Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Video Mỹ thử máy bay không người lái tấn công kiểu bầy đàn

Dân trí Mỹ đang phát triển các máy bay không người lái tấn công theo kiểu “bầy đàn”, chiến thuật có thể làm “thay đổi cuộc chơi” khi sử dụng số lượng lớn thiết bị gây “nhiễu loạn” cho các hệ thống phòng không để tấn công ồ ạt vào các mục tiêu đối thủ. 
>>Hé lộ tên lửa “Sói xám” tấn công theo bầy đàn của Mỹ

Video Mỹ thử máy bay không người lái tấn công kiểu "bầy đàn"
Video Mỹ thử máy bay không người lái tấn công kiểu bầy đàn - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Máy bay không người lái X-61A (Ảnh: Dynetics)
Triển khai máy bay không người lái theo kiểu “bầy đàn” gây áp đảo cho hệ thống phòng thủ của đối phương sẽ sớm trở thành một phần trong chiến lược tác chiến mới của Mỹ, theo RT. Đoạn video ghi lại chuyến bay đầu tiên của một trong những máy bay không người lái sử dụng cho chiến thuật trên đã được một nhà thầu quốc phòng Mỹ công bố.
Dynetics, đối tác của Lầu Năm Góc đã đăng đoạn video trên kênh Youtube, khi lại hình ảnh máy bay không người lái có tên X-61A phóng đi từ máy bay vận tải Lockheed C-130 Hercules. Chiếc X-61A trông giống một tên lửa không đối đất kích thước lớn.
Sau đó, chiếc X-61A bắt đầu mở các cánh nhỏ và kích hoạt động cơ và bay đi làm nhiệm vụ. Truyền thông Mỹ cho biết thiết bị này đã bay trong khoảng 1 giờ rưỡi đồng hồ. Theo RT, vụ thử nghiệm diễn ra từ tháng 11/2019.
X-61A là một phần của chương trình Gremlin do Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc khởi động năm 2016. Gremlin có mục tiêu cung cấp cho quân đội Mỹ các hệ thống máy bay không người lái giá rẻ, số lượng lớn, có thể thu hồi sau khi làm nhiệm vụ.
Theo DARPA, các máy bay X-61A có thể phóng đi từ máy bay ném bom, máy bay vận tải hoặc máy bay chiến đấu khi chúng nằm ngoài tầm đánh chặn của các hệ thống phòng không đối thủ. Chúng có thể làm nhiệm vụ trinh sát hoặc không kích, hoặc tấn công dồn dập khiến cho các tổ hợp phòng không bị rối loạn.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các máy bay Mỹ sẽ đi thu hồi các máy bay không người lái lại để chúng có thể tiếp tục làm nhiệm vụ kế tiếp. Phương án này được xem là tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao, có thể tạo nên thế áp đảo cho Mỹ khi tác chiến.
Đức Hoàng
Theo RT

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thói ngược đời nguy hiểm của người Việt

Trong giao thông cần phải từ tốn thì chúng ta lại vội vã, trong khi đó nơi công sở cần phải làm việc hăng say thì chúng ta lại cứ đủng đỉnh.
Ai cũng thấy mình phải được ưu tiên
Người nước ngoài khi ghé thăm Việt Nam, nếu không ở lại lâu hay tìm hiểu kỹ  một chút chắc sẽ nghĩ với những con người vội vã và nhiệt tình đi lại trên các con phố đông đúc kia, giấc mơ thành một con rồng châu Á của nước Việt chắc sẽ sớm thành hiện thực.
Nhìn ra các nước láng giềng trong cộng đồng ASEAN, có thể nói là người Việt bận rộn hơn rất nhiều. Ra đường ai cũng vội vàng và thấy mình bận bịu hơn kẻ khác nên ai cũng muốn chiếm thế thượng phong trong các điểm nút giao thông. Không phải thời chiến nhưng ai cũng luôn trong trạng thái xông lên phía trước. Nếu bạn chậm trễ một chút mà chưa kịp di chuyển khi đèn xanh xuất hiện thì hàng chục tiếng còi sẽ vang  lên để nhắc bạn rằng thời gian quan trọng như thế nào và rằng bạn đang lãng phí “vàng bạc” của chính mình cũng như của nhiều người khác.
Nhiều người không chỉ vội vã khi ra đường mà còn tất bật ở tất cả những nơi, những sự kiện có đông người tham gia. Vậy là chen lấn, xô đẩy, cướp giật (nhất là trong các lễ hội đầu xuân). Khi đó ai cũng thấy là mình quan trọng hơn, đáng được ưu tiên hơn do mình đang vội hơn người khác.
Ở các TP lớn, sẽ không lấy gì làm lạ khi một cô gái trẻ hay một chàng thanh niên thản nhiên cắt ngang một dòng người đang xếp hàng hay đề nghị người đứng trước cho mình làm thủ tục trước vì ”tôi đang rất vội” trong khi chẳng quan tâm người được đề nghị kia có vội như mình không!
Nơi công cộng thì ai nấy vội vã như vậy, song khi kết thúc hành trình thì mọi người có hồ hởi và khẩn trương bắt tay ngay vào công việc không?
Buổi sáng, đa phần vội vã phóng xe đến công sở để chậm rãi ăn sáng, nhâm nhi trà đá,  café ngay cổng cơ quan trước khi đun nước, pha trà và tán gẫu tại nơi làm việc.
Chiều về, khi hòa vào dòng người giao thông, họ thay nhau bấm còi inh ỏi để vượt lên trước. Có rất nhiều người ăn vận lịch sự nhưng sẵn sàng vượt đèn đỏ nếu vắng bóng CSGT. Khi thấy họ tất bật trên đường hẳn nhiều người phải thốt lên rằng: “có lẽ đây là một người cha thương con, một người chồng yêu vợ và một người đàn ông có trách nhiệm đang vội vã về với gia đình!”.
Trên thực tế điểm đến của nhiều người đang vội vã phóng xe kia lại là những quán bia nơi họ có thể ngồi lỳ hàng mấy tiếng đồng hồ cùng những bầu tâm sự không bao giờ cạn(!)
Vì ‘đi chậm thì mất miếng’?
Có thể ai đó thấy chuyện này là bình thường và “thường ngày ở huyện”, nhưng nếu nhìn nhận nó với một lăng kính khác – hiệu suất lao động thì đây lại là một điểm yếu chết người của chúng ta.
Tại sao? Bởi vì chúng ta đang làm ngược và đi ngược lại những gì được cho là nguyên tắc của Quản trị nhân lực. Trong giao thông cần phải từ tốn thì chúng ta lại vội vã, trong khi đó nơi công sở cần phải làm việc hăng say thì chúng ta lại cứ đủng đỉnh. Dân ta cũng dành quá nhiều thời gian cho các cuộc nhậu vốn gây lãng phí và ảnh hưởng tiêu cực cả về thể chất lẫn tinh thần!
Nguyên nhân thực sự có rất nhiều, từ vấn đề thế chế, giáo dục cho đến văn hóa, tất cả cộng hưởng để tạo nên một xã hội ồn ào, vội vã với hiệu suất lao động tương đối thấp – nếu không muốn nói là quá thấp.
Về góc độ văn hóa, nhiều ý kiến cho rằng chuyện người Việt luôn vội vã có nguồn gốc từ quá khứ nghèo khó của đa phần dân chúng. Khi đại bộ phận người dân còn sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp – vốn rất bấp bênh do phụ thuộc vào thời tiết và thiên nhiên, thì chuyện thiếu thốn lương thực trong giai đoạn từng được gọi là “tháng 3 ngày 8” (giáp hạt) có lẽ thường xuyên xảy ra, đặc biệt là tại các cộng đồng Miền Bắc và Miền Trung nơi thiên nhiên khắc nghiệt hơn.
Thiếu thốn lâu ngày đã tạo nên một tâm lý trong các thành viên cộng đồng, đó là luôn có cảm giác bấp bênh và lo lắng cho tương lai. Do không được dư giả lắm nên mỗi khi có các hoạt động cộng đồng, thường xảy ra hiện tượng hàng hóa không đủ chia cho tất cả. Ví dụ khi hội làng thì con lợn quá bé lại gầy; sân đình làng quá nhỏ khiến mọi người phải chen chúc.
Thiếu thốn về nhiều mặt trong đời sống xã hội đã khiến cho mọi người luôn cần phải khẩn trương nếu không muốn thiệt thòi. Muốn xem hát chèo thì phải vội vàng đi sớm kẻo sẽ hết chỗ; muốn có cân thịt ngon thì cần phải dậy từ mờ sáng.
Khi Hà Nội còn thưa dân, phương tiện giao thông ít thì hầu hết cư dân nơi đây luôn sống khoan thai, chậm rãi và không quá lo lắng. Ngày nay xe cộ đã nhiều lên bội phần nhưng đường xá vẫn chẳng  mở mang là bao nên dân chúng bỗng trở nên vội vã vì nỗi sợ “thiếu thốn”.
Buổi sáng cuối tuần, ta có thể bắt gặp tại những quán café đông đúc (có vị trí thoáng, đẹp) nhiều người trong bộ dạng thư thái đang đọc báo và nhâm nhi ly café.  Nhìn sự chậm rãi và đủng đỉnh của họ khi ngồi đợi những giọt café tí tách rơi, ít ai biết rằng họ vừa trải qua một hành trình vất vả, và phải phóng nhanh vượt ẩu hòng đến sớm để có được một chỗ ngồi ưa thích tại đây!
Chuyện phải vội vã di chuyển, không chịu nhường nhịn, thậm chí ganh đua của nhiều người sẽ không cần bàn nếu như họ phải làm vậy do sức ép công việc hoặc vì một mục tiêu lớn lao ích nước lợi nhà. Rất tiếc là phần lớn trong chúng ta ganh đua và không nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông chỉ vì để nhanh chóng được thưởng thức một tô phở ngon với chỗ ngồi chật chội hay một ly café ở một góc phố yên tĩnh. Như vậy chúng ta chỉ thực sự vội vã khi phải hoặc cho rằng mình đang ganh đua với ai đó và nếu mình không nhanh thì chắc sẽ bị thiệt thòi.
Tư tưởng sợ thiếu, sợ hết phần này nếu như được vận dụng vào công việc để giúp chúng ta khẩn trương hơn trong thế giới đang cạnh tranh mạnh mẽ ngày hôm nay thì quả là hay biết mấy! Nếu cái sự ganh đua này mà mang ra thi thố ở tầm quốc tế thì có lẽ vị thế của nước Việt đã khác lắm rồi.
Tiếc là đa phần người Việt chỉ thích ganh đua trong một phạm vi hẹp, cụ thể là ở cấp độ làng, xã hoặc cấp độ tương đương, nơi họ chứng tỏ được vị thế và cái tôi của mình đối với những người xung quanh – phần lớn là biết nhau, thế là đủ. Đây có thể xem là một nguyên nhân khiến cho nhiều thứ ở xứ ta luôn khác hoặc ngược với thế giới.
Theo TRẦN VĂN TUẤN / VIETNAMNET

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ước gì có những nhà ngoại giao thật sự không bị chi phối bởi các định kiến cực đoan của bất cứ bên nào, để mở ra một biện pháp hòa hoãn nhất cho các bên.!


Cụ Kình và những mạng người đánh đổi đất Đồng Tâm, ai thắng, ai thua?


Lê Văn Bảy
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ TP Hồ Chí Minh
Ông Lê Đình Kình hình ảnhOTHER
Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, là cựu lãnh đạo đảng và chính quyền xã, đã thiệt mạng trong cuộc 'tập kích, bố ráp' hôm 09/01/2020 của chính quyền và cảnh sát vào thôn Hoành và xã Đồng Tâm
Tôi quyết định dành thời gian tìm xem các clip trong vụ Đồng Tâm, vì cũng như hầu hết người đọc muốn truy tìm sự thật, tôi không đặt toàn bộ niềm tin vào lời nói và căn cứ của một bên vì nó khó khách quan.
Tôi tìm các clip phát trên YouTube do chính nhóm Đồng Thuận tự quay và đăng lên. Người đăng chủ yếu là ông Lê Đình Công, con trai ông Lê Đình Kình.
Khoe vũ khí, tàng trữ thuốc nổ, dọa giết người
Trong một clip, ông Lê Đình Kình được trông thấy ngồi cạnh một người đàn ông lớn tuổi trong khung cảnh ở trong nhà. Đối chiếu với các clip khác, được biết ông này tên là Bùi Viết Hiểu.
Ông Hiểu nói: "Chúng tôi đã ngăn đường, chuẩn bị 200 lít xăng, 20 bình ga mới toanh và nhiều thuốc nổ - vì chúng tôi ở gần xưởng sản xuất thuốc nổ." Ông Kình ngồi cạnh lắng nghe và điểm vào những nụ cười rất rạng rỡ.
Trong một clip khác, được cho là cuộc họp thường kỳ của nhân dân xã Đồng Tâm ngày 22/12/2019, trên bàn chủ tọa là ông Lê Đình Công, ông Bùi Viết Hiểu và ông Lê Đình Kình.
Đoạn 6 phút 14 giây, ông Lê Đình Công nói: "Nếu chúng cố tình vào xây trên 59 ha này thì bà con chúng ta quyết chiến, nhá, không bắt một thằng nào hết, nhá, bà con nhất trí không? (tiếng vỗ tay và hoan hô). Không bắt một thằng nào hết, nhá, tôi xin thề với bà con cả nước (có tiếng phụ nữ: "chôn sống luôn"), nếu chúng động đến 59 ha của nhân dân Đồng Tâm chúng tôi, chúng đưa càng nhiều quân về nhân dân Đồng Tâm càng thích. Chúng tôi hứa không diệt từ 300 đến 500 thằng chúng tôi sẽ không nhìn thấy đồng bào cả nước nữa (tiếng vỗ tay, hoan hô, tiếng phụ nữ kêu lên "Xin thề"). Lần này chúng quyết giết tôi thì chúng cũng phải nổ tan xác. Đấy là một cái quyết tâm của người Đồng Tâm chúng tôi."
Ngồi gần đó, ông Kình thường xuyên mỉm cười.
Sau đó, ông Kình cầm micro nói: "Nếu kẻ nào cướp đất Đồng Sênh thì nhân dân chúng ta phải quyết chiến đấu dù đầu rơi máu chảy vẫn sẵn sàng. Đất Đồng Sênh theo văn bản số 0 ngày 4/6/2016 trị giá tương đương 1 tỷ đôla, tương đương 23 nghìn tỷ lúc bây giờ, cộng với 60 triệu đôla để xây dựng thành phố thông minh và giúp đỡ hộ nghèo."
Đất Đồng Sênh giá 39 triệu đồng/m2?
Tôi đặc biệt quan tâm đến thông tin về giá trị của đất Đồng Sênh theo lời ông Kình. Nhưng tôi không thể tìm được văn bản này.
Đất nông nghiệp ngày càng được chuyển mục đích sử dụng cho xây dựng nhà máy và nhà ở hình ảnhGETTY IMAGES
Đất nông nghiệp ngày càng được chuyển mục đích sử dụng cho xây dựng nhà máy và nhà ở
Theo lời ông Kình, nó mang số 0. Điều này trái với tất cả quy định về văn bản hành chính hay pháp luật luôn luôn phải đánh số bắt đầu từ 01.
Kết luận: Không thể có văn bản số 0 vì nó vô lý.
Không thể tìm ra văn bản thì tôi tìm tiếp giá trị đất.
Theo ông Kình, đất Đồng Sênh vào năm 2016 trị giá 1 tỷ USD. Diện tích tranh chấp này là 59 ha, căn cứ vào nhiều phát ngôn của chính ông Kình và ông Công. Theo tỷ giá USD/VND của ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện tại, 01 USD tương đương hơn 23.000 VND, tôi tính gọn 23.000 VND. Tính ra giá trị mỗi m2 đất Đồng Sênh là 38,9 triệu đồng.
Tôi tìm giá đất hiện tại ở xã Đồng Tâm và tìm được các thông tin sau:
- Một thông báo bán đất ở xóm 13, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức năm 2017, có 360 m2 trong đó 300 m2 đất ở (giá luôn luôn cao hơn đất vườn hoặc đất ruộng), đã có sổ đỏ, bán 2 triệu đồng/m2.
- Các tin rao khác bán đất mặt đường ở huyện Mỹ Đức, giá cao nhất 21 triệu đồng/m2.
Other
Bản quyền hình ảnhOTHER
OtherBản quyền hình ảnhOTHER
Other
hình ảnhOTHER
Đối chiếu các thông tin trên, tôi vô cùng hoài nghi mức giá đất Đồng Sênh mà ông Lê Đình Kình đưa ra. Mảnh đất theo ông Kình là đất nông nghiệp, lại đang tranh chấp với Nhà nước (nên không ai dám mua) không thể có giá cao gấp mấy chục lần giá đất ở trong khu dân cư được.
Tôi không rõ tại sao chính người dân trong clip và những người xem khác lại không lưu ý và nghi ngờ chi tiết này.
Ở đoạn cuối clip, một người đàn ông đứng lên tuyên bố: "Nếu ai mặc áo bộ đội vào xây (tường rào sân bay Miếu Môn) sẽ cho bỏ mạng tại chỗ, cho chết hết... xin tuyên truyền rộng rãi thông tin này kẻo đến lúc đó vào chúng tôi đập ngay lại bảo chúng tôi không thông báo."
Đối chiếu trong các clip nói trên, tóm tắt nội dung tôi tự rút ra như sau:
- Giá đất Đồng Sênh theo ông Kình tuyên bố công khai vô cùng chênh lệch so với thực tế. Con số này vô lý, còn nói nhẹ thì không có cơ sở.
- Không thể có văn bản hành chính mang số 0 cả. Không hiểu tại sao hai chi tiết này không được các nhóm ủng hộ Đồng Tâm kiểm chứng và tư vấn trở lại.
- Nhóm Đồng Thuận đã công khai chuẩn bị các vũ khí như chất nổ, bom xăng, bình ga trong khu dân cư và đe dọa làm nổ tám trạm biến thế trong toàn xã. Họ cũng đe dọa giết người công khai. Nếu nó xảy ra, nhiều gia đình khác sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng. Điều này, trong pháp luật của bất cứ nước nào cũng chính là hành vi khủng bố. Xử lý một nhóm khủng bố thì nước nào cũng luôn luôn trấn áp dứt khoát, nếu không sẽ gây hại cho nhiều người vô tội.
Tôi cũng xem lại tất cả các clip của phía Nhà nước Việt Nam phát trên Đài truyền hình quốc gia hay các trang mạng Tin đối chứng…, nhưng không dẫn lại bất cứ nội dung nào vì lý do không muốn dựa trên các thông tin do phía Nhà nước Việt Nam đưa ra.
Ông Lê Đình Kình: 'Đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của mình'
Clip mang tên Đồng Tâm media, phát trên facebook ông Lê Đình Công thì ghi lại cảnh ông Công cùng vài phụ nữ khác vừa live stream đi lại tự do trong cuộc họp xã Đồng Tâm, liên tục chửi bới, chửi thề và đòi những người trong chính quyền xã "nghỉ hết đi để dân bầu người khác", vì đấy là quyền dân chủ của dân.
Đỉnh điểm khi bị những công an mời đi xuống và ổn định trật tự, ông Công luôn miệng chửi họ là "con chó", "đồ chó" và thách thức "Tao không đi xuống đấy!". Đây là hành vi gây rối trật tự công cộng và chống đối người thi hành công vụ.
Rất ngạc nhiên là những cán bộ xã không ai dám tỏ ra động thái mạnh mẽ nào với nhóm ông Công mà vẫn im lặng để họ chửi bới và đi lại náo loạn trong cuộc họp, ngay cả khi bị dí sát camera vào mặt.
Ở một không gian khác, tôi chắc chắn ngay lập tức ông Công và nhóm người này đã bị khống chế.
Đừng bao giờ kích động bạo lực
Tôi không bao giờ đồng tình với bạo lực. Trong trường hợp này, càng xem những lời lẽ hung tợn của ông Công, ông Hiểu và ông Kình cùng vài thành viên khác của nhóm Đồng thuận, tôi rùng mình vì sự hung hăng của họ.
kìnhhình ảnhYOUTUBE
Ông Lê Đình Kình trong lần gặp gỡ đại diện Viettel hồi đầu năm 2017 - hình lấy từ video clip
Thế nhưng, hỡi ơi, ngay cạnh đó là một nỗi thương xót sâu xa.
Những người nông dân này mới ngây thơ và đáng thương làm sao. Quá ngây thơ, hiểu biết về pháp luật quá nông cạn, tầm nhìn quá hẹp nên mới có thể lên mạng xã hội khoe việc tàng trữ vũ khí và đe dọa giết người công khai. Mà vẫn tin chắc phía chính quyền nước sẽ sợ mình, chân lý thuộc về mình.
Họ cũng vô cùng ảo tưởng khi tin rằng một nhóm vài chục nông dân, trang bị tận những "20 cái bình ga mới toanh" lại có thể đối đầu với lực lượng vũ trang của cả một quốc gia.
Cuối cùng, hậu quả đau thương đã xảy ra.
Sau sự việc, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hoàng Tuấn Công viết trên trang mạng xã hội của mình một câu tục ngữ Việt Nam thâm thúy: "Không giận người đốt nhà, chỉ hận kẻ huýt gió". Nghe mà xót xa, thấm thía tận tim gan.
Thời này không thể dùng bạo lực. Người dân lại càng không thể thách thức dùng bạo lực với chính quyền.
Dân Việt Nam, mới được yên tiếng súng và máu đổ vài mươi năm, đến tận giờ vẫn ngày ngày rao tin đi tìm xương cốt của người thân chết trong cuộc chiến, càng không ưa gì bạo lực.
Những nông dân nhóm Đồng Thuận đã phải trả giá đắt cho sự kém hiểu biết nói chung của mình.
Bốn người trong gia đình ông Kình hiện 'vẫn chưa có tin tức gì', bà Dư Thị Thành nói
Nhưng dùng bạo lực để đối chọi bạo lực, phía Nhà nước Việt Nam mất mát còn hơn thế, đồng thời hứng một làn sóng phản đối dữ dội trong cả trong nước lẫn ngoài nước.
Tóm lại, trong cuộc đối đầu bất thần này, tất cả đều thua.
Không thể dùng bạo lực. Các tranh chấp phải được giải quyết bằng thể chế dân sự, không thể có cách nào khác. Xung đột phải được giải quyết thông qua tòa án và các hình thức thương lượng ngoài tòa án với chứng kiến của bên thứ ba.
Không thể lý lẽ tòa án cũng là một bộ phận của Nhà nước Việt Nam nên "chẳng tin được thằng nào con nào" vì như thế thì vị trí của bạn không thể là ở trên đất nước này nữa.
Hôm nay đã là 25 Tết. Cuối cùng, vụ Đồng Tâm đã kết thúc nhanh gọn một cách hết sức bất ngờ. Thực chất, tất cả đều đã thua theo cái cách thê thảm nhất, thất bại nhất nhưng chắc chắn từ nay về sau sẽ chẳng còn ai tranh chấp đất Đồng Sênh nữa.
Rồi sau Tết, một phiên tòa với các tội danh dự kiến là chống người thi hành công vụ, tàng trữ trái phép vũ khí và chất nổ, đe dọa giết người… sẽ diễn ra. Song chẳng thể nói gì vì những bằng chứng chủ chốt nhất cho đến giờ này vẫn chưa thể xác định.
Nhưng trời ơi, tôi ước gì nhóm Đồng Thuận đã có những cố vấn am hiểu thực tế và khôn khéo hơn để đồng hành với họ trong cuộc tranh chấp này.
Tôi ước gì phía chính quyền Việt Nam đã thật sự đặt mình vào vị trí của những người nông dân để hiểu thấu tâm lý của họ, để kiên trì đối thoại bên cạnh việc cương quyết khước từ hoặc xóa bỏ những ý đồ bạo lực từ trong trứng nước.
Ước gì có những nhà ngoại giao thật sự không bị chi phối bởi các định kiến cực đoan của bất cứ bên nào, để mở ra một biện pháp hòa hoãn nhất cho các bên.
Hãy lôi kéo các thiết chế có sẵn trong nước như Quốc Hội, tổ chức xã hội dân sự, báo chí, các cơ quan ngoại giao nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ bảo vệ con người và luật pháp vào cuộc để gây áp lực và giám sát… nhưng hãy chắc chắn không có bom xăng, bình ga và đe dọa giết người. Vì cuối cùng, đau đớn, thua thiệt nhất, mất mát nhất cũng chỉ là người dân mà thôi.
Bài thể hiện quan điểm cá nhân và cách hành văn của tác giả.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

8 đặc điểm của người tiểu nhân nếu đúng 3 điểm thì nên tránh xa


Trong đời, phân biệt được chính – tà, quân tử – tiểu nhân xem ra là chuyện không dễ dàng. Tuy vậy, đây đó vẫn có những tiêu chuẩn nhất định giúp chúng ta nhận rõ được 2 loại người này.
Có thể chịu thiệt quả không phải là một việc dễ dàng. Cần phải là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng to lớn mới có thể chịu thiệt thòi một cách cam tâm tình nguyện. Người quân tử cũng phải là người chịu nhẫn nhục, co được giãn được, tức là biết ứng phó thích hợp với tình huống cụ thể. Chẳng trách mà người xưa dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” xét làm yếu tố đầu tiên để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Có những lúc bạn vô ý nói ra hay làm một điều gì đó, xong chuyện cũng chẳng giữ lại trong tâm. Nhưng người khác lại cứ chấp nhất hoài một lời nói ấy. Thực ra, đây chính là hành động của những kẻ tiểu nhân. Vậy làm thế nào để phát hiện những người như thế quanh mình?
Tiểu nhân là từ dùng để chỉ những người có nhân cách thấp kém, nghĩ một đằng nhưng nói một nẻo. Ở bất cứ đâu cũng đều có thể bắt gặp những kiểu người như thế.
Ở cạnh người tiểu nhân, chỉ một chút thiếu thận trọng, chúng ta sẽ bị phải rước lấy nhiều phiền toái. Thế nên, học cách nhìn rõ được người tiểu nhân là việc rất cần thiết cho dù bạn ở môi trường nào đi nữa. Trong cách ăn nói, hành động của họ, thường có những nét đặc trưng rõ rệt như sau:
1. Thích nịnh nọt người khác
Khi đứng trước mặt chúng ta, họ ra vẻ rất nhiệt tình, từng lời nói “ngọt như mía lùi” khiến cho ai nấy cũng dễ rơi vào trạng thái mất cảnh giác. Có những lời không nên nói, có những sự việc không nên làm nhưng bạn đã làm, đã nói trước mặt họ, vì bạn coi họ là người có thể tin cậy, nói sao biết vậy. Nhưng chỉ cần quay lưng đi một cái, sự việc đã đến tai người khác, đẩy bạn vào trạng thái bất lợi.
2. Thích ngồi chỗ nọ nói xấu chỗ kia
Trước mặt bạn, kẻ tiểu nhân sẽ nói bạn hay, chê người kia dở nhưng trước mặt người kia, bạn là kẻ chẳng ra gì. Kẻ tiểu nhân thường tìm cách lấy lòng tất cả nhưng lại ngấm ngầm chia cắt tình bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí gây ra những tranh cãi và mâu thuẫn khó có thể hàn gắn. Hơn nữa, miệng lưỡi những kẻ tiểu nhân thường rất khéo léo, cho dù bị phát hiện, họ cũng biết cách thoái thác, phủi sạch trách nhiệm.
3. Gió chiều nào xoay chiều đó
Ở cơ quan, biết được lãnh đạo thích ai, kẻ tiểu nhân sẽ tìm cách gần gũi người đó. Với những người lãnh đạo không ưa thích, kẻ tiểu nhân sẽ ngày ngày tìm cách đả kích. Trong mắt họ, ai có ưu thế thì đeo bám, ai thất thế thì xa lánh. Với những người không có giá trị lợi dụng, họ chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc gần gũi, kết thân.
4. Thích thể hiện
Trước mặt lãnh đạo, những kẻ tiểu nhân luôn tỏ ra hăng hái, nhiệt tình nhưng khi cấp trên vừa đi khỏi, đâu lại vào đó. Trong công việc, họ nói và làm trước sau không như một. Kiểu người này vô cùng giỏi trong việc kể công. Nếu công việc của người khác có một chút sơ suất, họ sẽ lập tức gọi điện thoại cho cấp trên và coi đó là “thành tích” của bản thân.
5. Sở trường đổ vấy trách nhiệm cho người khác
Nếu trong công việc mắc sai lầm hoặc hành động, ngôn từ của bản thân không đúng, kẻ tiểu nhân sẽ một mực không thừa nhận mà tìm một người thế thân gánh nạn. Kiểu người này rất “mồm mép”, có thể đổi trắng thay đen, có thể khiến mọi người nhầm lẫn mà lan truyền đi những thông tin sai sự thật.
Thậm chí có những lúc “chân tướng” vì thế mà bị giấu nhẹm đi và cho dù được phát hiện khi việc đã rồi, mức độ ảnh hưởng của nó cũng đã không còn nữa.
6. Thích bịa đặt dựng chuyện
Những kẻ tiểu nhân làm như vậy vì nhiều mục đích khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là để mua vui. Có những kẻ bịa đặt, dựng chuyện để mưu lợi cá nhân, gây bất lợi cho người khác, bôi nhọ đối thủ, nâng cao bản thân.
7. Thường bồi thêm nhát dao chí mạng cho người đang gặp hoạn nạn
Trong cơ quan, đơn vị có đồng nghiệp mắc sai lầm hoặc thất bại trước một nhiệm vụ nào đó, bị cấp trên phê bình. Những kẻ tiểu nhân sẽ sẵn sàng bồi thêm một hai nhát dao chí mạng khiến “nạn nhân” càng lúc càng rơi vào “vòng nguy hiểm”.
8. Sẵn sàng giẫm lên vai người khác để leo lên trên
Bạn khổ nhọc lao động, làm việc, trong khi đó những kẻ tiểu nhân chỉ đứng một chỗ, đợi sẵn để hái quả ngọt. Bạn trồng cây, kẻ tiểu nhân ngồi dưới hóng mát, lợi dụng con đường sẵn có mà bạn khổ sở vạch ra, đến lúc thành công, họ vội đứng lên nhận công và sẵn sàng gạt phắt bạn ra ngoài. Nếu thất bại, trách nhiệm tất nhiên sẽ thuộc về bạn.
Nếu trong số những người bạn chơi hoặc quen biết, có người sở hữu từ 2 trong số 8 đặc điểm nói trên, hãy giữ khoảng cách với họ, đảm bảo cho mình một “vùng an toàn” tối thiểu
@ TapchiHoaky

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chẳng biét sau vụ này có vị quan nào sẽ tìm đường về quê không nhỉ?

Phạm Phú Quảng
ng thở dài đau xót.
Chuyện đúng sai, phải quấy cũng chỉ có trời biết, đất biết và vua quan xứ tiên rồng được biết mà thôi. Cữ dân đen, dế giun như chúng ta thì ngóng đến thuở nào!!!
Thương cho những người có thân nhân là “phản loạn” phải chịu chết, chịu khổ sai thì không ít. Thương cho kẻ phải cầm súng bắn vào đồng bào mình, cầm dao đâm vào những người nói cùng một thứ tiếng thì nhiều vô kể.
Chuyện thượng tôn pháp luật thời nào cũng nên có. Và kẻ cầm cân nẩy mực chẳng được là chính nhân quân tử thì cũng nên có đôi hào liêm sỹ...
***
Mấy hôm nay trên mạng chính thống nhan nhản rằng những kẻ “phản loạn” đã bị bắt thừa nhận làm phản, thừa nhận cầm vũ khí, lựu đạn để chống lại lực lượng chức năng. Rồi tivi cũng đưa rất nhiều lần các đoạn ghi hình người “làm phản” khai nhận dùng A, dùng B... Thậm chí youtube còn có clip vợ ông Kình khóc, khai là bị đám côn đồ cước sắc đánh đập, bị bắt khai nhận là cầm vũ khí, cầm lựu đạn...
Tự dưng mình nhớ đến một câu chuyện mới đọc được trong “Việt án lần theo trang sử cũ”. Đó là “vụ án quả trứng gà”.
***
Vào thời nào đó của cái thuở vua Lê, chúa Trịnh, có một vị quan lớn rất thanh liêm họ Phan. Ông là người giữ chức vụ to nhất trong việc tra xét xử các vụ hình án.
Một hôm có người bạn thân đến biếu ông 100 quả trứng. Nhân lúc không có gia nhân nào ở nhà ông mới giấu đi 1 quả. Đến ngày hôm sau trong bữa cơm ông bảo gia nhân lấy rổ trứng ra đếm. Gia nhân đếm đi, đếm lại vẫn chỏ có 99 quả. Ông liền đùng đùng nội giận gọi thuộc cấp và giao cho điều tra xem đứa gia nhân nào dám lấy cắp trứng. Vì chẳng đời nào có trộm chỉ lấy mỗi một quả.
Bọn thuộc hạ lập tức tra khảo đám gia nhân. Đám gia nhân kêu oan và không ai nhận lấy cắp trứng. Rồi bọn thuộc hạ dùng roi đánh để tra khảo. Đám gia nhân vẫn một mực không nhận. Bọn thuộc hạ bèn dùng gậy để đánh. Lúc đó có một gia nhân không chịu nổi đau nên nhận bừa là do mình lấy.
Bọn thuộc hạ tra hỏi rằng trứng ở đâu? Tên gia nhân kia nói rằng đã ăn mất rồi.
Bọn thuộc hạ lại hỏi ăn rồi thì vỏ ở đâu?
Tên gia nhân trả lời là đã đem chôn đi rồi.
Bọn thuộc hạ bắt tên gia nhân chỉ chỗ và đào lên để tìm bằng chứng. Tên gia nhân chỉ ngược, chỉ xuôi hai, ba chỗ vẫn không đào thấy vỏ trứng.
Đám thuộc hạ mẫn cán lại tiếp tục đánh đòn tên gia nhân. Tên gia nhân bèn khai là vì sợ lộ nên đã nhai nuốt hết cả vỏ trứng rồi. Việc này có một tên mõ chứng kiến.
Viên quan họ Phan chứng kiến từ đầu đến cuối sự việc. Liền bắt đám thuộc hạ lập hồ sơ vụ án cho tên gia nhân đã ăn trộm trứng gà và tên mõ vì đã nhìn thấy mà không can ngăn, không khai báo.
Đám thuộc hạ liền ghi lời khai, lập hồ sơ vụ án một cách rất ngọn ngành, tỉ mỉ rằng tên gia nhân tội ăn cắp trứng gà, tên mõ tội thấy mà không can ngăn và che dấu tội phạm...
Viên quan thanh liêm đọc đi, đọc lại hồ sơ vụ án được lập quá kỹ càng, khúc chiết rồi than rằng:
- Thế mới biết việc đánh người tràn lan quá đáng, thế mới biết lối hành văn xảo trá hại người quá lắm!
Rồi ông giả bệnh cáo quan thoái ẩn.
***
Chẳng biét sau vụ này có vị quan nào sẽ tìm đường về quê không nhỉ?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tội oan cho các ĐC Cán Bộ ta quá..


Các thế lực chống phá EVFTA nói như thế này thì khổ cho dân ta rồi..."CÔNG LÀM, THỦ PHÁ"!...tội oan cho các ĐC Cán Bộ ta quá.. có chi Mô... theo chỉ đạo cả mờ...
Ngoại giao VN phải khốn khổ mới qua được vụ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH ... để đi đến chuẩn bị ký Hiệp ước Tự do Thương mại với EU (EVFTA), thì lại nổ ra vụ ĐÀN ÁP ĐỒNG TÂM "chấn động địa cầu"... Thế là lại bị hạch tội khổ nhục...mà không biết có thoát tội không?
Hiệp định EVFTA có nguy cơ không được phê chuẩn vì vụ Đồng Tâm
Làm sao Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) có thể thật sự thông qua Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) trong tháng 2 tới với một quốc gia khủng bố và đàn áp chính dân của mình như nhà nước Việt Nam, nữ nghị sĩ Saskia Bricmont viết trên twitter hôm qua, ngày 18.1.2020.
Bà Saskia Bricmont là một thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Liên minh châu Âu (Ủy ban INTA). Ủy ban này chuyên trách về các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, bao gồm các hiệp định thương mại.
Trên trang Twitter của mình, nữ dân biểu người Bỉ Saskia Bricmont cũng trích dẫn một bài báo tiếng Anh, tường thuật về vụ đánh úp Đồng Tâm trên trang The Vietnamese và cho rằng, nhà nước Việt Nam là nhà nước khủng bố, đàn áp dân.
Thứ Ba tuần tới, ngày 21.1.2020, Ủy ban INTA sẽ họp tại Bruxelles để bỏ phiếu về khuyến nghị cho các Nghị sĩ châu Âu, biểu quyết phê chuẩn hiệp định EVFTA.
Tầm quan trọng cuộc họp ngày 21.1 là, nếu khuyến nghị nêu trên không được thông qua, thì Nghị viện EU không thể bỏ phiếu phê chuẩn hiệp định EVFTA, mà theo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Hai tới trong phiên họp toàn thể của Nghị viện EU.
Không biết những ai trong Bộ Chính trị vô tình hay cố ý mà đã ra quyết định đánh úp Đồng Tâm ngày 9.1, chỉ 12 ngày trước cuộc họp quan trọng của Ủy ban INTA. Trên Facebook của mình, tiến sĩ Nguyễn Văn A viết: “T... là kẻ phá hoại hiệp định EVFTA hiệu quả nhất“.
Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng, ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh“.
Bà Battu-Henriksson cho biết thêm rằng, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã “đề nghị” có “cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng Bộ Công an”, đồng thời sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”.
Hôm 16.1.2020 Việt Nam đã đáp ứng đề nghị của Liên minh châu Âu (EU). Theo bản tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp ông Pier Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam. Nhưng nội dung và kết quả của cuộc nói chuyện chưa được hai bên tiết lộ.
Trong tuần qua, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn vừa có chuyến thăm và làm việc tại Nghị viện châu Âu từ ngày 13 đến 16.1 để thúc giục Nghị viện châu Âu sớm thông qua Hiệp định Tự do Thương mại châu Âu Việt Nam (EVFTA). Có lẽ đây là chuyến đi “chữa cháy” sau vụ đàn áp Đồng Tâm xảy ra.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong chuyến thăm này, ông Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Heidi Hautala và Dimitrios Papadimoulis, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) Bernd Lange và 12 nghị sĩ thuộc các đảng chính trị lớn tham gia Nghị viện châu Âu, bao gồm, đảng Nhân dân châu Âu, đảng Dân chủ Xã hội, châu Âu Đổi mới, đảng Xanh, đảng Cải cách và Bảo thủ châu Âu.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết, tại cuộc gặp, ông Sơn khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các lãnh đạo ở Nghị viện và các cơ quan của EU để thực hiện các cam kết được đưa ra trong EVFTA, đảm bảo sớm thông qua hiệp định.
______
Nguồn:
https://twitter.com/bricmontsask…/status/1218559268431024128
Vụ Đồng Tâm: Liên minh châu Âu vào cuộc, ‘đề nghị’ gặp Bộ Công an
http://bocongan.gov.vn/…/thu-truong-nguyen-van-thanh-tiep-d…
https://baotiengdan.com/…/hiep-dinh-evfta-co-nguy-co-khong…/
Hiệp định EVFTA có nguy cơ không được phê chuẩn vì vụ Đồng Tâm Bởi AdminTD - 19/01/2020 Hiếu Bá Linh 19-1-2020 Làm sao Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) có thể thật sự thông qua Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) trong tháng 2 tớ...
BAOTIENGDAN.COM
Hiệp định EVFTA có nguy cơ không được phê chuẩn vì vụ Đồng Tâm | Tiếng Dân
Hiệp định EVFTA có nguy cơ không được phê chuẩn vì vụ Đồng Tâm Bởi AdminTD - 19/01/2020 Hiếu Bá Linh 19-1-2020 Làm sao Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) có thể thật sự thông qua Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) trong tháng 2 tớ...
TWITTER.COM
“Le @Europarl_FR va-t-il sérieusement ratifier en février un nouvel accord de libre-échange et d'investissement avec un pays qui terrorise et oppresse son peuple de cette manière? Tensions Mount in Aftermath of Attack on Dong Tam Village – The Vietnamese https://t.co/ymUKKPm1S5”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng loạt đại sứ Triều Tiên bất ngờ về nước

Dân trí Các đại sứ Triều Tiên ở Liên Hợp Quốc, Trung Quốc, Angola và Singapore đồng loạt về nước giữa lúc xuất hiện tin đồn Bình Nhưỡng thay Ngoại trưởng.

Hàng loạt đại sứ Triều Tiên bất ngờ về nước - 1
Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc Ji Jae-ryong (trái) xuất hiện tại sân bay Bắc Kinh ngày 18/1. (Ảnh: Yonhap)
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn một nguồn tin ở Trung Quốc cho biết, Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc Ji Jae-ryong và Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song đã rời thủ đô Bắc Kinh trên chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo. Chuyến bay khởi hành từ sân bay quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc vào sáng 18/1.
Ngoài ra, Đại sứ Triều Tiên tại Angola và Singapore cũng được nhìn thấy xuất hiện tại sân bay Bắc Kinh. Khoảng 10 nhà ngoại giao khác của Triều Tiên cũng đi cùng các đại sứ trên chuyến bay từ Trung Quốc.
Sự xuất hiện của các đại sứ Triều Tiên trên chuyến bay về nước cho thấy khả năng các trưởng phái đoàn ngoại giao của Bình Nhưỡng ở nước ngoài chuẩn bị gặp nhau.
Theo nguồn tin trên, mục đích chính xác của chuyến đi chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các đại sứ Triều Tiên được dự đoán sắp tham gia thảo luận về chiến lược đàm phán với Mỹ.
“Chuyến đi bất ngờ của các đại sứ về Bình Nhưỡng cho thấy có diễn biến mới liên quan tới các cuộc đàm phán của Triều Tiên với Mỹ. Họ cũng có thể thảo luận về vấn đề tích lũy ngoại tệ khi nguồn dự trữ ngày càng cạn kiệt”, một nguồn tin khác nhận định.
Hàng loạt đại sứ Triều Tiên bất ngờ về nước - 2
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song tại sân bay Bắc Kinh ngày 18/1. (Ảnh: Yonhap)
Trang tin NK News tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 18/1 đưa tin Triều Tiên có thể đã thay Ngoại trưởng Ri Yong Ho, nhưng người kế nhiệm ông chưa được tiết lộ.
Ông Ri từng nắm giữ các vị trí cấp cao chuyên về quan hệ với phương Tây trong nhiều năm. Từ năm 2003-2007, ông là đại sứ Triều Tiên tại London và là thứ trưởng ngoại giao, đại diện cho Triều Tiên tại các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của nước này.
Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn bị đình trệ kể từ khi hội nghị thượng đỉnh lần 2 hồi tháng 2/2019 kết thúc mà không đạt được kết quả nào.
Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ không quay trở lại bàn đàm phán chừng nào Mỹ chưa chấp nhận đầy đủ các yêu cầu của Bình Nhưỡng và rút lại cái gọi là “chính sách thù địch” nhằm vào Triều Tiên.
Thành Đạt
Theo Yonhap

Phần nhận xét hiển thị trên trang