Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Chẳng biét sau vụ này có vị quan nào sẽ tìm đường về quê không nhỉ?

Phạm Phú Quảng
ng thở dài đau xót.
Chuyện đúng sai, phải quấy cũng chỉ có trời biết, đất biết và vua quan xứ tiên rồng được biết mà thôi. Cữ dân đen, dế giun như chúng ta thì ngóng đến thuở nào!!!
Thương cho những người có thân nhân là “phản loạn” phải chịu chết, chịu khổ sai thì không ít. Thương cho kẻ phải cầm súng bắn vào đồng bào mình, cầm dao đâm vào những người nói cùng một thứ tiếng thì nhiều vô kể.
Chuyện thượng tôn pháp luật thời nào cũng nên có. Và kẻ cầm cân nẩy mực chẳng được là chính nhân quân tử thì cũng nên có đôi hào liêm sỹ...
***
Mấy hôm nay trên mạng chính thống nhan nhản rằng những kẻ “phản loạn” đã bị bắt thừa nhận làm phản, thừa nhận cầm vũ khí, lựu đạn để chống lại lực lượng chức năng. Rồi tivi cũng đưa rất nhiều lần các đoạn ghi hình người “làm phản” khai nhận dùng A, dùng B... Thậm chí youtube còn có clip vợ ông Kình khóc, khai là bị đám côn đồ cước sắc đánh đập, bị bắt khai nhận là cầm vũ khí, cầm lựu đạn...
Tự dưng mình nhớ đến một câu chuyện mới đọc được trong “Việt án lần theo trang sử cũ”. Đó là “vụ án quả trứng gà”.
***
Vào thời nào đó của cái thuở vua Lê, chúa Trịnh, có một vị quan lớn rất thanh liêm họ Phan. Ông là người giữ chức vụ to nhất trong việc tra xét xử các vụ hình án.
Một hôm có người bạn thân đến biếu ông 100 quả trứng. Nhân lúc không có gia nhân nào ở nhà ông mới giấu đi 1 quả. Đến ngày hôm sau trong bữa cơm ông bảo gia nhân lấy rổ trứng ra đếm. Gia nhân đếm đi, đếm lại vẫn chỏ có 99 quả. Ông liền đùng đùng nội giận gọi thuộc cấp và giao cho điều tra xem đứa gia nhân nào dám lấy cắp trứng. Vì chẳng đời nào có trộm chỉ lấy mỗi một quả.
Bọn thuộc hạ lập tức tra khảo đám gia nhân. Đám gia nhân kêu oan và không ai nhận lấy cắp trứng. Rồi bọn thuộc hạ dùng roi đánh để tra khảo. Đám gia nhân vẫn một mực không nhận. Bọn thuộc hạ bèn dùng gậy để đánh. Lúc đó có một gia nhân không chịu nổi đau nên nhận bừa là do mình lấy.
Bọn thuộc hạ tra hỏi rằng trứng ở đâu? Tên gia nhân kia nói rằng đã ăn mất rồi.
Bọn thuộc hạ lại hỏi ăn rồi thì vỏ ở đâu?
Tên gia nhân trả lời là đã đem chôn đi rồi.
Bọn thuộc hạ bắt tên gia nhân chỉ chỗ và đào lên để tìm bằng chứng. Tên gia nhân chỉ ngược, chỉ xuôi hai, ba chỗ vẫn không đào thấy vỏ trứng.
Đám thuộc hạ mẫn cán lại tiếp tục đánh đòn tên gia nhân. Tên gia nhân bèn khai là vì sợ lộ nên đã nhai nuốt hết cả vỏ trứng rồi. Việc này có một tên mõ chứng kiến.
Viên quan họ Phan chứng kiến từ đầu đến cuối sự việc. Liền bắt đám thuộc hạ lập hồ sơ vụ án cho tên gia nhân đã ăn trộm trứng gà và tên mõ vì đã nhìn thấy mà không can ngăn, không khai báo.
Đám thuộc hạ liền ghi lời khai, lập hồ sơ vụ án một cách rất ngọn ngành, tỉ mỉ rằng tên gia nhân tội ăn cắp trứng gà, tên mõ tội thấy mà không can ngăn và che dấu tội phạm...
Viên quan thanh liêm đọc đi, đọc lại hồ sơ vụ án được lập quá kỹ càng, khúc chiết rồi than rằng:
- Thế mới biết việc đánh người tràn lan quá đáng, thế mới biết lối hành văn xảo trá hại người quá lắm!
Rồi ông giả bệnh cáo quan thoái ẩn.
***
Chẳng biét sau vụ này có vị quan nào sẽ tìm đường về quê không nhỉ?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tội oan cho các ĐC Cán Bộ ta quá..


Các thế lực chống phá EVFTA nói như thế này thì khổ cho dân ta rồi..."CÔNG LÀM, THỦ PHÁ"!...tội oan cho các ĐC Cán Bộ ta quá.. có chi Mô... theo chỉ đạo cả mờ...
Ngoại giao VN phải khốn khổ mới qua được vụ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH ... để đi đến chuẩn bị ký Hiệp ước Tự do Thương mại với EU (EVFTA), thì lại nổ ra vụ ĐÀN ÁP ĐỒNG TÂM "chấn động địa cầu"... Thế là lại bị hạch tội khổ nhục...mà không biết có thoát tội không?
Hiệp định EVFTA có nguy cơ không được phê chuẩn vì vụ Đồng Tâm
Làm sao Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) có thể thật sự thông qua Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) trong tháng 2 tới với một quốc gia khủng bố và đàn áp chính dân của mình như nhà nước Việt Nam, nữ nghị sĩ Saskia Bricmont viết trên twitter hôm qua, ngày 18.1.2020.
Bà Saskia Bricmont là một thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Liên minh châu Âu (Ủy ban INTA). Ủy ban này chuyên trách về các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, bao gồm các hiệp định thương mại.
Trên trang Twitter của mình, nữ dân biểu người Bỉ Saskia Bricmont cũng trích dẫn một bài báo tiếng Anh, tường thuật về vụ đánh úp Đồng Tâm trên trang The Vietnamese và cho rằng, nhà nước Việt Nam là nhà nước khủng bố, đàn áp dân.
Thứ Ba tuần tới, ngày 21.1.2020, Ủy ban INTA sẽ họp tại Bruxelles để bỏ phiếu về khuyến nghị cho các Nghị sĩ châu Âu, biểu quyết phê chuẩn hiệp định EVFTA.
Tầm quan trọng cuộc họp ngày 21.1 là, nếu khuyến nghị nêu trên không được thông qua, thì Nghị viện EU không thể bỏ phiếu phê chuẩn hiệp định EVFTA, mà theo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Hai tới trong phiên họp toàn thể của Nghị viện EU.
Không biết những ai trong Bộ Chính trị vô tình hay cố ý mà đã ra quyết định đánh úp Đồng Tâm ngày 9.1, chỉ 12 ngày trước cuộc họp quan trọng của Ủy ban INTA. Trên Facebook của mình, tiến sĩ Nguyễn Văn A viết: “T... là kẻ phá hoại hiệp định EVFTA hiệu quả nhất“.
Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng, ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh“.
Bà Battu-Henriksson cho biết thêm rằng, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã “đề nghị” có “cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng Bộ Công an”, đồng thời sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”.
Hôm 16.1.2020 Việt Nam đã đáp ứng đề nghị của Liên minh châu Âu (EU). Theo bản tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp ông Pier Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam. Nhưng nội dung và kết quả của cuộc nói chuyện chưa được hai bên tiết lộ.
Trong tuần qua, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn vừa có chuyến thăm và làm việc tại Nghị viện châu Âu từ ngày 13 đến 16.1 để thúc giục Nghị viện châu Âu sớm thông qua Hiệp định Tự do Thương mại châu Âu Việt Nam (EVFTA). Có lẽ đây là chuyến đi “chữa cháy” sau vụ đàn áp Đồng Tâm xảy ra.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong chuyến thăm này, ông Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Heidi Hautala và Dimitrios Papadimoulis, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) Bernd Lange và 12 nghị sĩ thuộc các đảng chính trị lớn tham gia Nghị viện châu Âu, bao gồm, đảng Nhân dân châu Âu, đảng Dân chủ Xã hội, châu Âu Đổi mới, đảng Xanh, đảng Cải cách và Bảo thủ châu Âu.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết, tại cuộc gặp, ông Sơn khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các lãnh đạo ở Nghị viện và các cơ quan của EU để thực hiện các cam kết được đưa ra trong EVFTA, đảm bảo sớm thông qua hiệp định.
______
Nguồn:
https://twitter.com/bricmontsask…/status/1218559268431024128
Vụ Đồng Tâm: Liên minh châu Âu vào cuộc, ‘đề nghị’ gặp Bộ Công an
http://bocongan.gov.vn/…/thu-truong-nguyen-van-thanh-tiep-d…
https://baotiengdan.com/…/hiep-dinh-evfta-co-nguy-co-khong…/
Hiệp định EVFTA có nguy cơ không được phê chuẩn vì vụ Đồng Tâm Bởi AdminTD - 19/01/2020 Hiếu Bá Linh 19-1-2020 Làm sao Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) có thể thật sự thông qua Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) trong tháng 2 tớ...
BAOTIENGDAN.COM
Hiệp định EVFTA có nguy cơ không được phê chuẩn vì vụ Đồng Tâm | Tiếng Dân
Hiệp định EVFTA có nguy cơ không được phê chuẩn vì vụ Đồng Tâm Bởi AdminTD - 19/01/2020 Hiếu Bá Linh 19-1-2020 Làm sao Nghị viện Liên minh châu Âu (EU) có thể thật sự thông qua Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) trong tháng 2 tớ...
TWITTER.COM
“Le @Europarl_FR va-t-il sérieusement ratifier en février un nouvel accord de libre-échange et d'investissement avec un pays qui terrorise et oppresse son peuple de cette manière? Tensions Mount in Aftermath of Attack on Dong Tam Village – The Vietnamese https://t.co/ymUKKPm1S5”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàng loạt đại sứ Triều Tiên bất ngờ về nước

Dân trí Các đại sứ Triều Tiên ở Liên Hợp Quốc, Trung Quốc, Angola và Singapore đồng loạt về nước giữa lúc xuất hiện tin đồn Bình Nhưỡng thay Ngoại trưởng.

Hàng loạt đại sứ Triều Tiên bất ngờ về nước - 1
Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc Ji Jae-ryong (trái) xuất hiện tại sân bay Bắc Kinh ngày 18/1. (Ảnh: Yonhap)
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn một nguồn tin ở Trung Quốc cho biết, Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc Ji Jae-ryong và Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song đã rời thủ đô Bắc Kinh trên chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo. Chuyến bay khởi hành từ sân bay quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc vào sáng 18/1.
Ngoài ra, Đại sứ Triều Tiên tại Angola và Singapore cũng được nhìn thấy xuất hiện tại sân bay Bắc Kinh. Khoảng 10 nhà ngoại giao khác của Triều Tiên cũng đi cùng các đại sứ trên chuyến bay từ Trung Quốc.
Sự xuất hiện của các đại sứ Triều Tiên trên chuyến bay về nước cho thấy khả năng các trưởng phái đoàn ngoại giao của Bình Nhưỡng ở nước ngoài chuẩn bị gặp nhau.
Theo nguồn tin trên, mục đích chính xác của chuyến đi chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các đại sứ Triều Tiên được dự đoán sắp tham gia thảo luận về chiến lược đàm phán với Mỹ.
“Chuyến đi bất ngờ của các đại sứ về Bình Nhưỡng cho thấy có diễn biến mới liên quan tới các cuộc đàm phán của Triều Tiên với Mỹ. Họ cũng có thể thảo luận về vấn đề tích lũy ngoại tệ khi nguồn dự trữ ngày càng cạn kiệt”, một nguồn tin khác nhận định.
Hàng loạt đại sứ Triều Tiên bất ngờ về nước - 2
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song tại sân bay Bắc Kinh ngày 18/1. (Ảnh: Yonhap)
Trang tin NK News tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 18/1 đưa tin Triều Tiên có thể đã thay Ngoại trưởng Ri Yong Ho, nhưng người kế nhiệm ông chưa được tiết lộ.
Ông Ri từng nắm giữ các vị trí cấp cao chuyên về quan hệ với phương Tây trong nhiều năm. Từ năm 2003-2007, ông là đại sứ Triều Tiên tại London và là thứ trưởng ngoại giao, đại diện cho Triều Tiên tại các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của nước này.
Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn bị đình trệ kể từ khi hội nghị thượng đỉnh lần 2 hồi tháng 2/2019 kết thúc mà không đạt được kết quả nào.
Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ không quay trở lại bàn đàm phán chừng nào Mỹ chưa chấp nhận đầy đủ các yêu cầu của Bình Nhưỡng và rút lại cái gọi là “chính sách thù địch” nhằm vào Triều Tiên.
Thành Đạt
Theo Yonhap

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Toàn là những thằng trùm tham nhũng


TAMBAO.NET
Hồi đầu tháng 10 năm nay, dư luận quốc tế đã được một phen rúng động khi biết thông tin

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VỞ KỊCH “HẢI CHIẾN HOÀNG SA”

Đăng bài này để rộng đường dư luận. Ai có thông tin khác, hay ý kiến trái ngược mời trao đổi để tìm ra sự thật:

Đã 45 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay bọn bành trướng Bắc Kinh. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người Việt Nam. Và cũng từng thời gian đó nhà nước ta vẫn đang tìm mọi cách đấu tranh đòi lại những gì của tổ tiên chúng ta bao đời dựng xây để lại cho con cháu hôm nay. Chủ đề này không mới nhưng để hiểu về nó thì không ai cũng biết cả.
Ngụy quyền VNCH đã dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974. Nhưng từ đó đến nay các "chiến binh hèn nhát" vẫn ngày đêm ra rả chửi “Việt Cộng”.
Có một sự thật mà chính các sỹ quan của ngụy quân VNCH Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm HQ-16 đã xác nhận: "May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn."
Một loạt các câu hỏi tại sao lại có sự “kỳ quặc” như vậy?
1. Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình?
2. Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến?
3. Tại sao HQ-4/5 chạy sang Philippines chứ không chạy về Nam để vòng về Sài Gòn?
4. Tại sao HQ-4 và HQ-5 không trúng đạn?
5. Vũ khí của Trung Quốc và ngụy quân VNCH ai hơn ai, hơn mấy lần?
6. Số tàu ngụy quân VNCH đã tham chiến thật sự, tức là bắn giặc Tầu chứ không bắn quân mình, là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu trên tổng số vũ khí của 4 tầu.
7. Khi chỉ còn một mình HQ-16 chiến đấu, thì tương quan lực lượng thế nào giữa HQ-16 và các tầu chiến Trung Quốc?
8. Khi HQ-5 đứng về phía Trung Quốc, thì HQ-16 với liên quân VNCH - Tầu sẽ tương quan lực lượng thế nào?
9. Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó, toàn bộ phía Tây quần đảo nằm trong vùng chiến đấu tích cực của F-5 và A-37 cũng như những máy bay khác, toàn bộ quần đảo nằm trong tầm chiến đấu tối đa của các máy bay ngụy quân VNCH, kể cả trực thăng như Chinook, nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?
10. Trung Quốc có thật sự đem lực lượng lớn đến đánh "Hải chiến Hoàng Sa 1974" không, hay chỉ vài tầu cá, tầu rà mìn, tầu chống ngầm... thăm dò?
11. Trận chiến tử thủ Hoàng Sa năm 1974 diễn ra ở đâu, những ai, những đơn vị nào đã tử thủ?
12. Có phải Trung Quốc ban đầu chỉ dám thăm dò? Sau đó, khi nó nhìn rõ HQ-4 và HQ-4 đã đứng về phía Trung Quốc, nó mới đanh mạnh và chiếm đảo, có phải vậy không?
Những câu hỏi Tại sao này chắc phải để lại cho các “chiến binh cờ vàng” đang đêm ngày “thăng cấp” vì chưa “giải ngũ” bên Cali hay Bolsa trả lời.
Tuy nhiên, để mở rộng đường để tìm hiểu về trận “hải chiến” này mà các sỹ quan ngụy quân VNCH vẫn nổ banh salon suốt 45 năm nay. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút “bí mật” về trận chiến này.
Trong “Tường thuật Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa, tên Ðại tá Hà Văn Ngạc, Hải đội trưởng Hải đội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Ông ta chép hồi ký thanh minh rằng ông ta phải chạy vì Tầu Khựa kéo đến ồ ạt loại chiếm hạm diệt hạm Komar-class (mã tàu theo các NATO là Project 183R class, Liên Xô). Thực chất, đó là nhảm nhí huyễn hoặc, bởi Trung Quốc chỉ có 4 tàu rà mìn nhỏ Kronstadt (Project 122bis, mã tên NATO Kronshtadt class).
1. Trung Quốc
Trung quốc có 4 tầu rà mìn nhỏ Kronstadt, mỗi tầu dài 49 mét rộng 6 mét 271, 274, 389, 396; 2 tầu rà mìn 281, 282; (wiki gọi là tầu chống tầu ngầm, thực chất đây là các tầu rà mìn, choáng nước 390 tấn, mẫu SO-1 Liên Xô và kiểu 037 Trung Quốc).
Vũ khí của các "siêu chiến hạm" Kronstad-Class lớn nhất có 2x2=4 nòng 57mm liên thanh, phòng không, đầu đạn 2,8kg. Còn lại là 4 nòng 25mm phòng không, súng cối bắn bom chìm (BMB-2 ASW mortars), bom chìm, giàn phóng bom chìm (ASW rocket launchers), thuỷ lôi.... hoàn toàn không có tác dụng trong cuộc đấu pháo tầu - tầu.
>> Chỉ số pháo:
- 4 nòng 85mm phát một nạp đạn tay (Đ-44 bản 85mm cho hải quân).
- 8 nòng 57mm liên thanh (súng phòng không đầu đạn 2,8kg, liên thanh nhưng liên thanh ww2 bắn bằng kẹp đạn 4 viên nạp thủ công).
- 12 nòng 37mm
- 8 nòng 25mm
- Nếu chỉ tính pháo chống tầu, thì ngụy quân VNCH có 2 nòng 127mm và 4 nòng 76mm. Trung Quốc có 4 nòng 85mm.
2. Ngụy quân VNCH
Còn đây là vũ khí chính của ngụy quân VNCH, không tính cái phi đội lớn thứ 3 thế giới giương mắt lên nhìn. Cũng không tính ở đây các súng 40mm trở xuống vẫn thừa sức bắn các tầu cá Trung Quốc rất hiệu quả:
+ RVNS Trần Bình Trọng HQ-05. Choán nước 2.800 tấn. Pháo mũi 127mm nòng trung bình. Súng cối đa năng. Tầu có 10 nòng 40mm liên thanh phòng không, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau.
+ VNS Lý Thường Kiệt HQ-16. Như HQ-05.
+ RVNS Trần Khánh Dư HQ-04. Tầu khu trục Mỹ lớp Edsall, mạnh nhất trong trận đánh này. Choán nước 1.590 tấn. Tầu có 3 tháp pháo, 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh điều khiển radar - máy tính, 2 nòng 40mm phòng không, 8 nòng 20mm phòng không. Tầu có 3 tháp pháo, mỗi tháp 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh 60 phát/phút ("hải pháo 76 ly tự động"), điều khiển radar - máy tính. Đây là các pháo đa năng vừa bắn thẳng đạn xuyên vừa câu cầu vồng đạn phá. Ngoài ra, tầu có 2 pháo liên thanh 40mm, 8 pháo liên thanh 20mm, 3 ống lôi 533, 8 nòng phóng tên lửa mang bom chìm chống ngầm, và 3 giàn phóng bom chìm khác.
Đáng ra chỉ 1 tầu này cũng làm gỏi quân Trung Quốc. Bởi lúc đó, bắn bằng máy tính - radar là cực lỳ ưu thế so với quân Trung Quốc, càng ưu thế hơn khi tầu có tốc độ cao.
+ RVNS Nhật Tảo HQ-10: Choán nước 650 tấn, 1 pháo 76mm; 4 nòng 40mm; 6 nòng 20mm. Tầu rà mìn được đóng trong WW2. Tuy là tầu yếu nhất hạm đội, nhưng cũng to gấp đôi tầu lớn nhất bên Trung Quốc. Về bắn pháo đối kháng tầu - diệt - tầu, thì Nhật Tảo hầm hố chẳng kém gì các tầu mạnh nhất của Trung Quốc, đương nhiên là ăn gỏi lớp Project 122bis - mã tên NATO Kronshtadt class. Chỉ riêng đám pháo liên thanh 40mm của nó đã là khủng khiếp so với đám tầu rà mìn và tầu cá Trung Quốc.
>> Chỉ số pháo:
- 2 nòng 127mm
- 4 nòng 76mm, trong đó có 3 nòng bắn nhanh ("hải pháo 76 ly tự động"), đặc biệt có ngắm bắn máy tính – radar
- 16 nòng 40mm liên thanh.
- 14 nòng 20mm liên thanh.
- Các súng nhỏ hơn không tính.
>>>>> Như vậy, tương quan lực lượng của ngụy quân VNCH so với Trung Quốc hoàn toàn áp đảo. Hải quân Trung Quốc rất yếu, đa phần các tầu Trung Quốc tham chiến năm 1974 là tầu cá. Phòng không trên các tầu Trung Quốc lúc đó gần như là số không, trong khi ngụy quân VNCH có phi đội máy bay ném bom lớn thứ 3 thế giới. Như thế, không có lý do nào để Trung Quốc có thể chiếm được Hoàng Sa.
Trung Quốc ban đầu cũng chỉ thử, họ không tin ngay nổi là họ có thể dễ dàng lấy được quần đảo. Với lực lượng như thế, ngụy quân VNCH có thể khiến cho các tầu Trung Quốc cút về nước trong một nốt nhạc!
Nhưng không! Sự thật là Mỹ - ngụy quyền VNCH diễn kịch bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc.

======
Tuan Le
Ảnh 1 và 2: Tàu Trung Quốc
Ảnh 3, 4, 5, 6: Các tàu HQ4, 5, 10, 16 của ngụy quân VNCH
Trang Cờ đỏ thành phố Hồ Chí Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hôm nay tròn 46 năm sự kiện Hải chiến Hoàng Sa



Dự án Đại Sự Ký Biển Đông

Hôm nay tròn 46 năm sự kiện Hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm nửa còn lại của quần đảo Hoàng Sa, khởi đầu thời kỳ đóng chiếm toàn bộ quần đảo cho tới nay.
Xin được thắp một nén hương tâm tưởng niệm 75 người con của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống trong lúc chiến đấu bảo vệ quần đảo, như truyền thống lâu đời của người Việt không bao giờ lãng quên những người con vị quốc vong thân.
Danh sách 75 quân nhân đã hy sinh:
Mời xem một phần tư liệu về Hoàng Sa của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông:
Hy vọng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có thể thu xếp nhân lực để xử lý và công bố tiếp những trang tư liệu đang được lưu trữ trong thư viện Dự án.
Nguồn ảnh: GS Phạm Quang Tuấn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Virus Vũ Hán: 6 nước nhiễm-nghi nhiễm, châu Á báo động mùa tết


Nhiễm virus Vũ Hán: Trung Quốc (62, 2 người chết), Thái Lan (2), Nhật (1). Nghi nhiễm: Đài Loan (4), Singapore (3), Việt Nam (2), Nepal (1).
Tình hình lây nhiễm virus Vũ Hán gây viêm phổi diễn tiến đáng lo ngại. Trong nội bộ Trung Quốc, virus này không còn nhiễm cục bộ chỉ ở TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) mà có vẻ đã lan sang ít nhất hai TP đông dân khác.
Đang lan nhanh
Theo thông tin từ báo South China Morning Post (SCMP), ngày 18-1 chính quyền TP Thâm Quyến đã cho cách ly 2 người nghi nhiễm virus Vũ Hán, chính quyền TP Thượng Hải cũng cách ly 1 người nghi nhiễm virus này.
Ít nhất có 3 ca nghi nhiễm virus Vũ Hán tại Thâm Quyến, Thượng Hải. Ảnh: EPA
Tại Vũ Hán, ngày 19-1, ngành y tế TP này thông báo đã phát hiện thêm 17 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở địa phương này lên 62 người. Trong 62 người này, 19 người sức khỏe đã ổn định và được xuất viện nhưng vẫn còn 8 người trong tình trạng nguy kịch. Đã có 2 người chết vì virus này ở Vũ Hán.
Đài Loan có 4 ca nghi nhiễm. Tại Hong Kong, 90 người đã bị cách ly, 14 người trong số đó được cho ra về sau khi được xác định không nhiễm.
Ngoài lãnh thổ Trung Quốc, theo thông tin chính thức thì đã có 3 trường hợp nhiễm. Đó là 2 du khách Trung Quốc sang Thái Lan và 1 người đàn ông Trung Quốc làm việc ở Nhật. Singapore đang có 3 ca nghi nhiễm, Việt Nam có 2 ca nghi nhiễm, Nepal có 1 ca nghi nhiễm.
BV Nhân dân ở Thâm Quyến, nơi đang cách ly 2 ca nghi nhiễm virus Vũ Hán. Ảnh: SCMP
Theo đánh giá ngày 17-1 của các nhà khoa học Trung tâm Phân tích bệnh truyền nhiễm toàn cầu MRC tại Trường ĐH nghiên cứu Imperial College ở London (Anh), số người nhiễm trong và ngoài Trung Quốc thật sự có thể phải hàng ngàn. Riêng ở Vũ Hán, Trung tâm MRC ước tính có “tổng cộng 1.723 ca nhiễm”. Các nhà khoa học đưa ra ước tính này dựa vào tình hình lây lan của virus này ra bên ngoài Trung Quốc, dựa trên dữ liệu hàng không quốc tế tại sân bay Vũ Hán.
Các nước báo động
Virus Vũ Hán giống virus gây cúm, tuy nhiên các triệu chứng của người nhiễm có thể diễn tiến nghiêm trọng từ cảm lạnh, cảm cúm sang viêm phổi nặng gây tử vong. Virus Vũ Hán được phát hiện ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) từ tháng trước và được cho xuất phát từ một loại hải sản trong một khu chợ ở Vũ Hán.
Nhà chức trách kiểm tra một khu chợ hải sản ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Ảnh: AFP
Tính tới thời điểm hiện tại, tất cả trường hợp nhiễm đều là các cá nhân sống hoặc từng đến Vũ Hán. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo virus Vũ Hán - được WHO xác định với tên 2019-nCoV - dịch có thể lan rộng.
Vì nguy cơ này mà hàng loạt nước châu Á như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Nepal, Việt Nam, lãnh thổ Đài Loan, đặc khu Hong Kong đã báo động và triển khai các biện pháp phát hiện, phòng ngừa lây nhiễm.
Mỹ cũng đã báo động. Ba sân bay quốc tế lớn ở Mỹ (SFP ở San Francisco, LAX ở Los Angeles, JFK ở New York) đã áp dụng hình thức kiểm tra hành khách đến từ Vũ Hán. Hành khách từ Vũ Hán đến ba sân bay trên của Mỹ sẽ phải trải qua tầm soát các triệu chứng loại virus này.
Chặn được không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng, chống dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định khả năng vi khuẩn đã lây lan từ hải sản, động vật qua người và đang lo ngại người tiếp tục lây nhau.
Sân bay Hong Kong tăng cường giám sát dịch. Ảnh: SCMP
Virus xuất phát từ động vật lan truyền qua người cũng từng xảy ra trước đây, như các trường hợp hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), hay cúm lạc đà năm 2017 và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cũng xuất phát từ Trung Quốc năm 2002.
Với trường hợp virus SARS, đã có hơn 8.000 người trên 37 quốc gia bị nhiễm, gần 800 người chết. Trung Quốc bị cáo buộc che đậy tình hình lây lan virus này.
Theo SCMP, thời điểm tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bùng phát dịch SARS giai đoạn 2002-2003, Trung Quốc đã không công bố thông tin trong giai đoạn lễ, làm cho tình hình lây nhiễm thêm nghiêm trọng hơn.
Nhà chức trách y tế Vũ Hán cho biết có 763 người đã tiếp xúc gần với 45 ca nhiễm, đã được xét nghiệm nhưng cho kết quả không bị nhiễm. Ảnh: AFP
Lúc dịch lên đỉnh điểm giết hơn 700 người khắp thế giới, Trung Quốc mới buộc nhà chức trách các địa phương thông báo toàn bộ ca nhiễm lên chính phủ trung ương. Trung Quốc cũng cam kết báo cáo mọi thông tin kịp thời về SARS cho WHO.
Tuy nhiên, theo cơ quan Luật về kiểm soát và phòng các bệnh thông qua giao tiếp của Trung Quốc, chỉ Hội đồng Nhà nước hay nhà chức trách y tế TP hay tỉnh mới có quyền công bố thông tin dịch bệnh truyền nhiễm qua giao tiếp. Mọi cơ quan hay cá nhân khác bị cấm công bố.
Với trường hợp virus Vũ Hán, theo SCMP, công tác ngăn chặn, kiềm chế đà lây lan đang là một thách thức lớn với Trung Quốc trong bối cảnh hàng trăm triệu dân nước này đang di chuyển đoàn tụ gia đình mừng tết cổ truyền. Theo tính toán của SCMP thì dự kiến tại Trung Quốc sẽ có hơn 3 tỉ chuyến đi diễn ra trong 40 ngày tới, bắt đầu từ ngày 21-1. Bên cạnh di chuyển trong nước, sẽ có một lượng lớn dân Trung Quốc du lịch ra nước ngoài.

Phần nhận xét hiển thị trên trang