Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

Người ta làm được, chả lẽ Việt Nam mình anh hùng lại không làm được sao?


Sau mấy ngày hoang mang, tôi vớ được bài này, theo tôi là lý giải giống với suy nghĩ của nhiều người đau đáu chúng ta.
Dân Đồng Tâm đòi đất ‘thiếu căn cứ’ nhưng ai cứ tạo oán thù?
Lê Văn Bảy Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
Có lẽ xoay ngược đầu nhiều lần thì những vị cộng sản lão thành cũng không thể hình dung nổi sự kiện Đồng Tâm như đã diễn ra rạng sáng 9/1/2020.
Đồng Tâm là điểm nóng truyền thông từ vài năm nay. Phía nhà nước làm tuyên truyền rất tốt: có đủ trên báo chính thống, trên các kênh gặp mặt trực tiếp tại chỗ, từ các KOLs (những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng), và gần đây, theo những thông tin 'lề trái' là phát cả trên loa phóng thanh công suất cao vào làng. Chỉ cần muốn tìm hiểu thì không thiếu thông tin nào trên mạng.
Phía "dân Đồng Tâm" cũng vậy. Tôi đặt cụm dân Đồng Tâm vào ngoặc kép vì theo nhiều clip quay trực tiếp trên mạng thì không phải tất cả người dân Đồng Tâm đều có ý chí ngược lại với phía nhà nước trong chuyện này.
Tức là thông tin, lập luận của hai phe đối đầu đều không thiếu.
Nhưng, cả hai phe ấy đều mới chỉ dừng ở 'truyền' chứ đều chưa đạt được mức 'thông'.
Đơn cử, trong vụ rạng sáng 9/1/2020, người quan sát xem được chủ yếu hai clip được quay từ phía "dân Đồng Tâm" và phía lực lượng trấn áp. Clip phía "dân Đồng Tâm" thông báo rằng, công an đã bắn súng, ném lựu đạn và bắn hơi cay. Clip phía trấn áp lại cho thấy vô số chai bom xăng ném ra từ làng.
Tất cả các thông tin khác, như số người chết, bị thương, rồi lý do, bối cảnh… cũng vậy. Tất cả đều chỉ do hai phía đưa ra. Hoàn toàn không có thông tin nào của các bên thứ ba quan sát độc lập. Xét về mặt thông tin, như vậy là thất bại, vì nó không khách quan, khiến người xem dễ sa vào thiên kiến và phiến diện.
Về thời điểm trấn áp, phía nhà nước cầm chắc thua. Văn hóa truyền thống Việt Nam xem Tết Nguyên đán là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm. Đặc biệt, với làng xã miền Bắc, tháng Chạp đã là tháng Tết, và mọi người, mọi điều đều hướng đến sự sum vầy, vị tha. Trấn áp những người bất đồng trong một cuộc tranh chấp vào sáng 16 tháng Chạp là công nhiên thách thức truyền thống đó.
Thời điểm giống Lộc Hưng - Hà Nội chẳng thua TPHCM
Không ngạc nhiên khi có những nghi ngờ rằng, việc chọn thời điểm nhạy cảm này để trấn áp "dân Đồng Tâm" chỉ khẳng định ý chí của nhà nước muốn dân Đồng Tâm nhà tan cửa nát, giống với vụ vườn rau Lộc Hưng năm ngoái, vốn đầy phản cảm.
Chọn khoảng 4 giờ sáng để "cưỡng chế nhóm chống người thi hành công vụ" thì càng khiên cưỡng hơn nữa. Vì việc xây tường rào sân bay Miếu Môn không nhất thiết phải thực hiện vào lúc 4 giờ sáng. Giờ ấy, tôi đoán cũng không có người dân nào đi ra cản trở hay phá việc xây dựng tường cả.
Cơ hội để thuyết phục rằng "cái đúng thuộc về phía nhà nước" đã bị bỏ qua, hay nói đúng hơn là không hề được tính đến.
Nếu sự việc Đồng Tâm xảy ra vào vài tháng sau Tết, và vào ban ngày, để rồi sau đó, khi có những chống đối quyết liệt của người dân tấn công phía nhà nước, có lẽ giới quan sát sẽ có nhiều cơ sở để nhận xét khách quan hơn.
Quy trình xử lý sự việc cũng không thể chấp nhận được. Về nội dung, đây là vụ tranh chấp đất, phải được giải quyết theo Luật Dân sự và ở tòa án, theo chứng cứ và lý lẽ, giữa những luật sư bảo vệ cho các bên.
Nếu có hành vi vượt ngưỡng dân sự ở bất cứ phía nào, trở thành vi phạm hình sự thì tòa án dùng luật hình xử lý hành vi ấy và chỉ hành vi ấy mà thôi. Không thể để như hiện tại, vụ việc dân sự đã bị đẩy hết mức về phía bất lợi nhất cho chính quyền, với những bằng chứng khá rõ rệt về việc dùng bạo lực trấn áp dân.
Cả hai bên cho đến giờ này đã tỏ ra đối đầu đến nỗi đứng ở hai đầu chiến tuyến, mà thực ra tôi cũng không biết sự việc có đến mức ấy không. Những phát ngôn của "dân Đồng Tâm" tuy rất sắt máu, rất quyết tử, nhưng dù sao cũng chỉ là "media", là truyền thông.
Mà với kinh nghiệm riêng của tôi, người Nam, thì không ít bạn ở Bắc có một đặc điểm là giữa "media" và hành động có khoảng cách không nhỏ.
Thế nhưng, bản chất cách xử lý vụ việc của họ trên mạng xã hội lại giống nhau đến lạ kỳ: cả hai bên đều cực đoan, đều sôi nổi ném đá và ném chất thải vào nhau, đều hả hê thậm chí cười sằng sặc khi người phe bên kia chết, đều nguyền rủa đào bới tông ti tiên tổ nhà nhau ra… và chẳng ai nhận rằng phe mình không thể hoàn toàn đúng trong mọi điều.
Bi kịch nhất, không phải chỉ riêng những người đã tử nạn nằm ở chỗ một cuộc tranh chấp tuy rất gay gắt nhưng chưa ai tổn thương thân thể, cuối cùng đã dẫn đến cái chết mà có thông tin cho là gần chục mạng người. Bất đồng đã biến thành căm thù.
Sẽ rất khó hoặc không thể trở về điểm xuất phát vốn khá hòa bình để giải quyết tranh chấp được nữa. Dưới góc độ này, cả hai bên đều thua trắng; năng lực xử lý vụ việc của cả hai bên đều vô cùng tồi tệ.
Đồng Tâm, về quy mô dân số chỉ là một làng nhỏ. Nếu căn cứ vào các thông tin trên mạng xã hội từ cả hai phía thì nhóm "dân Đồng Tâm" càng nhỏ hơn nữa, chỉ quanh quẩn trong vòng vài chục người thuộc 14 gia đình.
Thế nhưng tranh chấp của 14 gia đình ấy (thôi cứ cho gấp đôi lên, 28 gia đình như nhà văn Nguyên Bình ở Hà Nội xác định), vốn chưa đông bằng một tổ dân phố, lại đã trở thành điểm nóng gay gắt trên báo chí toàn thế giới, với những từ khóa chỉ một màu bạo lực, thậm chí kinh rợn, như "thiêu sống", "phi dao", "đâm chết", "quân đội giết dân", "công an giết dân"...
Sau rạng sáng 9/1/2020, lịch sử Việt Nam giai đoạn này đã vấy thêm những điểm đen khó phai mờ, tiếp tục khắc vào ý thức của người dân hình ảnh một nhà nước có những quan chức bạo lực và vô cảm.
Tuy nhiên, tất cả những điểm đó vẫn chỉ là thành tố phụ trong mớ nguyên nhân dẫn đến sự kiện Đồng Tâm.
Nguyên nhân chính yếu, cốt lõi mà nếu không được giải quyết triệt để sẽ tiếp tục dẫn đến những Đồng Tâm khác là sự lúng túng, bất nhất trong các quy định của Luật Đất đai, cũng như quá trình thực hiện nó.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, trong cuộc tọa đàm với BBC News Tiếng Việt, có nêu ý kiến: Cánh đồng đang tranh chấp vốn của người dân sở hữu canh tác từ cả nghìn năm trước nên phải trả về cho người dân.
Ý kiến của ông Đài sẽ được một số người tâm đắc, nhưng xét trên thực tế Việt Nam, nó thiếu cơ sở và phi thực tế, hoàn toàn không thể thực hiện.
Luật của bên thắng cuộc và kẻ mạnh nhất
Ở cái mảnh đất Việt Nam đau khổ của chúng ta, các thể chế chính trị thay nhau khá nhanh chóng, và đều bằng các cuộc chiến đẫm máu trong đó rất nhiều người Việt chết. Khi một bên thắng cuộc, gần như đương nhiên lịch sử sẽ được xóa bàn làm lại, thể chế sau phủ nhận hoàn toàn mọi quy định và sự tồn tại của thể chế trước.
Đấy là thực tế Việt Nam. Có thể có người không đồng ý với việc này, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, đấy chính là quyền lớn nhất của phe thắng cuộc.
Không đồng ý? Mời tự nhiên ra đi.
Nếu đã ở lại, phải chấp nhận luật của kẻ mạnh nhất.
Các nước có sự chấp nhận và kế thừa pháp luật là những nước có nền dân chủ lâu đời, trong đó các thể chế thay nhau bằng cơ chế phiếu bầu; các cuộc thay đổi diễn ra trong hòa bình. Đánh nhau to là các cuộc võ mồm giữa các chính trị gia đang vận động tranh cử.
Đánh nhau thực sự là những cú thụi lưng, giật tóc giữa vài ông bà nghị máu nóng ở nghị trường. Không ai mang dao, súng, lựu đạn, bom xăng đi giành chính quyền cả. Dại gì. Tiền của và nhân lực đất nước tống vào đấy hết thì kẻ thắng cuộc cuối cùng cũng chỉ đứng đấm ngực cười như con đười ươi trên bãi chiến trường. Của ta rồi đấy, nhưng toàn đổ nát và hoang tàn.
Thể chế hiện tại mới chỉ tồn tại trên toàn cõi Việt Nam được 45 năm, nói ngắn thì không ngắn, mà dài cũng chưa hẳn dài. Thể chế ấy cũng được xây lên từ những cực đoan 'xóa đi làm lại', nếu không phải tất cả thì cũng gần hết.
Cho nên lý lẽ rằng, đất ta nghìn đời nên ta phải được sở hữu, bất chấp luật Việt Nam hiện tại, nghe thì rất hào hùng, nhưng sa vào nó là sa vào đống lầy. Nhà nước Việt Nam hiện tại sẽ không bao giờ chấp nhận hồi tố trong sở hữu đất đai, do vô vàn rối ren, mắc mớ giữa các đời chủ qua hàng chục năm chiến tranh.
Và tôi cho rằng, những người ủng hộ lý lẽ này có lẽ cũng khá giật mình, vì nếu truy ra thì người chủ sở hữu ngôi biệt thự hay cánh vườn của họ biết đâu lại đang là ông Việt kiều nào đó bên Pháp hay Mỹ, sau thời điểm 1975? Họ có sẵn sàng trả lại cho những người chủ đó không?
Nói vậy không phải để bênh vực nhà nước Việt Nam. Bản chất của Luật đất đai Việt Nam có thể không vừa lòng nhiều người, nhưng cũng không thể phủ nhận qua hàng chục năm nay, sự ổn định đã dần dần tỏ ra thắng thế.
Gốc rễ của những bất đồng, thậm chí dẫn đến không đội trời chung, như vụ Lộc Hưng, Đồng Tâm… nằm ở chỗ những người có quyền đã xem nó như một 'cục bột' không hơn không kém, để rồi tha hồ mà nhồi nặn. Thích thì quy hoạch, đang thích đột nhiên không thích lắm nữa thì quy hoạch treo, hết thích thì giải tỏa quy hoạch.
Thời gian giữa những cái thích ấy có thể là cả một đời người.
Vị trí thích có thể là bất cứ đâu, bờ xôi ruộng mật hay rừng rú, trung tâm Sài Gòn phồn hoa rực rỡ, hay núi non sâu thẳm.
Mục đích có thể là bất kỳ: sân golf, khu du lịch, khu công nghiệp, khu xử lý rác hay khu dân cư (giàu và nghèo).
Người được giao đất có thể là bất cứ ai: ông trùm tài phiệt (nghe đồn) có dây to với giới chóp bu; con ông cháu cha nào đó, hay một anh long tong biết sử dụng các mối quan hệ…
Thế thì luật người chứ luật trời đi nữa đã không tin thì bồ hòn cũng méo. Dù có xây sân bay Miếu Môn thật đi nữa cũng không vì thế mà kịp phai đi tấm gương hàng loạt tướng tá, chủ tịch bí thư, bộ trưởng, phó thủ tướng... đã và đang nối nhau vào tù vì dính bất động sản.
Giải quyết được sự kiện Đồng Tâm có lẽ sẽ phải mất vài chục năm nữa, với vài chục cái 'lò' được đốt không ngưng nghỉ và đốt tận… tế bào gốc.
Trong vài chục năm ấy, mọi - xin nhấn mạnh là MỌI - dự án đất đai của nhà nước phải hoàn toàn minh bạch, phải thương lượng với người dân, phải sử dụng đúng pháp luật và đúng mục đích, phải phơi rõ để các bên thứ ba kiểm tra và có ý kiến công khai, phải xử lý ngay nếu có sai phạm…
Nghe cũng không khó lắm, quý vị nhỉ. Người ta làm được, chả lẽ Việt Nam mình anh hùng lại không làm được sao?
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Văn Bảy từ Sài Gòn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Luật, dân đen và quan


Hồi tháng 10 năm ngoái, một người dân ở Cần Thơ có tờ 100 USD đem đến tiệm vàng đổi, bị người nhà nước bắt quả tang, bị phạt 90 triệu đồng theo đúng quy định pháp luật về ngoại tệ.

Thằng dân đen ấy không kêu vào đâu được, chỉ nhờ có dư luận, báo chí mà được giảm mức phạt, nhưng 100 USD thì bị cướp trắng. May mà nhà nước không bắt đi tù, chứ nếu bắt thì cũng căn cứ vào luật, khỏi cãi.

Ở xứ ta, pháp luật chỉ dành cho dân, những hạng thấp cổ bé miệng, dân đen. Bọn quan, nhất là quan trung ương, thì đứng ngoài, đứng trên pháp luật. Rất khốn nạn.

Tòa đang xử đám Son Tuấn. Tôi chưa từng thấy cơ quan điều tra của công an, viện kiểm sát và tòa có ý kiến gì về việc hai tên này vi phạm pháp luật khi một đứa có tới 3 triệu, một đứa 200.000 đô la. Cứ cho là không phải của tham nhũng đi (như chúng chối) thì ở đâu mà có, mua bán thế nào, đã xài vào việc gì... không hề nhắc đến.

Chỉ riêng có được số đô la bất minh ấy cũng đủ khép tội chúng về vi phạm quy định ngoại tệ rồi, cần chó gì xử tham mí chả nhũng.

Nhân nhắc tới quan, từ sự phát hiện của "ai đó" (có thể là dân, và cũng có thể... Gia ve) cùng thông tin trên mạng, hôm qua 17.12 rất nhiều tờ báo quốc doanh đã chen lấn đưa tin về chiếc xe kỳ lạ có hai biển số, trong đó có một biển số đặc biệt, biển xanh, 80B, chỉ dành cho trung ương, cán bộ cao cấp.

Sáng nay 18.12, không biết được sự chỉ đạo của ai, đứa nào, cấp nào, các báo đều đã đồng loạt hạ cái tin độc ấy xuống, mất hút con mẹ hàng lươn. Đố bác nào tìm ra được sợi lông tơ của nó.

Hỏi thì hỏi thế thôi, chứ tôi làm trong làng báo, ở trong chăn, tới nay đã 26 năm liền, tôi thừa hiểu về những cú điện thoại lúc nửa đêm, những tin nhắn chỉ đạo cho các vị lãnh đạo báo. Mày không làm thì chết với bà (với ông). Vậy là hạ ngay, đố dám lôi thôi.

Thông tin về sự vi phạm pháp luật, tôi xin hỏi các ông các bà, có gì sai phạm mà bắt phải lột phải hạ. Tôi đề nghị những ông trùm lĩnh vực này, cụ thể là ông Võ Văn Thưởng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, trả lời cho dân biết. Nếu không phải chính các ông, thì yêu cầu các ông cho điều tra ngay xem đứa nào xé rào, vượt quyền, "lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng". Cứ xoen xoét nói tự do báo chí, mà tự do quả tạ thế à.

Còn cái biển số xe 80B, thiên hạ khẳng định rằng biển số đó cấp cho chiếc xe công của một quan đại thần, cực to. Nay quan ấy về hưu đã lâu, tại sao còn được dùng. Trước đó biển số ấy gắn cho xe công, nay treo cho xe tư, vậy là vi phạm pháp luật quá rõ, tại sao nhà nước để yên, bao che. Thực thi pháp luật mà linh tinh, nhí nhố thế sao.

Tôi cũng yêu cầu nhà nước sửa lại chế độ đặc quyền đặc lợi cho các quan. Họ làm quan to, hưởng quá nhiều bổng lộc chìm nổi khi đương chức rồi, khi không làm nữa thì phải cắt, để vợ nuôi. Thói đéo đâu có cái thói cho hưởng thụ tới chết, cả cái xe lẫn cái biển số, và đủ thứ đặc quyền đặc lợi. Thậm chí chết rồi cũng vẫn ưu tiên cho mồ nọ mả kia, lễ tang lễ tiếc cấp này bực nọ...

Thiên hạ nó gào lên mắng các ông, chả oan đâu.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ có 130 kilomet chia cách đôi bờ eo biển Formosa, nhưng Đài Loan chưa bao giờ xa cách Trung Quốc cộng sản như thế


(Frédéric Schaffer, Les Echos 13/01/2020) « Tội đồ » của Bắc Kinh, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Bảy 11/1 đã tái đắc cử vẻ vang nhiệm kỳ thứ hai. Từ chối « lui bước trước các đe dọa » của Trung Quốc, bà kêu gọi tái lập đối thoại với tư thế ngang hàng.
Chỉ có 130 kilomet chia cách đôi bờ eo biển Formosa, nhưng Đài Loan chưa bao giờ xa cách Trung Quốc cộng sản như thế. Tổng thống Thái Anh Văn đã đại thắng, được bầu lại nhiệm kỳ thứ hai với số phiếu kỷ lục 8,2 triệu, tức 57,1% tổng số phiếu. Bà còn có thể được hỗ trợ với đa số tại Quốc hội : đảng Dân Tiến chiếm được 61/113 ghế.
Sau khi có kết quả, bà Thái Anh Văn, 63 tuổi, tuyên bố : « Tôi hy vọng chính quyền Bắc Kinh hiểu rằng Đài Loan là đất nước dân chủ, và chính phủ được bầu lên một cách dân chủ sẽ không lùi bước trước mọi đe dọa ».
Cựu giảng viên đại học coi cuộc bầu cử tổng thống là biểu thị cho ý hướng ủng hộ hay chống lại nền dân chủ và bảo vệ chủ quyền hòn đảo, trước chế độ cộng sản Trung Quốc độc tài, muốn sáp nhập Đài Loan bằng mọi phương tiện, kể cả quân sự. Chiếc bóng của Hồng Kông cũng bao trùm lên cuộc bầu cử, khiến giới trẻ ồ ạt đi bỏ phiếu. Wei, 29 tuổi, đến mừng chiến thắng của bà Thái Anh Văn tại Đài Bắc, nói : « Phong trào phản kháng Hồng Kông đã nhắc nhở chúng tôi rằng tự do quý giá biết chừng nào ».
Thất bại của quyền lực mềm Trung Quốc
Chủ trương giữ nguyên trạng (không thống nhất cũng không độc lập), tổng thống Đài Loan cổ vũ Bắc Kinh tái lập đối thoại với tư cách ngang hàng. Từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền năm 2016, Trung Quốc đã ngưng các liên lạc chính thức với Đài Loan và gia tăng áp lực, nhất là cô lập đảo quốc này về ngoại giao, tổ chức tập trận sát cạnh.
Bắc Kinh chưa bao giờ thành công trong việc chinh phục trái tim, khối óc người Đài Loan. Ông Jean-Yves Heurtebise, giảng viên đại học Công giáo Phụ Nhân (Fujen) ở Đài Loan nhận xét : « Đó vừa là sự thất bại của soft power Trung Quốc, và nhất là sharp power, tức việc sử dụng mọi phương tiện gây ảnh hưởng (fake news, áp lực lên truyền thông) để nhào nặn dư luận ».
Mọi cái nhìn nay đều hướng về Bắc Kinh, quan sát phản ứng của một chế độ mà biện pháp cưỡng bức đã tỏ ra phản tác dụng. Hôm Chủ nhật 12/1, chính quyền Trung Quốc tuyên bố : « Tình hình nội bộ Đài Loan có thay đổi như thế nào đi nữa, vẫn chỉ có một nước Trung Hoa trong đó Đài Loan là một bộ phận ». Như vậy khó thể cho rằng sắp tới Bắc Kinh sẽ mềm dịu hơn. Hoàn cầu Thời báo viết : « Các nhà phân tích Hoa lục dự báo sẽ có những trở ngại trong quan hệ giữa hai bờ eo biển, một số kêu gọi chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc thống nhất ».
Bắc Kinh bị cô lập
Ông Jean-Yves Heurtebise nói : « Nếu chế độ cộng sản Trung Quốc biết điều, họ hiểu được thất bại của chính sách cô lập và suy nghĩ lại về quyết định cắt đứt quan hệ với đảng Dân Tiến. Nhưng rất có thể là Bắc Kinh rút ra một kết luận ngược lại, và quyết định gia tăng sức ép ».
Có điều Trung Quốc không có nhiều chỗ dựa để hành động, và còn phải đối phó với những mặt trận khác nữa. Nhà nghiên cứu trên nói tiếp : « Với Hồng Kông, với việc tống giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và sự phản kháng trên Biển Đông của Việt Nam và Indonesia, rốt cuộc chính Bắc Kinh bị cô lập trên trường quốc tế hơn là Đài Loan ».
Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên gởi lời chúc mừng đến nhà lãnh đạo Đài Loan. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố : « Dưới sự lãnh đạo của bà Thái, chúng tôi hy vọng Đài Loan tiếp tục là tấm gương sáng chói cho các nước đang đấu tranh vì dân chủ ».
THUYMYRFI.BLOGSPOT.COM
(Frédéric Schaffer, Les Echos 13/01/2020) « Tội đồ » của Bắc Kinh, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Bảy 11/1 đã tái đắc cử ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Israel dẫn đầu lĩnh vực sản xuất các bộ phận cơ thể người bằng công nghệ in 3D



Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÃO TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH ĐÃ VỀ AN NGHỈ BÊN CẠNH SỨ THẦN ĐẠI VIỆT GIANG VĂN MINH Ở ĐƯỜNG LÂM




Nguyễn Xuân Diện

Sáng 5.1.2020 nhằm giờ Thìn, ngày 11 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, trong một nghi lễ riêng tư, gia đình và các thân hữu của Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã an táng ngọc cốt của Lão tướng tại xứ đồng Gò Đõng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 44km.
Các nhân sĩ trí thức: Cụ Nguyễn Khắc Mai, GS Chu Hảo, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Tiến sĩ - Đại sứ Đinh Hoàng Thắng, GS. Mạc Văn Trang, Nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi, TS. Phạm Gia Minh, TS Phan Xuân Đại, Ông Lê Thân (chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng), Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng, Nhà báo Lê Dũng, các ông Phùng Văn Duân, Nguyễn Quang Khuê, TS Nguyễn Xuân Diện...có mặt từ rất sớm để đón Lão tướng và dự lễ an táng.
Quách hài cốt Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh được rước vào khu mộ, khi đi qua Lăng mộ Thám hoa Giang Văn Minh đã hạ thấp 3 lần để cúi chào Sứ thần Đại Việt Giang Văn Minh.


Sau khi đặt quách Lão tướng lên trên thành mộ, các nhân sĩ trí thức và gia đình đã dâng hương và khấn cầu trước mộ Thám hoa Giang Văn Minh. Cụ Nguyễn Khắc Mai khăn đóng áo dài dâng hương và dâng lời cầu nguyện trước mộ. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đọc và giải nghĩa hai đôi câu đối và nhắc lại khí phách lẫm liệt của Thám hoa Giang Văn Minh trước triều đình Trung Quốc.


Ngọc cốt của Lão tướng được an táng bên cạnh Sứ thần Giang Văn Minh tại xứ đồng Gò Đõng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, HN.

Trước khi hạ huyệt, Cụ Nguyễn Khắc Mai (88 tuổi) quỳ lạy 3a lạy và đứng lên đọc Lời điếu tiễn biệt, có đoạn: 


"Cụ là tấm gương về một nhà cách mạng chân chính. Cụ là mẫu hình của một thế hệ trẻ của một thời kỳ nước sôi lửa bỏng chống thực dân và đế quốc xâm lược, ôm ấp hoài bảo “Tiến lên nền Dân chủ cộng hòa”,”Lập Quyền Dân, tiến lên Việt Nam”,là những khẩu hiệu văn hóa trong những khúc ca hùng tráng.

Cụ là kết tinh của một nền văn hóa,một thời đã đi không trở lại, của những phẩm chất nho gia quý giá với một nền học vấn đậm chất phương Tây mới mẻ.Cụ là hiện thân của môt tinh thần “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”,suốt đời đau đáu một tấm lòng chân thật vì dân vì nước.Là con Người, cụ cũng có những kỷ niệm trữ tình lãng mạn, đẹp. Hơn thế,cụ là người con trung hiếu,trong một gia phong cổ kính,ăm ắp tình yêu thương, trách nhiệm.

Cụ để lại cho chúng ta biết bao nét đẹp tinh thần, biết bao những kinh nghiệm đối nhân xử thế. Thật sự Cụ là con người của Minh Triết Việt".
 


Hình ảnh Cụ và những bài học làm người, làm người công dân có trách nhiệm còn mãi trong tâm trí chúng ta. Xin có đôi câu đối kính viếng CỤ:

Trọng Đôc lập, trọng Dân Quyền,Trung Hiếu, gương soi một thuở,
Vĩnh biệt tiễn đưa,Vĩnh hằng cõi ấy, an nghỉ ngàn thu".

Sau đó là Ông Lê Thân (Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng) quỳ lạy 3 lạy và nói lời cầu chúc Lão tướng yên nghỉ trong niềm kính tiếc của cháu con và các thế hệ hậu sinh, hứa trước anh linh Lão tướng sẽ đi tiếp con đường mà Cụ đã đi.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được gia đình cụ trao cho khăn như một đứa cháu cụ, quỳ trước mộ thỉnh hồn phách Lão tướng nhập mộ yên nghỉ vĩnh hằng.

Toàn văn như sau:

Kính thưa Anh linh Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,

Hôm nay, đông đảo con cháu, họ hàng thân tộc, chiến hữu và lớp lớp hậu bối của Lão tướng rước ngọc cốt của Lão tướng về ngôi nhà mới – ngôi nhà cuối cùng của hành trình 104 năm và là ngôi nhà vĩnh cửu của Người.

Dẫu biết rằng trong kiếp nhân sinh, ai cũng sinh từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Dẫu biết rằng, tinh thần của Lão tướng sẽ còn mãi với non sông đất nước. Nhưng trần gian vẫn mong được gìn giữ mãi ngọc cốt của Người, và nơi đây đã được chọn làm nơi sum họp của cả âm dương hai cõi, trong tưởng nhớ và biết ơn Người.

Khi Lão tướng lâm bệnh, Trưởng nữ của Lão tướng cùng anh em thân hữu đã đến dâng hương Mộ Thám hoa Giang Văn Minh để xin cho Lão tướng về đây, cùng nương bóng Tản Viên Sơn linh thiêng và hùng vĩ – nơi ngự trị của Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên Sơn Thánh. Lời cầu nguyện ấy đã được linh ứng ngay khi nén nhang thơm vừa tỏa khói trong một chiều nơi Đường Lâm cổ ấp Nhân kiệt Địa linh.

Công việc xây cất được người dân sở tại nhanh chóng triển khai và gấp rút hoàn thành để đón Lão tướng. Đến hôm nay, Người đã về đây, trong cỗ quách do Cơ sở sản xuất quách gốm cao cấp Vạn Linh An ở Bát Tràng dâng tặng. Bộ quách khi chế tác có chút đất thiêng lấy từ Yên Tử để thêm an diệu. Năm cây Tùng hộ vệ phía sau và 2 cây đại ngả cành phía trước mộ được đưa về từ đồng đất Văn Giang.

Từ nay, chúng con Cầu xin Người hãy đời đời yên nghỉ ở ngôi Phúc địa này. Gối đầu lên dãy núi Tản Viên Sơn hoàng hôn đỏ rực cuối trời, trong mênh mông của miền Tản Lĩnh - Đà Giang oai linh và thơ mộng.

Trước mặt, là một hồ nước rợp hạc trắng tụ về, làm nội minh đường. Xa xa hai con sông: Tích Giang và Hồng Hà làm ngoại minh đường quanh năm thao thiết chảy.

Phía tả là Văn Miếu tỉnh Sơn Tây nơi tiên hiền tụ họp, luận bàn văn chương và thế sự. Bên hữu là Di chỉ Khảo cổ học Làng Và còn vọng tiếng rì rầm ngàn thuở cha ông.

Xa xa, Bên hữu là Đông Cung Đền Và nơi Tam Vị Đại Vương Quốc Chúa Thượng đẳng thần Tản Viên Sơn Thánh thiết triều. Bên tả là làng cũ của hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền khói hương nghi ngút.

Lăng Ngô Vương còn đấy, uy nghi giữa muôn trùng đồi núi.
Rặng ruối còn kia, ngựa voi dừng bước nghỉ chân.

Và kề bên là Lăng mộ Thám hoa Giang Văn Minh vị sứ thần đã làm rạng danh Đại Việt vào dịp tuế cống nhà Minh năm 1638. Phía xa xa, giữa cánh đồng kia là Quán Giang, nơi đón linh cữu Thám hoa đi sứ trở về thưở trước.

Chuẩn tắc phong thủy, nhân kiệt địa linh,
Đủ khắp giang sơn, anh hùng thiên cổ.

Xứ Đoài mây trắng đã đón Người về.
Đường Lâm cổ ấp xin gìn Ngọc cốt.

Xin Lão tướng hãy thanh thản,
Phiêu bồng trong mây trắng xứ Đoài.
Dạo khắp non cao, đèo thẳm, sông dài…

Chống gậy trúc thăm đền đài cổ tích
Vỗ tay reo gọi hạc mời trăng….

Xin dâng lời cầu nguyện anh linh Lão tướng yên nghỉ đời đời bên các bậc Anh hùng Đại Việt và phù hộ cho Đất nước vững mạnh và trường tồn. Phù hộ cho đời đời con cháu vạn phúc vạn an. Phù hộ cho lớp lớp hậu bối thêm khôn thêm mạnh.

Giờ lành đã điểm. Chúng con xin gửi Ngọc cốt Người vào lòng đất Đường Lâm. Nguyện xin hồn phách Lão tướng hãy nhanh nhập mộ để tiếp ứng khí thiêng của đất trời Xứ Đoài muôn phần hiển ứng.

Nhà văn Nguyên Bình, trưởng nữ của Lão tướng dâng hương tại Mộ Thám hoa Giang Văn Minhxin để đưa Lão tướng về an nghỉ bên cạnh Thám hoa.

Phía sau mộ Lão tướng là Núi Tản Viên đỏ rực hoàng hôn mỗi chiều.
Cỗ quách Long Hoa Đại Cát để giữ gìn cốt ngọc của Lão tướng.
Sản phẩm 2 loại đặc biệt Long Hoa Đại Cát và Vạn Thọ Song Linh có trộn đất thiêng lấy từ Yên Tử. Công ty cổ phần Gốm sứ cao cấp Vạn Linh An, Bát Tràng, Hà Nội dâng tặng Lão tướng bộ quách gốm cao cấp. ĐT: 097.221.1111.

Lối vào mộ có bức bình phong nhỏ.
Phân kim điểm huyệt an vị mộ phần Lão tướng.
Tất cả đã chờ Lão tướng từ lúc 05h sáng nay.
Các nhân sĩ trí thức và gia đình dâng hương trước mộ Thám hoa Giang Văn Minh.
Cụ Nguyễn Khắc Mai khăn đóng áo dài dâng lời cầu nguyện trước mộ. Ảnh: MVT.



Anh linh Lão tướng yên nghỉ đời đời bên các bậc Anh hùng Đại Việt và phù hộ cho Đất nước vững mạnh và trường tồn. Phù hộ cho đời đời con cháu vạn phúc vạn an. Phù hộ cho lớp lớp hậu bối thêm khôn thêm mạnh.

Lời cảm ơn của gia đình Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Nguyễn Nguyên Bình
Hôm qua lúc 10:59 ·

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các quý vị và bạn bè trong cộng đồng (trong và ngoài Facebook) đã chia buồn và thăm hỏi về việc cha tôi là Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh từ trần; nhiều vị và bạn bè đã có điều kiện đến viếng và tiễn đưa Cụ tôi đến tận Đài hóa thân Hoàn vũ. Cũng xin thưa với cộng đồng, việc về hóa tại Đài hóa thân Hoàn vũ là tâm nguyện của cụ dặn lại tôi từ năm Ất Mùi, khi cụ tròn trăm tuổi. Điều đó không phải là do định đoạt của ai khác.

Tôi cũng rất xin lỗi vì chưa kịp thời đáp lại những lời chia buồn sâu sắc ngay từ những giờ phút đầu tiên khi trên mạng đã có tin đưa về sự ra đi của cụ, ngay cả khi chúng tôi chưa định được ngày giờ phát tang và làm lễ tang.

Tôi xin phép đặc biệt cảm ơn bà con trọng họ, nhiều người đã từ quê Thanh Hóa, từ trong Huế đã ra Hà Nội viếng Cụ. Trong tang gia bối rối, chúng tôi đã chưa đón tiếp bà con họ mạc được chu đáo. Xin bà con anh em tha lỗi.

Nguyễn Nguyên Bình

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÓ MỘT LỊCH SỬ KHÁC


Nhà văn Tạ Duy Anh

Kết quả hình ảnh cho Tạ Duy Anh

Khi còn là cộng tác viên thỉnh giảng của Trường Viết văn Nguyễn Du, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng thường hay ngồi uống bia cỏ với tôi và một vài học sinh khác. Một lần có thêm cả nhà thơ Lê Đạt, vốn cũng là người rất quý tôi. Hôm ấy tôi kể cho hai bậc tiền bối nghe chuyện quê tôi, vì kiêng húy Thành hoàng của hai làng, một ngài tên Minh, một ngài tên Quốc, nên người dân ở đó mỗi khi hát quốc ca, họ hát như sau:
“Đoàn quân Việt Miêng đi, chung lòng cứu Sới…
Thầy Vượng-như cách tôi vẫn gọi-khoái ra mặt, cười ha hả bảo: “Cậu cho tôi xin “đặc sản” đó của quê cậu, tức là từ nay về sau tôi độc quyền sở hữu. Có ông thi hào Lê Đạt đây làm chứng, nhất định sẽ có lúc tôi dùng đến. Lịch sử đấy, văn hóa đấy các bố ạ!”-Giọng thầy Vượng dài ra một cách đanh đá.
Tôi nhã nhặn đáp: Kính biếu thầy.
-Tôi không lấy không của ai cái gì bao giờ-Thầy Vượng nhìn tôi đầy vẻ sòng phẳng, bảo. Tôi “đáp lễ” lại cậu ý này: “Không có gì méo mó và bố láo hơn là lịch sử được viết bởi những người thắng trận (Lúc đó chưa có sách của ngài Osin để người ta tiện gọi là “Bên thắng cuộc” như bây giờ). Thời nào cũng vậy. Nhưng mỗi thời, tùy vào đạo đức chính trị và niềm tin tôn giáo, người ta sẽ tự cho mình quyền nói dối đến mức nào.
Theo ý thầy Vượng, đất nước này, qua các thời, luôn có/luôn còn một phần lịch sử khác, độ chân thật cao hơn và cũng đau thương hơn, chảy ngầm hoặc tạm nằm ngoài rìa dòng chính thống do bị hắt hủi và hậu thế nào muốn tiếp cận sự thật lịch sử thì chắc chắn phải lần ra những thứ đó.
Bẵng đi đã nhiều năm, giờ đây ý nghĩ này bỗng trở lại với tôi sau khi đọc xong rất nhanh hai tập ký “đầy tính thân phận, số phận và sử liệu” của Đinh Quang Anh Thái. Một vài nhân vật trong tập ký từng cũng là người tôi quen thân hoặc biết sơ qua. Chẳng hạn như trường hợp nhà văn Dương Thu Hương. Sau nhiều năm không gặp lại bà, nhưng qua lời kể của Đinh Quang Anh Thái, tôi vẫn thấy nguyên vẹn một bà chị Dương Thu Hương dễ thương của buổi tối mùa hè năm 1992 bên quán bánh tôm hồ Trúc Bạch. Ít ai dám sống gai góc, đáo để, ngoa ngoắt đến tục tĩu, đầy bất mãn, bất cần, không giấu sự thù địch, khinh bỉ ra mặt với những người mà mình ghét như bà. Tự nhận mình là giặc, tôi chưa thấy ai ngoài bà. Ít ai dám nói thẳng ý nghĩ của mình, dù rất dễ bị người nghe hiểu lầm, như bà tác giả của tiểu thuyết Thiên đường mù. Nhưng như những gì tôi biết, thì cũng ít ai nhân tình thế thái, quân tử, nhường nhịn, chu đáo với kẻ thấp hơn mình như bà. Tôi có thể khẳng định, Đinh Quang Anh Thái, qua những trang viết của mình, đã dựng thành công chân dung của nữ văn sỹ Dương Thu Hương không thể đặc sắc, chân thực và sinh động hơn.
Tôi là người biên tập bộ sách ba tập của tướng Trần Độ, do con trai ông chủ biên, nên tôi cũng biết chút ít về ông. Sau này, qua một vị quan chức cao cấp về hưu, tôi còn biết đích xác những người có mặt trong một phiên họp đặc biệt bàn về tang lễ của ông, qua đó tôi biết ai là tác giả của việc “không tha” cho Trần Độ cả khi ông đã chết. Người đọc điếu văn và mang họa vào thân, ông Vũ Mão, chỉ đáng là con tép riu trong cuộc họp vừa kể. Tôi không dự đám tang Trần Độ nhưng được nghe kể lại từ nhiều người, nhiều lần về chuyện đám tang nhưng lại có tiếng vỗ tay. Tuy vậy, khi đọc Đinh Quang Anh Thái, đối diện với những trang sách không chỉ thuần túy có chữ, tôi vẫn vô cùng buồn bã cho cái thứ văn hóa chính trị có một không hai đang ngự trị trên đất nước tôi. Liệu nó có tí ti gì thuộc về phần tối tăm của truyền thống mà tôi không biết? Nó khiến tôi lại muốn hét lên hỏi trời xanh một câu thật lớn: Vì đâu nên nỗi?
Tôi mắc một thứ bệnh, tạm gọi là bệnh nghĩ. Trong muôn vàn ý nghĩ không đầu không cuối, cái ý nghĩ về số kiếp luôn phải chia ly của người Việt cứ triền miên trong tôi. Vì sao người Việt, vốn nuôi dưỡng và thờ phụng một văn hóa nhường nhịn, hòa nhã từ ngàn năm và nhờ thế mới sống sót được bên cạnh kẻ khổng lồ ăn thịt người, lại trở nên hung bạo, tàn ác với chính đồng bào của mình? Vì sao người Việt, vốn cùng một bọc, lại không thể sống yên bình được bên nhau? Thật sự thì tôi cảm thấy bất lực khi muốn tìm cho riêng mình một câu trả lời. Chính vì thế mà tôi sẽ còn bị ám ảnh lâu dài bởi những trang viết của Đinh Quang Anh Thái. Tôi đọc anh đôi lúc cứ phải lắng lại như để nghe rõ hơn những tiếng khóc ai oán của đồng bào mình, về nỗi đau (và tội lỗi) dành cả cho chính bản thân mình. Có những chuyện, nếu bảo tôi kể lại, chắc chắn tôi sẽ không đủ nhẫn nại và sự bình thản để không phá hỏng ngay từ câu mở đầu.
Đã có quá nhiều người khen ngợi cách viết ký độc đáo mang thương hiệu Đinh Quang Anh Thái, vì thế nếu tôi có nói gì thêm cũng chỉ là nói sau, nói lại. Với tôi, hai tập sách của anh (cùng với những (...., Đèn Cù, đặc biệt là Bên thắng cuộc…) quan trọng nhất ở chỗ nó chứa trong đó những mảnh nhỏ nhưng quan trọng của MỘT LỊCH SỬ KHÁC, một lịch sử mà tôi vẫn để tâm tìm kiếm. Và tôi muốn nhấn mạnh rằng, bất chấp mọi sự ngăn cản, phá hủy, những văn bản lịch sử ấy, dù đang còn tha hương, đang ẩn khuất trong im lặng, đang bị vùi sâu trong kí ức của ai đó, thậm chí đang bị truy nã, săn đuổi…ngay trên quê cha đất tổ, thì sớm muộn cũng sẽ nhập thành dòng chính với lịch sử dân tộc, lịch sử của người Việt, để hoàn chỉnh một ĐẠI KÍ ỨC xứng đáng dành lại cho muôn sau.




Nguồn FB lao ta

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHÀO!

Chào các huy chương vàng hình Bông Sen độc đáo
Các huy chương lừng lẫy Việt Miên Lào
Chào sự khúm núm cúi đầu, sự vâng dạ lao xao
Mọi cái lưỡi đều mọc ra đằng trước
Chào cái bóng đằng sau không ai xem thấy được
Nơi Charlot cười khóc với đời người
Nơi sân khấu về khuya con chó sủa cầm hơi
Nơi đạo diễn không đủ tiền ăn sáng
Nơi tài tử giành nhau nhu yếu phẩm
Nơi những thước phim trôi theo giá chợ trời
Chào cái bóng đằng sau tấm huy chương bóng lộn
Nơi mọi người đem giải… rút đi phơi !
(Trích trong Hồi Ký GIAI THOẠI CỦA THI SĨ – BÙI CHÍ VINH)
Ảnh BCV đang đóng phim do Nguyễn Chánh Tín làm đạo diễn


Phần nhận xét hiển thị trên trang