Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm

Với việc dùng biện pháp mạnh: áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ, Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được kết quả nào bằng thái độ hòa hoãn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.
Trang nhất các báo Paris hôm nay 16/01/2020 đa số dành cho các vấn đề của nước Pháp như cải cách hưu trí, bạo lực cảnh sát, số lượng các công ty mới ra đời đạt mức kỷ lục, người dân lại có niềm tin vào truyền thông. Về thời sự quốc tế, hai hồ sơ lớn được các báo chú ý là việc Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ; sự kiện chính phủ của thủ tướng Nga Medvedev từ chức.
Báo chí Hoa Lục không còn hô hào « chiến đấu bằng mọi giá »
Theo Le Figaro, đối với Bắc Kinh, thỏa thuận được ký hôm qua chỉ là « một giai đoạn của một cuộc chiến dài hơi ». Về mặt tuyên truyền, thì Tập Cận Bình tuyên bố đó là một bước tiến « cho Trung Quốc, cho Hoa Kỳ và cho thế giới ».
Tuy nhiên tờ báo ghi nhận, sự im lặng của truyền thông nhà nước ở Hoa lục suốt một tháng qua, cho thấy có lẽ Bắc Kinh đã phải nhượng bộ khá nhiều. Và câu hô hào của Tập Cận Bình vào mùa thu rồi - « chiến đấu bằng mọi giá », cũng mất tăm !
Bắc Kinh không đạt được hai yêu sách chính : hủy bỏ hẳn mức thuế quan đánh vào toàn bộ hàng Trung Quốc, và ngưng trừng phạt Hoa Vi (Huawei). Rõ ràng cuộc chiến chưa kết thúc, và đây chỉ là một bước lùi chiến lược.
Thỏa thuận không hoàn hảo này, tuy vậy giúp Bắc Kinh có thì giờ nâng cao chất lượng, giảm lệ thuộc vào công nghệ phương Tây, xây dựng các tập đoàn vững mạnh hơn. Chính sách « Made in China 2025 » tuy không còn được nhắc đến trong các bài diễn văn, nhưng vẫn được âm thầm tiến hành : Trung Quốc vừa loan báo từ nay đến 2025 sẽ tự chủ được 70% thiết bị điện tử, thay vì 30% như hiện nay.
Tạm gỡ cái gai trong chân Tập Cận Bình
Theo Les Echos, cuộc hưu chiến này đã gỡ đi cái gai nhọn đâm vào chân Tập Cận Bình, trấn an các nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc, vào lúc nền kinh tế đang chậm lại.
Có lẽ tổng thống Trump muốn có tấm ảnh chụp chung với Tập Cận Bình vào lúc ký thỏa thuận, nhưng chủ tịch Trung Quốc không muốn dành cho ông niềm vui đó. Michael Hirson, cơ quan tư vấn Eurasia Group nhận định : « Bực tức vì bị Hoa Kỳ chỉ trích về tình hình Hồng Kông, Tân Cương, ông Tập nghi ngại về tính bất nhất của tổng thống Mỹ, và biết rõ rằng đây chỉ là hưu chiến chứ không phải ký hòa ước ». Nhà nghiên cứu Đinh Nhất Phàm (Ding Yifan), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển trực thuộc đại học Thanh Hoa nói : « Ảnh của hai nguyên thủ ? Sẽ có khi nào gỡ bỏ hết các mức thuế đánh thêm ».
Thế nên Tập Cận Bình chỉ theo dõi buổi lễ từ Trung Nam Hải. Bắc Kinh có thể thở phào khi hưu chiến. Trong năm 2019, các nhà lãnh đạo Trung Quốc lẽ ra phải tập trung cho việc tưng bừng mừng 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thì tình hình căng thẳng với Hoa Kỳ lại gây khó khăn thêm một năm với nhiều rắc rối, từ các cuộc biểu tình liên miên ở Hồng Kông cho đến tiết lộ tài liệu mật về việc bắt đi cải tạo cả triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, hay dịch hạch heo châu Phi. Cũng theo Đinh Nhất Phàm : « Hai bên chỉ mới thỏa thuận về những gì dễ dàng nhất, đàm phán giai đoạn 2 sẽ là một cuộc chiến mới ».
Cũng trên Les Echos, ông Sébastien Jean, giám đốc CEPII ghi nhận hai phần ba số thuế do Mỹ áp đặt vẫn giữ nguyên, các vấn đề chiều sâu như việc Trung Quốc ồ ạt tài trợ cho kỹ nghệ vẫn tiếp tục. Sự cạnh tranh công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc còn lâu dài. Đây là thách thức to lớn cho Bắc Kinh vì số tiền Trung Quốc bỏ ra để nhập khẩu chất bán dẫn còn nhiều hơn nhập dầu lửa và khí đốt.
Ba chiến thắng của Donald Trump
Trong bài xã luận, Les Echos lạc quan nhận định « Thương mại : Ba chiến thắng của ông Trump ». Trung Quốc có lẽ là nước duy nhất mà hành động của tổng thống Mỹ mang về được thắng lợi.
Theo Les Echos, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump về Trung Đông, châu Âu và châu Mỹ là thảm họa ; ông tấn công ngay cả những đồng minh thân cận nhất. Riêng đối với Trung Quốc, thỏa thuận hôm qua chưa có gì tiến triển về mặt cơ cấu : Bắc Kinh tiếp tục tài trợ cho các công ty quốc doanh và buộc các doanh nghiệp phương Tây phải chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên cuộc chiến chống Trung Quốc của Donald Trump có ít nhất ba thắng lợi.
Trước hết, ông buộc được Bắc Kinh phải nhượng bộ rất lớn, và ngay lập tức. Việc cam kết mua 200 tỉ đô la hàng Mỹ cho thấy Trung Quốc đã rất lao đao khi bị áp thuế. Một số người cáo buộc tổng thống Mỹ tính toán kiểu con buôn, và có tầm nhìn ngắn hạn. Đúng thế, nhưng bằng cách đó, ông Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được gì với thái độ hòa hoãn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.
Trump cũng buộc được Trung Quốc dành mọi ưu tiên cho Mỹ, gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Bắc Kinh sẽ mua đậu nành của các nhà nông ở Iowa, và giảm nhập khẩu từ Úc, Brazil, Việt Nam. Đây có thể là sự vi phạm quy định thương mại quốc tế, nhưng sẽ làm hài lòng cử tri ở miền trung tây nước Mỹ, với « America First ».
Đây cũng là chiến thắng về chính trị : còn 10 tháng nữa là đến bầu cử tổng thống, thỏa thuận này là biểu tượng quan trọng. Tuần này Trung Quốc đã nhìn nhận thặng dư thương mại với Hoa Kỳ bị giảm hơn 8%. Tuy không hoàn chỉnh, nhưng thỏa ước vừa ký đã làm mờ nhòa đi vụ truất phế đang ầm ĩ. Nếu điều này giúp Donald Trump tái đắc cử, thì một lần nữa chứng tỏ ông có được sự nhạy cảm chính trị tuyệt vời.
Mặt trận chống Trung Quốc của Mỹ, châu Âu và Nhật
Le Figaro cho biết thêm, vào lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc ký thỏa thuận hưu chiến, Washington, Bruxelles và Tokyo cũng ký bản tuyên bố chung nhằm tăng cường cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chống những gian lận của Trung Quốc về tài trợ cho kỹ nghệ.
Loan báo này được đưa ra sau hai năm thương lượng. Một sự hòa hợp hiếm hoi, chứng tỏ một mặt trận chống Bắc Kinh đã được hình thành. Tuy châu Âu và Nhật Bản có vẻ lùi về phía sau trong lúc ông Donald Trump sử dụng đến « cơ bắp », nhưng đều chia sẻ nhận định về việc Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc quốc tế.
Ủy viên châu Âu về thương mại Phil Hogan cho rằng đó là « biểu tượng cho hợp tác chiến lược mang tính xây dựng. Có lẽ Hoa Kỳ đã ý thức được rằng khi phối hợp với chúng tôi, họ sẽ tăng cường được sức mạnh khi đàm phán với Trung Quốc ». Ông Donald Trump sẽ quay lại với chủ nghĩa đa phương chăng ? Bộ ba trên đây mong rằng các nước khác sẽ theo chân.
Giải tán chính phủ : Putin chuẩn bị cho hậu 2024
Nhìn sang nước Nga, sự kiện thủ tướng Dimitri Medvedev loan báo chính phủ từ chức được tất cả các báo Pháp hôm nay chú ý. Libération nhận xét « Putin đảo lộn tất cả để chuẩn bị cho hồi sau ». Tương tự, Le Figaro cho rằng « Putin chuẩn bị sân bãi cho hậu 2024 ».
Le Figaro cho biết, thậm chí các bộ trưởng cũng không được báo trước. Sau khi trao đổi với Vladimir Putin, ông Medvedev đưa ra thông báo bất ngờ này. Là thủ tướng suốt 8 năm qua, ông bị thay thế bằng người lãnh đạo cơ quan thuế vụ Nga, ông Mikhail Michoustine, 53 tuổi, một người không được công chúng biết đến. Theo Tatiana Stanovaya, think tank R.Politik, việc này chỉ mang tính kỹ thuật, « trong khi chờ đợi ông Putin chọn được người kế nhiệm ».
Sự kiện bất ngờ này thật ra đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, xảy ra vài tiếng đồng hồ sau khi tổng thống Nga đọc bài diễn văn thường niên trước 1.300 quan chức (dân biểu, thượng nghị sĩ, bộ trưởng, thẩm phán…). Ông Putin loan báo chuyển giao một phần quyền lực tổng thống cho Hạ Viện. Douma sẽ chịu trách nhiệm đề cử thủ tướng và nội các. Thủ tướng đương nhiệm không thể phản đối : Hạ Viện hoàn toàn do phe ông Putin nắm giữ.
Ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh, tổng thống vẫn lãnh đạo quân đội, cơ quan tình báo…Putin cũng nhẹ nhàng nhắc đến việc sửa đổi điều khoản cấm giữ chức tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp. Trong tương lai, tổng thống có thể không được tại vị hơn hai nhiệm kỳ (tổng cộng 12 năm), trong khi ông Putin đã làm tổng thống đến bốn nhiệm kỳ, từ 2000 đến 2008 và từ 2012 đến nay, nhờ « đổi vai » với Medvedev. Bên cạnh đó, Hiến pháp Nga sẽ được đặt cao hơn luật quốc tế.
Libération ghi nhận, buổi chiều hôm đó, trong lúc báo chí và các nhà quan sát lo phân tích sự kiện này, Putin cho họp các bộ trưởng, cảm ơn sự phục vụ của Medvedev, và thông báo bổ nhiệm vào một chức vụ được « đo ni đóng giày » : phó chủ tịch Hội đồng an ninh liên bang Nga.
Giảm thiểu quyền hành người kế nhiệm để tránh rủi ro
Việc chia bớt quyền hành tổng thống cho Quốc Hội, tòa án tối cao và các ủy ban tạo ra sự thăng bằng mới về chính trị, nhưng cũng nhằm tránh chuyển giao cho người kế nhiệm toàn bộ quyền lực mà Putin vẫn nắm trong 20 năm trị vì. Khi phân phối lại quyền hành, ông muốn giảm thiểu rủi ro.
Sắp tới tân thủ tướng Mikhail Michoustine sẽ lập nội các mới, còn tổng thống Putin đã bắt đầu việc mua chuộc công luận, loan báo chi 10 đến 15 tỉ đô la cho các vấn đề xã hội – một động thái thường diễn ra trước bầu cử. Có lẽ ông sẽ cho tổ chức bầu cử Quốc Hội hoặc cả bầu tổng thống, trước thời hạn.
Putin không cho biết về tương lai chính trị của ông sau nhiệm kỳ tổng thống thứ tư, sẽ kết thúc vào năm 2024. Le Figaro ghi nhận theo nhiều nhà quan sát, ông Putin mập mờ để nắm trọn những lá bài trong tay. Trên La Croix, một nhà ngoại giao châu Âu tại Matxcơva mỉa mai : « Putin thực sự là một chiếc hộp đen ».
Tổng thống Nga vẫn chưa đưa ra lịch trình cải cách, nhưng theo La Croix, từ nay mọi việc sẽ diễn tiến rất nhanh vì phía sau cái vỏ dân chủ, là việc duy trì quyền lực trong tay Putin càng lâu càng tốt. Les Echos dẫn lời nhà chính trị học Fyodor Krasheninnikov, sau một phần tư thế kỷ cầm quyền « Putin vẫn phải nắm quyền lãnh đạo vì ông và bạn bè của ông ta sẽ bị mất rất nhiều nếu mất đi quyền kiểm soát ».
RFI.FR|BỞI RFI TIẾNG VIỆT
Với việc dùng biện pháp mạnh: áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ, Donald Trump đã đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao g…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ đưa lực lượng đặc nhiệm tới Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc



Dân trí Lục quân Mỹ sẽ tăng cường nỗ lực để đối phó Trung Quốc bằng việc triển khai một lực lượng đặc nhiệm tới Thái Bình Dương, theo Bloomberg.
>>Ông Putin: Nga sẽ "để mắt" đến tên lửa Mỹ ở châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương
>>Mỹ - Trung trong cuộc chiến giành giật ảnh hưởng tại Thái Bình Dương
>>Trung Quốc dùng tiền lôi kéo đối tác truyền thống của Mỹ ở Thái Bình Dương

Mỹ đưa lực lượng đặc nhiệm tới Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Binh sĩ Mỹ tham gia cuộc diễn tập với ASEAN năm 2019. (Ảnh: AFP)
Theo Bloomberg, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy trình bày chi tiết về kế hoạch triển khai lực lượng đặc nhiệm tại Thái Bình Dương trong một sự kiện ở Washington hôm nay 10/1. Đơn vị này sẽ được trang bị để tấn công các mục tiêu trên biển và trên đất liền với các vũ khí chính xác tầm xa như tên lửa siêu thanh, để mở đường cho các tàu hải quân trong trường hợp xảy ra xung đột.
Theo Bộ trưởng McCarthy, lực lượng đặc nhiệm của Lục quân Mỹ sẽ giúp vô hiệu hóa một số năng lực mà Trung Quốc và Nga đang sở hữu. Đây cũng là hai nước luôn có ý định đẩy các nhóm tàu sân bay của Mỹ tránh xa lục địa châu Á.
Hiện chưa rõ lực lượng mới sẽ được triển khai nhanh như thế nào, nhưng có khả năng sẽ được đặt tại các đảo phía đông Đài Loan và Philippines.
“Động thái này được thực hiện nhằm vô hiệu hóa mọi sự phong tỏa mà Trung Quốc và Nga đã triển khai”, ông McCarthy cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Lục quân Mỹ, lực lượng mới sẽ được thúc đẩy bởi một thỏa thuận mới với Văn phòng Trinh sát Quốc gia, nơi phát triển và quản lý các vệ tinh do thám của Mỹ. Theo thỏa thuận này, các đơn vị chiến thuật của Lục quân sẽ có khả năng khai thác thông tin tốt hơn từ các vệ tinh quỹ đạo thấp cả ở hiện tại và tương lai.
Việc “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương sẽ giúp Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đạt được mục tiêu lâu dài của Mỹ là chuyển thêm nhiều lực lượng từ châu Âu, Trung Đông và châu Phi sang Thái Bình Dương, tạo vị thế vững chắc hơn cho Mỹ trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc và Nga. 
Theo tầm nhìn của Bộ trưởng McCarthy, động thái này sẽ cho phép Lục quân Mỹ tạo ra một hình mẫu mới ở Thái Bình Dương, khi các lực lượng mặt đất cũng có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của đối phương để tạo điều kiện cho các lực lượng hải quân và không quân.
Bộ trưởng McCarthy cho biết đơn vị đặc nhiệm đồn trú ở các  chuỗi đảo có thể tạo ra sự hỗ trợ tích cực cho lực lượng không quân và hải quân.
Học thuyết quân sự của Trung Quốc thúc đẩy một chiến lược được gọi là chống tiếp cận với sự hậu thuẫn của các tên lửa chống hạm tầm xa và năng lực giám sát trên không gian. Chiến lược này nhằm mục đích giữ cho các nhóm tàu sân bay của Mỹ ở bên ngoài cái gọi là chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai ở Thái Bình Dương. Chuỗi đảo thứ nhất kéo dài từ quần đảo Kuril xuống đảo Borneo, trong khi chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ phía đông Nhật Bản đến đảo Guam và kéo xuống New Guinea.
Theo Bộ trưởng McCarthy, chiến lược xoay trục của Mỹ sẽ bao gồm sự tham gia nhiều hơn của Lục quân Mỹ vào các cuộc tập trận như chuỗi tập trận “Người bảo vệ Thái Bình Dương” và triển khai “Lữ đoàn Hỗ trợ Lực lượng An ninh” vào năm tới tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, tương tự các lực lượng từng được thành lập và triển khai ở Afghanistan.
Lục quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm hoạt động của lực lượng đặc nhiệm từ năm 2018. Lữ đoàn Pháo binh 17 từ căn cứ Lewis-McChord ở Washington đã tiến hành 9 cuộc tập trận quy mô lớn để đánh giá hoạt động.
Thành Đạt
Theo Bloomberg


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TẾT GẦN


Tết đang náo nức ngoài đời
Gái trai tấp tểnh cuộc chơi ngọt ngào
Gặp ai cũng tưởng đang chào
Ngời đôi mắt biếc môi nào cũng xinh
Lòng như mở hội tùng rinh
Chợ hoa muôn sắc, muôn hình…như mơ
Đèn giăng ngõ phố đỏ cờ
Xe ken kín lối ai chờ đợi ai?
Eo thon lơ lửng áo dài
Dập dìu tha thướt xuân nài nỉ xuân
Xa nhau xích lại cho gần
Một năm chỉ có một lần này thôi!
Tết gần… đâu đó…lửa sôi
Áo tang phủ mặt mồ côi bệ thờ
Nỗi người tang tóc… ngẩn ngơ
Nỗi mình mặt giấy câu thơ thắt lòng.
Hà Nội, 16-01-2020
NGUYỄN LÂM CẨN.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến lược Indonesia đối phó Trung Quốc ở Biển Đông


Indonesia dùng lực lượng trên thực địa kết hợp với sự ủng hộ của dư luận trong nước để xua đuổi đội tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ trên Biển Đông.
Indonesia và Trung Quốc tháng trước nhất trí củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, khi ngoại trưởng hai nước gặp nhau bên lề Diễn đàn Hợp tác Á - Âu ở Madrid, Tây Ban Nha. Quan hệ song phương càng trở nên tích cực hơn khi Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto cuối tháng 12/2019 thăm Bắc Kinh với mong muốn Trung Quốc giúp hiện đại hóa quân đội nước này.
Tuy nhiên, căng thẳng song phương bất ngờ leo thang ngay sau đó, khi Jakarta tố Bắc Kinh xâm phạm vùng biển phía bắc quần đảo Natuna. Tàu hải cảnh Trung Quốc đã hộ tống nhiều tàu cá đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ở đảo Ranai, mà Bắc Kinh gọi là "ngư trường truyền thống".
EEZ của Indonesia ở ngoài khơi quần đảo Natuna chồng lấn với "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp quy định của luật pháp quốc tế.
Có thời điểm, khoảng 50 tàu cá Trung Quốc dưới sự bảo vệ của hai tàu hải cảnh cỡ lớn ngang nhiên khai thác tại vùng biển này. Đây được coi là một phần trong chiến lược "vùng xám" của Trung Quốc nhằm lợi dụng lực lượng tàu cá, dân quân biển để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của Biển Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (màu trắng) xuất hiện ở phía bắc quần đảo Natuna hồi đầu tháng 1. Ảnh: Reuters.
Tàu chiến Indonesia chạm mặt tàu hải cảnh Trung Quốc (màu trắng) ở phía bắc quần đảo Natuna hôm 12/1. Ảnh: Reuters.
Trước động thái bất ngờ này của Trung Quốc, Indonesia ban đầu dường như lép vế. Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamla), lực lượng có chức năng hành pháp trên biển, không thể ngăn cản số lượng tàu cá Trung Quốc quá đông, do hạn chế về lực lượng.
"Động thái của Trung Quốc ở quần đảo Natuna có thể là để thăm dò chính quyền Tổng thống Joko Widodo sau khi ông tái đắc cử hồi năm ngoái", Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, nhận định.
Quan hệ song phương Trung Quốc - Indonesia duy trì ổn định trong nhiều năm qua. Bắc Kinh đã dành nhiều năm để "lấy lòng" Jakarta sau căng thẳng hồi năm 2016, khi tàu chiến Indonesia bắn tàu cá Trung Quốc xâm phạm EEZ, khiến một ngư dân bị thương.
Quan hệ kinh tế song phương cũng khởi sắc từ đó. Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư chính của Indonesia, với 2,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư nước ngoài.
Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những cam kết giúp Widodo tái đắc cử. Vai trò của Trung Quốc trong lĩnh vực này dường như không thể phủ nhận. Hồi đầu tháng 12/2019, Ban Điều phối Đầu tư Indonesia (IICB) đưa ra các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 91,1 tỷ USD cho các nhà đầu tư Trung Quốc theo Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Trên thực tế, hồi năm 2019, chính quyền Widodo còn kỳ vọng Trung Quốc tham gia vào kế hoạch di dời thủ đô từ Jakarta đến Đông Kalimantan. Vào tháng 7/2019, Widodo đề xuất Chủ tịch Tập Cận Bình thành lập "quỹ lãi suất thấp" để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở 4 hành lang đầu tư trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Theo chuyên gia Koh, những động thái này khiến Bắc Kinh tin rằng nội các mới của Widodo có thể "thân thiện" với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hơn trước đây. Các lãnh đạo Bắc Kinh dường như cho rằng Jakarta sẽ phải cân nhắc "thiệt hơn" trong vụ 50 tàu cá Trung Quốc xâm phạm EEZ ngoài khơi Natuna.
Tuy nhiên, phản ứng của Indonesia có vẻ như nằm ngoài dự liệu của Trung Quốc. Trước hành vi xâm phạm EEZ đó, chính quyền Tổng thống Widodo đã ngay lập tức có động thái phản đối mạnh mẽ về ngoại giao
Bộ Ngoại giao Indonesia hai lần gửi công hàm phản đối hoạt động đánh cá phi pháp của Bắc Kinh vào ngày 30/12/2019 và 2/1. Bộ này khẳng định Trung Quốc đã vi phạm EEZ của Indonesia, chỉ ra rằng EEZ đó được thiết lập theo luật quốc tế thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Cơ quan ngoại giao Indonesia kêu gọi Trung Quốc tôn trọng việc thực thi UNCLOS mà nước này là thành viên.
Jakarta cũng viện dẫn phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".
Vị trí quần đảo Natuna của Indonesia. Đồ họa: Google Map.
Vị trí quần đảo Natuna của Indonesia. Đồ họa: Google Map.
Kết hợp với phản ứng về ngoại giao, Indonesia đã tiến hành chiến lược "đối phó kiềm chế" trên thực địa, khi các quan chức cấp cao trong chính phủ quyết định tại cuộc họp hôm 3/1 rằng lực lượng chức năng nước này sẽ tránh đối đầu trực tiếp hoặc bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Bakamla, một cơ quan dân sự, sẽ phụ trách hoạt động đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc, trong khi tàu chiến Indonesia sẽ hiện diện ở phía sau để hỗ trợ.
Không giống như sự cố năm 2016, khi tàu chiến Indonesia bắn cảnh cáo làm ngư dân Trung Quốc bị thương, lực lượng chức năng Indonesia lần này đã rút kinh nghiệm và ưu tiên giải quyết tình hình ngoài khơi Natuna bằng biện pháp ngoại giao hòa bình. Jakarta coi việc đối phó một cách quyết liệt và tương xứng là chìa khóa để giải quyết vấn đề.
Trên mặt trận truyền thông, các bộ trưởng trong chính phủ Indonesia liên tục xuất hiện trên truyền hình, trấn an dư luận bằng các tuyên bố mạnh mẽ với người dân rằng họ có thể đối phó được với Trung Quốc. Để thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền chủ quyền, nước này thông báo kế hoạch đưa ngư dân từ Tây Java tới đánh bắt ở vùng biển phía bắc Natuna để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế.
Trước những lo ngại trong nước rằng Indonesia đang trở nên quá phụ thuộc vào vốn đầu tư của Trung Quốc, Luhut Panjaitan, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư, khẳng định Indonesia sẽ không đánh đổi chủ quyền lãnh thổ để đổi lấy nguồn tiền từ Trung Quốc.
Tổng thống Widodo gia tăng mức độ phản ứng của Indonesia lên một bậc khi đến thăm đến quần đảo Natuna và lên tàu chiến KRI Usman Harun tại căn cứ hải quân Lampa Strait hôm 8/1.
Ngay sau đó, hải quân Indonesia đưa 8 chiến hạm đến quần đảo Natuna để "tuần tra và cứu nạn" nhằm tăng cường hiện diện. Không quân Indonesia cũng thông báo triển khai các chiến đấu cơ F-16 đến quần đảo Natuna để "tuần tra thường nhật".
Tổng thống Widodo (áo đen) lên thăm tàu chiến ở Natuna hôm 8/1. Ảnh: AFP/Presidential Palace.
Tổng thống Widodo (áo đen) lên thăm tàu chiến ở Natuna hôm 8/1. Ảnh:AFP/Presidential Palace.
Trước những phản ứng mạnh mẽ trên nhiều mặt trận của Indonesia, sau khoảng 20 ngày xâm phạm EEZ nước này, hầu như toàn bộ đội tàu cá Trung Quốc cùng tàu hải cảnh hộ tống đã lẳng lặng rút khỏi khu vực hôm 9/1.
Jefferson Ng, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại đại học công nghệ Nanyang, cho rằng thông qua ngoại giao hòa bình và xử lý các vấn đề trong nước, Indonesia đã khiến Trung Quốc phải chùn bước trên vùng biển ngoài khơi Natuna. Lợi ích quốc gia của Indonesia ở EEZ được bảo vệ, trong khi mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh không bị ảnh hưởng, cũng như không khiến dư luận trong nước bất bình với các hoạt động đầu tư của Trung Quốc.
Để tránh các sự việc tương tự xảy ra trong tương lai, Jefferson cho rằng Indonesia sẽ có thêm các biện pháp phòng bị để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trên Biển Đông.
Indonesia đã nỗ lực tăng cường sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về vấn đề chủ quyền trên biển. Nước này dự định hợp tác với Nhật Bản để phát triển một cơ sở đánh cá và tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật đối với lực lượng cảnh sát biển, điều cho thấy hai nước có chung lợi ích trong việc duy trì nguyên trạng khu vực.
Theo Jefferson, Indonesia sẽ tìm cách đa dạng hóa nguồn đầu tư nước ngoài để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Mặc dù nợ tư nhân Indonesia với Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2014-2018 lên 16,1 tỷ USD, con số này vẫn ở mức thấp so với các nhà đầu tư dài hạn như Singapore và Nhật Bản. Indonesia cũng đang tìm kiếm đầu tư từ Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nhật Bản và Mỹ.
"Người ta thường nói 'mềm nắn, rắn buông'. Việc kết hợp giữa sự ủng hộ của dư luận trong nước với sức mạnh của mình sẽ giúp Indonesia có chiến lược đối phó cứng rắn nhưng vẫn linh hoạt với Trung Quốc", Jefferson nhận định.
Quốc Hưng (Theo CNA, Conversation, Diplomat)

RẤT THÚ VỊ ...


Đài Loan: Trên 60 nước chúc mừng bà Thái Anh Văn tái đắc cử'
16 tháng 1 2020
Dù chỉ được 14 quốc gia chính thức công nhận, Tổng thống Đài Loan nhận được lời chúc mừng sau khi tái đắc cử từ lãnh đạo, quan chức trên 60 nước, gồm cả Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Cuộc bỏ phiếu hôm 11/01 vừa qua đem lại thắng lợi áp đảo cho bà Thái Anh Văn và Dân Tiến Đảng.
Bà Thái đã tái đắc cử tổng thống hòn đảo nhiệm kỳ hai với trên 8 triệu phiếu cử tri.
Đảng của bà, chủ trương độc lập khỏi Trung Quốc về lâu dài, cũng giành đa số trong Quốc hội.
Theo trang Taiwan News, chiến thắng của bà Thái Anh Văn được lãnh đạo, quan chức cao cấp từ 60 quốc gia chúc mừng.
Tính đến ngày 12/01/2020, theo Bộ Ngoại giao Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc), các nhà lãnh đạo và quan chức cao cấp nước ngoài đã chúc mừng bà Thái Anh Văn qua điện thoại hoặc email.
Trong số họ có Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu.
Ông Pompeo còn ra thông báo ca ngợi bà Thái Anh Văn và cử tri Đài Loan đã "thể hiện tinh thần dân chủ" qua cuộc bỏ phiếu.
Tính đến tháng 10/2019, Đài Loan chỉ có 14 quốc gia, đa số là đảo quốc ít dân ở Thái Bình Dương và Nam Mỹ, công nhận chính thức.
Trong khi đó, Trung Quốc, nước luôn coi Đài Loan là một tỉnh của họ, được 178 trên tổng số 193 nước thành viên Liên hiệp quốc công nhận.
Trong hai năm qua, Đài Loan mất thêm quan hệ ngoại giao với một vài quốc gia, như đảo quốc Solomon, Kiribati bỏ Đài Bắc để xoay sang ủng hộ Bắc Kinh.
Các nước thành viên LHQ vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan hiện có Belize, Eswatini, Guatemala, Haiti, Honduras, đảo Marshall, Nauru, Nicaragua, Palau, Paraguay, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent, Grenadines và Tuvalu.
Ở châu Âu, nhà nước Vatican cũng vẫn công nhận Đài Loan, hòn đảo gần 24 triệu dân, theo chế độ dân chủ đa đảng và tôn trọng tự do tôn giáo.
Vẫn đông quan hệ tuy không phải đại sứ quán
Dù chỉ có quan hệ ngoại giao cấp đại sứ quán với 14 nước, Đài Loan đón số nước đông hơn nhiều đến mở văn phòng đại diện.
Ngược lại, Đài Loan cũng có văn phòng đại diện ở nhiều nước thuộc Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, ASEAN và ở cả Hong Kong.
Tại Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Úc, văn phòng đại diện của Đài Loan còn có mặt ở cả một số các thành phố lớn bên ngoài thủ đô.
Ở Anh, Đài Loan có văn phòng đại diện tại London và Edinburg.
Tuy quốc gia của họ không được nhiều nước châu Âu công nhận, công dân Đài Loan lại có 'hộ chiếu quyền lực' hơn Trung Quốc.
Từ 2011, người mang hộ chiếu Đài Loan có quyền vào EU tới 90 ngày không cần thị thực.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG lần 1

PB Vương Toàn
1. Công ty Mỹ được phép hoạt động tại Trung Quốc mà không cần phải hợp tác với công ty quốc doanh của Trung Quốc.
2. Ngân hàng Mỹ được phép hoạt động tại Trung Quốc mà không bị giới hạn mỗi năm chỉ được phép rút $ 50,000; và có thể mở và đóng tài khoản bất cứ lúc nào mà không cần xét đến các điều kiện khác.
3. Trung Quốc không có quyền bắt công ty của Mỹ phải nộp công thức sản xuất cho nhà nước Trung Quốc.
4. Trước đây, Trung Quốc bắt các công ty Mỹ ký hợp đồng sau 10 năm phải bán lại các phát minh/ quyền sở hữu trí tuệ cho Nhà nước Trung Quốc. Nay hủy toàn bộ những hợp đồng đó. Đồng thời, Trung Quốc phải ngưng sản xuất mặt hàng dựa trên những phát minh của Mỹ đã mua trước đây và trả lại quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty Mỹ .
5. Từ nay, Trung Quốc phải có được sự đồng ý của Chính phủ Mỹ nếu muốn mua bất kỳ phát minh/ sở hữu trí tuệ nào từ các công ty Mỹ.
6. Trung Quốc đồng ý mua khoảng 40 tỷ USD nông sản Mỹ hàng năm. Bắc Kinh cũng cam kết nhập khẩu tổng cộng khoảng 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong vòng hai năm tới. Trong đó bao gồm 40 tỷ nông sản, 50 tỷ khí gas tự nhiên và dầu thô, 75 tỷ sản phẩm ngành sản xuất và 40 tỷ trở lên các sản phẩm dịch vụ tài chính.
7. Trung Quốc cam kết không được thao túng tiền tệ.
8. Mức thuế quan áp đặt lên 2/3 lượng hàng nhập cảng từ Trung Quốc sẽ vẫn được giữ nguyên. “Chúng tôi vẫn giữ lại thuế quan. Tôi sẽ đồng ý loại bỏ các biểu thuế này nếu chúng tôi hoàn tất thỏa thuận giai đoạn hai. Tôi vẫn giữ lại thuế vì nếu không làm vậy chúng ta sẽ không có đòn bẩy để đàm phán,” - ông Trump nói.
FB Vương Vũ
( P/S: Lão Tập bị đại ca Trump bóp D..vặn cho tím mặt mà vẫn phải cười )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỜI PHẬT DẠY: VUA TRỜI HỎI PHẬT


Một vị Vua Trời đến gặp Phật trong một hóa thân người Bà La Môn, với vẻ mặt rạng rỡ và bộ trang phục trắng như tuyết. Vị Vua Trời hỏi nhiều câu mà đức Phật trả lời được ghi lại như sau.
Vua Trời hỏi:
- Bạch đức Thế Tôn ! Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất?
Ðức Phật đáp:
- Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
Vị Vua Trời lại hỏi:
- Bạch đức Thế Tôn ! Ai là người lợi lạc nhiều nhất? Ai là người chịu thiệt thòi nhất? Áo giáp nào không thể bị xuyên thủng? Vũ khí nào lợi hại nhất?
Ðức Phật trả lời:
- Người lợi lạc nhiều nhất là người đã cho đi nhiều, mà không thấy đã cho. Kẻ chịu thiệt thòi nhất là kẻ chỉ biết nhận một cách tham lam mà không chút biết ơn. Nhẫn nhục là áo giáp không xuyên thủng được. Trí tuệ là vũ khí lợi hại nhất.
Vị Vua Trời hỏi:
- Bạch đức Thế Tôn ! Ai là kẻ trộm nguy hiểm nhất? Cái gì là kho tàng quý báu nhất? Ai đã thành công trong việc chiếm đoạt bằng vũ lực không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới? Ðâu là nơi an toàn nhất để kho báu?
Ðức Phật trả lời:
- Những tư tưởng xấu xa là kẻ trộm nguy hiểm nhất.
Ðức hạnh là kho tàng quý báu nhất. Tâm thức con người chiếm đoạt mọi sự không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới. Đất Vô Sanh là nơi an toàn nhất để kho báu.
Vua Trời hỏi tiếp:
- Bạch đức Thế Tôn ! Cái gì là hấp dẫn? Cái gì là ghê tởm? Cái đau nào thống thiết nhất? Cái vui nào lớn nhất?
Ðức Phật trả lời:
- Điều Thiện là hấp dẫn. Điều Ác là ghê tởm. Một lương tâm bị dầy vò là nỗi đau thống thiết nhất. Sự giải thoát là cái vui lớn nhất.
Vua Trời lại tiếp tục hỏi:
- Kính bạch đức Thế Tôn ! Cái gì gây ra sự tàn phá trên thế giới? Cái gì làm tình bạn tan vỡ? Cơn sốt nào mãnh liệt nhất? Ai là vị thầy thuốc giỏi nhất?
Ðức Phật trả lời:
- Sự tăm tối, vô minh gây ra sự tàn phá trên thế giới.
Sự ganh tị và ích kỷ làm tình bạn tan vỡ. Hận thù là cơn sốt mãnh liệt nhất, và Vị Thầy Phật Pháp là vị thầy thuốc giỏi nhất.
Vị Vua Trời hỏi câu cuối:
- Bạch đức Thế Tôn! Bây giờ con chỉ còn một thắc mắc, xin đức Thế Tôn giải đáp cho. Cái gì mà không bị lửa đốt cháy, không bị nước làm mòn, không bị gió làm đổ, mà lại có thể cải cách cả thế giới?
Ðức Thế Tôn trả lời:
- Đó là Phước đức. Không có lửa nào, nước nào, gió nào có thể hủy diệt được phước đức của một việc thiện, và những phước đức đó có năng lực cải cách cả thế giới
.........
Tác giả:
Namo Sakya Muni Buddha!
— với Cáp Phấn và 9 người khác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang