệu người! Ngay sau khi giải phóng, vùng đất màu vàng của chúng ta có khoảng 500 triệu dân, trong khi dân số chính thức hiện nay là hơn 1,3 tỉ người. Khả năng của vùng đất màu vàng này đã đạt tới mức giới hạn của nó. Một ngày nào đó người ta có thể biết điều đó xảy ra nhanh chóng như thế nào, sự sụp đổ lớn có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và hơn một nửa dân số của chúng ta sẽ buộc phải ra đi.
Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án. Nếu thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại, và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một thảm hoạ, trong đó  hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

CHUỘT - HÌNH TƯỢNG ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HỌC


Mười hai con giáp, chuột đứng hàng đầu. Kể cũng lạ?Hình dạng bé nhỏ xấu xí, phẩm cách hèn hạ đáng khinh, thế mà chuột được người xưa xếp trước cả những con vật uy mãnh như hổ, linh hiển như rồng. Đã thế, năm Tý – với biểu tượng con chuột, còn là năm đầu của một kỷ, chu kỳ 60 năm.


Muốn hiểu vì sao người xưa có quan niệm kỳ cục như vậy, phải lật chồng sách cũ tra cứu. Sách Nhĩ nhã, thiên Thích thiên ghi: Thái tuế tại tý viết khốn đốn. Xin chớ hấp tấp hiểu khốn đốn theo nghĩa đương đại, như khốn đốn là cuối tháng chạy quanh ứng tiền tiêu tạm! Phải tìm đến ngữ nguyên (sens étymologique) của nó: hỗn mang. Lại được thấy câu: Thiên khai ư tý, địa tịch ư sửu, nhân sinh ư dần. Thì ra, người xưa chọn chuột – giống vật sống lẫn lút chui rúc trong hang hốc, giữa tranh tối tranh sáng để biểu tượng cho thời kỳ đất trời hỗn mang, khi âm dương chưa định, tối sáng chưa phân.

Cũng thật tình cờ, tác phẩm văn học chữ nôm cổ nhất còn giữ được trong văn học nước ta lại viết về chuột: Trinh thử. Đó là một truyện thơ dài 850 câu của Trần triều xử sĩ Hồ Huyền Quy. Chuột bạch góa chồng đi kiếm mồi nuôi con, một hôm, bị cơn gió lốc, chuột bạch chạy nấp trong hang gần đấy. Không ngờ trong hang có một chuột đực. Nhân lúc chuột cái đi vắng, chuột đực toan giở trò tán tỉnh sàm sỡ. Chuột bạch cự tuyệt, liều chết bảo toàn trinh tiết. Đang lúc, chuột cái về. Ngờ chồng và chuột bạch thông dâm, chuột cái nổi cơn tam bành. Chuột bạch hết lời minh oan rồi ra về. Nhưng chuột cái không tin, thân đến hang chuột bạch đánh ghen. Bất ngờ mèo xuất hiện, chuột cái hốt hoảng ngã tỏm xuống ao. Tác giả là Hồ Sinh – vốn biết tiếng chim muông và nghe lọt câu chuyện – liền đuổi mèo, vớt chuột cái rồi lấy lời phải trái giải phân, ca tụng tấm lòng trinh tiết của chuột bạch.

Tranh Đông Hồ - Ảnh: TL

Truyện thơ ngụ ngôn Trinh thử vừa kín đáo bộc lộ tâm sự của tác giả - quyết giữ lòng cổ trung với triều Trần sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, vừa là bài học luân lý cho người đời. Nhưng không hiểu sao tác giả lại chọn loài chuột làm nhân vật của mình?

Muốn biết qua giòng họ nhà chuột, hãy đọc Hịch bắt chuột của cụ Đồ Chiểu. Tuy chẳng phải nhà sinh vật nhưng cụ Đồ Chiểu tỏ ra rất am hiểu lý lịch nhà chuột:

Lông mọc xồm xoàm, tục kêu xà lắt
Tánh hay ăn vặt; lòng chẳng kiêng dè
Chỗ ở ăn hang lỗ nhiều bề
Đường qua lại đào soi lắm ngách
Nghe hơi động vội vàng lĩnh mất, nhát quá mẹ cheo.
Chờ đêm khuya sẽ lén lút ra, liếng hơn cha khỉ.
Gọi danh hiệu: chuột xạ, chuột lắt, chuột chù, chuột cống anh em giòng họ nhiều tên.
Tra quán chỉ: ở nhà, ở ruộng, ở rạch, ở ngòi bầu bạn non sông lắm lối.
Lớn nhỏ răng đều bốn cái, ăn của người thầm tối biết bao.


Thật ra, nhà thơ nêu có bốn giống chuột lại trùng hết hai. Xạ và chù chỉ là một. Có thể bổ sung thêm: cơm, đồng, chũi, cà xốc, bạch, dừa, ấn… Đấy cũng chỉ là những giống chuột gần gũi với dân ta. Bạn nào ham đọc cổ văn nên lưu tâm đến mấy giống chuột “Tàu” sau đây. Chúng đã được dùng như những biểu tượng có giá trị điển cố trong văn học Trung Quốc cổ cận đại: Tương thử, giống chuột ở đất Tương thuộc tỉnh Hà Đông. Thỉnh thoảng, Tương thử lại đi bằng hai chân sau. Người Trung Quốc cho việc chuột đi như người là vô lễ. Từ đó, kẻ vô lễ gọi là Tương thử!


Ngược với Tương thử có Lễ thử. Giống chuột này biết lo xa, thường đào hang cất giấu, tích trữ lương thực lại nhiều tự ái, biết giữ “tiết lễ”. Chúng sẽ tự sát hàng loạt nếu hang ổ bị xâm phạm. Đến đây, không thể không nhớ đến bút ký của ông Wells- nhà sinh vật nổi tiếng người Anh. Ông có những trang miêu tả hàng vạn con chuột điên cuồng lao đầu xuống nước tự trầm. Nhưng hẳn người Anh chẳng bao giờ phong cho những con chuột ấy danh hiệu Lễ thử như người Trung Quốc!

Trong thiên Khuyến học, Tuân Tử nhắc đến Ngô thử - giống chuột thường sống dưới cây ngô đồng. Theo Tuân Tử, Ngô thử còn có tên Ngũ kỹ thử, nghĩa là giống chuột có đến năm tài. Nhưng khổ thay, chẳng có tài nào của Ngô thử đến nơi đến chốn: biết bay nhưng không bay quá tường thấp, biết trèo nhưng không trèo suốt thân cây, biết bơi nhưng không bơi qua khe hẹp, biết chạy nhưng không chạy nhanh hơn người, biết đào hang nhưng không đủ sâu để giấu mình. Tuân Tử lấy Ngũ kỹ thử để răn những kẻ nhiều nghề cá trê húp nước.

Trở lại văn học nước ta, chuột được dùng trong danh từ, thành ngữ, tục ngữ không thiếu gì.

Khi thì dựa vào hình dạng như dưa chuột, loại dưa trái dài, thon giống mình con chuột. Đuôi chuột, chiếc rễ cái của cây đâm thẳng xuống đất. Chuột rút, tình trạng cơ co rút vì hoạt động quá nhiều, các chất bã không kịp lưu chuyển bằng sự hô hấp. Bắt chuột, trò chơi của trẻ con, dùng ngón cái và ngón giữa bấm vào bắp thịt cánh tay rồi giật mạnh, bắp cơ nổi lên một cục bằng chú chuột con. Tất nhiên là giật trên cánh tay của bạn, vì trò chơi này đau đến chảy nước mắt!


Khi thì ví von: Lủi như chuột, ướt như chuột lột, len lét như chuột ngày, đầu voi đuôi chuột, cháy nhà bày mặt chuột, chuột sa chĩnh gạo, chuột gặm chân mèo, lù đù như chuột chù phải khói…

Chuột có dáng loắt choắt, bộ dạng len lét, đôi mắt láo liếng, hôi hám bẩn thỉu lại chuyên cắn phá mùa màng, áo quần nên thường để chỉ hạng người ti tiện đáng khinh trong xã hội. Tư đồ Vương Doãn trong Tam quốc chí gọi bọn tướng sĩ đất Quan Đông Hồ Văn Tài và Dương Chỉnh Tu là “Quan Đông thử tử”. Về sau, câu này trở thành thành ngữ chỉ hạng người bất tài: Lũ chuột nhắt ở Quan Đông!

Trong ca dao Việt Nam, chuột – nhất là chuột chù- đã trở thành một hình tượng độc đáo. Hoặc chỉ kẻ xấu không biết mình xấu lại chuyên bươi móc người khác:

Chuột chù chê khỉ răng hôi
Khỉ toét miệng cười: “cả họ mày thơm”


Hoặc những người không tự biết mình, đòi hỏi những điều mà mình không đáng được hưởng:

Chim chích mà đậu cành sòi
Chuột chù trong ống đòi soi gương Tàu
Nguyễn Hữu Chỉnh vào Nam ra Bắc, vẫy vùng ngang dọc một thời. Khi thất thế về quê ở Nghệ An, Chỉnh bị một nhóm vô danh tiểu tốt vây bắt nộp cho vua Lê. Chỉnh may thoát được. Tục truyền rằng vì vậy trong dân gian có câu hát:

Đi cùng bốn bể chín chu
Trở về xó bếp chuột chù gặm chân


Thật oái ăm, các vị đỗ hương thi từ đời Lê trở về trước có danh xưng đồng âm với tên của một giống chuột to con, xấu xí: ông cống – chuột cống. Vì thế, trong bộ tranh tết, người nghệ sĩ dân gian làng Hồ có bức vẽ một chú chuột ngồi trên kiệu do một đàn chuột khiêng hầu với đủ cờ quạt tán lọng xanh đỏ và cả tấm biển “Ân tứ vinh quy” của vua ban nữa. bức tranh góp phần châm biếm chế độ khoa cử đương thời, cũng như một nhà thơ khuyết danh viết bài vịnh con mèo, có mấy câu ẩn dụ rất thú vị như sau:

Chí quyết phen này vồ lấy cống
Rồi lên đài các sẽ nghêu ngao!


Trong văn học hiện đại chuột vẫn còn là một hình tượng độc đáo trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine, truyện của Tô Hoài, John Steinbec, Albert Camus. Nhưng từ xưa đến nay, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, trong văn học, chuột vẫn là hình tượng xấu xa cần trừ khử. Bởi lẽ trong thực tế, chuột là một giống vật độc hại. Mỗi năm, có hàng vạn người trên thế giới chết vì bệnh dịch hạch do chuột gây ra. Chuột phá hoại lương thực, mùa màng không kể xiết. Chuột ăn luôn miệng và có thể ăn từ 200 đến 400 gram lúa một ngày. Đã thế, chuột lại mắn đẻ, từ 9 đến 10 lứa một năm, mỗi lứa từ 6 đến 22 con!


Một trong những tác phẩm văn học sớm nhất của loài người, Kinh thi, đã có nhiều bài, nhiều câu nói lên hiểm họa chuột. Nhưng qua đó, người dân Trung Quốc còn gửi gắm tâm sự căm ghét bọn quan lại phong kiến bóc lột, mọt đục dân đen. Xin giới thiệu bài Chuột xù:

Chuột, chuột xù kia ơi
Lúa tao cắm mãi thì thôi từ rày
Bao năm đã nuôi thân mày
Nào mày có biết tao đây người nào
Bỏ mày tao sẽ liệu tao
Tao đến nơi nào là đất yên vui
Đất yên vui! Đất yên vui!
Mong ra nơi ấy tao thời yên thân


Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu kể tội loài chuột cụ thể hơn:

Túi Đông Pha thường bữa tha gừng
Ruộng Đông Quách ghe phen cắn lúa
Nếp gạo của trời nuôi mạng, ăn phá rồi còn kéo xuống hang
Nệm mền của chúng che thân, cắn nát rồi lại tha vào lỗ
Hoặc nằm ngửa cắn đuôi tha trứng vịt, gây nên thằng tớ chịu đòn oan
Hoặc leo dây ngóng cổ gặm giò heo để tiếng con đòi mang tiếng khổ.

Và tỏ ra quyết liệt trong việc diệt chuột, không cam chịu và trốn lánh như người nông dân Trung Quốc trong Kinh thi.

Chớ để con nào sa lậu, phải ra tay lấp lỗ tam bành
Đừng cho chúng nó sẩy ra, phải hết sức trừ đồ lục tặc!


Giống chuột chưa bị tuyệt diệt trong hang ngách cũng như trong cuộc sống. Nhưng nhân dân ta không còn sợ loài phá hoại tinh ranh, không còn vừa ghê tởm vừa phải gọi chúng bằng “ông”: ông thiêng, ông tý… Xin dán trước ngõ câu đối cổ để đón xuân mới và cũng để khép lại bài phiếm luận đầu năm này:

Năm tý, loài người không sợ gì ông chuột
Năm chuột, loài người không sợ gì ông tý.

Vĩnh Quyền
(5/2-84)

nhận xét hiển thị trên trang