Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020
Toàn là những thằng trùm tham nhũng
Phần nhận xét hiển thị trên trang
VỞ KỊCH “HẢI CHIẾN HOÀNG SA”
Đăng bài này để rộng đường dư luận. Ai có thông tin khác, hay ý kiến trái ngược mời trao đổi để tìm ra sự thật:
Ngày xuất bản: 22/01/2019
Đã 45 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay bọn bành trướng Bắc Kinh. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người Việt Nam. Và cũng từng thời gian đó nhà nước ta vẫn đang tìm mọi cách đấu tranh đòi lại những gì của tổ tiên chúng ta bao đời dựng xây để lại cho con cháu hôm nay. Chủ đề này không mới nhưng để hiểu về nó thì không ai cũng biết cả.
Ngụy quyền VNCH đã dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974. Nhưng từ đó đến nay các "chiến binh hèn nhát" vẫn ngày đêm ra rả chửi “Việt Cộng”.
Có một sự thật mà chính các sỹ quan của ngụy quân VNCH Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm HQ-16 đã xác nhận: "May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn."
Một loạt các câu hỏi tại sao lại có sự “kỳ quặc” như vậy?
1. Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình?
2. Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến?
3. Tại sao HQ-4/5 chạy sang Philippines chứ không chạy về Nam để vòng về Sài Gòn?
4. Tại sao HQ-4 và HQ-5 không trúng đạn?
5. Vũ khí của Trung Quốc và ngụy quân VNCH ai hơn ai, hơn mấy lần?
6. Số tàu ngụy quân VNCH đã tham chiến thật sự, tức là bắn giặc Tầu chứ không bắn quân mình, là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu trên tổng số vũ khí của 4 tầu.
7. Khi chỉ còn một mình HQ-16 chiến đấu, thì tương quan lực lượng thế nào giữa HQ-16 và các tầu chiến Trung Quốc?
8. Khi HQ-5 đứng về phía Trung Quốc, thì HQ-16 với liên quân VNCH - Tầu sẽ tương quan lực lượng thế nào?
9. Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó, toàn bộ phía Tây quần đảo nằm trong vùng chiến đấu tích cực của F-5 và A-37 cũng như những máy bay khác, toàn bộ quần đảo nằm trong tầm chiến đấu tối đa của các máy bay ngụy quân VNCH, kể cả trực thăng như Chinook, nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?
10. Trung Quốc có thật sự đem lực lượng lớn đến đánh "Hải chiến Hoàng Sa 1974" không, hay chỉ vài tầu cá, tầu rà mìn, tầu chống ngầm... thăm dò?
11. Trận chiến tử thủ Hoàng Sa năm 1974 diễn ra ở đâu, những ai, những đơn vị nào đã tử thủ?
12. Có phải Trung Quốc ban đầu chỉ dám thăm dò? Sau đó, khi nó nhìn rõ HQ-4 và HQ-4 đã đứng về phía Trung Quốc, nó mới đanh mạnh và chiếm đảo, có phải vậy không?
Những câu hỏi Tại sao này chắc phải để lại cho các “chiến binh cờ vàng” đang đêm ngày “thăng cấp” vì chưa “giải ngũ” bên Cali hay Bolsa trả lời.
Tuy nhiên, để mở rộng đường để tìm hiểu về trận “hải chiến” này mà các sỹ quan ngụy quân VNCH vẫn nổ banh salon suốt 45 năm nay. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút “bí mật” về trận chiến này.
Trong “Tường thuật Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa, tên Ðại tá Hà Văn Ngạc, Hải đội trưởng Hải đội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Ông ta chép hồi ký thanh minh rằng ông ta phải chạy vì Tầu Khựa kéo đến ồ ạt loại chiếm hạm diệt hạm Komar-class (mã tàu theo các NATO là Project 183R class, Liên Xô). Thực chất, đó là nhảm nhí huyễn hoặc, bởi Trung Quốc chỉ có 4 tàu rà mìn nhỏ Kronstadt (Project 122bis, mã tên NATO Kronshtadt class).
1. Trung Quốc
Trung quốc có 4 tầu rà mìn nhỏ Kronstadt, mỗi tầu dài 49 mét rộng 6 mét 271, 274, 389, 396; 2 tầu rà mìn 281, 282; (wiki gọi là tầu chống tầu ngầm, thực chất đây là các tầu rà mìn, choáng nước 390 tấn, mẫu SO-1 Liên Xô và kiểu 037 Trung Quốc).
Vũ khí của các "siêu chiến hạm" Kronstad-Class lớn nhất có 2x2=4 nòng 57mm liên thanh, phòng không, đầu đạn 2,8kg. Còn lại là 4 nòng 25mm phòng không, súng cối bắn bom chìm (BMB-2 ASW mortars), bom chìm, giàn phóng bom chìm (ASW rocket launchers), thuỷ lôi.... hoàn toàn không có tác dụng trong cuộc đấu pháo tầu - tầu.
>> Chỉ số pháo:
- 4 nòng 85mm phát một nạp đạn tay (Đ-44 bản 85mm cho hải quân).
- 8 nòng 57mm liên thanh (súng phòng không đầu đạn 2,8kg, liên thanh nhưng liên thanh ww2 bắn bằng kẹp đạn 4 viên nạp thủ công).
- 12 nòng 37mm
- 8 nòng 25mm
- Nếu chỉ tính pháo chống tầu, thì ngụy quân VNCH có 2 nòng 127mm và 4 nòng 76mm. Trung Quốc có 4 nòng 85mm.
2. Ngụy quân VNCH
Còn đây là vũ khí chính của ngụy quân VNCH, không tính cái phi đội lớn thứ 3 thế giới giương mắt lên nhìn. Cũng không tính ở đây các súng 40mm trở xuống vẫn thừa sức bắn các tầu cá Trung Quốc rất hiệu quả:
+ RVNS Trần Bình Trọng HQ-05. Choán nước 2.800 tấn. Pháo mũi 127mm nòng trung bình. Súng cối đa năng. Tầu có 10 nòng 40mm liên thanh phòng không, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau.
+ VNS Lý Thường Kiệt HQ-16. Như HQ-05.
+ RVNS Trần Khánh Dư HQ-04. Tầu khu trục Mỹ lớp Edsall, mạnh nhất trong trận đánh này. Choán nước 1.590 tấn. Tầu có 3 tháp pháo, 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh điều khiển radar - máy tính, 2 nòng 40mm phòng không, 8 nòng 20mm phòng không. Tầu có 3 tháp pháo, mỗi tháp 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh 60 phát/phút ("hải pháo 76 ly tự động"), điều khiển radar - máy tính. Đây là các pháo đa năng vừa bắn thẳng đạn xuyên vừa câu cầu vồng đạn phá. Ngoài ra, tầu có 2 pháo liên thanh 40mm, 8 pháo liên thanh 20mm, 3 ống lôi 533, 8 nòng phóng tên lửa mang bom chìm chống ngầm, và 3 giàn phóng bom chìm khác.
Đáng ra chỉ 1 tầu này cũng làm gỏi quân Trung Quốc. Bởi lúc đó, bắn bằng máy tính - radar là cực lỳ ưu thế so với quân Trung Quốc, càng ưu thế hơn khi tầu có tốc độ cao.
+ RVNS Nhật Tảo HQ-10: Choán nước 650 tấn, 1 pháo 76mm; 4 nòng 40mm; 6 nòng 20mm. Tầu rà mìn được đóng trong WW2. Tuy là tầu yếu nhất hạm đội, nhưng cũng to gấp đôi tầu lớn nhất bên Trung Quốc. Về bắn pháo đối kháng tầu - diệt - tầu, thì Nhật Tảo hầm hố chẳng kém gì các tầu mạnh nhất của Trung Quốc, đương nhiên là ăn gỏi lớp Project 122bis - mã tên NATO Kronshtadt class. Chỉ riêng đám pháo liên thanh 40mm của nó đã là khủng khiếp so với đám tầu rà mìn và tầu cá Trung Quốc.
>> Chỉ số pháo:
- 2 nòng 127mm
- 4 nòng 76mm, trong đó có 3 nòng bắn nhanh ("hải pháo 76 ly tự động"), đặc biệt có ngắm bắn máy tính – radar
- 16 nòng 40mm liên thanh.
- 14 nòng 20mm liên thanh.
- Các súng nhỏ hơn không tính.
>>>>> Như vậy, tương quan lực lượng của ngụy quân VNCH so với Trung Quốc hoàn toàn áp đảo. Hải quân Trung Quốc rất yếu, đa phần các tầu Trung Quốc tham chiến năm 1974 là tầu cá. Phòng không trên các tầu Trung Quốc lúc đó gần như là số không, trong khi ngụy quân VNCH có phi đội máy bay ném bom lớn thứ 3 thế giới. Như thế, không có lý do nào để Trung Quốc có thể chiếm được Hoàng Sa.
Trung Quốc ban đầu cũng chỉ thử, họ không tin ngay nổi là họ có thể dễ dàng lấy được quần đảo. Với lực lượng như thế, ngụy quân VNCH có thể khiến cho các tầu Trung Quốc cút về nước trong một nốt nhạc!
Nhưng không! Sự thật là Mỹ - ngụy quyền VNCH diễn kịch bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc.
Ngụy quyền VNCH đã dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974. Nhưng từ đó đến nay các "chiến binh hèn nhát" vẫn ngày đêm ra rả chửi “Việt Cộng”.
Có một sự thật mà chính các sỹ quan của ngụy quân VNCH Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm HQ-16 đã xác nhận: "May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn."
Một loạt các câu hỏi tại sao lại có sự “kỳ quặc” như vậy?
1. Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình?
2. Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến?
3. Tại sao HQ-4/5 chạy sang Philippines chứ không chạy về Nam để vòng về Sài Gòn?
4. Tại sao HQ-4 và HQ-5 không trúng đạn?
5. Vũ khí của Trung Quốc và ngụy quân VNCH ai hơn ai, hơn mấy lần?
6. Số tàu ngụy quân VNCH đã tham chiến thật sự, tức là bắn giặc Tầu chứ không bắn quân mình, là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu trên tổng số vũ khí của 4 tầu.
7. Khi chỉ còn một mình HQ-16 chiến đấu, thì tương quan lực lượng thế nào giữa HQ-16 và các tầu chiến Trung Quốc?
8. Khi HQ-5 đứng về phía Trung Quốc, thì HQ-16 với liên quân VNCH - Tầu sẽ tương quan lực lượng thế nào?
9. Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó, toàn bộ phía Tây quần đảo nằm trong vùng chiến đấu tích cực của F-5 và A-37 cũng như những máy bay khác, toàn bộ quần đảo nằm trong tầm chiến đấu tối đa của các máy bay ngụy quân VNCH, kể cả trực thăng như Chinook, nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?
10. Trung Quốc có thật sự đem lực lượng lớn đến đánh "Hải chiến Hoàng Sa 1974" không, hay chỉ vài tầu cá, tầu rà mìn, tầu chống ngầm... thăm dò?
11. Trận chiến tử thủ Hoàng Sa năm 1974 diễn ra ở đâu, những ai, những đơn vị nào đã tử thủ?
12. Có phải Trung Quốc ban đầu chỉ dám thăm dò? Sau đó, khi nó nhìn rõ HQ-4 và HQ-4 đã đứng về phía Trung Quốc, nó mới đanh mạnh và chiếm đảo, có phải vậy không?
Những câu hỏi Tại sao này chắc phải để lại cho các “chiến binh cờ vàng” đang đêm ngày “thăng cấp” vì chưa “giải ngũ” bên Cali hay Bolsa trả lời.
Tuy nhiên, để mở rộng đường để tìm hiểu về trận “hải chiến” này mà các sỹ quan ngụy quân VNCH vẫn nổ banh salon suốt 45 năm nay. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút “bí mật” về trận chiến này.
Trong “Tường thuật Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa, tên Ðại tá Hà Văn Ngạc, Hải đội trưởng Hải đội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Ông ta chép hồi ký thanh minh rằng ông ta phải chạy vì Tầu Khựa kéo đến ồ ạt loại chiếm hạm diệt hạm Komar-class (mã tàu theo các NATO là Project 183R class, Liên Xô). Thực chất, đó là nhảm nhí huyễn hoặc, bởi Trung Quốc chỉ có 4 tàu rà mìn nhỏ Kronstadt (Project 122bis, mã tên NATO Kronshtadt class).
1. Trung Quốc
Trung quốc có 4 tầu rà mìn nhỏ Kronstadt, mỗi tầu dài 49 mét rộng 6 mét 271, 274, 389, 396; 2 tầu rà mìn 281, 282; (wiki gọi là tầu chống tầu ngầm, thực chất đây là các tầu rà mìn, choáng nước 390 tấn, mẫu SO-1 Liên Xô và kiểu 037 Trung Quốc).
Vũ khí của các "siêu chiến hạm" Kronstad-Class lớn nhất có 2x2=4 nòng 57mm liên thanh, phòng không, đầu đạn 2,8kg. Còn lại là 4 nòng 25mm phòng không, súng cối bắn bom chìm (BMB-2 ASW mortars), bom chìm, giàn phóng bom chìm (ASW rocket launchers), thuỷ lôi.... hoàn toàn không có tác dụng trong cuộc đấu pháo tầu - tầu.
>> Chỉ số pháo:
- 4 nòng 85mm phát một nạp đạn tay (Đ-44 bản 85mm cho hải quân).
- 8 nòng 57mm liên thanh (súng phòng không đầu đạn 2,8kg, liên thanh nhưng liên thanh ww2 bắn bằng kẹp đạn 4 viên nạp thủ công).
- 12 nòng 37mm
- 8 nòng 25mm
- Nếu chỉ tính pháo chống tầu, thì ngụy quân VNCH có 2 nòng 127mm và 4 nòng 76mm. Trung Quốc có 4 nòng 85mm.
2. Ngụy quân VNCH
Còn đây là vũ khí chính của ngụy quân VNCH, không tính cái phi đội lớn thứ 3 thế giới giương mắt lên nhìn. Cũng không tính ở đây các súng 40mm trở xuống vẫn thừa sức bắn các tầu cá Trung Quốc rất hiệu quả:
+ RVNS Trần Bình Trọng HQ-05. Choán nước 2.800 tấn. Pháo mũi 127mm nòng trung bình. Súng cối đa năng. Tầu có 10 nòng 40mm liên thanh phòng không, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau.
+ VNS Lý Thường Kiệt HQ-16. Như HQ-05.
+ RVNS Trần Khánh Dư HQ-04. Tầu khu trục Mỹ lớp Edsall, mạnh nhất trong trận đánh này. Choán nước 1.590 tấn. Tầu có 3 tháp pháo, 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh điều khiển radar - máy tính, 2 nòng 40mm phòng không, 8 nòng 20mm phòng không. Tầu có 3 tháp pháo, mỗi tháp 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh 60 phát/phút ("hải pháo 76 ly tự động"), điều khiển radar - máy tính. Đây là các pháo đa năng vừa bắn thẳng đạn xuyên vừa câu cầu vồng đạn phá. Ngoài ra, tầu có 2 pháo liên thanh 40mm, 8 pháo liên thanh 20mm, 3 ống lôi 533, 8 nòng phóng tên lửa mang bom chìm chống ngầm, và 3 giàn phóng bom chìm khác.
Đáng ra chỉ 1 tầu này cũng làm gỏi quân Trung Quốc. Bởi lúc đó, bắn bằng máy tính - radar là cực lỳ ưu thế so với quân Trung Quốc, càng ưu thế hơn khi tầu có tốc độ cao.
+ RVNS Nhật Tảo HQ-10: Choán nước 650 tấn, 1 pháo 76mm; 4 nòng 40mm; 6 nòng 20mm. Tầu rà mìn được đóng trong WW2. Tuy là tầu yếu nhất hạm đội, nhưng cũng to gấp đôi tầu lớn nhất bên Trung Quốc. Về bắn pháo đối kháng tầu - diệt - tầu, thì Nhật Tảo hầm hố chẳng kém gì các tầu mạnh nhất của Trung Quốc, đương nhiên là ăn gỏi lớp Project 122bis - mã tên NATO Kronshtadt class. Chỉ riêng đám pháo liên thanh 40mm của nó đã là khủng khiếp so với đám tầu rà mìn và tầu cá Trung Quốc.
>> Chỉ số pháo:
- 2 nòng 127mm
- 4 nòng 76mm, trong đó có 3 nòng bắn nhanh ("hải pháo 76 ly tự động"), đặc biệt có ngắm bắn máy tính – radar
- 16 nòng 40mm liên thanh.
- 14 nòng 20mm liên thanh.
- Các súng nhỏ hơn không tính.
>>>>> Như vậy, tương quan lực lượng của ngụy quân VNCH so với Trung Quốc hoàn toàn áp đảo. Hải quân Trung Quốc rất yếu, đa phần các tầu Trung Quốc tham chiến năm 1974 là tầu cá. Phòng không trên các tầu Trung Quốc lúc đó gần như là số không, trong khi ngụy quân VNCH có phi đội máy bay ném bom lớn thứ 3 thế giới. Như thế, không có lý do nào để Trung Quốc có thể chiếm được Hoàng Sa.
Trung Quốc ban đầu cũng chỉ thử, họ không tin ngay nổi là họ có thể dễ dàng lấy được quần đảo. Với lực lượng như thế, ngụy quân VNCH có thể khiến cho các tầu Trung Quốc cút về nước trong một nốt nhạc!
Nhưng không! Sự thật là Mỹ - ngụy quyền VNCH diễn kịch bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc.
======
Tuan Le
Ảnh 1 và 2: Tàu Trung Quốc
Ảnh 3, 4, 5, 6: Các tàu HQ4, 5, 10, 16 của ngụy quân VNCH
Trang Cờ đỏ thành phố Hồ Chí Minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Hôm nay tròn 46 năm sự kiện Hải chiến Hoàng Sa
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông
Hôm nay tròn 46 năm sự kiện Hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc sử dụng vũ lực cưỡng chiếm nửa còn lại của quần đảo Hoàng Sa, khởi đầu thời kỳ đóng chiếm toàn bộ quần đảo cho tới nay.
Xin được thắp một nén hương tâm tưởng niệm 75 người con của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống trong lúc chiến đấu bảo vệ quần đảo, như truyền thống lâu đời của người Việt không bao giờ lãng quên những người con vị quốc vong thân.
Danh sách 75 quân nhân đã hy sinh:
Mời xem một phần tư liệu về Hoàng Sa của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông:
Hy vọng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có thể thu xếp nhân lực để xử lý và công bố tiếp những trang tư liệu đang được lưu trữ trong thư viện Dự án.
Nguồn ảnh: GS Phạm Quang Tuấn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Virus Vũ Hán: 6 nước nhiễm-nghi nhiễm, châu Á báo động mùa tết
Nhiễm virus Vũ Hán: Trung Quốc (62, 2 người chết), Thái Lan (2), Nhật (1). Nghi nhiễm: Đài Loan (4), Singapore (3), Việt Nam (2), Nepal (1).
Tình hình lây nhiễm virus Vũ Hán gây viêm phổi diễn tiến đáng lo ngại. Trong nội bộ Trung Quốc, virus này không còn nhiễm cục bộ chỉ ở TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) mà có vẻ đã lan sang ít nhất hai TP đông dân khác.
Đang lan nhanh
Theo thông tin từ báo South China Morning Post (SCMP), ngày 18-1 chính quyền TP Thâm Quyến đã cho cách ly 2 người nghi nhiễm virus Vũ Hán, chính quyền TP Thượng Hải cũng cách ly 1 người nghi nhiễm virus này.
Tại Vũ Hán, ngày 19-1, ngành y tế TP này thông báo đã phát hiện thêm 17 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở địa phương này lên 62 người. Trong 62 người này, 19 người sức khỏe đã ổn định và được xuất viện nhưng vẫn còn 8 người trong tình trạng nguy kịch. Đã có 2 người chết vì virus này ở Vũ Hán.
Đài Loan có 4 ca nghi nhiễm. Tại Hong Kong, 90 người đã bị cách ly, 14 người trong số đó được cho ra về sau khi được xác định không nhiễm.
Ngoài lãnh thổ Trung Quốc, theo thông tin chính thức thì đã có 3 trường hợp nhiễm. Đó là 2 du khách Trung Quốc sang Thái Lan và 1 người đàn ông Trung Quốc làm việc ở Nhật. Singapore đang có 3 ca nghi nhiễm, Việt Nam có 2 ca nghi nhiễm, Nepal có 1 ca nghi nhiễm.
Theo đánh giá ngày 17-1 của các nhà khoa học Trung tâm Phân tích bệnh truyền nhiễm toàn cầu MRC tại Trường ĐH nghiên cứu Imperial College ở London (Anh), số người nhiễm trong và ngoài Trung Quốc thật sự có thể phải hàng ngàn. Riêng ở Vũ Hán, Trung tâm MRC ước tính có “tổng cộng 1.723 ca nhiễm”. Các nhà khoa học đưa ra ước tính này dựa vào tình hình lây lan của virus này ra bên ngoài Trung Quốc, dựa trên dữ liệu hàng không quốc tế tại sân bay Vũ Hán.
Các nước báo động
Virus Vũ Hán giống virus gây cúm, tuy nhiên các triệu chứng của người nhiễm có thể diễn tiến nghiêm trọng từ cảm lạnh, cảm cúm sang viêm phổi nặng gây tử vong. Virus Vũ Hán được phát hiện ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) từ tháng trước và được cho xuất phát từ một loại hải sản trong một khu chợ ở Vũ Hán.
Tính tới thời điểm hiện tại, tất cả trường hợp nhiễm đều là các cá nhân sống hoặc từng đến Vũ Hán. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo virus Vũ Hán - được WHO xác định với tên 2019-nCoV - dịch có thể lan rộng.
Vì nguy cơ này mà hàng loạt nước châu Á như Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Nepal, Việt Nam, lãnh thổ Đài Loan, đặc khu Hong Kong đã báo động và triển khai các biện pháp phát hiện, phòng ngừa lây nhiễm.
Mỹ cũng đã báo động. Ba sân bay quốc tế lớn ở Mỹ (SFP ở San Francisco, LAX ở Los Angeles, JFK ở New York) đã áp dụng hình thức kiểm tra hành khách đến từ Vũ Hán. Hành khách từ Vũ Hán đến ba sân bay trên của Mỹ sẽ phải trải qua tầm soát các triệu chứng loại virus này.
Chặn được không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng, chống dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định khả năng vi khuẩn đã lây lan từ hải sản, động vật qua người và đang lo ngại người tiếp tục lây nhau.
Virus xuất phát từ động vật lan truyền qua người cũng từng xảy ra trước đây, như các trường hợp hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), hay cúm lạc đà năm 2017 và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cũng xuất phát từ Trung Quốc năm 2002.
Với trường hợp virus SARS, đã có hơn 8.000 người trên 37 quốc gia bị nhiễm, gần 800 người chết. Trung Quốc bị cáo buộc che đậy tình hình lây lan virus này.
Theo SCMP, thời điểm tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bùng phát dịch SARS giai đoạn 2002-2003, Trung Quốc đã không công bố thông tin trong giai đoạn lễ, làm cho tình hình lây nhiễm thêm nghiêm trọng hơn.
Lúc dịch lên đỉnh điểm giết hơn 700 người khắp thế giới, Trung Quốc mới buộc nhà chức trách các địa phương thông báo toàn bộ ca nhiễm lên chính phủ trung ương. Trung Quốc cũng cam kết báo cáo mọi thông tin kịp thời về SARS cho WHO.
Tuy nhiên, theo cơ quan Luật về kiểm soát và phòng các bệnh thông qua giao tiếp của Trung Quốc, chỉ Hội đồng Nhà nước hay nhà chức trách y tế TP hay tỉnh mới có quyền công bố thông tin dịch bệnh truyền nhiễm qua giao tiếp. Mọi cơ quan hay cá nhân khác bị cấm công bố.
Với trường hợp virus Vũ Hán, theo SCMP, công tác ngăn chặn, kiềm chế đà lây lan đang là một thách thức lớn với Trung Quốc trong bối cảnh hàng trăm triệu dân nước này đang di chuyển đoàn tụ gia đình mừng tết cổ truyền. Theo tính toán của SCMP thì dự kiến tại Trung Quốc sẽ có hơn 3 tỉ chuyến đi diễn ra trong 40 ngày tới, bắt đầu từ ngày 21-1. Bên cạnh di chuyển trong nước, sẽ có một lượng lớn dân Trung Quốc du lịch ra nước ngoài.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020
Người ta làm được, chả lẽ Việt Nam mình anh hùng lại không làm được sao?
Sau mấy ngày hoang mang, tôi vớ được bài này, theo tôi là lý giải giống với suy nghĩ của nhiều người đau đáu chúng ta.
Dân Đồng Tâm đòi đất ‘thiếu căn cứ’ nhưng ai cứ tạo oán thù?
Lê Văn Bảy Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
Có lẽ xoay ngược đầu nhiều lần thì những vị cộng sản lão thành cũng không thể hình dung nổi sự kiện Đồng Tâm như đã diễn ra rạng sáng 9/1/2020.
Đồng Tâm là điểm nóng truyền thông từ vài năm nay. Phía nhà nước làm tuyên truyền rất tốt: có đủ trên báo chính thống, trên các kênh gặp mặt trực tiếp tại chỗ, từ các KOLs (những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng), và gần đây, theo những thông tin 'lề trái' là phát cả trên loa phóng thanh công suất cao vào làng. Chỉ cần muốn tìm hiểu thì không thiếu thông tin nào trên mạng.
Phía "dân Đồng Tâm" cũng vậy. Tôi đặt cụm dân Đồng Tâm vào ngoặc kép vì theo nhiều clip quay trực tiếp trên mạng thì không phải tất cả người dân Đồng Tâm đều có ý chí ngược lại với phía nhà nước trong chuyện này.
Tức là thông tin, lập luận của hai phe đối đầu đều không thiếu.
Nhưng, cả hai phe ấy đều mới chỉ dừng ở 'truyền' chứ đều chưa đạt được mức 'thông'.
Nhưng, cả hai phe ấy đều mới chỉ dừng ở 'truyền' chứ đều chưa đạt được mức 'thông'.
Đơn cử, trong vụ rạng sáng 9/1/2020, người quan sát xem được chủ yếu hai clip được quay từ phía "dân Đồng Tâm" và phía lực lượng trấn áp. Clip phía "dân Đồng Tâm" thông báo rằng, công an đã bắn súng, ném lựu đạn và bắn hơi cay. Clip phía trấn áp lại cho thấy vô số chai bom xăng ném ra từ làng.
Tất cả các thông tin khác, như số người chết, bị thương, rồi lý do, bối cảnh… cũng vậy. Tất cả đều chỉ do hai phía đưa ra. Hoàn toàn không có thông tin nào của các bên thứ ba quan sát độc lập. Xét về mặt thông tin, như vậy là thất bại, vì nó không khách quan, khiến người xem dễ sa vào thiên kiến và phiến diện.
Tất cả các thông tin khác, như số người chết, bị thương, rồi lý do, bối cảnh… cũng vậy. Tất cả đều chỉ do hai phía đưa ra. Hoàn toàn không có thông tin nào của các bên thứ ba quan sát độc lập. Xét về mặt thông tin, như vậy là thất bại, vì nó không khách quan, khiến người xem dễ sa vào thiên kiến và phiến diện.
Về thời điểm trấn áp, phía nhà nước cầm chắc thua. Văn hóa truyền thống Việt Nam xem Tết Nguyên đán là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm. Đặc biệt, với làng xã miền Bắc, tháng Chạp đã là tháng Tết, và mọi người, mọi điều đều hướng đến sự sum vầy, vị tha. Trấn áp những người bất đồng trong một cuộc tranh chấp vào sáng 16 tháng Chạp là công nhiên thách thức truyền thống đó.
Thời điểm giống Lộc Hưng - Hà Nội chẳng thua TPHCM
Không ngạc nhiên khi có những nghi ngờ rằng, việc chọn thời điểm nhạy cảm này để trấn áp "dân Đồng Tâm" chỉ khẳng định ý chí của nhà nước muốn dân Đồng Tâm nhà tan cửa nát, giống với vụ vườn rau Lộc Hưng năm ngoái, vốn đầy phản cảm.
Chọn khoảng 4 giờ sáng để "cưỡng chế nhóm chống người thi hành công vụ" thì càng khiên cưỡng hơn nữa. Vì việc xây tường rào sân bay Miếu Môn không nhất thiết phải thực hiện vào lúc 4 giờ sáng. Giờ ấy, tôi đoán cũng không có người dân nào đi ra cản trở hay phá việc xây dựng tường cả.
Cơ hội để thuyết phục rằng "cái đúng thuộc về phía nhà nước" đã bị bỏ qua, hay nói đúng hơn là không hề được tính đến.
Nếu sự việc Đồng Tâm xảy ra vào vài tháng sau Tết, và vào ban ngày, để rồi sau đó, khi có những chống đối quyết liệt của người dân tấn công phía nhà nước, có lẽ giới quan sát sẽ có nhiều cơ sở để nhận xét khách quan hơn.
Quy trình xử lý sự việc cũng không thể chấp nhận được. Về nội dung, đây là vụ tranh chấp đất, phải được giải quyết theo Luật Dân sự và ở tòa án, theo chứng cứ và lý lẽ, giữa những luật sư bảo vệ cho các bên.
Nếu có hành vi vượt ngưỡng dân sự ở bất cứ phía nào, trở thành vi phạm hình sự thì tòa án dùng luật hình xử lý hành vi ấy và chỉ hành vi ấy mà thôi. Không thể để như hiện tại, vụ việc dân sự đã bị đẩy hết mức về phía bất lợi nhất cho chính quyền, với những bằng chứng khá rõ rệt về việc dùng bạo lực trấn áp dân.
Cả hai bên cho đến giờ này đã tỏ ra đối đầu đến nỗi đứng ở hai đầu chiến tuyến, mà thực ra tôi cũng không biết sự việc có đến mức ấy không. Những phát ngôn của "dân Đồng Tâm" tuy rất sắt máu, rất quyết tử, nhưng dù sao cũng chỉ là "media", là truyền thông.
Mà với kinh nghiệm riêng của tôi, người Nam, thì không ít bạn ở Bắc có một đặc điểm là giữa "media" và hành động có khoảng cách không nhỏ.
Thế nhưng, bản chất cách xử lý vụ việc của họ trên mạng xã hội lại giống nhau đến lạ kỳ: cả hai bên đều cực đoan, đều sôi nổi ném đá và ném chất thải vào nhau, đều hả hê thậm chí cười sằng sặc khi người phe bên kia chết, đều nguyền rủa đào bới tông ti tiên tổ nhà nhau ra… và chẳng ai nhận rằng phe mình không thể hoàn toàn đúng trong mọi điều.
Bi kịch nhất, không phải chỉ riêng những người đã tử nạn nằm ở chỗ một cuộc tranh chấp tuy rất gay gắt nhưng chưa ai tổn thương thân thể, cuối cùng đã dẫn đến cái chết mà có thông tin cho là gần chục mạng người. Bất đồng đã biến thành căm thù.
Sẽ rất khó hoặc không thể trở về điểm xuất phát vốn khá hòa bình để giải quyết tranh chấp được nữa. Dưới góc độ này, cả hai bên đều thua trắng; năng lực xử lý vụ việc của cả hai bên đều vô cùng tồi tệ.
Đồng Tâm, về quy mô dân số chỉ là một làng nhỏ. Nếu căn cứ vào các thông tin trên mạng xã hội từ cả hai phía thì nhóm "dân Đồng Tâm" càng nhỏ hơn nữa, chỉ quanh quẩn trong vòng vài chục người thuộc 14 gia đình.
Thế nhưng tranh chấp của 14 gia đình ấy (thôi cứ cho gấp đôi lên, 28 gia đình như nhà văn Nguyên Bình ở Hà Nội xác định), vốn chưa đông bằng một tổ dân phố, lại đã trở thành điểm nóng gay gắt trên báo chí toàn thế giới, với những từ khóa chỉ một màu bạo lực, thậm chí kinh rợn, như "thiêu sống", "phi dao", "đâm chết", "quân đội giết dân", "công an giết dân"...
Sau rạng sáng 9/1/2020, lịch sử Việt Nam giai đoạn này đã vấy thêm những điểm đen khó phai mờ, tiếp tục khắc vào ý thức của người dân hình ảnh một nhà nước có những quan chức bạo lực và vô cảm.
Tuy nhiên, tất cả những điểm đó vẫn chỉ là thành tố phụ trong mớ nguyên nhân dẫn đến sự kiện Đồng Tâm.
Nguyên nhân chính yếu, cốt lõi mà nếu không được giải quyết triệt để sẽ tiếp tục dẫn đến những Đồng Tâm khác là sự lúng túng, bất nhất trong các quy định của Luật Đất đai, cũng như quá trình thực hiện nó.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, trong cuộc tọa đàm với BBC News Tiếng Việt, có nêu ý kiến: Cánh đồng đang tranh chấp vốn của người dân sở hữu canh tác từ cả nghìn năm trước nên phải trả về cho người dân.
Ý kiến của ông Đài sẽ được một số người tâm đắc, nhưng xét trên thực tế Việt Nam, nó thiếu cơ sở và phi thực tế, hoàn toàn không thể thực hiện.
Luật của bên thắng cuộc và kẻ mạnh nhất
Ở cái mảnh đất Việt Nam đau khổ của chúng ta, các thể chế chính trị thay nhau khá nhanh chóng, và đều bằng các cuộc chiến đẫm máu trong đó rất nhiều người Việt chết. Khi một bên thắng cuộc, gần như đương nhiên lịch sử sẽ được xóa bàn làm lại, thể chế sau phủ nhận hoàn toàn mọi quy định và sự tồn tại của thể chế trước.
Đấy là thực tế Việt Nam. Có thể có người không đồng ý với việc này, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, đấy chính là quyền lớn nhất của phe thắng cuộc.
Không đồng ý? Mời tự nhiên ra đi.
Nếu đã ở lại, phải chấp nhận luật của kẻ mạnh nhất.
Các nước có sự chấp nhận và kế thừa pháp luật là những nước có nền dân chủ lâu đời, trong đó các thể chế thay nhau bằng cơ chế phiếu bầu; các cuộc thay đổi diễn ra trong hòa bình. Đánh nhau to là các cuộc võ mồm giữa các chính trị gia đang vận động tranh cử.
Đánh nhau thực sự là những cú thụi lưng, giật tóc giữa vài ông bà nghị máu nóng ở nghị trường. Không ai mang dao, súng, lựu đạn, bom xăng đi giành chính quyền cả. Dại gì. Tiền của và nhân lực đất nước tống vào đấy hết thì kẻ thắng cuộc cuối cùng cũng chỉ đứng đấm ngực cười như con đười ươi trên bãi chiến trường. Của ta rồi đấy, nhưng toàn đổ nát và hoang tàn.
Thể chế hiện tại mới chỉ tồn tại trên toàn cõi Việt Nam được 45 năm, nói ngắn thì không ngắn, mà dài cũng chưa hẳn dài. Thể chế ấy cũng được xây lên từ những cực đoan 'xóa đi làm lại', nếu không phải tất cả thì cũng gần hết.
Cho nên lý lẽ rằng, đất ta nghìn đời nên ta phải được sở hữu, bất chấp luật Việt Nam hiện tại, nghe thì rất hào hùng, nhưng sa vào nó là sa vào đống lầy. Nhà nước Việt Nam hiện tại sẽ không bao giờ chấp nhận hồi tố trong sở hữu đất đai, do vô vàn rối ren, mắc mớ giữa các đời chủ qua hàng chục năm chiến tranh.
Và tôi cho rằng, những người ủng hộ lý lẽ này có lẽ cũng khá giật mình, vì nếu truy ra thì người chủ sở hữu ngôi biệt thự hay cánh vườn của họ biết đâu lại đang là ông Việt kiều nào đó bên Pháp hay Mỹ, sau thời điểm 1975? Họ có sẵn sàng trả lại cho những người chủ đó không?
Nói vậy không phải để bênh vực nhà nước Việt Nam. Bản chất của Luật đất đai Việt Nam có thể không vừa lòng nhiều người, nhưng cũng không thể phủ nhận qua hàng chục năm nay, sự ổn định đã dần dần tỏ ra thắng thế.
Gốc rễ của những bất đồng, thậm chí dẫn đến không đội trời chung, như vụ Lộc Hưng, Đồng Tâm… nằm ở chỗ những người có quyền đã xem nó như một 'cục bột' không hơn không kém, để rồi tha hồ mà nhồi nặn. Thích thì quy hoạch, đang thích đột nhiên không thích lắm nữa thì quy hoạch treo, hết thích thì giải tỏa quy hoạch.
Thời gian giữa những cái thích ấy có thể là cả một đời người.
Vị trí thích có thể là bất cứ đâu, bờ xôi ruộng mật hay rừng rú, trung tâm Sài Gòn phồn hoa rực rỡ, hay núi non sâu thẳm.
Mục đích có thể là bất kỳ: sân golf, khu du lịch, khu công nghiệp, khu xử lý rác hay khu dân cư (giàu và nghèo).
Người được giao đất có thể là bất cứ ai: ông trùm tài phiệt (nghe đồn) có dây to với giới chóp bu; con ông cháu cha nào đó, hay một anh long tong biết sử dụng các mối quan hệ…
Vị trí thích có thể là bất cứ đâu, bờ xôi ruộng mật hay rừng rú, trung tâm Sài Gòn phồn hoa rực rỡ, hay núi non sâu thẳm.
Mục đích có thể là bất kỳ: sân golf, khu du lịch, khu công nghiệp, khu xử lý rác hay khu dân cư (giàu và nghèo).
Người được giao đất có thể là bất cứ ai: ông trùm tài phiệt (nghe đồn) có dây to với giới chóp bu; con ông cháu cha nào đó, hay một anh long tong biết sử dụng các mối quan hệ…
Thế thì luật người chứ luật trời đi nữa đã không tin thì bồ hòn cũng méo. Dù có xây sân bay Miếu Môn thật đi nữa cũng không vì thế mà kịp phai đi tấm gương hàng loạt tướng tá, chủ tịch bí thư, bộ trưởng, phó thủ tướng... đã và đang nối nhau vào tù vì dính bất động sản.
Giải quyết được sự kiện Đồng Tâm có lẽ sẽ phải mất vài chục năm nữa, với vài chục cái 'lò' được đốt không ngưng nghỉ và đốt tận… tế bào gốc.
Trong vài chục năm ấy, mọi - xin nhấn mạnh là MỌI - dự án đất đai của nhà nước phải hoàn toàn minh bạch, phải thương lượng với người dân, phải sử dụng đúng pháp luật và đúng mục đích, phải phơi rõ để các bên thứ ba kiểm tra và có ý kiến công khai, phải xử lý ngay nếu có sai phạm…
Nghe cũng không khó lắm, quý vị nhỉ. Người ta làm được, chả lẽ Việt Nam mình anh hùng lại không làm được sao?
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Văn Bảy từ Sài Gòn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Luật, dân đen và quan
Hồi tháng 10 năm ngoái, một người dân ở Cần Thơ có tờ 100 USD đem đến tiệm vàng đổi, bị người nhà nước bắt quả tang, bị phạt 90 triệu đồng theo đúng quy định pháp luật về ngoại tệ.
Thằng dân đen ấy không kêu vào đâu được, chỉ nhờ có dư luận, báo chí mà được giảm mức phạt, nhưng 100 USD thì bị cướp trắng. May mà nhà nước không bắt đi tù, chứ nếu bắt thì cũng căn cứ vào luật, khỏi cãi.
Ở xứ ta, pháp luật chỉ dành cho dân, những hạng thấp cổ bé miệng, dân đen. Bọn quan, nhất là quan trung ương, thì đứng ngoài, đứng trên pháp luật. Rất khốn nạn.
Tòa đang xử đám Son Tuấn. Tôi chưa từng thấy cơ quan điều tra của công an, viện kiểm sát và tòa có ý kiến gì về việc hai tên này vi phạm pháp luật khi một đứa có tới 3 triệu, một đứa 200.000 đô la. Cứ cho là không phải của tham nhũng đi (như chúng chối) thì ở đâu mà có, mua bán thế nào, đã xài vào việc gì... không hề nhắc đến.
Chỉ riêng có được số đô la bất minh ấy cũng đủ khép tội chúng về vi phạm quy định ngoại tệ rồi, cần chó gì xử tham mí chả nhũng.
Sáng nay 18.12, không biết được sự chỉ đạo của ai, đứa nào, cấp nào, các báo đều đã đồng loạt hạ cái tin độc ấy xuống, mất hút con mẹ hàng lươn. Đố bác nào tìm ra được sợi lông tơ của nó.
Hỏi thì hỏi thế thôi, chứ tôi làm trong làng báo, ở trong chăn, tới nay đã 26 năm liền, tôi thừa hiểu về những cú điện thoại lúc nửa đêm, những tin nhắn chỉ đạo cho các vị lãnh đạo báo. Mày không làm thì chết với bà (với ông). Vậy là hạ ngay, đố dám lôi thôi.
Thông tin về sự vi phạm pháp luật, tôi xin hỏi các ông các bà, có gì sai phạm mà bắt phải lột phải hạ. Tôi đề nghị những ông trùm lĩnh vực này, cụ thể là ông Võ Văn Thưởng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, trả lời cho dân biết. Nếu không phải chính các ông, thì yêu cầu các ông cho điều tra ngay xem đứa nào xé rào, vượt quyền, "lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng". Cứ xoen xoét nói tự do báo chí, mà tự do quả tạ thế à.
Còn cái biển số xe 80B, thiên hạ khẳng định rằng biển số đó cấp cho chiếc xe công của một quan đại thần, cực to. Nay quan ấy về hưu đã lâu, tại sao còn được dùng. Trước đó biển số ấy gắn cho xe công, nay treo cho xe tư, vậy là vi phạm pháp luật quá rõ, tại sao nhà nước để yên, bao che. Thực thi pháp luật mà linh tinh, nhí nhố thế sao.
Tôi cũng yêu cầu nhà nước sửa lại chế độ đặc quyền đặc lợi cho các quan. Họ làm quan to, hưởng quá nhiều bổng lộc chìm nổi khi đương chức rồi, khi không làm nữa thì phải cắt, để vợ nuôi. Thói đéo đâu có cái thói cho hưởng thụ tới chết, cả cái xe lẫn cái biển số, và đủ thứ đặc quyền đặc lợi. Thậm chí chết rồi cũng vẫn ưu tiên cho mồ nọ mả kia, lễ tang lễ tiếc cấp này bực nọ...
Thiên hạ nó gào lên mắng các ông, chả oan đâu.
Thằng dân đen ấy không kêu vào đâu được, chỉ nhờ có dư luận, báo chí mà được giảm mức phạt, nhưng 100 USD thì bị cướp trắng. May mà nhà nước không bắt đi tù, chứ nếu bắt thì cũng căn cứ vào luật, khỏi cãi.
Ở xứ ta, pháp luật chỉ dành cho dân, những hạng thấp cổ bé miệng, dân đen. Bọn quan, nhất là quan trung ương, thì đứng ngoài, đứng trên pháp luật. Rất khốn nạn.
Tòa đang xử đám Son Tuấn. Tôi chưa từng thấy cơ quan điều tra của công an, viện kiểm sát và tòa có ý kiến gì về việc hai tên này vi phạm pháp luật khi một đứa có tới 3 triệu, một đứa 200.000 đô la. Cứ cho là không phải của tham nhũng đi (như chúng chối) thì ở đâu mà có, mua bán thế nào, đã xài vào việc gì... không hề nhắc đến.
Chỉ riêng có được số đô la bất minh ấy cũng đủ khép tội chúng về vi phạm quy định ngoại tệ rồi, cần chó gì xử tham mí chả nhũng.
Nhân nhắc tới quan, từ sự phát hiện của "ai đó" (có thể là dân, và cũng có thể... Gia ve) cùng thông tin trên mạng, hôm qua 17.12 rất nhiều tờ báo quốc doanh đã chen lấn đưa tin về chiếc xe kỳ lạ có hai biển số, trong đó có một biển số đặc biệt, biển xanh, 80B, chỉ dành cho trung ương, cán bộ cao cấp.
Sáng nay 18.12, không biết được sự chỉ đạo của ai, đứa nào, cấp nào, các báo đều đã đồng loạt hạ cái tin độc ấy xuống, mất hút con mẹ hàng lươn. Đố bác nào tìm ra được sợi lông tơ của nó.
Hỏi thì hỏi thế thôi, chứ tôi làm trong làng báo, ở trong chăn, tới nay đã 26 năm liền, tôi thừa hiểu về những cú điện thoại lúc nửa đêm, những tin nhắn chỉ đạo cho các vị lãnh đạo báo. Mày không làm thì chết với bà (với ông). Vậy là hạ ngay, đố dám lôi thôi.
Thông tin về sự vi phạm pháp luật, tôi xin hỏi các ông các bà, có gì sai phạm mà bắt phải lột phải hạ. Tôi đề nghị những ông trùm lĩnh vực này, cụ thể là ông Võ Văn Thưởng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, trả lời cho dân biết. Nếu không phải chính các ông, thì yêu cầu các ông cho điều tra ngay xem đứa nào xé rào, vượt quyền, "lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng". Cứ xoen xoét nói tự do báo chí, mà tự do quả tạ thế à.
Còn cái biển số xe 80B, thiên hạ khẳng định rằng biển số đó cấp cho chiếc xe công của một quan đại thần, cực to. Nay quan ấy về hưu đã lâu, tại sao còn được dùng. Trước đó biển số ấy gắn cho xe công, nay treo cho xe tư, vậy là vi phạm pháp luật quá rõ, tại sao nhà nước để yên, bao che. Thực thi pháp luật mà linh tinh, nhí nhố thế sao.
Tôi cũng yêu cầu nhà nước sửa lại chế độ đặc quyền đặc lợi cho các quan. Họ làm quan to, hưởng quá nhiều bổng lộc chìm nổi khi đương chức rồi, khi không làm nữa thì phải cắt, để vợ nuôi. Thói đéo đâu có cái thói cho hưởng thụ tới chết, cả cái xe lẫn cái biển số, và đủ thứ đặc quyền đặc lợi. Thậm chí chết rồi cũng vẫn ưu tiên cho mồ nọ mả kia, lễ tang lễ tiếc cấp này bực nọ...
Thiên hạ nó gào lên mắng các ông, chả oan đâu.
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Chỉ có 130 kilomet chia cách đôi bờ eo biển Formosa, nhưng Đài Loan chưa bao giờ xa cách Trung Quốc cộng sản như thế
(Frédéric Schaffer, Les Echos 13/01/2020) « Tội đồ » của Bắc Kinh, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Bảy 11/1 đã tái đắc cử vẻ vang nhiệm kỳ thứ hai. Từ chối « lui bước trước các đe dọa » của Trung Quốc, bà kêu gọi tái lập đối thoại với tư thế ngang hàng.
Chỉ có 130 kilomet chia cách đôi bờ eo biển Formosa, nhưng Đài Loan chưa bao giờ xa cách Trung Quốc cộng sản như thế. Tổng thống Thái Anh Văn đã đại thắng, được bầu lại nhiệm kỳ thứ hai với số phiếu kỷ lục 8,2 triệu, tức 57,1% tổng số phiếu. Bà còn có thể được hỗ trợ với đa số tại Quốc hội : đảng Dân Tiến chiếm được 61/113 ghế.
Sau khi có kết quả, bà Thái Anh Văn, 63 tuổi, tuyên bố : « Tôi hy vọng chính quyền Bắc Kinh hiểu rằng Đài Loan là đất nước dân chủ, và chính phủ được bầu lên một cách dân chủ sẽ không lùi bước trước mọi đe dọa ».
Sau khi có kết quả, bà Thái Anh Văn, 63 tuổi, tuyên bố : « Tôi hy vọng chính quyền Bắc Kinh hiểu rằng Đài Loan là đất nước dân chủ, và chính phủ được bầu lên một cách dân chủ sẽ không lùi bước trước mọi đe dọa ».
Cựu giảng viên đại học coi cuộc bầu cử tổng thống là biểu thị cho ý hướng ủng hộ hay chống lại nền dân chủ và bảo vệ chủ quyền hòn đảo, trước chế độ cộng sản Trung Quốc độc tài, muốn sáp nhập Đài Loan bằng mọi phương tiện, kể cả quân sự. Chiếc bóng của Hồng Kông cũng bao trùm lên cuộc bầu cử, khiến giới trẻ ồ ạt đi bỏ phiếu. Wei, 29 tuổi, đến mừng chiến thắng của bà Thái Anh Văn tại Đài Bắc, nói : « Phong trào phản kháng Hồng Kông đã nhắc nhở chúng tôi rằng tự do quý giá biết chừng nào ».
Thất bại của quyền lực mềm Trung Quốc
Chủ trương giữ nguyên trạng (không thống nhất cũng không độc lập), tổng thống Đài Loan cổ vũ Bắc Kinh tái lập đối thoại với tư cách ngang hàng. Từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền năm 2016, Trung Quốc đã ngưng các liên lạc chính thức với Đài Loan và gia tăng áp lực, nhất là cô lập đảo quốc này về ngoại giao, tổ chức tập trận sát cạnh.
Bắc Kinh chưa bao giờ thành công trong việc chinh phục trái tim, khối óc người Đài Loan. Ông Jean-Yves Heurtebise, giảng viên đại học Công giáo Phụ Nhân (Fujen) ở Đài Loan nhận xét : « Đó vừa là sự thất bại của soft power Trung Quốc, và nhất là sharp power, tức việc sử dụng mọi phương tiện gây ảnh hưởng (fake news, áp lực lên truyền thông) để nhào nặn dư luận ».
Mọi cái nhìn nay đều hướng về Bắc Kinh, quan sát phản ứng của một chế độ mà biện pháp cưỡng bức đã tỏ ra phản tác dụng. Hôm Chủ nhật 12/1, chính quyền Trung Quốc tuyên bố : « Tình hình nội bộ Đài Loan có thay đổi như thế nào đi nữa, vẫn chỉ có một nước Trung Hoa trong đó Đài Loan là một bộ phận ». Như vậy khó thể cho rằng sắp tới Bắc Kinh sẽ mềm dịu hơn. Hoàn cầu Thời báo viết : « Các nhà phân tích Hoa lục dự báo sẽ có những trở ngại trong quan hệ giữa hai bờ eo biển, một số kêu gọi chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc thống nhất ».
Bắc Kinh bị cô lập
Ông Jean-Yves Heurtebise nói : « Nếu chế độ cộng sản Trung Quốc biết điều, họ hiểu được thất bại của chính sách cô lập và suy nghĩ lại về quyết định cắt đứt quan hệ với đảng Dân Tiến. Nhưng rất có thể là Bắc Kinh rút ra một kết luận ngược lại, và quyết định gia tăng sức ép ».
Có điều Trung Quốc không có nhiều chỗ dựa để hành động, và còn phải đối phó với những mặt trận khác nữa. Nhà nghiên cứu trên nói tiếp : « Với Hồng Kông, với việc tống giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và sự phản kháng trên Biển Đông của Việt Nam và Indonesia, rốt cuộc chính Bắc Kinh bị cô lập trên trường quốc tế hơn là Đài Loan ».
Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên gởi lời chúc mừng đến nhà lãnh đạo Đài Loan. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố : « Dưới sự lãnh đạo của bà Thái, chúng tôi hy vọng Đài Loan tiếp tục là tấm gương sáng chói cho các nước đang đấu tranh vì dân chủ ».
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)